* Học tập tinh thần làm việc năng động, sáng tạo, có sự đổi mới tư duy và hành động. Phát huy tính cần cù, chịu khó, tôn trọng kỷ luật, sống và làm việc có nguyên tắc.
* Là một doanh nhân nữ trong thời đại mới cần có lối sống văn hóa, sống đẹp, sống tốt, không chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, lợi ích doanh nghiệp mà cả lợi ích của xã hội và cộng đồng.
* Hăng say trong công việc nhưng không quên trách nhiệm và vai trò đối với gia đình. Cần có kế hoạch cụ thể và khoa học để kết hợp tốt vai trò của một giám đốc cũng như vai trò làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Thực hiện tốt cuộc vận động “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
125 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Doanh nhân nữ ở Hà Nội hiện nay, vấn đề và xu hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử đổi, bổ sung) - để họ có thể dùng tài sản làm thế chấp đi vay vốn ngân hàng. Do vậy, để khuyến khích phụ nữ tham gia làm kinh tế cần có một số chính sách, chương trình hỗ trợ riêng. Những chính sách và chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ chung chung thường thu hút được ít phụ nữ tham gia. Bên cạnh đó các chương trình đào tạo dành riêng cho phụ nữ, hỗ trợ kỹ thuật và phát triển mạng lưới kinh doanh là những hỗ trợ cần thiết tuy nhiên cần có những chương trình hỗ trợ riêng cho khối doanh nghiệp nữ giúp họ tiếp nhận thông tin một cách phù hợp hơn.
Hộp 22: Mong muốn thì có nhiều lắm, nhưng trước mắt hy vọng các chính sách của Nhà nước trong giai đoạn hội nhập này tạo nhiều điều kiện cho doanh nhân nữ phát triển. Ví dụ như việc tiếp cận tín dụng, đất đai. Các chương trình hỗ trợ về xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm...
(Trích Thảo luận nhóm tập trung, 20h – 21h30, 23/01/2008, Hà Nội)
Nhìn thực tế hệ thống chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nữ ở Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi lớn và phụ nữ được tạo thêm nhiều điều kiện để thành lập và phát triển doanh nghiệp. Điển hình như Luật đất đai sửa đổi năm 2003 đã quy định giấy sở hữu nhà dất phải ghi cả tên vợ và tên chồng trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng. Năm 2007, Việt Nam là một trong 2 nước mở rộng phạm vi các tài sản được dùng để thế chấp, qua đó các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng được dễ dàng hơn. Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2005, Nghị định 163/2006 về Giao dịch bảo đảm cuối năm 2006 tiếp tục tạo điều kiện để các hoạt động cho vay có thế chấp bằng việc cho phép sử dụng bất động sản làm vật thế chấp. Hai văn bản này cũng cho phép sử dụng cả tài sản hữu hình và vô hình, kể cả tài sản sẽ hình thành trong tương tai làm vật thế chấp và đơn giản hoá một số thủ tục trong vấn đề này. Ngoài ra các chính sách về thuế, chính sách phát triển kinh tế địa phương, Luật bình đẳng giới…đã hỗ trợ cho phụ nữ nói chung và doanh nhân nữ nói riêng có môi trường phát triển thuận lợi trong quá trình hội nhập.
Nhìn lại khảo sát của (MPDF, IFC), có 67% chủ doanh nghiệp nữ có kế hoạch tăng vốn đầu tư, 54% mở rộng thị trường mới, 45% tăng nguồn lao động, 36% tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính phủ, 30% tìm kiếm đối tác nước ngoài. Ngược lại chỉ có 19% giữ nguyên vốn đầu tư trong thời gian tới, 2% sẽ giảm nhân công và 1 % sẽ giảm vốn đầu tư. (Xem Biểu 4). Từ những số liệu trên cho thấy rõ, sự lạc quan và định hướng phát triển lớn của các doanh nhân nữ, họ đặt ra cho mình những chiến lược phát triển rõ ràng. Tăng nguồn vốn, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước là mục tiêu lớn mà hầu hết các doanh nghiệp nữ mong muốn. Chính việc nhìn vào thực tế lạc quan của nền kinh tế đất nước, nhất là sau khi gia nhập WTO, Chính phủ đã có thêm nhiều chương trình hỗ trợ về vay vốn, các chương trình phát triển về kỹ năng cho doanh nhân nữ, trong điều kiện đó, các chủ doanh nghiệp nữ đang muốn tranh thủ thời cơ và sự thuận lợi để phát triển doanh nghiệp của mình.
Biểu 4: Doanh nghiệp nữ định hướng về sự phát triển của doanh nghiệp (Nguồn: MPDF, IFC)
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy được sự phát triển của doanh nhân nữ ở Việt Nam trong tương lai là rất tốt
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại thế giới đã mở ra cho nền kinh tế nước ta nhiều cơ hội phát triển. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nữ nói riêng có nhiều cơ hội cạnh tranh, giao lưu lẫn nhau và mở rộng thị trường ra ngoài nước. Hầu hết chủ doanh nghiệp nữ theo khảo sát của (MPDF, IFC) đều đưa ra những kế hoạch tăng trưởng cho doanh nghiệp trong tương lai, một bộ phận vẫn có những lo lắng cho doanh nghiệp của mình, do nhiều yếu tố như: chính sách hỗ trợ của nhà nước, nguồn vốn và kỹ năng kinh doanh, do đó cũng có nhiều ý kiến đánh giá cao khả năng phát triển mạnh của cả nền kinh tế hơn là bản thân doanh nghiệp của mình (Xem Biểu 5). Theo chị Ngô Thị Y “Doanh nghiệp do nữ giới làm chủ phần nhiều là xuất phát từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, cửa hàng, cửa hiệu. Kinh nghiệm kinh doanh thiếu, kiến thức về thị trường chưa sâu...khi bước vào môi trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay có lẽ hết sức khó khăn”.
(1).Trích Phỏng vấn sâu nữ doanh nhân
1. Triển vọng nền kinh tế 2. Triển vọng doanh nghiệp
Để doanh nhân nữ có thêm cơ hội phát triển, việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho họ là rất cần thiết. Trong thời gian qua, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức nhiều chương trình nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nữ phát triển, bước đầu đã đem lại những thành công, tạo điều kiện cho các chủ doanh nghiệp nữ được nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng kinh doanh thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Trong giai đoạn 2003 - 2007 chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nữ phát triển của Hội LHPNVN trong khuôn khổ dự án Hà Lan đã được triển khai sâu rộng khuyến khích nhiều phụ nữ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh. Chương trình không chỉ góp phần động viên, khích lệ mà còn hỗ trợ chị em phụ nữ đang hoạt động kinh doanh và có tiềm năng khởi sự doanh nghiệp. Trong khuôn khổ chương trình, nhiều đề tài nghiên cứu, các cuộc hội thảo đã đựơc tổ chức nhằm tìm ra những giải pháp về pháp lý tạo thuận lợi cho việc phát triển các doanh nghiệp nữ. Theo Báo cáo của Trung tâm Phụ nữ và phát triển (thuộc Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam): sau gần 5 năm thực hiện, trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo, đã có 24/37 địa phương tổ chức 3.658 lớp tập huấn cho 308.412 lựơt doanh nghiệp nữ (bao gồm cả doanh nghiệp do nữ giới làm chủ và doanh nghiệp có công nhân là nữ), các khoá đào tạo tập trung vào những nội dung cơ bản như: nhận thức kinh doanh, kiến thức và kỹ năng tiếp thị, lập dự án, kế hoạch kinh doanh, sản xuất có tính khả thi, xây dựng và quản lý thương hiệu; nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế...sau 5 năm, tổng số vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp nữ tại 23 tỉnh, thành xấp xỉ 1.500 tỉ đồng cho 355.788 lượt doanh nghiệp nữ vay (bao gồm cả doanh nghiệp do nữ giới làm chủ và doanh nghiệp có công nhân là nữ); về phát triển mạng lưới doanh nhân, 23 tỉnh/thành đã thành lập được 401 câu lạc bộ và nhóm doanh nghiệp nữ với 10.082 thành viên...
