5.1. Kết luận
* Qua kết quả điều tra 50 hộ nông hộ có kết luận sau:
- Các vườn xoài trong vùng trồng rải rác.
- Cách thiết kế và chăm sóc vườn chưa được nông dân quan tâm.
- Trình độ nông dân về kỹ thuật trồng cây ăn trái, cũng như việc xử lý ra hoa
còn nhiều hạn chế.
- Việc thực hiện xử lý ra hoa trái vụ trong địa bàn không được áp dụng rộng
rãi, chỉ chiếm 20% hộ điều tra.
- Giống xoài Cát Hòa Lộc được nhiều hộ chọn trồng chiếm 62%.
- Thành phần dịch hại rất phong phú gồm tất cả 10 loài. Nông dân đã sử
dụng tổng cộng 16 loại thuốc. Thuốc thế hệ mới Actara được nhiều nông dân chọn
dùng, chiếm 60% hộ điều tra.
- Rầy bông xoài hiện diện nhiều nhất và được nhiều hộ làm vườn quan tâm.
* Từ kết quả khảo sát trên vườn có xử lý ra hoa trái vụ có kết luận sau:
- Gồm có tất cả 14 loại dịch hại, quan trọng nhất là hai loài rầy bông xoài và
sâu đục trái. Hiện diện 100% các cây trong nghiệm thức.
- Mức độ thiệt hại giữa các loài phụ thuộc vào sự ra hoa của từng cây trong
nghiệm thức
62 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra hiện trạng canh tác xoài và khảo sát tình hình dịch hại trên xoài cát chu trong điều kiện xử lý ra hoa trái vụ tại phường Mỹ Thạnh thành phố Long Xuyên năm 2004 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000).
* Rệp dính
Chích hút nhựa cây ở mặt dưới lá, nhánh non và lá (Dương Minh và ctv,
2001). Cắm vòi vào rễ, thân, cành, lá, hoa và quả, hút nhựa làm giảm sức sống của
cây xoài (Vũ Công Hậu, 1982).
Phòng trị
Dùng các loại thuốc Supracide 0,1%, Dimecron, Bi58, Hostathion với nồng
độ 0,2% (Trần Thế Tục, 1998).
2.2.2.9. Ruồi đục trái
*Tầm quan trọng
Ruồi đục trái cây là đối tượng kiểm dịch trong việc xuất và nhập khẩu của
nhiều nước trên thế giới. Là một loài ruồi nguy hiểm (Vũ Công Hậu, 1982).
Ruồi đục trái là một loại côn trùng đa thực tấn công rất nhiều loại trái cây
nhiệt đới, với thành phần loài vô cùng phong phú. Ruồi đục trái hiện diện và tàn
phá cây trồng khắp nơi, gây tổn thất rất lớn đến năng suất (Nguyễn Ngọc Thùy và
ctv, 2001).
*Đặc điểm hình thái
Loài Bactrocera correcta cánh trước có một băng ngang cuối cánh không
liên tục. Lưng ngực màu hơi đỏ. Đốt chày chân sau màu nhạt. Loài Bactrocera
dorsalis cánh trước có băng ngang cuối cánh liên tục. Lưng ngực màu đen. Đốt
chày chân sau có nhiều chấm đỏ (Lê Thị Sen và Lê Văn Vàng, 2000).
Ruồi dài 9 mm, rộng 4 mm, con cái chích vào vỏ trái (sâu 2-4 mm) và đẻ
trứng ở đó. Sau 3 ngày trứng nở thành dòi. Dòi sống 8-12 ngày trong trái, sau đó
chui ra và hóa nhộng ở dưới đất rồi biến thành ruồi, ruồi có thể sống 43-92 ngày
(Trần Thượng Tuấn, 1997).
*Cách gây hại
Ruồi cái đẻ trứng trong lớp vỏ xoài khi gần chín. Sau 2-3 ngày trứng nở
thành dòi đục ăn thịt trái, làm trái bị thối và rụng. Vết ruồi chích rất nhỏ, vỏ trái
22
phát triển lấp đi nên trông bên ngoài trái vẫn bình thường, nguyên vẹn (Nguyễn
Mạnh Chinh, 2001).
Ruồi dùng ngòi chọc vào vỏ quả chỗ tiếp giáp giữa vỏ và ruột quả để đẻ
trứng vào các trái gần chín. Ngoài vỏ chỗ ruồi chọc bị ứa nước, có một quầng
vàng, dòi ăn sâu vào phía trong làm quả bị vữa ra và bị thối. Quả dễ rụng. Chúng
sẽ làm nhộng ở dưới đất (Nguyễn Văn Kế, 2001).
Phòng trị
Vệ sinh vườn. Loại bỏ những quả bị sâu, đem ra xa vườn. Sử dụng thiên
địch như ruồi Opius. Dùng bẫy dẫn dụ ruồi, sau đó tiêu diệt (Đường Hồng Dật,
2000).
2.3. Bệnh trên xoài
2.3.1. Thành phần bệnh hại
Nguyễn Thị Nghiêm (2001) ghi nhận tại bệnh hại các vườn xoài khảo sát ở
Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang rất phong phú như thán thư, bồ hóng, phấn
trắng, đốm rong
Trên xoài gồm có các bệnh như cháy lá (Macrophoma sp.), thán thư
(Collectotrichum gloeoporioides), đốm bồ hóng (Meliola sp., Capnoclium sp.),
đốm rong (Cephaleuros viescens), đốm đen vi khuẩn (Xanthomonas sp.), đốm da
ếch (Chaetothyrium), đốm lá (Pestalotia sp.) (Ngô Thanh Cường, 2003).
Nguyễn Văn Huỳnh và Nguyễn Thị Nghiêm (2003) ghi nhận có 7 loài bệnh
hiện diện. Các bệnh thán thư do nấm Collectotrichum mangiferae và
Gloeosporium mangiferae, đốm cháy lá do nấm Pestalotia mangiferae, đốm bồ
hóng do nấm Meliola sp. đã xuất hiện khá phổ biến.
2.3.2. Đặc điểm một số loại bệnh phổ biến trên xoài
2.3.2.1. Bệnh thán thư
*Tác nhân
Do nấm Collectotrichum gloeoporioides
*Tầm quan trọng
Xoài bị những bệnh phá hoại phổ biến nhất là bệnh thán thư phá hại lá,
cành, quả non cũng như quả già (Vũ Công Hậu, 1982).
Gây hại phổ biến và trầm trọng ở nhiều vùng trồng xoài. Bệnh có thể gây
hại trên các bộ phận của cây xoài như: lá, đọt, bông và trái. Bệnh làm lá khô, làm
23
rụng bông, thối trái. Mầm bệnh lưu tồn trên cành lá bị bệnh (Nguyễn Mạnh Chinh,
2001).
Nấm bệnh tấn công các phần cành lá, hoa và trái của cây. Trên hoa, bệnh
làm rụng hoa, hư phát hoa và rụng trái non. Ở lá, bệnh thường xuất hiện ở lá còn
non, gây cháy lá và làm giảm quang hợp. Trên trái, làm trái bị chín háp, thâm kim
hoặc hư hỏng khi tồn trữ (Trần Thượng Tuấn, 1997).
*Triệu chứng
Trên lá những đốm bệnh kết hợp tạo thành những đốm bệnh bất thường 0,3-
1,0 cm gây biến dạng lá. Trên phát hoa, vết bệnh là chấm nhỏ, không đều màu đen
cả trên trục và nhành hoa. Sự lây lan nhanh và phát triển của bệnh trên chùm hoa
tạo ra những đám có màu đen của hoa và gié. Trên trái, vết bệnh là những chấm
nhỏ và tối. Vết bệnh có thể phát triển bất cứ chỗ nào trên bề mặt trái (Tô Việt Diễm
Ca và Mai Văn Trị, 2003).
Triệu chứng điển hình là những vệt màu nâu đỏ có nhiều đốm trên lá, sau đó
vết khô, rồi thủng. Trên cuống các chùm hoa cũng có những đốm bệnh màu nâu
đen làm cho hoa và quả rụng. Trên quả, vỏ bị hại có những đốm đen hơi tròn lõm
xuống (Vũ Công Hậu, 2000).
Phòng trị
Xén tỉa cành, tạo độ thông thoáng, tiêu hủy các phần bị bệnh. Phun thuốc
diệt nấm như Score, Antrcol, Mancozeb, Dithane M45, Benlate, Copper
oxychloride( Nguyễn Thị Nghiêm, 2001).
2.3.2.2. Bệnh phấn trắng
*Tác nhân
Bệnh do nấm Oidium mangiferae
*Tầm quan trọng
Nấm bệnh làm lá non biến dạng và rụng đi. Nấm cũng gây hiện tượng trắng
hoa và quả (Đường Hồng Dật, 2000).
Bệnh phát sinh khi trời nóng, độ ẩm cao. Bệnh đóng thành từng lớp phấn
trắng trên lá non và trên các chùm hoa. Vì nấm xâm hại hoa nên quả non sớm bị
bệnh vàng và rụng (Vũ Công Hậu, 2000).
