Đề tài: Giải pháp mở rộng hiệu quả và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank Chi nhánh Hà Nội
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG, VIỆC MỞ RỘNG VÀ ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA MỘT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG
1.1.Cho vay tiờu dựng của ngõn hàng thương mại trong nền kinh tế
1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng
1.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng
1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương tín Sacombank
1.1.4. Các hình thức cho vay của NHTM
1.1.4.1. Theo thời hạn cho vay
1.1.4.2. Theo mục đích vay
1.1.4.3. Cho vay đối với người tiêu dùng
1.1.4.4. Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
1.1.4.5. Theo đối tượng tham gia quy trình cho vay
1.1.4.6. Theo phương thức cho vay
1.2. Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại
1.2.1. Lý do hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng
1.2.2. Khái niệm cho vay tiêu dùng
1.2.3. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
1.2.4. Phân loại cho vay tiêu dùng
1.2.4.1. Căn cứ vào phương thức hoàn trả
1.2.4.2. Căn cứ vào mục đích vay
1.2.4.3. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
1.2.5. Lợi ích của cho vay tiêu dùng
1.2.5.1. Đối với ngân hàng
1.2.5.2. Đối với người tiêu dùng
1.2.5.3. Đối với nền kinh tế
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng mở rộng cho vy tiêu dùng của NHTM
1.2.6.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng
1.2.6.2. Nhân tố ngoài ngân hàng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương Tín Sacombank
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Sacombank - Chi nhánh Hà Nội
2.1.1.1.Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank
2.1.1.2. Sacombank Chi nhánh Hà Nội
2.1.2.Cơ cấu tổ chức Sacombank Chi nhánh Hà Nội
2.1.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank-Chi nhánh Hà Nội
2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng ở Việt Nam
2.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài gòn Thương Tín Sacombank - Chi nhánh Hà Nội
2.3.1. Khái quát về hoạt động cho vay tại Ngân hàng Sài gòn Thương Tín Sacombank - Chi nhánh Hà Nội
2.3.1.1. Cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời
2.3.1.2. Cho vay phục vụ đời sống
2.3.1.3. Cho vay Xây dựng Sửa chữa Nhà
2.3.1.4. Cho vay mua Xe Ôtô
2.3.1.5. Cho vay du học
2.3.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank - Chi nhánh Hà Nội
2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank - CN Hà Nội
2.4.1. Những kết quả mà Ngân hàng đã đạt được
2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1. Nhận định những triển vọng và khó khăn đối với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả CVTD của ngân hàng Sacombank – CN Hà Nội
3.1.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại Sacombank – CN Hà Nội
3.2. Một số giải phỏp mở rộng và nõng cao hiệu quả cho vay tiờu dựng tại Sacombank – CN Hà Nội
3.2.1. Nhóm các giải pháp về huy động vốn
3.2.2. Nhóm các biện pháp mở rộng cho vay tiêu dùng
3.2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1: Đối với Ngân hàng nhà nước
3.3.2. Đối với Cơ quan chính quyền địa phương
3.3.3. Đối với hội sở chính của Sacombank
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng hiệu quả và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập và kế hoạch hoàn trả nợ vay.
Hồ sơ tài sản thế chấp.
Thủ tục thế chấp :
Ký hợp đồng đảm bảo tiền vay, Ngân hàng giữ bản chính giấy tờ nhà, đất của khách hàng.
Thủ tục công chứng/ chứng thực và đăng ký giao dịch đảm bảo do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận.
2.3.1.2. Cho vay phục vụ đời sống
Nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn để chuyển nhượng bất động sản, xây nhà, sửa nhà, mua xe, du học, tiêu dùng trong nước, ngoài nước hoặc làm kinh tế hộ gia đình. Loại tiền vay: VND, Ngoại tệ, Vàng.
Đối tượng vay: Cá nhân Việt Nam, người nước ngoài.
Ðiều kiện vay:
· Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn Tỉnh, Thành phố nơi Hội sở hoặc các đơn vị trực thuộc Sacombank hoạt động;
· Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cá nhân nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam;
· Có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết;
· Có địa điểm kinh doanh xác định hoặc kinh doanh tập trung;
· Có tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo cho khoản vay hoặc được người thứ ba có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh;
· Có phương án tiêu dùng hợp pháp hoặc sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.
Lãi suất: Do Sacombank qui định và thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ.
Mức vay:
· Căn cứ vào nhu cầu vốn của phương án phục vụ đời sống, vốn tự có, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng để xác định mức cho vay.
· Mức cho vay không vượt quá 70% giá trị của bất động sản, sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng dự định giao dịch, mua sắm sử dụng.
· Đối với tiêu dùng: mức cho vay không vượt quá 100 triệu đồng/khách hàng.
· Mục đích sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ: mức cho vay không quá 300 triệu đồng/khách hàng.
Thời hạn vay:
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, nguồn thu nhập của bản thân và/hoặc gia đình khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ngân hàng để thỏa thuận thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ phù hợp với từng loại hình sản phầm.
Phương thức cho vay
· Từng lần
· Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Phương thức trả tiền vay:
· Trả lãi theo dư nợ giảm dần, trả vốn theo kỳ (tháng hoặc quý,...).
· Trả góp vốn, lãi đều hàng tháng.
Thủ tục
· Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Sacombank.
· CMND, hộ khẩu của người vay và vợ (hoặc chồng), người bảo lãnh và vợ (hoặc chồng).
· Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề (nếu có)
· Hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố.
· Phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư (nếu có).
· Kế hoạch sử dụng vốn và hoàn trả nợ.
Ưu đãi: Miễn phí dịch vụ Phone banking, e – Sacombank.
2.3.1.3. Cho vay Xây dựng Sửa chữa Nhà
Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà là hình thức cho vay phục vụ đời sống nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để sửa chữa, xây dựng căn nhà của mình đúng theo ý thích.
Đối tượng cho vay: Cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam đang sở hữu bất động sản.
Loại tiền vay: VND hoặc vàng.
Điều kiện vay:
Có hộ khẩu thường trú, tạm thời có thời hạn (KT3) trên cùng địa bàn Tỉnh/Thành phố nơi các đơn vị trực thuộc Sacombank hoạt động.
Có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết.
Có vốn tự có tham gia vào việc xây dựng, sửa chữa nhà.
Có tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay hoặc được người thứ ba có tài sản thế chấp bảo lãnh. Tài sản thế chấp có thể là chính căn nhà, nền nhà dự định xây dựng hoặc bằng tài sản khác.
Lãi suất: thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ.
Mức vay: tối đa 70% nhu cầu vốn của khách hàng và không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo.
Thời hạn cho vay:
Cho vay sửa chữa nhà: tối đa 120 tháng.
Cho vay xây dựng nhà: tối đa 240 tháng.
Phương thức cho vay: từng lần.
Phương thức trả tiền vay:
Trả lãi theo dư nợ giảm dần, trả vốn theo phân kỳ cố định.
Vốn lãi góp đều hàng tháng.
Hồ sơ vay vốn:
Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Sacombank.
Hồ sơ pháp lý: CMND/Hộ chiếu, hộ khẩu/KT3 của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có).
Các tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn: giấy phép xây dựng, sửa chữa, hợp đồng thi công, dự toán công trình (nếu có).
Các chứng từ chứng minh thu nhập và kế hoạch hoàn trả nợ vay.
Hồ sơ tài sản thế chấp.
Thủ tục thế chấp: theo quy định của ngân hàng.
