Hiện nay, với sự phát triển của Công nghệ Thông tin và Điện tử Viễn thông, thông tin là hoàn hảo, hoà mạng cập nhật không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Vấn đề là chúng ta có biết sử dụng khai thác những thông tin đó để phục vụ cho công tác của mình hay không mới là điều đáng quan tâm. Có những thông tin lớn, có những thông tin nhỏ hẹp, có thông tin chất lượng cao, có thông tin chất lượng thấp, có thông tin thật, có thông tin giả. Do đó, Ngân hàng cần quan tâm khai thác sử dụng một cách có lựa chọn, sàng lọc nhưng không bỏ sót.
Thông tin Ngân hàng thu thập để thực hiện công tác phân tích đánh giá tài chính khách hàng xuất phát từ nhiều nguồn: khách hàng, các Ngân hàng khác, Trung tâm Thông tin Tín dụng, đối thủ cạnh tranh, các đối tác của khách hàng . trên cơ sở phân loại các nguồn thông tin, để nâng cao khả năng thu thập thông tin, Chi nhánh thực hiện một số nội dung sau:
ã Chi nhánh với tư cách là người tài trợ, có nhu cầu nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính . của khách hàng, yêu cầu khách hàng nhận tài trợ phải cung cấp đầy đủ thông tin tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh . theo quy định. Tuân thủ quy chế cho vay của tổ chức tin dụng đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hướng dẫn (cụ thể là quy định số 284/2000/QĐ-NHNN và QĐ số 06/QĐ -HĐQT ngày 18/1/2001 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam). Tính đầy đủ, chính xác và cập nhật của các thông tin phải được đảm bảo, giải pháp đảm bảo này đã được trình bày ở trên. Ngoài ra, Chi nhánh có thể thu thập thông tin một cách có sàng lọc từ các bạn hàng, các đối tác, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
ã Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các Ngân hàng khác, đặc biệt các Ngân hàng trong cùng hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và các Ngân hàng khác nằm trong địa bàn Hà Nội hoặc khác địa bàn, bởi vì các Ngân hàng cũng thu thập từ khách hàng khác. Tuy nhiên , không phải lúc nào thông tin từ các nguồn khác nhau cũng có chất lượng, do đó, đòi hỏi sự hợp tác trao đổi thông tin giữa các Ngân hàng, hạn chế rủi ro do thông tin kém chất lượng gây ra. Song, do yếu tố cạnh tranh và nhiều yếu tố khác như găm bí mật, thiếu tinh thần hợp tác, nhất là các Ngân hàng không cùng hệ thống, sự hợp tác rất hạn chế thậm chí còn cung cấp thông tin không trung thực. Do đó, nên chăng giữa các Ngân hàng có sự gặp nhau, hợp tác hiểu biết lẫn nhau, có những thoả thuận nằm trong quy định cho phép để bàn thêm vấn đề này.
93 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh NHNo &PTNT Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại hình Doanh nghiệp hiện nay nhiều, mức độ phức tạp trong các Báo cáo tài chính của từng loại hình Doanh nghiệp là khác nhau, nghành nghề lĩnh vực kinh doanh là khác nhau, đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Một cán bộ cho dù có năng lực làm việc rất tốt không phải lúc nào cũng nắm vững và sâu sắc về mọi lĩnh vực. Do đó, để công việc đạt hiệu quả cao, cần thiết phải phân công cán bộ chuyên môn hoá phụ trách theo nhóm nghành kinh doanh hoặc theo loại hình Doanh nghiệp:
Theo nhóm ngành kinh doanh, trước tiên Chi nhánh nên thống kê tổng hợp các Doanh nghiệp khách hàng của mình, trên cơ sở đó tiến hành phân loại khách hàng theo nhóm ngành nghề kinh doanh như: ngành may mặc, giày dép, ngành cơ khí, ngành xây dựng, ngành giao thông, sau đó mỗi nhóm khách hàng đã được phân loại được phân công cho từng Cán bộ hoặc từng nhóm Cán bộ Quản lý, hoặc có những thời kỳ nếu vì một lý do nào đó như: Cán bộ Tín dụng nghỉ phép, nghỉ công tác, chuyển công tác. Có thể mỗi Cán bộ Tín dụng có thể phụ trách một số nhóm khách hàng mà những nghành nghề có liên quan đến nhau như: xây dựng _ xi măng; giấy _ lâm nghiệp; thuỷ sản _ chế biến thuỷ sản. Cần đặc biệt chú ý việc phân công phụ trách sao cho phù hợp, với Chi nhánh mới thành lập và đi vào hoạt động, chưa có điều kiện ổn định nhiều mặt, đặc biệt về nhân lực thì để đạt được sự phù hợp như mong muốn là rất khó.
Theo loại hình Doanh nghiệp: các loại hình Doanh nghiệp khác nhau ở nhiều đặc điểm lớn như: Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, các Doanh nghiệp Nhà nước thường có vốn chủ sở hữu lớn hơn hoặc lớn hơn rất nhiều các Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, do đó các Doanh nghiệp Nhà nước sẽ tiến hành sản xuất kinh doanh tất cả các ngành nghề kinh doanh mà được xét duyệt trong giấy đăng ký kinh doanh, và kinh doanh với số lượng lớn, trong khi đó các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty tư nhân có hiện tượng là ngành nghề đăng ký kinh doanh rất rộng nhưng vì thiếu vốn hoặc mới thành lập hoặc vì lý do nào đó mà chưa kinh doanh hết được nghành nghề đã đăng ký, hoặc có kinh doanh cũng chỉ rất nhỏ. Do đó, nếu phân loại chuyên môn hoá quản lý cho các Cán bộ Tín dụng theo ngành nghề không phát huy được hiệu quả nhưng việc quản lý theo loại hình Doanh nghiệp lại mang lại hiệu quả khá tốt. Để phân loại theo tiêu chí này, Chi nhánh cần phân loại từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghịêp liên doanh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty có 100% vốn nước ngoài. Sau đó, mỗi nhóm Cán bộ sẽ phụ trách theo một loại hình Doanh nghiệp, hoặc theo quy mô sản xuất của mỗi Doanh nghiệp. Chú ý rằng với mỗi nhóm Cán bộ Tín dụng các thành viên trong nhóm hoặc là năng lực rất đồng đều, hoặc là các thành viên sẽ bổ xung được nhược điểm của nhau, hoặc phát huy được ưu điểm của nhau.
Ngoài ra, để Cán bộ không bị quá lệch lạc về một lĩnh vực mà mình phụ trách, chỉ mạnh trong khi đó những lĩnh vực còn lại kém đi thì Chi nhánh có thể thực hiện như sau: sau một thời gian nhất định sẽ thực hiện việc hoán đổi giữa các Cán bộ Tín dụng hoặc các nhóm về lĩnh vực mà họ phụ trách. Như vậy suốt quá trình công tác, các Cán bộ Tín dụng có điều kiện tìm hiểu được nhiều mặt hoặc lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm,có khả năng giải quyết bất cứ công việc thuộc lĩnh vực nào. Đồng thời giúp cho Các bộ lãnh đạo phát hiện được ưu và nhược điểm của mỗi Cán bộ trong mỗi công việc. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý với các khách hàng truyền thống và có uy tín cao bởi vì bất kỳ sự thay đổi nào từ mỗi bên đều gây ra cá ảnh hưởng tốt hoặc không tốt. Nếu sự thay đổi do việc phân công lại ở trên làm mất thói quen giao dịch cũ đã gây dựng được từ trước, một chút sơ sảy có thể sẽ mất khách hàng.Vì vậy thuận lợi nhất vẫn là phân công nhóm Cán bộ Tín dụng phụ trách với những khách hàng mới. Đặc biệt trong giai đoạn này, Chi nhánh đang mở rộng quan hệ với khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.
