MS: LVVH-PPDH020
SỐ TRANG: 78
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
CẤU TRÚC LUẬN VĂNLỜI CÁM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.
2 . Lịch sử vấn đề.
3.Mục đích nghiên cứu:
4.Nhiệm vụ nghiên cứu:
5. Đối tượng nghiên cứu:
6.Phạm vi nghiên cứu:
7.Phương pháp nghiên cứu:
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
9.Cấu trúc của luận văn:
CHƯƠNG 1 : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VỚI VIỆC ĐỔI MỚI QUÁ TRÌNH DẠY – HỌC VĂN
1.1.Sự hình thành và phát triển của phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường hiện đại
1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực
1.1.2- Bản chất và đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
1.1.3- Vấn đề chủ thể trong triết học và tâm lí học
1.1.4 .Phương pháp dạy học tích cực với việc đổi mới quá trình dạy - học Văn
CHƯƠNG 2 : DẠY HỌC CA DAO DÂN CA THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC
2.1-Khái niệm
2.2. Nội dung của ca dao, dân ca
2.2.1-Ca dao dân ca là “cuốn bách khoa toàn thư” của cuộc sống
2.2.2 –Đề tài người phụ nữ trong ca dao dân ca.
2.3. Nghệ thuật của ca dao dân c
2.4-Dạy học ca dao dân ca theo phương pháp tích cực
CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mô tả thực nghiệm
3.1.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm
3.1.2 Đối tượng của thực nghiệm
3.1.3 Thời gian và qui trình tiến hành thực nghiệm
3.1.4 Giáo án thực nghiệm
3.2.Tổ chức thực nghiệm
3.2.1.Giao nhiệm vụ thực nghiệm
3.2.2.Theo dõi tiến trình dạy thực nghiệm
3.3.Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.3.1 Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm
3.3.2 Xử lí kết quả thực nghiệm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục số 1 : ĐỀ KIỂM TRA SAU KHI HỌC XONG TÁC PHẨM.
Phụ lục số 2 : PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN. (Môn Ngữ Văn-THCS)
Phụ lục số 3 : PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH (Học sinh trường Nguyễn Công Trứ- Môn Ngữ Văn.)
Phụ lục số 4 : BIÊN BẢN DỰ GIỜ TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM BÀI NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN.
CÔNG THỨC TOÁN HỌC
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3328 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học văn học dân gian lớp 7 theo phương pháp tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi” của
tác phẩm không được chính học sinh tư duy vì giáo viên đã phát hiện hộ. Điều đó gây mất hứng
thú, nhàm chán khi phân tích, tìm hiểu tác phẩm văn chương. Là môn học của tâm hồn nên cách
cảm cách nghĩ của mỗi cá nhân là rất cần thiết vì đó là sự thể hiện nhằm trải nghiệm trong cuộc
sống của mỗi cá thể học sinh khi còn ngồi trên ngế nhà truờng.
Bởi thế, công việc phân tích ca dao theo phương pháp tích cực, yêu cầu giáo viên phải lưu ý
một số điều nhằm giúp cho việc tìm hiểu chúng một cách thấu đáo và chính xác hơn . Truớc hết,
nguời dạy cần nhận thức rõ một văn bản, lời ca được chỉ dẫn về nguồn gốc thể loại và về lối hát
(hát ru, hát ví, hát dặm..) vì những điều này rất cần thiết để hiểu đúng hơn, sâu hơn, hay ít ra tránh
được những suy diễn không phù hợp. Giáo viên biết đặt chúng trong một hệ đề tài, chức năng , thi
pháp, hình thức kết cấu, kiểu bài, nhân vật và phương thức diễn xướng. Cần mở mang những hiểu
biết về văn học dân gian, trong đó có phần ca dao dân ca, soi rọi bằng tri thức lí luận mới. Công
việc ấy đòi hỏi người dạy phải đầu tư vào vấn đề tìm kiếm tư liệu, hiều một số chi tiết ngoài văn
bản để định hướng phân tích phần nội dung. Tiếp đến, trong việc tìm hiểu và phân tích bất cứ một
văn bản nào thì chúng ta cũng cần nắm bắt được cái cảm hứng chủ đạo cụ thể của chủ thể trữ tình.
Điều đó có nghĩa là, chúng ta cần biết người ấy muốn nói điều gì, muốn thể hiện tình cảm gì, từ
đó mới đi vào những khía cạnh có liên quan đến ý tình đó. Định hướng đúng trong việc phân tích
nội dung của ca dao sẽ kích thích được lòng khao khát tìm hiểu những giá trị to lớn của viên ngọc
Việt. Phân tích ca dao nếu chỉ dừng lại ở việc tìm ra và nêu lên, bình đôi câu về ý, tình của chủ thể
trữ tình thì quá đơn điệu và phiến diện. Cái hay, cái sâu sắc của ca dao nhiều khi không phải chỉ
chủ yếu ở bản thân ý nghĩa trực tiếp của câu ca mà là ở sức gợi của nó nên đòi hỏi cần có sự cộng
hưởng và quá trình đồng sáng tạo của bạn đọc. Bạn đọc đi vào cuộc sống của ca dao bằng con
đường xác định chủ thể trữ tình, tức là xác định câu ca, lời ca ấy của ai và ai đang cùng trò
chuyện. Ta cần xác định bài ca là tiếng nói của nhân vật nào. Nếu ta xác định đúng thì sẽ phân tích
đúng và ngược lại.
Bông cúc vàng nở ra bông cúc tím
Em có chồng rồi trả lại yếm cho anh
Nếu ta xác định đây là lời chàng trai thì hết sức tầm thường nhưng nếu là lời cô gái thì cô là người
rất sâu sắc.
Bông cúc vàng nở ra bông cúc xanh
Yếm em em mặc, yếm gì anh anh đòi
Nếu là lời cô gái thì quả thật cô rất đáo để, nhưng là lời chàng trai thì đây là một con người lịch sự.
Điều này có quan hệ mật thiết với việc xác định hướng phân tích và giúp độc giả hoá thân vào
nhân vật, phát huy trí tưởng tượng của học sinh. Vậy làm thế nào để có thể xác định lời ca ấy là
của ai? Điều đáng lưu ý khi dạy học ca dao dân ca theo phương pháp tích cực là giáo viên phải
hương dẫn học sinh tìm hiểu rõ về hoàn cảnh ra đời của bài ca đó nên ta phải đặt tác phẩm trong
hệ thống của nó (hệ thống chủ đề, hình ảnh, ngôn ngữ) là rất quan trọng. Đặt bài ca dao ấy trong
hệ thống, đặc biệt là hệ thống các bài ca có cùng hình ảnh, cùng câu mở đầu, cùng diễn tả tâm
trạng là sự chỉ dẫn cho chúng ta đường vào ca dao, là truyền thống văn hoá dân gian.
Bướm vàng đậu đọt mù u
Lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn.
Phải chăng hình ảnh bướm vàng là người con trai và đọt mù u non nớt kia là người con gái. Bài ca
gợi cho ta những điều thật sâu sắc mà kín đáo vô cùng.
