Luận văn Định hướng phát triển ngành du lịch Cần Thơ đến năm 2020

LỜI NÓI ĐẦU I). LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Vấn đề xác định cho mình hướng đi, một chiến lược phát triển riêng của ngành du lịch Cần Thơ được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này vì những lý do sau: Một là, toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu đang diễn ra trên thế giới, chi phối tất cả các nền kinh tế. Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã đặt các doanh nghiệp trong nước đứng trước rất nhiều cơ hội và cả những thách thức lớn lao. Về phương diện du lịch nhân tố này có nghĩa du khách vào Việt Nam sẽ đông hơn, phức tạp hơn và du lịch là một thị trường rất lớn cần được đáp ứng và khai thác, tạo nền tảng phát triển cho các ngành khác. Hai là, thực tiễn hoạt động du lịch ở nước ta còn kém so với nhiều nước trong khu vực, chứ chưa nói đến việc so sánh với mặt bằng du lịch quốc tế. Ba là, Cần Thơ là thành phố có nhiều tiềm năng về nhiều mặt để có thể phát triển du lịch. Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), là một thành phố trẻ, vừa mang dáng dấp của một đô thị sông nước miệt vườn vừa có tầm vóc của một thành phố công nghiệp hiện đại, thành phố Cần Thơ đang từng ngày phấn đấu vươn lên để trở thành thành phố động lực của vùng Tây Nam Bộ. Do vậy, để tận dụng và khai thác có hiệu quả tiềm năng về nhiều mặt của du dịch Cần Thơ đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực trong việc tìm kiếm và hoạch định ra các hướng đi riêng cho mình. Từ đó đặt ra câu hỏi: ngành du lịch Cần Thơ nên phát triển theo hướng nào? Đầu tư ra sao? Lộ trình thế nào? Phát triển theo hướng nào để tạo nét riêng biệt, tạo ưu thế so với những tỉnh khác? Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Định hướng phát triển ngành du lịch Cần Thơ đến năm 2020” làm đề tài luận văn cao học của mình. II). MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: II.1). Mục tiêu chung: Đề tài này nhằm nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ, xác định các yếu tố cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành qua đó đề ra các chiến lược và giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch Cần Thơ đến 2020, đưa du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. II.2). Các mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa các lý thuyết và phân tích thực trạng hoạt động du lịch Cần Thơ trong thời gian 05 năm 2004-2008. - Nghiên cứu và đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh, vận dụng mô hình hoạch định chiến lược kết hợp với việc sử dụng các công cụ phân tích từ đó định hướng và đề xuất một số giải pháp đầu tư phát triển ngành du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường công tác quảng bá và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch đồng thời đào tạo nguồn nhân lực du lịch cùng các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. III). QUI TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: III.1). Quy trình thực hiện: - Xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến đề tài. - Đi vào phân tích thực trạng phát triển của ngành du lịch Cần Thơ. - Đề xuất các chiến lược và giải pháp, kiến nghị để phát triển ngành du lịch Cần Thơ. III.2). Phương pháp thực hiện: - Phương pháp mô tả: Sử dụng phương pháp mô tả để đánh giá thực trạng phát triển du lịch Cần Thơ. - Phương pháp nhân quả: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá quan điểm về phát triển du lịch tại Tp. Cần Thơ và tìm ra những nguyên nhân cản trở quá trình phát triển của đối tượng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm định hướng phát triển ngành. - Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Từ các văn bản luật, các văn bản có liên quan của các Sở, ban ngành địa phương, internet, sách, báo và tạp chí chuyên ngành. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Phân tích các số liệu, so sánh qua các năm và tổng hợp đề đưa ra nhận xét. Phương pháp chuyên gia: Nhờ các chuyên gia có am hiểu về lĩnh vực du lịch để đánh giá và cho điểm trong ma trận EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, QSPM. Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình hoạt động của ngành du lịch. Phương pháp phân tích các ma trận EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, SWOT, QSPM. IV). ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: Các chiến lược phát triển ngành du lịch Cần Thơ đến năm 2020. - Phạm vi nghiên cứu:Về thực trạng ngành du lịch Cần Thơ, chúng tôi chỉ nghiên cứu quá trình phát triển ngành trong 05 năm 2004-2008; Về phạm vi các giải pháp, đề xuất, có liên quan đến việc hoàn thiện tổ chức và quản lý Nhà nước của thành phố đối với ngành du lịch, chúng tôi chỉ dừng lại ở phần phương hướng có tính nguyên tắc, không đi sâu vào thiết chế cụ thể, vì đó là một việc làm quá lớn đối với khả năng của học viên. V). NỘI DUNG THỰC HIỆN: Luận văn bao gồm những phần sau: - Lời mở đầu. - Chương I: Cơ sở lý luận. - Chương II: Thực trạng du lịch TP. Cần Thơ thời gian qua. - Chương III: Định hướng phát triển du lịch Cần Thơ đến năm 2020, các giải pháp thực hiện và kiến nghị. - Kết luận. - Tài liệu tham khảo. VI). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC: - Về lý luận: Đề tài đã làm rõ tổng quan về phương pháp và mô hình để xây dựng chiến lược, lựa chọn chiến lược; Các khái niệm cơ bản có liên quan đến du lịch cũng như cơ sở lý luận về phân tích đối thủ cạnh tranh qua ma trận hình ảnh cạnh tranh, phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, phân tích mặt mạnh, mặt yếu đưa vào ma trận SWOT, ma trận QSPM tạo cơ sở để đề ra các giải pháp. - Về thực tiễn: Đề tài đã sử dụng các số liệu thu thập được về du lịch Cần Thơ để phân tích, so sánh. Từ đó, đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động của ngành du lịch Cần Thơ; rút ra những cơ hội, thách thức, ưu điểm, hạn chế trong hoạt động hiện tại của ngành nhằm định hướng chiến lược phát triển ngành phù hợp trong giai đoạn 2009-2020, phát huy những điểm mạnh và cơ hội đến từ môi trường bên ngoài, đồng thời hạn chế những điểm yếu giảm thiểu những rủi ro mà ngành gặp phải. - Về đề xuất: Đề tài đã đề xuất những giải pháp thực hiện các chiến lược phát triển ngành được rút ra từ ma trận lựa chọn chiến lược QSPM. Đề tài cũng đã kiến nghị với các cơ quan hữu quan để có những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động của ngành du lịch tại Thành phố Cần Thơ.

