Luận văn Dạy học tương tác thông qua blog dạy học chương halogen - Hóa học lớp 10 nâng cao

LUẬN VĂN THẠC SỸ: Dạy học tương tác thông qua blog dạy học chương halogen - hóa học lớp 10 nâng cao MS: LVHH-PPDH001 SỐ TRANG: 156 NGÀNH: Hóa học chuyên ngành: LL và PPDH hóa học NĂM: 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để hoà nhập vào sự phát triển của thế giới, đáp ứng các yêu cầu của thời đại, giáo dục Việt Nam đang thực hiện đổi mới. Một trong các xu hướng đổi mới là dạy học hướng vào người học, tăng tính tích cực, chủ động của học sinh. Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Trong khi trước đây theo các phương pháp dạy học truyền thống chỉ quan tâm đến sự tương tác một chiều từ phía người thầy đến học sinh thì ngày nay dạy học đòi hỏi cần có sự tương tác hai chiều: tương tác từ giáo viên đến học sinh và đặc biệt tăng tương tác từ học sinh đến giáo viên, dạy học phân hoá đến từng cá thể học sinh. Đây là một điều khó thực hiện, với các phương pháp dạy học thông thường người giáo viên khó có thể phân hoá đến từng cá thể trong lớp chỉ qua một tiết học. Ngoài ra, dạy học cần đáp ứng yêu cầu của thời đại là dạy học sinh cách học, kích thích người học học mọi lúc, mọi nơi. Làm sao thực hiện được điều này? Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet. Ở Việt Nam hiện nay, phí vào mạng ngày càng rẻ hơn. Một số đông người Việt không còn xa lạ gì với internet, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng lợi ích của internet trong dạy học? Nếu thiết kế một trang web thì khá vất vả, tốn nhiều thời gian, và phải tốn một khoảng tiền để mua tên miền cho nó được tồn tại trực tuyến trên mạng. Điều này không phải ai cũng làm được. Trong khi đó, có rất nhiều dịch vụ cung cấp blog miễn phí. Blog là một dạng của nhật ký trực tuyến. Chúng ta có thể đưa các thông tin, hình ảnh, phim, lên blog một cách dễ dàng. Thiết kế blog khá đơn giản, ai cũng có thể tạo một blog cho riêng mình. Blog lại có tính tương tác rất cao. Người ta có thể trao đổi thông tin rất nhanh qua blog mà không cần gửi email. Ta có thể cho phép hoặc không cho phép người khác vào blog của mình. Hiện nay, blog được rất nhiều người trên thế giới ưa chuộng, chủ yếu dùng blog viết nhật ký cá nhân, chia sẻ thông tin với những người khác. Tuy nhiên, cũng có những người sử dụng blog với mục đích kinh doanh, hoặc làm chính trị, Với tính tương tác cao, có nhiều tiện ích, đơn giản dễ làm, lại không tốn kém, vậy tại sao chúng ta không dùng blog hỗ trợ cho việc dạy học để đáp ứng được các yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay? Thay vì viết nhật ký cá nhân, chúng ta có thể dùng nó tương tác với học sinh trong dạy học, tăng tính tương tác từ phía học sinh đến giáo viên, giúp học sinh trả lời các câu hỏi trực tuyến trên mạng, kích thích học sinh nêu nguyện vọng, tình cảm, kích thích tính tự giác, tự học đặc biệt qua blog dạy học, giáo viên dễ dàng dạy học phân hoá đến từng cá thể học sinh. Hơn nữa, dạy học không còn bị bó buộc về thời gian và không gian mà qua blog ta có thể dạy học mọi lúc mọi nơi. Chính vì các lí do trên mà tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, học tập và mong muốn góp chút sức vào sự nghiệp giáo dục của đất nước. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Blog, gọi tắt của weblog “nhật ký web”, bùng nổ từ cuối thập niên 1990, và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo giới chuyên môn, sự phát triển của dịch vụ blog hiện có thể gọi là nhanh như “cơn lốc”. Từ tháng 11 năm 2006, Technorati (một website chuyên theo dõi các blog) đã thống kê có khoảng 57 triệu blog. Ở Việt Nam, blog đang phát triển theo cấp số nhân, rất nhiều “cộng đồng cư dân mạng” đang sử dụng blog như là một thú vui, một nhu cầu giải trí, chia sẻ những tâm sự, tình cảm riêng tư của mình, Với ưu thế về tính đơn giản, khả năng phát tán, truyền bá cao nhất hiện nay (những phản hồi trên blog nhanh hơn những phản hồi qua email), blog đang trở thành một hiện tượng ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội. Số lượng người viết blog đang ngày một gia tăng. Đó là nhờ sự trợ giúp của các website, hay nói cách khác là các dịch vụ cung cấp blog như: blogger, TypePad, Wordpress, My opera, Yahoo!3600 , trong đó, có các dịch vụ cho phép dùng miễn phí như: Wordpress, My Opera, Yahoo!3600 , Các website này cho phép thiết lập một blog rất đơn giản, chọn một kiểu trình bày có sẵn, chọn một địa chỉ URL trên mạng để giới thiệu với bạn bè, người thân, Đa số mọi người viết blog với mục đích giải trí, bày tỏ những ý kiến cá nhân, chia sẻ thông tin với nhiều người khác trên thế giới. Ngoài ra, cũng có nhiều người viết blog vì các mục đích khác như: viết văn chương, muốn nổi tiếng, tuyên truyền hoạt động chính trị, quảng cáo kinh doanh, Ở các nước có công nghệ thông tin phát triển, blog còn được các giáo viên dùng trong dạy học tương tác với người học. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc sử dụng blog vào dạy học tương tác thì chưa được chú ý. 3. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng blog dạy học chương Halogen, Hoá học lớp 10 chương trình nâng cao. - Dạy học tương tác qua blog dạy học nhằm tăng tính tích cực, chủ động của học sinh, phân hoá đến từng cá thể học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học Hoá học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Các tính năng của các weblog và cách tạo blog. - Xây dựng blog dạy học chương Halogen – Hoá học lớp 10 tương tác với học sinh. - Lý thuyết về dạy học tương tác, xu hướng dạy học hướng vào người học (lấy học sinh làm trung tâm). - Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tự học. - Thực nghiệm sư phạm: tương tác trực tuyến với học sinh qua blog và kiểm tra trên lớp sự tiến bộ của học sinh. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Khách thể: quá trình dạy học hóa học ở các trường phổ thông. 5.2. Đối tượng: dạy học tương tác với học sinh qua blog dạy học chương Halogen, Hoá học 10 chương trình nâng cao. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận: dựa trên nền tảng của triết học duy vật biện chứng về quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. 6.