*Triệu chứng
24
Bệnh phấn trắng phát sinh đầu tiên từ ngọn, lan dần xuống các lá non, chùm
bông, trái non và cành. Ngọn và lá non có thể bị khô, bông bị khô và rụng. Trái bị
bệnh sẽ méo mó, biến dạng, vàng úa và rụng (Nguyễn Mạnh Chinh, 2001).
Nguyễn Thị Nghiêm (2001) ghi nhận mặt dưới lá có lớp phấn trắng phủ,
mặt trên của lá bệnh vết bệnh có màu vàng, sẽ ngã sang nâu rồi nâu sậm. Khi bị
nặng, lá có thể bị biến dạng. Vào giai đoạn trổ hoa cuống hoa bị thâm tím và có lớp
phấn trắng bao phủ, hoa rụng. Khi cây mang trái, cuống trái cũng bị lớp phấn trắng
bao phủ làm cho trái bị rụng.
*Phòng trị
Phun Benomyl suốt thời kỳ ra hoa sẽ ngừa được bệnh. Có thể phun các loại
thuốc để trị như: Benlate, Karathane, Thiovit....(Nguyễn Thị Nghiêm, 2001).
2.3.2.3. Bệnh cháy lá
*Tác nhân
Do nấm Macrophoma mangiferae gây ra.
*Tầm quan trọng
Bệnh phát triển và gây hại nặng trong mùa mưa, tấn công lá, cành và quả,
chủ yếu làm thối quả rất nhanh. Nấm bệnh có thể sống nhiều năm trên vết bệnh,
bào tử lan nhanh nhờ nước mưa (Trần Thế Tục, 1998).
*Triệu chứng
Bệnh phát sinh từ chóp lá, chóp lá bị khô và phát triển lan dần vào phía
trong phiến. Trên nhánh đốm bệnh hình bầu dục, phát triển dần bao quanh cả cành.
Trên trái đốm bệnh tròn, hơi úng nước (Nguyễn Mạnh Chinh, 2001).
Đốm bệnh lúc đầu nhỏ như đầu kim, màu vàng, dần dần lớn lên có màu nâu
nhạt, rồi nâu đậm, viền màu tím sậm hơi nhỏ. Tâm vết bệnh biến thành màu xám
tro, có các vết đen là những ổ nấm (Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thanh Hoàng,
1997).
Phòng trị
Bằng cách loại bỏ những phần bị bệnh, có thể phun Copperzinc, Copper-B,
Benomyl(Dương Minh và ctv, 2001).
2.3.2.4. Bệnh bồ hóng và đốm bồ hóng
*Tác nhân
25
Bệnh bồ hóng do nấm Capnodium mangiferae và đốm bồ hóng do nấm
Meliola sp.
*Tầm quan trọng
Nấm bệnh phát triển trên chất do côn trùng chích hút (rầy, rệp sáp, rầy
bông) tiết ra ở hoa và mặt dưới lá. Bệnh thường xảy ra vào giai đoạn đâm tược non
hoặc giai đoạn trổ hoa khi mật số rầy lên cao. Bệnh cũng xuất hiện trên trái, nhất là
vào giai đoạn gần thu hoạch (Nguyễn Thị Nghiêm, 2001).
*Triệu chứng
Lá, cành, hoa thường có nhưng đốm đen bám ở mặt ngoài. Các đốm này bất
dạng giống như lớp khói đèn, nhiều phấn mịn (Ngô Thanh Cường, 2003).
Nấm bệnh phát triển thành mảng đen (Capnodium mangiferae) hoặc từng
đốm nhỏ (Meliola mangiferae) bám ở bề mặt lá, thân, bông và trái xoài từ lớp mật
do các loại rầy chích hút tiết ra (Trần Thượng Tuấn, 1997).
Phòng trị
Có thể phun các loại thuốc như Trebon, Bassa, Dimecron, các loại thuốc
gốc đồng (Cu) hay bột lưu huỳnh (S) với nồng độ 0,2% (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn,
2001).
2.3.2.5. Bệnh thối trái
*Tác nhân
Do nấm Botryodiplodia theobromae Pat gây ra.
*Tầm quan trọng
Tấn công trái trong giai đoạn tồn trữ hay vận chuyển và thường gây hại
khoảng 3-5%. Bệnh làm thối mảng thịt trái nơi gần cuống hoặc nơi vỏ trái bị vết
trầy. Trái hái không chừa cuống làm bệnh dễ xâm nhập phá hoại (Trần Thượng
Tuấn, 1997).
*Triệu chứng
Triệu chứng xuất hiện trên trái chín, vết bệnh bắt đầu từ vùng trái nơi sát với
cuống bị mất màu, sẫm lại, sau đó phát triển nhanh trong vòng 7 ngày trở lại (Ngô
Thanh Cường, 2003).
*Phòng trị
26
Vệ sinh cành nhánh chết, thu hoạch lúc thời tiết khô ráo, tránh làm rụng
cuống và dập trái, xử lý trái sau khi thu hoạch (Ngô Thanh Cường, 2003).
2.3.2.6. Bệnh đốm đen vi khuẩn
*Tác nhân
Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. mangiferae gây ra.
*Tầm quan trọng
Bệnh thường gây hại trong mùa mưa và gây hại ở cành non, cuống trái, lá,
trái. Trên trái vết bệnh nhỏ có nhựa chảy ra, đôi khi bị thối và rụng đi (Trần Văn
Hai và Phạm Hoàng Oanh, 2003).
*Triệu chứng
Ngô Thanh Cường (2003) ghi nhận vết bệnh trên cành non và trên lá nhô
lên, màu nâu đến đen, sần sùi, có hình bầu dục hay dạng tứ giác, đôi khi rìa vết
bệnh hơi nhũn nước. Trên trái, thường xuất hiện khi trái cỡ nắm tay (đường kính 3-
4 cm), vi khuẩn xâm nhập vào trái qua bì khổng có những chấm li ti màu nâu, dần
dần các chấm này u lên làm nứt vỏ trái theo dạng ngôi sao, nhựa bên trong trái ứa
ra.
Chóp lá có các đốm vàng nhỏ, lớn dần sẽ có màu nâu hay đen và có quầng
vàng xung quanh, nhiều đốm liên kết thành từng mảng lớn sần sùi. Các mảng bệnh
này khô đi, lá rụng nếu nhiễm nặng. Trên trái non cũng có những vết nứt nâu đen
hình chân chim, có quầng vàng và trái thường bị rụng non (Nguyễn Văn Huỳnh và
Võ Thanh Hoàng, 1997).
*Phòng trị
Bằng cách cắt bỏ cành lá bệnh, phun các loại thuốc gốc đồng như Copper-
Zinc, Kasuran(Dương Minh và ctv, 2001).
2.3.2.7. Bệnh da ếch
*Tác nhân
Do nấm Chaetothyrium gây ra
*Tầm quan trọng
Bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện ẩm độ cao. Bệnh không làm hư
vỏ trái mà chỉ làm giảm giá trị thương phẩm của trái, chỉ khi nào bệnh quá nặng
mới làm hư vỏ trái, làm vỏ trái nơi bệnh có màu đen (Ngô Thanh Cường, 2003).
*Triệu chứng
27
Bệnh nhiễm rất sớm trên trái non, thường từ cuống trái, sau đó bệnh lan dần
xuống bên dưới. Vết bệnh là những chấm nhỏ màu đen, tròn, sau đó lan dần ra và
tạo thành các đốm nâu đen rải rác trên vỏ trái xoài, nhìn vào giống như da con ếch
(Trần Văn Hai và Phạm Hoàng Oanh, 2003).
Phòng trị
Phun ngừa lúc 30-40 ngày khi đậu trái bằng các loại thuốc như: Benlate 50
WP, Derosal 60 WP, Chlorin 0,04%..., bao trái (Ngô Thanh Cường, 2003).
28
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Vật tư thí nghiệm
- Phiếu điều tra in sẵn
- Vườn xoài
- Bình phun thuốc
- Hóa chất
- Kính lúp cầm tay
- Bọc nylon dùng để đựng mẫu
- Viết chì
- Cồn 70o
- Máy ảnh
- Sổ ghi số liệu
- Hộp nhựa nuôi ấu trùng và nhộng
3.2. Phương pháp
3.2.1. Thể thức thí nghiệm
Thể thức thí nghiệm sử dụng phương thức ngẫu nhiên hoàn toàn. Số lần lặp
lại là 3, với 4 nghiệm thức như sau:
- Nghiệm thức 1: (đối chứng) chỉ tưới Paclobutrazol (PBZ) chung quanh
gốc với nồng độ 1 g a.i/m đường kính tán vào đầu tháng 09.
- Nghiệm thức 2: chỉ xịt Thiourea với nồng độ 0,5% vào đầu tháng 11
- Nghiệm thức 3: chỉ xịt PBZ với nồng độ 0,5% vào đầu tháng 11.
- Nghiệm thức 4: tưới PBZ 1 g ai/m đường kính tán vào đầu tháng 09, đến
đầu tháng 11 xử lý ra hoa bằng Thiourea với nồng độ 0,5%.
- Tổng số cây xoài cần cho thí nghiệm: 12 cây xoài (xem một cây xoài là
một đơn vị thí nghiệm).
3.2.2. Phương pháp tiến hành
- Thu thập số liệu thứ cấp.