Muốn vậy, trước tiên người chịu trách nhiệm phân công công việc cho Cán bộ Tín dụng trong phòng( thường là Trưởng phòng) nắm bắt được khá rõ về những ưu nhược điểm, điểm mạnh yếu khác nhau của từng Cán bộ. Bởi vì, có những Cán bộ lâu năm nhiều kinh nghiệm, chuyên làm việc về một mảng lĩnh vực nghành nghề kinh doanh cho nên kiến thức ở những mảng khác đã bị mai một, có những Cán bộ còn trẻ được trang bị nhiều kiến thức mới nhưng chưa có kinh nghiệm. Có Cán bộ nhanh nhẹn tháo vát thông minh, có những cán bộ chậm nhưng chắc chắn và cẩn thận... Điều quan trọng là phải phân công sao cho mỗi Cán bộTín dụng phát huy được sở trường của bản thân mình, qua đó có điều kiện tiếp tục phát huy điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu và sao cho cả tập thể có thể bổ sung lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, phát huy sức mạnh của cả tập thể.
Thứ hai, cần thiết xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành đối với từng ngành ngề lĩnh vực.
Hiện nay, mặc dù cán bộ tín dụng của Chi nhánh được cung cấp nhiều tài liệu về phân tích tài chính doanh nghiệp để tham khảo, song nhiều khi giữa các tài liệu lại không có sự thống nhất về tên gọi cho việc tính toán cùng một chỉ tiêu, thậm chí về một nội dung của chỉ tiêu, điều này gây lúng túng choCcán bộ Tín dụng, đặc biệt là Cán bộ Tín dụng ít kinh nghiệm khi lựa chọn các chỉ tiêu để phân tích đánh giá. Thí dụ: Hệ số thành toán tức thời, có tài liệu tính bằng công thức = Vốn bằng tiền/ Nợ đến hạn; có tài liệu tính bằng =Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn. Mặt khác, đến nay Chi nhánh vẫn áp dụng về các tiêu chuẩn tài chính cho mọi loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh như sau:
Hệ số thanh toán ngắn hạn >>1
Hệ số thanh toán nhanh >=1
Hệ số thanh toán tức thời > 0,5
Điều này là không chính xác cho tất cả các Doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao năng lực phân tích, đánh giá tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn, Chi nhánh cần sớm xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tài chính chuẩn mực làm căn cứ, cơ sở cho các Cán bộ Tín dụng trong quá trình làm việc. Mặc dù hiện nay, các cơ quan quản lý chưa thể xây dựng được hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành áp dụng cho cả nước nhưng nên chăng tại Ngân hàng chủ động, ít nhất là xây dựng những phân tích về các chỉ tiêu này cho bản thân Chi nhánh của mình rồi thực hiện hoàn thiện sau. Thí dụ đối với nghành xây dựng, vốn chủ yếu nằm trong hàng tồn kho như hàng mua đi đường, nguyên vật liệu tồn kho...cho nên vốn nằm ở trong tiền rất ít, hệ số thanh toán nhanh và thanh toán tức thời chỉ đạt rất thấp nhưng không có nghĩa là cứ <1 và < 0,5 là khả năng thanh toán kém, có thể hệ số này khoảng 0,2 - 0,3. Ngược lại, đối với những Doanh nghiệp làm dịch vụ thì vốn nằm trong các khoản tiền và các khoản phải thu rất lớn nên hệ số thanh toán nhanh và thanh toán tức thời phải lớn mới đảm bảo cho khả năng thanh toán của Doanh nghiệp, hệ số này có thể là 0,6 - 0,7.
Để làm được điều này , trước tiên cần đến cả tập thể Chi nhánh , đặc biệt là các Cán bộ Tín dụng. Nếu các Cán bộ Tín dụng đã được thực hiện chuyên môn hoá phụ trách như đã nói ở trên thì sẽ giúp đỡ đắc lực và khá chính xác, hiệu quả cho công tác họp bàn để đưa ra chỉ tiêu trung bình nghành bởi vì mỗi cán bộ bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình (hiểu thấu đáo về từng nghành nghề lĩnh vực, xu hướng phát triển chung của nghành đó. Sau đó, Chi nhánh cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan, các Ngân hàng bạn, tham khảo lại các chỉ tiêu, kết quả đã có để đề ra các chỉ tiêu trung bình nghành cho hoạt động của Chi nhánh dễ dàng và chính xác hơn. Tuy nhiên, nền kinh tế đất nước luôn vận động và thay đổi, hoặc là phát triển, hoặc là dừng lại, thậm chí có thể đi xuống, Ngân hàng cần luôn xem xét định kỳ để đánh giá các chỉ tiêu trung bình nghành cho hợp lý, không gây ra tình trạng cứng nhắc cho việc vận dụng, phải linh hoạt, chính xác, rõ ràng.
Mặt khác, Chi nhánh có thể xếp hạng cho các Doanh nghiệp cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác phân tích đánh giá tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn Chi nhánh.
Thứ ba, không ngừng nâng cao trình độ của Cán bộ Tín dụng:
Ngày nay, vấn đề này không chỉ của riêng Chi nhánh mà là vấn đề bức xúc của toàn ngành kinh tế trên toàn cầu. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, trong xu hướng toàn cầu hoá, mở cửa thông thương với quốc tế, nhân tố con người đang trở nên vô cùng quan trọng, có thể mang tính chất quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi Doanh nghiệp, trong đó có nghành Ngân hàng nói chung. Nhưng mặt bằng hiện nay mặt bằng chung về trình độ của cán bộ Ngân hàng còn rất thấp so với mặt bằng chung trong khu vực và thế giới. Trong thời gian tới, sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực và đi vào thực hiện thì vấn đề có tồn tại trong cạnh tranh nội địa và quốc tế hay không phụ thuộc phấn lớn vào năng lực con người, các Ngân hàng Mỹ sẽ cạnh tranh quyết liệt với Ngân hàng Việt Nam trên thị trường Việt Nam, điều này đòi hỏi năng lực trình độ của con người phải luôn theo kịp được sự thay đổi ấy.
Để thực hiện được giải pháp này, Chi nhánh đã và đang từng bước nâng cao trình độ cho Cán bộ Tín dụng. Hiện nay, các Cán bộ Tín dụng tại Chi nhánh có hai thế hệ rõ rệt: một là lớp trẻ mới công tác được vài năm, kinh nghiệm còn ít nhưng kiến thức nhìn chung vẫn còn mới và phù hợp, hai là thế hệ đã đứng tuổi mặc dù rất nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng kiến thức đã cũ và rơi rớt, mai một nhiều vì không có hoặc ít có điều kiện dùng đến, những kiến thức về Ngoại ngữ, Tin học chưa được trang bị mới và đầy đủ. Do đó, Chi nhánh nên chia ra từng giai đoạn hoặc chia ra từng nhóm để cử đi học nâng cao trình độ cập nhật kiến thức mới cho những Cán bộ đã có tuổi, đồng thời cử các Cán bộ trẻ đi học để tiếp tục nâng cao trình độ kiến thức hơn nữa. Nhưng mặt khác, tạo điều kiện và khuyến khích cho các Cán bộ trẻ học hỏi thêm kinh nghiệm Sở những thế hệ đã đi trước. Đó là những thực tế mà thế hệ trước đã tích luỹ bằng biết bao công sức mồ hôi, đây là một cách tích luỹ học hỏi kinh nghiệm mất ít thời gian nhất và đạt hiệu quả tương đối cao. Để không ảnh hưởng nhiều tới công tác và hiệu quả công việc tại Chi nhánh, nên khuyến khích việc học thêm ở ngoài giờ bằng nhiều hình thức khác nhau: tăng lương trợ cấp cao hơn cho việc đi học thêm ngoài các chỉ tiêu của Chi nhánh để vừa phục vụ tốt cho công việc của cán bộ, vừa đem lại sự thịnh vượng, thắng thế trong cạnh tranh và phát triển của Ngân hàng như Ngoại ngữ, Tin học.
