Chương 1: tổng quan tài liệu
1.1. tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở VN
1.2. tình hình nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên
1.3. tình hình nghiên cứu về đồng cỏ trồng
1.4. nhận xét chung
Chương 2: điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
2.1. vị trí địa lý
2.2. địa hình, địa mạo
2.3. khí hậu
2.4. thủy văn
2.5. các nguồn tài nguyên
2.6. nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
Chương 3: đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1. đối tượng nghiên cứu
3.2. phương pháp nghiên cứu
Chương 4: kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. thảm cỏ tự nhiên trong vùng nghiên cứu
4.2. các loài cây cỏ tự nhiên có giá trị chăn nuôi
4.3. các loài cây trồng có giá trị chăn nuôi
4.4. tình hình sử dụng hiện nay, khả năng và xu hướng phát triển
Kết luận và kiến nghị
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã Hà Hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng lớn phần trên mặt đất, tạo ra độ phủ cao.
Từ kết quả điều tra về thành phần loài thực vật trong các soi bãi hoang hóa,
chúng tôi có một số nhận xét sau:
1. Về số lượng loài, từ số liệu thống kê ở bảng 4.7 chúng tôi thấy số lượng loài
nhiều nhất là điểm số 8 - là bãi soi bỏ hoang ở Vằng mới (43 loài), tiếp đó là bãi soi
bỏ hoang ở Nà Dài (điểm số 6) có 41 loài, thấp hơn là ruộng trồng một vụ ngô ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
chân đồi Pù Chùa (điểm số 2) có 38 loài, điểm số 1 (bãi soi bỏ hoang ở Nà Hẩu) có
31 loài và thấp nhất là điểm số 4 – ruộng bỏ hoang ở Khuổi Hẩu (28 loài). Như vậy,
đồng cỏ chăn thả càng nhiều thì thành phần loài càng phức tạp, số lượng họ và loài
tăng lên, số lượng các loài cỏ dại trong đồng cỏ tăng, số lượng loài của họ Hoà thảo
cũng tăng, nhưng số lượng cá thể thì giảm dần.
2. Trong loại hình đồng cỏ thấp, các loài thường gặp là: Cỏ may (Chrysopogon
aciculatus), Cỏ bông (Eragrostis unioloides), Cỏ lông (Ichaemum indicum), Cỏ mật
(Paspalum conjugatum), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ đắng (Paspalum
scrobiculatum), Cỏ sâu róm (Setaria lutescens), chúng tạo nên độ phủ khá lớn,
chiếm ưu thế cả về sinh khối. Đây đều là những cây mọc sát đất, chịu được dẫm
đạp, sinh khối thấp, ưa nắng và chịu được hạn. Nhiều loài cây thảo hay cây bụi nhỏ
thuộc họ Cúc (Asteraceae), họ Bông (Malvaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ
Trinh nữ (Mimosaceae) phát triển vì gia súc không ăn hay ít ăn.
Để thích nghi với điều kiện sống thay đổi, trong thảm thực vật xuất hiện những
kiểu hình thái dạng sống mới như: Cây thuộc thảo có thân ngắn lá mọc toả trên mặt
đất như Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber) và cây bụi nhỏ như Trinh nữ (Mimosa
pudica), cây một năm như Rền gai (Amaranthus spinosus), Thài lài (Commelina
communis), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), … thân rễ phát triển mạnh. Một số
loài cây leo thân bụi nhỏ như Bòng bong (Ligodium flexuosum) chúng thường vươn
lên tầng trên của cây bụi để nhận được nhiều ánh sáng và gia súc không ăn nên tăng
dần. Đa số các cây thân gỗ và thân bụi có đặc điểm là rễ trụ khá phát triển có khả
năng lan rộng hoặc đâm sâu tìm nước cung cấp cho cây trong mùa khô hạn gia súc
ít hoặc không ăn. Nhiều thực vật có đặc điểm mọc thành khóm hay bụi dày, thưa ít
mọc đơn độc đó là các loài trong họ Hoà thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae).
Tóm lại: Tổ hợp loài đặc trưng cho loại hình đồng cỏ soi bãi của xã Hà Hiệu
nói chung là các loài cỏ thấp ưa sáng, chịu hạn thuộc họ lúa (Poaceae). Nếu đồng cỏ
chăn thả nhiều thì thành phần loài, họ sẽ tăng lên gồm những cây bụi, thảo và cây
bụi leo hạn sinh. Muốn hạn chế thành phần loài thực vật mà gia súc không ăn được
thì phải bảo vệ đồng cỏ khỏi thoái hoá bằng cách chăn thả hợp lý, luân phiên, loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
bỏ cây bụi, cây thân gỗ.
4.1.3.2. Thành phần dạng sống trong các điểm nghiên cứu.
Chúng tôi đã thu thập và phân tích các dạng sống của hệ thực vật trong các
điểm nghiên cứu. Các dạng sống được sắp xếp thành các kiểu theo phương pháp của
Hoàng Chung (1980) và được thống kê ở bảng 4.8.
Bảng 4.8: Những dạng sống chính của thực vật trong các soi bãi hoang hóa
Stt Kiểu dạng sống Điểm số 1
Điểm
số 2
Điểm
số 4
Điểm
số 6
Điểm
số 8
1 Cây gỗ 1 1 1 1 1
2 Cây bụi 1 1 3 4
3 Cây bụi thân bò 1 1 1 1
4 Cây bụi nhỏ 2 2 2 2 2
5 Cây bụi nhỏ thân bò 1 2 2 2 2
6 Cây nửa bụi 1 2 1 4 2
7 Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 1 1 4 3
8 Cây có chồi mọc từ rễ 1 1 1 1
10 Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm 6 5 3 5 6
11 Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò 2 4 3 3 4
12 Cây thảo mọc thành búi tha, sống lâu năm 2 4 2 3 3
13 Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm 1 1 1 1 1
14 Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài 2 2 1
15 Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò 4 4 2 4 5
16 Cây thảo một năm có rễ cái 6 6 4 5 6
17 Cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò 1 1 1
18 Cây thảo một năm có hệ rễ chùm 1 2 2 1 1
Tổng số loài của điểm nghiên cứu 31 38 28 41 43
Tổng số kiểu dạng sống 15 15 15 16 16
* Thành phần dạng sống ở điểm nghiên cứu số 1:
Trong điểm số 1 có 15 kiểu dạng sống. Hai kiểu có số lượng loài nhiều nhất (6
loài) và chiếm 38,71%, đó là kiểu Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (kiểu 10)
và cây thảo một năm rễ cái (Kiểu 16). Những loài có số lượng cá thể nhiều và
thường gặp là Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ lá dừa (Curculigo
tonkinensis), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ lông lợn (Fimbristylis annua), Cói ba
gân ráp (Scleria tonkinensis), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Dền gai (Amaranthus
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
spinosus), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ké đầu ngựa (Xanthium
inaequilaterum), Sài đất (Wedelia chinensis), Vòi voi (Heliotropium indicum), Đậu
ba lá (Uraria lagopodiodes).
Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (kiểu 15) có 4 loài chiếm
12,90% gồm các loài như Rau má (Centella asiatica), Cỏ may (Chrysopogon
aciculatus), Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Cỏ gừng (Panicum repens).
Ba kiểu là Cây bụi nhỏ (kiểu 4), Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò
(kiểu 11) và Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm (kiểu 12), mỗi kiểu có 2 loài
chiếm 19,35%. Các loài thường gặp như Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Muồng hoa
vàng (Sesbania cannabina), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Cỏ đắng (Papaslum
scrobiculatum), Cỏ sâu róm (Setaria lutescens), Thài lài (Commelina communis).
