Luận văn Đổi mới cách viết và đưa tin trên sóng truyền hình của đài phát thanh và truyền hình Tuyên Quang

Hiện nay, máy quay phim của phóng viên là máy quay phim trên băng từ, vì vậy chất lượng hình ảnh không cao lắm, đôi khi băng đứt, băn rối làm hỏng hình ảnh; micrô và dây micrô không đồng bộ nên chất lượng tiếng động không đảm bảo Vì vậy, tôi đề nghị: Về máy quay phim: Nên trang bị máy quay phim kỹ thuật số chuyên dụng, chất lượng hình ảnh cao để phóng viên có thể ghi hình ở mọi điều kiện ánh sáng, kịp truyền tin và hình ảnh về đài một cách nhanh nhất. Về Micrô và dây micrô: Phải chuyên dụng, đồng bộ và đi theo mỗi máy quay phim ít nhất phải có một dây micrô dự phòng để phóng viên có thể sử dụng thu phỏng vấn, tiếng động trong bất cứ môi trường, hoàn cảnh nào. Đi kèm là các phụ kiện như chân, chắn gió, tai nghe Lãnh đạo Đài cần tham mưu cho lãnh đạo tỉnh đầu tư, trang bị thêm cho đài ít nhất 2 bộ bàn dựng đồng bộ và hiện đại để các kỹ thuật viên thực hiện tốt khâu hậu kỳ trước khi phát sóng ở đài địa phương cũng như gửi tin về Đài Truyền hình Việt Nam, đảm bảo chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt.

doc67 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2750 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới cách viết và đưa tin trên sóng truyền hình của đài phát thanh và truyền hình Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm được hơn 2.500 ha đất trồng lúa, đạt 56,9% kế hoạch và dự kiến làm 2.985 ha đất trồng cây mầu chủ yếu là ngô, lạc, đậu tương. Đồng thời quản lý khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợi, nạo vét kênh mương để giữ nước, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho cây trồng./. Thực hiện: Thu Giang - Mai Hương - Ngày 2 tháng 12 năm 2004, Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang phát sóng lúc 20h1’ - chương trình thời sự: Tin “Hội Cựu Chiến Binh tỉnh tổng kết phong trào thi đua Cựu Chiến Binh gương mẫu” Hội cựu chiến binh tỉnh tổng kết phong trào thi đua cựu chiến binh gương mẫu PTV: Như chúng tôi đã đưa tin, Sáng nay 2/12 tại hội trường UBND tỉnh, Hội cựu chiến binh tỉnh đã tổ chức kỷ niệm trọng thể 15 năm thành lập Hội cựu chiến binh Việt Nam và tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”. 5 năm lần thứ 3 ( 2000 - 2004), đồng chí Lê Thị Quang - Phó bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch UBND tỉnh; Các đồng chí Ban thường vụ tỉnh uỷ, thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể của tỉnh và lãnh đạo các huyện, thị xã đã đến dự . Sau lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam, Hội CCB tỉnh đã tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” 5 năm lần thứ 3 (2000 - 2004). Trong 5 năm qua, phong trào thi đua của Hội đã tiếp tục phát triển sâu rộng trong cán bộ, hội viên, trở thành động lực mạnh mẽ làm khơi dậy ý chí chiến đấu, tinh thần vượt khó, tính năng động sáng tạo, tình đồng chí, đồng đội để xây dựng tổ chức hội trong sạch vững mạnh. Đến nay, các cấp Hội trong tỉnh đã kết nạp được 24.600 hội viên, đạt 90% tổng số cựu chiến binh. Số cơ sở hội đạt trong sạch vững mạnh là 68,3%. Từ 5,95% số hộ hội viên nghèo năm 2000 đến nay, số hộ hội viên nghèo chỉ còn 1,1%. Các cấp hội trong tỉnh đã tích cực động viên hội viên tích cực giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh. Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Thị Quang - Phó bí thư tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh đã biểu dương những nỗ lực cố gắng của cán bộ, hội viên CCB trong tỉnh đã gương mẫu đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo và tích cực tham gia công tác xã hội. Đồng chí mong rằng, trong thời gian tới tổ chức hội tiếp tục động viên hội viên phát huy bản chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu tham gia trong các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân, với sự tin cậy của Đảng. Nhân dịp này hội CCB tỉnh đã trao tặng các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua CCB gương mẫu 5 năm lần thứ 3 ( 2000 - 2004)./. Thực hiện: Thái Sơn - Đình Liệu … 2.4. Đưa tin trong chương trình thời sự truyền hình của Đài PT & TH tỉnh Tuyên Quang 2.4.1. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Ban Thời sự Ban thời sự là xương sống của Đài phát thanh và truyền hình Tuyên Quang, là ban biên tập chịu trách nhiệm chính trước Ban giám đốc đài trong việc tổ chức sản xuất và đưa tin trên chương trình thời sự truyền hình. Ban Thời sự tại thời điểm 1 tháng 8 năm 2006 có 25 lao động chính thức (Trong đó có 20 biên chế), gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban và 23 phóng viên, biên tập viên; có 3 phòng: Phòng biên tập (7 người), Phòng phóng viên (10 người), Phòng phát thanh viên (8 người). Hàng ngày (trừ ngày chủ nhật), Ban Thời sự chịu trách nhiệm sản xuất 2 chương trình Thời sự truyền hình; 1 chương trình thời sự Phát thanh tiếng Kinh; 1 chương trình thời sự phát thanh tiếng Tày và 1 chương trình thời sự phát thanh tiếng Dao. Tổng số thời lượng mà Ban Thời sự chịu trách nhiệm thực hiện hàng ngày là 135 phút. Trong đó, riêng chương trình thời sự truyền hình là 45 phút (15 phút buổi trưa và 30 phút buổi tối). Với số lượng biên chế ít, lại phải đảm nhận một nhiệm vụ nặng nề nên chắc chắn việc tổ chức sản xuất và đưa tin của Ban Thời sự gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế. 2.4.2. Những hạn chế của việc đưa tin trong chương trình thời sự truyền hình * Về nội dung thông tin: Ban Thời sự chưa “bao sân” được, còn phụ thuộc vào các Đài truyền thanh - truyền hình huyện, thị xã và các báo của Trung ương và Tuyên Quang. Trong các phần tin của chương trình thời sự truyền hình Tuyên Quang đưa nhiều tin tiến độ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp….trong khi nhiều vấn đề nóng hổi của cuộc sống đang được dư luận quan tâm thì bị bỏ sót và đưa chậm hơn so với các báo khác. Thông tin khai thác trên các báo nhiều khi không được kiểm chứng, không được “chế biến” thành đặc sản của truyền hình dẫn đến nếu báo đưa tin sai thì đài truyền hình cũng đưa tin sai. Trong khi thiếu những thông tin mà khán giả cần thì tin của đài lại thừa những thông tin mà khán giả không quan tâm. Đó là những thông tin lễ tân, mang tính “hiếu hỷ”. *Về hình thức phần tin: Đối với chương trình thời sự truyền hình buổi trưa 15 phút và buổi tối 30 phút thì phần tin chưa thật sự sinh động, đôi lúc buồn tẻ. Tất cả các phần tin đều được xây dựng một kiểu giống nhau. Mở đầu là một tin chính trị, tiếp đến là các tin kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng - an ninh. Bình quân trong một chương trình thời sự có 7 tin chính. Và việc “bê” tất cả các tin trong chương trình không biết có gợi trí tò mò, cuốn hút khán giả hay không ra làm “tin chính” theo một khuôn mẫu đã cho thấy sự lạc hậu và đơn điệu ngay từ khi mở đầu chương trình. * Về công tác tổ chức sản xuất tin và đưa tin: Thứ nhất là tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận. Sự chuyên môn hoá chưa cao, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng trong phân công lao động đã làm giảm hiệu quả của việc chủ động theo dõi nguồn tin cũng như nâng cao chất lượng công việc Thứ hai là việc bố trí công việc cho các phóng viên, biên tập viên không đồng đều, không đúng sở trường. Có những phóng viên làm công tác biên tập là chính nhưng vẫn được bố trí theo dõi 2 đến 3 ngành, lĩnh vực quan trọng, có nhiều hoạt động xảy ra trong tháng, quý và năm. Trong khi đó có những phóng viên không được giao theo dõi một ngành, một lĩnh vực nào. Thứ ba là tổ chức mạng lưới cộng tác viên không hiệu quả Thứ tư là việc lập và thực hiện kế hoạch đưa tin chưa đạt hiệu quả. Chương III Một số hướng đổi mới cách viết tin và đưa tin trên sóng truyền hình của Đài Pt & th tỉnh Tuyên Quang 3.1. Những định hướng quan trọng của tỉnh Nghị quyết số 09 ngày 13 tháng 7 năm 2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Tuyên Quang về đẩy mạnh và nâng cao chất lượng báo chí xuất bản đã khẳng định: Những năm gần đây, hoạt động báo chí, xuất bản của tỉnh có bước phát triển tiến bộ, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội, phát huy truyền thống cách mạng, bản sắc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; đấu tranh, phê phán tiêu cực và tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng bộ, chính quyền địa phương. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác báo chí, xuất bản từng bước được đầu tư về số lượng, nâng cao về chất lượng. Công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản đã chú trọng định hướng nội dung, nâng cao trách nhiệm, chất lượng kiểm duyệt tin, bài; đã chủ động hơn trong phối hợp với báo chí Trung ương và các tỉnh bạn để trao đổi thông tin, nghiệp vụ, góp phần làm đa dạng, phong phú hơn nội dung thông tin hoạt động báo chí của tỉnh. Đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế của hoạt đông báo chí, xuất bản như: Nội dung, hình thức chậm đổi mới, có lúc thiếu nhạy bén, kịp thời; tính phát hiện, tổng kết, định hướng dư luận và hành động chưa cao; công nghệ làm báo còn lạc hậu; xuất bản phẩm còn ít, mạng lưới phát hành còn thiếu và yếu; Một số cấp uỷ, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của báo chí, xuất bản; chưa xây dựng và thực hiện các quy định về phân cấp chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản trên địa bàn. Sự phối hợp trong chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản chưa chặt chẽ, có lúc còn bị động, lúng túng. Kinh phí phục vụ hoạt động báo chí, xuất bản còn gặp nhiều khó khăn; còn thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích và huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển báo chí, xuất bản. Các cơ quan báo chí chậm đổi mới hoạt động, chưa coi trọng việc xã hội hoá công tác xuất bản, phát hành. Đội ngũ cán bộ báo chí, xuất bản còn thiếu và hạn chế về trình độ, năng lực trước yêu cầu đổi mới. Để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, xuất bản của tỉnh, thì trước hết Báo chí, xuất bản phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, sự quản lý của chính quyền địa phương, hoạt động đúng pháp luật, là tiếng nói của đảng bộ, chính quyền, của các tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Hoạt động báo chí, xuất bản của tỉnh phái lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh làm trọng tâm, đồng thời đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng thông tin, thưởng thức văn học, nghệ thuật của nhân dân; có trách nhiệm hình thành, định hướng dư luận xã hội lành mạnh, góp phần tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng và hành động trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Tỉnh uỷ và chỉ đạo của chính quyền địa phương. Phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản của tỉnh theo hướng tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng, phong phú về nội dung, từng bước hiện đại. Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động các nguồn lực để phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản. Xây dựng, phát triển hệ thống phát thanh, truyền hình phù hợp quy hoạch chung của cả nước và điều kiện của tỉnh; chú trọng đầu tư hệ thống truyền thanh cơ sở. Phấn đấu đến năm 2010, 97% dân số được phủ sóng phát thanh, 93% dân số được phủ sóng truyền hình… Nghị quyết của Tỉnh uỷ cũng đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung thông tin báo chí. Cụ thể các cơ quan báo chí của tỉnh phải bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, tuyên truyền, cổ vũ nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến, thi đua thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp, nhất là các lĩnh vực đột phá và chương trình kinh tế lớn của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010. Thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương của cấp uỷ, chính quyền địa phương; tích cực phát hiện, tuyên truyền những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, phê phán tiêu cực và tệ nạn xã hội, đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, nâng cao chất lượng các chuyên mục, phản ánh phong phú, nhiều chiều, sát thực tiễn đời sống xã hội. Chu trọng các thể loại bình luận, phản ánh kịp thời những vấn đề bức xúc đặt ra trong thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nhu cầu thông tin, giải trí và thưởng thức văn hoá, nghệ thuật của nhân dân. Nâng cao chất lượng các tin, bài, chất lượng đọc, duyệt tin, bài, đảm bảo quy trình chặt chẽ khi xuất bản các ấn phẩm báo chí. Thường xuyên phổ biến chủ trương, chỉ đạo định hướng thông tin, tuyên truyền của tỉnh cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Phân công phóng viên phụ trách các lĩnh vực một cách phù hơp, đặt ra yêu cầu cao về trách nhiệm của phóng viên với sản phẩm báo chí của mình. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên để tăng tin, bài có tính chuyên ngành, tính tổng kết thực tiễn. Thường xuyên cải tiến, đổi mới hình thức tờ báo, hình thức thể hiện tin, bài của Báo Tuyên Quang, Báo Tân Trào và các chương trình phát thanh, truyền hình của tỉnh. Làm tốt công tác tiếp thu ý kiến góp ý, xây dựng của bạn đọc, người nghe, người xem. Thực hiện nền nếp việc điều tra khảo sát, đánh giá chất lượng hiệu quả thông tin báo chí. Trên cơ sở các nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, xuất bản của Tỉnh uỷ Tuyên Quang - Đài Phát thanh và truyền hình Tuyên Quang đã nhận thức rõ vai trò của mình trong hoạt động báo chí ở địa phương. Đồng thời xác định Truyền hình là một loại hình báo chí điện tử đã và đang phát huy hiệu quả tác động mạnh mẽ vào xã hội, khẳng định những thế mạnh của loại hình báo chí này trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện các chức năng của báo chí cách mạng, là cơ quan ngôn luận của Đảng, của Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân. Vì vậy, vấn đề đào tạo đội ngũ người làm báo truyền hình giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để từ đó thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất theo quan điểm của Đảng. (8) 3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức 3.2.1. Đào tạo, bổ sung nhân lực và cơ cấu lại tổ chức của Ban Thời sự Hiện nay, Ban thời sự Đài Phát thanh và truyền hình Tuyên Quang có tổng số 25 lao động chính thức, trong đó có 22 phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên trong biên chế. Xác định Ban Thời sự là xương sống của Đài, do vậy, Đảng uỷ, Ban giám đốc đã quan tâm bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị cho đội ngũ Phóng viên, Biên tập viên và Phát thanh viên các thứ tiếng như: Kinh, Tày, Dao. Trong tổng số 25 cán bộ, Biên tập viên, phóng viên, Phát thanh viên, cộng tác viên của Ban thời sự , có 7 Biên tập viên - Bình luận viên, 7 phóng viên, 8 Phát thanh viên và 3 cộng tác viên. 100% Biên tập viên, phóng viên được đào tạo cử nhân báo chí tại Học viện báo chí tuyên truyền và Khoa báo chí - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. So với khả năng đáp ứng nhu cầu còn thiếu. Đội ngũ cộng tác viên, các đài Truyền thanh - truyền hình huyện, thị xã có trình độ chính trị từ sơ cấp trở lên; chuyên môn, nghiệp vụ từ Trung cấp Phát thanh, truyền hình đến cử nhân báo chí. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên cho Dân tộc ít người có 6 người, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc hiện nay. Vì vậy, giải pháp quan trọng hàng đầu là bổ sung nhân lực cho Ban Thời sự để ban có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ sản xuất và đưa tin trong chương trình thời sự truyền hình hàng ngày. Việc đào tạo lại và bổ sung nhân lực có thể được tiến hành bằng ba cách: + Thứ nhất là lãnh đạo Đài và Phòng tổ chức cán bộ tổ chức thi tuyển người cho Ban Thời sự (8) Nghị Quyết số 09 - NQ/TU, ngày 13 tháng 7 năm 2006 của BTV Tỉnh uỷ về đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, xuất bản. + Thứ hai là để Ban Thời sự được tự chủ trong việc tìm người, tiến hành sàng lọc và đào tạo cho từng chức danh, công việc. + Thứ ba là bố trí, sắp xếp công việc cho một số phóng viên đi đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tiếp cận với xu hướng làm báo hiện đại. Trước mắt, việc bổ sung nhân lực cho Ban Thời sự cần tập trung ở bộ phận Phòng phóng viên. Nhân lực Phòng phóng viên phải tăng lên tối thiểu 10 người mới có thể đảm đương được nhiệm vụ tuyên truyền. Hướng bổ sung là những người giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; nhanh nhẹn, năng động và sáng tạo trong tác nghiệp. 3.2.2. Cải tiến việc lập kế hoạch đưa tin Để có được kế hoạch tuần, kế hoạch tháng tốt, Ban thời sự cũng phải làm tốt việc hợp tác với Ban biên tập và các Đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thị xã để nắm kế hoạch của họ, từ đó bổ sung cho kế hoạch tuần, tháng. Tại các cuộc giao ban tuần sẽ tiến hành kiểm tra, rút kinh nghiệm việc triển khai kế hoạch tuần qua. Kế hoạch ngày là kế hoạch quan trọng nhất của Ban Thời sự và vì vậy cần được quan tâm đúng mức hơn. Cùng với lãnh đạo Phòng phóng viên, Ban biên tập, lãnh đạo Ban thời sự cũng phải chịu trách nhiệm đề xuất sự kiện, vấn đề thời sự cần làm thuộc lĩnh vực được giao phụ trách. Hiện nay, việc quản lý cấp Ban vẫn mang nặng tính hành chính mà ít mang tính chuyên môn nên không sâu. Lãnh đạo ban cũng nên phân công phụ trách từng mảng như chính trị, kinh tế, văn hoá thể thao…để cùng phóng viên bám sát được sự kiện. 3.2.3. Tổ chức xây dựng và quản lý mạng lưới cộng tác viên Xây dựng mạng lưới cộng tác viên là vấn đề quan trọng nhằm nâng cao tính thời sự, khai thác, phát hiện nhiều vấn đề, sự kiện nảy sinh trong đời sống xã hội để phản ánh. Từ những khảo sát thực tế Thể loại tin trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang trong 2 năm 2003 và 2004 có thể thấy những hạn chế về sự phối hợp giữa Đài tỉnh với các Đài truyền thanh & truyền hình các huyện, thị xã. Điều đó dẫn đến tin tức ở chương trình thời sự truyền hình còn bó hẹp về đề tài phản ánh, diện phản ánh chưa rộng khắp. Nhiều chương trình, phần tin chỉ tập trung ở thị xã và một số huyện lân cận. Các huyện xa như: Sơn Dương, Chiêm Hoá, Na Hang rất thiếu tin tức, thậm chí ở một số chương trình không có tin phát sóng. Trường hợp có tin thì chất lượng của nội dung và hình ảnh cũng rất yếu. Từ hạn chế đó thấy rằng, việc xây dựng, củng cố mạng lưới cộng tác viên trước hết cần tập trung vào việc tổ chức lại và mở rộng cộng tác viên là phóng viên, biên tập viên của các Đài truyền thanh & truyền hình huyện, thị xã. Đã đén lúc, Ban Thời sự cần đứng ra thay mặt lãnh đạo Đài tiến hành rà soát, sàng lọc lại các công tác viên, xem xem thời gian qua họ đã có thay đổi công tác gì không, nếu cần thì thay thế. Lãnh đạo Đài cần làm việc với lãnh đạo các Đài truyền thanh và truyền hình các huyện, thị để họ giới thiệu những phóng viên, biên tập viên giỏi, năng động để làm cộng tác viên cho đài tỉnh. Chế độ thù lao, nhuận bút cũng nên thay đổi. Cần khôi phục lại tiền trách nhiệm cho cộng tác viên hàng tháng để cộng tác viên thấy rằng Đài có quan tâm đến họ và gắn họ với Đài. Có như vậy mới giúp cho lượng thông tin về các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội ở các địa phương tuyên truyền trên sóng truyền hình tỉnh phong phú, đa dạng, đảm bảo cân đối tin tức trong tổng thể chương trình thời sự. Xây dựng đội ngũ phóng viên từ các Đài huyện, thị xã trước hết có lợi thế theo ngành dọc và đội ngũ này hiện nay đã và đang được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ báo chí tại các trường Đại học, Học viện theo các hệ chính quy và tại chức. Thực tế đó sẽ đáp ứng nhu cầu tuyên truyền theo kế hoạch, định hướng chiến lược của Đài tỉnh ngày một hiệu quả hơn. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên đủ mạnh sẽ giúp cho việc nắm bắt thông tin được cập nhật hơn, kịp thời phản ánh những vấn đề mới bức xúc từ cơ sở mà trước đây chưa làm được. Ngoài ra phải thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ giữa Đài tỉnh với các Đài huyện, thị xã để từng bước đổi mới, cải tiến cách viết tin, đưa tin cho phù hợp với tiến trình phát triển của báo chí hiện đại nói chung, truyền hình Tuyên Quang nói riêng. 3.2.4. Tổ chức săn tin và nuôi tin Để hoạt động săn tin hiệu quả, trước hết cần tổ chức phân công lại ngành, lĩnh vực cho phóng viên theo dõi theo hướng xoá bỏ độc quyền. Sẽ không còn một ngành, một lĩnh vực do phóng viên nắm nữa mà sẽ do một nhóm phóng viên phụ trách, trong đó có nhóm trưởng chịu trách nhiệm điều phối và chịu trách nhiệm trước ban biên tập về việc tổ chức đưa tin và săn tin, có chế độ thưởng phạt rõ ràng để kích thích phóng viên hoạt động. Cùng với ràng buộc việc săn tin, đối với các phóng viên thì cần đẩy mạnh việc săn tin qua các nguồn tin như báo viết, Internét, phát thanh…Khi thấy có vấn đề gì đó được dư luận quan tâm hay có ý nghĩa kinh tế xã hội lớn mà các phương tiện truyền thông khác đề cập, Đài cũng cần tổ chức làm ngay bằng việc mở rộng thông tin, xây dựng góc tiếp cận vấn đề mới. 3.3. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ Báo chí với tính chất là một hoạt động thông tin đại chúng và có khả năng tác động vào tiến trình vận động của xã hội hiện đại nói chung. ở vào những thời điểm có những biến cố quan trọng, báo chí đóng vai trò như người hoa tiêu, góp phần to lớn vào việc tạo ra khuynh hướng của các tiến trình chính trị, xã hội. Sự tác động đó được thể hiện bảo vệ những giá trị gì? chống lại những quan điểm thái độ nào?…phụ thuộc rất nhiều vào những người làm báo nói chung. Đó là quan điểm của người làm báo, nhất là người quản lý trực tiếp các Toà soạn, các Ban biên tập. Đối với báo chí nói chung, truyền hình nói riêng thì Tin được xác định là thể loại xương sống. Điều này đòi hỏi phải đào tạo những phóng viên, biên tập viên có nhãn quan chính trị tốt, có khả năng tác nghiệp và làm tin nhanh, đảm bảo chất lượng, nhằm phát huy được thế mạnh và hiệu quả của báo chí truyền hình. Thực tế đội ngũ phóng viên, biên tập của Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang đều được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ báo chí tại Học viện báo chí tuyên truyền; Khoa báo chí - Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên việc đào tạo và đào tạo lại là vấn đề hết sức quan trọng cho người phóng viên về nhận thức chính trị, về nghiệp vụ để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Đội ngũ phóng viên biên tập là những người sáng tạo tác phẩm báo chí, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, do đó việc thường xuyên củng cố, bổ sung kiến thức hiểu biết về kinh tế - xã hội, về đặc thù truyền thống, tâm lý của người dân miền núi Tuyên Quang là điều kiện cần thiết, giúp cho họ phản ánh các sự kiện, vấn đề, con người thông qua tác phẩm của mình một cách nhanh nhất, trúng nhất và hiệu quả nhất. Tác phẩm ở đây là Tin truyền hình. Do vậy, Nhà báo, phóng viên, biên tập viên của Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang và đội ngũ cộng tác viên ở các Đài truyền thanh & truyền hình huyện, thị xã cần lưu ý viết tin ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu theo đặc trưng, đặc điểm của báo chí truyền hình. Tin là thể loại độc lập, cốt lõi của báo chí nói chung và của truyền hình nói riêng, do vậy tin phải đảm bảo phản ánh cái mới đang xảy ra, đã xảy ra. Đây chính là thước đo về trình độ, năng lực và phẩm chất của người làm báo. Người làm báo phải luôn luôn đáp ứng nhu cầu về thông tin - xã hội, chịu chi phối và tác động đến các hoạt động của xã hội: Chính trị, kinh tế, văn hoá, đời sống xã hội v.v…Người ta nói “Đói thông tin còn đói hơn cả cơm gạo”. Và truyền hình là một phương tiện thiết yếu đối với mọi gia đình trong xã hội. Tin có ý nghĩa thông báo những sự kiện, sự việc ở những thời điểm đang diễn ra và nó không phải là cái gì tĩnh, cố định, nó luôn thay đổi, linh hoạt và nó đảm bảo 5W + H (Tin đảm bảo một trong 5 yếu tố, chứ không nhất thiết phải đảm bảo cả 5W). Trong cuốn “Kỹ thuật viết tin” của tác giả Trần Quang đã quan niệm về thể loại tin như sau: - Thông báo thời sự một cách khách quan - Thông tin có lợi cho công chúng - Hấp dẫn công chúng - Diễn đạt đúng quy tắc Như vậy, Tin là một thể loại quan trọng bậc nhất của báo chí nói chung. Không thể hình dung được trong một chương trình thời sự của đài truyền hình mà lại ít tin hoặc không có tin. Chúng ta có thể khẳng định: Nếu không có thể loại tin thì cũng sẽ không có báo chí truyền hình. Nếu một chương trình thời sự truyền hình ít tin, người xem sẽ cho đài đó nghèo thông tin và họ sẽ từ bỏ việc xem truyền hình. Thông thường, nếu tính theo tỷ lệ bài phát sóng thì trên mỗi chương trình thời sự truyền hình, lượng tin có thể chiếm tới 50%, thậm chí có chương trình cao hơn từ 60% đến 70% là tin tức. Công chúng quan tâm đến thông tin báo chí nói chung, truyền hình nói riêng, trước hết là quan tâm đến tin. Khi các đài truyền hình đưa tin đầu tiên trong chương trình thời sư: “Nước Mỹ bị tấn công”, “Sóng thần ở Inđônêxia”, Israel – Hezbollah giao tranh: Lên kế hoạch sơ tán người Việt Nam tại Libăng…thì công chúng tập chung sự chú ý. Vì đó là tin, là sự kiện xác thực. Bản thân tính thời sự của tin đã gây sự chú ý cho công chúng. Thế nhưng những tin tức thời sự đó được thể hiện một cách hời hợt, khó hiểu, kém hấp dẫn cũng rất dễ bị công chúng bỏ qua. Vì thế, việc viết hoặc khai thác được những tin tức nóng hổi tính thời sự ở trong nước cũng như Quốc tế là điều đặc biệt cần thiết, nhưng việc trình bày những nội dung đó một cách hợp lý, phù hợp với khả năng và tâm lý tiếp nhận của công chúng cũng phải được coi là có tầm quan trọng ngang hàng với giá trị của tư liệu đã có. Do đặc điểm của báo chí truyền hình, việc xây dựng các tác phẩm tin tức thích hợp là điều cần quan tâm và thực hiện một cách chính xác, khoa học. Đó là yếu tố để báo chí truyền hình thực hiện được nhiệm vụ của mình, mang lại những hiệu quả tích cực. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng phát triển như vũ bão, việc đưa tin, cập nhật tin tức được tính bằng giờ, bằng phút. Điều này đòi hỏi các chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh - truyền hình Tuyên Quang nói chung và trang tin tuyền hình nói riêng phải đổi mới cách viết và đưa tin theo hướng hiện đại. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên của đài phải dành nhiều thời gian theo dõi, học tập cách tiếp cận sự kiện, phương pháp viết tin và cách đưa tin của Đài truyền hình Việt Nam, các đài truyền hình trong khu vực và trên thế giới như: CNN, AFP, HPO… tránh kiểu viết tin và đưa tin truyền thống. Bởi, thứ nhất, công chúng tiếp nhận thông tin không có nhiều thời gian để xem truyền hình. Thứ hai, tin truyền hình khác với tin báo viết là không lưu giữ được thông tin để công chúng xem lại khi cần thiết. Do vậy, tin truyền hình phải đảm bảo ngắn gọn, xúc tích, giúp khán giả xem sự kiện, sự việc một cách trực tiếp và làm cho người ta có cảm giác tham gia sự kiện đó. Độ dài của tin truyền hình nên giới hạn từ 15 giây đến 50 giây. Trong tin truyền hình thì cái tôi của tác giả không xuất hiện. Người làm tin truyền hình chỉ sử dụng văn trần thuật với những câu đơn là chủ yếu, không nên sử dụng câu văn cầu kỳ, hoa mỹ. Những năm gần đây, phóng viên, biên tập viên ở nhiều cơ quan báo chí, trong đó có Đài Truyền hình Việt Nam và các đài Phát thanh - truyền hình địa phương đã tiếp cận với cách làm tin của báo chí hiện đại. Các Nhà báo, phóng viên, biên tập viên đã dần gạt bỏ cách làm tin truyền thống theo kiểu cấu trúc hình tam giác thường và thay vào đó là cách làm tin hiện đại theo cấu trúc hình tam giác ngược. Có nhiều tin đã thực sự phá cách, không nhất thiết phải đảm bảo 5W + H (What: cái gí?, Who: ai?, Where: ở đâu?, When: khi nào?, Why: tại sao? và How: như thế nào?) mà chỉ cần các yếu tố: Kết quả, thời gian, ở đâu và nguyên nhân. Thậm chí nhiều sự kiện, vấn đề, con người chỉ đưa tin thông báo để đảm bảo tính thời sự nóng hổi, kịp thời, chứ không tham đưa nhiều chi tiết làm cho tin dài dòng mà lại không hiệu quả. 3.3.1. Viết câu mở đầu cho tin truyền hình: Câu mở đầu trong tin truyền hình phải đóng vai trò tương tự như “Tít” của tin trong báo in, là thông tin quan trọng nhất, hấp dẫn nhất nhằm cuốn hút, gợi trí tò mò của người xem đồng thời ngay lập tức đề cập chủ đề và góc tiếp cận thông tin với công chúng xem truyền hình. Với tin truyền hình, câu mở đầu thường nhấn vào “What”, “when”, “where”. Trong đó thành tố “what” thường được sử dụng nhất bởi vì hầu như tất cả mọi người đều tò mò muốn biết ngay “cái gì xảy ra” trước khi muốn biết thêm những chi tiết khác. Chính “cái gì xảy ra” là tin hay nói cách khác tin là cái gì xảy ra. Do vậy “cái gì xảy ra” luôn là thông tin quan trọng nhất của tin. Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, viết câu mở đầu không đơn giản vì nó không thể cứ dập khuôn theo công thức trên. Nó phụ thuộc vào sự kiện và góc tiếp cận hay thông điệp mà người viết tin muốn nhấn mạnh đến người xem và đặc biệt là giờ phát sóng. Dưới đây là một số điểm cần chú ý khi viết câu mở đầu: . Không nên đưa quá nhiều thông tin vào câu mở đầu vì nó vừa làm cho Phát thanh viên khó đọc vừa gây khó nhớ cho khán giả. Về độ dài, câu mở đầu nên tối đa là 20 từ hoặc chỉ giới hạn trong 2 dòng. Cấu trúc câu mở đầu càng đơn giản, dễ hiểu càng tốt. . Không nên viết câu mở đầu bằng những trạng ngữ hay mệnh đề điều kiện như “nhân dịp…”, “nhân kỷ niệm…”, “nếu…”, “nhằm…”, “để…”. Cũng nên hạn chế bắt đầu câu mở đầu bằng những từ chỉ thời gian như “mới đây”, “hôm qua”…, hoặc những từ trích dẫn “theo…” . Không bao giờ được bắt đầu câu mở đầu với một cái tên xa lạ với công chúng xem truyền hình mà thay vào đó nên mở đầu bằng chức vụ của họ. Chẳng hạn “Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tuyên Quang Trần Ngọc Thực…” . Nên tránh bắt đầu câu mở đầu bằng những con số hoặc dữ liệu thống kê vì người xem truyền hình khó nhớ nó ngay từ đầu mà thay vào đó nên gợi mở vấn đề cho khán giả xem truyền hình trước khi thông báo con số quan trọng cho họ. Ví dụ: Không nên viết ngay “0,4% là tốc độ tăng chỉ số tiêu dùng trong tháng 8, cao hơn 1% so với tháng 7”, nên thay bằng “Tốc độ tăng chỉ số tiêu dùng trong tháng 8 không chững lại, tăng o,4%, cao hơn 1% so với tháng 7” . Không nên mở đầu bằng trích dẫn nguyên văn lời phát biểu của lãnh đạo hoặc ai đó với những đại từ nhân xưng vì nó có thể gây lúng túng cho khán giả. Tốt nhất là tóm lược ý và diễn đạt lại thông điệp cho khán giả. 3.3.2. Viết lời dẫn cho tin truyền hình Việc có sử dụng lời dẫn hay không còn tuỳ thuộc vào vị trí, tầm quan trọng của tin trong chương trình thời sự. Yêu cầu đối với lời dẫn cho tin truyền hình: . Gợi hứng thú cho người xem về nội dung chi tiết của tin . Xác định được chủ đề và góc tiếp cận của tin . Nêu bật được tính thời sự của tin . Cung cấp thông tin chính hoặc xác định hoàn cảnh của sự kiện . Không nên viết lời dẫn quá dài. Lời dẫn cần nhanh chóng nhường chỗ cho phóng viên hoặc phát thanh viên trình bày nội dung tin. Còn theo các nhà nghiên cứu, giảng dạy báo chí ở các Trung tâm đào tạo báo chí trong nước thì việc viết lời dẫn cho tin được đúc rút như sau: . Tính chất của lời dẫn là xác định được chủ đề của tác phẩm báo chí . Chứng minh tính thời sự của tác phẩm báo chí . Tóm tắt thông tin quan trọng . Nêu được dàn bài cho tác phẩm báo chí . Xác định hoàn cảnh của sự kiện . Làm cho khán giả muốn xem . Chỉ rõ nguồn tin. Có nhiều loại lời dẫn khác nhau: . Loại lời dẫn nêu thông tin chính . Loại lời dẫn bổ sung cho đầu đề . Loại lời dẫn nêu hoàn cảnh của sự kiện . Loại lời dẫn giới thiệu . Loại lời dẫn nghi vấn (đặt câu hỏi) . Loại dẫn giải. Các phóng viên, biên tập viên của đài Phát thanh truyền hình Tuyên Quang và các đài huyện, thị xã phải lưu ý khi viết đoạn mở đầu, chú ý để sao cho đoạn mở đầu thâu tóm được cả 7 tính chất đã nêu trên. Còn mỗi lời dẫn chỉ có thể thực hiện được yêu cầu của một loại mà thôi. 3.3.3. Kỹ năng biên tập cấu trúc câu trong tin truyền hình * Chia tách một câu dài thành hai hay nhiều câu ngắn hoặc lược bỏ những yếu tố rườm rà: Câu trong văn bản truyền hình không nên dài quá 30 âm tiết. Đối với câu dài hơn số âm tiết trên, phải chia câu dài này thành các câu ngắn. Tách thành câu riêng bộ phận được đưa thêm vào để giải thích. Bộ phận được đưa thêm vào để giải thích chính là mệnh đề phụ định ngữ Tách những câu có nhiều mệnh đề đẳng lập. Các mệnh đề thường được nối với nhau bằng các liên từ “và”, dấu phảy, dấu chấm phảy. * Sửa cấu trúc câu văn trong tin truyền hình Nói đến tin truyền hình nếu chỉ đề cập độ dài của câu văn trong tin là hoàn toàn phiến diện. Vấn đề bản chất ở đây chính là nằm ở trong cấu trúc câu. Câu trong tin truyền hình cần trong sáng, dễ hiểu vì khán giả theo dõi truyền hình chỉ nghe và xem được một lần trong thời gian rất ngắn. Muốn vậy, câu trong tin truyền hình cần có cấu trúc đơn giản, không rườm rà. Có nghĩa là trong câu