- Khảo sát tình hình dịch hại trên xoài Cát Chu ở Đông Thạnh B - phường
Mỹ Thạnh - TP Long Xuyên.
- Điều tra sử dụng phiếu, dựa vào số liệu của Ban Nông Nghiệp phường,
Hội Nông Dân phường...
29
3.2.3. Điều tra nông dân
Nhằm tìm hiểu tình hình canh tác xoài, tình hình dịch hại trên xoài, đặc biệt
quan tâm đến tình hình dịch hại trong điều kiện xử lý ra hoa trái vụ, cũng như sự
hiểu biết về dịch hại trên xoài và các loài thiên địch trong vườn như: kiến vàng, bọ
rùa...Đề tài này tiến hành điều tra trong địa bàn khảo sát từ tháng 9/2004 đến tháng
02/2005 theo phiếu điều tra có soạn sẵn câu hỏi.
3.2.3.1. Nguyên tắc điều tra
- Hỏi trực tiếp người chăm sóc vườn
- Không gợi ý nông dân trả lời
- Số hộ điều tra là 50 hộ
- Tiêu chuẩn chọn vườn điều tra: những hộ có vườn xoài cho trái ít nhất 02
năm.
3.2.3.2. Nội dung điều tra
Điều tra về đặc điểm vườn, kỹ thuật canh tác, và tình hình dịch hại trong
vườn, thành phần loài, tầm quan trọng, cũng như cách phòng trị các loài dịch hại
phổ biến trên xoài.
3.2.3.3. Địa bàn điều tra
Điều tra 50 hộ có vườn xoài ở phường Mỹ Thạnh - TP. Long Xuyên - An
Giang.
3.2.3.4. Phương pháp điều tra
Khi điều tra nông dân hỏi theo bảng câu hỏi, kết hợp ghi chép, quan sát vườn
xoài để ghi nhận chính xác các loài gây hại trên vườn.
3.2.4. Khảo sát vườn trong điều kiện xử lý ra hoa trái vụ
3.2.4.1. Chỉ tiêu ghi nhận tổng quan
Số liệu khí tượng trong năm 2004
3.2.4.2. Chỉ tiêu ghi nhận trên vườn xử lý ra hoa
- Lịch sử vườn xoài
- Tình hình dịch hại trên vườn trong các giai đoạn sau:
+ Thời gian trước khi xử lý
+ Thời gian sau khi xử lý đến nhú cựa gà và bông nở
+ Thời gian bông nở cho đến xoài đậu trái
+ Thời gian đậu trái đến thu hoạch
30
- Mỗi lần quan sát 4 hướng trên cây xoài. Mỗi hướng quan sát 10 chồi hoặc
10 phát hoa. Nếu mức độ thiệt hại <25% nhẹ (+), <50% trung bình(+ +), <75%
nặng(+ + +), >75% rất nặng(+ + + +).
3.2.5. Phân tích số liệu
Xử lý số liệu bằng thống kê mô tả trong chương trình Excel.
Hình 1: Tổng quan vườn khảo sát dịch hại trong điều kiện xử lý ra hoa trái vụ
31
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả điều tra nông dân
4.1.1. Đặc điểm vườn điều tra
Qua kết quả bảng 1, chúng tôi nhận thấy có 30% vườn xoài trồng chuyên
canh. Tuy nhiên, thực tế vườn chuyên canh thật sự chỉ có một số, còn lại là xoài
trồng xung quanh nhà, vườn trồng chưa theo quy hoạch. Vườn xen canh chiếm
20%, trồng xen canh chủ yếu với các loại cây như sa bô, chuối, mãng cầu, mận,
Vườn trồng xung quanh khuôn viên nuôi cá chiếm 50% số hộ điều tra, điều này là
do nông dân tận dụng đất để trồng xoài, tăng nguồn thu nhập, che bóng mát và hạn
chế xói mòn thành ao.
Bảng 1: Đặc điểm vườn điều tra
Đvt: %
Đặc điểm Hộ điều tra
1. Vườn
Độc canh 30
Xen canh 20
Kết hợp chăn nuôi 50
2. Tuổi cây
5-10 90
11-20 10
3. Trình độ nông dân
Cấp 1 50
Cấp 2 22
Cấp 3 28
4. Tuổi nông dân
30-40 22
41-50 24
51-60 54
5. Vườn bị ngập nước
Ngập nước 22
Không ngập nước 78
Số hộ điều tra: n = 50
Đa số vườn xoài trong vùng là mới thành lập, cho trái được 3-4 mùa, tuổi
vườn còn nhỏ. Vườn từ 5-10 năm tuổi chiếm 90%. Do những năm gần đây, theo xu
hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên có nhiều vườn xoài được thành lập. Xoài
32
lại là cây ăn trái dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao, thích nghi với điều kiện của vùng.
Do đó sẽ thuận lợi cho việc phát triển của vườn xoài sau này. Tuổi vườn từ 11-20
năm tuổi chiếm 10%.
Trình độ văn hóa và tuổi của chủ vườn cũng được chúng tôi ghi nhận: học
cấp 1 chiếm đến 50%, học đến cấp 2 là 22%, và 28% chủ vườn đã học đến cấp 3.
Chủ vườn có độ tuổi từ 30-40 chiếm 22%, tuổi 41-50 tuổi là 24%, tuổi từ 51-60 là
54%. Qua kết quả điều tra về trình độ văn hóa và tuổi của chủ vườn cho thấy trình
độ nông dân còn rất hạn chế, học vấn thấp, tuổi lại cao, do đó mà khả năng tiếp cận
và ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc vườn cây ăn trái
nói chung và vườn xoài nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế mà sự hiểu biết
của nông dân về dịch hại, cũng như việc xử lý ra hoa trái vụ trên vườn xoài còn
hạn chế.
Số vườn bị ngập chiếm 22%, số vườn không bị ngập nước chiếm tỷ lệ khá
lớn 78%, điều này cũng ảnh hưởng đến tình hình dịch hại trên vườn, nó liên quan
đến sự sinh tồn của các loài dịch hại, làm cho tình hình dịch hại ngày càng phức
tạp hơn. Vườn không ngập nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng
làm nhộng trong đất dễ dàng phát triển như ấu trùng của sâu đục trái, bọ cắt lá phát
triển.
4.1.2. Cách thiết kế và chăm sóc vườn xoài của nông dân
Chúng tôi ghi nhận vườn có mương líp chủ yếu là vườn kết hợp với nuôi cá,
mương là ao, líp là thành ao. Vì thế xoài ở những vườn này không được quan tâm
chăm sóc đúng mức. Điều này là do hiện tại nguồn thu nhập của hộ nông dân chủ
yếu là vào nuôi cá, thu nhập từ xoài chỉ là phụ nên vườn xoài phát triển chậm, cho
trái ít. Các hộ có làm mương líp chiếm 54%, có mương, líp sẽ dễ dàng trong việc
tưới cho vườn xoài. Không làm mương líp chiếm 46%, không làm mương dẫn đến
rất khó khăn trong việc tưới nước trong mùa khô, cũng như tiêu nước trong mùa
mưa cho vườn xoài. Xoài được trồng theo hàng, thuận lợi cho việc chăm sóc chiếm
84%. Còn lại 16% là trồng theo kiểu khác (nanh sấu, so le). Hộ có làm mô chiếm
60%, làm mô sẽ hạn chế ngập nước trong mùa mưa, chiều cao mô theo ghi nhận từ
0,2-0,5 cm. Không làm mô chiếm 40%, điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của cây xoài trong mùa mưa (Bảng 2).
33
Bảng 2:Cách thiết kế, chăm sóc vườn xoài của nông dân
Đvt: %
Kỹ thuật canh tác % hộ
1. Thiết kế
Có mương líp
Không mương líp
Có làm mô
Không làm mô
Trồng theo hàng
Trồng theo kiểu khác
2. Chăm sóc
Có tủ gốc
Không tủ gốc
Có làm cỏ
Không làm cỏ
Có tỉa cành
Không tỉa cành
3. Sự hiểu biết về thiên địch
Có biết
Không biết
4. Giống xoài
Cát Hòa Lộc
Cát Chu
Giống khác
5.Cách nhân giống
Bằng hột
Ghép, tháp
54
46
60
40
84
16
24
76
36
64
46
54
32
68
62
28
10
14
86
Số hộ điều tra n = 50
Tủ gốc cho vườn xoài được ghi nhận: chỉ có 24% hộ có tủ gốc, vật liệu tủ
gốc chủ yếu được nông dân tận dụng nguồn vật liệu có tại chỗ như là rơm lúa, lục
bình, cỏ khô,Khi được tủ gốc, xoài sẽ phát triển tốt, xung quanh gốc luôn được
giữ ẩm, thuận lợi cho sự sinh trưởng của xoài. Có 76% vườn không tủ gốc. Tuy vật
liệu tủ gốc có tại chỗ nhưng vì không xem trọng vấn đề tủ gốc, phải tốn nhiều công
tủnên xoài phát triển kém trong mùa khô hạn và cũng gây ảnh hưởng không nhỏ
đến năng suất xoài.
