Luận văn Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2010

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giai đoạn 2001 - 2005 vừa qua, tốc độ tăng trưởng (GDP) của tỉnh Vĩnh Long tăng bình quân 8,60%/năm cao hơn bình quân cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, trong đó công nghiệp chiếm 15,49%, dịch vụ chiếm 31,13%, nông nghiệp chiếm 53,38%. Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ VIII, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá: " Vĩnh Long thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng trong bối cảnh rất khó khăn của một tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất nhưng mật độ dân số lại là cao nhất của các tỉnh ĐBSCL .Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh còn thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của các tỉnh trong khu vực, tốc độ tăng trưởng khá nhưng thiếu vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm " (1). Chính vì thế mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ VIII (2005 - 2010) đã phấn đấu đưa tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm 14%, cơ cấu GDP đến năm 2010: nông nghiệp - thủy sản 38%; công nghiệp - xây dựng 25% và dịch vụ 37%. Đồng thời phải huy động các nguồn vốn của toàn xã hội cho đầu tư phát triển, bình quân hàng năm tăng 23% trở lên (theo giá hiện hành), phấn đấu trong 5 năm (2005 - 2010) huy động vốn đầu tư toàn xã hội là 28.200 tỷ đồng. Trước thực tế như trên, việc đề ra "Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2010" là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên thời gian qua cho đến nay tỉnh Vĩnh Long đã và đang ra sức kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn rất hạn chế, cụ thể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời (năm 1987) mãi cho đến năm 1993 tỉnh Vĩnh Long mới thu hút được dự án FDI đầu tiên và cho đến nay (6/2006) gần 20 năm, cũng chỉ mới thu hút được 12 dự án FDI, trong đó chỉ còn 10 dự án còn hiệu lực hoạt động, đa số lại là các dự án nhỏ nên chưa tác động mạnh đến phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Mà hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, nguồn vốn FDI đang có xu hướng chảy vào nước ta, vì thế từng địa phương đang ra sức thu hút FDI về cho mình càng nhiều càng tốt. Đó cũng chính là lý do để tác giả chọn viết đề tài này.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Vấn đề cơ bản mà đề tài mong muốn là đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Long, cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và những tác động kinh tế xã hội có liên quan. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1993 đến 6/2006 kèm theo các giải pháp và kiến nghị, những vấn đề khác chỉ được giải quyết khi có liên quan. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở những số liệu thu thập được từ Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Vĩnh Long, Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, Cục Thuế Vĩnh Long, từ báo, đài. Luận văn còn thu thập số liệu qua phiếu khảo sát điều tra trực tiếp và gián tiếp đến các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Vĩnh Long và những người am hiểu về lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Phương pháp chính được sử dụng trong đề tài là phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích. Luân văn còn sử dụng các tài liệu, công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 5. Nội dung nghiên cứu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn gồm: Chương 1: Cơ sở khoa học để đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Long Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2010

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi triển khai thực hiện thường gặp khó khăn do phải điều chỉnh tăng giá đền bù nên đã kéo dài thời gian thực hiện dự án làm nản lòng các nhà đầu tư. Cho nên công tác quy hoạch đất cho các khu, tuyến công nghiệp cần phải tiến hành nhanh chóng. Để giải quyết tốt vấn đề này cần thực hiện như sau: Ø Trước tiên các Báo, Đài phải thường xuyên tuyên truyền về tầm quan trọng của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Long để từng người dân nhận thức đúng đắn vai trò và ý nghĩa của thu hút đầu tư nước ngoài, để từ đó bà con có ý thức chấp hành chủ trương chính sách của nhà nước và không gây khó dễ trong vấn đề quy hoạch đất. Ø Các khu công nghiệp, tuyến công nghiệp nếu được quy hoạch, nhà nước cần ưu tiên tập trung vốn để giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải tỏa tránh tình trạng kéo dài việc đền bù giải tỏa hoặc khi đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, tuyến công nghiệp người dân gây áp lực đi tăng giá đền bù gây khó khăn trong vấn đề cho thuê đất sau này. Ø Giám sát và kiểm tra việc đền bù giải tỏa mặt bằng theo đúng tiến độ, giải quyết khiếu nại và thắc mắc của các hộ dân. Ø Tổ chức thi công nhanh cơ sở hạ tầng khu tái định cư để di dời dân đến xây dựng nhà ở ổn định cuộc sống. Ø Khẩn trương kêu gọi các nhà đầu tư đến xây dựng cơ sở hạ tầng ở các phần đất đã giải tỏa xong trong khu công nghiệp, tuyến công nghiệp. 3.2.5.3 Sẳn sàng về lao động: nguồn lao động phải dồi dào, đủ về chất để cung cấp cho các nhà đầu tư khi có nhu cầu về lao động. Công nhân là người trực tiếp làm ra sản phẩm, nên tay nghề yếu tất nhiên chất lượng sản phẩm không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy mà địa phương nào có ưu thế về lao động sẽ có cơ hội thuận lợi hơn để thu hút đầu tư. Để có nguồn lao động đủ về số lượng và đạt về chất lượng, sẵn sàng đáp ứng cho các nhà đầu tư nước ngoài khi có nhu cầu thì cần làm tốt các vấn đề sau: Ø Đào tạo, tái đào tạo nghề phổ thông - Để đảm bảo đủ lao động qua đào tạo có nghề nghiệp chuyên môn cao cung cấp cho các doanh nghiệp nước ngoài, tỉnh phải có chính sách đầu tư nâng chất các Trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề ở tỉnh và các huyện, thị cả về quy mô, trang thiết bị dạy nghề, năng lực và trình độ của giáo viên. - Tỉnh cần có chính sách vận động và tạo điều kiện cho những người lao động có đất bị quy hoạch hiện đang bị thất nghiệp được học nghề tại các trung tâm dạy nghề để sau này xin làm ở các doanh nghiệp nước ngoài nhằm đảm bảo cuộc sống cho họ. Ø Đào tạo đội ngũ lao động có tri thức và tay nghề cao - Hình thành một số trung tâm huấn luyện cao cấp để phát triển theo chiều sâu của đội ngũ lao động có hàm lượng chất xám hay kỹ năng tay nghề cao. Đào tạo lao động này nhằm phục vụ các ngành công nghệ mũi nhọn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; làm việc trong các doanh nghiệp yêu cầu lao động có chất lượng cao. Trung tâm hoạt động theo phương thức đào tạo theo đơn đặt hàng của người sử dụng lao động. - Các Trường chuyên nghiệp và các Trung tâm dạy nghề ở tỉnh nên liên kết với các