Tiến hành xác định rõ thể, nhóm, để xác định đúng trọng tâm của bài. Đặt bài ca dao đuợc phân
tích vào hệ thống của nó, nguời học sẽ dựa vào cài chung để hiểu được cái riêng, tìm hiểu cái toàn
thể để suy ra cái bộ phận, hay nói một cách đơn giản hơn là dùng biện pháp “dựa vào ca dao để
hiểu ca dao” vì nó có những yếu tố truyền thống về đề tài, về thi pháp…Nắm được hệ thống thích
hợp thì sẽ hiểu được nó theo những cách riêng. Vậy, đặt một bài ca dao vào hệ thống của nó là như
thế nào? Trước hết, cần phải xác định trong số những yếu tố truyền thống có mặt trong bài ca dao
đó thì yếu nào có liên quan trực tiếp hơn cả với việc giải mã văn bản nghệ thuật. Tỉ như bài
“thuyền về có nhớ bến chăng” thì hình ảnh ẩn dụ là thuyền và bến. Một bài ca dao có thể được đặt
vào nhiều hệ thống nhưng xác định được hệ thống chủ yếu là đủ vì vậy, ta cần có sự liên tưởng tới
những bài ca dao có yếu tố cùng loại để đối chiếu. Đưa bài ca dao vào hệ thống của nó , ta không
chỉ dựa vào cái chung, cái toàn thể để hiểu cái riêng, cái bộ phận mà còn có thể nhận ra các nét đặc
sắc riêng của nó, phát hiện ra những rung động trong sự cảm nhận của học sinh. Đây là điểm tựa
cần thiết để tìm đến phần sâu lắng trong sáng tác của dân gian. Chính vì vậy, ta nên tập trung khai
thác trung tâm sáng tạo của bài ca dao. Như vậy, có nghĩa là không thể phân tích ý tách khỏi lời,
nội dung tách khỏi cái phô diễn và nghệ thuật nói chung. Trung tâm sáng tạo là ở chỗ ta cảm nhận
bài ca dao có vấn đề gì nổi bật nhất. Đây chính là chỗ để tư duy sáng tạo hoạt động , là “điểm
trắng” cho học sinh suy ngẫm. Điều quan trọng là người daỵ phải biết kết hợp phân tích và khơi
gợi. Một bài ca dao luôn tồn tại những điều nó nói và điều nó gợi. Đến với bài ca dao Thương thay
thân phận con tằm là sự tập hợp bốn hình ảnh ẩn dụ, mỗi hình ảnh ám chỉ một cảnh ngộ thật đáng
thương của người lao động nhưng đó là sự bao trùm hết mọi phương diện, khổ cực về vật chất,
thiếu thốn, đè nén về tinh thần. Giáo viên cần khơi ra những những cảm nhận riêng của mình đem
trao đổi với học sinh để các em suy ngẫm cùng. Khi tiến hành phân tích phải kết hợp với khơi gợi,
liên tưởng để bài học có chiều sâu. Giảng bình là khâu cần thiết và quan trọng trong dạy học văn.
Giảng bình đúng lúc, không quá dài dòng mà cũng không quá ngắn gọn . Biết dừng đúng lúc để
khoảng trống cho học sinh trải nghiệm. Bình cũng như nghệ thuật chơi đàn. Dây đàn căng hay
chùng đều ảnh hưởng đến âm thanh điệu nhạc. Do đó, không nên dông dài, càng không nên áp đặt
ý kiến riêng của mình. Nếu khéo léo kết hợp khơi gợi và phân tích thì cũng như người gieo hạt, hy
vọng một mùa màng bội thu. Trong sự tìm tòi nhiều hướng tiếp cận bài ca dao ấy ta phải chọn lấy
hướng đi đúng nhất để giờ học đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với chùm bài “Những câu hát than thân”, ta có thể khắc hoạ cho học sinh một thân cò, một
đời cò khó khăn ngang trái, khơi gợi hình ảnh ai oán xót xa. Đây là biểu tượng chân thực và xúc
động cho cuộc đời vất vả của người nông dân trong xã hội cũ. Ẩn sâu trong tiếng than xót xa ấy là
tiếng nói phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến. Gía trị tố cáo, sức mạnh chiến đấu của bài ca tiềm
ẩn ngay trong nội dung của nó qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Tạo cơ hội cho học sinh tự
phát hiện những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong những bài ca ấy (ẩn dụ, nhân hoá, đối lập, so
sánh, câu hỏi tu từ,..) để phát huy hết vai trò chủ thể của học sinh trong giờ học. Tăng cường câu
hỏi hình dung, tưởng tượng nhằm mở mang óc sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng cho học sinh.
Chẳng hạn: Em hãy hình dung cuộc đời con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc trong bài ca dao số 2
như thế nào?, sau khi học xong em cảm nhận gì về cuộc đời người phụ nữ trong xã hội ngày xưa?
Giáo viên có thể mở rộng cho học sinh những hình tượng con cuốc, thân cò ở các tác phẩm khác
(Ở bài số 3, chúng ta có thể giới thiệu cho học sinh về thơ Hồ Xuân Hương, một nữ thi sĩ đã lên
tiếng đấu tranh giành lại quyền con người cho phụ nữ trong xã hội xưa và thể hiện sự bất bình với
những tập tục cổ lỗ khắc nghiệt thời phong kiến đã làm cho bao người phụ nữ phải chịu nhiều đau
khổ. Tú Xương gọi người vợ của mình là “thân cò” để nói về nỗi vất vả gieo neo trong cuộc mưu
sinh. Hình tượng con cuốc trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại là biểu tượng của lòng nhớ
nước hay trong “Cuốc kêu cảm hứng” của Nguyễn Khuyến “ hay là nhớ nước vẫn nằm mơ” hay
cần lưu ý cho học sinh hiểu về hình ảnh trái bần, phản ánh tính địa phương trong bài ca dao số 3).
Để thấy được vẻ đẹp về nội dung cũng như cái hay về nghệ thuật của những bài ca dao ấy, chúng
ta cần vận dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực một cách linh hoạt. Bài học không
thể thiếu phần liên hệ thực tế. Đây là phần mà học sinh có thể vận dụng những hiểu biết về xã hội,
về kinh nghiệm bản thân để rút ra bài học cho mình. Với chùm bài này, giáo viên có thể cho học
sinh so sánh cuộc sống của người dân ngày xưa và ngày nay để thấy sự khác biệt, đặc biệt là thân
phận người phụ nữ, vị trí người phụ nữ xưa và nay như thế nào, có khả quan hơn không và dẫn ra
một vài ví dụ tiêu biểu. Điều cuối cùng là giáo viên hướng dẫn cho học sinh sưu tầm dị bản của ca
dao hay sưu tầm các bài ca dao có cùng chủ đề, nội dung tương tự để làm phong phú thêm hiểu
biết của mình đồng thời có thêm tư liệu để viết văn.
Qua việc khai thác các bài ca dao dân ca theo hứơng trên, chúng ta phần nào sẽ khẳng định
được vị thế của phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy vai trò chủ thể của học sinh và thấy
được đây là xu thế tất yếu của giáo dục nhằm hướng tới việc học tập tích cực, chủ động, tự giác,
sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động. Đây là một trong những mục tiêu chung và cũng là
tiêu chuẩn giáo dục hiệu quả, đổi mới dù không có phương pháp nào là tuyệt đối.
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mô tả thực nghiệm
3.1.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm
Để đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu, đánh giá sơ bộ chất lượng và hiệu quả
của quan điểm dạy học nhằm phát huy vai trò chủ thể-học sinh, kiểm tra khả năng thích ứng của
học sinh với phương pháp dạy này nên chúng ta sử dụng thực nghiệm sư phạm .Trong điều kiện
thực tế của nước ta và thì thực nghiệm cũng sẽ giúp ta nhận xét tính khả thi của đề tài.
3.1.2 Đối tượng của thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở khối lớp 7 tại các trường THCS Nguyễn Công Trứ và
THCS Phạm Hồng Thái- Huyện Long Điền- Thị Xã Bà Rịa- Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tác phẩm
thực nghiệm là “những câu hát than thân” trong chương trình ngữ văn 7, tập I.
Để có được kết quả mang tính khách quan và thiết thực hơn, chúng tôi đánh giá trên diện rộng
với nhiều đối tượng học sinh, trình độ học sinh, giữa các lớp có cả các đối tượng giỏi, khá, trung
bình và yếu kém.
Ở trường Nguyễn Công Trứ lớp thực nghiệm là 7A và lớp đối chứng là lớp 7B
Ở trường Phạm Hồng Thái lớp thực nghiệm là 7D và lớp đối chứng là 7H
Việc lựa chọn giáo viên dạy các lớp đối chứng cũng được chúng tôi cân nhắc rất kĩ. Chúng tôi
chọn những giáo có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Các lớp này do cô: Võ Thị Thu Thuỷ dạy, lớp
thực nghiệm do tôi giảng dạy.
Câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở cuối bài dạy do tôi và cô Thuỷ
thống nhất với nhau theo yêu cầu dựa trên quan điểm phương pháp dạy học tích cực, theo nội
dung và yêu cầu của chương trình do Bộ giáo dục và đào tạo qui định.