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng phát triển ngành du lịch Cần Thơ đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 2 8 Ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai 3 1 3 1 3 2 6 Thu nhập của dân cư tăng 4 4 16 3 12 4 16 Sự thay đổi trong cách sống và thị hiếu tiêu dùng 2 3 6 3 6 4 8 Tự nhiên 3 1 3 1 3 2 6 Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo 1 1 1 2 2 2 2 Khách hàng 3 4 12 4 12 4 12 Các đối thủ cạnh tranh 2 3 6 4 8 2 4 Mức độ phụ thuộc nhà cung cấp 1 2 2 1 1 2 2 Tổng cộng 59 174 59 167 65 177 AS: Số điểm hấp dẫn. TAS: Tổng số điểm hấp dẫn Bảng 3.3: Ma trận QSPM - Nhóm chiến lược S-T Các Yếu tố quan trọng Phân loại Phát triển sản phẩm Thu hút và tận dụng đầu tư AS TAS AS TAS CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Cơ sở lưu trú du lịch 3 2 6 4 12 Cơ sở ăn uống 3 3 9 3 9 Chất lượng cơ sở hạ tầng 2 2 4 3 6 Lượng khách đến Cần Thơ ngày càng tăng 4 4 16 4 16 Khả năng tài chính 2 2 4 2 4 Hệ thống thông tin chưa hiệu quả 2 1 2 2 4 Hoạt động marketing 2 2 4 3 6 Nguồn nhân lực du lịch 3 4 12 3 9 Thu hút đầu tư vào ngành 2 2 4 3 6 Tài nguyên du lịch 4 4 16 3 12 Sản phẩm 4 3 12 3 12 CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển 4 3 12 3 12 Ổn định về chính trị 3 3 9 3 9 Ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai 4 2 8 2 8 Thu nhập của dân cư tăng 2 3 6 2 4 Sự thay đổi trong cách sống và thị hiếu tiêu dùng 2 3 6 3 6 Tự nhiên 4 4 16 4 16 Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo 3 1 3 1 3 Khách hàng 3 3 9 2 6 Các đối thủ cạnh tranh 2 3 6 2 4 Mức độ phụ thuộc nhà cung cấp 3 2 6 2 6 Tổng cộng 56 170 57 170 AS: Số điểm hấp dẫn. TAS: Tổng số điểm hấp dẫn Bảng 3.4: Ma trận QSPM - Nhóm chiến lược W-O Các Yếu tố quan trọng PHÂN LOẠI Đầu tư và phát triển nguồn nhân lực Thu hút và tận dụng đầu tư AS TAS AS TAS CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Cơ sở lưu trú du lịch 2 3 6 4 8 Cơ sở ăn uống 2 3 6 2 4 Chất lượng cơ sở hạ tầng 1 3 3 2 2 Lượng khách đến Cần Thơ ngày càng tăng 4 3 12 3 12 Khả năng tài chính 2 3 6 2 4 Hệ thống thông tin chưa hiệu quả 2 3 6 2 4 Hoạt động marketing 2 4 8 3 6 Nguồn nhân lực du lịch 3 4 12 4 12 Thu hút đầu tư vào ngành 2 4 8 2 4 Tài nguyên du lịch 4 4 16 4 16 Sản phẩm 4 2 8 4 16 CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển 4 3 12 4 16 Ổn định về chính trị 3 3 9 4 12 Ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai 2 2 2 2 4 Thu nhập của dân cư tăng 2 2 4 3 6 Sự thay đổi trong cách sống và thị hiếu tiêu dùng 2 4 8 4 8 Tự nhiên 4 4 16 4 16 Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo 3 4 12 4 12 Khách hàng 3 3 9 2 6 Các đối thủ cạnh tranh 2 3 6 2 4 Mức độ phụ thuộc nhà cung cấp 3 3 9 2 6 Tổng cộng 67 178 63 178 AS: Số điểm hấp dẫn. TAS: Tổng số điểm hấp dẫn Bảng 3.5: Ma trận QSPM - Nhóm chiến lược W-T Các yếu tố quan trọng Phân loại Quảng bá du lịch và tiếp cận khách hàng Tăng cường, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế AS TAS AS TAS AS TAS CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Cơ sở lưu trú du lịch 2 2 4 2 4 1 2 Cơ sở ăn uống 2 3 6 4 8 4 8 Chất lượng cơ sở hạ tầng 1 3 3 3 3 4 4 Lượng khách đến Cần Thơ ngày càng tăng 4 4 16 3 12 2 8 Khả năng tài chính 2 2 4 3 6 2 4 Hệ thống thông tin chưa hiệu quả 4 4 16 3 12 2 8 Hoạt động marketing 2 1 2 4 8 4 8 Nguồn nhân lực du lịch 3 4 12 3 9 4 12 Thu hút đầu tư vào ngành 2 2 4 4 8 2 4 Tài nguyên du lịch 4 4 16 4 16 4 16 Sản phẩm 4 4 16 2 8 4 16 CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển 4 4 16 4 16 3 12 Ổn định về chính trị 3 3 9 3 9 4 12 Ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai 4 4 16 3 12 4 16 Thu nhập của dân cư tăng 2 1 2 3 6 3 6 Sự thay đổi trong cách sống và thị hiếu tiêu dùng 2 2 4 3 6 4 8 Tự nhiên 4 4 16 4 16 3 12 Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo 1 1 1 2 2 1 1 Khách hàng 3 4 12 4 12 3 9 Các đối thủ cạnh tranh 2 4 8 4 8 4 8 Mức độ phụ thuộc nhà cung cấp 3 2 6 2 6 2 6 Tổng cộng 62 189 67 187 64 180 AS: Số điểm hấp dẫn. TAS: Tổng số điểm hấp dẫn Qua kết quả của ma trận QSPM, căn cứ vào tổng số điểm hấp dẫn ta có thể rút ra một số kết luận sau: Đối với nhóm chiến lược S-O: các chiến lược được lựa chọn là chiến lược phát triển sản phẩm (tổng số điểm hấp dẫn TAS = 174) và chiến lược bảo vệ tài nguyên môi trường & phát triển bền vững (tổng số điểm hấp dẫn TAS = 177). Đối với nhóm chiến lược S-T: các chiến lược được chọn là chiến lược phát triển sản phẩm (TAS=170) và chiến lược thu hút và tận dụng đầu tư (TAS=170). Đối với nhóm chiến lược W-O: chiến lược được chọn là chiến lược đầu tư và phát triển nguồn nhân lực (TAS=178) và chiến lược thu hút và tận dụng đầu tư (TAS=178). Đối với nhóm chiến lược W-T: chiến lược được chọn là chiến lược quảng bá du lịch và tiếp cận khách hàng (TAS= 189) và chiến lược tăng cường, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch (TAS= 187). Tóm lại, ngành du lịch Cần Thơ sẽ chọn các chiến lược sau đây để thực hiện trong định hướng chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020: (1) Chiến lược phát triển sản phẩm (2) Chiến lược thu hút và tận dụng đầu tư (3) Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (4) Chiến lược quảng bá du lịch và tiếp cận khách hàng (5) Chiến lược bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. (6) Chiến lược tăng cường, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch. III.3). CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: III.3.1). Với chiến lược phát triển sản phẩm: Mục tiêu của giải pháp là gia tăng số lượng khách đến Cần Thơ bằng biện pháp phát triển những sản phẩm du lịch mới thông qua hình thức đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch hiện tại để tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Thực trạng phát triển du lịch Cần Thơ trong những năm qua cho thấy rằng sản phẩm du lịch Cần Thơ cũng như du lịch đồng bằng sông Cửu Long với các tuor na ná giống nhau, đó là đi xuồng xem chợ nổi, lên cạn nghe đờn ca tài tử, ăn trái cây, ăn cá lóc nướng chui… thế là hết. Các sản phẩm chủ yếu vẫn dựa trên tài nguyên thiên nhiên sẵn có để phát triển thành. Các điểm tham quan, các khu du lịch. Cần Thơ chưa có sự đầu tư lớn để tạo nên một khu du lịch với đầy đủ các loại hình du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí mà chủ yếu vẫn là các sản phẩm đơn lẻ, làm cho khách phải di chuyển nhiều, vừa tốn thời gian, vừa tốn chi phí. Để khắc phục hạn chế này, Cần Thơ cần thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm làm phong phú thêm, đa dạng thêm các sản phẩm du lịch nhằm tạo nên tính hấp dẫn, đặc sắc của du lịch Cần Thơ, có như vậy mới thu hút được khách đồng thời kéo dài thời gian lưu trú của khách. Để tạo được nét đặc trưng riêng của du lịch Cần Thơ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và khai thác lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch của thành phố và vị trí địa lý trong nền kinh tế khu vực, các loại hình sản phẩm du lịch cần được phát triển như sau: - Liên kết để phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng:    So với các tỉnh bạn, thành phố Cần Thơ với lợi thế vị trí địa lý trung tâm, có cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ du lịch tương đối khá sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách đến với đồng bằng sông Cửu Long, nhưng ngược lại Cần Thơ lại thiếu du lịch núi rừng, biển đảo…, do đó du lịch Cần Thơ nhất thiết phải liên kết hợp tác với các tỉnh để hỗ trợ nhau cùng phát huy tiềm năng và lợi thế nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của từng địa phương tạo ra nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng mang tính toàn vùng. Thông qua liên kết hợp tác đẩy mạnh quảng bá, mở rộng địa bàn xúc tiến kêu gọi đầu tư và tăng cường công tác đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực du lịch tạo điều kiện đưa du lịch toàn khu vực phát triển bền vững theo yêu cầu hội nhập quốc tế. Thời gian qua ngành du lịch Cần Thơ đã ký kết hợp tác phát triển với 7 địa phương là: Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và 2 địa phương ngoài khu vực là TP. Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội, bước đầu đã phát huy tác dụng nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực và lữ hành. Hướng tới Cần Thơ sẽ tiến hành bàn bạc ký kết với tất cả các địa phương còn lại trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. - Phát triển sản phẩm du lịch gắn với thể thao, giải trí, nghĩ dưỡng: Bên cạnh việc đầu tư phát triển các loại hình du lịch mà Cần Thơ đang có thế mạnh, có đầy đủ điều kiện để phát triển như: du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái,...ngành du lịch cần phát triển các loại hình vui chơi, giải trí, nghĩ dưỡng như tuần lễ giảm giá, khuyến mãi lớn, đua thuyền trên sông hay tạo cơ hội cho du khách được hoà mình vào cuộc sống của người dân Cần Thơ được cùng ăn, cùng nghỉ ngơi, cùng giao lưu với họ để được hiểu hơn về văn hoá và con người nơi đây cũng như sẽ thuận tiện cho việc học ngôn ngữ địa phương qua hình thức du lịch home-stay. Đối với du khách quốc tế thì thị trường chính của Cần Thơ chủ yếu từ các nước Châu Âu và Châu Á. Theo dự báo thì trong tương lai, thị trường du lịch Châu Á chỉ bao gồm chủ yếu các du khách nội địa và du khách quốc tế từ các nước trong khu vực. Như vậy các tuor mang nặng tính văn hóa vốn là tiêu điểm thu hút du khách Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ được thay thế bằng các tour nghỉ dưỡng, chơi golf. Để tiếp cận xu hướng này ngành du lịch Cần Thơ cần chú trọng hoàn thiện những khu du lịch cao cấp, mở rộng thêm các hoạt động du lịch khác tại đây. - Phát triển loại hình du lịch hội nghị (MICE) tại Cần Thơ: Sự kiện đầu tháng 1.2009, sân bay Cần Thơ (sau này sẽ là Cảng hàng không quốc tế) bắt đầu đi vào hoạt động. Khi cánh cửa bầu trời được khai thông, khoảng cách về kinh tế, văn hóa của Cần Thơ và ĐBSCL so với cả nước đã được thu hẹp. Với những con người làm du lịch, sự kiện này còn có ý nghĩa như một bước ngoặt trong việc khai thác và phát triển loại hình du lịch MICE vốn có rất nhiều tiềm năng. Có thể nói với vị thế trung tâm ĐBCSL, Cần Thơ thường là chủ nhà của những hội nghị nhỏ tầm khu vực, người tham dự là “người quen” đến từ các tỉnh lân cận nên hứng thú với du lịch sông nước không nhiều. Vì thế, việc kết nối các sản phẩm du lịch vào hội nghị làm nên loại hình MICE ở Cần Thơ chưa bao giờ được “khai quật” trong ý nghĩ của cả chính những người làm du lịch. Với cửa ngõ bầu trời rộng mở, từ nay chính khách trong nước có thể đến và lưu lại Cần Thơ lâu hơn và hứng thú hơn vì không phải trải qua hành trình trung chuyển mất nửa ngày từ TP Hồ Chí Minh như trước. Cần Thơ, nhờ vậy sẽ là chủ nhà của nhiều hơn những cuộc họp, hội nghị mang tầm quốc gia. Một tương lai gần, sẽ có nhiều những sự kiện, hội thảo quốc tế “hạ cánh” xuống Tây Đô. Cùng với nó là một lượng không nhỏ khách hàng tiềm năng của loại hình du lịch MICE và hơn nữa là một loạt cơ hội đầu tư du lịch. - Phát triển sản phẩm du lịch gắn với khai thác giá trị văn hóa, tài nguyên nhân văn: Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên, ngành du lịch Cần Thơ cần phải chú trọng phát triển loại hình văn hóa dựa vào các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của mình như: Cơ quan đặc uỷ An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang, Đình Bình Thuỷ, chùa Nam Nhã, Long Quang cổ tự, chùa Munir Ansây, mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, chùa Ông, chùa Hội Linh – cơ sở Cách mạng 1941-1945, khám lớn Cần Thơ, làng cổ Long Tuyền, nhà cổ Bình Thuỷ, bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, chợ đêm Tây Đô, chợ nổi Phong Điền. Liên tục tổ chức thật nhiều lễ hội đan xen với các sự kiện lớn, các sự kiện nhỏ được tổ chức liên tục trong năm hoặc mỗi cuối tuần như các lễ hội văn hoá, ẩm thực dân gian cũng vô cùng đặc sắc của Cần Thơ: Lễ hội Đình Bình Thuỷ, lễ hội Chùa Ông, lễ Cholchonam Thomay,… Xây dựng chương trình phát triển “Mỗi làng một nghề” gắn kết với du lịch nhằm thu hút du khách đến tham quan các làng nghề như: Các tổ hợp đan mây, tre; các tổ hợp thêu ren xuất khẩu; các làng dệt thảm; làng trồng hoa Thới Nhựt; làng đan lưới Thơm Rơm; làng đan lọp Thới Long; các làng nghề chuyên chế biến các loại thực phẩm dân dụng thông thường. - Phát triển các dịch vụ du lịch theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và loại hình, khuyến khích phát triển mô hình "Nông dân- nhà vườn làm du lịch", khai thác đồng bộ cả 2 thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa. Kết hợp khai thác dịch vụ ngủ đêm trong vườn cho khách nước ngoài. Tiêu chí cho một điểm dịch vụ loại này phải là những điểm có an ninh trật tự tốt, vệ sinh môi trường sạch sẽ, vườn cây ao cá, thái độ thiện chí cởi mở, cảnh quan thoáng đãng và càng giữ được nét nguyên sơ của thôn quê càng tốt… Các chủ vườn còn được ngành du lịch tổ chức đi tham quan và dự các lớp tập huấn nhằm tăng tính chuyên nghiệp phục vụ du khách. III.3.2). Với chiến lược thu hút và tận dụng đầu tư: Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch: Việc phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các khu du lịch như hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống nước, xử lý chất thải, bưu chính viễn thông, ...có tính quyết định trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch. Nếu không giải quyết sớm sẽ làm chậm việc thực hiện các dự án đăng ký đầu tư, làm mất thời cơ và đối tác đầu tư. Để phát triển cơ sở hạ tầng để thực hiện được yêu cầu này, cần thực hiện các giải pháp sau: - Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn toàn thành phố; trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của thành phố. - Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi đế các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẵng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. - Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết nhu cầu đầu tư, bao gồm: + Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các doanh nghiệp du lịch trong thành phố; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian,... + Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài,.. với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của thành phố. + Vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu du lịch trọng điểm; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch,... III.3.3). Với chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách hàng. Hiệu quả kinh doanh du lịch phụ thuộc rất lớn vào phong cách, thái độ giao tiếp và trình độ nghiệp vụ của nhân viên. Thực trạng nguồn du lịch Tp Cần Thơ cho thấy chất lượng phát triển nguồn nhân lực của ngành trong thời gian qua còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là đòi hỏi khách quan và cấp thiết, là một trong những giải pháp nâng cao cạnh tranh của ngành du lịch Tp Cần Thơ. Để đáp ứng được yêu cầu này các biện pháp cần thực hiện chủ yếu là: - Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch thông qua các chương trình đào tạo ở nước ngoài, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn trong nước để bổ sung trình độ quản lý, trình độ ngoại ngữ cho cán bộ quản lý ở mọi cấp. - Tăng cường đào tạo trình độ đại học về du lịch, khuyến khích các hình thức đào tạo về du lịch trên địa bàn thành phố. Xây dựng chính sách thu hút nguồn sinh viên địa phương đang học tập tại các thành phố lớn về làm việc tại địa phương; thu hút các chuyên gia giỏi và lao động có chuyên môn cao về làm việc trong ngành du lịch, có chính sách khuyến khích tham gia học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ theo các chương trình đào tạo. - Tiến hành điều tra đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong toàn ngành về cả số lượng lẫn chất lượng, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển. - Các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn cao cấp cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo tại chỗ, hoặc hợp đồng với các trường đại học, Viện nghiên cứu tổ chức các lớp đào tạo theo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của mỗi đơn vị. - Tiến hành liên kết hợp tác trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ với các tỉnh thành khác đặc biệt là những nơi có ngành du lịch phát triển như Tp Hồ Chí Minh bằng cách tham quan khảo sát, trao đổi công tác, liên kết thực hiện các chương trình du lịch. - Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý ngành và lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia các hội nghị, hội thảo về du lịch trong nước cũng như nước ngoài để có thể tiếp thu được những thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý và phát triển du lịch cũng như quan điểm, chiến lược phát triển hiện đại của thế giới. - Triển khai chương trình giáo dục du lịch toàn dân: thông tin, giáo dục trong nhân dân, cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch và làm du lịch, tinh thần tự hào dân tộc, thể hiện lòng hiếu khách, sự tôn trọng, cởi mở và thân thiện đối với du khách. Đưa nội dung du lịch lồng ghép vào giảng dạy ngoại khóa tại các trường học trong địa phương. III.3.4). Với chiến lược quảng bá du lịch và tiếp cận khách hàng: Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch Cần Thơ - nơi hội tụ “văn minh sông nước Cửu Long”, xây dựng thương hiệu du lịch Cần Thơ trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế bằng cách: - Xây dựng một bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường du lịch đặt dưới sự quản lý của ngành du lịch thành phố. Nhiệm vụ của bộ phận này là nghiên cứu thị trường du lịch, đề ra những kế hoạch triển khai cụ thể, những chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho sự phát triển du lịch của thành phố. Từng bước nghiên cứu thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng du khách để có những sản phẩm quảng cáo phù hợp đến với khách hàng tiềm năng và có thông tin định hướng phù hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch tạo cung du lịch đáp ứng được nhu cầu của du khách. - Xây dựng những hình ảnh quảng bá hợp thị hiếu để quảng cáo trên các báo, tạp chí trong nước và quốc tế. Xây dựng mối quan hệ với các hãng thông tấn, báo chí quan trọng trong nước và quốc tế, thường xuyên hỗ trợ các hãng truyền hình, các nhà báo trong nước và quốc tế đến quay phim, chụp ảnh và viết bài giới thiệu về du lịch Cần Thơ. - Tổ chức các chuyến khảo sát tham quan những tuyến điểm du lịch, giới thiệu những sản phẩm du lịch mới cho các công ty lữ hành trong và ngoài nước. - Nâng cấp và thường xuyên cập nhật thông tin du lịch Cần Thơ trên các website www. Cantho-tourism.com, www. mdta.vn, www.canthopromotion.vn, www. Vietnamtourism.com/cantho,... để quảng bá hình ảnh du lịch Cần Thơ và nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch truy cập vào mạng. - Ngành du lịch phối hợp với các ngành văn hóa, thể thao tổ chức đăng cai các sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao lớn trong năm như việc đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia “ Miệt vườn sông nước Cửu Long“ năm vừa qua. - Thường xuyên tổ chức các kỳ hội chợ thương mại – du lịch. - Tổ chức các chương trình quảng bá du lịch Cần Thơ trên các phương tiện truyền thông địa phương và trung ương. Phát hành các tạp chí, sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, tập tranh, bưu ảnh, hướng dẫn mua sắm, tờ bướm với những hình ảnh sống động, hấp dẫn để giới thiệu với du khách trong nước cũng như nước ngoài. - Tham gia các hội chợ du lịch quốc tế (Paris, London, Berlin,...). Đây là nơi quảng bá du lịch rất tốt vì có tới hàng ngàn đơn vị liên quan đến du lịch của hàng trăm quốc gia đến tham gia. III.3.5). Với chiến lược bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở các quốc gia có ngành du lịch phát triển cho thấy sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất quan trọng. Cộng đồng dân cư địa phương vừa là nguồn cung cấp lao động cho ngành du lịch đồng thời bản thân người dân địa phương, môi trường sống, truyền thống văn hóa của cộng đồng địa phương cũng là những nhân tố thu hút khách du lịch. Hoạt động du lịch sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng, ngược lại sự tham gia của cộng đồng sẽ làm phong phú thêm tài nguyên và sản phảm du lịch. Vì vậy trong sự phát triển du lịch của tỉnh không thể thiếu sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Để làm được điều này ngành du lịch Cần Thơ cần chú trọng các giải pháp: Tổ chức cho cộng đồng địa phương tham gia giám sát trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sẽ tạo ra những thuận lợi cho du lịch bởi cộng đồng địa phương là chủ nhân và là người gánh chịu những hậu quả mà du lịch gây ra. Hơn nữa với sự tham gia giám sát của cộng đồng sẽ tránh sự xung đột giữa cộng đồng bản địa và người