trường có uy tín về chất lượng đào tạo để tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao kiến thức cho đội ngũ lao động tri thức cũng như kỹ năng tay nghề cao cho đội ngũ lao động kỹ thuật đang làm việc tại địa phương. ØNâng cao chất lượng làm việc của các trung tâm, dịch vụ giới thiệu việc làm: Hiện tại ở tỉnh có các trung tâm dịch vụ việc làm đảm nhiệm nhưng hầu hết là hiệu quả thấp không phù hợp với mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài. Cho nên cần phải tổ chức, sắp xếp lại bộ máy làm việc trong các cơ quan tư vấn dịch vụ giới thiệu việc làm để các đơn vị này làm việc mang tính chuyên nghiệp hơn về cung cấp lực lượng lao động cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Ø Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện luật lao động: Các cơ quan chức năng của tỉnh phải luôn theo dõi tình hình lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh, nắm tình hình đời sống của công nhân lao động như: mức thu nhập, điều kiện làm việc, các chế độ đãi ngộ…để bảo vệ quyền lợi cho công nhân lao động, hạn chế thấp nhất tình trạng đình công, bãi công và kiện cáo của công nhân, tạo một môi trường lao động đẹp hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. 3.2.5.4 Sẳn sàng giúp đỡ Lập đường dây nóng giữa UBND mà đại diện là Sở Kế hoạch Đầu tư với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, trong đó có các doanh nghiệp FDI. Thông qua đường dây này, lãnh đạo tỉnh nắm được các yêu cầu của các doanh nghiệp để hỗ trợ họ giải quyết các vướng mắc khi cần thiết. UBND tỉnh cũng chỉ đạo cho Sở Kế hoạch Đầu tư cùng với các cơ quan, ban, ngành cử cán bộ theo dõi hỗ trợ các doanh nghiệp FDI hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi. 3.2.5.5 Sẳn sàng xúc tiến thương mại Xúc tiến thương mại nhằm tạo điều kiện cho hoạt động bán hàng của doanh nghiệp được thuận lợi hơn để họ cảm thấy an tâm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình. Những giải pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại của tỉnh Vĩnh Long đối với các doanh nghiệp FDI: Ø Xúc tiến thương mại các mặt hàng, sản phẩm của các doanh nghiệp FDI thông qua trang web của trung tâm xúc tiến thương mại & Đầu tư và thông qua các Chi nhánh Trung tâm xúc tiến thương mại-đầu tư của Vĩnh Long tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội (được nêu trong phần đầu nội dung thứ nhất giải pháp 3.3.3) Ø Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, cần được chuẩn bị kỹ càng đảm bảo tính hiệu quả. Nếu như không có khả năng tổ chức hội chợ, triển lãm hàng hóa cho các doanh nghiệp ở quy mô đầu tư lớn thì có thể tận dụng các cơ hội xúc tiến thương mại của Cục Xúc tiến thương mại & Đầu tư (Bộ Thương mại) để xin tham gia xúc tiến thương mại hoặc có thể liên kết hợp tác với các tỉnh, thành để cùng nhau tổ chức các diễn đàn lớn mà đỡ tốn kém nhiều chi phí. Ø Tỉnh nên chủ động thiết lập mối quan hệ gắn bó với các tổ chức xúc tiến nước ngoài đang đóng trên lãnh thổ Việt nam, qua đó có thể khai thác thị trường, tìm kiếm các đối tác thương mại và đầu tư thông qua các tổ chức này hoặc có thể thông qua các tổ chức này để xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp. 3.2.5.6 Lợi ích dự tính đạt được từ giải pháp này: Để thực hiện được giải pháp này, chúng ta phải thực hiện tốt 5 vấn đề về đất đai, nguồn thông tin, nguồn lao động, xúc tiến thương mại, sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh. Tuy nhiên nếu giải pháp này được thực hiện tốt thì môi trường đầu tư của tỉnh được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao, bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài không đặt nặng vấn đề về lợi thế từ các yếu tố ưu đãi như giảm giá cho thuê đất, giảm thuế, hạ giá dịch vụ…mà đa số các nhà đầu tư nước ngoài đều mong muốn mọi việc được đáp ứng kịp thời cho dự án đầu tư của họ. Trong 5 vấn đề trên, sự sẳn sàng về đất đai là cần thiết nhất, bởi vì đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì nguồn tài chính rất mạnh, cho nên khi họ triển khai thực hiện dự án rất thuận lợi và nhanh chóng nhưng có thể do sự “chậm chạp” trong khâu giao đất sẽ làm họ nản lòng và rút lui ngay. Vì vậy sự sẳn sàng cho 5 vấn đề trên là rất cần thiết tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. 3.2.6 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải cách các thủ tục hành chính về đầu tư nước ngoài 3.2.6.1 Quan điểm đề xuất giải pháp: - Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nhằm xây dựng cơ chế, chính sách quản lý gọn, nhẹ, trong sạch và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. - Cải cách hành chính nhằm xây dựng cơ chế, quy trình quản lý hành chính đơn giản, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp. 3.2.6.2 Nội dung đề xuất giải pháp: Theo kinh nghiệm thực tế cho thấy, đối với các địa phương như tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện công tác này rất tốt nên đã thu hút rất nhiều dự án đầu tư về cho địa phương. Vì vậy, để thu hút nhiều dự án FDI, tỉnh Vĩnh Long cần cố gắng nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước và tiếp tục thực hiện tốt cải cách hành chính theo các nội dung như sau: Thứ nhất: Tăng cường công tác tổ chức và quản lý nhà nước các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tập trung vào các vấn đề: Ø Tăng cường công tác cải tiến tổ chức và quản lý Nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay theo hướng thường trực UBND tỉnh quản lý thống nhất song có sự phân công, phân cấp rõ ràng về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm đối với một số cơ quan ban, ngành trong việc tham gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ø Các cấp, các ngành, địa phương có liên quan đến thu hút FDI phải nêu cao vai trò, trách nhiệm trong quá trình giải quyết vấn đề theo cấp thẩm quyền của mình. Ø Thành lập Hội đồng tư vấn đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc các sở ngành có liên quan. Hội đồng tư vấn đầu tư có đủ thẩm quyền giải quyết các vướng mắc của các nhà đầu tư trong thời gian ngắn nhất và trong phạm vi quy định của luật mà không phải bàn bạc, xin phép ý kiến. Ø Hội đồng tư vấn đầu tư trực tiếp nước ngoài tổ chức giao ban thường kỳ nhanh gọn, giải quyết ngay các vướng mắc trong quá trình đầu tư; quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như: công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thủ tục cấp phép và triển khai thực hiện dự án, xuất nhập khẩu hàng hóa, thị trường tiêu thụ… Thứ nhì: Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính theo hướng “một cửa tại chỗ”: Ø Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa cùng với các hoạt động tư vấn xúc tiến thương mại và đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để làm đầu mối quản lý, hỗ trợ, tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các