Trong quá trình đi lên công nghiệp hoá-hiện đại hoá của tỉnh Bắc Ninh thì việc nâng cao chất lượng nguồn lao động là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Vì tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh là rất cao với sự chuyển biến mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, mà trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn lao động của tỉnh lại rất thấp. Do đó cần phải đưa ra những “ đòn bẩy” để tạo ra sự chuyển biến lớn. Tuy nhiên đây là một vấn đề lớn, phức tạp đòi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp giữu các ban của Đảng, cơ quan của Nhà nước, các tổ chức quần chúng, các tổ chức xã hội. Hơn nữa, chất lượng nguồn lao động phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, rất khó đánh giá chính xác nên không thể tiến hành ngay trong một sớm một chiều với một số giải pháp. Vì vậy, bài luận văn tốt nghiệp của em chỉ đưa ra một vài giải pháp, kiến nghị nhằm góp một phần nhỏ vào việc thực hiện chiến lược phát triển nguồn lao động của tỉnh Bắc Ninh, và cũng có không ít những thiếu xót trong quá trình nghiên cứu.
Thông qua bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn sự gíup đỡ nhiệt tình của các cô, các bác ở Sở KH & ĐT tỉnh Bắc Ninh, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Ngô Thắng Lợi để em hoàn thành được đề tài này.
75 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng và một số giải pháp chất lượng nguồn lao động tỉnh bắc ninh từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn vị hành chính
Có sự khác biệt lớn về tỷ lệ lực lượng lao động thường xuyên có trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa khu vực thành thị và nông thôn. ở nông thôn tỷ lệ lao động qua đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp học nghề trở lên chiếm 20,48%, đã qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 8,2% trong tổng số lực lượng lao động của toàn tỉnh.
Tương ứng với các tỷ lệ đó ở thành thị là42,93% và 34,44%. Về chất lượng của đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn càng cách biệt lớn hơn. ở thành thị cứ 100 người tham lực lượng lao động thường xuyên thì có 34 người đã được đào tạo ở trình độ từ CNKT trở lên,gấp hơn 4 lần ở nông thôn. Tương quan về tỷ lệ lao động qua đào tạo giữa các huyện trông tỉnh cũng có sự khác biệt đáng kể. Trong khi ở thị xã Bắc Ninh và huyện Từ Sơn đạt tỷ lệ trên 44-51% thì ở các huyện Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình chỉ đạt 11-14%. Huyện Quế Võ đạt 17,88%; huyện Tiên Du 20,68%, huyện Yên Phong đạt 2,98%.
Trong tổng số lực lượng lao động đã qua đào tạo thì tỷ lệ lao động qua đào tạo ,dặc biệt ở trình độ CNKT có bằng trở lên của lực lượng lao động nữ thấp hơn khá nhiều so với nam
Bảng 12: Cơ cấu lực lượng lao động qua đào tạo của tỉnh
Đơn vị tính: %
Chung
Thành thị
Nông thôn
Tổng
Nữ
Tổng
Nữ
Tổng
Nữ
Tổng số
100
100
100
100
100
100
Không có cmkt
77,1
85,85
57,07
65,55
79,52
88,2
Sơ cấp,
1,79
1,5
3,08
1,86
1,63
1,45
Cnkt không bằng
10,08
5,27
5,41
6,81
10,61
5,09
Cnkt có bằng
3,86
0,89
12,85
3,82
2.77
0,55
Thcn
4,04
3,87
11,64
12,86
3,12
2,83
Cđ,đh,trên đh
3,13
2,62
9,95
9,1
2,31
1,88
Nguồn: Điều tra lao động việc làm tỉnh Bắc Ninh 2002
3. Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức và cán bộ chính quyền cơ sở:
Đây là lực lượng lao động đặc biệt không tạo ra của cải vật chất nhưng lại có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, như cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ khối sự nghiệp, cán bộ chính quyền.
Những cán bộ này là người đề ra chủ trương, biện pháp, đường lối thực hiện, xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, cần đòi hỏi ở đội ngũ cán bộ này trình độ chuyên môn cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm quản lý.
3.1. Khối quản lý nhà nước
Cán bộ quản lý nhà nước là lực lượng lao động đang làm trong biên chế hành chính của tỉnh, chủ yếu làm những công việc quản lý nhà nước về kinh tế.
Tính đến năm 2002 số cán bộ quản lý nhà nước là 1.240 người, số có trình độ chuyên môn là 1.156 người, chiếm tỷ lệ là 91,6%; số cán bộ có trình độ lý luận chính trị là 691 người, chiếm tỷ lệ 55,71%.
Bảng 13: cơ cấu cán bộ quản lý nhà nước phân theo trình độ
Năm
1997
2002
Tổng
Tỷ lệ
Tổng
Tỷ lệ
Tổng số
964
100
1240
100
Trình độ chuyên môn
Trên đại học
8
0,82%
18
1,5%
đại học, cao đẳng
496
51,45%
703
56,7%
THCN
352
33,71%
414
33,4%
Còn lại
135
14%
84
8,4%
Trình độ lý luận chính trị
Cử nhân cao cấp
31
3,21%
135
10,88%
Trung cấp
271
28,11%
556
44,83%
Trình độ quản lý nhà nước
190
-
-
-
Nguồn:kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,công chức tỉnh Bắc Ninh.
Qua bảng ta thấy:
+ Số cán bộ quản lý nhà nước có trình độ trên đại học là 18 người chiếm tỷ lệ 1,5%, số cán bộ đại học là 56,7%, số cán bộ quản lý nhà nước có trình độ trung học chuyên nghiệp là 33,4%. Điều này thể hiện trình độ chuyên môn của lực lượng cán bộ quản lý nhà nước trong tỉnh mới dừng lại chủ yếu ở bậc đại học và dưới đại học.
+ Số lượng cán bộ quản lý nhà nước có trình độ lý luận chính trị cử nhân cao cấp là 133 người, chiếm tỷ lệ 10,88%, số có trình độ trung cấp là 556 người chiếm tỷ lệ 44,83%. Điều này phản ánh trình độ lý luận chính trị của lực lượng cán bộ quản lý nhà nước chủ yếu là ở bậc trung cấp.
So với năm 1997 ta thấy:
+Cán bộ quản lý nhà nước tăng lên cả về số lượng và chất lượng:
+Tốc độ tăng về chất lượng tương đối chậm:
Trình độ chuyên môn: sau 6 năm tỷ lệ cán bộ công chức trên đại học tăng lên 0,68% (10 người), cao đẳng đại học tăng lên 5,25%. Số chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng ngành nghề giảm không đáng kể (5,6%).
Trình độ lý luận chính trị có tốc độ tăng cao hơn nhưng phần lớn là do tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp: cao cấp cử nhân tăng lên 7,67%, trung cấp tăng lên 16,72%.
3.2. Khối sự nghiệp
Cán bộ sự nghiệp là lực lượng lao động đang làm việc trong biên chế nhà nước chủ yếu làm việc trong khối sự nghiệp như: y tế, giáo dục …
Đến năm 2002 số cán bộ sự nghiệp là 11.861 người, trong đó:
Số cán bộ có trình độ chuyên môn là 11.460 người, chiếm tỷ lệ là 96,6%; số cán bộ có trình độ chính trị là 1.319 người, chiếm tỷ lệ 11,11%.
Trong số cán bộ sự nghiệp có trình độ chuyên môn thì số cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp là 73,9% trong tổng số cán bộ sự nghiệp. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học là 22,5% và trên đại học là 6,3%. Điều này cho thấy trình độ số cán bộ sự nghiệp còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.
