MS: LVVH-PPDH032
SỐ TRANG: 137
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
CẤU TRÚC LUẬN VĂNLỜI TRI ÂN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn
4.2. Phương pháp thống kê, phân loại
4.3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
4.5. Phương pháp so sánh – đối chiếu
5. Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Đặc trưng và mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Làm văn
1.1.1. Đặc trưng của Làm văn
1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của Làm văn
1.2. Lý thuyết hoạt động giao tiếp với việc dạy học làm văn
1.2.1. Khái lược lí thuyết hoạt động giao tiếp
1.2.2. Dạy học Làm văn thực chất là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1.2.3. Cách dạy thực hành làm văn theo quan điểm giao tiếp
1.3. Thực tế dạy học làm văn ở nhà trường phổ thông hiện nay
1.3.1. Về cấu tạo chương trình và nội dung bài học làm văn
1.3.2. Một vài đánh giá về việc dạy học làm văn ở nhà trường phổ thông hiện nay
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP TRONG VIỆC DẠY THỰC HÀNH LÀM VĂN Ở BẬC THPT
2.1. Vai trò, nguyên tắc dạy thực hành làm văn và những kĩ năng làm văn cần rèn luyện cho HS
2.1.1. Vai trò của thực hành làm văn
2.1.2. Nguyên tắc dạy thực hành làm văn
2.1.3. Những kĩ năng làm văn cần rèn luyện cho HS
2.2. Vận dụng quan điểm giao tiếp trong việc dạy thực hành các kĩ năng làm văn ở bậc THPT
2.2.1. Trong việc dạy kĩ năng phân tích đề
2.2.2. Trong việc dạy kĩ năng tìm ý, lập dàn ý
2.2.3. Trong việc dạy kĩ năng liên kết đoạn, dựng đoạn
2.2.4. Trong việc dạy kĩ năng tóm tắt văn bản
2.3. Vận dụng quan điểm giao tiếp trong việc ra đề làm văn ở bậc THPT
2.3.1. Những hạn chế trong cách ra đề làm văn trước đây
2.3.2. Định hướng mới trong cách ra đề làm văn
2.3.3. Vận dụng quan điểm giao tiếp trong việc ra đề làm văn
2.4. Vận dụng quan điểm giao tiếp trong việc kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành làm văn
2.4.1. Mục đích kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành làm văn
2.4.2. Vận dụng quan điểm giao tiếp trong việc kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành làm văn
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm
3.2. Quy trình thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Xác định thời gian và phạm vi thực nghiệm
3.2.2. Xác định đối tượng tham gia thực nghiệm
3.2.3. Soạn giáo án thực nghiệm
3.2.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
3.2.5. Nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN
THƯ MỤC THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH
PHỤ LỤC 5: GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
137 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3086 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy thực hành làm văn ở bậc THPT theo quan điểm giao tiếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mỗi GA, GV
thể hiện khá thành công những hoạt động phối hợp giữa nội dung DH với HTDH và phương
tiện DH. Điểm đáng lưu ý nhất trong các hoạt động của GV thực nghiệm là khả năng điều
hành HS hoạt động nhóm: chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, quan sát hoạt động của
HS và có những gợi ý, nhắc nhở kịp thời. Do vậy, tiết học diễn ra liên tục, không bị ngắt
quãng và không có sự sao nhãng, lơ là của HS.
Theo những nội dung và PP thực hành đã được chuẩn bị kĩ trong GA, GV dễ dàng làm
chủ tiết dạy, có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét giúp HS điều chỉnh kết quả hoạt động
của các em. GV cũng sử dụng một cách linh hoạt những phiếu học tập được thiết kế sẵn. Khi
phát phiếu học tập cho HS thực hành, đối với những nhóm có khả năng nắm bắt vấn đề
nhanh nhạy và hoạt động sôi nổi, GV giữ nguyên những nội dung gợi ý trên phiếu học tập;
đối với những nhóm có khả năng nắm bắt vấn đề yếu hơn, GV bổ sung một số gợi ý cụ thể,
chi tiết. Các GV thực nghiệm đều có chung nhận xét là việc tổ chức cho các em thực hành
LV như GA đã thiết kế tuy có phần vất vả vì GV phải làm việc nhiều hơn nhưng cách thức
hoạt động đa dạng, không khí học tập sôi nổi của HS và những kết quả ban đầu thu được của
giờ thực hành đem đến những niềm vui và sự mới mẻ, thú vị đối với người dạy. Nếu tiết học
như thế được áp dụng cho nhiều đối tượng HS khác nhau thì chắc chắn GV sẽ thu được
những kinh nghiệm DH quý giá.
Về phía HS, các em có sự chuẩn bị khá kĩ đối với những bài tập thực hành được giao.
Vì thế, khi tham gia hoạt động thực hành trên lớp, hầu hết các em không tỏ ra lúng túng và
còn có những góp ý hiệu quả cho bài thực hành của những HS khác trong lớp. Chẳng hạn,
với bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận, GV yêu cầu HS chuẩn bị trước dàn ý cho
Đề 1, tr.23, SGK Ngữ văn 11, tập 1, (Cơ bản). HS đã tự phân tích yêu cầu của đề, lập dàn ý
và khi thực hành trên lớp, khá nhiều em đưa ra được dàn ý tương đối hoàn chỉnh với những
luận điểm cơ bản như: giải thích các cụm từ “hành trang”, “thế kỉ mới”, “hành trang bước
vào thế kỉ mới”; giải thích và chứng minh được ý nghĩa câu nói của Vũ Khoan; nêu những
liên hệ đến việc “chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của bản thân… Nhiều em đưa ra được
những luận điểm đúng nhưng cách diễn đạt luận điểm chưa rõ ràng. Qua hoạt động thực
hành trên lớp, các em đã tự đối chiếu và điều chỉnh lại dàn ý của mình.
HS tỏ ra nhanh nhẹn, phối hợp khá tốt khi thực hành các thao tác, KN LV. Sau khi cả
lớp thực hành phân tích đề với sự gợi ý của GV, các em đã tự nắm được cách thức thực hành
KN này. Việc thực hành phân tích đề của các nhóm có thể đánh giá là khá tốt vì trong thời
gian năm phút, mỗi nhóm đã đưa ra kết quả chính xác. GV kiểm tra trực tiếp KN phân tích
đề ở ba em HS trong lớp với ba đề bài thuộc các mức độ dễ, vừa, khó và hai trong số ba em
này đã trả lời hoàn toàn đúng. Tương tự như thế, với KN tìm ý, lập dàn ý bài văn NL, các HS
trong từng nhóm làm việc khá nhiệt tình dưới sự phân công của nhóm trưởng và những gợi
ý, nhắc nhở của GV. Các em tỏ vẻ hứng thú với đề bài “Bạo lực học đường đang là vấn đề
báo động trong ngành giáo dục hiện nay. Là học sinh, ý kiến của em về vấn đề này như thế
nào?” nên có những tranh luận sôi nổi, hào hứng. Kết quả mà các nhóm đưa ra hầu hết đều
đáp ứng được những yêu cầu cần đạt về nội dung và hình thức của một dàn ý.
Điểm nổi bật trong tiết thực hành KN phân tích đề, lập dàn ý và thực hành vận dụng
thao tác lập luận phân tích là việc HS hăng hái khi được tự mình nhận xét và cho điểm đối
với bài thực hành của HS khác, nhóm khác. Mặc dù các em đã khá quen thuộc với hình thức
học nhóm và làm việc cá nhân nhưng lại rất ít khi được đứng ở vị trí “giám khảo”. Theo gợi
ý trên phiếu học tập, nhiều em đã đưa ra những nhận xét khá chính xác cho bài làm của bạn.
Một HS trong lớp đã viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận phân tích như sau: “Hiện
nay, tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết
quả học tập và công tác. Thái độ tự ti là luôn mặc cảm với mọi thứ xung quanh, luôn sợ sệt,
cứ nghĩ mình thấp kém hơn người khác… Chẳng hạn như một bạn trong lớp có thái độ tự ti.