Sở, ban, ngành và địa phương cần áp dụng ngay mô hình quản lý chất lượng ISO 9001 trong quản lý nhà nước và dịch vụ quản lý nhà nước để giúp bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ, hợp lý hơn, thủ tục hành chính đơn giản hơn. Ø Công khai hóa các thủ tục hành chính một cách rõ ràng, cụ thể cho các nhà đầu tư thực hiện. Ø Nên tập trung về một đầu mối quản lý các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, giao cho Ban Quản lý các khu công nghiệp hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhằm tránh chồng chéo trong việc quản lý, không phát huy hết sức mạnh, để các dự án nhanh chóng được triển khai. Đồng thời để các nhà đầu tư nước ngoài không phải lúng túng trong việc làm các thủ tục đăng ký, cấp phép kinh doanh là không biết phải đến liên hệ nơi nào …(vì như hiện nay các dự án nằm trong khu công nghiệp thì Ban Quản lý các khu công nghiệp quản lý và cấp phép kinh doanh, còn các dự án nằm ngoài khu công nghiệp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý và cấp phép kinh doanh). Ø Xây dựng quy chế đăng ký kinh doanh thay vì chế độ cấp giấy phép như hiện nay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh hoạt động thuộc quyền quản lý của tỉnh (vì theo lộ trình thực thi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đầu năm 2004, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp chuyển sang chế độ đăng ký thành lập doanh nghiệp tương tự như doanh nghiệp tư nhân), vì đến hết năm 2011 (10 năm sau khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực) trừ một số dự án đặc biệt, còn lại bãi bỏ cấp giấy phép đầu tư đối với những dự án đầu tư nước ngoài chuyển sang chế độ đăng ký đầu tư. Việc chủ động xây dựng quy chế đăng ký đầu tư phù hợp với yêu cầu quản lý của địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh. (14) 3.2.6.3 Lợi ích dự kiến đạt được từ giải pháp: Nếu chúng ta thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo nên môi trường làm việc theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh được dễ dàng hơn, đồng thời các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng như nhau, tránh tình trạng doanh nghiệp nào “chạy” giỏi thì được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác. Giải pháp này góp phần làm cho môi trường đầu tư của tỉnh được trong sạch, minh bạch hơn dưới cái nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài. 3.2.7 Tạo lập thị trường hấp dẫn đầu tư: (14)Nguồn: theo đề tài khoa học cấp tỉnh của GS.TS Võ Thanh Thu về hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Vĩnh Long đến năm 2010 Ngoài các giải pháp được nêu ở phần trên, tỉnh Vĩnh Long cũng nên tạo lập thị trường hấp dẫn đầu tư ở lĩnh vực tiền thuê đầt, thuế, hỗ trợ về các dịch vụ. Mặc dù các yếu tố này không quan trọng lắm nhưng cũng góp phần không nhỏ đến thu hút FDI trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, để tạo lập thị trường hấp dẫn đầu tư, trước mắt tỉnh cần tập trung thực hiện các vấn đề như sau: Tiền thuê đất Ø Trong khu công nghiệp: Đối với khu công nghiệp được đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, trong phạm vi quyền hạn của tỉnh có thể áp dụng mức giá thấp nhất trong khung giá do Chính phủ qui định. Với các khu công nghiệp chưa hoàn chỉnh nếu nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, sau đó tỉnh hoàn trả trong thời gian nhất định kèm theo lãi suất thông thường. Ø Ngoài khu công nghiệp: Mức giá chung thấp hơn trong khu công nghiệp và tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà áp dụng mức giá thuê đất khác nhau. Với các dự án đòi hỏi vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều thì áp dụng mức giá thuê đất thấp hơn những dự án phải đầu tư cơ sở hạ tầng ít. Ø Với vùng khó khăn, xa đô thị, xa trục lộ giao thông tùy theo tình hình cụ thể của từng dự án mà có thể miễn hoàn toàn hoặc thu tiền sử dụng đất không đáng kể (trong phạm vi cho phép của Chính phủ). b. Ứng dụng các chính sách khuyến khích đầu tư và chính sách thuế Ø Ngoài các chính sách ưu đãi về thuế theo qui định của Chính phủ. Tỉnh cần phải lập qũy khuyến khích đầu tư để hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước được vay một phần vốn không lãi. Qũy hỗ trợ đầu tư huy động từ các nguồn ngân sách tạm thời còn nhàn rỗi, vốn đầu tư ban đầu của ngân sách, vốn hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế… Ø Các sắc thuế do Luật thuế quy định, tỉnh không có quyền thay đổi nhưng tỉnh có thể ưu đãi giảm một phần thuế cho các dự án đầu tư mới dưới hình thức đầu tư cho ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Ø Đối với các dự án trong bước đầu hoạt động còn gặp nhiều khó khăn về thị trường, giá cả, hàng hóa thì có thể ưu tiên cho các dự án này được nộp chậm các khoản thuế theo thời gian nhất định. c. Trong thực hiện cấp phép đầu tư như hiện nay cần qui định cụ thể thời gian cấp phép cho từng loại dự án phân cấp, đồng thời có sự phối hợp tốt giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp với các ngành chức năng như Tài nguyên môi trường, Thuế, Điện lực, Cấp nước, phòng cháy chữa cháy… trong việc giải thích các thông tin cần thiết khi nhà đầu tư nước ngoài yêu cầu. Tỉnh cũng nên có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư bằng cách kéo điện, nước đến hàng rào các nhà đầu tư, chứ không phải như hiện nay là chỉ đến hàng rào các khu công nghiệp. Giải pháp này được các tỉnh miền trung làm rất tốt và đã mang lại hiệu quả trong thu hút đầu tư mà Vĩnh Long cũng cần phải học tập. 3.2.8 Các giải pháp khác Ngoài các giải pháp đã nêu ở phần trên, những giải pháp sau đây cũng góp phần hỗ trợ trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, chẳng hạn như: Ø Tỉnh cần có kế hoạch, định hướng phát triển các thành phần kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ để hỗ trợ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh, bởi vì các ngành công nghiệp phụ trợ, các nguồn nguyên liệu đầu vào…là rất cần thiết đối với các dự án đầu tư. Ø Tỉnh xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế đang kinh doanh những mặt hàng chủ lực như: tìm kiếm nguồn vốn để bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư đổi mới công nghệ; hỗ trợ xúc tiến thương mại; hỗ trợ tìm kiếm thị trường…để cho các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả. Và trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp này có cơ hội kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài liên kết liên doanh để tạo thêm sức mạnh cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Ø Vĩnh Long nằm ở trung tâm ĐBSCL, là vùng có cây ăn trái lớn, nguồn thủy sản dồi dào và là nơi có nghề gốm mỹ nghệ phát triển nhất vùng, nếu biết phát huy vị trí hiện có thì tỉnh sẽ trở thành trung tâm thương mại nông sản, thủy sản và các sản phẩm