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phân tích, tổng hợp lý thuyết: Lý thuyết quá trình dạy học, lý thuyết dạy học hướng vào người học (lấy học sinh làm trung tâm), dạy học tương tác, các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tự học, - Điều tra cơ bản: trao đổi ý kiến với các giáo viên, thăm dò ý kiến của học sinh về hiệu quả của việc tham gia tương tác qua blog. - Thực nghiệm sư phạm, xử lí kết quả bằng thống kê toán học trong khoa học giáo dục. 7. Giả thuyết khoa học Nếu dạy học tương tác được với học sinh thông qua blog dạy học thì sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông. 8. Giới hạn của đề tài Xây dựng blog dạy học chương Halogen, Hoá học lớp 10 chương trình nâng cao để rút ra các nguyên tắc và vận dụng vào một số bài thuộc nhóm Oxi. 9. Những đóng góp của đề tài: Đề tài đã đóng góp một số lí luận dạy học sau: - Nguyên tắc xây dựng các bài viết để dạy học tương tác qua blog. - Biến blog - một dạng nhật ký trực tuyến, thành một công cụ dạy học, góp phần đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. CẤU TRÚC LUẬN VĂN MỞ ĐẦU Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN Chương 2 DẠY HỌC TƯƠNG TÁC Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf156 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học tương tác thông qua blog dạy học chương halogen - Hóa học lớp 10 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i gian dành cho tiết luyện tập không nhiều, không có điều kiện rèn luyện nhiều về phương pháp giải nhanh cho học sinh nên tôi viết và tải bài “phương pháp giải nhanh một số bài toán chương Halogen” và bài “tính nhanh: khối lượng muối” khuyến khích học sinh tự rèn luyện thêm kĩ năng giải bài tập, đặc biệt làm quen với bài tập trắc nghiệm. * Đa dạng hoá các bài viết trên blog, chú trọng mảng bài tập hoá học Để thu hút được học sinh vào học trong blog thì đòi hỏi blog phải có sự đa dạng về nội dung. Không chỉ là các nội dung học tập như các bài giảng, các bài tập, phương pháp giải, … mà còn có những kiến thức như lịch sử hoá học, hoá học vui, các câu chuyện vui, thậm chí các đề kiểm tra thử để các em tự kiểm tra, ôn luyện. Đặc biệt, loại bài viết mà hầu hết các em học sinh đều quan tâm là các bài viết về bài tập, phương pháp giải bài tập, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Thật tế, số tiết luyện tập theo phân phối chương trình vẫn chưa nhiều. Nếu học sinh chỉ được rèn luyện kĩ năng giải bài tập trên lớp thì khó có đủ kỹ năng tư duy, làm bài để vượt qua được các kì thi quan trọng . Vì vậy, ngoài những bài viết về các bài giảng truyền thụ kiến thức mới, tôi còn viết hoặc sưu tầm những bài viết về lịch sử hoá học, hoá học môi trường, các câu chuyện vui hoá học, thí nghiệm vui hoá học,…và rất chú trọng mảng bài tập. Số lượng bài viết về bài tập tương đối nhiều. * Tổ chức dạy học trên lớp theo phương pháp dạy học Xemina (hoặc thảo luận nhóm) Phương pháp xemina (thảo luận nhóm) là một trong những phương pháp dạy học cơ bản ở trường đại học, trong đó các sinh viên trình bày, thảo luận, tranh luận về những vấn đề khoa học nhất định dưới sự điều khiển trực tiếp của người giảng viên rất am hiểu vấn đề này. Phương pháp xemina là một hình thức tự học kết hợp với thảo luận khoa học ở trường đại học và cao đẳng. Xemina được xem như một loại bài tập tự học bắt buộc Nếu ở phương pháp diễn giảng, thuyết trình, người dạy hoạt động tích cực người học có phần bị động thì ở xemina tính năng động, chủ quan của người học được phát huy đầy đủ hơn, họ thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình dạy học, họ cùng hợp tác để thảo luận giải quyết một vấn đề khoa học [6]. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp dạy học xemina vào trường THPT. Trong đó, vấn đề khoa học mà giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu đơn giản hơn, phù hợp hơn với đặc điểm của học sinh phổ thông. Để chuẩn bị cho một tiết học theo phương pháp Xemina, giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh tự nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa, tra cứu thêm tài liệu trên mạng. Và các bài viết trên blog sẽ là nguồn tư liệu giúp học sinh tra cứu nhanh thông tin cần tìm; và đồng thời giúp học sinh trao đổi trước các vấn đề với giáo viên dù không có giáo viên ngay bên cạnh. Tôi đã tổ chức một số tiết học theo phương pháp Xemina như bài brom, iot,… Và mặc dù là học sinh lớp 10, chưa tiếp xúc nhiều với phương pháp học tập này, nhưng với sự trợ giúp của blog dạy học, các em đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ được giao. * Để hấp dẫn học sinh thì ngoài các biện pháp trên, chúng tôi còn chú ý đến các biện pháp khác như: - Thiết kế giao diện đẹp, có nhiều hình ảnh sinh động - Xây dựng nguồn tư liệu phong phú - Trả lời nhanh các câu hỏi trao đổi của học sinh,… Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm - Xác định chất lượng của blog dạy học chương Halogen - Hoá 10 nâng cao và ứng dụng. - Nghiên cứu hiệu quả của việc dạy và việc học tương tác thông qua blog dạy học. - Nghiên cứu sự hứng thú của học sinh khi tham gia học tương tác thông qua blog, để có thể mở ra hướng dạy học trong tương lai. 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm - Xây dựng các bài viết thuộc chương Halogen - Hoá 10 nâng cao để tương tác với các em học sinh và ứng dụng vào một số bài thuộc nhóm Oxi. - Dạy học tương tác qua blog cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 10 tại một số trường THPT: như Trường THPT Nguyễn Huệ - Vũng Tàu; và giới thiệu blog cho các em học sinh Trường THPT Tư Thục Nguyễn Khuyến – TP HCM. - Tương tác với các em học sinh thông qua việc trả lời các câu hỏi trực tuyến (online). - Xây dựng phiếu điều tra về tính tiện ích của trang blog. Thống kê kết quả, phân tích kết quả. - Thống kê điểm học tập của các em học sinh ở 3 bài kiểm tra: bài kiểm tra học kì 1 và 2 bài kiểm tra 1 tiết (một bài sau chương Halogen và một bài sau chương Nhóm Oxi) ; xử lí và phân tích kết quả. 3.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm - Đối tượng thực nghiệm: học sinh trường THPT Nguyễn Huệ - TP Vũng Tàu (gồm 2 lớp 10 tự nhiên; học sinh của trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến – TPHCM (gồm 4 lớp trong đó có 3 lớp 10 tự nhiên và 1 lớp 11 tự nhiên). - Địa bàn thực nghiệm: tại trường THPT Nguyễn Huệ - TP Vũng Tàu và trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến – TPHCM - Ngoài ra, chúng tôi còn dùng phương pháp chuyên gia, lấy ý kiến của 10 giáo viên của một số trường như: THPT Mạc Đĩnh Chi – TPHCM; THPT chuyên Trần Đại Nghĩa - TPHCM; THPT Nguyễn Thị Minh Khai- TPHCM; THPT chuyên Lê Hồng Phong -TPHCM ; THPT Trường Chinh - TPHCM; THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bà Rịa -Vũng Tàu; THPT Tam Phước – Đồng Nai,… 3.4. Tiến hành thực nghiệm - Dạy học tương tác qua blog cho tất cả các em học sinh học ở nhà qua mạng internet trên cả nước trong cả học kì 2 ; trong đó đặc biệt có học sinh tôi đang dạy tại nơi tôi đang công tác, 2 lớp 10 ban KHTN- trường THPT Nguyễn Huệ (TP Vũng Tàu); - Lấy kết quả thống kê của Wordpress về số lượt người truy cập trang blog, số lượt người xem cho mỗi bài dạy trên blog. - Giới thiệu cho các em học sinh Trường THPT Tư Thục Nguyễn Khuyến trong một tiết về nội dung blog, để cho các em tương tác với blog và hoàn thành phiếu điều tra, lấy ý kiến của các em. - Giới thiệu cho các đồng nghiệp là giáo viên, cùng dạy bộ môn Hoá, lấy ý kiến nhận xét về hiệu quả và tiện ích của việc dạy học tương tác qua blog. - Thống kê kết quả: thống kê và so sánh điểm học tập của học sinh qua 3 bài kiểm tra: bài kiểm tra số 1 là bài kiểm tra cuối học kì 1, bài kiểm tra số 2 là bài kiểm tra một tiết sau chương Halogen và bài số 3 là bài kiểm tra một tiết sau chương Nhóm Oxi, để thấy được sự tiến bộ của các em học sinh sau thời gian tham gia học tương tác qua blog tức nghiên cứu hiệu quả của việc dạy học qua blog; thống kê và phân tích kết quả phiếu điều tra của học sinh và giáo viên 3.5. Kết quả thực nghiệm Nội dung phiếu điều tra xem trong phụ lục (trang 151 và 154) 3.5.1. Thống kê kết quả học tập của học sinh - Tôi