Số cán bộ sự nghiệp có trình độ lý luận chính trị cao cấp rất thấp chỉ có 34 người và chiếm tỷ lệ 0,28% và cán bộ có trình độ lý luận trung cấp là 1.285 người chiếm 10,83% trong tổng lực lượng cán bộ sự nghiệp. Tỷ lệ này phản ánh thực trạng rất buồn là trình độ lý luận chính trị của cán bộ sự nghiệp là quá thấp.
Bảng 14: cơ cấu cán bộ sự nghiệp theo trình độ
Năm
1997
2002
Tổng
Tỷ lệ
Tổng
Tỷ lệ
Tổng số
9522
100
11861
100
Trình độ chuyên môn
Trên đại học
14
0,15%
32
6,3%
đại học, cao đẳng
3710
38,86%
2664
22,5%
THCN
5329
55,02%
8764
73,9%
Còn lại
568
5,96%
401
3,4%
Trình độ lý luận chính trị
Cử nhân cao cấp
16
0,17%
34
0,28%
Trung cấp
135
1,42%
1285
10,83%
Nguồn:Kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,công chức tỉnh Bắc Ninh.
Qua biểu ta thấy:
- Tổng số cán bộ sự nghiệp đã tăng lên 2339 người. Trình độ chuyên môn của cán bộ sự nghiệp tăng lên chậm, cán bộ có trình độ đại học tương đương giảm đi cả về số lượng và tỷ lệ, tương ứng là:1046 người chiếm tỷ lệ 13,36%. Cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp tăng 18,88% là một tỷ lệ rất cao.
- Số lượng cán bộ đầu ngành tăng chậm (6,15%), mà những ngành như giáo dục, y tế……cần nhiều những người có trình độ trên đại học.
- Trình độ lý luận chính trị tăng mạnh ở bậc đào tạo trung cấp đạt tỷ lệ tăng là 9,41%. Vì vậy chất lượng chưa được nâng lên ở trình độ cao.
4. Đánh giá chung về chất lượng lao động
4.1. Những mặt đạt được
Nguồn lao động trẻ: năm 2002 tỉnh Bắc Ninh có 55,15% lực lượng lao động trong độ tuổi từ 25 – 44. Đội ngũ này với sự năng động nhạy bén ham hiểu biết và đã có một chút kinh nghiệm sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu câù phát triển kinh tế địa phương.
Trình độ chuyên môn của người lao động đã được nâng lên cả về số lượng và tỷ lệ qua đào tạo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong các ngành đều tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp. Thu hẹp dần sự cách biệt đang quá lớn về tỷ lệ lao động qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn.
4.2. Những hạn chế
Tốc độ tăng và quy mô tỷ lệ lao động qua đào tạo còn chưa đáp ứng nhu cầu sự phát triển. Số lượng đào tạo nghề ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp (13,28%).
Vẫn còn sự khác biệt lớn về trình độ người lao động ở nông thôn và thành thị. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông ở thành thị cao hơn 2,3 lần ở nông thôn. Tỷ lệ mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học ở thành thị thấp hơn 2 lần ở nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở thành thị vẫn cao gấp 4 lần ở nông thôn.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của người lao động nữ thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ này ở nam.
4.3. Nguyên nhân
Khả năng tự đào tạo trong tỉnh còn rất yếu (mạng lưới đào tạo tập trung chủ yếu ở thành thị, quy mô đào tạo nhỏ bé, ngành nghề đào tạo ít…).
Nhận thức của người dân còn yếu về vai trò của công tác đào tạo, về ngành nghề học.
Các cấp các ngành chưa có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút người lao động qua đào tạo.
IV- Thực trạng các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.
1. Giáo dục phổ thông
Quy mô giáo dục đào tạo phát triển mạnh theo hướng đa dạng hoá các loại hình trường lớp các hình thức học tập, phát triển vững chắc, đồng đều ở các lớp học các ngành học và các địa bàn phù hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển ở các địa phuơng.
Bảng 15: Số học sinh ở các cấp học
Năm học, ngành học
2001
2002
đạt t.lệ % KH
Mầm non
52140
49786
101,4%
Tiểu học
105715
98903
97,9%
THCS
87690
88754
101,6%
THPT
42867
43217
100%
Nguồn: báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2002 của tỉnh Bắc Ninh
Bên cạnh việc duy trì hệ thống các trường mầm non công lập, sở giáo dục đào tạo.
Bắc Ninh đã chỉ đạo mở rộng hệ thống các trường lớp bán công dân lập, tư thục và nhóm trẻ gia đình trên cơ sở thống nhất quản lý chương trình nội dung quy định của bộ giáo dục đào tạo …
Ngành học phổ thông thường xuyên được quan tâm đầu tư các điều kiện cho việc thay sách lớp 1;2 và lớp 6;7.
Tiểu học tăng cường thực hiện củng cố vững chắc phổ cập tiểu học, phát triển mạnh lớp hai buổi/ngày số trẻ đi học đúng độ tuổi đạt tỉ lệ cao; 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, số trẻ 11 tuổi tốt nghiệp tiểu học là 97,2%.
Trung học cơ sở huy động 98,75% học sinh tốt nghiệp vào lớp 6. Đang tích cực thực hiện cuối 2002 đề nghị Bộ giáo dục đào tạo công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.
Trung học phổ thông tuyển 83% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 (trong đó công lập là 50,1%; bán công, dân lập 32,9%)
Giáo dục thường xuyên: toàn tỉnh có 88 trung tâm giáo dục thường xuyên huy động tối đa học sinh bổ túc trung học cơ sở phục vụ cho công tác phổ cập trung học phổ thông và học sinh bổ túc trung học phổ thông nhằm góp phần vào việc phổ cập trung học phổ thông; trung học cơ sở và trung học phổ thông được học hướng nghiệp dạy nghề có chất lượng ;bồi dưỡng cập nhật kiến thức, chuyên đề cho 2.850 lao động; duy trì đào tạo khoảng 1.165 học sinh học nghề tại trường công nhân kỹ thuật, 22 lớp – 1.260 học viên đại học tại chức và học viên tham gia lớp đào tạo từ xa.
Giáo dục chuyên nghiệp tỉnh Bắc Ninh có 1 trường cao đẳng sư phạm, 2 trường trung học chuyên nghiêp (y tế, văn hoá nghệ thuật) và 1 trường dạy nghề của tỉnh có 3 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường công nhân kỹ thuật của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Sở đã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước góp phần vào việc củng cố mạng lưới giáo dục chuyên nghiệp đáp ứng đào tạo khoa học kỹ thuật giáo viên có trình độ cao đẳng, tại chức cho tỉnh.
Chất lượng đào tạo luôn được quan tâm chỉ đạo sát sao nhằm nâng cao chất lượng toàn diện đại trà phải đồng thời chú ý tới chất lượng học sinh giỏi tạo sự chuyển biến mới.
Chất lượng nuôi dạy trẻ ở ngành học mầm non được nâng lên, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn 15.8%.
Chất lượng về đạo đức khá tốt của ngành học phổ thông đạt 96%, trung bình, yếu là 4%. Tích cực duy trì kỉ cương nề nếp, chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, giáo dục chấp hành pháp luật được tăng cường.
Chất lượng văn hoá thường xuyên được coi trọng, tỷ lệ học sinh hàng năm đỗ vào các trường ĐH ,CĐ,THCN đạt gần 40% số HS đỗ tốt nghiệp lớp 12, tiếp tục chủ chươngthí điểm thay sách THCS tại huyện Thuận Thành.
Bồi dưỡng học sinh giỏi được quan tâm kết quả hơn hẳn năm trước,năm học 2001-2002 có 51/80 HS đạt ggiải HS giỏi quốc gia trong đó có 1 HS trong đội tuyển quốc gia dự kì thi quốc tế và 9 em đạt giải quốc gia về giải toán trên máy tính bỏ túi.
