Luận văn Điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái nguyên

MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó chăn nuôi đặc biệt chiếm vị trí quan trọng. Đây là một ngành kinh tế đem lại lợi nhuận cao và hiện đang là thế mạnh của các tỉnh miền núi. Nhu cầu phát triển chăn nuôi của các hộ nông dân ngày một lớn, hình thức chăn thả tự nhiên như trước đã không đáp ứng được, do đó đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải nhanh chóng tìm ra phương hướng cho việc phát triển các nguồn thức ăn xanh, đặc biệt là cỏ trồng đồng thời có biện pháp khai thác, sử dụng nguồn thức ăn đó một cách có hiệu quả nhất. Chúng ta biết rằng đồng cỏ là kho dự trữ năng lượng tiềm tàng, gia súc sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành thức ăn của con người. Sự phát triển của đồng cỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, đất đai, các hình thức tác động của con người . Sự sinh trưởng của thảm cỏ cũng có sự biến động theo mùa rõ rệt. Ở các vùng sinh thái khác nhau thì thảm cỏ có sự phát triển khác nhau, tạo nên các loại thảm cỏ với năng suất khác nhau. Chính vì vậy mà việc phân vùng sinh thái có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp ta phân định các quy luật sinh thái đặc thù của từng vùng, tiểu vùng. Nó còn là cơ sở cho việc quy hoạch, phân vùng kinh tế, đặc biệt là các vùng có khả năng dùng làm đồng cỏ phục vụ cho phát triển chăn nuôi, lập phương án sử dụng hợp lý các kiểu đồng cỏ, cây trồng làm thức ăn gia súc, góp phần phát triển bền vững chăn nuôi địa phương. Hiện nay, chăn nuôi gia súc ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang chuyển dịch dần từ hình thức quảng canh sang thâm canh, nuôi nhốt thu cắt thức ăn xanh và cho ăn tại chuồng. Tuy nhiên diện tích cỏ trồng vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích đất trống dẫn đến thiếu thức ăn cho gia súc, đặc biệt là thức ăn cho gia súc.Trước nhu cầu thực tiễn đó đã có rất nhiều chương trình, dự án nhập nội một số giống cỏ năng suất cao có thể trồng trong điều kiện của Việt Nam đã trồng thử nghiệm ở nhiều nơi trong đó có các tỉnh miền núi phía Bắc. Đại từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên hiện đang rất cần sự đầu tư cho việc phát triển nguồn thức ăn xanh để cung cấp cho chăn nuôi đại gia súc. Cũng đã có nhiều dự án đưa một số giống cỏ năng suất cao vào trồng và cũng đã thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế do thói quen hay do ý thức chưa thật đúng của dân địa phương, đồng thời cũng thiếu mô hình có sức thuyết phục cao để dân học tập. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã Hùng Sơn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên”. MỤC LỤC Trang Mục lục 1 MỞ ĐẦU 3 CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng 5 1.2. Phân vùng địa vật lý 7 1.3. Phân vùng khí hậu 7 1.4. Phân vùng thổ nhưỡng 11 1.5. Phân vùng sinh thái thảm thực vật 13 1.6. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên 17 1.7. Tình hình về nghiên cứu đồng cỏ trồng 28 1.8. Tình hình nghiên cứu về thức ăn và chăn nuôi gia súc ở Đại Từ 30 CHưƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 33 2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Đại Từ 33 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 33 2.1.2. Tình hình xã hội huyện Đại Từ 36 2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội xã Hùng Sơn 36 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 37 2.2.2. Điều kiện xã hội 40 CHưƠNG 3. ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 3.1. Đối tượng nghiên cứu 42 3.2. Phương pháp nghiên cứu 42 3.2.1. Điều tra cơ bản vùng nghiên cứu qua số liệu thứ cấp tại địa phương 42 3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên 42 3.2.3. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 43 3.2.4. Phương pháp thực nghiệm trồng cỏ 50 CHưƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51 4.1. Kết quả nghiên cứu các tiểu vùng sinh thái 51 4.1.1. Nguyên tắc và căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái 52 4.1.2. Kết quả phân loại các tiểu vùng sinh thái 53 4.1.3. Mức độ khai thác hiện nay của các tiểu vùng 54 4.2. Đánh giá thực trạng hiện nay về cây thức ăn gia súc ở xã Hùng Sơn 56 4.2.1. Thảm cỏ ven sông 56 4.2.2. Thảm cỏ trong đồi cỏ tự nhiên 67 4.2.3. Thảm cỏ dưới tán rừng 79 4.2.4. Sinh khối thảm cỏ tại một số điểm nghiên cứu 89 4.3. Thực nghiệm trồng cỏ 91 4.3.1. Kết quả thực nghiệm trồng cỏ 91 4.3.2. Về chất lượng cỏ trồng 92 4.4. Hiệu quả mô hình chăn nuôi trong xã 93 4.4.1. Đánh giá các mô hình chăn nuôi 93 4.4.2. Đề xuất mô hình khai thác thức ăn 96 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 98 1. Kết luận 98 2. Đề nghị 99 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 106 .

pdf116 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học Thái Nguyên 72 aciculatus), Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum). Họ Cúc (Asteraceae) có 4 loài chiếm 12,9% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài như: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ngải cứu dại (Artemisia japonica), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Cỏ lào (Chromolaena odorata). Họ Sim (Mystaceae) có 3 loài chiếm 9,67% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài đặc trưng: Chổi sể (Baeckea frutescens), Ổi (Psidium guyavs), Sim (Rhodomyrtus tomentosa). Các họ như họ Bòng Bong (Schizaeacae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Mua (Melastomaceae), mỗi họ có 2 loài, nhóm họ này chiếm 19,35% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Bao gồm các loài: Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Mua đất (Melastoma septemnervium). Các họ còn lại như: họ Dương xỉ (Dryopteridaceae), họ Guột (Gteicheniaceae), họ Thầu dầu (commelinaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Chè (Theaceae), họ Ban (Hyperaceae), họ Cói (Cyperaceae), mỗi họ này có 1 loài. Nhóm họ này chiếm 35,5% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Bao gồm các loài sau: Dương xỉ vảy (Dryopteris untergriloba), Guột (Dicranopteris lineris), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Thài lài (Commelina communis), Đậu ba lá (Uraria Lagopodides), Thành ngạnh nam (Cratoxylon cochinchinensis), Xoan (Melia azedarach), Củ gấu (Cyperus esculentus), Chè (Camellia sinensis). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 Tại điểm nghiên cứu này số lượng loài nhiều nhất vẫn thuộc về họ Lúa với 7 loài, tiếp đến là họ Cúc, họ Sim, ít hơn là họ Thầu dầu, Mua, Đậu...Trong điểm nghiên cứu này có 10 loài là gia súc ăn được chiếm 32,25% tổng số loài. c) Thành phần loài trong điểm nghiên cứu số 6 Điểm nghiên cứu này là đồi Hàm Rồng thuộc xóm 3, xã Hùng Sơn, đồi có độ cao 190m so với mặt nước biển, đồi cỏ tự nhiên được hình thành do sự chặt phá rừng trong thời gian dài, đồi cỏ xen lẫn cây gỗ nhỏ và cây bụi. Cây gỗ nhỏ đặc trưng là cây Chè và cây bụi đặc trưng là Sim. Tại điểm nghiên cứu này chúng tôi thu được 36 loài thuộc 19 họ khác nhau. Họ lúa (Poaceae) vẫn là họ có số lượng loài cao nhất với 8 loài chiếm 22,22% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Bao gồm các loài như: Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ may (Chrysopagon aciculatus), Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Cỏ đắng (P.scrobiculatum), Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Sậy (Phragmites Karka), Lau (Saccharum arundinaceum). Họ cúc (Asteraceae) có 4 loài, chiếm 11,11% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, bao gồm các loài phổ biến như: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ngải cứu dại (Artemisia japonica), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Cúc sao (Aster ageratoides). Các họ như họ Đậu (Fabaceae) và họ Sim (Myrtaceae), mỗi họ có 3 loài, nhóm họ này chiếm 16,67% tổng số loài trong điểm nghiên cứu bao gồm các loài: Chổi sể (Baeckea frutescens), Ổi (Psidium guyavs), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Tràng quả (Desmodium clovisii), Đậu dại (Dunbaria podocarpa), Đậu ba lá (Uraria lagopodiodes). Các họ như: Thầu dầu (Euphorbiaceae), Mua (melastomaceae), Cói (cyperaceae), mỗi họ này có 2 loài, nhóm họ này chiếm 16,67% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, bao gồm các loài sau: Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Mua đất (Melastoma septemnervium), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ lông lợn (Fimbistylis annua). Các họ còn lại như: Họ Dương xỉ (Dryopterdaceae), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Bòng bong (Schizaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae) họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Chè (Theaceae), mỗi họ có 1 loài, nhóm họ này chiếm 33,3% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, bao gồm các loài: Dương xỉ vảy (Dryopteris intergriloba), Guột (Dicranopteris lineris), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Móng bò (Bauhinia alba), Keo tai tượng (Acacia mangium), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Thài lài (Commelina communis), Thành ngạnh nam (Cratoxylon cochinchinensis), Xoan (Melia azedarach), Chè (Camellia sinensis). Ở điểm nghiên cứu này có 15 loài gia súc ăn được chiếm 41,67% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Những loài mà gia súc không ăn được phát triển mạnh và đang dần chiếm ưu thế. Trong quá trình nghiên cứu thành phần loài ở 3 điểm nghiên cứu này chúng tôi rút ra một số nhận xét: - Trong cả 3 điểm thì các loài của họ Lúa (Poaceae) chiếm ưu thế chúng tạo độ phủ cho thảm cỏ ở đây. - Trong các đồi cỏ, đồi nào mà bị chăn thả nhiều thì số họ và thành phần loài tăng nhưng số lượng cá thể thuộc các loài giảm dần và nhất là họ Hòa thảo, nguyên nhân là do việc chăn thả gia súc quá nhiều làm cho các loài cây hòa thảo không phát triển được, ánh sáng lọt xuống mặt đất nhiều, đất bị khô, dí chặt kèm theo là độ dốc của địa hình nên gây ra hiện tượng xói mòn vào mùa mưa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 4.2.2.2. Thành phần dạng sống trong khu nghiên cứu Chúng tôi đã thu thập và phân tích các dạng sống của hệ thực vật trong các điểm nghiên cứu. Các dạng sống được sắp xếp thành các kiểu theo phương pháp của Hoàng Chung (1980) và được thống kê ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Những dạng sống chính của thực vật trong đồi cỏ tự nhiên Tt Kiểu dạng sống Điểm số 4 Điểm số 5 Điểm số 6 1 Cây gỗ 4 4 5 2 Cây bụi 3 3 3 3 Cây bụi thân bò 2 1 2 4 Cây bụi nhỏ 3 3 4 5 Cây bụi nhỏ thân bò 0 0 0 6 Cây nửa bụi 1 1 1 7 Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 0 0 0 8 Cây có chồi mọc từ rễ 0 2 2 9 Cây thảo sống lâu năm, có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn 0 0 0 10 Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm 2 2 2 11 Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân rễ ngắn 2 3 3 12 Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm 3 3 2 13 Câu thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm 2 1 2 14 Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài 2 3 3 15 Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò 2 1 2 16 Cây thảo 1 năm có hệ rễ cái 3 4 4 17 Cây thảo 1 năm có hệ rễ cái, có thân bò 0 0 0 18 Cây thảo 1 năm có hệ rễ chùm 1 0 1 Tổng số loài 30 31 36 Tổng số kiểu dạng sống 13 13 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 a) Thành phần dạng sống của điểm nghiên cứu số 4 Trong điểm nghiên cứu số 4 này có 30 loài thuộc 13 kiểu dạng sống khác nhau trong đó: Dạng sống cây gỗ (kiểu 1) có số loài nhiều nhất 4 loài bao gồm Thành ngạnh nam (Cratoxylon cochinchinensis), Ổi (Psidium guyava), Xoan (Melia azedarach), Chè (Camellia sinensis). Kiểu dạng sống này chiếm 13,33% tổng số loài của điểm nghiên cứu. Nhóm dạng sống có 3 loài bao gồm cây bụi (kiểu 2), Cây bụi nhỏ (kiểu 4), cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm (kiểu 12), cây thảo 1 năm có hệ rễ cái (kiểu 16). Nhóm dạng sống này chiếm 40% tổng số loài của điểm nghiên cứu. Với các loài tiêu biểu như: Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa). Nhóm dạng sống có 2 loài bao gồm: cây bụi thân bò (kiểu 3); cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (kiểu 10); cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân rễ ngắn (kiểu 11); cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (kiểu13); cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu14); cây thảo sống lâu năm, có thân rễ dài, có thân bò (kiểu 15). Nhóm dạng sống này chiếm 40% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài như: Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Móng bò (Bauhinia alba), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Đậu dại (Dunbaria podocarpo), Sậy (Phragmites karka), Cỏ xả (Cymbopogon caesius). Nhóm dạng sống còn lại có 1 loài bao gồm: câu nửa bụi (kiểu 6) cây thảo 1 năm có hệ rễ chùm (kiểu 18). Nhóm dạng sống này chiếm 6,67% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. b) Thành phần dạng sống trong điểm nghiên cứu số 5 Trong điểm nghiên cứu này có 31 loài thuộc 13 dạng sống khác nhau, cụ thể: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 Dạng sống có nhiều loài nhất là cây gỗ (kiểu 1) và kiểu 16 có 4 loài, nhóm kiểu này chiếm 25,8% tổng số loài trong điểm nghiên cứu có thể kể đến các loài cây đặc trưng như Thành ngạnh nam (Cratoxylon cochinchinensis), Ổi (Psidium guyava), Xoan (Melia azedarach), Chè (Camellia sinensis). Những dạng sống có 3 loài, cây bụi (kiểu 2) cây bụi nhỏ (kiểu 4) cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm có thân rễ ngắn (kiểu 11), cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm, có