Các kiểu còn lại, mỗi kiểu có một loài là Cây gỗ (kiểu 1), Cây bụi (kiểu 2), Cây
bụi thân bò (kiểu 3), Cây bụi nhỏ thân bò (kiểu 5), Cây nửa bụi (kiểu 6), Cây có chồi
mọc từ rễ (kiểu 8), Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (kiểu 13), Cây thảo
một năm có hệ rễ cái, có thân bò (kiểu 17) và Cây thảo một năm có hệ rễ chùm (kiểu
18) chiếm 29,03%, thường gặp các loài như Cỏ bông (Eragrostis unioloides), Trinh
nữ (Mimosa pudica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides),
Chua me đất (Oxalis corniculata), Cà gai (Solanum indicum), Bọ mảy (Clerodendron
cyrtophyllum), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ vừng (Hedyotis multiglome).
Tại điểm số 1 này thì kiểu có số lượng loài nhiều nhất và thường gặp là kiểu
16, tiếp đến là kiểu 10 và kiểu 15. Đa số các loài trong những kiểu này gia súc
không ăn được, nhiều loài trong họ Lúa hình thành chồi rút ngắn.
* Thành phần dạng sống ở điểm nghiên cứu số 2:
Trong điểm số 2 có 15 kiểu dạng sống. Kiểu có số lượng nhiều nhất (6 loài) và
chiếm 15,79%, đó là kiểu cây thảo một năm rễ cái (Kiểu 16). Những loài có số
lượng cá thể nhiều và thường gặp là Dền gai (Amaranthus spinosus), Vòi voi
(Heliotropium indicum), Cây bắt ruồi (Drosera burmanii), Cỏ cứt lợn (Ageratum
conyzoides), Sài đất (Wedelia chinensis), Đậu ba lá (Uraria lagopodiodes),
Kiểu Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (Kiểu 10) có 5 loài chiếm 13,16%,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
thường gặp các loài như: Cỏ lá dừa (Curculigo tonkinensis), Củ gấu (Cyperus
esculentus), Cỏ lông lợn (Fimbristylis annua), Cói ba gân ráp (Scleria tonkinensis),
Cỏ mần trầu (Eleusine indica).
Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (kiểu 11) và Cây thảo mọc
thành búi thưa, sống lâu năm (kiểu 12) và Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và
thân bò (kiểu 15), mỗi kiểu có 4 loài chiếm 31,58%. Các loài thường gặp như Bòng
bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Thài lài
(Commelina communis), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Cỏ chân nhện (Digitaria
abludens), Cỏ lông (Ischaemum indicum), Cỏ đắng (Papaslum scrobiculatum), Cỏ
sâu dóm (Setaria lutescens, Rau má (Centella asiatica), Cỏ hoa tre (Apluda mutica),
Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ mật (Paspalum conjugatum).
Năm kiểu mà mỗi kiểu có 2 loài là Cây bụi nhỏ (kiểu 4), Cây bụi nhỏ thân bò
(kiểu 5), Cây nửa bụi (kiểu 6), Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14) và Cây
thảo một năm có hệ rễ chùm (kiểu 18) chiếm 26,32%, thường gặp các loài như Chó
đẻ (Phyllanthus urinaria), Muồng hoa vàng (Sesbania cannabina), Rau dớn
(Diplazium esculentum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Thông đất (Lycopodiella
cernua), Cỏ lào (Chromolaena odorata), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Chua me
đất (Oxalis corniculata), Cỏ gà (Cynodon dactylon) và Cỏ chỉ (Eriachne pallescens).
Nhóm các kiểu còn lại, mỗi kiểu có một loài là Cây gỗ (kiểu 1), Cây bụi thân
bò (kiểu 3), Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái (kiểu 7), Cây thảo mọc thành búi dày,
sống lâu năm (kiểu 13), và Cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò (kiểu 17)
chiếm 13,16%, thường gặp các loài như Tràng quả lá nhỏ (Desmodium
microphyllum), Cỏ bông (Eragrostis unioloides), Trinh nữ (Mimosa pudica), Bìm
bìm (Ipomoea chrysoides), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglome).
Ở điểm số 2 này thì kiểu có số lượng loài nhiều nhất và thường gặp là kiểu 16
tiếp đó là kiểu 10.
* Thành phần dạng sống ở điểm nghiên cứu số 4:
Trong điểm số 4 có 15 kiểu dạng sống. Kiểu có số lượng nhiều nhất, có 4 loài
và chiếm 14,29%, đó là kiểu cây thảo một năm rễ cái (Kiểu 16). Những loài có số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
lượng cá thể nhiều và thường gặp là Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Rau tàu bay
(Crassocephalum crepidioides), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Vòi voi
(Heliotropium indicum)
Hai kiểu có 3 loài và chiếm 21,43%, đó là kiểu Cây thảo có hệ rễ chùm, sống
lâu năm (Kiểu 10) và Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (kiểu 11).
Những loài có số lượng cá thể nhiều và thường gặp là Bòng bong leo (Lygodium
scandens), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Ccủ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ
lông lợn (Fimbristylis annua), Thài lài (Commelina communis) và Cỏ lá dừa
(Curculigo tonkinensis).
Sáu kiểu mà mỗi kiểu có 2 loài là Cây bụi nhỏ (kiểu 4), Cây bụi nhỏ thân bò
(kiểu 5), Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm (kiểu 12), Cây thảo sống lâu
năm có thân rễ dài (kiểu 14), Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (kiểu
15) và Cây thảo một năm có hệ rễ chùm (kiểu 18) chiếm 42,86%. Thường gặp các
loài như Cỏ bạc đầu (Kyllinga nemora), Cỏ chỉ (Eriachne pallescens), Cây chó đẻ
(Phyllanthus urinaria), Thông đất (Lycopodiella cernua), Chua me đất (Oxalis
corniculata), Cỏ lông (Imperata indicum), Cà lông (Solanum torvum), Cỏ đắng
(Papaslum scrobiculatum), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus) và Cỏ mật (Paspalum
conjugatum), Rau dớn (Diplazium esculentum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica).
Nhóm các kiểu còn lại, mỗi kiểu có một loài là Cây gỗ (kiểu 1), Cây bụi (kiểu
2), Cây nửa bụi (kiểu 6), Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái (kiểu 7), Cây có chồi mọc từ
rễ (kiểu 8) và cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (kiểu 13) và chiếm
21,43%, các loài thường gặp là Cỏ bông (Eragrostis unioloides), Trinh nữ (Mimosa
pudica), Bọt ếch (Glochidion arnottianum), Cà gai (Solanum indicum), Rau khúc
(Gnaphalium indicum), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum).
Ở điểm số 4 này thì kiểu có số lượng loài nhiều nhất và thường gặp là kiểu 16,
sau đó là kiểu 10 và kiểu 11.
* Thành phần dạng sống ở điểm nghiên cứu số 6:
Tại điểm nghiên cứu số 6 có 16 kiểu dạng sống. Trong đó hai kiểu dạng sống
có số lượng loài nhiều là kiểu Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (Kiểu 10) và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
kiểu cây thảo một năm rễ cái (Kiểu 16), mỗi kiểu có 5 loài chiếm 24,39%. Những
loài có số lượng cá thể nhiều và thường gặp là Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ
lông lợn (Fimbristylis annua), Cói ba gân ráp (Scleria tonkinensis), Cỏ mần trầu
(Eleusine indica), Cỏ lá dừa (Curculigo tonkinensis), Cỏ cứt lợn (Ageratum
conizoides), Sài đất (Wedelia chinensis), Đậu ba lá (Uraria lagopodiodes), Vòi voi
(Heliotropium indicum) và Cây bắt ruồi (Drosera burmanii).
Kiểu cây nửa bụi (kiểu 6), Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái (kiểu 7) và Cây thảo
sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (kiểu 15), mỗi kiểu có 4 loài chiếm 29,27%
gồm Cỏ lào (Chromolaena odorata), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Ké hoa đào
(Urena lobata), Cà gai (Solanum indicum), Cúc dại (Calotis guadichandii), Rau
khúc (Gnaphalium indicum), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia), Tràng quả lá
nhỏ (Desmodium microphyllum), Rau má (Centella asiatica), Cỏ hoa tre (Apluda
mutica), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ mật (Paspalum conjugatum).