Chính vì vậy mà không dám đưa lên ý kiến của mình. Họ cứ sợ sẽ bị người khác nói… Còn
trái ngược với thái độ tự ti là tự phụ. Tự phụ là thái độ luôn đề cao bản thân, cứ cho mình là
đúng, là giỏi, không quan tâm đến ý kiến của người khác. Một người có thái độ tự phụ trong
cuộc sống sẽ thành công trong một lúc nhưng thất bại cả đời. Một người kinh doanh giỏi là
một người biết lắng nghe ý kiến của người khác. Vậy tự ti và tự phụ đều không tốt cho học
tập và công tác”.
Một số HS trong lớp đã giúp người viết sửa chữa đoạn văn trên bằng các nhận xét của
các em. Ví dụ: người viết đã biết cách vận dụng thao tác lập luận phân tích nhưng những
khía cạnh được phân tích lại chưa làm rõ cho câu chủ đề của đoạn ( Câu chủ đề là “Hiện nay,
tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả
học tập và công tác” nhưng người viết chỉ giải thích hai khái niệm “tự ti” và “tự phụ”); đoạn
văn có một số câu sai ngữ pháp như “Chẳng hạn như một bạn trong lớp có thái độ tự ti”,
“Chính vì vậy mà không dám đưa lên ý kiến của mình”…; một số từ, cụm từ dùng không
chính xác như “hiện nay”, “người khác nói…”, “mặc cảm với mọi thứ”…
Trong tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi quan sát thấy không khí lớp học khá sinh động,
GV và HS đều có sự cởi mở, thân thiện. HS biết lắng nghe ý kiến của bạn và có những góp
ý, nhận xét thẳng thắn. Nhìn chung, đa số HS có ý thức chủ động tham gia vào hoạt động
chung của lớp. Một vài HS ban đầu tỏ ra lúng túng nhưng đã kịp thời lấy lại sự tự tin khi có
sự khích lệ của GV và các thành viên khác trong nhóm.
Về cơ bản, các tiết dạy thực nghiệm đáp ứng được những mục tiêu đã đặt ra trong
phần thiết kế GA. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy có một vài điểm cần rút kinh nghiệm
nhằm nâng cao hiệu quả của việc vận dụng quan điểm giao tiếp khi dạy học thực hành các
KN LV.
Trước hết, việc dạy thực hành KN LV cần có sự đầu tư, tính toán kĩ lưỡng về mặt thời
gian. Hầu hết các tiết thực nghiệm đều kéo dài thời gian so với quy định. Để giải quyết vấn
đề thời gian, GV cần có sự linh hoạt trong cách lựa chọn nội dung thực hành và những cách
xử lí tình huống hợp lí cho từng tiết học. Tùy vào đối tượng HS mà GV quyết định thực hiện
toàn bộ nội dung được thiết kế trong GA hay chỉ thực hiện một số phần cơ bản. Điều đó sẽ
giúp cho giờ học đi đúng tiến độ mà vẫn đảm bảo về mặt hiệu quả thực hành.
Một điểm nữa có thể nhận thấy trong tiết thực hành là không khí lớp học đôi lúc quá
ồn ào và thiếu trật tự do HS mải tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình và bác bỏ ý kiến của
những bạn khác. Một vài HS tranh thủ đến phần thảo luận nhóm để nói chuyện riêng với
nhau khiến những HS khác không tập trung được. Nếu khắc phục được điểm này thì tiết học
sẽ thu được những thành công không nhỏ.
Chúng tôi cũng nhận thấy bên cạnh những HS tích cực hoạt động còn có một vài HS
tỏ ra thụ động, không chịu hợp tác làm việc với các cá nhân khác trong nhóm. Biểu hiện đó
là một trong những nguyên nhân khiến các em chậm tiến bộ hơn các bạn cùng lớp trong việc
rèn luyện các KN tạo lập VB và ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao tiếp ngoài đời sống.
Những điểm nêu trên cho thấy trong quá trình vận dụng quan điểm giao tiếp vào việc
dạy thực hành LV, GV cần có sự điều hòa giữa nội dung DH với thời lượng DH và đối tượng
HS. Bằng năng lực sư phạm của mình, các GV sẽ có những cách xử lí tình huống DH hữu
hiệu nhất để đạt được những thành công trong giờ dạy.
Tóm lại, từ những ưu điểm của tiết thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng việc vận dụng
quan điểm giao tiếp trong việc dạy thực hành LV sẽ mang lại những hiệu quả như mong đợi
cho cả người dạy và người học. Những tiết học thực hành LV như thế cần được nhân rộng
với sự trao đổi, góp ý của nhiều GV để hướng tới mục đích cuối cùng của việc DH Ngữ văn
ở nhà trường phổ thông.
KẾT LUẬN
Đối với việc DH bản ngữ và ngoại ngữ, quan điểm giao tiếp đã trở thành định hướng
DH đúng đắn, được nghiên cứu và vận dụng một cách triệt để, hiệu quả. Định hướng DH
theo quan điểm giao tiếp còn tỏ ra hữu hiệu với LV, phân môn có nhiệm vụ, chức năng quan
trọng việc rèn luyện, nâng cao năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực giao tiếp cho HS.
Tuy nhiên, cách thức áp dụng quan điểm giao tiếp vào DHLV, nhất là dạy thực hành LV, vẫn
chưa đạt đến bề rộng và bề sâu như mong muốn. Do vậy, từ nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu
đặt ra ban đầu, bằng những nghiên cứu về lí luận và thực tiễn DHLV, sự cụ thể hóa quan
điểm giao tiếp trong DH thực hành các KN LV, chúng tôi đã thực hiện được một số nội dung
có ý nghĩa quan trọng đối với việc DH thực hành LV trong nhà trường phổ thông.
1. Từ việc nhận rõ đặc trưng, nhiệm vụ của phân môn LV, chúng tôi thấy rằng cần chú
ý đặc biệt đến phần thực hành LV vì đây là phần quan trọng nhất giúp HS hình thành KN, kĩ
xảo, từng bước phối hợp các thao tác, các KN để hoàn thành việc tạo lập VB. Việc dạy thực
hành LV cần sự phối kết linh hoạt của nhiều PPDH mà trong đó, PP giao tiếp tỏ ra ưu thế bởi
nó phù hợp với bản chất của phân môn, có thể phát huy tối đa, hiệu quả sự chủ động, sáng
tạo của cả người dạy và người học. Hơn nữa, những điểm mới về cách cấu tạo chương trình
và nội dung bài học LV trong SGK Ngữ văn (chương trình mới) cho phép GV khai thác
những ưu điểm của quan điểm giao tiếp vào việc DHLV, nhất là phần thực hành LV.
Trên cơ sở nghiên cứu và làm tường minh mối quan hệ giữa lí thuyết giao tiếp và
DHLV, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến cách dạy thực hành LV theo quan điểm giao tiếp.
Điểm nổi bật trong cách dạy này là việc xác định đối tượng giao tiếp của cả GV và HS, cách
thức sử dụng các HTDH và phương tiện DH, cách thức HS tự kiểm tra, đánh giá mức độ
thành thạo KN, kĩ xảo của các em bằng hoạt động giao tiếp. Hiểu được cách dạy thực hành
LV theo quan điểm giao tiếp, GV dễ dàng thiết kế và tổ chức các hoạt động thực hành LV
phù hợp với đối tượng HS trong từng lớp. Mục đích cuối cùng của chúng tôi khi vận dụng
quan điểm giao tiếp vào DH thực hành LV là giúp HS có thể tự thực hành, tự hoàn thiện KN
tạo lập VB trong giao tiếp và để giao tiếp.
