PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính thiết thực của đề tài
Trong tiến trình phát triển kinh tế, việc liên kết, sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp để hình thành những doanh nghiệp lớn mạnh hơn là xu hướng phổ biến tất yếu, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay. Xu thế này sớm muộn cũng sẽ trở thành làn sóng mạnh mẽ lướt qua tất cả các nền kinh tế trên thế giới và nó được dự báo sẽ bùng phát trong tương lai gần.
Trên thế giới, các hoạt động mua bán, sáp nhập đã được hình thành rất sớm và phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty với nhau, đồng thời cũng tạo ra xu thế tập trung lại để thống nhất, tập hợp nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực, thương hiệu .
Tại Việt Nam, vấn đề này đã được đề cập cách đây hơn 10 năm, nhu cầu bán và mua doanh nghiệp ngày càng tăng cùng với xu hướng hình thành các tập đoàn kinh doanh, đầu tư chéo giữa các doanh nghiệp đã báo hiệu một tín hiệu tốt cho nền kinh tế, làm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, đây cũng là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam nên thu hút được sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Và dù còn khá mới mẻ nhưng ở nước ta đã có những thương vụ đình đám bởi sự kết hợp của những thương hiệu đã có tên tuổi, vị trí trên thị trường, chủ yếu thuộc lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, dịch vụ. Theo dự báo của các chuyên gia, làn sóng sáp nhập, hợp nhất và mua lại trên thị trường tài chính sẽ diễn ra nhanh hơn so với dự đoán trước đây và sẽ sôi động hơn trong ngành ngân hàng và chứng khoán.
Cũng chính vì sự mới mẻ, sơ khai, sôi động và nóng bỏng của vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài “Giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trước xu thế sáp nhập, hợp nhất và mua lại” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu về sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng để từ đó gợi ý một số giải pháp đối với các cơ quan quản lý, Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thành viên tham gia vào việc mua bán, sáp nhập nhằm tận dụng được ngoại lực đồng thời phát huy hết nội lực để các ngân hàng thành viên có thể tham gia vào sân chơi “sáp nhập, hợp nhất và mua lại” một cách vững vàng, tự tin, đạt được nhiều kết quả tốt trong lĩnh vực này trước thời kỳ hội nhập, góp phần giúp cho thị trường tài chính Việt Nam ngày càng phát triển hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại của các ngân hàng thương mại Việt Nam và các vấn đề có liên quan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này được nghiên cứu dựa trên phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích, so sánh, dự báo, thống kê, kết hợp với nền tảng kiến thức kinh tế học, tài chính – ngân hàng để hệ thống hóa lý luận, nêu lên những nội dung cơ bản về sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng, cùng với thực trạng và các giải pháp cho vấn đề này.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm ba phần chính:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về sáp nhập, hợp nhất và mua lại.
- Chương 2: Thực trạng về hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng tại Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trước xu thế sáp nhập, hợp nhất và mua lại.
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trước xu thế sáp nhập, hợp nhất và mua lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à suy thoái kinh tế thế giới vẫn chưa rõ điểm dừng. Do đó,
chúng ta phải phát huy sức mạnh tổng hợp, nổ lực phấn đấu mới có thể đạt
được thành công.
Hoạt động M&A cũng vậy, chúng ta sẽ chỉ có thị trường M&A ngân
hàng sôi động khi chúng ta có môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý phù
hợp và thông thoáng, các chính sách hỗ trợ thật tốt cho M&A và các lĩnh vực
liên quan. Đồng thời, chính bản thân các ngân hàng tham gia hoạt động này
cũng phải thực sự có tâm huyết cho sự thành công, cho lợi ích của chính mình.
KẾT LUẬN CHUNG
Như vậy, M&A đóng một vai trò rất quan trọng và hữu ích trong tất cả
các nền kinh tế thị trường, trong bất kì điều kiện nào và Việt Nam không phải
là một ngoại lệ. Những thương vụ M&A được thực hiện một cách đúng đắn sẽ
mang lại lợi ích cho các bên: người mua, người bán, người tiêu dùng và cả
chính phủ. Nhưng cũng có những thương vụ có thể để lại những hậu quả không
81
------------------------------------------------------------------------------------------------------
tốt cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, M&A hiện đang là xu thế
chung trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực, càng sôi động hơn với khu vực có
tính chi phối cao như khu vực tài chính. Do đó, các NHTM Việt Nam không
nên e sợ hoặc tránh né; ngược lại, cần có thái độ tích cực và hòa mình vào làn
sóng ấy.
Mặc dù hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam chưa phát
triển, nhưng thực tế đã chứng minh chúng ta hoàn toàn có thể tham gia một
cách chủ động vào xu thế này thông qua các thương vụ mua bán - sáp nhập
trong các lĩnh vực khác thời gian vừa qua. Nhắc đến mua bán - sáp nhập,
chúng ta thường nghĩ đến việc các ngân hàng này bị các ngân hàng khác "thâu
tóm", nhưng bản thân các NHTM Việt Nam cũng có rất nhiều lợi thế để thực
hiện điều ngược lại. Vậy hãy xem mua bán - sáp nhập là một cơ hội lớn, và các
NHTM hoàn toàn có thể tự chủ trên sân chơi của chính mình.
Tuy nhiên, các ngân hàng phải biết “khôn ngoan” trong từng đường đi
nước bước bằng nổ lực của chính mình và sự hỗ trợ của các văn phòng luật sư,
các công ty tư vấn, các chuyên gia... để có thể đạt được lợi ích mong muốn
thay vì phải thất bại, tốn kém thậm chí đổ vỡ và phá sản ngân hàng.
---☺☺☺---
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu Tiếng Việt:
1. TS.Thái Bảo Anh (2006), Tham luận về khung pháp lý liên quan tới vấn đề sáp
nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, trang web: baolawfirm.com.vn
2. Paul H.Allen (Biên dịch: Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc Liên) (2003), Tái lập
Ngân hàng, NXB Thanh Niên.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc sáp
nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng.
4. Ngân hàng TMCP Á Châu (2009), Báo cáo phân tích ngành ngân hàng Việt
Nam tháng 06/2009.
4. PGS.TS Nguyễn Thị Nhung, PGS.TS Ngô Hướng, GS.TS Nguyễn Thị Cành,
PGS.TS Sử Đình Thành, TS.Lâm Hồng Hoa, TS.Hạ Thị Thiều Dao (2007), Hoàn
thiện Luật Ngân hàng – Những đòi hỏi từ hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao
động – Xã hội.
5. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, TS.Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS.Phan Thị Bích
Nguyệt, TS.Nguyễn Thị Liên Hoa, TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên (2003), Tài chính
doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê.
6. Quốc Hội, Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004.
7. Quốc Hội, Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006.
8. Quốc Hội, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
9. Quốc Hội, Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
B. Tài liệu Tiếng Anh:
1. Patrick A.Gaughan (2005), Merger: what can go wrong and how to prevent it.
2. PricewaterhouseCoopers, Asia-Pacific M&A Bulletin Mid-Year 2007,
www.pwc.com.