Các kiểu có 3 loài là kiểu cây bụi (kiểu 2), Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu
năm, có thân bò (kiểu 11) và kiểu cây thảo mọc thành búi thưa sống lâu năm (kiểu
12) và chiếm 21,95%, thường gặp các loài Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Bã đậu
(Crotomtiglium), Bọt ếch (Glochidion arnottianum), Bòng bong (Lygodium
flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Sắn dây rừng (Pueraria
montana), Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum),
Cỏ sâu dóm (Setaria lutescens).
Hai kiểu có 2 loài là kiểu cây bụi nhỏ (kiểu 4), kiểu cây bụi nhỏ thân bò (kiểu
5) chiếm 9,76%, các loài thường gặp như Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Thóc lép
lá mác (Desmodium gangeticum), Thông đất (Lycopodiella cernua), Chua me đất
(Oxalis corniculata).
Kiểu cây gỗ (kiểu 1), Cây bụi thân bò (kiểu 3), Cây có chồi mọc từ rễ (kiểu 8),
Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (kiểu 13), Cây thảo một năm có hệ rễ
cái, có thân bò (kiểu 17) và Cây thảo một năm có hệ rễ chùm (kiểu 18), mỗi kiểu có
một loài. Nhóm các kiểu này chiếm 14,63%, các loài thường gặp là Cỏ bông
(Eragrostis unioloides), Trinh nữ (Mimosa pudica), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglome) và Cỏ
bạc đầu (Kyllinga nemora).
Tại điểm này các kiểu dạng sống kiểu 10, tiếp đó là kiểu 16, là những kiểu có
số lượng cá thể nhiều.
* Thành phần dạng sống ở điểm nghiên cứu số 8:
Điểm nghiên cứu số 8 có 16 kiểu dạng sống, trong đó hai kiểu dạng sống có số
lượng loài nhiều là kiểu cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (Kiểu 10) và kiểu cây
thảo một năm rễ cái (Kiểu 16), mỗi kiểu có 6 loài chiếm 27,91%, thường gặp là Ngải
cứu dại (Artemisia Japonica), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Củ gấu (Cyperus
esculentus), Cỏ lông lợn (Fimbristylis annua), Cói ba gân ráp (Scleria tonkinensis),
Cỏ mần trầu (Elen sine indica), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis), Cỏ cứt lợn (Ageratum
conizoides), Rau tàu bay (Crassocephalum crepidioides), Sài đất (Wedelia chinensis),
Dền gai (Amaranthus spinosus), Vòi voi (Heliotropium indicum).
Tiếp theo là kiểu Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (kiểu 15) co 5
loài chiếm 11,63%, gồm các loài như Rau má (Centella asiatica), Cỏ hoa tre, Cỏ may
(Chrysopogon aciculatus), Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Cỏ gừng (Panicum repens).
Hai kiểu có 4 loài là kiểu cây bụi (kiểu 2) và kiểu cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu
năm, có thân bò (kiểu 11) chiếm 18,60%. Thường gặp các loài Bồ cu vẽ (Breynia
fruticosa), Bã đậu (Crotomtiglium), Bọt ếch (Glochidion arnottianum), Phèn đen
(Phyllanthus reticulatus), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium
scandens), Thài lài (Commelina communis), Sắn dây rừng (Pueraria montana).
Hai kiểu là Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái (kiểu 7) và Cây thảo mọc thành búi
thưa, sống lâu năm (kiểu 12), mỗi kiểu có 3 loài chiếm 13,95%, có các loài như
Cúc dại (Calotis guadichandii), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia), Tràng quả lá
nhỏ (Desmodium microphyllum), Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Cỏ đắng
(Paspalum scrobiculalum), Cỏ sâu róm (Setaria lutescens).
Kiểu cây bụi nhỏ (kiểu 4), kiểu cây bụi nhỏ thân bò (kiểu 5) và kiểu Cây nửa
bụi (kiểu 6), mỗi kiểu có 2 loài chiếm 13,95%, các loài thường gặp là Chó đẻ
(Phyllanthus urinaria), Muồng hoa vàng (Sesbania cannabina), Ké hoa vàng (Sida
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
rhombifolia), Ké hoa đào (Urena lobata), Thông đất (Lycopodiella cernua), Chua
me đất (Oxalis corniculata).
Các kiểu dạng sống còn lại có một loài như Cây gỗ (kiểu 1), Cây bụi thân bò
(kiểu 3), Cây có chồi mọc từ rễ (kiểu 8), Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm
(kiểu 13), Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14) và Cây thảo một năm có
hệ rễ chùm (kiểu 18), nhóm các kiểu này lại chiếm 13,95%, thường gặp các loài Cỏ
bông (Eragrostis unioloides), Cỏ bạc đầu (Kyllinga nemora), Trinh nữ (Mimosa
pudica), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum),
Rau dớn (Diplazium esculentum).
Ở điểm này có các kiểu dạng sống: kiểu 2, kiểu 10, kiểu 11, kiểu 15 và kiểu 16
là những kiểu có số lượng các thể nhiều nhất.
Sau khi nghiên cứu thành phần loài và dạng sống ở các điểm nghiên cứu thuộc
đồng cỏ xã Hà Hiệu đã và đang được sử dụng ở các mức độ khác nhau, chúng tôi
rút ra các nhận xét như sau:
1. Ở điểm nghiên cứu số 1, số 2 và số 4 thành phần dạng sống có số lượng thấp
hơn các điểm trong soi bãi, là do những điểm này mới được bỏ hóa, số lượng loài
cũng còn ít, có một số ít loài cây cỏ chiếm ưu thế và chúng tạo ra độ phủ lớn, các
loài cỏ sống lâu năm, các loài cây thảo mọc thành búi thưa sống lâu năm còn ít.
2. Ở điểm nghiên cứu 6 và số 8: Thành phần dạng sống đa dạng và phong phú,
kiểu cây bụi (kiểu 2), kiểu cây thảo rễ chùm sống lâu năm (kiểu 10) có số lượng
tăng dần và chiếm ưu thế, số lượng dạng sống của họ hoà thảo giảm đi nhiều.
Nguyên nhân của sự biến động trên là do chăn thả nặng nề, bản thân thảm cỏ thoái
hoá đồng thời cũng ảnh hưởng đến môi trường đất, đất nghèo dinh dưỡng khả năng
giữ ẩm của đất kém, tạo điều kiện cho các loài cây dại đặc biệt là cây hạn sinh ưa
sáng phát triển mạnh; vì vậy kiểu cây bụi chiếm tỉ lệ cao, do đó làm tăng kiểu dạng
sống, nhưng giá trị chăn thả của đồng cỏ lại không tăng.
3. Đồng cỏ chăn thả nhiều thì thành phần loài và dạng sống đều tăng lên, đặc
biệt là tăng số lượng loài không có giá trị chăn thả như cây thuộc thảo và cây bụi,
nhiều loài có khả năng hình thành chồi rút ngắn để tồn tại trong điều kiện có sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
giẫm đạp của gia súc thường xuyên.
