Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta đối với người lao động, lại có ý nghĩa rất đặc biệt đối với hàng triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường, với cơ cấu nhiều thành phần như hiện nay.
Thực hiện tốt chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo sự công bằng xã hội giữa những người lao động, giữa những doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Thấy rõ tầm quan trọng của việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác này, bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên do những lý do khách quan từ nhiều phía, đến thời điểm hiện nay hoạt động bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế, còn nhiều doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ đóng Bảo hiểm xã hội; nhiều người lao động chưa được thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo hiểm xã hội của mình.
Bằng những phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học, có thể nhận thấy những lý do hạn chế đến kết quả thực hiện công tác này, bao gồm: Việc thực hiện kém hiệu quả của cơ quan kiểm tra pháp luật, đặc biệt là công tác thanh tra sử lý vi phạm của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đối với những vi phạm về bảo hiểm xã hội; khả năng nhận thức còn hạn chế của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; sự quan tâm chưa thật thường xuyên, đúng mức của các cấp uỷ Đảng và Chính quyền địa phương. Bên cạch đó là những bất hợp lý trong một số chế độ, chính sách cụ thể liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động, kể cả quy trình triển khai thực hiện và cơ chế quản lý chế độ, chính sách của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
42 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đã và sẽ ngày càng tăng vì các lý do chính sau:
+ Cơ chế vận hành nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, nhằm tập trung nội lực xây dựng đất nước, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động. Theo đó, mọi công việc mà pháp luật không cấm, tạo ra thu nhập cho xã hội, cho người lao động, đều được pháp luật công nhận. Chính vì vậy, lực lượng lao động làm việc trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh đã và sẽ ngày một tăng lên nhanh chóng.
+ Nhà nước đang tiến hành sắp xếp, củng cố lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng chỉ giữ lại các doanh nghiệp ở các ngành kinh tế then chốt hoặc doanh nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt để củng cố, phát triển, nhằm đảm bảo cho thành phần kinh tế quốc doanh giữ vững được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. Số doanh nghiệp còn lại sẽ tiến hành cổ phần hoá thành các công ty cổ phần để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả. Điều này cũng làm cho số doanh nghiệp và người lao động ngoài quốc doanh ngày càng tăng.
Với những lý do trên, chứng tỏ số lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đã và sẽ ngày càng tăng, khả năng đóng góp của khu vực này vào quỹ BHXH ngày càng lớn.
Tóm lại, thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động các doanh nghiệp ngoài quốc có tầm quan trọng rất đặc biệt và lâu dài. Đó là một chủ trương, chính sách hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng là một nhiệm vụ rất cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Chương II
thực trạng quá trình thực hiện Bảo hiểm xã hội
trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội
2.1- Sơ lược tình hình kinh tế - xã hội lao động của Thành phố Hà Nội
2.1.1. Khái quát hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội có 12 quận, huyện ( trong đó có 7 quận và 5 huyện ), 228 phường, xã ( có 105 phường và 123 xã ) với gần 3 triệu dân,với tốc độ tăng dân số trên dưới 2% năm được tạo thành bởi hai yếu tố: tăng tự nhiên và tăng cơ học. Là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Sản xuất kinh doanh tại Thành phố từ khi thực hiện chính sách đổi mới theo Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, từ những năm đầu thập niên 90 trở lại đây với sự xuất hiện của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố ngày một khởi sắc, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước.
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có hơn 5000 cơ quan, đơn vị kinh tế từ những tập đoàn, tổng công ty lớn đến những cơ sở kinh tế hộ gia đình, đa dạng trong các hoạt động kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, xí nghiệp liên doanh, 100% vốn đầu tư của nước ngoài và nhiều khu công nghiệp tập trung đang phát triển với tốc độ đô thị hoá nhanh như: Khu chế xuất Sài Đồng ( Gia Lâm ), khu Nam Thăng Long ( Từ Liêm), khu công nghiệp Đông Anh, Sóc Sơn... Đang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế chủ yếu nhất của đất nước. Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trên địa bàn Thành phố chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân và liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.
Đến nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã thu hút hơn 1,5 triệu lao động. Trong đó có 700 ngìn lao động phi nông nghiệp, có trên 500 ngìn lao động làm việc trong các ngành kinh tế hưởng tiền lương, tiền công. Số lao động này ngày một tăng nhanh cùng với quá trình công nghiệp hoá đất nước và tốc độ hoá phát triển cao của kinh tế Thành phố.
Đặc biệt là lực lượng lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ( có sử dụng từ 10 lao động trở lên ). Do vậy, quy mô và cơ cấu lao động xã hội thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội ở Thành phố Hà Nội cũng thay đổi hết sức nhanh chóng, từ chỗ chỉ có 16.736 lao động 1995 trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì đến năm 2001 đã là 43.802 lao động .
2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Ngay từ những năm 1986 - 1990 khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Thành phố Hà Nội đã phát triển rất đa dạng. Bên cạnh hàng chục ngàn hợp tác xã, tổ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, mua bán thương nghiệp... đã hình thành trước năm 1986 thì hàng loạt cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ dạng cá thể, hộ kinh tế gia đình đã ra đời theo các nghị định của chính phủ. Tiếp theo đó là giai đoạn 1990 - 1995 là sự phát triển nhanh chóng của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao, bình quân gần 8,5% năm trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. (Xem bảng 2.1.)
Bảng 2.1
Số liệu tổng hợp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh về một số chỉ tiêu đến năm 2000
Số lượng DN (đơn vị)
Số lao động (người)
GDP (tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng bình quân (1995 - 2000) (%)
Thu nhập bình quân đầu người (đồng)
4025
102245
14.508
8,5
800.000
Nguồn: BHXH TP. Hà Nội năm 2000
Với sự phát triển phong phú, đa dạng và tốc độ phát triển cao như vậy, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hiện đang thu hút một lực lượng lao động rất lớn. Bản thân nó đã trở thành một thị trường lao động rất sôi động, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tại thành phố Hà Nội.
Đặc điểm lớn nhất có ảnh hưởng đến hoạt động bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam giai đoạn hiện nay là còn nhỏ lẻ, thiếu sự ổn định vững chắc.
