MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi xem xét và đánh giá về con người nói chung hay về nhân cách nói riêng, chúng
ta không thể bỏ qua vấn đề định hướng giá trị. Chính sự định hướng giá trị sẽ phản ánh nhu
cầu, nguyện vọng của con người, phản ánh cái mà họ yêu thích và cho là quý giá. Định
hướng giá trị chỉ đạo toàn bộ hoạt động của con người, bởi vì con người thường hướng vào
một loạt giá trị để xác định lối sống cho riêng mình. Biết được định hướng giá trị của con
người là biết được thái độ, hành vi của họ và sẽ dễ dàng hơn trong giao tiếp cũng như trong
quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động.
Giá trị và định hướng giá trị luôn là lĩnh vực được ưu tiên khi bàn về nhân cách sống
của mỗi con người. Từ đại hội lần thứ VIII, Đảng đã đề xuất “xây dựng con người Việt nam
về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống” và “hình thành hệ giá trị và chuẩn mực
xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc và yêu cầu của thời đại” [14, tr.110 -113].
Bên cạnh đó, trên báo chí, tại các cuộc hội thảo quốc tế, chúng ta luôn bắt gặp những nội
dung phát biểu được đề cập: “giáo dục giá trị, xu thế ưu tiên cho thế kỷ XXI”, “sự biến đổi”,
“sự khủng hoảng giá trị”, “sự quay về với những giá trị truyền thống” [63, tr.21]. Có thể nói
việc tìm hiểu giá trị và định hướng giá trị đang là vấn đề có tính toàn cầu, là nhu cầu cấp
bách của mỗi quốc gia, nhất ở các nước đang phát triển.
Tại Việt nam, vấn đề giá trị và định hướng giá trị thời gian gần đây được quan tâm
rất nhiều trên mọi bình diện. Nước ta thực hiện đổi mới trên mọi lĩnh vực để cùng hoà nhập
với thế giới hiện đại, một thế giới trong đó nhân loại đang bước sang nền kinh tế tri thức,
quy mô phát triển kinh tế xã hội ngày càng rộng lớn, tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp
và tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Có biết bao cái mới, cái hay và cái đẹp được con
người đón nhận, tìm kiếm, nhưng dường như con người cũng phải gánh chịu những mặt tiêu
cực của sự phát triển - sự lấn lướt của tư duy lý trí, của nền văn minh phương Tây, đe dọa sự
phát triển cân bằng của con người. Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho con người thông
minh hơn nhưng cũng dễ trở nên khô khan vô cảm, ích kỷ và thiếu lòng khoan dung. Trong
một xu thế chung như vậy, việc lựa chọn lối sống và định hướng giá trị lối sống sao cho vừa
thiết thực, vừa phù hợp với thời đại mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc không phải là đơn giản
đối với mọi người, đặc biệt với tầng lớp thanh niên - sinh viên, những người được coi là
năng động và luôn bắt nhịp với cái mới nhanh nhất, nhạy cảm với cái đẹp sớm nhất. Hiện nay, hơn 1.319.754 sinh viên Việt nam đang theo học tại các trường Đại học và
Cao đẳng trên cả nước, họ là lớp người ưu tú chuẩn bị trở thành lực lượng lao động có trình
độ cao được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt nhiều hy vọng trong công cuộc đổi mới đất
nước. Do đó mà việc giáo dục giúp sinh viên định hướng các giá trị trong cuộc sống một
cách hài hoà, phù hợp để có lối sống lành mạnh và cao đẹp là việc làm cấp thiết của các cấp
các ngành có liên quan.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước đang
có hơn 334.797 sinh viên theo học, họ được thụ hưởng sự phát triển năng động và các
phong trào đổi mới của thành phố nhưng cũng đang bị thử thách không ít về đạo đức, lối
sống. Những năm gần đây, một số vấn đề trong lối sống của sinh viên tại TP.HCM được
báo chí đề cập nhiều và dư luận xã hội rất quan tâm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, tuy nhiên,
việc nghiên cứu lối sống còn mang tính khái quát, vì vậy phải tìm ra được đâu là động cơ
thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của sinh viên trong cuộc sống? Dưới góc độ Tâm lý
học, đó là định hướng giá trị lối sống.
Quán triệt đường lối phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo của Đảng –“phải đặt
trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh. Phải tạo được sự
chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, đạo đức, lối sống - một lĩnh vực then chốt trong đời sống
văn hóa dân tộc” [15,tr.24], chúng tôi thực sự quan tâm đến những thay đổi trong lối sống
của sinh viên ở vào thời điểm hiện nay tại địa bàn TP.HCM, đặc biệt về mặt định hướng giá
trị lối sống. Vì vậy, chúng tôi quyết định tìm hiểu “Thực trạng định hướng giá trị lối sống
sinh viên ở một số trường đại học tại TP.HCM”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên ở một số
trường đại học tại TP.HCM hiện nay; nguyên nhân của thực trạng này, trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp giáo dục lối sống và định hướng giá trị lối sống cho sinh viên.
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục đích nêu trên, người nghiên cứu đề ra những nhiệm vụ phải thực
hiện như sau:
3.1. Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: giá trị, định hướng giá trị,
lối sống, lối sống sinh viên, định hướng giá trị lối sống, định hướng giá trị lối sống sinh
viên.
3.2. Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường đại
học tại TP.HCM. So sánh thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên theo: giới
tính, trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình.
3.3. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng định hướng giá trị lối sống
sinh viên.
3.4. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng định hướng giá trị lối sống sinh viên trên
cơ sở đó có những biện pháp giáo dục lối sống và định hướng giá trị lối sống cho sinh viên.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên thuộc năm thứ I và năm IV tại 3 trường đại học trên địa bàn
TP.HCM, năm học 2006-2007:
- Trường Đại học Sư Phạm (ĐHSP) TP.HCM
- Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (ĐHSPKT) TP.HCM
- Trường Đại học Bách Khoa (ĐHBK) TP.HCM
Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ 3 trường và phát phiếu tập trung có hướng
dẫn. Tổng số phiếu thu về là 611 phiếu, trong đó có 12 phiếu phải loại bỏ vì không đạt yêu
cầu. Như vậy, tổng số phiếu đưa vào xử lý là 599 phịếu và được phân bố như sau:
Bảng 1.1: Khách thể nghiên cứu phân bố theo giới tính, trường học, năm học,
khu vực và điều kiện kinh tế gia đình
Giới tính Trường học Năm học Khu vực
Điều kiện kinh tế
gia đình
Nam Nữ SP
SP
KT
BK I IV
TP
HCM
Tỉnh
Khó
khăn
Trung
bình
Khá
367 232 202 200 197 302 297 112 487 91 439 69
599 599 599 599 599
Phương thức xác định các nhóm sinh viên khi so sánh:
- Các nhóm sinh viên theo trường, phái tính, năm học lấy số liệu toàn thể 599 người.
- Các nhóm sinh viên theo khu vực : 100% sinh viên TPHCM, chọn ngẫu nhiên 25%
sinh viên Tỉnh để ghép chung. - Các nhóm sinh viên theo điều kiện kinh tế gia đình: 100% sinh viên thuộc nhóm có
điều kiện kinh tế khó khăn và nhóm có điều kiện kinh tế khá. Chọn ngẫu nhiên 20% sinh
viên trong nhóm có điều kiện kinh tế trung bình để ghép chung.
Một số giáo viên tại các trường đại học có sinh viên được nghiên cứu và được xem
là khách thể nghiên cứu hỗ trợ.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Đa số sinh viên tại TP.HCM đều định hướng giá trị lối sống đúng đắn. Các sinh viên
biết chọn lọc một cách hài hòa giữa các giá trị nhân văn, giá trị đạo đức, giá trị chính trị -
pháp luật và giá trị kinh tế. Có sự khác biệt định hướng giá trị lối sống của sinh viên theo:
giới tính, trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên, phần lớn do sự tác động của
các yếu tố bên ngoài xã hội.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Lối sống là một phạm trù rất rộng, biểu hiện đa dạng trong mọi hoạt động của con
người. Trong điều kiện cho phép, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu mặt định hướng giá
trị lối sống của sinh viên ở một số trường sau:
- Trường ĐHSP TP.HCM
- Trường ĐHSPKT TP.HCM
- Trường ĐHBK TP.HCM
Nghiên cứu định hướng giá trị lối sống trong đề tài này tập trung nghiên cứu nhận
thức, thái độ và những biểu hiện xu hướng hành vi đối với các giá trị lối sống của sinh viên.
Từ đó biết được phần nào nhân cách sống của sinh viên tại TP.HCM trong giai đoạn hiện
nay.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết nhiệm vụ đã nêu, đề tài được sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập tư liệu và các công trình nghiên cứu, đọc và phân tích theo từng bộ phận,
từng mặt, theo lịch sử thời gian để hiểu một cách đầy đủ và toàn diện. Từ đó liên kết các
thông tin từ nguồn tư liệu đã đọc và phân tích để xây dựng hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và
sâu sắc phù hợp với đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
Đây là phương pháp chính khảo sát thực trạng định hướng giá trị lối sống và những
yếu tố ảnh hưởng cũng như nguyên nhân của thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh
viên tại TP.HCM. Bảng câu hỏi chính là công cụ nghiên cứu của đề tài.