độc đáo của vùng. Cho nên thực hiện quy hoạch phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ là rất cần thiết. Để làm được điều này tỉnh cần quy hoạch qũy đất xây dựng các trung tâm thương mại, chẳng hạn như: trung tâm thương mại nông sản, trung tâm thương mại thủy sản…và ở mỗi trung tâm có khu cho các tập đoàn kinh doanh siêu thị bán buôn và bán lẻ, biến nơi đây trở thành nơi phân phối hàng hóa cho toàn khu vực ĐBSCL. Với giải pháp này tỉnh vừa có thể thu hút các dự án nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực thương mại vừa tạo lòng tin cho các doanh nghiệp nước ngoài trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu hoặc tiêu thụ sản phẩm làm ra. Ø Khi các dự án đầu tư vào tỉnh thì sẽ có nhu cầu về vốn. Mà nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn vay ngân hàng, điều này sẽ mở ra một nhu cầu vốn lớn mà các ngân hàng cần đáp ứng, cho nên các ngân hàng thương mại ở Vĩnh Long cần củng cố lại hoạt động kinh doanh theo hướng hiện đại hơn; áp dụng các công nghệ tin học tiên tiến để thực hiện các dịch vụ gia tăng phục vụ khách hàng như: Home banking, Internet banking…mở rộng dịch vụ thanh toán thẻ, máy rút tiền tự động ATM để phát huy lợi thế cạnh tranh của mình. Hiện tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh chưa vay vốn với các ngân hàng thương mại ở tỉnh mà vay vốn ở các ngân hàng nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh do có quan hệ sẳn của phía đối tác nước ngoài, vì vậy tỉnh cũng cần có chính sách kêu gọi thu hút các ngân hàng nước ngoài đến mở chi nhánh. Kiến nghị các đơn vị có liên quan ² Kiến nghị với Chính phủ Ø Trong thời gian qua nhiều địa phương đã ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư vượt qua thẩm quyền cho phép, làm cho chính sách đầu tư nước ngoài của nước ta thiếu nhất quán trên phạm vi cả nước và dẫn tới cạnh tranh thu hút đầu tư không lành mạnh. Vì vậy Chính phủ nên yêu cầu các địa phương rà soát, sửa đổi, bãi bỏ ngay các quy định về ưu đãi đầu tư theo như Quyết định số 1387/QĐ-TTg ngày 29/12/2005 của Chính phủ đã được ban hành, đồng thời kiểm tra và xử phạt những địa phương có những chính sách ưu đãi đầu tư sai quy định để đảm bảo tính thống nhất về chính sách ưu đãi đầu tư nhằm tạo nên một môi trường đầu tư thật sự lành mạnh ở từng địa phương trong cả nước. Ø Thời gian tới, Chính phủ cần phải tập trung đầu tư vào khu vực ĐBSCL, đặc biệt là đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng. Đồng thời cần phải có sự chỉ đạo thống nhất giữa Trung ương và địa phương để tạo nên sự thu hút đồng bộ cho cả khu vực ĐBSCL, tránh xảy ra tình trạng từng địa phương cứ đua nhau kêu gọi đầu tư, gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh lẫn nhau, ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của khu vực này. ² Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ø Triển khai thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, ban hành các Nghị định và thông tư hướng dẫn 2 luật trên, đồng thời tuyên truyền tập huấn, phổ biến nội dung 2 luật và các văn bản có liên quan cho các cán bộ quản lý từ Trung ương đến địa phương để sớm đưa Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư vào thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán. Ø Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, hội chợ nhằm giới thiệu về tiềm năng vùng ĐBSCL cũng như các cơ hội đầu tư ở nơi đây để tỉnh Vĩnh Long có điều kiện quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh trong thu hút đầu tư. Ø Tỉnh Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp, tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, ngân sách địa phương còn hạn hẹp nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, do đó ngoài chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp theo Quyết định 183 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên xem xét tính thêm mức hỗ trợ đầu tư cho tỉnh Vĩnh Long. ² Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo Với những lợi thế của tỉnh trong việc giáo dục và đào tạo trong thời gian qua, những năm sắp tới Bộ Giáo dục và Đào tạo nên quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thành "vùng đất học" và có những chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, chính sách đào tạo để nâng chất lượng đào tạo ở các trường trong tỉnh, nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh nói riêng cũng như cho khu vực ĐBSCL nói chung. ² Kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh xã hội Trong hoạt động đầu tư nước ngoài thời gian qua và hiện nay đã nảy sinh một số vấn đề phức tạp, trong đó đặc biệt nổi lên là vấn đề đình công tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. Ngoài các nguyên nhân như một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thực hiện đúng quy định của luật pháp về lao động, kéo dài thời gian học nghề, không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội còn có nguyên nhân đòi tăng lương tối thiểu không được đáp ứng trong một thời gian dài. Vì vậy, kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh xã hội kết hợp với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cần có những chính sách, biện pháp cụ thể hơn để buộc các doanh nghiệp có vốn nước ngoài phải thực hiện đúng các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động tránh trường hợp xảy ra đình công từ phía công nhân lao động mà điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường đầu tư của nước ta nói chung cũng như các địa phương trong thu hút đầu tư. ² Kiến nghị UBND tỉnh Vĩnh Long Kiến nghị Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo, triển khai các nội dung được nêu trong phần giải pháp. Kết luận chương 3 Kết quả thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Long rất hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh cũng như so với nhu cầu huy động vốn nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Chính vì thế chúng ta cần phải nhìn nhận một cách khách quan và chủ quan về môi trường đầu tư cũng như những chính sách hấp dẫn đầu tư trên địa bàn tỉnh, để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Trong giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010 ở Vĩnh Long, bài viết này tập trung chủ yếu vào 8 giải pháp cần được xem xét và chỉ đạo thực hiện để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời cũng đề xuất các kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan nhằm góp phần tác động, hỗ trợ các giải pháp thực hiện tốt hơn trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên với những giải pháp, kiến nghị được nêu ra ở đây, điều quan trọng là thực thi các vấn đề đó như thế nào còn phụ thuộc vào nhận thức cũng như khả năng nhìn nhận vấn đề của các cấp lãnh đạo tỉnh trong chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội ở Vĩnh