2.3.1.4. Cho vay mua Xe Ôtô
Cho vay mua xe ôtô là hình thức cho vay phục vụ đời sống nhằm đáp ứng cho khách hàng có nhu cầu mua xe ôtô và dùng chính chiếc xe được mua để đảm bảo cho khoản vay.
Đối tượng cho vay: cá nhân Việt Nam.
Loại tiền vay: VND
Điều kiện vay:
Có hộ khẩu thường trú, tạm trú có thời hạn (KT3) trên cùng địa bàn Tỉnh/ Thành Phố nơi các đơn vị trực thuộc Sacombank hoạt động.
Có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ.
Có tài sản thế chấp đảm bảo cho khỏan vay hoặc được người thứ ba có tài sản thế chấp bảo lãnh. Tài sản thế chấp có thể là chính chiếc xe dự định mua hoặc bằng tài sản khác.
Lãi suất: thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ.
Mức vay: có thể lên đến 95% nhu cầu vốn và không vượt quá 70% trị giá tài sản đảm bảo theo định giá của Sacombank.
Thời hạn cho vay:
Đối với TSĐB là bất động sản: tối đa 60 tháng.
Đối với TSĐB là chính chiếc xe mua: tối đa 48 tháng.
Phương thức cho vay: từng lần
Phương thức trả tiền vay: trả lãi theo dư nợ giảm dần, trả vốn theo phân kỳ cố định
Hồ sơ vay vốn:
Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Sacombank.
CMND/Hộ chiếu, hộ khẩu/KT3 của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có).
Các tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn.
Các chứng từ chứng minh thu nhập và kế hoạch hoàn trả nợ vay.
Hồ sơ tài sản thế chấp.
Thủ tục thế chấp: theo quy định của Sacombank.
2.3.1.5. Cho vay du học
Cho vay du học là hình thức cho vay phục vụ đời sống nhằm đáp ứng nhu cầu cho chính khách hàng hoặc cho người thân của khách hàng đi du học ở nước ngoài hoặc du học trong nước.
Đối tượng khách hàng: cá nhân người Việt Nam là du học sinh hoặc thân nhân của du học sinh đi du học tại nước ngoài hoặc du học tại Việt Nam.
Loại tiền vay: VND hoặc USD
Ðiều kiện vay:
Có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Có giấy tờ chứng minh các khoản phải thanh toán cho các cơ sở đào tạo, chi phí khác trong suốt quá trình du học.
Có tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay thuộc sở hữu của chính người đi vay hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Cá nhân vay đi du học nước ngoài phải có người chịu trách nhiệm trả nợ thay tại Việt Nam.
Lãi suất: thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ.
Mức vay: Tối đa 100% học phí và chi phí du học.
Thời hạn vay: tối đa bằng thời gian học 36 tháng nhưng không vượt quá 120 tháng.
Phương thức vay: từng lần
Phương thức trả tiền vay:
Trả gốc: theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với điều kiện trả nợ và quy định của Sacombank
Trả lãi: hàng tháng hoặc hàng quý.
Hồ sơ vay vốn:
Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Sacombank.
Hồ sơ pháp lý: CMND/Hộ chiếu, hộ khẩu/KT3 của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có). Hộ chiếu, Visa của du học sinh, các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân ( trong trường hợp người vay không phải là du học sinh).
Các chứng từ chứng minh thu nhập và kế hoạch hoàn trả nợ vay.
Hồ sơ tài sản thế chấp.
Các chứng từ có liên quan đến khóa học.
Ưu đãi :
Được cung cấp dịch vụ hỗ trợ du học kèm theo: chứng nhận năng lực tài chính, chuyển tiền....
Miễn phí xác nhận số dư tài khoản.
Miễn phí xin phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
2.3.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank - Chi nhánh Hà Nội.
Từ năm 2007 tới năm 2009, dư nợ tín dụng cho vay cá nhân của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank - Chi nhánh Hà Nội như sau:
Bảng 2: Dư nợ tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank - CN Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
1. Doanh nghiệp nhà nước
12.243
12.885
19.457
2. HTX
36
21
36
3. Công ty cổ phần, TNHH
2.056
1.782
3.600
4. Doanh nghiệp tư nhân
81
123
1.048
5. Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam
681
998
2.706
6. Dư nợ tín dụng cá nhân
58.043
88.509
115.531
7. Thành phần khác
542
736
1.479
Tổng
73.682
105.054
141.151
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank
Chi nhánh Hà Nội năm 2007- 2009)
Nhìn vào bảng trên, ta nhận thấy dự nợ tín dụng cho vay cá nhân của phòng dịch vụ ngân hàng bán lẻ liên tục tăng qua các năm từ năm 2007 tới năm 2009 tuy nhiên trong năm 2007 đạt 92,7% so với kế hoạch. Hai năm tiếp theo 2008 và 2009, nhờ rất nhiều nỗ lực của cán bộ ngân hàng nên dư nợ tín dụng đã vượt kế hoạch đề ra với năm 2008 là 104,66% và năm 2009 là 109%.
Trong số các hoạt động cho vay của phòng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cho vay tiêu dùng đóng một phần quan trọng vào sự thành công trong hoạt động cho vay nói chung của ngân hàng. Tình hình cho vay tiêu dùng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Dư nợ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank - CN Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Dư nợ cho vay tiêu dùng
45.187
60.240
85.134
% so với tổng dư nợ tín dụng cá nhân
77.85
68.06
73.68
Nợ quá hạn (%)
0
0,54
0,92
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank
Chi nhánh Hà Nội năm 2007- 2009)
Từ năm 2007 tới năm 2009, do nhu cầu vay tiêu dùng tăng lên nên dư nợ cho vay tiêu dùng ngày càng tăng, năm 2008 gấp 1,3 lần năm 2007 và năm 2009 gấp 1,4 lần năm 2008. Trong năm này do chưa có biện pháp trong việc đôn đốc thu hồi nợ nên tỷ lệ nợ quá hạn là cao nhất 1,65%. Các năm sau, công tác thu hồi nợ đạt kết quả cao, đặc biệt năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn là 0%, năm 2008 và năm 2009 tỷ lệ này đều bị khống chế ở mức dưới 1%.
Mục đích vay tiêu dùng của khách hàng rất đa dạng như vay để mua ô tô, vay để xây sửa nhà, mua sắm đồ dùng tiện nghi, cưới hỏi, du lịch, khám chữa bệnh, học tập… bảng sau cho ta thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng của ngân hàng như sau:
Bảng 4: Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank - CN Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Mục đích vay
2007
2008
2009
Vay xây sửa nhà
14.703
20.323
25.997
Du học
226,367
929,732
2.542
Ô tô xịn
18.929
23.352
35.565
Tiêu dùng khác
11.328
15.636
21.030
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank
Chi nhánh Hà Nội năm 2007- 2009)
Nhìn vào bảng trên ta thấy dư nợ cho vay xây sửa nhà và mua ô tô là lớn nhất, đặc biệt trong thời gian gần đây khi mà mức sống của người dân ngày càng cao thì nhu cầu được ở nhà mới và mua ô tô mới lại càng tăng, đặc biệt là tại các độ thị lớn. Chính vì vậy, khách hàng tìm tới ngân hàng để vay mua ô tô và xây nhà ngày càng đông. Cho vay du học tuy có tăng lên nhưng kết quả cũng chưa cao, còn lại các nhu cầu vay tiêu dùng khác cũng tăng đáng kể. Trong thời gian tới, ngân hàng cần có các biện pháp để thu hút thêm khách hàng, đặc biệt là khách hàng có nhu cầu vay tiền cho thân nhân đi du học.