đầu tư phát triển du lịch. Hỗ trợ cho cộng đồng địa phương tham gia các hoạt động du lịch để làm phong phú thêm tài nguyên và sản phẩm du lịch bằng các hoạt động cụ thể như cho vay vốn ưu đãi dể phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống phục vụ cho du lịch. Khuyến khích bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương để phục vụ cho du khách. Tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch hoặc cung cấpnguồn nguyên liệu đầu vào cho kinh doanh du lịch. Giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về lợi ích của phát triển du lịch và những tác hại mà hoạt động du lịch có thể gây ra nếu mà tài nguyên môi trường du lịch không được giữ gìn, bảo tồn. Từ đó cộng đồng địa phương mới có ý thức, hành động cụ thể để giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường, trật tự vệ sinh ở các tuyến, các điểm du lịch, có thái độ hợp tác thân thiện với các khách du lịch. III.3.6). Với chiến lược tăng cường, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Việc xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi phải tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về ngành du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ phát triển của ngành. Định hướng phát triển du lịch bền vững cũng đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, sự phối hợp đồng bộ từ trung ương đến địa phương trong quá trình phát triển. Mục đích của giải pháp là tăng cường, hoàn thiện bộ máy quản lý và cơ chế chính sách cho hoạt động du lịch của thành phố để có thể thực hiện các chiến lược phát triển du lịch một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Các biện pháp chủ yếu thực hiện là: - Xác định công tác quản lý theo quy hoạch là then chốt trong khâu quản lý, các hoạt động đầu tư phát triển du lịch phải tuân thủ theo quy hoạch đã được phê duyệt. Thành lập một số Ban quản lý đối với các khu du lịch trọng điểm trong thành phố để tăng cường chức năng quản lý hoạt động đầu tư, khai thác kinh doanh theo quy hoạch, bảo vệ an ninh trật tự và môi trường. - Tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tương xứng với nhu cầu và nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn. Tổ chức thi tuyển công chức để tuyển được những cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để thực hiện nhiệm vụ quản lý một cách hiệu quả. - Nghiên cứu, rà xét lại bộ máy quản lý du lịch của thành phố, qui định tách bạch nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bộ phận xác định cơ quan đầu não của ngành du lịch, có nhiệm vụ theo dõi giải quyết những khó khăn vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. - Tiến hành cải cách hành chính, đơn giản các thủ tục thành lập, xây dựng dự án, thủ tục thuê đất, giao đất. Tiếp tục tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong ngành du lịch của thành phố để thay đổi phương cách quản lý nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. - Tăng cường hoạt động của Hiệp hôi Du lịch của thành phố để làm tốt vai trò cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, đồng thời là cầu nối để các doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế. Trong thời gian tới, thành phố cần có chủ trương tạo điều kiện về cơ chế hoạt động cho Hiệp hôi Du lịch để tạo nên sự phối hợp trong quảng bá, xúc tiến du lịch cũng như kịp thơiừ phản ánh những vướng mắc để cơ quan quản lý kịp thời đề xuất các biện pháp tháo gỡ, có chính sách hỗ trợ kịp thời cho các hoạt động du lịch. - Nhanh chóng hoàn thành việc quy hoạch các khu du lịch và công bố quy hoạch này để làm cơ sở kêu gọi đầu tư, quản lý quá trình thực hiện dự án cũng như hoạt động sau nầy. - Trên cơ sở pháp luật Việt Nam và tình hình thực tế của địa phương, thành phố ban hành các quy định riêng tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng và nhất quán trước sau để tạo được niềm tin và độ an toàn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia phát triển du lịch Cần Thơ. - Tạo môi trường du lịch an toàn cho du khách, đây là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút du khách và giữ chân du khách lâu hơn. Thành phố cần tăng cường công tác an ninh tại các tuyến điểm du lịch, những điểm tham quan, đặc biệt vào các dịp lễ hôi. Kiên quyết xử lý nghiêm những khu du lịch, khu vui chơi giải trí không đảm an ninh, an toàn cho du khách. - Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị kinh doanh du lịch không chấp hành đúng qui định của nhà nước, địa phương và qui chế của ngành, khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh du lịch. - Kiện toàn bộ máy tổ chức nhà nước về du lịch địa phương theo hướng tinh gọn, thực hiện luân chuyển cán bộ phù hợp năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Phát huy vai trò tham mưu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tất cả đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố. Tiếp tục cải cách hành chính, phối hợp với các ngành chức năng tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách và bảo vệ môi trường du lịch trên địa bàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch và Hiệp hội du lịch thành phố Cần Thơ; - Thành lập các bộ phận chuyên trách tại các địa bàn trọng điểm du lịch. Đối với các dự án phát triển khu du lịch, công trình du lịch quan trọng cần thành lập bộ phận kêu gọi, xúc tiến đầu tư để khi dự án đi vào hoạt động sẽ trở thành Ban quản lý để quản lý và điều hành dự án; III.4). CÁC KIẾN NGHỊ: Để khai thác triệt để và phát huy tiềm lực sẵn có, không chỉ có sự nỗ lực của bản thân ngành du lịch Cần Thơ mà còn cần sự quan tâm giúp đỡ từ các bộ ngành, sự quan hệ hợp tác của các tỉnh bạn có thế mạnh về du lịch, các tổ chức du lịch trong và ngoài nước. III.4.1). Đối với Tổng cục Du lịch Việt Nam Tổng cục Du lịch Việt Nam cần xác định vị trí quan trọng của Cần Thơ trong chiến lược phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, có kế hoạch hỗ trợ vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi cho sự phát triển của ngành. III.4. 