Luận văn Dạy - Học truyện cười trong sách giáo khoa ngữ Văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực

Luận vănCung cấp luận văn cách ngành dài 141 trang Chương 1- Cơ sở lí luận của việc dạy - học truyện cười theo hướng tích hợp và tích cực 13 1.1 Đặc điểm của thể loại truyện cười 13. 1.1.1 Khái niệm truyện cười 13. 1.1.2 Phân loại truyện cười 16. 1.1.2.1 Truyện khôi hài . 17. 1.1.2.2 Truyện trào phúng . 18. 1.1.3 Sơ lược về thi pháp truyện cười 20. 1.1.3.1 Mục đích ý nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp thể loại 20. 1.1.3.2 Thi pháp chung ở truyện cười là “Nghệ thuật gây cười” . 21. 1.1.3.3 Xung đột trong truyện cười . 27. 1.1.3.4 Kết cấu của truyện cười 28 1.1.3.5 Ngôn ngữluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Ngôn Ngữ Học trong truyện cười 30 1.1.4 Cách hướng dẫn HS tiếp cận truyện cười 32. 1.1.4.1 Khái niệm tiếp cận 32. 1.1.4.2 Tiếp cận truyện cười . 32. 1.2 Nguyên tắc tích hợp và tích cực của chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông . 34. 1.2.1 Nguyên tắc tích hợp 34. 1.2.2 Nguyên tắc tích cực Chương 2- Tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích hợp và tích cực 47. 2.1 Khảo sát việc thực thi Chương trình, SGK Ngữ văn 10 ở những bài học về truyện cười 47. 2.1.1 Về chương trình 48. 2.1.2 Về SGK . 49. 2.1.3 Về giờ học truyện cười theo hướng tích hợp và tích cực 51. 2.1.3.1 Hoạt động của thầy và trò trong giờ học Nhưng nó phải bằng hai mày 51. 2.1.3.2 Hoạt động của thầy và trò trong giờ học Tam đại con gà 55. 2.1.4 Kết quả hoạt động dạy truyện cười của GV theo hướng tích hợp và tích cực (qua phiếu điều tra) . 61 2.2 Tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích hợp 62. 2.2.1 Khả năng tích hợp với Làm văn 62. 2.2.2 Khả năng tích hợp với tiếng Việt 65. 2.3 Tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích cực 68. 2.3.1 Tổ chức HS đọc văn bảnThư viện các mẫu văn bản truyện cười 68. 2.3.1.1 Đọc diễn cảm 68. 2.3.1.2 Đọc diễn cảm truyện cười . 69 2.3.2 Tổ chức HS khám phá nội dung truyện cười 71. 2.3.2.1 Truyện Tam đại con gà . 71. 2.3.2.2 Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày . 76. 2.3.3 Tổ chức HS khám phá nghệ thuật gây cười 78. 2.3.3.1 Truyện Tam đại con gà . 79. 2.3.3.2 Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày . 81. Chương 3 - Thiết kế bài học về hai truyện cười trong sáchThư viện Sách, Mỗi Ngày Một Cuốn Sách Ngữ văn 10 theo hướng tích cực và tích hợp 86. 3.1 Thiết kế bài học hai truyện cười trong SGK Ngữ văn 10 ở các sách tham khảo 86. 3.1.1 Giới thiệu tổng quát các sách thiết kế bài học Ngữ văn 10 đã được ấn hành 86. 3.1.2 Tóm lược các phương án dạy học được nêu ra trong các sách tham khảo . 86. 3.2 Phương án dạy học do tác giả luận văn đề xuất 119 3.2.1 Tam đại con gà . 112. 3.2.1.1 Định hướng dạy học 119 3.2.1.1 Tiến trình dạy học . 119 3.2.2 Nhưng nó phải bằng hai mày 115. 3.2.2.1 Định hướng dạy học 123 3.2.2.2 Tiến trình dạy học . 123 C. PHẦN KẾT LUẬN 126. Thư mục thạm khảo 131.

pdf141 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4419 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy - Học truyện cười trong sách giáo khoa ngữ Văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch tình huống gây cười. - Phần tiểu dẫn SGK trình bày phân loại truyện cười. + Truyện khôi hài: mục đích giải trí … + Truyện trào phúng: phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân (trào phúng bạn), phê phán những kẻ thuộc giai cấp quan lại bóc lột (trào phúng thù). SGK - Truyện cười rất ít nhân vật. Nhân vật chính trong truyện là đối tượng chủ yếu của tiếng cười. Vả lại truyện cười không kể về số phận, cuộc đời nhân vật như truyện cổ tích. Mọi chi tiết trong truyện đều hướng về tình huống gây cười. Nến ta chỉ đọc - hiểu theo cái cười và tình huống gây cười. - Nhân vật truyện là anh học trò dốt hay nói chữ, hay khoe khoang và rất liều lĩnh. … Ở đây cười kẻ dốt hay khoe, hay nói chữ, cả 101 - Cái cười được thể hiện như thế nào? (trả lời câu hỏi 1 trong SGK). + Mâu thuẫn trái với tự nhiên của nhân vật. ▪ Thầy liên tiếp bị đặt vào các tình huống. Thầy đã giải quyết như thế nào? ▪ Giải quyết tình huống đã bộc lộ cái dốt của mình như thế nào? 2. Bản chất cái cười. Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa của truyện? gan hơn dám nhận đi dạy trẻ. Cái xấu của anh ta không dừng lại ở lời nói mà đã thành hành động. - Cái cười được thể hiện nhiều lần: + Lần thứ nhất, chữ “kê” thầy không nhận ra mặt chữ. Học trò hỏi gấp, thầy nói liều “Dủ dỉ là con dù dì” … cái dốt đã được định lượng. Anh ta vừa dốt kiến thức sách vở, vừa dốt kiến thức thực tế. + Lần thứ hai, ta cười về sự giấu dốt và sĩ diện hão của anh học trò làm thầy dậy học “thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ” → giấu dốt. Anh ta dùng cái láu cá vặt để giấu dốt. + Lần thứ ba, ta cười khi thầy tìm đến thổ công … Cái dốt ngửa ra cả ba đài âm dương. Thầy đắc ý “ … bảo trẻ đọc to”. + Lần thứ tư, chạm trán với chủ nhà. Thói giấu dốt bị lật tẩy. Cái dốt của Thổ công được chính thầy nhạo báng … Thầy đã lòi cái đuôi dốt vẫn gượng gạo giấu dốt. “Dủ dỉ … con gà”. Cái dốt nọ lồng cái dốt kia. Ở mỗi tình huống gây cười trên đây, anh học trò làm thầy dạy học giải quyết tình huống 102 III. Củng cố: anh ta đã tự bộc lộ cái dốt của mình. Tiếng cười mang ý nghìa phê phán, hóm hỉnh, sâu sắc và mang đậm chất dân gian. Truyện có ý nghĩa đánh giá các hạng thầy trong xã hội phong kiến suy tàn, trong đó có thầy đồ dạy chữ … Tham khảo phần ghi nhớ trong SGK. NHƢNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY Phương án dạy học của SGV bộ chuẩn, Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) I. Nội dung dạy học 1. Đặc điểm bài học Truyện cười này thuộc loại ngắn nhất trong số các truyện cười dân gian, vì thế phân tích cũng khó hơn. Truyện giống như một màn kịch ngắn (kịch tính khá cao), vì vậy, khi phân tích, cần chú ý đến kịch tính của truyện. 2. Trọng tâm bài học. Tập trung phân tích sự kết hợp giữa lời nói và động tác trong việc thể hiện bản chất tham nhũng của nhân vật thầy lí. II. Tiến trình tổ chức dạy học a) Trước hết, cần xem xét mối quan hệ giữa Cải và thầy lí trước đó: Quan hệ này đã được dàn xếp (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí). Song mâu thuẫn lại đột ngột xuất hiện khi thầy lí tuyên bố đánh Cải mười roi. Màn kịch ngắn bắt đầu diễn ra. Một bên chủ động, còn một bên kia hoàn toàn bị động. Một bên xin xét lại, một bên cứ kết án. Động tác và lời nói của hai bên hoàn toàn trái ngược nhau. Quan trọng nhất là câu kết luận của thầy lí (phải và phải 103 bằng hai) vạch trần thủ đoạn của thầy lí mà dân gian đã chỉ ra bằng câu thành ngữ “đòn xóc hai đầu”. b) Phân tích sự kết hợp của hai thứ “ngôn ngữ” trong truyện. Lẽ phải – xòe năm ngón tay Lẽ phải được nhân đôi – xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt. Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả các người có mặt nghe. “Ngôn ngữ” bằng động tác (cử chỉ) là ngôn ngữ “mật”, chỉ có người trong cuộc (thầy lí và Cải) mới hiểu được. Sự bất đồng của hai thứ “ngôn ngữ” này được thống nhất lại với nhau, cùng có giá trị ngang nhau: lẽ phải được tính bằng năm ngón tay, mười ngón tay … ngón tay Cải trở thành “kí hiệu” của tiền tệ; hai bàn tay úp vào nhau của quan là “kí hiệu” cho lượng tiền đút của Ngô và Cải. Lẽ phải bằng tiền. Giá trị tố cáo của truyện chính là đây, lẽ phải đối với lí trưởng được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Tiền nhiều thì lẽ phải nhiều; tiền ít thì lẽ phải ít. Yếu tố kịch trong truyện này được thể hiện qua lời nói và động tác giữa hai nhân vật: thầy lí và Cải. Cải yên tâm sẽ được kiện, nhưng hành động xử kiện của thầy lí thật bất ngờ, cách giải thích của thầy lí cũng bất ngờ khiến Cải không kịp trở tay, rơi vào tình trạng bi hài (vừa mất tiền, vừa bị đánh). c) Phân tích lời nói gây cười kết thúc truyện. Phải và phải bằng hai là hình thức chơi chữ độc đáo của truyện cười này. Phải (từ chỉ tính chất) nhưng lại được dùng kết hợp với từ chỉ số lượng, tạo ra nhận thức về sự bất hợp lí trong tư duy người nghe. Tuy nhiên điều này lại có vẻ rất hợp lí khi ta liên tưởng đến năm đồng và mười đồng tiền đút lót của Ngô và Cải. 104 Lời nói của thầy lí vừa vô lí lại vừa hợp lí. Vô lí trong xử kiện, nhưng lại hợp lí trong mối quan hệ thực tế giữa các nhân vật … thể hiện một cách sinh động và hài hước bản chất tham nhũng của mình … d) Bình luận về nhân vật Cải. Cải vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm. Hành vi tiêu cực đã làm anh ta trở nên thảm hại. Anh ta vừa đáng thương, vừa đáng trách. Phương án dạy học của SGV bộ nâng cao, Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) I. Về nội dung dạy học (như truyện Tam đại con gà đã nêu). II. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. Phần mở đầu. Có thể dựa vào phần Tiểu dẫn trong SGK để giới thiệu bài học. 2. Phần tổ chức dạy học. Hướng dẫn HS trả lời, thảo luận các câu hỏi. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày. a) Truyện đã cười, quất đòn roi “chết người” vào việc xử kiện của thày lí. Lí trưởng trong truyện “nổi tiếng xử kiện giỏi”. Song, cái “hình thức bên ngoài mà nhân vật có” (lí trưởng) và cái mà nó “được cho là có” (nổi tiếng xử kiện giỏi) lại hoàn toàn đối lập với thực tế thực chất bên trong. Ngô và Cải đều phải lo đút lót trước cho lí trưởng. Sự công bằng, lẽ phải trái, không có ý nghĩa gì ở chốn công đường khi lí trưởng xử kiện. Lẽ phải ở đây thuộc về kẻ nhiều tiền, nhiều lễ vật lo lót. Những người như Cải, Ngô trở thành các nhân vật bi hài, vừa đáng trách, đáng cười, vừa đáng thương. b) Các thủ pháp gây cười đáng chú ý trong truyện này là: 105 - Xây dựng những cử chỉ, hành động gây cười … - Dùng hình thức chơi chữ để gây cười. Từ “phải” trong truyện. - Kết hợp cùng lúc cử chỉ gây cười và lời nói gây cười. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ công khai cho tất cả mọi người có mặt nghe, ngôn ngữ cử chỉ (phi ngôn ngữ) chỉ có thầy lí và Cải hiểu: Hai ngôn ngữ ấy thống nhất, làm rõ nghĩa cho nhau để chỉ cái lí của sự phân xử. - Truyện rất ngắn, kết thúc bất ngờ. c) Dẫn ra một truyện giễu cợt việc xử kiện ở chốn công đường dưới thời phong kiến. “Hai bảy mười ba” ▪ Những nét đặc sắc về nghệ thuật gây cười của truyện cười dân gian Dựa vào hai truyện trong bài học và mục Về nghệ thuật truyện cười … để hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. 3. Phần củng cố. ( Tổng kết nội dung, nghệ thuật của hai truyện). Phương án dạy học của SGV Thiết kế bài học Ngữ văn 10, Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) I. Về nội dung dạy học ▪ Nhận rõ thái độ của nhân dân dối với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương và tình cảnh bi hài khi lâm vào việc kiện tụng của người nông dân lao động trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa. Hiểu được nghệ thuật gây cười, tạo tình huống mâu thuẫn, đối lập hình thức bên ngoài với nội dung bên trong. II. Tiến trình dạy - học. 1. Học văn bản. ▪ Đọc. 106 - Có thể tổ chức cho HS đọc - kể, cũng có thể chuyển thể diễn hoạt cảnh kịch nói; phải làm sự nổi bật sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ của hai nhân vật: Cải và thầy lí khi đối thoại. ▪ Tìm hiểu mâu thuẫn trong tình huống gây cười. ? Theo anh (chị), truyện có thể chia làm mấy đoạn nhỏ? Ý của mỗi đoạn? HS suy nghĩ, phát biểu: có thể chia thành hai đoạn nhỏ: + Chuẩn bị – tạo tình huống. + Xử kiện - giải quyết tình huống. a) Chuẩn bị: ? Tác giả dân gian đã cho tình huống mâu thuẫn như thế nào? - Giới thiệu thầy lí nổi tiếng xử kiện giỏi (để người đọc chờ đợi xem thầy xử giỏi như thế nào?). - Kể việc Cải và Ngô đều tỏ ra khôn ngoan, đều muốn thắng kiện bằng cách đút lót vì cả hai đều quá hiểu rõ bản chất tham nhũng của thầy lí. ? Việc nêu số tiền lót tay, chè lá của từng người cụ thể (Cải: 5 đồng, Ngô: 10 đồng) có mục đích gì? - Đó chính là cơ sở để người đọc chờ đợi việc xử kiện sẽ được tiến hành theo hướng nào. Cả hai đều giấu nhau việc này (vì đó là việc làm mờ ám, phạm pháp). Chỉ có thầy lí và chúng ta biết số tiền của cả hai. Điều này sẽ tạo sự ngạc nhiên cho Cải, và cả chúng ta, ở đoạn sau. b) Xử kiện. - GV yêu cầu HS nhận xét chung về cách kể - tả vụ xử kiện của thầy lí. -HS nêu nhận xét cá nhân: Kể ngắn gọn, lược bỏ những chi tiết thừa, không cần thiết, tập trung vào việc đẩy cao tình huống mâu thuẫn gây cười. 107 Thầy lí chỉ nói hai câu, Cải chỉ nói một câu, Ngô hoàn toàn im lặng … Và thế là đủ. ? Tại sao thầy lí lại phán quyết ngay, không một bên hỏi bên nguyên, bên bị? - Vì thầy không xử theo lí, theo pháp luật mà xử theo tiền. ? Anh (chị) có nhận xét gì về cử chỉ, hành động và lời nói của Cải và thầy lí trong cuộc xử kiện ngắn ngủi? Mối quan hệ giữa cử chỉ “xòe năm ngón tay” của Cải, cử chỉ “xòe năm ngón tay trái úp lên ngón tay mặt” của thầy lí và câu nói của Cải, của thầy lí như thế nào? Tác dụng nghệ thuật của những chi tiết đó? HS lập bảng hệ thống so sánh. Nhân vật Cử chỉ Lời nói Dụng ý Cải Vội xòe năm ngón tay ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm “Xin xem xét lại, lẽ phải về con mà” Con đã lót tay thầy 5 đồng. Nghĩa là lẽ phải, nhờ có số tiền ấy đã thuộc về Cải. Thầy