3.1.3 Thời gian và qui trình tiến hành thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong năm học 2008-2009 theo các bước sau:
Bước 1: phát phiếu tham khảo ý kiến giáo viên và học sinh
Bước 2: gặp gỡ giáo viên dạy lớp đối chứng để bàn bạc nhiệm vụ, kế hoạch khi tiến hành dạy tác
phẩm. Dự giờ các tiết dạy ở lớp thực nghiệm.
Bước 3: kiểm tra chất lượng học sinh sau mỗi tiết học ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Bước 4: thống kê, phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm bằng các phương pháp thống kê toán
học.
Bước 5: kết luận về thực nghiệm sư phạm.
3.1.4 Giáo án thực nghiệm
TUẦN 4- BÀI 4
Tiết 13: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN.
A. Mục tiêu cần đạt: Gíup học sinh:
-Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu (hình ảnh, ngôn ngữ)
của những bài ca dao thuộc chủ đề than thân.
-Học thuộc lòng những bài ca dao thuộc chủ đề này và sưu tầm thêm những bài khác.
B. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
? Đọc thuộc lòng những bài ca dao thuộc chủ đề “Tình yêu quê hương đất nước, con
người”?
? Hãy phân tích bài số 2 để thấy được tình cảm yêu đất nước, quê hương tha thiết?
3.Bài mới: Gíao viên giới thiệu bài mới.(1’)
Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống, tâm hồn nhân dân. Những bài ca than thân
có số lượng rất lớn trong kho tàng ca dao ta. Ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với nỗi niềm,
cuộc đời đau khổ đắng cay của người nông dân, người phụ nữ, nó còn có ý nghĩa tố cáo xã hội
phong kiến. Các ý nghĩa đó được thể hiệ sinh động, sâu sắc qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ rất đa
dạng của những bài ca.
TL Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng
(3’)
(10’)
Giáo viên hướng dẫn học
sinh đọc văn bản và tìm
hiểu phần chú thích.
GV sửa lỗi đọc cho hs và
giải thích thêm nếu có từ
ngữ khó.
HS đọc lại bài 1.
Học sinh đọc theo hướng
dẫn của giáo viên.
I-Tìm hiểu văn
bản
? Bài ca dao là lời của ai?
Nói về điều gì?
? Trong bài ca dao nhiều
lần tác giả dân gian nhắc
đến hình ảnh“con cò”.Qua
đó giúp em liên tưởng đến
điều gì?
?Thân phận cò được miêu
tả như thế nào qua lời
than? Em nhận xét gì về
cách dùng hình ảnh và
cách dùng như vậy nhằm
diễn tả điều gì?
GV nhận xét, chốt ý.
?Như vậy, tác giả mượn
hình ảnh con cò để nói đến
thân phận người nông dân
xưa . Em nhận thấy nghệ
thuật gì được vận dụng
trong bài 1?
Lời của người lao động
kể về cuộc đời của họ.
2 lần- ta cảm nhận đó
chính là số phận lẻ loi,cô
độc đầy ngang trái.
HS trả lời.
-Cuộc sống cơ cực , lầm
than, vất vả. Một cuộc đời
tối tăm không lối thoát
HS hoạt động.
1- Bài 1
-Thân cò…lận
đận
-lên thác><
xuống ghềnh
- Bể đầy><ao
cạn
Hình ảnh đối lập
nhằm diễn tả
cuộc đời lận
đận, vất vả của
người nông dân
Nghệ thuật:sử
dụng từ láy,
nghệ thuật đối
(10’)
? Vì sao ca dao lại mượn
hình ảnh con cò để diễn tả
tình cảnh sống của người
nông dân?
? vậy ngoài nội dung than
thân, bài ca dao này còn
có nội dung nào khác
không?
GV bình:Dân gian đã dùng
hình ảnh con cò để diễn tả
thân phận và tâm trạng của
mình. Bài ca không chỉ là
lời than thân trách phận
mà còn là lời tố cáo, phản
kháng lại xã hội phong
kiến xưa.chính những bất
công trong xã hội ấy đã
khiến cho người nông dân
bao phen chịu cảnh ngang
trái.
GV có thể mở rộng số
phận của người phụ nữ
qua bài “thương vợ” của
Tế Xương.
?Em hãy tìm một số bài ca
dao mượn hình ảnh con cò
để diễn tả cuộc đời người
nông dân xưa?
HS đọc bài 2
?Bài ca dao bắt đầu bằng
vì cò gần gũi gắn bó với
người nông dân,vì cò lặn
lội kiếm ăn vất vả như
người nông dân
Phản kháng tố cáo xã hội
phong kiến.
HS có thể trả lời những
câu trong phần đọc
thêm.GV giới thiệu một
vài bài khác.
Vừa thương, vừa đồng
và câu hỏi tu từ
nghệ thuật kết
hợp những từ
ngữ miêu tả
hình dàng, thân
phận cò.
từ “thương thay”. Em hiểu
thế nào về từ đó?
?Bài ca dao bày tỏ niềm
thương cảm đến những đối
tượng nào?,chúng gợi cho
em liên tưởng tới ai?
?Em có nhận xét gì về
cách nói trong bài ca dao
này?
?Qua các hình ảnh 1,2,3
người nông dân muốn bày
tỏ nỗi thương thân như thế
nào?
?Tại sao người lao động
khi nhìn sự vật cảnh ngộ
xung quanh thường liên
tưởng đến cuộc đời mình?
HS thảo luận:
Nội dung toàn bài ca dao
nói lên điều gì? Sưu tầm
những bài ca dao có nội
dung tương tự.
GV chốt ý: những con vật
ấy là tượng trưng cho
những người lao động,
người dân nghèo trong xã
hội. Cuộc đời họ vốn có
cảm, thương cho người,
cho mình và đồng thời
cũng là lời than.
Hs trả lời.
Người lao động với nhiều
nỗi khổ khác nhau.
HS phát hiện biện pháp
nghệ thuật ẩn dụ, một
biện pháp khá phổ biến
trong ca dao, dân ca.
HS hoạt động.
Vì có nhiều nét tương
đồng nên có sự đồng cảm
và vận vào mình.
HS thảo luận và trình bày
theo nhóm. Nhóm trưởng
trình bày ý kiến của nhóm
mình. Các nhóm khác
nhận xét , bổ sung.
2-Bài 2.
Thương thay.
Con tằm: nhả tơ.
Lũ kiến: kiếm
mồi.
Hạc:bay mỏi
cánh.
Cuốc: kêu ra
máu.
Hình ảnh ẩn dụ.
(6’)
rất nhiều nỗi khổ.
HS đọc bài ca dao 3:
?Qủa bần là loại quả như
thế nào?thường mọc ở
đâu?
? Tác giả đã sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì để nói
đến thân phận của ai?
?Em có thể tìm một số bài
ca dao có nội dung tương
tự?
?Bài ca dao ngoài ý nghĩa
than thân còn có ý nghĩa gì
khác không?
?Tìm nghệ thuật và nội
dung đặc sắc của cả 3 bài
ca dao?
GV chốt ý trong ghi nhớ
sách giáo khoa.
GV liên hệ thực tế :
? Em có nhận xét gì về
cuộc sống của người phụ
nữ nói riêng và người dân
lao động trong xã hội ta
hiện nay?(yêu cầu hs nêu
HS dựa vào chú thích để
trả lời.
HS phát hiện biện pháp
so sánh để từ đó nói lên
thân phận của người phụ
nữ trong xã hội xưa.
HS suy nghĩ và trả lời.
Học sinh phát hiện.
HS phát hiện
HS đọc ghi nhớ SGK.
HS trả lời theo quan điểm
cá nhân. GV cần hướng
cho hs những suy nghĩ
đúng đắn để có quan
điểm sống tích cực hơn.
Nỗi khổ nhiều
bề của người lao
động bị áp bức
bóc lột, chịu
nhiều oan trái.
3 -Bài 3
Lời than của cô
gái về thân phận
long đong, hẩm
hiu, nghèo hèn,
chìm nổi, lênh
đênh, vô định.
Bài ca có giá trị
tố cáo.
II-Tổng kết:
4-Củng cố:
(8’)
GV cho
HS đọc diễn
cảm 3 bài ca
dao.