34
Số hộ làm cỏ cho vườn xoài chiếm tỷ lệ 36%, còn lại 64% hộ không làm cỏ,
chủ yếu không làm cỏ là để hạn chế xói mòn và giữ ẩm cho đất. Tuy nhiên, đây
cũng chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài sâu hại. Tỉa cành
cho xoài chỉ 46% hộ có quan tâm, tỉa cành chủ yếu là sau thu hoạch, còn lại 54%
không tỉa cành, vườn xoài rậm rạp, không thông thoáng, đây là nơi trú ẩn của nhiều
loài dịch hại. Từ đây chúng có điều kiện để phát triển, khi đã phát sinh thì rất khó
phòng trị.
Nông dân ít chú ý đến các thiên địch trong vườn xoài. Số nông dân biết về
thiên địch chiếm 32%, các loại thiên địch chủ yếu là kiến vàng, bọ rùa. Những hộ
nông dân không biết về các loài thiên địch chiếm 68%, điều này dẫn đến nông dân
phun nhiều loại thuốc gây ảnh hưởng xấu đến các loài thiên địch, các loài này
trong vườn có thể chết hết nên dịch hại trên vườn ngày càng phức tạp.
Giống xoài Cát Hòa Lộc được nhiều hộ làm vườn chọn trồng chiếm 62 %,
do phẩm chất trái ngon, giá bán cao, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, xoài
Cát Chu chiếm 28%, còn lại 10% là các giống xoài khác như: xoài Hương, Hòn
Phấn, xoài Đu Đủ, Thanh Ca, xoài Bưởi. Đa số nông dân trồng bằng xoài ghép
mua ở các trại giống chiếm 86%, còn lại 14% trồng bằng hột. Trồng xoài ghép cho
trái sớm, nông dân mau thu hồi vốn, thu nhập cao. Qua kết quả trên cho thấy nhiều
hộ làm vườn cũng nghỉ đến việc trồng xoài giống chất lượng cao, thuận lợi cho
việc xuất khẩu sau này (Bảng 2).
4.1.3. Kỹ thuật trồng xoài của nông dân
Tưới nước ít được nông dân quan tâm, theo nông dân thì xoài rất dễ trồng,
không cần tưới nước cũng được. Do đó, số vườn không tưới nước chiếm 78%.
Xoài thiếu nước trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, xoài
chậm lớn, cằn cỗi. Còn lại 22% vườn chỉ tưới trong mùa khô hạn, tưới trung bình
từ 4-5 lần/năm. Hầu hết nông dân đều tưới phun lên vườn xoài, bằng cách chạy
máy bơm hoặc tát bằng gào nếu vườn có mương, líp. Số lần tưới như vậy cũng
chưa bảo đảm cho xoài đủ nước trong mùa khô, cũng ảnh hưởng nhiều đến cây
xoài.
35
Bảng 3: Kỹ thuật canh tác xoài của nông dân
Đvt: %
Kỹ thuật canh tác xoài % hộ Số lần thực
hiện/ năm
Loại phân, hóa chất sử
dụng
1. Bón phân vô cơ
Có sử dụng
Không sử dụng
2.Bón phân hữu cơ
Có bón
Không bón
3. Phân bón lá
Có dùng
Không dùng
4.Tưới nước
Có tưới
Không tưới
5. Xử lý ra hoa
Xử lý trái vụ
Không xử lý
74
26
25
75
36
64
22
78
20
80
2-3
1
1-2
4-5
1
(Tháng 6, 7)
Urea, DAP, NPK
Rơm, phân bò, rác mục
HVP, Bioted, 3 lá xanh,
Atonik
Dollar 02 X, Fofer-X, Nitrat
kali
Số hộ điều tra n = 50
Số vườn có bón phân vô cơ chiếm 74%, các loại phân được bón chủ yếu là
Urea, DAP, NPK, số lượng bón trung bình từ 1-1,5 kg/cây/năm, số lần bón chia ra
từ 2-3 lần trong một năm. Số lượng bón như thế này không cung cấp đủ chất dinh
dưỡng cho xoài trong một năm. Còn lại 26% hoàn toàn không bón phân. Do đó,
khả năng sinh trưởng của xoài gặp rất nhiều khó khăn. Xoài sẽ không đủ dưỡng
chất để ra hoa, cho trái.
Phân hữu cơ bón cho xoài ít được chú ý, 25% hộ có sử dụng phân hữu cơ và
bón chỉ 1 lần/cây/năm, chủ yếu là các loại rơm rác mục, phân bò đã ủ hoai, còn
lại 75% hộ không sử dụng, nông dân chưa hiểu về tác dụng của các loại phân hữu
cơ. Theo ghi nhận từ kết quả điều tra nông dân, họ cho rằng vì phân hữu cơ tác
dụng chậm, phải tốn nhiều công bón nên nông dân không sử dụng.
Việc sử dụng phân bón lá cũng được nông dân dùng trong lúc xoài đang
nuôi trái chiếm 36%, số lần phun từ 1-2 lần/cây/năm, phân bón lá được sử dụng để
phun qua lá, chủ yếu là các loại như: HVP, Bioted, 3 lá xanh, Atonik, còn lại
36
64% không sử dụng phân bón lá, xoài sẽ giảm đậu trái, trái chậm lớn, da trái sẽ sần
sùi, không được bóng.
Qua kết quả điều tra 50 hộ trồng xoài, có 20% hộ xử lý ra hoa trái vụ. Việc
xử lý được thực hiện vào tháng 6, 7, các hóa chất được nông dân sử dụng là Dollar
02 X, Nitrat kali, Fofer-XTrong điều kiện ra hoa trái vụ, tình hình dịch hại rất
phức tạp, chủ yếu là rầy bông xoài và sâu đục trái phá hại nghiêm trọng. Theo đánh
giá của nông dân thì có thể thất thu năng suất đến 40%-50%. Đa số nông dân phải
phun theo định kỳ 7-10 ngày/lần mới có thể phòng trị được sâu bệnh. Vì thế nông
dân phải dùng nhiều loại hóa chất mới có thể bảo vệ được trái và có xoài thu
hoạch. Hơn nữa, xoài ra hoa lúc gặp mưa nhiều nên cần phải tốn nhiều công chăm
sóc và quản lý dịch hại. Số hộ không xử lý ra hoa trái vụ chiếm 80%, điều này là
do sự hiểu biết của nông dân trong địa bàn về việc xử lý còn hạn chế, họ không
dám áp dụng sự tiến bộ của kỹ thuật xử lý ra hoa. Ngoài ra, nhiều hộ nông dân cho
rằng việc xử lý như vậy sẽ làm cho cây xoài mau chết. Từ đây có thể thấy công tác
khuyến nông cho các nhà vườn là rất quan trọng. Chúng ta cần phải đưa sự tiến bộ
này đến với nông dân, hướng dẫn cho họ hiểu và áp dụng vào thực tế.
4.1.4. Tình hình dịch hại theo ghi nhận và đánh giá của nông dân
Qua kết quả điều tra và khảo sát nông dân thì có tất cả 10 loài hiện diện và
gây hại phổ biến như: rầy bông xoài, sâu đục trái, sâu ăn bông và bệnh thán thư. Sự
hiện diện và mức độ gây hại giữa các loài khác nhau.
Theo sự ghi nhận từ nông dân thì rầy bông xoài hiện diện 100% ở các vườn
điều tra, nông dân rất quan tâm đối với loài này, loài này phá hại rất nghiêm trọng.
Mức độ thiệt hại rất nặng, có thể làm thất thu năng suất trên 70%. Do đó có đến
80% hộ nông dân phải sử dụng thuốc hóa học để trị.
Bảng 4: Tình hình dịch hại trên vườn theo đánh giá của nông dân
37
Đvt: %
TT Loại dịch hại Hiện diện Mức độ thiệt hại % Hộ sử dụng
thuốc
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Rầy bông xoài
Sâu đục trái
Sâu ăn bông
Sâu ăn lá
Sâu đục chồi
Rệp sáp
Sâu ổ
Ruồi đục trái
Bọ cắt lá
Thán thư
100 + + + +
60 + + + +
50 + + +
30 +
30 + +
10 +
20 +
10 +
10 +
50 + + +
80
42
40
14
12
12
0
6
0
16
Tổng số điều tra n = 50
Ghi chú:
+ nhẹ + + trung bình
+ + + nặng + + + + rất nặng
Sâu đục trái hiện diện cũng rất phổ biến chiếm 60% số vườn điều tra, loài
này gây hại rất nặng vào giai đoạn xoài đậu trái. Tuy nhiên, đây là một loài rất khó
trị khi chúng đã xuất hiện và chui vào trong trái. Nông dân cũng rất quan tâm đến
loài này, cho nên 42% nông dân sử dụng thuốc để phòng trừ. Sâu ăn bông hiện
diện 50%, chúng xuất hiện vào giai đoạn xoài có bông nở. Loài này ăn phá mạnh,
mức độ thiệt hại nặng, 40 % hộ phải sử dụng thuốc.
Các loài côn trùng khác cũng tương đối phổ biến. Sâu ổ hiện diện 20%, bọ
cắt lá hiện diện 10% ở các vườn điều tra, theo đánh giá của nông dân thì các loài
này thiệt hại với mức độ nhẹ, nên nông dân không quan tâm và hoàn toàn không
phun xịt thuốc.