Tuy vậy, trong khoảng 5 -7 năm trở lại đây, trên cơ sở chính sách của Đảng ngày càng rõ ràng, luật pháp kinh doanh ngày một cụ thể, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở thành phố Hà Nội đang ổn định dần và có những bước phát triển vững chắc và lâu dài. Ngày một nhiều chủ doanh nghiệp mạnh dạng mở rộng đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới để sản xuất kinh doanh, mở rộng tiêu thụ trong và ngoài nước một cách hiệu quả. Trên cơ sở đó ổn định dần đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề, ngày càng gắn bó với doanh nghiệp.
Từ tháng 1 - 1995 chính sách bảo hiểm xã hội mới chính thức thực hiện cho người lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Trên phạm vi cả nước, việc thực hiện ngày càng gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại.
Riêng ở thành phố Hà Nội, nhờ được tổ chức làm thí điểm từ trước (1990-1994 ) nên trong những năm qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên so với yêu cầu chung, những kết quả ấy vẫn còn hết sức hạn chế.
2.2- Thực trạng quá trình thực hiện Bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội
2.2.1. Đối tượng thực hiện
Căn cứ Điều lệ bảo hiểm xã hội, kể từ tháng 1- 1995 trên phạm vi cả nước, chế độ Bảo hiểm xã hội đã chính thức mở rộng đến tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Dựa trên nguyên tắc có đóng góp có hưởng thụ. Điều lệ mới đã tạo điều kiện cho việc xoá bỏ chế độ bao cấp, dựa vào ngân sách trước đây, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính sách tự do hoá lao động và sự chuyển dịch giữa các thành phần kinh tế.
Riêng tại thành phố Hà Nội, thời gian làm thí điểm cho lao động ngoài quốc doanh đã chấm dứt để chuyển sang thực hiện chính thức theo Điều lệ bảo hiểm xã hội mới từ tháng 5 - 1995.
Theo quy định mới, đối tượng được thực hiện ở khu vực này chỉ bao gồm người lao động làm việc trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
2.2.2. Hoạt động bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội
Thực chất của hoạt động bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là việc cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và các biện pháp hỗ trợ để đảm bảo triển khai có hiệu quả các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
2.2.2.1. Điều tra nắm bắt đối tượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội ở Hà Nội
Để thực hiện công tác này, bảo hiểm xã hội Thành phố đã chỉ đạo bảo hiểm xã hội quận huyện phối hợp với các ngành liên quan như: Lao động - Thương binh xã hội, Kinh tế, Thuế và Uỷ ban Nhân dân các phường, xã để tổ chức điều tra đến từng đầu mối các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn, để xác định đúng đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.
Thường xuyên cập nhật danh sách các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới được cấp phép hoạt động để đưa vào diện đôn đốc thực hiện nắm chắc những doanh nghiệp giải thể do Sở kế hoạch và đầu tư cung cấp, thông báo cho từng quận huyện để bổ xung, điều chỉnh đầu mối quản lý. Thực hiện nguyên tắc có nắm chắc đối tượng mới triển khai thực hiện thu bảo hiểm xã hội được. Trên cơ sở đó, bảo hiểm xã hội Thành phố tổng hợp chung tình hình dự kiến kế hoạch mở rộng đối tượng thực hiện hàng năm, giao chỉ tiêu kế hoạch và những điều kiện cần thiết như: kinh phí hỗ trợ thu, nhân sự, tổ chức bộ máy... để bảo hiểm xã hội các Quận huyện thực hiện nhiệm vụ mở rộng thu bảo hiểm xã hội ra khu vực ngoài quốc doanh. Kết quả của công tác nắm bắt đối tượng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội năm 2000 được thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng số 2.2
Số lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2000
Khu vực
Tổng số
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Đơn vị
Lao động
Đơn vị
Lao động
1. Doanh nghiệp tư nhân
1263
18840
612
10150
2. Công ty TNHH
2650
73420
978
42370
3. Công ty cổ phần
112
9985
81
7455
Tổng:
4025
102245
1671
59975
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Qua những số liệu trên đây cho ta thấy. Mặc dù số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trên 102245 người nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 59975 thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội theo điều lệ. Điều này cho ta thấy một số lượng lớn doanh nghiệp còn quá nhỏ bé, hoạt động thiếu ổn định không đủ điều kiện để được tham gia bảo hiểm xã hội. Điều này cũng có nghĩa là rất nhiều người lao động và người ăn theo của họ bị loại ra khỏi sự bảo vệ của bảo hiểm xã hội.
2.2.2.2. Tổ chức đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội
Có hai việc đặt ra khi doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội ban đầu là:
Một là: Xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm của doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải đăng ký số lao động tại phòng Lao động -Thương binh và Xã hội theo đúng nhu cầu sử dụng. Nhưng khi thấy rằng danh sách đăng ký này trở thành căn cứ thực hiện bảo hiểm xã hội. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có xu hướng khai giảm đi, hoặc khai sử dụng chủ yếu là lao động tạm thời, thời vụ, học việc... để giảm bớt số lao động thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.
Để khắc phục tình trạng này, bảo hiểm Quận huyện phải thông qua Uỷ ban Nhân dân phường xã hoặc tăng cường phối hợp các ngành kiểm tra tình hình đăng ký và sử dụng lao động tại doanh nghiệp. Tuy nhiên việc phân biệt rõ ràng từng loại lao động mà doanh nghiệp đang sử dụng, trong khi cơ quan bảo hiểm xã hội không có thẩm quyền kiểm tra, là hoàn toàn không dễ ràng.
Hai là: Mức lương làm căn cứ trích nộp bảo hiểm xã hội. Theo quy định, mức lương làm căn cứ trích nộp bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là mức lương hợp đồng. Mức lương này phản ánh phần thu nhập cơ bản nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường tìm mọi cách khai giảm mức lương này, như trong hợp đồng lao động và danh sách đăng ký sử dụng lao động được cơ quan Lao động- Thương binh và xã hội phê duyệt. Doanh nghiệp kê khai hai loại lương: Một là tổng thu nhập để tính thuế và hai là lương cơ bản ( thường vận dụng theo bảng lương thấp nhất của nhà nước) để đăng ký thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Kết quả tổ chức đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội đối với các lao động thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội trong giai đoạn 1996 - 2001 được mô tả trên bảng 2.3.
Bảng số 2.3
Số lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội của Hà Nội từ năm 1996- 2001
Năm
Số lao động tham gia BHXH
Tăng (%)
1996
16736
1997
19703
18
1998
22803
16
1999
26830
18
2000
36392
36
2001
43802
20
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Hà Nội.
