Luận văn Định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản của ngành thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ

Tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. ỉ Nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ là chiến lược quan trọng trong chính sách phát triển thuỷ sản thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và khẳng định tầm quan trọng của thị trường Mỹ đối với ngành thủy sản Việt Nam. Trong những năm vừa qua, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu ngoạn mục, đóng góp một phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với định hướng đúng đắn của nhà nước, phát triển thuỷ sản thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã cho thấy thế và lực của mặt hàng quan trọng này. Liên tiếp trong các năm, xuất khẩu thuỷ sản luôn nằm trong tốp dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu. Năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản đạt mức 1,42 tỷ USD, năm 2001 đạt 1,78 tỷ USD và đặc biệt năm 2002 đạt mức kỷ lục 2,02 tỷ USD, đưa thuỷ sản thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ 3 chỉ sau dệt may và dầu thô[31]. Không những vậy, thị trường Mỹ trong 3 năm gần đây chính là thị trường chủ đạo của thuỷ sản Việt Nam. Kể từ khi kinh tế Nhật Bản bắt đầu chu kỳ suy thoái, Mỹ đã vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị phần thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2001, tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ bắt đầu vượt qua Nhật Bản chiếm 27,5% tổng thị phần so với 26,2% của Nhật Bản. Năm 2002, và 6 tháng đầu năm 2003 Mỹ tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với thị phần tương ứng 32,4% (2002) và 39%(2003)[32]. Và theo dự báo Mỹ sẽ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm sắp tới(chiếm khoảng 25-32%)[33] trong bối cảnh nền kinh tế Nhật chưa phục hồi, EU và các thị trường khác chưa phải là ưu tiên của thuỷ sản Việt Nam. Như vậy có thể khẳng định, Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của thuỷ sản Việt Nam. ỉ Nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ chính là nỗ lực góp phần vào việc giúp doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có cái nhìn trực diện, mới mẻ và đầy đủ hơn về phương cách tiếp cận thị trường Mỹ. Việc nghiên cứu thị trường Mỹ sẽ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng ngành thuỷ sản, những vấn đề về rào cản pháp luật, những khó khăn thách thức chung chung và trừu tượng mà sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng nhất, nhìn nhận rõ hơn các vấn đề mà họ sẽ đương đầu trên thị trường thủy sản Mỹ.

doc45 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản của ngành thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở mức cao độ và luật pháp Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Mỹ sở hữu một hệ thống luật pháp cực kỳ chặt chẽ và chi tiết, được xây dựng, vận hành trên tinh thần và đường lối chính sách thương mại song và đa biên trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Sự phức tạp mang tính hệ thống là một đặc trưng răt quan trọng của Luật pháp Thương mại Mỹ. ở Mỹ có 52 bang thì cũng có tới 52 bộ luật điều tiết hoạt động thương mại tồn tại đồng thời với luật thương mại Mỹ. Điều đó gây trở ngại không nhỏ cho các nhà xuất khẩu trong việc đáp ứng các điều kiện về tính pháp lý, các quy định đối với hàng nhập khẩu của rất nhiều nguồn luật khác nhau trên đất Mỹ. Đồng thời, Mỹ là điển hình của việc chính trị hoá các mối quan hệ kinh tế bằng pháp luật. Những bộ luật điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu của Mỹ trong suốt nhiều năm qua cho thấy những nỗ lực hết mình nhằm áp đặt tầm ảnh hưởng và sức mạnh kinh tế-chính trị của Mỹ lên các quốc gia khác. Bằng những biến tướng, nguỵ tạo hết sức tinh vi Mỹ đã biến bộ luật Thương mại thành một công cụ đắc lực để bảo hộ nền sản xuất trong nước, dựng nên hàng loạt những rào cản để hạn chế tối đa hàng hoá nhập khẩu từ bên ngoài. Phần tổng hợp về các quy định về luật pháp Hoa Kỳ dưới đây được lược dịch và trích từ các ấn phẩm của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ hiện đang có tại Bộ Thương Mại Việt Nam. 4.1. Khái quát Luật Thương mại và chính sách nhập khẩu Mỹ 4.1.1. Luật Thương mại Mỹ Luật Thương mại Mỹ nhìn chung là rất đồ sộ và phức tạp. Nó bao gồm nhiều bộ phận cấu thành mà mỗi bộ phận khi đứng riêng lẻ đóng vai trò như một luật nhỏ quản lý và điều tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại. Luật thương mại Mỹ có tầm quan trọng không chỉ riêng đối với nước Mỹ mà cả đối với những cuộc đàm phán song phương và đa phương trong thương mại quốc tế. Sự tiêu chuẩn hoá ở mức cao độ của luật pháp Mỹ thể hiện ở việc luật thương mại của nước này được xây dựng dựa trên những hệ thống chắc chắn và bền vững của hệ thống luật WTO. Xét một cách tổng quát, luật thương mại Mỹ là sự phác thảo những quy định quan trọng và mấu chốt nhất có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và thậm chí là những quyền hạn mà Quốc hội ban cho Tổng thống để ngăn chặn những hoạt động gian lận thương mại, quản lý và điều tiết thương mại, đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại song và đa phương. 4.1.2. Chính sách nhập khẩu Mỹ đối với các nước đang phát triển Giới kinh tế thế giới chưa bao giờ nhìn thây sự phân biệt đối xử nào rõ rệt và gay gắt như ở trong hệ thống luật pháp thương mại của Mỹ. Nằm trong tổng thể chính sách đối ngoại của Mỹ, chính sách nhập khẩu của Mỹ phục vụ cho lợi ích quốc gia, cụ thể là phục vụ cho lợi ích tiêu dùng và phát triển các ngành kỹ thuật cao, từ đó tối ưu hoá cơ cấu kinh tế. Tựu trung lại, chính sách nhập khẩu Mỹ có năm mục đích chính như sau: Hàng hoá nhập khẩu nhằm mục đích đa dạng hoá nền kinh tế và tăng tính năng động cho mỗi ngành sản xuất cũng như từng doanh nghiệp Mỹ; Tăng cường cơ hội cũng như phạm vi lựa chọn cho người tiêu dùng Mỹ. Người tiêu dùng Mỹ sẽ được tiếp cận với những loại hàng hoá có chất lượng tốt nhất, mẫu mã đẹp nhất và giá cả cạnh tranh; Tăng cường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Mỹ với các doanh nghiệp nước ngoài, tiến tới cải thiện kỹ thuật công nghệ, năng lực quản lý và cuối cùng giảm giá bán cho người tiêu dùng; Tạo đối trọng nhằm gây sức ép để các nước đối tác mở cửa thị trường cho sản phẩm của Mỹ; Kết hợp chặt chẽ với các biện pháp quân sự và ngoại giao tạo thành công cụ gây sức ép trong quan hệ đối ngoại, điển hình là các công cụ trừng phạt hoặc trợ giúp kinh tế. Xét bề ngoài, những quan điểm nêu trên trong mục đích của chính sách nhập khẩu Mỹ đều phù hợp với tinh thần và chiến lược khuyếch trương tự do hoá thương mại mà chính Mỹ vẫn thường rao giảng. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ của một nước có quan hệ thương mại với Mỹ, có thể thấy tính 2 mặt trong chính sách này. Đó là tính mở và tính đóng. Một mặt, có thể thấy rõ tính mở: nếu muốn tiếp cận thị trường Mỹ thì quốc gia quan hệ với Mỹ phải mở cửa thị trường của mình. Có nghĩa là Mỹ đã ép các nước khác mở cửa thị trường cho hàng hoá xuất xứ từ Mỹ. Mặt khác, tính đóng đối với một số khu vực và một số nước do Mỹ lợi dụng triệt để công cụ tiếp cận thị trường nhằm phục vụ cho các lợi ích kinh tế và chính trị sâu xa. Có những mục đích của chính sách nhập khẩu mà Mỹ chỉ cần hơi quá tay trong việc thực thi, thì ngay lập tức một nỗ lực nhằm thúc đẩy tự do hoá thương mại biến thành một hành động bảo hộ nền sản xuất trong nước, một động thái mang màu sắc chính trị hoặc phi kinh tế. 4.2. Cơ chế quản lý hàng thuỷ sản nhập khẩu của Mỹ Hoạt động nhập khẩu vào Mỹ được điều tiết bởi một hệ thống các luật chặt chẽ. Một số luật ra đời cách đây khá lâu và hiện nay đã được điều chỉnh và sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Các luật chủ yếu có thể kể ra đây là: Luật thuế suất năm 1930; Luật buôn bán năm 1974; Hiệp định buôn bán năm 1979; Luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1988. Mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu được quản lý hết sức chặt chẽ. Một mặt, thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ chịu sự điều tiết bởi các quy định chung như những mặt hàng khác về thủ tục pháp lý, thủ tục hải quan, các luật bồi thường thương mại, luật thuế suất...Mặt khác, thuỷ sản nhập khẩu bị ràng buộc khắt khe bởi những rào cản kỹ thuật và những quy định an toàn vệ sinh dịch tế cực kỳ ngặt nghèo. Đó chính là một đặc trưng của việc quản lý mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu ở Mỹ. Một tờ báo ở Mỹ có tên Advocate tháng 10 năm 2002 đã có nhận định như sau về những quy định đối với mặt hàng thuỷ sản Mỹ: ” Bức tranh về tình hình cung cấp mặt hàng thuỷ sản ở Mỹ trong những năm gần đây đã trở nên phức tạp quá mức bởi những ý tưởng cùng lúc tạo ra các rào cản, áp dụng các quy định phi lý hoặc làm tăng chi phí không cần thiết . Quốc hội, chính quyền các bang, các hiệp hội ngành hàng và các công ty ngày càng quen thuộc hơn với các điều luật...” Qua đó giúp ta hình dung phần nào về các quy định quản lý hàng thuỷ sản nhập khẩu của Mỹ. 4.2.1. Quy định về thuế Khác với các mặt hàng nhập khẩu khác như sữa, kem, thức ăn gia súc hay dệt may, thuỷ sản nhập khẩu không bị Mỹ áp dụng hạn ngạch thuế quan (quy định một số lượng đối với hàng hoá nào đó vào Mỹ được hưởng một mức thuế thấp trong vòng một khoảng thời gian nhất định, nếu vượt quá sẽ bị đánh thuế cao) hoặc hạn ngạch tuyệt đối (quy định về số lượng tối đa một loại hàng hoá được phép nhập khẩu vào Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định, nếu vượt quá sẽ không được phép qua biên giới Mỹ. Tuy nhiên, quy trình áp mã thuế, phương pháp định giá tính thuế hàng nhập khẩu và làm các thủ tục hải quan khác cũng tuân theo quy trình chung cho các loại hàng nhập khẩu khác vào Mỹ. Trong biểu thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng thuỷ sản thì sự chênh lệch giữa 2 loại thuế MFN và non-MFN không nhiều. Điều này mở ra cơ hội cho hàng thuỷ sản từ tất cả các quốc gia trên thế giới tiếp cận được thị trường thuỷ sản rộng lớn, tất nhiên là ngoại trừ những quốc gia bị Mỹ bao vây cấm vận hoặc có quan hệ kinh tế chính trị căng thẳng với Mỹ. Dưới đây là biểu thuế cho hàng nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ dựa trên khung thuế cơ bản cho 2 chế độ thương mại MFN và non MFN. Một điều đáng lưu ý, mức thuế áp dụng cho các mặt hàng thuỷ sản nguyên liệu như các loại cá sống, tôm nguyên liệu các loại, tôm hùm sơ chế, tôm sơ chế đông lạnh thì khi vào Mỹ thuế suất MFN hay no-MFN đều bằng không. Trong khi đó các loại thuỷ sản chế biến từ các cá hay thịt cá lại bị mức thuế khá cao từ 6.6 cent-22 cent hoặc từ 20-35% (non MFN). Từ đó có thể rút ra, những mặt hàng nguyên liệu sơ chế hoặc thô thì thuế nhập khẩu áp dụng là thấp hoặc vừa phải trong khi thuế cho các sản phẩm tinh chế hoặc đã qua chế biến thì khá cao. Điều này buộc các nhà xuất khẩu phải tính toán, trù liệu rõ ràng, cụ thể cơ cấu mặt hàng để không bị thua thiệt quá trong khâu tính thuế. Trong quy định về thuế đối với mặt hàng thuỷ sản Mỹ thường hay áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thuỷ sản nhập khẩu từ nước ngoài. Vụ kiện Na Uy bán phá giá cá hồi sang Mỹ năm 1990, Mexico bán phá giá tôm, và đỉnh cao là vụ kiện cá tra cá basa nổi tiếng xuất xứ từ Việt Nam năm 2002 đã minh chứng cho điều này. Chưa phải là đã hết, trong những tháng cuối năm 2002 đầu 2003 Mỹ lại tiếp tục tiến hành kiện bán phá giá tôm nhập khẩu từ một số nước nổi tiếng về xuất khẩu tôm trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mỹ là một quốc gia có ngành thuỷ sản lớn bậc nhất thế giới. Hàng năm Mỹ sản xuất ra một khối lượng khổng lồ các mặt hàng thuỷ sản như tôm, cá nheo, cá ngừ, cá tuyết...Trong đó một số ngành nghề như nghề nuôi cá nheo Mỹ đã trở thành chuyên nghiệp và có tầm ảnh hưởng rộng lớn đối với công nghiệp của một số bang ở Mỹ. Và chính điều đó đã thúc đẩy Mỹ mạnh dạn hơn trong những giải pháp bảo hộ ngành thuỷ sản trong nước. Mặc cho bị dư luận thế giới, WTO và thậm chí những nhà nhập khẩu trong nước phản đối, năm 2000 Mỹ vẫn đưa ra quy định sửa đổi Byrd đối với dự luật phân bổ ngân sách khiến việc kiện các công ty và nhà sản xuất nước ngoài trở nên dễ dàng hơn và đặc biệt là có lợi hơn cho nhà sản xuất Mỹ. Theo Luật bù đắp trợ cấp và bán phá giá năm 2000, những công ty nào chứng minh được là bị thiệt hại về mặt vật chất gây ra bởi giá cả bất công của hàng nhập khẩu có thể thu về túi mình mức tiền thuế chống bán phá giá không nhỏ đánh vào sản phẩm nhập khẩu. Và nạn nhân của luật thuế chống bán phá giá gần đây nhất chính là nhà xuất khẩu cá tra cá basa Việt Nam. Theo phán quyết mới nhất, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ sẽ chịu những mức thuế phá giá tuỳ theo thị phần và mức độ bán phá giá của họ ở Mỹ, cụ thể là từ 31-64%. Tóm lại, cơ chế quản lý thuế qua 2 chế độ thương mại MFN và non-MFN, thuế chống bán phá giá, và sự khác nhau trong mức thuế áp dụng cho sản phẩm sơ chế nguyên liệu và sản phẩm đã chế biến là những mặt đáng lưu tâm nhất trong cơ chế quản lý thuỷ sản nhập khẩu bằng thuế của Mỹ. 4.2.2. Quy định về xuất xứ thuỷ sản nhập khẩu ở Mỹ quy định về xuất xứ hàng hoá nhập khẩu được quản lý khá chặt chẽ. Việc xác định xuất xứ sẽ rất quan trọng vì nó sẽ liên quan đến việc phân biệt đối xử trên đất Mỹ. Hàng thuỷ sản nhập khẩu ghi xuất xứ từ những nước đang phát triển hoặc những nước đã ký kết Hiệp định Thương mại với Mỹ sẽ được hưởng mức thuế suất thấp hơn. Xuất xứ của hàng thuỷ sản nhập khẩu được xác định theo nguyên tắc chung biến đổi phần lớn về giá trị, cũng được áp dụng chung cho mọi loại hàng nhập khẩu và được định nghĩa như sau: sản phẩm được xác định vào nước gốc là nước cuối cùng sản xuất ra sản phẩm với quy trình sản phẩm đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới. Ví dụ, khi Việt Nam nhập khẩu vài để may thành áo quần xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì sản phẩm đấy mang xuất xứ từ Việt Nam, vì khi ấy tên của sản phẩm mới là áo và công dụng chính là để mặc, khác với đặc tính ban đầu của vải. Hoặc là khi Việt Nam nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu từ một quốc gia khác về chế biến thành các sản phẩm thuỷ sản giá trị gia tăng như surimi cá, bao tử đóng hộp...thì sản phẩm đó có xuất xứ từ Việt Nam vì nó không còn là thuỷ sản nguyên liệu nữa mà đã là một sản phẩm khác mang đặc trưng của Việt Nam. Khi xuất khẩu vào Mỹ, muốn được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi theo nước xuất xứ , luật Mỹ quy định trên sản phẩm phải ghi nhãn của nước xuất xứ. Sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam thì phải ghi Made in Vietnam. Quy định này chỉ bắt buộc với sản phẩm hoàn chỉnh, khi nhập vào Mỹ có thể bán thẳng đến tay người tiêu dùng. Dự luật nông trại Mỹ năm 2002 quy định rằng, kể từ năm 2004, mọi sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu bán trên thị trường Mỹ phải dán nhãn mác ghi tên nước xuất xứ, kể cả các sản phẩm bán trong siêu thị. Ngoài ra, cũng theo luật này, sản phẩm phải được ghi rõ là “thuỷ sản tự nhiên” hay “thuỷ sản nuôi”. Đây là một chiêu bài Mỹ dùng để “tránh gây lẫn lộn” cho người tiêu dùng Mỹ về các loại sản phẩm thuỷ sản bị cấm vào Mỹ, hoặc Mỹ muốn hạ thấp danh tiếng thông qua những bài đả kích bôi nhọ sản phẩm nhập khẩu. Ví dụ điển hình cho quy định này là sản phẩm cá hồi nuôi từ Na Uy, cá basa, cá tra từ Việt Nam. Mặt khác, Mỹ muốn đẩy mạnh việc khuyếch trương danh tiếng của các sản phẩm chính quốc như cá hồi Alaska, cá nheo miền Nam, tôm Lousiana. 4.2.3. Quy định về nhãn hiệu và thương hiệu Vấn đề nhãn hiệu và thương hiệu đối với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu ở Mỹ ngày càng trở nên phức tạp và mang tính thời sự vì những nỗ lực bảo hộ ngành thuỷ sản trong nước khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài. Các quy định chung về việc ghi dán mác hàng nhập khẩu như sau (lược dịch và tổng hợp từ các nguồn luật Mỹ của Bộ Thương Mại Việt Nam) : Mọi hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ ngoại quốc, phải ghi rõ ràng, không tẩy xoá được, ở chỗ dễ nhìn thấy được trên bao bì xuất nhập khẩu. Tên người mua cuối cùng ở Mỹ, tên bằng tiếng Anh nước xuất xứ cũng phải được ghi rõ ràng trên hàng hoá đó. Hàng tới tay người tiêu dùng cuối cùng thì trên các bao bì, vật dụng chứa đựng bao bì tiêu dùng của sản phẩm cũng phải ghi rõ nước xuất xứ của hàng hoá bên trong. Luật pháp Mỹ quy định: các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp cho Cục Hải quan Mỹ và được lưu giữ theo quy định. Hàng nhập khẩu vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công. Theo luật bản quyền của Mỹ (Copyright Revision Act), hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao các thương hiệu đó sẽ bị huỷ. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được cục Hải quan Mỹ bảo vệ quyền lợi thì cần đăng ký khiếu nại bản quyền tại văn phòng bản quyền theo các thủ tục hiện hành. Một điều cũng đáng bàn đến đó là sự bảo hộ của ngành thuỷ sản Mỹ núp bóng sau dự luật nông nghiệp mà thực chất là dự luật về vấn đề thương hiệu HR 2330. Dự luật này quy định chỉ cho phép những sản phẩm cá da trơn thuộc họ có tên khoa học Ictaluridae nuôi trồng ở vùng Bắc Mỹ được ghi nhãn “catfish” trong thương hiệu. Điều đó có nghĩa Mỹ đã tước đi quyền được ghi catfish của tất cả các loại cá da trơn khác trên thế giới. Vì thế pháp luật về thương hiệu và các quy định nhãn mác cần phải được nghiên cứu kỹ cơ chế bảo hộ để tránh các trường hợp bị coi là vi phạm pháp luật, bị các đối thủ cạnh tranh khác xâm phạm, tránh các cuộc tranh chấp thương mại hao tiền tốn của và đồng thời để có cách ứng xử thích hợp trên sân chơi rộng lớn và phức tạp này. 4.2.4. Hàng rào kỹ thuật và vệ sinh an toàn dịch tế Thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ sẽ chịu chi phối nhiều nhất bởi những hàng rào này. Nếu như ở trên các quy định về thuế, xuất xứ hàng hoá hay các quy định về thương hiệu là có tính cưỡng chế và bắt buộc chung đối với mặt hàng nhập khẩu, thì hàng rào kỹ thuật và vệ sinh an toàn dịch tế là những quy định dành riêng cho từng loại sản phẩm đặc thù trong đó có thuỷ sản. Đặc trưng của sản phẩm thuỷ sản là một dạng thực phẩm được làm nguồn dinh dưỡng trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, vì thế tất cả các quốc gia trên thế giới đều đưa ra các quy định ngặt nghèo về kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại hàng rào này ngày càng phổ biến tại Mỹ và được sử dụng như một công cụ nhằm bảo vệ người tiêu dùng và môi trường sinh thái khỏi những mối nguy hại, và sâu xa hơn, phá hoại những nỗ lực đẩy mạnh hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Các hàng rào kỹ thuật và an toàn vệ sinh dịch tế ở Mỹ nằm rải rác ở các đạo luật nhỏ và chủ yếu được quy định trong Luật thực phẩm (Food Code) ban hành năm 1997 trong đó các chương 1, 2, 3 dành riêng cho mặt hàng thuỷ sản. Hàng rào kỹ thuật TBT: Hàng rào kỹ thuật “TBT” (Technical Barriers to Trade) là những quy định của chính phủ nước nhập khẩu trong đó đưa ra các hạn chế hoặc cấm nhập khẩu những mặt hàng vi phạm những vấn đề về kỹ thuật chế biến, công nghệ sử dụng để sản xuất, chế tạo ra sản phẩm, những vấn đề về chỉ tiêu thông số kỹ thuật làm phương hại đến sức khoẻ con người, môi trường hoặc cân bằng sinh học của nước nhập khẩu mặt hàng đó. Đối với các sản phẩm thực phẩm nói chung và thuỷ sản nói riêng hàng rào kỹ thuật bao gồm những quy định về: Các chỉ tiêu dinh dưỡng như đạm mỡ, muối, nước, khoáng chất...bắt buộc phải đạt theo mức hoặc tỷ lệ nhất định, nhằm đảm bảo dinh dưỡng theo yêu cầu cho người sử dụng hoặc yêu cầu riêng biệt cho một nhóm đối tượng tiêu dùng (như trẻ em, người an kiêng, người mắc các bệnh đặc thù...) Các quy định về chủng loại, kích cỡ, khối lượng, cách chế biến, phương pháp ghi nhãn, kiểu cách bao gói, nhằm thoả mãn yêu cầu sử dụng và ngăn chặn gian lận thưong mại. Việc nuôi trồng, đánh bắt nguyên liệu để chế biến ra sản phẩm đó phải không phương hại đến các loài động vật quý hiếm và không phương hại đến môi sinh và môi trường. Thực ra, các quy định về hàng rào TBT của Mỹ nằm ngay trong các luật quản lý hàng nhập khẩu, ẩn nấp dưới các biến tướng như sau: Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972 (MNPA): Kể từ năm 1990, Mỹ đã cấm nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ cá ngừ vây vàng được đánh bắt ở phía Đông Thái Bình Dương nhiệt đới. Chỉ được phép nhập khẩu các sản phẩm đó xuất xứ từ những nước đã ra lệnh cấm thuyền đánh cá của họ sử dụng loại lưới túi khi đánh bắt. Đây là một hành động mang đầy tính trách nhiệm và nhân đạo đối với tình trạng tàn sát hàng trăm con cá voi mỗi năm trên thế giới. Ngay cả tàu đánh cá của Mỹ cũng bị cấm tương tự kể từ năm 1972. Điều 609 của Luật chung của Mỹ 101-162: Mỹ cấm nhập khẩu tôm tự nhiên từ các khu vực