Ngoài ra, Chi nhánh có thể tổ chức và tạo điều kiện giao lưu và quen biết, học tập lẫn nhau giữa các cán bộ của Chi nhánh với Chi nhánh khác hay trong toàn bộ hệ thống cũng như ngoài hệ thống. Hình thức giao lưu giữa các Cán bộ có thể là thông qua thể thao như môn cầu lông, bóng bàn. Hiện nay tại Chi nhánh, thông qua phong trào văn hoá văn nghệ hoặc các cuộc họp, cuộc gặp gỡ hữu nghị khác. Thông qua những cuộc giao lưu và gặp gỡ này, có thể mang lại không chỉ riêng sự giao lưu trao đổi học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên Các bộ Tín dụng về công việc, về cuộc sống ... mà còn mang lại sự đoàn kết nhất trí cao trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng với nhau, cùng chung sức đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Để tổ chức được các phong trào như trên, Chi nhánh cần có bộ phận Công đoàn với các cán bộ nhiệt tình, năng động, sáng tạo, hăng hái đề ra, thực hiện các phong trào chung trong Ngân hàng, có các biện pháp để nhiệt tình cổ vũ động viên tinh thần các anh chị em trong Chi nhánh tham gia đầy đủ, nhiệt tình như: có giải thưởng( tuy nhỏ nhưng kích thích tinh thần của người tham gia), bằng khen, cúp, phong danh hiệu. Tuy nhiên, Công đoàn cần có sự giúp đỡ về cả tinh thần và vật chất của toàn Chi nhánh để hoàn thành suất sắc nhiệm vụ như: có quỹ nhỏ dành cho công tác này, sự hưởng ứng phong trào của các cán bộ toàn Chi nhánh, tạo điều kiện cho việc trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết.
Cuối cùng thì Chi nhánh có thể dùng biện pháp cưỡng chế đối với những Cán bộ không muốn đi học trong chỉ tiêu, bởi vì có thể xảy ra trường hợp là tuổi cao, sức yếu gây ra tâm lý ngại học.
Thứ tư, kiểm tra chất lượng thông tin đầu vào phục vụ cho công tác phân tích tài chính danh nghiệp vay vốn:
Để tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn thì Doanh nghiệp phải cung cấp các Báo cáo tài chính (thông tin đầu vào) cho Ngân hàng nơi Doanh nghiệp vay vốn. Như đã trình bày, vấn đề thông tin đầu vào hiện nay còn chưa được trung thực và chính xác, đặc biệt là Báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn bởi vì, với các doanh nghiệp Nhà nước được quản lý khá chặt chẽ bởi một hệ thống các quy chế quản lý tài chính của Nhà nước, và thực hiện tương đối đầy đủ, chính xác, các quy định về hoạch toán kế toán, mỗi thời kỳ nhất định lại có kiểm toán thực hiện việc kiểm tra kiểm toán. Nhưng đối với Doanh nghiệp tư nhân , Công ty tránh nhiệm hữu hạn thì ngược lại, do không được quản lý chặt chẽ nên các Báo cáo tài chính có độ chính xác và trung thực còn thấp. Đặc biệt hiện nay, số lượng các Công ty tránh nhiệm hữu hạn là khách hàng mới của Chi nhánh tăng rất nhanh. Do đó, nên chăng giải pháp sẽ là cán bộ tín dụng trước khi thẩm định các hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, xuống tận cơ sở của Doanh nghiệp xin vay vốn để xem xét tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình tài chính thực tế nói riêng, so sánh giữa tình hình thực tế và số liệu trên sổ sách để thấy được sự trùng khớp hoặc không trùng khớp, sau khi đã kiểm tra sơ bộ, Cán bộ Tín dụng tiến hành so sánh kiểm tra số liệu được sự hạch toán chi tiết tại sổ kế toán của Doanh nghiệp vay vốn rồi tổng hợp lại có ăn khớp với thông tin được cung cấp hay không _ cách kiểm tra này có nhược điểm là mất thời gian và công sức, đòi hỏi Cán bộ Tín dụng phải biết các nghiệp vụ kế toán và khả năng tổng hợp số liệu nhưng hiệu quả đem lại cao, nếu như giữa thông tin được cung cấp và kết quả kiểm tra trùng hợp, tức là thông tin do Doanh nghiệp vay vốn cung cấp khá chính xác thì công sức bỏ ra để thẩm định toàn bộ với quy trình cho vay của Doanh nghiệp mới xứng đáng và kết quả nói chung là mới chính xác và chất lượng phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp vay vốn mới cao, như vậy là giảm được rất nhiều rủi ro đối với Ngân hàng, nâng cao uy tín của Ngân hàng trên thị trường. Ngược lại, nếu Chi nhánh không có biện pháp nào để kiểm tra độ trung thực của cán bộ tài chính trước khi thẩm định mà dẫn đến kết quả Doanh nghiệp đủ khả năng vay vốn theo thẩm định (nhưng số liệu thực tế thì không) sẽ mang theo rủi ro không trả nợ được của Doanh nghiệp là rất cao, khi đó cái giá phải trả lớn hơn rất nhiều những gì bỏ ra trong việc kiểm tra ban đầu.
Mặt khác, nếu Chi nhánh không có điều kiện để xuống tận cơ sở kiểm tra thì ban đầu cũng có thể thực hiện kiểm tra tại chỗ, số liệu trên Báo cáo tài chính (Bảng Cân đối Kế toán, Báo cáo Kết quả kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính) để thấy được sự hợp lý, logic của các số liệu, thấy được mối quan hệ giữa các số liệu, nếu các số liệu có sự cộc lệch nhau hoặc không phản ánh được mối liên hệ cần có thì rất có thể Báo cáo Tài chính ấy chưa trung thực. Khi đó Ngân hàng buộc khách hàng phải giải trình sự không hợp lý đó.
Thí dụ: Trong báo cáo tài chính của Công ty Thực phẩm miền Bắc, chỉ tiêu về thuế thu nhập không được kê ra ở trong báo cáo kết quả kinh doanh, nhưng trên báo cáo về tình hình các khoản phải nộp, phải trả cho Nhà nước thì tỉ lệ thuế thu nhập là 40% ( Lợi nhuận trước thuế: 2.003.047.679 đồng, nhưng thuế thu nhập doanh nghiệp là: 8.012.190.716 đồng) nhưng thưc tế theo quy định của Nhà nước thu nhập chịu thuế chỉ là 32%.
Nhưng cần thấy rằng việc kiểm tra này đòi hỏi nhiều công sức thậm chí là chi phí để trang trải cho việc đi lại, kiểm tra, đánh giá, do đó, nên chăng để khuyến khích các Cán bộ thực hiện chính xác có hiệu quả công việc này, đề nghị Ban lãnh đạo dành ra một khoản kinh phí để phục vụ, trang trải cho công tác. Đồng thời, đề nghị Ban lãnh đạo có công văn thực hiện bắt buộc đối với các Cán bộ Tín dụng phải thực hiện khâu công việc này trong toàn bộ quá trình thẩm định cho vay tại Chi nhánh.
Ngoài ra, Chi nhánh có thể kiểm tra độ trung thực, chính xác của Báo cáo tài chính bằng việc kiểm tra biên bản kiểm tra kiểm toán do một Công ty Kiểm toán độc lập kiểm tra, viêc đòi hỏi phải có việc kiểm toán này cũng trong phạm vi có thể làm được vì kết quả của nó mang lại mức độ tin cậy rất cao mà Cán bộ Tín dụng không phải bỏ công sức và thời gian xuống tận cơ sở để kiểm tra. Tuy nhiên cách này cũng có những hạn chế riêng của nó, bởi vì ở nước ta hiện nay các Công ty Kiểm toán độc lập được phép thành lập và hoạt động còn ít (2 Công ty Kiểm toán) và phí cho mỗi lần kiểm toán còn quá cao, chỉ có các Công ty Nhà nước phải thực hiện kiểm toán bắt buộc, còn lại các Công ty của Tư nhân, do Tư nhân lập nên hầu hết không thực hiện kiểm toán.