2). Đối với chính quyền địa phương: ² Đối với Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Cần Thơ Ủy Ban Nhân Dân thành phố hàng năm cần dành một phần ngân sách thỏa đáng cho đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch và tăng thêm kinh phí quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là quảng bá năm du lịch quốc gia. Căn cứ vào qui hoạch chỉ đạo, các cấp chính quyến phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở địa phương. Hỗ trợ nguồn vốn cho các đơn vị kinh doanh du lịch – dịch vụ có điều kiện đầu tư phát triển. - Thành phố cũng cần quan tâm hơn nữa công tác nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo cho các công ty, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch hoạt động đúng chức năng, đồng thời tạo hành lang pháp lý thông thoáng để thu hút vốn đầu tư trong nước và liên doanh với nước ngoài cho các công trình du lịch trọng điểm, góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các loại hình du lịch thích hợp. ² Đối với Sở Văn hóa thể thao & Du lịch Thành phố Cần Thơ Sở Du lịch Cần Thơ quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và cần phải có sự quản lý chặt chẽ các đơn vị kinh doanh lưu trú nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo pháp luật và đúng theo các định hướng phát triển của ngành. Kết hợp với các cấp chính quyền địa phương, với công an địa phương kiểm soát chặt chẽ an ninh trong suốt thời gian khách lưu trú tại địa phương, đặc biệt là xử lý triệt để tình trạng cướp giật, móc túi, chèo kéo khách hay ăn xin, bán hàng rong, tạo vẻ mỹ quan cho thành phố. - Thực hiện kiểm tra tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch trong việc thực hiện tuân thủ nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, phòng dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có chính sách thu hút lao động hợp lý. Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành. Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên thực tập học hỏi kinh nghiệm thực tế ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú quảng bá, giới thiệu về doanh nghiệp ở các địa phương khác và ở nước ngoài. Giám sát và xử lý thật nghiêm khắc các khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú hoạt động sai phạm, gây ảnh hưởng chung đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh lưu trú nói riêng và hoạt động du lịch thành phố nói chung. - Ngành cần quan tâm nhiều hơn việc khai thác loại hình du lịch sinh thái vườn, lễ hội, sự kiện, đặc biệt là khai thác yếu tố đặc thù của loại hình tham quan khám phá vùng lũ. Ngoài ra, thành phố cũng nên có kế hoạch trùng tu và khai thác triệt để các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, nâng cấp và mở rộng hệ thống nhà hàng, khách sạn đủ tiêu chuẩn phục vụ tốt các nhu cầu về ăn ở của khách trong nước và quốc tế, tăng cường công tác quản lý du lịch, đảm bảo hiệu quả kinh tế, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời bảo vệ an ninh chính trị và an toàn xã hội ở địa phương. - Sở cần theo dõi và tham mưu kịp thời cho UBND thành phố kịp thời ban hành các quy chế, chính sách ưu đãi của địa phương trong lĩnh vực du lịch, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công chương trình phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ đến năm 2020. TÓM TẮT CHƯƠNG III Với quan điểm phát triển du lịch gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững thì những vấn đề ngành du lịch Cần Thơ cần quan tâm là: Xây dựng chiến lược, quy hoạch các khu du lịch, các tuyến du lịch trọng điểm kết hợp với việc đề ra các chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch; đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông công cộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ cho đối tượng khách quốc tế; xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, hấp dẫn khách du lịch; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong khu vực và quốc tế; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp giỏi ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu phục vụ cho sự phát triển du lịch. Để đạt được mục tiêu đưa du lịch Cần Thơ phát triển ngang tầm yêu cầu của một thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại. Phấn đấu để Cần Thơ thực sự là “Điểm đến du lịch lý tưởng - an toàn - thân thiện”, nơi hội tụ của “Văn minh sông nước Mekong”, các kết quả phân tích môi trường được đưa lên ma trận SWOT để phân tích, đề xuất ra các chiến lược và chọn ra chiến lược để thực hiện qua phân tích ma trận QSPM là: (1) Chiến lược phát triển sản phẩm. (2) Chiến lược thu hút và tận dụng đầu tư. (3) Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. (4) Chiến lược quảng bá du lịch và tiếp cận khách hàng. (5) Chiến lược bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. (6) Chiến lược tăng cường, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Các giải pháp thực hiện các chiến lược trên: - Phát triển sản phẩm du lịch, đa dạng hóa, thu hút và mở rộng thêm thị trường: đẩy mạnh khai thác các sản phẩm du lịch truyền thống, đầu tư phát triển loại hình du lịch dịch vụ MICE; đầu tư thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ và không ngừng nâng cao chất lượng để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách du lịch. Tổ chức và khai thác có hiệu quả các dịch vụ tham quan, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí tại các hệ thống các điểm, khu du lịch… Thành phố Cần Thơ cần có một chương trình phát triển du lịch đồng bộ, cần có sự liên kết chặt chẽ với các tổ chức kinh doanh du lịch trên địa bàn ĐBSCL và TP HCM nhằm tạo sự hỗ trợ cần thiết để phát triển mô hình du lịch liên hoàn và khép kín trong nội vùng ĐBSCL; - Đầu tư phát triển du lịch: hằng năm, ngân sách cần dành một tỉ lệ thích đáng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và theo đúng qui hoạch làm cơ sở thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn; thực hiện có hiệu quả xã hội hóa, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thông qua các nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư nước ngoài, cổ phần hóa. . .; - Tăng cường tính chủ động trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, nguồn vốn đầu tư và kinh nghiệm phát triển du lịch của cả nước để khai thác tốt nhất tiềm năng du lịch của khu vực lưu vực sông Mekong; - Đầu tư, nâng cao năng lực đào tạo cho Trường Trung cấp Du lịch Cần Thơ, đủ sức đảm nhận công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn cho thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường năng lực hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch; - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quảng bá xúc tiến du lịch, nâng cấp website du lịch Cần Thơ, giới thiệu sản phẩm du lịch qua mạng. Tranh thủ sự hỗ trợ của các cá nhân và tổ chức quốc tế, Tổng cục Du lịch cho các chương trình quảng bá xúc tiến du lịch Cần Thơ đạt hiệu quả tốt hơn và xa hơn; - Nâng cao nhận thức toàn diện về du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, xây dựng phong trào toàn dân nhận thức đầy đủ về du lịch và làm du lịch. Nâng cao trách nhiệm của các cấp các ngành và nhân dân thành phố về năng lực giao tiếp, tinh thần mến khách để góp phần xây dựng con người Cần Thơ “Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh lịch”; Để thực hiện thành công các giải pháp trên cần sự hỗ trợ hữu hiệu của các cấp chính quyền và các cơ quan hữu quan. KẾT LUẬN Sau khi thực hiện đề tài “Định hướng phát triển ngành du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2020”, tôi nhận thấy rằng du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp và việc