Việc xây dựng bảng câu hỏi tiến hành theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Dựa vào cơ sở lý luận về định hướng giá trị lối sống sinh viên, người
nghiên cứu soạn 2 phiếu thăm dò mở:
- Phiếu thứ nhất: Lấy ý kiến của các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy tại các trường
đại học tại TP.HCM.
- Phiếu thứ hai: Lấy ý kiến của sinh viên tại 3 trường đại học: ĐHSP TP.HCM,
ĐHSPKT TP.HCM, ĐHBK TP.HCM, năm học 2006 – 2007.
Giai đoạn 2: từ kết quả của hai phiếu thăm dò mở, kết hợp với cơ sở lý luận, người
nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra chính thức gồm 10 câu hỏi, trong mỗi câu hỏi bao gồm
nhiều ý (câu hỏi nhỏ).
Cấu trúc của phiếu điều tra gồm có 5 phần
Phần I: Khảo sát sự lựa chọn lối sống của sinh viên gồm có:
Câu 1: Khảo sát sự lựa chọn kiểu lối sống của sinh viên: gồm 15 kiểu lối sống cả tích
cực lẫn tiêu cực. Mỗi kiểu lối sống được đánh giá theo 5 mức độ: rất phù hợp (4 điểm), phù
hợp (3 điểm), ít phù hợp (2 điểm), không phù hợp (1 điểm) và hoàn toàn không phù hợp (0
điểm). Người được hỏi sẽ chọn 1 trong 5 mức phù hợp với họ nhất.
Câu 2: Khảo sát các kiểu lối sống được giới trẻ quan tâm nhất theo cách xếp hạng
của sinh viên.
Phần II: Khảo sát định hướng giá trị lối sống sinh viên:
Câu 3: Khảo sát nhận thức của sinh viên về mức độ quan trọng của 4 nhóm giá trị lối
sống. Gồm 40 giá trị chia đều cho 4 nhóm:
- Nhóm giá trị nhân văn: từ 1 đến 10
- Nhóm giá trị đạo đức: từ 11 đến 20
- Nhóm giá trị chính trị - pháp luật : từ 21 đến 30
- Nhóm giá trị kinh tế: từ 31 đến 40
Mỗi giá trị được đánh giá theo 5 mức: Rất quan trọng (4 điểm), quan trọng (3 điểm),
bình thường (2 điểm), không quan trọng(1 điểm) và hoàn toàn không quan trọng (0 điểm). Câu 4: Khảo sát thái độ của sinh viên về các nhóm giá trị lối sống, gồm 20 nhận định
chia đều cho 4 nhóm giá trị:
- Nhóm giá trị nhân văn: từ 1 đến 5
- Nhóm giá trị đạo đức: từ 6 đến 10
- Nhóm giá trị chính trị - pháp luật: từ 11 đến 15
- Nhóm giá trị kinh tế: từ 16 đến 20
Thang thái độ được soạn gồm các nhận định tích cực có xen kẽ các nhận định tiêu
cực. Người trả lời chọn 1 trong 5 mức độ: rất đồng ý (4 điểm), đồng ý (3 điểm), phân vân (2
điểm), không đồng ý (1 điểm) và hoàn toàn không đồng ý (0 điểm).Với các câu tiêu cực (*),
các điểm số được quy đổi ngược lại.
Câu 5: Khảo sát biểu hiện lối sống sinh viên về các hành vi tích cực, gồm 10 ý, người
trả lời sẽ chọn 1 trong 5 mức độ thực hiện các hành vi ấy: rất thường xuyên (4 điểm),
thường xuyên (3 điểm), đôi khi (2 điểm), không thường xuyên (1 điểm) và hoàn toàn không
thường xuyên (0 điểm).
Câu 6: Khảo sát những hành vi tiêu cực còn tồn tại trong lối sống sinh viên, gồm 18 ý
được đánh giá theo 5 mức độ tương tự như các hành vi tích cực: rất thường xuyên (4 điểm),
thường xuyên (3 điểm), đôi khi (2 điểm), không thường xuyên (1 điểm) và hoàn toàn không
thường xuyên (0 điểm).
Câu 7: Khảo sát xu hướng lựa chọn lối sống trong sinh viên, gồm 10 câu hỏi nhỏ đo
những biểu hiện của lối sống được chia thành 3 nhóm
- Về học tập và nghiên cứu khoa học: từ câu 1 đến câu 4
- Về quan hệ giao tiếp - ứng xử: từ câu 5 đến câu 7
- Về sinh hoạt cá nhân: từ câu 8 đến câu 10
Mỗi câu hỏi nhỏ gồm 4 lựa chọn được đánh giá mức độ tích cực từ cao đến thấp,
người trả lời chọn 1 lựa chọn thích hợp nhất.
Phần III: Câu 8: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị lối sống sinh
viên, người nghiên cứu đưa ra 30 yếu tố và sắp xếp thành 6 nhóm, người trả lời chọn 1 trong
5 mức phù hợp nhất: rất nhiều (4 điểm), nhiều (3 điểm), trung bình (2 điểm), không (1
điểm) và hoàn toàn không (0 điểm).
Nhóm yếu tố gia đình: từ yếu tố 1 đến yếu tố 5
Nhóm yếu tố nhà trường: từ yếu tố 6 đến yếu tố 10
Nhóm yếu tố bạn bè: từ yếu tố 11 đến yếu tố 15 Nhóm yếu tố văn hoá – xã hội: từ yếu tố 16 đến yếu tố 23
Nhóm yếu tố kinh tế: từ yếu tố 24 đến yếu tố 27
Nhóm yếu tố cá nhân: từ yếu tố 28 đến yếu tố 30
Phần IV: Câu 9: khảo sát nguyên nhân của định hướng giá trị lối sống sinh viên, là
câu hỏi mở để cho người được hỏi viết câu trả lời.
Phần V: Câu 10: thu thập các biện pháp giáo dục định hướng giá trị lối sống sinh
viên, cũng là câu hỏi mở để cho người được hỏi viết câu trả lời.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Với phương pháp này, người nghiên cứu trò chuyện với một số giáo viên và sinh
viên tại các trường Đại học được nghiên cứu. Nội dung xoay quanh vấn đề về lối sống và sự
lựa chọn các giá trị lối sống của sinh viên hiện nay. Qua đó có thêm những thông tin cụ thể,
sinh động để bổ sung và khẳng định cho những kết luận về thực trạng định hướng giá trị lối
sống sinh viên.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập được, tất cả các số thống kê
được xử lý với sự trợ giúp của phần mềm máy tính SPSS.
129 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4184 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội, sự khác biệt giữa sinh viên năm nhất và năm cuối là
không đáng kể, chỉ có ý nghĩa về mặt thống kê. Điểm trung bình năm cuối chỉ hơi nhỉnh
hơn một chút so với năm nhất (2.08 so với 1.98).
Kết quả so sánh theo khu vực
Kết quả ở bảng 3.25 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa sinh viên sinh sống
tại TP.HCM hay sinh viên xuất thân từ các tỉnh. Định hướng các giá trị lối sống của sinh
viên không bị chi phối bởi hoàn cảnh địa lý.
Bảng 3.25: Sự khác biệt giữa sinh viên TP.HCM và sinh viên tỉnh
TP.HCM Tỉnh Nhóm
sinh viên
Nhóm
yếu tố
Trung
bính SD
Trung
bình SD
t
p
Gia đình 3.18 0.580 3.26 0.512 -0.97 0.33
Nhà trường 2.44 0.748 2.54 0.636 -1.02 0.30
Bạn bè 2.28 0.695 2.15 0.710 1.38 0.16
Văn hoá - xã hội 2.07 0.609 2.02 0.563 0.60 0.54
Kinh tế 2.41 0.695 2.27 0.729 1.44 0.15
Cá nhân 3.39 0.659 3.41 0.536 -0.37 0.70
Kết quả so sánh theo điều kiện kinh tế gia đình
Bảng 3.26: Sự khác biệt giữa sinh viên có điều kiện kinh tế gia đình khác nhau về
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Khó khăn Trung bình Khá Nhóm sinh viên
Nhóm
yếu tố TB SD TB SD TB SD
F
p
Gia đình 3.21 0.619 3.22 0.536 3.28 0.535 0.33 0.71
Nhà trường 2.49 0.680 2.52 0.685 2.63 0.577 0.92 0.39
Bạn bè 2.10 0.814 2.19 0.648 2.19 0.769 0.44 0.64
Văn hoá -xã hội 1.94 0.538 1.98 0.565 2.10 0.591 1.57 0.20
Kinh tế 2.32 0.718 2.24 0.729 2.31 0.627 0.33 0.71
Cá nhân 3.49 0.505 3.34 0.708 3.48 0.524 1.72 0.18
Không có sự khác biệt ý nghĩa giữa những sinh viên có điều kiện kinh tế khác nhau.
Điều đó khẳng định rằng trong việc định hướng các giá trị lối sống, sinh viên không bị chi
phối bởi điều kiện sống.
Kết luận: Theo kết quả kiểm nghiệm cho thấy các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến định
hướng giá trị lối sống sinh viên là tương đối giống nhau, sự khác biệt ý nghĩa chỉ bắt gặp
giữa nam và nữ (nhóm yếu tố nhà trường: nữ chịu ảnh hưởng nhiều hơn nam, nhóm yếu tố
bạn bè và kinh tế: nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn nữ, nhóm yếu tố bản thân: nữ chịu ảnh
hưởng nhiều hơn nam), giữa các trường (ở nhóm yếu tố nhà trường- ĐHSP chịu ảnh hưởng
nhiều nhất, ở nhóm yếu tố bạn bè và kinh tế sinh viên ĐHSPKT bị ảnh hưởng nhiều hơn
cả), giữa năm nhất và năm cuối ở nhóm yếu tố bạn bè và nhóm yếu tố văn hoá – xã hội, cả
hai nhóm yếu tố này sinh viên năm cuối chịu tác động nhiều hơn năm nhất.