Thứ năm, khai thác tối đa nguồn thông tin hiện có:
Hiện nay, với sự phát triển của Công nghệ Thông tin và Điện tử Viễn thông, thông tin là hoàn hảo, hoà mạng cập nhật không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Vấn đề là chúng ta có biết sử dụng khai thác những thông tin đó để phục vụ cho công tác của mình hay không mới là điều đáng quan tâm. Có những thông tin lớn, có những thông tin nhỏ hẹp, có thông tin chất lượng cao, có thông tin chất lượng thấp, có thông tin thật, có thông tin giả. Do đó, Ngân hàng cần quan tâm khai thác sử dụng một cách có lựa chọn, sàng lọc nhưng không bỏ sót.
Thông tin Ngân hàng thu thập để thực hiện công tác phân tích đánh giá tài chính khách hàng xuất phát từ nhiều nguồn: khách hàng, các Ngân hàng khác, Trung tâm Thông tin Tín dụng, đối thủ cạnh tranh, các đối tác của khách hàng ... trên cơ sở phân loại các nguồn thông tin, để nâng cao khả năng thu thập thông tin, Chi nhánh thực hiện một số nội dung sau:
Chi nhánh với tư cách là người tài trợ, có nhu cầu nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ... của khách hàng, yêu cầu khách hàng nhận tài trợ phải cung cấp đầy đủ thông tin tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh ... theo quy định. Tuân thủ quy chế cho vay của tổ chức tin dụng đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hướng dẫn (cụ thể là quy định số 284/2000/QĐ-NHNN và QĐ số 06/QĐ -HĐQT ngày 18/1/2001 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam). Tính đầy đủ, chính xác và cập nhật của các thông tin phải được đảm bảo, giải pháp đảm bảo này đã được trình bày ở trên. Ngoài ra, Chi nhánh có thể thu thập thông tin một cách có sàng lọc từ các bạn hàng, các đối tác, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các Ngân hàng khác, đặc biệt các Ngân hàng trong cùng hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và các Ngân hàng khác nằm trong địa bàn Hà Nội hoặc khác địa bàn, bởi vì các Ngân hàng cũng thu thập từ khách hàng khác. Tuy nhiên , không phải lúc nào thông tin từ các nguồn khác nhau cũng có chất lượng, do đó, đòi hỏi sự hợp tác trao đổi thông tin giữa các Ngân hàng, hạn chế rủi ro do thông tin kém chất lượng gây ra. Song, do yếu tố cạnh tranh và nhiều yếu tố khác như găm bí mật, thiếu tinh thần hợp tác, nhất là các Ngân hàng không cùng hệ thống, sự hợp tác rất hạn chế thậm chí còn cung cấp thông tin không trung thực. Do đó, nên chăng giữa các Ngân hàng có sự gặp nhau, hợp tác hiểu biết lẫn nhau, có những thoả thuận nằm trong quy định cho phép để bàn thêm vấn đề này.
Tập trung hơn vào nguồn thông tin do Trung tâm Thông tin Tín dụng cung cấp . trong thời gian qua., do nguồn thông tin này còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng nên vai trò của nó đối với công tác đánh giá phân tích tài chính khách hàng chưa được phát huy, Chi nhánh ít hoặc chưa quan tâm tới nguồn thông tin này. Nhưng trong thời gian tới, do nhu cầu của sự phát triển, chắc chắn nguồn thông tin này sẽ ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng, Trung tâm Thông tin Tín dụng với chức năng và quyền hạn của mình có thể thu thập và sử lý nhiều loại thông tin và từ nhiều nguồn khác nhau nên ưu điểm của nguồn này chính là tính đa dạng, tổng hợp, đầy đủ và đã được xử lý , nên có thể đáp ứng được đầy đủ và chính xác hơn. Vì vậy, Chi nhánh sẽ tiếp cận cách thức khai thác một cách hiệu quả nhất.
Để các nội dung trên đi vào thực tiễn, điều đầu tiên là bản thân Cán bộ Tín dụng phải có ý thức và được tập thành thói quen trong việc khai thác và sử dụng các thông tin ở các nguồn khác nhau (nếu cần), nâng cao hơn nữa năng lực khai thác sử dụng thông tin của các cán bộ Ngân hàng. Ngoài ra, đề nghị các Cơ quan hữu quan cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ các nguồn thông tin trong trách nhiệm của mình để đảm bảo cho các nguồn thông tin đầu vào trở nên trung thực với độ tin cậy cao, có sự tập trung và thành một hệ thống thứ tự, giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng khai thác hơn.
Thứ sáu, cung cấp dịch vụ tư vấn cho Doanh nghiệp nếu Doanh nghiệp cần.
Hiện nay, số lượng các Doanh nghiệp tư nhân, các Công ty trách nhiệm hữu hạn rất lớn và ngày càng ra đời với số lượng ngày càng lớn, tốc độ nhanh. Các thành viên góp vốn hoặc chủ doanh nghiệp có tiền vốn bỏ ra, có kiến thức kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, kiến trúc, nghệ thuật... nhưng không có hoặc rất ít kiến thức, kinh nghiệm về các quy trình, thủ tục, giấy tờ liên quan đến việc giao dịch với các Tổ chức Tín dụng và các Tổ chức khác cũng như tham gia vào các hoạt động kinh tế khác. Khi đó, về phía Doanh nghiệp rất cần được hướng dẫn cụ thể để công việc được thuận tiện dễ dàng hơn.
Như vậy, dịch vụ tư vấn là việc Ngân hàng cung cấp cho Doanh nghiệp những lời khuyên, những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà khách hàng yêu cầu, nhờ có những lời khuyên có chất lượng của ngân hàng mà Doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất cho hoạt động của mình, đạt được những mục tiêu đề ra như hạn chế rủi ro, tối đa lợi nhuận, có đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh...
Về phía Ngân hàng, dịch vụ tư vấn là một trong những dich vụ Ngân hàng mà các lợi ích thu được không nhỏ
Thu lệ phí phục vụ tư vấn làm tăng thu nhập của Ngân hàng.
Thu hút khách hàng, mở rộng thị trường tăng thu nhập cho Ngân hàng, củng cố và tăng cường vị trí uy tín của Ngân hàng một cách nhanh chóng, hiện nay với các Chi nhánh lại càng rất quan trọng.
Sự phát triển, ổn định của Doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của Ngân hàng. Tư vấn cho khách hàng, giúp khách hàng đạt được những mục tiêu trong hoạt động kinh doanh cũng chính là hạn chế rủi ro cho Ngân hàng, duy trì sự phát triển lẫn nhau. Từ đó, tạo tâm lý tin tưởng Ngân hàng đối với khách hàng và lôi kéo khách hàng đặt quan hệ với Ngân hàng, cho nên thực ra hoạt động này cũng là một trong những hình thức cạnh tranh tương đối lành mạnh của Ngân hàng.