Cùng với sự phát triển của cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank - CN Hà Nội trong thời gian qua, lãi thu được từ hoạt động này cũng tăng lên tương ứng và chiếm phần lớn trong doanh thu từ hoạt động cho vay cá nhân của phòng bán lẻ.
Bảng 5: Thu lãi cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank - CN Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Thu lãi VCTD
2.526
7.039
8.827
Tỷ trong (%)
82,7
76,1
72,2
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank
Chi nhánh Hà Nội năm 2007- 2009)
Trong 2007, tỷ trọng của thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng đều chiếm trên 80% so với tổng thu lãi của hoạt động tín dụng cá nhân. Tới năm 2008 và năm 2009, tỷ trọng này có giảm do tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong hai năm này cũng giảm xuống so với tổng dư nợ cho vay cá nhân. Tuy nhiên ta nhận thấy, số tiền lãi năm 2009 đã tăng gấp bốn lần so với năm 2007, điều này cho thấy sự hoạt động có hiệu quả của ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng nếu so với tình hình cho vay chung của ngân hàng (bao gồm cho vay cá nhân và cho vay doanh nghiệp) thì có thể chỉ chiếm một phần rất nhỏ nhưng thông qua việc tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động này trong thời gian qua, ta thấy rằng tiềm năng phát triển của cho vay tiêu dùng trong tương lai sẽ rất lớn bởi nó mở ra một thị trường mới với lượng khách hàng ngày càng đông đảo hơn, đặc biệt đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank - CN Hà Nội
2.4.1. Những kết quả mà Ngân hàng đã đạt được
Công tác kiểm soát và thu hồi nợ: Nhờ thực hiện tốt công việc kiểm soát sau khi vay, tăng cường phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu xét duyệt nên tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2007, tỷ lệ này là 0%. Tỷ lệ này là khá tốt nếu so với tình trạng chung của các Ngân hàng hiện nay.
Công tác thu lãi cho vay tiêu dùng cũng đạt kết quả cao, thường đạt ở mức trên 150% so với kế hoạch.
Các sản phẩm bán lẻ ngày càng đa dạng và phong phú, đặc biệt có thêm các sản phẩm mới như cho vay nhà mới, ô tô xịn, du học thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Khách hàng tới vay tiêu dùng chủ yếu dưới hình thức cầm cố sổ tiết kiệm và vay thế chấp nhà. Số dư tín dụng cũng ngày càng tăng lên.
Đối tượng khách hàng: Lúc mới thành lập, khách hàng vay chủ yếu là các khách hàng quen thuộc của SCB và người thân của cán bộ SCB. Thời gian gần đây, Phòng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đã tích cự thực hiện các chiến dịch tiếp thị nên đã thu hút được một số khách hàng quan trọng (mời họ từ ngân hàng khác về). Đối tượng khách hàng này chủ yếu là kinh doanh ngoại tệ, buôn bán nên có tần suất vay khá lớn và đây là nguồn thu lãi quan trọng. Bên cạnh vay vốn những khách hàng này chủ yếu là kinh doanh ngoại tệ, buôn bán nên có tần suất vay khá lớn và đây là nguồn thu lãi quan trọng. Bên cạnh vay vốn những khách hàng này còn sử dụng thêm các dịch vụ khác như: giao dịch mua bán ngoại tệ, tài khoản. Phòng bán lẻ cũng đã thực hiện một số chương trình chăm sóc khách hàng và quảng cáo qua một số phương tiện thông tin đại chúng (gửi thư giới thiệu sản phẩm, quảng cáo trên ti vi, báo chí) nên đã thu được thêm rất nhiều khách hàng, đặc biệt là khách hàng vay mua ô tô và xây nhà mới.
Về cho vay mua Nhà mới:năm 2007 chỉ có 12 khách hàng tới Ngân hàng để vay vốn theo chương trình Nhà mới với số dư nợ tính đến 31/12/2006 là 6,852 tỷ đồng chiếm 57% số dư nợ của phòng thì tới năm 2009, số lượng khách hàng tăng lên 71 khách hàng với số dư nợ là 25,997 tỷ đồng.
Về cho vay mua ô tô trả góp:Vì lượng khách hàng có nhu cầu vay mua ô tô xịn tăng lên nhanh chóng, năm 2007 là 47 khách hàng, năm 2008 là 58 khách hàng và tới năm 2009, con số này là 81 khách hàng. Ngân hàng cũng đã thiết lập mối quan hệ đối tác với một số đơn vị bán xe như Ford Thăng Long, Vidamco, ISUZU, Mitshubishi, Toyota, Mercedes Benz. Đây là một cầu nối quan trọng giưa SCB với khách hàng nhằm thu hút một số lượng lớn khách hàng có thu nhập khá và cao đến với SCB. SCB thường cho khách hàng vay trực tiếp để mua ô tô trả góp chứ không thông qua doanh nghiệp bán xe ô tô. Khách hàng vay trực tiếp ngân hàng để mua xe thì chi phí sẽ ít hơn nếu như khách hàng vay qua doanh nghiệp dưới hình thức trả góp, bởi lãi suất của doanh nghiệp tính cho khách hàng sẽ cao hơn lãi suất ngân hàng bởi họ còn phải bù đắp tất cả các chi phí, trong đó có cả chi phí lãi vay ngân hàng. SCB hợp tác với các doanh nghiệp bán xe ô tô sẽ nhận được khoản phí hỗ trợ bán hàng nếu như có khách hàng vay được tiền của SCB và mua xe của hãng. Tới năm 2009, SCB đã nhận được 500 triệu đồng từ các hãng xe thông qua hình thức này.
Về cho vay du học tại chỗ: Phòng dịch vụ ngân hàng Bán lẻ đã làm việc và ký thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Kinh tế quốc dân về việc hỗ trợ tài chính dưới hình thức trả góp co học viên cao học. Phòng cũng đã đến tiếp thị và giới thiệu sản phẩm tới các lớp học cao học tại các khoa học Cao học hợp tác với người ngoài của Trường Kinh tế Quốc dân và đã có nhiều học viên quan tâm tới chương trình này.
2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù cho vay tiêu dùng trong mấy năm vừa qua đã phát triển nhanh chóng nhưng nếu đem so sánh với dư nợ chung của cả ngân hàng thì tỷ lệ này vẫn chiếm một phần rất nhỏ, tương ứng với nó doanh thu từ hoạt động này cũng không cao. Bên cạnh đó, tuy dư nợ tín dụng chung có vượt kế hoạch đề ra nhưng riêng cho vay tiêu dùng thì dư nợ đều chưa đạt so với kế hoạch, đặc biệt là kết quả thực hiện cho vay du học còn kém xa so với chỉ tiêu đề ra.
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Do yếu tố lịch sử của SCB, tư duy về dịch vụ cho vay tiêu dùng chưa được xác định là chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng. Trước đây đối tượng cho vay chủ yếu của SCB là những pháp nhân. Vì thế khi thực hiện chiến lược cho vay tiêu dùng thì vấp phải một “lỗ hổng” do chiến lược khác nhau để lại.
Việc triển khai cho vay tiêu dùng chưa được quan tâm một cách thống nhất trên toàn hệ thống, cho vay tiêu dùng vẫn chưa được chú trọng do tư tưởng “không thích làm cái nhỏ”.
Sự phối hợp giữa các phòng ban, giữa các bộ phận chưa đạt hiệu quả.
Hạn chế về mặt nhân lực: Cán bộ làm công tác tín dụng tại phòng dịch vụ ngân hàng bán lẻ SCB phần lớn còn rất trẻ hoặc mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Mặt khác, số lượng nhân sự phòng bán lẻ rất ít lại hay bị biến động, một cán bộ phải giải quyết quá nhiều khoản vay dẫn tới chất lượng thẩm định từng khoản vay có thể không cao.