Từ thực tế kết quả phân tích, có thể tin tưởng rằng, doanh nhân nữ ở Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển nếu có các chủ trương, định hướng lớn và các nguồn lực hỗ trợ cụ thể hàng năm của Chính phủ và các tổ chức xã hội. Tại các địa phương nhiều doanh nhân nữ đã tranh thủ được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền, các sở, ban ngành ở địa phương, do đó có nhiều cơ hội để phát triển. Đặc biệt thông qua các chương trình hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, doanh nhân nữ có thêm cơ hội nâng cao về kỹ năng kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn và mở rộng thị trường quốc tế...Nhìn nhận xu hướng phát triển của các doanh nhân nữ trong tương lai, một nam doanh nhân cho biết: “Tôi nghĩ trong tương lai doanh nhân nữ sẽ phát triển rất tốt, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp nữ xuất hiện và có những thành công nhất định. Doanh nhân nữ cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ phía Nhà nước.Môi trường kinh doanh cũng tạo nhiều điều kiện hơn cho các doanh nhân nữ”.
Hộp 23: Bà Mai Thị T: Nhìn chung xu hướng phát triển của các doanh nghiệp nữ là lớn, chỉ tính riêng trong Câu lạc bộ nữ doanh nhân Hà Nội, hàng năm có trung bình khoảng 10 doanh nghiệp nữ đăng ký tham gia làm hội viên. Việc xin giấy phép kinh doanh hiện nay cũng dễ dàng hơn, môi trường pháp lý cũng thông thoáng hơn. Hiện nay Câu lạc bộ phát triển sâu rộng trên địa bàn thành phố nên việc tham gia vào CLB sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp nữ nâng cao khả năng cạnh tranh…Trong thời gian tới CLB sẽ hỗ trợ một số doanh nghiệp phát triển thị trường sang Lào…và tương lai là một số nước khác.
(Trích Phỏng vấn sâu Chủ nhiệm CLB Nữ doanh nhân Hà Nội)
kết luận và khuyến nghị.
Kết Luận
Trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh ở Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, cùng với đó là hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Phát huy những đặc tính cá nhân, doanh nhân nữ đang ngày càng tìm được vị thế của mình bên cạnh nam giới. Trong quá trình phát triển của đất nước không thể thiếu vai trò của người phụ nữ, trong đó sự phát triển của các doanh nghiệp nữ có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, người phụ nữ có nhiều điều kiện để phát huy năng lực của bản thân, thể hiện bản lĩnh và vai trò của mình.
Bên cạnh những thuận lợi, doanh nhân nữ hiện nay còn gặp nhiều những khó khăn cả trong vấn đề kinh doanh và trên bình diện giới. Đó là những hạn chế về kinh nghiệm quản lý, kiến thức về tài chính, khả năng ngoại ngữ. Nhưng dường như đó là một vấn đề tất yếu, bởi Việt Nam còn là một nước nghèo, chỉ mới có hơn 20 năm đổi mới, cơ hội tiếp cận nền tri thức hiện đại, giao lưu với môi trường kinh doanh quốc tế đối với Việt Nam còn chậm hơn nhiều nước trong khu vực, do đó, bản thân các doanh nhân nữ chưa có nhiều điều kiện học tập, chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại và đặc biệt là môi trường kinh doanh lớn trên thế giới. Vì thế, nhu cầu được đào tạo và tự đào tạo là vấn đề vô cùng cấp bách đối với doanh nhân nữ ở Việt Nam hiện nay.
Xét trên bình diện giới, doanh nhân nữ ở Việt Nam vẫn còn những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận đất đai cho phát triển. Bởi nhiều doanh nhân nữ không có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc thế chấp tài sản để vay vốn là hết sức khó khăn. Nhưng chúng ta tin tưởng trong tương lai, doanh nhân nữ Việt Nam sẽ dần khắc phục được những hạn chế, phát huy năng lực của bản thân, tranh thủ được những thời cơ và cơ hội của đất nước để phát triển.
Riêng đối với doanh nhân nữ ở Hà Nội, họ có nhiều cơ hội để nâng cao trình độ, cơ hội giao lưu và tiếp cận với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Doanh nhân nữ ở Hà Nội có tinh thần đoàn kết cao, họ tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ, mạng lưới, hiệp hội doanh nghiệp để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Quan tâm tới gia đình cũng là một biểu hiện rõ nét của doanh nhân nữ ở Hà Nội. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều doanh nhân nữ chưa thực sự chủ động trong kinh doanh, chưa chủ động trong việc tìm kiếm thị trường và còn thiếu sự mạo hiểm, do đó kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao, giữa các doanh nghiệp do nữ giới làm chủ chưa có sự phát triển đồng đều. Song, có thể khẳng định rằng, xu hướng phát triển của doanh nhân nữ ở Hà Nội là rất tốt, họ có nhiều điều kiện để khẳng định mình, có nhiều cơ hội để thâm nhập vào môi trường kinh doanh lớn của thế giới.
Những thành công ban đầu của các doanh nghiệp nữ như đã phân tích ở trên cho thấy một bước ngoặt quan trọng trong quá trình giải phóng về tư tưởng, về nhận thức giới trong xã hội. Vị thế và vai trò của người phụ nữ đã có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là sự tham gia của họ trong lĩnh vực kinh doanh ngày một đông và đem lại những thành công có thể sánh ngang với các đồng nghiệp nam giới. Thực tế đó cũng chứng minh một điều rằng, khi được giải phóng thì ý chí, năng lực và trình độ của phụ nữ cũng không thua gì nam giới. Tuy nhiên, mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn những tồn tại và hạn chế, sân chơi vẫn chưa thực sự ngang bằng và phụ nữ vẫn chưa có khả năng cạnh tranh với nam giới trong các điều kiện bình đẳng. Phụ nữ tập trung quá nhiều trong một số lĩnh vực và nghề nghiệp còn nam giới lại tập trung trong một số lĩnh vực và nghề nghiệp khác. Và với quyền ra quyết định và địa vị của mình, nam giới hưởng lợi nhiều hơn từ nghề nghiệp. Khả năng cạnh tranh bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong khu vực tư nhân bị hạn chế, đó là: chưa công khai trong khâu tuyển dụng, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp còn thấp và so với nam giới phụ nữ có khả năng chuyển tài sản thành vốn ít hơn so với nam giới vì trong các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trước đây họ không được đứng tên. Luật Bình đẳng giới ra đời cho thấy Chính phủ Việt Nam đang tiến hành những bước đi quan trọng để giải quyết những vấn đề này. Trong tương lai chúng ta hy vọng một xã hội bình đẳng hơn, ở đó phụ nữ và nam giới có cơ hội ngang nhau, thành công là như nhau. Trong đó có sự phát triển của những doanh nhân nữ, một bộ phận không nhỏ góp phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước.
* Qua toàn bộ nghiên cứu trên cho thấy, điểm mạnh của đề tài là không chỉ phân tích và làm rõ những yếu tố thuận lợi, khó khăn của các doanh nhân nữ ở Việt Nam về các kỹ năng kinh doanh, cơ hội tiếp cận các nguồn vốn...,đề tài còn đi sâu vào phân tích những yếu tố về đặc điểm về giới, giới tính tạo điều kiện thuận lợi cũng như cản trợ sự phát triển của các doanh nhân nữ.
Phát hiện: Khó khăn và cản trở lớn nhất hiện nay của doanh nhân nữ không còn là những định kiến về giới quá nặng nề mà chính là những khó khăn về kinh nghiệm quản lý, kiến thức về tài chính....đây là những thách thức lớn mà doanh nhân nữ ở Việt Nam đang phải đối mặt, nhất là trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh hiện nay. Do đó, các doanh nhân mong muốn là có được sự quan tâm, sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, các tổ chức xã hội để được đào tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh.
* Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về doanh nhân nữ vẫn còn ít được quan tâm, hơn nữa cũng vì điều kiện tiếp cận khách thể nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn nên đề tài chỉ thực hiện những phỏng vấn sâu, kết hợp phân tích từ nguồn số liệu có sẵn, những thông tin định tính từ những công trình nghiên cứu đi trước. Mặt khác, nguồn số liệu đề tài khai thác để sử dụng phân tích trong nghiên cứu vẫn còn nghèo do vậy chưa giải quyết được trọn vẹn những nội dung đã chỉ ra. Hy vọng trong thời gian tới, đề tài sẽ tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn và có những khảo sát cụ thể để làm cơ sở định lượng cho các phân tích, đánh giá.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, đề tài có đưa ra những khuyến nghị sau.
Khuyến nghị
1. Khuyến nghị đối với Nhà nước
* Cần có các chương trình nâng cao kỹ năng kinh doanh, kỹ năng điều hành, quản lý doanh nghiệp, cụ thể như kỹ năng quản lý tài chính, kiến thức về maketing, về ngoại ngữ, công nghệ thông tin.
* Các chương trình đào tạo phải được thiết kế khác nhau giành riêng dành cho các doanh nghiệp lâu năm và doanh nghiệp mới, giữa doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
* Cần có các chính sách tạo cơ hội cho doanh nhân nữ được tiếp cận các nguồn vốn để phát triển doanh nghiệp, đồng thời có những quỹ tín dụng đặc biệt hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
* Các câu lạc bộ, mạng lưới doanh nhân nữ cần được mở rộng, tạo thêm diễn đàn cho doanh nghiệp nữ được giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng thị trường.
* Cần phải biểu dương, tôn vinh các gương phụ nữ thành công trong lĩnh vực kinh doanh để động viên và khuyến khích được nhiều doanh nghiệp nữ phát triển, điển hình như: Giải Sao vàng Đất Việt, giải Bông Hồng Vàng. Qua đó giúp cho xã hội nhận thấy được năng lực và vai trò quan trọng của người phụ nữ, không chỉ trong gia đình mà trong cả công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.
* Tổ chức cho chị em doanh nhân nữ tham quan, trao đổi kinh nghiệm, có cơ hội học tập các doanh nghiệp nữ thành đạt trong và ngoài nước.
* Bên cạnh đó, nâng cao hiểu biết tiến bộ về giới là một điều kiện tiên quyết, quan trọng đối với nhiều ưu tiên chính sách. Bởi các chiến lược để thúc đẩy doanh nghiệp nữ phát triển phải giải quyết những ý tưởng và định kiến lâu nay về quan hệ giới trong xã hội. Những chiến lược nhằm thay đổi thái độ do đó phải đi cùng với những chiến lược thay đổi chính sách và phân bổ nguồn lực. Có như vậy, doanh nhân nữ mới có nhiều cơ hội hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển mạnh trong tương lai.
* Cần hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp gia đình có cả vợ và chồng đều tham gia lãnh đạo, tổ chức doanh nghiệp. Đây sẽ là điều kiện tốt để doanh nhân nữ phát triển.
2. Khuyến nghị đối với bản thân doanh nhân nữ
* Cần chủ động tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, kỹ năng kinh doanh, khả năng ngoại ngữ, tin học, đặc biệt là kỹ năng tiếp cận, sử dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, vì đây là điều kiện quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp, giúp các chị có đủ tự tin bước vào môi trường kinh doanh khốc liệt để hội nhập và phát triển.
* Tham gia vào các câu lạc bộ, hiệp hội doanh nghiệp để có cơ hội giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm nhằm qua đó mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo cơ hội giới thiệu sản phẩm, tiếp cận với thị trường lớn.
* Học tập tinh thần làm việc năng động, sáng tạo, có sự đổi mới tư duy và hành động. Phát huy tính cần cù, chịu khó, tôn trọng kỷ luật, sống và làm việc có nguyên tắc.
* Là một doanh nhân nữ trong thời đại mới cần có lối sống văn hóa, sống đẹp, sống tốt, không chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, lợi ích doanh nghiệp mà cả lợi ích của xã hội và cộng đồng.
* Hăng say trong công việc nhưng không quên trách nhiệm và vai trò đối với gia đình. Cần có kế hoạch cụ thể và khoa học để kết hợp tốt vai trò của một giám đốc cũng như vai trò làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Thực hiện tốt cuộc vận động “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội đến ngày 30/6/2007.
2. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội, Kết quả điều tra Lao động- Việc làm năm 2004.
3. Bộ Lao động – TBXH, Số liệu Thống kê thực trạng lao động việc làm - thất nghiệp năm 2006.
4. Chung á - Nguyễn Đình Tấn, Nghiên cứu Xã hội học, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà nội 1998
5. Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF) và Bộ phận giới - Doanh nghiệp - Thị trường (GEM) thuộc tổ chức tài chính quốc tế (IFC), “Doanh nhân nữ ở Việt Nam một khảo sát toàn quốc”, 2005.
6. Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF) và Bộ phận giới - Doanh nghiệp - Thị trường (GEM) thuộc tổ chức tài chính quốc tế (IFC), Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, 2003.
7. Đỗ Thị Thạch, “Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Nxb. Chính trị quốc gia, 2005
8. Đinh Thị Thơm (chủ biên), Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới, thực trạng và giải pháp, Nxb Khoa học xã hội, 2005.
9. Hải Anh, “Xoá bỏ rào cản để nữ doanh nhân phát triển” , Bản tin công đoàn công nghiệp số 31, tháng 10 năm 2006.
10. Hà Thị Khiết - UVTW Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Bài phát biểu tại Hội nghị biểu dương phụ nữ tài năng toàn quốc thời kỳ đổi mới.
11. Hoàng Thanh Minh, “Những bà chúa kinh doanh đông tây” Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2005.
12. Hoàng Bá Thịnh, “Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn” Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
13. Hoàng Thị Lịch, “Một vài điểm về bước tiến của các nhà khoa học nữ trong thời kỳ qua . Mười năm bước tiến bộ của phụ nữ Việt Nam 1985 . 1995” Nxb. Phụ nữ, 1995.
14. Lê Ngọc Hùng, Tham luận tại Hội thảo "Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị" do Ban Tổ chức TW Đảng tổ chức ngày 18/10/2005 tại Hà Nội.
15. Lê Thị Quý, Những vấn đề đặt ra cho khoa học nghiên cứu giới ở Việt Nam, Tạp trí Cộng sản số 18/1999.
16. Lê Thị Quý, Nữ trí thức, những thuận lợi và thách thức, Tạp chí Khoa học và tổ quốc số 5 (186), 2002.
17. Lê Ngọc Văn, Nghiên cứu gia đình, lý thuyết nữ quyền quan điểm giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006.
18. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2003.
19. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
20. Nguyễn Thị Nguyệt (chủ nhiệm), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW “Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách”.
21. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam 2005: Quản lý và điều hành, Ngân hàng thê giới, Hà Nội.
22. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam 2006: Kinh doanh,, Ngân hàng Thế giới, Hà Nội.
22. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam 2007: Hướng đến tầm cao mới3 Ngân hàng Thế giới, Hà Nội.
24. Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB), Phân tích tình hình bình đẳng giới ở Việt Nam, 2005.
25. Nguyền Khắc Viện, Từ điển xã hội học, NXB. Thế giới, Hà Nội, 1994.
26. Nguyễn Minh Phong (chủ biên), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2004.
27. Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ban hành ngày 27/4/2007.
28. Nguyễn Thị Hoà (chủ biên), Giới, việc làm và đời sống gia đình, Nxb Khoa học xã hội, 2007.
29. Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam, Số liệu các doanh nghiệp đã đăng ký năm 2006, tháng 8/2007.
30. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học đại cương, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1999.
31. Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001.
32. Quốc Anh, “Doanh nhân nữ trước vận hội và thách thức mới”, tạp chí điện tử Vnexpress.
33. Tony Bilton và các tác giả khác, Nhập môn Xã hội học, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
34. Trần Thị Minh Đức, Tâm lý học xã hội, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
35. Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội, Kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2005 tại 30 tỉnh, thành phố phía bắc, 2005.
