Hiện nay, công tác quản trị rủi ro có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hệ thống tài chính nói chung và các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính nói riêng. Rủi ro có thể phát sinh từ các khoản cấp tín dụng (gồm bảo lãnh) và các khoản đầu tư (đầu tư dự án, đầu tư tài chính, đầu tư chứng từ có giá ). Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các danh mục tín dụng, đầu tư này sẽ hạn chế những rủi ro mà tổ chức tín dụng sẽ gặp phải và tất yếu sẽ giảm bớt được nợ xấu cũng như các tổn thất tài chính khác.
Công ty tài chính cũng như các ngân hàng thương mại đều là định chế tài chính trung gian thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ tài chính. Mặc dù nhìn mặt bằng chung trong tổng tài sản của các công ty tài chính, danh mục tín dụng chiếm tỷ trọng không lớn như các ngân hàng thương mại, nhưng xếp hạng tín dụng cũng đóng một vai trò quan trọng và ngày càng trở nên cần thiết đối với công tác quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng.
Thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay, xếp hạng tín nhiệm do các công ty xếp hạng cung cấp hầu như mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Việc đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp này đã theo một chuẩn mực chung, một nguyên tắc chung, thống nhất, tuy nhiên kết quả xếp hạng có khả năng chưa chính xác vì thông tin không đầy đủ. Ngay cả trên thị trường xếp hạng tín nhiệm (XHTN) quốc tế, các tổ chức xếp hạng hàng đầu cũng không tránh khỏi những sai lầm khi đánh giá rủi ro và đưa ra các kết quả thiếu độ tin cậy. Điều này đã được ghi nhận trong báo cáo dài 37 trang của Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) năm 2009, công bố kết quả điều tra kéo dài 10 tháng trong năm 2007 đối với hoạt động của Fitch, Moody’s và Standard & Poor’s. Báo cáo đã khẳng định điều mà nhiều người Phố Wall từ lâu đã nghi ngờ rằng các tổ chức XHTN này đã “coi thường các xung đột lợi ích và chỉ chú ý đến lợi nhuận khi xếp hạng các loại chứng khoán” (nguồn vnexpress.net). Các cáo buộc của SEC đã cho thấy một sự thật không mấy tốt đẹp về các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, đồng thời phá vỡ sự tintưởng gần như tuyệt đối đã được các nhà đầu tư duy trì trong một thời gian dàitrước khi khủng hoảng xảy ra đối với các tổ chức này. Thực tế đó khiến các tổ chức XHTN này phải nhìn lại các tiêu chí đánh giá, xem xét lại mức độ ảnh hưởng lênkết quả xếp hạng của mối quan hệ giữa họ với khách hàng. Đối với các TCTD, khi sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro thiếu độ chính xác có thể khiến các tổ chức này quá lạc quan về triển vọng khách hàng và sẵn sàng đưa ra các quyết định đồng ý sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Do vậy, không ngừng hoànthiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là việc mà các tổ chức tín dụng cần tiếnhành một cách định kỳ nhằm thích ứng kịp thời với những biến động của thị trường,tăng cường hơn nữa khả năng dự báo trong quản trị rủi ro tín dụng và đồng thời cho thấy tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu.
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện tốt hơn công tác quản trị rủi ro. Nâng cao chất lượng các công cụ đo
lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới. Việc xây dựng hệ
thống XHTD nội bộ đang ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với công tác
quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng trong các TCTD. Mục tiêu đặt
ra đối của PVFC:
- Trước hết sử dụng kết quả chấm điểm XHTD nội bộ để tiến hành phân loại
nợ, thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như quản trị rủi ro.
- Đây là cơ sở để PVFC có thể đưa ra các chính sách một cách đồng bộ, rõ
ràng và hiệu quả phù hợp với từng khách hàng đồng thời là công cụ để các
cấp phê duyệt tín dụng ra quyết định tín dụng một cách tối ưu.
- Bên cạnh đó, hệ thống XHTD sau khi điều chỉnh phải đảm bảo khả năng
quản trị tín dụng thống nhất toàn hệ thống, đây là căn cứ để PVFC có thể dự
báo trước những tổn thất tín dụng theo từng nhóm khách hàng, đưa ra những
rủi ro mang tính cảnh báo cũng như phòng tránh gian lận, từ đó xây dựng
chiến lược và chính sách tín dụng phù hợp.
70
PVFC là TCTD phi ngân hàng, một định chế tài chính trực thuộc một tập
đoàn kinh tế lớn, do vậy việc hoàn thiện hệ thống XHTD cũng đặt ra yêu cầu vừa
phải phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng phải phù hợp với điều kiện, những đặc thù
kinh doanh riêng biệt của PVFC, vừa đảm bảo tính linh hoạt có thể điều chỉnh dễ
dàng với những biến động của nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong thời kỳ hiện
nay khi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đang diễn ra hết sức phức tạp.
Kết quả xếp hạng khách hàng phải tính đến nguy cơ xấu nhất là vỡ nợ hay phá sản,
mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với TCTD, các chỉ tiêu, bộ chỉ
tiêu chấm điểm XHTD trong mô hình phải đảm bảo không quá phức tạp và sát với
thực tế để các đơn vị thực hiện dễ dàng sử dụng, tạo niềm tin với Ban lãnh đạo.
3.5. Các giải pháp hoàn thiện phần mềm xếp hạng tín dụng DN tại PVFC
3.5.1. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ và công tác triển khai XHTD tại PVFC
Hiện nay, trong hệ thống PVFC thì bộ phận Quản trị rủi ro là đầu mối triển
khai, tiếp nhận phản hồi và hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về sử dụng phần mềm
chấm điểm. đến hệ thống XHTD và thực hiện phân loại nợ theo điều 7/QĐ 493 của
NHNN. Giải pháp lúc này là :
Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng, sửa đổi và phổ biến các quy định, quy chế của
PVFC liên quan đến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng như phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN ngày càng phù hợp hơn
với thực tế khi áp dụng.
Chủ trì tổ chức và thực hiện nhiều hơn các buổi hội thảo tại đơn vị với sự
tham dự của lãnh đạo đơn vị và các phòng, ban có liên quan; hướng dẫn trực tiếp về
quy trình, nghiệp vụ đối với các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định tại các đơn vị.
Việc phân cấp, phân quyền xếp hạng tín dụng cũng nên có quy định theo hạn
mức cho từng chi nhánh, từng đơn vị trên toàn hệ thống, để khi vượt khung thì kết
quả xếp hạng cần thiết qua nhiều cấp kiểm soát.
3.5.2. Giải pháp liên quan đến phân loại hệ thống
71
Cách phân loại hệ thống XHTD doanh nghiệp như hiện nay chưa thật tối ưu.
Do vậy, đề tài khuyến nghị nên thay đổi, điều chỉnh cách đặt tiêu đề của hệ thống
xếp hạng rõ ràng hơn, nhìn vào tiêu đề các bộ phận thực hiện có thể phân loại ngay
và sử dụng chính xác bộ xếp hạng tín dụng, không để nhầm lẫn, vì sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến kết quả xếp hạng. Theo cách phân loại của một số TCTD và có sự điều
chỉnh cho phù hợp với PVFC thì có thể phân chia thành 3 đối tượng tương ứng với
3 bộ xếp hạng như sau:
Khách hàng là doanh nghiệp có báo cáo tài chính 2 năm trở lên kể từ khi
phát sinh doanh thu.
Khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập, chưa có đủ báo cáo tài chính.
Khách hàng là doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn thực hiện 1 hay nhiều
dự án và chưa có đủ báo cáo tài chính 2 năm kể từ khi phát sinh doanh thu.
Các chỉ tiêu phi tài chính mang tính chất định lượng ước tính nhưng đều là
những số tính toán tuyệt đối sẽ không thể hiện đúng bản chất. Đề tài kiến nghị sẽ
phù hợp hơn nếu thiết lập các khoảng giá trị tương đối cho các chỉ tiêu này để cán
bộ nghiệp vụ sẽ lưa chọn sau khi ước tính.
3.5.3. Hoàn thiện báo cáo kết quả xếp hạng
Báo cáo kết quả xếp hạng nên có thêm thông tin về điểm chi tiết của từng chỉ
tiêu, sẽ cụ thể hơn cho việc đối chiếu so sánh giữa các kỳ chấm điểm, thấy rõ được
mức độ ảnh hưởng của từng chi tiêu và mức chênh lệch khi chỉ tiêu này thay đổi.
