LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KTCT
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU TỈNH BÌNH PHƯỚC (GIAI ĐOẠN 2011 – 2015)
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mở. Việc phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực kinh tế đối ngoại nhất là hoạt động xuất nhập khẩu có tầm quan trọng đặc biệt. Thực tiễn những năm qua đã khẳng định vai trò cực kỳ to lớn, với tư cách là một trong những nhân tố có tính quyết định đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp có hiệu quả cao đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Bình Phước là một tỉnh miền núi thuộc Nam tây nguyên, là một tỉnh nghèo, còn nhiều khó khăn như cơ sở vật chất thiếu thốn, thu ngân sách còn nhiều hạn chế từ xuất phát điểm thấp, con đường đi lên là phát triển các ngành có lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu tạo được giá trị cao, tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nhận thức được điều đó, tỉnh đã lựa chọn những sản phẩm mà địa phương có tiềm năng và tập trung phát triển, trong đó có ngành sản xuất và xuất khẩu điều.
Thực tiễn những năm vừa qua chứng minh, cây điều vẫn khẳng định là cây trồng chủ lực, sản phẩm ngành điều luôn mang lại giá trị xuất khẩu cao và đã tìm kiếm được nhiều thị trường đầu ra, tăng thu cho ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập cho dân cư, góp phần không nhỏ vào việc thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành điều cũng bộc lộ nhiều hạn chế, thách thức như: khả năng mở rộng thị trường, chất lượng sản phẩm, mẫu mã thương phẩm, sự quan tâm của nhà nước nói chung và tỉnh nói riêng , thực tế trên, đang đặt ra đòi hỏi tháo gỡ những khó khăn mà ngành điều tại địa phương đang gặp phải. Xuất phát từ đòi trên, tác giả chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2015” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Kinh tế Chính trị nhằm góp phần tạo cơ sở khoa học giúp ngành xuất khẩu hạt điều có thể phát triển bền vững, ổn định, hiệu quả hơn, tương xứng với tiềm năng sẵn có.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH CHẾ BIẾN XUẤTKHẨU HẠT ĐIỀU TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU TỈNH BÌNH PHƯỚC
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3023 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội chế biến và xuất khẩu điều trong quá trình phát
triển ngành điều chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới.
- Chưa có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các thành phần tham gia phát
triển ngành điều, các cá nhân tham gia sản xuất, thương lái, người dân trồng điều
trong nước.
- Thương hiệu điều chưa được nhìn nhận trên thị trường ( các doanh
nghiệp trên địa bàn chủ yếu là gia công hoặc xuất khẩu điều qua trung gian).
- Do cây điều được trồng trên diện tích lớn từ lâu đời, nên giống cây cũ
cho năng suất thấp. Nếu thay thế cây điều năng suất cao hơn thì người dân lại
chuyển đổi sang loại cây trồng khác có giá trị cao hơn.
+ Nguyên nhân khách quan:
- Giá điều luôn biến động mạnh giá mua nguyên liệu đầu năm và cuối
năm luôn có sự chênh lệch lớn về giá. Trong khi đó các giải pháp ứng phó chưa
kịp thời dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
- Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến giá điều của năm sản xuất.
- Phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của các nhà nhập khẩu nước ngoài
trong quá trình xuất khẩu.
+ Thách thức đối với đẩy mạnh xuất khẩu điều:
- Nguyên liệu chế biến nhân điều và sản phẩm sau nhân điều ngày càng
giảm.
- Nguồn vốn đầu tư trung hạn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu
điều thiếu.
- Các doanh nghiệp chế biến điều với công suất nhỏ sẽ khó tồn tại vì các
doanh nghiệp này thiếu các điều kiện cần thiết như: Vốn, Công nghệ, Quản lý,
tiếp cận thị trường…
- Thách thức rất lớn đối với ngành công nghiệp chế biến điều là yếu tố
thâm dựng lao động trong thị trường lao động đang có xu hướng chuyển sang
những ngành khác ổn định và có thu nhập cao hơn, đặc biệt với các cơ sở sản
xuất nhỏ lẻ thiếu lao động tại chỗ ngày càng phổ biến, nếu không khắc phục
được sẽ dẫn đến tình trạng đóng cửa cơ sở sản xuất.
- Các rào cản kỹ thuật thương mại như quy định kỹ thuật sản xuất, vệ
sinh an toàn thực phẩm, quy trình trồng điều, đất trồng điều… là những yêu cầu
bắt buộc đối với sản phẩm xuất khẩu sang những thị trường khó tính. Đây là khó
khăn rất lớn đối với doanh nghiệp địa phương hiện nay vì công nghệ lạc hậu nên
chỉ xuất khẩu ra nước ngoài nhân điều từ đây các doanh nghiệp nước ngoài hợp
thức hóa sản phẩm bằng cách thay nhãn, mác, kiểu dáng bao bì…
Để có những giải pháp tích cực hiệu quả và sát với thực tế qua đó giải quyết
những tồn tại, khó khăn mà ngành sản xuất, xuất khẩu điều tỉnh Bình Phước đối
mặt trong thời gian qua, thì những luận giải của phần tiếp theo sẽ giải quyết được
phần nào đó để ngành điều địa phương có hướng đi mới trong tương lai.
CHƢƠNG 3:
GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
HẠT ĐIỀU TỈNH BÌNH PHƢỚC
3.1. Định hƣớng chung của tỉnh Bình Phƣớc đối với ngành xuất
khẩu hạt điều
3.1.1. Mục tiêu phát triển
+ Mục tiêu chung:
Đánh giá được thực trạng của ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu điều
trong phạm vi toàn tỉnh.
Xác định được nguyên nhân khó khăn, tồn tại phát triển ngành công
nghiệp chế biến xuất khẩu điều từ năm 2000 – 2010 về nhận thức của người sản
xuất, người tiêu dùng làm cơ sở cho các giải pháp phát triển ngành công nghiệp
chế biến xuất khẩu điều.
Xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển ngành công nghiệp
chế biến, xuất khẩu điều trên phạm vi toàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn
2020 nhằm khai thác tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có, góp phần phát triển bền
vững nguồn nhiên liệu, không ngừng nâng cao thu nhập cho người sản xuất, tạo
ra các sản phẩm chất lượng cao, nâng cao vị thế ngành điều Bình Phước trên thị
trường.
Phát triển ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu điều phải hài hòa giữa
phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
+ Mục tiêu cụ thể:
ST
T
MỤC TIÊU ĐVT
Kết
quả
2010
Chỉ tiêu
2015
Định
hƣớng
2020
1 Công suất thiết kế Tấn/năm
2 Chế biến hạt điều Tấn/năm
130.10
0
130.100 130.100
3 Chế biến vỏ hạt điều Tấn/năm 2.654 6.935 14.720
4 Chế biến sau nhân điều Tấn/năm 5.724 13.449 16.742
5
Số lƣợng sản phẩm chế
biến
6 Nhân điều Tấn/năm 28.622 28.622 28.622
7 Nhân điều thô xuất khẩu Tấn/năm 22.898 15.173 12.880
8
Nhân điều chế biến thành
phẩm
Tấn/năm 5.724 13.449 15.742
9 Trong đó: Xuất khẩu Tấn/năm 5.324 9.560 12.594
10 Dầu vỏ hạt điều Tấn/năm 2.654 6.935 13.720
11
Giá trị sản xuất ( theo giá
so sánh)
2.495 3.680 4.584
12 Nhân điều thô xuất khẩu Tỷ đồng 1.053 690 592
13 Chế biến sau nhân điều Tỷ đồng 1.431 2.964 3.936
14 Dầu vỏ hạt điều Tỷ đồng 11 32 56
15 Kim ngạch xuất khẩu
Triệu
USD
246 312 393
16 Nhân điều thô xuất khẩu
Triệu
USD
106 77 54
17
Nhân điều chế biến thành
phẩm
Triệu
USD
139 239 368
18 Dầu vỏ hạt điều
Triệu
USD
1,2 3 6
3.1.2. Định hƣớng phát triển
Để có định hướng phát triển hiệu quả, bền vững cần phải phân tích các
mối liên hệ giữa các yếu tố như: hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, cụ thể:
Thứ 1: Vấn đề kinh tế, ta thấy nếu các doanh nghiệp xuất khẩu nhân điều
khô thì chỉ có thể thu về 15% giá trị, còn lại 85% giá trị thuộc về các nhà chế
biến thành phẩm, cũng như lợi nhuận chia cho các nhà tiêu thụ nước ngoài.