2. Quy trình dạy thực hành các KN LV ở bậc THPT là sự cụ thể hóa cách dạy LV theo
quan điểm giao tiếp. Xét về nội dung DH, chúng tôi đã suy nghĩ và lựa chọn một số KN cơ
bản và quan trọng nhất của VB NL để vận dụng quan điểm giao tiếp. Xét về PPDH, chúng
tôi thiết kế thành từng bước DH tương ứng với hoạt động của GV và HS; sử dụng HTDH
chủ đạo là hình thức nhóm học tập trong sự kết hợp với hình thức làm việc cá nhân và hình
thức vấn đáp; thiết kế những bài tập tình huống, những câu hỏi gợi mở và một số loại phiếu
học tập phục vụ trực tiếp cho việc luyện tập KN LV của HS. Quy trình dạy thực hành các
KN LV theo quan điểm giao tiếp có nhiều điểm mới so với cách dạy truyền thống thường
được áp dụng trong chương trình LV cũ mà điểm nổi trội hơn hẳn là sự tích cực hóa vai trò
của HS, coi HS là chủ thể giao tiếp độc lập, chủ động, sáng tạo; là sự tối ưu hóa vai trò “nhạc
trưởng” của người thầy trong việc tổ chức, khơi gợi, dẫn dắt HS tham gia vào các hoạt động
thực hành KN LV; là sự đa dạng hóa HTDH và phương tiện DH để tạo nên những giờ thực
hành sinh động. Dựa trên những bước cơ bản của quy trình DH này, GV có thể áp dụng một
cách sáng tạo vào việc thiết kế GA thực hành LV, từ đó đúc kết những kinh nghiệm sư phạm
nhằm bổ sung, hoàn thiện quy trình mà chúng tôi đã thiết kế.
Chúng tôi cũng chú ý đến cách thức vận dụng quan điểm giao tiếp trong cách ra đề LV
ở bậc THPT. Từ thực tế viết văn của HS và yêu cầu nâng cao chất lượng DH Ngữ văn trong
nhà trường phổ thông, việc đổi mới hình thức và nội dung đề văn có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Đề văn theo quan điểm giao tiếp là đề văn được thiết kế dựa trên sự tôn trọng năng lực
và cá tính sáng tạo của HS, xuất phát từ những vấn đề quen thuộc của đời sống, có khả năng
tác động đến tâm lí, gợi mở những suy nghĩ và tăng cường khả năng tư duy của các em. Theo
cách thiết kế mà chúng tôi đưa ra, GV hoàn toàn có thể lựa chọn nội dung và hình thức đề
văn sao cho phù hợp với tâm lí, trình độ của từng đối tượng HS. Năng lực sư phạm vững
vàng cùng với sự nhạy bén về mặt xã hội, kết hợp với những chỉ dẫn về mặt PPDH thực
hành sẽ giúp GV xây dựng những đề văn hay, có khả năng tạo hứng thú giao tiếp cho HS,
qua đó từng bước giúp HS nâng cao KN LV, đồng thời bồi dưỡng nhân cách cho các em.
3. Mức độ vận dụng quan điểm giao tiếp vào hoạt động DH thực hành LV tùy thuộc
vào sự linh hoạt và khả năng sư phạm của từng GV trong việc xác định, vận dụng PPDH
tương ứng với nội dung DH và phù hợp với đối tượng HS. Việc đề cao PP giao tiếp không
đồng nghĩa với việc xem PP giao tiếp là PP duy nhất được áp dụng khi dạy thực hành LV.
PP giao tiếp chỉ phát huy được ưu điểm của nó ở mức cao nhất khi được sự hỗ trợ, phối hợp
của những PPDH thực hành khác: PP phân tích ngôn ngữ, PP luyện theo mẫu… Sự kết hợp
đồng bộ, thống nhất các PPDH trong một GA và hiện thực hóa GA đó một cách hiệu quả
trong các giờ thực hành LV sẽ mang lại những thành công không nhỏ trong việc DHLV ở
nhà trường phổ thông.
4. Luận văn của chúng tôi một lần nữa khẳng định tính thiết thực, hữu hiệu của quan
điểm giao tiếp trong việc hình thành năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ của HS vào thực tiễn giao
tiếp. Để đẩy nhanh chất lượng DH Ngữ văn nói chung, DHLV nói riêng, thực hiện những
mục tiêu quan trọng trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, chúng tôi cho rằng cần vận
dụng quan điểm giao tiếp trong DHLV ở một phạm vi rộng hơn, tức là, quan điểm giao tiếp
không chỉ được vận dụng trong dạy thực hành các KN LV mà còn được vận dụng trong việc
DH các nội dung thuộc lí thuyết LV. Đây sẽ là hướng vận dụng quan điểm giao tiếp của
chúng tôi trong thời gian tới để bổ khuyết và mở rộng một số nội dung đã nghiên cứu trong
luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi thấy rằng quan điểm giao tiếp sẽ
phát huy mạnh mẽ lợi thế của nó trong việc DHLV nếu nó được sự tham gia nghiên cứu, vận
dụng của những nhà giáo có tâm huyết, có sự trăn trở đối với việc DHLV trong nhà trường
phổ thông. Bởi vì, việc tăng cường khả năng giao tiếp của HS khi thực hành tạo lập VB sẽ
tạo nền tảng vững chắc và động lực mạnh mẽ nhằm thúc đẩy sự năng động của HS khi tham
gia những hoạt động giao tiếp đa dạng trong cuộc sống, nhằm thỏa mãn sự đòi hỏi về năng
lực ứng xử, KN sống của con người trong bối cảnh giao lưu, hội nhập hiện nay.
THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Lê A (2007), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục.
2. Diệp Quang Ban (2010), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục.
3. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản, NXB Giáo dục.
4. Bộ giáo dục và đào tạo (1998), Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong việc dạy
học tiếng Việt, NXB Giáo dục.
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách
giáo khoa lớp 10, môn Ngữ văn, NXB Giáo dục.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách
giáo khoa lớp 11, môn Ngữ văn, NXB Giáo dục.
7. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách
giáo khoa lớp 12, môn Ngữ văn, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Gia Cầu (1994), Vấn đề hiện đại hóa phương pháp dạy học Văn, Nghiên cứu giáo
dục, (4), 11-15.
9. Đỗ Hữu Châu – Nguyễn Thị Ngọc Diệu (2004), Ngữ pháp văn bản, NXB Đại học Sư
phạm.
10. Phan Huy Đông (2003), Cách làm bài tập làm văn nghị luận (Dùng cho học sinh thi tốt
nghiệp Phổ thông trung học và tuyển sinh Đại học – Cao đẳng), NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Hiên (2004), Quan điểm giao tiếp trong dạy học làm văn ở trung học phổ
thông, Giáo dục (82), 28-30.
12. Nguyễn Thị Hiên (2007), Thiết kế câu hỏi dạy học làm văn theo hướng giao tiếp, Giáo
dục (170), 25-27.
13. Nguyễn Thị Hiên (2007), Thiết kế bài học “Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết
minh” (Ngữ văn 9) theo hướng giao tiếp, Giáo dục (179), (27-29).
14. Nguyễn Thị Hiên (2008), Dạy học nội dung Tập làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn
8 theo hướng giao tiếp, Giáo dục, 30-32.
15. Võ Lý Hòa (2009), Các đặc trưng ngôn ngữ cơ bản của văn bản tóm tắt, Ngôn ngữ (4),
29-40.
16. Hà Thúc Hoan (2006), Làm văn nghị luận, lí thuyết và thực hành, NXB Thuận Hoá.
17. Đỗ Kim Hồi (2000), Bàn thêm về khái niệm “vấn đề” trong tập làm văn nghị luận, Ngôn
ngữ (11), 38-40.
18. Lê Thị Bích Hồng (2007), Dạy học “Nghĩa của câu” ở Trung học phổ thông theo tình
huống giao tiếp, (175), 32-34.
19. Nguyễn Thanh Hùng (2007), Đề văn không chỉ là đề văn, Giáo dục, (156), 22-23.
20. Dương Thị Thanh Hương (2009), Bản chất của việc làm văn trong nhà trường phổ
thông, Giáo dục (212), 36-39.
21. Vũ Thị Thanh Hương (2006), Từ khái niệm “năng lực giao tiếp” đến vấn đề dạy và học
tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay, Ngôn ngữ (4), 1-12.
22. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại – lí luận, biện pháp, kĩ thuật, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
23. Nguyễn Hồng Kiên (2007), Đổi mới đề làm văn ở Trung học cơ sở theo hướng ra đề tự
luận mở “vận dụng tư duy ở cấp độ cao”, Giáo dục, (154), 17-18.
