Ngành công nghiệp Da - Giầy Việt Nam mới hình thành và còn là một ngành kinh tế kỹ thuật còn non trẻ nhưng đã có một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nước ta. Là ngành đã, đang và vần sẽ được lựa chọn ưu tiên phát triển trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Là ngành có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư của các nhà doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước, tạo ra một khối lượng việc làm lớn cho lực lượng lao động; góp phần tăng thu nhập quốc dân và cải thiện cán cân thương mại.
Bên cạnh những kết quả đạt được, những thuận lợi cơ bản thì hoạt động đầu tư của ngành cũng còn nhiều khó khăn và thách thức lớn. Nhìn chung kết quả thu hút vốn đầu tư vào phát triển ngành trong những năm qua còn nhiều hạn chế: có nhiều biến động qua các năm, đầu tư thiếu quy hoạch và thiếu cân đối; năng lực tài chính của ngành còn nhỏ bé.
Để ngành Da - Giầy Việt Nam tiếp tục phát triển với nhịp độ cao và thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội thì ngành cần xác định cho mình một định hướng đầu tư đúng đắn nhằm khuyến khích, thu hút và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Tuy nhiên, muốn thực hiện được định hướng đầu tư đó, ngành không chỉ phải phát huy được nội lực của mình mà còn phải có sự phối hợp với các ngành, các lĩnh vực khác và cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước bằng các cơ chế chính sách hợp lý. Vì vậy các giải pháp đưa ra phải đảm bảo tính đồng bộ và có sự phối hợp liên ngành.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, các yếu tố ảnh hưởng tới ngành nói chung và hoạt động đầu tư của ngành nói riêng cũng biến đổi theo. Để thích ứng với những thay đổi này yêu cầu các giải pháp đưa ra phải là các giải pháp “động”. Bởi vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động đầu tư cũng như các giải pháp đầu tư phát triển ngành cần phải được xem như là một quá trình liên tục, mở rộng và phát triển cho phù hợp với điều kiện mới.
109 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta đã biết, vốn đầu tư có quan hệ mật thiết đến tốc độ tăng trưởng của một ngành, từ đó các nhà khoa học đã thực hiện mô hình hoá các mối quan hệ này, nhiều mô hình đã được thiết lập. Dựa vào các mô hình này chúng ta có thể dự báo được nhu cầu vốn đầu tư dựa trên cơ sở các mục tiêu mà ngành cần đạt được. Tuy nhiên, sản xuất Da - Giầy có đặc trưng quan trọng là sản phẩm của ngành rất đa dạng và tính thời trang cao. Sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại sản phẩm, từ da thuộc thành phẩm, dép đi trong nhà, dép đi biển, giầy thể thao, giầy da năm nữ, giầy vải, cặp túi xách các loại... mỗi loại sản phẩm lại có nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, có các công đoạn kỹ thuật, công nghệ khác nhau, nhiều chi tiết sản phẩm. Đồng thời tính thời trang cao của sản phẩm làm cho cơ cấu sản xuất của ngành cũng thay đổi thường xuyên. Ngoài ra, giai đoạn tới, một mục tiêu quan trọng mà ngành cần đạt được là phải cân đối lại sản xuất, chuyển dần từ gia công sang tự sản xuất và xuất khẩu. Do những nguyên nhân này, việc xác định hệ số ICOR của ngành là khó khăn và rất phức tạp, có nhiều biến động. Vì vậy, việc dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển của ngành theo mô hình Harrod - Domar truyền thống gặp nhiều khó khăn và làm giảm tính tin cậy của mô hình. Một phương pháp khác cũng dựa trên cơ sở của mô hình Harrod - Domar được áp dụng: mô hình dự báo nhu cầu đầu tư theo suất đầu tư (suất đầu tư của một loại sản phẩm là lượng vốn đầu tư cần thiết để sản xuất tăng thêm 1 triệu đơn vị sản phẩm). Mô hình dựa trên mục tiêu sản xuất sản phẩm của từng nhóm hàng và sản xuất hiện tại của nhóm hàng đó. Đồng thời dựa trên các giá trị sản xuất thực hiện của giai đoạn trước chúng ta tính được suất đầu tư của từng nhóm hàng.
+ Từ đó ta tính nhu cầu vốn đầu tư cho loại sản phẩm i:
Ii = Si * (Qti - Q0i)
Trong đó:
Ii : Nhu cầu vốn đầu tư đối với nhóm sản phẩm i
Si : Suất đầu tư của nhóm sản phẩm i (triệu đồng/triệu đơn vị SP)
Qti : Sản lượng mục tiêu đối với sản phẩm i
Q0i : Sản lượng sản phẩm i ở thời kỳ gốc
+ Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư:
( Ik: là vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác như: đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, đầu tư phát triển thị trường…)
Với phương pháp dự báo đầu tư theo suất đầu tư của từng nhóm sản phẩm đã tính đến sự thay đổi trong phương thức sản xuất, thay đổi cơ cấu sản phẩm và sự phát triển của khoa học công nghệ cũng trình độ sản xuất trong giai đoạn tới. Vì vậy kết quả dự báo là đáng tin cậy.
Bằng phương pháp này: dự báo nhu cầu vốn đầu tư đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất của ngành đến năm 2010 như sau:
3.2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010.
Bảng 22: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành Da - Giầy
Việt Nam giai đoạn 2003- 2010
Đơn vị
Đến 2005
2006 - 2010
Tổng
Vốn đầu tư trong nước:
+ Đầu tư chiều sâu
+ Đầu tư mới
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
7.564,70
1.220,00
6.344,70
8.862,90
1.844,20
7.018,70
16.427,60
3.064,20
13.363,40
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tỷ đồng
TriệuUSD
4.511,66
296,82
5.285,95
347,76
9.797,61
644,76
Tổng vốn đầu tư
Tỷ đồng
12.076,36
14.148,85
26.225,21
Nguồn: Bộ Công nghiệp
Như vậy, nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn tới là khá lớn so với khả năng hiện tại của ngành. Nhu cầu vốn đầu tư bình quân hàng năm vào khoảng 2.622 tỷ đồng, so với giai đoạn 1993 - 2001 là 1.081,6 tỷ đồng.
Trong giai đoạn tới, ngành cần huy động được khoảng 16.427,6 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước (chiếm 58% tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành) và khoảng 9.797,61 tỷ đồng từ vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 42%). Qua đây cho thấy quan điểm đầu tư của ngành trong giai đoạn tới là coi trọng nguồn vốn trong nước, vốn đầu tư trong nước phải là nhân tố quyết định tạo ra động lực cho sự phát triển của ngành; đồng thời tiếp tục khuyến khích, thu hút nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào ngành, hỗ trợ cho nguồn vốn trong nước sử dụng có hiệu quả. Như vậy, ngành đã chủ trương “lật ngược” tỷ lệ giữa vốn đầu tư trong nước với vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một mục tiêu khó khăn nhưng cần thiết, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng…: Tổng hợp vốn đầu tư cho các dự án mới ngành Da – Giầy
Việt Nam đến năm 2010.