3. Reed, Standley Foster & Lajoux, The Art of Mergers and Acquisitions: A
2
Merger and Acquisition Buyout Guide, Alexandra Reed.
C. Các website tham khảo: các website các NHTM trong nước và:
www.banker.thomsonib.com
www.luatvietnam.com.vn
www.sbv.gov.vn
www.saga.vn
www.vietnamnet.vn
www.vneconnomy.com.vn
...
1PHỤ LỤC 1
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
_________
Số: /TT-NHNN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________________
Hà Nội, ngày tháng năm
THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng
_______________________
Để hướng dẫn hoạt động sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng, Ngân hàng
Nhà nước quy định như sau:
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Thông tư này qui định về việc sáp nhập, hợp nhất của các tổ chức tín dụng
(tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần, tổ chức tín dụng hợp tác,
tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài) được thành
lập và hoạt động tại Việt Nam.
Điều 2. Nguyên tắc sáp nhập, hợp nhất
1.Việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng phải được Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
2.Các bên tham gia sáp nhập, hợp nhất thỏa thuận giải quyết quyền lợi,
nghĩa vụ và trách nhiệm có liên quan phù hợp với các quy định của pháp luật
hiện hành.
Điều 3. Các trường hợp sáp nhập, hợp nhất
1.Tự nguyện sáp nhập, hợp nhất: Các tổ chức tín dụng tự nguyện sáp nhập
hoặc hợp nhất để phù hợp với mục tiêu phát triển và nguyện vọng của chủ sở
hữu.
2. Sáp nhập, hợp nhất theo chỉ định: Các tổ chức tín dụng không đảm bảo
được mức vốn pháp định theo quy định hiện hành, hoặc hoạt động yếu kém, hoặc
bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt không thực hiện được theo hình thức tự
nguyện sáp nhập, hợp nhất và có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn hệ thống
phải sáp nhập hoặc hợp nhất theo chỉ định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
2Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín
dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín
dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận
sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập;
2. Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín
dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín
dụng mới (sau đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng
thời chấm dứt tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất;
3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của tổ chức tín dụng là đại
hội đồng cổ đông đối với tổ chức tín dụng cổ phần; hội đồng thành viên đối với
tổ chức tín dụng hợp tác; hội đồng quản trị đối với các tổ chức tín dụng khác;
4. Thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp bắt đầu từ ngày tổ chức
tín dụng trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập, hợp
nhất và kết thúc sau 30 ngày kể từ ngày tổ chức tín dụng bố cáo về việc sáp nhập,
hợp nhất. Trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ chối chấp thuận
nguyên tắc hoặc từ chối chấp thuận việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng thì
thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp sẽ kết thúc ngay sau khi có văn bản
từ chối chấp thuận.
Điều 5. Cung cấp thông tin cho chủ sở hữu
1.Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp chính xác,
đầy đủ và kịp thời các thông tin về quá trình sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng
cho chủ sở hữu tổ chức tín dụng để đảm bảo các quyết định liên quan đến việc
sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng của chủ sở hữu phải là các quyết định được
đưa ra trên cơ sở đã xem xét một cách kịp thời và đầy đủ các thông tin chính xác
về việc sáp nhập, hợp nhất.
2.Chủ sở hữu của các bên tham gia sáp nhập, hợp nhất được quyền tiếp
cận như nhau đối với mọi thông tin về việc sáp nhập, hợp nhất. Các tổ chức tín
dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất có trách nhiệm cung cấp thông tin thống nhất,
công bằng, và không phân biệt cho các chủ sở hữu của tất cả các bên tham gia
sáp nhập, hợp nhất.
3.Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất có trách nhiệm thiết lập
một kênh thông tin đảm bảo cập nhật cho chủ sở hữu một cách chính xác, đầy đủ,
và kịp thời các thông tin về quá trình sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng.
3Điều 6. Tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp
1.Trong thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp, thành viên Hội
đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc
các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất không được phép mua và/hoặc
bán các phần vốn góp tại các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập và hợp nhất.
2.Trường hợp việc chuyển nhượng vốn góp là bất khả kháng, tổ chức tín
dụng phải báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định trước khi
thực hiện.
Điều 7. Bố cáo sáp nhập, hợp nhất
1.Các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất theo quy định tại
Thông tư này phải đăng bố cáo trên 03 số báo liên tiếp. Báo đăng bố cáo phải là
báo giấy; có số phát hành hàng ngày; và phát hành trên toàn quốc.
2.Trong thời gian đăng báo, bố cáo phải đồng thời được niêm yết tại cổng
chính trụ sở chính và cổng chính tất cả các chi nhánh của các tổ chức tín dụng
tham gia sáp nhập, hợp nhất.
3.Bố cáo phải đảm bảo các thông tin tối thiểu theo mẫu tại Phụ lục 1
Thông tư này.
4.Các tổ chức tham gia sáp nhập, hợp nhất được quyền đăng chung bố cáo
trên báo.
CHƯƠNG II: SÁP NHẬP TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Điều 1. Điều kiện để được sáp nhập
1.Có phương án sáp nhập khả thi;
2.Tổ chức tín dụng hình thành sau sáp nhập đảm bảo mức vốn điều lệ tối
thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật hiện hành;
Điều 2. Trình tự, thủ tục chấp thuận sáp nhập
1.Các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập phối hợp xây dựng phương án
sáp nhập; tổ chức họp cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của tổ chức tín
dụng để thông qua nội dung phương án sáp nhập và nghị quyết sáp nhập;
2.Lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
a)Các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập thông báo cho cơ quan quản lý
cạnh tranh theo quy định tại Luật cạnh tranh;
b)Sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý cạnh tranh, các tổ chức tín dụng
tham gia sáp nhập trình Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
nơi các tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính xin ý kiến chấp thuận việc sáp nhập; và
4trình Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi các tổ chức tín dụng đặt
trụ sở chính để được hướng dẫn thực hiện.
3.Chấp thuận nguyên tắc sáp nhập:
a)Các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập lập 05 bộ hồ sơ theo quy định
tại 3 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ
chức tín dụng nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước xem xét;
b)Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
tại Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải trình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc hoặc từ chối chấp thuận
nguyên tắc, đồng thời gửi kèm 04 bộ hồ sơ để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
xem xét. Trường hợp trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ chối chấp thuận
nguyên tắc thì phải nêu rõ lý do.
c)Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
tại Thông tư này và ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước có ý kiến chấp thuận nguyên tắc hoặc từ chối chấp
thuận nguyên tắc đề nghị sáp nhập của các tổ chức tín dụng. Trường hợp từ chối
chấp thuận nguyên tắc thì phải nêu rõ lý do.