phát triển ngành kinh tế này không thể thiếu được trong cơ cấu phát triển của thành phố. Với vị trí trung tâm ĐBSCL, Cần Thơ có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế chính góp phần đưa kinh tế phát triển, mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế văn hóa với bên ngoài và để cho du lịch ngày càng một nhu cầu không thể thiếu được trong cơ cấu phát triển của thành phố và ngày càng là một món ăn tinh thần hấp dẫn đối với mọi người. Bên cạnh những gì có sẵn, cần phải tìm hiểu thêm những tiềm năng còn ẩn chứa, phát hiện thêm nhiều điều mới để thúc đẩy du lịch Cần Thơ phát triển. Không ngừng nghiên cứu phát huy những mặt mạnh và kịp thời khắc phục những mặt hạn chế bởi vì hiện nay ngành du lịch của thành phố chưa thật sự hoàn thiện, còn nhiều điều khó khăn, thiếu sót bởi những mặt không tốt về dịch vụ du lịch, trình độ hướng dẫn viên,... Do vậy, để thực hiện mục tiêu đưa du lịch Cần Thơ phát triển ngang tầm yêu cầu của một thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại. Phấn đấu để Cần Thơ thực sự là “Điểm đến du lịch lý tưởng - an toàn - thân thiện”, nơi hội tụ của “Văn minh sông nước Mekong” thì đòi hỏi ngành du lịch thành phố phải sáng tạo hơn trong việc hoạch định và lựa chọn phương hướng chiến lược phát triển phù hợp với tình hình thực tế. Qua quá trình phân tích, tôi thấy du lịch Cần Thơ nên lựa chọn áp dụng các chiến lược sau: (1) Chiến lược phát triển sản phẩm: Với chiến lược này ngành du lịch Cần Thơ có thể đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ lịch, giảm mức độ cạnh tranh và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn. (2) Chiến lược thu hút và tận dụng đầu tư: nhằm tận dụng tối đa nguồn lực tài chính trong thành phố và cũng để cho các doanh nghiệp trên địa bàn có cơ hội để phát triển trước một bước. Đồng thời cũng có những chính sách thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài, phát huy tối đa nguồn lực tự nhiên của thành phố. (3) Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Để đáp ứng đủ nguồn nhân lực trong ngành thì cần có những định hướng phát triển đúng đắn. Thành phố cần xác định rõ nguồn nhân lực chính là những người dân trong địa bàn. Chính vì vậy phải đưa ra các chính sách thu hút lao động tại địa phương và có kế hoạch đào tạo cho họ. Phối hợp với các doanh nghiệp xác định nhu cầu và hỗ trợ đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. (4) Chiến lược quảng bá du lịch và tiếp cận khách hàng: nhằm tạo một hình ảnh cho ngành du lịch Cần Thơ một cách trung thực hấp dẫn, thu hút. (5) Chiến lược bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững: Theo xu hướng của thế giới hiện nay là phát triển du lịch bền vững dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương. (6) Chiến lược tăng cường, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch: Để có thể thực hiện các chiến lược phát triển du lịch một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Với những chiến lược và giải pháp được đề ra cho du lịch Cần Thơ tôi mong rằng sẽ có thể giúp cho ngành phát triển ổn định và đạt được những mục tiêu đã đề ra. Do thời gian có hạn, kiến thức bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự chỉ dẫn đóng góp của Quý Thầy, Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB: Lao động xã hội, TP HCM. Fred R. David, Người dịch: Trương Công Minh, Trần Tuấn Nhạc, Trần Thị Tường Như (2003), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống Kê, Hà Nội. Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Philip Kotler (2001), Quản trị Marketing, NXB: Thống kê, 2001. Viện Nghiên Cứu Phát triển du lịch (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Dương Xuân Thắng (2006), Các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đến 2015, Luận văn thạc sĩ kinh tế, TP Hồ Chí Minh. Huỳnh Thanh Hoa (2008), Giải pháp marketing hỗn hợp trong kinh doanh khách sạn tại Công ty CATACO Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ kinh tế, TP Hồ Chí Minh. Luật Du lịch (Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI). Quyết định số 1242/QĐ-UBND ngày 27/05/2008 của Chủ tịch UBND Tp. Cần Thơ Về việc phê duyệt Chương trình xây dựng và phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2009), Báo cáo Tổng kết công tác 2008, Hà Nội. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Cần Thơ (2009), Tổng hợp hoạt động ngành du lịch TP Cần Thơ từ năm 2000 đến 2008, Cần Thơ. Nguyễn Tấn Quyên, Cần Thơ - Thành phố động lực của đồng bằng sông Cửu Long, Vương Lê (20/11/2008), Tạo bước đột phá cho du lịch các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Vương Lê (13/11/2008), Cần Thơ chú trọng đào tạo nhân lực du lịch, Sở du lịch Cần Thơ (2009), Tổng hợp hoạt động ngành du lịch TP Cần Thơ từ năm 2000 đến 2008, Duyên Khánh (20/08/2008), Du lịch ĐBSCL: Phát triển theo hướng nào?, CAND (30/06/2006), Để Cần Thơ không chỉ có... Bến Ninh Kiều, Báo Cần Thơ (26/05/2009), Xây dựng chiến lược đổi mới sản phẩm, phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, L.N.G (27/05/2008), Đào tạo trung cấp nghiệp vụ du lịch, Hà Phương, Cần Thơ xây dựng Trường Nghiệp vụ Du lịch lớn nhất Tây Nam Bộ, Cẩm Tú (07/03/2009), Ngành du lịch chậm chuyển hướng thị trường, The Vneconomy (08/09/2009), Phát triển bất động sản du lịch Cần Thơ: Cần sự khác biệt, Đỗ Hòa, Chiến lược Marketing hỗn hợp 4P (Marketing Mix), Theo Wikipedia (26/12/2008), Tổng quan về Cần Thơ, Nguyễn Thị Phi Phượng (24/12/2008), Du lịch An Giang - Điểm đến lý tưởng, Báo Du lịch (19/02/2008), Du lịch Tiền Giang sẽ có diện mạo mới, Theo SGGP (28/08/2009), Đồng thuận đưa du lịch Bến Tre bứt phá, PHỤ LỤC Phụ lục 1: CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA Mẫu phỏng vấn số: Ngày: Họ tên phỏng vấn viên: Họ tên đáp viên (Đơn vị): Địa chỉ: Điện thoại: Xin chào, tôi là phỏng vấn viên thuộc nhóm nghiên cứu thị trường. Chúng tôi hiện đang tiến hành một cuộc nghiên cứu về tình hình hoạt động của ngành du lịch Cần Thơ. Tôi xin được phép hỏi (Ông/Bà) một số câu hỏi trong khoảng 30 phút. Chúng tôi mong nhận được sự cộng tác và giúp đỡ của Ông, Bà. Chúng tôi cam đoan những thông tin của Ông/Bà sẽ chỉ được phục vụ cho công tác nghiên cứu. Phần I: Sàng lọc Q1: Xin Ông (bà) cho biết hiện đang công tác tại: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Phần II: Nội dung Q2: Xin Ông (bà) đánh giá sự ảnh hưởng của những yếu tố dưới đây đến tình hình hoạt động của ngành du lịch Cần Thơ (4: mạnh nhất, 1: yếu nhất). Số TT Các yếu tố nội bộ Lựa chọn 1 Cơ sở lưu trú du lịch 2 Cơ sở ăn uống 3 Chất lượng cơ sở hạ tầng 4 Lượng khách đến Cần Thơ ngày càng tăng 5 Khả năng tài chính 6 Hệ thống thông tin chưa hiệu quả 7 Hoạt động marketing 8 Nguồn nhân lực du lịch 9 Thu hút đầu tư vào ngành 10 Tài nguyên du lịch 11 Sản phẩm Q3: Xin Ông (bà) phân loại tầm quan