Tổng
Trong nước
Nước ngoài
Cho ngành giầy, đồ da
Cho ngành thuộc da
Cho SX nguyên vật liệu
11.077,30
967,07
5.538,65
7.200,250 (65%)
725,300 (75%)
2.791,825 (50%)
3.877,050 (35%)
241,770 (25%)
2.791,825 (50%)
Tổng
17.583,02
10.672,375 (61%)
6.910,645 (39%)
Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu – Bộ Công nghiệp
Trong vốn đầu tư mới: đầu tư dành riêng cho sản xuất nguyên liệu da thuộc và các nguyên phụ liệu khác là rất đáng kể so với giai đoạn trước, khoảng 6.505,72 tỷ đồng, chiếm 37% tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án mới; trong đó đầu tư cho sản xuất da thuộc khoảng 967,07 tỷ đồng (chưa tính đến các dự án đầu tư cho bảo vệ môi trường), đầu tư cho nguyên phụ liệu khác khoảng 5.538,65 tỷ đồng, qua đó thể hiện mục tiêu quan trọng của giai đoạn tới là phải phát triển sản xuất nguyên liệu, thay thế dần nguyên liệu nhập khẩu, tiến tới tự sản xuất và xuất khẩu trực tiếp. Chủ trương này sẽ tao điều kiện cho ngành thực hiện cuộc “lột xác” chuyển dần từ sản xuất gia công sang tự sản xuất.
Để đạt được mục tiêu đặt ra đến năm 2010, ngành Da - Giầy Việt Nam xác định phải tập trung đầu tư mạnh ở giai đoạn đầu đến năm 2005 và kéo dài trong thời gian đến 2010.
giải pháp đầu tư cho phát triển nước Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010
Để đạt được mục tiêu phát triển ngành đến năm 2010 thì đầu tư là yếu tố quan trọng nhất, có đầu tư thì mới duy trì và mở rộng được hoạt động sản xuất, có đầu tư thì mới có tăng trưởng. Vì vậy, đầu tư như một giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn ngành. Tuy nhiên để thực hiện được định hướng đầu tư đòi hỏi chúng ta phải có các giải pháp thực hiện cụ thể. Sau đây, em xin đề xuất một số giải pháp sau:
1. Giải pháp khuyến khích nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Để triển khai thực hiện chương trình đẩy nhanh tốc độ phát triển đến năm 2010, toàn ngành Da - Giầy Việt Nam cần thiết phải huy động lượng vốn 12.076 tỷ đồng đến hết năm 2005 và 14.148,8 tỷ đồng cho giai đoạn 2006 - 2010. Lượng vốn này tương đối lớn so với khả năng tài chính hiện tại của ngành. Để khuyến khích thu hút vốn đầu tư vào ngành đòi hỏi ngành phải sớm hoàn thiện môi trường đầu tư, tạo ra môi trường đầu tư thật sự thông thoáng, môi trường kinh doanh lành mạnh; quy định các ưu đãi đầu tư ... Vì vậy, tuỳ điều kiện cụ thể, chúng ta cần phải có các giải pháp khuyến khích và thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước:
1.1. Giải pháp khuyến khích đầu tư trong nước.
Trong giai đoạn trước, nguồn vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ đa số trong tổng vốn đầu tư toàn ngành, nguồn vốn trong nước còn nhỏ bé, chưa thực sự đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành. Trong giai đoạn tới, ngành đã xác định quan điểm đầu tư là: nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định, phát huy cao độ nguồn nội lực tạo ra sức mạnh tổng hợp để ngành tăng trưởng với nhịp độ cao và bền vững. Do vậy, để khuyến khích đầu tư trong nước, ngành cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích đầu tư trong nước; sửa đổi bổ sung luật doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện mới nhưng vẫn phải đảm bảo tính ổn định luật luật pháp. Tiếp tục hoàn thiện các thủ tục hành chính để đưa nhanh các dự án vào triển khai thực hiện, loại bỏ những phiền hà không đáng có.
- Về chính sách thuế:
+ Hiện nay, mực thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước ở mức phổ biến là 25% cao hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khoảng 15%. Vì vậy, trong giai đoạn tới đảm bảo sự công bằng trong việc áp dụng mức thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có điều kiện cải thiện vốn đã thua kém so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Gia tăng thời hạn hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm mà trước đó phải nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm.
+ Thực hiện ưa đãi về thuế xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước: tiếp tục áp dụng mức thuế 0% đối với các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị làm tài sản cố định của doanh nghiệp; giảm thuế xuất khẩu sản phẩm của ngành, làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
- Chính sách tín dụng:
+ Đa số các doanh nghiệp trong ngành đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên rất cần có sự hỗ trợ về vốn thông qua hệ thống ngân hàng. Nhà nước cần đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ tín dụng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế.
+ Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành.
+ Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được vay vốn tín dụng theo quy định của Nhà nước.
+ Điều chỉnh thời hạn vay vốn đầu tư 7 - 10 năm cho các doanh nghiệp trong ngành để tạo điều kiện hoàn trả vốn vay.
- Nhà nước hỗ trợ đào tạo lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước vì đã góp phần tích cực vào việc tạo ra việc làm, giảm áp lực của thất nghiệp trong nền kinh tế.
- Khuyến khích đầu tư trong nước vào ngành Da - Giầy bằng cách cho phép các nhà đầu tư trong nước mượn đất để phát triển sản xuất hoặc cho thuê đất với giá ưu đãi.
- Nhà nước cần tiếp tục xây dựng danh mục những lĩnh vực, những sản phẩm được hưởng ưa đãi cho cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
+ Ngành thuộc da là ngành sản xuất độc hại và là ngành mà vốn đầu tư chủ yếu là từ nguồn vốn trong nước, cần phải được tiếp tục xếp hạng ưu tiên và được hưởng ưu đãi tín dụng có thời hạn 7 - 10 năm.
+ Các dự án đầu tư cho lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu và các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp cần đưa vào danh mục các dự án được ưa đãi đầu tư.
- Khuyến khích đầu tư trong nước thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước bằng các hình thức cổ phiếu, thuê, bán khoán để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, vốn của các thành phần kinh tế vào sản xuất kinh doanh.
1.2. Giải pháp khuyến khích nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Tuy cuộc khủng hoảng tài chính khu vực ở giai đoạn trước đã tác động xấu đến lĩnh vực này. Rất có thể nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm tới sẽ tiếp tục ở mức thấp nếu ngành Da - Giầy không nhanh chóng có các biện pháp tháo gỡ để hút hút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành. Vì vậy trong thời gian tới, nước Da - Giầy cần thu hút đầu tư nước ngoài theo phương hướng sau.