3.4. Nguyên nhân khiến sinh viên lựa chọn lối sống và những giá trị lối sống trên
Lối sống sinh viên là một phạm trù rất rộng, biểu hiện qua nhiều mặt trong cuộc sống
của sinh viên. Là mặt biểu hiện của nhân cách của con người, lối sống được hình thành và
phát triển trong quá trình sống, nó sẽ được biến đổi và hoàn thiện theo những tác động của
đời sống xã hội, nhất là sự tăng trưởng về kinh tế, mức sống, tiện nghi, phương tiện thông
tin đại chúng và giao lưu văn hoá.
Để tìm hiểu về nguyên nhân sâu xa khiến cho sinh viên tại TP.HCM lựa chọn lối
sống và định hướng giá trị lối sống như vậy, người nghiên cứu đưa ra những câu hỏi mở để
thu thập ý kiến.
Như đã được đề cập ở trên, đa số sinh viên tại TP.HCM lựa chọn cho mình lối sống
lành mạnh, có văn hoá, văn minh, nhân ái và tự do. Tuy nhiên những lối sống vật chất, thực
dụng, ích kỷ, xa hoa và lập dị vẫn được một số ít sinh viên lựa chọn.
Về định hướng giá trị lối sống của sinh viên: Hầu hết sinh viên tại TP.HCM có nhận
thức đúng đắn và có thái độ tích cực đối với các nhóm giá trị trong lối sống. Một số hành vi
tích cực được sinh viên thực hiện một cách thường xuyên.Tuy nhiên, bên cạnh đó trong sinh
viên còn tồn tại những hành vi tiêu cực rất đáng để những người có trách nhiệm phải xem
xét. Mặt khác chưa có sự thống nhất giữa nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên.Vậy
đâu là nguyên nhân?
Khi phân tích nội dung các nguyên nhân thu thập ý kiến từ phía các bạn sinh viên,
người nghiên cứu tổng hợp lại bao gồm những nhóm nguyên nhân cơ bản sau:
- Từ phía gia đình: Có thể nói gia đình là trường học đầu đời của mỗi người, ở đó
mỗi cá nhân học được cách sống, cách cư xử. Nhân cách được hình thành phần lớn là trong
gia đình. Lối sống, nếp sống của gia đình được phản ánh qua lối sống nếp sống của từng
thành viên.
- Sự phát triển của kinh tế xã hội (xu thế toàn cầu hoá): Công cuộc đổi mới kinh tế,
xã hội ở Việt nam đang tạo ra những chuyển biến về lối sống và định hướng giá trị. Đất
nước Việt nam chuyển mình từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đã mang lại những lợi ích không nhỏ về
mặt kinh tế, tạo sự phát triển xã hội. Chính sự đổi mới này làm cho người Việt nam nói
chung và thanh niên trong đó có sinh viên đã phải thay đổi cách sống, lối sống cho phù hợp
– linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo; có cá tính, có tinh thần độc lập tự chủ; có năng lực cạnh
tranh và hợp tác; có khả năng tự hoàn thiện mình [63, tr.68]. Sinh viên cũng đã thể hiện
mình là những người khá năng động, biết lựa chọn những giá trị của thời đại bên cạnh các
giá trị truyền thống của dân tộc.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang kéo
theo toàn cầu hoá về văn hoá. Các nước dường như đang xích lại gần nhau bởi sự nối mạng
internet. Những trào lưu mới, phong cách sống mới đã xâm nhập vào nước ta mà người ta
cho đó là mặt trái của sự đổi mới. Thanh niên sinh viên là những người trẻ, bắt nhịp với cái
mới nhanh nhưng lại thiếu tính chọn lọc đã đưa đến sự học đòi, bắt chước từ nếp suy nghĩ,
cách ăn mặc, cách thể hiện bản thân nhiều khi đưa đến sự lố bịch trong lối sống và bị cho là
“những căn bệnh của thời đại” trong giới trẻ, thậm chí có một số sinh viên tha hoá đạo đức,
sa vào các tệ nạn xã hội và vòng phạm pháp.
- Môi trường sống xung quanh cá nhân (gia đình, nhà trường và xã hội). Lối sống
xuất phát từ những động cơ của mỗi cá nhân nhưng nó lại được hình thành chủ yếu từ môi
trường xung quanh cá nhân đó. Theo lý luận tâm lý học đó là sự ảnh hưởng của môi trường
sống đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Trong môi trường sống của sinh viên bao
gồm: gia đình đã được đề cập ở trên; nhà trường với những thể chế nhất định giúp sinh viên
theo đúng những kỷ cương, nội quy đã đề ra, để họ trở thành những người có văn hoá, có
học trong lối sống; môi trường xã hội, đặc biệt những khu vực phòng trọ hay khu dân cư nơi
sinh viên sống và học tập ảnh hưởng rất nhiều đến cách sinh hoạt giải trí trong lối sống.
- Tự bản thân mỗi cá nhân: Mỗi sinh viên đều đã có thể nhận thức được những ưu và
khuyết điểm của chính bản thân để lựa chọn cho mình lối sống phù hợp hay hướng đến
những giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Có nhiều sinh viên tìm cho mình lối sống đẹp, thể
hiện mình là người được giáo dục. Bên cạnh đó, một số sinh viên đã không vượt qua được
chính bản thân mình chạy theo lối sống không phù hợp với truyền thống đạo đức của người
Việt nam. Không làm chủ được bản thân nên những sinh viên này dễ dàng bị lôi kéo bởi
những bạn bè xấu, bị thói xấu tiêm nhiễm. Mặt khác, đa phần những sinh viên được khảo sát
trong nghiên cứu tại TP.HCM xuất thân từ các tỉnh vì vậy mà khi lên thành phố học, họ xa
gia đình thiếu sự kiểm soát của gia đình, nếu họ không tự bảo vệ mình, không tạo cho mình
được “hàng rào miễn dịch” trước những tệ nạn xã hội tại Thành phố này sẽ dễ dàng chạy
theo lối sống không lành mạnh.
Nằm trong nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân mỗi cá nhân còn xuất hiện một lý
do nữa đáng làm chúng ta quan tâm đó là tâm lý lứa tuổi sinh viên: muốn khẳng định mình,
chứng tỏ mình với người khác. Theo chiều hướng tích cực, sinh viên sẽ khẳng định mình
bằng lối sống đẹp có văn hoá, lựa chọn những giá trị đích thực cho sự phát triển của bản
thân và xã hội. Điều này được biểu hiện qua thành tích học tập và các hoạt động xã hội của
sinh viên. Theo chiều hướng tiêu cực, đó là những sinh viên lơ là trong học tập, họ chỉ lo tập
trung vào chưng diện, ăn chơi để thể hiện đẳng cấp với các bạn khác để rồi sa đà vào các tệ
nạn xã hội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Lối sống sinh viên là một phạm trù rất rộng, thể hiện một cách đa dạng trong các hoạt
động sống của họ. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi tập trung chủ yếu nghiên cứu định
hướng giá trị lối sống sinh viên trên bình diện Tâm lý học nhân cách. Kết quả nghiên cứu đã
thực hiện được như sau:
1.1 Về mặt lý luận
Định hướng giá trị lối sống sinh viên là sự nhận thức, đánh giá và lựa chọn các giá trị
trong các hoạt động sống đặc trưng của họ. Nó có ý nghĩa thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và
hành vi của sinh viên nhằm đạt tới những giá trị đó trong những điều kiện chủ quan và
khách quan nhất định. Định hướng giá trị lối sống này bị ảnh hưởng bởi gia đình, nhà
trường, bạn bè, văn hoá – xã hội, kinh tế và chính bản thân mỗi cá nhân.
1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn định hướng giá trị lối sống sinh viên:
1.2.1. Về sự lựa chọn lối sống của sinh viên
Đa số sinh viên TP.HCM lựa chọn cho mình lối sống lành mạnh, văn hoá, văn minh,
muốn sống hoà đồng với mọi người. Họ là những người trẻ tuổi muốn có một lối sống tự do
nhưng giản dị và biết kết hợp với lối sống truyền thống dân tộc. Sự lựa chọn lối sống của
sinh viên khá đồng nhất với sự lựa chọn lối sống của giới trẻ hiện nay, tuy nhiên ở sinh viên
nổi bật hơn là lối sống nhân văn và có văn hoá.
Mặc dù vậy, vẫn còn một số ít sinh viên còn chọn cho mình những kiểu lối sống
không phù hợp với đại đa số như lối sống xa hoa, lập dị, thực dụng và ích kỷ. Đây là những
lối sống chưa thực sự phù hợp và cần được định hướng đúng đắn hơn.
1.2.2. Khảo sát về định hướng giá trị lối sống sinh viên:
Hầu hết sinh viên TP.HCM có nhận thức khá đúng đắn về các nhóm giá trị lối sống.