Long trong thời gian tới. KẾT LUẬN Qua quá trình phân tích từ cơ sở lý luận đến thực tiễn, chúng ta nhận thấy rằng việc thu hút FDI là vấn đề rất có ý nghĩa trong chiến lược phát triển kinh tế ở các quốc gia dù là quốc gia phát triển, đang phát triển hoặc chậm phát triển. Đối với nước ta nguồn vốn FDI có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sau gần 20 năm triển khai thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, nguồn vốn FDI đã góp phần tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…Chính vì thế với chủ trương của Đảng và Nhà nước, mỗi địa phương cần phải có trách nhiệm trong việc thu hút FDI để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và của toàn xã hội trong đó không loại trừ tỉnh Vĩnh Long. Là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long vừa có những lợi thế riêng vừa phải đương đầu với những khó khăn của một tỉnh nông nghiệp, vì vậy việc hoạch định chính sách thu hút đầu tư là một việc vô cùng khó khăn và quan trọng đối với tỉnh trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và cũng từ thực tiễn hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa phương thời gian qua cho thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn không ít những tồn tại, vướng mắc cần phải nhận biết để có những giải pháp, định hướng nhằm tháo gỡ, giải quyết hữu hiệu hơn nữa. Khi tiến hành viết về đề tài này, chúng tôi hy vọng rằng những nội dung được trình bày trong đề tài sẽ góp phần thiết thực vào việc thu hút đầu tư FDI để phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên, vấn đề thu hút FDI là một lĩnh vực rất rộng lớn, liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, vì vậy những giải pháp được nêu lên ít nhiều mang tính chủ quan của tác giả, có lẽ khi thực hiện sẽ gặp không ít khó khăn, bất cập. Rất mong nhận được sự góp ý từ các Thầy Cô, nhà khoa học cũng như những ai quan tâm đến đề tài này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. SÁCH, ẤN PHẨM, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU [1]. Fredr David (2006), "Khái luận về quản trị chiến lược", NXB Thống Kê 3/2006 [2]. GS.TS. Võ Thanh Thu, TS.Ngô Thị Ngọc Huyền, KS Nguyễn Cương (2004), “Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài”, NXB Thống Kê năm 2004. [3]. GS.TS. Võ Thanh Thu (2005), “Nghiên cứu xây dựng chiến lược, đề xuất giải pháp thực hiện chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh [4]. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2005), "Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế", Hà Nội 3/2005 [5]. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2006), "Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006" [6]. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, “Niên giám thống kê Vĩnh Long 2000, 2003, 2005” [7]. UBND tỉnh Vĩnh Long (2002), “Vĩnh Long - cơ hội đầu tư” [8]. UBND tỉnh Vĩnh Long (2001), "Chương trình thu hút và thực hiện các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và ngoài tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001 - 2005" B. VĂN BẢN PHÁP LUẬT [1]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), “Báo cáo về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài năm 2005” [2]. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long (2005), "Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và chương trình công tác năm 2006" [3]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), “Nghị định số 24/2000/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” [4]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), “Nghị định số 27/2003/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” [5]. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long (2005), "Báo cáo tổng kết công tác Thuế 5 năm ( 2000 - 2005)" [6]. Sở Công nghiệp tỉnh Vĩnh Long (2005), "Báo cáo tình hình phát triển CN - TTCN tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng kế hoạch 2006 - 2010" [7]. Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Vĩnh Long (2006), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 6 tháng đầu năm 2006” [8]. Thủ tướng Chính phủ (2001), "Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg ngày 28/8/2001 về tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005" [9]. Thủ tướng Chính phủ (2005), "Chỉ thị số 13/2005/CT-TTg ngày 8/4/2005 về một số giải pháp nhằm tạo chuyển biến mới trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam" [10]. Thủ tướng Chính phủ (2001), "Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005" [11]. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2006), "Văn kiện Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (2005 - 2010)" [12]. Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Vĩnh Long (2005), "Chương trình Khuyến công tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2010" [13]. UBND tỉnh Vĩnh Long (2003), “Quyết định số 2642/2003/QĐ-UBcủa UBND tỉnh về việc quy định chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Long” [14]. UBND tỉnh Vĩnh Long (2005), “Quyết định số 2104/2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc thay thế quyết định số 2642/2003/QĐ-UB” [15]. UBND tỉnh Vĩnh Long (2006), "Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 6 tháng đầu năm 2006" [16]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” [17]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), “Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số 18/2000/QH10” [18]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), “Luật Đầu tư” C. BÁO, TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH [1]. Đăng Bảy (2006), "ĐBSCL: thu hút đầu tư cần có một chiến lược thống nhất", Báo Phụ nữ Việt Nam số 96 ra ngày 11/8/2006 [2]. TS Kim Dung, “Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng”, Báo Nhân dân ra ngày 22/8/2006. [3]. TS. Nguyễn Ngọc Định (2003), “Cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế số 157 tháng 11/2003. [4]. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa (2003), "Xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng và hiệu quả thu hút vốn ĐTTTNN", Tạp chí điện tử: Phát triển kinh tế tháng 11/2003. [5]. GS.TS. Hồ Đức Hùng (2004), "Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam", Tạp chí điện tử: Phát triển kinh tế tháng 9/2004. [6]. Hồ Hùng (2004), “Thay đổi tư duy để thu hút đầu tư”, Thời báo kinh tế Sài Gòn ra ngày 22/7/2004 [7]. Nguyễn Thúy Hương, Trưởng phòng Tổng hợp chính sách, Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Một vài nét về vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2006 và thời gian tới”, website Bộ Kế hoạch & Đầu tư. [8]. PGS.TS Đan Đức Hiệp (2005), “Nhìn lại tiến trình thu hút vốn FDI tại Hải Phòng”, Báo Đầu tư ra ngày 11/5/2005 [9]. Đức Hiếu (2006), “Cơ hội để quảng bá hình ảnh ĐBSCL”, Thời báo Ngân hàng số 77 ra ngày 27/6/2006. [10]. Hải Luận (2006), " Bình Định - vùng kinh tế trọng điểm quốc gia", Báo Phụ nữ Việt Nam số 51 ra ngày 28/4/2006 [11]. Văn Thiên Lộc (2006), "Giai đoạn 2006 - 2010 thu hút đầu tư phát triển 3 nhóm ngành công nghiệp chủ chốt", Báo Sài Gòn Giải phóng ra ngày 3/2/2006. [12]. LV (theo Price waterhouse Coopers)(2005), "Việt Nam - Quốc gia có sức hấp dẫn đầu tư thương mại mạnh nhất", Báo sài Gòn Giải phóng ra ngày 14/10/2005. [13]. Phương Nam (2006), “Để công nghiệp ĐBSCL cất cánh”, Báo Vĩnh Long số thứ năm ra ngày 21/9/2006. [14]. PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn (2006), "Đặc điểm và động thái tăng trưởng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay", Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 110 tháng 8/2006. [15]. TS. Vũ Anh Tuấn (2004), "Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất những vấn đề đặt ra", Tạp chí điện tử: Phát triển kinh tế tháng 2/2004. [16]. Nguyễn Tư (2006), "Vài suy nghĩ về phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ VIII nhiệm kỳ 2005 - 2010", tạp chí thông tin công tác tư tưởng-Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long, 4/2006. [17]. PGS.TS Phương Ngọc Thạnh (2003), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: tồn tại và kiến nghị”, tạp chí Phát triển kinh tế số 157 tháng 11/2003. [18]. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005), “Làm thế nào để có thể thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài”, Tạp chí điện tử: Phát triển kinh tế tháng 2/2005. [19]. GS.TS. Võ Thanh Thu (2005), “Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2004: thực trạng và kiến nghị giải pháp”, Tạp chí điện tử: Phát triển kinh tế tháng 1/2005. [20]. Khánh Việt (2006), "Xử lý đình công tại các KCN,KCX: cần đột phá vào những điểm nóng", Báo Phụ nữ Việt Nam số 90 ra ngày 28/7/2006 D. INTERNET [1]. Báo Đầu tư [2]. Bộ Tài chính [3]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư [4]. Bộ Thương mại [5].Tạp chí Phát triển kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TPHCM [6]. Tạp chí kinh tế phát triển, Trường ĐH quốc dân Hà Nội [7]. Thời báo kinh tế Việt Nam [8]. TP Cần Thơ [9]. tỉnh Bình Dương [10]. tỉnh Long An [11]. tỉnh Tiền Giang [12]. tỉnh Vĩnh Long Phụ lục 1: CÁC ĐỊA PHƯƠNG THU HÚT NHIỀU VỐN FDI Ở VIỆT NAM 1988-2005 ( tính tới ngày 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Địa phương số dự án tỷ trọng (%) TVĐT (USD) tỷ trọng (%) TP Hồ Chí Minh 1.869 31 12.239.898.606 23,99 Hà Nội 654 10,85 9.319.622.815 18,27 Đồng Nai 700 11,61 8.494.859.254 16,65 Bình Dương 1.083 17,96 5.031.857.583 9,86 Bà Rịa – Vũng tàu 120 1,99 2.896.444.896 5,68 Hải phòng 185 3,07 2.034.582.644 3,99 Dầu khí 27 0,45 1.891.191.815 3,71 Vĩnh Phúc 95 1,58 773.943.472 1,52 Long An 102 1,69 766.080.839 1,50 Hải Dương 77 1,28 720.072.061 1,41 Thanh Hóa 17 0,28 712.525.606 1,40 Quảng Ninh 76 1,26 574.684.030 1,13 Khác 1.025 17 5.562.182.627 11 Tổng cộng 6.030 100 51.017.946.248 100 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư Phụ lục 2: ĐẦU TƯ FDI Ở VIỆT NAM THEO NGÀNH 1988-2005 (tính tới ngày 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Chuyên ngành Số dự án TVĐT (USD) Vốn pháp định (USD) Công nghiệp 4.053 30.040.965.617 13.355.301.115 CN dầu khí 27 1.891.191.815 1.384.191.815 CN nhẹ 1.693 8.470.890.198 3.817.492.569 CN nặng 1.754 13.528.255.775 5.359.057.777 CN thực phẩm 263 3.139.159.903 1.359.449.661 Xây dựng 316 4.011.467.926 1.435.109.293 Nông, lâm nghiệp 789 3.774.878.343 1.631.140.826 Nông-Lâm nghiệp 675 3.465.982.163 1.495.963.445 Thủy sản 114 308.896.180 135.177.381 Dịch vụ 1.188 16.202.102.288 7.698.540.445 GTVT-Bưu điện 166 2.924.239.255 2.317.066.195 Khách sạn-Du lịch 164 2.864.268.774 1.247.538.654 Tài chính-Ngân hàng 60 788.150.000 738.895.000 Văn hoá-Y tế-Giáodục 205 908.322.251 386.199.219 XD Khu đô thị mới 4 2.551.674.000 700.683.000 XD Văn phòng-Căn hộ 112 3.936.781.068 1.378.567.108 XD hạ tầng KCX-KCN 21 1.025.599.546 382.669.597 Dịch vụ khác 456 1.203.067.394 546.921.672 Tổng số 6.030 51.017.946.248 22.684.982.386 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư Phụ lục 3: 10 NƯỚC CÓ VỐN FDI CAO NHẤT 1988-2005 (tính tới ngày 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Nước, vùng lãnh thổ Số dự án tỷ trọng (%) TVĐT (USD) tỷ trọng (%) Đài Loan 1.422 23,58 7.769.027.127 15,23 Singapore 403 6,68 7.610.672.977 14,92 Nhật Bản 600 9,95 6.289.749.999 12,33 Hàn Quốc 1.064 17,65 5.337.858.695 10,46 Hồng Kông 360 5,97 3.727.943.431 7,31 BritishVirginlslands 251 4,16 2.692.708.280 5,28 Pháp 164 2,72 2.171.243.593 4,26 Hà Lan 62 1,03 1.996.039.210 3,91 Malaysia 184 3,05 1.571.072.072 3,08 Thái Lan 130 2,16 1.456.109.156 2,85 Khác 1.390 23,05 10.395.521.708 20,37 Tổng cộng 6.030 100 51.017.946.248 100 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư Phụ lục 4: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HTĐT 1988-2005 (tính tới ngày 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Hình thức đầu tư Số dự án TVĐT (USD) Vốn pháp định (USD) 100% vốn nước ngoài 4.504 26.041.421.663 11.121.222.138 Liên doanh 1.327 19.180.914.141 7.425.928.291 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 184 4.170.613.253 3.588.814.362 BOT 6 1.370.125.000 411.385.000 Công ty cổ phần 8 199.314.191 82.074.595 Công ty quản lý vốn 1 55.558.000 55.558.000 Tổng số 6.030 51.017.946.248 22.684.982.386 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư Phụ lục 5: GIÁ THUÊ ĐẤT Ở TỈNH VĨNH LONG Đơn giá cho thuê một năm (USD/m2/năm) Đơn giá cho thuê cả giai đoạn (chưa tính giảm % do nộp trước theo QĐ 189 của Bộ Tài Chính 5 năm (USD/m2/năm) 10 năm (USD/m2/năm) 50 năm (USD/m2/năm) 1. Thuê đất trong KCN Hòa Phú 0,50 1,82 3,46 10,00 - Thuê lại đất 0,20 0,73 1,39 4,00 - Phí cơ sở hạ tầng 0,30 1,09 2,08 6,00 2. Thuê đất thô - Các phường, thị xã, các tuyến CN Cổ Chiên 0,20 0,73 1,39 4,00 - Các xã TX Vĩnh Long và nội thị các thị trấn 0,18 0,65 1,25 3,60 - Đất không phải đô thị còn lại 0,03 0,11 0,21 0,60 - Đất hoang hóa (USD/ha/giai đoạn) 50,00 181,81 346,38 999,96 - Mặt nước sông hồ (USD/ha/giai đoạn) 75,00 272,72 519,57 1.499,93 3. Thuê đất thô trong KCN Bình Minh 0,024 Nguồn: Ấn phẩm Vĩnh Long "Cơ hội - Đầu tư" Phụ lục 6: PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG THU HÚT FDI Ở TỈNH VĨNH LONG Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài "các giải pháp tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2010", chúng tôi thực hiện việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các đồng chí ở các sở ngành, các đơn vị có liên quan đến thu hút đầu tư, cũng như những đồng chí am hiểu về lĩnh vực thu hút đầu tư. Căn cứ vào những đánh giá của các đồng chí sẽ là cơ sở để chúng tôi phân tích ma trận EFE và