24. Nguyễn Thị Ly Kha (2008), Ngữ pháp văn bản và luyện tập làm văn, NXB Giáo dục.
25. Nguyễn Xuân Lạc (1993), Về chất lượng môn Văn, Nghiên cứu giáo dục, (10), 16-17.
26. Phan Trọng Luận (2002), Phương pháp dạy Văn, tập 2, NXB Giáo dục.
27. Nguyễn Hữu Luyến (1992), Yêu cầu tâm lí học đối với hệ phương pháp giảng dạy theo
hướng thực hành giao tiếp, Nghiên cứu giáo dục, (5), 15-16.
28. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh, Muốn viết được bài văn
hay, NXB Giáo dục.
29. Madeline Hunter – Robin Hunter (2005), Làm chủ phương pháp giảng dạy, NXB Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
30. Nguyễn Thị Ly Na (2008), Từ thực tế viết văn nghị luận của học sinh trung học phổ
thông xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn, Luận văn thạc sĩ, Tp. Hồ Chí
Minh.
31. Trần Thị Nam (1996), Cách tạo tình huống có vấn đề trong dạy học ngữ pháp ở trung
học cơ sở, Nghiên cứu giáo dục, (6), 14-19.
32. Mai Văn Năm (2010), Một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn nghị
luận cho học sinh lớp 10, Giáo dục (231), 37-39.
33. Lê Phương Nga, Lê A, Lê Hữu Tỉnh, Đỗ Xuân Thảo, Đặng Kim Nga (2006), Giáo trình
phương pháp dạy học tiếng Việt 1, NXB Đại học Sư phạm.
34. Lê Thị Minh Nguyệt (2006), Về dạy học làm văn theo định hướng giao tiếp, Giáo dục,
(151), 16-23.
35. Đoàn Thị Kim Nhung (2003), Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi dạy văn
nghị luận trong sách tập làm văn 8, 9 (12), 58-63.
36. Nguyễn Quang Ninh (1995), Quan điểm giao tiếp và việc dạy làm văn, Nghiên cứu giáo
dục, (1), 13-14.
37. Nguyễn Quang Ninh (1995), Từ việc lập đề cương trong ngữ pháp văn bản đến việc lập
dàn ý trong bài làm văn của học sinh, Nghiên cứu giáo dục, (12), 16-17.
38. Nhiều tác giả (2006), Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận, NXB Giáo dục.
39. Hoàng Phê (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
40. Bảo Quyến (2007), Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục.
41. Hà Thị Quyến (2001), Một cách hướng dẫn học sinh lớp 12 nhận diện và chữa lỗi sai
trong bài tập làm văn, Ngôn ngữ (12), 30-33.
42. Lê Sử (2009), Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản nghị luận từ phương diện ngôn ngữ,
Ngôn ngữ (4), 75-80.
43. Trần Đình Sử (2002), Luyện viết bài văn hay (Dùng cho học sinh trung học phổ thông),
NXB Giáo dục.
44. Trần Đình Sử (2002), Phan Huy Dũng, Lê Quang Hưng, Thực hành làm văn, NXB Giáo
dục.
45. Trần Đình Sử (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (Thực hiện chương trình, sách giáo
khoa lớp 10 trung học phổ thông – Ngữ văn nâng cao), Hà Nội.
46. Trần Đình Sử (2001), Về vấn đề dạy làm văn (tạo lập văn bản) trong chương trình, sách
giáo khoa tiếng Việt, làm văn ở trường phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 12), Ngôn ngữ (16),
56-61.
47. Phạm Văn Tình (2007), Tóm tắt văn bản và một phương pháp tóm tắt văn bản tự động,
Ngôn ngữ và Đời sống (9), 10-14.
48. Nguyễn Thị Phương Thảo (2000), Dạy hàm ngôn là dạy nghệ thuật giao tiếp cho học
sinh Trung học phổ thông, Nghiên cứu giáo dục, (12), 14-15.
49. Trần Ngọc Thêm (1999), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục.
50. Đỗ Ngọc Thống (1994), Về môn làm văn ở trung học phổ thông, Nghiên cứu giáo dục,
(1), 22.
51. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học
phổ thông, NXB Giáo dục.
52. Đỗ Ngọc Thống (2007), TS. Phạm Minh Diệu, TS Nguyễn Thành Thi, Làm văn, (Dùng
cho các trường cao đẳng sư phạm), NXB Đại học sư phạm.
53. Đỗ Ngọc Thống (2008), Đề văn nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn, Văn học
và Tuổi trẻ (155), 19-23.
54. Đỗ Ngọc Thống (2008), Đề thi môn Ngữ văn THPT theo yêu cầu phân hóa, Văn học và
Tuổi trẻ (177), 26-30.
55. Đỗ Ngọc Thống (2002), Đổi mới dạy và học môn Ngữ văn ở THCS, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
56. Nguyễn Thị Thu Thủy (2008), Bác bỏ và dạy học lập luận bác bỏ trong chương trình
Ngữ văn 11 Trung học phổ thông, Giáo dục, (188), 21-23.
57. Phan Thị Thủy (2006), Dạy làm văn ở trung học cơ sở theo quan điểm giao tiếp, Giáo
dục, (138), 26-27.
58. Trần Thị Bích Trà (2007), Yêu cầu của giao tiếp sư phạm trong hoạt động dạy học, Giáo
dục, (154), 9-10.
59. Nguyễn Trí (2000), Kinh nghiệm dạy ngôn bản theo phương hướng giao tiếp ở một số
nước, Nghiên cứu giáo dục, (3), 18-19.
60. Nguyễn Trí (1996), Dạy ngôn bản dạng nói và dạng viết trong giao tiếp và để giao tiếp,
Nghiên cứu giáo dục, (12), 25-27.
61. Nguyễn Trí (2007), Tình huống giao tiếp, tình huống giao tiếp giả định và việc dạy hội
thoại, (176), 17-18.
62. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Hương (2001), Một số vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt, NXB Giáo dục.
63. Bùi Minh Toán (1992), Về quan điểm giao tiếp trong giảng dạy tiếng Việt, Nghiên cứu
giáo dục, (5), 24-25.
64. Nguyễn Đức Tồn (2003), Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy - học từ ngữ tiếng Việt
trong nhà trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
65. Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (2003), Hội thảo Đổi mới giảng dạy
Ngữ văn ở trường đại học 2003, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM.
66. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục
Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Kính gửi quý thầy cô!
Nhằm giúp cho việc dạy học Làm văn (LV), đặc biệt là văn nghị luận ở bậc THPT đạt
hiệu quả cao hơn, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô thông qua
phiếu tham khảo này. Mong quý thầy cô vui lòng trả lời cho các câu hỏi dưới đây. Xin chân
thành cảm ơn quý thầy cô!
(Xin quý thầy cô đánh dấu X vào ô trống, một câu hỏi có thể lựa chọn nhiều phương
án trả lời).
1. Theo Thầy/Cô, cách sắp xếp nội dung của chương trình LV nghị luận trong SGK Ngữ văn
hiện nay (1 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành) là cách sắp xếp:
Rất hợp lí
Hợp lí
Tương đối hợp lí
Không hợp lí
2. Khi dạy thực hành LV nghị luận cho HS, Thầy/Cô thường áp dụng những phương pháp
(PP) nào?
PP phân tích ngôn ngữ
PP luyện theo mẫu
PP giao tiếp
PP thuyết giảng
Các PP khác:…………………………………………………………….
3. Thầy/Cô hiểu thế nào về PP giao tiếp?
PP giao tiếp là PP tổ chức cho HS được tiếp nhận các tài liệu ngôn ngữ thông qua các
hoạt động giao tiếp, từ đó hình thành kĩ năng LV cho HS.
PP giao tiếp là PP sắp xếp các tài liệu ngôn ngữ trong quá trình dạy học sao cho vừa
đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ vừa phản ánh được chức năng, đặc điểm của chúng
trong hoạt động giao tiếp.
PP giao tiếp là PP tổ chức cho HS được thực hành, vận dụng ngôn ngữ vào trong các
tình huống giao tiếp giả định để hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho HS.
Cả 3 ý kiến trên đều đúng.
4. Theo Thầy/Cô, những cách thức cần triển khai PP giao tiếp khi dạy thực hành các kĩ năng
LV nghị luận là:
Xác định các ngữ liệu cần cho HS thực hành phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng
HS.