Theo bảng 2 ta thấy: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội qua các năm đều có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội năm 1996 là 16736 người thì năm 1997 số lao động là19703 người tăng18%. Năm 1999 là 26830 người tăng 4027 người so với năm 1998 tăng 18%. Nếu ta so sánh số tham gia bảo hiểm xã hội năm 1996 với năm 2001 thì có thể thấy được số lượng lớn người tham gia bảo hiểm xã hội trong vòng 5 năm qua. Cụ thể: Năm 1996 số lượng tham gia bảo hiểm xã hội mới chỉ là16736 người thì đến năm 2001 là 43802 người tăng 162%.
2.2.2.3. Tổ chức công tác thu bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Thành phố:
Công tác thu bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn, vì chủ các doanh nghiệp cố tình quên hoặc trì hoãn việc nộp bảo hiểm xã hội. Do vậy, bảo hiểm xã hội Thành phố thường xuyên phải thực hiện nhắc nộp trực tiếp. Hàng tháng lãnh đạo của bảo hiểm xã hội Quận huyện cùng cán bộ thu bảo hiểm xã hội trực tiếp đến đơn vị đôn đốc nhắc nộp.
Ngoài ra công tác thu bảo hiểm xã hội của Hà Nội có những đặc thù riêng như:
+ Lao động làm trong đơn vị nhà nước chuyển sang làm tư nhân có nhu cầu đòi hỏi được đóng bảo hiểm xã hội để được tính thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước đây.
+ Có những người chủ lại là cán bộ hưu trí, thậm chí có trường hợp người chủ chỉ đứng trên danh nghĩa hợp pháp, chủ thực tế của doanh nghiệp lại là công nhân viên chức.
+ Về lao động trong các doanh nghiệp tư nhân cũng rất nhiều loại:
Lao động là người Hà Nội, lao động là người ngoại tỉnh, một lao động làm ở nhiều doanh nghiệp, lao động đã nghỉ hưu...
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cán bộ trong ngành bảo hiểm xã hội Hà Nội. Công tác thu bảo hiểm xã hội của thành phố trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Kết quả thu bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1996-2001 được thể hiện qua bảng số 2.4
Bảng số 2.4
Số thu bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Số thu
Tăng (%)
1996
47
1997
70
49
1998
98
40
1999
122
24
2000
135
10
2001
237
75
Nguồn: BHXH Hà Nội.
Qua bảng 2.4 ta thấy cùng với số lượng lao động bảo hiểm xã hội. Số thu bảo hiểm xã hội ở khu vực này qua các năm cũng tăng lên. Cụ thể:
Số tiền thu được năm 1996 là 47 tỷ đồng; năm 1997 là 70 tỷ đồng tăng 49% so với năm 1996. Năm 1998 số thu đạt 98 tỷ đồng tăng 40% so với năm 1997. Năm 2000 số thu là 135 tỷ tăng 10% so với năm 1999 là 122 tỷ. Đặc biệt số thu năm 2001 là 237 tỷ tăng 76% so với năm 2000 và tăng gấp hơn 5 lần số thu của năm 1996, chiếm 33% tổng số thu của 6 năm qua. Điều này cho ta thấy số thu bảo hiểm xã hội của những năm tới sẽ là rất lớn và chiếm một tỷ trọng cao trong tổng số thu bảo hiểm xã hội của toàn Thành phố Hà Nội.
* Đánh giá tình hình thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh ở Hà Nội:
Qua số liệu phân tích và đánh giá chung về công tác thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh, đã có nhiều chuyển biến rõ rệt cả về chất và lượng. Công tác thu bảo hiểm xã hội ngày càng được nâng cao, số đơn vị tham gia ngày càng tăng. Chủ sử dụng lao động và người lao động đã ý thức phần nào trách nhiệm và quyền lợi trong việc tham gia bảo hiểm xã hội, công tác phối hợp với các Ban ngành liên quan luôn được duy trì, công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội được đẩy mạnh. Đạt được kết quả trên cho chúng ta thấy nội dung bảo hiểm xã hội được quy định trong Bộ luật Lao động đã từng bước đi vào cuộc sống. Các chủ doanh nghiệp ngày càng quán triệt tính cưỡng chế của pháp luật trong việc đóng bảo hiểm xã hội 15% so với quỹ lương thực tế là phần trả chậm. Nếu chủ sử dụng lao động không thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, cũng phải trả trực tiếp cùng với tiền lương cho người lao động mà lại vi phạm luật Lao động, không được cơ quan Lao động và Công đoàn đứng ra bảo vệ khi có sự tranh chấp giữa chủ và thợ. Cơ quan bảo hiểm xã hội không chịu trách nhiệm thực hiện quyền lợi cho người lao động trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
Mặt khác còn cho thấy, nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội. Thấy được ý nghĩa của 5% tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội là phần lương đóng góp dự phòng để được hưởng cao hơn, do doanh nghiệp đóng góp và được Nhà nước hỗ trợ, là lợi ích của những thân nhân và của cả cộng đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng vi phạm chế độ bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn diễn ra khá phổ biến. ở nhiều doanh nghiệp, mức độ vi phạm là khá nghiêm trọng.
Tình trạng né tránh nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động ở các doanh nghiệp này diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều hình thức như: sử dụng lao động nhưng không ký hợp đồng, đặc biệt các lao động ngoại tỉnh, ký hợp đồng lao động ngắn hạn, thời vụ là chủ yếu, khai giảm số lao động và mức lương để giảm mức đóng bảo hiểm xã hội, hoặc tự ý vận dụng thang bảng lương Nhà nước để đóng bảo hiểm xã hội với mức tối thiểu. Đóng hình thức, chiếu lệ một vài kỳ, sau đó đưa ra các lý do để xin miễm giảm, hoặc dây dưa không nộp.
Cụ thể, cuối năm 2001 vẫn còn 207 đơn vị chưa đóng bảo hiểm xã hội với số tiền nợ là 22,223 tỷ đồng chiếm 10,8% tổng số thu bảo hiểm xã hội ở khu vực ngoài quốc doanh năm 2001.
Vì vậy, cho đến cuối năm 2000 mặc dù là 1 trong 3 đơn vị dẫn đầu về số lao động ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội. Thành phố Hà Nội vẫn còn khoảng 23583 ngìn lao động thuộc diện bắt buộc chưa được đóng bảo hiểm xã hội, chưa kể trên thực tế có những doanh nghiệp sử dụng hàng trăm lao động mà chưa có cơ quan nào kiểm tra được.
