LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 - 2020
Trong quá trình đổi mới đất nước, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khơi dậy nguồn động lực to lớn của nhân dân, đưa đến những thành tựu rất quan trọng. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng ta, đồng thời là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã xác định trong thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”). Đến Đại hội IX khẳng định: “Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”. Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ra Nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”. Đại hội X của Đảng tiếp tục xác định “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Và tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ra Nghị quyết về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” với các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2010, 2020 tương ứng với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (01/2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, tiếp tục xác định: phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Khuyến khích tập trung ruộng đất, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Trong những năm qua, từ vai trò, sự cần thiết của việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra những tiền đề, những điều kiện phát triển kinh tế – xã hội để thực hiện thắng lợi chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Tây Ninh đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện và từng bước nâng lên, nhất là nông dân vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số và nông dân ở vùng tôn giáo .
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vùng nông thôn Tây Ninh vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục: Sản xuất nông nghiệp có tăng trưởng nhưng kém bền vững, phân tán, manh mún, phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, giá cả, thiên tai, dịch bệnh . Mức độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, mang tính tự phát, không ổn định. Hạ tầng kỹ thuật nông thôn còn yếu kém, việc ứng dụng máy móc, khoa học công nghệ vào nông nghiệp còn thấp. Ngành nghề nông thôn thiếu đầu tư nên phát triển chậm; ngành nghề truyền thống chưa được chú trọng, phát huy và đang dần mai một, dẫn đến tình trạng lao động dư thừa tăng, đời sống nông dân còn thấp. Các ngành phục vụ nông nghiệp chậm đổi mới, thiếu liên kết. Trình độ dân trí thấp, lao động thủ công là chính, thiếu cán bộ có năng lực và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang diễn ra chậm so với yêu cầu phát triển. Để phát huy những tiềm năng, những lợi thế, đồng thời khắc phục những khó khăn, hạn chế đã nêu trên, một mặt đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, mặt khác thúc đẩy nhanh các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để từng bước nâng cao đời sống nhân dân, nhất là nhân dân vùng nông thôn ở một tỉnh như Tây Ninh có hơn 80% là nông dân. Việc nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 - 2020 góp phần đưa Tây Ninh đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp là việc làm cần thiết, có ý nghĩa vừa cấp bách vừa lâu dài và mang tầm chiến lược cho địa phương Tây Ninh.
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m cho phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao
động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn; tập trung đầu tư phát
triển đội ngũ cán bộ khoa học, quản lý nhằm hoàn thành tiêu chuẩn hóa cán
bộ và chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế thừa, nâng cao chất lượng lao động nông
thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
Đầu tư nâng cao chất lượng và mở rộng các trung tâm giáo dục thường
xuyên, trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề, nâng cấp trường Cao đẳng Sư
phạm, Trung cấp Y tế, Trung cấp Kinh tế - kỹ thuật, Trung cấp nghề Tây
Ninh lên trường đại học, cao đẳng; khuyến khích và tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp tuyển dụng và đào tạo lao động kỹ thuật. Thực hiện các đề án
dạy nghề cho lao động nông thôn. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%
vào năm 2020.
3.2.4. Nâng cao hiệu quả của khoa học và công nghệ đối với sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá
trình phát triển nhanh và bền vững. Hướng trọng tâm hoạt động khoa học,
công nghệ vào phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo chiều
sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế.
Nhà nước tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm, các giải pháp
khoa học, công nghệ cho các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn. Đồng thời, đẩy
mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ. Gắn bó chặt chẽ hoạt động
76
khoa học công nghệ với giáo dục - đào tạo với hoạt động kinh tế - xã hội để
đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức. Trong
những năm tới cần tập trung vào các chương trình: Chuyển giao công nghệ,
thử nghiệm và nhân nhanh các giống mới về cây trồng, vật nuôi có năng suất
cao, chất lượng tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường; Chương trình phát triển
công nghiệp chế biến nông sản và các chương trình công nghệ phần mềm,
máy vi tính, tin học, công nghệ sinh học…
3.2.5. Quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường bền vững
Tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường. Sử dụng
hợp lý tài nguyên, đảm bảo tài nguyên nhất là tài nguyên đất đai trở thành
nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ
nguồn nước, xử lý tốt chất thải, rác thải, cấp thoát nước ở các khu công
nghiệp, đô thị, giữ gìn môi trường nông thôn. Cùng với nguồn đầu tư của
ngân sách nhà nước huy động nhiều nguồn đầu tư khác theo hướng xã hội hóa
để bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đơn
vị kinh tế, cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường. Chú trọng phát triển kinh
tế xanh, thân thiện với môi trường.
3.2.6. Chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo và đào tạo lại, giải quyết
việc làm, xóa đói giảm nghèo
Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu
nhập của lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng
nhanh lao động kỹ thuật, lao động trong ngành sản xuất công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ, chuyển dần lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống và các lĩnh vực dịch vụ.
Chú ý vấn đề di dân trong quá trình đô thị hóa, vấn đề việc làm cho nông dân
bị thu hồi đất sản xuất do xây dựng các khu, cụm công nghiệp.
Tiếp tục thực hiện lồng ghép các chương trình giảm hộ nghèo với
chương trình giải quyết việc làm và các chương trình dự án phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh. Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói, giảm
77
nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy
nghề và giải quyết việc làm để xóa đói, giảm nghèo bềnh vững.
3.2.7. Phát triển mạnh sự nghiệp văn hóa, y tế, nâng cao chất lượng
chăm sóc sức khỏe nhân dân
Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa nghệ thuật và thông tin
tuyên truyền; thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Giữ
gìn và tôn tạo các di tích lịch sử và các di sản văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phấn đấu đến
năm 2020 có 60% xã, phường, thị trấn và 90% ấp (khu phố) đạt chuẩn văn
hóa; 100% xã có nhà văn hóa; 95% trở lên gia đình đạt chuẩn gia đình văn
hóa.
Tiếp tục phát động phong trào “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
và cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Huy động sức mạnh của toàn xã hội chăm lo giáo dục thể chất cho nhân dân,
làm cho mỗi người dân được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa
thể thao. Đầu tư phát triển có trọng điểm một số môn thể thao thế mạnh của
tỉnh để đạt thành tích cao.