trọng những yếu dưới đây ảnh hưởng (tác động) đến du lịch Cần Thơ hiện tại như thế nào? Cho điểm: Từ 0,00 (không quan trọng nhất) đến 1,00 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố sao cho tổng số điểm đó bằng 1,00. Số TT Các yếu tố nội bộ Lựa chọn 1 Cơ sở lưu trú du lịch 2 Cơ sở ăn uống 3 Chất lượng cơ sở hạ tầng 4 Lượng khách đến Cần Thơ ngày càng tăng 5 Khả năng tài chính 6 Hệ thống thông tin chưa hiệu quả 7 Hoạt động marketing 8 Nguồn nhân lực du lịch 9 Thu hút đầu tư vào ngành 10 Tài nguyên du lịch 11 Sản phẩm Tổng cộng 1,00 Q4: Xin Ông (bà) cho biết những tỉnh thành có khả năng cạnh tranh với ngành du lịch Cần Thơ là (chọn đánh dấu X)? Số TT Đơn vị Lựa chọn 1 An Giang 2 Tiền Giang 3 Hậu Giang 4 Vĩnh Long 5 Trà Vinh 6 Bến Tre 7 Cà Mau 8 Khác…………………. Q5: Xin Ông (bà) phân loại tầm quan trọng những yếu dưới đây ảnh hưởng (tác động) đến năng lực cạnh tranh của ngành du lịch như thế nào? Cho điểm: Từ 0,00 (không quan trọng nhất) đến 1,00 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố sao cho tổng số điểm đó bằng 1,00. Số TT Các yếu tố nội bộ Lựa chọn 1 Cơ sở hạ tầng 2 Vị trí địa lý 3 Tài nguyên thiên nhiên 4 Di tích lịch sử 5 Lễ hội truyền thống 6 Sản phẩm du lịch 7 Việc đầu tư mở rộng 8 Quảng bá hình ảnh 9 Các cơ sở lưu trú 10 Về nhân sự, quản lý 11 Cơ sở hạ tầng Tổng cộng 1,00 Q6: Xin Ông (bà) cho điểm: Từ 1 đến 4 (Trong đó: 4: mạnh nhất, 1: yếu nhất) những yếu tố dưới đây đối với 4 ngành du lịch sau: Các yếu tố thành công Du lịch Cần Thơ Du lịch An Giang Du lịch Tiền Giang Du lịch Bến Tre 1. Cơ sở hạ tầng 2. Vị trí địa lý 3. Tài nguyên thiên nhiên 4. Di tích lịch sử 5. Lễ hội truyền thống 6. Sản phẩm du lịch 7. Việc đầu tư mở rộng 8. Quảng bá hình ảnh 9. Các cơ sở lưu trú 10. Về nhân sự, quản lý Q7: Xin Ông (bà) đánh giá sự ảnh hưởng của các yêu tố bên ngoài đến hoạt động ngành du lịch Cần Thơ như thế nào? Cho điểm: Từ 1 đến 4. Trong đó: 4 là ảnh hưởng nhất, 1 là ít bị ảnh hưởng nhất. Số TT Các yếu tố vĩ mô Phân loại 1 Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển 2 Ổn định về chính trị 3 Ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai 4 Thu nhập của dân cư tăng 5 Sự thay đổi trong cách sống và thị hiếu tiêu dùng 6 Điều kiện tự nhiên 7 Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo 8 Khách hàng 9 Các đối thủ cạnh tranh 10 Mức độ phụ thuộc nhà cung cấp Q8: Xin Ông (bà) phân loại tầm quan trọng những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng (tác động) đến ngành du lịch hiện tại như thế nào? Cho điểm: Từ 0,00 (không quan trọng nhất) đến 1,00 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố sao cho tổng số điểm đó bằng 1,00. Số TT Các yếu tố vĩ mô Phân loại 1 Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển 2 Ổn định về chính trị 3 Ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai 4 Thu nhập của dân cư tăng 5 Sự thay đổi trong cách sống và thị hiếu tiêu dùng 6 Điều kiện tự nhiên 7 Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo 8 Khách hàng 9 Các đối thủ cạnh tranh 10 Mức độ phụ thuộc nhà cung cấp Tổng 1,000 CHÚNG TÔI CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG (BÀ). Phụ lục 2: Kết quả đánh giá mức độ quan trọng, phân loại các yếu tố bên trong TT Các yếu tố bên trong Số thành viên trả lời Tổng mức độ quan trọng Mức độ quan trọng bình quân Tổng phân loại Phân loại bình quân 1 Cơ sở lưu trú du lịch 10 0,40 0,04 41 4 2 Cơ sở ăn uống 10 0,38 0,04 37 4 3 Chất lượng cơ sở hạ tầng 10 0,42 0,04 32 3 4 Lượng khách đến Cần Thơ ngày càng tăng 10 0,21 0,02 24 2 5 Khả năng tài chính 10 0,67 0,07 26 3 6 Hệ thống thông tin chưa hiệu quả 10 0,37 0,04 9 1 7 Hoạt động marketing 10 2,32 0,20 19 2 8 Nguồn nhân lực du lịch 10 1,52 0,15 16 2 9 Thu hút đầu tư vào ngành 10 0,89 0,09 17 3 10 Tài nguyên du lịch 10 1,12 0,11 43 4 11 Sản phẩm 10 2,3 0,20 18 2 * Mức độ quan trọng bình quân là trung bình cộng mức độ quan trọng do 10 thành viên là cán bộ quản lý điều hành Sở văn hóa thể thao và du lịch, các công ty du lịch ở Cần Thơ đánh giá và được làm tròn số ở chữ số thập phân thứ ba. * Phân loại bình quân là trung bình cộng phân loại do 10 thành viên là cán bộ quản lý điều hành Sở văn hóa thể thao và du lịch, các công ty du lịch ở Cần Thơ đánh giá và được làm tròn theo số nguyên gần nhất. Kết quả đánh giá mức độ quan trọng, phân loại các yếu tố thành công Các yếu tố thành công Số thành viên trả lời Tổng mức độ quan trọng Mức độ quan trọng bình quân Du lịch Cần Thơ Du lịch An Giang Du lịch Tiền Giang Du lịch Bến Tre Tổng hạng Hạng bình quân Tổng hạng Hạng bình quân Tổng hạng Hạng bình quân Tổng hạng Hạng bình quân Cơ sở hạ tầng 10 1 0,10 42 4 18 2 29 3 17 2 Vị trí địa lý 10 0,4 0,04 40 4 26 3 19 2 22 2 Tài nguyên thiên nhiên 10 0,69 0,07 21 2 23 2 19 2 31 3 Di tích lịch sử 10 0,9 0,09 19 2 34 3 18 2 19 2 Lễ hội truyền thống 10 0,7 0,07 18 2 40 4 16 2 16 2 Sản phẩm du lịch 10 19 0,20 27 3 26 3 31 3 20 2 Việc đầu tư mở rộng 10 0,93 0,09 38 4 27 3 28 3 18 2 Quảng bá hình ảnh 10 1,42 0,14 36 4 29 3 32 3 17 2 Các cơ sở lưu trú 10 0,81 0,08 35 4 17 2 20 2 16 2 Về nhân sự, quản lý 10 1,23 0,12 1 8 2 18 2 17 2 9 1 * Mức độ quan trọng bình quân là trung bình cộng mức độ quan trọng do 10 thành viên là cán bộ quản lý điều hành Sở văn hóa thể thao và du lịch, các công ty du lịch ở Cần Thơ đánh giá và được làm tròn số ở chữ số thập phân thứ ba. * Hạng bình quân là trung bình cộng hạng do 10 thành viên là cán bộ quản lý điều hành Sở văn hóa thể thao và du lịch, các công ty du lịch ở Cần Thơ đánh giá và được làm tròn theo số nguyên gần nhất. Kết quả đánh giá mức độ quan trọng, phân loại các yếu tố bên ngoài TT Các yếu tố bên ngoài Số thành viên trả lời Tổng mức độ quan trọng Mức độ quan trọng bình quân Tổng phân loại Phân loại bình quân 1 Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển 10 0,36 0,04 37 4 2 Ổn định về chính trị 10 0,41 0,04 42 4 3 Ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai 10 0,35 0,04 25 3 4 Thu nhập của dân cư tăng 10 1,13 0,10 33 3 5 Sự thay đổi trong cách sống và thị hiếu tiêu dùng 10 0,92 0,09 34 3 6 Tự nhiên 10 1,54 0,15 42 4 7 Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo 10 0,19 0,02 16 2 8 Khách hàng 10 2,31 0,23 20 2 9 Các đối thủ cạnh tranh 10 1,39 0,14 29 3 10 Mức độ phụ thuộc nhà cung cấp 10 1,49 0,15 28 3 * Mức độ quan trọng bình quân là trung bình cộng mức độ quan trọng do 10 thành viên là cán bộ quản lý điều hành Sở văn hóa thể thao và du lịch, các công ty du lịch ở Cần Thơ đánh giá và được làm tròn số ở chữ số thập phân thứ ba. * Phân loại bình quân là trung bình cộng phân loại do 10 thành viên là cán bộ quản lý điều hành Sở văn hóa thể thao và du lịch, các công ty du lịch ở Cần Thơ đánh giá và được làm tròn theo số nguyên gần nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH113.doc
Tài liệu liên quan