Để xẩy ra tình trạng này có nhiều nguyên nhân như sau:
a- Nguyên nhân khách quan:
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhỏ bé, thiếu ổn định, hay di chuyển. Nhiều trường hợp có tên trong danh sách điều tra, nhưng khi tiến hành thu nộp bảo hiểm xã hội thì đã chuyển sang chuyển địa bàn khác hoặc không thể xác định được địa điểm cụ thể, thậm chí ngay cả cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương cũng không xác định được.
- Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, doanh nghiệp phải đóng cửa, ngừng sản xuất. Người lao động nghỉ không lương kéo dài nên không tham gia được bảo hiểm xã hội.
- Việc lập danh sách nộp bảo hiểm xã hội cũng là một vấn đề khó khăn. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường hạn chế tối đa sử dụng lao động gián tiếp nên khó chấp nhận các thủ tục rườm rà như: Lập kế hoạch nộp bảo hiểm xã hội hàng năm, danh sách nộp bảo hiểm xã hội hàng tháng, quý... Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp lại thường xuyên biến động nên rất dễ sai sót .
- Thực tế thu bảo hiểm xã hội ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng cho thấy chi phí thu bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao hơn từ 5 đến 10 lần so với chi phí thu ở các khu vực khác. Do vậy, việc chưa giao thành chỉ tiêu pháp lệnh, chi phí thu thấp, lại tính phân bổ đều nên chưa thúc đẩy, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị cơ sở hoàn thành các nhiệm vụ về công tác thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh.
b- Nguyên nhân chủ quan:
- Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đều tìm mọi cách để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm vì chỉ có như vậy mới có khả năng thu lợi nhuận cao hơn. Một trong những chi phí làm tăng thêm giá thành sản phẩm đó là các khoản đóng góp của doanh nghiệp, trong đó có đóng góp về bảo hiểm xã hội. Bởi vậy các doanh nghiệp thường tìm mọi cách trốn nộp bảo hiểm xã hội.
- Không ít người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận thức chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về quyền lợi của mình khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Nhiều trường hợp do tâm lý sợ mất việc làm nên không dám đòi hỏi chủ sử dụng lao động về quyền bảo hiểm xã hội. Đặc biệt có một bộ phận người lao động chưa tin hay vẫn còn nặng nề về nếp sống, thói quen bao cấp, muốn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, nhưng không muốn đóng bảo hiểm xã hội dù số tiền hàng tháng không lớn.
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu hết không có tổ chức Công đoàn làm nòng cốt, chỗ dựa cho người lao động, hưỡng dẫn dúp đỡ người lao động ký kết đăng ký bảo hiểm xã hội khi mới vào làm việc.
- Khả năng quản lý đôn đốc thu nộp bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của hệ thống bảo hiểm xã hội còn hạn chế. Việc đầu tư, tập trung cho công tác về cán bộ, cơ sở vật chất, điều kiện trang kỹ thuật, phương tiện còn ít, cơ chế tài chính khuyến khích cho việc triển khai công tác này chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu tăng nhanh đối tượng tham gia.
- Các cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể, quần chúng, cơ quan bảo vệ pháp luật, chưa sẵn sàng và tích cực phối hợp cùng cơ quan bảo hiểm xã hội vận động người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, hay thực hiện những biện pháp cưỡng chế các chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo Điều lệ bảo hiểm xã hội.
- Việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động cũng như việc hướng dẫn giải đáp những thắc mắc của người lao động ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhất là việc tính thời gian công tác có tham gia bảo hiểm xã hội còn chậm, không cụ thể, thủ tục rườm rà... dẫn đến người lao động hoài nghi về chế độ bảo hiểm xã hội, thậm chí có tư tưởng cho rằng “Nộp bảo hiểm xã hội thì dễ, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của Nhà nước thì khó” do đó ảnh hưởng đến kết quả thu bảo hiểm xã hội ở khu vực này.
* Về cơ chế quản lý Nhà nước.
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước chưa được đầy đủ, kịp thời. Tính bao quát, cụ thể hoá đối với các chế định pháp luật về hợp đồng lao động, tiền lương, sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động còn có khi chưa sát và phù hợp với thực tế. Sự đồng bộ giữa phương thức phân loại doanh nghiệp, người lao động, chủ sử dụng lao động trong các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước còn có hạn chế...
- Hành lang pháp lý và những chế tài pháp luật Nhà nước cho việc thu nộp bảo hiểm xã hội với đối tượng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa cụ thể và chưa đủ mạnh để buộc các chủ sử dụng lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho các đối tượng bảo hiểm xã hội ( theo quy định và Điều lệ bảo hiểm xã hội ) trong đó có người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc diện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nhưng đến nay, chỉ tiêu thu bảo hiểm xã hội ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chưa được giao thành chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh.
- Quy định đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội phải là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên đã làm cho việc xác định đối tượng trở nên phức tạp và không rõ ràng. Nhất là trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng trên 10 người, lúc thì sử dụng 8-9 người.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội là người chịu trách thu bảo hiểm xã hội lại không có thẩm quyền trực tiếp kiểm tra doanh nghiệp mà bắt buộc phải thông qua sự phối hợp các ban ngành liên quan và Uỷ ban Nhân dân các cấp ở địa phương làm cho công tác điều tra nắm tình hình chậm đi rất nhiều.
- Kết quả về công tác thu bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được xem là một trong những chỉ tiêu chính trong công tác thi đua, khen thưởng của hệ thống bảo hiểm xã hội nên chưa có tác dụng khuyến khích, động viên những đơn vị làm tốt công tác thu bảo hiểm xã hội ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thu bảo hiểm xã hội ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh là công việc khó nhưng không thể không làm. Cùng với việc đề nghị nhà nước, các cơ quan hữu quan phối hợp từng bước khắc phục những khó khăn khách quan, bản thân bảo hiểm xã hội Thành phố cần tháo gỡ những vướng mắc chủ quan thì công tác thu bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ đạt kết quả tốt.
2.2.2.4. Công tác giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Công tác giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian qua của Thành phố Hà Nội được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp tập hợp chứng từ, lập danh sách chi trả, chuyển đến cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội Quận huyện tiếp nhận, thẩm định và:
+ Duyệt thanh toán đối với các chế độ ngắn hạn, cấp tiền để uỷ nhiệm doanh nghiệp chi trả cho người lao động, sau đó quyết toán với bảo hiểm xã hội Thành phố
+ Chuyển tiếp hồ sơ giải quyết các chế độ dài hạn về bảo hiểm xã hội Thành phố để thẩm định và ra quyết định chi trả
Bước 3: Chuyển hồ sơ chế độ dài hạn về bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định trước khi chi trả.