Bệnh thán thư hiện diện trên 50% số vườn điều tra, với mức độ thiệt hại
nặng. Nhưng nông dân không quan tâm nhiều đến bệnh hại trên xoài nên chỉ có
16% hộ sử dụng thuốc (Bảng 4).
4.1.5. Tình hình sử dụng thuốc của nông dân
Kết quả bảng 5 cho thấy nông dân sử dụng thuốc rất đa dạng. Chỉ tính riêng
trên cây xoài mà có tất cả 16 loại thuốc được sử dụng. Trong đó Actara được nông
dân rất ưa chuộng, thuốc đặc trị rầy, vì theo nhiều hộ nông dân thuốc này có hiệu
38
quả cao, dễ mua và dễ sử dụng, có 60% hộ dùng loại thuốc này. Kế đến là Bassa
20%, Supracide 12%, Antracol 16%.
Bảng 5: Các loại thuốc nông dân sử dụng trên vườn
Đvt: %
TT Loại thuốc Số hộ sử dụng (%)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Actara
Bassa
Regent
Yamida
Padan
Cypeszin
Admire
Sherpa
Furadan
Losmine
Atacron
Cylectron
Malatron
Cyperan
Antracol
Supracide
60
20
18
2
8
2
4
6
2
2
2
4
2
6
16
12
Nông dân sử dụng rất nhiều loại thuốc để trị sâu, rầy. Thuốc bệnh chỉ sử
dụng Antracol (16% hộ sử dụng). Cho thấy nông dân đặc biệt quan tâm đến các
loài côn trùng phá hại, vì chúng gây hại nghiêm trọng và phức tạp. Cần phải phun
nhiều loại thuốc mới có thể bảo vệ vườn xoài ít nhiễm sâu bệnh.
4.2. Kết quả khảo sát dịch hại ở vườn xử lý ra hoa trái vụ
4.2.1. Đặc điểm vườn khảo sát
Vườn trồng giống xoài Cát Chu, xoài ghép mua ở trại giống. Xoài được 5
năm tuổi, cho trái được 3 mùa.
4.2.2. Ghi nhận chung về thành phần dịch hại trên vườn khảo sát
Có tất cả 14 loài dịch hại, trong đó có các loài gây hại phổ biến như rầy
bông xoài, sâu đục trái, sâu ăn bông,và bệnh thán thư.
Bảng 6: Các loại dịch hại trên vườn khảo sát
TT Dịch hại Tên khoa học
39
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Rầy bông xoài
Rầy phấn trắng
Rầy mềm
Rệp sáp
Sâu đục trái
Sâu ăn bông
Sâu đục cành
Sâu ăn lá
Bọ cắt lá
Ruồi đục trái
Bồ hóng
Thán thư
Ghẻ lá
Da ếch
Idioscopus niveosparsus và I. clypealis
Aleurodicus dispersus
Rhopalosiphum maidis
Icerya purchasi
Deanolis albizonalis
Thalassodes falsaria
Niphonoclea albata và N.capito
Acrocercops sp.
Deporaus marginatus
Bactrocera dorsalis
Capnodium mangiferae
Collectotrichum gloeoporioides
Psyllidae
Chaetothyrium
4.2.3. Tình hình dịch hại ở các lô trong vườn khảo sát
4.2.3.1. Giai đoạn trước xử lý
Thành phần dịch hại trước khi xử lý phổ biến nhất là ghẻ lá hiện diện 100%
ở các ở các cây trong nghiệm thức (NT), nhưng mức độ thiệt hại nhẹ. Sâu đục chồi
hiện diện ở các NT từ 33,3% đến 66,6% với mức độ thiệt hại trung bình. Ở NT 2
có 66,6% mức độ thiệt hại nặng hơn các NT còn lại. Sâu đục vào các ngọn chồi đã
đủ dưỡng chất, có khả năng ra hoa. Khi chồi bị sâu đục vào, chồi sẽ héo và chết,
làm ảnh hưởng đáng kể đến sự ra hoa xoài.
Bọ cắt lá chỉ hiện diện 33,3% ở NT 1 và NT 3, với mức độ thiệt hại nhẹ.
Loài này chuyên cắt các lá non, chúng cắt ở vị trí 1/3 của lá, sự ghi nhận này phù
hợp với kết quả của Trần Văn Khải (2000). Sâu ăn lá hiện diện 33,3% ở NT 2,
chúng ăn thủng các lá non, với mức độ nhẹ, ít ảnh hưởng đến khả năng ra hoa.
Ở NT 3 thán thư lá hiện diện 100%, với mức độ thiệt hại nặng, do NT này
ra nhiều lá non nhất nên bệnh tấn công rất nặng. Các NT khác bệnh thán thư ở lá
đều xuất hiện, nhưng mức độ thiệt hại nhẹ. Chúng xuất hiện rải rác ở các lá non,
làm rách lá, hạn chế sự quang hợp của lá nhưng không ảnh hưởng nhiều đến năng
suất xoài sau này.
Bảng 7: Tình hình dịch hại trước xử lý
Đvt: %
40
Nghiệm thức Loại dịch hại % hiện diện Mức độ thiệt hại
I
Ghẻ lá
Sâu đục chồi
Thán thư lá
Bọ cắt lá
100 +
33,3 + +
33,3 +
33,3 +
II
Thán thư lá
Ghẻ lá
Sâu đục chồi
Sâu ăn lá
66,6 +
100 +
66,6 + + +
33,3 +
III
Thán thư lá
Ghẻ lá
Sâu đục chồi
Bọ cắt lá
100 + + +
100 +
33,3 + +
33,3 +
IV
Thán thư lá
Ghẻ lá
Sâu đục chồi
66,6 +
100 +
33,3 + +
Ghi chú:
+ nhẹ + + + nặng
+ + trung bình + + + + rất nặng
Hình 2: Triệu chứng gây hại của sâu đục chồi
41
Hình 3: Sự gây hại của ấu trùng sâu đục chồi
Nhìn chung, trước khi xử lý thì tình hình dịch hại ở các NT tương đối nhẹ.
Tuy nhiên, sâu đục chồi có khả năng gây hại quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng
ra hoa xoài. Ở NT 2 thì sâu đục chồi và bệnh thán thư lá nặng hơn các NT khác.
4.2.3.2. Giai đoạn sau khi xử lý đến nhú cựa gà và cho đến bông nở
Giai đoạn này rầy bông xoài xuất hiện ở tất cả các NT, hiện diện 100%, với
mức thiệt hại nặng. Chúng tôi ghi nhận rầy gây hại nặng nhất ở NT 4, NT 1, còn
các NT khác rầy gây hại ở mức trung bình. Điều này là do NT 4 ra hoa nhiều và
sớm hơn các NT còn lại, NT 1 thì ra hoa muộn hơn các NT khác. Xoài ra hoa
nhiều thì rầy sẽ gây hại nhiều. Rầy bông xoài gây hại suốt từ giai đoạn nhú cựa gà
cho đến bông nở.
Bảng 8: Tình hình dịch hại giai đoạn sau khi xử lý đến nhú cựa gà và cho đến
bông nở
Đvt:%
42
Nghiệm thức Loại dịch hại % hiện diện Mức độ thiệt hại
I
Rầy bông xoài
Sâu đục cành
Bọ cắt lá
Thán thư lá
100 + + +
66,6 + +
33,3 +
66,6 +
II
Rầy phấn trắng
Rầy bông xoài
Thán thư lá
33,3 +
100 + +
66,6 +
III
Rầy bông xoài
Bọ cắt lá
Sâu đục cành
Thán thư lá
100 + +
33,3 +
33,3 + +
100 + +
IV
Rầy bông xoài
Sâu đục cành
Thán thư lá
Rệp sáp
100 + + + +
33,3 +
66,6 +
33,3 +
Ghi chú:
+ nhẹ + + + nặng
+ + trung bình + + + + rất nặng
Ở tất cả các NT thì bệnh thán thư lá hiện diện từ giai đoạn trước xử lý cho
đến nhú cựa gà, nhưng với mức độ thiệt hại không đáng kể. Rầy phấn trắng xuất
hiện ở NT 2, hiện diện 33,3%, mức độ thiệt hại nhẹ.
Qua kết quả bảng 8 cho thấy giai đoạn nhú cựa gà thì rầy bông xoài hiện
diện cao hơn các loài dịch hại khác. Đặc biệt ở NT 4 xử lý kết hợp giữa rải
paclobutrazol quanh đường kính tán với phun thioure nồng độ 0,5% tỏ ra có hiệu
quả, xoài ra hoa nhiều nên rầy bông xoài hiện diện cao và gây hại nặng.
43
Hình 4: Triệu chứng gây hại của rầy bông xoài
Hình 5: Sự gây hại của bọ cắt lá
44
Hình 6: Thành trùng bọ cắt lá
4.2.3.3. Giai đoạn bông nở cho đến đậu trái
Sâu ăn bông xuất hiện từ 66,6% đến 100% ở tất cả các NT, mức độ thiệt hại
dao động từ trung bình đến nặng. Riêng NT 4 sâu ăn bông hiện diện 100% với mức
độ thiệt hại nặng. NT 4 ra hoa sớm nên sâu ăn bông hiện diện cao và gây hại. NT
1, NT 2 và NT 3 ra hoa muộn hơn, vì thế sâu có hiện diện nhưng mức độ thiệt hại
trung bình.