Phát triển và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở để đảm bảo 100% bệnh
viện tuyến huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế, đảm bảo cung cấp các dịch vụ
phòng bệnh, khám, chữa bệnh chất lượng cao; Phát triển công nghiệp dược;
quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh.
Thực hiện công bằng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Chăm sóc sức khỏe nhân dân hướng vào mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng
cao thể lực, sức khỏe và tuổi thọ; mọi người dân được hưởng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế
có chất lượng. Đa dạng hóa các họat động khám chữa bệnh, thực hiện công
bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, quan tâm những người có công với
nước, những người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh các hoạt
động y tế dự phòng, tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh, giảm dần tỷ lệ
78
suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả
chiến tranh, chất độc hóa học.
3.3. Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn
3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, phát triển nhanh kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và xây dựng nền nông nghiệp theo hướng
hiện đại
3.3.1.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo tính
thống nhất giữa quy hoạch ngành, quy hoạch vùng. Công bố rộng rãi các
chiến lược và quy hoạch để các thành phần kinh tế tự quyết định lựa chọn đầu
tư kinh doanh. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, khắc
phục tình trạng quy hoạch “treo”.
Đối với các quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, thủy lợi,
điện, nước, bệnh viện, trường học... hoặc các quy hoạch về sử dụng tài
nguyên phải phù hợp với quy hoạch chung, phải xác định rõ công trình, dự
án, thứ tự ưu tiên đầu tư, cơ chế, chính sách, các giải pháp cụ thể kèm theo,
được đưa vào kế hoạch bố trí vốn thực hiện theo lộ trình. Về quy hoạch các
sản phẩm chủ yếu phải gắn với thị trường, quy định điều kiện, môi trường đầu
tư để các thành phần kinh tế lựa chọn các lĩnh vực đầu tư.
Vùng phía Bắc tỉnh bao gồm các huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương
Minh Châu và Châu Thành dự kiến phát triển vùng bảo tồn rừng; phát triển
nông nghiệp theo hướng thành vùng cây công nghiệp tập trung; phát triển du
lịch; phát triển kinh tế cửa khẩu với quy mô hợp lý và hình thành các cụm
công nghiệp quy mô vừa, hợp lý gắn với việc bố trí lại dân cư.
Vùng trung tâm bao gồm thị xã Tây Ninh và huyện Hòa Thành dự kiến
phát triển để vùng trở thành trung tâm chính trị kinh tế, xã hội của tỉnh với hạt
nhân là thị xã Tây Ninh (hướng phát triển lên quy mô thành phố trực thuộc);
phát triển dịch vụ thương mại, bưu chính – viễn thông, tài chính ngân hàng,
du lịch… Hình thành và phát triển các cụm công nghiệp sạch, chất lượng cao,
79
làng nghề tiểu, thủ công nghiệp; phát triển công nghiệp với việc hình thành
các khu đô thị và các trung tâm thương mại và dịch vụ hiện đại.
Vùng phía Nam bao gồm các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và Bến Cầu
dự kiến phát triển các khu, cụm công nghiệp; phát triển nhanh dịch vụ thương
mại. Phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp hướng về xuất
khẩu hướng khai thác thị trường Campuchia, thị trường Thái Lan… Phát triển
nông nghiệp sinh thái bền vững; hình thành các điểm đô thị, dân cư nông thôn
gắn với sự phát triển của các khu cụm công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu.
Kết hợp chặt chẽ với Bộ, ngành trung ương tổ chức điều phối các vùng
kinh tế trọng điểm để gắn quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch
ngành tỉnh Tây Ninh với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch
ngành của vùng. Những công trình, dự án trọng điểm triển khai trên địa bàn
Tây Ninh được thể hiện trong quy hoạch của vùng. Đô thị hóa nông thôn gắn
với phát triển công nghiệp nông thôn; Thường xuyên đánh giá lại công tác
quy hoạch ngành nông nghiệp, bổ sung quy hoạch theo hướng rà soát xác
định lại cây, con theo điều kiện tự nhiên và lợi thế từng vùng, lấy hiệu quả
tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác làm hiệu quả để đầu
tư phát triển tiếp theo.
Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, có chính sách, kế hoạch điều chỉnh
mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động trong từng ngành, từng
vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát huy lợi thế so
sánh, gắn với thị trường và hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, cần có các dự án cụ
thể về phát triển sản xuất đi đôi với việc giải quyết các vấn đề môi trường ở
nông thôn. Các ngành, các cấp có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi và
hướng dẫn doanh nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các thành phần
kinh tế phát triển sản xuất và kinh doanh theo đúng quy hoạch.
3.3.3.2. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là yếu tố quan trọng đẩy
nhanh phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế. Đẩy nhanh tốc độ
đô thị hóa có hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường.
80
Phát huy tối đa về lợi thế địa lý của tỉnh với các quốc lộ 22, 14 và 14C,
xây dựng tuyến đường sắt nhẹ, đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đến
Mộc bài, phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại như hệ thống giao
thông đường bộ (trong đó chú ý các tuyến đấu nối tạo điều kiện khai thác biên
mậu với nước bạn Campuchia), phát triển giao thông đường sông, ở các vùng
trọng điểm kinh tế như các khu công nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa.
Khôi phục, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông nông thôn, khu phố đảm bảo cho
phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả các cụm dân cư thông suốt.
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tuyến đường tỉnh 782 - 784 - 786 -
787 - 794 - 795 – 799, tuyến đường vành đai biên giới; đầu tư xây dựng các
cảng, bến bãi đường sông.
Tập trung phát triển nhanh nguồn điện bảo đảm đủ điện cho công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; phát triển hệ
thống cung cấp nước sạch cho đô thị, khu công nghiệp, dân cư nông thôn.
Đầu tư xây dựng các trung tâm sinh hoạt thanh thiếu nhi, trung tâm văn hóa,
các khu vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa cộng đồng...
