Luận văn Đóng góp chiến lược phát triển công ty TNHH - TM THY Long đến năm 2013

Trong tình hình kinh tế thế giới thay đổi và nền kinh tế của Việt Nam có chuyển biến vượt bật, với mức độ hội nhập cao, công nghệ phát triển nhanh, phần lớn các công ty Việt Nam phải đối diện với môi trường kinh doanh đầy biến động, phức tạp và nhiều rủi ro Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, đều gắn liền với hoạt động của nền kinh tế trong nước, hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhất là trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm vốn có sự cạnh tranh khóc liệt . Chính Sự cạnh tranh khóc liệt của các công ty hóa mỹ phẩm như hiện nay nên đòi hỏi các công ty phải có một chiến lược đúng đắn để đưa công ty mình ngày càng phát triển và do đó em chọn đề tài “ Đóng góp chiến lược phát triển cho công ty TNHH-TM Thy Long đến năm 2013” Nhìn chung trong suốt quá trình hình thành và phát triển tuy công ty đã gặp nhiều khó khăn nhưng hiện nay cũng đã khắc phục để vượt qua và trong chương II của đề tài cũng đã khái quát về hình ảnh sơ bộ và thực trạng hiện nay của công ty Thy Long. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập, do đó đã đưa ra những giải pháp mà theo tôi sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp này tin rằng công ty sẽ còn thành công hơn nữa trong hoạt động kinh doanh.

doc77 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đóng góp chiến lược phát triển công ty TNHH - TM THY Long đến năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm hấp dẫn trong cột chiến lược của ma trận QSPM. Xét về tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài thích hợp có thể ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược thì số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH -TM THY LONG 2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Thy Long * Tên công ty viết bằng tiếng viêt : CÔNG TY TNHH-TM THY LONG. * Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: THY LONG TRADING COMPANY LIMITED * Địa chỉ : A69 Bạch Đằng P.2 Q.TÂN BÌNH * Điện thoại : 08 35470321 * Fax : 08 99743129 * Vốn điều lệ : 30.000.000.000 ( Ba mươi tỳ đồng) * Mã số thuế : 030393902 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty được thành lập 20/10/2005. Từ khi mới thành lập, công ty đã quan tâm đến tình hình nhân sự tại công ty, chú tâm đến chất lượng sản phẩm, và tạo uy tín đến khách hàng. Từ năm 2005 đến 2006 do công ty mới thành lập nên còn gập nhiều khó khăn như: tài chính, nhân sự, nên công ty chỉ nhập dòng sữa tắm nhãn hiệu elizzer và chỉ có 3 kích cỡ Từ năm 2006 khi công ty đi vào hoạt động được 1 năm và nhận thấy mức tiêu thụ về sản phẩm sữa tắm của người tiêu dung là khả quan vì vậy công ty nhập thêm mặt hàng sữa tắm với mẫu mã mới và cũng có 3 kích cỡ. Từ năm 2007 đến nay do nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao, và xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh nên công ty đã đầu tư phát triển sản xuất thêm 2 dòng sản phẩm mới đó là PART LANE và AMERY để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng. 2.1.2 Nghành nghề kinh doanh - Sản xuất, mua bán thực phẩm, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, vật liệu xây dựng ( không sản xuất tại TP.HCM, không kinh doanh dịch vụ ăn uống ), môi giới vận tải, môi giới bất động sản. kinh doanh nhà ở, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, hàng may mặc, hàng nông-lâm-thủy – hải sản (không gây ô nhiểm môi trường ), hàng gia dụng, đèn cầy. Đóng gói bao bì (trừ đóng gói thuốc bảo vệ thực vật). mua bán: hàng tơ tầm, hàng da- giả da./. * Nông sản: lạc, hạt điều, bánh tráng. Nhập khẩu Các mặt hàng mỹ phẩm và hóa mỹ phẩm mang thương hiệu ELIZZER Sản xuất các mặt hàng sữa tắm trong nước mang nhãn hiệu như.AMERY, PARK LANE. 2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức GIÁM ĐỐC P KINH DOANH P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P.KHO P.MARKETING BP.KINH DOANH KÊNH TRUYỀN THỐNG KÊNH SIÊU THỊ SƠ ĐỒ 1-2:SƠ ĐỒ TỔ CHỨC 2.1.3.2 Giám Đốc Là người chịu trách nhiệm về các kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ huy tất cả các cán bộ công nhân viên dưới quyền trong đơn vị, thực hiện các hoạt động của công ty trong khuôn khổ luật định để thực hiện các mục tiêu của công ty. Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của công ty. Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty. Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban cụ thể. Quyết định các chỉ tiêu về tài chính Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động của công ty. 2.1.3.3 phòng kinh doanh Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị-bán hàng tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần Tùy theo quy mô và lĩnh vực kinh doanh đặc thù của từng doanh nghiệp, phòng kinh doanh có thể có vài nhân sự làm việc cho tới hàng nghìn nhân sự, về căn bản các phòng kinh doanh đều có người đứng đầu được gọi chức danh là “Trưởng phòng kinh doanh” hoặc “Gíam đốc kinh doanh” và các nhân viên kinh doanh dưới quyền. Chức năng chính của phòng kinh doanh Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhá phân phối. Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Phối hợp với các bộ phận liên qua như: phòng kế toán, phòng marketing, nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng 2.1.3.4 Phòng tài chính kế toán Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lí các hoạt động tài chính-kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lí tài chính. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính được giao. Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho lãnh đạo công ty về tình hình biến động các nguồn vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư. Tham mưu đề xuất việc khai thác, huy động các nguồn vốn phục vụ kip thời cho sản xuất kinh doanh. Phối hợp các phòng ban chức năng trong công ty nhằm phục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.3.5 Phòng marketing Chức năng và nhiệm vụ Định hướng chiến lược các hoạt động marketing tại công ty Sáng tạo các hình thức marketing phù hợp với đặc tính của thương hiệu. Phối hợp với bộ phận kinh doanh trong việc sáng tạo và phát triển các vật phẩm quảng cáo tại cửa hiệu, các chương trình khuyến mãi. Lên kế hoạch các hoạt động PR và lập ngân sách theo chiến lược ngắn hạn và dài hạn của công ty. Tổ chức các sự kiện (họp báo, hội thảo, soạn thông báo, báo chí, cung cấp thông tin ra bên ngoài). Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan truyền thông. Xây dựng, triển khai, kiểm soát các chương trình hổ trợ cho tất cả các kênh phân phối như: khuyến mãi cho các kênh phân phối, trưng bày tại các điểm bán (siêu thị, cửa hàng tự chọn, điểm bán sĩ, điểm bán lẻ). Đảm bảo mục tiêu của marketing luôn gắn liền với kinh doanh Cập nhật và đưa ra những phản hồi về thị trường và thông tin đối thủ cạnh tranh, đề xuất những hoạt động phản ứng lại đối thủ cạnh tranh, nhằm chiếm ưu thế trên thị trường Tổ chức các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế. Phối hợp với bộ phận kinh doanh đưa ra chiến lược phát triển kênh phân phối mới. 2.1.3.6 Phòng kho Chức năng và nhiệm vụ Căn cú vào các chúng từ nhập xuất vào thẻ kho theo đúng tên hàng, chủng loại hàng và cộng lấy số tồn cuối ngày. Sắp xếp hàng hóa sau cho khoa học, cho thật dễ kiểm kho và nhập xuất đảm bảo luân chuyển hàng hóa hợp lý, nhập trước –xuất trước, chú ý chất lượng hàng hóa, một số mặt hàng có date sử dụng cần phát hiện date sử dụng của lô hàng để tránh bị tồn ứ, quá date Thường xuyên hoặc định kỳ phải kiểm kê kho và đối chiếu số liệu kho với kế toán. Nếu để xảy ra sự cố hàng hóa hư hỏng , thiếu hụt phải bồihường. Chú ý công tác an toàn, phòng cháy chữa cháy và chống mối mọt, chống dột 2.1.4 Các yếu tố nguồn lực của công ty. 2.1.4.1 Tình hình vốn kinh doanh BẢNG 1-2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty từ năm 2006-2009 Đơn vị tính: triệu đồng Vốn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức (triệu đồng) Tỷ trọng ( %) Mức (triệu đồng) Tỷ trọng (% ) Mức (triệu đồng) Tỷ trọng (% ) Mức triệu đồng Tỷ trọng (% ) Theo cơ cấu Vốn cố định 6.038 62,18 7.827 72,97 9.132 72,59 10.482 81,48 Vốn lưu động 13.963 37,82 15.202 27,03 16.143 27,41 18.522 18,52 Tổng 20001 100,00 23.029 100,00 25.275 100,00 29,004 100,00 Theo nguồn Vay N.Hàng 11540 53,43 12.023 53,97 13.873 55,32 15.142 68,21 Tự có 8461 13,15 11.006 14,95 11.402 15,55 13.862 13,22 Tổng 20001 100,00 23.029 100,00 25.275 100,00 29.004 100,00 Nguồn do phòng kế toán cung cấp: Ngoài cơ cấu vốn kinh doanh, công ty còn đầu tư vốn để nâng cấp cải tạo mua sắm trang thiết bị, công nghệ, từng bước chuyển hóa hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. 2.1.4.2 Tình hình lao động, tiền lương. Với ưu thế là lực lượng lao động trẻ, công ty đã tạo mọi điều kiện cho nhân viên mình phát huy hết khả năng của mình trong công việc. Xấp xếp đúng người đúng việc để đạt hiệu quả cao nhất. BẢNG 2-2: Số lượng nhân viên công ty Thy Long STT Phòng ban Số lượng 1 Kinh doanh 20 2 Kế toán 8 3 Marketing 5 4 Bộ phận kho 15 Về chế độ lương cho nhân viên thì: tiền lương, thưởng và các chế độ được cấp phát kịp thời, đúng và đầy đủ, tạo cho nhân viên an tâm làm việc Mức lương bình quân của CB- CNV trong năm 2009 (năm gần đây nhất) thực hiện là 5.579000 đ / người / tháng so với năm 2008 đạt 78,3 %. Ngoài ra hàng tháng công ty còn có những chính sách thưởng đột xuất cho những nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trình độ đội ngũ nhân sự. BẢNG 3-2:Trình độ chuyên môn của nhân viên công ty Thy Long STT Trình độ nhân sự Số lượng Tỷ trọng (%) 1 Đại học 10 20,84 2 Cao đẳng-trung cấp 12 25 3 Sơ cấp 14 29,16 4 Chưa phân loại 12 25 Đội ngũ nhân sự công ty Thy Long có trình độ đại học chủ yếu là cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng của công ty,đối với trình độ cao đẳng và trung cấp thì chủ yếu là nhân viên kinh doanh kênh truyền thống vả kênh siêu thị. Trong những năm qua, công ty đã cắt giảm và điều chỉnh lượng lao động ở các phòng ban. Sự điều chỉnh này góp phần cải thiện tình trạng thiếu lao động của công ty trong thời gian qua, nó giúp hoạt động của công ty được thuận lợi hơn 2.1.4.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật Tuy mới có mặt trên thị trường được 5 năm nhưng thương hiệu Elizzer của công ty Thy Long đã được người tiêu dùng biết đến là do công ty đã đầu tư đúng hướng từ nhân sự, cơ sở vật chất, quảng bá thương hiệu Trụ sở chính công ty được đặt ở mặt tiền đường Bạch Đằng P2 Q.TB nơi gần khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và khu dân cư đông đúc vì vậy cơ sở vật chất rất được công ty chú tâm. Phòng làm việc của mỗi phòng ban thì được thiết kế rất thoáng và rộng, mỗi phòng ban đều được kết nối internet và các thiết bị phục vụ cho văn phòng. Về kho bãi thì công ty đã thuê hẳn một kho rộng lớn đặt tại Quận Bình Tân, để mỗi khi hàng được nhập cảng về thì có chổ lưu trử. Hiện nay công ty đang đầu tư các thiết bị máy móc về để tiến hành thành lập nhà máy đóng gói dòng sữa tắm mang nhãn hiệu AMERY. Trong tương lai công ty sẽ mua lại bản quyền thương hiệu sữa tắm ELIZZER để đóng chai tại Việt Nam. 2.2 Quy trình kinh doanh: SƠ ĐỒ 2-2 Hàng nhập từ Malaysia NCC MALAYSIA CẢNG CÁT LÁI KHO HOÀNG HÀ KHO CÔNG TY SIÊU THỊ KÊNH TRUYỀN THỐNG NHÀ PHÂN PHỐI NGƯỜI TIÊU DÙNG Đối với hàng nhập từ nước ngoài thì: sau khi vận chuyển từ Malaysia về đến Thành Phố HCM thì hàng hóa sẽ cập cảng Cát Lái Q.2 sau khi đã hoàn tất các thủ tục Hải Quan xong hàng sẽ được bóc dỡ đem về trử tại kho Hoàng Hà Quận Bình Tân, hàng hóa được đem về công ty một phần khi siêu thị, nhà phân phối ,kênh truyền thống đặt hàng thì sẽ giao kịp thời để các kênh trên bán cho người tiêu dùng. SƠ ĐỒ 3-2: Hàng sản xuất trong nước Xí nghiệp BÌNH DƯƠNG KHO HOÀNG HÀ KHO CÔNG TY KÊNH TRUYỀN THỐNG SIÊU THỊ NHÀ PHÂN PHỐI NGƯỜI TIÊU DÙNG Đối với hàng trong nước thì công đoạn sẽ đơn giản và đỡ tốn chi phí hơn. Hàng hóa sau khi được sản xuất tại Bình Dương thì sẽ được đem về trử tại kho Hoàng Hà, các công đoạn sau giống như hàng nước ngoài và người tiêu dùng sẽ là người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của công ty. 2.3 Sản phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh 2.3.1 Đặc điểm về sản phẩm. Bảng 4-2 sản phẩm nhập khẩu STT Tên sản phẩm (nhập khẩu ) Chủng loại Gía bán 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10 Sữa tắm Goat-milk (Elizzer ) Sữa tắm Goat- milk (Elizzer) Sữa tắm Goat-milk (Elizzer) Sữa tắm Goat-milk (Elizzer) Sữa tắm Goat-milk (Elizzer) Sữa tắm Goat-milk (Elizzer) Sữa tắm Cow-milk (Elizzer) Sữa tắm Pomelo (Elizzer) Dầu gội Scalp care (Elizzer) Dầu gội Olive Oil (Elizzer) 1100ml 1000ml 600ml 500ml 350ml 250ml 1000ml 1000ml 1000ml 1000ml 79200đ 74580đ 52000đ 46200đ 37980đ 26180đ 74500đ 74500đ 67800đ 67800đ Bảng 5-2 sản phẩm trong nước ..STT Tên sản phẩm ( trong nước ) Chủng loại Giá bán 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Sữa tắm AMERY Sữa tắm AMERY Sữa tắm AMERY Sữa tắm AMERY (Dây) Sữa tắm PARK LANE Sữa tắm PARK