phụ trách dạy 2 lớp 10 ban KHTN là 10TN1 và 10TN2. Ngoài những giờ dạy trên lớp, tôi có dạy học qua blog cho các em học sinh ở 2 lớp này trong cả học kì 2, nhất là chương Halogen và chương Nhóm Oxi. - Tất cả các em học sinh đều tham gia học qua blog; nhiều học sinh không có điều kiện được trang bị máy và internet tại nhà đã ra ngoài các dịch vụ internet một tuần 1-2 lần. - Các em đều thấy thích thú với cách học này và đều cho là bổ ích. Kết quả kiểm tra được thống kê ở bảng sau: Bài số 1 là bài kiểm tra học kì 1 trước khi học sinh tham gia học tương tác qua blog. Bài số 2 là bài kiểm tra một tiết sau chương Halogen, sau khi tham gia học tương tác qua blog Bài số 3 là bài kiểm tra một tiết sau chương Nhóm Oxi, sau thời gian học tương tác qua blog. (Đề kiểm tra xem ở phụ lục, trang 139-146)  Lớp 10TN1 Bảng 3.1 : Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi trở xuống (lớp 10TN1) % số học sinh đạt điểm Xi trở xuống Bài kiểm tra 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài 1 0 0 0 10,87 23,91 54,35 76,09 89,13 93,48 100 Bài 2 0 0 2,17 2,17 4,35 8,7 21,74 47,83 86,96 100 Bài 3 0 0 0 2,17 4,35 4,35 8,7 28,26 71,74 100 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bai 3 Bai 2 Bài 1 Hình 3.1: Đồ thị đường luỹ tích (lớp 10TN1) Bảng 3.2 : Phần trăm số học sinh đạt điểm yếu, kém, TB, khá, giỏi (lớp 10TN1) Bài kiểm tra Kém Yếu TB Khá Giỏi Bài 1 0 10,87 43,48 34,78 10,87 Bài 2 0 2,17 6,52 39,13 52,17 Bài 3 0 2,17 2,17 23,91 71,74 0 20 40 60 80 Kém Yếu TB Khá Giỏi Bài 1 Bài 2 Bài 3 Hình 3.2: Đồ thị biểu thị % số học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình, khá, giỏi (lớp10TN1)  Lớp 10TN2 Bảng 3.3: Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi trở xuống (lớp 10TN2) % số học sinh đạt điểm Xi trở xuống Bài kiểm tra 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài 1 0 6,67 11,11 33,33 62,22 75,56 93,33 97,78 100 100 Bài 2 0 8,89 8,89 22,22 31,11 42,22 51,11 77,78 88,89 100 Bài 3 0 0 2,22 6,67 15,56 31,11 55,56 77,78 93,33 100 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bai 1 Bai 2 Bài 3 Hình 3.3: Đồ thị đường luỹ tích (lớp 10TN2) Bảng 3.4: Phần trăm số học sinh đạt điểm yếu, kém, TB, Khá, Giỏi (lớp 10TN2) % Kém Yếu TB Khá Giỏi Bài 1 6,67 26,67 42,22 22,22 2,22 Bài 2 8,89 13,33 20 35,56 22,22 Bài 3 0 6,67 24,44 46,67 22,22 0 10 20 30 40 50 Kém Yếu TB Khá Giỏi Bài 1 Bài 2 Bài 3 Hình 3.4: Đồ thị biểu thị phần trăm số học sinh đạt điểm yếu kém, TB, khá, giỏi (lớp 10TN2) Bảng 3.5: Các tham số đặc trưng: Lớp Bài Điểm trung bình cộng ( X ) Phương sai (s2) Độ lệch chuẩn (s) Độ biến thiên (v) Bài 1 6,52 2,522 1,588 0,244 Bài 2 8,26 1,93 1,39 0,17 Lớp 10TN1 Bài 3 8,8 1,54 1,24 0,14 Bài 1 5,2 2,618 1,618 0,311 Bài 2 6,69 5,63 2,37 0,35 Lớp 10TN2 Bài 3 7,24 2,78 1,67 0,23 3.5.2. Thống kê của Wordpress - Các bài viết phục vụ cho việc dạy và học được chính thức tải lên blog (upload) bắt đầu từ ngày 14 tháng 12 năm 2007; và chính thức giới thiệu cho học sinh vào học tương tác là ngày 1 tháng 1 năm 2008 - Thống kê đến thời điểm: 16 giờ ngày 15 tháng 4 năm 2008. * Số lượt truy cập vào trang blog đến thời điểm này (16 giờ ngày 15 tháng 4 năm 2008) - Số lượt truy cập là : 28 866 - Hàng ngày có khoảng hơn 200 lượt truy cập Hình 3.5 : Đồ thị biểu thị số lượt truy cập trang blog theo ngày Hình 3.6 : Đồ thị biểu thị số lượt truy cập trang blog theo tháng * Số lượng comment: 576 * Số người thường viết comment: Stt Tên (nick) Địa chỉ email 1. Nguyễn Ngọc Sáng black_dragon9913@yahoo.com 2. Hoai Minh hoaiminhsp@gmail.com 3. Thu Huong liondo_dh4@yahoo.com 4. thanh thanh_bi@yahoo.com 5. dev comet_class92@yahoo.com 6. thùy dương (10TN1)| pepun_htht@yahoo.com 7. thuy tien_10B9 conang_dongdanh0705@yahoo.com 8. lanphương loveandlove@yahoo.com 9. Duc Tan nicoladeptrai@yahoo.com.vn 10. hiền (10TN1) lovehatuan@yahoo.com 11. xuân trang my_hope2011@yahoo.com 12. ngoisao_hivongvt1112 ngoisao_hivongvt1112@yahoo.com 13. lê Văn Thuận connan_boyvt92@yahoo.com 14. tuan anh men_classical@yahoo.com 15. toan toanpt@yahaoo.com 16. khactam khactam007@yahoo.com 17. hien loveyou_loveme_vt@yahoo.com 18. dung C_C_C_C_123@yahoo.com 19. vuonganh va_mouse_o0o_o0o_18192@yahoo.com 20. Hson_10B9 vitdet213@yahoo.com 21. KM LACUSLYNE@yahoo.com 22. tuan hatgood_9999@yahoo.com 23. Vitcon106 bupbe_khocnhe_love@yahoo.com 24. xuan hang final_sweetlove_18@yahoo.com 25. diemvuongtinh_9999 tuanha.hoanglekha12tt2@yahoo.com.vn 26. nam thuthuyvn1705@yahoo.com 27. le_nguyen tiny_friend@yahoo.com 28. Công dochauthanhcong147@gmail.com 29. ngoisaotinhmo saobien_24@yahoo.com 30. sythuan t3930057@yahoo.com.vn 31. Mỹ Ngân thy_thy142000@yahoo.com 32. Tuyết Hằng tuyethang701@yahoo.com 33. cam tu t3930057@yahoo.com.vn 34. thao_trang trung_vip@yahoo.com 35. trung trung_vip@yahoo.com 36. Phạm Ngọc Giàu Pngracehotwin2@yahoo.com 37. letien Khi_con_baby2000@yahoo.com 38. Tran Hoang Kim Trinh Pro_Pro_girl_lovely_hihi@yahoo.com 39. Diệp chao_the_gioi_o0o@yahoo.com 40. tiến_10 Khi_con_baby2000@yahoo.com 41. Hồng Châu hongchausph@gmail.com 42. cachep cachep_he@yahoo.com 43. Nguyen Thi Anh Pha anhpha@live.com 44. ngoc mai p3_kute_luv1210@yahoo.com 45. trung hieu 10a5 chacemdau_khianhnoiloichiatay@yahoo.com 46. minh khoi king_of_sky9x@yahoo.com.vn 47. Huong ntthoc@yahoo.com 48. b0yshock b0yshock_love_y0u123@yahoo.com 49. Van Tân handoiviyeuem_90@yahoo.com 50. nk10a5 snoopy_01121992@yahoo.com.vn 51. Hà hoahoctro@yahoo.com 52. TDN1992 only_me_1992@yahoo.com 53. THU cachep_he@yahoo.com 54. nguyễn viết cường guitangnguoitoiyeu@gmail.com 55. chau bonmat1992@yahoo.com 56. climbing_rose harmonian_mq@yahoo.com 57. thanh tayninhcity@gmail.com | * Một số comment đánh giá chất lượng trang blog: * Số lượt truy cập một số bài viết  Trang GIỚI THIỆU: - Tổng số lượt là 2947 Hình 3.7 : Đồ thị biểu thị số lượt truy cập trang GIỚI THIỆU  Trang TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN - Số lượt truy cập: 697 Hình 3.8 : Đồ thị biểu thị số lượt truy cập trang TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN  Bài giảng o Bài: KHÁI QUÁT NHÓM HALOGEN - Số lượt truy cập: 402 Hình 3.9 : Đồ thị biểu thị số lượt truy cập bài Khái quát nhóm halogen o Bài: HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO - Số lượt truy cập: 551 Hình 3.10 : Đồ thị biểu thị số lượt truy cập bài Hợp chất có oxi của clo o Bài BROM - Số lượt truy cập: 521 Hình 3.11 : Đồ thị biểu thị số lượt truy cập bài Brom o Bài IOT - Số lượt truy cập: 515 Hình 3.12 : Đồ thị biểu thị số lượt truy cập bài Iot  Bài tập o Tự luận - Số lượt truy cập: 509 Hình 3.13: Đồ thị biểu thị số lượt truy cập bài các phương pháp giái nhanh các bài toán trong chương Halogen o Trắc nghiệm - Số lượt truy cập: 118 Hình 3.14 : Đồ thị biểu thị số lượt truy cập bài Câu hỏi trắc nghiệm Clo  Tư liệu o Lịch sử hoá học Lịch sử phát hiện Brom: Số lượt truy cập là 297 Hình 3.15 : Đồ thị biểu thị số lượt truy cập bài Lịch Sử phát hiện Brom o Hoá học và môi trường Mưa axit: Số lượt truy cập là 333 Hình 3.16 : Đồ thị biểu thị số lượt truy cập bài Mưa axit 3.5.3. Thống kê phiếu điều tra của học sinh - Tổng số học sinh là 259 Bảng 3.6: Đánh giá của học sinh về