Thứ 2: Vấn đề lao động: Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cao hơn
nhiều so với lao động thuần nông, trong thời gian qua lực lượng lao động trong
ngành này tương đối cao, hiện nay Bình Phước mở rộng nhiều khu công nghiệp
nên ngành điều phải cạnh tranh gay gắt lực lượng lao động với các ngành khác
như dệt, may, gia công hàng công nghiệp…Trong tình hình hiện nay nếu ngành
điều không có chiến lược, kế hoạch cụ thể thì sẽ rất khó cạnh tranh lao động với
các ngành trên vì lao động trong ngành điều độc hại, mất sức khỏe hơn so với
các ngành khác trong khi đó thu nhập lại không đảm bảo. Hiện nay, tình trạng
thiếu lao động trong ngành điều diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh.
Thứ 3: Vấn đề môi trường, công suất chế biến hiện nay trên 130.000
tấn/năm, hàng năm ngành điều thải ra thị trường khoảng 550 tấn cặn dầu điều và
khoảng 685.000 m3 nước, chưa kể khí thải độc hại, do đó vấn đề môi trường cần
được nhìn nhận một cách khách quan và đúng mức.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vấn đề môi trường
theo một lộ trình quy định, tỉnh Bình Phước cần có một số định hướng phát triển
cụ thể như sau:
- Không nên mở rộng công suất chế biến hạt điều, chỉ nên giữ ở mức
130.100 tấn/năm, đồng thời tăng năng suất chế biến các sản phẩm sau nhân điều.
Đẩy nhanh cơ giới hóa công nghiệp chế biến hạt điều, để đảm bảo chất lượng sản
phẩm, giải quyết được vấn nạn khan hiếm lao động trong khâu sản xuất này.
- Chuyển đổi dần công nghệ sản xuất chao dầu gây ô nhiễm bằng công
nghệ hấp hơi nước bão hòa, đến năm 2015 loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất
chao dầu.
- Tập trung sản xuất các sản phẩm sau nhân điều như: dầu điều, gỗ
điều.… nhằm gia tăng giá trị và tận dụng tất cả các nguồn tài nguyên của ngành
điều.
- Nghiên cứu phát triển được các sản phẩm phụ khác như cồn, nước ép
từ quả điều với chi phí sản xuất thấp nhất.
3.2. Các giải pháp cơ bản để đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh
Bình Phƣớc
3.2.1. Chiến lƣợc phát triển, quy hoạch vùng trọng điểm đối với cây
điều trong toàn tỉnh
Nhìn tổng mức sản xuất, công suất, năng suất trên các huyện thị trong toàn
tỉnh ta thấy tỉnh Bình Phước cần có quy hoạch cụ thể đối với từng huyện thị
trong việc phát triển các cơ sở sản xuất sao cho phù hợp với đặc điểm của từng
khu vực, cụ thể huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập là hai huyện cung cấp nguyên liệu
đầu vào chủ yếu của toàn tỉnh, các huyện khác như Bình Long, Chơn Thành,
Hớn Quản… diện tích trồng điều ít nên sản lượng chiếm tỷ trọng nhỏ. Do đó,
phải quy hoạch được 02 huyện Bù Đăng và Bù Gia Mập là vùng trọng điểm
trong việc phát triển ngành điều tại địa phương, riêng các huyện khác thì duy trì
diện tích trồng điều hiện tại, thay đổi giống điều để nâng cao năng suất. Quy
hoạch khu công nghiệp gắn liền với từng địa phương để tạo đà tăng trưởng và
phát huy hiệu quả nguồn lực, tập trung phát triển các khu công nghiệp tại huyện
Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Gia Mập, thị xã Phước Long để thu hút các doanh
nghiệp tại địa phương di chuyển cơ sở sản xuất từ các khu dân cư vào các khu
công nghiệp. Qua đó, có thể tập trung các doanh nghiệp và tránh ô nhiễm môi
trường. Quy hoạch cụ thể đối với 02 vùng nguyên liệu trọng điểm và các khu
công nghiệp:
Quy hoạch vùng nguyên liệu trọng điểm của tỉnh:
- Đối với các huyện, thị xã trừ 02 huyện Bù Đăng và Bù Gia Mập phải
đảm bảo duy trì được diện tích đất trồng điều và tăng dần năng suất;
- Đối với huyện Bù Đăng diện tích trồng điều tăng nhanh trong những
năm gần đây, năm 2000 diện tích trồng điều 17.791 ha nhưng đến năm 2010 diện
tích đã là 50.822 ha, cho tổng sản phẩm năm 2010 là 46.215 tấn chiếm khoảng
1/3 tổng sản phẩm trên toàn tỉnh. Ta thấy Bù Đăng là vùng nguyên liệu chiến
lược của tỉnh Bình Phước trong suốt giai đoạn qua, để đảm bảo nguồn nhiên liệu
cho địa phương trong tương lai thì Bù Đăng phải đảm bảo cung cấp 74.108 tấn
vào năm 2015, 85.934 tấn năm 2020;
- Đối với huyện Bù Gia Mập được tách ra từ huyện Phước Long nhưng
do vị trí địa lý nên diện tích trồng điều trên toàn huyện chiếm 90% tổng diện tích
trồng điều của huyện Phước Long cũ: Năm 2010 diện tích trồng điều của toàn
huyện Phước Long cũ là 56.675 ha ( chiếm khoảng 35% tổng diện tích của toàn
tỉnh) tổng sản lượng của huyện 58.426 tấn với sản lượng như vậy Bù Gia Mập
phải đảm bảo duy trì sản lượng và không ngừng nâng cao chất lượng, để làm
được điều này thì các huyện cần phải có chính sách cụ thể:
Từng bước nâng cao năng suất trên từng diện tích đất hiện có, mở rộng
diện tích trồng điều từ rừng nghèo kiệt, nhà nước phối hợp với doanh nghiệp
hướng dẫn người dân thay thế giống điều cũ cho năng suất thấp bằng những
giống cây mới cho năng suất cao.
Hàng năm tại địa phương phải định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến
thức trồng và chăm sóc cây điều cho năng suất cao hoặc tuyên truyền trên đài
phát thanh truyền hình thông qua chuyên mục Nhà nông, nghiên cứu trồng xen
canh một số loại cây phù hợp dưới tán điều nhưng không ảnh hưởng đến chất
lượng đất, giá trị lợi nhuận sinh ra sẽ cao từ đó người dân không chuyển đất sang
mục đích sử dụng khác…
Quy hoạch các khu công nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu điều
trọng điểm, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu điều lớn chủ yếu tập
trung ở huyện Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Gia Mập và thị xã Phước Long, phần lớn
các cơ sở có công suất sản xuất nhỏ nếu muốn phát triển mang lại hiệu quả cao
trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp, cơ sở phải có công
suất từ 2.000 tấn năm. Để đạt được chỉ tiêu này thì tỉnh phải xây dựng hoàn
chỉnh các khu công nghiệp đã đề ra chẳng hạn như Minh Hưng của huyện Bù
Đăng, Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, Khu công nghiệp ĐaKia, Phú Mỹ huyện
Bù Gia Mập. Chuyển dần các cơ sở sản xuất phân tán trong các khu dân cư vào
các khu công nghiệp để cùng phối hợp sản xuất, bằng các chính sách ưu đãi thuế,
xử phạt về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư… để chuyển dịch các cơ sở
sản xuất cho hiệu quả. Khi tập trung được các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất thì
có quy hoạch cụ thể năng suất chế biến của từng huyện căn cứ vào số doanh
nghiệp hiện có tại địa phương, như huyện Phước Long đến năm 2015 phải sản
xuất được 54.100 tấn; Bù Đăng 30.000 tấn; Bù Gia Mập 12.000 tấn; Đồng Phú
55.000 tấn. Giao chỉ tiêu cho các ngành chức năng, doanh nghiệp làm cơ sở để
phấn đấu đạt được và định hướng cho phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu.