Trong những năm qua, mặc dù ngân hàng đã rất cố gắng trong công tác marketing, tiếp thị sản phẩm sự hợp tác giữa ngân hàng với các Công ty sản xuất ô tô hay các Công ty du học vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Riêng về vấn đề cho vay du học, ngân hàng vẫn chưa thực sự thu hút được số lượng lớn khách hàng tới vay vốn do nếu muốn vay vốn tại ngân hàng để đi du học thì bắt buộc phải thực hiện việc chuyển tiền qua ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho khách hàng bởi nhiều người đã có tài khoản ở ngân hàng khác hoặc chuyển thực hiện việc chuyển tiền ở nơi khác không muốn phải chuyển tiền qua SCB mà chỉ muốn tới vay tiền mà thôi. Vì vậy, khách hàng tìm tới ngân hàng vay tiền đi du học chưa cao.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng
Do khách hàng cho vay tiêu dùng là những thể nhân nên cái khó đầu tiên là xác định nguồn thu để trả nợ vì ít khách hàng có thể chứng minh được một nguồn thu rõ ràng để thanh toán nợ vay. Vướng mắc thứ hai đối với cho vay tiêu dùng liên quan đến tài sản đảm bảo. Do có một số quy định ngày càng chặt chẽ hơn của Các cơ quan quản lý Nhà nước đã khiến nhiều khách hàng không vay được vốn vì giấy tờ tài sản thế chấp chưa hợp pháp và hợp lệ.
Đối tượng khách hàng là thể nhân nên các khoản vay thấp (trung bình 180 triệu đồng cho một khoản vay), có khi chỉ 5-10 triệu đồng, thời hạn vay thường ngắn. Do đó dư nợ cũng thường không ổn định.
Nhiều người dân vẫn còn tâm lý ngại đến vay ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp, phiền hà hoặc do họ chưa thực sự hiểu về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
* Các nguyên nhân khác
Tính cạnh tranh giữa các ngân hàng: Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, lĩnh vực ngân hàng tài chính đang phát triển hết sức nhanh chóng và giữa các ngân hàng có sự cạnh tranh gay gắt về quy mô, chất lượng dịch vụ, sự đang dạng về sản phẩm. Riêng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng đã có rất nhiều ngân hàng tham gia, từ các ngân hàng lớn như Vietcombank, Ngân hàng NNo & PTNT, Ngân hàng Đầu tư Việt Nam cho tới các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn như các ngân hàng cổ phần, bên cạnh đó còn có sự tham gia của các Công ty cho thuê tài chính. Sự cạnh tranh giành giật thị trường giữa các tổ chức tài chính đã gây khó khăn cho SCB trong việc thu hút khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh ấy đòi hỏi các ngân hàng cần có những thế mạnh, những ưu thế nổi trội của riêng mình trong chiến lược thu hút khách hàng. Ngân hàng á Châu trong lĩnh vực cho vay mua nhà trả góp đã thành lập hẳn một siêu thị địa ốc để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đây cũng có thể coi là một phương thức mời chào khách hàng hiệu của của ACB.
Các chính sách pháp luật của Nhà nước về cho vay tiêu dùng còn chưa rõ ràng, các quy định về tài sản thế chấp, về định giá nhà, chuyển quyền sở hữu còn phức tạ hay các quy định về thủ tục đăng ký xe ô tô, xe máy như mỗi công dân Việt Nam chỉ được đứng tên đăng ký một xe máy hoặc một ô tô và phải mua bảo hiểm xe. Tất cả những điều đó đều làm giảm doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Môi trường kinh tế vẫn chưa thực sự ổn định, lạm phát tăng làm cho mức sống người dân vẫn chưa thực sự được cải thiện, do đó nhu cầu vay tiêu dùng vẫn chưa cao.
Từ việc tìm ra các nguyên nhân gây hạn chế cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank - Chi Nhánh Hà Nội, tôi xin đề ra một số giải pháp và nêu một số kiến nghị với hi vọng có thể mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK
CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1. Nhận định những triển vọng và khó khăn đối với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả CVTD của ngân hàng Sacombank – CN Hà Nội:
- Nhận định định triển vọng đối với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD:
Bức tranh kinh tế Việt Nam hiện nay trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu không thể khẳng rằng nền kinh tế- xã hội đang tạo quá nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển qui mô và nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD, tuy nhiên thị trường CVTD tại Việt Nam đang chứa đựng rất nhiều tiềm năng phát triển. Thực tế hiện nay, các điều kiện để các ngân hàng phát triển dịch vụ CVTD vẫn còn nguyên giá trị của chúng, và càng tăng tiến hơn trong tương lai không xa, biểu hiện cụ thể ở những khía cạnh sau đây:
+ Sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới Việt Nam chỉ mang tính gián tiếp, tuy nó vẫn đã và đang diễn ra, hậu quả nó gây ra không hề nhỏ, cả về nhu cầu vay và tâm lý người tiêu dùng. Song về cơ bản, các NHTM hiện nay tại Việt Nam vẫn có khả năng phát triển qui mô CVTD và nâng cao hiệu quả cho vay. Có được điều này là do nền kinh tế của chúng ta vẫn giữ được sự ổn định cần thiết, gói kích cầu của chính phủ trị giá 1 tỷ USD, cùng với động thái nới lỏng tiền tệ của ngân hàng Trung Ương, qua quyết định… cho phép các NHTM có thể tiến hành hoạt động CVTD theo lãi suất thoả thuận, không bị bó buộc bởi mức lãi suất trần, hay biên độ 150% so với lãi suất cơ bản của ngân hàng Trung Ương. Có thể thấy đây là điều kiện thuận lợi của các NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Sacombank nói riêng trong việc mở rộng hoạt động CVTD cảu mình, với khả năng phát triển sản phẩm linh hoạt. Và trên thực tế, các NHTM, trong đó có Sacombank, đã có nhiều chương trình phát triển sản phẩm dầm rộ, với nhiều khuyến mại, ưu đãi cho các đối tượng khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động CVTD của ngân hàng mình.
+ Hoạt động cho vay của các NHTM với khối doanh nghiệp hiện nay gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu do sự ảm đạm từ thị trường xuất khẩu. Thị trường trong nước hiện đang vlà ưu tiên và là hướng kinh doanh khả quan cứu cánh cho các doanh nghiệp này. Với các ngân hàng, hoạt động CVTD được coi là kênh sử dụng vốn hiệu quả hơn trong giai đoạn hiện nay, với mức độ rủi ro và tài sản đảm bảo dồi dào hơn. Vì vậy, việc mở rộng hoạt động CVTD tại các NHTM hiện nay trở thành xu hướng kinh doanh hợp lý, hiệu quả.
+ Nhu cầu về vay tiêu dùng, phục vụ sinh hoạt của các cá nhân và hộ gia đình tại Việt Nam hiện nay là rất lớn. Tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có sự suy giảm nhất định, một bộ phận cá nhân và hộ gia đình có sự xáo trộn lớn về thu nhập, và tâm lý tiêu dùng, đi vay tiêu dùng có xu hướng giảm xuống. Xong một bộ phận chủ yếu khác vẫn duy trì mức tiêu dùng và nhu cầu vay bình thường, trong đó chủ yếu là tầng lớp trẻ và trung lưu, những người nhanh nhạy, mạnh dạn và biết tận dụng cơ hội khuyến mại và ưu tiên của các ngân hàng trong giai đoạn nhiều khuyến mại như hiện nay. Vì vậy, về cơ bản, lượng khách hàng tiềm năng để mửo rộng hoạt đọng CVTD không những không giảm đi mà còn có chiều hướng gia tăng.