Cần thiết bổ sung thông tin về tài sản đảm bảo trong phần mềm cũng như báo
cáo kết quả xếp hạng như về: tên tài sản đảm bảo, giá trị TSĐB, mức cấp tín dụng,
tỷ lệ cho vay…và có những nhận xét, đánh giá và xếp hạng TSĐB.
Đối với mỗi hệ thống xếp hạng, báo cáo kết quả xếp hạng không chỉ có kết
quả xếp hạng lần này mà cần thiết ghi nhận lại kết quả xếp hạng lần gần nhất trước
đó và chi tiết đến điểm các khoản mục chính như điểm phi tài chính, điểm tài chính,
tổng điểm, xếp loại, nhóm nợ.
72
3.5.4. Hoàn thiện và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin
Chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin đặc biệt là theo hướng
hiện đại, tự động hóa, tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin… sẽ hỗ trợ
cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng
Do hệ thống XHTD có khả năng kết nói dữ liệu với hệ thống core-banking
(hệ thống ngân hàng lõi hiện đại nhất hiện nay), do vậy để phần mềm XHTD ngày
càng hoàn thiện thì PVFC cũng như các TCTD nói chung cần phải có hệ thống IT
mạnh, phần mềm core banking mạnh và vận hành ổn định. Chú trọng hơn vào công
nghệ hóa và đầu tư mạnh công nghệ thông tin là việc làm rất cần thiết. Công nghệ
hiện đại được xem là công cụ hiệu quả nhất hỗ trợ cho công tác quản lý toàn hệ
thống.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin để
quản lý khách hàng. Khi hệ thống công nghệ thông tin mạnh sẽ hỗ trợ cho hoạt
động xét duyệt và giám sát khoản vay hiệu quả hơn.
3.5.5. Tiếp tục hợp tác với các đơn vị tư vấn có uy tín về XHTD và QTRR
Hiện nay, có khá nhiều TCTD đã ký hợp đồng với Ernst & Young Việt Nam
(EYVN) nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với quy định
mới về phân loại nợ định tính theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. EYVN đã
giúp PVFC vận hành thành công hệ thống XHTD nội bộ, và hiện tại rất cần thiết để
EYVN tiếp tục trợ giúp, tư vấn hiệu quả để hoàn thiện và nâng cao hệ thống XHTD
nội bộ bao gồm các mô hình chấm điểm xế hạng tín dụng đối với khách hàng theo
từng nhóm ngành nghề khác nhau và đặc biệt hệ thống phải được thiết kế một số
sản phẩm đặc thù riêng có của PVFC.
Mặt khác, mô hình cần hoàn thiện theo hướng nâng tỷ trọng % các chỉ tiêu
định tính được lượng hóa trong hệ thống xếp hạng, từ đó sẽ giảm mức độ phụ thuộc
vào xét đoán chủ quan của bộ phận chấm điểm khách hàng.
Tuy nhiên, để công tác tư vấn hiệu quả và ít tốn kém yêu cầu trong quá trình
tác nghiệp cần thiết có những phản hồi từ phía các bộ phận nghiệp vụ, có những
73
kiến nghị và đề xuất trực tiếp lên Ban Quản trị rủi ro để yêu cầu điều chỉnh cho phù
hợp.
3.5.6. Hoàn thiện các trọng số, chỉ tiêu phân tích và phân quyền phê duyệt kết
quả xếp hạng.
Hiện nay, trọng số của phần tài chính và phi tài chính trong bộ chỉ tiêu xếp
hạng tại PVFC chỉ phân biệt giữa báo cáo tài chính đã kiểm toán và chưa kiểm toán,
giữa quy mô siêu nhỏ và các quy mô khác:
Bảng 3.1: Tỷ trọng điểm tài chính và phi tài chính đối với từng loại quy mô DN
Quy mô lớn – Trung bình –
Nhỏ
Tổng điểm tài
chính
Tổng điểm phi
tài chính
Báo cáo tài chính đã kiểm toán 35% 65%
Báo cáo tài chính chưa kiểm toán 30% 65%
Quy mô siêu nhỏ
Báo cáo tài chính đã kiểm toán 25% 75%
Báo cáo tài chính chưa kiểm toán 20% 75%
Như vậy, số liệu cho thấy tỷ trọng điểm các chỉ tiêu phi tài chính lớn hơn
nhiều các chỉ tiêu tài chính. Quan điểm này phù hợp đối với các doanh nghiệp có độ
tin cậy báo cáo tài chính thấp. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng khách hàng tại PVFC
khá đa dạng, không chỉ các đơn vị trong tập đoàn Dầu khí, còn có nhiều doanh
nghiệp ngoài ngành có quy mô lớn hay các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị
trường chứng khoán với các thông tin được kiểm toán và công bố rộng rãi. Lúc này,
việc đồng nhất tỷ trọng như trên là chưa thật hợp lý. Trong khi thực trạng hiện nay
tại PVFC cũng như các TCTD khác, khi chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính rất
khó đánh giá mức độ chính xác và trung thực: dựa trên cảm tính và chưa có đủ căn
cứ, nhận xét cũng như đánh giá của cán bộ chấm điểm còn lạc quan và ảnh hưởng
nhiều đến kết quả xếp hạng (như đã trình bày trong chương II về những hạn chế của
hệ thống XHTD DN ). Việc điều chỉnh lại trọng số giữa chỉ tiêu tài chính và phi tài
74
chính đối với hệ thống XHTD nội bộ PVFC lúc này là cần thiết, hạn chế những bất
cập, phù hợp với từng loại quy mô và sự phát triển trong thời gian tới của một tổ
chức tín dụng phi ngân hàng hàng đầu Việt Nam:
- Đưa ra định nghĩa cũng như các tiêu chí chuẩn để xác định quy mô doanh
nghiệp là lớn, trung bình, nhỏ và siêu nhỏ..
- Có thể kết hợp phân loại doanh nghiệp theo quy mô đi cùng các tiêu chí khác
như doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hay doanh
nghiệp được các đơn vị có uy tín cao thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính.
- Điều chỉnh trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho phù hợp với
mỗi loại quy mô doanh nghiệp. PVFC có thể tham khảo trọng số theo Ngân
hàng Chinatrust – Chi nhánh HCM.
Bảng 3.2: Tỷ trọng yếu tố tài chính và phi tài chính của Chinatrust
Quy mô Vừa và nhỏ Trung bình Lớn
Tỷ trọng tài chính 40% 65% 70%
Tỷ trọng phi tài chính 60% 35% 30%
Nguồn: Cẩm nang XHTD Chinatrust
- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích bằng cách tăng thêm nhiều hơn các
chỉ tiêu mang tính định lượng trong bộ chỉ tiêu phi tài chính, các số liệu tính
toán sẽ được yêu cầu có cơ sở hợp lý, hạn chế tính chủ quan của cán bộ chấm
điểm.
3.5.7. Các giải pháp mang tính hỗ trợ
Bên cạnh các đề xuất sửa đổi mô hình như đã trình bày, đề tài cũng đề xuất
các biện pháp, các khuyến nghị mang tính hỗ trợ cần thiết cho hệ thống XHTD DN
tại PVFC, giúp hệ thống phát huy tối đa hiệu quả. Kết quả xếp hạng nhằm đánh giá
mức độ rủi ro của khách hàng nhưng có thể vẫn không phản ánh và khác xa so với
thực tế đặc biệt trong điều kiện kinh tế khủng hoảng có nhiều biến động theo chiều
75
hướng xấu như hiện nay. Yếu tố con người, chuyên môn cùng với những kinh
nghiệm nhạy bén đóng vai trò quan trọng và công nghệ hiện đại cũng không thể
hoàn toàn thay thế. QTRR tín dụng một cách hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ
giữa yếu tố con người và công nghệ, trong đó:
Cần tăng cường tần suất công tác kiểm tra khách hàng, tuân thủ theo đúng
quy định kịp thời cập nhật thông tin về các biến động của khách hàng từ đó sẽ kịp
thời điều chỉnh các chính sách tín dụng một cách hợp lý.
Không ngừng nâng cao, đào tạo trình độ và các kỹ năng dự báo, phân tích và
năng lực đánh giá chuyên môn. Thực tiễn cho thấy kinh nghiệm và kỹ năng của các
chuyên gia, đội ngũ phân tích rủi ro tín dụng luôn đóng vai trò quan trọng và không
có công nghệ nào thay thế được.