Các hoạt động GD sức khoẻ, quốc phòng, thẩm mỹ và các phong trào hoạt động văn nghệ, TDTT, các câu lạc bộ trong trường học luôn phát huy mạnh mẽ và đạt kết quả cao các cuộc thi toàn quốc.
2. Thực trạng các cơ sở dạy nghề .
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 103 cơ sở dạy nghề, mỗi năm có thể dạy nghề cho khoảng 5000 người. Trong đó:
2.1. Các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh
- Trường công nhân kỹ thuật Bắc Ninh.
Ngành nghề đào tạo.
Nhóm nghề điện gồm điện lạnh, điện xí nghiệp, vận hành bơm điện và quản lý thuỷ nông.
Nhóm ngành cơ khí gồm gò, hàn, nguội sửa chữa; sửa chữa ôtô máy nổ, xe máy.
May công ngiệp.
Năng lực đào tạo: 450 học sinh, số học sinh ra trường hàng năm bình quân là 200 dài hạn (3/7) và 100 (2/7).
Cơ sở vật chất: mặt bằng hiện sử dụng là 11.996m2, nhà xưởng là 2.082m2 nhà cấp 4 được xây dựng trước 1980 trang thiết bị luyện tập kĩ năng thực hành nghề có 10% được mua mới phù hợp với kĩ thuật và công ngệ sản xuất hiện nay.
Đội ngũ giáo viên có tổng số 32 người ,trong đó đại học 11, cao đẳng 8, trung cấp 4, công nhân là 9.
Trình độ sư phạm bậc 2 là 4 người , bậc1 là 22 người còn lại mới qua bồi dưỡng trình độ sư phạm cơ sở và chưa qua bồi dưỡng .
-Trung tâm dịch vụ việc làm .
Ngoài nhiệm vụ tư vấn giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao động trung tâm còn được phép đào tạo những nghề ngắn hạn theo hợp đồng với các đơn vị sử dụng lao động. Về loại hình này tỉnh Bắc Ninh có 2 đơn vị; 1 thuộc trung tâm dịch vụ việc làm của sở lao động thương binh xã hội và 1 của ban quản lý các khu công nghiệp.
Nhưng hiện nay chỉ có 1 trung tâm dịch vụ việc làm của sở LĐTB-XH là có dạy nghề.
Năng lực đào tạo là 200 học viên, số học viên đào tạo được trong 1 năm trung bình là 300
Cơ sở vật chất, mặt bằng sử dụng 3000m2, diện tích xây dựng 1200m2. Trang thiết bị dạy nghề 100% phù hợp với công ngệ mới.
Ngành nghề đào tạo: may công nghiệp, tin học, ngoại ngữ, sửa chữa xe gắn máy.
- Cơ sở dạy nghề tư nhân.
Ngành nghề đào tạo chủ yếu: may, điện tử, tin học, mộc dân dụng, mỹ nghệ, cắt tóc làm đầu.
Năng lực đào tạo: từ 300-350 HS/năm.
Nhà xưởng, phòng học và thhiết bị dạy nghề nhỏ lẻ gắn với hộ gia đình.
- Dạy nghề theo phươnngg thức kèm cặp bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ.
Dạy nghề theo hình thức kèm cặp truyền nghề tại các cơ sở sản xuất làng nghề. Hình thức này thuờng được tổ chức khi cơ sở sản xuất có nhu cầu tuyển dụng lao động, người học nghề không những không phải đóng góp học phí mà còn được hưởng một phần thành quả lao động. Vì vậy hình thức này rất phù hợp với lao động nghèo, trình độ văn hoá thấp. Số lao động được đào tạo theo hình thức này bình quân 1 năm khoảng 2800 người.
Dạy nghề theo hình thức chuyển giao công nghệ cho nông dân do các tổ chức hội nông dân, hội làm vườn, hội phụ nữ, đoàn TN, cơ quan khuyến nông…
Thực hiện, thời gian học nghề thường dưới 15 ngày, nội dung chủ yếu là chuyển đổi hoặc đưa giống cây trồng mới, vật nuôi mới có giá trị kinh tế, năng suất cao vào SX nông nghiệp. Hình thức này 1 năm có khoảng 4-5 ngàn người theo học.
2.2. Các cơ sở dạy nghề của TƯ, quân đội trên địa bàn tỉnh
-Trường công nhân xây dựng.
Có quy mô đào tạo ngề 600 học viên(đến nănm 2004 đạt 1200 học sinh ), số học sinh ra trường hằng năm đạt 300 số học sinh người Bắc Ninh theo học là khoảng 200 người.
Ngành nghề đào tạo gồm: nề hoàn thiện công trình, điều khiển máy cày, máy xúc, kỹ nghệ sắt xây dựng mộc xây dựng dân dụng, điện xây dựng dân dụng cấp thoát nước đô thị và nông thôn, mộc dân dụng chạm khắc.
-Trường trung học thuỷ sản 4.
-Quy mô dạy ngề 1200 (số học sinh là người Bắc Ninh theo học là khoảng 100 người ).
Ngành nghề đào tạo :công nhân nuôi trồng thuỷ sản, hải sản …
-Trường quản lý kinh tế công nghiệp Từ Sơn.
Quy mô đào tạo nghề là 80-100 (học sinh là người Bắc Ninh theo học là 80-100 người).
Ngành ngề đào tạo: may, may công ngiệp, điện tử.
Trung tâm dịch vụ việc làm quân khu 1 …
Quy mô đào tạo là 300 (số học sinh là người Bắc Ninh chiếm 80%).
Ngành nghề đào tạo: lái xe, sửa chữa xe ôtô.
2.3. Đánh giá chung về mạng lưới đào tạo nghề
a. Những mặt được
Mạng lưới cơ sở dạy nghề mặc dù còn nhiều bất cập song đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu học nghề để tìm việc làm của người lao động .
Số lượng học nghề dài hạn tại các trường trên địa bàn tỉnh có chiều hướng tăng rõ rệt: từ 300 người năm 1999 lên 1400 năm 2001. Số người học nghề ngắn hạn và học nghề kèm cặp: từ 1.302 người năm 1999 lên 3.821 người năm 2001.
Nhiều cơ sở dạy nghề ngoài công lập cũng đã thành lập và đóng góp tích cực cho công tác đào tạo nghề.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên đã được nâng thêm một bước, một số ngành nghề đào tạo đã được cải tiến nội dung, chương trình giảng dạy trang thiết bị được đổi mới phù hợp với kĩ thuật công nghệ sản xuất mới.
b. Những tồn tại
Mạng lưới cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng ,cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ công nhân kỹ thuật, NVNV, đặc biệt là công nhân kỹ thuật lành nghề, và lành nghề có trình độ cao được đào tạo cho công cuộc CNH-HDH.
Mạng lưới cơ sở dạy nghề chưa được tổ chức liên thông giữa các cấp trình độ, bán lành nghề, lành nghề, lành nghề có trình độ cao được cấp bằng cao đẳng, kỹ sư thực hành. Do đó bị hạn chế việc đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao vừa không khuyến khích người học nghề.
Dạy nghề chưa thực sự gắn với việc làm, do đó nhiều ngành nghề mà thị trường cần số lượng lao động lớn nhưng chưa đáp ứng được như may công nghiệp, điện tử, hàn, vận hành mạng lưới điện nông thôn, XDQ. Trong khi một số ngành thừa lao động vẫn đào tạo như tiện, nguội …
Mạng lưới dạy nghề phân bố không hợp lý do đó nhiều người lao động ở khu vực xa trường dạy nghề, đặc biệt là lao động nghèo không có điều kiện đi học …
Các trường và cơ sở dạy nghề hiện có trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ không đáp ứng nhu cầu học nghề của xã hội.