+ Sự phát triển của thị trường ô tô Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay về dài hạn tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động CVTD. Trong đó, với nhu cầu mua ô tô và nhà ở chung cư ngày càng cao, sự hợp tác liên kết giữa các trung tâm mua sắm, các siêu thị với các ngân hàng ngày càng khăng khít, tạo ra thị trường rộng lớn với khối lượng khách hàng rất lớn cho các ngân hàng.
+ Yếu tố địa lợi và nhân hoà của Sacombank – CN Hà Nội:
Sacombank – CN Hà Nội nằm tại khu vực dân cư có mức thu nhập cao của thành phố Hà Nội, nơi người dân có trình độ tiêu dùng và mức độ hiểu biết và thường xuyên sử dụng các dịch vụ ngân hàng, trong đó có các sản phẩm CVTD. Trong khi năng lực hoạt động, cung ứng của Sacombank nói chung và Sacombank – CN Hà Nội nói riêng là khá mạnh, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác cùng địa bàn.
- Nhận định những khó khăn đối với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả CVTD tại Sacombank – CN Hà Nội:
+ Khó khăn trong công tác huy động vốn: Cuộc khủng hoản kinh tế gây nên không ít thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh đó sự phá sản của nhiều ngân hàng nước ngoài, đã đang làm giảm bớt khả năng và niềm tin của các cá nhân, doanh nghiệp là đối tượng huy động vốn của ngân hàng. Thêm vào đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các kênh sử dụng vốn khác như chứng khoán, ngoại tệ, bất động sản, đặc biệt là vàng… trong việc thu hút các luồng tiền nhàn rỗi đã làm giảm đáng kể nguồn vốn huy động của các ngân hàng hiện nay.
+ Sự cạnh tranh mạnh mẽ cảu các đối thủ: Ngân hàng Sacombank CẦu Giấy đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng TMCP khác, như ANZ, ACB… là những ngân hàng trên cùng địa bàn, và ở vị trí ngay kề, với tiềm lực lớn mạnh và kinh nghiệm hoạt động lâu năm, trong đó ANZ là ngân hàng nước ngoài, có nguồn lực tài chính mạnh mẽ hơn rất nhiều. Trong hoạt động CVTD, ANZ và ACB cũng là các ngân hàng có chất lượng kinh doanh và tham vọng mở rộng thị trường rất lớn, trở thành trở ngại rất lớn đối với mục tiêu mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD của ngân hàng Sacombank – CN Hà Nội. Ngoài ra, còn một loạt các ngân hàng khác với mật độ bố trí rất dày tại Hà Nội, có nhiều tiềm lực và kinh nghiệm cũng gây ra nhiều áp lực cạnh tranh lên ngân hàng.
+ Năng lực có hạn của ngân hàng: Hiện nay, khong thể nói ngân hàng Sacombank – CN Hà Nội đan có tron tay tình hình khoa học công nghệ và nguồn nhân lực tiền tài thuận lợi nhất cho việc mở rộng và nâng cao hiêu jquả CVTD tại ngân hàng. Thay vào đó, là nhiều hạn chế về cả công nghệ, tiềm lực tài chính va chất lượng nguồn nhân lực, rất cần có sự tăng cường trogn tương lai gần.
Trước những triển vọng và thách thức đan xen, để ngân hàng Sacombank có thể mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD tại ngân hàng mình, ngân hàng cần đưa ra một định hướng phát triển tổng quát, cùng với các biện pháp cụ thể cả trước mắt lẫn lâu dài.
3.1.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại Sacombank – CN Hà Nội:
Với sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, đặc biệt là ngành ngân hàng, cùng với những thuận lợi và khó khăn hiện tại, ngân hàng TMCP Sacombank – CN Hà Nội cần phát triển mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD tại ngân hàng mình theo dịnh hướng như sau:
- Hoàn thành nhữngđịnh hướng, mục tiêu chung của hội đòng quản trị và ban gám đốc đã đề ra, trong đó, Sacombank CẦu Giấy cần đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển trở thành một trng ba ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam.
- Cần hướng tới những đối tượng khách hàng truyền thống là những cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu, trẻ tuổi trên địa bàn.Bên cạnh đó, cần mở rộng dối tượng khách hàng và đối tượng cho vay, lọi hình cho vay cho đa dạng hơn.
- Tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách mở them cácchi nhánh, phòng giao dịch mới, tại các khu vực khu đô thị, chung cư, nơi đông dân cư sinh sống.
- Tăng cường quảng bá hình ảnh và giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng thông qua nhiều hình thức và mức độ cao hơn, tạo ra cấn tượng tốt về một ngân hàng uy tín, chuyên nghiệp và có tiềm lực mạnh trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là hoạt động CVTD.
- Đẩy mạnh qui mô khách hàng, doanh số cho vay, dư nợ cho vay, nhưng cũng phải có các biện pháp cụ thể tới việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng du nợ đến mức thấp nhất có thể. Đặc biệt, hạn chế tối đa khả năng phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi trong phạm vi tác động của ngân hàng.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, phát hiện khách hàng tiềm năng và đưa ra những san phẩm đón đầu thị trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, học tập các ngân hàng cùng hệ thống trên địa bàn khác, thậm chí cả các dổi thủ cạnh tranh.
- Nâng cao hơn nữa trình độ cán bộ nhân viên nói chung và cán bộ tín dụng tiêu dùng nói riêng, về cả mặt nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Cần đẩy mạnh hoạt động thi đua trong môi trường đoàn kết sôi động, nhằm nâng cao hiệu quả làm việc theo nhóm trong khi vẫn khai thác hết những khả năng của cá nhân.
Năm 2009, dựa trên kết quả của công tác nghiên cứu thị trường, ngân hàng Sacombank – CN Hà Nội đưa ra một số mục tiêu phát triển cụ thể như sau:
+ Tổng doanh số CVTD: Tăng 90%, đạt 46761.747 triệu đồng.
+ Dư nợ CVTD: Tăng 85%, đạt 241579.845 triệu đồng.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn: Giảm xuống mức hợp lý hơn, được tăng số tuyệt đối trong mối quan hệ với sự mở rộng CVTD.
+ Lợi nhuận trước thuế: Tăng lên 50%, đạt 5826.12 triệu đồng.
3.2. Một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Sacombank – CN Hà Nội:
Để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD tại Sacombank – CN Hà Nội trong thời gian tới, ngân hàng cần thực hiện kết hợp một loạt các biện pháp cả trực tiếp và gián tiếp, có thể chia ra làm ba nhóm biệ pháp đó là: Nhóm các biện pháp huy động vốn, nhóm các giải pháp mở rộng CVTD, nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả CVTD. Việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối do quan hệ hữu có của chúng tới mục tiêu mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD tại ngân hàng.
3.2.1. Nhóm các giải pháp về huy động vốn:
Huy động vốn là hoạt động cơ bản của mọi ngân hàng,với tư cách là đầu vào cho quá trình cho vay. Với bất cứ hoạt độngkinh tế nào, vốn luôn là nhân tố đầu tiên, là điều kiện vật chất để có thể tiến hành hoạt động đó trên thực tế. Ngân hàng cần có các chính sách tạo vốn phù hợp nhằm khai thác mọi tiềm năng về vốn, để có nguồn vốn đủ đáp ứng các nhu cầu hoạt động của mình, trong đó quan trọng nhất là hoạt động cho vay.