3.3.1.3. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công
nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thủy lợi hóa, cơ giới hóa, thay thế dần lao
động thủ công. Tạo bước chuyển biến về chất trong sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh, bền
vững có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; đẩy mạnh việc
ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, từng bước hình thành nền nông
nghiệp sạch, các khu nông nghiệp công nghệ cao. Ổn định các vùng chuyên
canh cây trồng vật nuôi thế mạnh, chuyển diện tích lúa năng suất thấp sang
trồng cây công nghiệp, trồng cỏ hoặc nuôi trồng thủy sản; áp dụng công nghệ
cao để tăng năng suất, chất lượng các loại rau, màu, cây ăn quả, cây công
nghiệp có lợi thế. Khuyến khích phát triển chăn nuôi công nghiệp, bán công
nghiệp bảo đảm an toàn về dịch bệnh; hình thành, phát triển công nghiệp chế
biến và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Làm tốt công tác dự báo thông tin thị
81
trường cho nông dân và doanh nghiệp, giải quyết cơ bản đầu ra cho nông sản,
tiếp tục mở rộng việc ký kết hợp đồng đầu tư - thu mua sản phẩm giữa nhà
máy chế biến với nông dân.
Phát triển ngành trồng trọt, phát triển ổn định các vùng sản xuất chuyên
canh, nhất là các cây trồng thế mạnh của tỉnh như: mì, cao su, lúa, mía, cây
công nghiệp, cây ăn quả, …, có giải pháp phát triển ổn định vùng nguyên liệu
mía theo quy hoạch, chú ý không phát triển thêm diện tích cây mì… Chú
trọng đầu tư thâm canh, ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn, lai tạo
và sản xuất kết hợp chuyển giao công nghệ để sản xuất các loại giống cây
trồng sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao; tăng cường công tác quản lý,
hoàn thiện hệ thống tưới tiêu gắn với giao thông nội đồng; từng bước đẩy
mạnh cơ giới hoá đồng bộ các khâu sản xuất nhất là khâu thu hoạch; hiện đại
hoá công nghiệp, chế biến, nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và
giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa. Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và
giống để giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh phù hợp với điều kiện của từng
vùng.
Đầu tư, xây dựng mô hình tổ hợp tác, HTX sản xuất RAT tại 9 huyện,
thị, mở các lớp đào tạo, tập huấn về IPM, ICM trên rau áp dụng quy trình sản
xuất RAT theo hướng GAP. Dự kiến, tổng vốn đầu tư cho phát triển sản xuất
RAT đến năm 2020 hơn 542 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách cấp khoảng 154
tỷ đồng, còn lại là vốn của người dân, doanh nghiệp và huy đồng nguồn tài
trợ trong, ngoài nước.
Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp và bán
công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường, phù hợp với lợi
thế của từng huyện, thị; tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng giống, áp
dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và
hiệu quả. Nâng cao hiệu quả công tác thú y, chủ động phòng, chống dịch
bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn; tăng cường công tác
quản lý, kiểm định giống; ứng dụng các phương pháp, công nghệ mới để đánh
giá tiềm năng di truyền; có cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
82
(đường, điện hạ thế, nước sản xuất, xử lý chất thải, ...) để phát triển các trang
trại, các cơ sở chăn nuôi tập trung theo phương pháp công nghiệp, đảm bảo an
toàn sinh học; sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đa dạng, đúng quy hoạch, phát huy
lợi thế sẵn có của hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, sản phẩm gắn với thị
trường; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi, trồng, trước hết là đầu
tư thủy lợi, kiểm soát nguồn nước; mở rộng việc ứng dụng quy trình luân
canh và sinh sản nhân tạo; tăng cường công tác thú y thủy sản, bảo đảm an
toàn dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống, thức ăn. Đẩy mạnh
công tác kêu gọi đầu tư nuôi trồng, xây dựng các cơ sở chế biến thủy sản,
đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo đến
khai thác, tỉa thưa rừng trồng, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường, phục vụ
du lịch sinh thái. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phòng, chống cháy
rừng. Xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm đất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai
mục đích rừng; thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển rừng; có kế
hoạch bảo vệ tốt diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các loại rừng hiện
còn trên địa bàn tỉnh.
Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp vừa và
nhỏ, kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình phát triển. Thực
hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp, nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở
khu vực nông thôn.
3.3.2. Đẩy nhanh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phù
hợp ở từng vùng để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển
Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc
biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo
quản, chế biến sản phẩm nông – lâm – thủy sản; sản xuất phân bón, thức ăn
cho chăn nuôi và thuốc bảo vệ động, thực vật...
83
Hình thành các cụm công nông nghiệp ở nông thôn. Phấn đấu đến năm
2015 các nông sản phẩm chính của Tây Ninh đều có nhà máy hoặc các cơ sở
chế biến hiện đại tại địa phương. Đa dạng hóa loại hình và nâng cao chất
lượng dịch vụ nông thôn góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động và
tăng giá trị sản phẩm, thúc đẩy sản xuất và góp phần tiêu thụ ổn định nông
sản hàng hóa công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Khai thác tốt các khu công
nghiệp đã và đang xây dựng như : Khu liên hợp công nghiệp – đô thị - dịch
vụ Phước Đông – Bời lời, Khu công nghiệp – dịch vụ Bourbon – An Hòa,
Khu công nghiệp Chà Là, các cụm công nghiệp thuộc khu kinh tế cửa khẩu
Mộc Bài, Xa Mát...
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất
công nghiệp với nhiều quy mô, theo hướng đầu tư công nghệ hiện đại, các sản
phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường; chú trọng các doanh nghiệp vừa
và nhỏ phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề,
tạo nghề mới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông
thôn. Phát triển công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường, cảnh quan
thiên nhiên gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, trọng tâm là công nghiệp
chế biến sau đường, sau tinh bột mì, sau cao su,...
Đối với các làng nghề truyền thống ở nông thôn cần kết hợp giữa truyền
thống và hiện đại để phát huy hiệu quả các tiềm năng hiện có, nhất là vừa đẩy
mạnh phát triển sản xuất, vừa mở mang các loại hình du lịch làng nghề truyền
thống. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành nghề
nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Tăng cường các hoạt động khuyến công, hỗ trợ, tạo điều kiện các doanh
nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp tiên
tiến, công nghiệp sạch, phát triển mạnh các ngành công nghiệp bổ trợ, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn.