trên thế giới, nếu việc đánh bắt có thể gây nguy hiểm hoặc đe doạ đến loài rùa biển quý hiếm, trừ những nước được chứng nhận đã ra lệnh buộc thuyền đánh bắt của họ sử dụng các thiết bị xua đuổi rùa biển. Các thuyền đánh bắt tôm của Mỹ cũng phải tuân theo những yêu cầu tương tự. Luật cưỡng chế đánh bắt cá bằng lưới nổi ngoài khơi: Theo luật này Tổng thống có quyền cấm nhập khẩu sò biển, cá và các sản phẩm từ cá và các thiết bị câu cá thể thao từ bất cứ quốc gia nào mà Chính phủ Mỹ kết luận là vi phạm lệnh cấm của Liên hợp quốc về đánh bắt cá bằng lưới nổi. Dự luật nông nghiệp HR 2330 tháng 11 năm 2001: Quy định cấm các loại cá da trơn thuộc bộ Siluriformes có ở khắp nơi trên thế giới và được các nhà khoa học thừa nhận là catfish sẽ không được mang tên này. Thay vào đó chỉ có các loài cá da trơn thuộc họ Iclaridae đến từ miền nam nước Mỹ mới được phép mang tên catfish trong thương hiệu. Mặc dù đây là tranh chấp về vấn đề thương hiệu nhưng về bản chất nó là vấn đề hàng rào kỹ thuật liên quan đến việc quy định chủng loại, phương cách ghi nhãn. Có thể tổng hợp các quy định về hàng rào kỹ thuật (TBT) và hàng rào an toàn vệ sinh dịch tế - SPSM (Sanitary and Phytosanitary Measures) qua các dự luật và sự kiện nổi tiếng trong lĩnh vực buôn bán thuỷ sản với Mỹ bằng bảng dưới đây: Bảng I.20: Một số ví dụ về rào cản TBT và SPSM ở thị trường Mỹ Năm Nhóm hàng bị áp dụng Nội dung cấm TBT 1995 Không nhập khẩu sản phẩm cá ngừ Nếu sử dụng lưới đánh bắt lẫn cá heo 1997 Không nhập khẩu tôm biển Nếu lưới kéo không lắp thiết bị xua đuổi rùa biển 1976 Cấm nhập các loại sò và sản phẩm từ cá Nếu đánh bắt cá bằng lưới nổi 2001 Cá tra, cá Basa Không cho mang tên catfish SPSM 1997 Trả hàng hoặc tiêu huỷ Nếu phát hiện thấy có vi sinh vật hoặc mối nguy hiểm hoá học 1998 Doanh nghiệp không được xuất hàng vào Mỹ Nếu không có chương trình HACCP được US FDA công nhận 2001 Cấm nhập hoặc tiêu huỷ tôm và mọi loại thuỷ sản Nếu phát hiên có kháng sinh bị cấm Nguồn: Sơ lược và tổng hợp từ Tạp chí Thông tin khoa học công nghệ-kinh tế Thuỷ Sản 02/2003 Hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm: Hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm chính là công cụ quản lý thuỷ sản nhập khẩu phát huy tác dụng mạnh mẽ nhất ở Mỹ. Cũng chính nó trong nhiều trường hợp đã làm cho tình hình nhập khẩu thuỷ sản ở một số mặt hàng ở Mỹ trở nên phức tạp và thậm chí hỗn loạn. Một trong những bí quyết thành công cho các nhà xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ chính là am hiểu tường tận các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức gắt gao sau đây của thị trường Mỹ. Quan điểm của Mỹ về vấn đề an toàn vệ sinh dịch tế là hết sức cứng rắn và nhất quán. Mọi loại thuỷ sản kể cả thuỷ sản nhập khẩu hay sản xuất trong nước đều bị kiểm soát gắt gao qua nhiều khâu phức tạp và bất kỳ lô hàng nào nếu phát hiện vi phạm đều bị trả về, thậm chí nếu nặng thì có thể bị tịch thu sung công. Hai vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng nhất của quy định về an toàn vệ sinh dịch tế Mỹ đó là: dư lượng kháng sinh Chloramphenicol và quy trình HACCP . Chloramphenicol: Chloramphenicol hiện tại vẫn là một vẫn đề gây nhiều tranh cãi không riêng gì ở Mỹ và EU mà trên khắp thế giới. ở một số nơi trên thế giới chloramphenicol tuyệt đối không được sử dụng cho việc nuôi tôm tại Nhật và tại Canada, EU kháng sinh này bị cấm hoàn toàn cho mọi loại thuỷ sản. Tuy vậy theo các báo cáo của FAO năm 1997, chloramphenicol vẫn được sử dụng trong nghề nuôi thuỷ sản ở các nước châu Mỹ latinh và châu á, những nguồn cung cấp chính tôm và thuỷ sản cho thị trường thế giới. Quan điểm của cục dược phẩm Mỹ (FDA) là chỉ cho phép sử dụng 5 loại kháng sinh cho nuôi trồng thuỷ sản trong đó cấm triệt để chloramphenicol. FDA cấm chloramphenicol trong tất cả các loài thực phẩm có nguồn gốc động vật (21 Luật CFR 530.41 (a)(1)) và chloramphenicol là kháng sinh được ưu tiên xử lý đầu tiên nếu vi phạm sử dụng không đúng cách. FDA sẽ lấy mẫu để kiểm tra dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu. Nhưng một điều phải hêt sức chú ý là, FDA không quy định liều lượng cho phép hoặc mức tác động gây hại đối với dư lượng chloramphenicol trong thuỷ sản nuôi. Trong sự nhập nhằng của quy định này, bất kỳ một mức dư lượng chloramphenicol nào cũng đều có thể coi là vi phạm. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho các nhà xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Do tầm quan trọng của việc kiểm soát dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản nuôi, Hiệp hội chế biến thuỷ sản Mỹ (NFI) và cục quản lý dược phẩm Mỹ (FDA) yêu cầu các thành viên ở Mỹ và các đối tác xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ phải áp dụng nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát HACCP để loại bỏ hoàn toàn dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản. Quy trình quản lý chất lượng HACCP: HACCP (Hazzard Analysis and Critical Control Points- Phân tích các mối nguy hại và xác định các điểm kiểm soát tới hạn) là một hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa (Preventive) nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (Food Safety) và chất lượng thực phẩm (Food Quality) thông qua việc phân tích mối nguy hại và thực hiện các biện pháp kiểm soát điểm giới hạn. Bản chất của quy trình HACCP là nhấn mạnh vai trò của nhà sản xuất, thường xuyên ngăn ngừa từ xa tất cả các mối nguy hại tiềm ẩn về sinh học, hoá học trong tất cả các công đoạn từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng, kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất đảm bảo an toàn mọi mặt ở mức tuyệt đối thay vì kiểm soát sản phẩm cuối cùng. Để xây dựng hệ thống HACCP các cơ sở sản xuất phải có đầy đủ các điều kiện sản xuất gồm nhà xưởng, kho, dây chuyền thiết bị sản xuất, môi trường sản xuất, và con người theo các quy chuẩn của GMP, SSOP trong đó đặc biệt chú trọng đến giám sát an toàn vệ sinh qua kiểm tra các hồ sơ vận hành, kiểm tra việc sửa chữa, điều chỉnh khi các điểm giới hạn bị vi phạm, giám sát chặt chẽ vệ sinh sản xuất và vệ sinh cá nhân của công nhân trong tất cả các khâu sản xuất chế biến. Cơ chế kiểm soát từ xa của HACCP tập trung trên 7 nguyên tắc cơ bản sau: Phân tích mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa. Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (Critical control points). Xây dựng danh mục các công đoạn chế biến có thể xảy ra mối nguy đáng kể và mô tả các biện pháp phòng ngừa. Thiết lập các điểm tới hạn và giới hạn tới hạn liên quan đến mỗi điểm kiểm soát tới hạn. Giám sát các điểm kiểm soát tới hạn, thiết lập các thủ tục sử dụng kết quả giám sát để hiệu chỉnh và duy trì quá trình kiểm soát. Thực hiện sửa chữa/ điều chỉnh cần thiết khi thấy giới hạn vi bị vi phạm Lưu trữ hồ sơ để chứng thực việc thực hiện HACCP và các thủ tục thẩm tra quá trình thực hiện HACCP HACCP quan trọng với thuỷ sản nhập khẩu tới mức nó đã ăn sâu vào thị hiếu tiêu dùng của dân chúng Mỹ. Câu đầu tiên người tiêu dùng Mỹ thường nảy sinh trong đầu khi tiếp cận một sản phẩm thuỷ sản là “Liệu sản phẩm này đã thực hiện chương trình HACCP chưa?” Nói cách khác, giấy chứng nhận HACCP không chỉ là một bằng chứng mang tính pháp lý cho thuỷ sản nhập khẩu để có thể hiện diện trên thị trường Mỹ, mà còn là giấy đảm bảo cho thuỷ sản được mọi người tiêu dùng Mỹ biết đến. Tóm lại: Hệ thống pháp luật Mỹ nói chung và những quy định về thuỷ sản nhập khẩu nói riêng rất đa dạng và phức tạp, hàm chứa sự tiêu chuẩn hoá cao độ nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều sự thay đổi khó lường. Nắm vững luật pháp Mỹ chính là tự chuẩn bị cho bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu những hành trang cần thiết, những phương án phòng vệ tốt nhất, là một bước đệm quan trọng để chiếm lĩnh thị trường rộng lớn bậc nhất thế giới này. Tiềm năng và cơ hội của thị trường thủy sản mỹ đối với các nước xuất khẩu thủy sản Những triển vọng to lớn về một mảnh đất màu mỡ nhất thế giới cho mặt hàng Thủy sản là điều có thể nhận ra một cách rõ ràng từ việc nghiên cứu toàn cảnh thị trường thủy sản Hoa Kỳ cũng như nhìn vào những dự báo về xu hướng vận động của nó trong tương lai. Các nước xuất khẩu thủy sản dang đứng trước những cơ hội to lớn và không kém phần bình đẳng để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Hoa Kỳ - Thị trường thuỷ sản rộng lớn, ổn định và đang trong giai đoạn tăng trưởng Hoa Kỳ là một thị trường Thuỷ sản hấp dẫn ở cả dung lượng, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng. Người tiêu dùng hàng ở Mỹ hàng năm chi khoảng 50 tỷ USD cho các loại thuỷ sản, trong đó khoảng 32 tỷ USD qua các cơ sở chế biến thực phẩm và 17-18 tỷ USD qua các cửa hàng bán lẻ[25]. Hiện nay, người tiêu dùng Mỹ sử dụng xấp xỉ 8% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới trong đó quá nửa có nguồn gốc từ nhập khẩu[*]. Đặc điểm nổi bật của thị trường Thuỷ sản Hoa Kỳ là rất phát triển cả về nhập khẩu và xuất khẩu. Khoảng hơn 1000 cơ sở chế biến trên toàn nước Mỹ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu thuỷ sản nhập khẩu. Nhập khẩu thuỷ sản ngày càng tăng đã khiến cho cán cân thương mại Thuỷ sản Hoa Kỳ liên tục bị thâm hụt lớn. Năm 2001 mức thâm hụt thuỷ sản là 6,6 tỷ USD (nhập khẩu 9,8 tỷ USD, xuất khẩu 2,3 tỷ USD), năm 2002 còn trầm trọng hơn khi mức thâm hụt này xấp xỉ 7 tỷ USD. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng Mỹ đang trong giai đoạn phụ thuộc gay gắt nhất vào thuỷ sản nhập khẩu. Nói cách khác, thuỷ sản nhập khẩu là không thể thay thế đối với việc đáp ứng nhu cầu gia tăng mạnh mẽ của thị trường và việc duy trì sự thịnh vượng của ngành Thuỷ sản Hoa Kỳ. Điều đó đã tạo ra cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản mà nhất là các quốc gia châu á. Bên cạnh đó, thị trường Thuỷ sản Hoa Kỳ là một thị trường mang tính mở, quy tụ hơn 130 nhà xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này. Những năm trở lại đây, mức tăng trưởng thuỷ sản nhập khẩu hàng năm của Mỹ liên tục đạt trên 1 tỷ USD[26]. Điều đó cho thấy rằng thị trường thuỷ sản Mỹ dang trong giai đoạn tăng trưởng, ổn định và mạnh mẽ. Điều này càng trở nên quan trọng trong bối cảnh thị trường EU đã phát triển bão hoà, Nhật Bản đang trong suy thoái triền miên. Như vậy, thị trường Thuỷ sản Mỹ ngày càng là đối tác nhập khẩu quan trọng và không thể thiếu của các nước xuất khẩu thuỷ sản. Cơ cấu mặt hàng đa dạng và nhu cầu đồng nhất Tiềm năng to lớn của thị trường Thuỷ sản Hoa Kỳ thêm một lần nữa được khẳng định bởi sự đa dạng trong cơ cấu mặt hàng và thị hiếu của người tiêu dùng. Trung bình hàng năm hiện nay người Mỹ tiêu dùng khoảng 14,9 pounds thuỷ sản trên đầu người, tăng hơn rất nhiều so với mức 10,3 pounds năm 1960 và 12,5 pounds 1980[27] Khác với thị trường EU, thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ được đặc trưng bởi sự đa dạng trong nhu cầu nhưng nhu cầu không bị phân tầng và tương phản rõ nét như thị trường EU. Việc nhu cầu thị trường khá đồng nhất cũng đem lại những thuận lợi cho các nhà xuất khẩu thuỷ sản trong việc hoạch định các chính sách sản phẩm xuất khẩu và giảm chi phí nghiên cứu thị trường. Bên cạnh đó, mọi loại thuỷ sản với mọi mức giá cả khác nhau đều có chỗ đứng trên thị trường này. Mỹ cần đến tất cả các loại thủy sản từ tôm hùm, tôm sú, cá tuyết, cá ngừ, cá nheo đến các loại mực, bạch tuộc, nghêu, sò điệp…từ những sản phẩm nguyên liệu thô, sơ chế đến các loại chế biến, tinh chế, giá trị gia tăng cao cấp và thậm chí cả các loại sản phẩm thuỷ sản sản phẩm sinh học. Do đó, các nước xuất khẩu thuỷ sản có thể lựa chọn rất nhiều mặt hàng chủ lực khác nhau để thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ miễn là mặt hàng đó họ có lợi thế. Hoa Kỳ không phải là thị trường Thuỷ sản quá khó tính như EU Mặc dù, sự phức tạp và dễ biến động của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ là những thách thức không nhỏ cho mọi đối tác làm ăn trên đất Mỹ. Tuy vậy, xét một cách công bằng, các hàng rào phi thương mại như hàng rào kỹ thuật và hàng rào vệ sinh an toàn dịch tế không đến nỗi quá khó khăn như thị trường EU. Thị trường Thuỷ sản EU trong thời gian gần đây đang trở nên kém hấp dẫn bởi sự khó tính trong các hàng rào vệ sinh dịch tế, sự đa tầng trong nhu cầu người tiêu dùng, trong khi dung lượng thị trường đã đạt đỉnh và bão hoà. Mặt khác, thị trường đối trọng với EU trước đây trên thị trường Thuỷ sản thế giới là Nhật Bản vẫn chưa phục hồi sau suy thoái. Do đó, Mỹ tại thời điểm hiện tại và trong thời gian tới sẽ là sự lựa chọn số một của các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản. Kinh tế Hoa Kỳ đang có những dấu hiệu phục hồi Có nhiều nguyên nhân dấn đến nhập khẩu thuỷ sản trong thời gian qua của Hoa Kỳ tăng nhanh trong khi đó xuất khẩu lại dậm chân tại chỗ. Bên cạnh hai nguyên nhân chủ yếu đó là: (1)Người tiêu dùng Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến thuỷ sản vì thuỷ sản là một loại thực phẩm ngon, hấp dẫn và rất tốt cho sứckhoẻ; (2) Nghề cá Hoa Kỳ đang trong giaiđoạn cải tổ triệt để, sản lượng giảm dần và các sản phẩm thuỷ sản do Hoa Kỳ sản xuất lại ít hợp thị hiếu người tiêu dùng nước sở tại, buộc họ phải xuất khẩu với giá thấp và nhập khẩu thuỷ sản với giá cao, thì một nguyên nhân không kém phần quan trọng khác đó là: Kinh tế Hoa Kỳ đang trong giai đoạn phục hồi sau một khoảng thời gian rất dài rơi vào suy thoái triền miên. Thị trường tài chính Hoa Kỳ sau những biến động ghê gớm đã bình ổn trở lại, thị trường chứng khoán đi vào ổn định không còn tình trạng phập phù, mức tăng trưởng kinh tế quốc gia Hoa Kỳ được dự báo vào khoảng 2,4 % trong giai đoạn sắp tới là những dấu hiệu khả quan minh chứng rằng Kinh tế Hoa Kỳ đang hồi sinh. Kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh trở lại sẽ là động lực rất lớn cho sự tăng trưởng thu nhập quốc dân kéo theo sự tăng trưởng trong nhu