4.1.3.3. Năng suất cỏ ở các điểm nghiên cứu:
Năng suất của các quần xã cỏ trong một số đồng cỏ điển hình ở xã Hà
Hiệu đã được chúng tôi nghiên cứu sơ bộ vào tháng 10 năm 2006, kết quả thu
được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9: Năng suất các thảm cỏ trong soi bãi hoang hóa
Điểm
NC Địa điểm
Tên quần
xã Nhóm cỏ
Sinh khối
tươi (g/m2) Phần
chết
(g/m2)
Sinh khối khô
(g/m2)
Phần
sống %
Phần
sống %
1 Nà Hẩu Bãi soi bỏ hoang
Tổng số 142.5 100.0 369.0 78.4 100.0
Cỏ Gà 142.5 100.0 78.4 100.0
2 Chân đồi Pù Chùa
Trồng 1
vụ Ngô
Tổng số 73.0 100.0
110.6
29.7 100.0
Hòa thảo 56.5 77.4 24.0 80.8
Thuộc thảo 2.3 3.2 0.9 3.0
Họ Cói 14.2 19.5 4.8 16.2
4 Khuổi Hẩu
Ruộng bỏ
hoang
Tổng số 47.0 100.0 95.6 28.3 100.0
Cỏ gà, cỏ mật 47.0 100.0 28.3 100.0
6 Nà Dài Bãi soi bỏ hoang
Tổng số 150.9 100.0
272.8
65.0 100.0
Hòa thảo 124.9 82.8 52.5 80.8
Thuộc thảo 10.0 6.6 4.0 6.2
Họ Cói 0.1 0.1 0.1 0.1
Họ đậu 15.9 10.5 8.4 12.9
8 Vằng Mới Bãi soi bỏ hoang
Tổng số 92.6 100.0
196.4
37.5 100.0
Hòa thảo 90.2 97.4 36.5 97.3
Thuộc thảo 1.1 1.2 0.4 1.1
Họ đậu 1.3 1.4 0.6 1.6
Từ số liệu ở bảng 4.9 về năng suất thu được ở các thảm cỏ trong các soi bãi
hoang hóa, chúng tôi thấy năng suất phần trên mặt đất tại điểm số 6 đạt cao nhất
150,9g/m2, tiếp đến là điểm số 1 đạt 142,5 g/m2, điểm số 8 là 92,6g/m2, điểm số 2 là
73 g/m2 và thấp nhất là điểm số 4 đạt 47g/m2. Tuy nhiên, so với phần sinh khối tươi
thì phần sinh khối khô có sự thay đổi hơi khác ở các điểm nghiên cứu. Phần sinh
khối khô cao nhất lại là điểm số 1 (78,4g/m2), tiếp đến là điểm số 6 (65g/m2); còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
các điểm nghiên cứu số 4, số 2 và số 8 dao động từ 28,3 đến 37,5g/m2. Về giá trị
chăn thả ở 5 điểm nghiên cứu trong các soi bãi chúng tôi thấy các cây thuộc nhóm
Hòa thảo luôn chiếm tỉ lệ lớn trong các thảm cỏ, thấp nhất là 77% và cao nhất đạt
100%, trong lĩnh vực chăn nuôi thì đây là một trong số những cây cỏ làm thức ăn
chính cho gia súc. Những cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) có tỉ lệ rất thấp từ 0% đến
10%. Các thảm cỏ đều bị khai thác nặng và bị khai thác thường xuyên nên chiều cao
của cỏ rất thấp, năng suất rất thấp, các loài cỏ đều có thân rút ngắn nên có khả năng
chịu được dẫm đạp, cỏ xanh quanh năm.
Qua số liệu ở bảng 4.9 cho thấy phần chết của các quần xã cỏ có sự dao động
từ 60,24% đến72,14%. Tại điểm nghiên cứu số 1, phần chết của các nhóm cỏ đạt
cao nhất 72,14%; ở điểm nghiên cứu số 4 và số 8 phần chết gần bằng nhau (67,04%
và 67,96%), tiếp đến là điểm số 6 đạt 64,42% và thấp nhất là điểm số 2 là 60,24%.
Nguyên nhân của sự biến động trên là do các loài trong họ Hòa thảo phần trên mặt
đất chết hàng năm, do tác động chăn thả và do môi trường sống cụ thể quy định.
Vậy, qua số liệu ở bảng 4.9 về năng suất cỏ (khối lượng phần trên mặt
đất) ở các địa điểm nghiên cứu khác nhau, chúng tôi nhận thấy năng suất ở
các điểm nghiên cứu đều rất thấp, điều này nó phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện sống và mức độ sử dụng khác nhau của con người. Đặc biệt là cường độ
chăn thả và thời gian chăn thả ở đây là rất cao nên đã làm giảm giá trị chăn
thả của các đồng cỏ. Năng suất của các thảm cỏ giảm đi rất nhanh, trong khi đó
khối lượng của các loài cây Thuộc thảo, cây bụi lại tăng lên. Cấu trúc của các thảm
cỏ bị thay đổi và gần như đã làm mất giá trị chăn thả trong đồng cỏ.
4.2. Chất lượng của các loài cây cỏ tự nhiên trong vùng nghiên cứu:
Tại mỗi điểm nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập, phân loại và phân tích những
loài cỏ chính có giá trị chăn nuôi, ngoài các điểm nghiên cứu chúng tôi cũng đã thu
thập, thống kê những cây cỏ mà gia súc ăn được.
Những loài trong đồng cỏ vùng Hà Hiệu có giá trị chăn thả khá tốt, theo thành
phần loài thì trên 95% là thuộc nhóm Hoà thảo. Trong đồng cỏ còn tồn tại một số
loài cây bụi và cây Thuộc thảo khác, nhưng tỷ lệ không lớn và phần lớn những loài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
này gia súc cũng ăn được. Tuy nhiên giá trị chăn thả của đồng cỏ cũng thay đổi
nhiều theo thời gian và theo từng kiểu thảm, điều này có quan hệ mật thiết với các
điểm sinh thái, với các giai đoạn sinh trưởng, với thành phần thực vật, với chiều cao
thảm cỏ cùng các hình thức tác động của con người vào thảm cỏ. Một số loài giá trị
chăn thả thay đổi không lớn trong suốt cả thời kỳ sinh trưởng như loài Chuối (Musa
poradisiaca), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata) ... Một số loài khác thì giá
trị chăn thả giảm dần theo thời gian như Lau (Saccharum arundinaceum), Chè vè
(Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima), Cây bùm bụp (Mallotus
luchenensis), Ruối (Streblus asper) ... ở những loài này thì phần trăm chất xơ trong
lá và trong thân tăng dần lên. Có nhiều loài ở giai đoạn còn non giá trị chăn thả
tương đối tốt nhưng trong quá trình phát triển cỏ già đi, giá trị chăn thả giảm rất
nhanh. Khi già các cây cỏ này có lá và thân rất cứng, sắc, đặc biệt khi ra hoa gia súc
hầu như không ăn như Lau (Saccharum arundinaceum), Chè vè (Miscanthus
floridulus), Chít (Thysanolaena maxima). Trong điều kiện chăn thả thường xuyên
thường dẫn đến việc tăng tỷ lệ cây hạn sinh, vì thế làm giảm mạnh giá trị chăn thả
của đồng cỏ.
Giá trị dinh dưỡng của các loài cỏ có quan hệ mật thiết với thành phần hoá học
của nó, và hàm lượng của các chất chứa trong chúng; đó là những chất rất cần thiết
cho sự hoạt động bình thường của động vật, cũng như sự thiếu hụt của các chất đó
sẽ có hại đến đời sống của động vật. Với mục đích đó chúng tôi đã phân tích một số
chỉ tiêu về thành phần hoá học của 14 loài cỏ chính trong các thảm cỏ tự nhiên ở xã
Hà Hiệu. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10:
Qua số liệu trong bảng 4.10 cho thấy:
- Vật chất khô (Đơn vị tính là % trong trạng thái mẫu ban đầu) của cỏ lá tre lá
nhỏ (Acroceras munroanum) chiếm tỉ lệ cao nhất (51%), tiếp đến là cây Bùm bụp
(Mallotus luchenensis) (49,25%), còn đối với các cây cỏ còn lại như Lau
(Saccharum arundinaceum), Cỏ lá tre lá to (Centotheca lappacea), Chè vè
(Miscanthus floridulus), … dao động từ 24,26% đến 45,7% và thấp nhất là cây
Chuối (Musa poradisiaca) 12,02%. Từ số liệu ở bảng 4.10, chúng tôi thấy vật chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
khô trong các cây cỏ tự nhiên có sự chênh lệch rất lớn (từ 12,02 đến 51%), riêng
Hoà thảo từ 24,26 đến 51%.