Về đối tác đầu tư: cần tập trung tăng cường hợp tác với các nước có ngành công nghiệp Da - Giầy phát triển, các tập đoàn da giầy lớn trên thế giới để tranh thủ những công nghệ tiên tiến nhất. Tuy nhiên cũng cần chú ý vào các doanh nghiệp nước ngoài có quy mô vừa và nhỏ thông qua hình thức hợp tác kinh doanh. Vì đó là các công ty năng động, thích ứng nhanh với các biến động của thị trường , phù hợp với đối tác Việt Nam về khả năng góp vốn , năng lực tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Về địa bàn đầu tư: khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào các khu vực, các địa bàn nằm trong diện quy hoạch phát triển, nơi có nhiều tiềm năng phát triển nhưng có cơ sở hạ tầng chưa phát triển.
Về công nghệ: cần hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những lĩnh vực sản xuất có công nghệ tiên tiến, vốn lớn và có tỷ lệ xuất khẩu cao.
Khuyến khích đầu tư nước ngoài nhiều hơn vào những lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu, liên doanh sản xuất một số mặt hàng cao cấp có khả năng mang lại lợi nhuận cao.
Trên cơ sở đó, để khuyến khích, thu hút nguồn vốn trực tiếp nước ngoài một cách có hiệu quả, cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Về thủ tục hành chính, cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cải cách hành chính, khắc phục những trì trệ còn tồn tại trong các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là thủ tục cấp giấy phép đầu tư, thủ tục hải quan...
- Về chính sách đất đai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai phục vụ cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, xem xét các hình thức ưu tiên để có thể giảm giá thuê đất ...
- Về chính sách thuế và ưu đãi tài chính, cần phát huy tác dụng tích cực của chính sách này đối với việc thu hút đầu tư như thông qua hệ thống giá cả, giải quyết nhanh vấn đề hoàn thuế, chuyển lợi nhuận về nước một cách thuận tiện cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hỗ trợ cho các dự án đã được cấp phép đầu tư được hưởng những ưu đãi của các quy định mới về thuế lợi tức, thuế thuê đất mới, miễn giảm thuế doanh thu đối với các doanh nghiệp thực sự lỗ vốn.
- Về chính sách lao động và tiền lương. Tiếp tục hoàn thiện chính sách lao động và tiền lương đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, giải quyết thoả đáng những tranh chấp về lao động và tiền lương đang là vấn đề bức xúc trong các doanh nghiệp Da - Giầy hiện nay. Hạn chế tối đa những bất đồng giữa công nhân với chủ đầu tư do thiếu hiểu biết về pháp luật.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp da giầy chuyên ngành ở cả 3 vùng như dự thảo quy hoạch và cả những vùng có nhiều tiềm năng nhưng còn nhiều khó khăn (kết hợp với việc thực hiện các ưa đãi).
- Điều chỉnh lại một số yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như giá điện, giá nước (hiện nay vẫn còn khá cao so với các doanh nghiệp trong nước cũng như so với một số nước trong khu vực, nhất là so với Trung Quốc, nước đang thu hút rất lớn vốn đầu tư nước ngoài và đang tranh giành đối tác với Việt Nam.
- Cần có những ưa đãi riêng đối với các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giầy.
Với những chủ trương và giải pháp đúng đắn của Nhà nước, chắc chắn ngành Da - Giầy sẽ đẩy mạnh hơn nữa thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
2. Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010.
Không có một công cuộc nào có thể thực hiện được nếu không có đủ nguồn vốn cần thiết. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải có các biện pháp nhằm tạo vốn và huy động nguồn vốn đó vào thực hiện đầu tư. Yêu cầu của huy động nguồn vốn phải phù hợp với quan điểm về đầu tư của Nhà nước nói chung và của nước nói riêng đó là huy động mạnh mẽ cả nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư phát triển ngành:
Giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước.
Chúng ta cần tạo điều kiện thuận lợi và kêu gọi đầu tư trong nước nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi, tiềm năng hỗ trợ đẩy mạnh phát triển ngành. Giai đoạn tới, huy động nguồn vốn trong nước phải đảm bảo khoảng 62% nhu cầu vốn toàn ngành. Để đẩy mạnh huy động nguồn vốn trong nước, cần thực hiện một số giải pháp sau:
a. Giải pháp huy động vốn ngân sách Nhà nước:
Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng, là nguồn vốn đầu tư ban đầu, đầu tư mồi, để thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước. Vốn huy đồng từ ngân sách Nhà nước đáp ứng khoảng 15% nhu cầu vốn đầu tư phát triển của ngành (thấp hơn mức trung bình chung của cả nền kinh tế là từ 20 - 21%, do nguồn vốn ngân sách của Nhà nước tập trung đầu tư cho phát triển giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực xã hội khác). Nhà nước cần nhanh chóng thực hiện đầu tư nhiều hơn nữa cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành:
- Trên cơ sở dự thảo quy hoạch phát triển ngành, Nhà nước cần đẩy nhanh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp chuyên ngành ở cả 3 miền. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vào những khu vực có nhiều tiềm năng phát triển theo quy hoạch nhưng do yếu kém về cơ sở hạ tầng nên không thu hút được nguồn vốn đầu tư.
- Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách đối với các dự án đầu tư xử lý chất thải bảo vệ môi trường; các dự án đầu tư cho đào tạo và nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Da - Giầy.
+ Chính phủ hỗ trợ từ nguồn ngân sách để đầu tư thoả đáng cho lĩnh vực thiết kế mẫu thời trang do đây là khâu quan trọng đầu tiên đảm bảo cho mục tiêu chuyển đổi sản xuất từ gia công sang tự sản xuất (phải chủ động trong việc ra mẫu hàng, chào hàng và trang bị để thiết kế nhanh, mẫu mã đa dạng) đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
+ Xin được hỗ trợ trực tiếp từ chương trình tự động hoá cấp Nhà nước cho phần thiết kế giầy dưới sự trợ giúp của máy tính và triển khai sản xuất ở quy mô trung bình, mỗi năm từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng.
- Nhà nước hỗ trợ bằng kinh phí (hoặc các hình thức hỗ trợ khác) đối với lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
+ Hỗ trợ kinh phí để ngành được gửi cán độ đi đào tạo, bổ túc nghề nghiệp tại nước ngoài cho một số ít cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ thiết kế mẫu mốt để làm nòng cốt cho sự phát triển nguồn nhân lực sau này của ngành.
+ Chính phủ có chính sách ưu đãi ngành về sử dụng nhiều lao động xã hội thông qua việc hỗ trợ tạo công ăn việc làm với mức 1 triệu đồng/ người (với tổng số lao động của toàn ngành) hoặc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đặc biệt (tính theo đầu người) để ngành đầu tư mở rộng tạo thêm công ăn việc làm cho lao động xã hội .v.v..
b. Giải pháp huy động vốn thông qua vay tín dụng:
- Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành.