Điểm trung bình đã chỉ ra: từ các giá trị nhân văn (TB:3.30) đến các giá trị đạo đức
(TB:3.12), giá trị chính trị - pháp luật (TB:3.25) cũng như các giá trị kinh tế (TB: 3.10) đều
được sinh viên ý thức và đặt ở mức quan trọng khá cao.
Bên cạnh đó, sinh viên có thái độ khá tích cực đối với các nhóm giá trị lối sống
(Điểm TB của nhóm giá trị nhân văn: 3.25, nhóm giá trị đạo đức: 2.71, nhóm giá trị chính
trị - pháp luật: 2.90 và nhóm giá trị kinh tế: 2.60). Như vậy, thái độ của sinh viên đồng nhất
với nhận thức của họ về các giá trị lối sống.
Trong các biểu hiện lối sống của sinh viên, những việc làm mang tính nhân văn nhân
ái, thấm đượm tình người, biểu hiện lối sống văn minh, văn hoá được khá đông sinh viên
thường xuyên thực hiện (>60%). Tuy vậy có những việc làm tích cực của sinh viên không
mang tính phổ biến mà chỉ có một bộ phận sinh viên thực hiện.
Những hành vi tiêu cực hay những hiện tượng lệch chuẩn còn tồn tại khá nhiều trong
lối sống sinh viên hiện nay mà tiêu biểu là: thích chưng diện (62.7%), trốn học bỏ tiết
(60.5%), lơ là trong học tập (55.3%), không đúng giờ đúng hẹn (53.5%) và tiêu xài lãng phí
(52.0%). Tất cả những tiêu cực mà sinh viên thẳng thắn nhìn nhận cần sớm được khắc phục
và loại trừ.
Xu hướng lựa chọn lối sống và những giá trị lối sống trong sinh viên ngày nay cho
thấy: sinh viên luôn có nhu cầu hoàn thiện tri thức để sau này có nghề nghiệp ổn định, đây
là xu hướng phổ biến nhất trong biểu hiện học tập của sinh viên (76.2%) Sinh viên tham gia
nghiên cứu khoa học vì nhiều mục đích khác nhau nhưng số sinh viên tham gia vì thích thú
chiếm nhiều hơn cả (41.6%). Ngoài những sinh viên nghiêm túc trong phòng thi (51.5%)
còn nhiều sinh viên quay cóp, gian lận trong thi cử. Ngoài ra, phương pháp học tập của sinh
viên trên lớp cần phải xem xét lại bởi vì họ còn thụ động, tính tích cực chưa cao và còn quá
chú tâm vào việc ghi chép để đối phó với thi cử.
Trong quan hệ giao tiếp ứng xử: đa phần sinh viên có những hành vi ứng xử lành
mạnh dựa trên chuẩn mực đạo đức của con người, dám thẳng thắn lên án những hành vi sai
trái và tỏ rõ là tầng lớp có trách nhiệm với những hoạt động của xã hội.
Trong đời sống sinh hoạt cá nhân, số đông sinh viên cương quyết từ chối không xem
phim đã bị cấm (52.3%). Ngoài thời gian học trên lớp họ còn trang bị cho nghề nghiệp sau
này bằng cách học thêm ngoại ngữ, vi tính. Riêng cuộc sống vật chất, đa số sinh viên lựa
chọn phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình (78.3%), biết cân đối hài hoà giữa điều kiện
sống với nhu cầu và sở thích của cá nhân. Như vậy, sự lựa chọn lối sống và các giá trị lối
sống sinh viên khá là cân đối, hài hoà, lành mạnh và mang tính nhân văn, phù hợp với
truyền thống dân tộc và thời đại.
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến lối sống và định hướng giá trị lối sống sinh
viên
Nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến lối sống và sự định hướng giá trị lối sống
sinh viên là nhóm yếu tố cá nhân và nhóm yếu tố gia đình trong đó phần lớn là sự tự nhận
thức của bản thân (94.7%), sự tự tu dưỡng và rèn luyện của bản thân (92.2%) và cách giáo
dục của cha mẹ (91.3%). Không phải do yếu tố văn hoá – xã hội bên ngoài tác động chi phối
đến định hướng giá trị lối sống sinh viên mà chính bản thân mỗi cá nhân quyết định cùng
với nền tảng của gia đình. Nhóm yếu tố văn hoá – xã hội: một trong nhóm yếu tố có ảnh
hưởng ít nhất đến định hướng gia trị lối sống sinh viên, ngược lại với giả thuyết của người
nghiên cứu. Điều ngạc nhiên là nhóm yếu tố bạn bè lại ảnh hưởng không đáng kể đến định
hướng giá trị lối sống sinh viên.
2. Kiến nghị
Để giúp sinh viên nói chung và sinh viên tại TP.HCM nói riêng có được lối sống tích
cực và lành mạnh, định hướng các giá trị lối sống một cách hài hoà và đúng đắn, phù hợp
với thời đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện sống cụ thể hiện nay, người
nghiên cứu xin kiến nghị:
2.1. Đối với các cấp lãnh đạo nhà trường, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của việc giáo dục lối sống cho sinh viên bởi vì lối sống sinh viên chính là sản phẩm của nhà
trường – biểu hiện của nhân cách. Lối sống ấy phải phản ánh được những yêu cầu về nhân
cách của những người tri thức trẻ, những yêu cầu của thời đại. Đây vừa là mục tiêu vừa là
điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục đại học để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời
kỳ hội nhập.
2.2. Tại các trường nên đổi mới nội dung và hình thức giáo dục đạo đức, tư tưởng
chính trị cho sinh viên để họ hình thành cho mình quan điểm sống đúng đắn, bằng cách đưa
nội dung giáo dục các giá trị sống vào những buổi sinh hoạt chính trị đầu năm nhằm giúp
sinh viên hướng vào các giá trị cơ bản của nhân loại: nhân văn, nhân ái, có đạo đức có lý
tưởng, hoài bão, tôn trọng luật pháp và có ý thức về dân tộc và thời đại vì tất cả những điều
đó hình thành nên tính tích cực trong lối sống sinh viên.
2.3. Cần chú ý quan tâm đổi mới phương pháp dạy của giáo viên để sinh viên có cách
học phù hợp, từ đó phát huy được tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo của sinh viên -
một mặt tích cực của lối sống trong học tập. Nghiêm minh hơn nữa trong công tác kiểm tra
và đánh giá, kiên quyết chống lại những hiện tượng tiêu cực trong thi cử và kiểm tra đánh
giá. Nên phát động phong trào học tập và nghiên cứu khoa học trong sinh viên thông qua
những hình thức phù hợp, có thi đua khen thưởng thích đáng.
2.4. Nêu gương người tốt việc tốt, bên cạnh đó những người có trách nhiệm giáo dục
giá trị lối sống cho sinh viên phải là tấm gương sáng về lối sống, bởi vì tất cả các giá trị lối
sống ấy không dừng lại ở nhận thức mà phải được sinh viên chuyển vào trong những hành
động cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Vân Anh (2006), “Bước đầu tìm hiểu thái độ của nữ sinh viên về sống thử”,
Tạp chí Tâm lý học, (2), tr.60 - 63.
2. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học Nhân cách, Nxb Giáo dục.
3. Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard
Andrew Welster (1993), Nhập môn Xã hội học, Viện xã hội học, Hà Nội..
4. Phạm Xuân Cảnh (1996), Tình hình nếp sống của sinh viên Hà Nội - Thực trạng
và giải pháp, Hội sinh viên Tp. Hà Nội.
5. Vũ Đình Chiến (1998), Hình thành nhân cách và chiến lược nhân lực, Đề cương
bài giảng, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo II, TP.HCM.
6. Covaliop A.G. (1971), Tâm lý học cá nhân, Tập 1, 2, Nxb Giáo dục, Hà nội.
7. Võ Thị Cúc (1997), Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển nhân
cách trẻ em, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
8. Daxêpin V.I (1977), “Lối sống XHCN và sự phát triển về mặt tinh thần của con
người”, Tạp chí Triết học, (số1(20/80)).
9. Dương Tự Đam (1996), Định hướng giá trị của thanh niên- sinh viên trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt nam, Luận án PTS Khoa học Triết học, Hà Nội.
10. Dương Tự Đam (1999), Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách thanh niên,
Nxb Thanh niên, Hà Nội.
11. Dương Tự Đam (1999), Những phương pháp tiếp cận thanh niên hiện nay, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
12. Dương Tự Đam (2000), Bản lĩnh thanh niên sinh viên hiện nay, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp
hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Ngọc Định (2000), Quy trình hình thành hành vi lối sống chuẩn mực ở
học sinh lớp Một theo quan điểm công nghệ giáo dục”, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học,
Hà Nội.
17. Trần Độ (chủ biên), Quang Đạm, Lê Như Hoa, Nguyễn Văn Hy, Lê Anh Trà,
Nguyễn Khắc Viện, Hoàng Vinh (1983), Bàn về lối sống và nếp sống XHCN, Nxb
Văn hoá, Hà Nội.
18. Trần Thị Minh Đức, Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Hoàng Mộc Lan
(1995), Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Trần Thị Minh Đức (1995), “Ảnh hưởng của môi trường ký túc xá sinh viên đến
lối sống của sinh viên nội trú”, Tạp chí Phát triển giáo dục, (6).
20. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt nam,
Nxb Tp, Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Hồng Hà (2005), Môi trường văn hoá với việc xây dựng lối sống con
người Việt nam, Nxb Văn hoá - Thông tin.
22. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về sự phát triển và xây dựng con
người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát
triển xã hội - kinh tế, Nxb Khoa học xã hội.
24. Phạm Minh Hạc (2004), Một số vấn đề về nghiên cứu nhân cách, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Hồng Hải (2004), “Bàn về nếp sống văn minh trong tuổi trẻ hiện nay”,
Tạp chí Thanh niên, (22), tr.16.
26. Lê Như Hoa (2003), Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Nxb Văn hoá –
Thông tin.
27. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1993), Văn hoá xã hội chủ nghĩa,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Ánh Hồng (2002), Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viên
thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Hà
Nội.
29. Nguyễn Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang (2001), “Thực trạng lối sống của sinh
viên đại học Sư phạm Thái Nguyên”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp,
(1), tr. 20 - 22.
30. Văn Hùng (1994), “Thanh niên với lối sống thời mở cửa”, Tạp chí Thông tin
khoa học Thanh niên
31. Đỗ Huy (1993), Sự chuyển đổi các giá trị trong văn hoá Việt nam, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
32. Trương Đình Bảo Hương (1999), Thực trạng lối sống của học sinh, sinh viên
Tp.Hồ Chí Minh và phương hướng giáo dục lối sống đó, Luận văn Thạc sĩ, Tp.Hồ
Chí Minh.
33. Lê Hương (2003), “Đánh giá định hướng giá trị của con người”, Tạp chí Tâm lý
học, (7), tr. 1-3.
34. Đặng Cảnh Khanh (2003), Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền
thống, Nxb Lao động, Hà Nội.
35. Nguyễn Công Khanh (2001), Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế, thích nghi và
chuẩn hoá công cụ đo lường trong các khoa học xã hội, Viện Khoa học Giáo dục, Hà
Nội.
36. Vũ Khiêu (1983), “Lối sống là gì”, Tạp chí Xã hội học, (7).
37. Nguyễn Thị Khoa (1996), Định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình
của nữ trí thức hiện nay, Luận án phó tiến sỹ Tâm lý học, Viện nghiên cứu Khoa học
Giáo dục, Hà Nội.
38. Trần Ngọc Khuê (1998), Xu hướng biến đổi tâm lý xã hội trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia. Hà
Nội.
39. Nguyễn Lân (1989), Từ điển Hán - Việt, Nxb TP.HCM.
40. Thanh Lê (2004), Giáo dục lối sống- nếp sống mới, Nxb Tổng hợp TP.HCM
41. Thanh Lê (2001), Lối sống Xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa, Nxb Khoa
học - Xã hội.
42. Thanh Lê (2000), Văn hóa và lối sống, Nxb Thanh niên.
43. Thanh Lê (1999), Văn hóa và lối sống - Hành trang vào thế kỷ 21, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
44. Phan Huy Lê, Võ Minh Giang (1994), Các giá trị truyền thống và con người
Việt nam hiện nay, đề tài KHCN KX - 07 - 02, Hà Nội.
45. X.M. Lêpêkhin (1978), Những nguyên lý Lêninnít về giáo dục thanh niên, Nxb
Thanh niên.
46. Tsunesaburo Makaguchi (1994), Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, Nxb Trẻ,
Trường đại học tổng hợp TP.HCM
47. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
48. Nxb Sự thật (1982), Lối sống XHCN, Hà Nội.
49. Nxb Tri thức (1997), Lối sống XHCN và sự phát triển về mặt tinh thần của con
người, Matxcơva.
50. Nguyễn Thị Oanh (2001), Thanh niên - lối sống, Nxb Trẻ.
51. Huỳnh Văn Sơn (2002), “Lối sống và sự lựa chọn các giá trị đạo đức trong lối sống của
thanh niên”, Tạp chí Tâm lý học, (2), tr.35 – 39.
52. Hà Nhật Thăng (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức - nhân văn, Nxb Giáo
dục.
53. Lê Thi (1997), Xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nxb Phụ nữ.
54. Chu Khắc Thuật, Nguyễn Văn Thứ (1998), Văn hoá lối sống với môi trường,
Nxb Văn hoá - Thông tin.
55. Trần Trọng Thuỷ (1993), “Giá trị, định hướng giá trị và nhân cách”, Tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục, (7).
56. Khúc Năng Toàn (1999), Nếp sống có văn hoá của sinh viên sư phạm, Hà Nội.
57. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục và
Tâm lý, Nxb Khoa học xã hội.
58. Tổng cục Thống kê Việt nam, Trung tâm Tư liệu thống kê, Ba Đình, Hà Nội.
59. Mạc Văn Trang (1995), Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương
hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên, Báo cáo khái quát đề tài B94 - 38 -
32, Hà Nội.
60. Mạc Văn Trang (2000), “Giáo dục - đào tạo và nhân cách trong kinh tế thị
trường”, Phát triển Giáo dục (5).
61. Mạc Văn Trang (2001), “Giao tiếp, giáo dục và sự hình thành nhân cách trẻ
em”, Tạp chí Vì trẻ thơ (123).
62. Thái Duy Tuyên (1995), Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt nam,
Chương trình KHCN, đề tài KX - 07 - 10, Hà Nội.
63. Nguyễn Quang Uẩn – Nguyễn Thạc – Mạc Văn Trang (1995), Giá trị - định
hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Chương trình Khoa học công nghệ cấp
Nhà nước KX – 07. Đề tài KX 07 - 04, Hà Nội.
64. Nguyễn Quang Uẩn (1998), Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên Sư
phạm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Báo cáo tổng hợp
đề tài mã số QG/96/08, Hà Nội.
65. Đào Trí Úc (1995), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Đề tài KX –
07 - 17, Hà Nội.
66. Viện Thông tin KHXH, UBKHXH Việt nam (1978), Sưu tập chuyên đề lối
sống XHCN, Hà Nội.
67. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị
xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
68. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội..
69. Viện ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển học (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà
Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng.
70. Vụ Đại học, Trường Quản lí giáo dục và Đào tạo (1992), Giáo dục học Đại học,
Tài liệu để nghiên cứu chuyên đề Giáo dục học Đại học, Hà Nội.
Phụ lục 01
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh
PHIẾU ĐIỀU TRA
Các bạn sinh viên thân mến!
Để có những cơ sở thiết thực cho đề tài nghiên cứu về "Định hướng giá trị lối sống
sinh viên”, từ đó có những đề xuất nhằm giúp các bạn sinh viên tại Tp.Hồ Chí Minh có lối
sống tích cực, người nghiên cứu mong muốn nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn
thông qua việc cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác cho bảng câu hỏi sau đây.
Xin chân thành cảm ơn các bạn!
Bạn hãy cho biết đôi điều về bản thân:
Bạn là sinh viên Trường: ……………………………………………………....
Bạn đang học Khoa: ……………………………………………………………
Năm thứ: 1 2 3 4 5
Giới tính: Nam Nữ
Bạn có hộ khẩu tại: Tp. Hồ Chí Minh Tỉnh
Bạn tự đánh giá về điều kiện kinh tế gia đình: Khá Trung bình Khó khăn
Câu 1: Dưới đây là bảng liệt kê các kiểu lối sống, bạn hãy chọn lối sống phù hợp với
mình nhất thông qua các mức độ. Hãy đánh dấu X vào 1 trong 5 cột cùng hàng.
Mức độ
Stt
Lối sống Rất
phù
hợp
Phù
hợp
Ít phù
hợp
Không
phù hợp
Hoàn toàn
không phù
hợp
1 Truyền thống
2 Hiện đại
3 Văn minh
4 Văn hoá
5 Tự do
6 Nhân văn
7 Lành mạnh
8 Vật chất
9 Tinh thần
10 Hoà đồng
11 Thực dụng
12 Ích kỷ
13 Giản dị
14 Xa hoa
15 Lập dị
Câu 2: Trong những lối sống trên, nếu chỉ chọn 1 đến 3 lối sống phổ biến nhất được giới
trẻ hiện nay quan tâm, bạn hãy cho biết đó là những lối sống nào? Xin bạn vui lòng xếp
hạng từ 1 đến 3.
……………………………………………..
……………………………………………..
…………………………………………….
Câu 3: Bạn hãy đọc kỹ những giá trị lối sống được liệt kê dưới đây và cho biết ý kiến của
bạn về mức độ quan trọng của mỗi giá trị đối với bạn. Hãy đánh dấu X vào 1 trong 5 cột
cùng hàng.
Mức độ quan trọng
S
t
t
Các giá trị lối sống Rất
quan
trọng
Quan
trọng
Bình
thường
Không
quan
trọng
Hoàn toàn
không quan
trọng
1 Tự do
2 Hoà bình
3 Tình yêu
4 Công lý
5 Sức khoẻ
6 Cái đẹp
7 Đia vị xã hội
8 Gia đình hạnh phúc
9 Học vấn cao
1
0
Việc làm
1
1
Nhân ái
1
2
Chung thuỷ trong tình yêu
1
3
Có trách nhiệm
1
4
Biết ơn
1
5
Trung thực
1
6
Cảm thông
1
7
Cao thượng
1
8
Biết hy sinh
1
9
Hiếu thảo
2
0
Độ lượng
2
1
Độc lập dân tộc
2
2
Dân chủ, bình đẳng
2
3
Tự hào dân tộc
2
4
Yêu nước
2
5
Lý tưởng XHCN
2
6
Hợp tác với các dân tộc
2
7
Trách nhiệm công dân
2
8
Trung thành với Tổ quốc
2
9
Tin tưởng vào Đảng
3
0
Tôn trọng pháp luật
3
1
Thu nhập cao
3
2
Năng động, sáng tạo
3
3
Tiết kiệm
3
4
Kinh nghiệm
3
5
Thận trọng
3
6
Giữ chữ tín
3
7
Tính kỷ luật cao
3
8
Tích cực hoạt động
3
9
Biết hợp tác làm ăn
4 Thành thạo máy vi tính và
0 ngoại ngữ
Câu 4: Bạn có ý kiến như thế nào về các nhận định sau. Hãy đánh dấu X vào 1 trong 5
cột cùng hàng thể hiện sự đồng ý của bạn.