Nâng cao hơn được trình độ hiểu biết kinh nghiệm và năng lực đánh giá tài chính doanh nghiệp của các Cán bộ Tín dụng trong Ngân hàng, giúp các Cán bộ nắm bắt và kiểm tra tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, để làm được việc này:
Trước tiên Chi nhánh cần nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực nói chung và khả năng tư vấn nói riêng cho toàn bộ cán bộ tín dụng trong Chi nhánh
Thông tin quảng bá để khách hàng ( đặc biệt là các Doanh nghiệp) biết rằng Chi nhánh có dịch vụ tư vấn này bằng các biện pháp như: truyền miệng, thông tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tờ rơi, panô, áp phích về các hoạt động của Ngân hàng, trong đó có dịch cụ tư vấn khách hàng. Do đó, công tác đào tạo tuyển dụng cán bộ sao cho có hệ thống và có chất lượng đã được trình bày ở trên phải đi trước một bước. Phong cách phục vụ chu đáo, tận tình, hiệu quả, nhanh nhẹn đúng như phương châm hoạt động của Ngân hàng. Sau đó là đến hệ thống máy móc, trang thiết bị thông tin phải đáp ứng được dịch vụ này, yếu tố này tác động đến năng suất, hiệu quả của công việc tư vấn, tạo ra sự dễ chịu và thuận lợi cho Doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn, phải có khả năng ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại các phần mềm vi tính và việc sử dụng nó có hiệu quả.
- Sau khi đã tạo được danh tiếng đối với các khách hàng, Ngân hàng cần có các biện pháp hữu hiệu để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, củng cố niềm tin, uy tín của khách hàng đối với chất lượng tư vấn của Ngân hàng. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc lôi kéo khách hàng, quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
Thứ bảy, mặc dù đối với Ngân hàng một số chỉ tiêu như hệ số khả năng thanh toán, hệ số vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản là những chỉ tiêu chính, chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng, cần thiết phải tính toán và phân tích kỹ càng. Nhưng bên cạnh đó, các loại phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn , các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho , kỳ thu tiền bình quân, vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng tổng tài sản cũng nên được đưa vào sử dụng. Các chỉ tiêu này mặc dù không phải là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng, chỉ là các chỉ tiêu phụ nhưng thông qua viêc tính toán và phân tích nó một phần sẽ giải trình nhiều rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó sẽ bổ sung, kết hợp các chỉ tiêu chính, đặc biệt với báo cáo lưu chuyển tiền tệ để phản ánh một bức tranh toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thí dụ như nếu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên thì chứng tỏ nợ ngắn hạn lớn hơn hàng tồn kho và các khoản phải thu, nghĩa là một phần nợ ngắn hạn tài trợ cho các khoản khác ngoài tài sản lưu động và các khoản phải thu. Tức là, nếu phần này lớn thì khả năng thanh toán của Doanh nghiệp có thể chưa tốt.
Tuy nhiên, trong một báo cáo thẩm định có rất nhiều phần thẩm định khác nhau như: thẩm định tư cách pháp nhân; thẩm định phương án vay vốn; thẩm định tài sản đảm bảo...Nếu khâu phân tích tài chính đi quá sâu hoặc quá dài dòng thì có thể gây thừa và lặp, chồng chéo lên nhau. Cán bộ Tín dụng nên vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào từng điều kiện cụ thể, từng trường hợp khác nhau để sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn, phức tạp, các báo cáo tài chính cũng phức tạp cho nên cần thiết sử dụng nhiều chỉ tiêu và nội dung phân tích để làm rõ ràng và sáng tỏ tình hình tài chính của Doanh nghiệp. Ngược lại, với những Doanh nghiệp có các báo cáo tài chính đơn giản thì chỉ cần sử dụng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu mà Ngân hàng quan tâm, không gây chồng chéo , trùng lắp mà không nêu bật được vấn đề cần quan tâm.
Trên đây là một số giải pháp nhỏ xin được đóng góp, thực ra nếu bàn sâu thì còn rất nhiều các giải pháp khác tối ưu đối với Ngân hàng, trong mỗi giải pháp lại có các giải pháp nhỏ, chi tiết, khác nhau, các giải pháp đều có các mối liên hệ quy định lẫn nhau, ràng buộc nhau và có ảnh hưởng lẫn nhau, giải quyết vấn đề này có thể kéo theo giải quyết được vấn đề kia hoặc cản trở việc giải quyết đó. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các giải pháp, bản thân Chi nhánh phải thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo, vừa độc lập vừa trong mối quan hệ với nhau. Vấn đề nào giải quyết trước,vấn đề nào phải giải quyết sau phải được thực hiện đúng cách và đúng thời điểm, có những vấn đề phải chờ thời gian, cơ hội và mọi điều kiện chín muồi mới có thể giải quyết được.
3.3. Kiến nghị với cơ quan hữu quan:
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:
* Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC:
Trong mối quan hệ giữa ngân hàng và Doanh nghiệp, Ngân hàng luôn có thông tin về Doanh nghiệp. Việc nắm bắt thông tin về Doanh nghiệp giúp cho Ngân hàng hạn chế rủi ro trong mối quan hệ với Doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được an toàn và hiệu quả. Nhận thức được vai trò và yêu cầu thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại. Kiến nghị xin đề cập tới nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC)
CIC được thành lập theo nghị định 88/CP và quyết định số 68/1999/QĐ_NH ngày 27/2/1999. Sự hoạt động của CIC đã bổ sung thêm một kênh thông tin, phần nào cải thiện tình trạng thiếu thông tin tín dụng của các Tổ chức Tín dụng. Tuy nhiên, sản phẩm của CIC vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng. Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của CIC, có thể xem xét thực hiện một số biện pháp sau:
-Từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động.
-Tuyển chọn và nâng cao trình độ của cán bộ và đào tạo các cán bộ của CIC.
- Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động thông tin tín dụng: ngoài quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Tín dụng của Trung tâm Thông tin Tín dụng đã có (162/1999-QĐ-NHNN 9 ban hành ngày 8/5/1999) cần tìm ra, ban hành thực hiện thêm quy chế và hướng dẫn về tổ chức và hoạt động nghiệp vụ thông tin tín dụng của các Tổ chức Tín dụng.
- Xây dựng các văn bản đủ hiệu lực, quy định cụ thể về tác nghiệp như nguồn cung cấp thông tin, người sử dụng thông tin, các chỉ tiêu thu thập, quy trình thu thập, các tiêu thức phân tích đánh giá...
- Ban hành quy định bắt buộc các NHTM và các Tổ chức Tín dụng khai thác tham gia CIC, coi đó như quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Nên mở rộng thành viên của CIC, bao gồm các Doanh nghiệp lớn như các Tổng công ty. Ngoài các Tổ chức tín dụng và các Doanh nghiệp lớn là thành viên của CIC hoặc các Cơ quan quản lý Nhà nước thì mối quan hệ người sử dụng thông tin với CIC là quan hệ mua bán.
- Mở rộng phạm vi thu thập thông tin, áp dụng công nghệ hiện đại trong thu thập xử lý và cung cấp thông tin.
Đa dạng hoá thông tin đầu ra.
* Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành:
Các chỉ tiêu trung bình ngành là một căn cứ quan trọng làm tiêu chuẩn cho kết quả cuối cùng của công tác phân tích đánh gía tài chính, nó giúp cho Cán bộ Tín dụng không làm theo cảm tính, kinh nghiệm mà không có căn cứ cụ thể. Do đó, kiến nghị với NHNN xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành cho toàn bộ ngành Ngân hàng Việt Nam áp dụng, không gây ra sai lệch giữa các Ngân hàng trong hệ thống hoặc giữa các Chi nhánh trong cùng một Ngân hàng, giải pháp có thể là:
- Ngân hàng Nhà nước cùng các Cơ quan hữu quan cùng phối hợp để đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành.
Trong trường hợp chưa đủ điều kiện để có các chỉ tiêu trung bình ngành sử dụng cho toàn quốc thì bản thân NHNN có thể tự nghiên cứu, cùng với sự đóng góp của các NHTM để đưa ra hệ thông chỉ tiêu trung bình ngành.