- Ngân hàng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay ưa đãi, vay thương mại và vay vốn lưu động để thực hiện sản xuất kinh doanh.
- Đối với các doanh nghiệp đang trong thời kỳ vật lộn với việc hoàn trả vốn đầu tư thì phải thu hẹp vốn đầu tư phát triển sao cho hợp lý với doanh số kinh doanh hàng năm.
- Quy định tỷ lệ tín dụng tối thiểu bắt buộc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các ngân hàng góp vốn vào các doanh nghiệp cùng hợp tác sản xuất kinh doanh.
- Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được vay vốn tín dụng theo quy định của Nhà nước.
Với hoạt động này, các doanh nghiệp có thể huy động một nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển ngành (khoảng 15% nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành, nhỏ hơn mức trung bình của toàn bộ nền kinh tế là khoảng 17 - 18%, vì các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng vay vốn tín dụng rất hạn chế). Tuy nhiên trong giải pháp này các doanh nghiệp cần được hỗ trợ từ bảo lãnh từ lãnh đạo các cấp trong việc định hướng chất lượng đầu tư và khả năng bảo lãnh cho dự án.
c. Giải pháp huy động vốn từ các doanh nghiệp
Huy động mọi nguồn lực tự có của doanh nghiệp, tranh thủ các nguồn như KHCB, bán khoán cho thuê các tài sản không có nhu cầu sử dụng, huy động từ cán bộ công nhân viên, từ cổ phần hoá... để tập trung cho sản xuất, mở rộng phát triển, dự kiến đáp ứng khoảng 30% tổng vốn dự án trong nước theo từng giai đoạn.
- Thực hiện tạo vốn thông qua thanh lý tài sản: hiện nay, trong nước cóp một số doanh nghiệp sử dụng tài sản của thời kỳ trước năm 1990 đã lạc hậu, không còn phù hợp và doanh nghiệp không thể cải tạo hay đổi mới được máy móc, thiết bị cần tiến hành thanh lý tài tài sản tận dụng nguồn vốn này để thực hiện đầu tư.
- Một số doanh nghiệp khác còn có một quỹ đất tương đối lớn không sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì có thể cho thuê hoặc bán bớt, tạo thêm nguồn thu cho doanh nghiệp.
- Thay vì vay tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp trong ngành có thể thực hiện phương thức thuê hoặc mua trả chậm máy móc, thiết bị. Ưu điểm của hình thức này là giúp cho các doanh nghiệp có thể đầu tư mới, hoặc mở rộng sản xuất mà không phải bỏ ra một lượng vốn lớn.
- Thực hiện đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng sản xuất thông qua nguồn tiết kiệm từ lợi nhuận của các doanh nghiệp. Thực hiện đầu tư thay thế, bổ sung máy móc, thiết bị từ nguồn khấu hao cơ bản của doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất nguyên vật liệu giầy, da thuộc và cơ khí Da - Giầy:
+ Được Chính phủ bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm của các nhà cung cấp, vay thương mại của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển.
+ Được cấp đủ 30% vốn lưu động đối với từng doanh nghiệp.
+ Được giữ lại phần thuế thu nhập trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hoạt động kinh doanh có lãi để bổ sung vốn phục vụ sản xuất, mở rộng sản xuất, tạo ra sự tăng trưởng giá trị sản xuất cho toàn ngành.
d. Giải pháp huy động nguồn vốn trong dân cư:
- Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện đầu tư phát triển các doanh nghiệp mũi nhọn của ngành, để thu hút thêm vốn tái đầu tư cụm công nghiệp chuyên ngành ở hai miền.
- Trong giai đoạn tới ngành cũng cần tính tới biện pháp huy động vốn đầu tư từ trong dân cư và các nhà đầu tư thông qua việc thực hiện giao bán cổ phần của một số doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
2.2. Giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Đây là nguồn vốn đóng vai trò bổ sung có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động đầu tư của ngành trong thời gian tới. Để đảm bảo huy động được lượng vốn đầu tư nước ngoài như dự kiến. Ngành Da - Giầy có thể thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng cường hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào ngành với các phương thức đầu tư khác nhau (Đầu tư trực tiếp nước ngoài: đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, liên doanh liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh; Đầu tư gián tiếp nước ngoài: bán cổ phiếu cho cá nhân, tổ chức nước ngoài...)
- Đẩy nhanh việc triển khai các dự án có vốn đầu tư nước ngoài bằng việc giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà; nâng cao trình độ của cán bộ quả lý ngành (cán bộ thẩm định dự án, cán bộ quản lý dự án sau đầu tư...)
- Đối với hình thức liên doanh: ngành cần có các biện pháp tạo nguồn vốn đối ứng bằng nhiều hình thức khác nhau: bằng tiền, bằng quyền sử dụng đất, nhà xưởng sẵn có, các máy móc, thiết bị mà trong nước sản xuất được.
- Khuyến khích các nhà đầu tư Nhà nước dùng lợi nhuận của mình thực hiện tái đầu tư, đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư vào các dự án mới bằng cách đưa ra các ưu đãi chính sách thuế, chính sách tín dụng...
- Nhà nước có thể bán một số cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện cổ phần hoá cho các nhà đầu tư nước ngoài, để họ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó huy động được nguồn vốn vật chất và nguồn vốn về khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
- Đảm bảo cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước trong vay vốn đầu tư, vốn sản xuất cũng như trả lãi suất.
Dự kiến huy động nguồn vốn nước ngoài sẽ đáp được khoảng 38% nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư phát triển của toàn bộ nền kinh tế hiện nay (khoảng 20%) và vẫn cao hơn tỷ lệ mà nhà nước ta chủ trương thu hút là 30% cho chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2001 - 2010. Tỷ lệ này là hợp lý, bởi ngành Da - Giầy Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn các ngành khác trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, là một trong những ngành thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn vừa qua và ngành tiếp tục nhận được các ưa đãi đầu tư của Nhà nước, đặc biệt là với đầu tư nước ngoài.
3. Giải pháp đầu tư đối với các lĩnh vực trong ngành
3.1. Giải pháp đầu tư đối với ngành thuộc da và các phụ liệu khác
a. Đối với các doanh nghiệp hiện có:
Các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư theo chiều sâu tân dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, nhà xưởng, sử dụng hiệu quả sức lao động của công nhân, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.
- Cần tiến hành đầu tư bổ sung, đầu tư mới máy móc thiết bị để đồng bộ hoá sản xuất. Đặc biệt chú ý đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến ở những khâu then chốt để nâng cao chất lượng da thuộc như: máy móc thiết bị ở khâu trau truốt, hoàn tất sản phẩm
- Các doanh nghiệp tư nhân tiến hành đầu tư khang trang nhà cửa cho phù hợp hơn với yêu cầu của công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị.