LANE Sữa tắm PARK LANE 1200ml 650ml 300ml 50ml 1200ml 650ml 300ml 77000đ 50000đ 30000đ 5000đ/dây(12 gói) 78800đ 52200đ 30000đ Sản phẩm của công ty có sự khác biệt so với những sản phẩm cùng nghành của các đối thủ cạnh tranh, sản lượng sản phẩm, giá trị dịch vụ qua các năm (tỷ lệ từng loại sản phẩm, dịch vụ trong doanh thu, lợi nhuận). Hoạt động chính của công ty là buôn bán các loại mỹ phẩm và hóa mỹ phẩm nhập khẩu như : Dầu gội, sữa tắm, kem tắm, sữa rửa mặt, nước rửa tay. Sản phẩm của công ty hiện nay có rất nhiều chủng loại và kích cỡ khác nhau, giá cả vẫn tương đối so với đối thủ cạnh tranh, chất lượng sản phẩm được khách hàng đánh giá tốt và chất lượng sản phẩm đã được kiểm tra bởi Sở y tế TP. Hiện nay nhiều sản phẩm của công ty được khách hàng biết đến do sản phẩm được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ngoài ra các sản phẩm còn được tham gia hội chợ, vì vậy công ty mới có được chỗ đứng trên thị trường như ngày hôm nay. 2.3.2 Thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty hiện nay gồm có thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. 2.3.2.1 Thị trường trong nước: Đối với thị trườg trong nước thì hiện nay sản phẩm của công ty đã được phân phối khắp toàn quốc, từ kênh siêu thị, kênh truyền thống, nhà phân phối đều có sản phẩm của công ty Thy Long. So với những năm mới thành lập chỉ đơn thuần là kinh doanh nhỏ, lẻ, đến nay công ty TNHH-TM Thy Long đã bước đầu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kinh doanh- phân phối trong cả nước với hơn 50 sản phẩm, góp phần cùng các doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh tích cực tham gia bình ổn thị trường trên địa bàn TP. Đáng chú ý là doanh thu, sản lượng. Nộp ngân sách, lợi nhuận năm sau đều tăng hơn năm trước 15% trở lên Với phương châm lấy thị trường nội địa, với dân số hơn 85 triệu dân, làm thị trường chính, thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm và cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Do các mặt hàng mỹ phẩm có vai trò rất quan trọng đến cơ thể con người nên công ty không chạy theo lợi nhuận mà chú ý cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. Để bảo đảm tiêu thụ sản phẩm, Thy Long xây dựng kênh phân phối hoàn chỉnh, bao gồm hệ thống các cửa hàng mỹ phẩm tại các quận, huyện chuyên kinh doanh các mặt hàng mỹ phẩm và các chợ truyền thống trên địa bàn. Chuổi cừa hàng giới thiệu sản phẩm ELIZEER với hơn 200 đại lý có mặt ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhờ chủ động từ hoạt động kinh doanh, trong năm năm (2005-2009 ) doanh thu bình quân công ty Thy Long tăng 15% /năm. Về sản lượng hàng hóa năm 2009 mặt hàng sữa tắm tăng 30% so với năm 2005. Lợi nhuận trước thuế tăng 1,8 lần, nộp ngân sách tăng tăng gấp 2 lần, thu nhập cán bộ công nhân viên tăng 20% so với năm 2005. Cho đến nay thương hiệu ELIZZER của Thy Long được người tiêu dùng cả nước tín nhiệm là vì sản phẩm luôn đạt chất lượng cao và công ty luôn uy tín đối với khách hàng. Năm 2010 Thy Long phấn đấu đạt doanh thu 5 tỷ/tháng. Tăng 7% so với năm 2009 đồng thời quyết tâm mở thêm cửa hàng, đại lý có mặt ở 64 tỉnh thành và các huyện, xã trong cả nước. 2.3.2.2 Thị trường ngoài nước Hiện nay công ty chưa có trung gian ở nước ngoài: là do chưa có thông tin nhiều về thị trường bên ngoài, chưa xây dựng được phương án tổ chức hoạt động kinh doanh cụ thể ở nước ngoài. 2.3.3 Đối thủ cạnh tranh Thương hiệu ELIZZER của công ty Thy Long hiện có vị thế khá tốt so với các doanh nghiệp cùng nghành tại Việt Nam. Cụ thể về thị trường sản phẩm sữa tắm, tại Việt Nam hiện có trên 30 công ty chuyên nhập khẩu và sản xuất tại Việt Nam mặt hàng này (tiêu biểu như: LEIVY, LOVEY, WHITE CARE, NISHA, FRUISE, FION, THE BOL.).Trong đó Thy Long là một trong những công ty dẫn đầu về thị phần. 2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.4.1 Bảng thống kê so sánh Bảng 6-2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007 Đơn vị tính: Đồng CHỈ TIÊU SỐ SỐ TIỀN 1. Doanh thu bán hàng vá cung cấp dịch vụ 01 5,956,820,751 Trong đó-doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ 02 2. Các khoản giảm trừ 03 20,765,123 a. Chiết khấu thương mại 04 b. Giảm giá hàng bán 05 c. Giá trị hàng bán bị trả lại 06 20,765,123 d. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xk, thuế GTGT 07 3. Doanh thu hoạt động tài chính 08 16,263,986 4.Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dich vụ (9=10+11+12) 09 6,140,947,325 a. Giá vốn hàng bán 10 3,721,558,544 b. Chi phí bán hàng 11 1,917,062,508 c. Chi phí quản lý doanh nghiệp 12 502,326,278 5. Chi phí tài chính 13 31,582,632 Trong đó_doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ Xuất khẩu 14 6. Doanh thu hoạt động tài chính (15=01-03+08-09-13) 15 (220,210,343) 7. Thu nhập khác 16 8. Chi phí khác 17 9. Lợi nhuận khác (18= 16-17 ) 18 10. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN (19= 15+ 18) 19 (220,210,343) Nguồn do phòng kinh doanh cung cấp Bảng 7-2 Kết quả hoạt động kinh doanh 2008 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2008 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Mã Số năm nay Số năm trước 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 10,418,415,729 5,956,820,751 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 10,770,188 20,765,123 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 10=01-02 ) 10 10,407,645,541 5,936,055,628 4. Gía vốn hàng bán 11 6,682,427,216 3,721,558,541 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20=10-11 ) 20 3,725,218,325 2,214,497,087 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 11,231,722 16,263986 7. Chi phí tài chính 22 216,014,200 31,582,632 - trong đó chi phí lãi vay 23 118,248,413 19,356,766 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 3,164,890,545 2,419,388,784 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( 30=20+21-22-24 ) 30 355,545,302 220,210,343 10. Thu nhập khác 31 11. Chi phí khác 32 14,259,261 12. Lợi nhuận khác ( 40=31-32 ) 40 (14,259,261) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+40 ) 50 341,286,041 (220,210,340) 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 104,809,536 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ( 60 = 50 – 51 ) 60 236,476,505 (220,210,340) Bảng 8-2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2009 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Mã Số năm trước Số năm nay 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 22,820,707,199 10,418,415,729 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 122,418,177 10,770,188 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 10= 01-03 ) 10 22,698,289,022 10,407,645,541 4. Gía vốn hàng bán 11 15,627,112,163 6,682,427,216 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20= 10-11 ) 20 7,071,176,859 3,725,218,325 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 89,669,589 11,231,722 7. Chi phí tài chính 22 1,076,934,450 216,014,200 Trong đó lãi vay phải trả 23 230,866,782 118,248,413 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 5,301,475,613 3,164,890,545 9. Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh doanh 30 782,436,385 355,545,302 10. Thu nhập khác 31 55,110000 11. Chi phí khác 32 8 14,259,261 12. Lợi nhuận khác (40=31-32 ) 40 55,109,992 -14, 259,261 13. Tổng lợi nhuận trước thuế (50= 30 + 40) 50 837,546,377 341,286,041 14. Chi phí thuế thu nhập DN 51 188,447,935 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 649,098,442 341,286,041 Bảng 9-2 Tổng hợp số liệu 3 năm TỔNG HỢP SỐ LIỆU 3 NĂM 2007 – 2008 – 2009 STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Doanh thu bán hàng 5,956,820,751 10,418,415,729 22,820,707,199 2 2,419,388,784 Chi phí SXKD 5,301,475,613 3,164,890,545 3 Kết quả kinh doanh sau thuế 220,210,340 341,286,041 649,098,442 4 Doanh thu từ hoạt động tài chính 16,263,986 11,231,722 89,669,589 5 Thuế thu nhập DN 80,233,798 104,809,536 188,447,935 6 7 64,600,941 Chi lương CBCNV 253,788,122 Lợi nhuận 82,714,688 355,545,302 782,436,385 95,992,525 2.4.2 Phân tích số liệu Doanh thu bán hàng Bảng 10-2. Phân tích doanh thu STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Doanh thu bán hàng 10,418,415,729 5,956,820,751 22,820,707,199 - Qua số liệu như trên cho thấy: Doanh thu của công ty tăng đều mỗi năm, điều đó cho thấy hướng phát triển thị trường của công ty ngày càng mở rộng thêm, sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều, sản phẩm đã tạo được long tin ở khách hàng. - Doanh thu năm 2007 là: 5,956,820,751đ - Doanh thu năm 2008 là: 10,418,415,729đ - Doanh thu năm 2009 là: 22,820,707,199đ Như vậy, mức tăng của năm 2008 so năm 2007 là 4,461,594,978đ tăng 57,17% . Mức tăng của năm 2009 so với năm 2008 là 12,402,291,470đ tăng 65,12%. So cùng kỳ. Chi phí SXKD Bảng 11-2. Phân tích chi phí STT 2007 Chỉ tiêu 2009 2008 2 2,419,388,784 Chi phí SXKD 3,164,890,545 5,301,475,613 Nhìn chung qua bảng số liệu cho thấy chi phí SXKD của công ty mỗi năm đều tăng: - Chi phí SXKD năm 2008 so với năm 2007 tăng 745,501,761đ - Chi phí SXKD năm 2009 so với năm 2008 tăng 2,136,585,068đ. Kết quả kinh doanh sau thuế Bảng 12-2. phân tích kết quả kinh doanh Chỉ tiêu STT 2007 2008 2009 Kết quả KD sau thuế 3 220,210,340 341,286,041 649,098,442 Qua bảng kết quả kinh doanh sau thuế cho thấy rằng trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển và ổn định, lợi nhuận ăm sau cao hơn năm trước. - Doanh thu từ hoạt động tài chính - Thuế TNDN - Chi lương NV. Bảng 13-2. Doanh thu, Thuế, Lương nhân viên STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 4 Doanh thu từ hoạt động tài chính 16,263,986 11,231,722 89,669,589 5 Thuế TNDN 80,233,798 104,809,536 188,447,935 6 Chi lương NV 64,600,941 82,714,688 95,992,525 Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2008 so với năm 2007 giảm là 5.032264đ do: năm 2008 công ty xuất khẩu nhiều, chênh lệch tỷ giá đồng đôla cao và lãi ngân hàng tăng vì vậy có chiều hướng giảm so với năm 2007. bước sang năm 2009 thì tình hình ổn định lại. Thuế TNDN hàng năm đều đóng góp cho nhà nước. Chi lương cho CBCNV mỗi năm đều tăng, tạo niềm tin cho nhân viên an tâm làm việc và gắng bó lâu dài với công ty Nhìn chung, qua các số liệu tổng hợp trên cho thấy rằng mọi chi tiêu của công ty đều có mức tăng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước hoạt động công ty có hiệu quả. Tuy nhiên cũng còn một ít hạn chế như: Thuế TNDN đóng góp chỉ mức trung bình, Doanh thu hoạt động tài chính chỉ nhỏ, lẻ. Lương nhân viên chưa cao, chi phí SXKD còn lớn. Bảng 14-2. Ước lượng năm 2010 ƯỚC LƯỢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2010 Chỉ tiêu Mã Năm 2010 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 25,102,777,918.90 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 134,659,994.70 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 24,968,117,924.20 4. Giá vốn hàng bán 11 17,189,823,379.30 5. Lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 7,778,294,544.90 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 98,636,547.90 7. Chi phí tài chính 22 1,184,627,895.00 Trong đó lãi vay phải trả 23 253,953,460.20 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 5,831,623,174.30 9. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 30 860,680,023.50 10. Thu nhập khác 31 60,621,000.00 11. Chi phí khác 32 8.80 12. Lợi nhuận khác 40 60,620,991.20 13.Tổng lợi nhuận trước thuế 50 921,301,014.70 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 207,292,728.50 15. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp 60 714,008,286.20 Bảng 14-2. Ước lượng năm 2010 2.5 nghiên cứu và phát triển ( R&D ) Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường được tốt hơn. R& D và cải tiến công nghệ, quy trình công nghệ là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty tiên tiến. Để trở thành công ty luôn dẫn đầu thị trường, không còn cách gì khác là công ty Thy Long phải luôn đi trước đối thủ một bước về phát triển sản phẩm và công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng với giá cả phải chăng và chi phí tối ưu. Nghiên cứu và phát triển (R& D) là bộ phận không thể thiếu trong việc thực hiện chiến lược. Những nhân viên trong bộ phận này thường chịu trách nhiệm phát triển những sản phẩm mới và cải tiến những sản phẩm cũ nhằm mục đích thực hiện hiệu quả chiến lược. Những chiến lược như:phát triển sản phẩm mới, thâm nhập thị trường, đa dạng hóa tập trung hiện nay đã được công ty Thy Long tiến hành đầu tư dòng sản phẩm mới công ty đang tiến hành phát triển như: sữa tắm mang thương hiệu AMERY, PARK LANE Về chiến lược phát triển thị trường cũng được công ty đặc biệt quan tâm, hiện nay sản phẩm của công ty Thy Long đã tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng nên sản phẩm đã có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn, nhỏ và các chợ trên toàn quốc. Đối với công ty để thực hiện tốt chiến lược sản phẩm, công ty cần có một bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm riêng biệt. Một giải pháp có thể đặt ra là bổ sung nguồn lực cho phòng này để thực hiện thêm chức năng nghiên cứu , tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh để từ đó có các giải pháp phát triển sản phẩm được tốt hơn 2.6 Đánh giá chung về công ty 2.6.1 Cơ hội. Ra đời trong hoàn cảnh lúc mới xuất hiện trên thị trường(2005) dòng sản phẩm sữa tắm chỉ có 2-3 công ty hoạt động nên công ty có nhiều lợi thế để đứng trên thị trường, sản phẩm thì nhập khẩu, người tiêu dùng thì ít phân vân khi chọn sản phẩm như hôm nay(2010). Nắm thời cơ hàng nhập khẩu có chất lượng, giá cả phải chăng và đánh vào tâm lý khách hàng thích hàng ngoại nên công ty đã đưa những chiến lược Marketing rất hợp lý với người tiêu dùng, chính vì vậy sản phẩm đến ngày hôm nay đã được người tiêu dùng biết đến. Trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển đáng kể và thu nhập của người tiêu dùng cũng tăng lên vì vậy sức mua hàng của người dân cũng tăng. Đây là cơ hội tốt để công ty đầu tư trang thiết bị, mở rộng sản xuất để tăng sản lượng, đồng thời phát triển hệ thống phân phối để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, ngoài ra nhà nước đã có sự quan tâm đúng thời điểm đối với tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ khi nước ta gia nhập WTO, thị trường thế giới mở cửa, hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các nước phát triển thuận lợi, tự do, công bằng, tạo cơ hội để công ty tăng các mặt hàng, xuất khẩu và có cơ hội tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật từ nước ngoài. Đây là thời cơ để công ty TNHH-TM Thy Long phát triển lên một tầm cao mới. hiện nay công ty đang nhanh chóng hoàn thiện cơ cấu tổ chức để thích ứng kịp thời với mô hình mới, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường tiêu thụ, kênh phân phối, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp, đưa Thy Long thành một trong những công ty mỹ phẩm hàng đầu của TP. HCM. 2.6.2 Nguy cơ Từ lúc mới thành lập công ty đưa ra chính sách giá sản phẩm rất phù hợp với tình hình thị trường chung, nhưng từ khi sản phẩm có được một chổ đứng trên thị trường thì công ty bắt đầu tăng giá một cách bất hợp lý so với đối thủ cạnh tranh điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Khách hàng luôn có sự lựa chọn sản phẩm khi có sự biến động về giá, hiện công ty đang sử dụng mức giá cao hơn đối thủ cạnh tranh vì vậy lượng sản phẩm bán ra trên kênh truyền thống tương đối chậm so với đối thủ. Do đó công ty cần phải xem xét lại chính sách giá của mình. Hoạt động marketing của công ty chỉ dậm chân tại chổ không có bước sáng tạo và đột phá vì vậy khi sản phẩm tung ra thị trường có phần chậm hơn so với sản phẩm của đối thủ, vì vậy doanh thu có phần giảm sút. Với sự mở cửa thị trường dịch vụ khi Việt Nam gia nhập WTO, sẽ có nhiều tập đoàn phân phối nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam. Với doanh thu bán lẻ từ hệ thống phân phối hiện tại chiếm chưa tới 10% thị trường bán lẻ trong nước có nguy cơ bị đè bẹp bởi các tập đoàn đa quốc gia nếu không có những chuyển động mới. Thực tế hàng hóa của Việt Nam cơ bản vẫn do hệ thống phân phối trong nước đảm nhiệm thông qua gần 9 nghìn khu chợ ngoài trời và khoảng 150 nghìn cửa hàng bán lẻ. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế như hiện nay đòi hỏi công ty Thy Long cần phải đổi mới trong việc nhập các mặt hàng có chất lượng cao, tránh nhập hàng kém chất lượng công ty sẽ bị đào thải trên thương trường. Hàng loạt các công ty trong nước và ngoài nước ra đời, điều này là một thách thức lớn cho công ty Thy Long trong quá trình cạnh tranh. 2.6.3 Điểm mạnh Sản phẩm được nhập từ Malaysia là hàng có chất lượng và đã được kiểm chứng từ khách hàng đã chọn sản phẩm 5 năm qua, sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại, có khả năng đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng. Hiện nay sản phẩm được người tiêu dùng biết đến là do công ty có những chiến lược Marketing đúng hướng, đặc biệt đối với kênh siêu thị hiện nay mảng này đang phân phối sản phẩm tốt, vì kênh siêu thị luôn có những chương trình khuyến mại liên tục cho khách hàng Với kênh truyền thống thì công ty đã có một lượng khách hàng ổn định và trung thành với sản phẩm công ty. Về nguồn nhân lực: công ty có đội ngũ cán bộ điều hành giỏi, nhân viên có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm. Công ty chuẩn bị nhập các trang thiềt bị máy móc về sản xuất sản phẩm tại Bình Dương, với công nghệ tiên tiến và hiện đại, có công suất lớn, phù hợp với xu hướng phát triển của nghành mỹ phẩm tại Việt nam, ngoài ra còn giúp công ty giảm các chi phí, đây là một lợi thế rất lớn về giá thành sản phẩm trong tương lai. Mặc dù với chỉ gần 5 năm trong nghành, nhưng công ty đã xây dựng được cho mình một thương hiệu có tên tuổi và uy tín đối với thị trường trong nước, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn trong nghành Mỹ phẩm, hệ thống phân phối của công ty ngày càng thể hiện tính hiệu quả và năng động Trong giai đoạn tới, giá thành sản phẩm của công ty sẽ mang tính cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong nước 2.6.4 Điểm yếu Sản phẩm có chất lượng nhưng giá bán cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, dẫn đến tình trạng doanh số kênh truyền giảm đi, kéo theo doanh thu giảm. Sản phẩm tốt, chất lượng cao nhưng năng lực Marketing thì lại yếu không tương xứng với sức mạnh to lớn của hệ thống sản phẩm và lực lượng bán hàng nhiều kinh nghiệm. Marketng chưa xây dựng được một chiến lược truyền thông và những thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm mạnh và ưu thế của thương hiệu và sản phẩm của công ty . Hoạt động Marketing trong những năm qua chỉ ở giai đoạn sơ khai chưa mang tính bài bản, không mang tính chuyên nghiệp và hệ thống, chính vì vậy hiệu quả mang lại chưa cao. Nguyên nhân là do: phòng kinh doanh và phòng Marketing tuy đã có phòng ban riêng biệt nhưng 2 phòng này vẫn còn hoạt động đan xen lẫn nhau vì vậy không phát huy được hết khả năng tư duy nhạy bén của mỗi phòng ban.do đó công ty cần chấn chỉnh kịp thời để phòng Marketing đưa ra những chiến lược hợp lý nhằm vực dậy kênh truyền thống hiện nay và từ đó đưa công ty trở lại vị trí cạnh tranh ngang hàng với các đối thủ và nâng tầm của công ty trên thương trường. Một số sản phẩm chính như ELIZZER đã có thới gian tồn tại tương đối dài nên bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm lại. CHƯƠNG III ĐÓNG GÓP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH-TM THY LONG ĐẾN NĂM 2013 3.1 Quan điểm phát triển Căn cứ tình hình phát triển kinh tế thị trường trong giai đoan hiện nay cũng như khả năng hoạt động, vươn lên để tồn tại, công ty đã xây dựng các kế hoạch liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng quy mô ra các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước. Xây dựng công ty TNHH-TM Thy Long trở thành một công ty hùng mạnh, hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng bền vững. Đặt lợi ích người lao động lên hàng đầu, con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của Thy Long. Đoàn kết trong công việc, tính kỹ luật cao là giá trị cốt lỗi, là truyền thống của công ty. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ là tuyệt hảo. Lợi nhuận là một trong những yêu cầu sống còn của sự tồn tại và phát triển của công ty 3.2 Mục tiêu phát triển Mục tiêu phát triển thị trường Hiện nay công ty đang xây dựng thương hiệu ở khu vực nội địa và chuẩn bị mở rộng sang thị trường Campuchia, Thái lan. Đây cũng là một bước đột phá của công ty cũng có nhiều rủi ro nhưng lợi nhuận thu về tương đối cao. Tuy vậy việc phát triển thị trường mới và thâm nhập thị trường nội địa là một việc làm trước tiên và cần thiết để giúp doanh nghiệp tìm được nguồn cầu lớn và những khách hàng trung thành chỉ có như vậy công ty mới duy trì hoạt động và đạt được mục tiêu đề ra. Phát triển sản phẩm Phát triển toàn diện các danh mục sản phẩm sữa tắm nhằm hướng tới một lực lượng tiêu thụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn Phát triển các dòng sản phẩm mới như: AMERY, PARK LANE. Xây dựng thương hiệu. Tiếp tục nâng cao hệ thống cung cấp. 3.3 Xây dựng các chiến lược 3.3.1 Xây dựng ma trận SWOT. Hình 1-3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT SWOT CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) NGUY CƠ ( THREATENS-T) O1. Chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các doanh nghiệp. O2. nhu cầu về mỹ phẩm ngày càng tăng. O3. cơ chế quản lý nhà nước ngày càng thông thoáng O4. Việt Nam gia nhập WTO O5. khách hàng tiềm năng chủ yếu giới trẻ. T1. Các rào cản về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng. T2. Áp lực cạnh tranh tăng cao T3. Cạnh tranh về giá khốc liệt. T4.đòi hỏi của khách hàng ngày càng tăng Điểm mạnh (STRENGTHS-S) S1. Lực lượng lao động có trình độ cao.. S2. Khả năng về vốn, tài chính khá S3. Dịch vụ đa dạng, chất lượng cao, có uy tín trên thị trường. S4. Quản trị nhân sự tốt. S5. Am hiểu về thị trường và khách hàng Các chiến lược S-O S1,S2,S3,S4+O1,O2,O3,O4 Chiến lược phát triển thị trường S1,S2,S3,S4+ O5: Chiến lược phát triển sản phẩm Các chiến lược S-T S1,S2,S3,S4 + T1,T2,T3,T4 Tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm. Điểm yếu ( WEAKNESS-W ) W1. thương hiệu Thy long chưa mạnh cả thị trường trong nước và thế giới. W2. Quản lý chất lượng chưa hoàn chỉnh. W3. Thông tin chưa hiệu quả W4. Chưa khai thác hết công suất W5. Khả năng nghiên cứu và phát triển yếu. Các chiến lược W-O W3 + O1,O4: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Chiến lược thông qua liên doanh Phát triển thị trường Phát triển sản phẩm Các chiến lược WT(2+4) Kết hợp theo chiều ngang. 2. đầu tư trang thiết bị, công nghệ. 3. Thâm nhập thị trường 4. Phát triển sản phẩm 3.3.2 Chiến lược thâm nhập thị trường 3.3.2.1 Nội dung chiến lược Thâm nhập thị trường là tìm cách tăng trưởng thị trường hiện tại với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hiện đang sản xuất kinh doanh bằng cách tăng số lượng nhân viên bán hàng, tăng chi phí quảng cáo. Chúng ta có thể tăng thị phần nếu thực hiện tốt các điều kiện sau. Tăng sức mua sản phẩm Lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Mua lại đối thủ cạnh tranh. 3.3.2.2 Hoạch định thực hiện Chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài: Công ty TNHH-TM Thy Long tận dụng những chính sách ưu đãi của nhà nước mở công ty con hoạc văn phòng đại diện để thâm nhập sâu hơn vào các thị trường nước ngoài. Chiến lược này giúp công ty khắc phục các điểm yếu về kênh phân phối, thương hiệu cũng như vấn đề marketing và thu thập thông tin ở thị trường nước ngoài. Mặt khác, tận dụng được cơ hội để đưa sản phẩm lên tầm cao mới. Ngoài ra công ty dựa vào nguồn tài chính khá , khả năng quản lý sản xuất, dịch vụ tốt, quản lý nhân sự, tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi và sự am hiểu về thị trường và khách hàng cho phép công ty TNHH-TM Thy Long tăng quy mô kinh doanh đáp ứng nhu cầu tăng của thị trường thế giới. Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa Tận dụng khả năng sản xuất tốt, khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi và đầu tư vốn để tăng quy mô, công suất đáp ứng nhu cầu trong nước Qua bảng kết quả kinh doanh cho thấy thị trường mà công ty đã xâm nhập phát triển là thị trường trong nước. Cụ thể là ở thị trường Bình Dương, Long An, các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Miền Trung, Hà NộiSong vẫn còn ít công ty cần tìm cách tăng thêm mức sử dụng sản phẩm dịch vụ hoặc kết hợp với khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của mình bằng những phương pháp như: tặng quà cho khách hàng, ưu đãi khuyến mãi khi khách hàng mua với số lượng lớn. Bên cạnh đó công ty có thể quảng cáo thương hiệu của mình bằng cách đưa sản phẩm quảng cáo lên các chương trình game show như.Siêu thị may mắn hoặc báo chícũng có thể mua lại công ty đối thủ. Lên kế hoạch cho công ty được mua lại có thể cung ứng sản phẩm dịch vụ có tính chất giống công ty mình. Cụ thể như sau: Năm 2007- 2008 công ty tăng thêm mức nhu cầu sử dụng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của mình ít nhất 20-30 khách hàng. Trong đó có 5-10 khách hàng có nhu cầu rất lớn về sản phẩm và dịch vụ của công ty, có thể tăng 10% - 20% doanh số của doanh nghiệp. Từ năm 2008-2009: công ty thực hiện kế hoạch lôi kéo những khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty. Năm 2010- 2011 công ty tiếp tục củng cố và phát triển hơn nữa thị phần của mình. Hơn nữa lúc này tài chính, thương hiệu công ty cũng đã mạnh công ty có thể mua lại đối thủ cạnh tranh. Khi đó quy trình hoạt động của công ty được mua lại sẽ hoạt động tạo ra những sản phẩm giống như công ty mình, đó cũng là vấn đề thiết yếu trong chiến lược này. Năm 2011 – 2013 tiếp tục thâm nhập vào thị trường mới và duy trì thị trường hiện có, tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty mình càng nhiều càng tốt. Bênh cạnh việc thâm nhập thị trường trong nước cần quan tâm tới thị trường nước ngoài để có nhiều cơ hội học tập và tăng doanh thu cho công ty. Về công tác Marketing: Công ty đã thực hiện quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng Công tác bán hàng: phòng kinh doanh triển khai các chương trình khuyến mãi liên tục và đa dạng để phù hợp với nhu cầu khách hàng như: Quà tặng ngày 30 – 4 Quà tặng ngày 2- 9, ngày 8- 3, ngày 20- 10, ngày 20- 11 Các chương trình cộng dồn tích lũy để tham quan du lịch Về chính sách giá cả thì hiện nay công ty đã dần áp dụng giá cả linh hoạt hơn so với đối thủ cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Sản phẩm công ty được người tiêu dùng đặt niềm tin trong nhiều năm qua cả về chất lượng lẫn số lượng Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, lượng sản phẩm sẽ tung ra thị trường ít hơn do sự giảm sút trong mức cầu nên việc cắt giảm chi phí là điều hợp lý. Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng cần nhận thức được rằng khi nền kinh tế khởi sắc trở lại thì công ty nào nhanh chân đưa ra thị trường những sản phẩm mới thì công ty đó có lợi, thêm vào đó, ngân sách R&D lớn thường biểu hiện một nguồn tài chính mạnh, chính vì vậy một dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp khó khăn đó là việc cắt giảm ngân sách cho R&D. 3.3.2.3 Hiệu quả chiến lược. - Chiến lược xâm nhập thị trường thật sự là chiến lược tạo điều kiện hơn cho khách hàng biết đến thương hiệu, sản phẩm của chúng ta. Mở rộng thương hiệu của công ty Sản phẩm đã được người tiêu dùng trên cả nước đặt niềm tin vì chất lượng sản phẩm luôn đạt chất lượng cao. 3.3.3 Chiến lược phát triển thị trường: 3.3.3.1 Nội dung: Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu và nội địa là chiến lược mà công ty tận dụng những chính sách ưu đãi của nhà nước để khai thác cơ hội không chịu thuế xuất, đồng thời kết hợp với sự am hiểu thị trường, khách hàng, quản lý sản xuất tốt, nguồn tài chính ổn định, tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi để mở rộng thị trường – khai thác thị trường mới trong nước và thế giới. 3.3.3.2 Hoạch định thực hiện: Qua kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy công ty bắt đầu phát triển sản phẩm với thị trường trong nước nhưng thị phần nhỏ bé, phát triển thị trường trên thế giới thì chưa được quan tâm. Công ty cần chú ý phát triển sang các nước như: Thái Lan, Campuchia Với công nghệ ngày càng phát triển công ty cần phải tận dụng cơ hội tiếp cận với các nước trên thế giới thông qua internet để tìm kím thị trường. Hơn thế công ty cũng phải quan tâm đến thị trường các nước đang phát triển. Song không thể thiếu được thị trường nội địa nhất là các tỉnh Miền Trung, Tây Nam Bộ vì nước ta đang trên đà phát triển nên nhu cầu về thẩm mỹ rất lớn nhất là cần những công ty có triển vọng về lượng và chất. Do đó công ty cần nổ lực hơn nữa với thị trường trong nước để tăng thêm thị phần nội địa. Cụ thể: * Năm 2008 - 2009 Tiến hành xâm nhập thị trường Miền Trung, mở rộng thêm thị phần ở vùng này. Cụ thể tăng thêm 5-10 đối tác tại khu vực này. Mở rộng thị phần ra các tỉnh phía Bắc vào năm 2008-2009 và mục tiêu là phải có ít nhất 3 đối tác và tiếp tục phát triển ở thị trường phía Bắc trong vòng năm 2008. * Năm 2010-2011 Tiếp tục củng cố phát triển thị trường truyền thống tại TP.HCM, Bình Dương, Tiền giang, Long Anvà các tỉnh đồng bằng sôg cửu long. Cụ thể là ở Long An tăng thêm 15-20 đối tác và các tỉnh còn lại khoảng 50 đối tác. * Năm 2011- 2013 Mục tiêu cho những năm này là xâm nhập thị trường ở Châu Á và những quốc gia mới. Trong thời điểm này thế giới đã phát triển ở giai đoạn cao hơn do đó trong giai đoạn này công ty có thể tiến hành phát triển sản phẩm cạnh tranh so với các công ty có thương hiệu trong và ngoài nước. 3.3.3.3 Hiệu quả chiến lược Với chiến lược phát triển thị trường trong và ngoài nước sẽ mag lại cho công ty một số hiệu quả nhất định sau: Mở rộng thị phần ra nước ngoài Tăng thêm thị phần khắp các tỉnh thành trong cả nước Năng lực cũng như điểm mạnh của công ty Thy Long được phát huy. Công ty cũng như thương hiệu sẽ được biết đến trên thị trường nội địa và quốc tế. Trên cơ sở kết quả lợi nhuận thuần về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không có sự biến động đáng kể và chính sách về nghành cũng ổn định nhưng giá cả trong hóa mỹ phẩm có nhiều thay đổi nhất là trong giai đoạn nền kinh tế lạm phát. Tuy nhiên nhà nước cũng đã hổ trợ giá trong nghành mỹ phẩm nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định đến kết quả kinh doanh của công ty. Nhưng nếu công ty thực hiện tốt chiến lược phát triển thị trường thì lợi nhuận thuần sẽ đạt được mong đợi 3.3.4 Chiến lược phát triển sản phẩm 3.3.4.1 Nội dung Chiến lược phát triển sản phẩm bao gồm việc phát triển các loại sản phẩm mới tiêu thụ trên thị trường hiện tại hoặc bán cho khách hàng hiện tại. Chiến lược này có thể nhằm vào các sản phẩm riêng biệt hoặc toàn bộ các mặt hàng của công ty. Phát triển một sản phẩm riêng biệt như: dầu gội đầu, sữa rửa tay, gel vuốt tóc. Hiện nay công ty đang tiến hành cải tiến các loại sản phẩm trong nước như: AMERY, PARK LAE về mẫu mã, kích cỡ các loại sản phẩm này. 3.3.4.2 Hoạch định thực hiện * Chiến lược phát triển sản phẩm Để đối phó với chính sách bảo hộ của các thị trường và giảm quyền lực của khách hàng, công ty có thể sử dụng nguồn tài chính mạnh của mình, sự am hiểu về thị trường, khách hàng để tìm và cung cấp những sản phẩm mới(có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mới..) Công ty nên tăng cường kiểm soát thông tin, marketing, đầu tư cho nghiên cứu phát triển, kiểm soát chất lượng khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ngoài ra công ty cần chú ý về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm dịch vụ của mình, thay đồi hình thức thẩm mỹ của sản phẩm tạo ra những mẫu đạt tiêu chuẩn quốc tế đem lại hiệu quả cao cho khách hàng sử dụng. - Năm 2009-2010 công ty bước đầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm sữa tắm trong nước, tạo ra sản phẩm nội đạt chất lượng cao mang phong cách truyền thống nhưng không kém phần hiện đại mà khi nhìn vào đó người ta không thể lẫn lộn sản phẩm của công ty Thy Long với bất kỳ sản phẩm của công ty khác. - Năm 2011-2013 công ty sẽ tiến hành cải tiến về chất lượng sản phẩm trên toàn diện. 3.3.4.3 Hiệu quả chiến lược. - Tăng thị phần sản phẩm của công ty trên thị trường - Giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận - Gíup doanh nghiệp và người sử dụng thỏa mãn hơn về cung và cầu. - Giúp doanh nghiệp có được sản phẩm có chất lượng cao. - Tạo ra được sản phẩm phục vụ khách hàng khó tính. - Sản