Bảng 4.10: Các loài cây cỏ tự nhiên có giá trị chăn nuôi
Stt Tên loài Tên Việt Nam
Trọng
lượng
tươi
(g/m2)
VCK
(%)
Hàm
lượng
nước
(%)
Prôtêin
TS (%)
Đường
TS (%)
Chất
Xơ
TS
(%)
1 Acroceras munroanum Cỏ lá tre lá nhỏ 64.60 51.00 49.00 7.66 0.78 19.76
2 Centotheca lappacea Cỏ lá tre lá to 61.50 41.69 58.31 4.82 1.16 12.57
3 Cynodon dactylon Cỏ Gà 121.00 38.90 61.10 3.64 0.58 14.01
4 Chrysopogon aciculatus Cỏ May 42.60 31.06 68.94 3.51 0.38 10.32
5 Mallotus luchenensis Cây bùm bụp 99.50 49.25 50.75 5.90 2.20 16.97
6 Miscanthus floridulus Lá chè vè 131.50 45.70 54.30 2.73 1.34 22.69
7 Musa poradisiaca L. Thân chuối 1200.00 12.02 87.98 0.64 0.15 4.37
8 Hedyotis multiglomerulata Cỏ lạc vừng 62.70 34.27 65.73 5.25 1.44 11.73
9 Paspalum conjugatum Cỏ mật 89.50 25.61 74.39 2.23 0.66 8.07
10 Paspalum scrobiculatum Cỏ đắng 88.00 30.29 69.71 2.27 0.69 8.76
11 Saccharum arundinaceum Lau 151.40 40.06 59.94 2.48 0.46 15.94
12 Streblus asper Lá ruối 65.70 38.53 61.47 6.71 0.86 15.11
13 Thysanolaena maxima Chít 130.70 36.45 63.55 5.54 0.71 10.28
14 Oplismenus compositus 191.50 24.26 75.74 2.77 0.29 9.96
- Qua số liệu về vật chất khô, chúng ta có thể thấy hàm lượng nước của các
loài cây thức ăn gia súc phụ thuộc vào thành phần loài cụ thể (như chuối 87,98%),
phụ thuộc vào môi trường sống (đa số các loài cỏ trong đồng cỏ đều từ 49% trở lên)
và phụ thuộc vào dạng sống của cây (như cỏ lá tre có thân dài nên tỷ lệ nước thấp).
- Lượng Prôtêin là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của
cỏ. Đối với hàm lượng prôtêin tổng số của các cây cỏ tự nhiên sau khi phân tích
chúng tôi nhận thấy Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum) chiếm tỉ lệ cao nhất
7,66%, tiếp đến là cây Ruối (Streblus asper) 6,71%; Cỏ lá tre lá to (Centotheca
lappacea), Chít (Thysanolaena maxima), Cây bùm bụp (Mallotus luchenensis), Cỏ
lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata) có hàm lượng prôtêin tổng số dao động từ 4,8
đến 5,9 %, thấp nhất là cây Chuối (Musa poradisiaca) 0,64%. Các cây cỏ còn lại có
hàm lượng prôtêin dao động từ 2,2 đến 3,64%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
- Hàm lượng đường tổng số của các mẫu cỏ trên nhìn chung là thấp; Cây bùm bụp
(Mallotus luchenensis) có hàm lượng đường cao nhất cũng chỉ đạt 2,2%, Cỏ lá tre lá to
(Centotheca lappacea), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lạc vừng (Hedyotis
multiglomerulata) có tỉ lệ đường từ 1,1 đến 1,4%, còn lại các cây cỏ khác dao động từ
0,15 đến 0,86%. Tóm lại, hàm lượng đường của các cây cỏ tự nhiên là thấp.
- Từ tỉ lệ chất xơ trong các mẫu phân tích từ bảng 4.10 cho thấy Chè vè
(Miscanthus floridulus) có tỉ lệ cao nhất 22,69%, Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras
munroanum) tuy có hàm lượng prôtêin cao nhưng tỉ lệ chất xơ cũng khá cao
19,76%, thấp nhất là Chuối (Musa poradisiaca) có tỉ lệ là 4,37%, còn các cây cỏ
như Chít (Thysanolaena maxima), Cỏ lá tre lá to (Centotheca lappacea), Ruối
(Streblus asper), Lau (Saccharum arundinaceum), Cây bùm bụp (Mallotus
luchenensis) hàm lượng chất xơ dao động từ 8 đến 17%.
Nhìn chung, các cây cỏ tự nhiên có hàm lượng nước thấp, hàm lượng prôtêin
khá cao, tỉ lệ chất xơ cũng thuộc loại cao, lượng đường thuộc loại trung bình, ở
trạng thái non có thể khai thác làm thức ăn cho gia súc.
4.3. Các loài cây trồng trong vùng nghiên cứu có giá trị chăn nuôi
4.3.1. Một số chỉ tiêu sinh thái của các cây cỏ trồng:
Qua quá trình nghiên cứu, thu thập các loài cây cỏ trồng làm thức ăn cho gia súc ở
xã Hà Hiệu, chúng tôi đã thống kê được 8 loài trình bày ở bảng 4.11 (trang 91).
Trong 8 loài cây cỏ thống kê ở bảng 4.11 thì 5 loài cỏ chuyên dùng cho gia súc
là cỏ Voi (Pennisetum purpureum), cỏ Sữa (Panicum maxinum jacq.var.liconi), cỏ
Jumbô (Jumbô), cỏ Paspalum atratum và cỏ Ghinê (Panicum maxinum); trong đó
loài cỏ Paspalum atratum và cỏ Ghinê (Panicum maxinum) đang được PGS.TS
Hoàng Chung tiến hành trồng thử nghiệm. Cây Lúa (Orysa sativa), cây Lạc
(Arachis hypogea), cây Ngô (Zea mays) là những cây lương thực có thể tận dụng
làm thức ăn bổ xung cho gia súc vào mùa đông, đặc biệt là rơm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
Qua điều tra các hộ chăn nuôi ở xã chúng tôi được biết là sau khi thu hoạch
xong người dân thường đốt rơm tại ruộng. Từ bảng 4.11 chúng tôi thấy chỉ có 3 loài
cây cỏ trồng có nguồn gốc tại Việt Nam đó là cây Ngô (Zea mays), cây Lúa (Orysa
sativa) và cây Lạc (Arachis hypogea); 5 loài còn lại là cỏ Voi (Pennisetum
purpureum), cỏ Sữa (Panicum maxinum), cỏ Jumbô, cỏ Paspalum atratum và cỏ
Ghinê (Panicum maxinum) là các giống cây nhập nội. Cây Lúa (Orysa sativa), cây
Ngô (Zea mays) và cây Lạc (Arachis hypogea) là những cây trồng một năm, các cây
cỏ còn lại là những cây lâu năm. Môi trường sống của các loài cây cỏ chủ yếu là
trung sinh, duy nhất có Lúa là ẩm sinh. Bộ phận khai thác của các cây cỏ chủ yếu là
thân, lá và có thể khai thác từ 4 đến 6 lần trong năm, duy chỉ có Lúa, Ngô và Lạc là
khai thác theo mùa vụ.
4.3.2. Chất lượng của các cây cỏ trồng
Sau khi thu thập các loài cây cỏ trồng, chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ
tiêu về thành phần hóa học như vật chất khô, prôtêin tổng số, đường tổng số và chất
xơ. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 4.12.
Bảng 4.12: Giá trị dinh dưỡng của các loài cỏ trồng dùng làm thức ăn cho gia súc
Stt Tên loài Tên Việt Nam
Trọng
lượng
tươi (g)
VCK
(%)
Hàm
lượng
nước (%)
Prôtêin
TS (%)
Đường
TS (%)
Chất xơ
TS (%)
1 Pennisetum purpureum Cỏ Voi 282.00 11.50 88.50 1.68 0.07 3.95
2 P. maxinum jacq.var.liconi Cỏ Sữa 85.90 24.35 75.65 2.38 0.53 8.59
3 Jumbô Cỏ Jumbô 254.00 20.36 79.64 2.54 1.74 6.98
4 Paspalum atratum 153.60 33.89 66.11 2.05 0.53 14.76
5 Panicum maxinum TĐ 58 Cỏ Ghinê 145.20 26.09 73.91 2.20 1.00 10.15
6 Zea mays L Cây Ngô 153.70 27.59 72.41 3.31 1.24 7.34
7 Arachis hypogea L Cây Lạc 74.80 24.70 75.30 5.05 0.53 11.78
8 Orysa sativa L. Lúa (rơm) 66.00 85.78 14.22 2.86 1.06 29.36
Qua số liệu bảng 4.12 chúng tôi thấy vật chất khô của các cây cỏ trồng có sự
chênh lệch rất lớn. Rơm có tỉ lệ cao nhất 85,78% và cỏ Voi có tỉ lệ thấp nhất là
11,5% ; còn các cây cỏ khác dao động từ 20 đến 34%.