? Hãy
nêu suy nghĩ
của em về thân
phận người
nông dân, đặc
biệt là người
phụ nữ trong
xã hội phong
kiến ngày xưa
5-Dặn dò (1’)
Học thuộc lòng bài ca dao.
Sưu tầm thêm các bài ca dao có nội dung tương tự.
Chuẩn bị bài: Những câu hát châm biếm, chú ý sưu tầm những câu ca dao có nội dung châm
biếm
3.2.Tổ chức thực nghiệm
3.2.1.Giao nhiệm vụ thực nghiệm
Sau khi bàn bạc cụ thể, trao đổi kiến thức và thống nhất cách thức triển khai bài dạy, chúng
tôi tiến hành dạy thực nghiệm. Những câu hỏi kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng cũng
được biên soạn cụ thể. Học sinh sẽ làm khoảng 10 phút sau cuối bài học và có thể lấy cột điểm
miệng trong kết quả học tập của học sinh.
3.2.2.Theo dõi tiến trình dạy thực nghiệm
Chúng tôi dự giờ và ghi nhận lại tiến trình của giờ dạy bằng biên bản dự giờ. Với đầy đủ
những nhận xét chi tiết về các câu hỏi giáo viên nêu ra, về không khí lớp học, về hoạt động, thái
(3’)
ví dụ nếu có thể)
III- Luyện tập:
Người lao động, người
phụ nữ trong thời phong
kiến than thở vì:
a- Họ quá khổ.
b- Họ không được làm
chủ cuộc đời.
c- Họ bị lao động khổ
sai, áp bức.
d- Họ không biết cách
nào để thoát khổ.
Theo em ý nào là hợp lí
hơn cả. giải thích?
III- Luyện tập: làm theo
SGK.
Ghi nhớ SGK
III- Luyện tập.
độ học tập của học sinh… chúng tôi hy vọng sẽ phản ánh một cách rõ nét nhất tiến trình của giờ
dạy theo quan điểm tích cực.
Sau tiết dạy, chúng tôi đều có sự trao đổi, nhận xét, đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm giữa các
giáo viên với nhau để có kết quả tốt nhất.
3.3.Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.3.1 Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm
Khi học sinh đóng vai trò là chủ thể hoạt động, có sự thảo luận bàn bạc để cùng nhau thực
hiện nhiệm vụ học tập, từ đó tự chiếm lĩnh kiến thức và có thể tự đánh giá kết quả học tập của
mình thì kết quả học tập sẽ khả quan và học sinh được chuẩn bị những kĩ năng rất cần thiết cho
cuộc sống sau này. Trong tiết học, đa số học sinh đều tham gia tích cực vào các hoạt động do giáo
viên dẫn dắt mặt dù còn một vài học sinh hơi thụ động. Chúng tôi nhận thấy các em tỏ ra hứng thú,
hoạt động tích cực trong giờ học văn hơn trước. Nhờ vậy không khí lớp học trở nên sôi nổi hơn.
Các đối tượng học sinh đều tham gia phát biểu xây dựng bài với thái độ chủ động tích cực. Như
vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng: học sinh hoàn toàn có năng lực tự tìm hiểu nội dung, tự tìm
kiếm tri thức dưới sự dẫn dắt của giáo viên và có thể trình bày quan điểm của mình trước đám
đông. Đây thực sự là điều mong muốn nhất của các nhà nghiên cứu phương pháp.
3.3.2 Xử lí kết quả thực nghiệm
Chúng tôi sử dụng các công thức tính toán của bộ môn xác suất thống kê như trung bình
cộng(X), phương sai (s2 ), độ lệch chuẩn (s), hệ số biến thiên(v), dùng phép thử t-student. So sánh
các tham số của 2 loại lớp thực nghiệm và đối chứng ta sẽ thấy được tính hiệu quả và ổn định của
mỗi phương pháp sư phạm.
Bảng 3.1.Thống kê kết quả kiểm tra chất lượng tiếp nhận tác phẩm của học sinh sau khi học.
Tên
bài
học
Loại
lớp
Tổng
số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thực
nghiệm 78 0 1 4 2 10 15 21 14 9 2
Những
câu
hát
than
thân
Đối
chứng 72 0 2 5 7 17 20 11 9 1 0
Sử dụng công thức (1) phụ lục số 5, ta có kết quả trung bình cộng cuả hai nhóm thực nghiệm và
đối chứng như sau:
Bảng 3.2. So sánh điểm trung bình giữa các nhóm.
Nhóm 1
XTN 6,69
XĐC 5,59
Nhận xét: Qua bảng kết quả trung bình cộng của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cho chúng
ta thấy ở nhóm thực nghiệm điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Bảng 3.3. Bảng so sánh độ lệch chuẩn của cả nhóm thực nghiệm và đối chứng
Nhóm 1
STN 1,54
SĐC 1,69
Độ lệch chuẩn cuả nhóm thực nghiệm và đối chứng được tính từ công thức (2),(3) phụ lục số 5.
Nhận xét: So sánh độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ta thấy nhóm thực
nghiêm có độ lệch chuẩn nhỏ hơn lớp đối chứng.
Bảng 3.4. Độ phân tán của kết quả nhóm thực nghiệm:
Nhóm 1
Thực nghiệm 25,26%
Đối chứng 27,06%
Áp dụng công thức (4) phụ lục số 5, ta có kết quả như trên.
Nhận xét: Ta thấy ở nhóm đối chứng có độ phân tán lớn hơn nhóm thực nghiệm.
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả thực nghiệm.
Nhóm Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Độ phân tán.
1
Thực Đối Thực Đối Thực Đối
nghiệm chứng nghiệm chứng nghiệm chứng
6,69 5,69 1,54 1,69 25,26% 27,06%
Bảng tổng hợp kết quả cho chúng ta thấy rằng nhóm thực nghiệm luôn có kết quả học tập tốt hơn
lớp đối chứng.
Bảng 3.6. Hệ số t của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Sử dụng công thức (5) phụ lục số 5, tính hệ số t và dùng phép thử t-student ta có bảng sau:
Nhóm 1
Gía trị t 3,79
Khi kiểm định về sự khác nhau trong kết quả học tập giữa hai nhóm ta dễ dàng nhận ra nhóm thực
nghiệm có kết quả rất khả quan. Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê nhằm kiểm định lại
sự khác nhau giữa hai điểm trung bình của học sinh hai nhóm ta sẽ thấy rõ hơn. Tính hệ số t và
dùng phép thử t-studient thì ta được giá trị hệ số t là 3,39.
T=72;78 So sánh với α=0,05 thì tαf là 1,98-2,00 . Như vậy t >tαf.
Nếu t lớn hơn hoặc bằng taf thì sự khác nhau giữa hai nhóm là điều có ý nghĩa thật sự. Hay nói
cách khác việc áp dụng phương pháp dạy học chú trọng đến vai trò của chủ thể đã đem lại kết quả
như mong đợi. Vậy chúng ta có thể lập bảng tổng hợp chung các số liệu thực nghiệm như sau.
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp chung.
3.4. Kết luận
chung về thực
nghiệm:
Qua
bảng thống kê trên ta nhận thấy rằng điểm trung bình cộng ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối
chứng và độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm lại nhỏ hơn nhóm đối chứng. Độ phân tán của
nhóm thực nghiệm nhỏ hơn nhóm đối chứng, giá trị t ở các nhóm đều lớn hơn tαf.
Số hoc sinh Điểm trung
bình (X)
Độ lệch
chuẩn (S) Độ phân tán (V) Hệ số t Nhóm
TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC
1 78 72 6,69 5,69 1,54 1,69 25,26% 27,06% 3,79
Kết quả thật như ta mong đợi, khi so sánh giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, rõ
ràng các lớp thực nghiệm đều cho kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điều đó có ý nghĩa là hiệu quả
tác động giữa các phương pháp sư phạm là có thật. Một điều đáng lưu ý nữa là không khí lớp học
trong suốt giờ dạy. Lớp học thật sự sôi động hẳn lên vì tâm thế học tập đầy nhiệt tình của học sinh.