3.3.3. Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then
chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững
84
Phát triển nghiên cứu, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, kỹ thuật
và công nghệ trong nước và thế giới, tạo ra các sản phẩm có năng suất và chất
lượng cao, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, tăng thu nhập, đa dạng
hóa sinh học và bảo vệ mội trường sinh thái. Với các nội dung chủ yếu sau:
- Nghiên cứu chọn tạo giống kháng, chống bệnh; chọn tạo giống chịu
điều kiện khô hạn và chọn tạo giống có năng suất, chất lượng cao phù hợp với
đặc điểm, điều kiện tự nhiên ở Tây Ninh, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa về
sinh học và phát triển bền vững.
- Nghiên cứu khoa học công nghệ sinh học: Nghiên cứu công nghệ sản
xuất phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, các loại thức
ăn giàu dinh dưỡng…; ứng dụng công nghệ tế bào, công nghệ nuôi cấy bao
phấn, công nghệ chuyển gen… vào công tác chọn, tạo giống cây trồng, vật
nuôi có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh.
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng
gia súc, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Đối với cây trồng, tập
trung vào bảo vệ thực vật, áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp
giảm bớt thuốc hóa học, kỹ thuật và liều lượng phun. Đối với chăn nuôi, tập
trung vào công tác thú y, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, nghiên cứu chế độ
nuôi dưỡng cho các gia súc, gia cầm, thủy cầm.
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ sau thu hoạch như công nghệ thiết
bị bảo quản, đóng gói các loại nông sản, nhất là các sản phẩm tươi sống như:
rau, hoa, quả, thịt, cá để giảm tỷ lệ tổn thất, kéo dài thời gian tiêu thụ; áp dụng
các kỹ thuật hiện đại với các phương pháp truyền thống.
Nhanh chóng hình thành một số cơ sở nghiên cứu - ứng dụng mạnh, đủ
sức tiếp thu công nghệ cao, cải tiến công nghệ và sáng tạo công nghệ mới gắn
với hoạt động sản xuất kinh doanh những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn
của Tây Ninh.
Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế đổi mới công nghệ, làm chủ các công nghệ then chốt, mũi nhọn
85
và đẩy nhanh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, trong đó
ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3.3.4. Đẩy nhanh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và đó cũng là chiến lược về con người.
Coi trọng phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Tập trung
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là nguồn nhân lực
có chất lượng để thu hút các dự án đầu tư có trình độ công nghệ cao, có giá trị
gia tăng lớn. Chú trọng gắn kết giữa đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao
động, thực hiện đào tạo theo địa chỉ, đảm bảo người lao động có việc làm phù
hợp. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề với giới thiệu việc làm.
Tập trung huy động các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương (Trái
phiếu Chính phủ, Chương trình mục tiêu Quốc gia), vốn từ ngân sách địa
phương (xổ số kiến thiết) để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục
đào tạo, dạy nghề, đồng thời đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên cho sự
nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề.
Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, quy hoạch quỹ
đất sạch, có chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước tham gia phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa
bàn; khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện mở rộng, thành lập mới
cơ sở dạy nghề, trường đại học. Tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại
và xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác. Huy
động nguồn lực khác của các doanh nghiệp, của người học, của các nhà đầu
tư.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu ứng dụng,
chuyển giao khoa học - công nghệ; thu hút thanh niên, trí thức trẻ về nông
thôn, nhất là các ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa. Thực hiện đồng
bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa
học, công nghệ.
86
Thường xuyên quan tâm, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý khoa
học và công nghệ địa phương, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư;
thú y; bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nông thôn. Phấn đấu mỗi xã có ít
nhất 01 kỹ sư nông nghiệp về công tác tại xã. Triển khai thực hiện tốt Đề án
đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 – 2015 và
định hướng đến năm 2020 với tổng kinh phí là 216,234 tỷ đồng.
3.3.5. Huy động, sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực đầu tư
phát triển
Khai thác tốt các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, đây là một
trong những nhân tố quan trọng hàng đầu để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
thôn và đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn vừa là
yếu tố vật chất để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông
nghiệp, vừa là để xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế hàng hóa trong lĩnh vực này, đồng thời đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tiến bộ.
Vốn đầu tư từ ngân sách còn tạo ra động lực tinh thần, thu hút nguồn vốn đầu
tư từ các thành phần kinh tế khác trong nước và vốn đầu tư nước ngoài vào
nông nghiệp, nông thôn. Tổng vốn ngân sách đầu tư cho giai đoạn 2011 –
2020 dự kiến khoảng 12 – 14 tỷ USD.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động mọi nguồn vốn: Nhà
nước, vốn vay, vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, vốn của dân… cho đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhất là, kêu gọi đầu tư, khuyến khích, tạo
điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào các dự
án phát triển hạ tầng giao thông, các dự án thu gôm và xử lý nước thải, hệ
thống xử lý chất thải rắn, hệ thống cấp thoát nước theo các hình thức đầu tư
phù hợp: BOT, BT,…
Kêu gọi và có chính sách hỗ trợ đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch để
những sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao hơn. Xây dựng các nhà máy chế
biến hoa quả xuất khẩu, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thịt, sửa...
87
Quan tâm đầu tư cũng như có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến
khích, huy động mạnh mẽ sự tham gia của các thành phần kinh tế tham gia
đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn: điện, đường, trường, trạm y tế, trạm trại
nghiên cứu thực nghiệm, khoa học, kỹ thuật, công trình thủy lợi, hệ thống
kênh mương góp phần phát triển nông thôn mới, phát triển đô thị khang trang,
sạch đẹp theo hướng văn minh, hiện đại.
3.3.6. Phát triển thương mại – dịch vụ
Thị trường có vai trò rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp và ngành nghề
nông thôn. Đồng thời cũng có tác động rất quan trọng trong việc đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, cần phải hình thành và quản lý
tốt các loại thị trường: vốn, đất đai, lao động, khoa học – công nghệ, xuất –
nhập khẩu… để hỗ trợ sản xuất.
Chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại
hiện đại ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; hoàn thành
về cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ: chợ dân sinh ở khu vực
nông thôn, vùng sâu, vùng biên giới và chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ
đầu mối ở các vùng sản xuất nông sản tập trung, các thị trường tiêu thụ lớn.
Kêu gọi đầu tư dự án xây dựng chợ đầu mối (nông sản Bàu Năng - Dương
Minh Châu; thủy hải sản Ao hồ - Hòa Thành).
Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho
một số loại mặt hàng nông sản; củng cố các thị trường truyền thống, tiếp cận
các thị trường mới. Đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả của công tác thị trường,
mở rộng thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại nhất là các Chương
trình xúc tiến thương mại trọng điểm, các hoạt động tham gia hội chợ, triển
lãm, đăng ký thương hiệu.
Nâng cao năng lực dự báo về nhu cầu, giá cả thị trường cũng như thực
hiện các quy định pháp luật và rào cản thương mại. Mở rộng các kênh thông
tin thị trường tới doanh nghiệp để thực hiện vai trò đầu mối cung cấp thông
tin, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp; triển khai ứng dụng thương mại điện tử, đưa
thông tin, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm nông nghiệp lên
88
websibe, giúp doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn chiến lược, định hướng tạo
nên sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, làm nền tảng xây dựng thương hiệu
mạnh cho sản phẩm nông sản. Tăng cường công tác quản lý thị trường, đấu
tranh chống gian lận thương mại, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng
nhái nhản mác để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các doanh
nghiệp.
Nâng cao chất lượng vận tải và các dịch vụ vận tải; khuyến khích tạo
môi trường kinh doanh bình đẳng đối với các thành phần kinh tế. Phát triển
vận tải phục vụ các khu, cụm công nghiệp và nhà máy sản xuất chế biến; ở
các đô thị, thị xã, thị trấn theo hướng tăng sử dụng vận tải công cộng.
Đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ các điểm du lịch hiện có.
Đầu tư, xây dựng dự án khu du lịch sinh thái Hồ Dầu Tiếng, Ma Thiên Lãnh,
vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.
3.3.7. Thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội
Chính sách đất đai: Mở rộng các quyền chuyển đổi và chuyển nhượng
đất của người sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt
nhằm tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất. Tăng thêm thời gian sử dụng đất
để người sử dụng yên tâm bỏ vốn đầu tư cải tạo đất, đồng thời thúc đẩy việc
chuyển đổi và chuyển nhượng đất.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đang sử dụng.
Chính sách về thuế sử dụng đất và các khoản tiền có liên quan đến sử dụng
đất, có ưu tiên theo ngành nghề, đặc biệt chính sách thuế mở theo hướng thu
hút đầu tư; tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi trên đất sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.
Chính sách kêu gọi đầu tư: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo
điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn trong và ngoài nước nhất
là các nhà đầu tư nước ngoài, có vốn lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn.
Chính sách tài chính tín dụng: Đối với tín dụng thương mại, các ngân
hàng thương mại đảm bảo nhu cầu vay vốn cho người sản xuất và doanh
nghiệp đã tham gia ký hợp đồng theo lãi suất thoả thuận với điều kiện và thủ
89
tục thuận lợi. Người sản xuất, doanh nghiệp được thế chấp bằng tài sản hình
thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay
theo dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Người sản xuất, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản có dự án
sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được hưởng các hình thức đầu tư nhà nước
từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Thực hiện bảo hiểm ngành nông nghiệp để nông dân
an tâm sản xuất kinh doanh.
Chính sách xã hội: thực hiện có hiệu quả các chính sách trợ giúp người
nghèo ở nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh, nhà ở và việc làm cho
người dân phải di dời lấy đất để thực hiện dự án; nhà ở cho người có thu nhập
thấp, đầu tư xây dựng khu dân cư hiện đại, chung cư cao tầng. Tăng cường
công tác đào tạo nghề cho người dân ở nông thôn. Thực hiện tốt chính sách
dân số, kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nông thôn.
Tạo phương kế sinh sống bền vững cho người dân nông thôn; bên cạnh
phát triển nông nghiệp, cần phát triển nhanh các ngành nghề và doanh nghiệp
phi nông nghiệp ở nông thôn; nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập,
giảm bớt áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị, tạo điều kiện thuận lợi thúc
đẩy phát triển kinh tế và giữ ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Chính sách môi trường: bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn, đảm
bảo cho nông thôn phát triển nhanh, bền vững trong môi trường xanh và sạch.
Thực hiện nghiêm các quy định bảo vệ môi trường, các giải pháp quản lý chất
thải, quy hoạch các khu thu gôm, xử lý chất thải, nước thải. Nhà nước tăng
đầu tư, đồng thời có các chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xã hội hóa, huy động
các nguồn lực phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
Chính sách dân tộc, tôn giáo: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về
các hoạt động tôn giáo; hướng dẫn, giúp đỡ các tôn giáo thực hiện đúng pháp
luật. Phối hợp triển khai các chương trình, dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho
đồng bào có đạo và đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện và nâng cao đời sống,
gắn bó với các tổ chức quần chúng, tích cực góp phần thực hiện các nhiệm vụ
chính trị tại địa phương.
90
Kết luận chương 3, từ những phân tích, đánh giá quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 - 2010 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm. Từ đó luận văn đã
đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu: đẩy nhanh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đẩy nhanh phát triển công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, phát triển khoa học – công nghệ, phát
triển nguồn nhân lực, huy động và sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực đầu
tư phát triển... nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn giai đoạn 2011 – 2020. Trong quá trình thực hiện các giải pháp cần triển
khai đồng bộ và sự tham gia của cả hệ thống chính trị sớm đưa Tây Ninh cơ bản
trở thành tỉnh công nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
3.4. Kiến nghị
Để thực hiện đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tôi xin đề
xuất một số kiến nghị sau:
Một là: Nhà nước đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là hạ
tầng giao thông; hình thành nguồn vốn để hỗ trợ các cơ sở, hộ sản xuất để đầu
tư, xây dựng, cải tạo, ứng dụng các máy móc, trang thiết bị, dây chuyền tiên tiến
vào trong sản xuất; tăng mức đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
trong và ngoài nước vào đầu tư.
Hai là: Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho mọi đối tượng doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành, dự án, chương trình ưu tiên, trọng
điểm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực kinh tế nông thôn.
Ba là: Nhà nước cần có chiến lược về thị trường và quan tâm giải quyết
vấn đề thị trường nông sản hàng hóa nhằm bảo đảm lợi ích và hạn chế thiệt hại
cho nông dân.