Vốn huy động thường từ các nguồn: Doanh nghiệp, dân cư, tổ chức tín dụng khác… trong đó có nhiều loại khác nhau về thời gian huy động, lãi suất huy động. Trong các nguồn trên, nguồn vốn của doanh nghiệp và dân cư có vai trò quan trọng nhất.
Hoạt động CVTD ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong danh mục các loại cho vay của các NMTH hiện nay, (và trong hoạt động cho vay của ngân hàng Sacombank – CN Hà Nội, CVTD chiếm tỷ trọng hơn 30% và có xu hướng tăng lên). Với những đặc điểm riêng có của mình như chủ yếu là cho vay trung dài hạn, vay trả góp, mang tính chất tín chấp… thì vấn đề nguồn vốn dành cho cho vay tiêu dùng trở nên rất quan trọng khi các ngân hàng muốn dạt được mục tiêu mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD. Nguồn vốn đó phải đảm bảo được các yêu cầu về mặt khối lượng, thời gian huy động và chi phí huy động.
Hiện nay, tâm lý người Việt Nam đã có nhiều thay đổi, xu hướng cất tiền trong nhà hay chuyển sang mua vàng cất trữ không còn là xu hướng chủ đạo, tuy nhiên để họ lựa chọn để tiền vào ngân hàng thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng, có yếu tố thuộc về tổng thể nền kinh tế và sự phát triển của các kênh đầu tư khác, như chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ, vàng… Vấn đề của các ngân hàng là cần cố gắng hết sức mình, đưa ra nhiều hình thức huy động đa dạng và hấp dẫn tới khách hàng nhằm khai thác tối đa nguồn vốn này.
Với khả năng hiện tại, ngân hàng Sacombank – CN Hà Nội có thể xúc tiến các giải pháp huy động vốn sau đây:
- Đa dạng hoá các hình thức huy động theo nhiêu hướng, như phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu…là mặt ngân hàng chưa khai thác nhiều các năm trước, mở rộng cả với đối tượng ngoại tệ để khách hàng yên tâm hơn trong điều kiện lạm phát hiện còn nhiều nguy cơ như hiện nay.
- Áp dụng lãi suất khyến khích khi huy động vốn, ưu tiên theo khối lượng tiền gửi và thời hạn gửi, cụ thể là nếu gửi tiền theo thời gian dài hoặc có khối lượng lớn sẽ được ưu tiên hơn về mặt lãi suất tiền gửi.
- Áp dụng thêm các hình hức thu hút bằng khuyến mại, tặng quà, như hình thức tiết kiệm dự thưởng, tạo nên sự hấp dẫn và sôi động trong hoạt dộng huy động vốn.
- Tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị tới người tiêu dùng, bằng cách đa dạng hoá các hình thức quảng cáo, đặc biệt là trên truyền hình và báo chí, với chi nhánh, cần in báo, căng băng rôn nhiều hơn và đẹp mắt hơn. Công việc này trở nên rất quan trọng, mang tính chất quyết định tới thành công của các biện pháp trên bên cạnh các yếu tố về chất lượng.
- Thực hiện nghiệp vụ đảm bảo tiền gửi cho khách hàng.
- Tăng cường chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên giao dịch, tiếp xúc khách hàng thoe hướng năng động, sang tạo, than thiện, tạo cảm giác vui tươi, an toàn…. cho khách hàng.
3.2.2. Nhóm các biện pháp mở rộng cho vay tiêu dùng:
Nhóm giải pháp này tập trung vào việc gia tăng số lượng khách hàng, qui mô doanh số cho vay, dư nợ cho vay.
- Một là: Thực hiện chiến lược khách hàng:
Trên thực tế, địa bàn kinh doanh hiện nay của ngân hàng là khu vực Hà Nội, song đã và đang có rất nhiều các ngân hàng khác hoạt động và có cùng mục tiêu mở rộng thị phần cho vay tiêu dùng. Vì vậy có thể nói, việc mở rộng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ CVTD của ngân hàng không hề dễ dàng. Để dạt được mục tiêu mở rộng hoạt động CVTD, ngân hàng cần xây dựng và thực hiện một chính sách khách hàng đồng bộ, có chất lượng, cụ thể cần đạt được các chỉ tiêu sau:
+ Nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ: Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là nhứngản phẩm vô hình, hơn nữa, trong phần lớn những sản phảm mà ngân hàng cung cấp, khách hàng khong hải trả toàn bộ tiền ngay mà trả từng phần sau một thời gian nhât định. Do đó, chất lượng hàng hoá dịch vụ của ngân hàng không những phụ thuộc vào chất lượng bản thân sản phẩm đó mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thai độ phục vụ của ngân hàng. Trong bối cảnh đội ngũ nhân viên giao dịch tại ngân hàng đang được trẻ hoá, ngân hàng Sacombank – CN Hà Nội cần xây dựng ngay kế hoạch nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên, trong đó trọng tâm là các nhân viên bộ phận giao dịch, tiếp xúc khách hàng. Ngân hàng cần chuẩn hoá các chỉ số ngoại hình và giọng nói với đội ngũ này, thêm vào đó, ngân hàng có thể thường xuyên tổ chức các cuộc thi về khả năng trình độ phục vụ khách hàng giữa các nhân viên, có thể lấy tên như: “ Giọng nói vàng”, ” Nhân viên quan hệ khách hàng giỏi ”… Trong đó, có thể mời các khách hàng thân quen, có nhiều quan tâm làm khách mời và là thành phần ban giám khảo. Kết quả cuộc thi dùng làm một trong những chỉ tiêu khen thưởng cho nhân viên và cất nhức khi thăng tiến.
+ Phát triển các phương thức khuyếch trương: Trước mắt, nền kinh tế nước ta đang ở trong giai đoạn chững do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song với những cố gắng từ nhiều phía, tình hình kinh tế đang dần khả quan trở lại, vì vậy với mục tiêu mở rộng CVTD, hoạt động khuyếch trương sản phẩm là khâu quan trọng cho sự phát triển trong cả hiện tại và tương lai hoạt động CVTD. Thực tế hiện nay, nhu cầu tiêu dùng cảu dân cư là rất lớn, song số lượng khách hàng đến với ngân hàng là chưa tương xúng với tiềm năng đáp ứng của ngân hàng, mà nuyên nhân chủ yếu nằm ở khâu khuyếch trương tiếp thị của ngân hàng Sacombank nói chung và Sacombank – CN Hà Nội nói riêng. Khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới, chưa có điều kiện tiếp xúc với các thông tin về hoạt dộng CVTD của ngân hàng một cách đầy dủ. Ngân hàng nên có nhiều hơn các hình thức thu hút khách hàng, trong đó, truyền hình và các tạp chí tiêu dùng là lĩnh vực ngân hàng cần quan tâm đẩy mạnh. Người têu dùng sản phẩm của ngân hàng hiện nay đã khá nhanh nhạy và thich ứng cao, họ luôn tìm tới nơi nào co thể đáp ứng nhu cầu vay của họ tốt nhất, thuận tiện nhất và chi phí thấp nhất. Và vấn đề cảu các ngân hàng là làm cách nào đó, đưa thông tin của ngân hàng mình tới với họ nhanh nhất
Hai là: Tăng cường nghiên cứu nhu cầu khách hàng, phân loại khách hàng đưa ra danh mục các sản phẩm tiêu dùng hiện đại, đáp ứng đầy đủ các nhu cầy vay tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư có nhu cầu:
Đây là công việc rất quan trọng, mang tính chất bước ngoặt đối với việc mở rộng hoạt động CVTD, bên cạnh các biện pháp đẩy mạnh hoạt động CVTD đối với những sản phẩm hiện tại. Để làm công việc này, ngân hàng đi trả lòi các câu hỏi: Khách hàng nào cần vay? Cần vay vì mục đích tiêu dùng nào? thời hạn và khối lượng ra sao? Khả năng trả nợ thế nào? Ngân hàng có thể cân dối và đáp ứng không? Sản phẩm dưa ra có tính khả thi không? Các khía cạnh pháp lý giữa ngân hàng với khách hàng có minh bạch không?