Sự yên lặng vốn tồn tại từ bấy lâu trong giờ học hầu như mất dần, khoảng cách giữa giáo viên và
học sinh được rút ngắn, thay vào đó là sự thân thiện, cởi mở hơn vì học sinh được có cơ hội bộc lộ
và khẳng định mình qua các hoạt động học tập như bàn bạc, thảo luận và trình bày ý kiến. Có sự
động viên, khích lệ của giáo viên học sinh như được tiếp sức trong tiến trình tham gia giờ học.
Đây cũng là một cách để khuyến khích các em có thái độ học tập tốt hơn nữa. Trong tiết dạy của
mình, chúng tôi lại có cơ hội nghe các em nói về cái nhìn của riêng mình về cuộc sống của người
phụ nữ hiện nay được các em cảm nhận được trong cuộc sống đời thường và các em có thể đưa ra
những ví dụ cụ thể bằng những dẫn chứng gần gũi do chính mình nhận biết. Bên cạnh đó các em
còn mạnh dạn nói lên những nỗi băn khoăn, trăn trở khi đề cập đến một số hiện tượng xảy ra trong
thực tế cuộc sống. Đó là những điều đáng quý và đáng trân trọng. Từ đó, chúng ta có thể nắm
được tâm tư, nguyện vọng của các em để có sự giáo dục đúng hướng phù hợp với tâm lý lứa tuổi
học sinh hơn. Đây là những hiệu quả có được ngoài sự mong đợi của chúng tôi. Tuy nhiên, vì
thời lượng có hạn mà những điều còn ấp ủ thì nhiều nên tiết dạy của chúng tôi gần như thiếu hụt
thời gian .Đây quả thật là một tiết dạy mang nhiều ý nghĩa sư phạm mà phương pháp dạy học tích
cực từng quan tâm đến.
Từ phiếu tham khảo ý kiến của giáo viên và học sinh khối lớp 7 tại hai trường cũng rất khả
quan tuy diện được khảo sát còn hẹp, số lượng người tham gia còn khiêm tốn, chúng tôi nhận
thấy: giáo viên đã có sự thay đổi phương pháp dạy học và bước đầu biết khéo léo kết hợp nhiều
phương pháp một cách linh hoạt trong giờ lên lớp. Tất nhiên, điều này sẽ dẫn tới hệ quả là phương
pháp dạy học truyền thống theo đó mà không còn nữa. Những phương pháp vốn có vẫn được kế
thừa, phát huy để nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Văn. Hầu hết các tiết dạy đều tiến hành
cho học sinh thảo luận, bàn bạc và trình bày ý kiến, tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn của
giáo viên trong suốt quá trình học tập. Điều đó thể hiện đặc trưng cơ bản của quan điểm dạy học
tích cực lấy học sinh làm trung tâm mà luận văn đề cập tới. Giáo viên đã chú trọng vai trò của
học sinh trong học tập, luôn xem đối tượng học sinh là điều thiết yếu và trong sự chuẩn bị của giáo
án, các hoạt động của học sinh luôn được đầu tư kĩ nhất. Trong khâu ra đề, hầu hết giáo viên tỏ ra
đồng tình với việc ra đề rộng, tức là một đề văn nên quan tâm đến cảm nhận và khả năng sáng tạo
của các em để các em có điều kiện phát huy hết năng lực của mình. Có như vậy chúng ta mới thấy
được tầm quan trọng của phương pháp dạy học, một vấn đề đang được quan tâm trong giáo dục
nhằm đưa bộ môn Văn về đúng vị trí của nó.
Khi đến với kết quả khảo sát của học sinh, chúng tôi cũng thật bất ngờ. Không phải các em
quay lưng với bộ môn này như dư luận bấy lâu nay từng nói đến mà có nhiều lí do khác nhau để
chúng ta tìm hiểu về thực trạng mà việc học sinh chưa đạt được kết quả cao trong học tập. Nhiều
em cho biết rằng rất yêu thích bộ môn văn, muốn được nói ra những cảm nhận riêng nhưng ít có
cơ hội thật sự và đặc biệt các em mong chờ được làm bài một cách sáng tạo, không bị gò ép hay
bắt buộc. Ví dụ: sau khi học xong tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng”, em có suy nghĩ gì về những
con người nghèo khó mà đầy lòng nhân nghĩa, hy sinh cho người khác của những người nghèo
trong xã hội bấy giờ. Hay một đề văn như: Các em có suy nghĩ gì về quan niệm sống của Xuân
Diệu sau khi học xong bài Vội Vàng? Từ đó em hãy nêu quan niệm sống của các em cho cuộc
sống của mình. Học sinh có thể bộc lộ suy nghĩ của mình một cách tự do và từ đó chúng ta sẽ phát
hiện ra những tâm hồn đẹp khi cảm nhận văn học khi ta đã có sự cá thể hoá trong học tập. Chúng
ta thấy rằng nếu được đáp ứng những yêu cầu đó, các em sẵn sàng phát huy nổ lực chủ quan theo
sự hướng dẫn của giáo viên để thực mục tiêu của môn học. Bài tập kiểm tra đánh giá học sinh cuối
giờ đã nói lên điều đó. Hầu như các em làm tốt, cảm nhận đúng và sâu sắc bài học.( 78%điểm trên
trung bình). Có nhiều bài viết rất sáng tạo, có phong cách và chúng tôi đánh giá rất cao những học
sinh này.
Nói tóm lại, tất cả những điều trên đây phần nào phản ánh được nguyện vọng và nhu cầu
của giáo viên và học sinh trong giáo dục. Coi trọng vai trò của chủ thể, khơi dậy năng lực thực sự
của người học và khả năng tự vận dụng tri thức, tự nắm bắt kiến thức trong học tập là xu hướng
chính của giáo dục hiện nay. Ai cũng nhận thấy giáo dục đang từng bước thay đổi để đáp ứng yêu
cầu của thời đại. Thay đổi trong phương pháp, nội dung, cách kiểm tra, các ra đề….đã làm cho
người học năng động, sáng tạo và khả năng thực hành cũng được nâng lên đáng kể mà không làm
mất đi sự rung động thẫm mỹ trong môn văn. Đây là tiền đề cho phép chúng ta áp dụng quan điểm
dạy học tích cực hướng tới học sinh như trung tâm nói riêng và một số phương pháp khác vào
việc giảng dạy nói chung nhằm nâng cao hiệu quả học tập như mong muốn.
KẾT LUẬN
Đời sống và nhận thức của con người ngày càng được phát triển, mở rộng nên nhu cầu
chiếm lĩnh tri thức mới là rất cần thiết . Trong thời kỳ đổi mới, xã hội đang từng bước đổi thay
nên giáo dục cũng cần có cuộc cải cách toàn diện và sâu sắc. Vài thập niên gần đây, chúng ta có
thể thấy nhà trường đã thật sự chuyển mình mạnh mẽ để góp phần đào tạo nên những con người
mới. Tuy nhiên chất lượng giáo dục chưa đạt được những thành quả như mong muốn vì còn thể
hiện nhiều bất cập, trong đó điều đáng lo ngại nhất là chúng ta chưa hoàn thành những phương
pháp dạy học tích cực để vận dụng phù hợp trong các cấp học theo tâm lí lứa tuổi học sinh. Các
phương pháp như nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đọc sáng tạo…và một số phương pháp dạy học mới
đã được đề cập gần đây đều là những phương pháp nhằm phát huy vai trò chủ thể của học sinh
trong hành trình đi tìm kiến thức mới. Chúng ta cần vận dụng một cách sáng tạo chúng vào quá
trình đổi mới phương pháp dạy học theo những yêu cầu của cải cách giáo dục. Mục tiêu chung của
giáo dục và nhu cầu của xã hội là tạo ra những con người bên cạnh một khối lượng kiến thức còn
có những kĩ năng làm việc, thực hành thành thạo, biến những điều đã được học thành những việc
làm cụ thể, biết tự chinh phục và chiếm lĩnh tri thức mới một cách chủ động, sáng tạo. Xuất phát
từ những vấn đề này mà phương pháp giảng dạy của người giáo viên đóng vai trò rất quan trọng vì
đó là chiếc cầu nối giữa mục tiêu và người học. Việc lựa chọn một phương pháp phù hợp với từng
nội dung bài học, với yêu cấu đổi mới của giáo dục đang được đặt ra hết sức cấp bách, là một khâu
quan trong để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại mới. Nhà trường đã đặt ra yêu cầu cải
tiến nội dung và phương pháp đào tạo nhằm tạo ra nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta đang tìm ra những cách thức phù hợp để tạo điều
kiện cho thế hệ trẻ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình. Như vậy, trong xu thế đổi mới giáo
dục, việc đổi mới phương pháp dạy học được xem là bước đột phá để đem lại kết quả đào tạo như
yêu cầu xã hội đặt ra.