lí Xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải. “Tao biết mày phải … nhưng nó lại phải … bằng hai mày” Thằng Ngô lót tay thầy 10 đồng nên “phải” bằng hai Cải. Nhận xét: Mối quan hệ giữa cử chỉ và lời nói trong cuộc đối thoại công khai và hàm ẩn giữa hai nhân vật Cải - người đi kiện và thầy lí - Người xử kiện giỏi diễn ra thật bất ngờ và lí thú: + Nhân vật Cải: ▪ Cử chỉ có trước: xòe năm ngón tay, ngửa mặt nhìn thầy lí … 108 ▪ Lời nói có sau, nói to trước công đường, cho thầy lí nghe, cho Ngô và mọi người nghe. Câu nói của Cải có hai nghĩa (tường minh và hàm ẩn …). + Nhân vật thầy lí. ▪ Cử chỉ đáp ngay: xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt … ▪ Câu nói của thầy trả lời đúng với câu vừa hỏi, vừa xin vừa nhắc của Cải. Chú ý “Nhưng … “ không phải ngẫu nhiên mà thầy ngừng lời một chút, cốt để Cải phải tự nghĩ mà cố hiểu: “nó lại phải … bằng hai mày!” … Từ “phải” … là cách chơi chữ thường gặp trong truyện cười dân gian. + Sự thật, thầy lí quen ăn của đút, xử kiện vì tiền, đã vừa kín đáo vừa trắng trợn bộc lộ ngay tại phiên tòa xử vụ kiện Cải – Ngô. Ta hiểu vì sao thầy lí mở miệng là phán quyết ngay, không cần điều tra, xét hỏi. Ý nghĩa trào phúng, phê phán thể hiện thật rõ ràng, sắc nét. ? Sau câu trả lời và cử chỉ của quan, Cải rơi vào tình trạng như thế nào? Bình luận về nhân vật Cải. 2. Tổng kết - HS đọc nội dung phần ghi nhớ. - Yêu cầu: Đối chiếu với truyện cưòi Tam đại con gà, khái quát những đặc sắc nghệ thuật của truyện cười. Phương án dạy học trong cuốn Thiết kế dạy học Ngữ văn 10, Hoàng Hữu bội I. Nội dung dạy học Truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày châm biếm thói tham nhũng (ăn của đút lót) của quan lại trong xã hội xưa. Truyện rất ngắn gọn nhưng lại dựng lên được một màn kịch nhỏ, khiến cho cái đáng cười được bộc lộ ra một cách cụ thể, sống động. 109 II. Tiến trình dạy học 1. Tìm hiểu đối tƣợng đƣợc đƣa ra châm biếm. Gợi dẫn 1. Hãy đọc truyện và cho biết: Truyện cười này quất đòn roi vào thói hư tật xấu nào trong xã hội? Yêu cầu: Truyện cười này vạch trần thói tham nhũng của quan lại trong xã hội trước. Đối tượng phê phán của truyện này là “một lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi”. Nhưng giữa cái tiếng tăm bên ngoài và thực chất bên trong của lí trưởng lại đối lập nhau: Vì đồng tiền mà lí trưởng đã bất chấp công lí, xử thắng kiện cho kẻ đút lót nhiều hơn. Sự mâu thuẫn đó đã nói lên một điều: Sự công bằng, lẽ phải trái không có nghĩa lí gì ở chốn công đường khi lí trưởng xử kiện. 2. Tìm hiểu nghệ thuật gây cƣời. Gợi dẫn 2: Các tác giả dân gian đã sử dụng những thủ pháp gây cười nào trong truyện này? Yêu cầu: Trước hết các tác giả dân gian đã tạo ra một câu chuyện đầy kịch tính. Cải đã đút lót cho thầy lí trước 5 đồng, cứ đinh ninh là mình thắng kiện, ngờ đâu giữa chốn công đường lại bị thầy lí tuyên án phạt một chục roi. Cải uất ức, bèn chất vấn lại thầy lí bằng cử chỉ, động tác và lời nói, để nhắc nhở thầy lí nhớ đến số tiền Cải đã “lót trước”. Và rồi yếu tố bất ngờ khác lại xuất hiện: Cũng bằng cử chỉ, động tác và lời nói, thầy lí đã “thông báo” lại cho Cải biết lí do vì sao bị đánh. Sự kết hợp giữa cử chỉ, động tác và lời nói của hai nhân vật (Cải và thầy lí ở trong truyện là nét độc đáo của nghệ thuật gây cười ở truyện này: “Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: 110 - Xin xét lại, lẽ phải về con mà” Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt nói: - “Tao biết mày phải … nhưng nó lại phải … bằng hai mày!” Như vậy, các tác giả dân gian còn dùng cả thủ pháp gây cười quen thuộc của người bình dân xưa: chơi chữ. Câu nói cuối của thầy lí có hai từ phải: + Lẽ phải, người phải (cái đúng, người đúng) + Chỉ là điều bắt buộc phải làm, nhất thiết phải có. Chính sự lập lờ giữa hai nghĩa ấy đã tạo nên tiếng cười sảng khoái và sâu sắc. 3. Khắc sâu ấn tƣợng về tác phẩm. Gợi dẫn 3: Sau khi tiếp xúc với hai truyện cười trong SGK, anh (chị) có ấn tượng gì về người Việt Nam bình dân xưa? Nếu yêu cầu giới thiệu ngắn gọn đặc điểm của truyện cười thì anh (chị) sẽ giới thiệu như thế nào? Yêu cầu: - Truyện cười là một bằng chứng về trí thông minh sắc sảo và tinh thần lạc quan của người bình dân xưa. Truyện cười cũng phản ánh khát vọng của họ về một xã hội công bằng với cuộc sống yên vui, thanh bình. - Đặc trưng của truyện cười: + Truyện cười rất ngắn gọn (gói kín, mở nhanh, không thừa lời, thừa chi tiết). + Truyện cười có kết cấu chặt chẽ (cái đáng cười được đặt vào tình huống để nó diễn biến tự nhiên, nhanh chóng đi đến chỗ “gay cấn”, rồi kết thúc bất ngờ). + Nhân vật trong truyện cười rất ít, chỉ xuất hiện trong một tình huống nhất định với một hành vi nhất định, để gây cười. 111 + Ngôn ngữ trong truyện cười giản dị, tự nhiên, sinh động, sắc bén và có tính hài hước. Phương án dạy học trong cuốn Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Nguyễn Văn Đường (chủ biên) I. Nội dung Thấy được sự đánh giá của nhân dân về các nhân vật: thầy lí, Cải, Ngô. Đó cũng là bản chất tham nhũng, ăn của đút của quan lại địa phương và hành vi tiêu cực của người lao động trong xã hội Việt Nam xưa khi tự mắc vào vòng kiện tụng, làm mồi ngon cho bọn sâu mọt đục nước béo cò. đặc sắc của truyện cười là hết sức ngắn gọn, hấp dẫn, bất ngờ, chơi chữ, kết hợp lời nói và cử chỉ, đầy hàm ý gây cười và châm biếm, chế giễu, đả kích. II. Tiến trình dạy - học Hoạt động 1. KIỂM TRA BÀI CŨ (hình thức: vấn đáp) Hoạt động 2. DẪN VÀO BÀI MỚI Hoạt động 3. HƢỚNG DẪN TÌM HIỂU KHÁI QUÁT 1. Đọc - kể Yêu cầu: Từng câu, từng từ, từng chữ cố thể hiện mâu thuẫn gây cười, nhất là câu kết tả cử chỉ và lời nói của lí trưởng. 