không nên có mệnh đề chồng chất. * Xử lý các số liệu khoa học, thuật ngữ khoa học, tên riêng tiếng nước ngoài, từ tắt. Với các ký hiệu khoa học, nếu thông dụng và có tên gọi thì được chuyển thành từ, còn nếu không thông dụng thì lược bỏ. Chẳng hạn: “CO2” thì được chuyển thành “cácboníc”; “H2O” chuyển thành “nước”; “NaCl” thì viết thành “muối ăn”… Với tên riêng tiếng nước ngoài: Trong tin truyền hình tốt hơn cả là phiên âm theo cách đọc của người Việt và viết rời từng âm tiết, dùng dấu gạch ngang để nối Các từ tắt đều phải được chuyển về tên đầy đủ bằng tiếng Việt của từ tắt. Cho dù có tốn diện tích văn bản nhưng cũng phải làm để phóng viên, biên tập viên và phát thanh viên dễ đọc và khán giả dễ nghe. * Xử lý các con số, số liệu - Cách thứ nhất: Đối với những số liệu thuộc tài liệu không đòi hỏi chính xác tuyệt đối thì phóng viên, biên tập viên thực hiện tác phẩm báo chí đó làm tròn số. Lúc này cùng với các con số đã được làm tròn, trong văn bản truyền hình sẽ xuất hiện thêm các chữ: “gần”, “khoảng”, “hơn”, “tương đương”… - Cách thứ hai: Thay số thập phân, phân số thành số nguyên hoặc bằng dạng chữ và khai triển số nhiều đơn vị bằng những tên của đơn vị nhỏ hơn. Chẳng hạn “0,25” được thay bằng “một phần tư” hay “hai mươi lăm phần trăm”; “0,6%” được chuyển thành “sáu phần nghìn”; “4,5 tỷ” được chuyển thành “4 tỷ rưỡi” hoặc “4 tỷ 500 triệu đồng”… 3.3.4. Cải tiến tin lễ tân Đối với các tin hoạt động của lãnh đạo tỉnh như: Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh lược bớt những câu, những lời phát biểu mang tính xã giao, chung chung như “Cảm ơn sự đón tiếp nhiệt thành…”, “Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội…”, thay vào đó là đi thẳng vào chi tiết có giá trị thông tin như cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, nội dung các dự án… Đối với các tin hội nghị, hội thảo, tập huấn: Chọn góc độ, khía cạnh có vấn đề để khai thác, đưa tin chứ không “tường thuật” hội nghị, hội thảo. Riêng các tin hội nghị sơ kết, tổng kết, các kỳ họp của HĐND tỉnh thì ngoài việc chọn khía cạnh, vấn đề đưa tin, phóng viên, biên tập viên nên chọn những hình ảnh hoạt động tại cơ sở có liên quan đến nội dung tin để minh hoạ. 3.3.5. Xác định lại tiêu chí của chương trình thời sự truyền hình Xét trên tổng thể thì chương trình thời sự truyền hình như một “điểm hẹn” với khán giả. ở đây, nó thể hiện rõ tính định kỳ của báo chí. Một số tin phát sóng buổi trưa chủ yếu là nhằm thông tin nhanh, còn các tin phát sóng trong chương trình thời sự buổi tối cùng với tiếp tục cập nhật thông tin sẽ chú trọng đến phân tích, đánh giá, bình luận sâu hơn một số sự kiện dưới một góc độ nào đó. Điều này tạo nên sự liên thông giữa các chương trình thời sự truyền hình. Tin thường là các tin cứng (trực thuật), dữ liệu, sự kiện hàng ngày còn vấn đề thời sự thường là các tin mềm (cảm xúc), các nhận định, phân tích, bình luận. Về mặt hình thức, các chương trình thời sự truyền hình của Đài phát thanh và truyền hình Tuyên Quang cần chú trọng hơn nữa đến khâu dẫn chương trình. Người dẫn (Phát thanh viên, biên tập viên) cần trở thành một sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ nội dung của chương trình. Trong tương lai, khi tổ chức sản xuất tốt các vấn đề thời sự, người dẫn chương trình sẽ phải đảm nhận trình bày các tin ngắn và giới thiệu phi lộ các phóng sự, bài phản ánh, các cuộc phỏng vấn…trong một chương trình thời sự truyền hình. Chương trình thời sự truyền hình phải thu hút ngay sự chú ý theo dõi của khán giả từ đầu với cách giới thiệu hấp dẫn. Sau nhạc hiệu, phần giới thiệu tin chính phải được đọc trên nền nhạc và có hình ảnh kèm theo. * Yêu cầu tính chính xác, chân thật của sự kiện, vấn đề được phản ánh Ai cũng có thể hiểu rằng khán giả khi xem truyền hình thì điều mong muốn lớn nhất của họ là được biết sự thật. Và cũng không có gì làm cho họ bực bội hơn là khi biết mình bị lừa dối. Như vậy, việc phản ánh đúng và đầy đủ về một sự kiện, vấn đề có thể coi là một phương châm của Đài phát thanh, truyền hình Tuyên Quang. Các Nhà báo, phóng viên, biên tập viên của đài cần hiểu rằng: Bất cứ cái gì chứa đựng thông tin đều phải dựa trên tính xác thưc. Tôn trọng sự thật cũng như quyền của công chúng được biết sự thật. Đó là nghĩa vụ, là đạo đức nghề nghiệp của các Nhà báo, phóng viên, biên tập viên của đài. Tính xác thực của thông tin được coi là tiêu chuẩn số một trong quan niệm về đạo đức nghề nghiệp. Do vậy, trong “Quy ước về đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam có đoạn viết : “…Nhà báo phải luôn luôn khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật”. ở đây, sự thật khi viết tin có nghĩ là: giữ đúng tên, tuổi và các thông tin có liên quan. Trong thực tế, điều mà phóng viên, biên tập viên của đài đôi lúc vi phạm vào tính chân thật là cố ý tô vẽ điều gì đó không chắc chắn từ những suy đoán chủ quan và có thể vì vậy mà đưa ra một sự kiện, sự việc không có thật. Chính lương tâm và sự cẩn trọng trong quá trình thu thập và chuyển tải sự kiện có lợi cho việc dành được sự tôn kính của công chúng và sự thoả mãn cá nhân tác giả hơn là một sự nhanh chóng nhưng không chắc chắn. Những người làm báo hình của Đài phát thanh - truyền hình Tuyên Quang hôm nay phải nhận thức: “Viết báo có nghĩa là luôn luôn phải lựa chọn, thâu tóm, nắm bắt những điều quan trọng nhất của đời sống xã hội. Viết báo có nghĩa là có sự gắn kết mật thiết với một sự rút ngắn nào đó đối với sự kiện đã diễn ra”. Đồng thời phải ý thức được rằng: giới hạn về thời gian và không gian không phải là lý do để làm méo mó sự thật. - Một số quy tắc khi tác nghiệp, viết tin: . Tìm kiếm chứ không phát minh. . Cô đọng chứ không cắt xén. . Miêu tả chứ không phán đoán. . Viết về cái đã xảy ra chứ không viết cái mình mong muốn. . Tường trình chứ không dạy dỗ Tôn trọng sự thật, phản ánh đầy đủ và chính xác sự kiện nên được coi là mệnh lệnh của ý thức về danh dự nghề nghiệp. Chỉ khi nào tinh thần tôn trọng sự thật trở thành quan niệm thường trực trong tư duy của phóng viên, lúc đó người phóng viên mới nhận được tình cảm quý trọng của công chúng. Và cũng chỉ lúc đó người phóng viên mới có thể khẳng định sự đóng góp của mình cho sự tiến bộ xã hội. Truyền hình nói chung, tin truyền hình nói riêng là loại hình và thể loại sử dụng ngôn ngữ của hình ảnh và âm thanh (50% ngôn ngữ hình ảnh, 50% ngôn ngữ âm thanh). Đồng thời nó cũng kết hợp của nhiều loại hình báo chí như : Phát thanh, báo viết, Internét…Tin truyền hình, do tính chất ngắn gọn, cô đọng, chính xác cho nên tin phải thể hiện được phần hồn. Phần hồn ở đây là những