3.2.2. Chính sách khuyến khích đầu tƣ, tái đầu tƣ đối với các doanh
nghiệp
+ Chính sách tín dụng:
- Ngân hàng xem xét cho doanh nghiệp vay với hạn mức cao, có thể tăng
mức hạn mức cho vay, chấp nhận cho một số doanh nghiệp vay tín chấp nếu có
phương án sản xuất để xuất khẩu tốt.
- Khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp
cận mọi nguồn vốn. Chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ
từ các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, quốc tế.
Tạo cơ chế hình thành các nguồn vốn hỗ trợ ban đầu cho các doanh nghiệp mới
gia nhập thị trường.
+ Chính sách hỗ trợ:
- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, chủ yếu là hệ thống
đường xá, ở những nơi có thể phát triển mạnh mẽ, có sức lan tỏa, ảnh hưởng đến
các khu vực khác trong toàn tỉnh.
- Hỗ trợ kinh phí ( không trái với thông lệ quốc tế) để ngành điều có điều
kiện kinh doanh hiệu quả và quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ
thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quan hệ liên
kết, bảo đảm nguyên liệu đầu vào, chế biến, phân phối sản phẩm trên thị trường.
- Tăng cường đầu tư về vốn, cơ sở vật chất và nhân lực cho hoạt động
nghiên cứu triển khai ( R – D), phát triển các doanh nghiệp áp dụng khoa học
công nghệ, gắn kết hoạt động giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học và
các doanh nghiệp sản xuất điều trên địa phương.
- Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất điều thực hiện các
nghiên cứu ứng dụng và cải tiến đào tạo nguồn nhân lực ( cả nhân lực quản lý )
có chất lượng cao.
- Hỗ trợ vốn đào tạo nguồn nhân lực cho công nhân, cán bộ quản lý
trong ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu điều.
+ Chính sách thuế:
- Ngoài các cam kết chung theo thông lệ quốc tế, ngành sản xuất điều
còn được miễn giảm thuế nếu doanh nghiệp đi đầu trong việc cải tiến công nghệ,
di dời nơi sản xuất từ nơi dân cư sang các khu công nghiệp tập trung.
- Duy trì các chính sách ưu đãi đầu tư không trái với quy định của WTO
như các hình thức ưu đãi gián tiếp, ưu đãi các dự án phát triển nông nghiệp, lâm
nghiệp, nông sản đặc biệt là ngành điều tại địa phương.
- Cụ thể hóa khung miễn giảm thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm phụ nhằm nâng cao giá trị gia
tăng cho ngành điều.
3.2.3. Nâng cao vai trò của hiệp hội ngành điều
Để đẩy mạnh xuất khẩu điều Bình Phước thì Hiệp hội điều cần có những
phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong
việc quản lý, điều hành trong một số lĩnh vực sau:
- Hỗ trợ và chỉ đạo các doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi quy trình sản
xuất, thay đổi công nghệ, sản xuất sản phẩm theo chất lượng ISO, HACCP, GMP
và giám sát việc thực hiện đăng ký các tiêu chí về nhãn hiệu, thương hiệu hàng
hóa.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động mua điều, an
toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm…
- Tổ chức giám sát các doanh nghiệp trong việc sản xuất, thu mua, chế
biến, bảo quản, tiêu thụ điều qua đó thấy được những tồn tại vướng mắc cụ thể
để tìm ra được giải pháp khắc phục.
- Xây dựng được các dự án đầu tư phát triển để đẩy mạnh sản xuất, xuất
khẩu hạt điều và tham mưu tổ chức thẩm định phê duyệt các dự án điều theo quy
định của nhà nước.
- Xây dựng được các chính sách bình ổn giá điều, nguyên liệu điều trong
vùng quy hoạch nhằm ổn định đời sống cho người dân sản xuất điều, người
nghèo, người dân tộc thiểu số.
- Phối hợp với các cơ quan trực thuộc Sở Công thương, Ủy ban nhân dân
địa phương tổ chức triển khai quy hoạch, dự án phát triển điều và tiến hành giám
sát trong suốt quá trình thực hiện dự án.
- Tăng cường hoạt động quản lý thị trường, không để xảy ra tình trạng
gian lận thương mại, xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Những nhiệm vụ quan trọng mà Hiệp hội điều cần làm tốt theo đúng
chức năng của mình.
- Kiện toàn bộ máy, nâng cao chức năng quản lý điều hành, tạo được
mối quan hệ gắn kết với các ban, ngành, địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất
của các hội viên, đưa ngành điều Bình Phước ngày càng có vị trí quan trọng trên
thị trường thế giới.
- Tạo được mối quan hệ gắn kết, đoàn kết giữa các hội viên, là nơi chia
sẻ thông tin chính xác trong việc tổ chức thu mua, nhập khẩu hạt điều,… tăng
cường các cuộc hội thảo, tổ chức cho các hội viên tham gia xúc tiến thị trường
trong nước, khu vực và thế giới, đặc biệt đưa ra được những dự báo thị trường
chính xác.
3.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành điều
+ Đối với doanh nghiệp:
- Đầu tiên doanh nghiệp phải thay đổi công nghệ để nâng cao năng suất,
qua đó giảm tối đa sức lao động, lao động chủ yếu tập chung sản xuất trong các
dây truyền hiện đại, hạn chế sử dụng lao động phổ thông. Xây dựng được các
chương trình thu hút nguồn nhân lực như xây dựng được khu nhà nghỉ cho công
nhân, xây dựng được các nhà trẻ để các lao động nữ khi công tác tại đơn vị có
thể gửi con tại các cơ sở giữ trẻ gần nơi công tác, hàng tháng định kỳ thi nâng
tay nghề, cán bộ giỏi hướng dẫn các nhân viên mới kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật
lao động.
- Thực hiện đặt hàng với các trường đại học có uy tín để tìm kiếm những
lao động trẻ năng động, có năng lực, những người này có thể tìm kiếm thị trường
mới vì họ tư duy mới trong kinh doanh, nhiệt huyết…
- Có chính sách đãi ngộ tốt đối với những người thể hiện lòng trung
thành, siêng năng và tận tụy với doanh nghiệp.
- Để có đội ngũ lãnh đạo có khả năng hoạch định chiến lược phát triển
lâu dài và bền vững trong một số trường hợp phải thuê mướn các giám đốc tài
chính, Marketing… để điều hành, qua đó giúp quản lý doanh nghiệp phát triển
nhanh chóng, cũng như tạo nên một sức bật mới trên thị trường.
+ Đối với nhà nước:
- Các cán bộ quản lý nhà nước phải được đào tạo bài bản, có am hiểu các
quy định chung, cũng như thông lệ quốc tế, hiểu biết pháp luật, nắm vững được
chính sách nhà nước để qua đó có thể hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy
định theo chế độ hiện hành.
- Liên kết được với các tỉnh, thành phố lân cận, những nơi có chất lượng
đào tạo lao động phổ thông, từ đó không ngừng nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng
yêu cầu trong sản xuất để xuất khẩu. Do lao động Bình Phước có trình độ học
vấn thấp nên việc mở rộng liên kết với nhiều loại hình đào tạo kết hợp đào tạo
dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ để
người dân có thể tham gia học tập nâng cao trình độ, đáp ứng được yêu cầu tại
địa phương.