Bước 4: Người lao động nhận trợ cấp ngắn hạn tại doanh nghiệp; trợ cấp một lần tại cơ quan bảo hiểm xã hội; trợ cấp hưu trí, tử tuất hàng tháng ở Uỷ ban nhân dân phường xã.
Do tuân thủ chặt chẽ quy trình trên nên công tác giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động ngoài quốc doanh trong những năm qua có tác động tích cực đối với quá trình nhận thức của các doanh nghiệp và người lao động, giúp cho người lao động ngày càng gắn bó với cơ quan bảo hiểm xã hội, số người tham gia ngày càng tăng.
Tình hình chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội được thể hiện qua bảng 2.5
Bảng số 2.5
Chi trả bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
ở Hà Nội (1996-1999)
Chế độ BHXH
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
1- ốm đau:
+ Số người
+ Số tiền (tỷ đồng)
1669
0,92
2074
0,154
2305
0,259
3332
0,356
2- Thai sản
+ Số người
+ Số tiền(tỷ đồng)
464
0,97
551
1,070
928
1,705
1120
2,206
3- Trợ cấp 1 lần
+ Số người
+ Số tiền (tỷ đồng)
686
0,984
1412
1,842
2166
2,980
3050
3,990
Cộng:
+ Số người
+ Số tiền(tỷ đồng)
2819
2,874
4037
3,066
5399
4,944
8002
6,552
Nguồn: BHXH Việt Nam.
Theo bảng số liệu trên cho ta thấy: Số lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Thành phố được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội ngày một tăng. Năm 1996 là 2819 người, năm 1997 là 4037 người tăng 1218 người. Năm 1998 là 5399 người tăng 1362 người so với năm 1997 và tăng 92% so với năm 1996. Năm 1999 là 8002 người tăng 2603 người bằng 144% so với năm 1998. Tính trong 4 năm ( 1996- 1999) số người được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội là 20257 người bằng 26% tổng số lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian này.
Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, số lao động nhận trợ cấp 1 lần cũng tăng nhanh với số lượng đông (xem bảng 2.6)
Bảng 2.6
Giải quyết chế độ 1 lần cho người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ 1996 - 1999
Đơn vị: người.
Chỉ tiêu
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
1- Tổng số lao động tham BHXH
16736
19703
22830
26830
2- Số lao động nhận trợ cấp 1 lần
686
1421
2166
3050
3- So sánh: 2/1(%)
4%
7%
9%
11%
Nguồn: BHXH Việt Nam
So sánh tỷ lệ số người nhận trợ cấp 1 lần trong tổng số người tham bảo hiểm xã hội hàng năm từ 1996 đến 1999 cho ta thấy tăng từ 4% lên 11%. Như vậy, dễ dàng nhận thấy rằng, xu thế về khả năng được nhận trợ cấp hưu trí của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ ngày càng giảm. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và đáng quan tâm vì nó liên quan đến mục tiêu lớn nhất của bảo hiểm xã hội là hướng người lao động và chế độ hưu trí sau này. Khi mà người lao động nhận trợ cấp một lần, tức là họ chưa nhận thức được hoặc chưa quan tâm tới chế độ hưu trí sau này và điều này cho thấy sức hút của bảo hiểm xã hội đối với họ còn rất hạn chế.
* Một số tồn tại trong công tác giải quyết chế độ chính sách cho người lao động.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện quá nhiều hồ sơ, thủ tục cả về chủng loại và số lượng. Các doanh nghiệp sử dụng rất ít lao động gián tiếp nên khó đáp ứng kịp thời, đầy đủ và đúng yêu cầu.
- Thời gian giải quyết chi trả còn chậm: Thời kỳ đầu, cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt hồ sơ thanh toán chi hai chế độ ngắn hạn theo quý, thời gian chờ đợi là một tháng. Nay thanh toán theo tháng cũng vẫn phải chờ một tháng. Tương tự, thời gian giải quyết hồ sơ trợ cấp một lần dù cố gắng làm nhanh, nhưng do phải đợi bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định nên cũng mất một tháng.
- Trong chi trả trợ cấp ốm đau, trường hợp người lao động nghỉ ngắn ngày ( từ 1-3 ngày )vẫn phải có giấy chứng nhận nghỉ ốm do ngành y tế cấp là hình thức không phù hợp và càng bất hợp lý khi nhờ doanh nghiệp chi trả hộ mà cơ quan bảo hiểm xã hội lại không thể ứng trước tiền cho đơn vị.
Tất cả những hạn chế, tồn tại trên đây cần phải được sửa đổi, điều chỉnh kịp thời để đảm bảo cho hoạt động bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sớm đi vào ổn định và đạt được kết quả tốt. Chương III dưới đây mong muốn sẽ đưa ra được một số giải pháp cụ thể.
Chương III
giải pháp hoàn thiện chế độ Bảo hiểm xã hội đối với người lao độngtrong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở thành phố Hà Nội
Hiện nay chính sách bảo hiểm xã hội đã được đổi mới dựa trên nguyên tắc có đóng có hưởng, tuy nhiên cơ chế bảo hiểm quản lý bảo hiểm xã hội vẫn còn chịu nhiều hình thức, nặng nề phức tạp, quy trình giải quyết còn chậm chạm... Những hạn chế nói trên đã trở thành một trở ngại lớn đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Để khắc phục những hạn chế nhằm mở rộng và hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ đó là:
3.1. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân phường xã tăng cường đối tượng thu và cải tiến nghiệp vụ thu bảo hiểm xã hội
3.1.1. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân phường xã tăng cường đối tượng thu bảo hiểm xã hội
Hiện nay, chỉ có Uỷ ban nhân dân phường xã là nơi có điều kiện nắm chắc tình hình hoạt động cũng như quy mô sử dụng lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội phải phối hợp chặt chẽ và dựa hẳn vào Uỷ ban nhân dân phường xã để xác định doanh nghiệp ngoài quốc doanh nào thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn. Từ đó triển khai công tác thu bảo hiểm xã hội kịp thời đầy đủ. Như vậy, Uỷ ban nhân dân phường xã không chỉ giữ vai trò là đại lý chi trả mà còn là đầu mối rất quan trọng để giúp cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, để hỗ trợ thu bảo hiểm xã hội tại đây.