-Trường công nhân kỹ thuật trong năm 2001 tuyển sinh 400/1221 người.
-Trường công nhân xây dựng trong năm 2001 tuyển sinh 450/1107 người.
- Cơ sở vật chất, đặc biệt là trang thiết bị dạy nghề mặc dù có được cải thiện so với nhiều năm trước đây song nhìn trung thiếu và lạc hậu với kỹ thuật mới (số phù hợp chỉ chiếm khoảng 10% so với nhu cầu).
- Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là số giáo viên có tay nghề và kĩ năng thực hành cao.
- Chương trình, nội dung đào tạo: lạc hậu với kỹ thuật và công nghệ, thiếu những nội dung cần thiết như tin học, ngoại ngữ; quá dày gây láng phí thời gian và kinh phí đào tạo.
- Tốc độ xã hội hoá trong công tác đào tạo nghề trong tỉnh chậm. Tỉnh Bắc Ninh có trung tâm dạy nghề thuộc các huyện, thị xã. Các lớp dạy nghề tư nhân tuy có nhưng quy mô nhỏ và hoạt động không thường xuyên.
c. Nguyên nhân
- Trong nhiều năm gần đây các cấp, các ngành chưa có nhận thức đầy đủ vai trò của của công tác đào tạo nghề trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, do đó chưa có định hướng kế hoạch đầu tư phát triển công tác đào tạo.
- Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về dạy nghề không ổn định và không đáp ứng được yêu cầu với chức năng nhiệm vụ dược giao. Bộ máy từ trung ương đến địa phương mới được thành lập, chưa kiện toàn. Năng lực, kinh nghiệm quản lý đào tạo và thực hiện nhiệm vụ còn nhiều hạn chế.
- Nhà nước chưa có những chính sách đủ mạnh, để khuyến khích các cơ sở day nghề, thu hút học sinh và giáo viên day nghề.
Tóm lại: hệ thống cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh cần phải quy hoạch và phát triển trên cơ sở phân bố hợp lý, có quy mô đào tạo, cơ cấu đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ kỹ thuật hoàn thành nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.
Chương III: Định hướng và một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh Bắc Ninh từ nay đến năm 2010:
I- Mục tiêu nâng cao chất lượng lao động ở bắc ninh đến năm 2010
1. Những căn cứ
1.1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
- Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội theo tinh thần nghị quyết XVI của Đảng Bộ tỉnh “phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp – XDCB và dịch vụ, đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 17,6%GDP, công nghiệp chiếm 50,2%GDP, dịch vụ là 32,2%GDP.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của cả thời kỳ này là 13%, trong đó : ( gnn =4,5%; gCN = 17,2%; gDV = 15,1%).
Vì tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ trực tiếp với tổng lực lượng lao động và năm suất lao động, cho nên việc thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trung bình của tỉnh đòi hỏi nhu cầu lao động cần thiết và lao động qua đào tạo cho toàn nền kinh tế và cho từng ngành ( Phụ lục 1 và phụ lục 2):
Trong quy mô lực lượng lao động Bắc Ninh đến năm 2010 là 550.200 người, chiếm 52% trong tổng dân số.
Bảng 16: Quy mô lao động trong các ngành kinh tế là
LĐ trong các ngành
Tổng số (người)
Tỷ lệ (%)
Nông nghiệp
280.000
51.9
Công nghiệp& XDCB
116.000
21,5
Dịch vụ
143.000
26,6
( Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010)
+ Mục tiêu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo là 40% trong tổng lực lượng lao động, tương đương 220.080 người.
1.2. Căn cứ vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực của nước ta
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của nước ta là hướng mạnh vào đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và tăng thu nhập.
Cùng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, GDP tăng gấp đôi năm 2000 ( tương đương với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm là 7,2%).
Để đưa ra các dự báo nhu cầu lao động kĩ thuật làm cơ sở cho dự báo quy mô đào tạo theo 3 kịch bản sau.
+ Kịch bản 1: Tốc độ tăng đào tạo nghề diễn ra như thời gian qua, tốc độ tăng lao động đã qua đào tạo của thời kì 2001-2010 sẽ là 7, 6%/năm như thời kì 1990-2000.
Tương đương với tốc độ GDP. Cơ cấu lao động đã qua đào tạo chưa được cải thiện. Nền kinh tế vẫn rất thiếu lao động kĩ thuật.
+ Kịch bản 2: Nếu đào tạo nghề được thúc đẩy và có bước “đột phá” mạnh mẽ hơn nữa nhằm tăng quy mô của các trường đào tạo nghề chính quy, thu hút và tăng cường sự tham gia đào tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh (đào tạo trong xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, mô hình đào tạo nghề kép, khu vực dạy nghề tư nhân, kèm cặp trong sản xuất và hệ thống trung tâm dạy nghề …). Tổng số lao động qua đào tạo đạt được vào năm 2010 ước tính khoảng 21,6 triệu gấp gần 3 lần so với năm 2000 chiếm 50% lực lượng lao động. Nếu tăng được chất lượng để tăng tỷ lệ sử dụng từ 70% hiện nay lên 80% thì sẽ chiếm khoảng 40% số lao động đang làm việc (vẫn thấp hơn tỷ lệ của các nước trong khu vực hiện nay). Kịch bản này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lao động kỹ thuật cho phát triển kinh tế.
+ Kịch bản 3 : Một hướng tiếp cận khác theo tổng kết của các nhà khoa học trên thế giới. Nếu đạt trình độ tiến bộ kĩ thuật ở giai đoạn 3 có nghĩa là số lao động đã qua đào tạo ở nước ta phải đạt khoảng 85% tống số lao động đang làm việc, trong đó số lao động lành nghề trở lên là 65%.
Để đáp ứng nhu cầu lao động kĩ thuật đã qua đào tạo tương ứng với chỗ làm việc cần có lao động kĩ thuật giả thiết tăng gấp 2 lần tốc độ tằng GDP thì tổng số lao động đã qua đào tạo cần có vào năm 2010 là 30 triệu người, gấp 4 lần số hiện có năm 2000, chiếm 70% lực lượng lao động đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý để tăng tỷ lệ sử dụng lên 90% thì sẽ chiếm 65% lao động đang làm việc.
1.3. Căn cứ vào thực trạng chất lượng lao động và yêu cầu phát triển kinh tế
Trình độ chuyên môn của nguồn lao động trong tỉnh đang tăng lên, tuy nhiên quy mô và tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp (122757 người,chiếm 23,8%), trình độ văn hoá ở vào mức trung bình.
Trong khi yêu cầu cho phát triển kinh tế là 30-40% lao động được đào tạo.
2. Quan điểm nâng cao chất lượng lao động của Bắc Ninh đến năm 2010
Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân của Tỉnh đến năm 2010 thì vấn đề quan trọng là: chất lượng nguồn lao động của Tỉnh phải được nâng lên ở tất cả các mặt, trong tất cả các ngành, các huyện, thị xã, các nhóm tuổi.
Trong qua trình nâng cao chất lượng lao động của Tỉnh, cần tập trung chủ yếu vào việc nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động.
Hướng tiếp cận:
+ Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo ở cấp bậc trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật (đào tạo nghề).
+ Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn.
+ Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành nông nghiệp.
3. Mục tiêu cụ thể
Bảng17: Quy mô và tỷ lệ lao động qua đào tạo
2005
2010
Quy mô
152.600
220.080
Tỷ lệ
28%
40%
Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đến 2010.
Mục tiêu vể trình độ đào tạo:
Đến năm 2005 số lao động qua đào tạo nghề là 109.000 chiếm tỷ lệ 20% trong tổng lực lượng lao động còn lại 8% lao động được đào tạo từ trung học chuyên nghiệp trở lên.