4.Chấp thuận sáp nhập:
a)Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước chấp thuận nguyên tắc sáp nhập, các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập
phải lấy ý kiến cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của mình để thông
qua các thay đổi tại phương án sáp nhập và các vấn đề có liên quan khác (nếu
có);
b)Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định
cao nhất của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập thông qua các vấn đề quy
định tại Điểm a Khoản 2 Điều này, các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập phối
hợp lập 05 bộ hồ sơ theo quy định tại 3 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để
trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận.
5.Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại 3
Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải trình Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận, đồng thời gửi kèm
04 bộ hồ sơ để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét. Trường hợp trình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ chối chấp thuận thì phải nêu rõ lý do
6.Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
tại Thông tư này và ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước có ý kiến chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận sáp nhập
tổ chức tín dụng. Trường hợp từ chối chấp thuận thì phải nêu rõ lý do.
57.Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định chấp thuận sáp
nhập có hiệu lực, các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập phải hoàn tất các thủ
tục về đăng ký kinh doanh, và đăng bố cáo sáp nhập theo quy định tại 7 Thông tư
này.
8.Trong trường hợp các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập không đảm
bảo được việc đăng ký kinh doanh và đăng bố cáo theo thời hạn quy định tại
Khoản 2 Điều này, tối thiểu 02 ngày trước ngày kết thúc thời hạn nói trên, các tổ
chức tín dụng này phải có văn bản giải trình lý do và báo cáo Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước xem xét quyết định.
Điều 3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận sáp nhập
1.Hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc sáp nhập:
a)Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị các tổ chức tín dụng tham gia
sáp nhập đề nghị chấp thuận nguyên tắc sáp nhập theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông
tư này;
b)Phương án sáp nhập đảm bảo các nội dung tối thiểu theo quy định tại 4
Thông tư này;
c)Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm tiếp theo. Nội dung
phương án kinh doanh tối thiểu phải có bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả
kinh doanh dự kiến; chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu; các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt
động; và thuyết minh khả năng thực hiện phương án trong từng năm;
d)Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất và báo cáo tài chính đến thời điểm
không quá 90 ngày trước ngày trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
nguyên tắc sáp nhập của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập. Các báo cáo tài
chính phải được kiểm toán độc lập; công ty kiểm toán phải thuộc danh sách các
tổ chức kiểm toán đã được Bộ Tài chính công bố đủ tiêu chuẩn kiểm toán doanh
nghiệp;
e)Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động và bản sao các Quyết định bổ
sung nội dung hoạt động, Giấy đăng ký kinh doanh của các tổ chức tham gia sáp
nhập có chứng thực theo quy định của pháp luật;
f)Biên bản họp và nghị quyết của cơ quan có thẩm quyền quyết định cao
nhất của tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 2 2 Thông tư này. Nghị quyết
của tổ chức tín dụng bị sáp nhập ủy quyền cho tổ chức tín dụng nhận sáp nhập
trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận việc sáp nhập theo
quy định tại Thông tư này;
g)Ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan theo
quy định tại Khoản 2 2 Thông tư này. Trường hợp sáp nhập không cần ý kiến của
cơ quan quản lý cạnh tranh thì tổ chức tín dụng nhận sáp nhập phải có văn bản
giải trình lý do không lấy ý kiến của cơ quan quản lý cạnh tranh.
2.Hồ sơ đề nghị chấp thuận sáp nhập:
6a)Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị các tổ chức tín dụng tham gia
sáp nhập đề nghị chấp thuận sáp nhập theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này;
b)Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị các tổ chức tín dụng bị sáp nhập
đề nghị rút Giấy phép thành lập và hoạt động;
c)Nghị quyết của cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của các tổ
chức tín dụng tham gia sáp nhập đối với những nội dung quy định tại Điểm a
Khoản 2 2 Thông tư này;
d)Văn bản nêu rõ các nội dung thay đổi so với phương án sáp nhập đã
trình Thống đốc tại bước chấp thuận nguyên tắc sáp nhập;
e)Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng nhận sáp nhập
và hồ sơ theo quy định hiện hành để Thống đốc xem xét chuẩn y các nội dung
thay đổi phải được sự chuẩn y của Thống đốc theo quy định hiện hành.
3.Trường hợp cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu
cầu các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập bổ sung văn bản, bằng chứng để
chứng minh tính xác thực và giải trình tính khả thi của các nội dung trong
phương án sáp nhập;
Điều 4. Phương án sáp nhập
Phương án sáp nhập phải có tối thiểu các nội dung sau:
1.Tên, địa chỉ, và website của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập;
2.Tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của thành viên Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập;
3.Tóm tắt tình hình tài chính và hoạt động của các tổ chức tín dụng tham
gia sáp nhập trong 03 năm gần nhất tối thiểu bao gồm các nội dung theo quy định
tại Phụ lục 3 Thông tư này;
4.Lý do của việc sáp nhập;
5.Vốn điều lệ trước khi sáp nhập của các tổ chức tín dụng tham gia sáp
nhập và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhận sáp nhập sau khi sáp nhập;
6.Cơ cấu cổ đông và danh sách cổ đông sở hữu trên 5% vốn cổ phần của
tổ chức tín dụng nhận sáp nhập sau khi sáp nhập (đối với tổ chức tín dụng cổ
phần);
7.Quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, các tổ
chức và cá nhân có liên quan (nếu có);
8.Lộ trình sáp nhập;
9.Dự kiến thay đổi về nhân sự, mạng lưới, hoạt động;
10. Biện pháp chuyển đổi, kết hợp hệ thống thông tin quản lý, kiểm tra
kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, hệ thống truyền dữ liệu để đảm bảo thông
suốt hoạt động trong và sau khi sáp nhập;
711.Phương thức và thời gian chuyển đổi vốn góp; các hình thức chuyển
đổi vốn góp và tỷ lệ chuyển đổi tương ứng;
12. Trách nhiệm của các bên tham gia sáp nhập đối với chi phí phát sinh
trong quá trình sáp nhập;
13. Các phương án xử lý và/hoặc bồi thường trong trường hợp một bên
tham gia sáp nhập đơn phương hủy bỏ thỏa thuận sáp nhập;
14. Báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán và các giấy tờ kèm
theo giải trình các nội dung trong phương án sáp nhập (nếu có).
15.Các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập thống nhất phương án sáp
nhập. Chủ tịch Hội đồng quản trị các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập phải
cùng ký, đóng dấu, và chịu trách nhiệm đối với nội dung phương án sáp nhập;
CHƯƠNG III: HỢP NHẤT TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Điều 1. Điều kiện để được hợp nhất
1.Có phương án hợp nhất khả thi;
2.Tổ chức tín dụng hợp nhất đảm bảo các điều kiện để được cấp giấy phép
thành lập và hoạt động đối với loại hình tương ứng trừ các điều kiện về cổ đông
(đối với tổ chức tín dụng cổ phần).