trang blog SL % Cung cấp tốt kiến thức 239 92.28 Hình ảnh phong phú, sinh động 230 88.80 Trực quan, dễ hiểu 234 90.34 Bài tập đa dạng, phong phú 234 90.34 Tương tác nhanh (Câu hỏi được trả lời nhanh) 216 83.40 Bảng 3.7: Những nội dung ở trang blog mà học sinh yêu thích SL % Bài giảng 183 70.65 Tư liệu 138 53.28 Phương pháp giải bài tập 153 59.07 Bài tập trắc nghiệm, tự luận 167 64.48 Trao đổi kiến thức online 174 67.18 Bảng 3.8: Đánh giá của học sinh về những tiện ích mà trang blog đã hỗ trợ tốt cho học sinh trong việc học tập Mức độ 1 2 3 4 5 Tổng Giúp hs SL % SL % SL % SL % SL % SL Dễ hiểu bài trên lớp 0 0 0 0 46 17.76 168 64.86 45 17.37 259 Học và nhớ bài trên lớp dễ dàng 0 0 0 0 64 24.71 137 52.90 58 22.39 259 Hỏi và tra cứu tài liệu nhanh 0 0 0 0 44 16.99 111 42.86 104 40.15 259 Rèn luyện kĩ năng giải bài tập 0 0 3 1.16 78 30.12 125 48.26 53 20.46 259 Chuẩn bị bài thuyết trình tốt 0 0 0 0 27 10.42 126 48.65 106 40.93 259 Phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề 0 0 6 2.32 59 22.78 122 47.10 72 27.80 259 Học chủ động, mọi lúc mọi nơi 0 0 3 1.16 30 11.58 137 52.90 89 34.36 259 Từ bảng 3.8, vẽ các đồ thị sau: 0 10 20 30 40 50 60 70 % 1 2 3 4 5 Mức độ Hình 3.17: Đồ thị biểu thị mức độ blog giúp học sinh dễ hiểu bài trên lớp hơn 0 10 20 30 40 50 60 % 1 2 3 4 5 Mức độ Hình 3.18: Đồ thị biểu thị mức độ blog giúp học sinh học và nhớ bài trên lớp tốt hơn 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 % 1 2 3 4 5 Mức độ Hình 3.19: Đồ thị biểu thị mức độ blog giúp học sinh hỏi và tra cứu tài liệu nhanh 0 10 20 30 40 50 % 1 2 3 4 5 Mức độ Hình 3.20: Đồ thị biểu thị mức độ blog giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập 0 10 20 30 40 50 % 1 2 3 4 5 Mức độ Hình 3.21: Đồ thị biểu thị mức độ blog giúp học sinh chuẩn bị tốt bài thuyết trình 0 10 20 30 40 50 % 1 2 3 4 5 Mức độ Hình 3.22: Đồ thị biểu thị mức độ blog giúp học sinh phát triển năng lực tư duy 010 20 30 40 50 60 % 1 2 3 4 5 Mức độ Hình 3.23: Đồ thị biểu thị mức độ blog giúp học sinh học chủ động Bảng 3.9: Hứng thú của học sinh đối với việc học qua blog Mức độ rất thích thích bình thường không thích Số lượng 68 155 36 0 % 26.25 59.85 13.90 0 0 10 20 30 40 50 60 % rất thích thích bình thường không thích Mức độ Hình 3.24: Đồ thị biểu thị mức độ học sinh hứng thú học qua blog - Ngoài ra, có 98,07% cho rằng môn hoá học thú vị hơn thông qua blog và 100% học sinh đề nghị tiếp tục xây dựng và mở rộng kiến thức sang lớp 11, 12. 3.5.4. Thống kê phiếu điều tra giáo viên Bảng 3.10: Đánh giá của giáo viên về trang blog Tỷ lệ phần trăm Mức độ (1) (2) (3) (4) (5) Cung cấp tốt kiến thức 0 0 10 40 50 Hình ảnh phong phú, sinh động 0 0 30 50 20 Trực quan, dễ hiểu 0 0 10 60 30 Bài tập đa dạng, phong phú 0 0 70 30 0 Tương tác nhanh 0 0 20 60 20 Từ bảng 3.10, vẽ các đồ thị sau: 0 10 20 30 40 50 % 1 2 3 4 5 Mức độ Hình 3.25: Đồ thị biểu thị mức độ blog cung cấp tốt kiến thức 0 10 20 30 40 50 % 1 2 3 4 5 Mức độ Hình 3.26: Đồ thị biểu thị mức độ blog có hình ảnh phong phú, sinh động 020 40 60 % 1 2 3 4 5 Mức độ Hình 3.27: Đồ thị biểu thị mức độ blog có tính trực quan, dễ hiểu 0 20 40 60 80 % 1 2 3 4 5 Mức độ Hình 3.28: Đồ thị biểu thị mức độ blog có bài tập đa dạng, phong phú 0 20 40 60 % 1 2 3 4 5 Mức độ Hình 3.29: Đồ thị biểu thị mức độ blog có tính tương tác nhanh Bảng 3.11: Đánh giá của giáo viên về tiện ích của trang blog Tỷ lệ phần trăm Mức độ (1) (2) (3) (4) (5) Dễ hiểu bài trên lớp hơn 0 0 10 80 10 Học và nhớ bài trên lớp dễ dàng 0 0 40 60 0 Hỏi và tra cứu tài liệu nhanh 0 0 30 50 20 Rèn luyện kĩ năng giải bài tập 0 10 50 40 10 Chuẩn bị bài thuyết trình tốt, đỡ tốn nhiều thời gian 0 0 20 40 40 Phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề 0 0 50 50 0 Học chủ động, mọi lúc, mọi nơi 0 10 20 10 60 - 100% số giáo viên đều cho rằng nên tiếp tục hoàn thiện và xây dựng blog cho học sinh lớp 11 và lớp 12. * Một số nhận xét khác của giáo viên: Cô Lê Thị Kim Dung- Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cho rằng: Trang blog này tốt, và hữu ích. Cô Phạm Ngọc Thuỷ - Trường ĐH Sư Phạm TP HCM cho rằng: Trang blog có nội dung phong phú, lôi cuốn học sinh; hình ảnh đa dạng, hấp dẫn; thông tin thường xuyên được cập nhật. 3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm - Sở dĩ chúng tôi thống kê điểm bài số 1 (bài kiểm tra học kì 1) vì đây là bài kiếm tra trước khi học sinh tham gia học tương tác qua blog. Kiến thức của học kì 1 chủ yếu là các định luật cơ bản. Song để tiếp thu tốt kiến thức học kì 2 thì học sinh phải nắm chắc kiến thức học kì 1. Từ kết quả trên ta thấy ở cả 2 lớp: + Nhìn chung kết quả bài số 3 tốt hơn bài số 2, bài số 2 tốt hơn bài số 1 (điểm trung bình bài 3 cao hơn bài 2, bài 2 cao hơn bài 1). + Đồ thị đường luỹ tích của bài 3 nằm phía bên phải và phía dưới bài 2, đường luỹ tích bài 2 nằm bên phải và phía dưới bài 1. + Tỉ lệ phần trăm số học sinh đạt điểm trung bình, yếu, kém giảm. + Tỉ lệ phần trăm số học sinh đạt điểm khá giỏi tăng. Những kết quả trên cho thấy kết quả học tập của học sinh có sự tiến bộ sau thời gian tham gia học tương tác qua blog. - Từ kết quả thống kê của Wordpress: Số lượt truy cập vào trang blog khá nhiều; biến đổi đều đặn khoảng hơn 200 lượt một ngày. Điều này chứng tỏ số lượt khách truy cập vào trang blog là khá cố định; ít ngẫu nhiên; Số lượng comment là 576; số người thường viết comment là 57 người; đây là những người thường xuyên tham gia tương tác qua blog. Số lượt xem các bài viết, nhất là các bài giảng và bài tập tăng nhanh trong khoảng thời gian phù hợp với thời gian dạy các bài học tương ứng trên lớp. Bên cạnh đó, có những comment nhận xét của các bạn học sinh về trang blog. Những điều trên chứng tỏ trang blog này chất lượng, thu hút được học sinh tham gia tương tác và mang đến hiệu quả cho việc học của các em học sinh tức cũng mang lại hiệu quả cho việc dạy của giáo viên. - Từ kết quả thống kê phiếu điều tra của học sinh: + Đánh giá về trang blog: có khoảng hơn 80% số học sinh đều cho rằng trang Blog cung cấp tốt kiến thức; hình ảnh sinh động; trực quan, dễ hiểu; câu hỏi được giáo viên trả lời nhanh; bài tập đa dạng, phong phú. + Về tiện ích của trang blog: (dễ hiểu bài trên lớp; học và nhớ bài trên lớp; dễ dàng; hỏi và tra cứu tài liệu nhanh; rèn luyện kĩ năng giải bài tập; chuẩn bị bài thuyết trình tốt; phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề; học chủ động, học mọi lúc mọi nơi) Các mức độ của tiện ích được xếp từ mức độ 1 (thấp nhất) đến mức độ 5 (cao nhất). Hầu hết các học sinh đều đánh giá các tiện ích trên ở mức độ 4 (khá cao); gần như không có mức độ 1 hoặc 2. + Về hứng thú của học sinh khi tham gia học tương tác qua blog thì có khoảng hơn 80% học sinh cho là rất thích hoặc thích học tương tác qua blog. + Cuối cùng có 98,07% học sinh cho rằng môn Hoá học thú vị hơn thông qua Blog; và 100% học sinh đều ủng hộ việc tiếp tục xây dựng và duy trì blog dạy học. - Từ kết quả thống kê phiếu điều tra của giáo viên: + Đánh giá trang blog: mức độ đánh giá được xếp từ (1) đến (5), trong đó mức độ 1 là thấp nhất, mức độ 5 là cao nhất. Về khả năng cung cấp tốt kiến thức, hình ảnh phong phú, tính trực