Đến năm 2010 số lao động qua đào tạo nghề là 165.060 chiếm tỷ lệ 30% trong tổng lực lượng lao động còn lại 10% lao động được đào tạo từ trung học chuyên nghiệp trở lên.
II- Một số giải pháp chính
1. Quy hoạch lại mạng lưới đào tạo trong tỉnh
Xuất phát từ mục tiêu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 là 40% trong lực lượng lao động. Trong khi các trung tâm đào tạo nghề hiện nay chủ yếu tập trung ở thành thị, tuy nhiên số lượng trường đào tạo ít, quy mô lại nhỏ bé.
Trung bình mỗi năm đào tạo được khoảng 6080 người, trong đó: đào tạo dài hạn được 400 người, ngắn hạn là 568 người, ngành nghề đào tạo thì què quặt, thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Trong khi đó yêu cầu về mạng lưới đào tạo nghề là cấp thiết, phù hợp theo hướng xã hội hoá, đa dạng hoá, linh hoạt, năng động thiết thực, thích ứng với cơ chế thị trường và bao gồm các chính sách đào tạo công lập và ngoài công lập, ngắn hạn và dài hạn. Mạng lưới không chỉ đảm bảo tính hợp lý về quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo mà còn phải đáp ứng nhu ccầu đào tạo theo vùng. Phát triển với một quy mô và tốc độ hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu phân vùng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; đáp ứng nhu cầu đào tạo và đào tạo lại của người lao động. Lựa chọn và xây dựng một số trường trọng điểm, hình thành và phát triển đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề trình độ cao theo yêu cầu phát triển của một số ngành, theo chiều hướng chung của khu vực và quốc tế. Đồng thời cũng cần xây dựng nguyên tắc đầu tư phát triển mạng lưới dạy nghề phù hợp với nhu cầu đào tạo và khả năng tài chính. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề phát triển theo hướng:
Hình thành mạng lưới đào tạo rộng khắp trong tỉnh, xây dựng mỗi huyện một trường dạy nghề. Các trường này chịu sự giám sát về chuyên môn của trường dạy nghề cấp tỉnh.
Chức năng của các trường dạy nghề cấp huyện là tiến hành đào tạo tại chỗ cho lực lượng lao động địa phương chưa qua đào tạo, hay đào tạo lại, đào tạo một số ngành chính mà nhu cầu về lao động của địa phương là lớn, đào tạo ở trình độ chủ yếu là công nhân kỹ thuật lành nghề, bán lành nghề, đào tạo chủ yếu là ngắn hạn. Với mục tiêu trung bình mỗi năm mỗi trường đào tạo được từ 1000 – 1500 học sinh.
Đối với trường dạy nghề cấp tỉnh là đào tạo đa nghề, đa lĩnh vực, chủ yếu là đào tạo công nhân lành nghề, lành nghề trình độ cao. Đào tạo cho những người mới bước vào tuổi lao động, những người đã qua đào tạo hiện đang làm việc hay vừa mới được đào tạo tại các trường dạy nghề cấp huyện. Mục tiêu phấn đấu mỗi năm đào tạo khoảng 1200 học viên.
Hướng đầu tư phát triển
Đầu tư nâng cấp trường công nhân kỹ thuật Bắc Ninh thành trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp.
Đầu tư xây dựng mới 6 trung tâm dạy nghề thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành, Yên Phong, Tiên Du.
Vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch:
Tổng số vốn cần thiết để thực hiện quy hoạch là 98,05 tỷ trong khi tổng số vốn đầu tư năm 2001 là 1,887 tỷ, năm 2002 là 10,6547 tỷ. Trong thời gian 2002-2010, mỗi năm cần huy động gần 10 tỷ đồng.
Vì vậy, cần tiếp tục có sự hỗ trợ về kinh phí từ phía ngân sách nhà nướcvà coi đây là nguồn cơ bản. Ngoài ra, cần tiếp tục huy động từ các nguồn khác như của tư nhân, các tổ chức xã hỗi, các doanh nghiệp…
Nguồn vốn trên sẽ được sử dụng như sau:
- Vốn của trung ương: 53,6 tỷ
+ Đầu tư trang thiết bị trường công nhân kỹ thuật: 30 tỷ đồng
+ Đầu tư trang thiết bị trung tâm dạy nghề: 18 tỷ đồng.
+ Vốn tín dụng ưu đãi: 5,6 tỷ đồng.
- Vốn địa phương: 44,45 tỷ đồng.
+ Xây dựng nhà xưởng, trụ sở trường công nhân kỹ thuật: 28,45 tỷ đồng.
+ Xây dựng 6 trung tâm dạy nghề: 12 tỷ đồng.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề để đào tạo lao động địa phương: 4 tỷ đồng.
2. Đa dạng hoá các phương thức bảo đảm chất lượng nguồn lao động:
Để có thể nâng cao chất lượng lao động của tỉnh một cách đồng bộ (người lao động có trình độ tay nghề cao, có sức khoẻ tốt…).
Vì hiện tại trong tỉnh ta thấy:
Trạng thái về thể lực của người dân Việt Nam nói chung, của tỉnh Bắc Ninh nói riêng chưa thật sự là tốt.
Khả năng nhận biết của người dân trên địa bàn tỉnh chưa cao, chưa coi trọng ý nghĩa của giáo dục đào tạo, hay chỉ coi trọng đào tạo ở bậc đại học nhất là ở các vùng nông thôn.
Khả năng chăm sóc y tế cộng đồng của Tỉnh thấp.
Số bác sĩ trên 1 vạn dân là 17,8; số giường bệnh trên 1 vạn dân 17,6.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh vẫn còn có hộ nghèo đói:
Năm 2001 số hộ nghèo đói là 17.961, chiếm tỷ lệ là 8,2%
Năm 2002 số hộ nghèo đói là 15.706, chiếm tỷ lệ là 7,1%
Các dịch vụ công cộng trên địa bàn nông thôn vẫn còn kém (như khu vui chơi giải trí…)
Do đó mà chúng ta cần phải đa dạng hoá các phương thức bảo đảm chất lượng nguồn lao động như:
+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình, tiếp tục quan tâm để giảm nhanh hơn nữa tỷ lệ sinh đi đôi với chăm sóc sức khẻo sinh sảnh đối với phụ nữ.
+ Phát triển mạng lưới y tế, văn hoá xuống đến tất cả các cơ sở.
+ Cải thiện môi trường lao động: chú trọng công tác bảo đảm an toàn lao động và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động; bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có các biện pháp xử lý tiếng ồn, xử lý khói bụi và chất thải nguy hại, tạo môi trường lao động trong lành …
+ Cải thiện môi trường sinh thái, đặc biệt là tại các làng nghề, các vùng ven đô.
+ Phát huy tối đa tác dụng của quỹ hỗ trợ người nghèo.
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của công tác đào tạo (đặc biệt là đào tạo nghề) nhằm đẩy mạnh quá trình xã hội hoá dạy nghề thu hút mọi nguồn lực cho hoạt động này. Đồng thời tạo sự phân luồng học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học vào học nghề một cách hợp lý.
3. Đa dạng hoá các hình thức bảo đảm đào tạo
Phương thức này nhằm phát huy tối đa nguồn lực của các tổ chức, các đơn vị, các vùng để tập trung vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn lao động.