Bốn là: Các cơ quan chức năng cần định hướng, quy hoạch để tập trung sản
xuất những nông sản Tây Ninh có lợi thế so sánh; tăng cường dịch vụ sản xuất
nông nghiệp; phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp; xây dựng, củng cố
tổ chức hiệp hội ngành, nghề đối với các mặt hàng nông nghiệp chiến lược.
91
KẾT LUẬN
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn
của Đảng ta, đồng thời là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn là một quá trình phát triển cả về lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh và thâm canh cao gắn
với thị trường trong và ngoài nước, gắn với xây dựng nông thôn mới văn
minh và tiến bộ. Nó không chỉ có ý nghĩa cải thiện, nâng cao điều kiện làm
việc và đời sống của người dân nông thôn mà còn có ý nghĩa thúc đẩy nền
kinh tế nước nhà phát triển ổn định, bền vững, khắc phục tình trạng lạc hậu
của nền kinh tế và từng bước theo kịp các nước trong khu vực, xóa dần sự
cách biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa công nghiệp với nông nghiệp.
Từ việc phân tích khái niệm, vai trò, sự cần thiết khách quan đẩy nhanh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến những quan điểm cơ bản của các nhà
kinh tế học, Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng ta về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, những kinh nghiệm các
nước, khu vực và các nhân tố ảnh hưởng đã làm rõ những vấn đề lý luận, thực
tiễn về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Qua phân tích thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm
2001 – 2010, đã tìm ra được những thành tựu, nguyên nhân hạn chế và những
vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển, rút ra bài học kinh nghiệp cho Tây
Ninh đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, đề ra các quan
điểm, phương hướng và các giải pháp đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn đến năm 2020.
Tây Ninh là tỉnh có nhiều ưu thế để thực hiện đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Bởi đây là vùng đất đai màu
mỡ, đã và đang hình thành vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa tập trung quy
mô lớn như mía, mì, cao su, đậu phộng,… và hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng
đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến với quy mô lớn như: nhà máy đường,
92
chế biến mì, chế biến hạt điều, nhà máy dầu thực vật. Đồng thời Tây Ninh
cũng tồn tại những làng nghề truyền thống như: nghề chằm nón, nghề rèn,
nghề làm bánh tráng, mây tre... Vấn đề đặt ra là cần phải gắn nông nghiệp với
công nghiệp, gắn công nghiệp hóa, đô thị hóa với phát triển nông thôn và giữ
gìn phát triển các làng nghề truyền thống.
Tuy nhiên, Tây Ninh là tỉnh biên giới nghèo, trình độ người lao động
thấp và đời sống dân cư nông nghiệp thấp và gặp nhiều khó khăn, do vậy để
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn Tây Ninh phải dựa trên cơ sở phát huy sử dụng tốt nguồn nội lực,
đồng thời cũng cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhà nước, các cấp, các ngành và
từ các nhà đầu tư trong, ngoài nước theo phương châm “tam nông” (nông
nghiệp, nông dân, nông thôn), “bốn nhà” (nhà nông - doanh nghiệp - nhà khoa
học - nhà nước).
Như vậy, bước đi trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 của CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn ở Tây Ninh phải thực hiện tốt: Nâng cao chất lượng
công tác quy hoạch, phát triển nhanh kết cấu hạ tầng và xây dựng nền nông
nghiệp theo hướng hiện đại; đẩy nhanh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp phù hợp ở từng vùng để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển;
Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình
phát triển nhanh và bền vững; đẩy nhanh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; huy động, sử dụng có hiệu quả vốn và
các nguồn lực đầu tư phát triển; phát triển thương mại – dịch vụ; thực hiện tốt
các chính sách kinh tế - xã hội.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp phù hợp để đẩy nhanh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Tây Ninh là cần thiết và có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Những giải pháp mà luận văn đưa ra hy
vọng góp phần “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 – 2020”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 10/11/1998, về một số vấn
đề nông nghiệp và nông thôn.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Một số vấn đề về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông
thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh (2010), Niên giám thống kê năm 2009,
2010.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới
và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khóa VII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương khóa IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Tây Ninh (lần thứ V).
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Tây Ninh (lần thứ VI).
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Tây Ninh lần thứ VII (nhiệm kỳ 2001 – 2005).
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Tây Ninh lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2005 – 2010).
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Tây Ninh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 – 2015).
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.
15. Đỗ Hồng Phúc (2005), Góp phần tìm hiểu Đảng bộ huyện Phú Tân- tỉnh
An Giang lãnh đạo thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn (từ năm 2001 đến nay).
16. Hồ Chí Minh Toàn tập (2002), Tập 8, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
17. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), tập 10, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
18. Lênin toàn tập (1978), tập 1, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva.
19. Lênin toàn tập (1978), tập 44, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva.
20. Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, J.Sta-lin (1974), Bàn về quan hệ giữa
công nghiệp và nông nghiệp, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
21. PGS. Lê Mạnh Hùng, PGS. Nguyễn Sinh Cúc - Hoàng Vĩnh Lê (1998),
Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
22. PGS.TS. Vũ Anh Tuấn, GS.TS. Phạm Quang Thân, PGS.TS. Tô Đức
Hạnh (2008), Kinh tế chính trị Mác-Lênin lý thuyết và bài tập, Nhà xuất
bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
23. PGS.TS. Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế học nông nghiệp bền vững, Nhà
xuất bản Phương Đông.
24. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh
tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa từ thế
kỷ XX đến thế kỷ XXI trong “thời đại kinh tế tri thức”, Nhà xuất bản
thống kê, Hà Nội.
25. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Tây Ninh (2002-2006).
26. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh, Báo cáo hoạt động của UBND tỉnh
nhiệm kỳ 2004-2011, số 31/BC-UBND, ngày 03/3/2011.
27. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh, Quyết định số 1067/2002/QĐ-UBND,
ngày 09/07/2002, về việc Ban hành chương trình thực hiện Nghị quyết
Hội nghị lần thứ năm BCH.TW Đảng khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010.
28. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh, Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND,
ngày 27/5/2009, v/v Ban hành Quy hoạch phát triển ngành nghề nông
thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020.
29. Viện Kinh tế Nông nghiệp (1998), Đề án: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn Tây Ninh giai đoạn 1998-2010.