Tổ chức các hoạt động thực hành LV sao cho HS trở thành chủ thể tích cực, sáng tạo
khi tham gia thực hành, từ đó hình thành KN, kĩ xảo LV cho HS.
Thiết kế hình thức, phương tiện dạy học phù hợp với từng hoạt động thực hành.
Tổ chức cho HS tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động thực hành của các em.
Các cách thức khác:………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
5. Khi dạy thực hành tạo lập VB nghị luận, Thầy/Cô nhận thấy HS của mình thường yếu ở
những điểm nào?
HS chưa biết cách phân tích yêu cầu của đề bài.
HS chưa biết cách xây dựng dàn ý theo yêu cầu của đề bài.
HS còn yếu hoặc không biết cách vận dụng các thao tác nghị luận trong bài viết.
HS yếu trong kĩ năng diễn đạt, lập luận, chưa biết cách triển khai ý thành đoạn.
Kiến thức văn học, kiến thức cuộc sống của HS còn nhiều hạn chế.
6. Thầy/Cô sử dụng PP giao tiếp khi dạy các nội dung thực hành nào của văn nghị luận?
Thực hành KN tìm hiểu đề văn nghị luận
Thực hành KN tìm ý, lập dàn ý bài văn nghị luận
Thực hành vận dụng thao tác nghị luận
Thực hành KN liên kết đoạn, viết đoạn trong văn nghị luận
Các nội dung thực hành khác: ……………………………………………
……………………………………………………………………………
7. Những hình thức dạy học nào thường được Thầy/Cô áp dụng khi dạy thực hành các kĩ
năng LV nghị luận cho HS?
Học tập cá nhân
Học tập nhóm
Thuyết trình
Các hình thức dạy học khác: ……………………………………………..
8. Sau khi HS thực hành từng kĩ năng LV nghị luận, Thầy/Cô thường kiểm tra hiệu quả thực
hành bằng cách nào?
Kiểm tra miệng
Kiểm tra bằng đề tự luận
Kiểm tra bằng trắc nghiệm
Kiểm tra bằng phiếu học tập, Graph
Các hình thức kiểm tra khác (nếu có):……………………………………
9. Theo Thầy/Cô, những khó khăn chủ yếu trong việc dạy thực hành về văn nghị luận ở bậc
THPT hiện nay là:
Thời lượng dành cho các tiết thực hành còn quá ít.
HS chưa nắm vững các thao tác, kĩ năng nghị luận.
HS còn thụ động, khả năng tự làm việc và phối hợp hoạt động còn yếu.
Kiến thức lí thuyết LV và kĩ năng thực hành LV chưa thật sự tương xứng với nhau.
Thiếu những chỉ dẫn cụ thể về PPDH thực hành LV.
Những khó khăn khác:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………
10. Khi tổ chức cho HS thảo luận, trao đổi trong những giờ thực hành, Thầy/Cô nhận thấy
thái độ học tập của HS như thế nào?
Rất hứng thú, tích cực
Bình thường, không mấy hào hứng
Uể oải, ít hoạt động
Thụ động, không hợp tác
11. Thầy/Cô cho rằng cách ra đề LV như thế nào sẽ đáp ứng được trình độ, tâm lí của HS
hiện nay?
Đề văn mang tính tư duy cao, bám sát vào những vấn đề thực tiễn cuộc sống.
Đề văn phù hợp với trình độ của HS, bám sát vào những vấn đề thực tiễn cuộc sống.
Đề văn phù hợp với trình độ HS, bám sát vào các tác phẩm văn học trong nhà trường.
Đề văn phù hợp với trình độ của HS, có sự liên hệ từ văn học đến cuộc sống.
Ý kiến khác: …………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
12. Để HS thực hành tốt các nội dung của văn nghị luận, Thầy/Cô thường hướng dẫn HS
bằng những cách nào?
Hướng dẫn HS thực hành bằng những câu hỏi gợi ý trong SGK và những chỉ dẫn trong
SGV.
Dựa trên phương pháp dạy học đặc thù của phân môn để thiết kế những hình thức,
phương tiện dạy học phù hợp với đối tượng HS và nội dung thực hành.
Kết hợp những chỉ dẫn trong SGK, SGV và thiết kế hệ thống câu hỏi hướng dẫn thực
hành.
Chỉ hoàn toàn dựa vào những câu hỏi gợi ý trong SGK.
13. Ngữ liệu về văn nghị luận mà Thầy/Cô thường sử dụng để dạy thực hành cho HS được
lấy ở đâu?
Sử dụng ngữ liệu ngay trong SGK Ngữ văn.
Ngữ liệu được chọn lọc từ bên ngoài.
Lựa chọn ngữ liệu trong SGK và ngữ liệu từ bên ngoài.
Chọn những bài viết xuất sắc của HS làm ngữ liệu.
14. Khi tổ chức một giờ học thực hành LV bằng PP giao tiếp, Thầy/Cô thường gặp những
khó khăn gì?
Không kịp thời gian.
Lớp học ồn ào.
HS thụ động.
Phát sinh những tình huống ngoài dự kiến.
15. Muốn áp dụng PP giao tiếp vào dạy học thực hành LV nghị luận (xét về phương tiện dạy
học), Thầy/Cô cho rằng nên dùng những phương tiện dạy học nào?
Hệ thống câu hỏi gợi mở.
Các dạng bài tập (bài tập tình huống, bài tập nêu vấn đề…).
Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ (dụng cụ học tập, giáo án điện tử,…).
Các phương tiện khác: …………………………………………………...
16. Sau những tiết dạy thực hành LV nghị luận bằng PP giao tiếp, Thầy/Cô nhận thấy kết
quả học tập của HS như thế nào?
HS có sự tiến bộ rõ rệt, vận dụng thành thạo các kĩ năng LV nghị luận, thao tác nghị
luận vào hoạt động tạo lập văn bản.
HS nắm được các kĩ năng, thao tác nghị luận nhưng chưa vận dụng thành thạo.
HS vẫn còn lúng túng trong nắm bắt các kĩ năng nghị luận cũng như vận dụng kĩ năng
nghị luận khi tạo lập văn bản.
HS tự tin, chủ động, tham gia học tập tích cực hơn.
Kính chúc quý thầy cô sức khỏe và thành công!
PHỤ LỤC 2:
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH
Các em thân mến! Môn Làm văn (LV) là môn học có vị trí quan trọng trong việc rèn
luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và kĩ năng giao tiếp cho các em. Việc viết bài LV cho
đúng, cho hay hẳn là mong muốn của nhiều em. Phần LV nghị luận ở bậc THPT có nhiều
nội dung thực hành giúp các em hình thành kĩ năng viết văn nghị luận (NL). Vì vậy, mong
các em vui lòng cho biết khó khăn và thuận lợi khi học thực hành tạo lập văn bản NL bằng
cách trao đổi ý kiến qua những câu khảo sát dưới đây nhằm tìm ra phương pháp thực hành
LV hiệu quả nhất. Chân thành cảm ơn các em. Chúc các em thành công với những bài LV và
ngày càng yêu môn Ngữ văn hơn.
(Lưu ý: Các em có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương án trả lời. Nếu chọn phương
án nào, các em đánh dấu (x) vào ô trống của phương án đó).
1. Theo các em, việc thực hành từng thao tác, kĩ năng LV NL sau khi học xong lí thuyết là:
Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thường
Không cần thiết
2. Trong các kĩ năng thực hành về văn NL, em thấy kĩ năng nào khó nhất?
Kĩ năng phân tích đề
Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn NL
Kĩ năng liên kết đoạn, viết đoạn
Kĩ năng trình bày văn bản NL
3. Trong giờ thực hành LV, các em cảm thấy giờ học hiệu quả hơn khi được học theo những
hình thức nào trong các hình thức dưới đây:
GV thuyết giảng
Làm việc theo cá nhân
Thảo luận nhóm
Thuyết trình
4. Theo các em, trong những thao tác, kĩ năng LV NL dưới đây, những thao tác, kĩ năng nào
cần được thực hành nhiều nhất:
Kĩ năng tìm hiểu đề
Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý
Kĩ năng liên kết đoạn, triển khai ý thành đoạn
Các thao tác NL (giải thích, chứng minh, phân tích, bác bỏ…)
Kĩ năng khác: ……………………………………………………………
5. Khi thực hành các kĩ năng tạo lập văn bản NL, các em cảm thấy khó khăn, lúng túng vì:
những thao tác, kĩ năng thực hành về văn NL quá khó.
những chỉ dẫn thực hành chưa cụ thể.
không biết cách diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ.
không hiểu yêu cầu của đề bài, không nắm vững kiến thức lí thuyết.