Điều 2. Trình tự, thủ tục hợp nhất
1.Các tổ chức tín dụng bị hợp nhất phối hợp xây dựng phương án hợp
nhất; tổ chức họp cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của tổ chức tín
dụng để thông qua nội dung phương án hợp nhất và nghị quyết hợp nhất.
2.Lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
a)Các tổ chức tín dụng bị hợp nhất thông báo cho cơ quan quản lý cạnh
tranh theo quy định tại Luật cạnh tranh;
b)Sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý cạnh tranh, các tổ chức tín dụng
bị hợp nhất trình Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi các
tổ chức tín dụng bị hợp nhất đặt trụ sở chính xin ý kiến chấp thuận việc hợp nhất;
và trình Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi các tổ chức tín dụng
bị hợp nhất đặt trụ sở chính để được hướng dẫn thực hiện.
3.Chấp thuận nguyên tắc hợp nhất:
a)Các tổ chức tín dụng bị hợp nhất lập 05 bộ hồ sơ theo quy định tại 4
Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín
dụng đại diện cho các tổ chức tín dụng bị hợp nhất đặt trụ sở chính để trình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét;
8b)Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại
Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải trình Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc hoặc từ chối chấp thuận nguyên
tắc, đồng thời gửi kèm 04 bộ hồ sơ để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét.
Trường hợp trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ chối chấp thuận nguyên tắc
thì phải nêu rõ lý do.
c)Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại
Thông tư này và ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước có ý kiến chấp thuận nguyên tắc hoặc từ chối chấp thuận
nguyên tắc đề nghị hợp nhất của các tổ chức tín dụng. Trường hợp từ chối chấp
thuận nguyên tắc thì phải nêu rõ lý do.
d)Các tổ chức tín dụng bị hợp nhất phải đồng thời hoàn thành các thủ tục
đề nghị chấp thuận nguyên tắc cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với loại
hình tương ứng.
4.Chấp thuận hợp nhất
a)Trong thời gian tối đa 60 ngày, kể từ ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước chấp thuận nguyên tắc hợp nhất, các tổ chức tín dụng bị hợp nhất phải lấy ý
kiến cấp có thẩm quyền quyết định cao nhất của mình để thông qua các thay đổi
tại phương án hợp nhất và các vấn đề có liên quan khác (nếu có);
b)Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định
cao nhất của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất thông qua các vấn đề quy định tại
Điểm a Khoản 2 Điều này, các tổ chức tín dụng bị hợp nhất phối hợp lập bộ hồ
sơ theo quy định tại 4 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh,
thành phố nơi tổ chức tín dụng đại diện cho các tổ chức tín dụng bị hợp nhất đặt
trụ sở chính để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận;
5.Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại 4
Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải trình Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận, đồng thời gửi kèm
04 bộ hồ sơ để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét. Trong trường hợp trình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ chối chấp thuận thì phải nêu rõ lý do.
6.Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
tại Thông tư này và ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước có ý kiến chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận hợp nhất
tổ chức tín dụng. Trong trường hợp từ chối chấp thuận thì phải nêu rõ lý do.
7.Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định chấp thuận hợp
nhất có hiệu lực, các tổ chức tín dụng bị hợp nhất phải hoàn tất các thủ tục về
đăng ký kinh doanh và đăng bố cáo hợp nhất theo quy định tại 7 Thông tư này.
8.Tổ chức tín dụng hợp nhất đăng ký kinh doanh và đăng bố cáo theo quy
định hiện hành đối với tổ chức tín dụng thành lập mới.
9Điều 3. Phương thức quyết định các vấn đề liên quan đến hợp nhất
Quyết định hợp nhất được thông qua theo cơ chế và phương thức ra quyết
định hiện hành của từng tổ chức tín dụng bị hợp nhất. Các vấn đề khác liên quan
đến hợp nhất được quyết định theo cơ chế và phương thức ra quyết định được
thỏa thuận tại phương án hợp nhất và phù hợp với quy định của pháp luật hiện
hành.
Điều 4. Hồ sơ đề nghị hợp nhất
1.Hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc hợp nhất:
a)Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị các tổ chức tín dụng bị hợp nhất
đề nghị chấp thuận nguyên tắc hợp nhất theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này;
b)Phương án hợp nhất đảm bảo các nội dung tối thiểu theo quy định tại 5
Thông tư này;
c)Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm tiếp theo. Nội dung
phương án kinh doanh tối thiểu phải có bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả
kinh doanh dự kiến; chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu; các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt
động; và thuyết minh khả năng thực hiện phương án trong từng năm;
d)Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất và báo cáo tài chính đến thời điểm
không quá 90 ngày trước ngày trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
nguyên tắc hợp nhất của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất. Các báo cáo tài chính
phải được kiểm toán độc lập; công ty kiểm toán phải thuộc danh sách các tổ chức
kiểm toán đã được Bộ Tài chính công bố đủ tiêu chuẩn kiểm toán doanh nghiệp;
e)Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động và bản sao các Quyết định bổ
sung nội dung hoạt động, Giấy đăng ký kinh doanh của các tổ chức tín dụng bị
hợp nhất có chứng thực theo quy định của pháp luật;
f)Biên bản họp và nghị quyết của cơ quan có thẩm quyền quyết định cao
nhất của tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 2 2 Thông tư này. Nghị quyết
của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất ủy quyền cho một tổ chức tín dụng đại diện
trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận việc hợp nhất theo quy
định tại Thông tư này;
g)Ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan theo
quy định tại Khoản 2 2 Thông tư này. Trường hợp hợp nhất không cần ý kiến của
cơ quan quản lý cạnh tranh thì tổ chức tín dụng đại diện phải có văn bản giải
trình lý do không lấy ý kiến của cơ quan quản lý cạnh tranh;
h)Các văn bản khác theo quy định hiện hành đối với việc chấp thuận
nguyên tắc cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với loại hình tổ chức tín
dụng tương ứng của tổ chức tín dụng hợp nhất.
2.Hồ sơ đề nghị chấp thuận hợp nhất:
10
a)Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị các tổ chức tín dụng bị hợp nhất
đề nghị được chấm dứt hoạt động và hợp nhất với các tổ chức bị hợp nhất khác
thành tổ chức tín dụng hợp nhất. Tờ trình đề nghị chấp thuận hợp nhất được lập
theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này;
b)Nghị quyết của cấp có thẩm quyền cao nhất của các tổ chức tín dụng bị
hợp nhất đối với những nội dung quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 13 Thông tư
này;
c)Văn bản nêu rõ các nội dung thay đổi so với phương án hợp nhất đã
trình Thống đốc tại bước chấp thuận nguyên tắc hợp nhất;
d)Các văn bản khác theo quy định hiện hành đối với việc chấp thuận cấp
giấy phép thành lập và hoạt động đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng
của tổ chức tín dụng hợp nhất;
3.Trường hợp cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu
cầu các tổ chức tín dụng tham gia hợp nhất bổ sung văn bản, bằng chứng để
chứng minh tính xác thực và giải trình tính khả thi của các nội dung trong
phương án hợp nhất.