- Biện pháp thực hiện:
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội bàn bạc với Uỷ ban nhân dân phường xã có chương trình, kế hoạch cụ thể để thường xuyên phối hợp làm tốt công tác điều tra nắm tình hình thành lập, giải thể, chuyển đến chuyển đi, nhất là tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp để triển khai công tác thu bảo hiểm xã hội.
+ Phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ thu hợp lý, giúp Uỷ ban nhân dân phường xã có điều kiện làm tốt công tác cập nhật, nắm tình hình và hỗ trợ thu bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
3.1.2. Từng bước cải tiến mẫu biểu thu bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Do đặc điểm thường xuyên có biến động về lao động tiền lương nên cho đến nay, hàng quý, thậm chí hàng tháng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn phải lập danh sách toàn bộ về số lao động nộp bảo hiểm xã hội trong kỳ dẫn đến hồ thu bảo hiểm xã hội hết sức cồng kềnh, khó đưa công nghệ thông tin vào quản lý. Bởi vậy không đảm bảo được yếu tố kịp thời.
- Hướng cải tiến:
Yêu cầu đơn vị lập biểu thu nộp bảo hiểm xã hội theo phương pháp điều chỉnh tức là hàng quý chỉ lập danh sách những người thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội, không phải lập lại toàn bộ danh sách lao động của doanh nghiệp như hiện nay.
- Kiến nghị: Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội để có văn bản hướng dẫn thật cụ thể, thống nhất về mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội - Đó phải là mức tiền lương ổn định tính theo tháng, được ghi trong hợp đồng lao động chứ không thể là tiền lương tính theo ngày công lao động thực tế. Để tạo điều kiện cải tiến bộ hồ sơ thu bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
3.2. Cải tiến thủ tục, hồ sơ chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn
Cách thức tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn hiện nay của bảo hiểm xã hội là: Đơn vị tập hợp chứng từ, lập các bảng tính toán mức trả theo từng chế độ sau đó nộp cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt và nhận tiền về chi trả cho người lao động. Trình tự này thể hiện nhiều bất hợp lý:
- Cơ quan bảo hiểm xã hội đã coi đơn vị lao động, sử dụng lao động như một bộ phận nghiệp vụ của mình, yêu cầu đơn vị làm quá nhiều hồ sơ, bảng biểu phục vụ cho việc thanh toán. Điều này làm cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hết sức khó khăn vì họ sử dụng nhân lực rất hạn chế.
- Khoản trợ cấp này đến tay người lao động rất chậm trễ, sớm nhất cũng vào đầu quý sau vì phải đến lúc đó, cơ quan bảo hiểm xã hội mới có đủ điều kiện để phê duyệt chi.
- Hướng cải tiến:
+ Cho phép doanh nghiệp tạm thời chi ứng trước cho người lao động bằng nguồn thu bảo hiểm xã hội trong tháng. Khi được cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt chi chính thức thì nộp bổ xung thẳng vào tài khoản thu của bảo hiểm xã hội.
Sở dĩ có thể làm như vậy bởi số chi này rất nhỏ so với số thu (xấp sỉ bằng 1% quỹ lương ); Đến cuối quý khi duyệt chi là có thể thu hồi ngay, cơ quan bảo hiểm xã hội không cần theo dõi tạm ứng như khi cấp tiền ứng trực tiếp.
+ Chỉ yêu cầu doanh nghiệp lập bảng kê và tập hợp giúp chứng từ ốm đau, thai sản, chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội tính toán, lập danh sách nhờ doanh nghiệp chi trả.
+ Thanh toán chi hai chế độ theo quý: Vì đến cuối mỗi quý cơ quan bảo hiểm xã hội mới có đủ căn cứ để duyệt chi ( Bảng đối chiếu thu hàng tháng), mặt khác thanh toán theo quý giúp giảm nhẹ đáng kể công việc ở doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội so với thanh toán theo tháng.
3.3. Cải tiến quy trình và cơ chế giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm xã hội
(Các chế độ: Hưu trí, tử tuất, trợ cấp một lần):
Khác với công nhân viên chức nhà nước có thời gian công tác trước năm 1995 dù không nộp bảo hiểm xã hội vẫn được tính là thời gian có tham gia bảo hiểm xã hội; Lao động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian tham gia bảo hiểm xã hội chỉ được tính từ khi bắt đầu nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Hồ sơ nộp bảo hiểm xã hội từng người được cơ quan bảo hiểm xã hội lưu giữ. Sổ bảo hiểm xã hội từng người được ghi chép, xác nhận từ đầu đến cuối. Đó là những căn cứ gốc, xác thực nhất để giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Hướng cải tiến:
+ Không yêu cầu doanh nghiệp lập “ Bản khai quá trình tham gia bảo hiểm xã hội”. Cơ quan bảo hiểm xã hội tự căn cứ vào hồ sơ nộp bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, sổ bảo hiểm xã hội của người lao động để tính toán, giải quyết chế độ khi họ đủ điều kiện hưởng.
+ Kiến nghị bảo hiểm xã hội Việt Nam thay cơ chế thẩm định hồ sơ ( thực chất là xét duyệt lại hồ sơ) của ban quản lý chế độ chính sách bằng chế độ kiểm tra công tác giải quyết chế độ chính sách ở địa phương sẽ hợp lý và có hiệu quả hơn, đặc biệt, thời gian giải quyết chế độ cho người lao động sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều.
3.4. Cải tiến quy trình cấp sổ, xác nhận và quản lý sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Hiện nay công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội ở thành phố Hà Nội làm còn chậm vì: Số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng đông và quy trình cấp sổ lại khá phức tạp. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sổ bảo hiểm xã hội là một công cụ trực tiếp giúp cho người lao động hiểu rõ hơn nghĩa vụ và quyền lợi bảo hiểm xã hội. Từ đó tin tưởng và góp phần thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội. Do vậy, phải cải tiến quy trình cấp sổ, để người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội là có thể được cấp sổ ngay.
- Hướng cải tiến:
a/ Không cần lập tờ khai cấp sổ bảo hiểm xã hội:
Hiện nay, theo quy định của bảo hiểm xã hội Việt Nam, trình tự cấp sổ có 9 bước, trong đó phải lập 3 tờ khai để cơ quan bảo hiểm xã hội xét duyệt trước rồi mới ghi vào. Trên thực tế, việc lập tờ khai chỉ là để xét duyệt thời gian công tác của các công nhân viên chức nhà nước giai đoạn trước 1995. Đối với khu vực ngoài quốc doanh, người lao động không có nội dung đó.