Những khó khăn khác: …………………………………………………
…………………………………………………………………………..
6. Trước khi viết bài văn NL, các em thường thực hiện những thao tác nào dưới đây:
Xác định yêu cầu của đề bài (vấn đề NL, phạm vi NL, thao tác NL) rồi mới bắt tay vào
viết.
Xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý cho đề bài rồi mới bắt tay vào viết.
Chỉ đọc qua đề bài rồi bắt tay vào viết.
7. Các em hứng thú với những bài tập thực hành LV như thế nào?
Bài tập có sẵn trong SGK, lấy từ các vấn đề văn học, ít phải suy nghĩ nhiều.
Bài tập có sẵn trong SGK, là những tình huống có vấn đề, gắn với thực tiễn cuộc sống.
Bài tập lấy từ tình huống giao tiếp trong thực tiễn cuộc sống.
Bài tập lấy từ một vấn đề văn học trong SGK nhưng liên hệ đến thực tiễn cuộc sống.
8. Sau khi thực hành, các em muốn được đánh giá, kiểm tra kết quả thực hành của mình như
thế nào?
GV nhận xét, đánh giá bài thực hành của các em.
Các em nhận xét, đánh giá bài thực hành của nhau; thầy cô giúp các em rút ra kết luận
cuối cùng.
Không cần phải kiểm tra, đánh giá vì sẽ mất thời gian.
Ý kiến khác:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………
9. Khi bắt tay vào viết bài văn NL, các em cảm thấy mình gặp những khó khăn, những sai sót
gì?
Không hiểu yêu cầu của đề bài nên khi viết không bám sát vấn đề hoặc đi lệch vấn đề.
Không biết cách lựa chọn và đưa dẫn chứng từ văn học, cuộc sống vào bài viết.
Chưa biết cách diễn đạt, lập luận cho rõ ràng (lặp ý, thiếu ý, dùng từ, viết câu chưa
chính xác…).
Chưa biết cách thức tách đoạn, liên kết đoạn, viết đoạn nên phần thân bài thường chỉ
là một đoạn dài.
Những khó khăn khác: …………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
10. Các em được thực hành các thao tác, kĩ năng LV NL bằng những phương tiện nào?
Phiếu học tập
Graph
Bài tập trắc nghiệm
Bài tập tự luận
Các phương tiện học tập khác:……………………………………………
Chúc các em học tập thật tốt!
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Câu Nội dung khảo sát Kết quả
khảo sát
SL %
1 Theo Thầy/Cô, cách sắp xếp nội
dung của chương trình LV nghị luận
trong SGK Ngữ văn hiện nay (1 tiết
lí thuyết, 1 tiết thực hành) là cách
sắp xếp:
Rất hợp lí 1 2
Hợp lí 4 8
Tương đối hợp lí 42 84
Không hợp lí 3 6
2 Khi dạy thực hành LV nghị luận cho
HS, Thầy/Cô thường áp dụng những
phương pháp (PP) nào?
PP phân tích ngôn ngữ 2 4
PP luyện theo mẫu 3 6
PP giao tiếp 45 90
PP thuyết giảng 0 0
3 Thầy/Cô hiểu thế nào về PP giao
tiếp?
PP giao tiếp là PP tổ chức cho
HS được tiếp nhận các tài liệu
ngôn ngữ thông qua các hoạt
động giao tiếp, từ đó hình
thành kĩ năng LV cho HS.
0 0
PP giao tiếp là PP sắp xếp các
tài liệu ngôn ngữ trong quá
trình dạy học sao cho vừa đảm
bảo tính chính xác, chặt chẽ
vừa phản ánh được chức năng,
đặc điểm của chúng trong hoạt
động giao tiếp.
2 4
PP giao tiếp là PP tổ chức cho
HS được thực hành, vận dụng
ngôn ngữ vào trong các tình
huống giao tiếp giả định để
hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho
HS.
35 70
Cả 3 ý kiến trên đều đúng. 13 26
4 Theo Thầy/Cô, những cách thức cần
triển khai PP giao tiếp khi dạy thực
hành các kĩ năng LV nghị luận là:
Xác định các ngữ liệu cần cho
HS thực hành phù hợp với đặc
điểm của từng đối tượng HS.
0 0
Tổ chức các hoạt động thực
hành LV sao cho HS trở thành
chủ thể tích cực, sáng tạo khi
tham gia thực hành, từ đó hình
thành KN, kĩ xảo LV cho HS.
47 94
Thiết kế hình thức, phương
tiện dạy học phù hợp với từng
3 6
hoạt động thực hành.
Tổ chức cho HS tự kiểm tra,
tự đánh giá hoạt động thực
hành của các em.
0 0
5 Khi dạy thực hành tạo lập VB nghị
luận, Thầy/Cô nhận thấy HS của
mình thường yếu ở những điểm nào?
HS chưa biết cách phân tích
yêu cầu của đề bài.
50 100
HS chưa biết cách xây dựng
dàn ý theo yêu cầu của đề bài.
30 60
HS còn yếu hoặc không biết
cách vận dụng các thao tác
nghị luận trong bài viết.
25 50
HS yếu trong kĩ năng diễn đạt,
lập luận, chưa biết cách triển
khai ý thành đoạn.
45 90
Kiến thức văn học, kiến thức
cuộc sống của HS còn nhiều
hạn chế.
15 30
6 Thầy/Cô sử dụng PP giao tiếp khi
dạy các nội dung thực hành nào của
văn nghị luận?
Thực hành KN tìm hiểu đề
văn nghị luận
50 100
Thực hành KN tìm ý, lập dàn
ý bài văn nghị luận
50 100
Thực hành vận dụng thao tác
nghị luận
22 44
Thực hành KN liên kết đoạn,
viết đoạn trong văn nghị luận
34 68
7 Những hình thức dạy học nào
thường được Thầy/Cô áp dụng khi
dạy thực hành các kĩ năng LV nghị
luận cho HS?
Học tập cá nhân 10 20
Học tập nhóm 50 100
Thuyết trình 5 10
8 Sau khi HS thực hành từng kĩ năng
LV nghị luận, Thầy/Cô thường kiểm
tra hiệu quả thực hành bằng cách
nào?
Kiểm tra miệng 0 0
Kiểm tra bằng đề tự luận
Kiểm tra bằng trắc nghiệm
50
3
100
6
Kiểm tra bằng phiếu học tập,
Graph
0 0
9 Theo Thầy/Cô, những khó khăn chủ
yếu trong việc dạy thực hành về văn
nghị luận ở bậc THPT hiện nay là:
Thời lượng dành cho các tiết
thực hành còn quá ít.
3 6
HS chưa nắm vững các thao
tác, kĩ năng nghị luận.
50 100
HS còn thụ động, khả năng tự
làm việc và phối hợp hoạt
động còn yếu.
40 80
Kiến thức lí thuyết LV và kĩ
năng thực hành LV chưa thật
sự tương xứng với nhau.
7 14
Thiếu những chỉ dẫn cụ thể về
PPDH thực hành LV.
1 2
10 Khi tổ chức cho HS thảo luận, trao Rất hứng thú, tích cực 33 66
đổi trong những giờ thực hành,
Thầy/Cô nhận thấy thái độ học tập
của HS như thế nào?
Bình thường, không mấy hào
hứng
17 34
Uể oải, ít hoạt động 38 76
Thụ động, không hợp tác 2 4
11 Thầy/Cô cho rằng cách ra đề LV như
thế nào sẽ đáp ứng được trình độ,
tâm lí của HS hiện nay?
Đề văn mang tính tư duy cao,
bám sát vào những vấn đề
thực tiễn cuộc sống.