Đổi mới phương pháp là cả một quá trình mà khâu đầu tiên là việc nắm chắc quan điểm lí
thuyết phương pháp luận. Dạy học tích cực là một quan điểm dạy học có triển vọng vì nó hướng
tới vai trò chủ động của người học. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là một tư tưởng tiến bộ,
phù hợp với yêu cầu nói trên. Thông qua những câu hỏi, những vấn đề đặt ra khiến cho học sinh
luôn có sự động não, tích cực hoạt động để tìm ra câu trả lời thích đáng nhất. Những tình huống
khó có khả năng kích thích tư duy của học sinh, khả năng sáng tạo của chủ thể-trò-, yêu cầu người
học phải tự tìm tòi, phát hiện và họ sẽ thấy vui mừng phấn khởi khi tìm được nguồn tri thức mới.
Khả năng của mỗi cá thể trò trong phương pháp dạy học tích cực là hoà tan chứ không phải lẫn lộn
trong tập thể. Khi làm việc theo nhóm, chúng ta nên hiểu đó là sự đa dạng hoá những đóng góp
của mỗi người nhưng không hẳn là đồng nhất. Tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh và hoạt động dạy học của người giáo viên.
Dạy học chú trọng đến vai trò chủ thể của học sinh tức là tạo điều kiện để học sinh được tham gia
vào hoạt động tìm tòi, tự phát hiện và vận dụng kiến thức của mình để giải quyết một số vấn đề
thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học thông qua các câu hỏi, bài tập được xây dựng theo
chuẩn kiến thức. Qua đó, giáo viên hướng dẫn phương pháp tự học và tính tích cực trong học tập.
Như vậy, vai trò của người học được phát huy tối đa. Đây chính là động lực học tập, niềm say mê
mà tri thức đem lại khi có một phương pháp và mục đích học tập đúng đắn.
Luận văn đã vận dụng những cơ sở lí luận cũng như thực tiễn của phương pháp nói trên
vào việc dạy học tác phẩm văn chương trong chương trình THCS.
+ Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào việc giảng dạy thể loại văn học dân gian: ca
dao dân ca Những câu hát than thân ở lớp 7. Trong giờ dạy, vai trò chủ thể của học sinh được chú
ý thông qua những hoạt động của mình dưới sự dẫn dắt của thầy giáo. Qua thảo luận nhóm, bàn
bạc và trình bày ý kiến để đi đến chiếm lĩnh kiến thức mới. Điều quan trọng là người học có thể tự
đánh giá mình trong quá trình đi tìm tri thức – điều mà trước đây khó có thể có được theo lối dạy
truyền thống khi người thầy độc quyền trong giờ học.
+ Qua việc nghiên cứu, tổng hợp lí thuyết, vận dụng vào vấn đề thiết kế giáo án dạy học, trong
đó hoạt động học hướng tới nhiều đối tượng học sinh khác nhau, tạo điều kiện cho chủ thể hoạt
động để chiếm lĩnh tri thức. Giáo án chú trọng đến những hoạt động của học sinh nhằm phát huy
tính sáng tạo, chủ động trong học tập mà vẫn có thể duy trì sự rung động thẫm mỹ vốn có của một
giờ văn học. Điều đó cho chúng ta thấy phương pháp dạy học tích cực đã chứng minh được ưu thế
của nó trong vấn đề đổi mới phương pháp trong nhà trường hiện đại.
Việc vận dụng quan điểm dạy học tích cực xem học sinh, chủ thể hoạt động, là trung tâm đã
đem lại kết quả khả quan mặc dù còn nhiều thiếu sót trong quá trình thực hành nhưng qua đó,
chúng tôi hy vọng sẽ khẳng định được phần nào ưu thế của một phương pháp dạy học mà luận
văn nghiên cứu. Với hy vọng phương pháp này sẽ được áp dụng rộng rãi trong những giờ dạy và
học môn văn nói riêng và các môn học khác nói chung, để bộ môn văn ngày càng được gần gũi,
góp phần làm nảy nở những tâm hồn đẹp đưa con người dần tiến tới sự chân - thiện - mĩ trong
cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn An, Bùi Kim Phượng,…(1995), Lí luận dạy học, Trường ĐHSP TP. HCM.
2. Nguyễn Đức Ân (1996), Một số vấn đề dạy học giảng văn, (Tài liệu tham khảo), ĐHQG
TP.HCM.
3. Trần Thanh Bình, Lê Xuân Lít tuyển chọn, (1987), Về một hướng dạy và học văn, NGD
Nghĩa Bình.
4. Bộ giáo dục và đào tạo, (2005), Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn, Bộ GD &
ĐT Hà Nội.
5. Bộ giáo dục và đào tạo, (2001),Tài liệu hội nghị tập huấn phương pháp dạy học môn văn và
tiếng việt THPT, Bộ GD & ĐT Hà Nội.
6. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán THPT môn văn 2001-2006,
Bộ GD&ĐT , Trường ĐHSP TP. HCM.
7. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn văn và tiếng việt
7/2003, Bộ GD & ĐT Hà Nội.
8. Nguyễn Viết Chữ (2003), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nxb
ĐHSP.
9. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa Học Xã Hội ,
Hà Nội.
10. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo Dục
, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Ca dao dân ca- Đẹp và hay, Nxb Trẻ - Hội nghiên cứu và giảng
daỵ văn học TP. HCM.
12. Phạm Văn Đồng, Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, một phương pháp vô cùng
quý báu, Tạp chí NCGD, số 46/ 1994, tr. 3.
13. M.Gorki (1970), Bàn về văn học, Nxb Văn học Hà Hội.
14. Phạm Minh Hạc (1989), Hành vi và hành động, Nxb Giáo Dục.
15. Hoàng Ngọc Hiến ( 1999), Văn học và học văn, Nxb Văn học, Hà Nội.
16. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn
chương, Nxb Giáo Dục.
17. Nguyễn Thuý Hồng, Nguyễn Quang Ninh (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học văn THCS, Nxb Giáo Dục.
18. Nguyễn Thanh Hùng, Dạy văn hiểu văn, Nxb Giáo Dục.
19. Nguyễn Thanh Hùng, Phân tích chiều sâu của tác phẩm văn chương trong nhà truờng, Tạp
chí NCGD số 6/1990, tr.25.
20. Đặng Thành Hưng, Dạy học hiện đại-Lí luận, Biện pháp, Kỹ thuật, Nxb Đại học Quốc Gia
Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Thanh Hương, Góp phần đổi mới việc dạy học tác phẩm văn học ở trường
THPT, 11/1995.
22. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo
Dục.
23. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo
Dục Hà Nội.
24. Phan Trọng Luận ( 1978), Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn, Nxb Giáo Dục.
25. Phan Trọng Luận(1983), Cảm thụ văn học giảng dạy văn học, Nxb Giáo Dục.
26. Phan Trọng Luận(1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT, Nxb Giáo
Dục
27. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp giảng dạy văn học, Bộ giáo dục và đào tạo đại học
Huế- Trung tâm đào tạo từ xa.
28. Phan Trọng Luận (2002), Văn chương- bạn đọc sáng tạo, Nxb Đaị học Quốc gia Hà Nội.
29. Phan Trọng Luận, Chặng đường 40 năm cuả chuyên ngành phương pháp giảng dạy văn,
Tạp chí Nghiên cứu giaó dục, số 9/1992, tr. 22.
30. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Phương pháp dạy học văn, tập 1, Nxb ĐHSP.
31. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế
Thái Bình, ( 2002), Lí luận văn học, Nxb GD.