36. Trịnh Vĩnh Hội, Vai trò của Giám đốc doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, 2006.
37. Trương Cường (chủ biên), WTO kinh doanh và tự vệ, Nxb Hà Nội, 2006.
38. Tổng cục Thống kê, Thông cáo báo chí số liệu thống kê KT - XH năm 2006.
39. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2006.
40. Tổng cục thống kê, “Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001, 2002, 2003”.
41. Thảo luận của các đại biểu Quốc hội về Dự án Luật Bình đẳng giới Trong phiên họp Quốc hội (Khoá XI) ngày 2/6/2006, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Phúc Thanh.
42. Trịnh Thị Hoa Mai, Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nxb Thế giới, 2005.
43. Vũ Quang Hà, Xã hội học đại cương, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2001.
44. Vũ Quang Hà, Các lý thuyết Xã Hội Học, tập 1, 2, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2001.
45. Vũ Hào Quang, Xã hội học Quản lý, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2001
46. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1981, Tr 20
Phụ lục
i. Nội dung thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu
1. Các vấn đề được đưa ra trong thảo luận nhóm
Những thuận lợi và khó khăn ban đầu khi thành lập doanh nghiệp.
Những thuận lợi và khó khăn khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động.
Các nguồn vốn tiếp cận.
Đối tượng cần hỏi ý kiến khi cần ra quyết định kinh doanh.
Việc tham gia các câu lạc bộ, các tổ chức xã hội.
Cân bằng giữa việc gia đình và việc kinh doanh.
Triển vọng phát triển của doanh nghiệp.
Quan điểm về sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới trong công việc kinh doanh.
2. Các vấn đề đưa ra trong phỏng vấn sâu
Khó khăn và thuận lợi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp .
Việc tham gia các câu lạc bộ, tổ chức xã hội.
Việc chăm sóc con cái và làm các công việc gia đình.
Những đối tượng hỗ trợ trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Khó khăn và thuận lợi của nữ giới so với nam giới khi làm kinh doanh.
Nhu cầu hỗ trợ từ phía Nhà nước, các tổ chức khác.
Nhận định về sự khác nhau giữa doanh nhân nữ ở Hà Nội và các thành phố khác.
II. Danh sách các cá nhân tham gia vào phỏng vấn sâu
TT
Tên
Đặc điểm
1
Vũ Kim S
Nữ, Kinh doanh - Giám đốc, 33 tuổi, có 1 con
2
Vũ Thị Ngọc L
Nữ, Kinh doanh - Giám đốc , 38 tuổi, có 1 con
3
Nguyễn Kim L
Nữ, Kinh doanh - Giám đốc, 38 tuổi, có 2 con
4
Ngô Thị Y
Nữ, Kinh doanh - Giám đốc, 42 tuổi, có 2 con
5
Lê Hoai T
Nữ, Kinh doanh - Giám đốc, 33 tuổi, có 1 con
6
Phạm Hồng H
Nữ, Kinh doanh - Phó giám đốc, 31 tuổi, độc thân
7
Nguyễn Thị V
Nữ, Kinh doanh - Phó Giám đốc, 41 tuổi, có 2 con
8
Bùi Thu H
Nữ, Kinh doanh - Giám đốc, 44 tuổi, có 2 con
9
Nguyễn Thị Việt H
Nữ, Kinh doanh - Giám đốc, 35 tuổi, có 1 con
10
Nguyễn Thị T
Nữ, Kinh doanh – Giám đốc, 48 tuổi, có 2 con
11
Lê Văn T
Nam, Kinh doanh - Giám đốc, 55 tuổi, có 2 con
12
Nguyễn Tuấn A
Nam, Kinh doanh - Giám đốc , 45 tuổi, có 1 con
13
Nguyễn Quang Q
Nam, Kinh doanh - Giám đốc, 51 tuổi, có 2 con
14
Nguyễn Văn H
Nam, Hoạ sỹ tự do, 46 tuổi, có 2 con
15
Trần Văn T
Nam, Viên chức nhà nước - Giáo viên, 37 tuổi, có 1 con
III. Danh sách các cá nhân tham gia vào thảo luận
nhóm tập trung
1
Ngô Thị Y
Nữ, Kinh doanh - Giám đốc, 35 tuổi, độc thân
2
Nguyễn Lệ T
Nữ, Kinh doanh - Chủ cửa hàng, 41 tuổi, có 3 con
3
Lê Thị H
Nữ, Kinh doanh - Chủ cửa hàng, 37 tuổi, có 1 con
4
Vũ Quỳnh H
Nữ, Kinh doanh - Giám đốc bộ phận, 39 tuổi, có 2 con
5
Đặng Thị L
Nữ, Kinh doanh - Giám đốc bộ phận, 41 tuổi, có 1 con
6
Trần Thu Ly
Nữ, Kinh doanh - Phó Giám đốc, 29 tuổi, độc thân
7
Trần Phương A
Nữ, Kinh doanh - Phó giám đốc, 45 tuổi, có 1 con
8
Trần Phương L
Nữ, Kinh doanh - Giám đốc, 38 tuổi, có 2 con
9
Đoan Mạnh T
Nam, Kinh doanh - Giám đốc, 33 tuổi, độc thân
10
Nguyễn Quang A
Nam, Kinh doanh - Phó giám đốc, 33 tuổi, độc thân
11
Phạm Đức M
Nam, Kinh doanh - Phó giám đốc, 42 tuổi, có 2 con
12
Trấn Tuấn A
Nam, Viên chức nhà nước – Trưởng phòng, 42 tuổi, có 1 con
13
Nguyễn Văn Đ
Nam, Viên chức nhà nước – Chuyên viên, 37 tuổi, có 2 con
14
Hoàng Ngọc T
Nam, Kinh doanh - Phó Giám đốc, 38 tuổi, có 2 con
15
Nguyễn Thị H
Nữ, Kinh doanh - Giám đốc, 32 tuổi, có 1 con
16
Phạm Phương L
Nữ, Kinh doanh - Giám đốc, 41 tuổi, có 2 con
IV. Trích Một số phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu số 1
(Biên bản phỏng vấn doanh nhân nữ)
Tên: Trần Phương A
Tuổi: 45
Thời gian phỏng vấn: 10h30 – 11h30, ngày 22/10/2007
(1) Chị có khó khăn gì khi mới thành lập doanh nghiệp?
Vốn, ban đầu thiếu vốn, hai vợ chồng xoay sở mãi mới đủ vốn. Rồi đến tìm thị trường, đối tác...cũng vất vả nhưng có sự hỗ trợ của ông xã nên cũng khắc phục được. Đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì vốn vẫn là khó khăn của doanh nghiệp, hàng tháng, hàng năm nguồn vốn xoay vòng của doanh nghiệp chưa giúp khắc phục tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Lấy nguyên vật liệu, trả lương người lao động và đủ mọi khoản tiền khác...Thi thoảng cũng đi vay bạn bè.
(2) Sao chị không vay ngân hàng?
Chúng tôi cũng nghĩ đến vay ngân hàng, nhưng lại phải thế chấp, nhà cửa của ông bà nên cũng ngại hỏi, thực lòng nếu vay người thân được thì tốt hơn.
(3) Chị có thường gặp gỡ bạn hàng, đối tác của mình như thế nào?
Thường chúng tôi gặp gỡ ở văn phòng hoặc một quán nước. Tôi ít đi một mình, thường có một cậu nữa đi cùng. Vì dù sao cũng là phụ nữ nhiều lúc cũng ngại, vì chưa hiểu về bạn hàng của mình như thế nào.
(4) Các hợp đồng làm ăn của doanh nghiệp trước khi ký, chị có tìm hiểu hay tham khảo ý kiến của ai?
Thực chất tôi là chủ nên quyền quyết định là ở tôi, đôi lúc có bàn với anh em trong công ty. Trong các cuộc gặp gỡ tôi cũng có tìm hiểu đối tác rất kỹ. Nên các quyết định đưa ra cũng cân nhắc và rất chắc chắn.
(5) Chị có nghĩ đó là điểm mạnh của nữ giới so với nam giới?