Bảng 9: Tình hình dịch hại giai đoạn bông nở đến đậu trái
Đvt: %
Nghiệm thức Loại dịch hại % hiện diện Mức độ thiệt hại
I Sâu ăn bông
Bồ hóng
100 + +
66,6 +
II Sâu ăn bông
Rệp sáp
100 + +
33,3 +
III Sâu ăn bông
Bồ hóng
100 +
66,6 +
IV
Sâu ăn bông
Thán thư bông
Rệp sáp
Rầy mềm
100 + + +
66,6 +
33,3 +
33,3 +
Ghi chú:
+ nhẹ + + + nặng
+ + trung bình + + + + rất nặng
45
Rệp sáp, rầy mềm hiện diện 33,3% ở NT 2, NT 4 với mức thiệt hại nhẹ, ảnh
hưởng không đáng kể. Thán thư bông cũng xuất hiện ở NT 4, bệnh hiện diện
66,6% nhưng mức thiệt hại nhẹ.
Nhìn chung, giai đoạn bông nở, sâu ăn bông là loài hiện diện cao nhất.
Chúng ăn phá mạnh và ảnh hưởng đến năng suất rất lớn. Qua kết quả bảng 9 thì
sâu ăn bông hiện diện 100% trên các cây trong NT.
4.2.3.4. Giai đoạn đậu trái đến thu hoạch
Giai đoạn này sâu đục trái hiện diện 100% ở tất cả các cây trong NT, mức
độ từ trung bình, nặng đến rất nặng. Tuy nhiên, sâu đục trái hiện diện 100% ở NT
3, thiệt hại rất nặng. Điều này do thời điểm đậu trái trễ, gần vào mùa thuận, chính
vì vậy mà sâu đục trái gây hại nặng hơn các NT khác. Nhưng ở NT 3 da ếch chỉ
hiện diện 33,3%, với mức thiệt hại rất nhẹ do xoài cho trái gần mùa thuận trời ít
mưa.
Hình 7: Triệu chứng gây hại của sâu đục trái
Rệp sáp trái cũng xuất hiện ở NT 1, NT 2 với sự hiện diện 33,3% và mức
thiệt hại nhẹ, không đáng kể. Vào giai đoạn này da ếch đã xuất hiện ở tất cả các
46
NT. Da ếch sẽ làm vỏ trái sần sùi, chậm lớn. Đặc biệt sẽ làm giảm giá trị thương
phẩm trái xoài.Giai đoạn trái xoài già sắp thu hoạch ruồi đục trái sẽ tấn công. Theo
ghi nhận chúng hiện diện ở tất cả các NT, mức độ thiệt hại nhẹ đến trung bình. Da
ếch vẫn còn hiện diện lúc đậu trái cho đến giai đoạn này nhưng cũng với mức độ
nhẹ. Ruồi hiện diện từ 33,3% đến 66,6%, mức độ thiệt hại nhẹ. Ở NT 4 thì ruồi tấn
công nhiều hơn các NT khác, do NT 4 cho trái trước nên ruồi gây hại và mức độ
thiệt hại nặng hơn.
Bảng 10: Tình hình dịch hại giai đoạn đậu trái đến thu hoạch
Đvt: %
Nghiệm thức Loại dịch hại % hiện diện Mức độ thiệt hại
I
Sâu đục trái
Rệp sáp trái
Da ếch
Ruồi đục trái
100 + + +
33,3 +
100 +
66,6 +
II
Rệp sáp trái
Sâu đục trái
Da ếch
Ruồi đục trái
33,3 +
100 + +
100 + +
66,6 +
III
Sâu đục trái
Da ếch
Ruồi đục trái
100 + + + +
33,3 +
33,3 +
IV
Sâu đục trái
Da ếch
Ruồi đục trái
100 + +
100 + +
66,6 + +
Ghi chú:
+ nhẹ + + + nặng
+ + trung bình + + + + rất nặng
Tóm lại
*Ở các giai đoạn phát triển khác nhau trên cây xoài thì có các loài phá hại
khác nhau. Cụ thể
- Giai đoạn sau khi xử lý đến nhú cựa gà và bông nở thì rầy bông xoài hiện
diện và gây hại nhiều nhất.
- Giai đoạn bông nở đến lúc đậu trái sâu ăn bông hiện diện và gây hại nhiều
nhất.
- Giai đoạn đậu trái đến thu hoạch sâu đục trái hiện diện và gây hại nhiều
nhất. Đặc biệt giai đoạn trái 45 ngày sâu đục trái hiện diện cao nhất, điều này cũng
47
phù hợp với kết quả ghi nhận của Nguyễn Thị Thu Cúc (2002). Giai đoạn này cũng
xuất hiện da ếch rất nhiều.
Hình 8: Sự gây hại của ấu trùng sâu đục trái
4.2.4. Tình hình khí hậu thời tiết
Vườn khảo sát xử lý vào đầu tháng 9, lượng mưa trung bình là 80 mm. Tuy
nhiên, lượng mưa tăng đột ngột vào tháng 10 (125 mm), mưa nhiều ảnh hưởng xấu
đến việc xử lý ra hoa.
Bảng 11: Tình hình thời tiết ở An Giang từ tháng 7 đến tháng 12/2004
Tháng Nhiệt độ TB (oC)
Nhiệt độ tối
cao (oC)
Nhiệt độ tối
thấp (oC)
Độ ẩm TB
(%)
Lượng mưa
TB (mm)
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
27,8
27,8
28,0
27,6
27,7
26,5
28,7
28,5
28,5
28,3
28,3
27,0
27,1
26,9
27,4
26,9
27,0
26,0
80,3
80,7
81,7
81,3
77,7
76,0
18,6
28,6
80,0
125,0
40,0
0
Nguồn: Số liệu của đài khí tượng thủy văn, tỉnh An Giang, 2004
Nhiệt độ trung bình từ 26,5o C đến 28o C, độ ẩm trung bình dao động từ
76% đến 81,7%. Qua bảng 11 nhận thấy ở thời điểm xử lý lượng mưa rất bất
thường, tháng 12 hoàn toàn không có mưa, đây là điều kiện cho các loài dịch hại
phát triển. Nhiệt độ và ẩm độ dao động nhỏ nên ảnh hưởng không lớn.
48
4.2.5. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên vườn khảo sát
Trong suốt quá trình thí nghiệm chúng tôi sử dụng 4 loại thuốc. Qua bảng 9
cho thấy tình hình dịch hại trên vườn khảo sát chỉ gây hại ở mức tương đối. Trong
quá trình xử lý ra hoa chúng tôi chỉ phun mỗi loại thuốc có 1 lần và không sử dụng
thuốc bệnh cho xoài.
Bảng 12: Các loại thuốc trong thí nghiệm đã sử dụng
TT Loại thuốc Phòng trị Liều lượng (g/cc) Số lần phun
1
2
3
4
Actara Rầy bông xoài
Atonik Dưỡng trái
Polytrin Sâu đục trái
Bavistin Dưỡng trái
25
10
20
30
1
1
1
1
49
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
* Qua kết quả điều tra 50 hộ nông hộ có kết luận sau:
- Các vườn xoài trong vùng trồng rải rác.
- Cách thiết kế và chăm sóc vườn chưa được nông dân quan tâm.
- Trình độ nông dân về kỹ thuật trồng cây ăn trái, cũng như việc xử lý ra hoa
còn nhiều hạn chế.
- Việc thực hiện xử lý ra hoa trái vụ trong địa bàn không được áp dụng rộng
rãi, chỉ chiếm 20% hộ điều tra.
- Giống xoài Cát Hòa Lộc được nhiều hộ chọn trồng chiếm 62%.
- Thành phần dịch hại rất phong phú gồm tất cả 10 loài. Nông dân đã sử
dụng tổng cộng 16 loại thuốc. Thuốc thế hệ mới Actara được nhiều nông dân chọn
dùng, chiếm 60% hộ điều tra.
- Rầy bông xoài hiện diện nhiều nhất và được nhiều hộ làm vườn quan tâm.
* Từ kết quả khảo sát trên vườn có xử lý ra hoa trái vụ có kết luận sau:
- Gồm có tất cả 14 loại dịch hại, quan trọng nhất là hai loài rầy bông xoài và
sâu đục trái. Hiện diện 100% các cây trong nghiệm thức.
- Mức độ thiệt hại giữa các loài phụ thuộc vào sự ra hoa của từng cây trong
nghiệm thức.
- Rầy bông xoài hiện diện ở tất cả các cây có ra hoa trong nghiệm thức khi
xoài vừa mới nhú cựa gà cho đến bông xoài nở.
- Thuốc Actara tỏ ra có hiệu quả cao trong việc phòng trị rầy bông xoài.
- Sâu đục trái xuất hiện cao khi trái xoài được 45 ngày tuổi. Khi trái già thì
ghi nhận không có sự hiện diện của sâu.
5.2. Đề nghị
Qua kết quả trên thì có một số đề nghị sau:
- Cần quy hoạch vùng trồng xoài, thực hiện tốt công tác khuyến nông, mở
các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác xoài.