30. Tỉnh ủy Tây Ninh, Kế hoạch số 31-KH/TU, ngày 12/06/2002, Kế hoạch
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH.TW Đảng khóa IX về
đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ
2001-2010.
31. Tỉnh ủy Tây Ninh, Kế hoạch số 72-KH/TU, ngày 31/10/2008, Kế hoạch
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH.TW Đảng khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
32.
33.
PHỤ LỤC 1: TỔNG SẢN PHẨM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ TỈNH TÂY NINH
GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
(Theo giá cố định năm 1994)
Đơn vị tính: triệu đồng
NĂM
TT CHỈ TIÊU
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
I Tổng sản phẩm (GDP) 3,837,854 4,268,088 5,055,462 5,757,121 6,698,786 7,874,310 9,208,836 10,491,422 11,634,256 12,989,246
1 Nông - lâm - thủy sản
1,813,217
2,001,013
2,140,083
2,328,857 2,562,170 2,760,724 2,962,060
3,172,121
3,361,360 3,481,050
2 Công nghiệp - xây dựng
784,775
897,322
1,292,158
1,442,581 1,678,761 2,081,625 2,419,443
2,667,559 3,140,190 3,763,066
3 Dịch vụ
1,239,862
1,369,753
1,623,221
1,985,683 2,457,855 3,031,961 3,827,333 4,651,742 5,132,706 5,745,130
II
Chỉ số phát triển (so năm
trước) 110.46% 111.21% 118.45% 113.88% 116.36% 117.55% 116.95% 113.93% 110.89% 111.65%
1 Nông - lâm - thủy sản 109.53% 110.36% 106.95% 108.82% 110.02% 107.75% 107.29% 107.09% 105.97% 103.56%
2 Công nghiệp - xây dựng 109.59% 114.34% 144.00% 111.64% 116.37% 124.00% 116.23% 110.26% 117.72% 119.84%
3 Dịch vụ 112.41% 110.48% 118.50% 122.33% 123.78% 123.36% 126.23% 121.54% 110.34% 111.93%
III Cơ cấu GDP (%) 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
1 Nông - lâm - thủy sản 47.25% 46.88% 42.33% 40.45% 38.25% 35.06% 32.17% 30.24% 28.89% 26.80%
2 Công nghiệp - xây dựng 20.45% 21.02% 25.56% 25.06% 25.06% 26.44% 26.27% 25.43% 26.99% 28.97%
3 Dịch vụ 32.31% 32.09% 32.11% 34.49% 36.69% 38.50% 41.56% 44.34% 44.12% 44.23%
(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh)
PHỤ LỤC 2: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH
GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
(Theo giá cố định năm 1994)
Đơn vị tính: triệu đồng
NĂM
TT CHỈ TIÊU
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
A
GTSX Nông - Lâm - Thuỷ
sản
2,979,965
3,288,827
3,520,600
3,854,489
4,223,976
4,592,476
4,920,225
5,270,622
5,583,896 5,806,012
1 Nông nghiệp
2,843,760
3,136,439
3,362,866
3,665,450
4,031,322
4,393,072
4,711,452
5,043,147
5,319,940 5,541,102
- Trồng trọt
2,604,742
2,876,081
3,040,066
3,307,511
3,537,857
3,859,400
4,069,111
4,180,961 4,381,526 4,415,347
- Chăn nuôi
214,967
234,669
289,908
319,122
418,216
445,066
529,389 710,764 723,951 875,413
- Dịch vụ
24,051
25,689
32,892
38,817
75,249
88,606
112,952 151,422 214,463 250,342
2 Lâm nghiệp
95,091
108,855
112,920
121,237
124,946
130,634
138,575
145,865 167,151 153,912
3 Thuỷ sản
41,114
43,533
44,814
67,802
67,708
68,770
70,198
81,610 96,805 110,998
B Cơ cấu GTSX (%) 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
1 - Nông nghiệp 95.43% 95.37% 95.52% 95.10% 95.44% 95.66% 95.76% 95.68% 95.27% 95.44%
2 - Lâm nghiệp 3.19% 3.31% 3.21% 3.15% 2.96% 2.84% 2.82% 2.77% 2.99% 2.65%
3 - Thủy sản 1.38% 1.32% 1.27% 1.76% 1.60% 1.50% 1.43% 1.55% 1.73% 1.91%
C Cơ cấu ngành nông nghiệp (%) 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
- Trồng trọt 91.60% 91.70% 90.40% 90.23% 87.76% 87.85% 86.37% 82.90% 82.36% 79.68%
- Chăn nuôi 7.56% 7.48% 8.62% 8.71% 10.37% 10.13% 11.24% 14.09% 13.61% 15.80%
- Dịch vụ 0.85% 0.82% 0.98% 1.06% 1.87% 2.02% 2.40% 3.00% 4.03% 4.52%
(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh)
PHỤ LỤC 3: TỐC ĐỘ TĂNG BÌNH QUÂN HÀNG NĂM
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH (GIAI ĐOẠN 2001-2010)
NĂM
TT CHỈ TIÊU
2002/2001 2003/2002 2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008 2010/2009
TĂNG BÌNH
QUÂN/NĂM
GTSX Nông - Lâm - Thuỷ
sản 10.36% 7.05% 9.48% 9.59% 8.72% 7.14% 7.12% 5.94% 3.98% 7.71%
1 Nông nghiệp 10.29% 7.22% 9.00% 9.98% 8.97% 7.25% 7.04% 5.49% 4.16% 7.71%
- Trồng trọt 10.42% 5.70% 8.80% 6.96% 9.09% 5.43% 2.75% 4.80% 0.77% 6.08%
- Chăn nuôi 9.17% 23.54% 10.08% 31.05% 6.42% 18.95% 34.26% 1.86% 20.92% 17.36%
- Dịch vụ 6.81% 28.04% 18.01% 93.86% 17.75% 27.48% 34.06% 41.63% 16.73% 31.60%
2 Lâm nghiệp 14.47% 3.73% 7.37% 3.06% 4.55% 6.08% 5.26% 14.59% -7.92% 5.69%
3 Thuỷ sản 5.88% 2.94% 51.30% -0.14% 1.57% 2.08% 16.26% 18.62% 14.66% 12.57%