Các cá nhân và hộ gia đình khác nhau có đực điểm thu nhập và phương thức hoàn trả là khác nhau, cũng như nhu cầu về vốn, với các đặc điểm về thời hạn và khối lượng là khác nhau. Để đáp ứng được các nhu cầu của các khách hàng một cách triệt để nhất, không có cách nào khác ngân hàng phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đa dạng hoá các sản phẩm CVTD của mình, qua đó cũng là phát huy hết tiềm lực thế mạnh của ngân hàng, tận dụng triệt để cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng của đội ngũ cán bộ, tiết kiệm chi phí theo qui mô, tăng lợi nhuận củ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sư dụng vốn.
Trong danh mục sản phẩm tiêu dùng, việc thêm mới hay loại bỏ một sản phẩm CVTD là tuỳ thuộc vào tính hiệu quả của nó trong chu kỳ phát triển sản phẩm, tiêm lực của ngân hàng, xu hưóng tác động của các nhân tố ảnh hưỏng…
Hiện nay dễ thấy nhất là ngân hàng Sacombank nên nhanh chóng nghiên cứu và đưa ra sản phẩm cho vay du học,cho vay đối với tầng lóp cán bộ trẻ và mức sống trung lưu, bên cạnh đó, ngân hàng cần đẩy mạnh hợp tác, bắt tay với các doanh nghiệp sản xuất ô tô, các trung tâm mua sắm, các siêu thị… để đẩy mạnh hoạt động CVTD bao gồm ba chủ thể là ngân hàng, người bán và ngươi tiêu dùng, và đặc iệt, với các sản phẩm liên kêt này, ngân hàng có thể giảm được khá nhiều chi phí quan hệ trực tiếp khách hàng vay tiêu dùng, những khách hàng ngại hoặc không có thời gian để đến ngân hàng thường xuyên. Cũng qua hình thức liên kết, ngân hàng có thêm không gian cho các hoạt động quảng bá hình ảnh của mình đối về CVTD nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung.
- Ba là: Thiết lấp chế độ đảm bảo tiền vay và các hình thức đảm bảo tiền vay hợp lý.
Danh mục các tài sản được cầm cố thế chấp tại ngân hàng là tương đối nhiều, nhưng chủ yếu khách hàng vay dùng bất động sản, sổ tiết liệm, tài sản hình thành từ tiền vay làm là tài sản đảm bảo cho khoản vay. Nhiều khi khách hàng cs tài sản đảm bảo mà tính chất pháp lý khá dầy đủ, song thoe qui định của ngân hàng, khách hàng phải đi làm nhiều thủ tục khá rườm rà khác, và điều này càng trở nên khó khăn hơn trong điều kiện Hà Nội ngày nay. Vì vậy, một trong những giải pháp mở rộng hoạt động CVTD đối với ngân hàng Sacombank – CN Hà Nội là ngân hàng cần thiết lập chế độ đảm bảo tiền vay và các hình thức đảm bảo tiền vay hợp lý, cụ thể hiện tại nên đi theo hướng thông thoáng hơn. Trong một số trường hợp khách hàng chưa có đủ giấy tờ sỏ hữu hợp pháp, hoặc chưa sang tên khi mua bán do những điều kiện đặc biệt, trong khi vẫn có khả năngchứng minh nguòn gốc sở hữu và có chứng nhận của chính quyền, thì ngân hàng có thể linh động cho vay.
Bên cạnh đó, ngân hàng cần đẩy mạnh các hình thức CVTD tín chấp, đặc biệt là CVTD dựa trên mức lương hay thu nhập khác. Đây là hướng đi đúng đắn trong điều kiện loại hình này còn rất nhiều tiềm năng phát tiển và phù hợp với các dối tượng khách hàng trẻ tuổi. Thêm vào đó, ngân hàng cóhể nới lỏng hơn các hạn mức trong phạm vi cho phép của mình, tăng tỷ lệ cho vay trên tài sản (hiện tại là 50- 65%), qua đó thu hút khách hàng, đóng góp tích cực cho mục tiêu mở rộng hoạt động CVTD
3.2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng:
Hiệu quả hoạt động CVTD thể hiện ở nhiểu chỉ tiêu, trong đó giá trị tính toán của các chỉ tiêu lại cho thấy hiệu quả của nhiều công đoạn trong CVTD. Em xin đưa ra các giải pháp cụ thể sau đây:
- Một là: Tăng cường công tác thẩm định CVTD.
Đây là công đoạn đặc biệt quan trọng, quyết định tới chất lượng tín dụng, qua đó quyết định tới hiệu quả hoạt động cho vay. Nếu công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ, thì rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, trong cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng, tăng cường chất lượng công tác thẩm định là việc đầu tiên và quan trọng nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. Trong công tác thẩm định, cần nhất thiết thực hiện một số công việc như sau:
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, các loại giấy uỷ quyền… theo đúng những qui định hiện hành về CVTD cảu nhà nước và ngân hàng Sacombank.
- Nội dung kinh tế của hồ sơ vay vốn, khử năng tài trợ của ngân hàng.
- Mức độ khả thi của bộ hồ sơ xin vay về các mặt tài sản đảm bảo, phương án trả nợ, tình trạng thu nhập…
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, bắt đầu từ khâu nhận hồ sơ cho tới khâu thu nợ lãi và gốc. Điều này không được mâu thuẫn với mục tiêu đẩy nhanh quá trình thẩm định. Để thực hiện được giải pháp này, cần kết hợp với các biện pháp khác trong mối quan hệ hữu cơ với nhau.
- Hai là: Tăng cường các biện pháp phòng ngừà rủi ro tín dụng trong CVTD.
Hoạt động cho vay của ngân hàng thường đứng trước rủi ro tín dụng, trong đó, hoạt động CVTD với những đặc điểm riêng có lại mang nhiều nguy cơ rủi ro hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận cũng như uy tín và khả năng hoạt động trong tương lai của ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, ngân hàng cần tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh việc thường xuyên theo dõi, quản lý các khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro theo đúng qui định của ngân hàng nhà nước, Sacombank cần đẩy mạnh dịch vụ bảo hiểm tiền vay đối với những khoản vay lớn hay những khách hàng đặc biệt. Đây có thể được coi là biện pháp hữu hiệu và không tạo ác cảm đối với khách hàng, khi mà bảo hiểm tiền vay mang tính chất kích thích tới trách nhiệm trả nợ và sự cam đoan cảu bản thân khách hàng vay và phí bảo hiểm có thể do cả hai bên cùng chịu.
- Ba là: Xây dựng cơ chế tín dụng phù hợp.
Một cơ chế tín dụng phù hợp không những là điều kiện cần thiết để ngân hàng thu hút khách hàng, còn là biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD, bằng cách tiết kiệm chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng cần thực hiện những biện pháp sau:
+ Về thủ tục vay vốn: Thực hiện hình thức giao dịch một cửa. Đây là hình thức giao dịch tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình vay vốn, tránh tình trạng chạy xô các cửa, tiếp xúc với nhiều cán bộ mà không biết được những việc cụ thể như thế nào. Đơn giản các thủ tục không phải là làm việc cho xong mà vẫn luôn phải đảm bảo yêu cầu chính xác, hợp lý và an toàn. Ngân hàng cũng nên có những mẫu in sẵn dễ hiểu với những giấy tờ cần thiết khi vay vốn và với những mục đích khác nhau, đồng thời có những mẫu cụ thể và cách viết các giấy tờ đó như thế nào, để khách hàng đọc sẽ hiểu, đỡ mất thời gian cho cán bộ tín dụng vừa giúp khách hàng có tâm lý thoải mái khi vay vốn ngân hàng.