Mức độ đồng ý
Stt
Các nhận định Rất
đồng
ý
Đồng
ý
Phân
vân
Không
đồng ý
Hoàn
toàn
không
đồng
ý
1 Sức khỏe là vốn quý nhất của con
người
2 Đối với tôi, cuộc sống phải có tự do
3 Trong cuộc sống, với tôi tiền là trên
hết
4 Để có chỗ đứng trong xã hội hiện
nay phải có học
5 Gia đình hạnh phúc là niềm mơ ước
của mọi người
6 Hạnh phúc là biết cho đi và hy sinh
vì người khác
7 Khi đã không trung thực thì làm việc
gì cũng khó
8
Khi gặp một ai đó lâm vào hoàn cảnh
khó khăn, tôi luôn giúp đỡ theo khả
năng
9 Tôi tự nhủ rằng: ai có ý làm hại tôi
thì sớm muộn cũng phải nhận sự
trừng phạt thích đáng.
10 Không cần thiết phải tôn trọng cá
tính, tự do, sở thích của người khác
11 Mỗi lần nghe những bài hát ngợi ca
quê hương đất nước, trong tôi luôn
tràn ngập cảm xúc tự hào
12 Tôi không ngại gian khổ hay mất mát
nếu điều đó giúp ích cho đất nước tôi
13 Khi làm bất cứ điều gì đều tôi đều
phải quan tâm xem điều đó có ảnh
hưởng đến người khác không
14 Những gì không phải của riêng mình
tôi không quan tâm
15 Nước Việt nam sẽ phát triển vượt bậc
trong tương lai.
16 Hầu hết mọi người đều muốn làm
những công việc có thu nhập cao
17 Thời đại này, muốn hội nhập nhanh
phải năng động và sáng tạo
18 Muốn làm giàu phải tiết kiệm
19 Bí quyết thành công trong kinh
doanh là biết hợp tác làm ăn
20 Trong kinh doanh, nếu không thành
thạo vi tính và ngoại ngữ chẳng khác
nào “mù chữ”
Câu 5: Trong thời gian qua, bạn đã thực hiện những hành vi sau ở mức độ nào? Hãy
đánh dấu X vào 1 trong 5 cột cùng hàng thể hiện mức độ thực hiện của bạn
Mức độ
Stt
Hành vi Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Đôi
khi
Không
thường
xuyên
Hoàn
toàn
không
1 Nhường chỗ cho người già trên
xe buýt
2 Dắt người già và trẻ em qua
đường
3 Không chen lấn khi phải xếp
hàng đến lượt mình
4 Hiến máu nhân đạo
5 Tham gia công tác trật tự an toàn
giao thông
6 Nghiêm chỉnh chấp hành luật
giao thông
7 Tham gia chiến dịch mùa hè xanh
8 Đi thăm và giúp đỡ người già neo
đơn
9 Ủng hộ đồng bào bị thiên tai
10 Tuyên truyền phòng chống
HIV/AIDS
Câu 6: Bạn nhận định như thế nào về mức độ của những hành vi sau trong sinh viên tại
Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. Hãy đánh dấu X vào 1 trong 5 cột cùng hàng.
Mức độ
Stt
Hành vi Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Đôi
khi
Không
thường
xuyên
Hoàn
toàn
không
1 Gian lận trong thi cử
2 Lơ là trong học tập
3 Mua điểm, xin điểm
4 Trốn học, bỏ tiết
5 Thích chưng diện
6 Tiêu xài lãng phí
7 Không đúng giờ, đúng hẹn
8 Mê tín dị đoan
9 Không quan tâm giúp đỡ người
khác
10 Nói tục, chửi thề
11 Cờ bạc, số đề
12 Đánh nhau
13 Trộm cắp
14 Xem phim ảnh, sách báo đồi truỵ
15 Nhậu nhẹt
16 Nghiện hút
17 Sống thử
18 Mua bán dâm
Câu 7: Bạn hãy đọc kỹ những tình huống sau đây và chọn 1 lựa chọn mà bạn cho rằng
phù hợp với mình nhất.
1. Bạn học tập vì mục đích:
Có tri thức và nghề nghiệp ổn định
Có cơ hội để thành đạt
Có bằng cấp và địa vị xã hội
Để giống như người khác
2. Trên lớp học, bạn thường:
Nghe, ghi chép có suy nghĩ và tích cực xây dựng bài
Ghi chép bài đầy đủ để thi cử
Chỉ ghi chép những gì mình thích
Không ghi chép bất cứ điều gì
3. Việc học của bạn thường kết hợp với nghiên cứu khoa học, bạn tham gia nghiên cứu
khoa học vì:
Muốn chuẩn bị cho con đường nghiên cứu sau này
Làm theo sở thích
Bạn bè mời tham gia
Đó là môn học bắt buộc có tính điểm
4. Khi vào phòng thi, nếu đề thi ra ngay phần bạn chưa học và giám thị có vẻ dễ tính,
bạn sẽ:
Cố gắng làm bài và không có ý định sử dụng tài liệu
Hỏi bạn kế bên
Nếu thuận lợi sẽ xem tài liệu
Sử dụng tài liệu hay chép bài của bạn kế bên
5. Khi gặp những người bị hoạn nạn, bạn thường:
Chia sẻ, giúp đỡ không suy nghĩ
Quan tâm giúp đỡ nhưng còn phải xem người đó là ai
Phải dè chừng kẻo “làm ơn mắc oán”
Không quan tâm, “phận ai nấy lo”
6. Trước những hành vi sai trái trong nhà trường và ngoài xã hội, bạn đã:
Bất bình, lên án
Không dám tỏ thái độ dù biết là sai
Không phải việc của mình, không quan tâm
Bao che nếu không hại gì đến mình
7. Nhà trường cần bạn tham gia chiến dịch Mùa hè xanh hoặc giúp đỡ đồng bào bị
thiên tai ở vùng xa, bạn sẽ:
Hăng hái tham gia ngay và coi đó là trách nhiệm của mình
Cũng tham gia vì điều ấy có thể mang lại lợi ích cho bản thân
Thoái thác, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Từ chối thẳng và cho rằng đó không phải là công việc của mình
8. Có người rủ bạn xem một dĩa phim bị cấm lưu hành, bạn sẽ:
Kiên quyêt từ chối không xem
Lưỡng lự vừa muốn xem vừa không dám
Rủ thêm một số bạn khác cùng xem
Nhận lời ngay để xem nội dung ra sao
9. Lúc rảnh rỗi (ngoài thời gian học tập ở trường) bạn thường làm gì?
Tham gia công tác xã hội
Học thêm ngoại ngữ và tin học
Trò chuyện với bạn bè, người thân
Đọc báo, xem TV
10. Theo bạn, cuộc sống vật chất như thế nào là hợp với bạn nhất:
Tiết kiệm, giản dị
Phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình
Đầy đủ tiện nghi để “không thua chị kém em”
Thật thoải mái và hợp mốt
Câu 8: Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các giá trị lối sống của bạn.
Bạn hãy đánh dấu X vào 1 trong 5 cột cùng hàng thể hiện mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu
tố.
Mức độ ảnh hưởng
Stt
Các yếu tố ảnh hưởng Rất
nhiều
Nhiều Trung
bình
Không Hoàn
toàn
không
1 Sự gương mẫu của ông bà, cha
mẹ
2 Cách giáo dục của cha mẹ
3 Truyền thống của gia đình
4 Nề nếp sinh hoạt gia đình
5 Điều kiện kinh tế gia đình
6 Nhân cách, lối sống của thầy cô
7 Cách giáo dục của thầy cô
8 Nề nếp, kỷ cương của nhà trường
9 Truyền thống của nhà trường
10 Các hoạt động Đoàn, Hội sinh
viên
11 Tính cách của bạn bè
12 Lối sống của bạn bè
13 Nề nếp sinh hoạt của bạn bè
14 Sự rủ rê, lôi kéo của bạn bè
15 Sự góp ý và phê bình của bạn bè
16 Dư luận xã hội
17 Các tệ nạn xã hội
18 Mạng Internet
19 Văn hóa phẩm không lành mạnh
20 Hoạt động tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin
21 Truyền thống của dân tộc
22 Sách báo dạy làm người
23 Tôn giáo
24 Tính thực dụng của nền kinh tế
thị trường
25 Tính cạnh tranh của nền kinh tế
thị trường
26 Xu hướng Công nghiệp hoá -
Hiện đại hoá của đất nước
27 Chính sách coi trọng nhân lực,
nhân tài của nhà nước
28 Sự nhận thức của bản thân
29 Tích cách của mỗi cá nhân
30 Sự tu dưỡng và rèn luyện của bản
thân
31 Các yếu tố khác:
…………………………
…
…………………………
…
Câu 9: Theo bạn, những nguyên nhân nào khiến cho sinh viên hiện nay lựa chọn lối sống
và các giá trị lối sống trên:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 10: Theo bạn, nên làm gì để giúp sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh có được lối sống
tích cực. Bạn hãy nêu những ý kiến và giải pháp thật cụ thể
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn bạn!