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu (không phải da thuộc) cũng phải đầu tư chiều sâu bổ sung máy móc thiết bị cho đồng bộ, loại trừ các thiết bị đã cũ kỹ lạc hậu hay hư hỏng trong quá trình sản xuất. Đặc biệt chú trọng nâng cấp công nghệ đế cao su ép. Muốn vậy phải đẩy mạnh đầu tư hoàn thiện công nghệ chế tạo khuôn mẫu. Đầu tư các thiết bị cán cao su, tính đến vấn đề an toàn lao động và ô nhiễm môi trường.
- Tiến hành sáp nhập một số doanh nghiệp Nhà Nước có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất không hiệu quả để chuyển máy móc thiết bị vào các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn nhằm khai thác lợi thế quy mô.
- Di chuyển các doanh nghiệp trong các khu tập trung dân cư, trong nội thành đến các khu công nghiệp ở vùng ngoại thành; đất đai và nhà xưởng còn lại dùng để cho thuê hoặc bán đi tạo thêm nguồn tài chính xây dựng nhà xưởng mới khang trang.
b. Đối với các doanh nghiệp đầu tư mới.
- Các doanh nghiệp đầu tư mới phải được đầu tư theo dự thảo quy hoạch, đầu tư vào các khu công nghiệp từ đó tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh và thuận tiện cho việc triển khai các dự án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
- Các dự án thuộc da đầu tư vào những vùng, khu vực có nhiều tiềm năng phát triển thuận lợi về nguồn nguyên liệu, có đàn gia súc lớn, giết mổ tập trung, có nguồn nước phục vụ sản xuất đầy đủ và thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho sản xuất giầy dép da.
- Các dự án đầu tư mới phải có quy mô hợp lý (5 -7 triệu Sqft với lao động 300 - 400 người); có độ linh hoạt đảm bảo tính cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
- Các dự án đầu tư mới phải đảm bảo tính cân đối giữa các vùng, tức là quy mô đầu tư phải tương xứng với khả năng và tiềm năng của vùng, cần đẩy mạnh hơn nữa đầu tư vào Miền Trung để đảm bảo sản lượng sản xuất chiếm 5 - 7% tổng sản lượng ngành thuộc da.
3.2. Giải pháp đầu tư đối với ngành giầy da
a. Đối với các doanh nghiệp hiện có.
Củng cố các cơ sở sản xuất hiện có bằng cách đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị tại một số công đoạn quan trọng làm tăng giá trị sản phẩm và kiểu dáng sản phẩm, bố trí sắp xếp lại quy mô nhà xưởng cho phù hợp với công nghệ kể cả phương án di dời, bố trí lại cơ sở phân tán, manh mún vào các khu tập trung có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh.
- Đầu tư cần chú ý đến sự đồng bộ giữa các khâu để phát huy tối đa năng suất của máy móc thiết bị thiết bị.
- Kết hợp đầu tư chiều sâu bố trí lại sản xuất, có thể mở rộng sản xuất để có quy mô sản xuất lớn hơn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó cần quan tâm củng cố mặt quản lý, điều hành, đặc biệt cần tiến tới đẩy mạnh hơn nữa hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000.
- Đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp quốc doanh cần có sự thẩm định kỹ lưỡng cũng như chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết của quá trình thực hiện đầu tư nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và yêu cầu về chất lượng.
- Bên cạnh đầu tư hoàn thiện đồng bộ máy móc thiết bị cần đầu tư công nghệ tự động hoá thực hiện sản xuất với quy mô lớn để tạo bước đi nhanh.
b. Đối với các dự án đầu tư mới
- Các dự án đầu tư mới phải có quy mô tối ưu trong tổ chức sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài lực... có khả năng tiết kiệm tối đa các khoản chi phí liên quan đến quá trình sản xuất.
+ Các dự án sản xuất giầy dép: có từ 6 - 8 dây chuyền với sản lượng từ 3 - 4 triệu USD, số lượng lao động từ 2000 - 2500 người.
+ Các dự án sản xuất cặp, túi xách: do đặc điểm sản xuất mặt hàng này chỉ nên có quy mô vừa từ 500 - 700 lao động với sản lượng từ 700.000 - 1.500.000 chiếc/năm.
- Các dự án đầu tư mới phải trình độ quản lý, trình độ công nghệ phù hợp với điều kiện nước ta ở giai đoạn sau khi ra quyết định đầu tư từ 5 - 7 năm.
- Về địa điểm: khắc phục tình trạng đầu tư manh mún, tản mạn ở giai đoạn trước. Do vậy cần sắp xếp tổ chức lại sản xuất theo hướng:
+ Gắn công nghiệp sản xuất giầy dép, đồ da với công nghiệp thuộc da, công nghiệp sản xuất phụ liệu và công nghiệp khác liên quan nhằm tăng cường sự phối hợp liên ngành, hỗ trợ lẫn nhau. Qua đó hạn chế chi phí vận chuyển, hạn chế những chi phí lãng phí phát sinh.
+ Do đặc điểm của ngành là sản xuất để xuất khẩu sản phẩm sử dụng nhiều lao động, phải vận chuyển nguyên vật liệu nhập khẩu và giao hàng xuất khẩu nhiều nên cần bố trí các doanh nghiệp ở những khu tập trung gần nơi tập trung đông dân cư có điều kiện thuận lợi về giao thông, phải có cơ sở hạ tầng và dịch vụ đầy đủ.
- Các dự án mới phải ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ tự động hoá... mở rộng hơn nữa hệ thống quản lý chất lượng ISO - 9000, và các tiêu chuẩn về lao động SA 8000 và tiêu chuẩn về môi trường ISO - 14000.
- Máy móc thiết bị sử dụng trong ngành phải có trình độ tương đương với các nước trong khu vực, các máy móc được nhập khẩu phải đồng bộ và đảm bảo tính linh hoạt trong sản xuất sản phẩm, có thể chuyển nhanh sản xuất sản phẩm này sang sản phẩm khác, từ mẫu mốt này sang mẫu mốt khác.
4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:
4.1. Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu cho các dự án thuộc da.
- Khuyến khích tư nhân chăn nuôi đàn gia súc theo mô hình trang trại. Đề nghị Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư thực hiện chương trình chăn nuôi đàn gia súc theo hướng công nghiệp hoá, nhanh chóng lai tạo rộng rãi đàn gia súc (bò vàng, trâu, cừu..) để tăng đầu gia súc cũng như diện tích con da. Tăng cường mối liên kết liên ngành giữa công nghiệp và nông nghiệp trên cơ sở kết hợp lợi ích của công nghiệp da giầy với công nhân các địa phương cung cấp da và nguyên liệu cho sản xuất da giầy.
- Tăng cường khâu thu mua da ở các vùng, các địa phương. Mối liên hệ giữa người cung ứng da nguyên liệu và các doanh nghiệp thuộc da được đảm bảo bằng lợi ích kinh tế. Khuyến khích người cung ứng da nguyên liệu góp vốn hoặc đóng cổ phần với doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp thu mua da có thể ứng trước vốn hoặc thu mua ưu đãi với nông dân vùng cung ứng nguyên liệu.