Cũng có thể, vì nhiều nam giới thiếu cẩn trọng, họ nóng vội. Nếu có một trợ lý tốt thì còn đỡ, tôi biết một người bạn, vì tính nóng nảy mà đôi lúc anh hay có những phán quyết sai lầm.
(6) Chị có tham khảo hay tâm sự với ông xã về công việc kinh doanh của mình?
Chồng tôi cũng làm kinh doanh nên hỗ trợ nhau cũng nhiều, tôi tham khảo ý của anh ấy hàng ngày mỗi khi về nhà. Bí nhất là lúc thiếu vốn, tôi lại tìm đến anh ấy.
(7) Thế còn việc chăm sóc con cái?
Có lẽ tôi chăm con là chính, cùng làm kinh doanh nên ông xã tôi cũng rất bận, đàn ông nên hay la cà, có khi khuya mới về. Tôi phải đón con và nấu cơm cho gia đình. Bố mẹ tôi nhiều khi phàn nàn, vì cả 2 vợ chồng đều đi suốt, các ông bà sót cháu mà.
(8) Chị có tham gia vào các câu lạc bộ nữ doanh nhân, hay hội doanh nghiệp của thành phố?
Tôi cũng có tham gia vào câu lạc bộ nữ doanh nhân của Hà Nội, tuy nhiên sinh hoạt cũng không đều. Tham gia vào câu lạc bộ có nhiều cái lợi lắm, được gặp gỡ nhiều doanh nhân, trao đổi thông tin, tiếp cận các hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức cũng dễ hơn.
(9) Chị thấy có sự khác nhau nào giữa doanh nhân nữ ở Hà Nội so với thành phố Hồ Chí Minh?
Doanh nhân nữ ở Thành phố Hồ Chí Minh họ năng động hơn, khả năng tiếp cận thị trường của họ cũng rất hơn. Môi trường kinh doanh trong đó thì khắc nghiệt nhưng cũng rất dễ phát triển. Các doanh nghiệp nữ ở Hà Nội phần đông là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, nhưng doanh nghiệp nữ ở Hà Nội rất biết gắn kết và hỗ trợ nhau. Một vài năm nay có nhiều chị rất giỏi, kinh doanh phát triển không chỉ trong nước mà còn tạo thương hiệu ở nước ngoài.
(10) Triển vọng của doanh nghiệp mình như thế nào?
Tôi rất mong có nhiều cơ hội hơn nữa cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu. Tôi sẽ cố gắng tham gia nhiều hơn vào các câu lạc bộ, hiệp hội doanh nghiệp để tìm bạn hàng, cơ hội học tập nâng cao trình độ.
Phỏng vấn sâu số 5
(Biên bản phỏng vấn doanh nhân nữ)
Tên: Nguyễn Thị Việt H
Tuổi: 35
Thời gian phỏng vấn: 19h30 – 21h30, ngày 02/12/2007
(1) Trong việc quản lý nhân viên, chị có gặp khó khăn gì không?
Công ty tôi lao động cũng không nhiều, giám sát lao động sản xuất tôi có một nam giới đảm nhiệm, hàng ngày làm việc nhiều với các nhân viên nữ nên cũng thuận lợi. Mặc dù còn trẻ nhưng tôi cũng luôn cố gắng thể hiện mình là một người lãnh đạo. Thực ra phải làm cho nhân viên nể phục thì mới dễ quản lý. Ngoài những lúc nghiêm, tôi cũng rất thoải mái, nên nhân viên làm việc rất có trách nhiệm.
(2) Ông xã có ý kiến gì với việc kinh doanh của chị?
Chồng tôi làm nhà nước, ông ấy cũng không muốn cho tôi làm kinh doanh đâu, nhưng thấy tôi làm cùng mấy người bạn nên cũng yên tâm hơn. Thi thoảng ông ấy có hỏi thăm, thường tôi hỏi ý kiến anh ấy nhiều hơn. Nhiều khi căng thẳng công việc tôi cũng không giám nói vì sợ anh ấy lo. Hàng ngày anh ấy cũng phải đưa đón con đi học nên tôi cũng rất cảm thông. Có lẽ là anh ấy cũng suy nghĩ về tôi như vậy.
(3) Không có chuyện tranh cãi giữa 2 người sao?
Nhà nào thì cũng phải có tranh cãi cả, vợ chồng mà. Chúng tôi tranh cãi nhau cũng thường về chuyện con cái thôi.
(4) Doanh nghiệp những năm nay hoạt động thế nào?
Nhìn chung là tốt, thị trường ổn định, có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển.
(5) Chị có ý định phát triển doanh nghiệp lớn hơn?
Mong muốn nhiều lắm, tôi muốn có thị trường lớn hơn. Nhưng lại lo bận quá không chăm được cho gia đình, bọn trẻ nó lớn hơn càng phải quan tâm nhiều hơn không giờ nhiều tệ nạn lắm.
(6) Chị có nghĩ rằng quan niệm xã hội ngày nay còn khắc nghiệt với những phụ nữ làm kinh doanh?
Cái này thì tôi thấy ít hơn, phụ nữ và nam giới ngày càng bình đẳng rồi. Nhiều phụ nữ giỏi chẳng kém gì nam giới. Họ cũng có những thuận lợi riêng, nhưng khó khăn cũng không ít, nhất là thời buổi hiện nay. Kiến thức về công nghệ thông tin, ngoại ngữ là hạn chế của nhiều nữ doanh nhân hiện nay.
(7) Theo chị doanh nhân nữ ở Hà Nội và các thành phố khác có những điểm riêng nào?
Hà Nội thuận lợi hơn, cơ hội cũng nhiều, ví dụ như về vốn, mở rộng thị trường. Tuy nhiên khó khăn về việc địa điểm để đặt trụ sở, nếu không thực sự nổi bật và năng động thì khó mà phát triển được.(...)
Phỏng vấn sâu số 7
(Biên bản phỏng vấn doanh nhân nữ)
Tên: Ngô Thị Y
Tuổi: 35
Thời gian phỏng vấn: 19h30 – 21h30, ngày 27/01/2007
(1) Chị có thể cho biết tình hình hoạt động kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp?
Nhìn chung là cũng thuận lợi, do mấy năm nay chúng tôi cũng ổn định thị trường, các nguồn nguyên vật liệu cũng được cung cấp kịp thời, mọi người đều làm việc hăng say có trách nhiệm nên thành quả cũng cao.
(2) Thế có khó khăn nào mà chị cảm thấy lo lắng nhất?
Nói là lo lắng nhất thì cũng không hẳn, có lẽ phải nói là quan tâm nhất thì đúng hơn. Chắc là thị trường, quan tâm của tôi và mọi người là muốn mở rộng thị trưởng, phát triển sâu rộng trong cả nước, nước ngoài nữa thì cũng tốt.
(3) Muốn vậy chị cũng phải đặt ra những chiến lược cụ thể nào rồi chứ?
Chiến lược thì tôi và các thành viên trong hội đồng quản trị đều đã xây dựng, quan trọng là vốn và nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên.
(4) Chị có thể cho biết cụ thể nhân viên ở đây?
Tất nhiên là những người làm kế toán, công nhân sản xuất. Sản phẩm có chất lượng thì mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nếu mình muốn mở rộng doanh nghiệp, thì phải có những lao động tốt. Trong thị trường ngày nay, yếu kém là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển.
(5) Vốn không đáng lo sao?
Biết điều đó nên chúng tôi cũng chuẩn bị kỹ, lợi nhuận hàng thàng, quý cũng khá, chúng tôi cũng sử dụng nguồn vốn cho tái sản xuất cũng tốt nên chuyện vay nợ cũng ít. Nếu cần nguồn vốn lớn, chắc sẽ vay ngân hàng.
(6) Chị có cho rằng, các doanh nghiệp nữ sẽ khó tiếp cận các nguồn vốn hơn nam giới?
Nữ giới cẩn trọng hơn, họ ít vay ngân hàng vì nhiều thủ tục, phải thế chấp nữa, nên thường mượn gia đình. Hơn nữa đa phần doanh nhân nữ cũng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tiếp cận tín dụng còn hạn chế. Năng lực một số doanh nhân nữ còn hạn chế, nên chưa biết cách thức tiếp cận tín dụng. Họ vay bạn bè, người thân là chính.