Nếu không phải lập tờ khai cấp sổ, sẽ rút bớt số lần và thời gian đơn vị lên xuống cơ quan bảo hiểm xã hội bớt nhiều giấy tờ (3 tờ khai ) nhiều lần ký xác nhận của người lao động, của đơn vị và của cơ quan bảo hiểm xã hội đưa sổ đến tay người lao động nhanh chóng, kịp thời.
b/ Giao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trực tiếp quản lý:
Khác với khu vực quản lý Nhà nước, ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần phải giao quyền quản lý sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động để họ tự kiểm tra, giám sát việc các bên liên quan ( Doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội) thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho mình. Đồng thời có nghĩa vụ bảo quản sổ bảo hiểm xã hội cẩn thận, không để hư hỏng, mất mát như tình trạng hiện nay.
3.5. Ưu tiên trang bị công nghệ thông tin vào quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Về lâu dài, nhiệm vụ quan trọng nhất của bảo hiểm xã hội chính là việc quản lý đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội. Công tác quản lý được đặt ra phải chặt chẽ, chính xác và thông suốt đến từng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ này, công nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng. Riêng hoạt động bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với đặc thù của nó, công nghệ thông tin cần phải đi trước một bước do:
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhỏ bé, thiếu ổn định, người lao động làm việc tại đây thường xuyên thay đổi nơi làm việc.
+ Quan hệ tiền công, tiền lương (làm căn cứ đóng và hưởng bảo hiểm xã hội) thường xuyên thay đổi.
+ Số lượng người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội ở thành phố Hà Nôị hiện rất lớn và không ngừng tăng nhanh. Bởi vậy việc quản lý thủ công sẽ rất khó khăn trong việc xác định quá trình tham gia bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động ngoài quốc doanh.
- Biện pháp thực hiện:
+ Trang bị máy vi tính cho tất cả các Quận huyện - là nơi chủ yếu thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh, để thuận tiện cho việc tổ chức quản lý theo nguyên tắc: Thu bảo hiểm xã hội đến đâu phải đưa dữ liệu nộp của người lao động vào máy tính đến đó.
+ Từng bước đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ máy tính theo phương thức vừa học, vừa làm.
+ Tổ chức phần mềm quản lý theo hướng hoàn thiện dần, trước mắt chủ yếu phục vụ công tác nhập dữ liệu và những yêu cầu khai thác sử dụng đơn giản. Trọng tâm là xây dựng kho giữ liệu về quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Kiến nghị bảo hiểm xã hội Việt Nam hỗ trợ kinh phí và có hướng dẫn chỉ đạo cụ thể trong lĩnh vực này.
3.6. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hưỡng dẫn thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội
Hiện nay người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiểu biết rất mơ hồ các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội. Phần đông mới chỉ thấy là phải trích nộp 5% tiền lương tháng, mà chưa biết chắc chắn sau này sẽ được hưởng những gì từ bảo hiểm xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân chính hạn chế kết quả hoạt động bảo hiểm xã hội ở khu vực này.
Mặt khác, thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động lại liên quan đến nghĩa vụ đóng góp rất lớn của doanh nghiệp, vì vậy người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn bị giới chủ bưng bít, che dấu hoặc tuyên truyền sai nội dung, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội.
Chính vì vậy, ngành bảo hiểm xã hội cần phải tăng cường hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, phải xác định thông tin tuyên truyền là một công cụ hết sức quan trọng để làm thay đổi căn bản hoạt động bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay.
* Biện pháp thúc đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền:
- Cơ quan bảo hiểm xã hội phải chủ động kết hợp với các cơ quan thông tin đại chúng cùng thực hiện công tác thông tin tuyên truyền chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội. Đa dạng các hình thức tuyên truyền như: Viết bài, trả lời phỏng vấn, đối thoại với người lao động và doanh nghiệp... Coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của ngành.
- Nội dung tuyên truyền cần chú ý tác động cụ thể vào hai đối tượng:
+ Đối tượng người lao động. Giúp họ hiểu rõ lợi ích của bảo hiểm xã hội, bao gồm: Chỉ phải đóng 5% trong tổng số 20% tiền lương; được hưởng đủ 5 chế độ,
đặc biệt là chế độ hưu trí. Chỉ dẫn người lao động cách thức kiểm tra, giám sát hoặc nơi cần liên hệ để bảo vệ quyền lợi cho mình...
+ Đối với người sử dụng lao động: công tác thông tin tuyên truyền phải tỏ rõ thái độ khen chê, động viên khuyến khích những doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ bảo hiểm xã hội. Mặt khác phải tạo được dư luận mạnh mẽ lên án, phê phán những đơn vị, những người sai phạm, buộc họ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.
3.7. Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước cần sớm bổ xung, sửa đổi Điều lệ bảo hiểm xã hội và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3.7.1. Mở rộng đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội ra tất cả các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh có quan hệ thuê mướn, sử dụng lao động:
Hiện nay Thành phố Hà Nội có tổng số lao động phi nông nghiệp là hơn 700 ngìn người. Tuy nhiên đối tượng thuộc diện bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định chỉ có khoảng 59975.
Thực trạng trên dẫn đến một nghịch lý: Trong khi có rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc diện bắt buộc cố tình né tránh thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, thì cũng có rất nhiều đơn vị kinh tế, nhiều người lao động muốn tham gia bảo hiểm xã hội lại không được chấp nhận. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như:
+ Sự công bằng giữa những người lao động, giữa các đơn vị, các tổ chức kinh tế.
+ Đại bộ phận những người làm công ăn lương trên đây khi về già sẽ không có nguồn thu ổn định để tự nuôi sống bản thân.
* Kiến nghị:
Mở rộng đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc ra tất cả các đơn vị, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có thuê mướn lao động. Bỏ việc khống chế bởi loại hình doanh nghiệp hay số lượng lao động như trước đây.
3.7.2. Sửa đổi chế độ trợ cấp một lần:
Điều 28- Điều lệ bảo hiểm xã hội quy định: Người lao động khi thôi việc ( nếu không đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí), được nhận trợ cấp một lần, cứ mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp bằng một tháng tiền lương.
Quy định như vậy là không có sự định hướng xã hội cho người lao động để lựa chọn chế độ hưởng thật đúng đắn, hợp lý. Hiện nay người lao động làm việc ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh khi thôi việc thường chọn giải pháp nhận trợ cấp một lần vì:
+ Không biết quyền lợi được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội cũ, để khi có điều kiện tham gia tiếp ở đơn vị mới sẽ được tính gộp lại để hưởng chế độ hưu trí sau này.