- Thực hiện công nghiệp hoá khâu giết mổ. Việc giết mổ tập trung tại các lò mổ hiện đại và đủ phương tiện vừa đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho nhu cầu dân sinh và xuất khẩu thịt, vừa có khả năng làm tăng chất lượng da (điều kiện lột da tốt nên da không bị rách, có thể bảo quản và đưa da đến các doanh nghiệp thuộc da, giảm chi phí vận chuyển).
- Đối với các nguyên phụ liệu cho sản xuất giầy: khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam chưa sản xuất được như giả da, nhựa và cao su tổng hợp và các phụ kiện khác liên quan.
4.2. Chú trọng nghiên cứa khoa học và chuyển giao công nghệ
Muốn đẩy nhanh sự phát triển của ngành, ngành cần quan tâm hàng đầu đến đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới, đồng thời để tăng năng suất lao động.
Tốc độ đổi mới công nghệ của Da - Giầy phụ thuộc nhiều vào việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của ngành, phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành khác như cơ khí, hoá chất, tự động hoá...
Do vậy cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Khuyến khích các doanh nghiệp được trích một khoản từ quỹ phát triển sản xuất giành cho công tác nghiên cứu khoa học.
- Đẩy mạnh các hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật, có các giải pháp công nghệ, bí quyết sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra các mặt hàng có giá trị cạnh tranh cao, tiến tới có thể tạo ra một số công nghệ mới thay thế cho việc phải nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài.
- Thực hiện việc chuyển giao công nghệ theo từng cấp, phù hợp với trình độ quản lý, khả năng tài chính, năng lực sản xuất ở mỗi doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế.
- Đầu tư bổ sung trang thiết bị và nâng cao trình độ cán bộ của viện nghiên cứu để có đủ khả năng nghiên cứa các đề tài gắn với sản xuất. Viện nghiên cứu thực hiện cá đề tài nghiên cứu đón đầu, nghiên cứa liên ngành để chủ động trong phát triển khoa học công nghệ.
- Cán bộ của Viện nghiên cứu và cán bộ quản lý ngành phải có đủ năng lực thẩm định các dự án trong ngành và tư vấn cho các doanh nghiệp về các lĩnh vực có liên quan đến ngành.
- ở Việt Nam chưa có đào tạo đại học về giầy dép nên để đáp ứng nguồn lao động cho sự phát triển của ngành cần mở rộng bộ môn chuyên ngành Da - Giầy tại trường Đại học Bách Khoa cung cấp kỹ sư trẻ cho ngành.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới như kiến nghị miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ nghiên cứu, giảm thuế thu nhập cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Cho phép khấu hao nhanh, tăng thời hạn được xét miễn, giảm thuế cho các dự án đổi mới công nghệ.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm của ngành, hệ thống kiểm tra chất lượng và cấp chứng chỉ trong nước.
- Tăng cường áp dụng Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích các nhà nghiên cứu tham gia các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Tạo sự liên kết chặt chẽ về khoa học công nghệ giữa ngành Da - Giầy với ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác.
4.3. Nâng chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Lao động là một trong những yếu tố đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành. Hiện tại và ngay cả sau này, khi mà ngành đã được công nghiệp hoá, Da - Giầy vẫn là ngành sử dụng nhiều lao động.
- Bên cạnh hệ đào tạo chính quy cần thiết phải mở các loại hình đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau như thực tập sinh, đào tạo chuyên đề, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ... nhằm thường xuyên nâng cao trình độ cán bộ, cập nhật những kiến thức và thông tin mới nhất của ngành trong và ngoài nước. Cử cán bộ đi thực tập và tham quan tại các nước có công nghiệp Da - Giầy phát triển.
- Chú trọng đào tạo đội ngũ giám đốc các cơ quan nghiên cứu các doanh nghiệp như một nghề được tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá cao. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề đảm bảo tiếp thu công nghệ mới, năng động, sáng tạo.
- Các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh cần lập quỹ học bổng tài trợ cho các học sinh trung học, học nghề, sinh viên ở các trường đại học làm đề án nghiên cứu phục vụ cho ngành. Hoặc phối hợp với các trường đại học kỹ thuật đưa ra các đề tài thực tế cho sinh viên nghiên cứu, cung cấp kinh phí, nhận sinh viên ra trường về công tác tại các doanh nghiệp cho ngành.
- Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng các lớp trung học kỹ thuật và cao đẳng về Ngành Da - Giầy để thường xuyên bổ sung, thay thế lực lượng lao động cho các doanh nghiệp trong ngành. Chú trọng các lớp bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp,
- Đào tạo lao động phải đi đôi với bảo vệ quyền lợi cho người lao động theo luật định. trong doanh nghiệp sản xuất cần quan tâm hơn đến môi trường làm việc cho người lao động, đặc biệt là ở các khu độc hại, không để sức khoẻ bị giảm sút, ảnh hưởng đến an toàn lao động.
- Có chính sách đãi ngộ thoả đáng, cải cách chế độ tiền lương sao cho gắn bó chặt chẽ với năng suất và chất lượng lao động đối với các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao, nhằm gắn kết họ với doanh nghiệp, tránh tình trạng “chảy máu chất xám” từ các doanh nghiệp quốc doanh sang các doanh nghiệp nước ngoài như những năm gần đây.
Trong các văn bản pháp lý về lao động cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động được doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí đào tạo nhưng không thực hiện cam kết làm việc cho các doanh nghiệp.
Cần làm cho người lao động quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gắn lợi ích của người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể làm cho người lao động có một phần sở hữu trong tài sản của doanh nghiệp (bằng các hình thức mua cổ phần) để họ thực sự coi tài sản của doanh nghiệp là tài sản của mình.
- Đề nghị bộ môn chuyên ngành Da - Giầy tại trường Đại học Bách khoa để có thể đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ cho sự phát triển ngành.
4.4. Giải pháp về thị trường.
a. Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu
* Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu.
+ Trước hết, ngành cần duy trì, củng cố thị trường xuất khẩu truyền thống (thị trường EU) bằng giá cả và chất lượng; tăng kim ngạch xuất khẩu đối với thị trường Nhật bằng cách đáp ứng về yêu cầu về chất lượng và mẫu mốt thời trang; nhanh chóng thâm nhập vào thị trường Mỹ đang mở cửa bằng cách tăng cường hiểu biết pháp luật, các tập quán thương mại của Mỹ và thoả mãn các tiêu chuẩn về vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động; mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Liên Bang Nga, Đông Âu, Trung Đông và nâng cao dần tỷ lệ xuất khẩu sang các nước ASEAN. Tức là với mỗi thị trường đặc trưng, ngành cần xây dựng cho mình những chiến lược tiêu thụ sản phẩm hợp lý.