quan dễ hiểu, tính tương tác nhanh được các giáo viên đánh giá cao, chủ yếu là mức độ 4 và 5; riêng về bài tập đa dạng, phong phú thì được đánh giá chủ yếu ở mức độ 3 và 4 ; không có mức độ 1 và 2. + Về tiện ích của trang blog: nhìn chung cũng được các giáo viên đánh giá tốt. Tuy nhiên, phần này chúng tôi không phân tích kỹ vì thiết nghĩ học sinh là đối tượng trực tiếp tham gia học tương tác qua blog, chắc chắn là đối tượng đánh giá chính xác hơn. + 100% giáo viên đều đề nghị nên tiếp tục xây dựng blog, mở rộng kiến thức sang lớp 11 và 12. Điều này, giúp khẳng định lại rằng trang blog này tốt, chất lượng, hữu ích và cần thiết trong dạy học ngày nay. Những kết quả trên cho thấy: Chúng tôi đã xây dựng được một blog dạy học chất lượng, với nhiều tiện ích giúp học sinh dễ hiểu bài trên lớp hơn, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, tự do trao đổi những thắc mắc với giáo viên, học chủ động bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu,…giúp học sinh hứng thú và yêu thích môn học hơn. Việc học tương tác thông qua blog đã mang lại hiệu quả dạy học cao; học sinh không chỉ có tiến bộ hơn sau khi tham gia tương tác qua blog; mà còn được rèn luyện kĩ năng thao tác với máy tính, rèn luyện thói quen tự học, tự suy nghĩ phát hiện vấn đề. Tóm lại, dạy học tương tác thông qua blog- một công cụ miễn phí- mang lại một hiệu quả nhất định cho việc dạy và học; không những đáp ứng được yêu cầu của thời đại là có thể dạy học mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào thời gian và không gian, dạy học phù hợp với nhu cầu người học, mà còn rèn luyện cho học sinh thói quen và khả năng tự học. Kết hợp dạy học trên lớp với dạy học qua blog còn giúp rút ngắn được thời gian học sinh và giáo viên phải đến lớp, làm tăng thêm thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh và cả giáo viên. KẾT LUẬN * Chúng tôi đã hoàn thành các mục đích, nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, cụ thể như sau: 1. Nghiên cứu những cơ sở lí luận và những vấn đề thực tiễn có liên quan đến đề tài: những xu hướng đổi mới dạy học, dạy học tương tác, các ưu điểm của dạy học tương tác thông qua blog so với dạy học tương tác trên lớp, nghiên cứu tính năng của blog Wordpress, cách thiết kế blog,… 2. Xây dựng được các nguyên tắc để viết các bài trong blog nhằm làm tăng tính tương tác cũng như để các bài viết thể hiện được sự định hướng, điều khiển của giáo viên giúp học sinh tương tác với các bài viết, tiếp thu kiến thức. 3. Xây dựng blog dạy học chương Halogen và vận dụng các nguyên tắc để viết tiếp các bài thuộc chương Nhóm Oxi - hoá học lớp 10 theo chương trình nâng cao, bao gồm các bài viết về: - Các bài giảng truyền thụ kiến thức mới. - Một số phương pháp giải bài tập, các dạng bài tập tự luận và trắc nghiệm thuộc chương Halogen và Nhóm Oxi. - Lịch sử tìm ra các nguyên tố nhóm VIA và VIIA. - Một số thí nghiệm hoá học vui. - Một số câu chuyện vui hoá học. - Một số kiến thức về hoá học môi trường như mưa axit, hiệu ứng nhà kính. 4. Dạy học tương tác thông qua blog, học sinh không chỉ tương tác với nội dung các bài viết mà còn tương tác trực tiếp với giáo viên qua các bình luận (comment) trong blog; học sinh có thể học bất kì nơi đâu có đặt máy tính kết nối internet, bất kì lúc nào, và hỏi bao nhiêu câu hỏi tuỳ thích; làm tăng tính tích cực, chủ động của học sinh, rèn luyện thói quen, phương pháp tự học. Tuỳ vào trình độ khả năng học tập của mình, học sinh có thể tuỳ chọn vấn đề học và thời gian học. Học sinh có thể đặt bao nhiêu câu hỏi trao đổi với giáo viên đều được, tức dạy học có phân hoá đến từng cá thể học sinh. 5. Thực nghiệm sư phạm - Tiến hành dạy học tương tác thông qua blog (trực tuyến trên mạng internet). - Phát phiếu điều tra về tiện ích và chất lượng của trang blog; thống kê xử lí số liệu. - Dạy học tương tác trên blog kết hợp với việc dạy trực tiếp trên lớp, thực hiện các biện pháp hấp dẫn học sinh học tương tác qua blog như điều tra những sai sót của học sinh để từ đó viết tải các bài viết hỗ trợ trên blog, tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học Xemina (thảo luận nhóm), làm phong phú các bài viết trên blog và đặc biệt chú trọng mảng bài tập để rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh. - Thống kê điểm kiểm tra của học sinh, xử lí số liệu để thấy sự tiến bộ của học sinh khi tham gia học tương tác qua blog. Những kết quả thực nghiệm đã xác nhận hiệu quả của việc dạy học tương tác thông qua blog; xác đinh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đặt ra, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tăng tích tích cực chủ động, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh và như vậy là nâng cao chất lượng dạy và học Hoá học ở trường phổ thông. * Hướng phát triển của đề tài: - Mời nhiều giáo viên khác cùng tham gia viết bài và dạy học tương tác với các em học sinh. Số lượng bài viết sẽ càng phong phú, các chủ đề thảo luận sẽ càng sôi nổi hơn. - Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ blog trong nước chưa đủ mạnh. Song chúng ta nên chuyển dần sang việc dùng blog của các nhà cung cấp dịch vụ trong nước nhằm góp phần phát triển các dịch vụ blog trong nước. - Và cuối cùng, chúng ta có thể mua tên miền (domain) để tạo blog ở Wordpress.com hoặc đăng kí hosting và mua tên miền để tạo một blog dựa trên mã nguồn do wordpress. org cung cấp, với tên miền riêng có nhiều tính năng vượt trội, tuỳ biến giao diện theo ý thích, thay đổi CSS, tăng dung lượng sử dụng và tích hợp được nhiều plugin hữu ích khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Ngọc An (2006), 40 bộ đề kiểm tra trắc nghiệm Hoá học 10, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Vũ Ngọc Ban (2006), Phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội 3. Trịnh Văn Biều (1999), Nâng cao hiệu quả quá trình dạy học môn Hoá ở trường PTTH, Đại học Sư phạm TPHCM. 4. Bộ GD-ĐT (2007), Đề kiểm tra học kì cấp THPT lớp 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Bộ GD-ĐT (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Hoá học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Cương (2006), “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học Hoá học ở trường CĐSP”, Hội thảo tập huấn triển khai chương trình giáo trình CĐSP đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Hoá học, Bộ GD-ĐT, tr 6-57. 7. Nguyễn Thị Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lý luận dạy học, Đại học Sư phạm TPHCM. 8. Trần Bá Hoành (2003), “Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực”, Đối mới phương pháp dạy học trong các trường ĐH, CĐ đào tạo giáo viên THCS, tr 31-51. 9. Geoffrey Petty, Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thornes. 10. Lê Văn Năm (2001), Sử dụng dạy học nêu vấn đề-Ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy học chương trình Hoá đại cương và Hoá vô cơ ở Trường trung học, Luận án tiến sĩ GDH chuyên ngành PPGD Hoá học, ĐH Sư Phạm Hà Nội. 11. Vũ Hồng Nhung (2006), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học, Luận văn thạc sĩ KHGD, ĐH Sư Phạm Hà Nội. 12. Trần Trung Ninh, Nguyễn Xuân Trường (2006), Trắc nghiệm hoá học 10, NXB Đại học Quốc Gia TPHCM. 13. Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thư, Phạm Đình Hiến, Cao Văn Giang, Phạm Tuấn Hùng, Phạm Ngọc Bằng (2007), Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm hoá học THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hoá học phổ thông học phần PPDH 2, Đại học Sư phạm Hà Nội. 15. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1977), Lý luận dạy học Hoá học tập I, NBX Giáo dục, Hà Nội. 16. Vũ Văn Tảo (2003), “Dạy cách học”, Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường ĐH, CĐ đào tạo giáo viên THCS, tr 2-26. 17. Nguyễn Trọng Thọ ( 2002), Hoá vô cơ phần phi kim, NXB Giáo dục, TPHCM. 18. Cao Thị Thặng (1995), Hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học ở trường PTTH cơ sở, Luận án phó tiến sĩ khoa học sư phạm tâm lí, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội. 19. Lâm Quang Thiệp (2003), “Công nghệ mới và phương pháp dạy học”, Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường ĐH, CĐ đào tạo giáo viên THCS, tr 94-101. 20. Lê Trọng Tín (1999), Phương pháp dạy học môn Hoá học ở Trường THPT, NXB Giáo dục, TPHCM. 21. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Hoá học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM. 22. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 23. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Kim Long (2006), Bài tập Hoá học 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội. 24. Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga (2006), Sách giáo viên Hoá học 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội. 25. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Quang Thái (2006), Hoá học 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội. 26. Lê Xuân Trọng (2005), 450 bài tập trắc nghiệm Hoá học 10, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 27. Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học (1997), Tự học, tự đào tạo-tư tưởng chiến lược của sự phát triển giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 28. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hoá học với đời sống, NXB Giáo dục, Hà Nội. 29. Nguyễn Xuân Trường (2005), Những điều kì thú của hoá học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 30. Nguyễn Xuân Trường (2006), Bài tập nâng cao hoá học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. 31. Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 32. Nguyễn Xuân Trường, Lê Trọng Tín, Lê Xuân Trọng, Nguyễn Phú Tuấn (2006), Sách giáo viên Hoá học lớp 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. 33. Nguyễn Xuân Trường, Trần Trung Ninh, Đào Đình Thức, Lê Xuân Trọng (2006), Bài tập Hoá học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. 34. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì III môn Hoá học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 35. Thế Trường (2006), Hoá học các câu chuyện lí thú, NXB Giáo dục, Hà Nội. 36. Viện ngôn ngữ học (2008), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Phương Đông, TP HCM. 37. Trang web: www.en.wikipedia.com. 38. Trang web: www.vi.wikipedia.com. 39. Trang web: www.wordpress.com. PHỤ LỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN: HOÁ 10 NÂNG CAO – NĂM HỌC 2007-2008 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: (2.5 điểm) Cho Fe (Z=26), S (Z=16) a) Viết cấu hình electron của Fe và S. Xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH. b) Viết cấu hình electron của Fe2+, Fe3+, S2-. Câu 2: (1điểm) Viết công thức cấu tạo và cho biết trạng thái lai hoá của cacbon trong phân tử C2H2. Câu 3: (2 điểm) a) Trình bày quy luật biến thiên tính chất kim loại và phi kim của các nguyên tố trong chu kì và trong phân nhóm chính. b) Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng tính phi kim: Br, Cl, F, I, At Câu 4: (2,5điểm) a) Hãy nêu sự khác nhau giữa các khái niệm: chất oxi hoá và sự oxi hoá; chất khử và sự khử. b) Cân bằng các phản ứng oxi hoá - khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron; xác định chất oxi hoá, chất khử. K2Cr2O7 + HCl  CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O Câu 5: (2điểm) Cho 3,0 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm A và Natri tác dụng với nước dư thu được dung dịch Y và khí Z. Để trung hoà dung dịch Y cần 73,0 gam dung dịch axit HCl 10%. a) Xác định nguyên tố A? (biết Li=7; Na = 23; K=39; Rb=86; Cs=133; H=1; Cl=35,5) (1 điểm) b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X? ( 1 điểm) ( Học sinh không sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn) ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – HOÁ 10 NÂNG CAO - CHƯƠNG HALOGEN ĐỀ 1 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1: Trong các tính chất sau, những tính chất nào không phải là chung cho các đơn chất halogen? A. Phân tử gồm 2 nguyên tử. B. Tác dụng mạnh với nước. C. Có tính oxi hoá. D. Có số oxi hoá -1 trong hợp chất với kim loại và hiđro. Câu 2: Ion oxit O2- có cấu hình electron là A. 1s2 2s2 2p6. B. 1s2 2s2 2p6 3s2. C. 1s2 2s2 2p4. D. 1s2 2s2 2p2. Câu 3: Cho sơ đồ: KMnO4 + H2O2 + H2SO4  MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O Tổng hệ số của các chất trong phương trình phản ứng trên là A. 25. B. 23. C. 26. D. 24. Câu 4: Xác định khối lượng axit clohiđric bị oxi hoá bởi mangan đioxit, biết rằng khí clo tạo thành trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7 gam iot từ dung dịch NaI? Chọn đáp án đúng. A. 7,3 gam. B. 6,3 gam. C. 5,3 gam. D. kết quả khác. Câu 5: Tính axit của các dung dịch mỗi chất giảm dần từ trái sang phải trong dãy nào sau đây? A. HI>HBr>HCl>HF. B. HCl>HBr>HI>HF. C. HF >HBr >HCl>HI. D. HF>HCl>HBr>HI. Câu 6: Hỗn hợp khí gồm ozon và oxi có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 18. Thành phần phần trăm theo thể tích của ozon và oxi lần lượt là: A. 25% và 75%. B. 60% và 40%. C. 75% và 25%. D. kết quả khác. Câu 7: Có thể dùng phản ứng nào sau đây để điều chế Br2? A. HBr + MnO2  B. Cl2 + KBr  C. KMnO4 + HBr  D. Tất cả đều đúng Câu 8: Nếu 1,00 lit nước hoà tan 350 lit khí hiđro bromua (đktc) thì nồng độ phần trăm của dung dịch axit bromhiđric thu được là A. 55,86%. B. 57%. C. 15,625%. D. kết quả khác. B. PHẦN TỰ LUẬN (6điểm) Câu 1: Người ta có thể dùng dung dịch KI có thêm một ít hồ tinh bột để nhận biết khí ozon. Hãy giải thích và viết phương trình phản ứng. (1đ) Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) (2,5đ) (1) (2) (3) (5) Fe  Fe3O4  FeCl2  FeCl3  Fe(OH)3 (4) Câu 3: Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl lấy dư. Toàn bộ khí clo sinh ra được hấp thụ hết vào 145,8 gam dung dịch NaOH 20% (ở nhiệt độ thường) tạo ra dung dịch A. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch A? (2.5đ) ( cho Mn=55, O=16, Cl=35,5; Na=23, H=1) ĐỀ 2 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 đ) Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm hai khí SO2 và CO2 có tỉ khối đối với hiđro là 27. Thành phần % theo khối lượng của SO2 là A. 50%. B. 40%. C. 35,5%. D. 59,26%. Câu 2: Để điều chế F2 ta có thể dùng phương pháp nào sau đây? A. Đun KF với H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao. B. Điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF. C. Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm KF và HF. D. Tất cả đều đúng. Câu 3: Chọn phát biểu sai. Các nguyên tố nhóm VIA: A. đều có số oxi hoá là -2, +4, +6 trong hợp chất. B. có 6 electron lớp ngoài cùng. C. thể hiện tính oxi hoá. D. Tính oxi hoá giảm dần từ Oxi đến Telu. Câu 4: Cho 10,8 gam kim loại tác dụng với khí clo tạo ra 53,4 gam muối. Xác định tên kim loại? A. Zn. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 5: Thể tích oxi thu được nhiều nhất khi phân huỷ hoàn toàn cùng a mol các chất nào sau đây? A. H2O2. B. KMnO4. C. KClO3. D. KNO3. Câu 6: Cho các axit: HClO3 (1), HIO3 (2), HBrO3 (3). Sắp xếp theo chiều axit mạnh dần. A. (1)<(3)<(2). B. (2)<(3)<(1). C. (1)<(2)<(3). D. (3)<(2)<(1). Câu 7: Trong phản ứng nào sau đây H2O2 đóng vai trò chất khử? A. H2O2 + FeSO4 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + H2O B. H2O2 + KI  I2 + KOH C. H2O2 + KCrO2 + KOH  K2CrO4 + H2O D. H2O2 + Cl2  O2 + HCl Câu 8: Trộn lẫn 150 ml dung dịch HCl 10% ( D=1,047 g/ml) với 250 ml dung dịch HCl 2M. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl sau khi trộn? A. 1,66M. B. 3,27M. C. 2,33M. D. kết quả khác. B. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu 1: Cho khí clo đi qua dung dịch NaBr, ta thấy dung dịch có màu vàng. Tiếp tục cho khí clo đi qua, ta thấy dung dịch mất màu. Lấy vài giọt dung dịch sau thí nghiệm nhỏ lên giấy quỳ tím thì qiấy quỳ hoá đỏ. Hãy giải thích hiện tượng bằng các phương trình phản ứng. ( 1đ) Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) (2,5đ) KCl  Cl2  KClO3  O2  Na2O  NaOH Câu 3: Cho 78 ml dung dịch AgNO3 10% ( khối lượng riêng 1,09 g/ml) vào một dung dịch có chứa 3,88 gam hỗn hợp KBr và NaI. Lọc bỏ kết tủa tạo thành. Nước lọc có thể tác dụng vừa hết với 13,3 ml dung dịch HCl 1,5M. Xác định thành phần phần trăm khối lượng từng muối trong hỗn hợp ban đầu? (2,5đ) ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – MÔN HOÁ 10 NÂNG CAO - CHƯƠNG NHÓM OXI ĐẾ 1 A. TRẮC NGHIỆM: (4điểm) Câu 1. Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA? A. 1s2 2s2 2p4. B. 1s2 2s2 2p6. C. [Ne] 3s2 3p6. D. [Ar] 4s2 4p6. Câu 2. Chọn hợp chất của lưu huỳnh có tính tẩy màu. A. H2SO4. B. H2S. C. SO2. D. SO3. Câu 3. H2S tác dụng với chất nào mà sản phẩm không thể có lưu huỳnh? A. O2. B. SO2. C. FeCl3. D. CuCl2. Câu 4. Hoà tan 0,01 mol oleum H2SO4.3SO3 vào nước được dung dịch X. Số ml dung dịch NaOH 0,4M để trung hoà dung dịch X bằng A. 100 ml. B. 120 ml. C. 160 ml. D. 200 ml. Câu 5. Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí H2S? A. P2O5. B. H2SO4 đặc. C. CaO. D. Cả 3 chất. Câu 6. Từ 120 kg FeS2 có thể điều chế được tối đa bao nhiêu lit dung dịch H2SO498% (d = 1,84 gam/ml)? A. 120 lit. B. 114,5 lit. C. 108,7 lit. D. 184 lit. Câu 7. Số oxi hoá của S trong các chất: SO2, SO3, S, H2S, H2SO4, Na2SO4 lần lượt là: A. +4, +4, 0, -2, +6, +6. B. +4, +6, 0, -2, +6, +4. C. +4, +6, 0, -2, +6, +6. D. +4, +6, 0, -2, +4, +6. Câu 8. Phản ứng nào sau đây là sai? A. 2FeO + 4H2SO4 đặc -> Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O. B. Fe2O3 + 4H2SO4 đặc -> Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O. C. FeO + H2SO4 loãng -> FeSO4 + H2O. D. Fe2O3 + 3H2SO4 loãng -> Fe2(SO4)3 + 3H2O. B. TỰ LUẬN Bài 1: (2 điểm) Cho biết tính chất hoá học đặc trưng của lưu huỳnh đioxit và lưu huỳnh. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. Bài 2: (4 điểm) Hoà tan hoàn toàn 2,72 gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 672 ml khí SO2 (ở đktc) ( sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ toàn bộ lượng khí SO2 đó vào bình đựng 200 ml dung dịch NaOH 0.5M thu được dung dịch B. a) Viết các phương trình phản ứng. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A? c) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch B? ĐỀ 2 A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. Phản ứng nào không thể xảy ra? A. SO2 + dung dịch nước clo. B. SO2 + dung dịch BaCl2. C. SO2 + dung dịch H2S. D. SO2 + dung dịch NaOH. Câu 2. Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt khí SO2 và CO2? A. dung dịch nước brom. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch Ca(OH)2. Câu 3. Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư. Sản phẩm khí thu được là: A. CO2 và SO2. B. H2S và CO2. C. SO2. D. CO2. Câu 4. Axit sunfuric đậm đặc được dùng để làm khô chất khí nào sau đây? A. Khí H2. B. Khí CO2. C. Hơi nước. D. Khí H2S. Câu 5. Hidrosunfua là 1 axit A. có tính khử mạnh. B. có tính oxi hóa mạnh. C. có tính axit mạnh. D. vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. Câu 6. Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4. nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Công thức đúng của oleum là A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3. Câu 7. Trong hợp chất nào nguyên tố lưu huỳnh không thể thể hiện tính oxi hoá? A. KHS. B. Na2SO3. C. SO2. D. H2SO4. Câu 8. Cho 12 gam một kim loại hoá trị 2 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 5,6 lit khí (ở O0C, 2 atm). Kim loại hoá trị 2 là A. Canxi. B. Sắt. C. Magiê. D. Đồng. B. TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) a) Nguyên tố lưu huỳnh có các trạng thái oxi hoá là: -2, 0, +4, +6. Hãy viết công thức hoá học của những chất mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hoá tương ứng. b) Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho sơ đồ sau: S0  S+6 ; S-2  S0; S+6  S+4 ; Bài 2: (4điểm) Cho 11 gam hỗn hợp A gồm sắt và nhôm phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lit khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) (ở đktc). Hấp thụ toàn bộ khí sinh ra vào 288 gam dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch B. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A? c) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch B? BẢNG ĐIỂM LỚP 10TN1 Kiểm tra 1 tiết Stt Họ tên học sinh Giới tính Thi HK1 (Bài 1) Bài 2 Bài 3 1 Lê Thị Hoàng Anh Nữ 7 8,5 9,5 2 Ngô Huyền Anh Nữ 5,5 9,0 7,0 3 Lê Phan Anh 7,5 6,0 8,5 4 Nguyễn Thuỳ Dương Nữ 7,5 8,5 9,0 5 Nguyễn Thị Thùy Dung Nữ 6 8,0 9,0 6 Trần Tấn Đạt 4,5 3,0 8,0 7 Trần Thị Ngọc Hà Nữ 10 10,0 9,5 8 Lương Thị Ngọc Hà Nữ 4 7,5 8,0 9 Lê Thị Thu Hà Nữ 4,5 5,0 8,0 10 Hoàng Thị Ngọc Hải Nữ 4 8,0 8,0 11 Cao Thị Lệ Hằng Nữ 5,5 9,0 9,5 12 Nguyễn T. Thanh Hiền Nữ 9,5 9,5 10,0 13 Bùi Đặng Hiếu 6 8,0 9,0 14 Đoàn Thị Dáng Hương Nữ 6,5 8,5 9,0 15 Lại Thị Hương Nữ 7 8,5 10,0 16 Đỗ Thị Thu Hương Nữ 7 8,0 9,5 17 Phạm Thị Thu Hương Nữ 6 7,0 7,0 18 Lê Thị Hường Nữ 5 8,5 8,5 19 Vũ Thị Thanh Huyền Nữ 4,5 6,5 5,0 20 Trần Khánh 6 9,0 9,5 21 Phạm Anh Khoa 5,5 9,5 8,5 22 Bùi Thị Hồng Lan Nữ 4 8,5 9,0 23 Ngô Thị Mỹ Lệ Nữ 4,5 7,5 8,0 24 Đàm Thị Thuỳ Linh Nữ 5,5 9,0 8,0 25 Phùng Nguyễn Hồng Loan Nữ 5,5 9,0 7,5 26 Phạm Hoàng Long 5,5 8,5 9,0 27 Lê Thị Hồng Ly Nữ 6 9,0 9,0 28 Cao Trà My Nữ 8 9,5 9,0 29 Khổng Thị Thuý Mỹ Nữ 7,5 8,5 10,0 30 Phạm Văn Nam 7 7,5 9,0 31 Lê Thị Minh Nhã Nữ 9,5 9,5 8,5 32 Vũ Nhật Quyên Nữ 7 7,5 9,5 33 Nguyễn Thị Thanh Nữ 6 9,5 9,5 34 Nguyễn Lê Thảo Nữ 4 8,0 9,5 35 Lê Thu Thảo Nữ 7 8,0 8,5 36 Lê Văn Thuận 8,5 8,0 8,5 