Hàm lượng nước phân tích ở bảng 4.12 cho thấy rơm có hàm lượng nước thấp
nhất là 14,22%, cỏ Voi có tỉ lệ cao nhất 88,5% ; còn các cây cỏ khác dao động từ 66
đến 75,65%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
Từ số liệu ở bảng 4.12, chúng tôi thấy hàm lượng prôtêin của cây Lạc là cao
nhất (5,05%), thấp nhất là cỏ Voi (1,68%), các cây cỏ khác dao động từ 2,05 đến
3,31% ; Hàm lượng đường tổng số của các cây cỏ trồng nhìn chung là thấp, dao
động từ 0,07 đến 1,74% ; lượng chất xơ của rơm khá cao 29,36%, cỏ Voi có tỉ lệ
chất xơ thấp nhất 3,95%, các cây cỏ như cỏ Jumbô, cỏ Sữa, Ngô, Lạc có tỉ lệ xơ dao
động từ 6,98 đến 14,76%.
So sánh kết quả thu được từ hai bảng 4.10 và 4.12 ta thấy, các loài cỏ trồng có
hàm lượng nước cao, nhất là cỏ Voi, hàm lượng các chất dinh dưỡng lại rất thấp
(thấp nhất cũng là cỏ Voi gần bằng cây Chuối). Đối với các loài cỏ tự nhiên thì các
chỉ tiêu quan trọng đều cao hơn cỏ trồng.
Vậy, đối với các loài cây cỏ trồng ở xã Hà Hiệu đều có thể sử dụng là thức ăn
cho gia súc rất tốt, đặc biệt là rơm có một số chỉ tiêu quan trọng còn cao hơn cỏ Voi
nên có thể tận dụng làm thức ăn trong mùa khô.
So sánh các kết quả thu được này với số liệu của Hoàng Chung (2004) và tập thể
các nhà nghiên cứu trong cuốn "Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia
cầm Việt Nam", thì các số liệu thu được là về cây cỏ tự nhiên là tương đương, còn cây cỏ
trồng thì số liệu của chúng tôi có hơi thấp hơn.
4.4. Tình hình sử dụng hiện nay, khả năng và xu hướng phát triển.
Hiện nay, cây trồng hàng năm của xã Hà Hiệu là Lúa, Ngô, Sắn, ngoài ra có
trồng thêm Lạc, Đỗ tương, Đỗ xanh nhưng diện tích không lớn. Lúa được trồng ở
những nơi đất tốt hay trung bình có độ dốc dưới 150, nếu có nguồn nước quanh năm
thì trồng hai vụ, nếu chỉ có trong mùa hè thì trồng một vụ Lúa và một vụ Ngô, có
nơi chỉ trồng một vụ Lúa; những vùng không có nước quanh năm nếu là vùng thấp,
đất khá tốt thì trồng 2 vụ Ngô, đất kém hơn trồng một vụ Ngô hoặc bỏ hoá quanh
năm, một số nơi trồng Lạc, Đỗ tương, Đỗ xanh. Sắn trồng trên đất dốc trên dưới
150, thiếu nước. Lúa nương và Ngô nương cũng trồng trên đất dốc trên dưới 150, đất
tốt, độ ẩm khá cao.
Hiệu quả kinh tế đem lại: Với loại đất bằng, thấp và trồng 2 vụ Lúa có thể đạt
10 tấn/ha, tương đương 30 triệu đồng. Vùng trồng 2 vụ Lúa, đất dốc dưới 150
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
thường đạt khoảng 7 tấn/ha, trị giá khoảng 20 triệu. Vùng trồng 2 vụ Ngô cũng đạt
khoảng 7 đến 8 tấn/ha, tính thành tiền khoảng 20 triệu đồng. Vùng trồng 1 vụ Ngô
đạt khoảng 10 đến 12 triệu đồng. Lúa, Ngô và Sắn trên nương giá trị đem lại dưới
10 triệu đồng/ha.
Với thực tế trên, chúng tôi thấy cần có sự xem xét lại thực trạng của từng vùng
và có sự điều chỉnh về cơ cấu cây trồng và cả phương hướng sản xuất để có hiệu
quả kinh tế cao hơn. Trong tình hình hiện nay với bình quân lương thực rất cao
(1,14 tấn/người) thì những vùng trồng Lúa có năng suất trên 10 tấn/ha trở lên vẫn
tiếp tục trồng Lúa, song có thể phải xem xét thời vụ để có thể còn trồng thêm 1 vụ
cây ngắn ngày khác. Tất cả những vùng trồng Ngô, trồng 1 vụ Lúa nên chuyển sang
trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi.
Năm 2006, toàn xã Hà Hiệu có 1948 con trâu, bò và hơn 350 con dê. Số trâu
bò đang khai thác các bãi cỏ tự nhiên trong xã, tuy nhiên hiện nay xã không có một
vùng đồng cỏ đáng kể nào, mà với số lượng gia súc trên để nuôi tốt mỗi ngày cần
trên 60 tấn cỏ và một năm cần khoảng 22.000 tấn cỏ.
Trong xã hiện có 3 nhóm tiểu vùng sinh thái được sử dụng làm bãi chăn thả,
đó là: Nhóm 1 gồm soi bãi ven sông suối, đường làng thuộc loại đất bỏ hoá, qua
điều tra chúng tôi thấy năng suất cỏ tươi dao động từ 1,42 đến 1,85 tấn/ha; nhóm 2
gồm sườn núi, đồi gò, chân đồi có thảm cỏ lẫn cây bụi, năng suất từ 0,45 đến 0,73
tấn/ha; nhóm 3 là các thảm cỏ thưa thớt dưới rừng trồng hay rừng phục hồi tự nhiên,
năng suất từ 0,67 đến 1,32 tấn/ha. Năng suất cỏ của nhóm 2 và nhóm 3 rất thấp.
Thảm cỏ nhóm 1 và nhóm 2, cỏ thường cao dưới 7cm, nhóm 3 cỏ có thể cao hơn
nhưng là lớp cỏ dưới tán rừng nên rất thưa. Với năng suất như trên mỗi con trâu
hoặc bò cần 3 ha đất có cỏ mới đủ nuôi và cả đàn cần tới gần 5.000 ha, trong khi đó
tổng diện tích của xã là 4006,66 ha. Thực tế đàn gia súc ở xã Hà Hiệu đang khai
thác với diện tích không đến 1.000 ha, nên rất thiếu thức ăn.
Hiện nay trong xã đã có một số gia đình trồng cỏ nhưng diện tích rất nhỏ và
khai thác không đúng quy trình, do tình hình trên nên gia súc rất chậm lớn, vài năm
mới có thể xuất chuồng. Về mặt thành phần loài cây làm thức ăn cho gia súc thì khá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
nhiều (có tới 30 loài), trong đó cây Hoà thảo có tới 20 loài, nhưng đều là cây cỏ
thấp mọc bò, có thân rút ngắn nên năng suất thấp.
Về mặt chất lượng, qua số liệu phân tích của chúng tôi ở trên, cỏ tự nhiên có ở
xã thuộc loại trung bình và tốt, lượng prôtêin và đường cao hơn cỏ Voi và ngang cỏ
Jumbô trồng tại xã, xong tỉ lệ chất xơ cũng cao hơn.
Thực tế cho thấy nhân dân trong xã lâu nay vẫn coi chăn nuôi như một việc
làm thêm, không có sự đầu tư thoả đáng cho nó, kết quả đem lại cũng rất thấp, đã
đến lúc cần phải suy nghĩ lại, cần phải học hỏi kinh nghiệm và tạo ra thói quen sống
bằng nghề chăn nuôi.