ma trận IFE trong chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phiếu khảo sát với những nội dung sau: 1. Xin đồng chí vui lòng đánh giá các yếu tố bên ngoài theo mức độ ảnh hưởng đến quyết định thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Vĩnh Long. Sử dụng thang điểm chấm (từ 1 đến 4), tương ứng như sau: rất quan trọng (4 điểm) quan trọng (3 điểm) ít quan trọng (2 điểm) không quan trọng (1điểm) Nhân tố Điểm 4 3 2 1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Môi trường ổn định và trật tự an toàn XH Tốc độ tăng trưởng và phát triển của tỉnh Nguồn lao động Môi trường pháp lý Cải cách thủ tục hành chánh Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư Khu vực kinh tế tư nhân Giới thiệu, lôi kéo từ các nhà đầu tư hiện tại Cạnh tranh khốc liệt trong thu hút đầu tư 2. Xin đồng chí vui lòng đánh giá các yếu tố bên trong theo mức độ ảnh hưởng đến quyết định thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Vĩnh Long. Sử dụng thang điểm chấm (từ 1 đến 4), tương ứng như sau: rất quan trọng (4 điểm) quan trọng (3 điểm) ít quan trọng (2 điểm) không quan trọng (1điểm) Nhân tố Điểm 4 3 2 1 Đất đai Thời gian cấp phép đầu tư Nguồn nguyên liệu, khoáng sản Cơ sở hạ tầng đảm bảo cho đầu tư phát triển Trình độ năng lực và tác phong làm việc của CBCC có liên quan đến thu hút FDI Trình độ năng lực lao động Nguồn thông tin cung cấp cho DN Mạng lưới giao thông Công tác xúc tiến đầu tư Công tác xúc tiến thương mại cho DN Hỗ trợ, giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh trong quá trình xây dựng và triển khai hoạt động Sức hấp dẫn từ các dự án kêu gọi đầu tư Xin chân thành cảm ơn đồng chí Phụ lục 7: KẾT QUẢ LẤY Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH VĨNH LONG Chúng tôi gởi phiếu khảo sát đánh giá về môi trường đầu tư cho các đồng chí lãnh đạo ở các sở ngành, các đơn vị có liên quan đến thu hút FDI cũng như những đồng chí am hiểu về lĩnh vực thu hút đầu tư để tham khảo ý kiến đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến thu hút FDI trên địa bàn tỉnh. Số phiếu lấy ý kiến tham khảo từ 13 đồng chí, và kết quả tổng hợp 13 ý kiến được đánh giá như sau: (4 là rất quan trọng; 3 là quan trọng; 2 là ít quan trọng; 1 là không quan trọng) * Mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài người khảo sát 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 TC TB yếu tố 1 3 3 4 2 3 4 3 3 2 3 2 3 4 39 0.1 yếu tố 2 3 4 4 3 4 4 4 3 4 4 2 4 3 46 0.12 yếu tố 3 3 4 2 3 2 3 3 4 3 3 2 3 3 38 0.1 yếu tố 4 4 3 3 3 4 3 4 3 3 4 4 4 3 45 0.11 yếu tố 5 3 4 3 4 3 3 4 3 3 4 4 4 3 45 0.11 yếu tố 6 3 3 4 2 3 3 3 3 2 3 3 3 4 39 0.1 yếu tố 7 4 3 3 4 2 3 3 3 2 3 3 2 4 39 0.1 yếu tố 8 3 3 2 2 2 3 2 3 2 2 2 3 3 32 0.08 yếu tố 9 4 3 2 2 2 3 2 3 2 2 2 3 3 33 0.08 yếu tố 10 4 3 3 3 2 3 3 3 2 3 4 3 2 38 0.1 Tổng cộng 394 1 * Mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong người khảo sát 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 TC TB yếu tố 1 3 4 3 4 4 4 3 3 4 4 4 4 4 48 0,1 yếu tố 2 4 3 2 3 4 3 2 3 3 3 2 4 4 40 0.08 yếu tố 3 3 3 2 4 1 4 3 4 4 3 4 3 3 41 0.08 yếu tố 4 3 4 4 3 4 3 4 3 3 4 3 4 3 45 0.09 yếu tố 5 4 4 3 4 3 4 3 3 4 3 4 3 4 46 0.09 yếu tố 6 4 3 3 3 4 3 4 4 3 4 3 4 3 45 0.09 yếu tố 7 3 3 3 3 3 3 2 3 3 3 2 3 2 36 0.07 yếu tố 8 3 4 4 3 4 3 4 3 4 3 4 3 4 46 0.09 yếu tố 9 4 3 3 3 3 2 2 3 2 3 3 3 2 36 0.07 yếu tố 10 3 3 3 2 3 2 2 3 3 3 3 3 3 36 0.07 yếu tố 11 3 4 3 4 2 3 3 3 3 3 3 4 3 41 0.08 yếu tố 12 3 4 4 4 4 3 3 3 3 4 4 3 4 46 0.09 Tổng cộng 506 1 Phụ lục 8: PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP FDI Ở TỈNH VĨNH LONG Để phục vụ cho việc nghiên cứu các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2010, chúng tôi thực hiện việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các nhà quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh thông qua phiếu điều tra với những nội dung như sau: 1. Vui lòng đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của qúy vị tại tỉnh Vĩnh Long. (vui lòng đánh dấu vào các ô được chọn) Môi trường ổn định và an toàn trật tự Mong muốn mở rộng thị trường, thu lợi nhuận Sử dụng nguồn lao động dồi dào Khám phá nguồn nguyên liệu Mạng lưới giao thông thuận tiện Hưởng lợi từ các ưu đãi đầu tư hấp dẫn Tiện ích giải trí Các nhân tố khác 2. Nguồn thông tin từ đâu để qúy vị cân nhắc và quyết định đầu tư vào tỉnh Vĩnh Long (vui lòng đánh dấu vào các ô được chọn) Trong các hội thảo, xúc tiến đầu tư của tỉnh hoặc Chính phủ Tra cứu từ website tỉnh Vĩnh Long Được các nhà đầu tư khác giới thiệu Theo các đoàn đầu tư đến tỉnh tìm hiểu Từ các ấn phẩm, sách báo hoặc từ các chương trình giới thiệu quảng cáo Các trường hợp khác 3. Khi làm việc với các cơ quan nhà nước có liên quan, qúy vị đánh giá như thế nào về khả năng làm việc của các cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước: (vui lòng đánh dấu vào một trong các ô được chọn) khả năng tuyệt vời tốt trung bình yếu a. Kỹ năng quản lý b. Chất lượng, trình độ làm việc c. Khả năng ngôn ngữ giao tiếp d. Tác phong làm việc e. Tính trung thực trong làm việc f. Đòi hỏi, yêu sách gây khó khăn 4. Thủ tục và thời gian cấp giấy phép đầu tư cho dự án có làm qúy vị hài lòng không? (vui lòng đánh dấu vào một trong các ô được chọn) rất hài lòng hài lòng ít hài lòng không hài lòng 5. Theo nhận xét của qúy vị thì thủ tục hành chánh ở tỉnh có thật sự là "một cửa tại chỗ" hay không? (vui lòng đánh dấu vào một trong các ô được chọn) có tương đối không 6. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, qúy vị đánh giá nhân tố nào gây khó khăn hoặc ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự án chậm. (Nếu có xin qúy vị đánh dấu vào ô được chọn, nếu không có thì không phải đánh dấu) An ninh trật tự chưa tốt Đất đai chưa sẳn sàng Các dịch vụ còn chậm Thủ tục cấp phép chậm Thiếu Vốn Nguồn lao động chưa sẳn sàng 7. Theo qúy vị cơ sở hạ tầng ở tỉnh Vĩnh Long có đáp ứng tốt nhu cầu cho đầu tư phát triển doanh nghiệp của qúy vị hay không? (vui lòng đánh dấu vào một trong các ô được chọn) rất tốt tốt tương đối không tốt 8. Trình độ năng lực lao động có đáp ứng yêu cầu công việc trong công ty của quý vị hay không? (vui lòng đánh dấu vào một trong các ô được chọn) Đáp ứng tốt tương đối được không đáp ứng 9. Quý vị đánh giá như thế nào về môi trường pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của qúy vị. (vui lòng đánh dấu vào một trong các ô được chọn) rất tốt tốt tạm được không tốt 10. Trong suốt quá trình xây dựng cơ sở và triển khai hoạt động kinh doanh, đại diện cán bộ lãnh đạo tỉnh có quan tâm, động viên doanh nghiệp hay không. (vui lòng đánh dấu vào một trong các ô được chọn) rất quan tâm quan tâm ít quan tâm không quan tâm 11. Tỉnh Vĩnh Long có hỗ trợ cho doanh nghiệp của qúy vị trong quá trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước hay