3.6. Các kiến nghị đối với nhà nước để hoàn thiện XHTD DN
NHNN cần nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng
CIC. Bài học từ cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ gần đây cũng đã cho thấy một hệ
lụy to lớn khi hệ thống thanh ra giám sát thất bại trong việc điều tiết, giám sát hệ
thống tài chính, chia sẻ thông tin và phối hợp công tác giữa các cơ quan giám sát
quốc gia. Trung tâm thông tin tín dụng chính là cơ quan thu thập thông tin, một
kênh thông tin quan trọng của NHNN và các TCTD, chia sẻ thông tin nhằm ngăn
ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn hoạt
động ngân hàng. Để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động, thông tin
chính xác, đa dạng và nhanh chóng, CIC cần chú trọng xây dựng môi trường làm
việc chuyên nghiệp hơn, xây dựng đội ngũ có trình độ và ứng dụng năng lực công
nghệ hiện đại.
Một giải không kém phần quan trọng là nhà nước cần sớm thiết lập một cơ
chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ quan chủ chốt:
NHNN, Bộ tài chính, Bảo hiểm tiền gửi cũng như ủy ban giám sát tài chính quốc
gia. Thông tin sẽ đầy đủ nhưng không bị chồng chéo và từ đó hỗ trợ rất nhiều cho
các TCTD và DN.
76
Ngoài ra, chính phủ Việt Nam nên đưa ra một khung pháp lý tối thiểu cho
hoạt động xếp hạng tín nhiệm trong nước và cần thiết phải xây dựng những công ty
xếp hạng tốt ở Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu này, đề tài kiến nghị nên xây dựng một mô hình XHTD
chung, chuẩn cho tất cả các TCTD và NHNN chính là cơ quan giám sát cao nhất.
Tuy nhiên, NHNN sẽ giám sát ở góc độ vĩ mô, có đan xen kiểm tra định kỳ hoặc đột
xuất nhưng mọi các thức phân quyền về thẩm quyền phê duyệt vẫn được trao quyền
chủ động cho từng TCTD. Định kỳ NHNN sẽ đánh giá cũng như nhận mọi phản
hồi, đóng góp từ tất cả các TCTD và chắc rằng mô hình này sẽ nhanh chóng được
hoàn thiện. Đây cũng được xem như là một mô hình QTRR tập trung, phát huy
được nhiều ưu điểm: sẽ nâng cao tính chuyên môn hóa, phản ánh chất lượng tín
dụng của các doanh nghiệp được xếp hạng một cách chính xác hơn và có cơ sở làm
căn cứ so sánh khi tất cả các TCTD áp dụng chung một mô hình.
Đây là một kiến nghị mà đề tài tự đánh giá là rất mạnh dạn đề xuất dù biết
việc thực hiện trong thực tế là rất khó. Có thể thực hiện được hay không, không chỉ
phụ thuộc vào tính thống nhất cao từ NHTW đến các TCTD, mà còn phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố liên quan đến nguồn lực, nhân lực cũng như hệ thống cơ sở vật nhất
và đặc biệt là hệ thống thông tin hiện đại hóa.
Kết luận nghiên cứu của chương III:
Đề tài đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện XHTD doanh nghiệp
của PVFC dựa trên chính thực trạng và những mặt còn hạn chế của hệ thống; đồng
thời có tham khảo những tiến bộ, ưu điểm của các mô hình chấm điểm của các
TCTD khác làm cơ sở đề xuất nhằm hoàn thiện XHTD DN tại PVFC.
77
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hiện nay khi mà « có nhiều tác nhân dẫn đến khủng hoảng tài
chính, hệ quả của nó là dẫn đến quá nhiều tín dụng và các chuẩn mực yếu kém trong
việc cho vay. Yếu huyệt của hệ thống ngân hàng trong việc hình thành rủi ro này
bắt nguồn từ việc lạm dụng đòn bẩy tài chính, quá ít vốn bắt buộc » (phát biểu
Stefan Walter, Tổng thư ký Uỷ Ban Giám sát Ngân Hàng Basel ». Vì vậy, sau khi
đưa ra tiêu chuẩn Basel II, Ủy Ban giám sát tiếp tục cho ra đời các tiêu chuẩn Basel
III để củng cố thêm bức tường thành an ninh tài chính – ngân hàng, các biện pháp
giám sát chặt chẽ hơn.
Vì vậy hệ thống XHTD nội bộ tại các TCTD cũng cần được xây dựng và
thực hiện nghiêm túc, trung thực, đúng đắn để công cụ này phát huy chức năng
đánh giá thực lực và triển vọng khách hàng, tránh tình trạng sử dụng nó như một
công cụ để điều chỉnh chính sách khách hàng theo những ý kiến mang tính chủ
quan.
Đề tài nghiên cứu «Giải pháp hoàn thiện XHTD doanh nghiệp PVFC » đã
làm rõ và thống kê khá đầy đủ hệ thống các lý luận về XHTD cho khách hàng
doanh nghiệp cũng như quản trị rủi ro tín dụng. Đề tài cũng đã phân tích và có cái
nhìn khá toàn diện về hệ thống XHTD nội bộ tại Tổng công ty tài chính CP Dầu khí
Việt Nam (PVFC). Với các phương pháp nghiên cứu chuyên sâu và tiếp cận các
nguồn thông tin thực tế: Thống kê lịch sử, phân tích số liệu, nghiên cứu tình
huống… từ đó đưa ra những đánh giá, giải pháp mang tính thực tiễn cao và giúp
hoàn thiện hệ thông xếp hạng PVFC.
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Báo cáo thường niên PVFC 2009, 2010 và báo cáo tài chính 6 tháng/2011,
2. Bản cáo bạch PVFC “niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP
HCM” 2008.
3. PVFC (2010), “Cẩm nang xếp hạng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp năm
2010”, PVFC.
4. Lê Tất Thành, “các phương pháp xếp hạng trên thế giới”,
5. Ngân hàng Nhà Nước (2002), “Quyết định 57/2002/QĐ-NHNN: Triển
khai thí đ iểm đề án phân t ích, xếp loạ i t ín dụng doanh nghiệp”
6. Ngân hàng Nhà Nước (2005), “Quyết định 493/20052/QĐ-NHNN: Quy định về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng của tổ chức tín dụng”
7. Ngân hàng Nhà Nước (2007), “Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN: Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”.
8. Deloite (2010), “hội thảo đánh giá rủi ro”, Deloite Viet Nam.
9. Nguyễn Trường Sinh (2009), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của
Vietcombank, Luận văn Thạc Sĩ Kinh Tế
10. Trung tâm Thông tin tín dụng (2010), “Bản thông tin xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp”, Trung tâm Thông tin tín dụng.
11. Chu Hương Giang (2009), “Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi
ro tại các NHTM Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế.
79
12. BIDV (2004), “Sổ tay tín dụng”, BIDV
13. Lâm Minh Chánh (2007), “Dùng chỉ số Z để ước tính Hệ số Tín Nhiệm”,
www.saga.vn
14. ACB (2010), “Sổ tay xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho khách hàng doanh
nghiệp năm 2010”, ACB
“Hướng dẫn chấm điểm dành cho khách hàng doanh nghiệp – Module
scoring phân loại nơ”, ACB
“Hướng dẫn chấm điểm dành cho khách hàng doanh nghiệp – Module
scoring xét duyệt”, ACB
15. Ths Nguyễn Đức Trung - Học Viện Ngân Hàng “Phương pháp ước tính tổn thất
tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và những ứng
dụng trong quản trị rủi ro”, www.rating.com.vn.
16. Thùy Linh - Phòng Nghiên cứu tiền tệ- ngân hàng Quốc tế, “Sự lên ngôi của
thuyết “Thiên nga đen”. Nhà đầu tư có nên tiếp tục đặt niềm tin vào các bản xếp
hạng tín nhiệm?”, ngày 19/04/2011.
17. Hải Lý (2011) “Dịch chuyển tài sản ở PVF: chuyển hướng thành ngân hàng
thương mại?”, http//.cafef.vn.
18. Nguyễn Thành Huyên (2009), hoàn thành hệ thống XHTD của Vietcombank,
luận văn thạc sỹ kinh tế.
B. Tiếng Anh
19. Chinatrust bank (2009), “Statistical Modelling in Credit Rating”, Chinatrust
bank.