Để khai thác tài nguyên đất có hiệu quả hơn, nâng cao thu nhập của mỗi gia
đình và an toàn về mặt sinh thái môi trường thì cần có sự chuyển đổi cơ cấu sản
xuất của toàn xã, cần có sự bố trí hợp lý cây trồng ở các tiểu vùng sinh thái của từng
gia đình.
Như chúng ta đã biết, chăn nuôi là một nghề phức tạp, trong quy trình sản xuất
nó gồm 2 phần là trồng cỏ và chăn nuôi. Người dân Việt Nam nói chung chưa có
thói quen và kinh nghiệm về chăn nuôi, chưa có quy trình chăn nuôi hợp lý, chất
lượng giống kém, điều kiện tự nhiên cũng không thật tốt cho phát triển chăn nuôi ở
Việt Nam, bệnh tật nhiều, hệ số hô hấp cao nhất là với bò, nhưng ở nước ta có ưu
điểm là thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cho phép tạo đồng cỏ có năng suất rất cao,
gấp nhiều lần vùng ôn đới, cỏ có thể sinh trưởng quanh năm nếu có bón tưới đầy đủ.
Với xã Hà Hiệu, ngoài những khó khăn chung còn có khó khăn riêng như đất đai
ít, gồm nhiều mảnh phân tán, người dân vẫn có thói quen thả dông trâu bò trong mùa
động, đặc biệt thiếu vốn đầu tư ban đầu, chưa có thói quen sản xuất hàng hoá, ...
Để xây dựng mô hình chăn nuôi, cần bàn qua mô hình kinh tế gia đình (chỉ đề
cập đến phần ruộng đất). Theo thống kê về diện tích đất trồng Lúa 2 vụ thì toàn xã
có khoảng 760 m2/người, nghĩa là vẫn đạt trên 7 tạ thóc/người/năm. Qua điều tra 11
hộ gia đình trong xã chúng tôi thấy tổng diện tích đất trồng Lúa ở từng gia đình có
khác nhau, có gia đình chỉ đạt trên 300 m2/người, có gia đình có thể đạt tới 2.000
m2/người. Nhưng dù ở mức thấp nhất vẫn đạt trên 3 tạ thóc/người và vẫn an toàn về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
lương thực. Vì vậy, mỗi gia đình đều có thể thực hiện một mô hình chăn nuôi.
Để thực hiện được mô hình chăn nuôi, theo chúng tôi mỗi gia đình phải có ít
nhất 5.000 m2 đất trồng cỏ. Với diện tích này có thể nuôi từ 6 đến 7 con bò trưởng
thành (nếu là bò con thì tính 2 con là một). Nếu 2 hay 3 gia đình liên kết lại cùng
làm thì hiệu quả sử dụng đồng cỏ sẽ tốt hơn. Với diên tích 5.000 m2 đất trồng cỏ sẽ
đạt năng suất khoảng 60 tấn/năm. Nếu mỗi ngày một con ăn 30 kg cỏ thì số cỏ trồng
nuôi được 7 con trong 275 ngày, còn 90 ngày không có cỏ thì dùng rơm để bổ sung
và trồng Ngô làm vụ thứ 3 trên đất trồng Lúa, dự kiến sẽ thu trên 40 tấn/ha. Nếu gia
đình có khoảng 2.500 đến 3.000 m2 trồng Lúa sẽ đủ nuôi trong khoảng 100 ngày
(thân lá ngô và rơm phụ thêm khoảng 5 kg/ngày/con). Theo con số lý thuyết, với
điều kiện đầy đủ thức ăn như trên và được chăm sóc tốt, mỗi ngày một con bò sẽ
tăng 0,5 kg (cân hơi). Cả đàn gia súc trong một năm cho tăng trên 1.260 kg, tức
khoảng 31 triệu đồng/gia đình. Với 5.000 m2 cỏ trồng được chăm sóc đúng quy
trình vẫn có thể cắt 2 lần trong 5 tháng mùa khô, năng suất có thể đạt khoảng 15 tấn,
đủ nuôi mỗi con 15 kg/ngày trong 3 tháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu đồng cỏ ở xã Hà Hiệu với các mức độ sử dụng
khác nhau chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
1.1. Các loại hình đồng cỏ, thảm cỏ dưới rừng của xã Hà Hiệu đều thuộc loại
thảm cỏ thấp, đang được dân địa phương khai thác hàng ngày làm cho các thảm cỏ
đang ở tình trạng bị thoái hoá cao về thành phần loài, cấu trúc và năng suất.
1.2. Trong thành phần hệ thực vật đồng cỏ xã Hà Hiệu, cây Hoà thảo có số
lượng loài lớn chiếm tỉ lệ cao nhất, đặc biệt là số lượng cá thể rất lớn (trên 95% số
cá thể trong đồng cỏ). Sự đa dạng về thành phần loài càng tăng lên do sử dụng
không hợp lý đồng cỏ. Số lượng cây bụi và cây nửa bụi tăng lên và những cây gia
súc không thích ăn cũng tăng lên. Trong điều kiện của vùng núi phía Đông Bắc thì
thảm cỏ tự nhiên ở xã Hà Hiệu có giá trị chăn thả không cao chỉ có thể sử dụng làm
bãi chăn thả tận dụng khoảng 6 đến 7 tháng mùa hè trong một năm.
1.3. Các loài cây cỏ tự nhiên và cỏ trồng làm thức ăn cho gia súc ở xã Hà Hiệu
rất đa dạng và phong phú. Nhiều loài cây cỏ tự nhiên có hàm lượng prôtêin cao như
Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum), cây Ruối (Streblus asper), cây Bùm bụp
(Mallotus luchenensis), Chít (Thysanolaena maxima), Cỏ lạc vừng (Hedyotis
multiglomerulata) hay các cây trồng như cây Lạc, Ngô, ... hoặc rơm đều có thể
dùng làm thức ăn cho gia súc đặc biệt là vào mùa đông.
1.4. Về mặt tiềm năng đất đai ở xã Hà Hiệu hiện nay chưa được khai thác hết
và sử dụng chưa hợp lý, cần đầu tư nghiên cứu để có quy tình sử dụng hợp lý. Để có
thể nâng cao đời sống và đảm bảo an toàn về sinh thái môi trường, cần có sự chuyển
đổi phương hướng sản xuất, đặc biệt là phát triển chăn nuôi đại gia súc.
1.5. Thực hiện mô hình chăn nuôi và kinh tế gia đình sẽ đảm bảo phát triển
bền vững, không gây suy thoái môi trường. Trên cơ sở tu bổ, tạo lập các đồng cỏ
theo đai cao tạo điều kiện đảm bảo tính bền vững của đồng cỏ vùng núi, cho phép ta
xác lập đàn gia súc ổn định lâu dài cho chiến lược phát triển kinh tế và có thể nâng
thu nhập bình quân lên gấp 2,5 lần so với hiện nay, có thể cao hơn ...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
2. Đề nghị
2.1. Đối với nơi có độ dốc không lớn (dưới 150) có thể dùng làm cơ sở trồng
cỏ phục vụ cho chăn nuôi và tận dụng thảm cỏ dưới rừng, nơi có độ dốc lớn hơn
nên tiến hành trồng rừng. Những nơi trồng một vụ Ngô, Lúa nên chuyển sang trồng
cỏ để phục vụ chăn nuôi. Tại những nơi đồng cỏ đã bị thoái hoá do sử dụng quá
mức nên tiến hành trồng cây để cải tạo điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và thảm thực
vật trên bề mặt.
2.2. Những loài cây có giá trị chăn nuôi như Cỏ lạc vừng (Hedyotis
multiglomerulata), Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum), cây Ruối (Streblus
asper), cây Bùm bụp (Mallotus luchenensis) và các loại cây cỏ trồng nên khuyến
khích người dân bảo vệ, có kế hoạch khai thác hợp lý để tăng các loại cây cỏ trên
phục vụ cho chăn nuôi và tạo thêm nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa đông.