hình ảnh đặc sắc nhất, biểu tượng cho linh hồn của thông tin. Khi làm tin truyền hình, các phóng viên, biên tập viên…không được sử dụng các hình ảnh đặc tả, ít dùng hình ảnh toàn cảnh mà nên sử dụng nhiều hình ảnh trung cảnh và cận cảnh. Việc đổi mới cách viết và đưa tin trên sóng truyền hình Tuyên Quang (hay nói cách khác là nâng cao chất lượng tin truyền hình ở Đài Phát thanh -truyền hình Tuyên Quang) chỉ có thể làm được khi và chỉ khi các đồng chí lãnh đạo Đài và lãnh đạo Ban thời sự phải thực sự đổi mới về tư duy nhận thức, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước cách thức làm tin và đưa tin hiện đại của các Nhà báo, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên. Đồng thời có kế hoạch cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đi đào tạo và đào tạo lại để tiếp cận với tiến trình đổi mới chung của báo chí; đi học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tại Đài truyền hình Việt Nam, các đài địa phương; Tham dự các hội thảo nghiệp vụ trong nước, khu vực và Quốc tế về cách xây dựng, bố cục các chương trình thời sự truyền hình, phát thanh; cách tác nghiệp cũng như việc khai thác số liệu, chi tiết để viết và đưa tin nhanh nhất, kịp thời nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, viết tin cho truyền hình là một khâu rất quan trọng, không thể qua loa, đại khái được. Người làm truyền hình phải có cái tâm trong sáng, có đạo đức nghề nghiệp, am hiểu kiến thức xã hội và năng động, sáng tạo trong tác nghiệp và thai nghén tác phẩm báo chí. Chương trình thời sự truyền hình thuộc về nguồn thông tin quan trọng và ưa chuộng nhất của công chúng. Trong hàng loạt các phương tiện truyền thông thì hình thức phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, thậm chí cả cộng tác viên đọc (gần gũi hơn nữa là nói) tin tức trên truyền hình không mang ý nghĩa gì đặc biệt. Nói như vậy không có nghĩa là không quan trọng, người biên tập chương trình thời sự phải đặc biệt chú ý lựa chọn tin tức cho phù hợp thời lượng và cấu trúc chương trình. Trường hợp các tin không có được hình ảnh sống động của sự kiện, và người ta không có điều kiện để đưa ra một hình đồ hoạ thì chỉ còn cách đọc “chay” tin đó. Đây là hình thức diễn đạt tồi tệ nhất của truyền hình. Trong một chương trình thời sự truyền hình, điều tất yếu không thể tránh khỏi đó là vẫn phải sử dụng những tin hiếu hỉ hay người ta còn gọi là “Phát thanh hoá truyền hình”. Mặc dù có nhược điểm về hình thức diễn tả như vậy, nhưng các nhà lãnh đạo, các biên tập viên, phóng viên…của Đài Phát thanh và truyền hình Tuyên Quang không thể từ chối nó trong một chương trình thời sự truyền hình. Vấn đề ở đây là sử dụng những tin tức đó như thế nào cho phù hợp. Có lẽ việc đưa hình ảnh hoạt động có liên quan đến nội dung thông tin vào tin đó là cách thức tối ưu nhất, làm cho tin tức phong phú về hình ảnh và hấp dẫn bạn xem truyền hình. Nội dung các sự kiện, sự việc, vấn đề được đề cập và nêu lên trong tin là rất quan trọng. Tuy nhiên, để cái tin đó thực sự thành công khi đến với công chúng thì yếu tố quan trọng không thể thiếu được, đó là cách đọc tin của Phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên…Đối với những sự kiện, sự việc phản ánh theo chiều hướng tích cực thì chất giọng của phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên cần thiết phải nhẹ nhàng, đọc rõ ràng, không lên gân lên cốt. Còn đối với những vấn đề , sự kiện không lành mạnh, thậm chí tiêu cực thì nhất thiết phát thanh viên, phóng viên, biên tập viên khi thể hiện tác phẩm phải đọc với chất giọng đay nghiến, lúc trầm lúc bổng, tạo cho công chúng xem truyền hình tập trung theo dõi. Sau những tin kiểu như thế này, biên tập viên, phát thanh viên nên có những câu bình mức độ, làm cho sự kiện đã nóng lại càng nóng thêm, hay nói cách khác là “Đổ thêm dầu vào lửa”. Những sự việc, vấn đề ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội thì liên tục đưa tin trong các chương trình thời sự nhằm tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân; đồng thời để nhân dân tiếp tục cung cấp, bổ sung thông tin cho đài một cách hoàn thiện hơn. Để giúp cho công chúng xem chương trình thời sự truyền hình của đài địa phương giảm bớt sự căng thẳng của đôi mắt, mốt số tin có thể minh hoạ bằng hình ảnh, bản đồ, hình hoạ. Ví dụ địa điểm xảy ra tai nạn, hoả hoạn, sóng thần ở Indonexia, xung đột vũ trang ở Trung Đông…mà máy quay phim không thể đến ghi hình ảnh sống động được thì việc sử dụng bản đồ là rất cần thiết, thay cho việc phát thanh viên, biên tập viên cứ ngồi đọc tin “chay” trên truyền hình. Đối với những tin tức có nội dung phức tạp thì hình hoạ là một cách trợ giúp quan trọng để gây sự chú ý cho khán giả. Điều quan trọng là tất cả những chữ hiện lên trên hình hoạ đều phải Có thể nói, những kiến nghị và giải pháp về vấn đề đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập chuyên sâu theo từng thể loại mà ở đây là thể loại Tin, không ngoài mục đích tăng cường tính hiệu quả tác động của thông tin tới người dân. Đồng thời tăng cường kiểm soát chất lượng tác phẩm báo chí khi phát sóng và có thái độ rõ ràng với phong cách làm báo hình qua loa, đại khái, quan liêu, xa rời thực tế, dễ làm khó bỏ, tuỳ tiện với tác phẩm báo chí mà coi thường khán giả xem truyền hình v.v… 3.4. Nhóm giải pháp về kỹ thuật và công nghệ Sự ra đời và phát triển của truyền hình Tuyên Quang gắn liền với sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật. Công nghệ hỗ trợ rất lớn trong việc làm tin và đưa tin của chương trình thời sự, làm thay đổi tư duy, thói quen làm việc của phóng viên và thậm chí cả phương thức tổ chức, quản lý. 3.4.1. Sử dụng công nghệ số và hệ thống cáp quang trong việc truyền tin. - Phải tiến hành ngay việc lắp đặt hệ thống cáp quang và một đường truy cập internét băng thông rộng, đảm bảo chất lượng ổn định cho Ban thời sự cũng như các Ban khác - Đào tạo, nâng cao trình độ sử dụng máy tính, khai thác internét cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Đài 3.4.2. Trang bị máy quay phim, micrô và các thiết bị hiện đại cho phóng viên làm tin: Hiện nay, máy quay phim của phóng viên là máy quay phim trên băng từ, vì vậy chất lượng hình ảnh không cao lắm, đôi khi băng đứt, băn rối làm hỏng hình ảnh; micrô và dây micrô không đồng bộ nên chất lượng tiếng động không đảm bảo…Vì vậy, tôi đề nghị: Về máy quay phim: Nên trang bị máy quay phim kỹ thuật số chuyên dụng, chất lượng hình ảnh cao để phóng viên có thể ghi hình ở mọi điều kiện ánh sáng, kịp truyền tin và hình ảnh về đài một cách nhanh nhất. Về Micrô và dây micrô: Phải