thân rễ ngắn (kiểu 12), cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14) nhóm kiểu dạng sống này chiếm 48,39% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài như: mua đồi, sim, mua đất, chổi sể, chó đẻ, bòng bong, bòng bong leo, thài lài, cỏ chân nhện , cỏ lồng vực, cỏ đắng Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Mua đất (Melastoma septemnervium), Chổi sể (Baeckea frutescens), Ổi (Psidium guyavs), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Thài lài (Commelina communis,) Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), Cỏ lồng vực (Echinochloa colona) . Những dạng sống có 2 loài bao gồm: cây có chồi mọc từ rễ (kiểu 8), cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (kiểu 10), nhóm kiểu này chiếm 12,9% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài đặc trưng như: Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ mần trầu (Eleusine indica). Những dạng sống còn lại bao gồm: cây bụi thân bò (kiểu 3), cây nửa bụi (kiểu 6), cây thảo mọc thành búi dầy, sống lâu năm (kiểu 13), cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (kiểu 15) nhóm kiểu dạng sống này chiếm 12,91% tổng số loài điểm nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 c) Thành phần dạng sống điểm nghiên cứu số 6 Với 36 loài tại điểm nghiên cứu chúng tôi đã xác định chúng thuộc 14 kiểu dạng sống khác nhau: Trong 14 kiểu dạng sống này thì kiểu 1: cây gỗ có số lượng loài nhiều nhất với 5 loài chiếm 13,89% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các cây đặc trưng như Ổi, Xoan, Chè, Thành ngạnh nam.... Những dạng sống có 4 loài bao gồm: cây bụi nhỏ (kiểu 4); cây thảo sống 1 năm có hệ rễ cái (kiểu 16). Nhóm kiểu này chiếm 22,22% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài như: Chổi sể (Baeckea frutescens), Tràng quả (Desmodium clovisii), Đậu ba lá (Uraria lagopodiodes), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ngải cứu dại (Artemisia japonica), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Mua đất (Melastoma septemnervium). Những dạng sống có 3 loài bao gồm: cây bụi (kiểu 2); cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14). Nhóm kiều này chiếm 25% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Có thể kể đến các loài như: Mua đồi (Melastoma sanguineum), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Dương xỉ vảy (Dryopteris intergriloba), Guột (Dicranopteris linearis), Cỏ tranh (Imperate cylindrica). Những dạng sống có 2 loài bao gồm: cây bụi thân bò (kiểu 3) cây có chồi mọc từ rễ (kiểu 8); cây thảo có hệ rễ chùm sống lâu năm (kiểu 10); cây thảo mọc thành búi thưa sống lâu năm (kiểu 12); cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (kiểu 13); cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (kiểu 15). Nhóm kiểu này chiếm 33,33% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài như: Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Móng bò (Bauhinia alba), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ lông lợn (Fimbistylis annua), Cỏ chân nhện… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 Những dạng sống còn lại như: cây nửa bụi (kiểu 6); cây thảo 1 năm có hệ rễ chùm (kiểu18) có 1 loài, nhóm kiểu này chiếm 5,56% tổng số loài. Qua việc nghiên cứu phân tích thành phần dạng sống thực vật tại 3 điểm trên chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: - Trong ba điểm nghiên cứu thì điểm nghiên cứu số 6 có số lượng loài và dạng sống lớn nhất với các loài đặc trưng cho đồi cỏ tự nhiên. - Trong các điểm nghiên cứu xuất hiện những dạng sống thuộc kiểu 1, kiểu 2 và kiểu 4 mọc rải rác, có chỗ mọc dày thành từng đám cây bụi lấn át các loài cây hoà thảo. - Tai các đồi cỏ có mức độ chăn thả cao thì độ phủ giảm, số loài hạn sinh tăng, có nơi những loài như guột, cói còn chiếm ưu thế. 4.2.3. Thảm cỏ dưới rừng. Kết quả nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống tại các điểm như sau: 4.2.3.1. Thành phần loài Trong quá trình điều tra chúng tôi thu được 52 loài thuộc 29 họ, đây chưa phải là những thống kê đầy đủ về các loài và các họ nhưng cũng là những loài phổ biến thường gặp trong các thảm cỏ dưới rừng. Bảng 4.5. Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu trong thảm cỏ dưới tán rừng Tt Tên khoa học Tên địa phƣơng Điểm NC D S GT CT 7 8 1 2 3 4 5 6 7 Polipodiophyta Ngành Dƣơng xỉ (1) Dryopteridaceae Họ Dƣơng xỉ 1 Dryopteris intergriloba C.chr Dương xỉ vảy + + 14 H0 (2) Gleicheniaceae Họ Guột 1 Dicranopteris linearis (Burn.f).Lindrew Guột + + 14 H0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 (3) Schizaeaceae Họ Bòng Bong 1 Lygodium flexuosum (L) SW Bòng bong + + 11 H0 2 Lygodium scandens (L) SW Bòng bong leo + 11 H0 (4) Dicksoniaceae Họ Cu li 1 Cibotium barometz (L) J.Sin Lông cu li + 10 H0 Angiospermae Ngành hạt kín Dicotyledoneae Lớp 2 lá mầm (5) Anacardiaceae Họ Xoài 1 Canarium album Racusth Trám trắng + 1 H0 2 Rhus chinensis Muell Cây muối + 1 H0 3 Rhus succedanea Cây sơn + 1 H0 (6) Asclepiadaceae Họ Thiên lý 1 Streptocaulon juventas Merr Hà thủ ô trắng + + 8 H0 (7) Asteraceae Họ Cúc 1 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn + + 16 H0 2 Artemisia japonica Thunb Ngải cứu dại + + 10 H0 3 Elephantopus scarber L. Cúc chỉ thiên + 10 H0 4 Xanthium inaequiaterum DC Ké đầu ngựa + 16 H0 (8) Caesalpiniaceae Họ Vang 1 Bauhinia alba Ham Móng bò + 3 H0 2 Peltophorum pterocarpum (DC)Backer Heyne Lim xẹt + 1 H0 3 Cassia tora L. Muồng lạc + 16 H0 (9) Convolvulaceae Họ Khoai lang 1 Impomoea chrysoides (Kerr) Ham Bìm bìm + + 3 H0 10 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 1 Phyllanthus urinaria L Chó đẻ + + 4 H0 2 Vernica montana Lour Trẩu + 1 H0 11 Fagaceae Họ Dẻ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 1 Castanopsis sinensis (Speng) Hance Dẻ gai + 1 H0 12 Hypericaceae Họ ban 1 Clatoxylon cochinchinensis (Lour) Blume Thành ngạnh nam + + 1 H0 2 C.formosum subsp.prunifolium (Kurz) God Đỏ ngọn + + 1 H0 13 Juglandaceae Họ Óc chó 1 Engelhardtia roxburghiana Wall Chẹo + 1 H0 14 Magnoliaceae Họ Ngọc lan 1 Manglietia glauca Blume Mỡ + 1 H0 15 Malvaceae Họ Bông 1 Sida rhombifolia L Ké hoa vàng + + 6 Ke 16 Melastomaceae Họ Mua 1 Melastoma sanguineum Sims Mua đồi + + 2 H0 2 Melastoma septemnervium Lour Mua đất + + 9 H0 17 Meliaceae Họ Xoan 1 Aglaia gigantea Pierre Gội + 1 H0 2 Melia azedarach L Xoan + 1 H0 18 Mimosaceae Họ Trinh nữ 1 Acacia mangium Willd Keo tai tượng + + 1 Ke 19 Moraceae Họ Dâu tằm 1 Ficus auriculata Lour Vả + 1 TB 2 F.hispida L.f Ngái + 2 TB 20 Myrtaceae Họ Sim 1 Baeckea frutescens L Chổi sể + + 4 H0 2 Psidium guyava L Ổi + + 1 H0 3 Rhodomyrtus tomentosa (Sit) Hassk Sim + 2 H0 21 Rosaceae Họ Hoa hồng 1 Prunus armeniaca L Mơ + 1 H0 2 Rubus alcaefolius Poir Mâm xôi + + 3 H0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 