+ Nghiên cứu phát triển sản phẩm: Ngoài việc đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, chú trọng đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm, từ khâu mẫu mã, chuyển giao công nghệ đến quản lý chất lượng nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
+ Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu. Tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành và các đoàn khảo sát thị trường, đặc biệt đối với các thị trường mới như Hoa Kỳ. Tăng cường tuyên truyền và quảng cáo hình ảnh của ngành Da - Giầy Việt Nam để thế giới biết đến Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu Da – Giầy đầy tiềm năng.
+ Ngành Da - Giầy Việt Nam cần mở văn phòng đại diện tại một số thị trường mục tiêu như Hoa Kỳ, Hồng Kông để từ đó mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác.
b. Khai thác thị trường nội địa
- Các doanh nghiệp cần có kế hoạch tiếp cận thị trường nội địa bằng cách nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh để sản phẩm chiếm lĩnh thị trường nội địa đẩy lùi các sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc và các nước lân cận. Tăng lượng sản phẩm của ngành được tiêu thụ ở thị trường nội địa. Tăng cường trao đổi giữa người sản xuất và người tiêu dùng bằng cách mở rộng hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm ở cả thành thị và nông thôn, ở cả miền xuôi và vùng núi tuỳ theo nhu cầu về chủng loại sản phẩm và khả năng thanh toán của người tiêu dùng.
- Có những biện pháp tuyên truyền, quảng cáo hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn hàng nội, chống hàng giả.
- Sử dụng hàng rào thuế quan, kiểm soát chặt chẽ, hạn chế việc nhập giầy dép, nguyên liệu trốn thuế.
c. Các giải pháp liên quan khác.
- Ngành cần hình thành một Trung tâm thương mại chuyên nghiên cứu, tư vấn, dự báo về cung, cầu, giá cả, mẫu mốt, xu hướng thời trang về đồ da, giầy dép trên thị trường để cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp định hướng và điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng trên thị trường thế giới cũng như thị trường trong nước.
- Tham gia các hoạt động quốc tế, các diễn đàn chuyên ngành của khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành tham gia vào phân công lao động quốc tế.
- Giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu kịp thời để giảm bớt chậm trễ, phiền hà cho các cơ sở sản xuất, đặc biệt là cho các cơ sở làm hàng gia công.
VI. Một số kiến nghị.
1. Đề nghị Bộ Công nghiệp tiếp tục bổ sung và hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành làm cơ sở cho định hướng phát triển và hoạt động đầu tư của ngành.
2. Bộ Công nghiệp đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010” và hỗ trợ một số cơ chế chính sách (đã nêu ở phần giải pháp) thuộc thẩm quyền của Chính phủ tạo điều kiện cho ngành sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, thu hút lao động, giải quyết việc làm và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngành và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
3. Bộ Công nghiệp phối hợp với các Bộ ngành, các tổ chức kinh tế có liên quan và Viện nghiên cứu Da - Giầy: tổ chức đầu tư thí điểm 2 - 3 cụm công nghiệp Da - Giầy để đúc rút kinh nghiệm và giúp đỡ UBND các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai rộng trên địa bàn địa phương theo dự án quy hoạch nhằm thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xã hội của ngành đến năm 2010.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quỹ hỗ trợ phát triển căn cứ vào phạm vi, chức năng nhiệm vụ được giao bố trí nguồn vốn và cho vay vốn theo kế hoạch hàng năm để ngành thực hiện các dự án của mình.
5. Bộ Nông nghiệp và Nông thôn phối hợp với Bộ Công nghiệp, UBND các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp Da - Giầy xây dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi, giết mổ công nghiệp và tiến hành đầu tư thực hiện quy hoạch để cung cấp nguồn nguyên liệu da với chất lượng cao cho ngành thuộc da sản xuất da thuộc thành phẩm đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp sản xuất giầy và đồ da.
6. Về phát triển nguồn nhân lực:
- Chính phủ hình thành trung tâm đào tạo chuyên ngành, mở chuyên khoa đào tạo kỹ sư công nghệ giầy (tại trường Đại học Bách khoa) nhằm đáp ứng nhu cầu bức xúc về cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trong thời gian tới.
- Chính phủ hỗ trợ (bằng kinh phí Nhà nước hoặc nguồn tài trợ khác) để ngành được gửi đi đào tạo, bổ túc nghề nghiệp tại nước ngoài cho một số ít cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ thiết kế mẫu mốt để làm nòng cốt cho sự phát triển nguồn nhân lực sau này của ngành.
- Chính phủ có chính sách ưu đãi ngành về sử dụng nhiều lao động xã hội thông qua việc hỗ trợ tạo công ăn việc làm với mức 1 triệu đồng/ người (với tổng số lao động của toàn ngành) hoặc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đặc biệt (tính theo đầu người) để ngành đầu tư mở rộng tạo thêm công ăn việc làm cho lao động xã hội .v.v..
Kết luận
Ngành công nghiệp Da - Giầy Việt Nam mới hình thành và còn là một ngành kinh tế kỹ thuật còn non trẻ nhưng đã có một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nước ta. Là ngành đã, đang và vần sẽ được lựa chọn ưu tiên phát triển trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Là ngành có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư của các nhà doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước, tạo ra một khối lượng việc làm lớn cho lực lượng lao động; góp phần tăng thu nhập quốc dân và cải thiện cán cân thương mại.
Bên cạnh những kết quả đạt được, những thuận lợi cơ bản thì hoạt động đầu tư của ngành cũng còn nhiều khó khăn và thách thức lớn. Nhìn chung kết quả thu hút vốn đầu tư vào phát triển ngành trong những năm qua còn nhiều hạn chế: có nhiều biến động qua các năm, đầu tư thiếu quy hoạch và thiếu cân đối; năng lực tài chính của ngành còn nhỏ bé.
Để ngành Da - Giầy Việt Nam tiếp tục phát triển với nhịp độ cao và thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội thì ngành cần xác định cho mình một định hướng đầu tư đúng đắn nhằm khuyến khích, thu hút và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Tuy nhiên, muốn thực hiện được định hướng đầu tư đó, ngành không chỉ phải phát huy được nội lực của mình mà còn phải có sự phối hợp với các ngành, các lĩnh vực khác và cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước bằng các cơ chế chính sách hợp lý. Vì vậy các giải pháp đưa ra phải đảm bảo tính đồng bộ và có sự phối hợp liên ngành.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, các yếu tố ảnh hưởng tới ngành nói chung và hoạt động đầu tư của ngành nói riêng cũng biến đổi theo. Để thích ứng với những thay đổi này yêu cầu các giải pháp đưa ra phải là các giải pháp “động”. Bởi vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động đầu tư cũng như các giải pháp đầu tư phát triển ngành cần phải được xem như là một quá trình liên tục, mở rộng và phát triển cho phù hợp với điều kiện mới.