2. Giải thích từ khó. Ngoài những từ trong chú thích, giải thích thêm từ: lí trưởng, lót. Hoạt động 4. HƢỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT. 112 GV? Một trong những đặc điểm phổ biến của truyện cười là tạo mâu thuẫn gây cười bằng cách đặt nó trong những tình huống truyện để chuẩn bị cho mâu thuẫn phát triển. Trong truyện này, tình huống truyện là gì? - HS trả lời. - GV hỏi bổ sung: Vai trò của câu mở đầu với toàn truyện? Hành động đó, với hai người, nhằm mục đích gì? Với tác giả dân gian nó có tác dụng gì? - HS phân tích, giải thích, suy luận, phát biểu. Định hướng: a) Trước khi xử kiện. - Nêu một nhận định, một lời đánh giá cao, một lời khen tài xử kiện của lí trưởng. Câu chuyện sẽ chứng minh cái giỏi trong xử kiện của lí trưởng. Vấn đề đã bắt đầu được nêu ra tuy chưa có gì đáng cười. Ngô và Cải là hai người dân lao động bình thường; bỗng nhiên đánh nhau rồi mang nhau ra kiện ở chính quyền … Cải sợ kém thế, lót trước quan 5 đồng; nhưng Ngô lại cao tay hơn biện chè lá những 10 đồng. Tất nhiên, chỉ có quan biết rõ điều này … chắc hẳn anh nào cũng tin mình thắng kiện. b) Khi xử kiện - GV? Thầy lí đã xử kiện như thế nào? Lời kết án đã gây phản ứng gì? tới ai?. - HS nhận xét. Định hướng + Thầy không điều tra, không phân tích, vội kết án ngay, không hề có sức thuyết phục. 113 + Cải ngạc nhiên, vội tìm cách kêu xin quan xét lại. + Ngô im lặng vì đã được xử thắng kiện. - GV hỏi tiếp: Phân tích các mối quan hệ giữa lí trưởng và Cải thể hiện trong cử chỉ, hành động và lời nói của từng người. - HS phân tích, phát biểu. Định hướng: Mâu thuẫn gây cười cứ dần dần phát triển và bộc lộ theo từng cử chỉ, hành động và câu nói của hai nhân vật. Ở câu nói thứ nhất của Cải, có sự ngầm kết hợp với cử chỉ xòe năm ngón tay (5 đồng quan đã nhận) … Cách giải thích của quan thật nhanh nhẹn, thông minh và cũng bất ngờ không kém. Lẽ phải của nó (Ngô) = 10 ngón tay xòe = (10 đồng = 5x2 = gấp đôi) quan cũng đã nhận. Đến đây, dù tác giả không viết, không kể, nhưng chúng ta đoán chắc, Cải phải chịu thua … trước cái lí lẽ tự nhiên, cử chỉ gọn gàng và câu nói cũng đầy hàm ý của quan. Lẽ phải không xuất phát từ luật pháp, từ công lí mà từ tiền, từ hối lộ. Về cách xử kiện theo tiền đút lót này thì quả thật lí trưởng là một tay nổi tiếng xử kiện giỏi. Tiếng cười bật ra vì sự chứng minh chặt chẽ nhận xét ở câu đầu, theo hướng ngược lại, lẽ phải bằng tiền. 1 lẽ phải: 5 đồng. Ngô thắng; Cải bại là truyện đương nhiên. 2 lẽ phải: 10 đồng - GV hỏi: kết quả cuối cùng đối với Cải? Có thể rút ra bài học gì. - HS bàn luận. Định hướng: 114 Hoàn toàn bất ngờ. Cải vừa mất tiền lại vừa bị đánh. Oan ức mà không thể kêu oan … - GV nêu vấn đề: Nhận xét lời kết của lí trưởng. - HS nhận xét. Định hướng: Chơi chữ độc đáo: phải bằng hai ; quan hệ giữa số lượng và chất lượng, vừa có lí vừa vô lí … - GV nêu tiếp vấn đề: Bình luận về Ngô và Cải. - HS phát biểu tự do. Hoạt động 5. HƢỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP 1. Truyện vạch trần, cười cợt và phê phán bản chất gì? Của ai? Bằng cách nào? Biện pháp chơi chữ thể hiện rõ nhất ở câu nào? 2. Đọc Ghi nhớ tr.96 3. Sưu tầm tiếp một số truyện cười cùng chủ đề. Phương án dạy học trong cuốn Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 (nâng cao), Nguyễn Khắc Đàm - Nguyễn Trọng Hoàn. I. Nội dung dạy học. Giúp HS: Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong truyện. - Thấy được nghệ thuật đặc sắc của truyện cười: truyện ngắn gọn tạo được yếu tố bất ngờ, những cử chỉ, lời nói gây cười. II. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Giới thiệu bài mới. 115 Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Đọc - hiểu Truyện: Nhưng nó phải bằng hai mày. - Truyện cười cái gì (cái cười ở truyện này là gì)? Biện pháp gây cười của truyện này là gì? Em hãy phân tích từng biện pháp đó trong truyện. - Truyện cười cách xử kiện “tài tình” của lí trưởng. Nói một cách hình ảnh: truyện đã tát vào mặt thầy lí trong việc xử kiện. Cái cười ấy bật lên là do mâu thuẫn của sự vật. Đó là mâu thuẫn giữa sự đồn đại, cái tiếng với phẩm chất bên trong của thầy lí. Nổi tiếng xử kiện giỏi mâu thuẫn với bản thân bên trong (nhận tiền đút lót) Sự công bằng, lẽ phải không có nghĩa lí gì ở chốn công đường khi thầy lí xử kiện. Lẽ phải ở đây thuộc về kẻ nhiều tiền. - Dùng cử chỉ kết hợp với lời nói của các nhân vật làm cho tiếng cười bật ra. Ngoài biện pháp ấy, tác giả dân gian còn dùng cách chơi chữ. + Trước hết là cử chỉ và lời nói của Cải trước thầy lí: … “Cải vội xòe năm ngón tay …” cử chỉ và lời nói ấy của Cải như muốn lót số tiền mà anh ta lót trước. + Thầy lí cũng “xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt” … Cử chỉ ấy phù hợp với lời nói với Cải … 116 Qua hai truyện rút ra một số nét nghệ thuật của truyện cười dân gian Việt Nam. - Dùng cách chơi chữ để gây cười. đây là lời thầy lí “Tao biết mày phải … nhưng nó lại phải bằng hai mày”. “Phải” mang nhiều nét nghĩa. + Lẽ phải chỉ cái đúng đối lập với cái sai. + Nghĩa thứ hai là điều bắt buộc phải có. Lời thầy lí lập lờ cả hai nghĩa ấy kết hợp với hai bàn tay úp lên nhau thì rõ ràng Ngô đã phải gấp hai Cải, cách xử lí của thầy lí giỏi quá. Tiếng cười bật ra. - Truyện cười rất ngắn gọn, nó kị sự dài dòng. - Truyện cười có kết cấu chặt chẽ. Mọi chi tiết đều hướng đến mục đích gây cười. Tiếng cười bao giờ cũng rộ lên ở kết thúc truyện. - Truyện cười rất ít nhân vật. Nhân vật chính là đối tượng của tiếng cười. - Ngôn ngữ trong truyện cười giản dị nhưng rất tinh, rất sắc, nhất là ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật ở cuối truyện. + Cả hai truyện đều ngắn gọn, tiêu biểu cho truyện châm biếm hài hước của truyện cười dân gian … 117 Phương án dạy học trong cuốn Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn), Nguyễn Khắc Đàm - Nguyễn Trọng Hoàn. I. Nội dung dạy học. Giúp HS: Hiểu được cái cười (nguyên nhân cái cười) và thấy được thái độ của nhân dân với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương. Đồng thời thấy được cảnh bi hài của người lao động lâm vào cảnh kiện tụng. II. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung. (HS đọc văn bản) Giải nghĩa các từ khó II. Đọc - hiểu - Nhân vật trong truyện là ai? - Cái cười được miêu tả như thế nào? (Trả lời câu hỏi 1 và 2 ở SGK). Có nhận xét gì về cử SGK - Nhân vật trong truyện là lí trưởng với người theo kiện là Cải và Ngô. - Trước hết giới thiệu sự việc một cách ngắn gọn. Viên lí trưởng “nổi tiếng xử kiện giỏi”. Cải và Ngô đánh nhau rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế lót trước cho thầy lí 5 đồng. Ngô biện chè lá 10 đồng. Kết quả xử kiện Ngô thắng Cải thua. - Cái cười còn được miêu tả đầy kịch tính qua cử chỉ và hành động gây cười. - Đó là cử chỉ: “Cải vội xoè năm … khẽ bẩm”. 