20. Edward I. Altman (1968), “Predicting Financial Distress Of Companies:
Revisiting The Z-Score And Zeta® Models”, New York University
21. Edward I. Altman (1968), “The use of credit scoring models and the important
of a credit culture”, New York University
80
22. Fitch (2008), “Corporate Rating Methodology”, www.fitchratings.com
23. Moody's (2008), “Moody's Rating Symbols and Definations”,
www.moodys.com
24. Standard & Poor's (2008), “Standard & Poor's Ratings Definitions”, Standard &
Poor's
81
PHỤ LỤC 1:
Áp dụng một số điều chỉnh cần thiết thông qua các giải pháp hoàn thiện
để chấm điểm xếp hạng lại cho công ty X
Doanh nghiệp X như đã phân tích ở trên có một số hạn chế trong cách đánh
giá khi xếp hạng tín dụng nội bộ. Với mô hình XHTD nội bộ hiện tại, đề tài nghiên
cứu có thể điều chỉnh lại trọng số của các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính.
Doanh nghiệp có quy mô khá lớn, hoạt động có uy tín trong ngành vận tải
biển trong thời gian vừa qua. Mặt khác, báo cáo tài chính được kiểm toán bởi
Deloite - Một trong bốn công ty kiểm toán có uy tín nhất thế giới hiện nay nên báo
cáo tài chính và các chỉ tiêu tính đoán được đánh giá có mức độ tin cậy khá. Đề tài
mạnh dạn đề xuất trọng số phi tài chính giảm còn 60%, trọng số chỉ tiêu tài chính là
40%.
Mặt khác, điều chỉnh khách quan và khắt khe hơn khi chấm điểm phi tài
chính đúng với tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng như thị trường.
Kết quả xếp hạng trước và sau khi điều chỉnh cho kỳ xếp hạng Quý I/2011
như sau (kết quả chấm điểm tài chính không thay đổi).
Bảng 1: Kết quả xếp hạng công ty X trước và sau khi có điều chỉnh
1. THÔNG TIN TÀI CHÍNH Điểm trước khi điều chỉnh
Điểm sau khi
điều chỉnh
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản 17 17
Nhóm chỉ tiêu hoạt động 11 11
Nhóm chỉ tiêu cân nợ 5 5
Nhóm chỉ tiêu thu nhập 13.4 13.4
Tổng điểm thông tin tài chính 46.4 46.4
2.THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH Điểm
Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng 44 40
Trình độ quản lý và môi trường nội bộ 93.2 93.2
Quan hệ với PVFC 93.8 93.8
Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành 91 81
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của DN 78.6 75.2
82
Tổng điểm thông tin phi tài chính 87.65 82.90
3. KẾT QUẢ XẾP HẠNG
Tổng điểm theo kết quả xếp hạng 73.21 68.30
Phân loại A BBB
Nhóm nợ theo kết quả XHTD Đủ tiêu chuẩn Đủ tiêu chuẩn
Nguồn: Chấm điểm theo hệ thống xếp hạng nội bộ PVFC sau khi điều chỉnh, sau
đó tính lại kết quả theo tỷ trong điểm tài chính và phi tài chính như đề xuất.
Nhìn vào kết quả xếp hạng cho thấy, điểm xếp hạng doanh nghiệp giảm từ
hạng A xuống BBB. Trong thời gian tới nếu tình hình doanh nghiệp và thị trường
không được cải thiện thì kết quả kỳ chấm điểm xếp hạng tiếp theo có thể dưới 68
điểm và đối chiếu theo cách phân hạng tại PVFC hiện nay thì doanh nghiệp sẽ giảm
xuống còn BB. Lúc này, nợ của công ty X thuộc nhóm 2 - Nợ cần chú ý và cách
thức quản trị rủi ro và áp dụng chính sách khách hàng với Công ty CP X sẽ phải
thay đổi, thậm chí phải trích lập dự phòng rủi ro cho khoản cấp tín dụng này. Tuy
nhiên, hiện nay chính sách vĩ mô đang có tác dụng chiều hướng tích cực, nhiều nhà
phân tích cũng đã có cái nhìn lạc quan hơn về tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới
trong thời gian tới. PVFC mong muốn cũng sẽ đón đầu thị trường vì vậy cũng là
một lý do giải thích cho những đánh giá lạc quan hơn trong cách xếp hạng khách
hàng này hiện nay.
83
PHỤ LỤC 2:
Phương pháp ước tính DPRR tín dụng theo chuẩn mực quốc tế IAS 39
Phương pháp ước tính dự phòng theo IAS 39 gồm hai phần: “Phân loại các
khoản cho vay” và “lập dự phòng”. Danh mục tín dụng, trước hết, được phân loại
căn cứ vào chất lượng các khoản cho vay. Mức dự phòng cụ thể sẽ được xác định
dựa trên các mức phân loại của khoản vay và chiết khấu dòng tiền trả nợ ước tính
của các khoản cho vay đó.
Bước 1: Phân loại khoản vay
Sau khi chấm điểm khách hàng vay theo hệ thống XHTD nội bộ, mỗi khoản
vay sẽ được xếp vào một trong năm loại sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ
dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Tiêu chí phân loại các
khoản cho vay được tóm tắt như sau:
Nợ đủ tiêu chuẩn: không có những điểm yếu có thể ảnh hưởng đến khả năng
thu hồi nợ theo như thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Cơ cấu khoản vay tốt nên
việc thu hồi nợ gốc và lãi được thực hiện kịp thời và đầy đủ xét trên mọi phương
diện. Tóm lại đây là khoản vay tốt cho khách hàng tốt.
Nợ cần chú ý không có những điểm yếu rõ ràng nhưng có biểu hiện rủi ro ở
mức độ cao hơn ở mức độ rủi ro thông thường. Khoản cho vay này có thể có cơ cấu
không hợp lý hoặc thể hiện xu hướng giảm sút, hoặc có các tính chất khác làm tăng
rủi ro không thu hồi được nợ.
Nợ dưới tiêu chuẩn có những điểm yếu tín dụng rõ ràng, ảnh hưởng đến khả
năng thu hồi nợ. Khoản cho vay không được đảm bảo bằng tình hình tài chính hoặc
khả năng thanh toán khả quan của khách hàng. Với các khoản cho vay xếp loại
“dưới tiêu chuẩn”, công ty có thể chịu một số tổn thất nếu các điểm yếu tín dụng
không được khắc phục.
84
Nợ nghi ngờ có đầy đủ các điểm yếu của một khoản cho vay “dưới tiêu
chuẩn”. Thêm vào đó, khoản cho vay này còn có những điểm yếu làm cho khả năng
hoàn trả toàn bộ khoản vay, dựa trên các điều kiện hiện tại là không chắc chắn. Ví
dụ về một khoản vay “nghi ngờ” là khoản vay có các đặc điểm của khoản cho vay
“dưới tiêu chuẩn” và thêm vào đó, khoản cho vay này đã quá hạn lâu và không được
đảm bảo bằng đầy đủ giá trị có thể thực hiện được của tài sản thế chấp.
Nợ có khả năng mất vốn là những khoản cho vay rất khó có khả năng thu hồi
và giá trị thực hiện quá nhỏ đến mức khả năng tiếp tục được ghi nhận là tài sản
không được đảm bảo. Điều này không có nghĩa là các khoản cho vay này hoàn toàn
bị mất, nhưng trên thực tế đó là các khoản vay cần được xoá mặc dù trong tương lai
Công ty có thể thu hồi được phần nào các khoản cho vay bằng nhiều biện pháp.
Bước 2: Lập dự phòng theo IAS 39
Theo đó dự phòng cụ thể được xác định cho các khoản cho vay thuộc một
trong năm mức phân loại cuối cùng theo kết quả của bước 1, dựa trên việc thực hiện
chiết khấu dòng tiền ước tính có thể thu hồi được từ việc hoàn trả nợ vay của các
khoản cho vay. Giá trị ước tính của các tài sản đảm bảo cũng được xem xét khi xác
định dòng tiền ước tính thu hồi được.
85
PHỤ LỤC 3: XHTN THEO CHỈ SỐ Z VÀ ZETA CỦA EWARD I.ALTMAN
Dựa vào những nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác
nhau tại Mỹ, chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968), Đại Học New
York. Đây là mô hình dự báo dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân tích
biệt số đa yếu tố (MDA), trên thế giới ít có phương pháp nào được kiểm tra kỹ
lưỡng và chấp nhận rộng rãi như hàm thống kê “chỉ số Z”. Do vậy, mặc dù chỉ số Z
được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy
khá cao.
Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5:
X1=
Vốn luân chuyển
Tổng tài sản
Vốn luân chuyển (vốn lưu động ròng) = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
Những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tỷ số X1
X2 =
Lợi nhuận giữ lại
Tổng tài sản
Tỷ số X2 này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian.