32. Bùi Mạnh Nhị, Văn học dân gian- những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo Dục.
33. V.A.Nhikônxki(1978), Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông, tập 1, 2. Nxb
GD, 81 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
34. J. Piaget, Vai trò của hoạt động trong việc hình thành tư duy, Tài liệu tham khảo, NXB
GD.
35. Nhiều tác giả (1986), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục.
36. Nguyễn Khắc Phi ( Tổng chủ biên), Sách giáo khoa, Sách giáo viên Ngữ Văn 7- tập I, Nxb
Giáo Dục.
37. Vũ Ngọc Phan, Tuc ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Hà Nội,1978.
38. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội, Một số vấn đề về phương pháp dạy - học văn trong nhà
trường, Nxb Giáo Dục.
39. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lí luận dạy học đại cương, tập 2, Trường CBQLGD.T.W.
40. Đào Quý, Văn Thuỷ (2006) ,Tâm lí giáo dục lí thuyết và thực hành, Nxb Thống kê.
41 . Ia.Rez(1983), Phương pháp luận dạy văn học, Nxb GD.
42. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn.
43. Trần Đình Sử (2002) , Đọc văn học văn, Nxb Giáo dục.
44. rần Đình Sử (2003), Văn học và thời gian, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Hội.
45.Trần Đình Sử, Trần Đăng Xuyền (1995), Bình giảng tác phẩm văn học,(Chương trình cuôí
cấp THCS-THPT), Nxb Giáo dục.
46.Trương Đức Thành, Về hiện trạng đổi mới dạy và học văn, Tạp chí NCGD số 8/1992, tr .
27.
47. Đặng Thêm, Cùng học sinh khám phá qua mỗi giờ văn, Nxb Giáo dục.
48. Đỗ Ngọc Thống, Về đổi mơí phương pháp dạy học văn ở trường PT, Tạp chí NCGD, số 9/
1997, tr. 11.
49. Đỗ Ngọc Thống, Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn THPT, NXB GD.
50. Đỗ Ngọc Thống, Phương pháp dạy học TPVC theo loại thể ,NXB GD.
51. Cao Đức Tiến, Lại bàn về vấn đề lâý học sinh làm trung tâm trong dạy học văn, Tạp chí
NCGD , số 8/199, tr. 13.
52. Nguyễn Tri, Nguyễn Trọng Hoàn, Đổi mới phương pháp dạy học Văn -Tiếng Việt ở trường
PT., Nxb ĐHQG Hà Nội.
53. Thái Duy Tuyên, Về nội dung đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chí NCGD, số 8/1999, tr.
9. 46.
54. Jean Vial, Những phương pháp giáo dục tích cực, Tài liệu dịch tham khảo, Viện khoa học
Giáo Dục
55. Trịnh Xuân Vũ, Phương pháp dạy học văn ở bậc phổ thông, Nxb ĐHQG . TP.HCM.
56. Vũ Duy Yên, Mấy suy nghĩ về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chí NCGD số
7/1997.
57. www. Edu.net.vn/VanBan-Luat/Luat GD-1998/index.htm.
58. www.thanhnien.com.vn.
59. www.tuoitre.com.vn.
PHỤ LỤC
Phụ lục số 1
ĐỀ KIỂM TRA SAU KHI HỌC XONG TÁC PHẨM.
Đề bài: Hãy nêu suy nghĩ của em về thân phận người nông dân, đặc biệt là người phụ nữ trong xã
hội phong kiến ngày xưa.
Đáp án:
Xã hội phong kiến tồn tại cùng với những hủ tục của nó đã làm cho cuộc đời bao người
phải chịu nhiều cay đắng.Ý thức được điều đó, họ luôn có những đấu tranh để vươn lên, để thoát
khỏi những khổ đau trong mọi hoàn cảnh. Người nông dân gởi gắm cả cuộc đời vào từng câu hát,
từng hình ảnh như con cò, cái kiến, con hạc hay một quả bần trôi nổi giữa dòng nước mênh mang.
Họ mang nhiều nổi khổ khác nhau, không có nỗi khổ nào giống nỗi khổ nào. Qua những câu hát
than thân ta thấy nổi lên là thân phận và cuộc đời khổ cực, vất vả của người nông dân trong xã hội
cũ: những nổi khổ nhiều bề và đặc biệt là cuộc đời oan trái của người phụ nữ. Vừa mang nỗi khổ
chung của mọi người, người phụ nữ còn mang nỗi khổ riêng của họ như bị phụ thuộc, không có
quyền quyết địng cuộc đời và biết bao lời than oán đã vút lên từ những nỗi bất hạnh đó. Tuy nhiên,
từ tiếng than ai oán đó lại là tiếng nói phản kháng, tố cáo chế độ phong kiến thối nát đã đẩy con
người đến những nỗi đau trong cuộc sống mà không có lối thoát. Bài ca khép lại mà nỗi buồn cứ
còn trong tâm hồn mỗi con người.
Phụ lục số 2
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN.
(Môn Ngữ Văn-THCS)
Kính gởi thầy, cô trường THCS Nguyễn Công Trứ.
Để phục vụ tố hơn cho công việc giảng dạy văn học trong nhà trường, chúng tôi mong nhận
được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy, cô qua phiếu tham khảo ý kiến này. Mong thầy, cô vui lòng
trả lời một số câu hỏi mà chúng tôi gởi kèm sau:
1- Trong một giờ dạy văn, thầy, cô thường sử dụng bao nhiêu phương pháp:
A- Một phương pháp
B- Hai phương pháp.
C- Nhiều hơn ba phương pháp.
2- Đối với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thầy, cô đã:
A- Vận dụng nhiều lần.
B- Chưa từng sử dụng.
C- Có biết nhưng ít sử dụng.
3- Vậy khi vận dụng phương pháp này vào vấn đề giảng dạy văn sẽ:
A- Phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo, khả năng tư duy độc lập của học sinh.
B- Làm lu mờ vai trò của người giáo viên trên lớp.
C- Làm tổn hại đến những rung động thẩm mỹ của một giờ học văn.
4- Quan niệm của thầy, cô khi dạy học là:
A- Học sinh luôn là trung tâm.
B- Giáo viên phải là trung tâm.
5- Giáo viên nên ra đề kiểm tra hay thi:
A- Đề đòi hỏi sự sáng tạo, hiểu biết và cảm nhận của học sinh về những vấn đề trong cuộc
sống.
B-Yêu cầu học sinh tái hiện những điều đã được học
6- Giáo viên có thường xuyên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước:
A- Có.
B- Không.
C- Có nhưng không thường xuyên.
7- Một giáo án theo thầy, cô phần nào là quan trọng nhất:
A- Hoạt động của giáo viên.
B- Hoạt động của học sinh.
C- Nội dung bài học.
8-Trong giờ học văn thầy, cô thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện kiến thức
bằng những cách nào:
A-Gợi ý để học sinh trả lời.
B- Thảo luận, trình bày, tự tìm ra kiến thức đúng.
C- Đưa đáp án có sẵn.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY CÔ.
Phụ lục số 3
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH
Học sinh trường Nguyễn Công Trứ- Môn Ngữ Văn.
Chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự hợp tác của các em qua phiếu tham khảo
ý kiến này.
1- Tại sao các em chưa thật thích thú với bộ môn văn:
A- Đây là một bộ môn học khó.
B- Không có năng khiếu học môn văn.
C- Giáo viên dạy chưa thật lôi cuốn.
D- Những tác phẩm văn học chưa có sức hấp dẫn.
2- Các em thích khám phá thể loại nào nhất?
A – Văn xuôi.
B – Thơ.
C –Truyện.
D- Các thể loại khác.
3- Theo em, một giờ học văn học sinh nên:
A- Chăm chú nghe giảng- ghi chép để nhớ bài.
B- Trao đổi- thảo luận để tìm kiến thức- trình bày ý kiến.
C- Giáo viên giảng bình và đọc cho học sinh chép.
4- Các em thích một đề kiểm tra hay thi như thế nào?
A- Đề văn trong chương trình đã học để kiểm tra những gì đã học.