22 Rubiaceae Họ Cà phê 1 Randia dasycarpa (Kutz) Bakh Găng trắng + 2 H0 23 Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa 1 Clerodendron cyrtophyllum Turcz Bọ mẩy + + 8 H0 24 Vitaceae Họ nho 1 Vitis lhunbergii Siebold Zucc Nho dại + 6 H0 25 Fabaceae Họ đậu 1 Pueraria montana (Lour) Merr Sắn dây rừng + 11 T0 26 Lauraceae Họ long não 1 Litsea cubebar (Lour) Pers Màng tang + 1 H0 27 Rutaceae Họ Cam 1 Citrus media L Chanh + + 2 H0 2 Evodia lepta (Spreng) Merr Ba chạc + 2 H0 MONOCOTYLEDONEAE Lớp 1 lá mầm 28 Cyperaceae Họ cói 1 Cyperus esculentus L Củ gấu + 10 Ke 29 Poaceae Họ Lúa 1 Centosteca lappacea Rendle Cỏ lá tre + 11 T0 2 Cymbopogon caesius (Nees) Stauf Cỏ xả + + 13 T0 3 Cynodon dactylon (L) Rers Cỏ gà + 18 T0 4 Chrysopogon aciculatus Trim Cỏ may + + 15 T0 5 Imperata cylindrical (L) P.Beauv Cỏ tranh + 14 T0 6 Miscanthus floriduslus (Labill) Warb Chè vè + + 13 7 Sacccharum arundinaceum Retz Lau + + 13 TB Tổng số loài 25 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 a. Thành phần loài trong điểm nghiên cứu số 7. Điểm nghiên cứu này là rừng trồng keo tai tượng, có diện tích 5ha, được trồng từ năm 1996, chủ hộ là anh Nguyễn Văn Duy. Trong quá trình điều tra chúng tôi đã thống kê được 25 loài thuộc 16 họ khác nhau. Trong 16 họ được thống kê thì họ Lúa (Poaceae) là họ có số lượng loài cao nhất với 5 loài chiếm 20% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, bao gồm các loài sau: Cỏ xả (Cymbopogon caesius), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Lau (Sacccharum arundinaceum), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Chè vè (Miscanthus floriduslus). Tiếp đến là họ Sim (Myrtaceae) có 3 loài chiếm 12% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, bao gồm các loài sau: Chổi sể (Baeckea frutescens), Ổi (Psidium guyava), Sim (Rhodomyrtus tomentosa). Các họ có 2 loài như: Họ Cúc (Arteraceae), họ Ban (Hypericaceae), họ Mua (Melastomaceae), nhóm họ này chiếm 24% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, bao gồm các loài đặc trưng như: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ngải cứu dại (Astemisia japonica), Thành ngạnh nam (Clatoxylum cochinchinensis), Đỏ ngọn (Clatoxylon formosum subsp.prunifolium), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Mua đất (Melastoma septemnervium). Các họ còn lại như: Họ Dương xỉ, họ Bòng bong, họ Guột, họ Thiên lý, họ Khoai lang, họ Thầu dầu, họ Bông, họ Trinh nữ, họ Hoa hồng, họ Cỏ roi ngựa, họ Cam, mỗi họ này có 1 loài, vậy nhóm họ này chiếm 44% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài phổ biến sau: Dương xỉ vảy( Dryopteris intergriloba), Guột (Dicranopteris linearis), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Bìm bìm (Impomoea chrysoides), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Keo tai tượng (Acacia mangium), Mâm xôi (Rubus alcaefolius) , Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Chanh (Citrus media). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 Qua quá trình nghiên cứu ở điểm số 7 chúng tôi có nhận xét: Đây là thảm cỏ dưới rừng keo đã khép tán, nên không có loài nào chiếm ưu thế. Những loài cây mà gia súc ăn được chỉ chiếm 28%, còn lại là những cây không có giá trị chăn thả. Nhìn ngoại mạo thảm cỏ này chúng tôi thấy cây bụi và cây gỗ chiếm ưu thế, đặc biệt là Guột chúng xuất hiện nhiều và có những chỗ chúng chiếm ưu thế tuyệt đối. b. Thành phần loài trong điểm nghiên cứu số 8. Điểm nghiên cứu này là rừng phục hồi tự nhiên Khuôn Gà xã Hùng Sơn. Qua thời gian nghiên cứu ở điểm số 8 chúng tôi đã thống kê được 50 loài thuộc 29 họ khác nhau. Trong đó họ có số lượng loài cao nhất vẫn là họ Lúa (Poaceae) với 6 loài chiếm 12% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, bao gồm các loài như: Cỏ xả (Cymbopogon caesius), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ tranh (Imperata cylindrical), Lau (Sacccharum arundinaceum), Cỏ lá tre (Centosteca lappacea), Chè vè (Miscanthus floridusl). Họ Cúc (Asteraceae) có 4 loài, chiếm 8% tổng số loài trong điểm nghiên cứu bao gồm các loài sau: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ngải cứu dại (Astemisia japonica Thumb), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scarber), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequiaterum). Nhóm họ có 3 loài bao gồm: Họ Sim (Myrtaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), nhóm họ này chiếm 18% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài đặc trưng như: Trám trắng (Canarium album), Cây muối (Rhus chinensis), Cây sơn (Rhus succedanea), Móng bò (Bauhinia alba), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Muồng lạc (Cassia tora), Chổi sể (Baeckea frutescens), Ổi (Psidium guyava), Sim (Rhodomyrtus tomentosa). Các họ gồm có 2 loài bao gồm: Họ Bòng bong (Schizaeaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Ban (Hypericaceae), họ Mua (Melastomaceae), họ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 Xoan (Meliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Cam (Rutaceae), nhóm họ này chiếm 32% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, bao gồm các loài sau: Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Trẩu (Vernica montana), Thành ngạnh nam (Clatoxylum cochinchinensis), Đỏ ngọn (C.formosum subsp.prunifolium), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Mua đất (Melastoma septemnervium), Gội (Aglaia gigantean), Xoan (Melia azedarach), Vả (Ficus auricaculata), Ngái (Ficus hispida), Mâm xôi (Rubus alcaefolius), Mơ (Prunus armeniaca), Chanh (Citrus media), Ba chạc (Evodia lepta). Các họ còn lại như: Họ Cu li (Dicksoniaceae), họ Thiên lý (Asclepiaceae), họ Dương xỉ (Dryopteridaceae), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Óc chó (Juglandaceae), họ Ngọc lan (Magloniaceae)), họ Bông (Malvaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbanaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Long não (Lauraceae), mỗi họ có 1 loài, nhóm họ này chiếm 30% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài như: Dương xỉ vảy(Dryopteris inetgriloba), Guột (Gleicheniaceae), Lông cu li (Cibotium barometz), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Dẻ gai (Castanopsis sinensis), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Mỡ (Manglietia glauca), Keo tai tượng (Acacia mangium)… Qua quá trình nghiên cứu các thảm cỏ chúng tôi rút ra một số nhận xét: Điểm nghiên cứu số7 là rừng trồng đã khép tán, số lượng loài không cao chỉ có 25 loài thuộc 16 họ. Chính vì vậy mà thành phần loài dưới tán rừng cũng như số lượng loài và cá thể ít hơn. Thảm cỏ dưới tán rừng thưa thớt, ít loài. Điểm nghiên cứu số 8 là kiểu rừng phục hồi tự nhiên, có thành phần loài phong phú với 50 loài thuộc 29 họ khác nhau, trong rừng xuất hiện nhiều cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 leo, bì sinh, nhiều cây bụi và cây thuộc thảo. Trong 29 họ thì họ Lúa (Poaceae) có số lượng loài cao nhất với 6 loài nhưng số lượng cá thể thì ít, mọc thưa thớt. 4.2.3.2. Thành phần dạng sống trong các điểm nghiên cứu Các dạng sống được chúng tôi sắp xếp theo phương pháp của Hoàng chung (1980) và được thống kê ở bảng 4.6. Bảng 4.6.Những dạng sống chính của thực vật trong các điểm nghiên cứu Tt Kiểu dạng sống Điểm số 7 Điểm số 8 1 Kiểu 1: Cây gỗ 4 17 2 Kiểu 2: Cây bụi 3 5 3 Kiểu 3: Cây bụi thân bò 2 3 4 Kiểu 4: Cây bụi nhỏ 2 2 5 Kiểu 5: Cây bụi nhỏ thân bò 0 0 6 Kiểu 6: Cây nửa bụi 1 2 7 Kiểu 7: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 0 0 8 Kiểu 8: Cây có chồi mọc từ rễ 2 2 9 Kiểu 9: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn 1 1 10 Kiểu 10: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm 1 4 11 Kiểu 11: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò 1 4 12 Kiểu 12: Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm 0 0 13 Kiểu 13: Cây thảo mọc thành búi dầy, sống lâu năm 3 3 14 Kiểu 14: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài 2 3 15 Kiểu 15: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò 1 0 16 Kiểu 16: Cây thảo một năm có rễ cái 1 3 17 Kiểu 17: Cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò 0 0 18 Kiểu 18: Cây thảo một năm có hệ rễ chùm 1 1 Tổng số loài 25 50 Tổng số kiểu dạng sống 14 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 a.Thành phần dạng sống trong điểm nghiên cứu số 7 Trong điểm nghiên cứu này có 25 loài thuộc 14 dạng sống khác nhau, trong đó dạng sống có số loài nhiều nhất là Cây gỗ (kiểu 1) với 4 loài chiếm 16% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài có thể kể đến như: Thành ngạnh nam (Clatoxylum cochinchinensis), Đỏ ngọn (C.formosum subsp.prunifolium), Keo tai tượng (Acacia mangium), Ổi (Psidium guyava). Những dạng sống có 3 loài như: Cây thảo mọc thành búi dầy, sống lâu năm (kiểu 13), Cây bụi (kiểu 2), nhóm kiểu dạng sống này chiếm 24% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài như: Mua đồi (Melastoma sanguineum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Chanh (Citrus media), Cỏ xả (Cymbopogon caesius), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Chè vè (Miscanthus floriduslus) Những dạng sống có 2 loài bao gồm: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (Kiểu 14), Cây có chồi mọc từ rễ (Kiểu 8), Cây bụi nhỏ (Kiểu 4), Cây bụi thân bò (Kiểu 3). Nhóm kiểu dạng sống này chiếm 32% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài đặc trưng như: Dương xỉ vảy (Dryopteris inetgriloba), Guột (Gleicheniaceae), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Bọ mẩy (Clerodendron cyrtophyllum), Chổi sể (Baeckea frutescens), Mâm xôi (Rubus alcaefolius), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria). Những dạng sống còn lại bao gồm: Cây nửa bụi (Kiểu 6), Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn (Kiểu 9), Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (Kiểu 11), Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (Kiểu 10), Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (Kiểu 15), Cây thảo một năm có rễ cái (Kiểu 16), Cây thảo một năm có hệ rễ chùm (Kiểu 18). Nhóm kiểu dạng sống này chiếm 28% tổng số loài có trong điểm nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 b.Thành phần dạng sống trong điểm nghiên cứu số 8 Trong điểm nghiên cứu này có 50 loài thuộc 13 kiểu dạng sống khác nhau trong đó dạng sống cây gỗ (kiểu 1) chiếm ưu thế về số loài với 17 loài, dạng sống này chiếm 34% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Dạng sống có 5 loài là cây bụi (kiểu 2), dạng sống này chiếm 10% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài đặc trưng như Mua đồi (Melastoma sanguineum), Ngái (F.hispida), Găng trắng (Randia dasycarpa), Chanh (Citrus media), Ba chạc (Evodia lepta). Những dạng sống có 4 loài bao gồm: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (Kiểu 10); cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (kiểu 11), nhóm kiểu dạng sống này chiếm 16% tổng số loài trong điểm nghiên cứu gồm các loài như: Lông cu li (Cibotium barometz), Ngải cứu dại (Astemisia japonica Thunb), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scarber), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Sắn dây rừng (Pueraria montala), Cỏ lá tre (Centosteca lappacea). Những dạng sống có 3 loài bao gồm: Cây bụi thân bò (kiểu 3); Cây thảo mọc thành búi dầy, sống lâu năm (kiểu 13); Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14); Cây thảo một năm có rễ cái (kiểu 16), nhóm kiểu dạng sống này chiếm 24% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Có thể kể đến các loài như: Móng bò (Bauhinia alba), Muồng lạc (Cassia tora), Cỏ xả (Cymbopogon caesius), Cỏ tranh (Imperata cylindrical), Lau (Sacccharum arundinaceum), Chè vè (Miscanthus floridusl), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequiaterum), Dương xỉ vảy (Dryopteris integriloba), Guột (Dcranopteris linearis). Những dạng sống có 2 loài như: Cây bụi nhỏ (kiểu 4); Cây nửa bụi (kiểu 6); Cây có chồi mọc từ rễ (kiểu 8), nhóm kiểu dạng sống này chiếm 12% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với một số loài như: Hà thủ ô trắng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 (Streptocaulon juventas, Bọ mẩy (Clerodendron cyrtophyllum), Chổi sể (Baeckea frutescens), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria). Những dạng sống còn lại bao gồm: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn (kiểu 9), cây thảo một năm có hệ rễ chùm ( kiểu 18), mỗi kiểu dạng sống có 1 loài, nhóm này chiếm 4% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu về thành phần dạng sống của thảm cỏ dưới tán rừng chúng tôi có nhận xét như sau: Do đặc điểm thảm thực vật ở từng khu vực là khác nhau nên thành phần loài thuộc các kiểu dạng sống khác nhau, nhưng có một điểm chung là thảm cỏ dưới tán rừng thưa thớt, rừng càng khép tán thì mật độ các loài hòa thảo ngày càng giảm đi, các dạng sống có giá trị cho chăn thả tuy vẫn có trong điểm nghiên cứu nhưng số lượng cá thể ít, không đáp ứng được cho chăn nuôi đại gia súc. 4.2.4. Sinh khối thảm cỏ tại một số điểm nghiên cứu Chúng tôi đã nghiên cứu sinh khối của thảm cỏ tại một số điểm trong các điểm nghiên cứu và kết quả thu được thống kê trong bảng 4.7. Số liệu bảng 4.7 cho thấy Hòa Thảo đạt cao nhất là thảm cỏ ven sông 480g/m 2 (cỏ hòa thảo 60%), thấp nhất là thảm cỏ dưới rừng keo lai đạt 235g/m2 (25,7%). Cây thuộc thảo cao nhất là thảm cỏ dưới rừng keo lai (475g - 51,9%), thấp nhất là rừng phục hồi tự nhiên (60g - 11%). Khối lượng thực vật dưới 2 kiểu rừng thì phần cây bụi và dương xỉ gần tương đương nhau. Thảm cỏ ven sông trong thành phần còn có xa thảo và cây họ đậu, nhưng tỷ lệ không lớn, dưới 10%. Tỷ lệ % vật chất khô của Hòa Thảo ở cả 3 kiểu thảm dao động từ 31% đến 34,7%, so với các nơi khác nó thuộc loại trung bình. Về tổng sinh khối thì thảm cỏ dưới rừng keo lai là đạt cao nhất 915g/ m2, thấp nhất là rừng phục hồi tự nhiên 545g/m2. Nhưng về giá trị chăn thả thì điểm nghiên cứu số 1 - Thảm cỏ ven sông đạt cao nhất 100%, rừng keo lai đạt khoảng 77%, rừng phục hồi chỉ đạt khoảng 68%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 Bảng 4.7: Sinh khối các thảm cỏ tự nhiên Địa điểm Tên quần xã Sinh khối phần sống g/m2 Phần chết (tƣơi/khô) % vck Nhóm cỏ Tƣơi % Khô % 1 Thảm cỏ ven sông Hòa thảo 480 59,8 156,76 68,9 75,0/30,33 32,66 Xa thảo 50 6,2 10,64 4,7 21,28 Cây thuộc thảo 247 30,8 51,47 22,6 20.84 Cây họ đậu 25 3,1 8,46 3,7 33,84 Tổng cộng 802 100 227,33 100 28,34 2 Thảm cỏ dưới rừng phục hồi tự nhiên Hoà thảo 315 57,8 109,49 65,9 55,0/23,11 34,76 Cây thuộc thảo 60 11,0 9,2 5,5 15,34 Dương xỉ 95 17,4 25,65 15,4 27,0 Cây bụi 75 13,8 21,75 13,0 28,92 Tổng cộng 545 100 166,09 100 30,45 3 Thảm cỏ dưới rừng keo lai Hoà thảo 235 25,7 72,85 34,4 60/22,06 30,96 Cây thuộc thảo 475 51,9 87,87 41,4 18,5 Dương xỉ 120 13,1 28,72 13,5 23,94 Cây bụi 85 9,3 22,61 10,7 26,6 Tổng cộng 915 100 212,05 100 23,16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 4.3. Thực nghiệm trồng cỏ. 4.3.1. Kết quả thực nghiệm trồng cỏ Xã Hùng Sơn tham gia các dự án phát triển đàn gia súc nên nhiều gia đình đã được huyện cấp giống cỏ đó là cỏ Voi, cỏ Ghinê. Cả huyện trồng được 13,5 ha, sau này chỉ còn cỏ Voi vì năng suất cao hơn, riêng xã Hùng Sơn có khoảng 2 ha cỏ trồng được trồng trên đất soi bãi, bờ đường, trong vườn đồi. Cỏ khi trồng có bón lót phân chuồng, mỗi năm cắt khoảng 3 - 4 lần (cắt khi cần, vì chăn thả là chính) năng suất đạt khoảng 200 tấn/ha/năm. Để giải quyết khó khăn về thức ăn xanh nhất là thức ăn xanh cho mùa đông, chúng tôi đã trồng thử nghiệm một loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên của Việt Nam, lần đầu tiên được một gia đình nuôi bò ở Bắc Ninh đưa vào trồng, có tên là cỏ Thừng (hay cỏ Dầy). Cỏ Thừng có tên khoa học là Rottboellia striata (tên mới là Coelorachis striata) là loài ưa ẩm, thường mọc bờ mương hay bờ đường có thân rễ dài mọc bò, trồng bằng thân. Chúng tôi đưa về trồng trên đất ruộng tại Thị Trấn Đại Từ từ ngày 20/5/2008 với diện tích là 60m2. Trước khi trồng có bón lót bằng phân gà 1kg/1m2 tưới ẩm. Kết quả thu được trình bày ở trong bảng 4.8. Bảng 4.8. Năng suất cỏ Dầy qua 5 lần cắt Lần cắt Ngày cắt Năng suất tƣơi (kg/m 2 ) Trồng 20/5/2008 - 1 01/8/2008 5,9 2 15/9/2008 4,8 3 15/11/2008 4,9 4 15/01/2009 4,7 5 15/3/2009 5,0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 Sau mỗi lần cắt có tưới nước, làm cỏ, bón phân NPK 3g/m2. Theo lịch trình lứa cắt như trong bảng 4.8 thì một năm có thể cắt 6 lứa, năng suất trung bình khoảng 5kg/m2/lứa cắt. Như vậy 1m2/1năm có thể thu được 30kg cỏ tươi và 1 ha sẽ cho 300 tấn/năm. Cỏ này có ưu điểm là mùa đông vẫn có thể cắt và lứa cắt khoảng 60 ngày, năng suất đạt gần 95% năng suất trung bình năm. Đây là loài cỏ có thân lá mềm, gia súc thích ăn, ăn hết không để thừa. Đối với huyện cũng như xã Hùng Sơn thì cỏ Dầy được trồng lần đầu tại đây, do đó sau lần cắt cỏ đầu tiên cúng tôi đã tiến hành cho trâu, bò ăn thử đặc biệt là trâu bò non thì thấy chúng rất thích loại cỏ này. Nói tóm lại cỏ Thừng là loài cỏ ưa ẩm, có thân nhỏ mềm, có thể trồng và khai thác được quanh năm, sau khi trồng được 70 ngày có thể cắt, mùa hè 45 ngày cắt 1 lứa, mùa đông thì 60 ngày cắt 1 lứa. Năng suất có thể đạt 300 tấn/ha/năm. 4.3.2 Về chất lượng cỏ trồng: Về mặt chất lượng cỏ Thừng còn tốt hơn cỏ Voi, kết quả phân tích được trình bày trong bảng 4.9. Trong bảng 4.9 chúng tôi lấy số liệu cỏ Voi của Viện Chăn nuôi để so sánh (1995). Bảng 4.9. Thành phần hóa học của cỏ trồng (Trạng thái tươi) Tên cây VCK (%) Prôtêin TS (%) Lipít TS (%) Chất xơ TS (%) Khoáng TS (%) Đƣờng khử (%) ĐVTA Cỏ Dầy 60 ngày 10,84 2,21 0,28 34,37 1,62 1,29 0,25 Cỏ Voi 60 ngày (Mùa khô) Số liệu viện chăn nuôi 20,20 1,76 0,51 1,93 1,58 0,16 Qua số liệu bảng 4.9 cho ta thấy vật chất khô cỏ Dầy thấp hơn cỏ Voi nhưng hàm lượng protein cao hơn nhiều. Còn các thành phần khác thì tương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 đương nhau. Về giá trị đơn vị thức ăn thì cỏ Thừng là 0,25 đv/kg cỏ tươi, còn cỏ Voi chỉ đạt 0,16đv/kg cỏ tươi. Như vậy giá trị chăn nuôi của cỏ Thừng cao hơn nhiều so với cỏ Voi. Do đó theo chúng tôi nên trồng cỏ Thừng nhiều hơn. 4.4. Hiệu quả mô hình chăn nuôi trong xã. 4.4.1. Đánh giá các mô hình chăn nuôi. Để có thể đề xuất được mô hình chăn nuôi hợp lí cho xã chúng tôi tiến hành điều tra một số hộ chăn nuôi điển hình của xã như gia đình ông Nguyễn Ngọc Sơn và gia đình ông Dương Văn Hùng. - Gia đình ông Nguyễn Ngọc Sơn, cuối năm 2004 mua 7 con bò vàng làm giống, 2005 mua thêm 6 con trong đó có1 đực giống laisind. Vùng chăn thả thường xuyên là các bãi ven sông. Bãi cỏ ven sông có năng suất và chất lượng khá tốt, năng suất có thể đạt 8 tấn/ha/năm đủ nuôi 1 bò trong cả năm với điều kiện có thức ăn bổ xung như gia đình ông Sơn. Gia đình ông Sơn trồng cỏ voi cuối năm 2004 với diện tích 0,15 ha, đến 2005 là 1 ha, sang 2008 chỉ còn 0,7 ha, cỏ không cắt theo lứa, chỉ cắt khi cần cho ăn bổ sung và thường là già, mùa hè (từ cuối tháng 3 đến tháng 9) cỏ trồng ít dùng. Mùa đông cho ăn thêm rơm và mua thân lá ngô già của dân cho ăn thêm, bò đẻ mùa đông ăn thêm bột. Hiệu quả thu nhập chăn nuôi của gia đình trình bày trong bảng 4.10. Qua số liệu bảng 4.10 ta thấy, gia đình ông Sơn đầu tư 43,2 triệu mua 13 con bò, sau 5 năm bán ra 38 con thu 151,5 triệu, bình quân thu nhập 21,6 triệu/năm (Sau khi đã trừ vốn đầu tư mua bò). Trong phần lãi này bao gồm công chăn dắt, đầu tư cho đồng cỏ trồng, chuồng trại và các chi phí khác phục vụ cho chăn nuôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Bảng 4.10. Thu nhập từ chăn nuôi bò của gia đình ông Sơn. Năm Mua vào (con) Giá (triệu đồng) Bán ra (con) Giá (triệu đông) 2004 7 20 2005 6 23,2 3 9,5 2006 6 20 2007 10 35 2008 13 62 2009 6 25 Tổng cộng 13 43,2 38 151,5 Lãi 151,5 - 43,2 = 108,3 triệu/5 năm = 21,6 triệu/năm Gia đình ông Nguyễn Văn Hùng nuôi bò từ cuối 2004 mua 3 con, vùng chăn thả thường xuyên là ven đường đi và rừng trồng, trồng cỏ voi từ 2005, diện tích là 2,5 sào, đất bờ đường và vườn nhà. Khi trồng có bón lót phân chuồng và hàng năm bón 1 lần phân chuồng. Cỏ cắt khi cần, không theo lứa, thường là cho ăn bổ sung. Mùa đông cho ăn thêm rơm, cây chuối, thân lá ngô già. Hiệu quả chăn nuôi được trình bày trong bảng 4.11. Số liệu bảng 4.11 cho thấy, gia đình Ông Hùng đầu tư ban đầu cho chăn nuôi là 10triệu, mua ba con bò, sau 5 năm bán 16 con và thu về 55 triệu, bình quân thu nhập từ chăn nuôi là 9 triệu/năm. Gia đình ông