* Ban hành văn bản quy định về quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương mại:
Hiện nay, đã có quy trình thẩm định cụ thể hướng dẫn đến từng Ngân hàng Thương mại nhưng chưa có một văn bản hướng dẫn nào về quy trình phân tích đánh giá tài chính khách hàng nói chung và Doanh nghiệp nói riêng. Vì phân tích tài chính doanh nghiệp là khâu quyết định cho vay hay không cho vay, khâu lớn nhất trong quy trình thẩm định cho vay, một khâu phức tạp đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức. Do đó, cần có văn bản hướng dẫn sơ bộ từ Ngân hàng Nhà nước, sau đó sẽ có hướng dẫn cụ thể của từng Ngân hàng Thương mại. Trình tự có thể qua các khâu như sau:
Tiếp nhận hồ sơ (hồ sơ kinh tế ):
+ Bảng Cân đối Kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Biên bản kiểm tra, kiểm soát và phương hướng hoạt động kỳ tiếp theo.
- Kiểm tra tínhchính xác, độ trung thực của hồ sơ kinh tế.
- Tiến hành phân tích:
+Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp.
+ Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong BCĐKT
+ Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và các chỉ tiêu cuối cùng trong báo cáo kết quả kinh doanh
+ Phân tích các chỉ tiêu và tỉ lệ tài chính chủ yếu.
+ Phân tích điểm hoà vốn (nếu cần).
+ Một số phân tích khác (nếu cần thiết).
- Đánh giá tổng hợp các tiêu cực tính toán, phân tích trên.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
* Mở rộng công tác đào tạo:
Trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình hội nhập với khu vực và quốc tế hiện nay, không chỉ riêng cán bộ Ngân hàng mà tất cả mọi người, những ai muốn theo kịp sự phát triển của xã hội và làm việc có hiệu quả đều phải không ngừng trau rồi và trang bị kiến thức mới. Nhận thức được vấn đề này, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam xem xét và thực hiện chương trình cử cán bộ đi học nâng cao trình độ và trang bị mới về kiến thức. Tuy nhiên, các chỉ tiêu nằm trong chương trình vẫn còn rất nhỏ so với nhu cầu hiện tại. Do đó, kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tăng thêm nhiều chỉ tiêu cử cán bộ đi học nói chung và riêng đối với Chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng. Vì điều kiện mới thành lập, trình độ và kinh nghiệm của các Cán bộ còn chưa đều cho nên rất cần thiết được cử đi học để tạo thêm mặt bằng cơ bản cho phòng nói chung. Ngoài ra, kiến thức về Ngoại ngữ và Tin học không phải là yếu tố quyết định nhưng lại rất cần thiết cho công việc, nó nâng cao hiệu quả làm việc và là một trong các phương pháp cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, để việc đi học không ảnh hưởng đến công việc, đề nghị Ban lãnh đạo xem xét thời gian cử đi học và số lượng cán bộ cho từng đợt sao cho hợp lý, số cán bộ ở lại trong mỗi đợt có thể đảm đương được số lượng công việc. Ví dụ như: thời gian đào tạo dành vào quý I của năm, lúc ấy là dịp Tết Nguyên đán, mới đầu năm ra nên công việc chưa nhiều.
Ngoài việc NHNo&PTNT cử cán bộ trong chỉ tiêu, đề nghị Ban lãnh đạo xem xét các hình thức để khuyến khích cán bộ đi học thêm ngoài những chỉ tiêu đưa xuống, đặc biệt đối với Tin học và Ngoại ngữ. Ưu điểm của việc học này là cán bộ tự nguyện đi học bằng kinh phí của mình, theo nhu cầu riêng của bản thân nên hiệu quả học tập có thể cao hơn, thời gian học đa số là ngoài giờ làm việc (buổi tối), không ảnh hưởng đến thời gian làm việc tại cơ quan. Các biện pháp có thể là: tăng lương khuyến khích đi học, cấp thêm phụ cấp, giúp đỡ về mặt kinh phí một phần hoặc có chương trình bồi dưỡng riêng....Các khuyến khích này có thể mang lại hiệu quả cao.
* Hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn cụ thể về phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn:
Mặc dù cho đến nay, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành rất nhiều quy định, văn bản cụ thể về nhiều mặt và lĩnh vực cụ thể khác nhau, từ những quy định trong công tác thi đua đến những quy định, quyết định hướng dẫn cụ thể từng nghiệp vụ hoạt động Ngân hàng nhưng cho đến nay chưa hề có văn bản nào quy định cụ thể về một quy trình về phân tích đánh giá tài chính danh nghiệp vay vốn, hiện chỉ có quy định số 06/QĐ–HĐQT ngày18/1/2001 về việc ban hành quy định vay vốn đối với khách hàng. Vì vậy, Cán bộ Tín dụng chỉ có văn bản hướng dẫn cụ thể cho quy trình thẩm định cho Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng.
Do đó, kiến nghị với NHNo&PTNT sớm có văn bản quy định cụ thể về quy trình phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng. Trên cơ sở văn bản ấy, trong quá trình thẩm định cho vay, các Cán bộ Tín dụng có một quy trình thống nhất bắt buộc đối với công tác phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn. Từ đó, có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức kinh nghiệm của bản thân vào công việc, tạo điều kiện cho chất lượng phân tích tài chính được chính xác, rõ ràng, thống nhất.
3.3.3 Kiến nghị với các Doanh nghiệp:
Các Doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, các Báo cáo tài chính còn chưa chính xác, trung thực gây ra rất nhiều khó khăn không chỉ riêng cho Ngân hàng mà cho tất cả đơn vị nào thu thập, xử lý và sử dụng để phục vụ cho mục đích riêng. Đề nghị các Doanh nghiệp khi tham gia giao dịch, vay vốn tại Ngân hàng cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của Doanh nghiệp mình một các trung thực, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng tiến hành công tác thẩm định, phân tích tài chính doanh vay vốn được chính xác, phản ánh đúng tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp và gắn ý thức trách nhiệm cao đối với những thông tin đã cung cấp. Nếu ngay từ ban đầu, kết quả phân tích đánh giá chính xác thì sau này trong quá trình giao dịch sẽ tạo thuận lợi về mặt thời gian và sự tín nhiệm cho cả hai bên, giảm rủi ro cho Doanh nghiệp cũng như cho Ngân hàng. Doanh nghiệp phải thường xuyên cung cấp cho Ngân hàng các thông tin về tình hình tài chính theo một định kỳ do hai bên thỏa thuận trong suốt quá trình Doanh nghiệp giao dịch với Ngân hàng. Ngân hàng có thể liên tục theo dõi được tình hình mạnh yếu của Doanh nghiệp, xem xét điều kiện Doanh nghiệp có thể vay thêm hoặc giảm bớt. Ngân hàng cũng có thể tư vấn giúp Doanh nghiệp về tình hình tài chính hiện tại của Doanh nghiệp, giúp cho công tác điều hành quản lý của Ban lãnh đạo doanh nghiệp họat động tốt hơn, khắc phục những khó khăn hiện tại, tiếp tục duy trì, phát huy những thế mạnh đã có.
Kết luận
Họat động Tín dụng là một hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận chủ yếu của các Ngân hàng Thương mại, đặc biệt là hoạt động cho vay đối với các Doanh nghiệp. Tuy nhiên, rủi ro mà các Ngân hàng thường gặp khi cho vay là không thu hồi được các khoản nợ đến hạn. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro này phần lớn do Ngân hàng không nắm bắt được các tình hình tài chính khác hàng một cách 40
một cách chính xác, toàn diện, kịp thời.Vì vậy, nâng cao năng lực phân tích tài chính khách hàng của Ngân hàng qua phân tích tài chính doanh nghiệp là một chủ đề được nhiều sự quan tâm. Với những kiến thức nhỏ bé của mình, tác giả qua bài viết này muốn nêu ra một vài giải pháp và kiến nghị nhỏ nhằm góp phần hoàn thiện những hạn chế về nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng. Mong rằng đây sẽ là một trong những giải pháp và kiến nghị hợp lý và có giá trị thực tiễn cho quá trình đổi mới của Ngân hàng.