không? (vui lòng đánh dấu vào một trong các ô được chọn) có không 12. Theo qúy vị môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Long được đánh giá như thế nào?. (vui lòng đánh dấu vào một trong các ô được chọn) rất tốt tốt hơi tốt không tốt 13. Khi qúy vị đầu tư vào tỉnh Vĩnh Long, qúy vị có ý định sẽ giới thiệu cho các nhà đầu tư khác vào đầu tư ở tỉnh hay không. (vui lòng đánh dấu vào một trong các ô được chọn) có ý định không có ý định không có ý kiến 14. Xin hỏi dự án đầu tư mà qúy vị chọn có làm qúy vị hài lòng về hiệu quả của nó hay không? (vui lòng đánh dấu vào một trong các ô được chọn) rất hài lòng hài lòng tương đối không hài lòng 15. Xin qúy vị vui lòng nêu rõ bất kỳ vấn đề và/hoặc các biện pháp cụ thể nào có thể được thực hiện để cải thiện môi trường đầu tư ở Vĩnh Long: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Xin chân thành cảm ơn qúy vị Phụ lục 9: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 9 DN FDI ĐƯỢC KHẢO SÁT Ở TỈNH VĨNH LONG Số phiếu chúng tôi gởi đến 10 doanh nghiệp FDI đang thực hiện đầu tư tại tỉnh Vĩnh Long, có 9 doanh nghiệp gởi phiếu phản hồi và 1 doanh nghiệp không phản hồi do đã ngưng hoạt động. Sau khi thu thập ý kiến đánh giá từ phiếu khảo sát, chúng tôi tổng hợp được như sau: (trong đó 4: được đánh giá rất mạnh; 3: được đánh giá mạnh; 2: được đánh giá tương đối; 1: được đánh giá yếu) 4 3 2 1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1/9 6/9 2/9 Môi trường ổn định và trật tự an toàn XH 9/9 Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế 9/9 Nguồn lao động 1/9 7/9 1/9 Môi trường pháp lý 2/9 5/9 2/9 Cải cách thủ tục hành chánh 9/9 Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư 7/9 2/9 Khu vực kinh tế tư nhân 8/9 1/9 Giới thiệu, lôi kéo từ các nhà đầu tư hiện tại 5/9 4/9 Cạnh tranh khốc liệt trong thu hút đầu tư 1/9 8/9 Đất đai sẳn sàng 5/9 3/9 1/9 Thời gian cấp phép đầu tư đúng qui định 9/9 Nguồn nguyên liệu, khoáng sản 2/9 5/9 2/9 Cơ sở hạ tầng đảm bảo cho đầu tư phát triển 6/9 3/9 Trình độ năng lực và tác phong làm việc của CBCC có liên quan đến thu hút FDI 1/9 7/9 1/9 Trình độ năng lực lao động 1/9 6/9 1/9 1/9 Nguồn thông tin cung cấp cho DN 9/9 Mạng lưới lưu thông hàng hóa được đảm bảo 6/9 3/9 Hiệu quả xúc tiến đầu tư 7/9 2/9 Công tác xúc tiến thương mại cho DN 1/9 1/9 7/9 Hỗ trợ, giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh trong quá trình xây dựng và triển khai hoạt động 8/9 1/9 Sức hấp dẫn từ các dự án kêu gọi đầu tư 1/9 8/9 Phụ lục 10: Nội dung xây dựng ma trận EFE và ma trận IFE Phân tích ma trận các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong là cơ sở để chúng ta thấy rằng những chiến lược mà địa phương đề ra có tận dụng được các cơ hội hoặc tránh được các mối đe dọa bên ngoài hay không, đồng thời đánh giá được điểm mạnh hoặc điểm yếu trong chiến lược thu hút FDI · Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) nhằm đánh giá các thông tin chính trị, kinh tế, xã hội, cạnh tranh…có thể làm lợi hoặc gây hại đến thu hút đầu tư trong tương lai. Để xây dựng ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài nhằm xác định các cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài là thiết yếu cho sự thành công trong thu hút đầu tư. Chúng tôi tiến hành năm bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài 1. Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công như đã nhận diện trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài; bao gồm các yếu tố cả những vận hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Long 2. Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Mức phân loại được xác định bằng cách so sánh những địa phương thành công với những địa phương không thành công trong thu hút FDI, đồng thời tham khảo ý kiến của các nhà lãnh đạo tỉnh cũng như những người am hiểu về lĩnh vực thu hút đầu tư. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này bằng 1,0 3. Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các nhà đầu tư hiện tại phản ứng với yếu tố này, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng ít. Các mức này dựa trên đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài hiện tại 4. Nhân tầm quan trọng của mỗi nhân tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng 5. Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi nhân tố để xác định tổng số điểm quan trọng cho địa phương · Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) nhằm đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Để từ đó hoạch định những chiến lược tận dụng những điểm mạnh bên trong và cải thiện những điểm yếu. Tương tự ma trận EFE, ma trận IFE được phát triển theo 5 bước: 1. Liệt kê các yếu tố thành công then chốt như đã được xác định. Sử dụng tất cả các yếu tố bên trong, bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu 2. Phân loại tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) tới 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng được phân loại cho mỗi yếu tố nhất định cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công trong thu hút FDI. Không kể yếu tố chủ yếu đó là điểm mạnh hay điểm yếu bên trong. Tổng cộng của tất cả các mức độ quan trọng này bằng 1,0 3. Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, biểu thị yếu tố đó thể hiện khả năng mạnh hay yếu ảnh hưởng đến sự quyết định đầu tư, trong đó điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3), điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4) 4. Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm quan trọng cho mỗi yếu tố 5. Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của địa phương Phụ lục 11: CÁC ĐỒNG CHÍ LẤY Ý KIẾN KHẢO SÁT 1. Đ/c Nguyễn Văn Nghiệp, Trưởng phòng Nghiệp vụ Sở Công nghiệp 2. Đ/c Võ Quốc Việt, Phó Ban quản lý các khu công nghiệp 3. Đ/c Thiệu Ngọc Tâm, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh 4. ThS. Nguyễn Văn Còn, Trưởng phòng Kinh tế ngành, Văn phòng UBND tỉnh 5. ThS. Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Khoa - Trường cao đẳng Kinh tế tài chánh tỉnh 6. ThS Trương Thị Nhi, Trưởng khoa - Trường cao đẳng Kinh tế tài chánh tỉnh 7. ThS Lê Hoàng Phúc, Phó Khoa - Trường cao đẳng Kinh tế tài chánh tỉnh 8. ThS Dương Văn Bé Sáu, Phó Giám đốc Ngân hàng công thương tỉnh 9. ThS Nguyễn Trọng Nghiệp, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh 10. Đ/c Nguyễn Ngọc Dung, Chuyên viên Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh 11. Đ/c Nguyễn Văn Hoàng, Chuyên viên nghiên cứu Văn phòng UBND tỉnh 12. ThS Hồng Mạnh Kim, Chuyên viên nghiên cứu UBND tỉnh 13. Đ/c Nguyễn Kim Loan, Chuyên viên Trung tâm xúc tiến thương mại & Đầu tư .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai luan vanXong.doc
  • docbia trong luan van.doc
  • docMucLucXong.doc
  • docPhan dau Luan van.doc
Tài liệu liên quan