Điều 5. Phương án hợp nhất
Phương án hợp nhất phải có tối thiểu các nội dung sau:
1.Tên, địa chỉ, và website của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất;
2.Tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của thành viên Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng bị hợp nhất;
3.Tóm tắt tình hình tài chính và hoạt động của các tổ chức bị hợp nhất
trong 03 năm gần nhất tối thiểu bao gồm các nội dung theo quy định tại Phụ lục 3
Thông tư này;
4.Lý do của việc hợp nhất
5.Vốn điều lệ trước khi hợp nhất của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất và
vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hợp nhất;
6.Cơ cấu cổ đông và danh sách cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần của tổ
chức tín dụng hợp nhất (đối với tổ chức tín dụng cổ phần);
7.Quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất, các tổ chức và
cá nhân có liên quan (nếu có);
8.Thành phần, nhiệm vụ của Ban trù bị (nếu có);
9.Cơ chế và phương thức ra quyết định trong quá trình hợp nhất;
10.Lộ trình hợp nhất;
11. Dự kiến nhân sự, mạng lưới, hoạt động của tổ chức tín dụng hợp nhất;
11
12. Biện pháp chuyển đổi, kết hợp hệ thống thông tin quản lý; kiểm tra,
kiểm soát nội bộ; hệ thống truyền dữ liệu để đảm bảo thông suốt hoạt động trong
và sau khi hợp nhất;
13. Tỷ lệ chuyển đổi vốn góp; phương thức và thời gian chuyển đổi;
14. Quy trình khai trương và triển khai hoạt động của tổ chức tín dụng
hợp nhất để đảm bảo hoạt động liên tục;
15. Các phương án xử lý và/hoặc bồi thường trong trường hợp một bên bị
hợp nhất đơn phương hủy bỏ thỏa thuận hợp nhất;
16.Báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán và các giấy tờ kèm
theo giải trình các nội dung trong phương án hợp nhất (nếu có).
17.Các tổ chức tín dụng bị hợp nhất thống nhất phương án hợp nhất. Chủ
tịch Hội đồng quản trị các tổ chức tín dụng bị hợp nhất phải cùng ký, đóng dấu,
và chịu trách nhiệm đối với nội dung phương án hợp nhất.
CHƯƠNG IV: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN
Điều 1. Trường hợp tự nguyện sáp nhập
1.Các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập:
a)Phối hợp xây dựng phương án sáp nhập và hoàn thành các quy trình, thủ
tục và hồ sơ có liên quan theo quy định tại Thông tư này;
b)Nghiêm cấm việc phân tán tài sản dưới mọi hình thức, Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát, và Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động
và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về tài sản của tổ chức tín dụng cho đến khi
hoàn tất quá trình sáp nhập theo phương án đã được chấp thuận;
c)Cung cấp đầy đủ, trung thực về toàn bộ tình hình tài chính, tổ chức và
hoạt động cho các bên tham gia sáp nhập khác;
d)Sau khi có văn bản chấp thuận nguyên tắc sáp nhập, tổ chức tín dụng
nhận sáp nhập cử người hỗ trợ tổ chức tín dụng bị sáp nhập thực hiện các nội
dung có liên quan theo phương án sáp nhập và chuẩn bị cho việc bàn giao khi có
quyết định sáp nhập. Sau khi có quyết định sáp nhập, tổ chức tín dụng nhận sáp
nhập có toàn bộ quyền và chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với các quyền lợi và
nghĩa vụ của tổ chức tín dụng bị sáp nhập;
e)Tổ chức tín dụng bị sáp nhập phải phối hợp với tổ chức tín dụng nhận
sáp nhập chuẩn bị cho việc bàn giao và phải bàn giao ngay toàn bộ quyền lợi,
nghĩa vụ và các vấn đề về tổ chức và hoạt động khi có quyết định sáp nhập của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
f)Sau khi sáp nhập, nếu phát hiện có những vấn đề ngoài sổ sách hoặc
không được bàn giao thì các thành viên Hội đồng quản trị, các Thành viên Ban
12
kiểm soát, Tổng Giám đốc tổ chức tín dụng bị sáp nhập phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm trước pháp luật.
2.Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a)Có trách nhiệm xem xét đánh giá tình hình, thực trạng các tổ chức tín
dụng tại địa bàn để có ý kiến bằng văn bản về đề nghị sáp nhập của các tổ chức
tín dụng theo quy định tại Thông tư này;
b)Hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện việc sáp nhập theo đúng các
quy định của Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện
hành;
c)Cử cán bộ hướng dẫn tổ chức tín dụng trong việc bàn giao, xử lý các
vấn đề liên quan và triển khai thực hiện phương án sáp nhập.
3.Cơ quan thanh tra, giám sát
a)Trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và hồ sơ theo quy định tại Thông
tư này, trình Thống đốc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận đề nghị của tổ chức
tín dụng.
b)Làm đầu mối tham mưu cho Thống đốc trong việc chỉ đạo, giám sát quá
trình sáp nhập;
4.Các đơn vị có liên quan khác thuộc Ngân hàng Nhà nước
Các đơn vị có liên quan khác thuộc Ngân hàng Nhà nước căn cứ chức
năng và nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn xử lý các vấn đề liên quan đến sáp
nhập tổ chức tín dụng.
Điều 2. Trường hợp sáp nhập theo chỉ định
Trường hợp các tổ chức tín dụng sáp nhập theo Khoản 3 3 Thông tư này,
ngoài các nội dung đã quy định tại 1 Thông tư này, các tổ chức tín dụng tham gia
sáp nhập và các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước còn có các trách
nhiệm sau:
1.Tổ chức tín dụng bị sáp nhập
a)Thông báo cho các chủ sở hữu về quyết định chỉ định sáp nhập của
Ngân hàng Nhà nước; thực trạng của tổ chức tín dụng; quyền lợi và nghĩa vụ tài
chính và số vốn góp thực có; các quyết định khác của các cơ quan quản lý Nhà
nước có liên quan đến việc sáp nhập tổ chức tín dụng;
b)Trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ định
bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng bị sáp nhập
phải chủ động phối hợp với tổ chức tín dụng nhận sáp nhập hoàn thành phương
án sáp nhập;
c)Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ định
bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng bị sáp nhập
13
phải tổ chức họp cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của tổ chức tín
dụng để thông qua nội dung phương án sáp nhập và nghị quyết sáp nhập;
d)Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và tổ chức tín
dụng nhận sáp nhập hoàn thành các quy trình, thủ tục và hồ sơ sáp nhập theo quy
định tại Thông tư này. Trường hợp chủ sở hữu không thông qua quyết định sáp
nhập theo chỉ định, tổ chức tín dụng bị sáp nhập phải chủ động xây dựng phương
án xử lý pháp nhân và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đặt
trụ sở chính để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định trong
thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày chủ sở hữu tổ chức tín dụng có ý kiến không
thông qua quyết định sáp nhập.