+ Về thời hạn cho vay: Ngân hàng nên đa dạng hoá các thời hạn cho vay cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đối tượng khách hàng cho vay tiêu dùng ở Ngân hàng là các cá nhân, hộ gia đình với tình hình thu nhập và vốn tự có không giống nhau. Do vậy, ngân hàng cần xét kỹ khả năng thu nhập, chi tiêu của từng gia đình để đưa ra những thời hạn cho vay linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, khả năng trả nợ của người vay, và đảm bảo được thu nợ gốc và lãi đúng thời hạn, chủ động tìm kiếm các dự án cho vay khả thi thông qua việc khai thác thăm dò thị trường và khách hàng.
+ Về lãi suất cho vay: Lãi suất cần thực hiện linh hoạt đối với từng đối tượng cho vay và khoản vay. Có thể chia theo khu vực, đối tượng. Lãi suất cho vay của Ngân hàng cần linh hoạt, đặc biệt là lãi suất cho vay những khoản cho vay trung và dài hạn. Như vậy sẽ hạn chế được rủi ro về lãi suất cho cả Ngân hàng và khách hàng.
- Bốn là: Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên.
Nền kinh tế Việt Nam đã thực sự hoà mình vào dòng chảy nền kinh tế thị trường, hệ thống Ngân hàng phát triển với số lượng ngày càng tăng. Vấn đề cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng mạnh mẽ và gay gắt. Để có thể đứng vững và lớn mạnh đòi hỏi vốn của Ngân hàng phải lớn, đội ngũ nhân viên có năng lực, sáng tạo trong công việc. Do vậy, ngân hàng cần phải:
- Đào tạo và đào tạo lại trình độ của nhân viên Ngân hàng.
- Bổ sung thêm các kiến thức về lĩnh vực kinh doanh khác để phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn.
- Tạo cơ hội cho nhân viêc tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị.
- Tạo cơ hội để các nhân viên phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình.
- Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức và đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên để họ nhận thức nhiều hơn nữa về điều này và đây chính là biện pháp hữu hiện nhất để thu hút khách hàng.
3.3. Một số kiến nghị:
3.3.1: Đối với Ngân hàng nhà nước:
NHNN Việt Nam cần có những chính sách, chế độ kịp thời, phù hợp với lãi suất, tài sản đảm bảo… tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các NHTM và có thay đổi với đặc điểm phát triển của cho vay tiêu dùng. Nhà nước cần hoạch định chiến lược phát triển chung về CVTD giữa các NHTM. Nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc hoạch định chiến lược chung cho các NHTM thực hiện nghiệp vụ CVTD nhằm tạo ra sự thống nhất về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các NHTM trong nước. Hơn nữa, với mục đích chung là hoạt động CVTD phát triển. Việc này đòi hỏi phải tăng cường hợp tác, trao đổi giữa các ngân hàng.
NHNN cần ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động CVTD, trong đó quy định về các loại sản phẩm, dịch vụ CVTD, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để bảo vệ quyền lợi đầy đủ cho cả ngân hàng và người tiêu dùng. Đồng thời tạo ra sự chủ động hơn nữa cho các ngân hàng, đặc biệt là trong giải pháp nợ quá hạn để các ngân hàng yên tâm hoạt động.
NHNN cần sớm ban hành Luật tín dụng tiêu dùng, tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng phát triển. Ngay từ bây giờ, Nhà nước cần sớm chỉ thị cho cơ quan lập pháp và các ban ngành có liên quan nghiên cứu về Luật tín dụng và tiêu dùng, chuẩn bị cho việc soạn thảo và ban hành Luật tín dụng tiêu dùng. Học hỏi, nghiên cứu Luật tín dụng tiêu dùng ở các nước khác, vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế của Việt Nam là một việc hết sức cần thiết trong thời gian tới. Dù cho hoạt động CVTD tại Việt Nam còn hạn chế và cần có sự nỗ lực tù nhiều phía.
3.3.2. Đối với Cơ quan chính quyền địa phương:
Với cơ quan chính quyền địa phương – môi trường hoạt động trực tiếp của các khu vực kinh tế cần hoàn thiện môi trường quản lý vĩ mô.
Hoạt động CVTD có một thủ tục rất quan trọng là đăng ký giao dịch đảm bảo tại các cơ quan như phòng công chứng hay chính quyền địa phương. Rất nhiều trường hợp các cơ quan chức năng này gây khó dễ cho ngân hàng và khách hàng, không thực hiện thủ tuc đăng ký giao dịch đảm bảo. Chính vì vây, các cơ quan chức năng cũng cần cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh hoạt động của mình trong phạm vi liên quan như: Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hay các thủ tục công chứng… hạn chế các sai sót, tiêu cực trong công tác này nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong vấn đề liên quan đến cầm cố, thế chấp.
Thực hiện những đảm bảo về an ninh trật tự chung trong khu vực, dẹp bỏ các tệ nạn xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp, công ty, hộ gia đình trong khu vực sản xuất, kinh doanh lành manh.
3.3.3. Đối với hội sở chính của Sacombank:
Hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển, số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng tăng đặc biệt là khách hàng đến gửi tiền và vay tiền có những thời điểm rất đông, ngồi kín cả lối đi. Do vậy, cần mở rộng cơ sở hạ tầng hơn nữa.
Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, thông tin về những rủi ro có thể xảy ra nhằm định hướng cho hoạt động của chi nhánh, giúp chi nhánh có những quyết định đúng đắn, kịp thời..
Mở các cuộc điều tra, thăm dò ý kiến khách hàng về thai độ, cách cư xử của nhân viên ngân hàng, về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng… để họ đóng góp ý kiến, giúp ngân hàng rút kinh nghiệm nhằm phát triển hơn. Tuy nhiên, để công việc này hiệu quả cần có giải thưởng cho khách hàng nào có ý kiến đóng góp hay, mang lại hiệu quả cao hơn cho ngân hàng, có như thế khách hàng mới nhiệt tình cho ý kiến.
Tạo điều kiện quan tâm đến đời sống của nhân viên, cần có chế độ bồi dưỡng hợp lý đặc biệt là khi cuối tháng lượng công việc nhiều nhân viên phải làm thêm. Cần bố trí chỗ nghỉ trưa cho nhân viên để họ có được tinh thần và sức khoẻ làm việc tốt nhất sau một buổi sáng làm việc hiệu quả.
Như vây, để thực hiện mở rộng và nâng cao hiệu quả hơn trong công tác CVTD của Sacombank – CN Hà Nội cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất của các cơ quan chức năng trong toàn hệ thống, chỉ riêng hoạt động của ngân hàng thì chưa đủ mà rất cần đến những hỗ trợ từ phía chính quyền Nhà nước, địa phương. Trên đây là những giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD tại Sacombank – CN Hà Nội, cũng như một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan quản lý vĩ mô của Nhà nước, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và cả đối với ban lãnh đạo Sacombank – CN Hà Nội. Từ đó mong được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD cũng như thực hiện tốt mục tiêu chiến lược chung là trở thành một trong năm ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam cũng như trong khu vực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46025 .doc