Danh mục các tài liệu tham khảo
1.Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp
Ts. Vũ Duy Hào
2.Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính.
Ts. Nguyễn Văn Công
3.Ngân hàng thương mại - Giáo sư. Ts Lê Văn Tư
4.Các tài liệu khác tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
Phụ lục I : Báo cáo tài chính của công ty thực phẩm miền Bắc
Bảng cân đối kế toán
Tài sản
1999
2000
2001
A- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
105.930.100.451
193.698.731.348
403.712.708.497
I- Tiền
16.337.081.298
22.373.817.444
11.179.326.448
1.Tiền mặt tại quỹ
8.398.700.222
8.434.381.066
4.302.443.961
2.Tiền gửi Ngân hàng
7.938.381.076
13.415.322.378
6.095.399.987
3. Tiền đang chuyển
524.114.000
781.482.500
II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
-
2.Đầu tư ngắn hạn khác
-
3.Dự phòng giảm gía đầu tư NH
-
III- Các khoản phải thu
22.212.538.297
54.594.016.222
130.919.580.109
1.Phải thu của khách hàng
13.238.711.531
20.309.343.870
33.768.709.360
2.Trả trước cho người bán
3.645.830.226
30.723.092.670
52.834.215.948
3.Thuế GTGT được khấu trừ
1.068.980.584
16.078.121
8.113.289.039
4.Phải thu nội bộ
-
5.Các khoản phải thu khác
4.259.015.956
3.545.501.561
36.563.650.260
6.Dự phòng giảm giá các khoản phải thu khó đòi
-360.284.498
IV- Hàng tồn kho
64.236.550.042
114.470.806.253
255.602.950.705
1.Hàng mua đang đi trên đường
-
2.Nguyên liệu,vật liệu tồn kho
4.300.422.927
6.080.857.364
7.574.636.932
3.Công cụ, dụng cụ tồn kho
814.302.439
463.107.140
525.832.886
4.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
307.845.827
1.959.800
2.250.260.169
5.Thành phẩm tồn kho
11.269.902.740
11.655.302.833
15.811.980.595
6.Hàng hoá tồn kho
47.544.076.109
96.269.579.116
228.102.619.923
7.Hàng gửi đi bán
1.337.620.200
8.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
-
V-Tài sản lưu động khác
3.143.930.814
2.260.091.429
6.010.851.235
1.Tạm ứng
905.190.145
608.006.172
2.352.615978
2.Chi phí trả trước
1.795.574.575
728.531.767
1.344.768.844
3.Chi phí chờ kết chuyển
430.081.670
874.064.160
3.500.000
4.Tài sản thiếu chờ xử lý
49.489.330
-
5.Các khoản kýquỹ, kýcược NH
13.084.424
2.309.966.413
VI- Chi sự nghiệp
-
1.Chi sự nghiệp năm trước
-
2.Chi sự nghiệp năm nay
-
B- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
35.174.332.246
37.845.128.729
49.441.298.938
I- Tài sản cố định
35.169.332.246
35.433.470.492
36.781.791.427
1.TSCĐ hữu hình
34.288.092.474
21.776.344.555
27.020.657.891
Nguyên giá
47.009.876.590
33.885.720.871
44.490.828.845
Giá trị hao mòn luỹ kế
-12.721.784.116
-12.109.376.316
-17.470.170.954
2.TSCĐ thuê tài chính
881.239.772
13.657.125.937
9.761.133.536
Nguyên giá
935.463.814
14.024.178.580
21.102.711.968
Giá trị hao mòn luỹ kế
-54.224.042
-367.052.643
-11.341.578.432
3.TSCĐ vô hình
-
Nguyên giá
-
Giá trị hao mòn luỹ kế
-
II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
-
1.Đầu tư chứng khoán NH
-
2.Góp vốn liên doanh
-
3.Các khoản đầu tư DH khác
-
4.Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
-
III- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
5.000.000
2.411.658.237
12.659.507.511
IV-Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
-
Tổng tài sản
141.104.432.697
231.543.860.077
453.154.007.435
Nguồn vốn
A- Nợ phải trả
140.299.301.427
229.497.059.989
429.669.627.558
I-Nợ ngắn hạn
105.698.733.886
184.924.368.949
375.239.486.722
1.Vay ngắn hạn
76.134.252.067
145.503.954.385
303.148.247.205
2.Nợ dài hạn đến hạn trả
1.372.000.000
-
3.Phải trả cho người bán
21.915.062.127
32.996.506.365
55.986.730.560
4.Người mua trả tiền trước
3.382.841.692
1.014.324.253
4.494.116.228
5.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
120.275.061
1.695.200.722
939.894.570
6.Phải trả công nhân viên
3.236.020
5.215.724.994
7.Phải trả cho các đơn vị nội bộ
-
8.Các khoản phải trả, phải nộp khác
2.771.066.919
3.714.383.224
5.454.773.165
II- Nợ dài hạn
33.399.741.391
41.733.872.840
51.553.149.202
1.Vay dài hạn
17.240.546.884
12.136.958.429
25.961.985.591
2.Nợ dài hạn khác
16.159.194.507
29.596.914.411
25.591.163.611
III-Nợ khác
1.200.826.150
2.838.818.200
2.876.991.634
1.Chi phí phải trả
32.800.000
243.753.134
2.Tài sản thừa chờ xử lý
-
3.Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
1.200.826.150
2.806.018.200
2.633.238.500
B-nguồn vốn
chủ sở hữu
805.131.270
2.046.800.088
23.484.379.877
I-Nguồn vốn- quỹ
805.131.270
2.046.800.088
23.455.144.052
1.Nguồn vốn kinh doanh
14.282.123.106
14.782.123.106
23.263.587.736
2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản
-
3.Chênh lệch tỷ giá
-
4.Quỹ đầu tư phát triển
-
5.Quỹ dự phòng tài chính
1.459.140
1.459.140
1.459.140
6.Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
-
7.Lãi chưa phân phối
-13.595.881.547
-12.792.465.400
190.097.176
8.Quỹ khen thưởng phúc lợi
117.430.571
55.683.242
29.235.825
9.Nguồn vố đầu tư xây dựng cơ bản
-
-
-
II-Nguồn kinh phí
1.Quỹ quản lý của cấp trên
-
-
-
2.Nguồn kinh phí sự nghiệp
-
-
-
3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
-
-
-
Tổng cộng
nguồn vốn
141.104.432.697
231.543.860.077
453.154.007.435
Phụ lục I: Báo cáo tài chính Công ty Thực Phẩm miền Bắc.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Tổng doanh thu
01
1.362.347.261.881
2.053.759.283.339
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
02
120.795.743.652
300.664.819.124
Các khoản giảm trừ (04+05+06+07)
03
488.425.028
239.811.322
Chiết khấu
04
-
Giảm giá
05
360.000
Giá trị hàng bán bị trả lại
06
431.652.925
156.314.970
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK phải nộp
07
56.772.103
83.136.352
1.Doanh thu thuần (01-03)
10
1.361.858.836.853
2.053.519.472.017
2.Giá vốn hàng bán
11
1.322.722.625.157
1.992.558.537.045
3.Lợi nhuận gộp (10-11)
20
39.136.211.696
60.960.934.972
4.Chi phí bán hàng
21
11.012.826.096
28.150.042.151
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
26.242.392.319
48.408.769.391
6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh (20-(21+22))
30
1.880.993.281
(15.597.876.570)
Thu nhập hoạt động tài chính
31
4.201.015
82.252.562
Chi phí hoạt động tài chính
32
152.050.031
458.232.362
7.Lợi nhuận hoạt động tài chính (31-32)
40
(147.849.016)
(375.979.800)