Sự trưởng thành của công ty cũng được đánh giá qua tỷ số này. Các công ty
mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi
nhuận. Theo một nghiên cứu của Dun & Bradstreet (1993), khoảng 50%
công ty phá sản chỉ hoạt động trong 5 năm.
X3 =
EBIT
Tổng tài sản
86
Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng tạo
ra lợi nhuận từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Atlman thể hiện tốt
hơn các thước đo tỷ suất sinh lợi.
X4 =
Giá thị trường của vốn cổ phần
Giá sổ sách của nợ
Nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn
Vốn cổ phần = cổ phần thường + cổ phần ưu đãi
Tỷ số X4 này cho biết giá trị tài sản của công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước
khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu tỷ số này thấp
hơn 1/3 thì xác suất công ty phá sản là rất cao. Đối với công ty chưa cổ phần
hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị sổ sách của vốn cổ phần.
X5 =
Doanh thu
Tổng tài sản
Đo lường khả năng quản trị của công ty để tạo ra doanh thu trước sức ép
cạnh tranh của các đối thủ khác. Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong
mô hình nhưng nó là một tỷ số quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô
hình được nâng cao. X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành
khác nhau và các quốc gia khác nhau.
Chỉ số Z của Altman đã được sử dụng hiệu quả ở Mỹ (dự báo chính xác 95%
đối với mẫu dữ liệu) và nhiều nước khác nên việc áp dụng trong lĩnh vực XHTD
hay dự báo phá sản ở Việt Nam là hoàn toàn có thể. Vào thập niên 60s, một số
nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ số dòng tiền trên nợ là tỷ số rất tốt để dự báo, nhưng do
trong giai đoạn này, dữ liệu về dòng tiền và khấu hao của các doanh nghiệp không
nhất quán nên chỉ số Z của Altman không bao gồm các tỷ số có liên quan đến dòng
tiền.
87
Từ một chỉ số Z ban đầu, Altman phát triển thêm Z', Z", Z" điều chỉnh để có
thể áp dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5
Nếu Z >2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá
sản
Nếu 1,8< Z <2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy
cơ phá sản
Nếu Z <1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z' = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5
Nếu Z' > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá
sản
Nếu 1,23 < Z' < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy
cơ phá sản
Nếu Z' <1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản
cao.
Đối với các doanh nghiệp khác:
Chỉ số Z" dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh
nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được đưa ra.
Z" = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
Nếu Z" >2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá
sản
Nếu 1,2 < Z" < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy
cơ phá sản
88
Nếu Z <1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Altman đã nghiên cứu trên 700 công ty
để cho ra chỉ số Z" điều chỉnh:
Z"điều chỉnh = 3,25 + Z" = 3,25 + 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
Z" điều chỉnh có tương đồng khá cao với các hạng mức tín nhiệm trái phiếu của
S&P (bảng 1.1). Hàm ý rằng các mô hình toán học có thể sánh ngang với phương
pháp chuyên gia.
Bảng 1.1: Mối tương quan giữa hệ số Z” và XHTD trái phiếu của S&P
Đối tượng Z” điều chỉnh Hạng mức tín nhiệm S&P Ghi chú
Doanh nghiệp nằm
trong vùng an toàn,
chưa có nguy cơ
phá sản
>8,15 AAA
Trái phiếu có thể
đầu tư
7,60 – 8,15 AA+
7,30 – 7,60 AA
7,00 – 7,30 AA-
6,85 – 7,00 A+
6,65 – 6,85 A
6,40 – 6,65 A-
6,25 – 6,40 BBB+
5,85 – 6,25 BBB
Doanh nghiệp nằm
trong vùng cảnh
báo, có thể có nguy
cơ phá sản
5,65 – 5,85 BBB-
Trái phiếu có độ
rủi ro cao
5,25 – 5,65 BB+
4,95 – 5,25 BB
4,75 – 4,95 BB-
4,50 – 4,75 B+
4,15 – 4,50 B
Doanh nghiệp nằm
trong vùng nguy
hiểm, nguy cơ phá
sản cao
3,75 – 4,15 B-
Trái phiếu không
nên đầu tư
3,20 – 3,75 CCC+
2,50 – 3,20 CCC
1,75 – 2,50 CCC-
0 – 1,75 D
Nguồn: Lâm Minh Chánh (2007), "Dùng chỉ số Z để ước tính Hệ số Tín Nhiệm"
Chỉ số Zeta
Zeta là một chỉ số được Altman cải tiến từ chỉ số Z, Zeta phù hợp hơn với dữ
liệu tài chính của các công ty sản xuất và bán lẻ với độ chính xác hơn 90% trước khi
89
phá sản 1 năm và chính xác trên 70% từ năm thứ 5 trở đi trước khi phá sản.
Vì tính độc quyền của mô hình nên Altman không công bố một cách đầy đủ các
trọng số của mô hình mà chỉ cung cấp 7 biến số mô hình sử dụng:
X1 =
EBIT
Tổng tài sản
Chú ý tổng tài sản không bao gồm các lợi thế thương mại và tài sản vô hình
trong các biến số của Zeta.
X2 = Mức ổn định thu nhập
Chỉ tiêu này đo lường sai số chuẩn trong xu hướng của X1 trong vòng 5 đến
10 năm. Rủi ro kinh doanh thường được biểu hiện thông qua sự dao động của
thu nhập nên biến số này tỏ ra có hiệu quả đặc biệt.
Bên cạnh đó, Altman cũng đánh giá thông tin chứa đựng trong một vài biến
số tương tự để đo lường những rủi ro có thể xảy ra đối với công ty. Những
biến số này có ý nghĩa nhưng không được đưa vào mô hình:
X3 =
EBIT
Lãi vay
Tỷ số này được chuyển sang thước đo log cơ số 10 để chuẩn hóa và làm cho
khác biệt giữa các tỷ số không quá lớn. Lãi vay bao gồm lãi phải trả cho các
tài sản thuê ngoài.
X4 =
Lợi nhuận giữ lại
Tổng tài sản
X5 =
Tài sản lưu động
Tổng tài sản
90
X6=
Vốn cổ phần thường
Tổng vốn
Vốn cổ phần thường được tính bằng giá trị thị trường bình quân trong thời
gian 5 năm.
Tổng vốn = Vốn cổ phần thường + cổ phần ưu đãi + nợ + tài sản thuê ngoài
đã được vốn hóa.
X7 = Quy mô (tổng tài sản)
Biến số này được điều chỉnh tùy theo những thay đổi trong báo cáo tài chính.
Quy mô tài sản cũng được chuyển sang thước đo log cơ số 10 để chuẩn hóa
phân phối của biến. Mô hình này được nhiều ngân hàng ở các nước áp dụng
và phát triển thành các mô hình khác để xếp hạng khách hàng vay như mô
hình mạng nơ-ron thần kinh (neural network), mô hình dựa trên mức tăng giá
thị trường.
91
PHỤ LỤC 4:
PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM XẾP HẠNG CỦA MOODY’S
Moody's xếp hạng các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ dựa trên 6 nhân tố
chính, trong đó bao gồm 16 nhân tố phụ. Tỷ trọng các nhân tố phụ được các chuyên
gia của Moody's xây dựng và điều chỉnh để có thể đánh giá được tốt nhất các doanh
nghiệp trong danh mục của Moody's.
Bảng 1.3: Các nhân tố XHTN doanh nghiệp ngành bán lẻ của Moody’s
Nhân tố xếp
hạng
Tỷ trọng
nhân tố Nhân tố phụ
Tỷ trọng nhân
tố phụ
Doanh nghiệp
và biến động
dòng tiền
13%
Tính biến động của sản phẩm bán lẻ 6%
Sự đa dạng hóa khu vực hoạt động 4%
Tính thời vụ của dòng tiền hoạt
động kinh doanh 3%
Vị thế trong
ngành 26,5%
Doanh thu 10%
Thị phần theo phân đoạn và khả
năng cạnh tranh 10%
Khả năng sinh lời và quản lý chi phí 7%
Đầu vào/ra sản
phẩm 12%
Chất lượng kinh doanh – quality of
merchandising 5%
Chuỗi cung ứng 7%
Các đối thủ
mới 7,5%
Đầu tư vào chất lượng của cửa hàng 3%
Rào cản gia nhập ngành 5%
Chính sách tài
chính/tính
thanh khoản
8%
8%
Các tỷ số tài
chính 33%
Nợ/ EBITDA 8%
RCF/Nợ thuần 8%
EBITA/Lãi vay 7%
FCF/Nợ thuần 3%
CFO/Nợ 7%
Tổng 100%
Nguồn: Global Retail Industry Moody’s
92
Các bước tính điểm của Moody’s (5 bước):
Bước 1: Từng nhân tố phụ sẽ sẽ được đánh giá theo các hạng mức từ Aaa đến Caa
bằng cách so sánh giá trị từng nhân tố phụ của công ty với giá trị chuẩn mà Moody's
đưa ra. Nhân tố đó nằm ở hạng mức nào thì sẽ ghi số 1 vào ô tương ứng với nó.