2.Tổ chức tín dụng nhận sáp nhập
Phối hợp với tổ chức tín dụng bị sáp nhập và các cơ quan quản lý nhà
nước có liên quan hoàn thành các quy trình, thủ tục và hồ sơ sáp nhập đảm bảo
các nội dung và thời hạn theo quy định tại Thông tư này.
3.Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a)Xem xét đánh giá tình hình, thực trạng các tổ chức tín dụng tại địa bàn
để có văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cho ý kiến và trình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phương án xử lý đối với các tổ chức tín dụng
quy định tại Khoản 3 3 Thông tư này.
b)Cử cán bộ hướng dẫn, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sáp nhập theo chỉ
định của các tổ chức tín dụng có liên quan;
c)Trường hợp chủ sở hữu các tổ chức tín dụng có liên quan không thông
qua quyết định sáp nhập theo chỉ định, hướng dẫn tổ chức tín dụng bị sáp nhập
xây dựng phương án xử lý pháp nhân.
d)Trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị xử lý pháp
nhân và phương án kèm theo của tổ chức tín dụng bị chỉ định sáp nhập, trình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận.
Trường hợp trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ chối chấp thuận thì phải
nêu rõ lý do.
4.Cơ quan thanh tra, giám sát
a)Căn cứ báo cáo và đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh,
thành phố, đề xuất biện pháp xử lý đối với từng tổ chức tín dụng quy định tại
Khoản 3 3 Thông tư này trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết
định;
b)Hướng dẫn Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai
việc sáp nhập tổ chức tín dụng theo chỉ định của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước.
Điều 3. Trường hợp tự nguyện hợp nhất
1.Các tổ chức tín dụng bị hợp nhất
14
a)Phối hợp xây dựng phương án hợp nhất và hoàn thành các quy trình, thủ
tục và hồ sơ có liên quan theo quy định tại Thông tư này;
b)Nghiêm cấm việc phân tán tài sản dưới mọi hình thức, Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát, và Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động
và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về tài sản của tổ chức tín dụng cho đến khi
hoàn tất quá trình hợp nhất theo phương án đã được chấp thuận. Các tổ chức tín
dụng bị hợp nhất có quyền và trách nhiệm đối với toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ
của mình cho đến khi tổ chức tín dụng hợp nhất được cấp Đăng ký kinh doanh;
c)Cung cấp đầy đủ, trung thực về toàn bộ tình hình tài chính, tổ chức và
hoạt động cho các bên bị hợp nhất khác;
d)Chủ động chuẩn bị cho việc bàn giao khi có quyết định hợp nhất;
e)Bàn giao ngay toàn bộ quyền lợi, nghĩa vụ và các vấn đề về tổ chức và
hoạt động khi có quyết định hợp nhất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Sau
khi có quyết định hợp nhất và đăng ký kinh doanh, tổ chức tín dụng hợp nhất có
toàn bộ quyền và chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với các quyền lợi và nghĩa vụ
của tổ chức tín dụng bị hợp nhất;
f)Sau khi hợp nhất, nếu phát hiện có những vấn đề ngoài sổ sách hoặc
không được bàn giao thì các thành viên Hội đồng quản trị, các Thành viên Ban
kiểm soát, Tổng Giám đốc tổ chức tín dụng bị hợp nhất phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm trước pháp luật.
2.Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
a)Xem xét đánh giá tình hình, thực trạng các tổ chức tín dụng tại địa bàn
để có ý kiến bằng văn bản về đề nghị hợp nhất của các tổ chức tín dụng theo quy
định tại Thông tư này;
b)Hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện việc hợp nhất theo đúng các
quy định của Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện
hành;
c)Cử cán bộ hướng dẫn tổ chức tín dụng trong việc bàn giao, xử lý các
vấn đề liên quan và triển khai thực hiện phương án hợp nhất.
3.Cơ quan thanh tra, giám sát
a)Trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và hồ sơ theo quy định tại Thông
tư này, trình Thống đốc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận đề nghị của tổ chức
tín dụng.
b)Làm đầu mối tham mưu cho Thống đốc trong việc chỉ đạo, giám sát quá
trình hợp nhất;
4.Các đơn vị có liên quan khác thuộc Ngân hàng Nhà nước
15
Các đơn vị có liên quan khác thuộc Ngân hàng Nhà nước căn cứ chức
năng và nhiệm vụ, hướng dẫn xử lý các vấn đề liên quan đến hợp nhất tổ chức tín
dụng.
Điều 4. Trường hợp hợp nhất theo chỉ định
Trường hợp các tổ chức tín dụng hợp nhất theo Khoản 3 3 Thông tư này,
ngoài các nội dung đã quy định tại 3 Thông tư này, các tổ chức tín dụng bị hợp
nhất và các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước còn có các trách
nhiệm sau:
1.Tổ chức tín dụng bị hợp nhất:
a)Thông báo cho các chủ sở hữu về quyết định chỉ định hợp nhất của
Ngân hàng Nhà nước; thực trạng của tổ chức tín dụng; quyền lợi và nghĩa vụ tài
chính và số vốn góp thực có; các quyết định khác của các cơ quan quản lý Nhà
nước có liên quan đến việc hợp nhất tổ chức tín dụng;
b)Trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ định
bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng bị hợp
nhất phải chủ động phối hợp hoàn thành phương án hợp nhất;
c)Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ định
bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng bị hợp nhất
phải tổ chức họp cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của tổ chức tín
dụng để thông qua nội dung phương án hợp nhất và nghị quyết hợp nhất;
d)Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan hoàn thành các
quy trình, thủ tục và hồ sơ hợp nhất theo quy định tại Thông tư này. Trong
trường hợp chủ sở hữu không thông qua quyết định hợp nhất theo chỉ định, tổ
chức tín dụng bị hợp nhất phải chủ động xây dựng phương án xử lý pháp nhân và
gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính để trình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định trong thời hạn tối đa 10
ngày kể từ ngày chủ sở hữu tổ chức tín dụng có ý kiến không thông qua quyết
định hợp nhất.
2.Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
a)Xem xét đánh giá tình hình, thực trạng các tổ chức tín dụng tại địa bàn,
có văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cho ý kiến và trình Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước phương án xử lý đối với các tổ chức tín dụng quy định
tại Khoản 3 3 Thông tư này;
b)Cử cán bộ hướng dẫn, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc hợp nhất theo chỉ
định của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất;
c)Trường hợp chủ sở hữu các tổ chức tín dụng bị hợp nhất không thông
qua quyết định hợp nhất theo chỉ định, hướng dẫn các tổ chức tín dụng bị hợp
nhất xây dựng phương án xử lý pháp nhân.
16
d)Trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị xử lý pháp
nhân và phương án kèm theo của tổ chức tín dụng bị hợp nhất, trình Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường hợp
trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ chối chấp thuận thì phải nêu rõ lý do.