- Đào tạo nguồn nhân lực phải đảm bảo một số nguyên tắc như: tăng
nhanh về quy mô, chất lượng, hiệu quả, cơ cấu lao động phải hợp lý cho các thời
kỳ phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu điều. Đây là các tiêu chí hết sức
quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế, vì đảm bảo các tiêu chí trên thì lao
động khi tham gia vào các dây truyền sản xuất mới có thể nhanh chóng nắm bắt
được công nghệ và áp dụng đúng quy trình chất lượng.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại
hình đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người học nghề, sau khi học nghề
xong có thể đảm bảo công việc với thu nhập cao, đặc biệt có sự liên kết giữa các
cơ sở đào tạo nghề với các Doanh nghiệp sản xuất điều để ngay sau khi đào tạo
xong chắc chắn người lao động sẽ được nhận vào làm tại các Doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh.
- Ngoài ra, trong tỉnh còn đầu tư nâng cấp Trường Trung cấp nghề Tôn
Đức Thắng trở thành trường đào tạo nghề chuẩn quốc gia tại khu vực miền đông.
Hỗ trợ học phí và chi phí học tập cho các học viên trong tỉnh tạo công ăn việc
làm cho người lao động nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ chuyển đổi loại
hình sản xuất. Qua đây, hàng năm phải đảm bảo cung cấp một lượng lao động
cho các cơ sở sản xuất qua đó ổn định kinh tế-xã hội.
- Sử dụng nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn ( kinh
phí Trung ương hỗ trợ cho địa phương) để đào tạo ngắn hạn cho lao động phổ
thông, lao động thất nghiệp có thể nắm bắt được kỹ thuật chăm, trồng điều cũng
như kỹ năng sản xuất. Theo đề án thì trong khoảng thời gian 2011 – 2015 đào tạo
cho khoảng 50.000 lao động phổ thông có thể áp dụng trình độ kỹ thuật và có tay
nghề cao trong các ngành sản xuất công – nông nghiệp.
- Địa phương căn cứ tình hình ngân sách chủ động bố trí ngân sách trong
việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa
bàn ví dụ như mở các lớp như khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, các
lớp thương mại điện tử trong kinh doanh cho các doanh nghiệp,… Để qua đó các
doanh nghiệp có thể mua bán trao đổi hàng hóa trên mạng, nắm bắt các chính
sách về thuế ưu đãi, thuế thu nhập doanh nghiệp, kỹ năng thiết kế mẫu mã sản
phẩm, kiến thức về tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu, môi trường và lao động…
3.2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
3.2.5.1. Thu mua và xây dựng vùng nguyên liệu đầu vào
+ Đây là khâu rất quan trọng vì nó quyết định đến đầu ra của sản phẩm
nếu muốn sản phẩm sau nhân điều có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh
trên thương trường, giá thành sản phẩm thấp thì việc thu mua nguyên liệu phải
đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất lớn phải có các điểm thu mua có
nhãn hiệu Doanh nghiệp trong việc mua nguyên liệu, tại các điểm thu mua
Doanh nghiệp ngày phải hoàn thiện về quy trình mua, phân loại rõ các sản phẩm
hạt điều ngay từ công đoạn đầu, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng phải
được cải thiện. Qua đó, tạo cho người nông dân trồng điều luôn thấy thỏa mãn
khi cung ứng nguyên liệu cho Doanh nghiệp hơn là những địa điểm thu mua
khác. Để đáp ứng được yêu cầu trên người thu mua điều cho Doanh nghiệp phải
là những nhân viên có năng lực, trình độ, được đào tạo bài bản và phải xây dựng
được chiến lược chăm sóc khách hàng dài hạn, phải xây dựng quy trình mua
nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Hạn chế việc mua lại của các trung gian, vì nếu mua lại từ trung gian
quá nhiều sẽ dẫn đến giá hạt điều bị tăng lên so với giá thực của nó. Tuy nhiên
theo thống kê, doanh nghiệp sản xuất phải mua nguyên liệu từ trung gian hơn
60% nguyên liệu cho nhà máy. Trong giai đoạn 2011 – 2015 khi doanh nghiệp
chưa tự thu gom nguyên liệu trực tiếp từ nông dân với số lượng lớn hơn thì
doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các thương lái tại địa phương. Để đảm
bảo chất lượng sản phẩm doanh nghiệp phải sàng lọc những thương lái đã hợp
tác lâu năm, luôn cung cấp sản lượng uy tín, chất lượng và thực hiện đúng các
cam kết trong các hợp đồng giao dịch trong quá khứ, có thể cung cấp số lượng
sản phẩm với khối lượng lớn. Doanh nghiệp xây dựng niềm tin về việc chia sẻ
lợi nhuận cho các thương lái trong việc cung cấp nguyên liệu cho mình, để từ đó
các thương lái cũng sẵn sàng cung ứng cho doanh nghiệp những sản phẩm tốt
nhất.
- Doanh nghiệp ngày càng chuyên môn hóa trong việc thu mua nguyên
liệu trên các sàn giao dịch điều vì đây là một kênh phân phối rất hiệu quả và
mang tính chuyên nghiệp cao. Khi tham gia vào sàn giao dịch điều thì doanh
nghiệp sẽ được bảo hiểm về giá từ đó giảm thiểu tối đa về sự biến động giá trên
thị trường, việc cung cầu hàng hóa được bảo đảm trong tương lai. Khi có các hợp
đồng xuất khẩu sản phẩm sau nhân điều cho thị trường thế giới, doanh nghiệp có
thể chủ động nguồn nhiên liệu, đảm bảo giá mua nguyên liệu đầu vào thông qua
các sàn giao dịch để từ đó chủ động trong việc hoạch định chiến lược sản xuất
sao cho tối ưu nhất.
- Tìm kiếm được nhiều kênh phân phối đầu vào ở các nước Châu Phi, để
tránh tình trạng bị động do thiên tai, hạn hán làm cho năng suất, chất lượng hạt
điều tại địa phương xấu trong năm đó, khi có nhiều kênh phân phối thì giá
nguyên liệu đầu vào tương đối ổn định không diễn biến quá phức tạp. Tại Hiệp
hội điều Việt Nam chia sẻ thông tin mua nguyên liệu đầu vào từ đó có thể phối
hợp với các doanh nghiệp khác trên cả nước thực hiện các hợp đồng thương mại
với đối tác nước ngoài về việc cung ứng hạt điều thô, như vậy sẽ giảm thiểu
được chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển, đảm bảo chất lượng hạt điều cao.
- Doanh nghiệp phải tạo ra mối quan hệ mật thiết đối với người dân
trồng điều, sẵn sàng cho nông dân ứng vốn để mua thuốc trừ sâu, cải thiện chất
lượng đất, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm được điều này thì người dân sẽ
cảm thấy mình có sự gắn kết quyền lợi của mình với doanh nghiệp, qua đó khi
thu hoạch sản phẩm nhất định người dân sẽ bán nguyên liệu hạt điều cho doanh
nghiệp.
- Năng suất cây điều hiện nay tương đối thấp, vẫn có thể nâng cao năng
suất cây trồng trên diện tích đất hiện hữu, trong quá trình điều ra hoa đối với một
số nhành cây phân tán lớn nhưng không ra hoa để tăng năng suất có thể chặt một
số cành không phù hợp và ảnh hưởng đến những cành xung quanh, có thể sử
dụng một số loại phân, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng ra hoa… trong
quá trình áp dụng khoa học trên diện tích trồng điều doanh nghiệp có thể hỗ trợ
kỹ thuật, cung cấp các loại thuốc cho người dân, sau khi người dân thu hoạch
xong sẽ chiết khấu lại phần chi phí này của người nông dân. Đảm bảo hạt điều
của người dân cung ứng có thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng, quy trình sản
xuất do đối tác nhập khẩu yêu cầu.
+ Chiến lược mở rộng vùng nguyên liệu:
- Các doanh nghiệp có thể tận dụng các chính sách ưu đãi của Chính phủ
Lào, Campuchia để mở rộng sản xuất vùng nguyên liệu đầu vào cho ngành điều.
Chính Phủ 02 nước có các chính sách ưu đãi về việc thuê đất cho sản xuất các
loại cây Công nghiệp, các doanh nước trong tỉnh có thể thuê đất để qua đó có thể
xây dựng các nông trường trồng điều, các nông trường sử dụng các giống điều
cho năng suất cao, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, tạo ra các sản phẩm sạch, đạt
chất lượng. Nếu phát triển được các vùng nguyên liệu lớn ở 02 nước trên thì các
doanh nghiệp không phải nhập khẩu hạt điều thô từ các nước Châu Phi mà còn
có thể cung ứng nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp khác trong nước.
Thực tế nước Lào diện tích đất canh tác còn rất nhiều, điều kiện tự nhiên rất phù
hợp cho trồng cây điều, nhưng hiện nay hầu như cả nước mới có một vài điểm
thí nghiệm trồng điều. Do đó, các doanh nghiệp tại Bình Phước muốn có nguồn
nguyên liệu ổn định thì việc khai thác và xây dựng các vùng nguyên liệu tại Lào
là rất thuận lợi.
- Doanh nghiệp có thể kêu gọi các nhà nông trên địa bàn tham gia vào
quá trình sản xuất của đơn vị bằng hình thức cổ phần hóa, hình thức góp vốn có
thể sử dụng đất trồng điều, hoặc nguyên liệu điều thu hoạch hàng năm. Đây là
chính sách mà người nông dân có thể thấy mình có quyền lợi với doanh nghiệp,
khi thu hoạch nhất định phải cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp mình liên
kết.
- Từng bức xây dựng vùng nguyên liệu điều hữu cơ: đây là hạt điều sạch
được sản xuất theo tiêu chuẩn mới, nó được chọn lọc giống tốt, không bón phân
hóa học, phân vô cơ, thuốc trừ sâu, các loại thuốc tăng trưởng, mà chỉ sử dụng
các loại phân hữu cơ tự tạo, công nghệ sản xuất phân hữu cơ phải đúng quy trình
theo tiêu chuẩn ATVSTP. Trong năm 2011 các doanh nghiệp nên mạnh dạn mở
rộng vùng nguyên liệu ở nước Lào, Campuchia áp dụng trồng các loại cây điều
hữu cơ vì giá trị từ hạt điều hữu cơ cao hơn hạt điều trên thị trường hiện nay rất
nhiều. Cụ thể, Doanh nghiệp Achal industries của Ấn độ bắt đầu sản xuất hạt
điều hữu cơ từ năm 1995 nhưng đến 23/11/2006 doanh nghiệp được chứng nhận
điều hữu cơ từ IMO của Thụy Sỹ về thị trường xuất khẩu, với diện tích trồng chỉ
hơn 3.125 ha nhưng giá trị thu được rất cao vì được thị trường Châu Âu chấp
nhận. Do dó, các doanh nghiệp trên địa phương ngoài việc cố gắng mở rộng thị
trường nguyên liệu sang các nước lân cận còn phải tích cực chuyển giao công
nghệ trồng điều hữu cơ cho người dân trên địa bàn tỉnh áp dụng công nghệ này,
Vì yêu cầu chất lượng của thế giới đối với sản phẩm sau nhân điều ngày càng
cao.
3.2.5.2. Giải pháp mở rộng thị trƣờng
+ Thị trường truyền thống
- Đối với thị trường Mỹ và EU: Phải không ngừng mở rộng và thắt chặt
mối quan hệ với các đối tác tại các thị trường trên, tận dụng chính sách thuế, hạn
ngạch nhập khẩu không bị hạn chế, các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng chính sách phân
khúc thị trường, đối với thị trường đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng, mẫu mã
sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp. Để đáp ứng được, khi xuất khẩu sang thị
trường này phải nêu rõ quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quy
trình sản xuất ra thành phẩm đều đáp ứng được yêu cầu về ATVSTP. Đối với 02
thị trường trên việc mở rộng thị phần có nhiều thuận lợi do sản phẩm tại địa
phương đã được nhiều đối tác và khách hàng chấp nhận, việc hợp tác đã được
thực hiện từ lâu nên có nhiều thuận lợi. Đây là thị trường rất ổn định vì nhu cầu
sử dụng hạt điều rất cao, tăng trưởng kinh tế luôn là khu vực cao nhất trên thế
giới. Do đó, việc mở rộng và duy trì ở 02 thị trường trên có nhiều thuận lợi.
- Đối với thị trường Trung Quốc: Đây là một thị trường tiềm năng, thực
tế những năm vừa qua Trung Quốc nhập khẩu hơn 50% tổng sản phẩm hạt điều
tại địa phương. Các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang thị trường này rất
dễ dàng vì vị trí địa lý thuận lợi, từ địa phương vận chuyển hàng hóa và giao
nhận với nước bạn rất dễ dàng. Mặt khác, yêu cầu của thị trường Trung Quốc
không quá khó so với 02 thị trường Mỹ và EU. Tại thị trường này doanh nghiệp
có thể bán sản phẩm không phải là chất lượng cao nhất nhưng vẫn được chấp
nhận, do đó trong thời gian tới ngoài những đối tác lâu năm, các doanh nghiệp
cần phải thẩm định kỹ những đối tác trước khi ký kết các hợp đồng mua bán sản
phẩm hạt điều. Tích cực triển khai nhiều dự án lớn tại thị trường trên ví dụ như
tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,
phối hợp với đối tác lâu năm quảng bá thương hiệu điều trên nhiều phương tiện
khác nhau trên quan điểm chia sẻ quyền lợi….
- Đối với thị trường Úc: Đây là thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm
cao, tính ổn định của sản phẩm đặt lên hàng đầu. Cho nên các doanh nghiệp phải
đẩy mạnh sản xuất và cung ứng sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của đối
tác, ngoài ra phải chủ động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm đối với thị
trường, có thể sử dụng chính sách cho sử dụng hàng mẫu, hội nghị khách hàng
thường niên với chất lượng tăng dần qua từng năm trên thị trường này, từ đó
người sử dụng tự đánh giá và so sánh với các sản phẩm hạt điều của tỉnh Bình
Phước so với các nước khác.
+ Thị trường tiềm năng
- Hàng năm căn cứ các báo cáo số liệu nhập khẩu hạt điều đối với thị
trường không phải là thị trường truyền thống của Hiệp hội điều Việt Nam và
thông qua các tổ chức để xem xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của các khu vực
thuộc thị trường này để từ đó chính sách thích hợp cho việc mở rộng phát triển
thị trường tiềm năng. Đối với các thị trường tiềm năng nếu tốc độ tăng trưởng
kinh tế ổn định, nhu cầu nhập khẩu hạt điều ngày càng tăng thì nhanh chóng mở
rộng và tiếp cận tìm đối tác phát triển thị trường này.
- Đối với thị trường ASEAN lộ trình thuế quan đã được thông qua, các
hiệp định thương mại đã được ký kết giữa Việt Nam và các thành viên, đây là cơ
hội rất lớn đối với các doanh nghiệp địa phương khi khai thác tại khu vực trên.
- Mở rộng thị phần tại thị trường là các nước Châu Phi, đây là thị trường
không đòi hỏi cao về tiêu chuẩn hàng hóa, là vùng nguyên liệu lớn nhưng việc
sản xuất sản phẩm sau nhân điều còn nhiều hạn chế, họ chủ yếu xuất khẩu hạt
điều thô và nhập khẩu hạt điều đã thành phẩm từ nước khác. Thông qua đối tác
mà địa phương đã nhập khẩu nguyên liệu điều làm đối tác phân phối hạt điều đã
qua chế biến, ngoài ra còn tìm kiếm thêm những đối tác mới có uy tín trong việc
phân phối sản phẩm tại khu vực này.
+ Thị trường nội địa: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngoài thị
trường thế giới thì thị trường trong nước là một phao cứu cánh các doanh nghiệp
tại địa phương khi thị trường thế giới bị biến động, với một thị trường rộng lớn
gần 90 triệu dân thì việc định hướng mở rộng và phát triển hết sức quan trọng.
Trong giai đoạn hiện nay với chính sách kêu gọi của Chính phủ là người Việt
Nam sử dụng hàng Việt Nam tất cả doanh nghiệp trên địa bàn có nhiều thuận lợi
trong việc phát triển thị trường nội địa, để khai thác tốt thị trường trên các doanh
nghiệp cần thực hiện một số giải pháp như sau:
- Cho người tiêu dùng có nhìn nhập đúng về chất lượng sản phẩm do địa
phương sản xuất có thể đạt theo tiêu chuẩn mà hạt điều được nhập khẩu từ nước
ngoài, tâm lý người Việt Nam là hàng ngoại luôn có chất lượng cao hơn là hàng
nội. Để loại bỏ tâm lý này đối với các dòng sản phẩm làm từ hạt điều có xuất xứ
tại địa phương thì doanh nghiệp cần phải cung ứng những hạt điều đạt chất lượng
cao mà thị trường thế giới đã chấp nhận, để qua đó người dân dần có những chọn
lựa, nhìn nhận đúng về chất lượng và thương hiệu điều Bình Phước.
- Sử dụng chính sách phân khúc thị trường, do thu nhập của người dân
không đồng đều nên doanh nghiệp phải có những sản phẩm chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế, và đa dạng hóa những sản phẩm sau nhân điều, tận dụng hạt điều
vỡ chất lượng không cao để sản xuất một số mặt hàng như bánh, kẹo, bột hạt
điều…cung ứng cho đối tượng có thu nhập thấp.
- Tăng cường hệ thống phân phối: Ngoài các kênh phân phối truyền
thống và chủ yếu của các địa phương là siêu thị, doanh nghiệp cần đẩy mạnh
việc phân phối và bán lẻ cho các đại lý và các tiệm tạp hóa…đặc biệt đối với các
thị trường lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố HCM thì có ít nhất 10 nhà phân
phối sản phẩm hạt điều tại địa phương. Doanh nghiệp có thể tuyển dụng các
nhân viên phân phối trực tiếp, họ là những người trực tiếp mang sản phẩm của
doanh nghiệp đến các tiệm tạp hóa, người tiêu dùng, ghi nhận thông tin thị
trường tại khu vực mình quản lý để có những nhìn nhận sát với thị trường và có
chính sách phù hợp với từng địa phương.
3.2.5.3. Giải pháp Marketing
- Sản phẩm dù đạt chất lượng tốt nhưng không có chính sách Marketing
phù hợp thì giá cả bán ra thấp, nhiều khi không được người tiêu dùng chấp nhận.
Vì vậy, doanh nghiệp phải có những đánh giá đúng về những thị trường mình
tham gia để có chính sách phân phối phù hợp. Doanh nghiệp cần xem xét xây
dựng các văn phòng đại diện theo trình tự ưu tiên đối với các thị trường từ thị
trường truyền thống, thị trường nội địa, thị trường tiềm năng. Đối với từng loại
thị trường thì xây dựng số lượng văn phòng sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Trên thế giới việc mua bán hàng qua mạng đã được phổ biến rất lâu và
được các đơn vị kinh doanh tận dụng rất hiệu quả, thông tin mua bán trên thị
trường được chia sẻ thông qua nhiều trang Web. Vì vậy, doanh nghiệp trên địa
bàn cần tăng cường và mở rộng chất lượng thông tin trên các trang Web của
mình từ đó giới thiệu mẫu mã, chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, chủng loại hàng
hóa, phương thức thanh toán, thông tin liên lạc… thông qua trang Web doanh
nghiệp có thể tìm kiếm đối tác dễ dàng hơn. Thương mại điện tử giúp cho các
doanh nghiệp tiến gần lại với nhau, giới hạn về không gian, thời gian sẽ không
phải là cản trở lớn, thông qua thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có thể bán
hàng với số lượng lớn nhưng không cần gặp mặt đối tác, nhưng hoạt động
thương mại có thể diễn ra nhanh chóng, hiệu quả với chi phí giao dịch thấp nhất.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các cuộc họp hội
thảo về kinh doanh, phương hướng xuất khẩu của ngành điều nói chung ở trong
và ngoài nước, qua đây có thể nắm bắt thông tin thị trường và giới thiệu, xâm
nhập sản phẩm điều của địa phương ra thế giới và các tỉnh lân cận.
3.2.5.4. Giải pháp cải tiến công nghệ
+ Đối với việc phát triển khoa học công nghệ tại doanh nghiệp: Từng
bước nâng cao chất lượng hàng hóa và tăng dần hàm lượng khoa học, công nghệ
trong sản phẩm. Có như vậy sản phẩm sau nhân điều mới cho giá thành cao, thu
được lợi nhuận theo kỳ vọng của các doanh nghiệp, thực trạng các dây truyền
sản xuất điều xuất khẩu trên địa bàn đã lạc hậu, công suất thấp, ô nhiễm môi
trường và chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới. Để làm được điều
này thì các doanh nghiệp cần có những cải thiện như sau:
- Trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật cho hoạt động khoa học, công nghệ
tại doanh nghiệp ( xây dựng phòng thí nghiệm, cơ sở thử nghiệm, máy móc trang
thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và phát triển).
- Mua bản quyền công nghệ, quyền sử dụng, quyền sở hữu sáng chế,
kiểu dáng công nghệ, thông tin khoa học và công nghệ, các tài liệu, các sản phẩm
có liên quan phục vụ cho hoạt động sản xuất tại đơn vị.
- Trả lương và thuê chuyên gia hàng đầu trong ngành để vận hành tốt
dây truyền sản xuất áp dụng trình độ khoa học, công nghệ cao hoặc khi lắp đặt
chạy thử các doanh nghiệp yêu cầu các đơn vị cung ứng phải vận hành chạy tốt
và hướng dẫn đội ngũ cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp đến khi sử dụng thành
thạo mới chấp thuận chuyển trả hết kinh phí cho đơn vị cung ứng công nghệ.
- Khuyến khích cộng với thưởng lớn đối với các cá nhân, công nhân viên
trong doanh nghiệp có các phát kiến khoa học trong việc nâng cao chất lượng sản
phẩm.
+ Đẩy nhanh tiến trình sản xuất bằng phương pháp xông hơi nước bão
hòa: Dần loại bỏ công nghệ xử lý bằng chao dầu. Công nghệ xử lý bằng chao
dầu gây ô nhiễm, chất lượng sản phẩm không cao… Với ưu tiên hàng đầu trong
những năm tiếp theo là nâng cao chất lượng sản phẩm, xâm nhập và mở rộng các
thị trường khó tính như Mỹ, EU thì việc sản xuất phải đảm bảo đúng quy trình
ATVSTP mà công đoạn đầu tiên chính là công đoạn này, do đó tất cả các doanh
nghiệp trên địa bàn nhanh chóng loại bỏ công nghệ xử lý bằng chao dầu. Ngoài
ra việc thay đổi công nghệ cũng giảm thiểu ô nhiễm môi trường là việc làm cấp
bách không riêng gì các doanh nghiệp sản xuất điều mà là trách nhiệm của tất cả
những người tham gia sản xuất tại địa phương.