0 0
Đề văn phù hợp với trình độ
của HS, bám sát vào những
vấn đề thực tiễn cuộc sống.
15 30
Đề văn phù hợp với trình độ
HS, bám sát vào các tác phẩm
văn học trong nhà trường.
10 20
Đề văn phù hợp với trình độ
của HS, có sự liên hệ từ văn
học đến cuộc sống.
25 50
12 Để HS thực hành tốt các nội dung
của văn nghị luận, Thầy/Cô thường
hướng dẫn HS bằng những cách
nào?
Hướng dẫn HS thực hành
bằng những câu hỏi gợi ý
trong SGK và những chỉ dẫn
trong SGV.
40 80
Dựa trên phương pháp dạy
học đặc thù của phân môn để
thiết kế những hình thức,
phương tiện dạy học phù hợp
với đối tượng HS và nội dung
thực hành.
5 10
Kết hợp những chỉ dẫn trong
SGK, SGV và thiết kế hệ
thống câu hỏi hướng dẫn thực
hành.
5 10
Chỉ hoàn toàn dựa vào những
câu hỏi gợi ý trong SGK.
5 10
13 Ngữ liệu về văn nghị luận mà
Thầy/Cô thường sử dụng để dạy
thực hành cho HS được lấy ở đâu?
Sử dụng ngữ liệu ngay trong
SGK Ngữ văn.
30 60
Ngữ liệu được chọn lọc từ bên
ngoài.
2 4
Lựa chọn ngữ liệu trong SGK
và ngữ liệu từ bên ngoài.
10 20
Chọn những bài viết xuất sắc
của HS làm ngữ liệu.
8 16
14 Khi tổ chức một giờ học thực hành
LV bằng PP giao tiếp, Thầy/Cô
thường gặp những khó khăn gì?
Không kịp thời gian. 5 10
Lớp học ồn ào. 50 100
HS thụ động. 30 60
Phát sinh những tình huống
ngoài dự kiến.
8 16
15 Muốn áp dụng PP giao tiếp vào dạy
học thực hành LV nghị luận (xét về
phương tiện dạy học), Thầy/Cô cho
rằng nên dùng những phương tiện
dạy học nào?
Hệ thống câu hỏi gợi mở. 50 100
Các dạng bài tập (bài tập tình
huống, bài tập nêu vấn đề…).
50 100
Các phương tiện kĩ thuật hỗ
trợ (dụng cụ học tập, giáo án
4 8
điện tử,…).
16 Sau những tiết dạy thực hành LV
nghị luận bằng PP giao tiếp,
Thầy/Cô nhận thấy kết quả học tập
của HS như thế nào?
HS có sự tiến bộ rõ rệt, vận
dụng thành thạo các kĩ năng
LV nghị luận, thao tác nghị
luận vào hoạt động tạo lập văn
bản.
5 10
HS nắm được các kĩ năng,
thao tác nghị luận nhưng chưa
vận dụng thành thạo.
50 100
HS vẫn còn lúng túng trong
nắm bắt các kĩ năng nghị luận
cũng như vận dụng kĩ năng
nghị luận khi tạo lập văn bản.
6 12
HS tự tin, chủ động, tham gia
học tập tích cực hơn.
27 54
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH
1. Theo các em, việc thực hành từng thao tác, kĩ năng LV NL sau khi học xong lí thuyết là:
Rất cần thiết 150 75%
Cần thiết 50 25%
Bình thường 0 0%
Không cần thiết 0 0%
2. Trong các kĩ năng thực hành về văn NL, em thấy kĩ năng nào khó nhất?
Kĩ năng phân tích đề 200 100%
Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn NL 150 75%
Kĩ năng liên kết đoạn, viết đoạn 200 100%
Kĩ năng trình bày văn bản NL 50 25%
3. Trong giờ thực hành LV, các em cảm thấy giờ học hiệu quả hơn khi được học theo những
hình thức nào trong các hình thức dưới đây:
GV thuyết giảng 150 75%
Làm việc theo cá nhân 40 20%
Thảo luận nhóm 200 100%
Thuyết trình 140 70%
4. Theo các em, trong những thao tác, kĩ năng LV NL dưới đây, những thao tác, kĩ năng nào
cần được thực hành nhiều nhất:
Kĩ năng tìm hiểu đề 60 30%
Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý 120 60%
Kĩ năng liên kết đoạn, triển khai ý thành đoạn 80 40%
Các thao tác NL (giải thích, chứng minh, phân tích, bác
bỏ…)
180 90%
5. Khi thực hành các kĩ năng tạo lập văn bản NL, các em cảm thấy khó khăn, lúng túng vì:
những thao tác, kĩ năng thực hành về văn NL quá khó 100 50%
những chỉ dẫn thực hành chưa cụ thể 40 20%
không biết cách diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ 140 70%
không hiểu yêu cầu của đề bài, không nắm vững kiến
thức lí thuyết
40 20%
6. Trước khi viết bài văn NL, các em thường thực hiện những thao tác nào dưới đây:
Xác định yêu cầu của đề bài (vấn đề NL, phạm vi NL,
thao tác NL) rồi mới bắt tay vào viết.
60 30%
Xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý cho đề bài rồi mới bắt
tay vào viết.
20 10%
Chỉ đọc qua đề bài rồi bắt tay vào viết. 120 60%
7. Các em hứng thú với những bài tập thực hành LV như thế nào?
Bài tập có sẵn trong SGK, lấy từ các vấn đề văn học, ít
phải suy nghĩ nhiều.
40 20%
Bài tập có sẵn trong SGK, là những tình huống có vấn đề,
gắn với thực tiễn cuộc sống.
40 20%
Bài tập lấy từ tình huống giao tiếp trong thực tiễn cuộc
sống.
100 50%
Bài tập lấy từ một vấn đề văn học trong SGK nhưng liên 120 60%
hệ đến thực tiễn cuộc sống.
8. Sau khi thực hành, các em muốn được đánh giá, kiểm tra kết quả thực hành của mình như
thế nào?
GV nhận xét, đánh giá bài thực hành của các em. 120 60%
Các em nhận xét, đánh giá bài thực hành của nhau; thầy
cô giúp các em rút ra kết luận cuối cùng.
180 90%
Không cần phải kiểm tra, đánh giá vì sẽ mất thời gian. 0 0%
9. Khi bắt tay vào viết bài văn NL, các em cảm thấy mình gặp những khó khăn, những sai sót
gì?
Không biết cách lựa chọn và đưa dẫn chứng từ văn học,
cuộc sống vào bài viết.
140 70%
Không hiểu yêu cầu của đề bài nên khi viết không bám
sát vấn đề hoặc đi lệch vấn đề.
140 70%
Chưa biết cách diễn đạt, lập luận cho rõ ràng (lặp ý, thiếu
ý, dùng từ, viết câu chưa chính xác…).
180 90%
Chưa biết cách thức tách đoạn, liên kết đoạn, viết đoạn
nên phần thân bài thường chỉ là một đoạn dài.
160 80%
10. Các em được thực hành các thao tác, kĩ năng LV NL bằng những phương tiện nào?
Phiếu học tập 20 10%
Graph 40 20%
Bài tập trắc nghiệm 80 40%
Bài tập tự luận 140 70%
PHỤ LỤC 5: GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
THỰC HÀNH
I. Phân tích đề
Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, anh (chị) suy nghĩ gì về việc “chuẩn
bị hành trang vào thế kỉ mới”?
“Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và
nhạy bén với cái mới… Nhưng bên c ạnh cái mạnh đó vẫn
tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ
bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời
thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế
do lối học chay, học vẹt nặng nề…”.
(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới).
Đề 1, tr.23, SGK Ngữ văn 11, tập 1.
Câu hỏi gợi ý:
1. Đề bài yêu cầu NL vấn đề gì?
2. Vấn đề cần NL giới hạn trong phạm vi nào (thuộc về đời
sống xã hội hay văn học)?
3. Để làm rõ vấn đề trên, anh (chị) sử dụng những thao tác NL
nào?
4. Đề bài trên thuộc dạng đề bài nào mà em đã học?
5. Kết cấu đề gồm mấy phần?
- Vấn đề NL: việc “chuẩn bị hành trang”.
- Phạm vi NL: đời sống xã hội.
- Thao tác NL: giải thích, chứng minh, bình luận.
- Đề bài thuộc dạng đề NL xã hội.
- Kết cấu đề gồm 3 phần: phần dẫn dắt vấn đề, phần nêu vấn
đề, phần quy định phạm vi làm bài.
Đề 1, tr.23, SGK Ngữ văn 11, tập 1.
Thảo luận nhóm
+ Nhóm 1,2 thảo luận phân tích đề 3, SGK, tr.23.
+ Nhóm 3,4 thảo luận phân tích đề: Suy nghĩ của anh chị về
lòng ích kỉ và sự vị tha trong xã hội hiện đại.
+ Nhóm 5,6 thảo luận phân tích đề: Anh (chị) suy nghĩ như
thế nào về ý kiến sau: “Nụ cười mang lại hạnh phúc cho
những người xung quanh và do đó cũng mang lại hạnh phúc
cho chính bản thân bạn”. (Dale Carnegie).
Thời gian thảo luận: 5 phút
Kết quả thảo luận
Nhóm 3,4
Đề bài Suy nghĩ của anh chị về lòng ích kỉ và sự vị tha
trong xã hội hiện đại.
Vấn đề NL “lòng ích kỉ và sự vị tha trong xã hội hiện đại”
Phạm vi NL Đ i s ng xã h i
Thao tác NL Giải thích, chứng minh, bình luận
Dạng đề NL Xã hội
Kết cấu đề
NL
2 phần: nêu vấn đề và quy định thao tác NL.
Kết quả thảo luận
Nhóm 5,6
Đề bài Anh (chị) suy nghĩ như th ế nào về ý kiến sau:
“Nụ cười mang lại hạnh phúc cho những người
xung quanh và do đ ó cũng mang lại hạnh phúc
cho chính bản thân bạn”. (Dale Carnegie).
Vấn đề NL Nụ cười mang lại hạnh phúc cho con người.
Phạm vi NL Đ i s ng xã h i
Thao tác NL Giải thích, chứng minh, bình luận
Dạng đề NL Xã hội
Kết cấu đề
NL
3 phần (dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đề và quy đ ịnh
thao tác NL).
Thực hành cá nhân
Đề: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho
nhiều người nhất” (Đi-đơ-rô).
Anh (chị) suy nghĩ thế nào về vấn đề này?
II. Lập dàn ý
Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, anh (chị) suy nghĩ gì về việc “chuẩn
bị hành trang vào thế kỉ mới”?
“Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và
nhạy bén với cái mới… Nhưng bên c ạnh cái mạnh đó vẫn
tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ
bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời
thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế
do lối học chay, học vẹt nặng nề…”.
(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới).
Câu hỏi gợi ý
1. “Việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới” được hiểu
thế nào?
2. Tại sao người Việt Nam phải chuẩn bị hành trang cho việc
bước vào thế kỉ mới?
3. Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, người Việt Nam cần
phải làm gì?
4. Bản thân em tự chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới cho
mình như thế nào?
II. Lập dàn ý
Dàn ý đại cương
A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề NL, trích dẫn ý kiến.
B. Thân bài
1. Giải thích “việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.
2. Người Việt Nam cần phải chuẩn bị hành trang vào thế kỉ
mới vì sự phát triển, sự khẳng định vị thế của đất nước và để
khẳng định bản thân của từng người Việt Nam.
3. Những điều người Việt Nam cần làm cho việc chuẩn bị
hành trang vào thế kỉ mới.
4. Cách chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của bản thân.
C. Kết bài: Khái quát lại vấn đề và suy nghĩ cá nhân.
Dàn ý chi tiết
A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề NL, trích dẫn ý kiến.
B. Thân bài
1. Giải thích “việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
- Thế kỉ mới là thế kỉ của những tiến bộ vượt bậc về
khoa học – kĩ thuật – công nghệ, thế kỉ của sự giao
lưu, hội nhập, hợp tác và phát triển.
- Hành trang bước vào thế kỉ mới của con người là sức
khỏe, sự am hiểu kiến thức nhiều lĩnh vực (khoa học,
văn hóa, lịch sử…), kĩ năng s ống, ý chí, niềm tin, lý
tưởng sống.
2. Người Việt Nam cần phải chuẩn bị hành trang vào thế kỉ
mới vì:
- Đất nước Việt Nam đang có những khởi sắc toàn diện,
đang trên đà phát triển và mở rộng giao lưu, hợp tác
với nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi người Việt Nam
được chuẩn bị hành trang tốt sẽ giúp đất nước khẳng
định vị thế của mình trước bạn bè thế giới.
- Việc chuẩn bị tốt hành trang giúp người Việt Nam
năng động, tự tin hơn trước sự phát triển nhanh chóng
và sự biến đổi liên tục của thế kỉ mới, hơn nữa còn
giúp họ vượt lên đón đầu những thành công trong thế
kỉ mới.
3. Những điều người Việt Nam cần làm cho việc chuẩn bị
hành trang vào thế kỉ mới.
- Phát huy những điểm mạnh của người Việt Nam (“sự
thông minh, nhạy bén với cái mới…”) để trau dồi kiến
thức và sáng tạo trong công việc, chủ động, vững vàng
trong cuộc sống.
- Hạn chế, khắc phục những điểm yếu (“lỗ hổng về kiến
thức”, sự yếu kém trong khả năng th ực hành do ‘lối
học chay, học vẹt nặng nề”…).
4. Việc chuẩn bị hành trang của bản thân để bước vào thế kỉ
mới.
- Trang bị vốn hiểu biết bằng thái độ chủ động, tích cực
trong học tập, luôn có tinh thần học hỏi, cầu tiến.
- Luôn chú ý rèn luyện sức khỏe của bản thân cũng như
rèn luyện kĩ năng sống, bản lĩnh sống.
C. Kết bài
Khái quát lại vấn đề và có những nhận xét cá nhân.
Thảo luận nhóm
- Đề: Bạo lực học đường đang là vấn đề báo động trong
ngành giáo dục hiện nay. Là học sinh, ý kiến của em về vấn
đề này như thế nào?
- Số lượng nhóm: 4 nhóm.
Yêu cầu
- Thời gian thảo luận nhóm: 15 phút
- Thời gian trình bày cho mỗi nhóm: 3 phút
- Thời gian nhận xét, trao đổi: 10 phút
- Dùng phiếu học tập để lập dàn ý.
Kết quả thảo luận nhóm
Dàn ý đại cương
A.Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần NL.
B.Thân bài
1. Giải thích về cụm từ “bạo lực học đường”.
2. Thực trạng nạn bạo lực học đường hiện nay.
3. Những hậu quả do nạn bạo lực học đường gây ra.
4. Nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường.
5. Giải pháp ngăn chạn nạn bạo lực học đường.
C. Kết bài: Khái quát vấn đề NL.
Thực hành cá nhân
Đề: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình (bài II).
Yêu cầu:
- Trả lời câu hỏi trong bài tập trắc nghiệm.
- Dựa vào bài tập trắc nghiệm để lập dàn ý dàn ý chi tiết
cho đề bài.
- Thời gian thực hành: 10 phút.
- Dùng phiếu học tập để lập dàn ý.
- Ghi nhận xét kết quả thực hành của bạn cùng nhóm vào
phiếu học tập.
Kết quả thực hành cá nhân
Dàn ý đại cương
A.Mở bài
B.Thân bài
1. Nỗi niềm về sự cô đơn, lẻ loi của nhà thơ giữa cuộc đời.
2. Nỗi đau của nhà thơ trư ớc tình duyên éo le, ngang trái,
hạnh phúc lỡ làng, không trọn vẹn.
3. Niềm khát khao tình yêu, hạnh phúc của nữ sĩ Xuân
Hương.
C. Kết bài
Tổng kết thực hành
1. Nhận xét
2. Bài tập thực hành ở nhà
Thực hành phân tích đề và lập dàn ý đối với đề bài sau:
Mười sáu tuổi, tôi không phải là một đứa trẻ nhưng chưa phải
là người lớn. Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH032.pdf