2.3. Chính quyền địa phương cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ các gia đình không
có kinh nghiệm làm ăn. Tổ chức thực thi mô hình để người dân học tập và làm theo,
đặc biệt những người đi đầu phải có chính sách hộ trợ, khuyến khích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
DANH MỤC
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
Bài: “Điều tra về thực trạng chăn nuôi hiện nay của xã Hà Hiệu,
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” tham dự Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2007.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Lê Văn An và Tôn Nữ Tiên Sa, Phát triển kỹ thuật cây thức ăn xanh với nông
hộ, do ACIAR và CIAT xuất bản, ACIAR chuyên khảo số 93.
[2]. Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1976), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ năng suất
cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[3]. Báo Lao động (2005), số 59, “Tìm cỏ tốt cho nghề nuôi bò”
[4]. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội – an ninh – quốc
phòng năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007 của UBND xã Hà
Hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
[5]. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005), Danh lục các loài thực vật
Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
[6]. Lê Hòa Bình và các cộng sự (1992), Khảo sát năng suất cây thức ăn mới nhập nội ở
một số vùng và ứng dụng trong hộ chăn nuôi, Công trình nghiên cứu KHKT chăn
nuôi 1991 – 1992, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[7]. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997), Nghiên cứu cấu trúc một số mô hình
phục hồi rừng trên savan cây bụi ở Bắc Thái, Tạp chí khoa học và công nghệ -
Đại học Thái Nguyên, số 2.
[8]. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tường (1997), Thực hành
hoá sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[9]. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu
khoa học-Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc.
[10]. Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, NXB Nông
Nghiệp, Hà Nội.
[11]. Hoàng Chung (2006), Tập bài giảng đồng cỏ học, Tài liệu nội bộ của trường
Đại học Sư phạm Thái Nguyên, tr6.
[12]. Hoàng Chung (2006), Tập bài giảng Các phương pháp nghiên cứu quần xã
thực vật, Tài liệu nội bộ của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
[13]. V. Davies (1960), Quá trình phát triển của kỹ thuật nghiên cứu đồng cỏ. Đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
cỏ nhiệt đới, tập 1, NXB Khoa học, Hà Nội.
[14]. Thái Đình Dũng, Đặng Đình Liệu (1979), Đồng cỏ nhiệt đới, NXB Hà Nội.
[15]. Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Bùi Xuân An, Ngô Văn Mận (1985), Kết quả
nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cỏ nhập nội, NXB Khoa học và kỹ thuật nông
nghiệp tháng 8, tr.347
[16]. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, Montreal.
[17]. Điền Văn Hưng (1974), Cây thức ăn gia súc miền Bắc Việt Nam, NXB Nông
thôn. In lần thứ 2
[18]. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và dạng sống thực
vật trong loại hình savan vùng đồi Quang Ninh, Thông báo khoa học trường
Đại học Sư phạm Việt Bắc, số 3.
[19]. Lê Khả Kế và các tác giả (1969, 1975), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 6 tập.
[20]. Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời (1981), Nghiên cứu cây thức ăn gia súc
Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, tập 2, tr 6-12.
[21]. Vũ Tự Lập (2003), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[22]. Lê Văn Ngọc, Nguyễn Kim Ninh, Dương Quốc Dũng, Hoàng Thị Lăng
(1994), Quy trình trồng một số giống cỏ dùng làm thức ăn chăn nuôi trâu, bò
ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 2-30.
[23]. Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964), Sơ bộ điều tra thảm thực vật savan
trên một vùng đồi núi phía Nam Hữu Lũng (Lạng Sơn), Tập san sinh vật địa
học-số 1.
[24]. Nhiều tác giả (1969), Đồng cỏ nhiệt đới, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[25]. Phan Thị Phần, Lê Hòa Bình và các cộng sự (1999), Tính năng sản xuất và một số
biện pháp kỹ thuật tăng năng suất chất xanh và hạt của cỏ Ghinê TD 58, Báo cáo
khoa học phần thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi, trình bày tại hội đồng khoa học Bộ
NN & PTNT, 28-30 tháng 6/1999.
[26]. Nguyễn Văn Quang (2002), Đánh giá khả năng sản suất và nghiên cứu biện
pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất một số giống cỏ hòa thảo nhập nội là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
thức ăn cho gia súc tại Bá Vân – Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ trường Đại
học Nông Lâm-Thái Nguyên.
[27]. Dr.Sochadji (1994), Phát triển chăn nuôi ở Inđonêxia, Trình bày tại Hà Nội
lần thứ 3 của chương trình giống cỏ ở Đông Nam Á
[28]. Tiêu chuẩn Việt Nam 4326 – 1986.
[29]. Tiêu chuẩn Việt Nam 4329 – 1993.
[30]. Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Văn Đĩnh (2001), Khả năng sing trưởng và phát
triển của cỏ sả Panicum maximum CvTD 58 trên vùng đất xám Bình Dương,
Báo cáo KH phần thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi, trình bày tại hội đồng khoa
học Bộ NN&PTNT, 10 12 tháng 4/2001.
[31]. Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1998), số 4 năm thứ 29
[32]. Dương Hữu Thời, Nguyễn Ngọc Chất, Hoàng Chung, Phạm Quang Anh
(1969), Kết quả công tác điều tra đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kạn). Thông báo
khoa học trường Đại học Tổng hợp – Khoa Sinh vật.
[33]. Dương Hữu Thời (1981), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, Trong quyển
“Nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam” Hà Nội.
[34]. Nguyễn Thiện, Lê Hoà Bình (1994), Thức ăn cho gia súc nhai lại kỹ thuật
trồng và sử dụng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 1 – 20.
[35]. Nguyễn Thiện (2004), Trồng cỏ nuôi bò sữa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[36]. Trịnh Văn Thịnh, Hoàng Phương, Nguyễn An Tường, Borget M., Boudet G.,
Cooper J.P., …(1974), Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc nhiệt đới, tập 2, NXB
Nông nghiệp, Hà nội.
[37]. Nguyễn Khánh Vân và cộng sự (2000), Các biểu đồ sinh thái khí hậu Việt
Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tập 2.
[38]. Viện chăn nuôi Quốc gia (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn
gia súc – gia cầm Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
Tiếng nước ngoài
[39]. Anon (2000), Yields and chemical composition of pasture species in lowland
areas, Animal Nutrition Division, Department of livestock Development,
Ministry of Agriculture and Cooperatives, pp 27.
[40]. Animal Nutrition Division (2001), Intensive cultivation of Purple guinea for
dairy cows in Petchaburi Province, Animal report in 2001, Depatment of
livestock Development, Ministry of Agriculture and Cooperatives.
[41]. Barnard, C. (1969), Herbage plant species, Aust, Herbage plant Registration
Authority, Can – berra, CSIRO Aust, Divn of plant Tnd, pp. 23 – 35.
[42]. CIAT (1978), Beef program, Rept cali, Colombia, Centro Internation de
Agriculture tropical.
[43]. Davies, J.G (1970), Pasture development in the sub-tropics, with special
reference to Taiwan, Throp-Grassl, pp.4,7-16
[44]. A.O. Felipe (1965), Alimentaciôn del ganado vacuno. Dirrección de
capacitación INRA.
[45]. Manshard (1974), Tropical agriculture – Ageographical introduction and
appraisal Longmans, London, p.121 – 130.
[46]. R.J. Meilroy (1972), An introduction to tropical grassland Husbandry. Oxford
University Press. Second edition, 1972 Pp 3 – 7.
[47]. Middleton, C.H & Micosker, T.H. Makueni (1975), A new Guinea grass for
north Queens-Land, Queensl, Agri.J, pp. 101, 351-355.
[48]. Riveros, F& Wilson, G.L (1970), Responses of a Setaria sphacelata,
Desmodium intortum mix-ture to height and frequency of cutting, Proc, 11th
Int, Grass, Congr, Surfers, Paradise. Australia, pp.666-668.
[49]. Vieente-Chandler, J.Silva.S & Figarella (1959), The effect of nitrogen
fertilization and frequency of cutting on the Yield and composition of three
tropical grasses, Agron.J, pp. 202 – 206.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThSTN02.pdf