+ Vì những lo toan trước mắt, nhất là ở trong môi trường làm việc ngoài quốc doanh rất thiếu ổn định, dẫn tới tâm lý chưa quan tâm đến việc lâu dài.
Từ đó dẫn đến tình trạng đại đa số người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xin nhận trợ cấp một lần khi thôi việc và sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là sẽ không có chế độ hưu trí sau này.
* Kiến nghị:
Chính phủ sửa đổi Điều 28 - Điều lệ bảo hiểm xã hội, chỉ cho phép người lao động thôi việc được nhận trợ cấp một lần nếu đã lớn tuổi và không thể có điều kiện để đóng bảo hiểm xã hội đủ thời gian tối thiểu để hưởng chế độ lương hưu.
3.7.3. Có hệ thống thanh tra ngành của bảo hiểm xã hội Việt Nam để đảm bảo tính khả thi của hoạt động bảo hiểm xã hội trong các đơn vị sử dụng lao động nói chung và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng
3.7.4. Sớm ban hành luật bảo hiểm xã hội
Toàn bộ những vấn đề tồn tại của hoạt động bảo hiểm xã hội tại khu vực ngoài quốc doanh, được đặt ra trong đề tài này đều có nguyên nhân sâu xa là:
Đất nước ta đang còn ở trong giai đoạn xây dựng hệ thống pháp luật, do đó luật pháp chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, kể luật pháp bảo hiểm xã hội.
Do đó việc sớm ban hành Luật bảo hiểm xã hội là một yêu cầu khách quan để thực hiện đúng chính sách bảo hiểm xã hội, một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta đối với toàn thể người lao động trong xã hội. Đặc biệt Luật bảo hiểm xã hội hết sức cần thiết cho người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong tình hình hiện nay, vì:
Khu vực ngoài quốc doanh vốn dĩ còn nhỏ bé, thiếu ổn định. Hiện nay, khi lao động xã hội đang dôi thừa thi áp lực lớn nhất của xã hội và người lao động là giải quyết việc làm và những nhu cầu trước mắt, bảo hiểm xã hội chưa phải là nhu cầu bức sức nhất. Lợi dụng đặc điểm này giới chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh tìm mọi cách chốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, dẫn đến hàng triệu người lao động không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Tóm lại, Ban hành luật nhằm bổ sung, sửa đổi hợp lý chính sách bảo hiểm xã hội đồng thời tạo cơ sở pháp lý cao nhất đối với người lao động trong mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và người lao động, tăng cường an toàn, an ninh xã hội và góp phần rất quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Đó là một công việc rất cần thiết và rất quan trọng.
kết luận
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta đối với người lao động, lại có ý nghĩa rất đặc biệt đối với hàng triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường, với cơ cấu nhiều thành phần như hiện nay.
Thực hiện tốt chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo sự công bằng xã hội giữa những người lao động, giữa những doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Thấy rõ tầm quan trọng của việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác này, bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên do những lý do khách quan từ nhiều phía, đến thời điểm hiện nay hoạt động bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế, còn nhiều doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ đóng Bảo hiểm xã hội; nhiều người lao động chưa được thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo hiểm xã hội của mình.
Bằng những phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học, có thể nhận thấy những lý do hạn chế đến kết quả thực hiện công tác này, bao gồm: Việc thực hiện kém hiệu quả của cơ quan kiểm tra pháp luật, đặc biệt là công tác thanh tra sử lý vi phạm của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đối với những vi phạm về bảo hiểm xã hội; khả năng nhận thức còn hạn chế của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; sự quan tâm chưa thật thường xuyên, đúng mức của các cấp uỷ Đảng và Chính quyền địa phương. Bên cạch đó là những bất hợp lý trong một số chế độ, chính sách cụ thể liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động, kể cả quy trình triển khai thực hiện và cơ chế quản lý chế độ, chính sách của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Để những hạn chế trên đây sớm được khắc phục, hoạt động bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhanh chóng đi vào khuôn khổ pháp luật của Nhà nước, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động, cần phải có những biện pháp đồng bộ cả trước mắt và lâu dài mà tôi đã nêu ở trong chương III.
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Bộ luật lao động 1994;
2.Hệ thống văn pháp luật hiện hành về Thương binh và xã hội;
3.Giáo trình kinh tế bảo hiểm trường Đại học kinh tế quốc dân;
4.Giáo trình quản lý kinh doanh bảo hiểm trường Đại học kinh tế quốc dân;
5.Hệ thống văn bản quy định chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam - Nxb Tài chính 1995;
6.Niên giám thống kê về tình trạng lao động từ năm1998-2000 Nxb Thống kê;
7. Hỏi đáp về BHXH -Bộ LĐTB & XH -NXB lao động - xã hội
8. Đề án cải cách chính sách BHXH - BLĐ - 2001
9. Báo cáo kinh tế tóm tắt của ILO về dự thảo Luật BHXH Việt Nam - KennethThompson, Tư vấn ILO 2/2002.
10. Báo cáo đánh giá thực trạng BHXH ở Việt Nam - BLĐ TB & XH - 6/1999
11. Báo cáo tổng kết chính sách BHXH - BLĐ TB & XH tháng 04/2001
12. Chiến lược phát triển BHXH đến năm 2010 - BHXH Việt Nam 2000
13. Báo cáo tổng quan Điều tra, khảo sát doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội năm 1998 - Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được sự động viên giúp đỡ tận tình từ các thầy, các cô, nhà trường, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả các thầy, các cô cùng toàn thể các anh em, bạn bè đặc biệt là thầy Hoàng Trần Hậu đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn Bộ lao động - Thương binh và xã hội; Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã giúp đỡ em tìm hiểu sưu tầm tài liệu cũng như những tác giả có những công trình, bài viết mà luận văn đã trích dẫn.
Sinh viên
Bùi Đức Dương
Danh mục bảng số liệu
Số
Tên bảng
Trang
2.1
Số liệu tổng hợp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh về một số chỉ tiêu đến năm 2000
15
2.2.
Số lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2000
17
2.3.
Số lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội của Hà Nội từ năm 1996 - 2001
19
2.4.
Số thu bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội
20
2.5.
Chi trả bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội (1996 - 1999)
26
2.6.
Giải quyết chế độ một lần cho người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 1996 - 1999
27
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28635.doc