3.1. Tổ chức liên kết đào tạo
Trong phân tích tình trạng chất lượng nguồn lao động của tỉnh thời gian qua ta thấy: Trong số lao động được đào tạo nghề thì số lao động được kèm cặp truyền nghề chiếm đến trên 50%. Đây là số lao động có tay nghề tương đối nhưng không được đào tạo bài bản và ít được cập nhật kỹ thuật và công nghệ mới và khó có thể tham gia tại các công xưởng, các dây truyền sản xuất có công nghệ hiện đại. Hơn nữa bản thân người lao động cũng có nhu cầu hoàn thiện mình để đáp ứng nhu cầu sản xuất thực tế và tạo cơ hội cho bản thân. Do đó việc liên kết đào tạo giữa các hình thức là rất cần thiết.
Nội dung liên kết :
+ Phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo của địa phương và trung ương, các trường dạy nghề tập trung với các trung tâm dạy nghề, kể cả các cơ sở dạy nghề tư nhân các cơ sở sản xuất kinh doanh với các cơ sở dạy nghề về chương trình giảng dạy về việc sử dụng các cơ sở vật chất về ngành nghề đào tạo, về giáo viên … Theo cách này trên cơ sở nhu cầu từng loại công nhân lành nghề, có thể phân công đào tạo để cân đối lực lượng lao động tránh lãng phí. Giữa các cơ sở dạy nghề có thể hợp đồng sử dụng đồ dùng giảng dạy phòng thí nghiệm của nhau, giáo viên ở các trường có thể đến các trung tâm giảng dạy giúp nhau trong thi cử.
+ Các đơn vị sản xuất kinh doanh là người đề ra nhu cầu từng loại lao động ở từng thời kì giúp các cơ sở đào tạo có phương hướng mục tiêu đào tạo chính xác. Hơn thế nữa, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải tạo cho học sinh ở các cơ sở dạy nghề có nơi thực hành để giúp cho học sinh trong quá trình học tập được tiếp xúc với công nghệ mới, khi tốt nghiệp ra trường có thể bắt tay vào sản xuất được ngay.
+ Tổ chức phối hợp liên kết đào tạo không chỉ dừng lại trong địa bàn tỉnh mà còn có thể tiến hành với một số địa phương khác, với nước ngoài.
- Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự tham gia tổ chức chỉ đạo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Phòng quản lý lao động và dạy nghề cần quản lý tốt lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và các cơ sở dạy nghề. Phải có chế độ ưu đãi bồi thường xứng đáng cho các cơ sở tham gia liên kết đào tạo.
3.2. Tổ chức đào tạo lại, đào tạo tiếp
Bên cạnh lực lượng lao động được kèm cặp truyền nghề còn có một số lượng không nhỏ lao đông đã được đào tạo nhưng với thời gian ngắn, nội dung và chương trình đào tạo lạc hậu, phương tiện thực hành thiếu. Khi tiếp xúc với công nghệ sản xuất mới họ không thể hoạt động trong những dây truyền sản xuất này hoặc có thể nhưng năng suất lao động không cao. Đặc biệt với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức được đào tạo chủ yếu từ thời kì bao cấp với trình độ chuyên môn kỹ thuật kinh nghiệm không phù hợp với nền kinh tế thị trường vì vậy cần phải tiến hành đào tạo lại với cả người lao động và cán bộ.
Nội dung đào tạo
-Với người lao động tiến hành bồi dưỡng kiến thức mới tại các cơ sở dạy nghề và tiến hành cho thực tập làm quen với những máy móc thiết bị, những phương thức sản xuất mới. Trong thời gian này vẫn tiến hành trả lương cho người lao động nhưng với mức thấp hơn trước hay các doanh nghiệp có thể thuê các cơ sở dạy nghề tổ chức những buổi hội giảng cho toàn bộ công nhân viên của doanh nghiệp mình hoặc thuê giáo viên về tận doanh nghiệp mình để giảng dạy cho công nhân. Với người công nhân có triển vọng, tay nghề cao và cam kết cống hiến suốt đời cho doanh nghiệp có thể cử đi học bậc cao hơn.
-Với cán bộ công nhân viên chức: tiến hành nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị.
Với các cán bộ công chức đã làm việc nhiều năm có năng lực trong ngành có thể cho đi học thạc sĩ, tiến sĩ.
Với nhưng cán bộ mới đi làm có trể cử đi thăm quan thực tế, điển hình ở một vài nơi, bồi dưỡng lý luận chính trị, nâng cao kinh nghiệm .
Có thể cho đội ngũ này tham gia vào các lớp học ngắn ngày, các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý, nghiệm vụ tin học, nghiệp vụ ngoại ngữ.
Muốn làm tốt việc này có sự hỗ chợ từ ngân sách, các cơ quan, các doanh nghiệp cần phải lập một quỹ riêng cho công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân viên của mình.kinh phí đào tạo có thể có thể chia sẻ cho cả nhười sử dụng lao động và người lao động.
3.3. Đẩy mạnh tổ chức đào tạo tại các cơ sở sản xuất
Trong giai đoạn hiện nay khi mà cơ sở vật chất trang thiết bị cùng với đội ngũ giáo viên tham gia công tác day nghề còn thiếu, mà nhu cầu học nghề ngày càng tăng thì việc tổ chức đào tạo tại các doanh nghiệp, các làng nghề là vô cùng cần thiết. Việc đẩy mạnh các mô hình này sẽ giảm được rất nhiều chi phí và hiệu quả cao, đồng thời nó dất thiết thực với người lao động.
-Các mô hình đào tạo có thể được áp dụng
+Các doanh nghiệp có thể tự đứng ra tổ chức đào tạo cho những người lao động có nhu cầu, tiến hành thu học phí của các học viên sau khoá học tiến hành tuyển vào làm tại doanh nghiệp của mình, Số không đạt có thể tiến hành đào tạo lại. khi mà nhu cầu tuyển dụng của công ty hết có thể phối hợp với các doanh nghiệp khác để giải quyết việc làm cho các học viên. Nhược điểm của mô hình này là khối lượng học viên mỗi khoá học không lớn.
+Các cơ sở sản xuất tại các địa phương (tại các làng nghề) có thể thuê các lao động phổ thông nhưng có nhu cầu học nghề vào làm. Những người lao động này vừa giúp việc cho các cơ sở vừa học nghề, và trong thời gian này họ có thể không có thu nhập ,thu nhập thấp hoặc phải đóng thêm. Mô hình này vừa tiết kiệm chi phí cho các cơ sở vừa tiết kiệm cho người lao đông, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trong với ngững nhười lao động nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên nhược điểm của nó là thời gian đào tạo kéo dài số lượng học viên ít.
Giải pháp này được thực hiện sẽ góp phần vào việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đặc biệt là lao động ở nông thôn. Đồng thời nó sẽ đảm bảo ngững ngành nghề truyền thống sẽ không bị mai một và các kinh nghiệm bí quyết trong sản xuất sẽ được truyền lại cho các thế hệ sau.
4. áp dụng thị trường lao động kết hợp với sự điều tiết của chính quyền địa phương để đảm phân bổ lực lượng lao động qua đào tạo
Sự kết hợp giữa thị trường lao động và sự điều tiết của chính quyền là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động:
Nếu việc sử dụng lao động hoàn toàn do chính quyền chủ động điều tiết, phân bổ trực tiếp sẽ dẫn đến những hạn chế sau:
+ Việc lựa chọn vị trí làm việc của người lao động bị hạn chế, điều này sẽ dẫn đến giảm khả năng sáng tạo và phát huy năng lực của người lao động.
+ Hạn chế khả năng lựu chọn của những người có nhu cầu tuyển dụng lao động dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nếu thị trường lao động hoàn toàn do thị trường lao động điều tiết, do quy luật cung câu lao động quyết định thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả về mặt xã hội, cụ thể là:
+ Người lao động sẽ bị áp bức bóc lột (do cung về lao động lớn hơn cầu về lao động ), thu nhập của người lao động sẽ thấp hơn. Từ đó mà sẽ dẫn đến nguy cơ gia tăng các hành vi tiêu cực trong xã hội, gia tăng tệ nạn xã hội , ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, đời sống nhân dân không được ổn định,…
+ Thị trường lao động là một thị trường không hoàn hảo: như thông tin không đầy đủ, khả năng tự do ra vào thị trường bị hạn chế, sản phẩm không đồng nhất…..