Các khoản thu nhập bất thường
41
11.520.056.275
37.928.910.167
Chi phí bất thường
42
11.237.872.386
4.654.360.315
8.Lợi tức bất thường (41-42)
50
282.183.889
33.274.549.852
9.Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40+50)
60
2.015.328.154
17.300.693.482
10.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
70
644.905.009
583.140.177
11.Lợi nhuận sau thuế (60-70 )
80
1.370.423.145
16.717.553.305
Phụ lục II : Báo cáo tài chính của Công ty liên doanh Toyota
Bảng cân đối kế toán
Tài sản
1998
1999
2000
A- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
143.933.172
11.980.794.573
21.024.696.122
I- Tiền
55.473.339
1.302.342.322
6.853.339.475
1.Tiền mặt tại quỹ
25.070.900
81.413.354
372.430.770
2.Tiền gửi Ngân hàng
30.402.439
1.220.928.968
6.480.908.705
3. Tiền đang chuyển
-
-
-
II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
-
1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
-
-
-
2.Đầu tư ngắn hạn khác
-
-
-
3.Dự phòng giảm gía đầu tư ngắn hạn
-
-
III- Các khoản phải thu
75.864.833
5.958.959.882
7.960.846.210
1.Phải thu của khách hàng
-
4.572.408.017
7.930.357.872
2.Trả trước cho người bán
75.864.833
1.288.501.498
5.000.000
3.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
-
73.368.629
-
4.Phải thu nội bộ
-
-
-
5.Các khoản phải thu khác
24.663.738
25.488.338
6.Dự phòng giảm giá các khoản phải thu khó đòi
-
-
-
IV- Hàng tồn kho
-
3.967.412.450
5.043.208.355
1.Hàng mua đang đi trên đường
2.Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
-
154.865.938
314.257.357
3.Công cụ, dụng cụ tồn kho
-
-
-
4.Chi phí sx kinh doanh dở dang
-
13.034.915
28.662.398
5.Thành phẩm tồn kho
-
-
-
6.Hàng hoá tồn kho
-
3.799.511.597
4.700.288.600
7.Hàng gửi đi bán
-
-
-
8.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
-
-
-
V-Tài sản lưu động khác
12.595.000
752.079.919
1.167.302.082
1.Tạm ứng
-
345.577.147
339.168.827
2.Chi phí trả trước
-
7.489.825
9.495.942
3.Chi phí chờ kết chuyển
12.595.000
399.012.947
202.293.313
4.Tài sản thiếu chờ xử lý
-
-
-
5.Các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn
-
-
616.344.000
VI- Chi sự nghiệp
-
-
-
1.Chi sự nghiệp năm trước
-
-
-
2.Chi sự nghiệp năm nay
-
-
-
B- Tài sản cố định
và đầu tư dài hạn
9.617.441.800
14.491.622.256
13.596.332.495
Tài sản cố định
9.617.441.800
14.491.622.256
13.596.332.495
1.TSCĐ hữu hình
160.437.800
5.383.549.854
5.019.846.708
Nguyên giá
160.437.800
5.936.411.321
6.369.948.149
Giá trị hao mòn luỹ kế
-
(552.861.467)
(1.350.101.441)
2.TSCĐ thuê tài chính
-
-
-
Nguyên giá
-
-
-
Giá trị hao mòn luỹ kế
-
-
-
3.TSCĐ vô hình
9.457.004.000
9.108.072.402
8.576.485.787
Nguyên giá
9.457.004.000
9.507.004.000
9.507.004.000
Giá trị hao mòn luỹ kế
-
-398.931.598
-930.518.213
II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
-
-
-
1.Đầu tư chứng khoán dài hạn
-
-
-
2.Góp vốn liên doanh
-
-
-
3.Các khoản đầu tư dài hạn khác
-
-
-
4.Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
-
-
-
III-Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
-
-
-
IV-Các khoản kýquỹ,kýcược dài hạn
-
-
-
Tổng tài sản
9.761.374.972
26.472.416.829
34.621.028.617
Nguồn vốn
A- Nợ phải trả
11.101.394
9.097.007.219
14.985.015.116
I-Nợ ngắn hạn
11.101.394
8.974.636.848
14.524.816.212
1.Vay ngắn hạn
-
4.200.000.000
5.600.000.000
2.Nợ dài hạn đến hạn trả
-
-
-
3.Phải trả cho người bán
-
3.185.740.070
923.875.791
4.Người mua trả tiền trước
-
1.330.998.000
7.060.145.253
5.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
2.737.859
89.868.793
940.840.168
6.Phải trả công nhân viên
8.363.535
28.029.985
-
7.Phải trả cho các đơn vị nội bộ
-
-
-
8.Các khoản phải trả, phải nộp khác
140.000.000
II- Nợ dài hạn
-
-
-
1.Vay dài hạn
-
-
-
2.Nợ dài hạn khác
-
-
-
III-Nợ khác
-
122.370.371
460.153.904
1.Chi phí phải trả
122.370.371
460.153.904
2.Tài sản thừa chờ xử lý
-
-
-
3.Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
-
-
B-nguồn vốn
chủ sở hữu
9.750.273.578
17.375.409.610
19.636.013.501
I-Nguồn vốn- quỹ
9.750.273.578
17.365.409.610
19.636.009.501
1.Nguồn vốn kinh doanh
9.897.654.000
18.088.332.675
18.088.322.675
2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản
-
-
-
3.Chênh lệch tỷ giá
-
-
-
4.Quỹ đầu tư phát triển
-
-
-
5.Quỹ dự phòng tài chính
-
-
-
6.Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
-
-
-
7.Lãi chưa phân phối
-147.380.422
-712.923.065
1.547.686.826
8.Quỹ khen thưởng phúc lợi
-
-
-
9.Nguồn vố đầu tư xây dựng cơ bản
-
-
-
II-Nguồn kinh phí
-
-
-
1.Quỹ quản lý của cấp trên
-
-
-
2.Nguồn kinh phí sự nghiệp
-
-
-
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
-
-
-
3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
-
-
-
Tổng cộng
nguồn vốn
9.761.374.972
26.472.416.829
34.621.028.617
Phụ lục II: Báo cáo tài chính Công ty liên doanh Toyota
Kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Tổng doanh thu
01
37.907.939.436
212.071.496.242
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
02
Các khoản giảm trừ (04+05+06+07)
03
82.468.100
2.979.820.288
Chiết khấu
04
Giảm giá
05
82.486.100
2.977.219.888
Giá trị hàng bán bị trả lại
06
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK phải nộp
07
2.600.400
1.Doanh thu thuần (01-03)
10
37.825.471.336
209.091.675.959
2.Giá vốn hàng bán
11
35.227.678.433
200.067.379.782
3.Lợi nhuận gộp (10-11)
20
2.597.792.903
9.024.296.172
4.Chi phí bán hàng
21
905.832.811
2.708.116.844
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
188.021.070
2.218.290.520
3.175.910.909
6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh (20-(21+22))
30
-18.021.070
-526.330.428
3.140.268.419
Thu nhập hoạt động tài chính
31
35.640.648
15.874.827
362.123
Chi phí hoạt động tài chính
32
-
55.087.042
405.424.261
7.Lợi nhuận hoạt động tài chính (31-32)
40
35.640.648
-39.212.215
-405.062.138
Các khoản thu nhập bất thường
41
145.391.686
Chi phí bất thường
42
104.100.467
8.Lợi tức bất thường (41-42)
50
-5.000.000
41.291.219
9.Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40+50)
60
-147.380.422
-565.542.643
2.776.497.500
10.Thuế TNDN phải nộp
70
515.893.619
11.Lợi nhuận sau thuế (60-70 )
80
-147.380.422
-565.542.643
2.260.603.891
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0098.doc