(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh)
PHỤ LỤC 4: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG TẠI TỈNH TÂY NINH
(giai đoạn 2001-2010)
Đơn vị tính: ha
NĂM
TT CHỈ TIÊU
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số
326,166
340,850
347,895
351,055
350,445
346,856
346,898
349,127
347,898
347,267
1 Cây hàng năm
272,496
285,188
290,300
288,940
281,029
272,005
264,992
256,462
251,102 250,285
- Lúa
167,290
165,542
168,297
162,807
144,626
137,858
142,519
152,921 154,355 154,310
- Cây công nghiệp
73,510
86,020
87,265
92,290
98,287
104,004
98,872
89,841
88,851
85,828
+ Mía
25,420
33,050
30,015
28,480
31,572
37,963
33,077 18,850 24,639 25,478
+ Mì
25,260
31,720
35,142
38,580
43,279
45,156
44,519 49,195 46,034 45,713
+ Đậu phộng
(lạc)
22,830
21,250
22,108
25,230
23,436
20,885
21,276 21,796 18,178 14,637
- …
31,696
33,626
34,738
33,843
38,116
30,143
23,601
13,700
7,896
10,147
2 Cây lâu năm
53,670
55,662
57,595
62,115
69,416
74,851
81,906
92,665
96,796
96,982
- Cao su
29,453
30,519
33,030
39,874
45,965
52,603
60,671
70,706
75,002
76,213
- Điều
4,077
4,364
4,512
4,960
5,557
4,993
4,035
3,774
3,434
2,623
- …
20,140
20,779
20,053
17,281
17,894
17,255
17,200
18,185
18,360
18,146
(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh)
PHỤ LỤC 5: CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG TẠI TỈNH TÂY NINH
(giai đoạn 2001-2010)
NĂM TT CHỈ TIÊU
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
TĂNG BÌNH
QUÂN/NĂM
Tổng số 104.50% 102.07% 100.91% 99.83% 98.98% 100.01% 100.64% 99.65% 99.82% 0.71%
1 Cây hàng năm 104.66% 101.79% 99.53% 97.26% 96.79% 97.42% 96.78% 97.91% 99.67% -0.91%
- Lúa 98.96% 101.66% 96.74% 88.83% 95.32% 103.38% 107.30% 100.94% 99.97% -0.77%
- Cây công nghiệp 117.02% 101.45% 105.76% 106.50% 105.82% 95.07% 90.87% 98.90% 96.60% 2.00%
+ Mía 130.02% 90.82% 94.89% 110.86% 120.24% 87.13% 56.99% 130.71% 103.41% 2.78%
+ Mì 125.57% 110.79% 109.78% 112.18% 104.34% 98.59% 110.50% 93.57% 99.30% 7.18%
+ Đậu phộng (lạc) 93.08% 104.04% 114.12% 92.89% 89.12% 101.87% 102.44% 83.40% 80.52% -4.28%
2 Cây lâu năm 103.71% 103.47% 107.85% 111.75% 107.83% 109.43% 113.14% 104.46% 100.19% 6.87%
- Cao su 103.62% 108.23% 120.72% 115.28% 114.44% 115.34% 116.54% 106.08% 101.61% 11.32%
- Điều 107.04% 103.39% 109.93% 112.04% 89.85% 80.81% 93.53% 90.99% 76.38% -4.00%
(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh)
PHỤ LỤC 6: SẢN LƯỢNG LÚA TẠI TỈNH TÂY NINH
(giai đoạn 2001-2010)
NĂM
TT CHỈ TIÊU
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
TĂNG
BÌNH
QUÂN/NĂM
1 Lúa cả năm (tấn)
538,192
576,406
626,373
642,082
585,561
594,409
640,585
705,119
717,784
739,000
Bình quân đầu người (kg) 540.06 572.28 615.33 623.85 564.01 568.07 608.36 664.90 672.29 687.22
2
Chỉ số phát triển so năm
trước(%) 101.49 107.10 108.67 102.51 91.20 101.51 107.77 110.07 101.80 102.96 3.51
(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh)
PHỤ LỤC 7: SẢN LƯỢNG GIA SÚC VÀ GIA CẦM TẠI TỈNH TÂY NINH
(giai đoạn 2001-2010)
Đơn vị tính: nghìn con
NĂM
TT CHỈ TIÊU
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1 Trâu 48.30 49.00 44.57 42.50 41.35 30.90 27.81 24.99 27.81 28.45
2 Bò 56.20 59.70 69.10 79.51 92.31 125.72 145.47 133.12 131.01 128.11
3 Lợn 118.00 130.70 156.33 184.53 209.56 208.72 223.12 223.66 234.81 210.51
4 Ngựa 0.04 0.05 0.07 0.10 0.09 0.02 0.04 0.12 0.15 0.14
5 Dê 0.30 2.00 3.67 3.52 10.09 1.60 4.68 2.89 2.22 2.10
6 Gia cầm 2,744 2,950 3,296 3,039 3,061 1,883 2,143 2,408 3,194 3,450
(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh)
PHỤ LỤC 8: CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN SẢN LƯỢNG GIA SÚC VÀ GIA CẦM TẠI TỈNH TÂY NINH
(giai đoạn 2001-2010)
NĂM TT CHỈ TIÊU
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2,009 2010
TĂNG BÌNH
QUÂN/NĂM
1 Trâu 101.45% 90.96% 95.36% 97.29% 74.73% 90.00% 89.86% 111.28% 102.30% -5.20%
2 Bò 106.23% 115.75% 115.07% 116.10% 136.19% 115.71% 91.51% 98.41% 97.79% 10.31%
3 Lợn 110.76% 119.61% 118.04% 113.56% 99.60% 106.90% 100.24% 104.99% 89.65% 7.04%
4 Ngựa 125.00% 140.00% 142.86% 90.00% 22.22% 200.00% 300.00% 125.00% 93.33% 37.60%
5 Dê 666.67% 183.50% 95.91% 286.65% 15.86% 292.50% 61.75% 76.82% 94.59% 97.14%
6 Gia cầm 107.51% 111.73% 92.20% 100.72% 61.52% 113.81% 112.37% 132.64% 108.02% 4.50%
(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- day_nhanh_cong_nghiep_hoa_hien_dai_hoa_nong_nghiep_nong_thon_tinh_tay_ninh.pdf