Vì vậy cần phải có sự kết hợp giữa thị trường và sự điều tiết của nhà nước nói chung và của chính quyền địa phương nói riêng.
Nội dung:
+Thực hiện triệt để khai thác, huy động và sử dụng nguồn lao động thông qua thị trường lao động: người có nhu cầu lao động và người có khả năng lao động tự do bàn bạc về hợp đồng lao động trong khuôn khổ phấp luật quy định.
+ Thực hiện cơ chế diều tiết của cơ quan chính quyền địa phương đối với thị trường lao động, đối với các đơn vị kinh tế cũng như những người có nhu cầu lao động.
+ Phối hợp với các cơ quan trong việc lập kế hoạch về nguồn nhân lực của địa phương bao gồm:
Sở kế hoạch và đầu tư.
Sở lao động thương binh và xã hội : đưa ra chính sách sử dụng và tuyển dụng lao động.
Cục thống kê: cung cấp số liệu, dữ kiện trong việc lập kế hoạch.
Sở tài chính vật giá.
+ Tác động gián tiếp đến thị trường lao động thông qua các chính sách điều tiết vĩ mô, bao gồm:
Chính sách tiền lương
Chính sách di dân
Tín dụng, đầu tư
Đào tạo nguồn lao động
+ Tác động trực tiếp bằng các chỉ tiêu cụ thể về phân bổ nguồn lao động đối với các loại lao động có tay nghề và trình độ cao.
5. Giải pháp về cơ chế chính sách.
- Đối với các cơ sở dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp,trung tâm dạy nghề thuộc hệ thống day nghề công lập của trung ương đóng trên đại bàn tỉnh.
Hỗ trợ 30-50% tiền đền bù thiêt hại về đất từ ngân sách tỉnh cho dự án mở rông phát triển quy mô đào tạo đối với lực lượng lao động địa phương, mức hỗ trợ còn tuỳ thuộc vào quy mô địa điểm đầu tư.
- Với các doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo nghềvà sử dung lao động sau đào tạo là người địa phương.
+Được hỗ trợ toàn bộ thuế thu nhập trong hoạt động dạy nghề.
+Được vay vốn ưu đại từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm hoặc các nhuồn vốn ưu đãi đầu tư khác cho việc phát triển, mở rông cơ sở dạy nghề.
+Được xem xét khen thưởng hàng năm về thành tích đào tạo nghề hoặc giúp đỡ học sinh các trường day nghề thực tập.
- Với các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
+Được miễn thuế thu nhập 10 năm kể từ khi đăng ký hoạt động.
+Được vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để đầu tư mua sắm trang thiết bị đào tạo nghề.
-Đối với các đoàn thể hội quần chúng thuộc tỉnh có dự án thành lập các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm từ nguồn vốn đầu tư của trung ương hoạt theo quy định của luật giáo dục đào tạo, luật lao động được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ toàn bộ đền bù thiệt hại về đất theo dự án được phê duyệt.
-Đối với các tổ chức cá nhân là người nước ngoài liên kết đầu tư hoặc trực tiếp đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề được hưởng chế độ ưu đãi như đối với doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh.
Có chính sách thoả đáng đối với các tổ chức cá nhân mở cơ sở dạy nghề ở những nơi khó khăn như chính sách đền bù đất chính sách thuế chính sách về vay vốn …
-Với giáo viên và học sinh trong lĩnh vực dạy nghề
+Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên hiện có để đến năm 2005 đạt được như sau : 100% đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và sư phạm theo các bậc đào tạo, để đào tạo các ngành nghề theo quy hoạch có khả năng dạy cả lý thuyết và thực ha hành để từng bước rút ngắn được thời gian và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề.
+ Ưu đãi để thu hút giáo viên tốt nghiệp loại giỏi từ các trường sư phạm dạy nghề, nghệ nhân, công nhân có tay nghề cao tham gia hoạt động dạy nghề.
+ Chế độ khen thưởng tặng các danh hiệu cao quý cho giáo viên có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho sự nghiệp dạy nghề, giáo viên và học sinh thi đạt kết quả cao trong các kì thi tay nghể cấp tỉnh và toàn quốc.
+ Chính sách học bổng, học phí ưu đãi đối với học sinh học giỏi, học sinh thuộc hộ nghèo và các xã khó khăn.
Triển khai ngay việc đưa tin học ngoại ngữ vào các trường đào tạo dài hạn, để giúp học sinh tiếp cận với kĩ thuật công nghệ mới, đồng thời đáp ứng được nhu cầu đào tạo cho xuất khẩu lao động.
-Chính sách thu hút lao động có chất lượng:
Với những người lao động có trình độ trên đại học trở nên thì sẽ nhận ngay vào biên chế chính thức; kèm theo trợ cấp thêm tiền hoặc cấp đất. Có các chính sách đảm bảo cho người lao động có cơ hội thăng tiến, được tiếp tục nâng cao trình độ của mình như: hàng năm hoặc theo thời kỳ, cơ quan có thể cử một số lao động ở những lĩnh vực cần thiết đi học thêm( học phí là do cơ quan chu cấp) , luôn đảm bảo cho họ một vị trí phù hợp với năng lực của mình trong cơ quan.
Các cán bộ có công trình nghiên cứu khoa học, phát minh sáng chế hoặc cải tiến kỹ thuật có ý nghĩa thiết thực với địa phương thì cần phải có sự quan tâm khen thương kịp thời và thoả đáng, đồng thời cần phải đầu tư, bao cấp kinh phí cho việc ứng dụng, nhân rộng các công trình đó ra toàn tỉnh.
Xoá bỏ hết các rào cản gây trở ngại cho các doanh nghiệp trong việc tuyển chọn lao động.
Có chính sách đãi ngộ cao hơn với những người lao động có trình độ cao mà chấp nhận công tác ở những nơi khó khăn như: tăng mức trợ cấp lên, có sự quan tâm hơn cả về vật chất và tinh thần ( tổ chức cho cán bộ đi thăm qua du lịch vào những ngày nghỉ hoặc sau một thời gian công tác).
Đối với các cơ sở sử dụng lao động phải có những tiêu thức cụ thể để phân loại từng loại lao động như: Lao động đào tạo ngắn hạn, dài hạn ,trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề để từ đó sử dụng vào các vị trí khác nhau với mức lương khác nhau phù hợp với trình độ tay nghề của họ đông thời khuyến khích những người có trình độ cao.
- Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp cần phải đưa ra những điều kiện cụ thể để một người có thể trở thành cán bộ công nhân viên chức nhà nước như :
+ Quy định vè trình độ chuyên môn
+ Phải có kinh nghiệm quản lý
+ Phải có trình độ quản lý nhà nước về kinh tế
+ Việc phân công bổ nhiệm các chước vụ cao trong các cơ quan phải theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tôn trọng ý kiến từ cơ sở gửi lên. Phải bổ nhiệm nhưng người có trình độ chuyên môn cao có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực đó, phải đánh giá một cách chính xác, đầy đủ về thành tích thời gian công tác, khen thưởng kỉ luật.