3.Cơ quan thanh tra, giám sát
a)Căn cứ báo cáo và đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh,
thành phố đề xuất biện pháp xử lý đối với từng tổ chức tín dụng quy định tại
Khoản 3 3 Thông tư này để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định;
b)Hướng dẫn Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai
việc hợp nhất tổ chức tín dụng theo chỉ định của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước.
CHƯƠNG V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 1. Xử lý vi phạm
Mọi hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
THỐNG ĐỐC
17
Phụ lục 1: Mẫu bố cáo sáp nhập/hợp nhất
BỐ CÁO SÁP NHẬP/HỢP NHẤT
1.Tên tổ chức tín dụng :
…………………………………………………………………..
2.Địa chỉ trụ sở chính :
…………………………………………………………………..
3.Vốn chủ sở hữu : (tính đến thời điểm có quyết định chấp thuận sáp
nhập/hợp nhất )…….
4.Năm thành lập :
…………………………………………………………………..
5.Đại diện theo pháp luật :
…………………………………………………………………..
6.Sở giao dịch chứng khoán : (đối với tổ chức tín dụng cổ phần
đang niêm yết)……………..
Nhận sáp nhập/Bị sáp nhập/Hợp nhất với các tổ chức sau đây:
1.Tên :
…………………………………………………………………..
2.Địa chỉ trụ sở chính :
…………………………………………………………………..
3.Vốn chủ sở hữu : (tính đến thời điểm có quyết định chấp thuận sáp
nhập/hợp nhất )…….
4.Năm thành lập : (nếu là tổ chức đang hoạt động)
………………………………..
5.Đại diện pháp nhân : (nếu là tổ chức đang hoạt động)
………………………………..
6.Sở giao dịch : (đối với tổ chức tín dụng cổ phần đang niêm yết)
……………..
7.Vốn chủ sở hữu :
…………………………………………………………………..
8.Hình thức sở hữu :
…………………………………………………………………..
18
9.Loại hình hoạt động :
…………………………………………………………………..
Thông tin cơ bản về tổ chức tín dụng hình thành từ việc sáp nhập/hợp
nhất:
1.Tên tổ chức tín dụng :
…………………………………………………………………..
2.Địa chỉ trụ sở chính :
…………………………………………………………………..
3.Vốn chủ sở hữu : (tính đến thời điểm có quyết định chấp thuận sáp
nhập/hợp nhất )…….
4.Đại diện pháp nhân :
…………………………………………………………………..
5.Sở giao dịch : (đối với tổ chức tín dụng cổ phần niêm yết tại thị
trường chứng khoán)……………..
6.Hình thức sở hữu :
…………………………………………………………………..
7.Loại hình hoạt động :
…………………………………………………………………..
Việc sáp nhập/hợp nhất được thực hiện theo Quyết định …(số hiệu Quyết định)
… của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực từ …
(ngày/tháng/năm)…
19
Phụ lục 2: Mẫu tờ trình
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----o0o---
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN/CHẤP THUẬN NGUYÊN TẮC
SÁP NHẬP/HỢP NHẤT
A.Nội dung sáp nhập/hợp nhất
Sáp nhập □ Hợp nhất □
B.Các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập/hợp nhất
1.Tên tổ chức tín dụng :
…………………………………………………………………..
2.Địa chỉ trụ sở chính :
…………………………………………………………………..
3.Vốn chủ sở hữu : (tính đến thời điểm trình chấp thuận/chấp thuận nguyên
tắc sáp nhập/hợp nhất )…….
4.Năm thành lập :
…………………………………………………………………..
5.Đại diện pháp nhân :
…………………………………………………………………..
6.Sở giao dịch : (đối với tổ chức tín dụng cổ phần đang niêm yết)
……………..
7.Vai trò của tổ chức tín dụng trong việc sáp nhập/hợp nhất: (Nhận sáp nhập/Bị
sáp nhập/Hợp nhất)
C.Tổ chức tín dụng hình thành từ việc sáp nhập/hợp nhất
1.Tên :
…………………………………………………………………..
2.Địa chỉ trụ sở chính :
…………………………………………………………………..
3.Vốn chủ sở hữu :
…………………………………………………………………..
4.Hình thức sở hữu :
…………………………………………………………………..
20
D.Lý do sáp nhập/hợp nhất
E.Hồ sơ kèm theo
1..………….
2.…………..
F.Nội dung thay đổi so với nội dung đã được chấp thuận nguyên tắc
STT Nội dung Trước thay đổi Sau thay đổi
1.
2.
…
G.Đầu mối liên hệ (tối thiểu 02 đầu mối liên hệ)
1.Tên :
………………………………………………………..…
2.Địa chỉ :
………………………………………………………..…
3.Đơn vị hiện đang công tác :…………………… (và chức danh hiện thời)
………..…
4.Số điện thoại liên hệ :
………………………………………………………..…
5.Email :
………………………………………………………..…
Kính trình Thống đốc xem xét và chấp thuận/chấp thuận nguyên tắc đề nghị sáp
nhập/hợp nhất với nội dung nêu trên.
…….ngày……….tháng……năm…….
Tổ chức tín dụng 1 Tổ chức tín dụng 2 ……
Chủ tịch Hội đồng quản trị Chủ tịch Hội đồng quản trị ...
Nguyễn Văn A Trần Văn B
……
(Chủ tịch Hội đồng quản trị các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập/hợp nhất
cùng ký tên và đóng dấu)
21
Phụ lục 3: Thông tin tóm tắt về tình hình tài chính của tổ chức tín
dụng
STT Chỉ tiêu 200… 200… 200… Ghi chú/giải
trình (nếu có)
1. Tổng tài sản (triệu
VND)
Tổng dư nợ
Dư nợ xấu
2. Vốn điều lệ (triệu VND)
3. Vốn chủ sở hữu (triệu
VND)
4. Doanh thu (triệu VND)
Thu từ lãi (triệu VND)
Thu từ dịch vụ, thanh
toán (triệu VND)
5. Chi phí (triệu VND)
Chi hoạt động tín dụng
(triệu VND)
Chi hoạt động dịch vụ,
thanh toán (triệu VND)
6. Lãi/lỗ (triệu VND)
7. Cổ tức (VND) (nếu có)
8. ROE (%)
9. ROA (%)
10. Số lượng chi nhánh (bao
gồm cả trụ sở chính, sở
giao dịch)
Hà Nội
Tp.HCM
Các tỉnh thành phố khác
Nước ngoài Lào,
Campuchia…
11. Tổng số cán bộ nhân
viên (nghìn người)
Người nước
ngoài:..vị
trí…
12. Một số nét chính trong
hoạt động (các hoạt
động chính, các thay
đổi lớn, khó khăn,
thuận lợi)
…Ngày….tháng…năm…
22
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Nguyễn Văn A
1
Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) ẩn chứa đầy rủi ro
PHỤ LỤC 2
Điều tra chi tiết (Due Diligence - DD), là quá trình nghiên cứu, xem xét
toàn bộ hoạt động và nội tình của doanh nghiệp mục tiêu, đưa ra một bức tranh
đầy đủ nhất, chi tiết nhất về doanh nghiệp đó. Quá trình DD được thực hiện bởi
các chuyên gia với những kinh nghiệm chuyên sâu trong từng lĩnh vực.
