Qua theo dõi và xác định một số chỉ tiêu chất lượng thóc, gạo trong thời gian bảo quản chúng tôi có một vài kết luận sau:
Với các phương tiện bảo quản tại các hộ gia đình thóc bảo quản càng lâu thì độ ẩm càng tăng, mức độ tăng độ ẩm phụ thuộc vào đặc tính giống thóc (cấu trúc vỏ hạt, độ hở vỏ trấu), phụ thuộc vào độ ẩm ban đầu, nhiệt độ, độ ẩm không khí, mật độ sâu mọt, tỷ lệ tạp chất, dụng cụ bảo quản. Độ ẩm thóc tăng lên là nguyên nhân chính dẫn đến một loạt những biến đổi khác nhau làm giảm chất lượng thóc gạo, cụ thể như sau:
- Khối lượng 1000 hạt giảm khi độ ẩm thóc tăng lên. Mức độ giảm còn phụ thuộc vào mật độ sâu mọt, phụ thuộc vào tốc độ hoạt động của các enzim có trong hạt. Khối lượng 1000 hạt giảm ảnh hưởng đến giá trị kinh tế cũng như giá trị sử dụng của gạo.
74 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra thực trạng bảo quản thóc ở các nông hộ tại huyện Gia Lâm và đề xuất các biện pháp cải tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều kiện thuận lợi các enzim có sẵn trong hạt thuỷ phân các chất phức tạp thành các chất đơn giản do đó làm giảm các chất dinh dưỡng trong hạt, ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của gạo.
Như vậy trong quá trình bảo quản thóc chúng ta cần phải hạn chế đến mức tối đa sự tăng độ ẩm của thóc vì đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm khối lượng chất khô cũng như chất lượng thóc, ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của thóc, gạo làm giảm giá trị kinh tế, giá trị sử dụng của gạo. Hạn chế mức độ giảm khối lượng 1000 hạt cũng đồng nghĩa với việc làm giảm mức tăng ẩm của thóc và tăng mật độ sâu mọt. Để đáp ứng yêu cầu trên thóc trước khi đem vào bảo quản phải được kiểm tra về độ sạch, độ ẩm an toàn. Mặt khác, các hộ nông dân nên để thóc nguội sau đó mới đem bảo quản để hạn chế hiện tượng bốc nóng của khối thóc.
4.3. Diễn biến mật độ sâu mọt
Có thể nói ở đâu có bảo quản lương thực thì ở đó xuất hiện côn trùng và các loại sâu mọt khác. Nhiều khi chỉ cần vài tuần chúng đã phát triển thành những thế hệ mới đông đúc, gây lên những vụ cháy ngầm tiêu huỷ hàng hoá trong kho. Nếu ta coi độ ẩm là nguyên nhân chủ yếu gây lên ảnh hưởng gián tiếp đến số lượng và chất lượng thóc bảo quản thì sâu mọt là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tổn thất đó. Vì khi độ ẩm tăng cao sâu mọt càng dễ phát sinh gây hại. Độ ẩm của nông sản là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến khả năng sinh sản và phát triển của sâu mọt. Khi độ ẩm của sản phẩm cao, các chất men trong sản phẩm hoạt động mạnh, protein, tinh bột và một số chất dinh dưỡng khác được phân giải thành các dạng đơn giản, sâu mọt sử dụng dễ dàng làm cho nó phát triển mạnh. Sâu mọt trưởng thành ăn nội nhũ, phôi thóc và bài tiết ra những chất gây lên mùi hôi, hơn nữa xác chết của chúng và vỏ hạt làm tăng tỷ lệ tạp chất, tăng độ ẩm cho thóc, làm cho hạt hô hấp mạnh, vi sinh vật, nấm mốc, nấm men phát triển mạnh làm cho thóc bị biến vàng, khi xay xát tỷ lệ thu hồi gạo thấp, tỷ lệ hạt đỏ vàng cao, làm mất mùi thơm đặc trưng của gạo, xuất hiện mùi hôi của sâu mọt, chất lượng gạo bị giảm.
Độ ẩm thóc tỷ lệ thuận với mật độ sâu mọt trong quá trình bảo quản được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3 : Diễn biến mật độ sâu mọt trong thời gian bảo quản (%)
Mẫu
Lần 1
Lần 2
Lần 3
C1
3,28
5,46
10,12
C2
5,37
8,01
4,33
C3
5,43
9,16
11,18
C4
4,34
6,23
10,86
C5
3,89
7,65
6,15
C6
3,76
7,59
14,52
C7
4,49
7,56
10,44
C8
6,26
10,57
10,42
C9
8,16
11,42
11,31
C10
7,45
14,15
14,22
D1
4,15
9,63
11,68
D2
5,23
9,54
8,24
D3
4,43
7,32
4,64
D4
3,36
6,71
8,27
D5
1,87
4,26
7,67
D6
4,41
7,43
7,02
D7
4,09
9,67
9,34
D8
4,67
7,61
10,47
D9
3,56
7,14
9,24
D10
4,24
6,97
9,31
Đ1
4,53
6,12
10,13
Đ2
2,91
5,90
7,53
Đ3
4,62
7,81
5,64
Đ4
5,45
6,82
10,47
Đ5
6,17
10,44
14,00
Đ6
4,98
8,16
9,11
Đ7
7,26
9,11
14,73
Đ8
4,65
7,65
0,69
Đ9
5,43
8,04
10,43
Đ10
4,25
7,13
5,47
TB
4,74
7,71
9,35
Đồ thị 4.3. Diễn biến mật độ sâu mọt trong thời gian bảo quản
Qua bảng 4.3 ta thấy mật độ sâu mọt ở cả 30 mẫu thóc đều tăng lên trong thời gian bảo quản nhìn chung mức độ tăng ở lần kiểm tra thứ 2 là cao nhất, do lúc này độ ẩm thóc tăng lên, thóc càng ẩm thì sâu mọt càng nhiều. Mặt khác, do số con sau mọt/kg thóc còn ít chúng không phải cạnh tranh thức ăn nên sinh sản nhiều. Đến lần thứ 3 mật độ sâu mọt vẫn tăng nhưng mức độ chậm lại do lúc này ở các hộ nông dân lượng thóc bảo quản vơi dần, sự cạnh tranh thức ăn xảy ra mạnh, hơn nữa khi thấy có mọt các hộ thường phơi lại thóc, do ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ môi trường nên mức độ tăng mật độ sâu mọt chậm hơn.
Sâu mọt gây hại thóc thường thấy có hai loại chủ yếu là mọt đục hạt Rhizopertha dominica Fab và mọt gạo Sitophilus oryzae Line. Nhiệt độ tối thích đối với mọt gạo là 30 0C, độ ẩm tương đối của không khí là 60% trở lên, chúng chỉ có thể sinh sản được trong thóc có truỷ phần 10% và độ ẩm tối thích là 15 - 17%. Mọt đục hạt có thể phá hoại thóc ở độ ẩm 10,03% nhưng nhiệt độ thích của chúng là 12,4% [9], chúng là loài phàm ăn ít di chuyển và là loài gây hại chính trên thóc bảo quản. Theo Kemper (1939) ở cộng hoà liên bang Đức, riêng một loài mọt thóc đã làm thiệt hại hơn 100 triệu mác hàng năm. Cũng ở nước này tổn thất của nhũ cốc nhập khẩu trong 3 năm (1949 –1952) là 160 triệu mác (Schulze, 1964) [6].
Mật độ sâu mọt trong thời gian bảo luôn biến động và phụ thuộc nhiều vào độ ẩm của thóc bảo quản. Độ ẩm của thóc là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sinh sản và phá hoại của sâu mọt. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm khối hạt tới sự phát triển của sâu mọt chúng tôi thấy khi độ ẩm trung bình của 30 hộ ở lần theo dõi đầu tiên là 13,66% thì mật độ sâu mọt đạt 4,47 con/kg. Đến lần lấy mẫu thứ hai độ ẩm trung bình tăng lên 14,69% và mật độ sâu mọt đạt 7,71 con/kg tăng 3,24 con/kg. Đến lần thứ ba mật độ sâu mọt tăng lên 9,35 con/kg. ở lần lấy mẫu đầu tiên mật độ sâu mọt ít mặc dù thóc đã bảo quản được 3-4 tháng là do trong quá trình bảo quản thóc trong khoảng 3 tháng đầu thì khả năng xuất hiện sâu mọt rất ít, hơn nữa lúc này độ ẩm khối hạt thấp do khoảng thời gian này là vào mùa xuân thời tiết mát, nhiệt độ, độ ẩm không khí trung bình nên thuận lợi cho bảo quản do đó mật độ sâu mọt ít.
Căn cứ vào những số liệu trên chúng tôi thấy thóc bảo quản càng lâu thì độ ẩm càng tăng, mật độ sâu mọt càng lớn. ở 60 ngày bảo quản, khi độ ẩm tăng 1% (từ 13,66% đến 14,695) thì mật độ sâu mọt tăng 3,24 con/kg tăng 1,72%. Sau 90 ngày bảo quản mức độ tăng mật độ sâu mọt chậm lại mặc dù độ ẩm khối hạt tăng mạnh hơn là do trong khối hạt xảy ra sự cạnh tranh thức ăn, mặt khác lúc này bà con nông dân thường phơi lại thóc nên mật độ sâu mọt giảm đi.