(7) Theo chị đó có phải là đặc điểm chung của doanh nhân nữ?
Doanh nhân nghiệp do nữ giới làm chủ phần nhiều là xuất phát từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, cửa hàng, cửa hiệu. Kinh nghiệm kinh doanh thiếu, kiến thức về thị trường chưa sâu...khi bước vào môi trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay có lẽ hết sức khó khăn.
(8) Doanh nhân nữ có cần tham gia vào các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng kinh doanh?
Tôi biết ngày nay có rất nhiều chương trình hỗ trợ cho phụ nữ làm kinh doanh, tuy không phổ biến nhưng không phải ít. Có lẽ ai tham gia vào các câu lạc bộ, hay hội doanh nghiệp thì sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn. Nhiều chị em chỉ biết cặm cụi làm mà không nghĩ đến việc nâng cao trình độ.
(9) Đó có phải do họ lười hay là họ thấy không cần?
Chính xác là họ thiếu thời gian, hai nữa là do công việc cũng diễn ra đều đều, có chị thấy hài lòng với hiện tại, ít có tham vọng phát triển hơn nên chẳng nghĩ đến việc tham gia câu lạc bộ, hiệp hội gì cả?
(10) Còn việc gia đình thì sao?
Con tôi còn nhỏ, việc chăm sóc là cần thiết, hiện vẫn chưa gửi trẻ nhờ bà ở nhà coi, cho nên cũng yên tâm phần nào. Hàng ngày thì cũng chỉ có buổi tối được gặp con, nên dành thời gian cho nó.
(11) Ông xã không phản ứng gì sao?
Trong công việc gia đình, chồng tôi cũng không thấy phản ứng gì với tôi cả.. Biết tôi vất vả với việc kinh doanh nên không ca thán, cũng không hỏi nhiều, đa phần tôi tâm sự. Chuyện chăm sóc con cả 2 cùng làm nên không tị nạnh gì hết. Thông cảm là điều mà tôi thấy ở ông xã nhà tôi.
(12) Theo gì đặc điểm khác của doanh nhân nữ ở Hà Nội với các thành phố khác?
Thật ra cũng giống nhau cả thôi, những điều kiện thuận lợi của đất nước, thì không Hà Nội mà các địa phương khác đều nhận được. Tuy nhiên so với một số địa phương thì Hà Nội là thủ đô nên cũng có một vài điểm thuận lợi riêng?
(13) Chị có thể cho biết cụ thể?
Hà Nội thì được tiếp cận thị trường nước ngoài dễ hơn, các nguồn vốn cũng thuận tiện hơn. Đặc biệt với điều kiện kinh tế – xã hội của HN những năm gần đây phát triển mạnh tạo nhiều điều kiện cho doanh nhân nữ cùng phát triển.
(14) Thế so với thành phố Hồ Chí Minh chị thấy sao?
So với thành phố Hồ Chí Minh tôi thấy nữ doanh nhân ở HN có điểm mạnh riêng, mặc dù trong kia người ta năng động hơn, có nhiều doanh nghiệp lớn. Cơ hội tham gia thị trường quốc tế cũng lớn.
(15) Chị có định mở thêm một vài chi nhánh ở một số thành phố lớn để doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn?
Cái đó chúng tôi chưa nghĩ đến, doanh nghiệp vẫn còn nhỏ, trước mắt muốn ổn định thị trường cũ đã. Nếu có điều kiện thì cũng có thể làm điều đó(...)
Phỏng vấn sâu số 4
(Biên bản phỏng vấn chồng một doanh nhân nữ)
Tên: Trần Tuấn A
Tuổi: 42
Thời gian phỏng vấn: 19h30 – 21h30, ngày 27/01/2008
(1) Công việc chính của anh là gì?
Tôi làm trong một cơ quan nhà nước, hàng ngày chỉ tiếp cận với sổ sách, giấy tờ, nhìn chung công việc không đến nỗi vất.
(2) Trước khi chị nhà làm kinh doanh có tham khảo ý kiến của anh?
Trước khi mở công ty riêng, vợ tôi làm cho một công ty nhà nước, cũng làm kinh doanh nên tôi thấy cũng quen rồi, khi quyết định tách riêng, cô ấy cũng có hỏi ý kiến tôi. Ban đầu tôi không đồng ý, vì phụ nữ làm trong công ty nhà nước sẽ đỡ vất hơn. Nhưng vì cố ấy cùng một số người bạn cùng thành lập công ty nên tôi cũng không ngăn cản.
(3) Vậy anh có giúp chị khi mới thành lập công ty?
Công ty của vợ tôi là công ty cổ phần, nền vốn cũng được huy động từ nhiều cổ đông, có lẽ 2 vợ chồng cùng cố gắng lo về mặt tài chính thôi. Còn về quan hệ, các thủ tục giấy tờ là cô ấy tự lo.
(4) Ban đầu mới thành lập anh thấy chị có những khó khăn gì không?
Có lẽ là cũng nhiều đấy, tuy nhiên cố ấy cũng cố gắng và vượt qua, đến nay cũng đã đi vào ổn định.
(5) Điều gì anh lo cho chị nhất?
Lo nhất hả, có lẽ là sức khỏe, cô ấy đi tỉnh suốt, nhà lại con nhỏ nên cũng không có thời gian gần con, có bà và bác trông con hộ, nên cả 2 vợ chồng dành thời gian cho công việc cũng đỡ lo hơn. Nhưng dù sao, tôi cũng thấy thương.
(6) Anh không lo là chị nhà làm kinh doanh mà lại hay đi tỉnh thì sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều nam giới sao?
Nói là không lo thì không phải, nhưng công việc mà, có nhiều phụ nữ cũng như vậy, cứ ngồi nhà mà lo thì chả làm được gì, vợ chồng tin nhau là chính mà.
(7) Anh nghĩ vào về vấn đề hạn chế của người phụ nữ khi làm kinh doanh?
Họ cũng có cai lợi riêng so với nam giới chúng tôi, nhưng hạn chế cũng nhiều. Giả sử như lúc nãy bạn nói, đi gặp gỡ những đối tác là nam giới có thể phải nhậu nhẹt, làm việc trên bàn nhậu, có lẽ khó khăn cho phụ nữ hơn. Vợ tôi lại hay đi tỉnh, các tỉnh miền núi thì khoản này khỏi phải nói rồi, nhưng các vị ấy cũng có cái cớ là phụ nữ để mà từ chối.
(8) Anh đánh giá thế nào về doanh nhân nữ ngày nay?
Họ bản lĩnh, vợ tôi là một ví dụ đó, nhiều khi đi suốt toàn các tỉnh miền núi xa tít mà tắp, tôi còn cảm thấy lười, nhưng các cô ấy đi liên tục. Cũng là vì công việc cả thôi, tìm kiếm thị trường, hợp đồng, giao hàng...nói chung họ cũng kiên trì.
(9) Tôi nghĩ là điều đó thì ai làm kinh doanh mà chẳng như vậy?
Tất nhiên là vậy, song thử nghĩ coi sức của phụ nữ cũng có hạn, tôi là đàn ông mà còn thấy mệt nữa là họ.
(10) Anh ủng hộ phụ nữ làm kinh doanh chứ?
Tôi đã ủng hộ rồi đó, vợ tôi cũng thấy vui khi làm kinh doanh nên tôi biết tâm lý và không phàn nàn gì hơn. Vợ tôi năng động lắm, ngay cả trong suy nghĩ cố ấy cũng muốn được thử thách cọ sát nhiều thì mới có kinh nghiệm. Ngày nay nhiều phụ nữ như vậy lắm, nhất là lớp trẻ, cho nên kinh doanh không ngoại trừ ai.
(11) Nhiều người nói phụ nữ thiếu khẳ năng kinh doanh hơn nam giới?