- Các doanh nghiệp có thể xây dựng dự án chuyển đổi công nghệ từ đó
có thể huy động vốn từ cổ đông, ngân hàng hoặc có thể nhận chuyển giao công
nghệ từ ngân sách tỉnh…
+ Tăng tỷ lệ cơ giới hóa trong các công đoạn sử dụng nhiều lao động:
- Thực tế ngày nay lao động ngày một thiếu hụt vì trên địa bàn đã thu hút
nhiều nhà đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nên công nhân di chuyển từ ngành
điều sang những ngành khác rất nhiều. Mặt khác, nếu sử dụng lao động chân tay
nhiều doanh nghiệp bị động nếu lao động nghỉ nhiều vào dịp phải đẩy nhanh tiến
độ sản xuất để giao hàng, cũng như chất lượng sản phẩm không đồng đều, do có
sự chênh lệch tay nghề giữa các công nhân. Đẩy nhanh cơ giới hóa doanh nghiệp
dễ dàng thực hiện cam kết sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo
ATVSTP do đối tác yêu cầu, doanh nghiệp cần đẩy nhanh cơ giới hóa ở các khâu
như sử dụng máy bóc vỏ lụa, máy bắn màu tự động chi phí còn tương đối cao,
máy cắt vỏ cứng chi phí 01 máy khoảng 180 triệu công suất thiết kế có thể thay
thế được 75 công nhân và rất đảm bảo chất lượng. Hiện nay các máy trên đều
được sản xuất tại Việt Nam, do đó các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong
việc chuyển giao công nghệ và tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất.
3.2.5.5. Giải pháp tối đa hóa nội lực
- Căn cứ thế mạnh của các doanh nghiệp trên địa bàn cần phối hợp
chuyên môn hóa lĩnh vực mình có lợi thế từ đó tạo thành một dây truyền sản xuất
tập trung, nâng cao chất lượng, giá thành sản phẩm, đa dạng sản phẩm sau nhân
điều cung cấp cho nhiều thị trường khác nhau. Khi đó các doanh nghiệp có thể
chuyên môn hóa một công đoạn trong dây truyền sản xuất, tạo thế mạnh tập thể,
có thể tiến dần lên tập đoàn chuyên sản xuất điều xuất khẩu, chính điều này sẽ
tạo rất nhiều thuận lợi khi thương thảo hợp đồng mua bán, tạo sự cạnh tranh lành
mạnh vì thông tin thị trường được chia sẻ tốt hơn, có định hướng lâu dài đối
trong việc hoạch định chiến lược phát triển của ngành điều tại địa phương.
- Trên địa bàn có một số doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ sau nhân
điều lớn, phải là đầu tàu trong việc kết nối các nhà sản xuất tại địa phương với
thị trường thế giới. Để tăng tính cạnh tranh hạn chế xuất khẩu hạt điều thô từ đó
tạo nên lợi thế so sánh của các sản phẩm sau nhân điều của tỉnh Binh Phước.
3.3. Những kiến nghị
+ Sở công thương:
- Phối hợp với các Sở, ban ngành, Viện nghiên cứu hội thảo đề xuất các
chính sách mới nhằm phát triển ngành điều. Là thành viên chủ chốt trong việc
lựa chọn các nhà thầu, nhà nghiên cứu có khả năng nghiên cứu các đề tài khoa
học, các ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, xuất khẩu điều ra
thị trường thế giới.
- Yêu cầu Trung tâm Khuyến công tư vấn và Phát triển Công nghiệp cho
triển khai các mô hình trình diễn kỹ thuật và tổ chức chuyển giao công nghệ đến
người nông dân và người sản xuất. Công bố các kết quả nghiên cứu khoa học
công nghệ trong việc ứng dụng khoa học trong sản xuất, nhằm khuyến khích các
doanh nghiệp nhanh chóng chuyển giao công nghệ theo hướng hiện đại, đa dạng
các sản phẩm chất lượng sau nhân điều.
- Yêu cầu Chi cục quản lý thị trường phối hợp với các ngành chức năng
xem xét việc mua bán vận chuyển hạt điều đúng theo quy định, có hình thức xử
phạt thật nghiêm nếu phát hiện có gian lận, gim hàng, tạo giá ảo trên thị trường.
- Liên hệ với Bộ Công thương, các tổ chức thương mại thế giới nhằm hỗ
trợ các doanh nghiệp có điều kiện giới thiệu sản phẩm, mẫu mã, thương hiệu
điều Bình Phước ra thị trường thế giới.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Thực hiện tốt và giám sát quy
hoạch điều Bình Phước giai đoạn 2010-2020.
Sở Kế hoạch và Đầu tư: Kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước
mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm sau nhân điều. Bằng chính sách ưu đãi
thuế kêu gọi các cơ sở sản xuất di chuyển các doanh nghiệp sản xuất tại các khu
dân cư vào các khu công nghiệp tập trung.
Sở Khoa học và Công nghệ: Hàng năm làm việc với Bộ Khoa học và
Công nghệ bố trí kinh phí thực hiện các đề tài khoa học, các ứng dụng công nghệ
trong việc nâng cao năng suất cây trồng, hiệu quả sản xuất, chất lượng sản
phẩm…
Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các ngành chức năng quản lý
việc sử dụng đất, nguồn chất thải của các cơ sở sản xuất, yêu cầu các cơ sở sản
xuất phải đảm bảo an toàn môi trường tránh tác động xấu đến hệ sinh thái.
Sở Tài chính: Hàng năm bố trí kinh phí cho các Sở, doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh tham gia triển lãm các hội chợ triển lãm, học tập kinh nghiệm trong và
ngoài nước qua đó dần khẳng định thương hiệu điều Bình Phước trên thị trường.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, ngành sản xuất xuất khẩu hạt điều tỉnh Bình Phước
đã phát triển nhanh chóng, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp tại địa phương mới chỉ tập trung xuất khẩu được một số thị
trường và giá xuất khẩu tương đối thấp so với giá trung bình của thế giới. Do đó,
hiệu quả xuất khẩu hạt điều của các doanh nghiệp trong tỉnh chưa cao, với mong
muốn đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 – 2015 luận
văn đã có những đóng góp như sau:
- Khung lý thuyết, trên cơ sở các khái niệm, học thuyết để giải thích rõ
tầm quan trọng của đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó phân tích vai trò của ngành
xuất khẩu hạt điều trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Qua phân tích thực trạng sản xuất, xuất khẩu hạt điều và phân tích đặc
điểm, lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, bên cạnh đó đưa ra những thách
thức, yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn, nêu
lên được những hạn chế của ngành sản xuất hạt điều tại địa phương trong suốt
thời gian qua, chủ yếu là giai đoạn 2005-2010.
- Trên cơ sở phân tích số liệu, kết hợp nghiên cứu về thực trạng xuất
khẩu, tình hình xâm nhập thị trường thế giới của sản phẩm hạt điều, những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro của ngành điều trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Tác giả đã đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu điều
tương xứng với tiềm năng của địa phương:
Chiến lược phát triển, quy hoạch vùng trọng điểm đối với cây điều
trong tỉnh;
Chính sách khuyến khích đầu tư, tái đầu tư;
Nâng cao vai trò của hiệp hội điều;
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bằng các chính
sách như: Thu mua và xây dựng vùng nguyên liệu đầu vào, giải pháp mở rộng thị
trường, giải pháp Marketing, giải pháp cải tiến công nghệ, giải pháp tối đa hóa
nội lực.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An Thị Thanh Nhàn, Lưu Thị Thu Hương (2009), Quản trị trong xúc tiến
thương mại, trong xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB trẻ.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Chiến lược phát triển
ngành điều Việt Nam đến năm 2020, các giải pháp kinh tế xã hội, Hà Nội.
3. Bùi Xuân Lưu (2006), Kinh tế ngoại thương, NXB Lao động xã hội,
Tp.HCM.
4. Đinh Văn Sơn (2009), Chính sách tài chính với phát triển xuất khẩu của
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Tài chính.
5. Dương Ngọc Dũng (2007), Chiến lược cạnh tranh, NXB Tổng hợp.
6. Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Phú Tụ, Nguyễn Hữu Lộc (2005), Kinh tế quốc
tế, NXB Thống kê.
7. Lê Thành An (2008), Giải pháp chiến lược phát triển ngành chế biến xuất
khẩu điều Việt Nam từ nay cho đến 2020, Luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành
Quản trị kinh doanh, trường Đại học kinh tế Tp.HCM.
8. Lê Văn Tể, Nguyễn Thị Tuyết Nga (2009), Thanh toán và tín dụng xuất
nhập khẩu, NXB Tài chính.
9. Ngô Xuân Thiện Minh (2006), Hướng dẫn thang bảng lương và Quy chế
trả lương trong doanh nghiệp, NXB Tài chính.
10. Nguyễn Đông Phong (2009), Marketing Quốc tế, NXB Thống kê.
11. Nguyễn Duy Bột (2006), Thương mại quốc tế và thị trường xuất khẩu,
NXB Thống kê Hà Nội.
12. Nguyễn Huyền Trang (2005), Bước chuyển Marketing, NXB trẻ.
13. Nguyễn Liên Diệp, Phan Văn Nam (2006), Chiến lược và chính sách kinh
doanh, NXB Lao động, Tp.HCM.
14. Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Hữu Thảo, Hoàng An Quốc, Ninh Văn Toàn
( 2003), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Đại học kinh tế Tp.HCM.
15. Nguyễn Ngọc Toàn, Lê Thanh Hải (2009), Lợi thế cạnh tranh quốc gia,
NXB trẻ.
16. Nguyễn Thế Nghiêm (2001), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất
khẩu điều ở nước ta, Luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh
doanh, trường Đại học kinh tế Tp.HCM.
17. Phạm Như Hiển, Đỗ Huy Bình, Nguyễn Hoàng Dũng (2010), Quản trị
chiến lược chuỗi cung ứng, NXB Lao động.
18. Phạm Thăng, Nguyễn Thanh Hội (2009), Quản trị học, NXB Hồng Đức.
19. Trần Đình Thiên (2008), Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam bắt đầu từ
đâu, NXB Thanh Niên.
20. Trần Minh Nhật (2006), Phương pháp sử dụng nguồn nhân lực, NXB
Thời đại.
21. Trần Thanh Lâm (2009), Quản trị công nghệ, NXB Lao động.
22. Trần Thị Ngân Tuyền (2007), Quản trị thương hiệu, NXB trẻ.
23. Trịnh Minh Quang, Nguyễn Phương Lan (2006), Những mô hình quản trị
kinh điển, NXB Quốc dân.
24. Võ Thanh Thu, Ngô Ngọc Huyền (2007), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước
ngoài, NXB Tổng hợp, Tp.HCM.
THAM KHẢO THÔNG TIN TRÊN CÁC TRANG WEB
1. www.agro.gov.vn Trang Web Bộ Nông nghiệp và PTNT;
2. www.binhphuoc.gov.vn Trang Web Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước;
3. www.fao.gov.vn Trang Web Tổ chức lương thực thế giới;
4. www.mof.gov.vn Trang Web Bộ Tài chính;
5. www.mpi.gov.vn Trang Web Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
6. www.vietlaw.gov.vn Trang Web tra cứu văn bản;
7. www.vinacas.com.vn Trang Web hiệp hội điều Việt Nam.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1 Hình minh họa trái điều và hạt điều thô.
TRÁI ĐIỀU
HẠT ĐIỀU ĐÃ TÁCH VỎ LỤA
SẢN PHẨM SAU NHÂN ĐIỀU
Phụ lục 1.2 Dây truyền tách vỏ hạt điều
( dây truyền tách vỏ hạt điều thô sơ)
Dây truyền tách vỏ hạt điều hiện đại
Phụ lục 1.3 ( Bóc vỏ lụa hạt điều thủ công)
Phụ lục 1.4 ( Phân loại hạt điều)
Tên sản phẩm Quy cách sản phẩm Ghi chú
Nhân nguyên
trắng
WW 180: 120 - 180 hạt/LB
WW 210: 180 - 210 hạt/LB
WW 240: 220 - 240 hạt/LB
WW 320: 300 - 320 hạt/LB
WW: White wholes
1LB = 0,454
Nhân nguyên xám DW: hạt có màu sáng
DDW: Hạt ngả màu xanh nhạt,
tím nhạt
DW2: Hạt đậm hơn DW,
không có màu sáng
DW3: Hạt có màu xanh, tím,
sọc gân đậm hơn DW
DW: Dessert wholes
Nhân bể gốc WB: Hạt bể gốc, màu trắng hơi
vàng
SB: Hạt bể gốc, nám hơi vàng
SB2: Hạt bể gốc, có màu xanh,
tím đậm và chấm sâu
WB: White buts
SB: Scorched buts
Nhân bể đôi WB: Bể đôi màu trắng
SS: Hạt bể đôi nám
SS: Scorched spilts
Nhân bể lớn bể
nhỏ
LP: Nhân bể lớn, nám
SP: Nhân bể nhỏ, trắng, nám
LP: :Large pieces
SP: Small pieces
Hàng bị teo lép và
sâu khoét
TP: Hạt nguyên trắng, nám,
nhưng bị teo nhăn.
TP2: Hạt nguyên bị vàng, cháy,
nhăn
SK: Hạt bị chấm sâu khoét 1
hay 2 chỗ
Phụ lục 1.5 ( Số liệu thống kê ngành điều Việt Nam (2005-2010)
STT NỘI DUNG 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1 Diện tích trồng điều 1000 ha 340 345 350 410 398 319
2 Sản lượng điều thô 1000 tấn 320 340 350 349 303 300
3 Năng suất Tấn/ha 0,94 0,99 1,00 0,85 0,76 0,94
4
Giá mua điều trong nước
(tiệu/tấn) 9,37 10,8 12,5 17,5 15 19,8
5 Số lượng điều thô nhập khẩu 120 190 230 250 280 300
6 Giá trị nhập khẩu 40 69 132 219 216 260
7
Số lượng điều chế biến 1000
tấn 440 530 580 599 600 625
8
Lượng nhân điều xuất khẩu
1000 tấn 117 127 152 167 177 194
9 Giá trị xuất khẩu triệu USD 478 504 651 920 850 1.136
( Nguồn WWW.gso.com.vn và WWW.vinacas.com.vn )
Phụ lục 1.6 Tỷ lệ các nƣớc sản xuất điều trên thế giới.
SST TÊN NƯỚC TỶ LỆ %
1 Ấn Độ 26
2 Việt Nam 14,6
3 Châu Phi 39
4 Brazil 12,2
5 Indonesia 7,3
6 Nước khác 0,9
TỔNG CỘNG 100
( Nguồn WWW.fao.org )
Phụ lục 1.7: Giá trị xuất khẩu nhân điều Việt Nam ra thị trƣờng chính trên
thế giới.
Đvt: triệu USD
STT 2005 2008 2009 2010
Hoa Kỳ 142,9 268,22 253,62 365,2128
Trung Quốc 91,63 160,15 157,79 227,2176
Hà Lan 22,89 152,37 120,85 174,024
Úc 53,8 67,39 57,7 83,088
Anh 24,07 49,14 32,82 47,2608
Canada 12,02 37,44 23,51 33,8544
Nga 4,16 36,02 19,82 28,5408
Tổng cộng 351,47 770,73 666,11 959,1984
( Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- day_manh_xuat_khau_hat_dieu_tinh_binh_phuoc_giai_doan_2011__2015.pdf