cầu người tiêu dùng. Không những thế, thuỷ sản là một mặt hàng cao cấp do vậy, nhu cầu của nó sẽ tăng cao một khi có được đà trong tăng trưởng nhu cầu của người tiêu dùng và của nền kinh tế quốc dân. Điều đó lại càng khiến người ta tin rằng, Hoa Kỳ sẽ đem lại rất nhiều nguồn lợi to lớn cho các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới. Một tín hiệu đáng mừng khác nữa là, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thuỷ sản thế giới đã tạo ra động lực cho các quốc gia xuất khẩu mặt hàng này tích cực tiến hành các cuộc cải tổ nhằm tận dụng lợi thế so sánh và giành lấy ưu thế trước các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ rõ nhất đó là Trung Quốc, ấn độ và Phillipines. điều kiện và tièm năng của việt nam đối với xuất khẩu thủy sản 1. Tiềm năng thuỷ sản Việt Nam Việt Nam là một nước có nguồn lợi thuỷ sản khá phong phú và sự đa dạng trong sinh học quần thể sông biển đậm nét của một nước nhiệt đới gió mùa ẩm. Cộng với những lợi thế về chi phí nguyên liệu sản xuất, nguyên liệu làm thức ăn cho thuỷ hải sản và nguồn lao động dồi dào khiến Việt Nam rất thích hợp cho công cuộc phát triển ngành nghề thuỷ sản. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, với 112 cửa sông lạch, tính trung bình cứ 100km2 diện tích tự nhiên có 1km bờ biển có 1 cửa sông lạch. Diện tích vùng biển Việt Nam bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải 226.000 km2 và vùng đặc quyền kinh tế khoảng trên 1 triệu km2. Theo tài liệu điều tra nguồn lợi thuỷ sản của Bộ Thuỷ Sản, thì tổng trữ lượng thuỷ sản từ các nguồn ngoài biển trong vùng nước thuộc quyền tài phán của Việt Nam hiện ước tính khoảng 3 đến 3,5 triệu tấn và tổng khối lượng có thể đánh bắt vào khoảng 1,2 đến 1,5 triệu tấn/năm. Về môi trường, nếu biết tận dụng mặt nước của các ao, vịnh biển, các vùng đất nhiễm mặn ven biển và đất hoang hoá cao triều để mở rộng thêm diện tích nuôi, kết hợp với đầu tư chuyển đổi công nghệ, nâng cao năng suất nuôi trồng thì tới năm 2005 ta hoàn toàn có khả năng thu được hơn 1 triệu tấn hải sản nuôi, trong đó có các loại đem lại giá trị xuất khẩu cao[28]. Nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt cũng phong phú đa dạng. Với diện tích hồ ao, sông ngòi chằng chịt, tiềm năng thuỷ sản nước ngọt cũng rất lớn. Hiện chúng ta mới chỉ tiến hành nuôi với quy mô nhỏ nên chưa khai thác hết tiềm năng này. Một số loài chính là : cá lóc, cá chép, cá tra, cá basa, rô phi và tôm. Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới, gió mùa, miền Bắc là khí hậu cận nhiệt, đại dương. Điều này ảnh hưởng nhiều dến dòng di chuyển đàn cá ven biển và tính thời vụ trong nuôi trồng thuỷ sản. Nguồn lao động trong ngành cũng là một điều kiện cần để phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Chúng ta có một nguồn nhân lực khá dồi dào có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Tuy nhiên để phát huy hết tiềm năng con người này, phải có một chính sách đào tạo quy củ, nâng cao trình độ về khoa học công nghệ hiện đại mới theo kịp xu hướng phát triển chung của toàn thế giới. 2. Năng lực sản xuất, chế biến và xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam Năng lực sản xuất của thuỷ sản Việt Nam sau hơn 20 năm kể từ khi nhà nước cho ngành thuỷ sản thử nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trang trải” và cơ chế thị trường nhiều thành phần, nhất là những năm gần đây thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu bản thân bộ ngành, đã có những bước tiến triển rõ nét. Ngành thuỷ sản đã khẳng định hướng đi đúng đắn và hiệu quả bằng các chỉ số phát triển liên tục với tốc độ khá ấn tượng. Có thể nhìn nhận năng lực sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam qua một vài con số ở bảng biểu dưới đây: Bảng I.21: Tình hình phát triển năng lực sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 1980 1990 2000 2002 2000/1980 2002/2000 1. SL thuỷ sản (T) -Khai thác hải sản -Nuôi trồng thuỷ sản 558.660 402.300 156.360 987.880 672.130 306.750 2.003.700 1.280.590 723.110 2.410.900 1.434.800 976.100 358.7 318.3 562.3 120.3 112.0 135.0 2. Xuất khẩu - Giá trị (tr $) - SL xuất khẩu (T) 11,3 2.720 205 49.332 1.475 291.992 2.014 444.043 13.053 10.732,4 136.5 152.1 3. Số tàu thuyền Công suất (CV) 48.844 53.871 72.328 727.585 79.017 3.204.998 81.800 4.038.365 161,7 706.14 103.5 126.0 4. Số nhà máy chế biến đông lạnh Công suất (tấn/ngày) 30 180 99 580 240 2780 235 3.147 800 1.544,4 97,92 113,2 Nguồn: Ngành Thủy sản với việc Việt Nam gia nhập WTO 2002 2.1 Tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Khai thác hải sản luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển ngành thuỷ sản. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trong hơn 10 năm qua tăng liên tục (khoảng 7%/năm). Nếu năm 1990, sản lượng đánh bắt mới chỉ đạt 672.130 nghìn tấn, đến năm 1994, sản lượng khai thác biển đã vượt qua con số 1 triệu tấn. Từ năm 1994 đến năm 2001, sản lượng khai thác không ngừng tăng lên. Năm 2000 sản lượng đánh bắt cá lần đầu tiên đạt 1.280.590 nghìn tấn, gần gấp đôi sản lượng đánh bắt cá năm 1990. Năm 2001, tổng sản lượng đánh bắt lên đến 1.724,7 nghìn tấn, tăng 3,8% so với năm 2000, năm 2002 có xu hướng giảm xuống, sản lượng khai thác hải sản đạt khoảng trên 1.435 ngàn tấn (Xem bảng dưới). Bảng I.22 : Sản lượng khai thác biển từ năm 1990 đến nay Đơn vị: 1.000 tấn Năm 1990 1994 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng 728,5 1121 1278 1315,8 1357 1526 1660,9 1724,7 1.435 Nguồn: -Ngành thuỷ sản với việc Việt Nam gia nhập WTO-.Bộ Thuỷ Sản và tính toán của tác giả Mặc dù sản lượng khai thác không tăng nhiều qua các năm, nhưng bằng việc hướng dẫn và phối hợp giữa chế kiến xuất khẩu và khai thác hải sản, ngư dân đã chuyển dần từ việc khai thác theo số lượng hướng sang khai thác những đối tượng có giá trị xuất khẩu, có thị trường tiêu thụ. Trong đó phải kể đến việc chuyển hướng sang đầu tư tàu khai thác cá ngừ đại dương của các tỉnh miền Trung và miền Tây Nam Bộ. Năm 2000, riêng xuất khẩu cá ngừ tươi đạt 6.000 tấn, năm 2001 đạt trên 10.000 tấn. Nhiều loại các trước đây chỉ dùng làm nước mắm, bột cá, không xuất khẩu được, nay nhờ có thị trường và đổi mới công nghệ chế biến, đổi mới quản lý an toàn vệ sinh mà trở thành đối tượng khai thác có hiệu quả như: cá bò, cá ngân chỉ vàng, cá ngừ vây vàng, cá cơm và các loại cá tạp thịt trắng… 2.2 Nuôi trồng thủy sản Sản lượng khai thác không thể tăng với tốc độ phát triển của nhu cầu tiêu dùng do khai thác thuỷ sản bị hạn chế bởi mức độ cạn kiệt và yêu cầu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Vì vậy để góp phần giải quyết nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, bên cạnh phát triển khai thác ngoài khơi phải kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Nhìn chung trong những năm qua, nhờ diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng, sản lượng thuỷ sản tăng lên đáng kể. Dưới đây là bảng số liệu về sản lượng (SL) nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam qua một số năm. Bảng I.23: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản qua các năm (Đơn vị: 1.000 tấn) Chỉ tiêu 1991 1993 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 SL Cá 132,3 139,7 209,1 256 279,3 285,6 305,8 619,8 724 SL Tôm 35,8 39,4 55,3 49,7 49,3 54,9 59 103,3 155 Tổng 168,1 179,1 264,4 305,7 328,6 340,5 364,8 723,1 879 Nguồn Báo cáo tổng kết ngành 2001 - Bộ thuỷ sản. Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam đã chuyển dần từ nền tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Tốc độ tăng trưởng khoảng 20 - 25%/năm. Tốc độ tăng của thuỷ sản hơn 10 năm trở lại đây tăng rất nhanh. Trong giai đoạn 1991 - 1993, tốc độ tăng trung bình là 3,5%/ năm; giai đoạn 1995 – 1997 là 12,1%, gấp 3,7 lần so với giai đoạn 1991 – 1993. Nhờ sự quan tâm đúng mức của ngành thuỷ sản, chúng ta đã liên tục nâng cao sản lượng nuôi trồng thuỷ sản. Nếu năm 1999, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chỉ đạt 364,8 nghìn tấn, tăng 11% so với năm 1997, thì đến năm 2001 đạt mức kỷ lục là 879 nghìn tấn, gấp 2,4 lần so với năm 1999, đưa tốc độ tăng trung bình trong cả giai đoạn 1999 – 2001 lên 70,5%. Bên cạnh đó, nhiều hình thức nuôi trồng thuỷ sản được áp dụng như nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi lồng, bè, nuôi xen canh tôm - lúa, tôm - vườn, tôm - rừng, đưa sản lượng nuôi trồng thuỷ sản và khai thác nội địa không ngừng tăng lên; ngoài tôm sú đã xuất hiện một số đối tượng nuôi trồng có sản lượng hàng hoá lớn để xuất khẩu như cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh… Nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành nghề sản xuất phổ biến trong cả nước và chiếm vị trí quan trọng hàng đầu đưa xuất khẩu thuỷ sản tăng nhanh trong thời gian qua (Xem bảng trên) Các nguyên liệu từ nuôi trồng thường đảm bảo độ tươi, chất lượng tốt và không gặp phải những khó khăn về bảo đảm, sơ chế, vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch như trong khai thác hải sản, do gần nơi tiêu thụ và do chủ động khai thác nhưng số lượng lại chưa đủ cung cấp cho chế biến. Tuy nhiên, nuôi trồng thuỷ sản chưa được phát triển hết tiềm năng và chưa được đầu tư phát tiển thành nguồn cung cấp nguyên liệu chính, ổn định. Để bù đắp lượng thiếu hụt này, nhiều doanh nghiệp đã phải nhập nguyên liệu nước ngoài để chế biến tái xuất, nhưng không nhiều vì lo ngại về chất lượng và dư lượng kháng sinh trong nguyên liệu. 2.3. Chế biến xuất khẩu thuỷ sản Chế biến là khâu rất quan trọng trong chu trình sản xuất, nuôi trồng, chế biến và kinh doanh thuỷ sản. Hiện nay nước ta đã có một hệ thống các cơ sở chế biến rộng khắp các vùng miền. Tính đến đầu năm 2003, cả nước có khoảng 300 cơ sở chế biến xuất khẩu, trong đó 246 cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh với công suất 250.000 tấn/ngày. Trong số đó có khoảng 60% số cơ sở chế biến đã đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo cơ sở cho việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường lớn có yêu cầu ngày càng cao về chất lượng như EU và Bắc Mỹ...Tạo thế chủ động hơn về thị trường, nâng cao hiệu quả chế biến xuất khẩu thuỷ sản[29]. Trong mấy năm gần đây, nhờ đổi mới công nghệ và phát triển thị trường cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã thay đổi tích cực, tỷ trọng sản phẩm ăn liền (Ready-to-eat), sản phẩm giá trị gia tăng (Value - added), tăng từ 17,5% lên 35% vượt chỉ tiêu cho năm 2001 là 25 - 30%, đưa giá trị xuất khẩu bình quân tăng lên qua các năm, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản. Ngay từ cuối những năm 1999, thuỷ sản Việt Nam đã được đưa vào danh sách đủ tiêu chuẩn đưa hàng vào EU-thị trường thuỷ sản khó tính nhất thế giới. Tại thời điểm đó 18 doanh nghiệp đã được cấp phép vào EU. Đến nay đã có tới 68 doanh nghiệp nằm trong diện đủ tiêu chuẩn xuất thuỷ sản sang EU, chiếm 26% trong tổng số cơ sở chế biến thuỷ sản hiện có, 32 doanh nghiệp đang tích cực đề nghị được EU cấp phép. Cũng theo các số liệu mới nhất của Bộ Thủy Sản, 128 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đang áp dụng HACCP, đủ tiêu chuẩn để xuất hàng vào thị trường Mỹ[30]. Đặc biệt, một số cơ sở chế biến đã chứng minh được sụ vượt trội và chuyên nghiệp trong việc chế biến thủy sản xuất khẩu khi được US FDA cấp chứng chỉ HACCP tạo điều kiện xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống các siêu thị, nhà hàng của các tập đoàn lớn của Mỹ như Cotsco, Sysco, ...Những doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn được cấp phép HACCP có giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 80% tổng giá trị kim ngạch của toàn ngành. Nhiều doanh nghiệp đang tiếp tục nâng cấp thực hiện các quy định tiêu chuẩn của ngành thuỷ sản Việt Nam về an toàn vệ sinh thực phẩm. ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ đối với xuất khẩu thuỷ sản việt nam Việc nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ có rất nhiều ý nghĩa, và dĩ nhiên, tầm quan trọng của nó được nghiên cứu ở rất nhiều mặt. Trong suốt luận văn này, thị trường thuỷ sản Mỹ sẽ không bị phân tích mổ xẻ một cách cô lập và tách biệt khỏi những yếu tố khác cả về chủ quan và khách quan từ phía các doanh nghiệp và các nhà xuất khẩu. Nói cách khác phương pháp tiếp cận ở đây là nghiên cứu vấn đề để định vị những điểm mạnh điểm yếu, tiềm năng và thách thức của thị trường Thuỷ sản Mỹ trong mối tương quan chặt chẽ với khả năng thích ứng, thoả mãn nhu cầu từ phía xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Để từ đó đề ra các nhóm phương án tiếp cận hiệu quả từ vi mô, trung mô đến vĩ mô đối với thị trường thuỷ sản rộng lớn này. Xét môt cách tổng quát, việc nghiên cứu thị trường thủy sản Mỹ xuất phát từ yêu cầu cấp bách của những nhân tố sau: Tiềm năng của thị trường thủy sản Mỹ: Nghiên cứu thị trường thủy sản Mỹ là việc hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường thuỷ sản hàng đầu thế giới. Như đã bàn ở các phần trên, Mỹ là thị trường thuỷ sản phát triển hàng đầu thế giới về mọi phương diện và vẫn đang trong thời kỳ tăng trưởng. Đặc điểm nổi bật của thị trường thuỷ sản Mỹ là rất phát triển cả về nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Tuy nhiên, càng ngày thâm hụt thương mại thuỷ sản Mỹ càng trầm trọng do nhập khẩu thuỷ sản tăng liên tục với tốc độ cao. Đây là khó khăn cho ngành thuỷ sản Mỹ nhưng lại mở ra rất nhiều cơ hội thuận lợi cho các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản. Trong những năm vừa qua các nhà xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ đã tăng lên đáng kể, nhất là các nhà xuất khẩu châu á. Do đó, Mỹ là thị trường thuỷ sản hấp dẫn không thể bỏ qua đối với bất kỳ quốc gia nào có tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản. Nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ để từng bước vượt qua những thách thức từ hệ thống pháp luật cực kỳ đa dạng và phức