Những số liệu trên còn cho thấy ngay cả khi độ ẩm hạt tăng chậm như ở mẫu thóc D9 và Đ5 nhưng mật độ sâu mọt vẫn tăng là do sâu mọt sinh sản nhanh, hơn nữa trứng của chúng được đẻ trong lòng hạt nên ngay cả khi nhiệt độ, độ ẩm không thuận lợi đối với chúng thì trứng vẫn tồn tại được. Thực tế đã chứng minh khi ta phơi sấy lại thóc ở nhiệt độ cao thì chỉ làm giảm được mật độ sâu mọt nhưng một vài tuần sau trứng sẽ phát triẻn thành dạng trưởng thành làm tăng mật độ sâu mọt.
Sâu mọt xuất hiện không phải chỉ trong thời gian bảo quản mà ngay cả khi mới thu hoạch, đang vận chuyển, do chúng bay được nên chúng có thể phá hoại ngay từ ngoài đồng và theo quá trình vận chuyển về nơi bảo quản, hơn nữa do vỏ trấu trong quá trình tuốt lúa bị xây xát cơ giới tạo điều kiện cho sâu mọt xâm nhập và gây hại.
Như vậy sự tăng mật độ sâu mọt là một nguy hại cho thóc bảo quản, gây lên những tổn thất đáng tiếc, làm giảm số lượng và chất lượng thóc. Qua đây chúng tôi thấy sự giảm khối lượng thóc bảo quản, sự tổn thất thóc thuộc công đoạn sau thu hoạch chủ yếu là do sâu mọt nhưng nguyên nhân sâu xa là do độ ẩm của hạt tăng lên, đây là yếu tố gây ảnh hưởng gián tiếp đến sự tổn thất đó. Kết quả điều tra của chúng tôi phù hợp với số liệu thống kê của Trung tâm đào tạo và nghiên cứu Nông nghiệp vùng Đông Nam á. Như vậy trong quá trình bảo quản thóc độ ẩm khối hạt có ảnh hưởng đến mật độ sâu mọt, độ ẩm tăng thì mật độ sâu mọt tăng và ngược lại. Để hạn chế được sự tăng mật độ sâu mọt, kéo dài thời hạn bảo quản thóc thì thóc trước khi đem vào bảo quản cần phải được phơi khô quạt sạch, nên duy trì độ ẩm khối hạt dưới 13%, ở các hộ nông dân nên phơi lại thóc định kỳ 1 – 2 tháng một lần, có thể áp dụng biện pháp xua đuổi mọt như dùng lá xoan, vôi bột hay tỏi bóc vỏ lót ở xung quanh thùng tôn. Các thùng tôn nên được đậy kín nhằm làm giảm hàm lượng oxi, tăng hàm lượng CO2 trong khối hạt điều đó có thể hạn chế sự hô hấp của hạt và làm giảm sự tăng mật độ sâu mọt. Tuy bảo quản kín vẫn duy trì được tính chất thực phẩm của hạt, song do thiếu oxi nên hạt thóc hô hấp yếm khí sản sinh ra rượu etylic gây độc cho phôi hạt. Vì vậy phương pháp bảo quản kín chỉ được áp dụng cho thóc làm lương thực và cho chế biến, riêng các loại hạt dùng làm giống thì không nên áp dụng phương pháp này. Đối với hạt thóc dùng làm giống nên áp dụng kết hợp 2 phương pháp bảo quản kín và bảo quản lạnh nhưng phương pháp này rất tốn kém đòi hỏi phải có kho lạnh hoặc có điều hoà nhiệt độ để giữ cho khối hạt luôn ở nhiệt độ nhất định. Chính vì vậy phương pháp này chỉ được áp dụng ở những kho chứa thóc giống nhằm mục đích duy trì và lai tạo các giống có năng suất cao.
4.4. Diễn biến tỷ lệ tạp chất
Do sự ăn hại thóc của sâu mọt trong quá trình bảo quản, sự thải các chất cặn bã, xác chết, bụi cám...làm tăng tỷ lệ tạp chất. Tỷ lệ tạp chất của thóc có ảnh hưởng xấu đến chất lượng thóc, gạo sau bảo quản. Tạp chất tăng làm giảm khả năng bảo quản thóc làm giảm giá tri kinh tế của thóc, khi xay xát tỷ lệ thu hồi gạo giảm. Tạp chất còn là nơi cư trú của côn trùng, sâu mọt, làm tăng độ ẩm của khối hạt. Sự tăng tỷ lệ tạp chất (đặc biệt là tạp chất hữu cơ) trong quá trình bảo quản gây độc hại cho cơ thể con người, xuất hiện những mùi hôi khó chịu cho sản phẩm chế biến. Do đó trước khi chế biến hay bảo quản thóc cần phải loại bỏ hết tạp chất ra khỏi khối hạt.
Đánh giá tỷ lệ tạp chất trong quá trình bảo quản chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: Diễn biến tỷ lệ tạp chất trong thời gian bảo quản (%)
Mẫu
Lần 1
Lần 2
Lần 3
C1
0,557
0,834
1,154
C2
0,895
1,078
1,532
C3
0,782
1,506
1,800
C4
3,593
3,834
3,989
C5
0,998
4,196
3,359
C6
2,092
2,131
4,333
C7
4,074
4,185
5,287
C8
1,509
2,164
1,869
C9
5,684
5,697
5,260
C10
2,483
2,484
3,621
D1
0,745
0,789
1,190
D2
3,002
3,126
2,494
D3
1,426
1,665
1,784
D4
2,027
2,455
2,552
D5
4,372
4,613
5,684
D6
1,500
1,690
1,074
D7
0,868
1,045
1,578
D8
1,o43
1,861
1,904
D9
1,236
1,248
1,680
D10
1,400
1,486
3,259
Đ1
1,586
1,844
2,019
Đ2
0,943
1,319
1,571
Đ3
3,090
3,217
3,150
Đ4
2,021
3,879
4,150
Đ5
1,464
1,658
1,808
Đ6
1,399
1,783
2,142
Đ7
1,013
1,907
1,980
Đ8
1,974
2,717
2,859
Đ9
2,141
2,455
2,841
Đ10
3,854
3,901
3,034
Qua bảng 4.4 thấy tỷ lệ tạp chất trong thời gian bảo quản tăng, các mẫu thóc khác nhau thì mức độ tăng khác nhau và mức độ tăng ở lần lấy mẫu thứ 2 là lớn nhất tỷ lệ tạp chất tăng từ 1,98% đến 2,42% tăng 0,44%, đến lần lấy mẫu thứ 3 tỷ lệ tạp chất tăng từ 2,42% đến 2,69%. Điều này có thể giải thích là do ở lần lấy mẫu thứ 2 mức độ tăng mật độ sâu mọt lớn hơn lần 3, sâu mọt đục hạt, ăn phôi và nội nhũ, thải phân, xác chết, vỏ trấu, hơn nữa sâu mọt hô hấp làm tăng nhiệt độ và độ ẩm khối hạt cùng với sự hô hấp của khối hạt các enzim trong nội tại hạt cũng bắt đầu hoạt động và thực hiện quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản tạo điều kiện cho nấm mốc, nấm men phát triển. Các chất dinh dưỡng này hoà tan thẩm thấu qua màng tế bào vi sinh vật làm cho vi sinh vật phát triển mạnh làm hư hỏng hạt tạo ra nhiều tạp chất.
Mặt khác, ở lần thứ 2 này mức độ tăng ẩm cao lại gặp thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, căn cứ vào những số liẹu khí tượng thuỷ văn chúng tôi nhận thấy ở cuối tháng 3 và đầu tháng 4 là thời điểm chúng tôi tiến hành lấy mẫu lúc này số giờ nắng trung bình là 7,2 – 9,6 giờ/ngày, độ ẩm không khí trung bình là 82,3%, nhiệt độ không khí trung bình đạt 300C gây lên hiện tượng tự bốc nóng trong khối hạt, hiện tượng này thường xảy ra ở lớp trên bề mặt và ở xung quanh khối hạt, thời điểm xảy ra hiện tượng này thường vào đầu mùa xuân, xảy ra mạnh vào mùa hè. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do ảnh hưởng của môi trường xung quanh và do ảnh hưởng của côn trùng và vi sinh vật. Theo PTS Trần Minh Tâm [11] hiện tượng tự bố nóng trong khối hạt làm giảm phẩm chất của khối hạt, tạo ra nhiều tạp chất. Vì thế cho nên trong quá trình bảo quản thóc phải hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng này bằng cách khống chế những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng tới sự phát sinh, phát triển của quá trình tự bốc nóng.
Bên cạnh đó thóc được bảo quản kín không hoàn toàn, khi nhiệt độ tăng hạt hô hấp yếm khí tạo ra aldehit làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt, hạt thóc bị biến vàng và có mùi hôi, mốc, chua. Các chất độc này tích tụ đến một giới hạn nhất định gây độc thì nó lại thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật, làm tăng sự nhiễm bệnh của sản phẩm và tăng tỷ lệ tạp chất.
ở lần 3 tuy khối hạt có độ ẩm cao nhất nhưng mức độ tăng tỷ lệ tạp chất lại nhỏ hơn lần 2 do lần 3 mức độ tăng mật độ sâu mọt không bằng lần 2 nên mức độ phá huỷ hạt tạo ra tạp chất ít hơn.
Qua bảng 4.4 ta nhận thấy ở các mẫu C5, C8, C9, D2, D6, Đ3, Đ10 có tỷ lệ tạp chất giảm trong quá trình kiểm tra là do ở các mẫu này có mật độ sâu mọt giảm ở lần lấy mẫu thứ 3 nên sự ăn hại thóc giảm, tỷ lệ tạp chất tạo ra ít.
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng tỷ lệ tạp chất không chỉ do sâu mọt trong khối hạt mà còn do thiết bị bảo quản và kho bảo quản. Đa số các hộ nông dân không có kho riêng cho bảo quản mà thường để thiết bị chung với nơi nấu nướng, nhà xưởng, trên bề mặt thiết bị còn đặt rất nhiều các dụng cụ khác như bao dứa, thùng hòm....Các dụng cụ này rất bẩn là nơi trú ngụ của chuột, gián, sâu mọt, chúng phá hoại thóc, thải phân làm tăng tỷ lệ tạp chất.
Qua các số liệu trên cho thấy sự tăng độ ẩm thóc, tăng mật độ sâu mọt là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tạp chất tăng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng thóc nên phải nâng cao những biện pháp nhằm khống chế sự phát triển của sâu mọt, hạn chế sự tăng ẩm cho khối hạt, tăng cường công tác kiểm nghiệm trước lúc bảo quản, kiểm tra chất lượng thóc thường xuyên trong thời gian bảo quản để có biện pháp xử lý kịp thời. Tránh những tổn thương cơ giới khi thu hoạch, vận chuyển đồng thời tiến hành các biện pháp làm sạch sấy khô thóc...đảm báo chất lượng tốt trước khi nhập kho nhằm nâng cao tính bền vững của bản thân hạt ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật sau này từ đó sẽ hạn chế được sự tăng tỷ lệ tạp chất.
4.5. Diễn biến các chỉ tiêu chất lượng gạo
4.5.1. Tỷ lệ thu hồi
Thóc đưa vào xay xát sau khi đã được tách hết tạp chất vô cơ, tạp chất hữu cơ. Hiệu quả của quá trình xay xát phụ thuộc trước hết vào độ ẩm ban đầu của thóc, sau đó là phụ thuộc vào thiết bị xay xát. Ngoài ra còn phụ thuộc vào thao tác tiến hành, phụ thuộc vào thời gian xát... Quá trình xay xát gồm hai giai đoạn đó là:
+ Giai đoạn xay (thu được gạo lật), theo tiêu chuẩn Việt Nam số 5643 năm 1999, gạo lật là phần còn lại của hạt thóc sau khi đã tách bỏ hết vỏ trấu (tcvn 5643: 1999).
+ Giai đoạn xát (thu được gạo trắng), theo tiêu chuẩn Việt Nam số 5643 năm 1999, gạo trắng là phần còn lại là phần còn lại của gạo lật sau khi đã tách bỏ một phần hoặc toàn bộ cám và phôi (tcvn 5643: 1999).
Như vậy sản phẩm cuối cùng của quá trình xay xát là gạo trắng, ngoài ra còn có cám và trấu. Gạo xát càng kỹ thì càng trắng nhưng tỷ lệ cám nhiều, tỷ lệ thu hồi gạo giảm. Độ ẩm của thóc quyết định đến chất lượng gạo thành phẩm, thóc có độ ẩm thích hợp thì tỷ lệ thu hồi gạo cao, tỷ lệ tấm, cám giảm gạo không bị gãy vỡ, làm tăng chất lượng cảm quan của gạo.
Trong thời gian bảo quản độ ẩm của thóc tăng lên ảnh hưởng đến tỷ lệ thu hồi, kết qủa được trình bày trong bảng 4.5.1.
Bảng 4.5.1: Tỷ lệ thu hồi gạo qua thời gian bảo quản (%)
Mẫu
Tỷ lệ thu hồi gạo (%)
Lần 1
Lần 2
Lần 3
C1
70,66
69,46
66,64
C2
70,14
66,39
65,36
C3
68,06
68,08
66,54
C4
70,42
69,05
67,15
C5
68,31
66,34
65,65
C6
68,79
69,06
66,08
C7
66,35
66,10
62,81
C8
66,98
66,07
64,76
C9
67,23
66,95
63,88
C10
68,06
67,97
62,77
D1
70,07
69,13
67,15
D2
68,66
67,56
66,10
D3
69,05
67,70
66,87
D4
69,40
68,97
67,37
D5
70,45
69,38
68,77
D6
68,45
68,38
65,91
D7
70,57
70,35
70,07
D8
70,98
69,55
69,06
D9
66,25
67,68
68,59
D10
68,70
67,36
64,94
Đ1
69,35
67,73
64,19
Đ2
66,82
66,32
68,28
Đ3
70,76
69,31
60,17
Đ4
67,32
66,41
66,16
Đ5
68,93
68,02
67,17
Đ6
68,97
67,73
65,34
Đ7
70,64
69,95
67,21
Đ8
71,00
69,56
63,47
Đ9
69,18
68,67
65,79
Đ10
69,91
67,59
62,11
TB
68,99
68,09
65,89
Qua bảng 4.5.1 ta thấy tỷ lệ thu hồi gạo đều giảm đi, mức độ giảm ở các mẫu khác nhau là khác nhau. ở đây chúng tôi coi lần lấy mẫu đầu tiên là mốc để so sánh với 2 lần sau thấy ở các mẫu C1, C2, C6, C7, C10, Đ3, Đ8 và Đ10 có tỷ lệ thu hồi gạo giảm nhiều nhất ở lần thứ 3 đặc biệt là ở mẫu Đ3 giảm từ 70,76% còn 60,17%, ở mẫu Đ8 giảm từ 71,00% còn 63,43% và ở mẫu Đ10 giảm từ 69,91% còn 62,11%, do ở công thức Đ3 và Đ8, và Đ10 độ ẩm của thóc tăng nhanh khi xay xát gạo bị vỡ nát và bám vào thiết bị do đó tỷ lệ thu hồi giảm. Mặt khác, ở các mẫu thóc như C1, C6, C7, C10 có mật độ sâu mọt cao ở lần 3, sâu mọt ăn hại thóc tạo ra nhiều tạp chất, làm hạt bị vỡ nát, tạo ra nhiều bổi, cám, hơn nữa khi mật độ sâu mọt cao làm hạt hô hấp mạnh, chất lượng gạo bị giảm, khi xay xát tỷ lệ thu hồi gạo giảm.
ở mẫu thóc D7 ta thấy tỷ lệ thu hồi gạo giảm rất ít từ 70,55% còn 70,07%, và ở các mẫu như D9 và Đ2 tỷ lệ thu hồi gạo lại tăng lên. Điều này được giải thích là do ở lần lấy mẫu đầu tiên độ ẩm của thóc còn thấp do thời tiết lúc này thuận lợi cho bảo quản khi xay xát gạo bị vỡ nát nhiều, tỷ lệ tấm cám cao. Sau thời gian bảo quản độ ẩm thóc tăng lên đến độ ẩm nhất định (14,27%, 14,41% và 14,66%) ở độ ẩm này hạt không khô quá cũng không ẩm quá nên khi xay xát tỷ lệ tấm cám giảm, tỷ lệ thu hồi gạo cao.
Qua bảng 4.5.1 ta thấy tỷ lệ thu hồi gạo ở các mẫu này ở lần lấy mẫu đầu tiên cũng tương đương với các mẫu khác như mẫu C8, C9 nhưng ở 2 mẫu này tỷ lệ thu hồi lại giảm ở lần lấy mẫu thứ 3 do ở lần 3 các mẫu này có độ ẩm cao hơn các mẫu D9, Đ2 nên khi xay xát gạo bị vụn nát và bám vào máy nên tỷ lệ thu hồi giảm.
Nhìn chung tỷ lệ thu hồi gạo qua 3 lần kiểm tra giảm, điều này phụ thuộc trước hết vào độ ẩm của thóc. Ta thấy ở độ ẩm trung bình của 30 mẫu là 13,66% thì tỷ lệ thu hồi trung bình đạt 68,99%, sau 30 ngày bảo quản kể từ ngày theo dõi độ ẩm trung bình tăng lên 14,69% thì tỷ lệ thu hồi là 68,09%. Đến lần lấy mẫu thứ 3 tỷ lệ thu hồi giảm còn 65,89%. Vậy mức độ giảm ở lần 3 là lớn nhất do lúc này mật độ sâu mọt/kg thóc cao, chúng phá hoại thóc, ăn nội nhũ và phôi, hơn nữa quá trình hô hấp của chúng lại thúc đẩy sự tăng độ ẩm của thóc làm thóc hô hấp mạnh. Hậu quả của quá trình này là tỷ lệ thu hồi gạo giảm. ở các công thức còn lại nhìn chung tỷ lệ thu hồi gạo đều giảm nhưng mức độ giảm thấp do ở các mẫu này độ ẩm thóc được duy trì và thay đồi không đáng kể, hơn nữa mật độ sâu mọt ở các mẫu này lúc tăng, lúc giảm do công tác bảo quản ở các hộ gia đình nên trạng thái của thóc được duy trì.