118 chỉ này? Cười còn được thể hiện bằng thủ pháp nghệ thuật nào? Anh (chị) đánh giá thế nào về nhân vật Ngô và Cải? II. Củng cố. - Qua hai truyện, chúng ta rút được nhận xét gì về truyện cười dân gian. - Cử chỉ ấy của Cải như muốn nhắc thầy lí số tiền mà anh ta “lót” trước. Cử chỉ ấy phù hợp với điều thầy lí thông báo với Cải liền đó. Nó vẫn còn ẩn một nghĩa khác … Sự kết hợp giữa cử chỉ và lời nói đã làm bật tiếng cười. - Dùng hình thức chơi chữ để gây cười. Đây là lời thầy lí: „Tao biết … hai mày”. Phải trong câu nói này mang nhiều ý nghĩa. Một là lẽ phải … Nghĩa thứ hai là điều bắt buộc cần phải có. Lời thầy lí lập lờ cả hai nghĩa ấy, cộng với hai bàn tay úp vào nhau bằng 10 ngón thì rõ ràng Ngô đã phải gấp hai Cải và lẽ phải ở Ngô cũng gấp hai. Cách xử kiện của thầy lí thật tài tình. - Tác giả dân gian dùng tiếng cười để quất đòn roi vào việc xử kiện của lí trưởng. Song Cải và Ngô lâm vào kiện mà mất tiền. Riêng Cải mất tiền còn bị „phạt một chục roi”. Tiếng cười cũng dành cho họ nhưng thật chua chát. họ vừa đáng thương vừa đáng trách. - Truyện ít nhân vật, bố cục chặt, rất ngắn gọn. Cái cười thường được tạo ra từ những mâu thuẫn giữa cái có/không, bình thường/không bình thường, đạo lí/nghịch lí, ngoài/trong, hiện 119 tượng/bản chất. - Bản chất cái cười là ý nghĩa phê phán của nó. 3.2. Phƣơng án dạy - học do tác giả luận văn đề xuất. 3.2.1. Tam đại con gà. 3.2.1.1. Định hƣớng dạy học. - Câu chuyện Tam đại con gà phản ánh thực chất mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật thầy đồ (dốt nhưng lại “lên mặt văn hay chữ tốt”); lại dám nhận lời đi dạy trẻ. Khi “sự thật” bị phát hiện anh ta liền tìm cách giấu dốt; việc sử dụng nghệ thuật gây cười đặc sắc, truyện cười này đã lật tẩy thói xấu đó. - Tích hợp với các bài văn tự sự (Lập dàn ý; Miêu tả và biểu cảm; chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu, …). Với tiếng Việt là bài Hoạt động giao tiếp, văn bản; Đặc điểm ngôn ngữ sinh hoạt. Dạy học theo định hướng trên thì GV và HS ở bài học này sẽ là: - Tìm hiểu đối tượng xấu được đưa ra cười cợt, phê phán. - Dùng các kiến thức của Làm văn và tiếng Việt phát hiện nghệ thuật gây cười độc đáo của dân gian (nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ). 3.2.1.2. Tiến trình dạy học. 1. Tiếp xúc bước đầu với văn bản. a) Đọc văn bản + Học sinh có thể đọc và kể. + Giáo viên nhận xét. b) Khái niệm truyện cười. 120 + Nhắc lại khái niệm truyện cười (SGK trang 18). Gợi dẫn 1: Những truyện cười nào ở chương trình văn cấp II em đã được học? Căn cứ vào ý nghĩa tiếng cười trong truyện, truyện cười được chia làm mấy loại? Yêu cầu: - Chương trình lớp 6 với hai tác phẩm: Treo biển và Lợn cưới, áo mới. - Căn cứ vào tiếng cười trong truyện, truyện cười được chia thành hai loại: Truyện khôi hài và truyện trào phúng. 2. Tìm hiểu đối tượng xấu được đưa ra cười cợt, phê phán. Gợi dẫn 2: Loại người nào trong xã hội, sự việc xấu nào trong cuộc sống đã trở thành đối tượng của sự cười cợt, phê phán ở truyện “Tam đại con gà” Yêu cầu: Truyện cười Tam đại con gà kể về một anh học trò học hành dốt nát nhưng lại dám liều lĩnh nhận việc dạy trẻ trong một gia đình nông dân biết chữ. Anh ta trở thành đối tượng của sự cười cợt, phê phán của dân gian không phải ở sự dốt nát, mà là do sự giấu dốt. Tiếng cười được toát ra từ mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật “thầy” ở một số tình huống. Gợi dẫn 3: Trong phần tiếp theo của truyện, hãy chọn những sự việc và chi tiết tiêu biểu để tìm xem có những tình huống gây cười cụ thể nào? Thầy đã giải quyết như thế nào với các tình huống ấy? Yêu cầu: - Tình huống thứ nhất là gặp chữ “kê” trong cuốn sách Tam thiên tự “thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối thầy không biết là chữ gì”. Chứng tỏ thầy quá dốt, học trò lại hỏi gấp, thầy bí và cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy giảng bừa một câu thuận miệng. Tuy dốt nhưng thầy rất ranh mãnh 121 láu cá: “Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ”. Để biết chắc đúng sai, thầy đến trước bàn thờ thổ công “khấn thầm xin ba đài âm dương ( … ). Thổ công cho ba đài được cả ba ( … ). Thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau ngồi bệ vệ trên giường, bảo trẻ đọc cho to”. Lời kể ở đây rất hài hước “khấn thầm”; “ thầy lấy làm đắc chí lắm”, hôm trước thì “bảo học trò đọc khẽ”, còn hôm sau thì “bệ vệ ngồi trên giường, bảo học trò đọc cho to”. Gợi dẫn 4: Niềm vui của thầy, tiếng đọc bài rất to của học trò do thầy ra lệnh lại dẫn đến tình huống thứ hai một cách tự nhiên như thế nào? Yêu cầu: - Tình huống thứ hai xảy đến thật bất ngờ mà hợp lí khi thầy đối mặt với chủ nhà. Nghe tiếng con đọc bài „kì lạ” bố của chúng chạy vào mở sách xem qua, nhận ra ngay chữ ;kê” là gà liền chất vấn thầy. Lúc này thầy tự nhận thầm rằng mình dốt và nhận ra một sự thật nữa là “thổ công nhà nó cũng dốt” như mình. Nhưng thầy vẫn không chịu nhận là mình sai và rất “nhanh trí”, biến báo chống chế: Thầy khẳng định lại nghĩa của chữ “kê” là gà - điều này thầy đã biết từ lâu “vẫn biết”. Thực tế là thầy mới biết do ông chủ vô tình giảng cho; thầy còn làm ra vẻ uyên bác: dạy đến gốc, đến “tam đại” (ba đời) con gà. Đến đây người đọc lại ngạc nhiên, lạ lùng như ông chủ, vì chưa thấy ai dạy thế bao giờ, phải hỏi lại cho ra nhẽ: “Tam đại con gà là nghĩa làm sao? Và rồi, thầy đã trả lời bằng một câu hoàn toàn vô nghĩa, vô lí chỉ được cái khá vần (lưng), nhịp nhàng dễ nhớ: Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!”. 122 Câu trả lời thực chất chỉ là sự nhanh trí, láu cá, lí sự cùn của thầy. Đến đây tiếng cười oà ra, mâu thuẫn đã được giải quyết bất ngờ mà tự nhiên, rất phù hợp với tính cách của nhân vật và truyện kết thúc ở đó. 3. Tìm hiểu nghệ thuật gây cười. Gợi dẫn 5: Nét độc đáo trong nghệ thuật gây cười ở truyện Tam đại con gà là gì? Từ truyện này, chúng ta có thể thấy được những nét đặc trưng nào của truyện cười? Yêu cầu: - Về mặt kết cấu: đây là một truyện cười có kết cấu chặt chẽ: mở đầu giới thiệu nhân vật rất ngắn gọn; tiếp đến là đặt nhân vật có thói xấu vào những tình huống thích hợp để cho nhân vật tự bộc lộ nhằm bật lên tiếng cười; cuối cùng kết thúc bằng một yếu tố rất bất ngờ, hợp lí. - Về nhân vật: Truyện chỉ có hai nhân vật. Nhân vật chính trở thành đối tượng của sự cười cợt, phê phán. Anh ta chỉ biểu lộ một vài hành vi ứng phó trái lẽ thường trong những tình huống bình thường ( như trên đã phân tích). - Về ngôn ngữ: Lời kể đậm đà chất dân gian, được thể hiện qua hệ thống từ ngữ đặc tả hành vi của nhân vật: “đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt”, “học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều”, “thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, …”. Cái lí lẽ chống chế của anh học trò dạy trẻ thì rất sẵn trong dân gian: “Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”, “Sáo sậu là cậu sáo đen” … 4. Khắc sâu ấn tượng về tác phẩm. Qua truyện cười này, các tác giả dân gian muốn nói với chúng ta điều gì? Yêu cầu. Học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK. 123 3.2.2. Nhưng nó phải bằng hai mày 3.2.2.1. Định hƣớng dạy học. - Truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày châm biếm thói tham nhũng (ăn của đút lót) của quan lại trong xã hội xưa. Truyện rất ngắn gọn nhưng lại dựng lên được một màn kịch nhỏ, khiến cho cái đáng cười tự nó bộc lộ ra một cách cụ thể, sống động. - Tích hợp với một số truyện cười cùng chủ đề khác: Tuổi Sửu chứ không phải tuổi Tí; Hai bảy mười ba, … Với phân môn Tiếng Việt bài: Hoạt động giao tiếp; Thực hành các biện pháp tu từ; Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Phong cách nghệ thuật. Cùng phân môn Làm văn các bài văn về văn tự sự (Lập dàn ý; Chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu … ). Theo định hướng trên, ở giờ học truyện cười này, hoạt động của GV và HS chỉ xoay quanh hai chủ đề. - Tìm hiểu đối tượng xấu được đưa ra châm biếm. - Phát hiện những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện này trên cơ sở so sánh với truyện “Tam đại con gà” đã học. 3.2.2.2. Tiến trình dạy học. 1. Tiếp xúc bước đầu với tác phẩm. - Đọc - kể. Yêu cầu: Từng câu, từng chữ có thể hiện mâu thuẫn gây cười, nhất là câu kết tả cử chỉ và lời nói của lí trưởng. 