tạp. Để làm ăn trên đất Mỹ không phải là điều dễ dàng. Thị trường thuỷ sản rộng lớn mở ra trước mắt các nhà xuất khẩu những cơ hội lớn nhưng cũng không ít rào cản khó vượt qua. Chính sách nhập khẩu thuỷ sản Mỹ thường xuyên gắn với những vấn đề khác ít mang tính chất kinh tế. Những nỗ lực bảo hộ ngành thuỷ sản, chính trị hoá các mối quan hệ kinh tế luôn núp bóng đằng sau những rào cản được vẽ ra để hạn chế hàng thủy sản nhập khẩu. Lệnh cấm vận cá ngừ đối với Mêhicô năm 1990, Lênh cấm vận tôm năm 1995 đối với CuBa, vụ kiện bán phá giá và cấm cá tra cá basa Việt Nam mang tên catfish năm 2001 là một trong số ít những bài học về sự phức tạp trong hệ thống chính sách luật pháp mà các nhà xuất khẩu sẽ phải đối mặt trên đất Mỹ. Vấn đề pháp luật và các rào cản đã làm cho thị trường thuỷ sản Mỹ cực kỳ thách thức. Tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ là chiến lược quan trọng trong chính sách phát triển thuỷ sản thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và khẳng định tầm quan trọng của thị trường Mỹ đối với ngành thủy sản Việt Nam. Trong những năm vừa qua, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu ngoạn mục, đóng góp một phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với định hướng đúng đắn của nhà nước, phát triển thuỷ sản thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã cho thấy thế và lực của mặt hàng quan trọng này. Liên tiếp trong các năm, xuất khẩu thuỷ sản luôn nằm trong tốp dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu. Năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản đạt mức 1,42 tỷ USD, năm 2001 đạt 1,78 tỷ USD và đặc biệt năm 2002 đạt mức kỷ lục 2,02 tỷ USD, đưa thuỷ sản thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ 3 chỉ sau dệt may và dầu thô[31]. Không những vậy, thị trường Mỹ trong 3 năm gần đây chính là thị trường chủ đạo của thuỷ sản Việt Nam. Kể từ khi kinh tế Nhật Bản bắt đầu chu kỳ suy thoái, Mỹ đã vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị phần thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2001, tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ bắt đầu vượt qua Nhật Bản chiếm 27,5% tổng thị phần so với 26,2% của Nhật Bản. Năm 2002, và 6 tháng đầu năm 2003 Mỹ tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với thị phần tương ứng 32,4% (2002) và 39%(2003)[32]. Và theo dự báo Mỹ sẽ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm sắp tới(chiếm khoảng 25-32%)[33] trong bối cảnh nền kinh tế Nhật chưa phục hồi, EU và các thị trường khác chưa phải là ưu tiên của thuỷ sản Việt Nam. Như vậy có thể khẳng định, Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của thuỷ sản Việt Nam. Nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ chính là nỗ lực góp phần vào việc giúp doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có cái nhìn trực diện, mới mẻ và đầy đủ hơn về phương cách tiếp cận thị trường Mỹ. Việc nghiên cứu thị trường Mỹ sẽ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng ngành thuỷ sản, những vấn đề về rào cản pháp luật, những khó khăn thách thức chung chung và trừu tượng mà sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng nhất, nhìn nhận rõ hơn các vấn đề mà họ sẽ đương đầu trên thị trường thủy sản Mỹ. Bối cảnh quốc tế và quan hệ thương mại Việt Mỹ Nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ là một nỗ lực đi tìm lối ra cho cuộc khủng hoảng cá tra cá basa. Có thể gọi vụ tranh chấp thương mại nổi đình nổi đám về thương hiệu catfish giữa cá nheo Mỹ và cá basa của Việt Nam là một cuộc khủng hoảng, ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ thương mại song phương Việt Mỹ, đến tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam, và thậm chí đến bức tranh toàn cảnh của thuỷ sản thế giới. Trong 2 năm qua, sản phẩm cá tra cá basa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu nhiều thứ 2 chỉ sau tôm vào thị trường Mỹ. Nhưng hành trình trên đất Mỹ của nó không hề suôn sẻ chút nào. Năm 2001 dự luật HR2330 do Mỹ đưa ra đã cấm cá basa Việt Nam mang “thương hiệu Basa Catfish”. Cuối năm 2003, Mỹ giáng tiếp một đòn mạnh mẽ bằng phán quyết áp “thuế chống bán phá giá” lên mặt hàng cá basa đến từ một “nước không có nền kinh tế thị trường”. Kết quả là, các doanh nghiệp xuất khẩu basa Việt Nam khốn đốn vì mức thuế chống phá giá cao ngất ngưởng, từ 31-64%. Nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ sẽ giúp tìm ra sự thật ẩn giấu đằng sau tranh chấp chưa từng có tiền lệ này, đi tìm những bài học, những phương cách ứng phó cho các doanh nghiệp trên thị trường Mỹ. Rõ ràng , vụ tranh chấp đã đang và sẽ gây nhiều tổn thất cho cá basa thương hiệu Việt Nam trên đất Mỹ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc từ bỏ hoặc lơ là thị trường nhập khẩu basa lớn nhất thế giới này. Nên nhớ rằng, Việt Nam là nước xuất khẩu cá basa nước ngọt lớn nhất thế giới vào Mỹ, chiếm đến hơn 90% tổng thị phần. Nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ, một mặt để đi tìm lối ra cho vụ tranh chấp cá tra cá basa, mặt khác để giúp các doanh nghiệp trở nên kinh nghiệm hơn trong các tranh chấp thương mại với phía Mỹ. Nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ là một nỗ lực đi tìm câu trả lời cho những thách thức đặt ra từ bối cảnh nền kinh tế- chính trị Mỹ nói chung và xu hướng phát triển thuỷ sản Mỹ nói riêng. Các dự báo cho thấy có thể lạc quan về sự tăng trưởng với tốc độ cao trong thời gian gần đây, nhưng thị trường nhập khẩu thuỷ sản Mỹ luôn chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố và rất khó để dự báo chính xác. Thị trường Mỹ sẽ vẫn tăng trưởng trong tương lai nhưng có thể có xu thế chậm lại. Mức độ tăng trưởng này phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ có phục hồi trở lại và tiếp tục tăng trưởng hay không? Các vụ phá sản gần đây của các tập đoàn công nghiệp tài chính lớn, thị trường chứng khoán chao đảo, tình hình khủng bố và cuộc cải tổ hậu chiến tranh Iraq...đều ảnh hưởng trực tiếp đến mua sắm của các sản phẩm thuỷ sản cao cấp của người Mỹ. Mặt khác, sự ra đời của hàng loạt các dự luật chống lại thuỷ sản nhập khẩu, làn sóng chống nhiễm chloramphenicol trong thuỷ sản nuôi lan từ EU và những động thái chuẩn bị cuộc chiến chống lại tôm nhập khẩu của chính phủ Mỹ đang làm cho bức tranh thuỷ sản Mỹ thêm nhiều phần phức tạp. Chính những dấu hiệu nêu trên đang hiện hữu sẽ khó mà dự đoán triển vọng tăng trưởng ổn định cho thị trường nhập khẩu thủy sản Mỹ. Việc nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ trong bối cảnh như vậy lại càng có ý nghĩa hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCh­apter 1.doc
  • docBang chu viet tat.doc
  • docChapter II chinh thuc.doc
  • docChapter III.doc
  • docKet luan chinh thuc.doc
  • docLoi cam on.doc
  • docLoi noi dau chinh thuc.doc
  • docMuc luc chinh thuc.doc
  • docPhu luc danh cho luan van.doc
  • docTai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan