LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Du lịch sinh thái với việc giáo dục môi trường cho học sinh THPT tại Thành Phố Hồ Chí Minh"
MS: LVDL-KTXH001
SỐ TRANG: 139
NGÀNH: Địa lý
CHUYÊN NGÀNH: Địa lý kinh tế xã hội
NĂM: 2007
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề bảo vệ môi trường để phát triền cho các thế hệ hôm nay và cả những thế
hệ mai sau, tức là phát triển bền vững, đã trở thành một trào lưu rộng lớn của toàn
nhân loại. Gần đây nhất, hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững được tổ chức tại
Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 đã tổng kết các vấn đề về môi trường và phát
triển trên thế giới trong những năm qua và đưa ra các chương trình hành động cụ thể.
Từ năm 2000, công cuộc bảo vệ môi trường đã gắn liền với các hoạt động chính trị
nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường.
Vấn đề giáo dục môi trường cũng đang là vấn đề phát triển trước mắt và lâu dài
của mọi xã hội trên con đường phát triển bền vững. Giáo dục môi trường có thể được
thông qua nhiều hình thức khác nhau, song giáo dục môi trường ở trường phổ thông
chiếm vị trí đặc biệt, vì đây là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của
đất nước.
Một khi ống khói của các nhà máy, xí nghiệp ngày càng vươn cao nhiều hơn trên
bầu trời, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hoá và tập trung dân cư đông đúc, khói
bụi giao thông đang là vấn nạn thì nhu cầu tìm về với thiên nhiên là điều tất yếu. Vì
thế du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đang phát triển mạnh mẽ trên thế
giới, và Việt nam cũng nằm trong xu thế đó.
Trong nhà trường, hoạt động du lich hiện nay cũng đang phát triển rất mạnh. Đây
là hoạt động ngoại khoá rất hấp dẫn, thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều học sinh.
Đây có thể là một công cụ khá tốt để có thề ***g vào những nội dung giáo dục môi
trường, nâng cao nhận thức thực tế cho học sinh; đồng thời qua đó kết hợp với việc
ứng dụng các bài học lý thuyết trên lớp và hình thành ý thức bảo vệ môi trường tự
nhiên lẫn môi trường nhân văn cho học sinh. Bên cạnh các hình thức khác, giáo dục
môi trường qua hoạt động du lịch sinh thái (DLST) là một hình thức hấp dẫn, sinh
động, lý thú, và đạt hiệu quả cao. Đó cũng chính là lý do của đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử đề tài
Vấn đề DLST đối với mọi người nói chung và đối với học sinh nói riêng không
còn là vấn đề quá mới mẻ. Nhưng qua các tour DLST, học sinh học được điều gì, và
có ý thức, trách nhiệm như thế nào trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ các yếu tố
sinh thái vẫn chưa được đặt ra cụ thể. Nhiều học sinh vẫn nghĩ đi du lịch là để giải trí,
vui chơi thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Đề tài này muốn nghiên cứu sâu
hơn tác động của DLST với việc giáo dục môi trường đối với đối tượng đặc biệt là
học sinh, để từ đó có những cách thức tổ chức phù hợp và có hiệu quả.
3. Mục đích nghiên cứu
_ Đề tài củng cố cơ sở lý luận cho việc xây dựng các tour DLST phục vụ việc giáo
dục môi trường cho học sinh THPT.
_ Nghiên cứu hiện trạng một số điểm DLST với việc giáo dục môi trường cho học
sinh THPT ở thành phố Hồ Chí Minh.
_ Xây dựng và định hướng phát triển các điểm, tour DLST để thực hiện giáo dục
môi trường cho học sinh THPT ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói
chung.
4. Phạm vi đề tài
Không gian nghiên cứu của đề tài mở rộng từ TP.Hồ Chí Minh ra một số điểm
DLST ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, phù hợp với đối tượng học sinh THPT tại TP.Hồ
Chí Minh.
5. Nhiệm vụ của đề tài
_ Tìm hiểu các điểm, các tour DLST điển hình trong cả nước nói chung và ở thành
phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận nói riêng.
_ Kết hợp các tour DLST tiêu biểu với việc giáo dục môi trường cho đối tượng du
lịch là học sinh phổ thông.
_ Qua hoạt động DLST, bổ sung kiến thức, hình thành ý thức và trách nhiệm bảo
vệ môi trường cho học sinh ở khu DLST nói riêng và môi trường sống nói chung.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận: dựa trên quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống, quan
điểm phát triển bền vững.
6.1.1. Quan điểm tổng hợp:
Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội không hiện diện riêng lẻ mà có
liên quan mật thiết với nhau. Vì thế nghiên cứu bất cứ lãnh vực nào trong tự nhiên, xã
hội cũng phải xem xét trên quan điểm tổng hợp với những mối liên hệ đan xen, nhân
quả. Vấn đề phát triển du lịch sinh thái với giáo dục môi trường là hai mặt không thể
tách rời và đều được xem xét trong mối liên hệ với các yếu tố môi trường chung
quanh (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội).
6.1.2. Quan điểm hệ thống:
Du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng bản thân nó đã là một hệ thống phức
tạp từ nhỏ đến lớn, từ gần đến xa. Một điểm đến không bao giờ tồn tại riêng rẽ mà kết
hợp đồng thời với nhiều yếu tố khác: tự nhiên, xã hội, cơ sở hạ tầng, chính sách phát
triển Vì thế sử dụng quan điểm hệ thống để nghiên cứu đề tài là điều kiện cần thiết
để giải quyết vấn đề.
6.1.3. Quan điểm phát triển bền vững:
Phát triển bền vững cho hôm nay và cho cả những thế hệ tương lai là yêu cầu bức
thiết của mọi quốc gia và lãnh thổ hiện nay. Nghiên cứu du lịch sinh thái là hướng tới
sự phát triển du lịch bền vững và bản thân nó cũng bao gồm cả vấn đề giáo dục môi
trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý tài liệu;
phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp thống kê; phương pháp bảng biểu, bản
đồ; phương pháp khảo sát thực địa.
6.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình làm đề tài, thu thập,
thanh lọc những đề tài theo nội dung, yêu cầu cần tìm hiểu, sắp xếp theo từng đề
mục, so sánh, đối chiếu các tài liệu và chọn lọc, xử lý.
6.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Việc thu thập thông tin
qua các cuộc phỏng vấn, khảo sát nhiều đối tượng, nhiều trường giúp cho việc thực
hiện đề tài được khách quan mà quan sát của một người không thể có được.
6.2.3. Phương pháp thống kê
Sau khi thu thập được nhiều dữ liệu, thống kê theo từng đề mục, nội dung cần
nghiên cứu.
6.2.4. Phương pháp bảng biểu, bản đồ
Đây là phương pháp đặc trưng của môn Địa, một số nội dung được trình bày trên
các bảng biểu, các địa danh được thể hiện trên bản đồ để làm rõ hơn những nội dung
được đề cập đến trong đề tài.
6.2.5. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp cần thiết để đề tài nghiên cứu mang tính thực tế và khả thi.
Tuy vậy, do còn hạn chế về thời gian và điều kiện nên việc khảo sát thực địa chỉ được
tiến hành ở một số nơi tiêu biểu (như Thảo Cầm Viên, Củ Chi, Bình Châu, Vũng Tàu,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Ma đa gui ).
7. Cấu trúc Luận văn
Luận Văn gồm:
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận chung.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái với việc giáo dục môi trường
cho học sinh THPT ở TP.Hồ Chí Minh.
Chương 3: Định hướng tổ chức các tour du lịch sinh thái với việc giáo dục môi
trường cho học sinh THPT.
Kết luận
139 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái với việc giáo dục môi trường cho học sinh THPT tại thành Phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, trong số 250000 loài thực vật đã biết thì rừng nhiệt đới là nơi
sinh sống của 170000 loài.
Ở Việt Nam, tỳ lệ che phủ rừng năm 1943 là 43%, đến năm 1976 còn 33% và còn
27% năm 1990. Hiện nay, do nhiều chính sách trồng rừng và bảo vệ rừng những năm
gần đây, diện tích rừng đã tăng lên đáng kể. Năm 2000, tỷ lệ che phủ rừng là 35,14%;
năm 2005: 38%; dự kiến đến năm 2010 sẽ là 42 – 43%; năm 2020 là 47%. (Theo
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020).
4. HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
HST RNM đóng vai trò rất quan trọng ở vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới. Trên
thế giới, RNM chủ yếu phân bố ở vùng xích đạo và nhiệt đới hai bán cầu. Ở Việt
Nam, HST RNM phân bố cả hai miền Nam - Bắc, nhưng chủ yếu phân bố ở Nam Bộ,
tập trung ở hai vùng chính là bán đảo Cà Mau và vùng rừng Sác Cần Giờ, thành phố
Hồ Chí Minh. Do điều kiện khí hậu, thủy văn, địa hình không giống nhau trên suốt
dải ven biển, nên RNM phát triển không đồng đều. Theo GS.TS Phan Nguyên Hồng
thì RNM ở Việt Nam có khoảng hơn 50 loài cây. Có 4 khu vực chính:
a. Khu vực 1:
Khu vực ven biển Đông Bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Đồ Sơn (Hải Phòng).
RNM phát triển nhờ các đảo che chắn ở phía ngoài. Hệ thực vật gồm những loài ưa
mặn và chịu muối giỏi, các loài cây chủ yếu là: Đước vòi, Vẹt dù, Sú, Mắm, Trang.
Do có mùa Đông lạnh nên cây chỉ cao từ 1,5m đến 7m.
b. Khu vực 2:
Ven biển đồng bằng Bắc Bộ từ Đồ Sơn đến cửa Lạch Trường (Thanh Hóa). Tuy
có các bãi bồi rộng, giàu phù sa, nhưng ở đây bãi biển trống trãi, không có các đảo
chắn gió nên chỉ có một ít RNM trong các cửa sông với các loài ưa nước lợ như: Bần,
Vẹt dù, Sú, Ô rô…
c. Khu vực 3:
Ven biển miền Trung kéo dài từ Lạch Trường đến Vũng Tàu. Bãi bồi hẹp, ít phù
sa do bờ biển dốc, nhiều gió bão nên chỉ có những dải rừng hẹp ở phía trong các cửa
sông, chủ yếu là các cây nhỏ, cây bụi, có Đước, Đưng, Vẹt, Sú, Mắm…
d. Khu vực 4:
Bờ biển Nam Bộ (từ Vũng Tàu đến Hà Tiên), địa hình thấp và bằng phẳng, có
nhiều bãi bồi rộng, giàu phù sa do hệ thống sông Đồng Nai, Cửu Long cung cấp, ít
gió bão, nhất là ở Cà Mau. Khu vực này chịu tác động của hai chế độ nước triều: ở
biển Đông có chế độ bán nhật triều, biên độ triều lớn (3 – 4m), ảnh hưởng sâu trong
đất liền; còn chế độ triều ở vịnh Thái Lan yếu hơn, biên độ triều nhỏ (0,8m). Đây là
khu vực thuận lợi nhất cho sự phát triển RNM, rừng giàu thành phần loài, kích thước
lớn, có mặt hầu hết các loài cây ngập mặn Đông Nam Á: Đước đôi, Đưng, Vẹt, Dà,
Mắm, Bần ổi, Bần chua, Dừa nước… RNM có ở các tỉnh Long An, Bến Tre, Trà
Vinh, Kiên Giang, Cà Mau… và huyện Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh).
Tuy nhiên từ lâu nay, RNM bị tàn phá nhiều để lấy đất làm đầm nuôi tôm, hoặc
lấy gỗ, củi… Rừng đã và đang suy thoái nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn cho nhân
dân khi có thiên tai hoặc khí hậu thay đổi. Hiện nay, để giảm thiểu nguy cơ trên, Cục
Lâm nghiệp phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng đã
triển khai thí điểm 5 mô hình trồng RNM phòng hộ xung yếu, vừa tăng cường tác
dụng bảo vệ đê biển, vừa kết hợp lâm ngư nghiệp tăng giá trị kinh tế cho người dân
tại một số tỉnh ven biển như Hải Phòng, Cà mau. 5 mô hình: trồng RNM phòng hộ
xung yếu bảo vệ đê biển và tăng cao tốc độ bồi lắng phù sa lấn biển; nuôi tôm kết hợp
trồng RNM; khôi phục RNM trong các đầm nuôi tôm bị thoái hóa; cải tiến thiết kế
đầm nuôi tôm lâm ngư nghiệp kết hợp; trồng RNM trên bờ bao các đầm nuôi tôm
bước đầu mang lại nhiều kết quả khả quan. Diện tích rừng Bần, Trang trưởng thành
đã góp phần làm giảm từ 75 – 83% độ cao của sóng biển khi sóng biển truyền qua
RNM so với nơi không có rừng phòng hộ đê biển. Bên cạnh đó, do rừng được trồng
kết hợp phương thức 70% diện tích RNM với 30% diện tích nuôi tôm, nên tỉ lệ cây
sống có thể đạt 80%, năng suất tôm nuôi tăng từ 80kg/ha/vụ lên 350kg/ha/vụ và các
đầm nuôi sau khi thu hoạch tôm không phải bỏ hoang… Cục Lâm nghiệp đang phối
hợp với các địa phương ven biển xây dựng kế hoạch nhân rộng các mô hình này
nhằm giải quyết tận gốc quá trình sản xuất tự phát, phá vỡ cân bằng sinh thái của ngư
dân sinh sống ven biển hiện nay.
Ngoài ra, từ năm 2002, chính phủ Nhật Bản đã viện trợ không hoàn lại cho Việt
Nam triển khai dự án trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung Bộ (dự án PACSA)
tại 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa. Nhờ đó, ta có thêm những
cánh rừng phòng hộ, và hơn nữa, có được những kinh nghiệm quý từ việc trồng rừng
ven biển…
5. VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM
Nhằm bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn hiện nay, Viện
Khoa học Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - NN&PTNT) đã
đưa ra mười khu vực rừng ngập mặn trọng điểm cần ưu tiên quản lý tại các địa
phương đến năm 2010: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau), Ram Sar (Nam
Định); Khu Bảo tồn thiên nhiên Thanh Phú (Bến Tre), Tiên Yên (Quảng Ninh); Khu
Bảo tồn loài và sinh cảnh cửa sông Văn Úc (Hải Phòng), Thái Thuỵ (Thái Bình), Sóc
Trăng (cửa sông Hậu), Khu rừng phòng hộ xung yếu và sản xuất Lâm ngư trường 184
(Cà Mau), Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP.HCM) và Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng
Tàu).
_ RNM Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia về kinh tế, xã hội, môi
trường, với nhiều tác dụng: bảo vệ tính đa dạng sinh học của thảm thực vật ngập mặn;
phòng hộ ven biển và mở nhanh diện tích các bãi bồi ra biển; giảm bớt sự xáo trộn
đất đai và ô nhiễm nguồn nước ven biển; hệ rễ của cây RNM góp phần vảo việc giảm
tốc độ dòng chảy của thuỷ triều, tạo điều kiện lắng đọng bùn và các vật chất lơ lửng,
đồng thời tạo ra nơi trú ẩn cho nhiều loài hải sản sống ở đây; tạo sinh kế cho ngư dân
nếu được quản lý bền vững.
_ Rừng ngập mặn, các vỉa san hô và cỏ biển còn nguyên vẹn có thể làm giảm nhẹ
hoặc tiêu tan các đợt sóng thần cao 15 mét. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy,
một RNM có chiều rộng 100 mét có thể làm giảm 50% chiều cao của sóng triều và
giảm 50% năng lượng của sóng. Ở đâu có RNM, sức tàn phá của sóng biển bị suy
giảm. RNM là vành đai xanh góp phần quan trọng trong việc phòng chống và giảm
thiểu thiệt hại thiên tai. RNM có ý nghĩa to lớn trong việc phòng vệ đê chống xói lở ở
vùng ven biển. Nếu chỗ nào không có RNM thì khi có bão dễ bị phá. (Giáo sư-Tiến sĩ
Phan Nguyên Hồng - một chuyên gia trong lĩnh vực rừng ngập mặn)
_ Vùng RNM Cà Mau trước giải phóng có diện tích hơn nửa triệu ha và là RNM cửa
sông lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau vùng RNM cửa sông Amazon (Nam Mỹ). Như
một cái bể lớn, rừng chứa nước ngọt vào mùa mưa, đến mùa khô khi nước sông
xuống thấp, nước ngọt ở trong rừng chảy ra ngăn không cho nước mặn từ biển vào
quá sâu trong đất liền, giữ cho ngọt hóa cả một vùng đồng bằng ở bán đảo Cà Mau.
Khuyến cáo của các nhà khoa học lúc đó là phải giữ cho được và tái sinh vùng RNM
quý giá này cho đất nước. Nhưng tiếc thay, rừng càng ngày càng bị thu hẹp lại, đặc
biệt khi có phong trào phá rừng nuôi tôm. Thêm vào đó là những vụ cháy lớn do
không được phòng hộ, kết quả đến nay rừng tràm ở bán đảo Cà Mau chỉ còn khoảng
hơn 250.000 ha, đã mất gần nửa diện tích trước đây. Có năm, mặn đã thâm nhập vào
sâu trong đất liền đến 50 km.
_ RNM Cần Giờ có tác dụng rất to lớn đối với thành phố Hồ Chí Minh. Mùa mưa,
nước được trữ lại một phần ở đây. Đến mùa kiệt, do hạn chế của nước hồ Dầu Tiếng
nên mực nước sông Đồng Nai xuống rất thấp, lúc đó nước từ trong rừng ngập mặn ở
cửa sông Đồng Nai chảy ra, ngăn nước mặn không vào quá sâu. Khi xây dựng hồ
Dầu Tiếng, người ta đã lo lắng việc xâm nhập mặn khi mùa kiệt tới, uy hiếp nguồn
nước sinh hoạt của thành phố. Nhưng giờ đây, điều đó đã không xảy ra và một phần
không nhỏ là đóng góp của rừng Cần Giờ. Với khả năng lưu thông không khí, một
ngày một ha rừng đước có thể đồng hóa trên 1000 kg CO2 nghĩa là toàn bộ số lượng
CO2 có trong độ cao từ 20 đến 200m của khu vực rừng. Đồng thời hàng ngày rừng
ngập mặn có thể cung cấp xấp xỉ 500m2/ha hơi nước làm mát khí hậu, cung cấp
lượng lớn O2 trong lành và đảm bảo ẩm độ không khí thuận lợi cho Thành phố. Hơn
thế nữa rừng ngập mặn bao gồm những thực vật có áp suất thẩm thấu cao, có cơ chế
sinh lý đặc biệt để hấp thụ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí, môi trường
đất và đặc biệt là môi trường nước đã bị ô nhiễm.
Điều đó đã nâng cao, vai trò kinh tế tài nguyên của RNM Cần Giờ, tạo một khả
năng vô cùng quý giá là tự làm sạch môi trường sinh thái, môi trường nước, đất,
không khí thành phố vốn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. RNM Cần Giờ vừa là rừng
phòng hộ vừa là rừng bảo vệ môi trường cho thành phố. Nếu mất RNM sẽ dẫn đến
hóa phèn, hoá mặn đất đai, vì đây là một vùng đất phèn tiềm tàng và đất mặn đan xen
nhau. Dinh dưỡng trong đất và trong nước mất đi, hậu quả là sinh vật phù du, tảo,
rong, thức ăn cho tôm cá cũng mất theo, tôm cá theo đó cũng không thể sống được.
Thành phố Hồ Chí Minh có 5 triệu dân, với nồng độ bụi 2,5mg/m3 vượt quá tiêu
chuẩn vệ sinh từ 4 – 10 lần, nồng độ CO2 và SO2 gấp 1,5 – 8 lần cho phép, tiếng ồn
gấp 1,2 – 4 lần cho phép, mà nội thành bình quân diện tích cây xanh trên đầu người
chỉ 0,4 – 0,7m2. Hơn 5 triệu người thải ra bầu không khí hàng ngàn m3 CO2 và một
ngày người lấy đi lượng O2 tương đương 1,4kg không khí (hay 14m3 không khí). Do
vậy, chức năng bổ sung O2 cho bầu không khí và lọc bụi cho thành phố Hồ Chí Minh
chính là từ RNM phòng hộ Cần Giờ.
6. CÂY ĐƯỚC - VỆ SĨ BỜ BIỂN
Cây Đước mọc ở vùng Nhiệt đới và Á Nhiệt đới, trong vùng bùn lầy của bờ biển.
Cây thân gỗ nhỏ. Đất lầy bãi biển quá nhão, thường xuyên bị thủy triều tấn công
khiến cây cối khó sinh sống. Cây Đước nhờ có bộ rễ rất phát triển, trên thân cành lại
có rất nhiều rễ trụ đan xen ngang dọc, rủ xuống bãi lầy, ngoài tác dụng chống đỡ cho
cây, Đước còn có tác dụng thoáng khí và hô hấp.
Cây Đước có đặc tính khác các loài cây khác. Nó không sợ nước biển, đất mặn
hay đất chua. Đước thường mọc ven bờ biển ngập nước mặn. Cách sinh sôi, nảy nở
rất đặc biệt: hạt được nảy mầm trên cây rồi rơi xuống. Gặp bùn đất, chỉ sau mấy giờ
sẽ mọc rễ thành cây non, cách sinh sản này gọi là “thực vật thai sinh” (cây đẻ con).
Nếu hạt đước rơi xuống đúng cơn thuỷ triều lên, chúng sẽ theo thuỷ triều trôi dạt chu
du khắp nơi. Thậm chí, vượt đại dương đến miền đất mới, gặp đất ở đâu chúng sẽ
dừng lại bám rễ và sinh sống ở đó. Rễ đước chịu được mặn và hút được dinh dưỡng
từ trong nước biển. Lá rất cứng, có màng sáp và bóng loáng phản quang để giữ nước.
Trong lá có tuyến thải muối để thải muối thừa ra khỏi cơ thể. Người ta gọi Đước là
cây “máy lọc nước biển thành nước ngọt màu xanh”. Các nhà khoa học đang nghiên
cứu đặc điểm này của cây Đước để áp dụng vào công nghệ lọc nước biển.
Cây Đước có vai trò rất quan trọng:
_ Do rễ Đước nhiều và cắm sâu vào lòng đất, cành lá rậm rạp, rừng đước như một
bức tường thành vững chãi, che chắn bờ biển, sóng to gió lớn từ biển đổ vào sẽ bị
chặn đứng. Nhờ đó những cánh đồng dọc bờ biển cũng được bảo vệ.
_ Rừng Đước không những bảo vệ bờ biển khỏi bị ăn lấn vào trong đất liền, mà
còn mở rộng bờ biển. Đước còn giữ được chất lắng đọng của nước biển, cùng với lá
rụng và phân chim, lâu ngày sẽ thành đảo mới hoặc đất liền. Rừng Đước còn là nơi
cư trú của nhiều loại chim, tôm, cá, cua, làm cân bằng sinh thái bờ biển.
_ Với nghề nuôi trồng hải sản, rừng Đước là nơi sinh sống, trú ngụ lý tưởng cho
tôm, cá, ốc, sò biển… Ở đó chúng trốn tránh được kẻ thù hung dữ ngoài biẻn cả, có
nguồn thực phẩm phong phú và tự do sinh sôi nảy nở.
_ Gỗ Đước rất tốt. Người dân dùng cây Đước làm cột, kèo, cây đòn tay, đòn
giông, xây nhà, đóng tủ, bàn ghế, làm xuồng, cầu cây, củi, than, vật dụng trong nhà,
v.v…
7. CÂY MẮM
Mắm là một nhóm các loài cây RNM phân bổ rộng khắp trên thế giới, trong các
vùng bờ biển nằm trong khoảng giữa lúc triều lên và triều xuống, về phía Nam của
Bắc chí tuyến. Ở Việt Nam có 4 loài cây Mắm: Mắm lưỡi đòng (Mắm trắng), mắm
đen, Mắm ổi, Mắm quăn.
Tùy loài, cây Mắm có thể đạt đường kính gốc và chiều cao khác nhau, có loài đạt
đường kính gốc 60 cm và chiều cao 30 m. Đặc điểm của cây Mắm là có rễ đất và rễ
phổi. Rễ phổi (cặc Mắm) có nhiệm vụ hấp thụ dưỡng khí, là biện pháp sinh tồn khi
nền đất ngập mặn. Rễ phổi cũng là "kiến trúc" của thiên nhiên thích ứng để bảo vệ
đất bồi. Trái một hột, mọc mầm trước khi rụng (vivipare, cây sinh con) cũng như một
số loại cây khác trong rừng ngập mặn. Cây Mắm trước đây dùng làm ghe, thuyền, cất
nhà và làm củi. Ngày nay Mắm cũng cung cấp nguyên phẩm cho việc biến chế dược
liệu và cung cấp sắc tố cho công nghiệp thuộc da. Nguồn lợi chính của Mắm không
nằm trong việc khai thác gỗ mà nằm ở lợi ích trong việc bảo vệ đất bồi và gây môi
trường sống cho sinh vật ven biển. Diện tích đất bồi (riêng Cà Mau vài km²/năm) sẽ
giảm đi nếu thiếu mắm để bảo vệ. Rễ Mắm mọc ngược, rễ Đước ăn xuôi. Cuộc hành
trình của sa bồi cũng là cuộc cắm chân của cây Mắm. Đứng chân tới đâu là rễ Mắm
tua tủa ngoi lên mặt nước tới đó. Một cây Mắm mọc là cả trăm chiếc rễ như những
chiếc đũa tre ngoi lên mặt bùn vây kín gốc. Tựa vào bộ rễ đặc biệt đó, phù sa cứ thế
lắng thành bùn loãng, thành đất nhão, gặp nắng gặp gió dần dà cứng lại. Cây Mắm
vươn biển theo chiều nước phù sa, đến khi cây Đước theo ra thì Mắm lại nhường chỗ
cho rừng Đước ken dày. Dân gian ở đây đã đúc kết: “Cây Mắm đi trước/Cây Đước
theo sau”. Cái lý của trật tự trong sự lấn biển này là: Cây Mắm đen có lá dày và quả
nặng, chỉ có nó mới cắm rễ được trên đất bùn bị sóng biển và thủy triều làm xáo
động. Nó là quân tiên phong củng cố đất. Cây Đước tiếp đến với những chùm rễ hình
chóp nón, trông như cái nạng. Những cây cao có thể vài chục mét; từ trên cành, quả
Đước nảy mầm thành những cây nhỏ rơi xuống bùn nước mặn là mọc ngay. Cây
Mắm có bộ rễ mọc ngược lên, đất phù sa bồi ra biển đến đâu, cây Mắm mọc choài ra,
tiên phong giữ đất. Cây Đước có bộ rễ chùm, mọc theo sau cây Mắm, giữ đất bám
chắc khoẻ vào bộ rễ của mình… Người dân biển nói: Không có con đê nào vững chắc
bằng rễ cây Mắm. Dù bão tố phong ba, dù gió giật cát bay, bao đời qua, những cây
Mắm đứng sát vào nhau, rễ của chúng làm nên bờ kè vững chắc để chắn sóng. Nhiều
người nói một cách hình tượng rằng, Mắm là loài cây đi tiên phong lấn biển để mở
mang bờ cõi. Các nhà khoa học lâm sinh thì nói rằng, trong quy luật diễn thế của
RNM, sự xuất hiện đầu tiên là cây Mắm. Mắm có vai trò ổn định đất và khi đất được
ổn định thì rừng Đước hình thành. Nhưng từ thế hệ rừng Mắm sang thế hệ rừng Đước
phải mất ba mươi năm.
8. CÓ PHẢI TỐC ĐỘ TUYỆT CHỦNG CỦA CÁC LOÀI SINH VẬT NGÀY
CÀNG TĂNG ?
Hiện nay trên Trái đất có khoảng trên 1 triệu loài động vật, khoảng 45 vạn loài
thực vật, trong đó có khoảng 25 vạn loài thực vật bậc cao… Về chủng loại, trên Trái
đất hiện có khoảng 5 – 10 triệu loài sinh vật . Tính từ khi trên Trái đất có sự sống đến
nay thì có hơn 1 tỷ loài sinh vật đã lần lượt xuất hiện nhưng tới 990 triệu loài đã bị
tuyệt chủng (99%). Trước khi loài người xuất hiện trên Trái đất, các sinh vật bị tuyệt
chủng là do núi lửa phun trào, động đất, băng hà xuất hiện, v.v… Đồng thời sự cạnh
tranh sinh tồn giữa các sinh vật cũng là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự tuyệt
chủng. Nhưng quá trình sinh vật bị tuyệt chủng trước khi xuất hiện loài người diễn ra
rất chậm.
Sau khi loài người xuất hiện, tốc độ tuyệt chủng các loài sinh vật diễn ra ngày một
nhanh hơn. Theo thống kê, cách đây 400 năm, cứ khoảng 3 – 4 năm có một loài sinh
vật bị tuyệt chủng. Nhưng bước vào đầu thế kỷ XX mỗi năm có 1 loài sinh vật bị
tuyệt chủng. Đến thập kỷ 80, cứ mỗi giờ có 1 loài sinh vật bị tuyệt chủng. Hiện nay
mức độ tuyệt chủng đang nhân lên theo con số gấp 1.000 lần tỷ lệ tuyệt chủng cơ sở:
cứ mỗi giờ có 3 loài biến mất; mỗi ngày có 150 loài bị mất đi; mỗi năm 18.000 –
55.000 loài động vật và thực vật bị tuyệt chủng. Các số liệu trên do ông Ahmed
Djoghlaf, Thư ký điều hành Ban Thư ký Công ước về đa dạng sinh học đưa ra nhân
dịp Ngày quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5). Theo dự tính của Tổ Chức Bảo Tồn
Thiên Nhiên Quốc Tế, trên toàn thế giới có hơn 40% số loài hiện được xếp vào bậc bị
đe doạ, đa số chúng ở vùng nhiệt đới, nơi có đa dạng sinh học phong phú nhất. Đứng
đầu vể danh sách các loài bị đe doạ về chim, cá, thú là Indonesia – 1 nước nhiệt đới
với nhiều đảo có các loài đặc hữu nhưng tập trung thành quần thể nhỏ và môi trường
sống của chúng đang bị tàn phá ở quy mô lớn.
Các số liệu gần đây của IUCN cho thấy, mất môi trường sống là mối nguy hại lớn
nhất của các loài đang bị đe doạ, sau nữa là việc khai thác trực tiếp (săn bắn, thu
lượm) và tiếp đó là sự thâm nhập của các loài ngoại lai.
_ Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực và thành công trong việc mở rộng
diện tích rừng trồng nhưng chưa thành công trong việc làm giảm sự thu hẹp diện tích
rừng tự nhiên có chất lượng và mức độ ĐDSH cao. Theo Bộ Tài nguyên và Môi
trường (TN-MT), hiện nay, diện tích rừng giàu, có tính ĐDSH đang giảm mạnh so
với trước đây. Tại những vùng có nhiều rừng, cũng là những vùng rừng giàu trữ
lượng và có chất lượng cao như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, cấu trúc
và cơ cấu rừng bị phá vỡ.
Các hệ sinh thái (HST) như rạn san hô và rừng ngập mặn đều suy giảm. Kết quả điều
tra từ 1994 đến 1997 tại 142 khu vực ven biển cho thấy chỉ có 1% diện tích rạn san
hô được đánh giá là trong điều kiện phát triển rất tốt, 26% tốt, 41% trung bình và
31% là kém. Tổng diện tích rừng ngập mặn của cả nước hiện chỉ còn khoảng 155.000
ha, giảm hơn 100.000 ha so với trước năm 1990 và vẫn tiếp tục giảm. Rừng ngập
mặn tự nhiên nguyên sinh hầu như không còn. Những thống kê gần đây cho thấy số
lượng cá thể của một số loài động vật quý hiếm đang bị giảm rõ rệt và có nguy cơ
tuyệt chủng cao. Điển hình nhất là loài Tê giác một sừng, hiện chỉ còn khoảng vài cá
thể; Voi Châu Á chỉ còn gần 100 con; Hổ Đông Dương cũng tương tự. Một số loài
thực vật như Sâm Ngọc linh, Hoàn đàn, Thông nước, Trầm hương, Lát hoa... đang bị
đe dọa tuyệt chủng. Số lượng các loài thủy sinh vật, đặc biệt là tôm, cá có giá trị kinh
tế bị giảm sút nhanh. Danh mục sách Đỏ Việt Nam (2003) liệt kê 417 loài động vật
và 450 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau, trong
khi con số tương ứng của sách Đỏ Việt Nam (1996) là 365 và 356.
Sơ đồ I gồm các loài cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ bị tuyệt chủng và sẽ bị đe doạ
tuyệt chủng.
Sơ đồ II gồm các loài đã tuyệt chủng hay đã tuyệt chủng trong tự nhiên.
Cả hai bảng bao gồm động vật có vú, chim, các loài bò sát, lưỡng cư, cá, động vật
thân mềm, động vật không xương sống, thực vật.
I. Các nước có số loài bị đe doạ cao nhất theo Sách đỏ IUCN 2006
II. Các nước có số loài bị tuyệt chủng cao nhất theo Sách đỏ IUCN 2006.
9. VÌ SAO TỐC ĐỘ TUYỆT CHỦNG CỦA CÁC LOÀI SINH VẬT HIỆN NAY
DIỄN RA NHANH NHƯ VẬY ?
Nguyên nhân cốt lõi chính là do con người tạo ra.
_ Con người đã phá hoại nơi cư trú của động vật cũng như môi trường sinh tồn
của thực vật. Công việc xây dựng thành phố, khái thác hầm mỏ, khai phá đất hoang
để trồng trọt, xây dựng đập nước,… gây ra những thay đổi to lớn đối với rừng núi,
đồng cỏ, sông hồ, bờ biển khiến các loài sinh vật hoang dại không có nơi sinh sống
và bị tiêu diệt tận gốc, chưa kể nạn săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã,
khai thác quá mức gỗ và lâm sản, đánh bắt thuỷ hải sản một cách không bền vững, ô
nhiễm môi trường…
_ Sự gia tăng dân số là mối đe dọa lớn: việc mở rộng và thâm canh nông nghiệp
làm gia tăng áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
_ Sự biến đổi khí hậu toàn cầu do tích tụ khí CO2 trong bầu khí quyển đang ở mức
chưa bao giờ có trong vòng 650.000 năm qua. Ban Thư ký Công ước về ĐDSH cũng
đưa ra lời cảnh báo, vào cuối thế kỷ này, nhiều loài và HST sẽ phải vật lộn để thích
nghi với những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và tỷ lệ tuyệt chủng tăng lên. Biến
đổi khí hậu là nguyên nhân quan trọng dẫn tới suy giảm ĐDSH. Đồng thời, sự suy
giảm ĐDSH và sự xuống cấp của các sinh cảnh tự nhiên cũng góp phần biến đổi khí
hậu. Chính vì vậy, “Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu” được lấy là chủ đề của
ngày ĐDSH thế giới năm 2007
10. CÁC LOÀI SINH VẬT BỊ TUYỆT CHỦNG SẼ GÂY NGUY HẠI LỚN
CHO CON NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO ?
_ Đối với nông nghiệp, các giống cây hoang dại có tác dụng rất quan trọng. Đặc
tính ưu việt của bất kỳ loài thực vật nào cũng không thể duy trì được mãi mãi.
Giống lúa mì và các loại cây lương thực của Châu Âu và Bắc Mỹ chỉ duy trì tuổi thọ
được 5 – 15 năm. Bởi lẽ, thời gian càng dài thì quá trình phát triển sâu bệnh sẽ làm
giảm sức đề kháng của cây trồng. Đồng thời sự thay đổi thổ nhưỡng và khí hậu có thể
sẽ không thích ứng với cây trồng. Vì vậy, con người phải không ngừng lai tạo ra
những giống cây trồng mới. Trong đó các giống cây hoang dại giữ vai trò rất quan
trọng. Nếu các loài cây hoang dại bị tuyệt chủng, lẽ tất nhiên nguồn nguyên liệu để
lai tạo giống mới sẽ mất đi. Hậu quả sẽ không lường trước được.
_ Ngành chăn nuôi cũng vậy. Các nhà động vật học đã phác hiện ra một loại gà
hoang gọi là Kaunis, hình dạng của chúng rất xấu xí. Nhưng nếu lai giống với gà
công nghiệp sẽ cho ra đời một giống gà mới rất khoẻ và chóng lớn.
Nhìn chung, các loài sinh vật hoang dã đều có sức đề kháng rất cao với bệnh tật
và môi trường khắc nghiệt. Chúng thích nghi với mọi điều kiện thiên nhiên. Vì vậy
chúng là nguồn “nguyên liệu” vô cùng quan trọng để con người lai tạo ra các giống
và con giống mới. Xung quanh ta có nhiều loài sinh vật hoang dã tưởng như không có
ích gì. Nhưng ngày nào đó nó có thể đem lại lợi ích to lớn cho con người. Chúng ta
cần nâng niu , bảo vệ các loài sinh vật hoang dã, không nên tự tiện tiêu diệt chúng.
_ Đối với ngành y dược, các sinh vật hoang dại cũng có sự liên quan mật thiết.
Trước tiên, nhiều loại dược phẩm được trực tiếp sản xuất từ các sinh vật hoang dại.
Phần lớn các loại thuốc Bắc, thuốc Nam đều lấy từ thực vật hoang dại và cũng có
nhiều thứ thuốc lấy từ động vật. Trong Tây y cũng vậy, các dược phẩm không tách
rời sinh vật hoang dại. nếu trong hơn 400 loại dược phẩm chế từ động vật thì có hơn
100 loại chế từ con hươư. Còn ở Mỹ, hàng năm có ít nhất 40% số thốc chế từ sinh vật
hoang dại, thực vật bậc cao chiếm 25%, động vật chiếm 3% và sinh vật chiếm
13%...Thứ hai, chất liệu thiên nhiên có sẵn trong sinh vật hoang dại thường là công
thức gợi ý con người nghiên cứu sản xuất tổng hợp thành dược phẩm chữa bệnh. Do
gợi ý của các cấu trúc tế bào mà các nhà khoa học đã chế ra thuốc điều trị rối loạn
chức năng sống và chữa bệnh đậu mùa. Thứ ba, trong quá trình nghiên cứư y dược
học và sinh vật học, các nhà khoa học cần rất nhiều động vật hoang dại để làm thí
nghiệm. Hiện nay, chỉ riêng chuột bạch to, chuột bạch bé và các loài chuột khác được
nuôi dùng trong các phòng thí nghiệm lớn trên thế giới có tới trên trăm triệu con. Ở
Châu Mỹ có loài cá phổi rất kỳ lạ: vừa có mang vừa có phổi. Khi sông hồ khô cạn
chúng chui xuống bùn ngủ và có thể sống dưới bùn 2 năm liền. Các nhà khoa học hy
vọng sẽ tìm thấy trong máu loài cá này chất khống chế giấc ngủ. Nếu tìm được chất
này sẽ có tác dụng rất quan trọng trong các ca mổ. Bởi vì, các thầy thuốc sẽ có nhiều
thời gian phẫu thuật mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ bệnh nhân. Nếu nguồn sinh
vật hoang dại bị tuyệt chủng thì ngành y dược sẽ bỏ phí mất nhiều cơ hội để khám
phá bí mật của tự nhiên, phục vụ cho sức khoẻ loài người
11. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
_ Theo quan niệm trước đây, các khu bảo tồn thiên nhiên thường được xem như
một khu vực tách biệt với thế giới loài người. Quan niệm này đã dẫn đến những sai
lầm trong việc quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên. Kết quả là thiên nhiên vẫn liên
tục bị con người tác động theo hướng tiêu cực: tàn phá mà nguyên nhân là do những
áp lực xã hội và sinh thái cả trong và ngoài khu bảo tồn. Theo Chương trình Con
người và Sinh quyển (Man and Biosphere Program; viết tắt là: MAB thuộc
UNESCO), thực tế cho thấy các khu bảo tồn vẫn cần có một số khu vực không có
hoặc chịu rất ít tác động của con người với những quy định kiểm soát chặt chẽ, được
gọi là “vùng lõi”. Bên cạnh đó cần thúc đẩy phát triển kinh tế thân thiện với môi
trường, phát triển giáo dục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng
xung quanh được gọi là các “vùng đệm” và chuyển tiếp trong đó, người dân địa
phương đóng vai trò chủ chốt. Có như vậy công tác bảo tồn mới đạt được hiệu quả
lâu dài và bền vững.
_ Khái niệm khu DTSQ lần đầu tiên được MAB đưa ra tại hội nghị khoa học ‘Sử
dụng hợp lý và bảo tồn tài nguyên của Sinh quyển’ tổ chức tại Paris vào tháng 9/1968
với sự tham gia của 236 đại biểu đến từ 63 nước và 88 đại diện của các tổ chức liên
chính phủ và phi chính phủ của nhiều ngành khoa học khác nhau cùng các nhà quản
lý và ngoại giao. Sau này được gọi là “Hội nghị Sinh quyển” do UNESCO tổ chức
với sự ủng hộ tích cực của Tổ chức Lương thực, Tổ chức Y tế thế giới, các tổ chức
bảo tồn và chương trình sinh học quốc tế thuộc Hội đồng Khoa học Quốc tế
(IBP/ICSU).
_ Việc xây dựng khu DTSQ là nhằm giải quyết một trong những vấn đề thực tiễn
quan trọng nhất mà con người đang đối mặt hiện nay: đó là là làm thế nào để có thể
tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên
với sự thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, duy trì các giá trị văn hoá truyền thống đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mô hình khu DTSQ vừa cung cấp cơ sở lý
luận vừa là công cụ thực hiện chương trình nghiên cứu đa quốc gia về tác động qua
lại giữa con người và sinh quyển. Về mặt phương pháp luận và cách tiếp cận cơ bản,
khu dự trữ sinh quyển là: “Con người là một phần của sinh quyển”, là “Công dân sinh
thái”.
_ Năm 1969, Ban Tư vấn Khoa học của MAB đã đề xuất việc thành lập mạng lưới
hợp tác trên toàn thế giới, bao gồm cả các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển và
các hình thức bảo tồn khác phục vụ cho công tác bảo tồn cũng như đẩy mạnh các
công trình nghiên cứu, giáo dục và đào tạo. Các chức năng cơ bản của mạng lưới này
bao gồm: đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh thái và duy trì
đa dạng sinh học (chức năng bảo tồn); tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu và
giám sát, giáo dục và trao đổi thông tin giữa các địa phương, quốc gia và quốc tế về
bảo tồn và phát triển bền vững (chức năng hỗ trợ); kết hợp chặt chẽ giữa bảo vệ môi
trường và phát triển kinh tế nâng cao mức sống người dân và đây cũng chính là nhân
tố cơ bản đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn (chức năng phát triển).
_ Khu DTSQ là phòng thí nghiệm sống cho việc nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và
giám sát các hệ sinh thái, đem lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương, quốc gia
và quốc tế.
_ Trong 6 năm qua, từ khi tham gia các hoạt động quốc tế trong Chương trình Con
người và Sinh quyển (2000-2006), nước ta đã đóng góp 5 khu DTSQ cho nhân loại.
Các khu DTSQ này bao gồm các HST trên đất liền và các vùng ven biển và biển -
đảo, được UNESCO công nhận đang thúc đẩy mối quan hệ cân bằng giữa con người
và thiên nhiên... Các khu DTSQ này đang góp một phần quan trọng trong sự cân bằng
sinh thái như hạn chế xói lở, làm cho đất đai màu mỡ, điều hoà khí hậu, hoàn thiện
các chu trình dinh dưỡng, hạn chế ô nhiễm nước và không khí và còn nhiều chức
năng khác nữa.
12. CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN Ở VIỆT NAM
Đến nay, Việt Nam có tất cả 5 khu DTSQ thế giới:
1. Khu DTSQ Cần Giờ:
Tên đầy đủ là khu DTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ, thuộc thành phố Hồ Chí Minh,
được UNESCO công nhận vào ngày 21/1/2000. Tổng diện tích 75.740 ha, dân số hơn
57 ngàn người.
Cánh rừng này được giới chuyên môn đánh giá là rừng ngập mặn đẹp nhất Đông
Nam Á được khôi phục sau khi bị chất độc hóa học hủy diệt gần như toàn bộ trong
thời gian chiến tranh. Tên cũ của rừng là rừng cấm Quảng Xuyên - Cần Giờ. Vào
những thập niên đầu thế kỷ 20, nơi đây nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn
nguyên sinh và nhiều loài động vật hoang dã. Chất độc hóa học đã rải xuống nhiều
lần trong suốt gần 10 năm chiến tranh (1964-1972) làm cho hơn 80% rừng ngập mặn
có nhiều cây cổ thụ bị chết. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng mới được khôi
phục lại.
Khu DTSQ Cần Giờ cách thành phố Hồ Chí Minh 30-40km đường chim bay, đây
được coi là “lá phổi xanh của thành phố” bởi có chức năng điều hòa không khí, giảm
ô nhiễm và hấp thu CO2 do các hoạt động công nghiệp thải ra từ thành phố Hồ Chí
Minh. Ngày nay những quần xã thực vật bản địa mà loài Đước đôi chiếm ưu thế ở
đây không còn nguyên vẹn do bị chất độc hóa học của Mỹ hủy diệt. Thay vào đó là
quần xã thực vật rừng tái sinh và trồng mới, trong đó chủ yếu là cây Đước nhập giống
từ rừng Năm Căn, Cà Mau vì nguồn giống tại chỗ của Cần Giờ không đủ cung cấp
(đến năm 1990 mới có nguồn giống Đước tại chỗ). Từ năm 1984 trở đi, một số loài
cây khác như Gõ biển, Dà vôi, Dà quánh, Cóc trắng, Xu ổi, Tra,... cũng được trồng để
phủ xanh các vùng đất cao, ít ngập triều.
Khu DTSQ Cần Giờ có vùng lõi 4.721 ha. Vùng này đặc trưng cho các hệ sinh thái
rừng trồng và đặc biệt là rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên dọc theo các kênh rạch và
bìa rừng với tính đa dạng sinh học cao về thành phần các loài động vật, thực vật, vi
sinh vật với cảnh quan rừng ngập mặn đa dạng.
Vùng đệm của khu DTSQ Cần Giờ là 41.139 ha. Còn lại là vùng chuyển tiếp có
diện tích là 29.880 ha. Đây được xem là vùng phát triển bền vững, nơi cộng tác của
các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi và
đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ đi đôi với tuyên truyền
giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.
2. Khu DTSQ Cát Tiên:
Thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắc Lắc, được UNESCO
công nhận ngày 10/11/2001.Tổng diện tích gần 729 ngàn ha, với hơn 170 ngàn dân.
Đây là một khu rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền Nam nước
ta, với rất nhiều loài động thực vật quí hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng, đặc biệt là
loài tê giác một sừng. Các hệ sinh thái ở đây cung cấp rất nhiều dịch vụ sinh thái
trong đó phải kể đến chức năng điều hòa nước vùng thượng nguồn sông Đồng Nai,
cung cấp nước ngọt vào mùa khô và khống chế ngập lụt vào mùa mưa cho cả một
vùng rộng lớn Đông Nam Bộ, kể cả thành phố Hồ Chí Minh.
Các hệ sinh thái rừng đặc trưng ở đây là rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa,
rừng hỗn giao,… chạy dài từ vùng núi cao xuống tận cao nguyên Lâm Đồng, xen lẫn
là các hệ sinh thái đồng cỏ, đất ngập nước cùng với rất nhiều loại hình vùng chuyển
tiếp sinh thái. Đây là nơi giao thoa của các loại rừng mưa ẩm nhiệt đới núi cao, cao
nguyên và phức hệ rừng hỗn giao, đất ngập nước đầu nguồn làm nên sự đa dạng và
phong phú không nơi nào có được ở nước ta. Đây là nơi ở và kiếm ăn cho nhiều loài
động vật quí hiếm bao gồm các loài động vật có vú, chim, bò sát, cá, côn trùng, sâu
bọ,…
Trải dài trên diện tích của bốn tỉnh, khu DTSQ Cát Tiên có diện tích lớn nhất về
các hệ sinh thái nội địa. Có 11 dân tộc anh em sống ở đây, những dân tộc chính bao
gồm: người Kinh (vùng đồng bằng, đất thấp), người S’Teng và Châu Mạ, Châu Ro
sống định cư ở đây từ vài thế kỷ. Ngoài ra còn có các dân tộc ít người mới từ miền
Bắc chuyển vào như Tày, Nùng, Dao, Hoa, H’Mông,…
Vùng lõi của khu DTSQ có diện tích gần 74 ngàn ha, là vùng lõi của Vườn quốc
gia Cát Tiên. Do một số vùng rừng nguyên sinh còn sót lại, đa dạng sinh học ở đây
được giữ lại gần như ở trạng thái nguyên vẹn. Vùng lõi này có nhiệm vụ bảo tồn
1.610 loài thực vật, trong đó có 31 loài quí hiếm, 23 loài chỉ có ở Cát Tiên. Trong số
các loài thực vật có 30 loài được bảo tồn nguồn gen, 511 loài cây gỗ (176 loài gỗ
quí), 550 loài cây làm thuốc và hàng trăm loài có giá trị thực phẩm, lấy dầu, lấy
sợi,… Hiện có có 34 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như Gõ đỏ, Cẩm lai, Giáng
hương,... Các loại rừng này là nơi ở và kiếm ăn của các loài động vật chỉ có ở vùng
rừng nhiệt đới.
Đến nay, đa dạng sinh học của Cát Tiên vẫn chưa xác định hết, công việc này vẫn
còn đang tiếp tục. Đến nay các nhà khoa học đã công bố 77 loài thú, 318 loài chim,
58 loài bò sát, 28 loài lưỡng cư và 130 loài cá, trong đó nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt
chủng như voi châu Á, tê giác một sừng, Heo rừng, Bò tót, Voọc vá chân đen, Vượn
đen má hung. Trong khu DTSQ có 3 loài chim đặc hữu là Gà so cổ hung, Gà tiền mặt
vàng và Chích chạch xám. với nhiều loài chim nước rất hiếm như Ngan cánh trắng,
Già đẫy... và rất nhiều loài sâu bọ,... Trước đây Cát Tiên còn có Cá sấu nước ngọt,
nhưng hiện tại loài này gần như đã tuyệt chủng. Trong những năm gần đây loài cá sấu
này được đưa trở lại trong điều kiện tự nhiên của khu vực Bàu Sấu.
Vùng đệm của khu DTSQ Cát Tiên có diện tích trên 251 ngàn ha. Mặc dù gọi là
vùng đệm nhưng do Cát Tiên có nhiều sinh cảnh rừng khác nhau từ rừng thường xanh
nguyên sinh, rừng rụng lá nguyên sinh và thứ sinh, trảng bụi, trảng cỏ, đất ngập nước
với các loại hồ và các trảng cỏ ngập nước theo mùa và nhiều kiểu sinh cảnh giao thoa
sinh thái liên tục giữa vùng lõi và vùng đệm, không ở đâu thấy rõ vai trò của vùng
đệm quan trọng như thế nào đối với công tác bảo tồn ở vùng lõi như ở khu vực này.
Vùng chuyển tiếp của khu DTSQ Cát Tiên có diện tích trên 403 ngàn ha.
3. Khu DTSQ Cát Bà:
Tên chính thức là khu DTSQ quần đảo Cát Bà, thuộc thành phố Hải Phòng, được
UNESCO công nhận ngày 2/12/2004. Tổng diện tích hơn 26 ngàn ha, trong đó vùng
lõi là 8.500 ha, vùng đệm gần 8 ngàn ha và vùng chưyển tiếp là 10 ngàn ha; số dân
trên 10 ngàn người.
Quần đảo Cát Bà thuộc địa phận huyện Cát Hải, cách tp. Hải Phòng 60 km. Cát
Bà có 620 loài thực vật bậc cao phân bố thuộc 438 chi của 123 họ. Rừng ở đây là loại
hình rừng mưa nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi hợp thành từ nhiều kiểu phụ như
rừng trên đỉnh và sườn núi đá vôi, rừng kim giao, rừng ngập nước trên núi (ao ếch) và
rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn nằm ở phía Tây Bắc đảo, các loài chủ yếu bao gồm
Đước, Trang, Ô rô, Ráng, Sú,... đặc trưng của vùng bờ biển Đông Bắc Bộ. Dưới biển
là các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, tảo phù du, tảo đáy.. Đây là môi trường lý tưởng
cho các loài thuỷ hải sản. Có giả thuyết cho rằng Bò biển đã từng sống ở đây cùng
với Cá heo và một số loài động vật khác.
Cát Bà có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát, lưỡng cư. Nhiều loài quý
hiếm như Voọc đầu trắng, Sơn dương, Rái cá, Báo, Mèo rừng, Cầy hương, Sóc đen,...
Đặc biệt Voọc đầu trắng là loài đặc hữu của Cát Bà, nên nó được mang tên Voọc Cát
Bà. Nhiều loài chim quý cũng cư trú hoặc di cư đến đây như Sâm cầm, Khướu, Chim
cu xanh, Cu gáy,...
Khu DTSQ Cát Bà có hai vùng đệm. Vùng đệm khu trung tâm (vùng đệm Việt
Hải) có diện tích 141 ha và vùng đệm bao quanh cả hai vùng lõi có diện tích 7.600
ha, trong đó có 4.800 ha phần đảo và 2.800 ha phần biển. Đây là vùng có chức năng
phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, trợ giúp cho công tác bảo tồn vùng
lõi.
4. Khu DTSQ Châu thổ sông Hồng:
Tên chính thức là khu DTSQ đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông
Hồng, thuộc 5 huyện Thái Thụy, Tiền Hải (Tỉnh Thái Bình); Giao Thủy, Nghĩa Hưng
(Tỉnh Nam Định) và Kim Sơn (Tỉnh Ninh Bình), được UNESCO công nhận vào ngày
2/12/2004. Tổng diện tích của khu DTSQ lớn hơn 105 ngàn ha, vùng lõi hơn 14 ngàn
ha, vùng đệm gần 37 ngàn ha, vùng chuyển tiếp trên 54 ngàn ha, có số dân trên 128
ngàn người.
Đây là khu DTSQ liên tỉnh bao gồm cả Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, khu BTTN đất
ngập nước Tiền Hải và các vùng phụ cận, Khu Ramsar Xuân Thuỷ cũng nằm trong
khu DTSQ này. Đây là khu Ramsar được công nhận vào năm 1989, là khu đầu tiên và
duy nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm này. Ramsar là tên Công ước bảo vệ những
vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của những loài
chim nước, do các nước tham gia ký tại tp. Ramsar, Cộng hoà Hồi giáo Iran. Xuân
Thuỷ cũng là khu Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á và thứ 50 của thế giới.
Khu DTSQ này hiện đang lưu giữ những giá trị đa dạng sinh học phong phú với
các loài quý hiếm và có tầm quan trọng quốc tế. Các công trình nghiên cứu đã công
bố khoảng 200 loài chim, trong đó có gần 60 loài chim di cư, hơn 50 loài chim nước.
Nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách Đỏ thế giới như: Cò thìa, Mòng bể, Rẽ mỏ
thìa, Cò trắng bắc,... Sinh cảnh đặc sắc nơi đây là những cánh RNM rộng hàng ngàn
ha, đầm lầy mặn, bãi bồi ven biển và cửa sông. Những cánh rừng này được ví như
bức tường xanh bảo vệ đê biển, làng xóm khỏi bị tàn phá bởi gió bão, nước biển
dâng, thậm chỉ cả thảm hoạ sóng thần nếu xảy ra. RNM cũng là nơi nuôi dưỡng sinh
đẻ của các loài hải sản. Như một vườn ươm cho sự sống của biển, RNM cung cấp
nguồn lợi thuỷ sản phong phú cùng với 500 loài động thực vật thuỷ sinh và cỏ biển,
nhiều loài thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao như Tôm, Cua, Cá biển, Vạng, Trai, Sò,
Cá tráp, Rong câu chỉ vàng,...
Khu DTSQ châu thổ sông Hồng có hai vùng lõi và năm vùng chuyển tiếp.
5. Khu DTSQ Kiên Giang:
Khu DTSQ Kiên Giang có ba vùng lõi thuộc các Vườn Quốc Gia U Minh
Thượng, Vườn quốc gia Phú Quốc, và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương - Kiên
Hải. So với 4 khu DTSQ được công nhận trước đó, khu DTSQ Kiên Giang có phần
đa dạng hơn về cảnh quan cũng như hệ sinh thái. Tổng diện tích chính xác của khu
DTSQ Kiên Giang là 1.118.105 ha, lớn nhất trong số các khu DTSQ thế giới tại Việt
Nam hiện nay.
Về cảnh quan bao gồm các mẫu cảnh quan tiêu biểu và độc đáo là rừng Tràm trên
đất than bùn khu vực U Minh Thượng; khu vực đảo Phú Quốc có nhiều sông suối,
các bãi tắm chạy dài dọc bờ biển; khu vực Kiên Lương – Kiên Hải với hơn 30% diện
tích là đồi núi và hải đảo, còn lại là RNM ven biển và rừng tràm ngập nước theo mùa
vùng Tứ giác Long Xuyên. Khu DTSQ Kiên Giang là nơi tập trung nhiều HST rừng
nhiệt đới như: HST rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh, HST rừng trên núi đá, HST
rừng ngập chua phèn, HST RNM, HST rú bụi ven biển và HST rạn san hô - cỏ biển.
Đây là nơi bảo tồn nhiều nguồn gen động vật và thực vật quý hiếm.
13. VƯỜN QUỐC GIA
Ở Việt Nam, các vườn quốc gia dưới đây đã được công nhận:
1. Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai)
2. Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn)
3. Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh)
4. Vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ)
5. Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang
6. Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Tây)
7. Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng)
8. Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình)
9. Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định)
10. Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa)
11. Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An)
12. Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh)
13. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình)
14. Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa thiên-Huế)
15. Vườn quốc gia Chư Môm Ray (Kon Tum)
16. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai)
17. Vườn quốc gia Yok Đôn (Dak Lak)
18. Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Dak Lak)
19. Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước)
20. Vườn quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước)
21. Vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)
22. Vườn quốc gia Lo Go Sa Mát (tỉnh Tây Ninh)
23. Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp)
24. Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang)
25. Vườn quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang)
26. Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận)
27. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau)
28. Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng)
29. Vườn quốc gia U Minh Hạ (Cà Mau)
30. Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận)
14. THẾ NÀO LÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ?
Phát triển bền vững là khái niệm mới ra đời. Năm 1987 trong báo cáo của Hội
đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) đã sử dụng chính thức cụm từ
“phát triển bền vững” trên quy mô quốc tế và được định nghĩa như sau:
“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng
không gây trở ngại và phương hại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Phát triển bền vững có nghĩa rộng là bảo vệ môi trường. Môi trường không tồn tại
tách biệt với những hoạt động, mong ước và nhu cầu của con người. “Môi trường” là
nơi chúng ta sinh sống, còn “phát triển” là cái mà chúng ta cố gắng làm để cho mọi
thứ ngày càng tốt đẹp hơn trong môi trường đó.
Trong những năm sau 90, khái niệm “phát triển bền vững” được sử dụng phổ biến,
nhưng chưa thống nhất hoàn toàn về định nghĩa và nội dung. Song nội hàm của phát
triển bền vững là sự lồng ghép ít nhất 3 mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường. Ba mặt nói trên tác động và quy định lẫn nhau. Sự phát triển lâu
dài và ổn định chỉ có thể đạt được trên sự cân bằng nhất định của 3 mặt nói trên.
Trong một thời kỳ cụ thể (như thời kỳ công nghiệp hoá), người ta có thể đặt một
mặt nào đó lên vị trí ưu tiên số một, nhưng mức độ và thời gian của sự ưu tiên là có
giới hạn. Thời kỳ công nghiệp hoá, hầu như các nước đều coi tăng trưởng kinh tế là
mục tiêu số 1, “tạm thời” hy sinh tính công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành quan điểm của Đảng (thể hiện trong
Nghị quyết IX). Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010 và
trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005 là: “phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường” và “phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải
thiện môi trường, đảm bảo sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên
nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Chiến lược quốc gia đã được soạn thảo có sự tham
gia rộng rãi của các tổ chức chính phủ, các đoàn thể xã hội, đại biểu các tầng lớp
nhân dân. Ba mục tiêu chính được xác định cho chiến lược phát triển bền vững là:
_ Ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm.
_ Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh
học.
_ Cải thiện chất lượng môi trường đô thị, khu công nghiệp và nông thôn.
15. VÌ SAO PHẢI XANH HOÁ THÀNH PHỐ?
Trong thành phố dân số tập trung đông, kiến trúc dày đặc, xe cộ và các nhà máy
nhiều, gây nên ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn khá nghiêm trọng. Cây xanh
không những có thể hấp thụ khí CO2, nhả ra một lượng lớn khí ôxy mà còn có tác
dụng hấp thụ các chất độc, bụi bặm, diệt vi khuẩn, giảm tiếng ồn, ngăn ngừa gió cát,
tích nước, bảo vệ đất, điều tiết tiểu khí hậu, thậm chí còn có thể dùng để giám sát và
đo các chất độc hại trong môi trường.
Cây cối là “máy chế tạo ôxy” thiên nhiên, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxy.
Người ta xác định được: cứ có 15 mẫu cây xanh, thì mỗi ngày có thể lấy ở không khí
1 tấn CO2 và nhả ra 0,73 tấn O2.
Cây xanh là “người bảo vệ và miễn dịch” thiên nhiên. Một số cây xanh có thể tiết
ra chất diệt vi khuẩn, giết chết các vi khuẩn trôi nổi trong không khí. Cây xanh là
“máy lọc bụi” thiên nhiên. Cành và lá cây rậm rạp sẽ có tác dụng ngăn cản bụi. Bề
mặt lá của một số loài cây có rất nhiều lông, có một số còn có thể tiết ra những chất
keo. Lông tơ hoặc chất keo này có thể hấp thu bụi trong không khí. Một mẫu cây
xanh mỗi năm hấp thụ một lượng bụi khoảng hơn 60 tấn. Trong thành phố những khu
vực không có cây xanh bụi bặm trong không khí nhiều hơn khoảng 15 lần so với
những khu vực có cây xanh. Cây xanh là “máy tiêu âm” tự nhiên, bề mặt lá cây
thường không phẳng, trên lá cây có nhiều lỗ cực kỳ nhỏ và các lông tơ giống như
những máy hấp thụ âm lồi lõm, nó có tác dụng tiêu âm rất tốt. Do đó những đường
phố lớn trong thành phố có cây to thường khá yên tĩnh.
Cây xanh là “máy điều hoà không khí” thiên nhiên. Sự bốc hơi của cây xanh có
tác dụng làm giảm nhiệt, giảm độ nóng và tăng thêm độ ẩm trong không khí. Theo
các nhà khoa học đo được, 1 ha cây xanh có hiệu quả hạ nhiệt tương đương với 500
máy điều hoà làm việc 20 giờ.
Cây xanh còn là máy giám sát và đo đạc ô nhiễm môi trường. Nhiều loại cây xanh
hoặc thực vật rất nhạy cảm với các chất độc hại do nhà máy thải ra. Khi lượng ô
nhiễm còn thấp, cây xanh vẫn biểu hiện được các triệu chứng đã bị tổn thương, còn
con người chưa hề cảm thấy được điều gì.
Vì cây xanh có thể làm giảm các loại ô nhiễm môi trường cho nên thành phố cần
tăng cường phát triển trồng cây xanh.
16. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ LÀ GÌ ? VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA NHỮNG
CÔNG ƯỚC NÀO VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ?
Công ước quốc tế là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những điều bị
cấm thi hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do một nhóm nước thoả thuận và
cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống nhất về hành động và
sự hợp tác trong các nước thành viên.
Công ước quốc tế có hiệu lực trọn vẹn với các nước thành viên nhưng cũng có tác
động rất lớn đối với các nước trong khu vực chưa tham gia công ước.
Hiện nay có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Một biện pháp
quan trọng trong bảo tồn các HST là tham gia vào các công ước quốc tế. Việt Nam đã
tham gia các công ước quốc tế về môi trường sau đây:
1. Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế, 1944.
2. Thoả thuận về thiết lập Uỷ ban nghề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương,
1948.
3. Hiệp ước về khoảng không ngoài vũ trụ, 1967.
4. Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như
là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/09/1988).
5. Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (19/10/1982).
6. Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí hoá học, vi trùng và
công việc tiêu huỷ chúng.
7. Công ước về buôn bán quốc tế về các loài động thực vật có nguy cơ bị đe
dọa, 1973 (20/01/1994)
8. Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/08/1991).
9. Công ước Liên hợp quốc về sự biến đổi môi trường (26/08/1980).
10. Nghị định thư chữ thập đỏ liên quan đến bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung
đột vũ trang.
11. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (25/07/1994).
12. Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985.
13. Công ước viên về bảo vệ tầng ôzôn, 1985 (26/04/1994).
14. Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA, 1985 (29/09/1987).
15. Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng
xạ, 1986 IAEA (29/09/1987).
16. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy thoái tầng ôzôn, 1987
(26/01/1984).
• Bản bổ sung London cho công ước, London 1990.
• Bản bổ sung Copenhagen, 1992.
17. Thoả thuận về mạng lưới các trung tâm thuỷ sản ở Châu Á – Thái Bình
Dương, 1988 (02/02/1989).
18. Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại
và việc loại bỏ chúng (13/05/1995).
19. Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994).
20. Công ước về đa dạng sinh học, 1992 (16/11/1994).
17. NHỮNG HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CẦN GIÁO DỤC CHO
HỌC SINH
Mười hành động bảo vệ môi trường:
1. Sử dụng giấy viết một cách khôn ngoan: tận dụng viết cả hai mặt giấy.
2. Bảo vệ sự trong sạch của ao, hồ, sông ngòi và bãi biển bằng cách tuyệt đối
không vứt rác xuống các thuỷ vực ấy.
3. Hết sức tiết kiệm năng lượng: luôn chú ý tắt đèn khi không còn dùng đến nữa.
4. Nên giữ để sử dụng lại các bao bì chứa hàng cũ.
5. Hãy cứu sự lâm nguy của các động vật hoang dã bằng cách không mua hay
dùng các đồ vật được chế tạo từ: da, lông, sừng hay vỏ các loài động vật.
6. Tiết kiệm nước: nếu thấy vòi nước rò chảy, nhớ khóa lại ngay. Nếu thấy ống
nước rò rỉ nhớ báo cho người có chức trách sửa lại ngay.
7. Có ý thức chăm sóc cây cối bằng cách trồng lại cây mới ở chỗ có cây vừa chết
và bảo vệ cây khỏi sự phá hoại.
8. Nên tăng cường đi bộ hoặc đi xe đạp hay phương tiện công cộng. Nếu cơ quan
có xe ô tô cũng chỉ nên dùng khi không có phương tiện khác thay thế.
9. Không vứt rác ra chỗ công cộng.
10. Thường xuyên đọc sách, báo, xem ti vi về nội dung bảo vệ môi trường và góp
phần phổ biến đến nhiều người khác các hiểu biết bản thân thu nhận được.
Bản đồ 2.1: KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN RỪNG
NGẬP MẶN CẦN GIỜ
BẢN ĐỒ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
Sơ đồ 2.5: Khu du lịch sinh thái Mađagui
Bản đồ 2.3: MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI
Ở VÙNG NAM TRUNG BỘ
Hình 2.2 : Một số hình ảnh về rừng ngập mặn Cần Giờ
Một hố khai quật ở
Giồng Cá Vồ với rất
nhiều mộ chum.
Hình 2.5: Một số hình ảnh về khu du lịch Bình Châu - Phước Bửu
Đường vào Khu Bảo tồn thiên
nhiên Bình Châu-Phước Bửu
Hình 2.6: Một số hình ảnh về các điểm du lịch ở Tiền Giang
Chùa Vĩnh Tràng - Mỹ Tho (Tiền Giang)
Chợ Nổi Cái Bè Lò kẹo dừa
Cầu Mỹ Thuận
Hình 2.7: Một số hình ảnh về các điểm du lịch ở Vĩnh Long
Cù lao An Bình
Cưỡi đà điểu ở trang trại
Vinh Sang
Lò gốm
Bản đồ 2.4: BẢN ĐỒ VỊ TRÍ HÀNH CHÁNH
VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Một số hình ảnh về rừng quốc gia Cát Tiên
Rừng tranh,
rừng tre lan tràn…
Bãi đá trong Vườn Quốc
gia Nam Cát Tiên
Khu Bàu Sấu
Một khu vực ở vườn quốc
gia Cát Tiên bị chặt phá
Caùc loaøi chim quyù soáng quanh caùc khu vöïc ñaát
ngaäp nöôùc trong VQG Caùt Tieân
Cây bằng lăng 6 ngọn Cây Tưng cổ thụ, đường kính khoảng
10 người ôm không xuể
Cây Thiên Tuế khoảng 500 tuổi
Nấm quý tại vườn Cát Tiên.
435 lòai bướm đã được khảo sát tại Vườn
Quốc Gia Cát Tiên.
Một số loài động vật quí hiếm trong khu rừng già nguyên sinh
Hình 2.10: Một số cảnh quan tại khu du lịch Mađagui
Tê
giác
Java
Đường vào rừng
Cầu treo qua suối Tiên.
Suối voi
Tham quan học tập tại
khu rừng mưa nhiệt đới.
Hình 2.1: Một số loài động thực vật quý hiếm tại Thảo Cầm Viên
Báo lửa mẹ và báo con
lúc mới sinh
(Ảnh: Phạm Anh Dũng)
Ngựa vằn.
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Buổi học trong lớp cùng với giáo viên vườn thú
Hoạt động ngoài trời - một phần
học tập sinh động của chương trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLKTXH001.pdf