- Phổ biến rộng rãi quy trình xử lý ra hoa trái vụ
50
- Tiếp tục nghiên cứu tình hình dịch hại trong điều kiện xử lý ra hoa trái vụ
để có biện pháp phòng trị thích hợp.
- Khi xử lý ra hoa trái vụ cần chú ý đến sự gây hại của rầy bông xoài và sâu
đục trái.
51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Minh, Võ Thanh Hoàng và Lê Thanh Phong. 2001. Kỹ thuật trồng xoài.
Thành Phố Hồ Chí Minh: NXB Nông Nghiệp.
Đồng Chiến Thắng. 2003. Bước đầu khảo sát thành phần, nguyên nhân bộc phát,
sự gây hại và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bù lạch (Thripidae)
gây hại trên xoài. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt. Khoa Nông Nghiệp,
Trường Đại Học Cần Thơ.
Đường Hồng Dật. 2000. Nghề làm vườn, phát triển cây ăn quả ở nước ta, nhóm
cây ăn quả nhiệt đới có khả năng thích nghi hẹp. Hà Nội: NXB Văn hóa dân
tộc: trang 40-47.
Lê Thị Sen và Lê Văn Vàng. 2000. Bước đầu khảo sát hiệu quả dẫn dụ ruồi đục
trái cây của một số chất protein thủy phân. Khoa Nông Nghiệp, trường Đại
Học Cần Thơ.
Ngô Thanh Cường. 2003. Điều tra và giám định bệnh hại xoài tại hai huyện Cao
Lãnh (Đồng Tháp) và Châu Thành (Cần Thơ). Luận văn tốt nghiệp kỹ sư
trồng trọt. Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Huy Tài và Nguyễn Bảo Vệ. 2002. "Điều tra sự phân bố và kỹ thuật canh
tác xoài ở 4 vùng sinh thái của Đồng Bằng Sông Cửu Long". Tạp chí khoa
học - Đại Học Cần Thơ - Quyển 3: trang 19-25.
Nguyễn Mạnh Chinh. 2001. 200 câu hỏi đáp về sâu- bệnh- cỏ dại, cây ăn trái.
Thành Phố Hồ Chí Minh: NXB Nông Nghiệp: trang 188-198.
Nguyễn Ngọc Thùy và ctv. 2001. "Kết quả khảo sát thành phần loài và phổ ký chủ
của ruồi đục trái tại các tỉnh phía nam". The final symposium on fruit
production in The Mekong delta, CTU: trang 125-129.
Nguyễn Thị Nghiêm. 2001. “Phương pháp đánh giá và phòng trị một số bệnh hại
trong các vườn xoài”. The final symposium on fruit production in The
Mekong Delta, CTU: trang 130-132.
52
Nguyễn Thị Ngọc Ẩn. 2001. Kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cây ăn trái và môi
trường. TP Hồ Chí Minh: NXB Nông Nghiệp: trang 260- 269.
Nguyễn Thị Thu Cúc và Nguyễn Văn Hùng. 1998. "Thành phần và một số đặc tính
sinh học của nhóm côn trùng phổ biến trên nhãn và xoài tại một số tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long". Tạp chí chuyên ngành bảo vệ thực vật 2
(158): trang 9-13.
Nguyễn Thị Thu Cúc. 2000. Côn trùng và nhện hại cây ăn trái vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. TP Hồ Chí Minh: NXB Nông
nghiệp: trang 73-116.
Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv. 2001. "Côn trùng và nhện gây hại trên xoài và hướng
phòng trị tổng hợp". The final symposium on fruit production in The
Mekong Delta, CTU: trang 101-119.
Nguyễn Thị Thu Cúc, Trần Văn Khải và ctv. 2002. "Thành phần, một số đặc điểm
sinh học có liên quan đến sự gây hại của các loài côn trùng đục chồi, cành
non và thân cây xoài". Tạp chí khoa học - Đại Học Cần Thơ - Quyển 3:
trang 424 - 429.
Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv. 2002. "Sâu đục hột xoài Deanolis albizonalis: sự gây
hại và quy trình phòng trị tổng hợp". Tạp chí khoa học - Đại Học Cần Thơ -
Quyển 3: trang 430-436.
Nguyễn Thị Thu Cúc và Đồng Chiến Thắng. 2003. "Bù lạch gây hại xoài : nguyên
nhân bộc phát, thành phần loài, một số đặc điểm sinh học, sinh thái và gây
hại". Tạp chí khoa học chuyên ngành bảo vệ thực vật - Đại Học Cần Thơ:
trang 19-25.
Nguyễn Thị Thu Cúc. 2003. "Xoài và các vấn đề quản lý dịch hại (IPM)". Tạp chí
khoa học chuyên ngành bảo vệ thực vật - Đại Học Cần Thơ: trang 31- 41.
Nguyễn Văn Huỳnh và Nguyễn Thị Nghiêm. 2003. "Khảo sát bước đầu về hiện
tượng khô cành chết cây trong các vườn xoài tại Cần Thơ và Tiền Giang".
Tạp chí khoa học chuyên ngành bảo vệ thực vật - Đại Học Cần Thơ: trang
80-89.
53
Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thanh Hoàng. 1997. Sâu bệnh hại cây ăn trái. Hà Nội:
NXB Nông Nghiệp: trang 18-21.
Nguyễn Văn Huỳnh và Phạm Hoài An. 2003. " Điều tra tình hình gây, khảo sát đặc
tính sinh học và thử nghiệm biện pháp phòng trừ sâu đục trái xoài (Deanolis
albizonalis) ở tỉnh Cần Thơ ". Tạp chí khoa học chuyên ngành bảo vệ thực
vật - Đại Học Cần Thơ: trang 70-78.
Nguyễn Văn Kế. 2001. Cây ăn quả nhiệt đới. TP Hồ Chí Minh: NXB Nông
Nghiệp: trang 115-123.
Tô Việt Diễm Ca và Mai Văn Trị. 2003. "Tính mẫn cảm của một số giống xoài đối
với bệnh thán thư Collectotrichum gloeoporioides ở miền đông Nam bộ".
Viện nghiên cứu cây ăn quả miền nam. TP Hồ Chí Minh: NXB Nông
Nghiệp: trang 229–309.
Trần Thế Tục. 1998. Giáo trình cây ăn quả. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp: trang
164-165.
Trần Thế Tục. 2000. Sổ tay người làm vườn. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp: trang
121-124.
Trần Thượng Tuấn. 1997. Cây ăn trái ĐBSCL. An Giang: Sở khoa học công nghệ
và môi trường: trang 30 - 52.
Trần Văn Hai và Phạm Hoàng Oanh. 2003. "Một số loài sâu bệnh hại quan trọng
ảnh hưởng đến chất lượng trái cây cần lưu ý trong quá trình canh tác". Kỷ
yếu hội thảo nâng cao chất lượng trái cây ĐBSCL: trang 24-34.
Trần Văn Khải. 2000. Côn trùng gây hại trên xoài- biện pháp phòng trừ sâu đục
trái (Deanolis albizonalis -Pyralidae- Lepidoptera) và tác động của một số
loại thuốc bảo vệ thực vật đến động vật đất vườn xoài. Luận văn tốt nghiệp
kỹ sư trồng trọt. Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ.
Vũ Công Hậu. 1982. Trồng cây ăn quả ở trong vườn. TP Hồ Chí Minh: NXB Nông
Nghiệp: trang 365-382.
54
Vũ Công Hậu. 2000. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. TP Hồ Chí Minh: NXB Nông
Nghiệp: trang 458-483.
Vũ Hài và Trần Quý Hiền. 2000. Nghề làm vườn. Hà Nội: NXB Giáo Dục: trang
54-57.
55
* Phụ chương 1: PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG DÂN
PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
Ngày:.................................. Tên người phỏng vấn:
Phường: Mỹ Thạnh............ Thành Phố: Long Xuyên
Tên chủ vườn:...................................................................... Tuổi:
Trình độ học vấn:............... Số nhân khẩu trong gia đình:
Đã tham gia lớp tập huấn về cây ăn trái bao nhiêu lần:
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VƯỜN
Diện tích trồng:................................... Số gốc:
Tuổi vườn:
Vườn được thành lập trên đất: đất ruộng ( ), đất hoang ( ), đất khác ( ).
1.1.Có trồng xen cây ngắn ngày không: có ( ), không ( ), loại cây gì:
1.2.Có kết hợp chăn nuôi/nuôi cá không ( ), với loại gì:
1.3.Trong mùa nắng, mực thủy cấp cách mặt líp trồng là bao nhiêu:
cm
1.4.Trong mùa mưa có ngập nước không? Có ( ), không ( ).
Nếu có thì:
1.4.1. Thời gian ngập bao lâu:
1.4.2. Ngập sâu khoảng: cm.
1.4.3. Bị ngập trong các tháng ( , , , , )
1.5. Vườn cách bờ sông hoặc rạch khoảng ( ) cm.
1.6. Biện pháp phun thuốc: phun bơm tay ( ), phun máy ( ), khác ( )
1.6.1. Phun trên toàn cây ( ), chỉ phun phần bị nhiểm ( ).
1.6.2. Chi phí sử dụng thuốc cho một năm là: đ/năm/
(diện tích).
1.6.3. Những thuận lợi khi sử dụng thuốc trừ bệnh cây là:
1.7. Vườn cây ăn trái có những vấn đề khác không? Như giá cả thị trường ( ),
vốn đầu tư ( ), ngập lũ ( ), vận chuyển ( ), lý do khác ( ).
1.8. Sự hiểu biết của nông dân về thiên địch trên vườn: có ( ), không ( ).
1.8.1. Loài thiên địch tự nhiên nào:
1.8.2. Vai trò quan trọng của chúng:
1.8.3. Vườn có kiến vàng không? Có ( ), không ( )
56
1.8.4. Kiến vàng tự nhiên ( ) hay nuôi ( ).
1.8.5. Sử dụng chúng vào mục đích gì:
II. THIẾT KẾ VƯỜN VÀ CHĂM SÓC
2.1. Các loại cây trồng xung quanh vườn:
2.2.1. Bề rộng mương vườn: ( )m
2.2.2. Bề rộng líp trồng: ( )m
2.2.3. Chiều cao líp trồng: ()m
2.2.4. Chiều cao mô trồng (nếu có): ( )m
2.3.1. Cây được trồng theo hàng ( )cm, theo lối nanh sấu ( )cm, kiểu khác ( ).
2.3.2. Cây cách cây trên hàng là: ( )m
2.3.3. mỗi líp có ( ) hàng cây.
2.3.4. Khoảng cách giữa hai hàng là: ( )m
2.4.1. Có tủ mặt líp không? Có ( ), không ( ).
2.4.2. Chi phí tủ cho năm: ( ) đ/năm/ (diện tích)
2.5.1. Vườn có cỏ không? Có ( ), không ( ).
2.5.2. Cách làm cỏ : bằng tay ( ), máy ( ), thuốc ( ).
2.5.3. Nếu dùng thuốc trừ cỏ: tên thuốc đã dùng:
2.5.4. Số lần phun trong năm: ( )lần.năm.
2.5.5. Chi phí làm cỏ mỗi năm: ( ) đ/năm/ (diện tích).
2.6.1. Có sử dụng thuốc trừ sâu không? Có ( ), không ( ).
2.6.2. Tại sao chọn các loại nông dược đó: có hiệu quả tốt ( ), thuốc rẻ ( ), thuốc
an toàn ( ), thuốc quen thuộc ( ), thuốc có sẳn ( ), lý do khác ( ).
2.6.3. Ai đã hướng dẫn bạn chọn và thời gian phun các loại thuốc đó: Cán bộ
khuyến nông ( ), người bán ( ), tự chọn ( ), tivi- báo đài ( ).
2.3. Thời điểm ra hoa: đợt 1 (mùa chính) vào các tháng ( , , , , )
2.4. Thời điểm ra hoa đợt 2 (mùa nghịch) vào các tháng ( , , , )
2.5. Mùa thu hoạch: mùa chính vào các tháng ( , , , )
2.6.Mùa thu hoạch: mùa nghịch vào các tháng ( , , , )
2.7. Có tỉa cành không? Có ( ), không ( ).
2.7.1. Vào các tháng ( , , , , )
2.7.2. Bằng cách nào:
III. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN TRÁI
3.1. Cây giống tự sản xuất ( ) hay mua từ nơi khác ( )
3.2. Nhân giống: bằng hột ( ), ghép ( ), tháp ( ), chiết ( ), giâm
cành
3.3. Tên giống:
3.4. Phân bón:
57
Lượng phân bón sử dụng trong năm: (kg/cây/năm)
3.4.1. URÊ: ( ) kg/ /năm, chia làm ( ) lần/năm, vào các tháng ( , , ,
)
3.4.2. DAP: ( ) kg / /năm, chia làm ( ) lần/năm, vào các tháng ( , , ,
)
3.4.3. KCl: ( ) kg / /năm, chia làm ( ) lần/năm, vào các tháng ( , , ,
)
3.4.4. NPK: : ( ) kg / /năm, chia làm ( ) lần/năm, vào các tháng ( , , ,
)
3.4.5. Các loại phân bón khác ( ) ( ) kg / /năm,
chia làm ( ) lần/năm, vào các tháng ( , , , )
3.4.6. Có sử dụng phân bón lá không? Có ( ), không ( ).
3.4.7. Nếu có, loại phân gì:
3.4.8. Số lần phun trong năm: ( ) lần/năm, vào các tháng ( , , , )
3.4.9. Có sử dụng phân hữu cơ không? Có ( ), không ( )
3.4.10. Nếu có, loại phân gì:
3.4.11. Lượng sử dụng: ( ) kg / /năm, chia làm ( ) lần/năm, vào các tháng (
, , , )
3.4.12. Hình thức tưới nước: tưới tràn ( ), tưới thắm ( ), tưới phun ( ).
3.4.13. Vườn có xử lý ra hoa không? Có ( ), không ( ).
3.4.14. Nếu có, liều lượng ( ) g/cây, thời điểm xử lý tháng ( , , ), số lần
( )/năm.
IV. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
4.1. Tình hình dịch hại:
TT Loại dịch hại
Giai đoạn
xuất hiện
Thời gian
xuất hiện
Bộ phận
bị hại
Mức độ
thiệt hại
Cách
phòng trị
58
4.2. Biện pháp phòng trừ dịch hại:
TT
Loại
dịch
hại
Triệu
chứng
Thuốc
phòng
trị
Liều
lượng
Số lần
phun/vụ
Thời gian
phun(ngày/lần)
Hiệu
quả
Thời
gian
cách ly
59
* Phụ chương 2: DANH SÁCH ĐIỀU TRA NÔNG DÂN
DANH SÁCH HỘ NÔNG DÂN ĐƯỢC PHỎNG VẤN
(Tại phường Mỹ Thạnh – TP. Long Xuyên)
STT Họ và Tên Tuổi Giới tính Trình độ học vấn
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Nguyễn Văn Tụ
Nam Cấp 1
Huỳnh Văn Liền
Nam Cấp 1
Nguyễn Văn Bé
Nam Cáp 2
Phạm Văn Hoạch
Nam Cấp 3
Trịnh Hồng Ấn
Lê Hồng Sơn
Nam
Cấp 2
Nguyễn Thị Tư
Nữ Cấp 3
Huỳnh Văn Năm
Nam Cấp 3
Trần Văn Chợ
Nam Cấp 1
Nguyễn Văn An
Nam Cấp 2
Nguyễn Văn Lâu
Nam Cấp 1
Hồ Van Bé
Nam Cấp 1
Phan Thị Đanh
Nữ Cấp 1
Nguyễn Văn Nên
Nam Cấp 2
Nguyễn Thị Hoàng
Nữ Cấp 3
40
60
39
53
50
52
56
52
52
58
49
50
59
51
40
60
34
35
58
48
37
46
38
58
60
50
59
32
58
41
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nữ
Cấp 1
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 1
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 1
Cấp 1
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 1
Cấp 3
Cấp 3
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 2
Cấp 2
Cấp 1
Cấp 1
Cấp 1
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 1
60
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
Trần Văn Âu
Nam Cấp 1
Nguyễn Thần Nông
Nam Cấp 3
Nguyễn Thị Bé Hai
Nữ Cấp 3
Nguyễn Văn On
Nam Cấp 1
Nguyễn Văn Lái
Nam Cấp 2
Lê Văn Toàn
Nam Cấp 3
Huỳnh Văn Tâm
Nam Cấp2
Huỳnh Văn Hạnh
Nam Cấp 3
Nguyễn Văn E
Nam Cấp 1
Phạm Văn Khải
Nam Cấp 1
Trần Quang Vinh
Nam
Cấp 1
Nguyễn Văn Gạch
Nam
Cấp 1
Võ Thành Danh
Nam
Cấp 2
Ngô Thành Bé
Nam
Cấp 3
Lê Thị Điền
Nữ
Cấp 1
Trần Văn Bé
Nam
Cấp 1
Đặng Văn Dưỡng
Nam
Cấp 1
Phan Lấn
Nam
Cấp 3
Mai Hiệp Hòa
Nam
49
30
50
58
60
59
56
42
59
56
45
33
60
41
40
45
47
60
43
56
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Cấp 1
Cấp 1
Cấp 3
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 1
Cấp 1
Cấp 3
Cấp 1
Cấp 1
Cấp 3
Cấp 2
Cấp 1
Cấp 3
Cấp 3
Cấp 1
Cấp 3
Cấp 1
Cấp 3
Cấp 2
61
Cấp 2
Phan Văn Phối
Nam
Cấp 3
Trần Văn Mách
Nam
Cấp 1
Nguyễn Văn Bình
Nam
Cấp 1
Huỳnh Công Tiễn
Nam Cấp 3
Trịnh Văn Trọng
Nam Cấp 1
Phan Thành Bình
Nam Cấp 1
Phan Văn Rành
Nam Cấp 3
Nguyễn Hữu Quốc
Nam Cấp 2
Trần Văn Chấn
Nam Cấp 1
Dương Phước Thủ
Nam Cấp 3
Trần Ngọc Dung
Nữ Cấp 3
Lê Văn Tưởng
Nam Cấp 1
Võ Phước Trí
Nam Cấp 3
Nguyễn Văn Tâm
Nam Cấp 1
Trần Văn Ni
Nam Cấp 3
Võ Thành Công
Nam Cấp 2
62
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1192.pdf