Tôi quan điểm rằng, phụ nữ ít cơ hội học hành hơn thôi, vì phải sinh con, chăm sóc con. Nhưng ngày nay tôi thấy nhiều người giỏi thật, các bạn gái trẻ học về kinh doanh cũng nhiều họ năng động ngay từ khi còn mới là sinh viên, bản lĩnh và kinh nghiệm, cùng kiến thức có lẽ hộ sẽ thành công.
(12) Vậy học hành là yếu tố quyết định thành công của phụ nữ làm kinh doanh?
Không hẳn như vậy, vì nhiều phụ nữ đâu có học gì cao quá đâu, họ phát triển các ngành nghề truyền thống của gia đình và đã thành công. Quan trọng là bản lĩnh và cũng liều nữa. Về học vấn sẽ là yếu tố quan trọng đề giúp họ có cách nhìn, cách làm đúng, khoa học, nhất là thời đại ngày nay, kiến thức về kinh doanh quốc tế, ngoại ngữ cần thiết chứ, có như vậy mới phát triển mạnh được.
(13) Anh có thấy chị nhà tham gia vào một tổ chức xã hội hay câu lạc bộ doanh nghiệp nào không?
Cái này thì tôi không rõ lắm, mà hình như là không thì phải vì không thấy tâm sự gì.
(14) Anh nghĩ thế nào khi các chị tham gia vào các câu lạc bộ của doanh nhân, doanh nhân nữ?
Tôi biết các hiệp hội doanh nhân, tham gia vào đó cũng được lợi nhiều như quen biết, nhận được sự hỗ trợ lẫn nhau, của nhà nước. Còn cứ hoàn động riêng lẻ thì khó ai biết dến.
Phỏng vấn sâu số 9
(Biên bản phỏng vấn nam doanh nhân)
Tên: Nguyễn Tuấn A
Tuổi: 45
Thời gian phỏng vấn: 19h30 – 21h30, ngày 20/02/2008
Doanh nghiệp của ông đã hoạt động được bao nhiêu năm ?
Cũng được trên 10 năm rồi
(2) Khó khăn của doanh nghiệp ban đầu mới thành lập?
Khó khăn cũng nhiều, nhưng đặc biệt là vốn, tìm kiếm thị trường, nguyên vật liệu... Tôi cũng đã cố gắng để khắc phục những khó khăn và nhận được sự giúp đỡ của bạn bè và người thân.
(3) Theo ông khó khăn ban đầu của doanh nghiệp do nam giới làm giám đốc với doanh nghiệp do nữ giới làm giám đốc có gì khác nhau?
Theo tôi cũng không có sự khác biệt nào mấy, tuy nhiên nam giới thì khả năng vượt qua khó khăn có lẽ là cao hơn, phụ nữ còn bị phụ thuộc nhiều, có khi đi vay tiền người ta không tin tưởng vào sự thành công nên chắc chắn là sẽ khó hơn.
(4) Vậy ông có cho rằng, sự khác nhau đó khiến doanh nghiệp của nam giới sẽ dễ thành công hơn doanh nghiệp nữ?
Điều này thì cũng không hẳn đâu, tôi thấy có nhiều doanh nghiệp nữ thành công lắm. Bản thân tôi cũng nhận thấy mình thua kém một số doanh nghiệp nữ mà tôi biết. Họ cũng năng động và mạnh mẽ lắm?
(5) ông có thể cho biết mạnh mẽ ở đây có nghĩa là sao?
Doanh nhân nữ hiện nay cũng rất quyết đoán, vượt qua những khó khăn để đưa doanh nghiệp phát triển. Nhiều khi họ còn kiên nhẫn hơn nam giới chúng tôi.
(6) Theo ông điểm hạn chế nào của nữ giới so với nam giới khi điều hành, quản lý doanh nghiệp?
Nữ giới thì nhiều khi còn nặng về tình cảm, hạn chế trong một số mặt quan hệ xã giao, ví dụ như là nhậu nhẹt, đi vui chơi với đối tác. Điểm này thì nam giới chúng tôi thuận lợi hơn, mà trong làm ăn thì những vấn đề này rất khó tránh.
Thế hạn chế của nam giới là gì?
Đối với nam giới nhiều khi là quá nóng tính, vội vã, có khi thiếu sự cẩn trọng. Trong vài trườnghợp có khi một chút mềm mại, nhẫn nại của người phụ nữ sẽ dẫn đến thành công, còn nam giới chúng tôi thì khó nhẫn nại lắm.
(8) Vậy theo ông, xu hướng phát triển của các doanh nghiệp nữ trong tương lai sẽ như thế nào?
Tôi nghĩ trong tương lai doanh nhân nữ sẽ phát triển rất tốt, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp nữ xuất hiện và có những thành công nhất định. Doanh nhân nữ cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ phía Nhà nước. Môi trường kinh doanh cũng tạo nhiềuđiều kiện hơn cho các doanh nhân nữ.
(9) ông có cho rằng, những khó khăn hiện nay của các doanh nhân nữ là gì?
Khó khăn của doanh nhân nữ hiện nay theo tôi biết thường là về kỹ năng quản lý tài chính, khả năng tiếp cận vốn?
(10) Tại sao lại là vốn?
Bởi trong gia đình, nam giới vẫn luôn là người quản lý tiền bạc. Việc sử dụng nguồn vốn gia đình để làm kinh doanh ở nam giới sẽ có thuận tiện hơn. Ngay cả khi phải thế chấp tài sản gia đình thì phụ nữ cũng có phần khó khăn hơn. Vay bạn bè người thân thì đôi lúc ít có sự tin tưởng vào sự thành công nên có khi khó vay hơn nam giới.
(11) Doanh nghiệp của ông làm ăn như thế nào?
Nhìn chung là tốt hơn mọi năm, tuy nhiên tôi cũng chưa thấy hài lòng vào doanh thu của doanh nghiệp, thị trường vẫn còn bó hẹp.
(12) ông có cảm nhận thế nào khi làm việc với các đối tác là nữ giới?
Cũng thấy thoải mái, mặc dù trong một số trường hợp với nữ giới thì phải tế nhị hơn, không thoải mái và cứng nhắc như nam giới được. Ngay cả cách giao tiếp cũng có sự khác nhau hơn.
(13) ông nhận thấy thái độ của xã hội hiện nay về người phụ nữ làm kinh doanh như thế nào?
Bình đẳng, không còn sức ép như ngày trước. Phụ nữ được thoả mái làm ăn buôn bán hơn. Có điều họ có thành công hay không thì phụ thuộc vào chính họ thôi.
Thảo Luận nhóm 1
(trích)
Thời gian: Từ 20h – 21h30, ngày 23/01/2008
Địa điểm: Cầu Giấy, Hà Nội
Thành viên: 6 người (gồm: 4 doanh nhân nữ, 1 nam doanh nhân và tác giả)
(1) Khó khăn ban đầu khi thành lập doanh nghiệp
Chị Nguyễn Thị V: Khó khăn thì rất nhiều, như về vốn, ban đầu thiếu vốn nên phải hỏi vay bạn bè, người thân trong gia đình. Khó tìm chỗ để đặt trụ sở, tìm đối tác ban đầu…Dần thì cũng khắc phục được và từng bước kiện toàn cơ cấu tổ chức, ổn định thị trường…Nhiều lúc nản, nhưng đâm lao thì phải theo lao, đành cố gắng thôi.
Chị Nguyễn Thị T: Cũng giống mọi người ở đây, cũng vẫn những khó khăn về vốn, thuê nhà đặt trụ sở, xưởng sản xuất…May mắn cũng nhận được hỗ trợ của gia đình nên dần khắc phục những khó khăn.
(2) Tiếp cận các nguồn vốn.
Chị Trần Phương L: Tôi tự huy động vốn của người thân trong gia đình. Cũng sử dụng các vốn của doanh nghiệp, nhưng không nhiều, vẫn phải vay nhiều. Tôi thì không thích vay ngân hàng, các thủ tục rườm rà, thường nhờ qua bạn bè tìm nguồn để vay.
Chị Bùi Thu H: Tôi thì có vay ngân hàng nhưng không nhiều, không thường xuyên, bí quá mới đi vay…là công ty cổ phần nên tôi thường huy động vốn từ các cổ đông.