chuyên dụng, đồng bộ và đi theo mỗi máy quay phim ít nhất phải có một dây micrô dự phòng để phóng viên có thể sử dụng thu phỏng vấn, tiếng động trong bất cứ môi trường, hoàn cảnh nào. Đi kèm là các phụ kiện như chân, chắn gió, tai nghe… Lãnh đạo Đài cần tham mưu cho lãnh đạo tỉnh đầu tư, trang bị thêm cho đài ít nhất 2 bộ bàn dựng đồng bộ và hiện đại để các kỹ thuật viên thực hiện tốt khâu hậu kỳ trước khi phát sóng ở đài địa phương cũng như gửi tin về Đài Truyền hình Việt Nam, đảm bảo chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt. Kết luận Như chúng ta đã biết, Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Do vậy báo chí phải đảm bảo phản ánh các sự kiện, vấn đề, con người… một cách chân thực, khách quan, mang tính thời sự nhất. Đổi mới cách viết và đưa tin trên sóng truyền hình là công việc cấp thiết của Đài phát thanh và truyền hình Tuyên Quang hiện nay. Từ thực tế nghiên cứu, tôi thấy để việc đổi mới cách viết và đưa tin truyền hình trên sóng Đài phát thanh và truyền hình Tuyên Quang thực hiên khả thi. Một số yêu cầu phải thực hiện: - Thống nhất trong toàn Đài về cách viết và đưa tin theo hướng hiện đại và đổi mới. Theo đó phải chú trọng câu mở đầu, đưa những thông tin quan trọng, hấp dẫn nhất để thu hút sự chú ý của khán giả và góc tiếp cận của tin (Tin ngắn nhưng đủ ý và tạo ra sự đa dạng của thông tin); sử dụng đa dạng tiếng động gồm cả tiếng động phỏng vấn và tiếng động hiện trường để tạo ra nhịp điệu cho trang tin và hấp dẫn khán giả. Coi trọng phần tin trong các chương trình thời sự. Bản tin phải được trình bày (chứ không phải đọc như hiện nay) một cách sinh động, hấp dẫn. Khuyến khích phóng viên trình bày tin của mình. Phải có kế hoạch nuôi tin để tạo ra sự liên tục, tạo điểm nhấn và sự kết dính giữa các bản tin. Tất cả các tin sau khi biên tập phải được đánh máy lại trước khi đưa cho Phát thanh viên trình bày. - Phải coi trọng việc đổi mới cách viết và đưa tin truyền hình trên sóng Đài phát thanh và truyền hình Tuyên Quang là một trong những công việc cấp bách của tất cả mọi người. Muốn làm được điều này, phải đổi mới nhận thức về cách viết và đưa tin theo hướng đổi mới từ cấp lãnh đạo đài, các ban biên tập, đội ngũ quản lý phòng đến phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên. Như vậy, tôi muốn việc đổi mới cách viết và đưa tin truyền hình ở Đài phát thanh và truyền hình Tuyên Quang phải bắt đầu từ việc chỉ đạo, ký duyệt, viết, biên tập và trình bày phần tin. Nghiên cứu, khảo sát đề tài “Đổi mới cách viết và đưa tin trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang” đã cho thấy những hiệu quả tác động trực tiếp của loại hình báo chí truyền hình đối với công chúng Tuyên Quang. Những mặt tích cực đó khẳng định, Đài tỉnh đã bố trí, sắp xếp lượng tin trong tổng thể các chương trình thời sự tương đối ổn định, đáp ứng phần nào nhu cầu nắm bắt thông tin của người dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều này thêm một lần nữa khẳng định: “Tin là một thể loại quan trọng bậc nhất của báo chí nói chung, truyền hình nói riêng. Và công chúng quan tâm đến thông tin báo chí, trước hết là quan tâm đến tin” Từ phân tích kết quả ưu điểm và hạn chế của đề tài này, Khoá luận đã nêu ra một số hướng đổi mới cách viết tin và đưa tin, góp phần nâng cao chất lượng Thể loại tin trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang. Trong đó, đặc biệt chú ý tới công tác đào tạo đội ngũ phóng viên để họ nhanh chóng tiếp cận với cách thức làm báo hiện đại; củng cố, xây dựng và quản lý mạng lưới cộng tác viên; đầu tư cho công tác kỹ thuật và công nghệ. Việc nghiên cứu đề tài “Đổi mới cách viết và đưa tin trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang” không nằm ngoài mục đích ngày càng phát huy hiệu quả tác động của loại hình báo chí truyền hình đối với người dân miền núi Tuyên Quang. Một số vấn đề được nêu trong Khoá luận cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để tổng kết kinh nghiệm, nâng cao khả năng ứng dụng cơ sở lý luận cùng kết quả nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn của phần tin trong chương trình thời sự của Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang. Trong quá trình làm Khoá luận, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Tác giả mong tiếp tục nhận được sự góp ý, chỉ đạo của thầy giáo hướng dẫn để Khoá luận hoàn chỉnh và có thể ứng dụng vào việc nâng cao chất lượng Thể loại tin trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh và truyền hình Tuyê Danh mục tài liệu tham khảo Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương - Bộ văn hoá thông tin, Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo quản lý công tác báo chí xuất bản, Tập I. (1997) Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương - Bộ văn hoá thông tin, Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo quản lý công tác báo chí xuất bản, Tập II. (2000) Văn kiện Đại hội đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV (Tháng 12 năm 2005) Nghị quyết số 09 – NQ/TU ngày 13 tháng 7 năm 2006 của BTV tỉnh uỷ Tuyên Quang về đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, xuất bản. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Văn hoá - Thông tin (1995) Dương Xuân Sơn, Bài giảng Báo chí truyền hình (2005) Đỗ Quang Hưng, Lịch sử báo chí Việt Nam 1865- 1945, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2001) Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang (2003), Báo cáo tổng kết năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2004. Đài Phát thanh & truyền hình Tuyên Quang (2004), Báo cáo tổng kết năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2005. G. V. Cudơnhetxốp, X. L. X. Vích, A. La. Lurốp xki, Báo chí truyền hình (tập 1), NXB Thông tấn, HN năm 2004. 11. Hồng chương, Báo chí Việt Nam, NXB Sự thật. 12. Luật báo chí, NXB. PL, (1990) 13. TS. Vũ Đình Hoè, Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý, NXB Chính trị Quốc gia.(2000) 14. TS. Trần Đăng Tuấn, Hệ thống thông tin đại chúng đột biến đang chờ phía trước, Tạp chí báo chí và tuyên truyền số 5 (Tháng 9- 10 năm 1997) 15. PGS - TS. Đinh Hường, Các bài giảng Thể loại báo chí thông tấn. 16. Trần Quang, Kỹ thuật viết tin, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.(2005) Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.(2001). Đinh Thị Xuân Hoà, Các bài giảng về Thể loại tin truyền hình, Học Viện báo chí tuyên truyền - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2006)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLBC1014.Doc
Tài liệu liên quan