Bảng 1.4: Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ngành bán lẻ của Moody’s: B1
B1: Đánh giá các nhân tố xếp hạng Aaa Aa A Baa Ba B Caa
Doanh nghiệp và biến động của dòng tiền
Tính biến động của sản phẩm bán lẻ 1
Sự đa dạng hóa khu vực hoạt động 1
Tính thời vụ của hoạt động kinh doanh 1
Vị thế trong ngành bán lẻ
Doanh thu 1
Thị phần theo phân đoạn và khả năng cạnh
tranh
1
Khả năng sinh lợi và quản lý chi phí 1
Đầu vào/đầu ra sản phẩm
Chất lượng kinh doanh 1
Chuỗi cung ứng 1
Các đối thủ mới
Đầu tư vào chất lượng cửa hàng
Rào cản gia nhập ngành
Chính sách tài chính/tính thanh khoản
Chính sách tài chính/tính thanh khoản 1
Các tỷ số chính
Nợ/EBITDA 1
RCF/Nợ thuần 1
EBITA/Lãi vay 1
FCF/Nợ thuần 1
CFO/Nợ 1
Nguồn: Global Retail Industry Moody’s
Bước 2: Sau khi đã điền số 1 vào đầy đủ các nhân tố, chúng ta nhân các ô chứa số 1
này với “Tỷ trọng nhân tố phụ” ở Bảng 2.3 và tính tổng theo từng mức xếp hạng
Aaa - Caa.
93
Bảng 1.5: Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ngành bán lẻ của Moody’s: B2-B5
Các bước tính điểm Aaa Aa A Baa Ba B Caa Tổng
B2: Tổng điểm đã điều chỉnh theo
tỷ trọng
0.48 0.3 0.04 0.11 0.05 0.03 0 100%
Trọng số ứng với từng hạng mức 1 1 1 1 1.5 2.8 3
B3: Tổng điểm đã điều chỉnh theo
trọng số
0.48 0.3 0.04 0.11 0.08 0.08 0 1.079
B4: % điểm số của từng hạng mức 44% 27% 4% 10% 7% 8% 0 100%
Giá trị điều chỉnh thang đo 1 3 6 9 12 15 18
B5: Điều chỉnh theo thang đo của
Moody’s
0.44 0.82 0.22 0.92 0.83 1.17 0 4.4
Nguồn: Global Retail Industry Moody’s
Bước 3: Điều chỉnh theo “Trọng số ứng với từng hạng mức”. Tổng điểm của các
nhân tố phụ ở B1 nằm trong mức từ Ba trở xuống thì trọng số của hạng mức sẽ càng
cao (1.5, 2.8, 3). Sự điều chỉnh mang tính thận trọng này làm cho sự sụt giảm trong
nhân tố này không thể bù đắp được bởi sự gia tăng của nhân tố khác, nhằm phân
biệt tốt hơn nhóm đầu tư và không đầu tư.
Bước 4: Trong bước này ta điều chỉnh điểm số ở Bước 3 thành tỷ lệ phần trăm trên
tổng điểm của các hạng mức.
Bước 5: Nhân % điểm số ở Bước 4 với Giá trị điều chỉnh thang đo để điều chỉnh
sang thang đo của Moody's, chúng ta có tổng điểm là 4.4. So với Bảng 5 thì doanh
nghiệp này được xếp hạng Aa.
Bảng 1.6 : Thang điểm XHTN doanh nghiệp ngành bán lẻ của Moody’s
Xếp hạng Aaa Aa A Baa Ba B Caa
Tổng điểm 0-1.49 1.5- 4.49 4.5-7.49 7.5-10.49 10.5-13.49 13.5-16.49 16.5-18
Nguồn: Global Retail Industry Moody’s
94
PHỤ LỤC 5: MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾT QUẢ XẾP HẠNG TÍN
DỤNG CỦA CHINATRUST BANK VÀ KẾT QUẢ XẾP HẠNG TÍN
DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC BÊN NGOÀI
Việc chỉ ra mối quan hệ giữa các mức xếp hạng tín dụng bên ngoài và mức
xếp hạng nội bộ (CTCB ORR) được dựa vào cách đánh giá chuyên môn của các
chuyên viên tín dụng cao cấp về các khách hàng chọn mẫu cũng như thứ tự xếp
hạng của họ. Chuyên viên khách hàng và quản lý tín dụng có thể tham chiếu bảng
sắp xếp dưới đây để hiểu được rủi ro tín dụng dựa theo một hệ thống xếp hạng mới.
Cần lưu ý, các chỉ tiêu xếp hạng, cách đánh giá, phương pháp xếp hạng cũng như
mục đích ở mỗi hệ thống xếp hạng là hoàn toàn khác nhau. Bảng thông số này chỉ
giải thích mối quan hê mang tính tương đối.
Bảng 1.8: Mối tương quan giữa mức XHTD Chinatrust và các tổ chức bên
ngoài
Mức xếp
hạng
Chinatrust
(CTCB
ORR)
Xác
suất vỡ
nợ
trong
lịch sử
S&P/Fitch Moody’s
Thang điểm xếp hạng hiện
đang áp dụng của Chinatrust
Chi
nhánh
Tokyo
Chi
nhánh
Indonesia,
& New
Delhi
Chi
nhánh
New
York
0 0,001%
Các chính phủ, ngân hàng trung ương, chính phủ liên
bang có chỉ số xếp hạng dài hạn cao hơn hoặc bằng AA-
cũng như các bộ ngành liên quan.
1 0,03% AA- hoặc tốt hơn
Aa3 hoặc
tốt hơn 1 1 1
2 0,10% A+ đến A- A1 đến A3 1 1 1
3 0,16% BBB+ Baa1 2 1 1
4 0,26% BBB Baa2 2 1 2
5 0,42% BBB- Baa3 3+ 2 3+
6 0,61% BBB-*- Baa3*- 3+ 2 3+
95
7 0,90% BB+ Ba1 3+ 2 3
8 1,35% BB Ba2 3 3+ 3
9 2,04% BB- Ba3 3 3+ 3-
10 3,15% BB-*- Ba3*- 3 3 3-
11 4,93% B+ B1 3 3 3-
12 7,82% B B2 3- 3- 3-
13 12,61%
B- hoặc
mức thấp
hơn B-
B3 hoặc
mức thấp
hơn B3
4 4 4
Nguồn: Ngân hàng Chinatrust
Chú ý: “ *-” : khi xem xét khắt khe hơn, bi quan hơn
Tỷ trọng điểm giữa bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính, giữa các
yếu tố định tính và định lượng được Chinatrust phân định rất khác nhau với từng
loại quy mô doanh nghiệp, với các lĩnh vực đặc thù cũng như đối với khách hàng cá
nhân.
Bảng 1.9: Tỷ trong điểm theo quy mô và loại hình doanh nghiệp
General Segment SME Middle Jumbo
Tỷ trọng chỉ tiêu
tài chính
40% 65% 70%
Tỷ trọng chỉ tiêu
phi tài chính
60% 35% 30%
Theo lĩnh vực cụ thể
Bất động sản Đầu tư
Tài chính 50% Phi tài chính 50% Tài chính 80% Phi tài chính
20%
Ngân hàng thương mại Công ty chứng khoán
Nhân tố khách
quan 50% Tài chính 65%
Tài chính 16% Phi tài chính 35%
Phi tài chính 34%
96
Công ty bảo hiểm nhân thọ Đầu tư hối phiếu (Bill
Financing)
Tài chính 50% Phi tài chính 50% Tài chính 50% Phi tài chính 50%
Chính phủ Cá nhân
Xếp hạng mức cao nhất Tài chính 55% Phi tài chính 45%
Tỷ trọng điểm giữa bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính, giữa các
yếu tố định tính và định lượng được Chinatrust phân định rất khác nhau với từng
loại quy mô doanh nghiệp, với các lĩnh vực đặc thù cũng như đối với khách hàng cá
nhân.