Hùng cũng chăn thả là chính, vùng chăn thả năng suất và chất lượng cỏ thuộc loại thấp vì vậy kết quả đem lại không cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Bảng 4.11: Thu nhập từ chăn nuôi bò Năm Mua vào (con) Giá (triệu đồng) Bán ra (con) Giá (triệu đông) 2004 3 10 2005 2 7 2006 3 9 2007 3 9 2008 4 15 2009 4 15 Tổng cộng 3 10 16 55 Lãi 55 triệu - 10 triệu = 45 triệu/5năm = 9triệu /năm Từ kết quả thu được của 2 gia đình ông Sơn và ông Hùng ta có một số nhận xét sau: - Hai gia đình có sự giống nhau trong cách làm là nuôi bò thịt, chăn thả quanh năm để tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, có cỏ trồng để bổ xung khi cần, cỏ trồng chăm sóc và thu hái không theo quy trình, năng suất thấp, mùa đông bổ xung thức ăn thêm bằng rơm, thân lá ngô già… - Ông Sơn vốn đầu tư ban đầu có lớn hơn ông Hùng, vốn mua bò cao gấp 4 lần, diện tích trồng cỏ cao gấp 10 lần, hiệu quả mang lại cao gấp 2,1 lần/năm. - Ông Sơn có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, bãi chăn thả là các thảm cỏ ven sông, có năng suất và chất lượng cao hơn, thời gian có thể khai thác các thảm cỏ dài hơn. Ông Hùng bãi chăn thả là ven đường đi và thảm cỏ dưới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 rừng vì thế không thể đầu tư lớn được, năng suất chất lượng thảm cỏ đều kém, địa hình phức tạp nên gia súc kiếm ăn kém hơn. - So sánh với nhiều nơi thì hiệu quả chăn nuôi của cả 2 ông đều chưa thật thoả đáng, về quy mô và mô hình có thể chấp nhận là mô hình nhà ông Sơn, nhưng cần có điều chỉnh khâu cung cấp thức ăn để có thể nâng hiệu quả lên gấp khoảng 3 lần nữa 4.4.2. Đề xuất mô hình khai thác. Qua kết quả thực thi của 2 gia đình ông Sơn và ông Hùng chúng ta thấy hiệu quả chăn nuôi của gia đình ông Sơn cao hơn gia đình ông Hùng. Từ thực tế quan sát và tính toán, chúng tôi thấy mô hình chăn nuôi gia đình nên là 20 con bò. Để phục vụ cho mô hình nuôi 20 con bò, nguồn thức ăn hiện nay tại xã Hùng Sơn là khai thác các thảm cỏ tự nhiên kết hợp với cỏ trồng. Với thảm cỏ ven sông của xã Hùng Sơn, sự chênh lệch sinh khối nơi thường xuyên chăn thả và không chăn thả là 0,4kg/m2, nếu 01 bò cần 30kg/ngày thì cả đàn cần 600kg/ngày và 1ha đồng cỏ chăn thả được 7 ngày với chu kỳ luân phiên là 60 ngày thì cần gần 9 ha cỏ. Trong một năm các bãi cỏ có thể khai thác là 7 tháng, vậy cần bổ xung thêm cỏ trồng là 5 tháng với khối lượng khoảng 90 tấn. Với thảm cỏ dưới rừng sinh khối chỉ đạt bằng 1/2 bãi cỏ ven sông, vì vậy nếu có chăn thả thi cần tăng diện tích thảm cỏ tự nhiên lên gấp đôi hay tăng diện tích cỏ trồng tuỳ hoàn cảnh địa phương Để bù đắp khối lượng cỏ thiếu trong năm thì cần trồng cỏ. Hai loài cỏ có thể trồng VA06 năng suất cao, chất lượng tung bình và cỏ Dầy năng suất khá cao, chất lượng tốt. Với đàn bò như trên thì cần 0,5 ha đồng cỏ trồng, trồng hai loài để bổ xung cho nhau cả về chất và lượng. Cỏ trồng sẽ thu trên 150 tấn, như vậy cỏ trồng mùa hè nên làm cỏ khô hay ủ ướp để dùng trong mùa đông và cho ăn bổ xung thêm trong mùa hè. Mùa đông ngoài cỏ trồng, cỏ khô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 hay ủ ướp có thể cho ăn thêm rơm, thân lá ngô già. Ngoài ra để bổ xung năng lượng mỗi ngày nên cho ăn thêm 1 kg bột ngô hay cám gạo (thức ăn tinh). Với điều kiện thức ăn như trên, về mặt năng lượng 1 ngày 1 bò được cung cấp khoảng 7 đơnvị thức ăn, nếu giống bò tốt, chăm sóc tốt thì 1 con trong 1 ngày có thể tăng trọng 1kg, Với cả đàn bò sẽ là 20kg/ngày. Theo nguyên tắc trên 10 tháng đàn bò sẽ cho 6 tấn tăng trọng, với giá 30.000 đồng/kg thì thu được 180 triệu đồng. Thức ăn tinh cần 6 tấn với giá 4.500 đồng thì chi hết 27 triệu đồng. Như vậy còn 150 triệu đồng thu từ cỏ. Với đồng cỏ trồng 0,5ha đã đem lại trên 70 triệu. Nói tóm lại chăn nuôi đại gia súc là một việc làm phức tạp, nó gồm hai quy trình sản xuất, một là tạo nguồn thức ăn tốt, hai là chăn nuôi tốt, vì thế để có hiệu quả cần có đầu tư nghiên cứu và thử nghiệm. Thực tế hiện nay chăn nuôi đại gia súc đang gặp rất nhiều khó khăn, với các tỉnh miền núi thì điều đó còn khó khăn hơn nhiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1.Kết luận: 1.1. Hùng Sơn là xã trung tâm của huyện Đại Từ, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Hiện nay nguồn thức ăn gia súc của xã là các bãi cỏ ven sông, dưới rừng có chất lượng khá tốt, đặc biệt là thảm cỏ ven sông có thể đạt năng suất 8 tấn/ha/năm, vì các thảm cỏ ở đây được khai thác ở mức độ cao và không hợp lý dẫn đến thành phần loài trong các thảm cỏ ngày càng tăng, các dạng sống như cây bụi, cây nửa bụi và các cây mà gia súc không ăn được ngày càng nhiều về số lượng. 1.2. Thông qua việc thống kê tập đoàn cây thức ăn gia súc chúng tôi thấy các loài cỏ tự nhiên và cây trồng của xã khá phong phú. Nhiều loài cỏ và cây trồng dùng làm thức ăn cho gia súc có chất lượng cao như Cỏ lạc vừng, Cỏ lá tre, Lạc, Đậu, thân Ngô, ngọn Mía…Mùa đông người dân địa phương còn hay dùng rơm làm thức ăn cho gia súc, đây là nguồn thức ăn dự trữ đại trà cho bò ở các vùng trồng lúa. 1.3. Dựa vào kết quả điều tra phân vùng các khu vực sinh thái của xã chúng tôi xác định được 6 tiểu vùng sinh thái có đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng khác nhau. Hiện nay nhiều tiểu vùng đang được người dân sử dụng vào các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Theo chúng tôi, những vùng đất chưa sử dụng hay sử dụng chưa hiệu quả cần được quy hoạch để sử dụng vào trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi. 1.4. Mặc dù có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc nhưng trong những năm gần đây đàn gia súc của xã đặc biệt là đàn trâu bò lại có xu hướng giảm dần, có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân là thức ăn thô xanh cho gia súc chưa được quan tâm và đầu tư chính đáng, thể hiện ở chỗ các bãi cỏ trồng diện tích nhỏ, đầu tư thấp, khai thác không hợp lý, vì thế hiệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 quả đem lại từ chăn nuôi nhất là chăn nuôi đại gia súc còn thấp. Vì vậy để phát triển chăn nuôi cần thực hiện theo mô hình đề xuất, kết hợp chăn thả trên các thảm cỏ tự nhiên và trồng cỏ Dầy, chăm sóc thu hái theo đúng quy trình, hiệu quả đem lại sẽ cao gấp nhiều lần hiện nay. 2. Đề nghị: 2.1. Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về quy hoạch sử dụng các tiểu vùng sinh thái và có những thực nghiệm để đề xuất hướng trồng trọt và chăn nuôi hợp lí hơn đối với từng tiểu vùng sinh thái. 2.2. Chính quyền địa phương cần có những định hướng, đề án cụ thể để đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi đại gia súc như: - Tổ chức triển khai nhiều mô hình thực tế để người dân tham gia học tập và làm theo, đặc biệt phải có chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho những người đầu tiên tham gia thực hiện. - Có chính sách hỗ trợ và đầu tư vốn cho các hộ chăn nuôi đại gia súc. - Có phương hướng, kế hoạch tìm kiếm đầu ra cho thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ổn định. - Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong công tác chuyển giao khoa học kĩ thuật. - Cần mạnh dạn chuyển đổi dần diện tích trồng cỏ voi sang trồng giống cỏ mới là VA 06 và cỏ Dầy có năng suất, chất lượng cao để tăng hiệu quả chăn nuôi và tăng đàn gia súc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Hoàng Chung, Phạm Thanh Huế (2009), Tiềm năng và thực trạng khai thác thức ăn gia súc của xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên,Tạp chí Kinh tế sinh thái, số 32, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng việt 1. Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1976), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Báo Lao Động (2005), số 59, “Tìm cỏ tốt cho nghề nuôi bò”. 3. Lê Hòa Bình và các cộng sự (1992), Khảo sát năng suất cây thức ăn mới nhập nội ở một số vùng và ứng dụng của trong hộ chăn nuôi, Công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi 1991 – 1992, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997), Nghiên cứu cấu trúc một số mô hình phục hồi rừng trên savan cây bụi ở Bắc Thái, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 2. 5. Lê Trần Chấn, Nguyễn Hữu Chí, Huỳnh Nhung (1994), “Thành lập bản đồ phân bố một số nhóm cây có ích, tỷ lệ 1/1000.000 và đánh giá tiềm năng hệ Thực vật Việt Nam”, Các công trình nghiên cứu địa lý. 6. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học – Trường Đại học Sư Phạm Việt Bắc. 7. Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Hoàng Chung (2006), Tập bài giảng đồng cỏ học, Tài liệu nội bộ của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 9. Vũ Văn Chuyên, Lê Trần Chấn, Trần Hợp (1987), Địa lý các họ cây Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 10. Phan Củng (1999), Giáo trình sử dụng đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11. V.Davies (1960), Quá trình phát triển của kỹ thuật nghiên cứu đồng cỏ. Đồng cỏ nhiệt đới, Tập 1, NXB Khoa học, Hà Nội. 12. Thái Đình Dũng, Đặng Đình Liệu (1979), Đồng cỏ nhiệt đới, NXB Hà Nội. 13. Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Bùi Xuân An, Ngô Văn Mận (1985), Kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cỏ nhập nội, NXB Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, tháng 8. 14. Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Ngọc Lân (1980), Địa lý cây trồng, NXB Giá dục, Hà Nội. 15. Điền Văn Hưng (1974), Cây thức ăn gia súc miền Bắc Việt Nam, NXB Nông thôn. 16. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và dạng sống thực vật trong loại hình savan vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo khoa học Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, số 13. 17. Hội khoa học đất Việt Nam (1996), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Hội Khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 19. E.N.Ivanova và cộng sự (1962), Phân vùng địa lý thổ nhưỡng Liên Xô, NXB Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, Matxơcơva (bản dịch). 20. Lê Văn Khoa (1993), Địa lý thổ nhưỡng, NXB Giáo dục, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 21. Lê Vũ Khôi, Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 22. G.A.Kuznetxov (1975), Địa lý và quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp (bản dịch), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 23. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 24. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thục Nhu (2001), Địa lý tự nhiên Việt Nam (phần khái quát), NXB Giáo dục, Hà Nội. 25. Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964), Sơ bộ điều tra Thảm thực vật savan trên một vùng đồi phía Nam Hữu Lũng (Lạng Sơn), Tập san sinh vật địa học- số 1. 26. Nhiều tác giả (1969), Đồng cỏ nhiệt đới, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 27. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 28. Schmithusen J (1976), Địa lý đại cương thảm thực vật (người dịch: Đinh Ngọc Trụ), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 29. Lê Bá Thảo (1970), Phân vùng địa lý tự nhiên miền Bắc Việt Nam, Tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 30. Lê Bá Thảo, Nguyễn Dược, Đặng Ngọc Lân (1984), Cơ sở địa lý tự nhiên (tập 3), NXB Giá dục, Hà Nội. 31. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam – Lãnh thổ và các vùng địa lý, NXb Thế giới, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 32. Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (1999), Hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững, NXB Nông thôn, Hà Nội. 33. Dương Hữu Thời, Nguyễn Ngọc Chất, Hoàng Chung, Phạm Quang Anh (1969), Kêt quả điều tra đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Cạn), Thông báo khoa học Trường Đại học Tổng hợp – Khoa Sinh vât. 34. Dương Hữu Thời (1981), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, Trong quyển “Nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam”, Hà Nội. 35. Dương Hữu Thời (1998), Cơ sở sinh thái học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 36. Mai Trọng Thông và một số tác giả (1998), “Phân vùng khí hậu Việt Nam”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu địa lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 37. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1975), Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 38. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993), Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 39. Ngô Quý Toản, Dương Đức Đỉnh (1976), Địa lý tự nhiên các châu, NXB Giáo dục, Hà Nội. 40. Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam (1994), Atlas Khí hậu – Thủy văn Việt Nam, Hà Nội. 41. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 42. A.G.Voronov (1976), Địa lý sinh vật (Người dịch: Đặng Ngọc Lân), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài 43. Gaussen H, Legris P, Blasco P (1976), Bioclimates of Southeast Asia. 44. Henry J, Terre rouge et terre noire bazalfitique de I’.Indochine Ha Noi. 45. Maurand P (1943), L’Indochine forestiere BEL Ha Noi (une carte fpretiere). 46. Olson J.S.Watts J.A and Allison L.T (1983), Carbon in live vegetation of Mafor World Ecosystem. Report ONRL. 5862, Oak Ridge National Laboratory, Oak Ridge, Tenn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 PHỤ LỤC ẢNH CHỤP QUANG CẢNH CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU RỪNG KEO TAI TƢỢNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 RUỘNG LÚA 2 VỤ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 THẢM CỎ VEN SÔNG ĐỒI CHÈ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 CỎ DẦY VÀ CỎ VOI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc205.pdf