Danh mục tài liệu tham khảo
Văn kiện Đại hội Đảng V, VI, VII, VIII, IX.
Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010” - Bộ Công nghiệp.
Giáo trình Kinh tế phát triển - Tập 1, 2.
Giáo trình Chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội.
Giáo trình Quản lý dự án đầu tư.
Niên giám thống kê 1995, 1998, 2001
Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới
Báo Công nghiệp số 23/2000; số 1+2/2003
Tạp chí Con số và sự kiện số 6/2002
Báo Đầu tư (ngày 28/1/2003)
Tạp chí World FootWear
Bảng 3: Năng lực sản xuất theo thành phần kinh tế
năm 2001
Loại
sản
phẩm
Năng lực sản xuất theo công xuất thiết kế
Năng
lực
thực
tế huy
động
Đơn
vị
tính
Doanh nghiệp quốc doanh
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Tổng
(theo sản phẩm)
1.Giầy dép các loại.
- Giầy thể thao
- Giầy vải
- Giầy nữ
- Các loại khác
1000 đôi
1000 đôi
1000 đôi
1000 đôi
1000 đôi
111.004
32.547
35.107
30.305
13.045
119.946
38.667
12.207
45.619
23.453
219.755
147.919
17.886
0
26.950
450.000
245.428
65.200
75.924
63.448
320.014
142.285
37.786
69.501
70.428
2.Cặp túi xách.
1000chiếc
16.000
4.000
12.000
32.000
32.000
3.Da thuộc thành phẩm
triệu sqft
10.670
11.460
870
25.000
25.000
Nguồn: Bộ Công nghiệp
Lời cảm ơn 1
phần mở đầu 2
Chương I: 5
Lý luận chung về đầu tư 5
và đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam 5
I- Lý luận chung về đầu tư. 5
1. Đầu tư và đầu tư phát triển 5
1.1. Khái niệm 5
1.2. Vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế 6
1.3. Đặc điểm của đầu tư phát triển 9
1.4. Phân loại đầu tư. 10
2. Vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư 12
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của một ngành 13
3.1. Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư xây dựng cơ bản (H). 14
3.2. Chỉ tiêu suất đầu tư của ngành (Id) 14
3.3. Chỉ tiêu tiết kiệm và tăng ngoại tệ 15
3.4. Những tác động kinh tế xã hội khác của hoạt động đầu tư phát triển ngành. 15
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả đầu tư của một ngành. 16
II. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010. 18
1. Vai trò của ngành công nghiệp Da - Giầy trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. 18
2. Vai trò của các yếu tố đầu vào đối với sự tăng trưởng của ngành Da - Giầy Việt Nam 21
3. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam 23
III. Đặc điểm của ngành công nghiệp Da - Giầy và đầu tư phát triển ngành công nghiệp Da - Giầy 26
1. Những đặc điểm xuất phát từ phía cầu. 26
2. Các đặc điểm từ phía cung. 27
3. Ngành Da - Giầy là ngành công nghiệp có tính liên ngành cao. 28
4. Sản xuất Da - Giầy có tác động mạnh đến môi trường đặc biệt là sản xuất thuộc da 29
Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam giai đoạn 1993 - 2001 31
I. Một số chính sách ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam. 31
1. Chính sách đầu tư trong nước và nước ngoài. 31
2. Về Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành 32
3. Chính sách về tài chính. 33
4. Chính sách về khoa học - công nghệ và đào tạo. 34
5. Chính sách thuế: 34
6. Về tổ chức sắp xếp lại sản xuất. 35
II. Thực trạng đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam giai đoạn 1993 - 2001. 36
1. Tổng quan về tình hình đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam giai đoạn 1993 - 2001. 36
2. Thực trạng đầu tư vào ngành thuộc da. 39
Trong đó 43
3. Thực trạng đầu tư vào ngành giầy, đồ da giai đoạn 1993 - 2002 46
4. Thực trạng đầu tư nước ngoài vào ngành Da - Giầy Việt Nam giai đoạn 1990 - 2001. 52
5. Thực trạng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. 58
III. Đánh giá chung về đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam 60
1. Những thành tựu. 60
1.1. Đầu tư phát triển ngành Da - Giầy đã quán triệt quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư. 61
1.2. Kết quả của hoạt động đầu tư đã làm cho năng lực sản xuất của ngành không ngừng gia tăng. 61
Loại SP 61
Nguồn: Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam 61
1.3. Thúc đẩy tăng trưởng của ngành. 62
1.4. Tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm thu ngoại tệ cho đất nước. 63
Kim ngạch XK 63
1.5. Quy mô và chất lượng đầu tư đã làm gia tăng quy mô nơi làm việc, góp phần giải quyết việc làm. 64
1.6. Nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm Da - Giầy trên thị trường quốc tế. 64
2. Một số hạn chế cò tồn tại trong đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam 65
Chương III: Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển ngành công nghiệp Da - Giầy Việt Nam 68
đến năm 2010. 68
I. Cơ sở xác định phương hướng đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010. 68
1. Quan điểm và định hướng phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010 68
2. Mục tiêu phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010 70
3. Yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm của ngành và xu hướng cạnh tranh của thị trường giầy dép thế giới trong thời gian tới. 73
II. Phương hướng đầu tư phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam đến năm 2010. 73
1. Quan điểm về đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010. 73
2. Định hướng đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2100. 75
3. Định hướng đầu tư một số lĩnh vực trong ngành đến năm 2010 76
3.1. Đầu tư phát triển nguyên liệu, trong đó có da nguyên liệu: 76
3.2. Đầu tư phát triển ngành thuộc da: 76
3.3. Đầu tư phát triển ngành giầy, đồ da: 77
3.4. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ và Viện Nghiên cứu Da - Giầy: 78
3.5. Phối hợp đầu tư phát triển cơ khí Da - Giầy 78
3.6. Đầu tư xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: 79
3. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010. 79
3.1. Phương pháp xác định nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành đến năm 2010. 79
3.2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010. 81
III. giải pháp đầu tư cho phát triển nước Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010 82
1. Giải pháp khuyến khích nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. 83
1.1. Giải pháp khuyến khích đầu tư trong nước. 83
1.2. Giải pháp khuyến khích nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 85
2. Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010. 87
2.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước. 87
2.2. Giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 90
3. Giải pháp đầu tư đối với các lĩnh vực trong ngành 92
3.1. Giải pháp đầu tư đối với ngành thuộc da và các phụ liệu khác 92
3.2. Giải pháp đầu tư đối với ngành giầy da 93
4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: 95
4.1. Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu cho các dự án thuộc da. 95
4.2. Chú trọng nghiên cứa khoa học và chuyển giao công nghệ 95
4.3. Nâng chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. 97
4.4. Giải pháp về thị trường. 98
VI. Một số kiến nghị. 101
Kết luận 103
Danh mục tài liệu tham khảo 104
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37004.doc