Bảng 1.9: Tỷ trọng điểm theo quy mô và loại hình doanh nghiệp
General Segment SME Middle Jumbo
Tỷ trọng chỉ tiêu
tài chính
40% 65% 70%
Tỷ trọng chỉ tiêu
phi tài chính
60% 35% 30%
Theo lĩnh vực cụ thể
Bất động sản Đầu tư
Tài chính 50% Phi tài chính 50% Tài chính 80% Phi tài chính
20%
Ngân hàng thương mại Công ty chứng khoán
Nhân tố khách
quan 50% Tài chính 65%
Tài chính 16% Phi tài chính 35%
Phi tài chính 34%
Công ty bảo hiểm nhân thọ Đầu tư hối phiếu (Bill
Financing)
Tài chính 50% Phi tài chính 50% Tài chính 50% Phi tài chính 50%
Chính phủ Cá nhân
Xếp hạng mức cao nhất Tài chính 55% Phi tài chính 45%
97
PHỤ LỤC 6: CÔNG TY XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
Thực tế đã cho thấy, do không kiểm soát tốt quá trình phát triển, nhiều tập
đoàn lớn trên thế giới như Worldcom hay Enron đã phải phá sản sau hàng chục năm
tồn tại. Ở VN, cũng không ít trường hợp các doanh nghiệp được coi là hàng đầu như
Dệt Long An, Epco, Minh Phụng... phải phá sản. Sự sụp đổ của các tập đoàn lớn đã
để lại hậu quả kinh tế, xã hội rất nặng nề và phải mất nhiều năm sau mới khắc phục
hết. "Đây chính là những lý do để những công ty kinh doanh thông tin tín nhiệm ra
đời".
Theo định nghĩa của NRI (viện Nomura): Công ty xếp hạng tín nhiệm (CRA)
là công ty cung cấp quan điểm của họ về độ tín thác của một doanh nghiệp trong
nghĩa vụ thanh toán tài chính. Các nghĩa vụ tài chính có thể bao gồm trái phiếu,
thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi, nhưng không nhất thiết giới hạn.
Để hoạt động được thị trường một cách hiệu quả, các CRA cũng cần phải đạt
được một số tiêu chuẩn nhất định. Sau đây là các tiêu chuẩn chính mà một CRA cần
phải đạt được thống nhất trên toàn cầu giữa thành phần tham gia thị trường và các
cơ quan quản lý:
Thứ nhất, các CRA phải đảm bảo tính công bằng, khách quan và minh bạch
để tạo niềm tin vững chắc cho các thành phần tham gia thị trường, đảm bảo
uy tín cho công ty xếp hạng tín nhiệm.
Thứ hai, các CRA phải đảm bảo tính độc lập, tức là không phụ thuộc vào
sức ép chính trị hoặc kinh tế để các kết quả đưa ra được chính xác và công
minh nhất.
Thứ ba, các CRA phải đảm bảo về mặt tài chính, về mặt kỹ thuật, về cơ sở
hạ tầng thông tin để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và để đảm
bảo hoạt động lâu dài.
Cho đến nay, Việt Nam mới có hai doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trên
là Công ty Thông tin tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp (C&R) - được tách ra từ
98
Công ty Giải pháp Việt Nam năm 2004 và Trung tâm đánh giá tín nhiệm
Vietnamnet (CRV) - chỉ vừa đi vào hoạt động ngày 04/06/2009.
Những dịch vụ chủ yếu của C&R là cung cấp thông tin tín nhiệm, xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp và điều tra thị trường theo ngành kinh tế. Trong khi đó, dù mới
ra đời, tham vọng của CRV cũng không hề nhỏ khi tuyên bố cung cấp khá nhiều
dịch vụ liên quan như thu thập thông tin, đánh giá xếp hạng, định mức tín nhiệm
doanh nghiệp. Ngoài ra, CRV cũng dự định tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc
tạo dựng uy tín trên thị trường, xây dựng thương hiệu có sức cạnh tranh...
Đối tượng phục vụ chính của C&R và CRV là các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp hay hệ thống các ngân hàng trong nước và quốc tế. Thông tin tín nhiệm và
đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp là một loại hình kinh doanh đặc biệt, liên quan mật
thiết đến hình ảnh và uy tín của các doanh nghiệp.
Kinh doanh thông tin tín nhiệm thường bao gồm hai dịch vụ chính là cung
cấp thông tin tín nhiệm doanh nghiệp và đánh giá doanh nghiệp. Để có thể đánh giá
được doanh nghiệp, các công ty phải dựa trên hai chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.
Trong quá trình xây dựng các chỉ tiêu, cả C&R và CRV đều tham khảo đánh
giá của các tổ chức định giá tín nhiệm lớn nhất trên thế giới là Standard & Poor's,
Moody's và Equifax… và xây dựng được hệ thống đánh giá riêng, phù hợp với điều
kiện của Việt Nam. Theo đó, hơn 100 chỉ tiêu tính điểm và các phương pháp kiểm
tra chéo phức tạp để có thể đưa tới việc xếp hạng từ AAA, AA, BB... cho mức độ
tín nhiệm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu tài chính bao gồm các con số về vốn, vòng
vay, khả năng thanh toán, tín dụng, thua lỗ...Chỉ tiêu phi tài chính gồm những thông
tin liên quan tới giám đốc, ISO, thương hiệu, hay nhân sự, những tai tiếng, uy tín
trên thương trường... Sau đó, những chi tiêu tài chính sẽ được lượng hoá, còn những
chỉ tiêu phi tài chính sẽ qua sự định giá của các chuyên gia trong ngành.
99
PHỤ LỤC 7: CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH THEO QUYẾT ĐỊNH
57/2002/QĐ-NHNN
BIỂU SỐ 1: BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ
TIÊU TÀI CHÍNH DN NGÀNH NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP
Chỉ tiêu
Tiêu chuẩn về các chỉ tiêu tài chính đối với các doanh nghiệp
Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ
A B C D A B C D A B C D
Các chỉ tiêu thanh khoản
1- Khả năng thanh toán
ngắn hạn
2,1 1,5 1,0 0,7 2,3 1,6 1,2 0,9 2,5 2,0 1,5 1,0
2- Khả năng thanh toán
nhanh
1,1 0,8 0,6 0,2 1,3 1,0 0,7 0,4 1,5 1,2 1,0 1,0
Các chỉ tiêu hoạt động
3- Vòng quay hàng tồn
kho
4,0 3,5 3,0 2,0 4,5 4,0 3,5 3,0 4,0 3,0 2,5 2,0
4- Kỳ thu tiền bình quân 40 50 60 70 39 45 55 60 34 38 44 55
5- Hiệu quả sử dụng tài sản 3,5 2,9 2,3 1,7 4,5 3,9 3,3 2,7 5,5 4,9 4,3 3,7
Các chỉ tiêu cân nợ (%)
6- Nợ phải trả/tổng tài sản 39 48 59 70 30 40 52 60 30 35 45 55
7- Nợ phải trả/nguồn vốn
chủ sở hữu
64 92 143 233 42 66 108 185 42 53 81 122
8- Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
ngân hàng
0 1 2 3 0 1 2 3 0 1 2 3
Các chỉ tiêu thu nhập (%)
9- Tổng thu nhập trước
thuế/doanh thu
3,0 2,5 2,0 1,5 4,0 3,5 3,0 2,5 5,0 4,5 4,0 3,5
10- Tổng thu nhập trước
thuế/tổng tài sản có
4,5 4,0 3,5 3,0 5,0 4,5 4,0 3,5 6,0 5,5 5,0 4,5