Anh: Nguyễn Quang A: Tôi thường đi vay ngân hàng, cầm sổ đỏ của ông bà nội để đi vay ngân hàng. Thi thoảng thì vay bạn bè, nhưng không được dài nên nguồn này tôi ít tiếp cận. Mấy năm nay, làm ăn cũng tốt nên ít phải đi vay hơn.
Chị Vũ Thị L: Tôi chưa từng vay ngân hàng, toàn là vay của anh chị em trong gia đình, ông xã cũng hỗ trợ một phần. Mỗi người làm một công ty riêng nên hỗ trợ nhau về vốn.
(3) Khó khăn gì về mặt quản lý, điều hành doanh nghiệp
Chị Nguyễn Thị T: Khó khăn thì nhiều, tôi không học về kinh tế nên những kiến thức về tài chính là tôi tự mày mò, hỏi mọi người, nên cũng có lúc khó khăn, Mặc dù đã có bộ phận kế toán tài chính riêng, nhưng là quản lý mà nắm không chắc thì sẽ gây khó khăn cho việc kinh doanh. Theo tôi yếu tố này hết sức cần thiết trong kinh doanh.
Chị Vũ Quỳnh H: Tôi quản lý con người còn kém, nhiều khi ông xã phải tư vấn cho tôi nhiều lắm, ông ấy không làm kinh tế, nhưng có cái nhìn tương đối tốt. Sắp xếp nhân viên không hợp lý, nhiều khi không nhìn thấy sự lộn xộn trong công việc của mọi người. Điểm yếu đó tôi cũng đang cố gắng khắc phục.
Anh Nguyễn Quang A: Về quản lý đó là vấn đề mà bây giờ tôi vẫn gặp khó khăn. Tính tôi nóng, cầu toàn nhưng thiếu kiên nhẫn, cứ không được việc là tôi quát. Nhiều người bảo là tôi cứ như thế thì nhân viên sợ chứ không phục. Có những chuyện cần phải tế nhị, mềm mỏng thì tôi không làm được. Có lẽ đó là đặc điểm chung của nam giới.
Chị Nguyễn Thị V: Tôi thấy mình vẫn còn mông lung nhiều thứ lắm, ví dụ như về tài chính, thuế, các thủ tục thanh toán quốc tế. Thậm trí khi mà thị trường chứng khoán ồ ạt như hiện nay, nhưng tôi vẫn không biết nhiều về nó, nên cũng có tham gia đâu.
(4) Việc tham gia câu lạc bộ ndoanh nhân,t hiệp hội doanh.
Chị Nguyễn Thị V: Khó khăn của tôi là không có thời gian, nhiều khi không có thời gian cho gia đình, nên cũng không muốn tham gia vào một tổ chức nào, mặc dù cũng có nhiều người đến vận động. Người ta cũng tư vấn cho mình thấy nhiều cái lợi, nhưng khổ nỗi khan hiếp thời gian qúa, tự vận động quen.
Chị Bùi Thu H: Tôi cũng không tham gia vào một tổ chức nào hết, cũng biết một số câu lạc bộ, hiệp hội của thành phố, nhưng bận quá, cứ nghĩ đến việc tham gia thì phải dành thời gian cho nó lại thấy lười. Hơn nữa doanh nghiệp hoạt động cũng ổn định nên chưa cần thiết làm…
(5) Thời gian dành cho gia đình.
Chị Trần Phương L: Con tôi đứa học lớp 2, đứa học lớp 5, hàng ngày tôi đều đưa con đi học rồi mới qua công ty, chiều thường về muộn nền lúc ông xã đón, lúc ông bà...Thực sự tôi gặp con tôi hàng ngày cũng không nhiều lắm. Tối về nhà thì chúng cũng học bài, rồi đi ngủ, chỉ có buổi sáng là cho chúc nó ăn, rồi đưa đi học có lẽ là khoảng thời gian tôi quan tâm đến chúng nhiều nhất. Tất nhiên là do công việc thôi, nhiều khi gặp gỡ khách hàng, thậm trí đi tỉnh xa, tôi lo lắng cho các con lắm, nhưng công việc mà, mình không đích thân đi thì không được.
Chị Nguyễn Thị T: Tôi cũng vậy thôi, tuy nhiên tôi vẫn tranh thủ được thời gian cho các con. Buổi chiều cũng về đủ thời gian lo cơm nước, dặn dò, chỉ bảo chúng nó học. Tuy nhiên cũng có lúc bận thì việc này lại do ông xã làm.
Chị Vũ Quỳnh H: Buổi sáng phải đưa con đi học, chiều về đón con, nói chung 2 vợ chồng cũng phân chia đựơc thời gian đón đưa con nên cũng ít lo hơn. Thỉnh thoảng đi xa lại nhờ ông bà, ông xã. Theo tôi bất kỳ người phụ nữ nào cũng không tránh được vấn đề này. Quan trọng là mình sắp xếp thời gian ra sao. Nhiều gia đình bố mẹ mải lo làm ăn mà bỏ bê con cái, những đứa lớn thì hư hỏng, đứa nhỏ thì không được chăm sóc đầy đủ.
Anh Nguyễn Quang A: Nam giới chúng tôi không vất vả như mấy chị, chuyện con cái vợ tôi lo rồi. Thi thoảng ngày nghỉ thì đưa cả nhà đi chơi thôi. Nhiều khi đi cả tuần cũng ít khi phải lo gia đình, gọi điện hỏi thăm thôi. Vợ tôi làm công ty ngoài, thời gian cũng nhiều nên tôi yên tâm về chuyện nhà cửa.
(6) Mong muốn hỗ trợ từ phía Nhà nước hay các tổ chức, cá nhân cho việc kinh doanh.
Chị Bùi Thu H: Mong muốn thì có nhiều lắm, nhưng trước mắt hy vọng các chính sách của Nhà nước trong giai đoạn hội nhập này tạo nhiều điều kiện cho doanh nhân nữ phát triển. Ví dụ như việc tiếp cận tín dụng, đất đai. Các chương trình hỗ trợ về xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm...
Chị Nguyễn Thị T: Chắc cũng giống mọi người tôi mong được sự hỗ trợ trong việc tiếp cận các nguồn vốn, mở rộng thị trường, tiếp cận với các đối tác nước ngoài. Trước mắt mong nhận được những hỗ trợ về kỹ năng kinh doanh, quản lý (...)
(7) Thuận lợi và khó khăn của nam giới và nữ giớì khi làm kinh doanh
Chị Vũ Thị L: Thực tế thì không nhiều lắm, mỗi giới có điểm mạnh yếu riêng. Nam thì cứng cỏi, quyết đoán, liều hơn. Nữ giới có lợi là cẩn thận, khéo léo. Cái khó của nữ giới trong kinh doanh đôi khi là thiếu liều lĩnh, một vài trường hợp còn e ngại, có những cuộc gặp gỡ không phải phụ nữ nào cũng giám gặp. Chị có thể nói cụ thể? Chẳng hạn như bạn hàng hẹn gặp gỡ, bàn bạc ở một số địa điểm nghỉ mát. Là nữ giới nhiều khi ngại đi, còn gia đình nữa, nói chung không tiện. Mà giao cho cấp dưới đi thì không được. Mỗi giới cũng có cách thức khác nhau để làm kinh doanh mà.
Chị Bùi Thu H: Nam giới thì ít phải lo việc gia đình hơn, có điều kiện học hành, gặp đối tác, bạn hàng, đi xa cũng dễ dàng. Nữ giới thì hạn chế ở mấy khâu nhậu nhẹt, phải chăm sóc gia đình cho nên cũng có nhiều cái bất lợi.
Anh Nguyễn Quang A: Như các chị đã nói, nam giới chúng tôi thì có thể nhậu nhẹt, ngồi thâu đêm. Gọi cái có thể ra bàn nhậu ngay. Các chị thì lại khác, nhiều nhi công việc giải quyết trong bữa ăn, thậm chí là lôi nhau đi hát karaoke rồi bàn chuyện./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33468.doc