Phụ lục 02
PHIẾU XIN Ý KIẾN
Các bạn sinh viên thân mến!
Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về Định hướng giá trị lối sống của sinh
viên tại Tp.Hồ Chí Minh, xin các bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề
được đề cập dưới đây. Mọi câu trả lời của các bạn đều có ý nghĩa rất quan trọng cho sự
thành công của đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các bạn!
1. Bạn hãy cho biết lối sống mà bạn lựa chọn cho mình hiện nay? Vì sao bạn lại chọn lối
sống ấy?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2 Bạn có suy nghĩ gì về giá trị cuộc sống hiện nay?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Trong cuộc sống hiện nay, bạn chọn cho mình những giá trị nào? (như: tự do, tình yêu,
trách nhiệm, sống có nghĩa tình, kỷ luật, tinh thần học tập, việc làm ổn định, danh tiếng,
giàu có, ý thức đối với bản thân và những người xung quanh). Tại sao bạn lại chọn những
giá trị ấy?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
4. Theo bạn, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn các giá trị lối sống của sinh
viên (như: gia đình, nhà trường, bạn bè, kinh tế- chính trị - xã hội và các yếu tố khác)? Bạn
hãy kể cụ thể theo thứ tự ưu tiên.
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
5. Theo bạn, nên làm gì để sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh có được lối sống tích cực, lành
mạnh và định hướng giá trị lối sống một cách đúng đắn. Bạn hãy nêu những ý kiến và các
giải pháp thật cụ thể.
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn bạn!
Phụ lục 03
PHIẾU XIN Ý KIẾN
Kính thưa quý Thầy/Cô!
Nhằm nghiên cứu về Định hướng giá trị lối sống của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh,
ngay từ đầu chúng tôi đã ý thức về vai trò của Quý Thầy/Cô - những người trực tiếp tiếp
giảng dạy và làm công tác giáo dục. Do đó, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến của quý
Thầy/Cô về vấn đề này để chúng tôi có được những cứ liệu cho nghiên cứu của mình.
1. Xin quý Thầy/cô cho biết những nhận xét của mình về sự lựa chọn lối sống của sinh viên
hiện nay?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Thầy cô nhận thấy quan niệm của sinh viên hiện nay về giá trị cuộc sống như thế nào?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Thầy/Cô nhận thấy sinh viên hiện nay lựa chọn những giá trị lối sống nào? (như: tự do,
tình yêu, trách nhiệm, sống có nghĩa tình, kỷ luật, tinh thần học tập, việc làm ổn định, danh
tiếng, giàu có, ý thức đối với bản thân và những người xung quanh). Tại sao họ lại chọn các
giá trị ấy?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
4. Theo Thầy/Cô, những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn các giá trị lối sống của
sinh viên? (như gia đình, nhà trường, bạn bè, kinh tế - chính trị - xã hội và các yếu tố), xin
hãy kể cụ thể theo thứ tự ưu tiên.
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
5. Xin Thầy/ Cô cho những lời khuyên, những giải pháp thiết thực để giúp cho sinh viên
tại Tp. Hồ Chí Minh có được lối sống tích cực, lành mạnh và định hướng giá trị lối sống
một cách đúng đắn.
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xin trân trọng cảm ơn sự đóng góp của quý Thầy/Cô!
Phụ lục 04
PHIẾU PHỎNG VẤN
1. Trong các kiểu lối sống sau đây, bạn chọn cho mình lối sống nào? Theo bạn,
những lối sống nào được sinh viên ưu tiên lựa chọn hiện nay (Truyền thống, hiện đại, văn
minh, văn hoá, tự do, nhân văn, lành mạnh, vật chất, tinh thần, hoà đồng, thực dụng, ích kỷ,
giản dị, xa hoa, lập dị?
2. Với bạn, trong cuộc sống, điều gì là quan trọng nhất?
3. Bạn có thường xuyên tham gia Chiến dịch mùa hè xanh hoặc một số việc làm
mang tính tình nguyện không? Tại sao bạn lại tham gia các công việc ấy?
5. Bạn hãy kể ra một số hiện tượng tiêu cực còn tồn tại trong giới sinh viên hiện nay?
6. Bạn có suy nghĩ gì về hiện tượng gian lận trong phòng thi của sinh viên hiện nay?
7. Theo bạn, lối sống của sinh viên hiện nay bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
8. Theo bạn, nên làm gì để sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh có được lối sống tích cực,
lành mạnh?
Xin chân thành cảm ơn bạn!
Phụ lục 05
Điểm trung bình mức độ quan trọng của bốn nhóm giá trị lối sống
tính trên toàn mẫu
Nhóm giá trị Trung bình SD
Nhân văn 3.30 0.313
Chính trị 3.25 0.560
Đạo đức 3.12 0.427
Kinh tế 3.10 0.413
Phụ lục 06
Điểm trung bình thái độ tích cực của sinh viên đối với bốn nhóm giá trị lối sống
tính trên toàn mẫu
Phụ lục 07
Kết quả so sánh tỉ lệ xu hướng lựa chọn lối sống của sinh viên theo phái tính, trường
học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình
Kết quả so sánh tỉ lệ xu hướng lựa chọn lối sống của sinh viên theo phái tính
Câu Các lựa chọn Nam Nữ Tổng X2 p
a. Chuẩn bị cho con đường
nghiên cứu sau này
135
38.0%
83
37.6%
218
37.8%
b. Làm theo sở thích 159
44.8%
82
37.1%
241
41.8%
c. Bạn bè mời tham gia 21
5.9%
8
3.6%
29
5.0%
Tham
gia
NCKH
d. Đó là môn học bắt buộc
có tính điểm
40
11.3%
48
21.7%
88
15.3%
Tổng 355 100%
221
100%
576
100%
13.09
0.04
a. Hăng hái tham gia ngay
và coi đó là trách nhiệm của
mình
212
60.9%
167
78.4%
397
67.6%
b. Tham gia vì điều ấy có
thể mang lại lợi ích cho bản
thân
116
33.3%
42
19.7%
158
28.2%
c. Thoái thác, đùn đẩy trách
nhiệm cho người khác
7
2.0%
1
0.5%
8
1.4%
Với các
phong
trào
tình
nguyện
của
trường
d. Từ chối thẳng và cho rằng
đó không phải là công việc
của mình
13
3.7%
3
1.4%
16
2.9%
Tổng 348 100%
213
100%
561
100%
19.38
0.00
a. Kiên quyêt từ chối không
xem
121
34.5%
175
81.8%
296
52.4%
b. Lưỡng lự vừa muốn xem
vừa không dám
140
39.9%
31
14.5%
171
30.3%
Với văn
hoá
phẩm
không c. Rủ thêm một số bạn khác 26 2 28
Nhóm giá trị Trung bình SD
Nhân văn 3.25 0.351
Chính trị 2.90 0.471
Đạo đức 2.72 0.440
Kinh tế 2.60 0.393
cùng xem 7.4% 0.9% 5.0% lành
mạnh d. Nhận lời ngay để xem nội
dung ra sao
64
18.2%
6
2.8%
70
12.4%
Tổng 351 100%
214
100%
565
100%
121.90
0.00
a. Tham gia công tác xã hội 11
3.1%
9
4.2%
20
3.5%
b. Học thêm ngoại ngữ, vi
tính
137
39.1%
60
28.0%
197
34.9%
c. Trò chuyện với bạn bè,
người thân
73
20.9%
59
27.6%
132
23.4%
Sử dụng
thời
gian
rảnh rỗi
d. Đọc báo, xem TV 129
36.9%
86
40.2%
215
38.1%
Tổng 350 100%
214
100%
564
100%
8.05
0.04
Kết quả so sánh tỉ lệ xu hướng lựa chọn lối sống của sinh viên theo trường học
Câu Các lựa chọn ĐHSP ĐH SPKT ĐHBK Tổng X
2 p
a. Có tri thức và nghề