B- Đề tài quan tâm đến cảm nhận của học sinh, kích thích khả năng sáng tạo của học
sinh.
5- Theo em việc chuẩn bị bài trước ở nhà là một công việc:
A- Cần thiết.
B- Không cần thiết.
6- Một bài văn hay theo em là:
A-Viết theo cảm nhận của riêng mình.
B- Viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C-Viết theo bài văn mẫu.
7- Em thích không khí lớp học như thế nào?
A- Sôi động vì có sự tham gia tích cực của học sinh.
B- Yên lặng và ghi chép.
8- Như vậy theo em cần thay đổi điều gì để môn văn có sức lôi cuốn hơn?
A- Cần thay đổi những tác phẩm để chương tình hay hơn.
B- Cần thay đổi, linh hoạt trong các phương pháp giảng dạy của giáo viên.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC EM.
Phụ lục số 4
BIÊN BẢN DỰ GIỜ TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM
BÀI NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN.
Trường THCS Nguyễn Công Trứ- Lớp 7A.
Người dạy: Giáo viên Nguyễn Bích Ngân Tuyền
Bài dạy: Những câu hát than thân.
Ngày dạy: 10-09 -2008- Tuần 04- Tiết 13.
1- Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng những bài ca dao thuộc chủ đề “Tình yêu quê hương đất nước, con người”?
? Hãy phân tích bài số 2 để thấy được tình cảm yêu đất nước, quê hương tha thiết?
3- Bài mới.
Thời
lượng
Tóm tắt nội dung tiết dạy Nhận xét
8h7
I- Tìm hiểu văn bản.
Giáo viên gọi 2 học sinh đọc văn bản và
chú thích sách giáo khoa.
Giao1 viên sữa lỗi đọc và giải thích thêm
phần chú thích.
Bài 1. Học sinh đọc bài 1
? Bài ca dao là lời của ai? Nói về điều gì?
GV nêu ý đúng: lời người lao động kể về
cuộc đời họ.
Hình ảnh con cò giúp các em liên tưởng
điều gì?
HS phát biểu.
GV ghi bảng.
?Thân phận cò được miêu tả như thế nào qua
lời than? Em nhận xét gì về cách dùng hình
ảnh và cách dùng như vậy nhằm diễn tả điều
Học sinh ngắt nhịp chưa
đúng ở bài ca dao số 1.
HS hoạt động tốt, hiểu
đúng ý bài ca dao.
8h18
gì?
?Như vậy,tác giả mượn hình ảnh con cò để nói
đến thân phận người nông dân xưa . Em nhận
thấy nghệ thuật gì được vận dụng trong bài 1?
GV chốt ý và nhấn mạnh các biện pháp
nghệ thuật được sử dụng trong bài, đồng
thời làm nổi bật cuộc sống cơ cực của
người lao động: một cuộc sống tối tăm
không lối thoát.
Gv ghi bảng.
Ngoài ý nghĩa than thân, bài ca còn mang
nội dung gì khác?
GV ghi bảng
GV bình và mở rộng bằng bài Thương Vợ
của Tế Xương.
Bài 2: Gọi học sinh đọc bài 2.
Cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa từ “thương
thay”.
?bài ca dao bày tỏ niềm thương cảm đến
những đối tượng nào?,chúng gợi cho em liên
tưởng tới ai?
?Em có nhận xét gì về cách nói trong bài ca
dao này?
Gv nhấn mạnh các đối tượng nhắc đến trong
bài và các biện pháp nghệ thuật đặc sắc để các
em cảm nhận sâu hơn.
GV ghi bảng.
?Tại sao người lao động khi nhìn sự vật cảnh
ngộ xung quanh thường liên tưởng đến cuộc
đời mình?
GV gợi ý nhiều cho học
sinh.
Hs phát hiện tốt.
HS phát biểu xây dựng
bài sôi nổi, phát hiện biện
pháp nghệ thuật tu từ tốt.
Tuy nhiên, lớp hơi ồn.
HS hiểu được có sự đồng
cảm giữa những số phận
8h25
8h32
8h35
HS thảo luận: Nội dung toàn bài ca dao nói
lên điều gì?
HS sau khi thảo luận trình bày theo nhóm và
giáo viên chốt ý.
GV ghi bảng.
Cho học sinh sưu tầm những câu ca dao có ý
nghĩa tương tự.
Bài 3: gọi học sinh đọc bài ca dao.
?Qủa bần là loại quả như thế nào?thường mọc
ở đâu?
HS trả lời theo sách giáo khoa.
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì
để nói đến thân phận của ai?
HS phát hiện.
GV chốt ý và ghi bảng.
Cả 3 bài đều có giá trị tố cáo. Gv liên hệ thực
tế bằng những hiểu biết của học sinh trong đời
sống sinh hoạt hằng ngày.
Gv hướng cho các em có những suy nghĩ
đúng đắn hơn trong cuộc sống.
II- Tổng kết.
GV tổng kết ghi nhớ sách giáo khoa.
III-Luyện tập.
GV cho học sinh làm bài tập củng cố sau
khi học xong tác phẩm trong khoảng 8 đến
10 phút và có thể lấy làm điểm hệ số 1.
của con vật và bản thân
nên họ thường vận vào
mình.
HS hoạt động hiệu quả,
tích cực. GV cần bao
quát lớp tốt hơn.
Có vài hs nhầm lẫn trong
việc phát hiện biện pháp
nghệ thuật.(nhân hoá)
.GV kịp thời sửa chữa và
giải thích thêm.
HS phát biểu sôi nổi về
những hiểu biết của mình.
Rất nhiều hs muốn tham
gia phát biểu.
8h 44
Hãy nêu suy nghĩ của em về thân phận người
nông dân, đặc biệt là người phụ nữ trong xã
hội phong kiến ngày xưa.
Gv dặn dò học sinh học thuộc lòng bài ca
dao, sưu tầm các bài ca dao có nội dung tương
tự và chuẩn bị bài “những câu hát châm
biếm.”
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN DỰ GIỜ.
Sau khi dự giờ tiết dạy ,chúng tôi có những nhận xét sau:
Về ưu điểm, giáo viên có sự chuẩn bị bài và đầu tư tốt cho tiết học, biết cách dẫn dắt học sinh tìm
ý một cách hợp lí, những câu hỏi mang tính sáng tạo và có hệ thống nhằm phát huy được óc sáng
tạo và tính tích cực của học sinh trong học tập.
Học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả tốt, các em học tập tích cực, phát biểu xây dựng bài
sôi nổi nên không khí lớp sôi động tuy có lúc hơi ồn. Các em chuẩn bị bài ở nhà tốt nên trong giờ
học có sự cảm nhận sâu sắc, có nhiều phát hiện và những ý kiến hay, dẫn chứng trong cuộc sống
đời thường sinh động. Nhìn chung giờ học đã phát huy được khả năng tự làm việc của học sinh
qua sự hướng dẫn của giáo viên. Sau giờ học có bài tập kiểm tra sự cảm nhận của học sinh, có sự
liên hệ thực tế, giáo dục tốt. Giáo viên đã làm nổi bật được giá trị nội dung và gía trị nghệ thuật
của ba bài ca dao than thân.
Tuy vậy vẫn còn một số điểm cần lưu ý như: giáo viên cần giảm lượng công việc bớt để tạo
điều kiện cho học sinh tự khám phá văn bản, tự khai thác kiến thức nhằm phát huy tối đa năng lực
của học sinh.Cần phân bố thời gian hợp lí hơn.Lớp còn ồn, giáo viên cần bao quát lớp tốt hơn
tránh tình trạng các em còn lơ là việc học, lợi dụng trao đổi để nói chuyện riêng gây mất trật tự
trong giờ học.
Phụ lục số 5
CÔNG THỨC TOÁN HỌC
Công thức tính trung bình cộng :
.i iX n
X
n
(1)
Công thức tính tham số phương sai :
2
2
( )
1
i in X X
S
n
(2)
Công thức tính độ lệch chuẩn :
2( )
1
i in X X
S
n
(3)
Công thức tính hệ số biến thiên:
.100%SV
X
(4)
Phép thử t-Student :
(5)
1 2
2
1 2
1 2
X Xt
S S
n n
2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH020.pdf