6. Giải pháp về vốn đầu tư
Hiện tại nguồn vốn đầu tư cho hoạt động dạy nghề là rất hạn hẹp, Bên cạnh nguồn vốn đầu tư của nhà nước và một phần nhỏ của địa phương. Hoạt đông dạy nghề tỉnh Bắc ninh vẫn chưa thu hút được các nguồn đầu tư từ phía các doanh nghiệp, các tổ chức tư nhân trong và ngoài nước. Trong khi nhu cầu cho sự phát triển của hoạt đông dạy nghề là rất lớn như: Xây dựng các cơ sở dạy nghề mới, mở rộng các cơ sở dạy nghề đã có, đổi mới trang thiết bị, nội dung chương trình giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của cán bộ giáo viên, mở rộng ngành nghề đào tạo.
+ Để thực hiện được các chương trình như xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trương sinh thái phát triển mạng lưới y tế, các chương trình quốc gia… cần khối lượng vốn đầu tư lớn.
Nội dung:
+ Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư: vốn từ ngân sách trung ương, địa phương, vốn của các cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi như ODA, NGOs.
+ Phân bổ và sử dụng vốn đầu tư một cách hợp lý có hiệu quả tránh lãng phí, thất thoát các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các khoản viện trợ không hoàn lại.
+ Phải ưu tiên vào một số lĩnh vực quan trọng như tập trung đầu tư vào việc phát triển đào tạo nghề, các chương trình quốc gia, vào các khu vực khó khăn.
+ Đổi mới cơ chế quản lý, phân bổ kinh phí và điều chỉnh cơ cấuđầu tư: nhà nước và nhân dân cùng tham gia, khoán sản phẩm( cấp kinh phí căn cứ vào đầu ra ) .
+ Thay đổi hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân tham gia vào công tác đào tạo như : cấp kinh phí căn cứ vào các chỉ tiêu quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo, chất lượng đào tạo và tỷ lệ tìm được sau sau các khoá học của học viên;không cấp kinh phí trọn gói và tiến hành nhiều đợt;ban đầu nên hỗ trợ bằng cho vay tín dụng.
III. Một số kiến nghị.
1. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề.
Xây dựng và ban hành danh mục nghề đào tạo.
Đổi mới và chuẩn hoá nội dung chương trình đào tạo, thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh.
2. Đổi mới cơ chế cấp phát, quản lý, sử dụng ngân sách cho đào tạo nghề, hỗ trợ kinh phí đào tạo ngắn hạn đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, làng nghề.
3. Đề nghị Chính phủ tiến hành nghiên cứu, sửu đổi thang lương theo hướng dãn dần khoảng cách giữa các bậc lương nhằm khuyến khích người lao động có trình độ.
4. Đề nghị UBND tỉnh phối hợp với các sở ban ngành tiến hành tổ chức hội chợ việc làm hàng năm.
5. Đề nghị các doanh nghiệp áp dụng triệt để hình thưc trả lương, thưởng theo sản phẩm, theo tổ, đội sản xuất.
C. Kết luận:
Trong quá trình đi lên công nghiệp hoá-hiện đại hoá của tỉnh Bắc Ninh thì việc nâng cao chất lượng nguồn lao động là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Vì tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh là rất cao với sự chuyển biến mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, mà trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn lao động của tỉnh lại rất thấp. Do đó cần phải đưa ra những “ đòn bẩy” để tạo ra sự chuyển biến lớn. Tuy nhiên đây là một vấn đề lớn, phức tạp đòi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp giữu các ban của Đảng, cơ quan của Nhà nước, các tổ chức quần chúng, các tổ chức xã hội. Hơn nữa, chất lượng nguồn lao động phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, rất khó đánh giá chính xác nên không thể tiến hành ngay trong một sớm một chiều với một số giải pháp. Vì vậy, bài luận văn tốt nghiệp của em chỉ đưa ra một vài giải pháp, kiến nghị nhằm góp một phần nhỏ vào việc thực hiện chiến lược phát triển nguồn lao động của tỉnh Bắc Ninh, và cũng có không ít những thiếu xót trong quá trình nghiên cứu.
Thông qua bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn sự gíup đỡ nhiệt tình của các cô, các bác ở Sở KH & ĐT tỉnh Bắc Ninh, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Ngô Thắng Lợi để em hoàn thành được đề tài này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế phát triển – Tập 1, của khoa kế hoạch và phát triển , NXB thống kê, năm 1999.
Giáo trình kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội, của khoa kế hoạch và phát triển , NXB thống kê, năm 2002.
Giáo trình kinh tế lao động. của khoa kinh tế lao động , NXB thống kê, năm 1999.
Điều tra lao động _ việc làm Bắc Ninh từ 1997- 2002.
Báo cáo công tác dạy nghề Bắc Ninh 2001- 2002.
Tạp chí lao động và xã hội, số 192, 199, 209 và số 11/2001.
Chiến lược và quy hoach phát triển đất nước bước vào thế kỷ 21.
Văn kiện Đại hội đảngtoàn quốc lần VIII, IX, NXB chính trị quốc gia,năm 1996, 2001.
Tạp chí phát triển kinh tế ,số 133/2001.
Tạp chí nghiên cứu kinh tế , số 5/2001.
Mục lục
Trang
Danh mục các bảng
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh . 26
Bảng 2: Lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh . 28
Bảng 3: Ty lệ thất nghiệp của tỉnh Bắc Ninh . 29
Bảng 4: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế 30
Bảng 5: Cơ cấu lực lượng lao động thường xuyên theo nhóm tuổi. 31
Bảng 6: Cơ cấu lao động theo nhóm ngành 33
Bảng 7: Trình độ văn hoá của lực lượng lao động. 34
Bảng 8: Quy mô và tỷ lệ lao động qua đào tạo. 35
Bảng 9: Cơ cấu lao động qua đào tạo theo trình độ chuyn môn. 36
Bảng 10: Cơ cấu lao động qua đào tạo theo ngành kinh tế. 37
Bảng 11: Quy mô và tỷ lệ lao động qua đào tạo trong cá ngành kinh tế. 38
Bảng 12: Cơ cấu lực lượng lao động qua đào tạo của tỉnh Bắc Ninh. 39
Bảng 13: Cơ cấu cán bộ quản lý nhà nước phân trình độ. 40
Bảng 14: Cơ cấu cán bộ sự nghiệp phân trình độ. 42
Bảng 15: Số học sinh ở các cấp học của tỉnh Bắc Ninh. 44
Bảng 16: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đến năm 2010 của tỉnh Bắc Ninh. 52
Bảng 17: Quy mô và tỷ lệ lao động qua đào tạo. 55
Phụ lục 1: Nhu cầu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
2010
Tổng số LLLĐ
Người
508200
517400
526600
535000
545000
591000
LĐ theo ngành kinh tế:
-Nông nghiệp
Người
362753
357834
352506
346252
340625
303774
Tỷ lệ so tổng số LĐ
%
71.68
69.16
66.94
66.72
62.5
51.4
-Công nghiệp- XDCB
Người
74960
80197
85573
90950
96737
127065
Tỷ lệ so tổng số LĐ
%
14.75
15.5
16.25
17
17.75
21.5
-Dịch vụ
Người
70487
79369
88521
97798
107638
160161
Tỷ lệ so tổng số LĐ
%
13.87
15.34
16.81
18.28
19.75
27.1
Phụ lục 2: Nhu cầu đào tạo theo ngành kinh tế
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
2010
Lao động được đào tạo nghề
Người
77104
83184
90575
98975
109900
177300
Trong đó:
-Nông nghiệp
Người
25877
26237
26711
27591
28491
39491
Tỷ lệ
%
33.56
31.54
29.49
27.9
26.13
22.1
-Công nghiệp- XDCB
Người
33762
39362
42852
47672
53572
86172
Tỷ lệ
%
43.78
46.11
47.31
48.16
48.96
48.6
-Dịch vụ
Người
17465
18585
21012
23712
27137
51637
Tỷ lệ
%
22.66
22.35
23.2
23.84
24.91
29.3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37007.doc