nghiệp ổn định
165
83.8%
149
78.4%
131
66.5%
445
76.2%
b. Có cơ hội để thành
đạt
21
10.7%
34
17.9%
52
26.4%
107
18.3%
c. Có bằng cấp và địa
vị xã hội
9
4.6%
7
3.7%
11
5.6%
27
4.6%
Mục
đích
học
tập
d.Để giống như người
khác
2
1.0%
0
0.0%
3
1.5%
5
0.9%
Tổng 197 100%
190
100%
197
100%
584
100%
20.83
0.00
a. Chuẩn bị cho con
đường nghiên cứu sau
này
78
40.2%
76
40.2%
66
33.7%
220
38.0%
b. Làm theo sở thích 66
34.0%
82
43.4%
93
47.4%
241
41.6%
c. Bạn bè mời tham
gia
7
3.6%
10
5.3%
12
6.1%
29
5.0%
Tham
gia
NCKH
d. Đó là môn học bắt
buộc có tính điểm
43
22.2%
21
11.1%
25
12.8%
89
15.4%
Tổng 194 100%
189
100%
196
100%
579
100%
16.09
0.01
a. Cố gắng làm bài và
không có ý định sử
dụng tài liệu
110
56.7%
110
58.2%
77
39.7%
297
51.1%
b. Hỏi bạn kế bên 70
36.1%
56
29.6%
82
42.3%
208
36.0%
Hành
vi
trong
phòng
c. Nếu thuận lợi sẽ
xem tài liệu
11
5.7%
14
7.4%
23
11.9%
48
8.3%
22.17
0.00
thi d. Sử dụng tài liệu
hay chép bài của bạn
kế bên
3
1.5%
9
4.8%
12
6.2%
24
4.2%
Tổng 194 100%
189
100%
194
100%
577
100%
a. Bất bình, lên án 122
63.2%
97
52.7%
91
46.9%
310
54.3%
b. Không dám tỏ thái
độ dù biết là sai
36
18.7%
45
24.5%
61
31.4%
142
24.9%
c. Không phải việc
của mình, không
quan tâm
34
17.6%
39
21.2%
38
19.6%
111
19.4%
Trước
những
hành
vi sai
trái
d. Bao che nếu không
hại gì đến mình
1
0.5%
3
1.6%
4
2.1%
8
1.4%
Tổng 193 100%
184
100%
194
100%
571
100%
13.61
0.03
a. Hăng hái tham gia
ngay và coi đó là
trách nhiệm của mình
150
78.5%
125
69.1%
107
55.7%
382
67.7%
b. Tham gia vì điều
ấy có thể mang lại lợi
ích cho bản thân
38
19.9%
50
27.6%
70
36.5%
158
28.0%
c. Thoái thác, đùn
đẩy trách nhiệm cho
người khác
0
0.0%
3
1.7%
5
2.6%
8
1.4%
Với các
phong
trào
của
nhà
trường d. Từ chối thẳng và
cho rằng đó không
phải là công việc của
mình
3
1.6%
3
1.7%
10
5.2%
16
2.8%
Tổng 191 100%
181
100%
192
100%
564
100%
27.27
0.00
a. Kiên quyêt từ chối
không xem
136
70.8%
85
46.7%
76
39.2%
297
52.3%
b. Lưỡng lự vừa
muốn xem vừa không
dám
33
17.2%
60
33.0%
79
40.7%
172
30.3%
c. Rủ thêm một số
bạn khác cùng xem
5
2.6%
11
6.0%
12
6.2%
28
4.9%
Với văn
hoá
phẩm
không
lành
mạnh
d. Nhận lời ngay để
xem nội dung ra sao
18
9.4%
26
14.3%
27
13.9%
71
12.5%
Tổng 192 100%
182
100%
194
100%
568
100%
43.84
0.00
Kết quả so sánh tỉ lệ xu hướng lựa chọn lối sống của sinh viên theo năm học
Câu Các lựa chọn Năm I
Năm
IV Tổng X
2 p
a. Nghe, ghi chép có suy nghĩ
và tích cực xây dựng bài
141
48.3%
82
28.8%
223
38.6%
b. Ghi chép bài đầy đủ để thi
cử
118
40.4%
128
44.9%
246
42.6%
c. Chỉ ghi chép những gì mình
thích
32
11.0%
75
26.3%
107
18.5%
Hành
động
trên lớp
d. Không ghi chép bất cứ điều
gì
1
0.3%
0
0.0%
1
0.2%
Tổng 292 100%
285
100%
577
100%
34.21
0.00
a. Chuẩn bị cho con đường
nghiên cứu sau này
124
42.3%
95
33.8%
219
38.2%
b. Làm theo sở thích 126
43.0%
113
40.2%
239
41.6%
c. Bạn bè mời tham gia 12
4.1%
17
6.0%
29
5.1%
Tham gia
NCKH
d. Đó là môn học bắt buộc có
tính điểm
31
10.6%
56
19.9%
87
15.2%
Tổng 293 100%
281
100%
574
100%
12.34
0.00
a. Hăng hái tham gia ngay và
coi đó là trách nhiệm của
mình
212
74.9%
167
60.5%
379
67.8%
b. Tham gia vì điều ấy có thể
mang lại lợi ích cho bản thân
62
21.9%
95
34.4%
157
28.1%
c. Thoái thác, đùn đẩy trách
nhiệm cho người khác
3
1.1%
5
1.8%
8
1.4%
Với các
phong
trào của
nhà
trường
d. Từ chối thẳng và cho rằng
đó không phải là công việc
của mình
6
2.1%
9
3.3%
15
2.7%
Tổng 283 100%
276
100%
559
100%
13.29
0.00
a. Kiên quyêt từ chối không
xem
175
61.2%
121
43.7%
296
52.6%
b. Lưỡng lự vừa muốn xem
vừa không dám
7526.2
%
95
34.3%
170
30.2%
c. Rủ thêm một số bạn khác
cùng xem
12
4.2%
15
5.4%
27
4.8%
Với văn
hoá
phẩm
không
lành
mạnh d. Nhận lời ngay để xem nội
dung ra sao
24
8.4%
46
16.6%
70
12.4%
Tổng 286 100%
277
100%
563
100%
19.31
0.00
Kết quả so sánh tỉ lệ xu hướng lựa chọn lối sống sinh viên theo khu vực
Câu Các lựa chọn TP HCM Tỉnh Tổng X
2 p
a. Chia sẻ, giúp đỡ không suy
nghĩ
33
29.7%
41
36.9%
74
33.3%
Khi gặp b. Quan tâm giúp đỡ nhưng 57 64 121
còn phải xem người đó là ai 51.4% 57.7% 54.5%
c. Phải dè chừng kẻo “làm ơn
mắc oán”
18
16.2%
5
4.5%
23
10.4%
người
bị hoạn
nạn
d. Không quan tâm, “phận ai
nấy lo”
3
2.7%
1
0.9%
4
1.8%
Tổng 111 100%
111
100%
222
100%
9.61
0.02
a. Hăng hái tham gia ngay và
coi đó là trách nhiệm của
mình
59
54.1%
79
73.1%
138
63.6%
b. Tham gia vì điều ấy có thể
mang lại lợi ích cho bản thân
42
38.5%
24
22.2%
66
30.4%
c. Thoái thác, đùn đẩy trách
nhiệm cho người khác
5
4.6%
2
1.9%
7
3.2%
Với các
phong
trào của
nhà
trường
d. Từ chối thẳng và cho rằng
đó không phải là công việc
của mình
3
2.8%
3
2.8%
6
2.8%
Tổng 109 100%
108
100%
217
100%
9.08
0.02
a. Kiên quyêt từ chối không
xem
43
39.1%
64
58.7%
107
48.9%
b. Lưỡng lự vừa muốn xem
vừa không dám
41
37.3%
31
28.4%
72
32.9%
c. Rủ thêm một số bạn khác
cùng xem
6
5.5%
6
5.5%
12
5.5%
Với văn
hoá
phẩm
không
lành
mạnh d. Nhận lời ngay để xem nội
dung ra sao
20
18.2%
8
7.3%
28
12.8%
Tổng 110 100%
109
100%
219
100%
10.64
0.01
a. Tham gia công tác xã hội 2
1.8%
5
4.6%
7
3.2%
b. Học thêm ngoại ngữ, vi tính 52
47.7%
31
28.7%
83
38.2%
c. Trò chuyện với bạn bè,
người thân
18
16.5%
29
26.9%
47
21.7%
Sử dụng
thời
gian
rảnh rỗi
d. Đọc báo, xem TV 37
33.9%
43
39.8%
80
36.9%
Tổng 109 100%
108
100%
217
100%
9.61
0.02
Kết quả so sánh tỉ lệ xu hướng lựa chọn lối sống của sinh viên theo điều kiện kinh tế
gia đình
Câu Các lựa chọn Khó khăn
Trung
bình Khá Tổng X
2 p
a. Có tri thức và nghề
nghiệp ổn định
65
73.9%
67
72.8%
56
82.4%
188
75.8%
b. Có cơ hội để thành đạt 14
15.9%
20
21.7%
8
11.8%
42
16.9%
c. Có bằng cấp và địa vị xã
hội
6
6.8%
0
0.0%
0
0.0%
6
2.4%
Mục
đích
học
tập
d.Để giống như người
khác
3
3.4%
5
5.4%
4
5.9%
12
4.8%
Tổng 88 100%
92
100%
68
100%
248
100%
14.41
0.02
a. Tiết kiệm, giản dị 25
29.4%
10
11.0%
12
18.8%
47
19.6%
b. Phù hợp với điều kiện
kinh tế gia đình
55
64.7%
78
85.7%
46
71.9%
179
74.6%
c. Đầy đủ tiện nghi để
“không thua chị kém em”
1
1.2%
0
0.0%
2
3.1%
3
1.3%
Lựa
chọ
n
cuộc
sống
vật
chất
d.Thật thoải mái và hợp
mốt
4
4.7%
3
3.3%
4
6.3%
11
4.6%
Tổng 85 100%
91
100%
64
100%
240
100%
13.99
0.03
Phụ lục 08
Điểm trung bình về mức độ ảnh hưởng của 6 nhóm yếu tố đến sự định hướng
giá trị lối sống của sinh viên tính trên toàn mẫu
Nhóm yếu tố Trung bình SD
Cá nhân 3.40 0.573
Gia đình 3.22 0.544
Nhà trường 2.50 0.660
Kinh tế 2.32 0.690
Bạn bè 2.16 0.691
Văn hoá – xã hội 2.03 0.562
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH002.pdf