11- Tổng thu nhập trước
thuế/nguồn vốn CSH
10 8,5 7,6 7,5 10 8 7,5 7 10 9 8,3 8,4
Ghi chú
Từ A về phía trái: 5 điểm
Sau A đến B: 4 điểm
Sau B đến C: 3 điểm
Sau C đến D: 2 điểm
Từ sau D về phía phải: 1 điểm
Một số trường hợp đặc biệt
Các chỉ số lợi nhuận trong các mục 9, 10, 11 < 0: 0 điểm
Tỷ số Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu trong mục 7 < 0: 0 điểm
100
BIỂU SỐ 2
BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP NGÀNH TM DỊCH VỤ
Chỉ tiêu
Tiêu chuẩn về các chỉ tiêu tài chính đối với các doanh nghiệp
Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ
A B C D A B C D A B C D
Các chỉ tiêu thanh khoản
1- Khả năng thanh toán
ngắn hạn
2,1 1,6 1,1 0,8 2,3 1,7 1,2 1,0 2,9 2,3 1,7 1,4
2- Khả năng thanh toán
nhanh
1,4 0,9 0,6 0,4 1,7 1,1 0,7 0,6 2,2 1,8 1,2 0,9
Các chỉ tiêu hoạt động
3- Vòng quay hàng tồn
kho
5,0 4,5 4,0 3,5 6,0 5,5 5,0 4,5 7,0 6,5 6,0 5,5
4- Kỳ thu tiền bình quân 39 45 55 60 34 38 44 55 32 37 43 50
5- Hiệu quả sử dụng tài sản 3,0 2,5 2,0 1,5 3,5 3,0 2,5 2,0 4,0 3,5 3,0 2,5
Các chỉ tiêu cân nợ (%)
6- Nợ phải trả/tổng tài sản 35 45 55 65 30 40 50 60 25 35 45 55
7- Nợ phải trả/nguồn vốn
chủ sở hữu
53 69 122 185 42 66 100 150 33 54 81 122
8- Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
ngân hàng
0 1,0 1,5 2,0 0 1,6 1,8 2,0 0 1,6 1,8 2,0
Các chỉ tiêu thu nhập (%)
9- Tổng thu nhập trước
thuế/doanh thu
7,0 6,5 6,0 5,5 7,5 7,0 6,5 6,0 8,0 7,5 7,0 6,5
10- Tổng thu nhập trước
thuế/tổng tài sản có
6,5 6,0 5,5 5,0 7,0 6,5 6,0 5,5 7,5 7,0 6,5 6,0
11- Tổng thu nhập trước
thuế/nguồn vốn CSH
14,2 12,2 9,6 9,8 13,7 12 10,8 9,8 13,3 11,8 10,9 10
Ghi chú
Từ A về phía trái: 5 điểm
Sau A đến B: 4 điểm
Sau B đến C: 3 điểm
Sau C đến D: 2 điểm
Từ sau D về phía phải: 1 điểm
Một số trường hợp đặc biệt
Các chỉ số lợi nhuận trong các mục 9, 10, 11 < 0: 0 điểm
Tỷ số Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu trong mục 7 < 0: 0 điểm
101
BIỂU SỐ 3
BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG
Chỉ tiêu
Tiêu chuẩn về các chỉ tiêu tài chính đối với các doanh nghiệp
Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ
A B C D A B C D A B C D
Các chỉ tiêu thanh khoản
1- Khả năng thanh toán
ngắn hạn
1,9 1,0 0,8 0,5 2,1 1,1 0,9 0,6 2,3 1,2 1,0 0,9
2- Khả năng thanh toán
nhanh
0,9 0,7 0,4 0,1 1,0 0,7 0,5 0,3 1,2 1,0 0,8 0,4
Các chỉ tiêu hoạt động
3- Vòng quay hàng tồn
kho
3,5 3,0 2,5 2,0 4,0 3,5 3,0 2,5 3,5 3,0 2,0 1,0
4- Kỳ thu tiền bình quân 60 90 120 150 45 55 60 65 40 50 55 60
5- Hiệu quả sử dụng tài sản 2,5 2,3 2,0 1,7 4,0 3,5 2,8 2,2 5,0 4,2 3,5 2,5
Các chỉ tiêu cân nợ (%)
6- Nợ phải trả/tổng tài sản 55 60 65 70 50 55 60 65 45 50 55 60
7- Nợ phải trả/nguồn vốn
chủ sở hữu
69 100 150 233 69 100 122 150 66 69 100 122
8- Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
ngân hàng
0 1 1,5 2,0 0 1,6 1,8 2,0 0 1 1,5 2,0
Các chỉ tiêu thu nhập (%)
9- Tổng thu nhập trước
thuế/doanh thu
8,0 7,0 6,0 5,0 9,0 8,0 7,0 6,0 10 9,0 8,0 7,0
10- Tổng thu nhập trước
thuế/tổng tài sản có
6 4,5 3,5 2,5 6,5 5,5 4,5 3,5 7,5 6,5 5,5 4,5
11- Tổng thu nhập trước
thuế/nguồn vốn CSH
9,2 9 8,7 8,3 11,5 11 10 8,7 11,3 11 10 9,5
Ghi chú
Từ A về phía trái: 5 điểm
Sau A đến B: 4 điểm
Sau B đến C: 3 điểm
Sau C đến D: 2 điểm
Từ sau D về phía phải: 1 điểm
Một số trường hợp đặc biệt
Các chỉ số lợi nhuận trong các mục 9, 10, 11 < 0: 0 điểm
Tỷ số Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu trong mục 7 < 0: 0 điểm
102
BIỂU SỐ 4
BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Chỉ tiêu
Tiêu chuẩn về các chỉ tiêu tài chính đối với các doanh nghiệp
Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ
A B C D A B C D A B C D
Các chỉ tiêu thanh khoản
1- Khả năng thanh toán
ngắn hạn
2,0 1,4 1,0 0,5 2,2 1,6 1,1 0,8 2,5 1,8 1,3 1,0
2- Khả năng thanh toán
nhanh
1,1 0,8 0,4 0,2 1,2 0,9 0,7 0,3 1,3 1 0,8 0,6
Các chỉ tiêu hoạt động
3- Vòng quay hàng tồn
kho
5,0 4,0 3,0 2,5 6,0 5,0 4,0 3,0 4,3 4,0 3,7 3,4
4- Kỳ thu tiền bình quân 45 55 60 65 35 45 55 60 30 40 50 55
5- Hiệu quả sử dụng tài sản 2,3 2,0 1,7 1,5 3,5 2,8 2,2 1,5 4,2 3,5 2,5 1,5
Các chỉ tiêu cân nợ (%)
6- Nợ phải trả/tổng tài sản 45 50 60 70 45 50 55 65 40 45 50 55
7- Nợ phải trả/nguồn vốn
chủ sở hữu
122 150 185 233 100 122 150 185 82 100 122 150
8- Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
ngân hàng
0 1 1,5 2,0 0 1,6 1,8 2,0 0 1 1,4 1,8
Các chỉ tiêu thu nhập (%)
9- Tổng thu nhập trước
thuế/doanh thu
5,5 5,0 4,0 3,0 6,0 5,0 4,0 2,5 6,5 6,0 5,0 4,0
10- Tổng thu nhập trước
thuế/tổng tài sản có
6,0 5,5 5,0 4,0 6,5 6,0 5,5 5,0 7,0 6,5 6,0 5,0
11- Tổng thu nhập trước
thuế/nguồn vốn CSH
14,2 13,7 13,3 13 14,2 13,3 13 12,2 13,3 13 12,9 12,5
Ghi chú
Từ A về phía trái: 5 điểm
Sau A đến B: 4 điểm
Sau B đến C: 3 điểm
Sau C đến D: 2 điểm
Từ sau D về phía phải: 1 điểm
Một số trường hợp đặc biệt
Các chỉ số lợi nhuận trong các mục 9, 10, 11 < 0: 0 điểm
Tỷ số Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu trong mục 7 < 0: 0 điểm
103
BIỂU SỐ 5
BẢNG CHỈ TIÊU, TRỌNG SỐ , THANG ĐIỂM XẾP LOẠI
Các chỉ tiêu Trọng số Thang điểm xếp loại A B C D Sau D
Các chỉ tiêu thanh khoản
1- Khả năng thanh toán ngắn hạn 2 5 4 3 2 1
2- Khả năng thanh toán nhanh 1 5 4 3 2 1
Các chỉ tiêu hoạt động
3- Vòng quay hàng tồn kho 3 5 4 3 2 1
4- Kỳ thu tiền bình quân 3 5 4 3 2 1
5- Hệ số sử dụng tài sản 3 5 4 3 2 1
Các chỉ tiêu cân nợ
6. Nợ phải trả/Tổng tài sản 3 5 4 3 2 1
7. Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu 3 5 4 3 2 1
8- Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng 3 5 4 3 2 1
Các chỉ tiêu thu nhập
9- Tổng thu nhập trước thuế /doanh thu 2 5 4 3 2 1
10- Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài
sản có
2 5 4 3 2 1
11- Tổng thu nhập trước thuế /Nguồn vốn
CSH
2 5 4 3 2 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_hoan_thien_xep_hang_tin_dung_doanh_nghiep_tai_tong_cong_ty_tai_chinh_co_phan_dau_khi_v.pdf