2. Tìm hiểu đối tượng xấu được đưa ra châm biếm. Gợi dẫn 1: Đọc xong truyện em cho biết: Truyện cười này quất đòn roi vào thói hư tật xấu gì? đối tượng nào trong xã hội? Yêu cầu: 124 Truyện cười này vạch trần thói tham nhũng (ăn của đút lót) của quan lại xã hội trước. Đối tượng phê phán ở truyện cười này là “một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi”. Gợi dẫn 2: Bằng sự lựa chọn những chi tiết cùng sự việc tiêu biểu trong truyện hãy kể lại ngắn gọn cốt truyện và dụng ý của tác giả dân gian đề cập trong truyện này? Yêu cầu: Vì đồng tiền mà lí trưởng bất chấp công lí, xử thắng kiện cho kẻ đút lót nhiều hơn.  Tiếng tăm bên ngoài mâu thuẫn với thực tế bên trong Sự mâu thuẫn đó nói lên một điều: Sự công bằng, lẽ phải trái không có nghĩa lí gì ở chốn công đường khi lí trưởng xử kiện. 3. Tìm hiểu nghệ thuật gây cười. Gợi dẫn 3: Liên hệ với truyện Tam đại con gà và cho biết ở truyện này, các tác giả dân gian đã sử dụng các thủ pháp gây cười nào? Yêu cầu: Trước hết, các tác giả dân gian đã tạo ra một câu chuyện đầy kịch tính. Trước khi xử kiện, Cải đã lót trước cho thầy lí năm đồng, cứ đinh ninh là mình thắng kiện. Ngờ đâu, giữa chốn công đường thầy không điều tra, không phân tích, phán quyết ngay Cải bị “phạt một chục roi”. Gợi dẫn 4: Hãy chú ý hoạt động giao tiếp diễn ra ở chốn công đường này, ngoài việc sử dụng phương tiện lời nói các nhân vật giao tiếp còn kết hợp phương tiện nào khác để thể hiện mục đích giao tiếp của mình? Em có nhận xét gì về cách kể - tả vụ kiện của thầy lí? Yêu cầu: Cải ngạc nhiên, uất ức vội tìm cách kêu xin quan xét lại bằng lời nói cùng cử chỉ, động tác để nhắc nhở thầy lí nhớ đến số tiền Cải đã lót trước. Và 125 rồi yếu tố bất ngờ khác lại xuất hiện: Cũng bằng cử chỉ động tác và lời nói, thầy lí đã ngầm “thông báo” lại cho cải biết lí do vì sao bị đánh. Cách kể vụ xử kiện này rất ngắn gọn. Thầy lí chỉ nói hai câu, cải chỉ nói một câu, Ngô hoàn toàn im lặng … thế là đủ, không có thêm chi tiết thừa. Gợi dẫn 5: Vì sao lại nói sự kết hợp giữa cử chỉ ,động tác và lời nói của hai nhân vật (Cải và thầy lí) ở trong truyện là nét độc đáo của nghệ thuật gây cười ở truyện này? “Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm - Xin xét lại, lẽ phải về con mà!” Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt, nói: “Tao biết mày phải … nhưng nó lại phải … bằng hai mày!”. Yêu cầu: Như vậy các tác giả dân gian còn dùng cả thủ pháp gây cười của người bình dân xưa: chơi chữ độc đáo. Câu nói của thầy lí trả lời đúng với câu vừa hỏi, vừa xin, vừa nhắc của Cải. Thú vị ở chỗ: thầy lí cũng công nhận ở chỗ Cải có lẽ phải (đã nhận tiền – 5 đồng). Nhưng không phải ngẫu nhiên mà thầy ngừng một chút, cốt để Cải phải tự nghĩ mà cố hiểu “Nhưng nó lại phải … bằng hai mày!”. Trong câu nói có hai từ “phải”: từ “phải” thứ nhất mang nghĩa “lẽ phải”, “người phải” (cái đúng, người đúng, đối lập với cái sai, người sai); còn từ “phải” thứ hai là chỉ điều phải làm, nhất thiết phải có. Hai lần phải, phải bằng hai; quan hệ giữa số lượng và chất lượng vừa có lí vừa vô lí. Vô lí trong xử kiện nhưng có lí trong thực tế quan hệ giữa ba nhân vật. Hoá ra lẽ phải không xuất phát từ luật pháp, từ công lí mà từ tiền, từ hối lộ. Về cách xử kiện theo tiền đút lót này thì quả thật lí trưởng là một tay nổi tiếng xử kiện giỏi. Gợi dẫn 6: Kết quả cuối cùng đối với Cải có thể rút ra bài học gì? 126 Yêu cầu: Cải vừa mất tiền vừa bị đánh. Rõ ràng tiền mất tật mang. Oan ức mà không thể kêu oan, đành ngậm bồ hòn làm ngọt mà rút ra kinh nghiệm. 4. Khắc sâu ấn tượng về tác phẩm: Gợi dẫn 7: sau khi đọc - hiểu hai văn bản trong truyện cười trong SGK, anh (chị) có ấn tượng gì về người Việt Nam bình dân xưa? Nếu yêu cầu giới thiệu ngắn gọn đặc điểm của truyện cười thì anh (chị) sẽ giới thiệu ntn? Yêu cầu: Truyện cười là một bằng chứng về trí thông minh, sắc sảo và tinh thần lạc quan của người bình dân xưa. Truyện cười cũng phản ánh khát vọng của họ về một xã hội công bằng, với cuộc sống yên vui, thanh bình. - Đặc điểm của truyện cười. + Truyện cười rất ngắn gọn (gói kín, mở nhanh, không thừa lời, thừa chi tiết). + Truyện cười có kết cấu chặt chẽ (cái đáng cười luôn được đặt vào tình huống để nó diễn biến tự nhiên nhanh chóng đi đến chỗ “gay cấn”, rồi kết thúc bất ngờ.) 127 C. PHẦN KẾT LUẬN 1. Dựa vào những công trình nghiên cứu khoa học về truyện cười. Luận văn đã xác định rõ: đặc điểm thể loại truyện cười và lí luận về đổi mới phương pháp dạy học văn theo hướng tích hợp và tích cực. Đó là những tiền đề lí thuyết làm cơ sở cho việc nhận diện, định hướng tiếp cận, phân tích, khám phá truyện cười và phương pháp tổ chức HS chiếm lĩnh tác phẩm truyện cười của GV trong nhà trường phổ thông. Cụ thể, luận văn đã xác định được hướng tiếp cận truyện cười theo hướng tích hợp, tích cực: đi từ việc tiếp xúc bước đầu với văn bản rồi tìm hiểu tính cách nhân vật và cốt truyện, phát hiện cái đáng cười và nghệ thuật gây cười (mâu thuẫn gây cười, kết cấu, cường điệu, ngôn từ … ) để tìm hiểu ý nghĩa của truyện trong tiếng nói của tác giả dân gian. Bên cạnh đó, bài học còn được tích hợp với Làm văn, Tiếng Việt, … để từ đó HS có tri thức và kĩ năng tổng hợp về Ngữ văn. Trong những giờ học truyện cười GV sẽ là người tổ chức, hướng dẫn, định hướng HS hoạt động đa dạng để phát huy được tính tích cực, chủ động của họ trong học tập. 2. Dưới ánh sáng của những tiền đề lí thuyết của việc dạy - học truyện cười trong nhà trường nêu trên, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát thực tế dạy học truyện cười trong SGK Ngữ văn 10 ở trường phổ thông hiện nay - với hình thức dự giờ, trao đổi, trò chuyện với GV và HS, kiểm tra kết quả học tập sau mỗi bài học của HS bằng câu hỏi … Luận văn đã trình bày kết quả khảo sát theo hai mặt: Về chương trình, SGK; Về giờ học truyện cười. Luận văn đã chỉ ra và phân tích khá rõ kết quả đạt được và những hạn chế trong giờ học truyện cười ở trường THPT. Cụ thể là: Về một nội dung giờ học: Cách phân tích phổ biến khi dạy truyện cười đã đi theo hướng thi pháp thể loại. Thế nhưng, đây là bài học truyện cười (hai 128 bài) mà chỉ dạy trong một tiết học. Do thường bị gấp rút về thời gian (hết giờ) cho nên hoặc GV khai thác chưa thật triệt để, hoặc nội dung bài học dàn trải không khắc sâu được vấn đề cốt lõi, cơ bản của tác phẩm cho HS trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm. Hơn nữa khi dạy bài học này, GV còn chưa thật quán triệt quan điểm tích hợp, tích cực. Vì vậy mà nội dung và nghệ thuật của tác phẩm còn rất qua loa đại khái. Qua bài học HS vẫn chưa nắm chắc được đặc điểm của thể loại này cùng dư âm ý nghĩa bài học của tác phẩm. Về phương pháp tổ chức giờ học: đã có một số giờ dạy đề cập tới vấn đề tích hợp tích cực, song đa số giờ học truyện cười ở trường PTTH còn phải khắc phục một số hạn chế như: chưa coi trọng hoạt động bước đầu tiếp xúc với tác phẩm; GV tham kiến thức, làm việc quá nhiều trong giờ học, chưa thật sự là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động của HS; Việc vận dụng phương pháp gợi tìm của GV chưa hợp lý cần có sự lựa chọn và sử dụng linh hoạt các biện pháp, phương pháp nhằm tích cực hoá hơn nữa hoạt động của HS trong một giờ học … Cũng trên cơ sở thực tế việc dạy - học truyện cười theo phương pháp mới tích hợp, tích cực hiện nay luận văn đã mạnh dạn đề cập đến cách tổ chức hoạt động day-học truyện cười theo hướng tích hợp và tích cực cụ thể là luận văn đã xác định đựợc hai vấn đề chính: Tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích hợp; tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích cực. Tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích hợp lại gồm hai vấn đề nhỏ: - Khả năng tích hợp với Làm văn (nghĩa là những kiến thức trong văn bản truyện cười đó có thể tích hợp với những kiến thức nào của bộ môn Làm văn và ngược lại). 129 - Khả năng tích hợp với tiếng Việt (nghĩa là những kiến thức trong văn bản truyện cười đó có thể tích hợp với những kiến thức nào của bộ môn tiếng Việt và ngược lại). Từ đó hướng đến vấn đề tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích cực. Luận văn đã đưa ra phương hướng cụ thể trong giờ học truyện cười. - Tổ chức HS đọc văn bản truyện cười. - Tổ chức HS khám phá nội dung truyện cười. - Tổ chức HS khám phá nghệ thuật gây cười 3. Nhằm khắc phục những hạn chế của thực tế, luận văn đã tiếp thu, vận dụng những kinh nghiệm, thành tựu nghiên cứu về dạy học truyện cười của những thế hệ đi trước, và mạnh dạn đề xuất hướng đi mới khi dạy-học truyện cười theo hướng tích hợp, tích cực. Do vậy, luận văn đã trình bày những phương án Thiết kế bài học hai truyện cười trong SGK Ngữ văn 10 ở các Sách tham khảo được Nxb Giáo dục và Nxb Hà Nội ấn hành, coi đó là những gợi ý quý báu để giáo viên phổ thông tham khảo. Đồng thời tác giả luận văn cũng đề xuất giải pháp riêng của mình trên các mặt. - Vận dụng phương pháp dạy học văn theo hướng tích hợp tích cực để xác định hướng dạy và nội dung bài dạy cụ thể. - Tổ chức giờ học truyện cười với hoạt động song phương của thầy và trò. Trong đó thầy là người giữ vai trò hướng dẫn, trò là chủ thể tiếp nhận, tích cực, chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh tác phẩm dưới sự tổ chức hướng dẫn của thầy. Giải pháp đưa ra được cụ thể bằng việc thực hiện thiết kế bài học về hai truyện cười trong sách Ngữ Văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực. 130 4. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là việc dạy - học truyện cười ở trường phổ thông không còn điều gì phải bàn bạc nữa. Bởi lẽ do điều kiện thời gian hạn hẹp, luận văn chỉ được thực hiện qua việc khảo sát đánh giá thực tế dạy học truyện cười theo hướng tích hợp, tích cực trên địa bàn hạn hẹp của Bắc Giang, việc dạy thể nghiệm cũng chưa được thực hiện. Do vậy những đóng góp của luận văn có thể được xem như một trong những luống cày đầu tiên xới lên mảnh đất vừa khai thác. Những kết quả đóng góp của luận văn trên cả hai mặt lí luận và thực tiễn dạy học truyện cười nêu trên tuy nhỏ bé song cũng có tác dụng mở ra những hướng nghiên cứu tiếp tục cho các bạn đồng nghiệp sau này. Tác giả luận văn mong muốn được sự quan tâm đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài này phong phú và hoàn thiện hơn. 131 THƢ MỤC THAM KHẢO 1. Lê Bảo – Vũ Dương Quỹ (2006), Văn bản Ngữ văn 10 (gợi ý-đọc và hiểu lời bình), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Hoàng Hữu Bội (2002), Thiết kế bài học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp, Nxb Giáo dục. 3. Hoàng Hữu Bội (2006), Thiết kế dạy học ngữ văn 10 (phần văn học), Nxb Giáo dục. 4. Hoàng Hữu Bội - Nguyễn Huy Quát (1997), Tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 5. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nxb đại học Quốc gia, Hà Nội. 6. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 7. Nguyễn Văn Đường (2006), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Đường (2001), Về dạy học văn lớp 6 THCS theo hướng tích hợp, Tạp chí giáo dục số 10. 9. Nguyễn Trọng Hoàn (Chủ biên) (2006), Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục. 10. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tích hợp và liên hội trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí Giáo dục số 22. 11. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường phổ thông trung học, Nxb Giáo dục. 12. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục Hà Nội. 132 13. Nguyễn Thanh Hùng (2006), Tích hợp trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí khoa học Giáo dục, số 6. 14. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (1997), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 15. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học Tác phẩm văn chương ở trường Trung học phổ thông, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 – 2000, Nxb Giáo dục. 16. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (1999), Thiết kế bài học Tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục. 17. Phan Trọng Luận (2000), Cảm thụ văn học - giảng dạy văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 18. Phan trọng Luận (Chủ biên) (2006), SGK và SGV Ngữ văn 10, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2006), Thiết kế bài học Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục. 20. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 Trung học phổ thông, Hà Nội. 21. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Trần Gia Linh (1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Truyện dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Đinh Gia Khánh (Chủ biên) (2006), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục (In lần thứ 10). 24. Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (2002), Ngữ văn 6, Nxb Giáo dục. 25. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 133 26. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục. 27. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2006), SGK và SGV Ngữ văn 10, tập 1, nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Hoàn Tiến Tựu (1996), Bình giảng truyện dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Hoàn Tiến Tựu (1997), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy- nghiên cứu văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục. 31. Trần Nho Thìn (Chủ biên) (2006), Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục. 32. Nhiều tác giả (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1, Văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Nhiều tác giả (2001), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, Truyện cười - truyện trạng cười - truyện ngụ ngôn, Nxb Giáo dục. 34. Nhiều tác giả, tài liệu bồi dưỡng (2005), Nâng cao năng lực cho GV Trung học phổ thông về đổi mới Phương pháp dạy học môn Ngữ văn, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN ! Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Hoàng Hữu Bội - Người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong tổ phương pháp dạy học – khoa Ngữ văn trường ĐHSP Thái Nguyên, ĐHSP I Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ khích lệ em trong quá trình nghiên cứu và học tập tại trường. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục đào tạo Bắc Giang, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổ Văn Trường THPT số II Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2007. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐHSP : Đại học sư phạm. HS : Học sinh. Nxb : Nhà xuất bản. ntn : Như thế nào. GS : Giáo sư. GV : Giáo viên. THCS : Trung học cơ sở. THPT : Trung học phổ thông. TPVC : Tác phẩm văn chương. TPVH : Tác phẩm văn học. TS : Tiến sĩ. SGK : Sách giáo khoa. SGV : Sách giáo viên. VHDG : Văn học dân gian. CHÚ THÍCH TRÍCH DẪN - Phần trích dẫn gồm hai thông số đặt trong dấu ngoặc. Giữa hai thông số là dấu chấm phẩy. * Thông số thứ nhất là số thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo. * Thông số thứ hai là số trang của tài liệu mà ở đó luận văn sử dụng trích dẫn. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………. 1. 1. Lí do chọn đề tài …………………………………. 1. 2. Lịch sử vấn đề ……………………………………... 4. 3. Mục đích nghiên cứu ……………………………… 11. 4. Đối tượng nghiên cứu ……………………………... 11. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………… 11. 6. Phương pháp nghiên cứu ………………………….. 11. 7. Bố cục luận văn ……………………………………. 12. B. PHẦN NỘI DUNG ……………………………….. 13 Chƣơng 1- Cơ sở lí luận của việc dạy - học truyện cƣời theo hƣớng tích hợp và tích cực ……………….. 13 1.1 Đặc điểm của thể loại truyện cười ……………… 13. 1.1.1 Khái niệm truyện cười …………………………….. 13. 1.1.2 Phân loại truyện cười ……………………………… 16. 1.1.2.1 Truyện khôi hài ……………………………………. 17. 1.1.2.2 Truyện trào phúng …………………………………. 18. 1.1.3 Sơ lược về thi pháp truyện cười …………………… 20. 1.1.3.1 Mục đích ý nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp thể loại ………………………………………………… 20. 1.1.3.2 Thi pháp chung ở truyện cười là “Nghệ thuật gây cười” ………………………………………………. 21. 1.1.3.3 Xung đột trong truyện cười ………………………... 27. 1.1.3.4 Kết cấu của truyện cười …………………………… 28 1.1.3.5 Ngôn ngữ trong truyện cười ……………………….. 30 1.1.4 Cách hướng dẫn HS tiếp cận truyện cười ………… 32. 1.1.4.1 Khái niệm tiếp cận ………………………………… 32. 1.1.4.2 Tiếp cận truyện cười ………………………………. 32. 1.2 Nguyên tắc tích hợp và tích cực của chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông ………………... 34. 1.2.1 Nguyên tắc tích hợp ……………………………….. 34. 1.2.2 Nguyên tắc tích cực ……………………………….. 42. Chƣơng 2- Tổ chức dạy - học truyện cƣời theo hƣớng tích hợp và tích cực ……………………… 47. 2.1 Khảo sát việc thực thi Chương trình, SGK Ngữ văn 10 ở những bài học về truyện cười ………….. 47. 2.1.1 Về chương trình …………………………………… 48. 2.1.2 Về SGK ……………………………………………. 49. 2.1.3 Về giờ học truyện cười theo hướng tích hợp và tích cực ………………………………………………… 51. 2.1.3.1 Hoạt động của thầy và trò trong giờ học Nhưng nó phải bằng hai mày ………………………………… 51. 2.1.3.2 Hoạt động của thầy và trò trong giờ học Tam đại con gà ……………………………………………… 55. 2.1.3.3 Nhận xét thực tế hoạt dộng của thầy và trò trong giờ học truyện cười ở trường phổ thông ………………. 58. 2.1.4 Kết quả hoạt động dạy truyện cười của GV theo hướng tích hợp và tích cực (qua phiếu điều tra) …... 61 2.2 Tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích hợp ………………………………………………… 62. 2.2.1 Khả năng tích hợp với Làm văn …………………… 62. 2.2.2 Khả năng tích hợp với tiếng Việt ………………….. 65. 2.3 Tổ chức dạy - học truyện cười theo hướng tích cực ………………………………………………… 68. 2.3.1 Tổ chức HS đọc văn bản truyện cười ……………… 68. 2.3.1.1 Đọc diễn cảm ……………………………………… 68. 2.3.1.2 Đọc diễn cảm truyện cười …………………………. 69 2.3.2 Tổ chức HS khám phá nội dung truyện cười ……… 71. 2.3.2.1 Truyện Tam đại con gà ……………………………. 71. 2.3.2.2 Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày ……………... 76. 2.3.3 Tổ chức HS khám phá nghệ thuật gây cười ……….. 78. 2.3.3.1 Truyện Tam đại con gà ……………………………. 79. 2.3.3.2 Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày ……………... 81. Chƣơng 3 - Thiết kế bài học về hai truyện cƣời trong sách Ngữ văn 10 theo hƣớng tích cực và tích hợp ….. 86. 3.1 Thiết kế bài học hai truyện cười trong SGK Ngữ văn 10 ở các sách tham khảo …………………….. 86. 3.1.1 Giới thiệu tổng quát các sách thiết kế bài học Ngữ văn 10 đã được ấn hành …………………………… 86. 3.1.2 Tóm lược các phương án dạy học được nêu ra trong các sách tham khảo ………………………………... 86. 3.2 Phương án dạy học do tác giả luận văn đề xuất 119 3.2.1 Tam đại con gà ……………………………………. 112. 3.2.1.1 Định hướng dạy học ……………………………….. 119 3.2.1.1 Tiến trình dạy học …………………………………. 119 3.2.2 Nhưng nó phải bằng hai mày ……………………… 115. 3.2.2.1 Định hướng dạy học ……………………………….. 123 3.2.2.2 Tiến trình dạy học …………………………………. 123 C. PHẦN KẾT LUẬN 126. Thư mục thạm khảo ……………………………….. 131

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_07_SP_VH_NTTT.pdf
Tài liệu liên quan