phẩm, dịch vụ được biết đến nhiều hơn nhờ mẫu mã bắt mắt khách. - Nếu nhiều công ty làm tốt chiến lược này cũng đem lại không ít lợi nhuận và có thể nổi trội so với đối thủ. 3.3.5 Chiến lược thông qua liên doanh 3.3.5.1 Nội dung Tạo nguồn cung cấp vững chắc hơn cho công ty từ đó công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường cũng như phát triển sang các nước bạn. Trong chiến lược hội nhập ngược chiều công ty đã tiến hành hợp tác với công ty NEWLANE đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sữa tắm hạt. Nơi đây sẽ có được nguồn nguyên liệu ổn định, có được tìm năng thuận lợi lớn nó cũng hấp dẫn nếu có những bất trắc về tính chất sẵn có, chi phí hay tính nhiệm của những cấp phát, tiếp liệu trong tươg lai. 3.3.5.2 Hoạch định thực hiện Hiện tại nhu cầu về hóa mỹ phẩm của người tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai ngày càng tăng vì vậy công ty phải chủ động tạo ra nguồn cung sản phẩm ổn định và đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nguồn cung cấp sản phẩm cho công ty là do đối tác phía Malaysia đảm trách, điều này cũng gây không ít bất lợi cho công ty, vì mỗi khi nhà cung cấp không sản xuất hàng thì phía công ty phải lệ thuộc trông đợi trong khi công ty đã hết hàng và người tiêu dùng hối thúc để mua sản phẩm của công ty. Ngoài ra trong quá trình vận chuyển hàng về Việt Nam bằng đường thủy thì cũng mất khá nhiều thời gian. Đây cũng là nhân tố gây nên sự tốn kém và lợi nhuận của công ty * Trong giai đoạn 2009-2012 công ty cần thực hiện: Trong giai đoạn này công ty hợp tác với công ty NEWLANE cho ra sản phẩm sữa rửa tay vì hiện ay nhu cầu về mặt hàng này là rất lớn. 3.3.5.3 Hiệu quả chiến lược. Sự hợp tác với công ty NEWLANE tại Bình Dương sẽ giúp công ty cải thiện hệ thống quản lý chất lượng và tăng cường khả năng kiểm soát về số lượng, chất lượng và giá nguyên liệu đầu vào. Công ty thoát khỏi tình trạng bị động về nguồn nguyên liệu. Tạo điều kiện công ty cạnh tranh về giá cả sản phẩm dịch vụ của công ty với các đối thủ trên thị trường. chiến lược này đã mang lại tính nhân sinh cao giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống của người dân trong vùng. Kết luận Trong tình hình kinh tế thế giới thay đổi và nền kinh tế của Việt Nam có chuyển biến vượt bật, với mức độ hội nhập cao, công nghệ phát triển nhanh, phần lớn các công ty Việt Nam phải đối diện với môi trường kinh doanh đầy biến động, phức tạp và nhiều rủi ro Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, đều gắn liền với hoạt động của nền kinh tế trong nước, hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhất là trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm vốn có sự cạnh tranh khóc liệt . Chính Sự cạnh tranh khóc liệt của các công ty hóa mỹ phẩm như hiện nay nên đòi hỏi các công ty phải có một chiến lược đúng đắn để đưa công ty mình ngày càng phát triển và do đó em chọn đề tài “ Đóng góp chiến lược phát triển cho công ty TNHH-TM Thy Long đến năm 2013” Nhìn chung trong suốt quá trình hình thành và phát triển tuy công ty đã gặp nhiều khó khăn nhưng hiện nay cũng đã khắc phục để vượt qua và trong chương II của đề tài cũng đã khái quát về hình ảnh sơ bộ và thực trạng hiện nay của công ty Thy Long. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập, do đó đã đưa ra những giải pháp mà theo tôi sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp này tin rằng công ty sẽ còn thành công hơn nữa trong hoạt động kinh doanh. Các giải pháp như sau: Xây dựng và hoàn thiện hoạt động Marketing cho phù hợp với thời kỳ mói. Công ty phải nhận thức được nghành nghề mà mình kinh doanh, phải có sự hiểu biết về luật pháp trong và ngoài nước, tiếp cận thông tin trong thương mại quốc tế. Liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư, phát triển mở rộng mạng lưới ra các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước. Luôn chăm lo đời sống cho CBCNV, tạo điều kiện cho NV được nâng cao nghiệp vụ để nhân viên an tâm làm việc lâu dài với công ty. Công ty đã có chiến lược kinh doanh trong quá trình phát triển cần phải phát huy hơn nữa những điểm mạnh then chốt là uy tín, sự am hiểu về thị trường – khách hàng, chất lượng sản phẩm, quản trị và quản trị nhân sự, và đã đạt được lợi nhuận như kế hoạch. Tóm lại sự phát triển của công ty Thy Long đã mang lại dấu ấn tốt đẹp cho thị trường hóa mỹ phẩm, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh hiện đại hơn sánh vai cùng các nước trên thế giới. Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh để đề tài tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô. Phụ lục Hình 1-1. Mô hình quản trị chiến lược Hình 1-2. Ma trận SPACE Hình 1-3. Ma trận BCG Hình 1-4. Ma trận các yếu tố bên trong - bên ngoài Hình 1-5. Ma trận chiến lược chính Hình 1-6. Ma trận QSPM Bảng 1-1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong-bên ngoài Bảng 2-1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh. Bảng 3-1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Bảng 4-1. Ma trận SWOT Sơ đồ 1-2. Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 2-2 Quy trình hàng nhập khẩu Sơ đồ 2-3 Quy trình hàng trong nước Bảng 1-2 Cơ cấu nguồn vốn Bảng 2-2 Số lượng nhân viên công ty Bảng 3-2 Trình độ nhân viên Bảng 4-2 Sản phẩm nhập khẩu Bảng 5-2 Sản phẩm trong nước Bảng 6-2 Kết quả kinh doanh năm 2007 Bảng 7-2 Kết quả kinh doanh năm 2008 Bảng 8-2 Kết quả kinh doanh năm 2009 Bảng 9-2 Tổng hợp số liệu 3 năm Bảng 10-2 phân tích doanh thu Bảng 11-2 phân tích chi phí Bảng 12-2 phân tích kế hoạch kinh doanh Bảng 13-2 phân tích Doanh thu, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Lương Bảng 14-2 Ước lượng kinh doanh năm 2010. Hình 1-3 Mô hình Ma trận SWOT. TÀI LIỆU THAM KHẢO Garry D. Smit, Danny R. Aronld, Bobby G. Bizzell, Chiến lược và sách lược kinh doanh, nhà xuất bản thống kê -2003 Th.s Phạm Thị Thu Phương, Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu, nhà xuất bản khoa học – kỹ thuật 2002 Nguyễn Hữu Lam, Đông Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan, Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, Nhà xuất bản giáo dục- 1998. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Quản trị học, nhà xuất bản đại học quốc gia TP.HCM PGS.TS Nguyễn thị Liên Diệp, & Th.s Phạm Văn Nam, Chiến lược và chính sách kinh doanh, nhà xuất bản lao động xã hội 2006. PGS.TS Vũ Thế Phú, Quản trị marketing, nhà xuất bản TP.HCM 2006. Giáo trình quản trị Marketing của Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUẬN VĂN.doc
Tài liệu liên quan