Như vậy độ ẩm thóc có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ thu hồi cũng như tỷ lệ xay xát. Qua số liệu trên chúng tôi nhận thấy ở ngưỡng độ ẩm từ 13,9% đến 14,5% (14,9% đo bằng máy Grainer II) thì tỷ lệ thu hồi gạo đạt cao. Do đó có thể coi đây là ngưỡng độ ẩm thích hợp cho quá trình xay xát.
Nhìn chung, thóc sau khi thu hoạch về được bảo quản ở các hộ nông dân với số lượng rất lớn, phần lớn các hộ sử dụng thóc làm lương thực và chăn nuôi vì vậy thóc sau khi được phơi khô quạt sạch được bảo quản trong thùng tôn có nắp và để xay xát dần dần theo nhu cầu sử dụng của hộ đó và phục vụ cho chăn nuôi nên trong thời gian bảo quản độ ẩm thóc sẽ tăng lên một phần do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm môi trường tác động vào kho thóc, một phần do khi lấy thóc xay xát thóc bị ảnh hưởng của môi trường không khí bên ngoài nên độ ẩm tăng. Để thu được hiệu quả xay xát cao cần duy trì độ ẩm của thóc theo đúng yêu cầu để thóc trước khi đem vào xay xát có độ ẩm tốt nhất.
4.5.2. Tỷ lệ hạt nguyên, tỷ lệ tấm, tỷ lệ đỏ vàng
Theo tiêu chuẩn Việt Nam số 5643 năm 1999 (TCVN 5643:1999), hạt nguyên là hạt không gãy vỡ và hạt có chiều dài bằng hoặc lớn hơn 9/10 chiều dài trung bình của hạt gạo. Hạt thóc thuộc lớp hạt có nhiều tinh bột, chứa chủ yếu là protein, lipit, muối khoáng và vitamin, các chất này tập trung ở lớp alơron – là lớp tế bào trong cùng của vỏ hạt tiếp giáp với nội nhũ. Trong điều kiện bảo quản không tốt, đặc biệt là khi độ ẩm của thóc tăng, hạt hô hấp mạnh lớp náy dễ bị oxi hoá và biến chất, khi xay xát lớp alơron bị vụn nát ra tạo thành sản phẩm là cám. Cám càng nhiều tức tỷ lệ thu hồi gạo càng thấp.
Mặt khác, do ảnh hưởng của quá trình oxi hoá mà chất lượng gạo bị giảm, khi xay xát gạo bị vỡ vụn nhiều tạo ra tấm nhiều, tỷ lệ hạt nguyên thấp.
Theo dõi ảnh hưởng của độ ẩm tới tỷ lệ hạt nguyên, tỷ lệ tấm, tỷ lệ đỏ vàng chúng tôi thu được kết quả được trình bày trong bảng 4.5.2.
Bảng 4.5.2: Tỷ lệ hạt nguyên, tỷ lệ hạt đỏ vàng trong thời gian bảo quản (%)
Mẫu
Gạo nguyên
Tỷ lệ đỏ, vàng
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 1
Lần 2
Lần 3
C1
86,98
84,93
83,85
1,78
2,25
2,34
C2
86,55
85,04
84,70
1,63
1,51
2,08
C3
87,55
86,08
84,18
1,98
1,85
1,79
C4
87,55
86,34
83,63
1,38
1,94
2,06
C5
88,12
86,63
84,91
2,26
1,45
2,47
C6
86,43
85,21
84,38
1,53
1,76
2,22
C7
83,83
83,11
85,07
2,43
2,68
3,38
C8
85,44
84,29
84,95
1,37
0,74
1,08
C9
84,51
84,01
78,27
2,82
2,56
3,03
C10
86,25
85,53
84,67
1,36
2,46
2,80
D1
86,35
85,98
83,57
1,02
1,60
1,80
D2
87,28
86,70
84,01
2,.65
2,60
3,97
D3
86,46
86,10
85,69
1,69
1,79
2,42
D4
87,11
85,89
83,46
2,69
3,66
3,88
D5
86,14
87,20
84,89
2,67
2,45
3,10
D6
86,80
86,02
84,38
1,40
1,41
2,38
D7
86,27
85,37
84,21
0,92
1,86
2,21
D8
84,91
84,85
83,07
1,06
1,84
1,98
D9
85,00
84,95
82,65
2,49
2,56
3,04
D10
84,85
84,38
81,79
1,00
2,00
3,49
Đ1
83,31
83,33
78,13
1,93
1,97
3,22
Đ2
83,55
83,67
78,09
1,64
1,65
1,84
Đ3
83,99
83,73
83,94
1,65
1,54
1,85
Đ4
83,67
83,68
83,36
3,27
3,87
3,60
Đ5
84,25
84,30
82,87
1,16
1,61
1,34
Đ6
86,30
85,13
84,69
3,30
2,58
2,77
Đ7
86,67
86,36
76,61
1,86
2,05
2,27
Đ8
85,14
85,12
85,12
1,34
1,50
1,68
Đ9
83,34
83,35
84,59
2,53
2,65
2,79
Đ10
83,83
83,71
81,33
2,89
2,96
2,98
TB
85,61
85,03
83,16
1,92
2,11
2,45
Để đánh giá tỷ lệ tấm, tỷ lệ hạt nguyên chúng tôi dùng sàng có đường kính lỗ sàng là ặ 2mm để sàng gạo sau xát, phần lọt qua sàng là tấm nhỏ. Những hạt tấm là những hạt gẫy có chiều dài lớn hơn 5/10 đến 8/10 chiều dài trung bình của hạt gạo mà chúng tôi quan sát được (tcvn 5643: 1999), sau khi đã tách được tấm và gạo nguyên chúng tôi xác định một trong hai chỉ tiêu từ đó suy ra chỉ tiêu kia, gạo nguyên càng nhiều thì tấm càng ít và ngược lại.
Qua số liệu bảng 4.5.2 cho thấy ở hầu hết các mẫu thóc tỷ lệ hạt nguyên đều giảm qua 3 lần kiểm tra. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là sự thay đổi độ ẩm của thóc trong quá trình bảo quản. Độ ẩm thóc quá cao hay quá thấp đều làm cho hạt gạo bị gãy vỡ khi xay xát tạo ra nhiầu tấm, cám và làm giảm tỷ lệ hạt nguyên. Mặt khác, trong thời gian bảo quản mật độ sâu mọt tăng lên, chúng phá huỷ làm hư hỏng hạt, thải ra nhiều tạp chất, thải phân, xác chết, hơn nữa quá trình hô hấp của chúng lại thúc đẩy sự hô hấp của hạt, trong điều kiện thiếu oxi tạo ra những chất trung gian như rượu etylic, aldehit...làm hư hỏng hạt, làm tăng tỷ lệ đỏ vàng. Hơn nữa, trong quá trình bảo quản khối hạt xảy ra hiện tượng tự bốc nóng làm giảm phẩm chất của hạt, mức độ cao hay thấp, nghiêm trọng hay không lại phụ thuộc vào sự phát triển của quá trình tự bốc nóng. Qua trình này đã làm cho chỉ số chất lượng của hạt thay đổi như màu sắc, mùi vị, độ axit, hàm lượng chất khô trong hạt như protein, gluxit...ảnh hưởng lớn đến chất lượng hạt, làm tăng tỷ lệ hạt gãy vỡ, tỷ lệ hạt nguyên giảm, tỷ lệ tấm, tỷ lệ đỏ vàng tăng lên.
Ngoài những nguyên nhân trên thì các thao tác trong quá trình xay xát cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ tấm. Nếu càng xát kỹ bao nhiêu thì gạo càng trắng, bảo quản càng dễ dàng nhưng hạt gạo sẽ bị vỡ vụn nhiều hơn và đặc biệt là chất dinh dưỡng như vitamin B1 càng mất nhiều. ở đây chúng tôi tiến hành xát 200g thóc, sau khi tách vỏ trấu thì xát trong 7 – 10 phút, thường là 7 phút và so sánh sự giảm tỷ lệ hạt nguyên của các lần lấy mẫu thấy ở lần theo dõi đầu tiên tỷ lệ hạt nguyên đạt 85,61%, đến lần thứ 2 đạt 85,03% và khi độ ẩm tăng lên 15,85% thì tỷ lệ hạt nguyên giảm còn 83,16%. Chúng tôi thấy mức độ giảm ở lần thứ 3 là lớn nhất do ở lần này các mẫu thóc có độ ẩm cao nhất, mật độ sâu mọt lớn, hơn nữa hạt thóc trong thời gian bảo quản dài đã thực hiện quá trình hô hấp thiếu oxi làm giảm chất lượng hạt, tỷ lệ tấm tăng, tỷ lệ hạt nguyên giảm.
Đối với những hạt đỏ, vàng chúng tôi dựa vào tcvn 5643:1999 để tách những hạt gạo có một phần hoặc toàn bộ nội nhũ biến đổi sang màu vàng hoặc đỏ rõ rệt, từ đó chúng tôi thu được gạo đỏ vàng, tỷ lệ gạo đỏ vàng càng cao cho biết gạo có chất lượng kém. Qua bảng 4.5.2 cho thấy tỷ lệ gạo đỏ, vàng trong thời gian bảo quản có tăng lên và tăng mạnh nhất ở lần theo dõi thứ 3 từ 2,11% đến 2,45% tăng 0,34% do hạt thóc sau khi thu hoạch, bảo quản là một cơ thể sống nên trong quá trình bảo quản trong hạt vẫn diễn ra các quá trình sinh lý, sinh hoá bình thường, hơn nữa do thóc được bảo quản kín làm cho hạt hô hấp yếm khí tạo ra sản phẩm trung gian. Theo PTS Trần Minh Tâm [11] quá trình hô hấp yếm khí có thể coi là quá trình lên men, tuỳ theo quá tình lên men khác nhau mà lượng nhiệt toả ra cũng khác nhau. So sánh lượng nhiệt toả ra do hai quá trình hô hấp yếm khí và hảo khí thì hô hấp yếm khí toả lượng nhiệt ít hơn 35 lần [11]. Như vậy quá trình hô hấp yếm khí đối với cơ thể sống là không có lợi. Mặt khác nó còn tạo ra nhiều chất hữu cơ trung gian, ảnh hưởng đến phẩm chất hạt trong bảo quản. Hạt thóc trong thời gian bảo quản có độ ẩm cao, hạt hô hấp mạnh tạo điều kiện cho nấm men, nấm mốc hoạt động dễ gây ra hiện tượng biến vàng, vi sinh vật, nấm mốc phát triển làm cho thóc bị men mục, khi xay xát tỷ lệ thu hồi gạo thấp, tỷ lệ hạt bị biến vàng cao, gạo không thơm, có mùi hôi của sâu mọt, chất lượng dinh dưỡng, chất lượng nấu nướng giảm đi.
Nhìn chung ở các mẫu thóc bảo quản tỷ lệ gạo xát có xu hướng giảm dần, tỷ lệ thu hồi hạt nguyên giảm, tỷ lệ hạt đỏ, hạt vàng lại có xu hướng tăng. Độ ẩm của thóc tăng, mật độ sâu mọt lớn là nguyên nhân của sự giảm khối lượng và chất lượng hạt.
4.6. Kết quả thu được từ phiếu điều tra
4.6.1. Tình hình nhân sự, tình hình sản xuất, sử dụng và bảo quản thóc trong từng hộ gia đình
Bảng 4.6.1.a. Tình hình nhân sự, sản xuất, sử dụng và bảo quản thóc trong từng hộ gia đình
Tên chủ hộ
Mẫ số
Tuổi
Nghề nghiệp
Sônhân khẩu của hộ
Tổng diện tích (m2)
Diện tích thóc tẻ (m2)
Năng suất (kg/360m2)
Sản lượng (kg)
Sử dụng thóc (kg/tháng)
Nguyễn Văn Bế
C1
56
Làm ruộng
5
3240
2064
160
330.240
150
Bùi Thị Quynh
C2
43
Nt
3
2160
1920
150
288.000
100
Bùi Văn Mâu
C3
44
nt
4
2160
2160
160
345.600
150
Nguyễn Văn Dũng
C4
43
Nt
4
2520
2520
150
378.000
200
Lê Văn Huy
C5
55
Nt
4
1920
1320
180
237.600
120
Nguyễn Văn Quý
C6
72
Nt
5
3276
2160
150
324.000
156
Nguyễn Văn Kiểu
C7
65
Nt
4
2160
1440
200
288.000
120
Nguyễn Văn bình
C8
50
Công Nhân
5
2520
2050
180
369.000
220
Nguyễn Văn Lập
C9
36
Làm ruộng
4
2880
2880
180
518.400
130
Nguyễn Thị Luyn
C10
56
Nt
5
1440
1080
180
194.400
160
Nguyễn Thị Chỉ
D1
60
Nt
4
1290
1290
170
219.300
50
Nguyễn Văn Xuyến
D2
51
Thợ Điện
6
1800
1620
180
291.600
100
Nguyễn Văn Liễn
D3
53
Công nhân
5
2160
1440
200
288.000
160
Nguyễn Danh Mai
D4
59
Làm ruộng
7
2880
2880
180
518.400
100
Đặng Quang Nhuận
D5
51
Nt
5
2520
1800
160
288.000
120
Nguyễn Đăng Vịnh
D6
47
Nt
4
2520
2520
150
378.000
100
Lê Thị ái
D74
47
Nt
4
1800
1440
180
259.200
120
Nguyễn Thị Phúc
D8
40
nt
4
1820
1820
150
273.000
100
Phạm Trung Hà
D9
38
Nt
3
1800
1800
170
306.000
90
Nguyễn Thị Huỳ
D10
44
Nt
4
2520
1260
180
226.800
150
Đào Thị Diên
Đ1
63
Nt
5
3240
2880
170
489.600
170
Đào Thị Dã
Đ2
63
Nt
6
2460
1800
180
324.000
200
Đặng Văn Đảng
Đ3
50
Nt
4
3240
2160
200
432.000
140
Đặng Thành Chương
Đ4
45
Công nhân
5
2880
2880
180
518.400
140
Đặng Sinh Uý
Đ5
65
CB nghỉ hưu
6
3240
2520
180
453.600
210
Bùi Văn Quỳnh
Đ6
64
Làm ruộng
6
2340
1800
200
360.000
190
Lê Văn Bùi
Đ7
68
Cb nghỉ hưu
5
910
910
180
163.800
55
Đặng Văn Bái
Đ8
53
Làm ruộng
4
3240
2160
190
410.400
70
Nguyễn Thị Vẻ
Đ9
68
Nt
3
1980
2160
180
226.800
80
Nguyễn Thị Thuỷ
Đ10
53
nt
4
3240
2160
220
475.200
200
Với những số liệu rút ra từ phiếu điều tra chúng tôi thấy hầu hết các hộ là thuần nông, tổng diện tích gieo trồng trung bình của mỗi hộ là 2405m2, trong đó diện tích dành cho cấy lúa là 1963m2 chiếm 81,6% diện tích gieo trồng. Trong đó các hộ như C1, C6, C9, D4, Đ4, Đ5, Đ8, Đ10,...có diện tích cấy lúa tẻ tương đối cao bình quan đạt trên 2000 m2. Số diện tích đất còn lại người nông dân trồng các loại cây khác như ở xã Dương Xá người dân trồng các loại rau, xã Đa Tốn trồng các loại cây lương thực như đậu tương, cà chua, ngô...còn ở xã Cổ Bi trồng hoa màu và cây giống là chủ yếu. Các loại cây này được trồng gối vụ xen canh nhau, cũng có diện tích đất trồng cố định một loại cây như ở xã Cổ Bi trồng ngô do thửa ruộng cao, khó khăn cho tưới tiêu nên không thể trồng lúa.
Do vị trí địa lý của 3 xã khác nhau, tình trạng đất, công tác thuỷ lợi khác nhau dẫn đến năng suất của các hộ gia đình có sự chênh lệch nhau. Bình quân 30 hộ gia đình năng suất lúa đạt 170kg/360 m2, có hộ đạt rất cao như Đ10 đạt 220kg/360 m2...do các hộ này đầu tư nhiều cho sản xuất nông nghiệp, thực hiện gieo trồng đúng thời vụ, thu hoạch đúng độ chín nên không bị tổn thất ngoài đồng. Do có sự khác nhau về năng suất nên sản lượng thóc của các hộ cũng khác nhau, bình quân mỗi hộ đạt 337.978 kg, là mức sản lượng tương đối cao. Nếu bình quân mỗi hộ sử dụng 150 kg thóc/tháng thì trong khoảng 6 tháng mỗi hộ sử dụng hết 900 kg thóc, ngoài ra có hộ chăn nuôi nhiều, có hộ chăn nuôi ít, cũng có hộ bán thóc nhưng nhìn chung mức sản lượng thóc như vậy thì các hộ đều phải có công tác bảo quản thóc sau thu hoạch.
Thóc sau khi thu hoạch được phơi khô, quạt sạch và được bảo quản trong thùng tôn hoặc thùng phuy. Kết quả điều tra các dụng cụ bảo quản thóc chủ yếu ở các hộ được trình bày ở bảng sau:
Bảng 4.6.1.b. Các dụng cụ bảo quản thóc chủ yếu ở các hộ gia đình
Mã
Thùng tôn
Thùng phuy
Số lượng
Nông sản bảo quản
Dung tích (kg)
Giá thành (nghìn)
Số lượng
Nông sản bảo quản
Dung tích (kg)
Giá thành (nghìn)
C1
2
Thóc
230
120
3
Thóc
120
60
C2
1
Thóc
600
160
2
Thóc
130
60
C3
2
Thóc
300
120
7
Thóc
100
75
C4
2
Thóc
240
120
6
Thóc
170
40
C5
3
Thóc
400
150
1
Thóc
180
360
C6
3
Thóc
600
200
4
Thóc
80
45
C7
3
Thóc
1000
400
1
Thóc
300
150
C8
2
Thóc
600
200
1
Thóc
200
80
C9
2
Thóc
600
200
0
0
0
0
C10
1
Thóc
400
150
4
Thóc
120
50
D1
2
Thóc
500
150
0
0
0
0
D2
2
Thóc
400
150
5
Thóc
170
50
D3
1
Thóc
600
250
5
Thóc
200
70
D4
2
Thóc
1000
450
2
Thóc
130
70
D5
6
Thóc
120
50
0
0
0
0
D6
2
Thóc
500
250
5
Thóc
120
50
D7
1
Thóc
1000
400
3
Thóc
130
70
D8
2
Thóc
600
250
3
Thóc
120
60
D9
1
Thóc
500
200
6
Thóc
200
130
D10
2
Thóc
500
250
3
Thóc
120
70
Đ1
5
Thóc
1000
300
3
Thóc
120
70
Đ2
3
Thóc
500
250
3
Thóc
120
60
Đ3
2
Thóc
700
300
2
Thóc
200
80
Đ4
2
Thóc
500
250
1
Thóc
120
50
Đ5
2
Thóc
500
450
0
0
0
0
Đ6
1
Thóc
600
250
3
Thóc
200
80
Đ7
2
Thóc
500
150
0
0
0
0
Đ8
1
Thóc
1000
250
3
Thóc
110
60
Đ9
1
Thóc
400
200
3
Thóc
120
70
Đ10
1
Thóc
600
250
6
Thóc
135
80
Qua bảng 4.6.1.b ta thấy 100% số hộ có sử dụng thùng tôn, bình quân mỗi hộ có 2,1 thùng tôn, chủ yếu là để bảo quản thóc. Các thùng có dung tích khác nhau nên giá thành cũng khác nhau. Đa số các hộ đều sử dụng thùng tôn là do dụng cụ này rất thuận lợi cho bảo quản, nếu trong điều kiện bảo quản kín không bị yếu tố môi trường tác động thì thóc bảo quản được tương đối lâu.
Do sản lượng thóc nhiều nên ngoài thùng tôn các hộ còn sử dụng thùng phuy do thùng phuy cũng có dung tích lớn lại rẻ tiền, bình quân mỗi hộ có 2,9 thùng phuy, số hộ sử dụng thùng phuy chiếm 86,6%. Thùng phuy cũng là dụng cụ cho phép bảo quản kín nhưng nhược điểm là khó khăn khi lấy thóc ra vì không có cửa tháo thóc ra.
Qua điều tra chúng tôi thấy hầu hết các hộ không sử dụng bao dứa để bảo quản thóc mà chỉ để chứa thóc khi chưa được phơi khô hay để vận chuyển từ nơi tuốt lúa về nhà vì bao dứa rất thuận tiện cho việc vận chuyển thóc nhưng do dung tích nhỏ lại dễ bị sâu mọt xâm nhập, hơn nữa nếu bảo quản bằng bao dứa thì rất dễ bị tác động bởi điều kiện môi trường làm hư hại thóc.
Các dụng cụ nói trên chủ yếu là để bảo quản thóc tẻ còn các loại lương thực khác như ngô, đậu tương, thóc nếp do có số lượng ít lại sử dụng cho chăn nuôi hoặc bán ngay sau khi thu hoạch nên khi chúng tôi đến điều tra bảo quản thì các loại lương thực này không còn nữa.
4.6.2. Tình hình sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu
Bảng 4.6.2. Tình hình sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu
Mã
Phân bón (kg/sào.vụ)
Thuốc trừ sâu (lần/sào.vụ)
Phân chuồng
Phân bắc
Phân hoá học
Phân vi sinh
Phân xanh
Trừ cỏ
Trừ Nấm
C1
150
100
10
10
0
1
0
2
C2
200
0
10
0
0
1
0
2
C3
200
30
10
10
0
1
0
3
C4
100
30
10
10
0
1
0
3
C5
300
0
20
10
0
1
0
3
C6
200
0
25
0
0
1
0
3
C7
150
0
25
0
0
1
0
3
C8
250
50
18
0
0
1
0
2
C9
150
0
23
10
0
1
0
2
C10
200
0
16
0
0
1
0
2
D1
50
0
15
10
0
0
0
3
D2
50
0
35
0
0
1
0
3
D3
200
0
21
0
0
1
0
2
D4
200
0
23
0
0
1
0
2
D5
100
20
25
0
0
1
1
3
D6
0
100
22
0
0
1
0
3
D7
250
30
8
10
0
1
0
3
D8
150
40
21
10
0
1
0
3
D9
200
50
28
0
0
0
0
3
D10
200
30
20
0
0
0
0
3
Đ1
100
0
10
10
0
0
0
3
Đ2
80
100
31
0
0
1
0
3
Đ3
220
0
10
10
0
1
0
3
Đ4
80
50
27
15
0
1
0
3
Đ5
100
0
20
10
0
1
0
3
Đ6
100
0
20
10
0
1
0
3
Đ7
150
25
0
10
0
1
0
3
Đ8
100
0
29
8
0
1
0
2
Đ9
100
0
20
10
0
1
0
3
Đ10
200
0
20
7
0
1
0
3
Qua bảng 4.6.2 ta thấy đa số các hộ đa số các hộ đều sử dụng phân chuồng, phân hoá học, thuốc trừ sâu cho lúa, 100% số hộ không sử dụng phân xanh và thuốc trừ nấm. Phân chuồng được sử dụng vào thời điểm làm đất chuẩn bị cấy lúa, bình quân sử dụng 100-150kg/360 m2. Đối với phân hoá học thường dùng để bón lót với lượng 10-15kg/360 m2 và khoảng 20kg/360 m2.vụ, vì mỗi vụ thường bón lót 3-4 lần vào các đợt như lúc đang cấy, lúc cây lúa đẻ nhánh và lúc bắt đầu làm đòng. Đây cũng là thời điểm làm cỏ cho lúa bằng cách phun thuốc diệt cỏ sau 5-7 ngày cấy. Một yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp đó là thuốc trừ sâu, côn trùng, yếu tố gây ảnh hưởng rõ nhất đến sự tổn thất ngoài đồng khi chưa thu hoạch. Bình quân mỗi hộ sử dụng thuốc trừ sâu 2-3 lần/360 m2.vụ. Các loại thuốc thường dùng như : Padan, tổng hợp, thuốc sunfat đồng,...tuỳ vào từng bệnh của lúa, ngoài ra còn sử dụng các loại thuốc chống sương như Zizep.
Đối với phân vi sinh do tác dụng chậm hơn phân hoá học nên không được sử dụng nhiều mặc dù loại phân này có tính bền với môi trường. Qua bảng số liệu ta thấy số hộ sử dụng phân vi sinh là 17 hộ chiếm 56,6%.
4.6.3. Các giống lúa được sử dụng chủ yếu ở các hộ gia đình
Bảng 4.6.3.a. Cơ cấu giống lúa vụ mùa năm 2002 ở 3 xã
Xã
Đa Tốn
Dương Xá
Cổ Bi
Tổng
Sản lượng (tấn)
CC so với tổng diện tích (%)
CR203
D.tích (ha)
0,0
3,5
0,0
3,5
148,75
0,41
N.suất(tạ/ha)
0,0
42,2
0,0
42,2
KD,Q5
D.tích (ha)
160,0
27,0
18,0
207
29973,6
24,4
N.suất (tạ/ha)
55,0
45,8
44,0
144,8
C70,C71
D.tích (ha)
44,5
10,0
13,0
68,5
7021,25
8,07
N.suất(tạ/ha)
33,0
42,5
27,0
102,5
Xi23,NX30
D.tích (ha)
50,0
207,0
96,0
353
46596,0
41,6
N.suất(tạ/ha)
40,0
48,5
43,5
132,0
9810
D.tích (ha)
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
N.suất(tạ/ha)
0,0
0,0
0,0
0,0
Nếp
D.tích (ha)
38,0
18,5
0,0
56,5
4842,05
6,7
N.suất(tạ/ha)
45,0
40,7
0,0
85,7
Khác
D.tích (ha)
36,0
0,0
0,0
36,0
1508,4
4,2
N.suất(tạ/ha)
41,9
0,0
0,0
41,9
Ngày nay do khoa học kỹ thuật phát triển, nhu cầu tiêu dùng lương thực ngày một tăng đòi hỏi sản xuất nông nghiệp phải tạo ra các giống luá có năng suất cao, phẩm chất tốt. Mỗi giống lúa có một đặc điểm riêng, có giống cho năng suất cao nhưng khả năng chống chịu sâu bệnh kém hoặc có giống chịu được khí hậu nhiệt đới nhưng cho năng suất thấp. Chính vì vậy việc lựa chọn các giống lúa phù hợp với đất đai của từng địa phương là công việc hêts sức khó khăn.
Qua bảng 4.6.3.b ta thấy giống lúa Xi23, NX30 được trồng ở cả 3 xã, số hộ cấy giống lúa này chiếm 100%, có giống lúa không được sử dụng như giống lai TQ, 838 do đây là giống mới lai tạo, chưa phù hợp với khí hậu của địa phương.
ở 3 xã điều tra chúng tôi nhận thấy có sự phân bố rõ rệt giữa các giống thóc. Ví dụ ở xã Cổ Bi chủ yếu là Q5, tẻ thơm,Xi23, NX30; xã Đa Tốn cấy chủ yếu là C70, C71, tẻ nhật, Xi23, NX30; ở xã Dương Xá cấy chủ yếu là CR203, ngoài ra có Xi23, NX30. Theo số liệu thống kê của phòng nông nghiệp huyện Gia Lâm, tổng diện tích lúa Xi23, NX30 ở cả 3 xã là353 ha với năng suất 132,0 ta/ha và chiếm 41,6% tổng diện tích gieo trồng. Sau đó đến giống lúa KD, Q5 chiếm 24,4% tổng diện tích.
Bảng 4.6.3.b. Các giống lúa được sử dụng chủ yếu
Mã
CR203
LaiTQ, 838
KD,Q5
C70,C71
Xi23,NX30
9810
Nếp
Tẻnhật
Tẻthơm
C1
+
+
+
+
+
C2
+
+
+
+
C3
+
+
+
+
C4
+
+
+
+
C5
+
+
+
+
C6
+
+
+
+
C7
+
+
+
C8
+
+
+
+
C9
+
+
+
+
+
C10
+
+
+
+
D1
+
+
D2
+
+
+
D3
+
+
D4
+
+
D5
+
+
+
+
D6
+
+
+
D7
+
+
+
D8
+
+
+
+
D9
+
+
D10
+
+
Đ1
+
+
+
Đ2
+
+
+
+
Đ3
+
+
+
+
Đ4
+
+
+
+
+
Đ5
+
+
+
+
Đ6
+
+
+
Đ7
+
+
+
+
Đ8
+
+
+
Đ9
+
+
+
+
+
Đ10
+
+
+
+
Ký hiệu: + (có)
4.7. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm
Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở phía tây bắc thủ đô Hà Nội. Theo số liệu thống kê năm 2001 dân số của huyện là 353.300 nghìn người. Do vị trí địa lý có đường quốc lộ V chạy qua nối liền thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng nên điều kiện phát triển kinh tế có nhiều thuận lợi. Mặt khác trong những năm gần đây có nhiều khu công nghiệp mọc nên và đang đi vào phát triển như khu công nghiệp Sài Đồng.
Trên địa bàn của huyện còn có quôc lộ 1A nối liền thủ đô và thành phố Lạng Sơn - cửa khẩu quan trọng của đất nước người dân nơi đây sống chủ yêú dựa vào nông nghiệp và một số ngành nghề khác như buôn bán, làm đồ gốm (xã Bát Tràng) ...
Với diện tích dùng cho cấy lúa là 5.041,9 ha, năng suất lúa bình quân đạt 41,6 tạ/ha ( theo thống kê của huyện Gia Lâm vụ mùa năm 2002), sản lượng thóc của huyện đạt 21.292,89 tấn, không những cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu dùng mà còn để dự trữ. Những năm gần đây do sự quan tâm của Đảng và nhà nước, do có những chính sách đầu tư vốn và giống nên sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển đặc biệt ở các xã Cổ Bi, Đa Tốn, Dương Xá.
4.7.1. Xã Đa Tốn
Xã Đa Tốn nằm ở phía đông bắc của huyện với diện tích lúa là 941,2 ha, năng suất bình quân đạt 44,9 tạ/ha. Theo số liệu thống kê của xã, năm 2002 là năm có thời tiết diễn biến phức tạp, cộng thêm nạn chuột phá hoại nên ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp và phát triển văn hoá xã hội.
Được sự quan tâm của Đảng, năm 2002 xã Đa Tốn đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế - xã hội do cấp trên giao cho và hoàn thành kế hoạch của xã đề ra. Cụ thể về tình hình phát triển kinh tế của xã Đa Tốn như sau: Về trồng trọt, đã thực hiện gieo cấy đạt 100% diện tích, tổng thu lương thực trong năm là 4.040 tấn so với kế hoạch đạt 99%, so với năm trước tăng 363 tấn bằng 9,8%. Tổng thu ngành trồng trọt quy ra tiền là 7 tỷ 705 triệu đồng.
Do một số hộ gia đình vẫn còn cấy giống lúa C70 không có chọn lọc nên năng suất không cao, cấy không theo vùng khoảnh nên ảnh hưởng tới việc tưới nước và bị chuột phá hoại, một số hộ mải làm việc khác, không chăm sóc đúng thời vụ, không phòng trừ sâu bệnh cho lúa kịp thời nên cũng dẫn tới năng suất kém. Kết quả tình hình trồng trọt của xã được cho ở bảng sau:
Bảng 4. Tình hình trồng trọt của xã Đa Tốn
Cây trồng
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Thành tiền (triệu đồng)
Lúa xuân
368,9
51,2
1.888,8
3.777,6
lúa mùa
384,5
48,3
1.876,4
3.752,8
Ngô xuân
37
47
173,9
347,8
Ngô đông
28
37
103,6
290,1
Đậu tương
32
25
80
360,0
Rau các loại
45
625,0
Vườn quả
36,8
1.656,0
Củ ấu
2,5
68,8
14,4
21,6
Về chăn nuôi, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã ngày càng phát triển, cụ thể như đàn châu bò hiện có 138 con tăng so với năm 2001 là 47 con. nguyên nhân của sự tăng nhanh về số lượng gia súc là do công tác tiêm phòng đạt kết quả tốt, bộ phận thú y hoạt động tốt đã tích cực vận động nhân dân và giải thích cho nhân dân rõ tác hại của việc không tiêm phòng dịch. Bên cạnh đó còn một số gia đình có tư tưởng còn nặng về chữa bệnh chứ không phòng bệnh người dân tự đi mua thuốc về phòng bệnh, chữa bệnh cho đàn gia súc nhà mình hoặc nhờ người khác chứ không nhờ bộ phận thú y của thôn, xã nên một số gia đình lợn bị chết do tụ huyết trùng, ỉa chảy...
Về các hoạt động sản xuất phát triển ngành nghề, nghề gốm xứ phát triển song hiệu quả năng suất kém, có tới 30% số lò ngừng hoạt động do sản suất chất lượng kém, không bán được hàng hoặc thua lỗ. Có khoảng 25% số hộ làm ăn có kỹ thuật sản suất đẹp, tiêu thụ được hàng có lãi, có hộ xây được nhà mái bằng và gửi tiền tiết kiệm do làm lò mà không phải vay vốn ngân hàng hoặc tín dụng.
Có khoảng 265 hộ buôn bán dịch vụ khác như bán hàng tạp hoá, lương thực, thực phẩm,...Theo số liệu thống kê năm 2002, tổng thu nhập quốc dân tính bình quân trên đầu người là 251.884 đồng/tháng, so với năm 2001 tăng 23.000 đồng/tháng, tăng 10,3%.
Phương hướng đặt ra cho năm 2003 về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang trồng cây củ ấu xuất khẩu. Hợp tác xã dịch vụ chịu trách nhiệm ký hợp đồng với người nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm. Chú ý chăn sóc phòng trừ sâu bệnh kịp thời để năng suất lúa đạt từ 5,2 đến 5,5 tấn/ha. Hợp tác xã cũng đề nghị xã viên cấy nhiều lúa Nhật để bán làm hàng hoá tăng thu nhập, làm thuế với nhà nước nhanh gọn hơn. Bên cạnh đó xã vận động nhân dân đổi ruộng cho nhau hoặc cho nhau thuê ruộng để thành lập trang trại nhỏ, làm vườn ngoài đồng, khoanh vùng thả cá, nuôi tôm. Phấn đấu trong năm 2003 tổng thu nhập quốc dân của xã tính trên đầu người đạt 260.000 đồng/tháng, tốc đọ tăng trưởng kinh tế đạt 10%.
4.7.2. Xã Cổ Bi
Xã Cổ Bi nằm ở phía bắc của huyện Gia Lâm với tổng diện tích đất tự nhiên là 496,22 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 287,939 ha, năng suất lúa bình quân của xã đạt 41,3 tạ/ha, thu nhập bình quân đầu người đạt 234.000 đồng/tháng (năm 1997).
Về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã 6 tháng đầu năm 2002 là:
Thứ nhất, về sản suất nông nghiệp, tổng sản lượng quy thóc đạt 1.480,4 tấn, so với kế hoạch cả năm đạt 55,86% so với cùng kỳ năm 2001 tăng 13%. Giá trị thu nhập ngành trồng trọt đạt 3 tỷ 700 triệu 100 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 28,99%.
Thứ hai, về trăn nuôi đang có chiều hướng phát triển mạnh mẽ. Đàn gia cầm ước đạt 45 tấn, so với cùng kỳ năm 2001 tăng 8 tấn. Thu nhập ngành chăn nuôi đạt 3 tỷ 816 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29,9%, so với kế hoạch năm đạt 58,95%.
Thứ ba, về thương nghiệp dịch vụ, việc phát triển ngành nghề trong nông thôn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, chưa có biện pháp khắc phục. Song một số hộ trong xã đã mạnh dạn đầu tư vốn, nhân lực, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,...Thu nhập các hộ làm vườn đạt 100 - 150 triệu đồng/năm. Thu nhập từ ngành dịch vụ thương nghiệp 6 tháng đầu năm ước đạt 5 tỷ 246 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 41,11%, so với cùng kỳ năm 2001 tăng 13,8%.
Kết quả thu nhập kinh tế 6 tháng đầu năm 2002 ước đạt 12 tỷ 762 triệu 100 nghìn đồng, so với cùng kỳ năm 2001 tăng 13,7%, so với kế hoạch năm đạt 67,8%.
Phương hướng nhiệm vụ đặt ra để phát triển kinh tế xã hội trong năm 2003 của xã phấn đấu đạt tốc độ phát triển kinh tế 6-8%. Tăng cường đổi mới quan hệ sản xuất, tiếp tục thực hiện đề án giống lúa năng suất và lợn nạc. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng trồng cây lương thực kém hiệu quả hướng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây cảnh, ...Đẩy mạnh phòng trừ sâu bệnh, đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường và tăng cường công tác quản lý mạng điện an toàn.
4.7.3. Xã Dương Xá
Dương Xá là một xã vùng lúa, nằm ở phía đông của huyện Gia Lâm và là vùng có vị trí tự nhiên thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế. Đất đai nơi đây là phù sa cổ sông hồng, không được bồi đắp hàng năm, nên rất phù hợp với trồng cây lúa nước và các loại cây rau màu.
Tổng diện tích tự nhiên xã là 478,673 ha, trong đó đất dùng cho nông nghiệp là 286,143 ha, đất canh tác là 275,788 ha, đất lâu năm là 1,4626 ha, đất vườn tạp 786 ha và đất nuôi trồng thuỷ sản là 1,0194 ha.
Theo số liệu thống kê ngày 27/3/2003, toàn xã có 2124 hộ. Trong đó hộ nông nghiệp là 1.654 hộ có 1.249 hộ tham gia hợp tác xã. Sản xuất nông nghiệp nơi đây chủ yếu tập trung vào cây lúa, song năm qua do thời tiết diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Vụ đông xuân, đầu vụ nắng nóng hơn mức trung bình hàng năm, làm cho diện tích mạ phát triển tự nhiên, lượng mưa ít, lượng nước dự trữ thiếu hụt. Vụ mùa mưa nhiều, đầu vụ gây ngập úng lúa mới cấy. Nạn chuột phát sinh gây hại nhiều diện tích lúa và rau màu nhưng được sự quan tâm của các cấp các ngành huyện, sự lãnh đạo của Đảng uỷ- hội đồng nhân dân - uỷ ban nhân dân và các ngành đoàn thể trong xã, nên năng suất lúa bình quân 2 vụ đạt 9,62 tấn/ha. Sản lượng quy thóc cả cây vụ đông đạt 2.945 tấn.
Giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn xã thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Mục tiêu của giai đoạn này là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm là 10%. Trong đó giá trị kinh tế nông nghiệp 60%, tiểu thủ công nghiệp xây dựng cơ bản, vận tải 15%, thương mại dịch vụ 25%, năng suất lúa phấn đấu đạt 11 tấn/ha/năm. Để đạt được những mục tiêu trên Ban chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cần tập trung chỉ đạo, vận đông nhân dân phát huy tiềm năng thế mạnh về lao động đất đai khi đã được giao đất lâu dài theo Nghị định 64/CP. ổn định diện tích trồng cây lương thực, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đưa các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đại trà thay thế các giống cũ kém hiệu quả. Quy vùng gieo trồng cây lương thực chất lượng đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.
Phần thứ năm
Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
Qua theo dõi và xác định một số chỉ tiêu chất lượng thóc, gạo trong thời gian bảo quản chúng tôi có một vài kết luận sau:
Với các phương tiện bảo quản tại các hộ gia đình thóc bảo quản càng lâu thì độ ẩm càng tăng, mức độ tăng độ ẩm phụ thuộc vào đặc tính giống thóc (cấu trúc vỏ hạt, độ hở vỏ trấu), phụ thuộc vào độ ẩm ban đầu, nhiệt độ, độ ẩm không khí, mật độ sâu mọt, tỷ lệ tạp chất, dụng cụ bảo quản. Độ ẩm thóc tăng lên là nguyên nhân chính dẫn đến một loạt những biến đổi khác nhau làm giảm chất lượng thóc gạo, cụ thể như sau:
- Khối lượng 1000 hạt giảm khi độ ẩm thóc tăng lên. Mức độ giảm còn phụ thuộc vào mật độ sâu mọt, phụ thuộc vào tốc độ hoạt động của các enzim có trong hạt.... Khối lượng 1000 hạt giảm ảnh hưởng đến giá trị kinh tế cũng như giá trị sử dụng của gạo.
- Mật độ sâu mọt tăng lên làm giảm khối lượng, chất lượng hạt, làm tăng tỷ lệ tạp chất, làm giảm tỷ lệ thu hồi gạo, ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của gạo.
- Tỷ lệ tạp chất tăng lên do mật độ sâu mọt tăng. Tỷ lệ tạp chất có ảnh hưởng đến chất lượng thóc, gạo và giá trị kinh tế của gạo.
Tỷ lệ thu hồi gạo thấp, tỷ lệ tấm, cám, gạo đỏ vàng cao.
5.2. Đề nghị
Tiến hành điều tra ngay từ khi thóc mới thu hoạch để rút ra những kết luận chính xác hơn và có ý nghĩa thực tiễn cao trong quá trình bảo quản thóc.
- Cần phải xác định được mức hao hụt khối lượng và xác định được các loài vi sinh vật, sâu mọt gây hại chính trên thóc trong thời gian bảo quản.
Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đề xuất biẹn pháp phòng trừ sâu mọt hại thóc bảo quản dựa trên nguyên tắc “phòng là chính, trừ là quan trọng”. Khuyến cáo người nông dân có thể sử dụng một số loại lá thảo mộc đưa vào cùng với thóc bảo quản nhằm xua đuổi mọt hại như lá xoan, tỏi bóc vỏ, vôi bột…
Chúng tôi đề nghị đề tài sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian sau này để có thêm những kết quả phong phú và hoàn hảo hơn.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo kết quả hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp năm 2001, phương pháp nhiệm vụ năm 2002 ngày 27/3/2002 của xã Dương Xá.
Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội năm 2002 của xã Cổ Bi.
Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2003 ngày 2/1/2003 của xã Đa Tốn.
Lê Doãn Diên: Công Nghệ Sau Thu Hoạch Trong Nông Nghiệp Việt Nam.
Lê Doãn Diên – Vũ Thị Thư: Dinh Dưỡng Người.
Bùi Công Hiển: Côn Trùng Hại Kho. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Việt Nam – Hà Nội năm 1995.
Bùi Đức Hợi – Mai Lề: Bảo Quản Lương Thực. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 1987.
Lúa Lai – Kết Quả Và Triển Vọng. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn – số 3/1998.
Nguyễn Minh Mầu: Giáo Trình Kiểm Dịch Thực Vật. Hà Nội 2001.
Nguyễn Công Tạn: Lúa Lai ở Việt Nam – Hà Nội 2002.
Trần Minh Tâm: Giáo Trình Bảo Quản Và chế Biến Nông Sản – Hà Nội 1987.
Nguyễn Hữu Tề: Giáo Trình Cây Lương Thực. Nhà xuất bản nông nghiệp Việt Nam 2001.
Tiêu Chuẩn Việt Nam 5643 (1998); 5644 (1999); 5646 (1999).
Bùi Thị Như Thuận – Nguyễn Phùng Tiến – Bùi Minh Đức: Kiểm Tra Chất Lượng Và Thanh Tra Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm. Nhà xuất bản y học 1991.
Tạp Trí “Trái Đất Xanh” số 2 tháng 11/2002.
Tạp Trí “Trái Đất Xanh” số 3 tháng 1/2003.
Vũ Quốc Trung: Bảo Quản Thóc. Nhà xuất bản nông nghiệp 1979.
Vũ Quốc Trung: Xử Lý Và Bảo Quản Hạt Lương Thực ở Các Vùng Nhiệt Đới Và Cận Nhiệt Đới. Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội 1991.
Vấn Đề Lương Thực Thực Phẩm – Thực Trạng Và Phương Hướng Giải Quyết ở Nước Ta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33928.doc