Quá trình này sẽ cung cấp những số liệu chính xác nhất về hoạt động,
hiệu quả của doanh nghiệp, để bên mua xác định giá trị của doanh nghiệp, nhận
diện những rủi ro hiển hiện hoặc tiềm ẩn.
Về khía cạnh thương mại, chúng ta có điều tra chi tiết về thương mại
(Commercial Due Diligence - CDD). CDD khảo sát thị trường, vị thế cạnh
tranh và triển vọng của doanh nghiệp trên thị trường. CDD cũng chỉ ra những
tác động ngoại vi đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi tiến hành CDD, các
chuyên gia sẽ xem xét các hợp đồng đã ký, gặp gỡ các nhà cung cấp, tiếp xúc
với các khách hàng hiện tại và tiềm năng, thậm chí là cả đối thủ cạnh tranh -
người nắm giữ những thông tin quan trọng về doanh nghiệp.
Nếu CDD chú ý đến các tác động bên ngoài thì điều tra chi tiết về tài
chính (Financial Due Diligence - FDD), quan tâm đến tài chính nội bộ của
doanh nghiệp mục tiêu, như vốn chủ sở hữu, vốn vay, nợ phải thu, nợ phải trả,
các dòng tiền... FDD không phải là một cuộc kiểm toán, FDD hướng tới tương
lai chứ không chỉ xem xét các vấn đề tài chính trong quá khứ. FDD sẽ xác định
chỉ mục tài chính hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp. Đây là tiêu chí
quan trọng giúp bên mua xác định giá bán của doanh nghiệp mục tiêu.
Nắm giữ một vai trò không thể thiếu là điều tra chi tiết về pháp lý (Legal
Due Diligence - LDD). LDD là dạng điều tra thường gặp nhất và cũng là một
dịch vụ quen thuộc trong một vụ M&A. LDD đưa ra những cảnh báo về tính
khả thi trong lĩnh vực pháp lý của giao dịch M&A.
LDD xem xét các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp mục tiêu để phát
hiện những rủi ro hiện tại hoặc tiềm ẩn và cung cấp cho bên mua những hiểu
2
biết quan trọng về các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Nó chỉ ra cho người
mua biết doanh nghiệp mà họ quan tâm có tuân thủ đầy đủ pháp luật hay không
và đưa ra những cảnh báo cần thiết về pháp lý để các bên cân nhắc trong giao
dịch này.
Có một số ý kiến cho rằng LDD nêu lên quá nhiều rủi ro và đe dọa, vì
thế làm cho giao dịch chậm chạp và khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế mục tiêu
của LDD là làm sao cho giao dịch dễ dàng đi đến thành công nhất bởi nó hạn
chế các tranh chấp sau này.
Kinh tế phát triển kéo theo các hệ lụy về môi trường. Do đó, không có gì
đáng ngạc nhiên khi điều tra chi tiết về môi trường (Environmental Due
Diligence - EDD) đang phát triển rất nhanh. EDD xem xét việc tuân thủ các
quy định về môi trường của doanh nghiệp mục tiêu trong quá khứ cũng như
những ảnh hưởng trong tương lai. EDD sẽ trả lời cho băn khoăn của bên mua
rằng doanh nghiệp đó không phải bị bán đi vì những tranh chấp về môi trường
cũng như xác định rằng sẽ không có một quyết định đóng cửa doanh nghiệp vì
họ đã gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, còn có điều tra chi tiết về công nghệ (Technology Due
Diligence - TDD). TDD tập trung xác định công nghệ hiện tại, những cải thiện
có thể có, hay nguy cơ lạc hậu về công nghệ của doanh nghiệp mục tiêu. TDD
tránh cho bên mua việc mua một doanh nghiệp mà chỉ vài tháng sau công nghệ
của nó bị lạc hậu vì sự xuất hiện của một công nghệ tương tự hoặc tiên tiến
hơn.
Những rào cản phải vượt
DD có tầm quan trọng đặc biệt trong một hoạt động M&A. Tuy nhiên,
tại Việt Nam hiện nay, không nhiều doanh nghiệp trong nước sử dụng hiệu quả
dịch vụ này. Vì thế mới nảy sinh những tranh chấp không đáng có trong các vụ
M&A mà đáng lẽ có thể tránh được thông qua DD.
Để thực hiện DD, bên mua cần rất nhiều thông tin và dữ liệu về doanh
nghiệp mục tiêu. Thông tin có thể do chính doanh nghiệp đó cung cấp cho bên
mua hoặc do bên mua phải tự tìm kiếm. Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn là tính
3
xác thực của thông tin. Các thông tin phục vụ DD, đặc biệt là các thông tin tài
chính, do chính doanh nghiệp cung cấp đôi khi đã được chỉnh sửa vì nhiều mục
đích, làm mất đi tính chính xác của chúng.
Trong khi đó, việc tiếp cận thông tin từ các cơ quan nhà nước là hết sức
chậm chạp và khó khăn. Mặc dù, điều 27, Luật Doanh nghiệp hiện hành cho
phép các tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh
cung cấp thông tin về doanh nghiệp như nội dung đăng ký kinh doanh; nội dung
thay đổi đăng ký kinh doanh, tuy nhiên ít cơ quan đăng ký kinh doanh nào thực
hiện được điều này. Một khó khăn nữa là DD cần sự tham gia của nhiều chuyên
gia trong nhiều lĩnh vực như kiểm toán, luật sư, chuyên gia về môi trường,
chuyên gia về nhãn hiệu...
Doanh nghiệp, trong giao dịch M&A, đóng vai trò là một loại hàng hóa
đặc biệt - một thực thể pháp lý hàng ngày hàng giờ có khả năng tự tạo ra các
quyền và nghĩa vụ pháp lý cho chính nó. Doanh nghiệp là một loại hàng hóa
phi vật chất, không thể cầm nắm nhưng nó vận hành như một cơ thể sống thông
qua những cá nhân hoạt động trong doanh nghiệp.
Vì vậy, để hạn chế rủi ro cho các bên tham gia M&A, nhu cầu tìm kiếm
thông tin phải trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi bên khi tiến hành M&A.
Không ai có thể bảo vệ quyền lợi của các bên trong một vụ M&A bằng sự cẩn
trọng của chính họ. Và DD sẽ luôn là công cụ hữu hiệu để hỗ trợ các bên trong
giao dịch M&A.
(Nguồn: TBKTSG, 29/3)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giai phap cho he thong NHTM VN truoc xu the sap nhap hop nha.pdf