37 Châu Minh Thúy Nữ 7,5 9,0 9,0 38 Nguyễn Thị Thu Thủy Nữ 8,5 9,0 9,5 39 Trần Thị Đoan Trang Nữ 7 5,5 8,5 40 Lê Thị Quỳnh Trang Nữ 7,5 8,0 8,5 41 Đoàn Thị Xuân Trang Nữ 7 8,5 10,0 42 Nguyễn Thị Huyền Trang Nữ 5,5 9,0 8,0 43 Huỳnh Thị Thanh Trúc Nữ 5 7,0 9,0 44 Hoàng Vũ Sơn Tùng 7 6,5 8,0 45 Đỗ Thị Hoàng Yến Nữ 6 6,5 8,5 46 Dương Ngọc Phước Yên Nữ 4 7,0 4,0 BẢNG ĐIỂM LỚP 10TN2 Kiểm tra 1 tiết Stt Họ tên học sinh Giới tính Thi HK1 (Bài 1) Bài 2 Bài 3 1 Phan Lê Hoài An 3,5 4,0 6,5 2 Đào Mỹ Anh Nữ 5 10,0 8,0 3 Đỗ Tuấn Anh 1,5 2,3 5,0 4 Nguyễn Thị Ngọc Chi Nữ 4,5 7,5 8,0 5 Đỗ Thị Đan Cúc Nữ 5,5 8,0 7,5 6 Nguyễn Hoàng Đức 4,5 2,0 5,5 7 Vũ Thuỵ Thuý Hằng Nữ 4,5 8,0 8,0 8 Bùi Thị Hằng Nữ 4 7,5 6,5 9 Nguyễn Thị Thu Huyền Nữ 7 9,0 10,0 10 Nguyễn Thị Huyền Nữ 7 10,0 7,5 11 Đặng Thị Dịu Huyền Nữ 5,5 9,0 8,0 12 Nguyễn Thị Huyền Nữ 4 5,0 7,0 13 Phạm Thị Ngọc Huyền Nữ 2 2,0 4,5 14 Nguyễn Thị Ngọc Linh Nữ 4,5 7,5 7,0 15 Phạm Thị Loan Nữ 4 5,5 9,5 16 Trịnh Đình Nam 4,5 7,5 8,5 17 Mai Thanh Nam 4,5 8,0 8,5 18 Hoàng Phương Ngọc Nữ 4,5 5,5 6,0 19 Vũ Như Ngọc Nữ 5,5 9,0 9,0 20 Vũ Thành Ngọc 3 4,0 6,0 21 Nguyễn Thị Thanh Nhàn Nữ 7 8,0 7,5 22 Hoàng Thị Ngọc Oanh Nữ 3 6,5 5,5 23 Diêu Thế Phong 4 5,0 6,5 24 Nguyễn Công Phúc 4,5 8,0 7,5 25 Đỗ Thị Thu Phương Nữ 9 10,0 10,0 26 Trần Thị Mỹ Phượng Nữ 4 6,0 5,0 27 Trần Trọng Quang 8 9,0 8,0 28 Trần Thị Thắm Nữ 7 6,0 8,5 29 Vũ Đình Thân 7 7,0 8,5 30 Trịnh Quyết Thắng 5 3,5 6,5 31 Nguyễn Tất Thành 5,5 5,0 4,0 32 Cao Đàm Anh Thy Nữ 5,5 4,0 5,0 33 Lê Thị Thu Nữ 2 1,5 4,0 34 Lê Thị Thanh Thuỷ Nữ 4,5 4,0 6,0 35 Lê Thị Thu Thủy Nữ 4,5 9,5 8,0 36 Nguyễn Thị Trà Nữ 7 9,0 9,0 37 Trà Vy Ngọc Trân Nữ 4 5,0 3,0 38 Ngô Thị Trang Nữ 4 6,5 6,0 39 Dương Thị Minh Trang Nữ 7 9,5 8,0 40 Vũ Đình Trí 5 8,0 8,5 41 Nguyễn Văn Trình 7,5 7,0 6,5 42 Trần Trung Trực 3,5 6,0 8,0 43 Vũ Thế Tuấn 6,5 8,0 6,0 44 Trần Lê Anh Tuấn 4 8,0 6,5 45 Nguyễn Thị Hải Yến Nữ 5,5 3,5 7,5 Trường ĐH Sư Phạm TPHCM Phòng KHCN & Sau Đại Học PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ TIỆN ÍCH CỦA VIỆC HỌC QUA BLOG “HOÁ HỌC PHỔ THÔNG” wordpress.com Các bạn học sinh thân! Hiện nay, internet không còn xa lạ gì với chúng ta, đặc biệt đối với các bạn học sinh. Internet là 1 kho tư liệu đồ sộ. Vậy tại sao chúng ta lại không tận dụng nó để hỗ trợ cho việc dạy và học? Với suy nghĩ đó, chúng tôi đã mạnh dạn xây dựng Blog: dạy học tương tác, hỗ trợ việc học, tự học cho các bạn học sinh. Để giúp chúng tôi đánh giá chất lượng và hứng thú của các bạn khi tham gia học qua blog, giúp chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành đề tài; chúng tôi mong các bạn hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách: đánh dấu x vào những ô phù hợp với suy nghĩ của bạn. Xin cảm ơn. 1. Nội dung trang blog hỗ trợ cho việc học chương Halogen lớp 10 có: Có Không Cung cấp tốt kiến thức Hình ảnh phong phú, sinh động Trực quan, dễ hiểu Bài tập đa dạng, phong phú Tương tác nhanh (các câu hỏi được giáo viên trả lời nhanh) 2. Trang blog này có giúp bạn: (mức độ 1 là thấp nhất; mức độ 5 là cao nhất) Ở mức độ 1 2 3 4 5 Dễ hiểu bài trên lớp hơn Học và nhớ bài trên lớp dễ dàng Hỏi và tra cứu tài liệu nhanh Rèn luyện kĩ năng giải bài tập Chuẩn bị bài thuyết trình tốt, đỡ tốn nhiều thời gian Phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề Học chủ động Ý kiến khác : ......................................................................................................... .................................................................................................................................. 3. Bạn có hứng thú học qua trang blog này không? rất thích thích bình thường không thích 4. Bạn thích gì ở trang Blog này: Nhiều bài giảng với hình ảnh, phim sinh động minh hoạ Tư liệu như lịch sử hoá học, thí nghiệm vui,… Các phương pháp giải bài tập Các bài tập trắc nghiệm, tự luận để củng cố và rèn luyện kĩ năng Trao đổi kiến thức online với cô giáo 5. Bạn thấy môn học Hoá học thú vị hơn thông qua blog này? Có Không 6. Theo bạn, có nên tiếp tục hoàn thiện và xây dựng tiếp cho những chương học sau, cũng như mở rộng sang kiến thức lớp 11, lớp 12 không? Có Không 7. Bạn nhận xét gì thêm về trang blog này? .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cảm ơn các bạn đã giúp tôi hoàn thành phiếu điều tra. Các bạn có thể liên lạc với tôi tại email: pvinh_nh@yahoo.com Trường ĐH Sư Phạm TPHCM Phòng KHCN & Sau Đại Học PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ TIỆN ÍCH CỦA VIỆC HỌC QUA BLOG “HOÁ HỌC PHỔ THÔNG” Kính thưa quý thầy cô! Hiện nay, internet không còn xa lạ gì với chúng ta, đặc biệt đối với các bạn học sinh. Internet là 1 kho tư liệu đồ sộ. Vậy tại sao chúng ta lại không tận dụng nó để hỗ trợ cho việc dạy và học? Với suy nghĩ đó, chúng tôi đã mạnh dạn xây dựng Blog: dạy học tương tác, hỗ trợ việc học, tự học cho các bạn học sinh. Để giúp chúng tôi đánh giá chất lượng và hiệu quả của trang blog này, giúp chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành đề tài; chúng tôi mong quý thầy cô hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách: đánh dấu x vào những ô phù hợp với suy nghĩ của thầy cô. Xin trân trọng cảm ơn. 1. Thầy cô hiện đang dạy trường nào? ................................................................... Tại Tỉnh/Thành phố : .............................................................................................. 2. Theo thầy cô, trang Blog này có tính giáo dục? rất nhiều nhiều ít rất ít 3. Nội dung trang blog hỗ trợ cho việc học chương Halogen lớp 10 có: (mức độ 1 là thấp nhất, mức độ 5 là cao nhất) Ở mức độ 1 2 3 4 5 Cung cấp tốt kiến thức Hình ảnh phong phú, sinh động Trực quan, dễ hiểu Bài tập đa dạng, phong phú Tương tác nhanh (các câu hỏi được giáo viên trả lời nhanh) 4. Trang blog này có giúp học sinh: (mức độ 1 là thấp nhất; mức độ 5 là cao nhất) Ở mức độ 1 2 3 4 5 Dễ hiểu bài trên lớp hơn Học và nhớ bài trên lớp dễ dàng Hỏi và tra cứu tài liệu nhanh Rèn luyện kĩ năng giải bài tập Chuẩn bị bài thuyết trình tốt, đỡ tốn nhiều thời gian Phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề Học chủ động, mọi lúc, mọi nơi Ý kiến khác : ......................................................................................................... .................................................................................................................................. 5. Thầy cô thấy trang Blog này có những gì hay thu hút được học sinh? Nhiều bài giảng với hình ảnh, phim sinh động minh hoạ Tư liệu: lịch sử hoá học, thí nghiệm vui,… Các phương pháp giải bài tập Các bài tập trắc nghiệm, tự luận để củng cố và rèn luyện kĩ năng Trao đổi kiến thức online với cô giáo 6. Theo thầy cô, có nên tiếp tục hoàn thiện và xây dựng tiếp cho những chương học sau, cũng như mở rộng sang kiến thức lớp 11, lớp 12 không? Có Không 7. Thầy cô nhận xét gì thêm về trang blog này? .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cảm ơn quý thầy cô đã giúp chúng tôi hoàn thành phiếu điều tra. Quý thầy cô có thể liên lạc với chúng tôi tại email: pvinh_nh@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVHHPPDH001.pdf
Tài liệu liên quan