Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trong các doanh nghiệp nhà nước đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận văn “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình” đã phân tách các vấn đề lý thuyết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trên cơ sở lý thuyết, kết hợp với xem xét, đánh giá thực trạng sử dụng vốn của công ty, trong luận văn này đã chỉ ra được những kết quả đạt được và hạn chế của quá trình này dưới giác độ vốn, vốn cố dịnh và vốn lưu động. Hệ thống các giải pháp đưa ra bao gồm: 6 giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, 3 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, 6 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, và 2 kiến nghị đối với nhà nước.

doc84 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 1151% so với năm 2001, lợi nhuận sau thuế của năm 2003 chỉ bằng 51,7% so với năm 2002, bằng 365% so với năm 2001. Ta có thể tính chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: 14,039 - Năm 2001: = 0,25% 5700 161,582 - Năm 2002: = 1,99% 8100 51,246 - Năm 2003: = 0,39% 1300 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chi phí bàn hàng ngày càng tăng. Tình hình tài chính của công ty được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu về tài chính sau đây: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Khả năng thanh toán hiện hành (Tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn) 0,588 0,571 1,304 Khả năng thanh toán nhanh (Tài sản quay vòng nhanh/nợ ngắn hạn) 0,27 0,16 1,08 Hệ số nợ (nợ/tổng tài sản) 0,99 0,97 0,92 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần VLXD Thái Bình năm 2001, 2002, 2003 Nhìn vào bảng ta thấy: - Hệ số nợ của công ty giảm dần. Điều này đảm bảo hơn cho công ty tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. - Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm năm 2003 tăng mạnh so với năm 2001 và 2002. Điều này cho phép chúng ta nhận định khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là khả quan. Nói chung tìnhh hình tài chính của công ty tương đối ổn định. 2.2.2 Nguồn vốn hình thành và cơ cấu vốn của công ty Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tự đổi mới để thích ứng với tình hình mới. Các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tự chủ trong huy động và sử dụng vốn, có khả năng sử dụng các đòn bẩy tài chính để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, nguồn vốn của công ty không ngừng được tăng lên, chủ yếu dựa vào hiệu quả của hoạt động kinh doanh và phát hành cổ phiếu khi thực hiện quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Nguồn vốn của công ty trong vài năm gần đây như sau: BẢNG NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY Đơn vị: Triệu đồng Nội dung Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng vốn 6.318,353 100 5.865,969 100 9391,651 100 Vốn cố định 4315,649 68,3 3715,877 63,35 5118,307 54,5 Vốn lưu động 1996,703 31,7 2150,091 36,65 4273,343 45,5 Trong đó Vốn CSH 54,529 0,86 168,439 2,87 750,830 8 Nợ phải trả 6264,094 99,14 5697,529 97,13 8640,820 92 Nguồn: Báo báo tài chính của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình năm 2001, 2002, 2003. Để đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn cần phân tích cơ cấu tài sản của công ty, từ đó rút ra tỷ trọng đầu tư của từng bộ phận để có biện pháp hợp lý trong việc nâng cao hiêu quả sử dụng vốn của công ty. BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số tiền % Sốtiền % Số tiền % A.TSLĐ và ĐTNH I. Tiền III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. TSLĐ khác 1996,703 29,705 176,701 1085,606 704,690 2150,091 25,359 96,446 1550,628 477,657 4273,343 19,336 2930,047 747,691 476,800 B. TSCĐ và ĐTDH I. TSCĐ III. Chi phí XDCB dd 4321,694 4315,649 6,00 3715,877 3677,834 38,012 5118,307 5026,202 90,105 Tổng tài sản 6318,353 100 5865,969 100 9391,651 100 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2001,2002,2003 của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình Qua bảng trên ta thấy + Tổng tài sản năm 2003 tăng mạnh so với năm 2001 và 2002, tăng hơn 3 tỷ đồng. Ta có thể thấy nguyên nhân chính là do đầu tư tài chính ngắn hạn của năm 2003 tăng rất mạnh. Việc đầu tư ngắn hạn quá nhiều lại tăng nhanh có thể làm cho công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn trong trường hợp cần thiết để mở rộng sản xuất kinh doanh. + TSCĐ đang có chiều hướng ngày càng tăng. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất mở rộng sản xuất. Ta cũng biết TSCĐ là một yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Hiện nay TSCĐ của công ty đang cần có sự đổi mới, nâng cấp. Công ty cần phải tìm ra các giải pháp, tìm nguồn huy động vốn để đầu tư cho TSCĐ. + Riêng năm 2003 ta còn thấy có sự thay đổi lớn so với năm 2001 là lượng tiền mặt, lượng chứng khoán ngắn hạn giảm đi đáng kể và các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng nhiều. Đây là điều không tốt cho công ty trong việc đáp ứng ngay nguồn vốn cho sản xuất. Sự biến động của các nhân tố này ảnh hưởng lớn đến tình hình VLĐ của công ty. + Các bộ phận khác nói chung là ổn định, không có biến động gì lớn. 2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng thái Bình. Như đã trình bày ở trên, để tiến hành hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp vẫn có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Tuy nhiên, có vốn nhưng vấn đề sử dụng sao cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn là việc làm cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để từ đó có các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, mà hiệu quả sản xuất kinh doanh lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế - chính trị – văn hoá, phong tục tập quán, tính mùa vụ…nên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không nằm ngoài ảnh hưởng của những nhân tố đó. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình là một công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, hoạt động độc lập chủ yếu bằng nguồn vốn tự có của mình. Sản phẩm của công ty là loại sản phẩm tiêu dùng trực tiếp và ít nhiều mang tính thời vụ, bởi vậy, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng biến động theo thời gian, chủ yếu tăng mạnh vào những tháng giữa năm khi thời tiết thuận lợi cho việc xây dựng. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty, chúng ta lần lượt xem xét tình hình sử dụng hiệu quả của toàn bộ vốn và của từng loại vốn sản xuất kinh doanh. 2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn. Để xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn, ta xét các chỉ tiêu sau: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TOÀN BỘ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 +/- % +/- % 1.Doanh thu 5700 8100 13000 2400 157,9 4900 60,5 2.Lợi nhuận 14,039 161,582 51,247 147,543 1150 -110,035 68,1 3.Tổng vốn 6318,353 5865,696 9391,651 -452,657 92,8 3525,955 60,1 4.Hiệusuất (1):(3) 0,902 1,381 1,384 0,479 153 0,003 100,22 5.TỷsuấtLN/DT (2):(1) 0,00246 0,0199 0,0039 0,01744 708,9 -0,016 80,4 6.Tỷsuất Ln/vốn (2): (3) 0,00222 0,0275 0,00545 -0,02528 1138 -0,00236 8,6 Nguồn:Báo cáo tài chính của công ty cổ phần VLXD Thái Bình năm 2001, 2002, 2003 Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn cho biết một đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. + Năm 2001: 1 đồng vốn tham gia vào SXKD tạo ra được 0,902 đồng doanh thu. + Năm 2002: 1 đồng vốn tham gia vào SXKD tạo ra được 1,381 đồng doanh thu (tăng 53,1% so với năm 2001). + Năm 2003: 1 đồng vốn tham gia vào SXKD tạo ra được 1,384 đồng doanh thu (tăng 0,22% so với năm 2002). Hàng năm vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tăng, doanh thu cũng tăng nhưng tăng với tốc độ chậm. Ta có thể nhận xét rằng công ty đã từng bước sử dụng vốn có hiệu quả, song hiệu quả chưa ổn định. Tỷ suất lợi nhuận: Thứ nhất, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết một đồng doanh thu thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Năm 2001: 1 đồng doanh thu thu được 0,00246 đồng lợi nhuận. + Năm 2002: 1 đồng doanh thu thu được 0, 0199 đồng lợi nhuận (tăng 708,94% so với năm 2001). + Năm 2003: 1 đồng doanh thu tạo ra 0,0039 đồng lợi nhuận (giảm 80,4% so với năm 2002). Như vật ta thấy doanh thu hàng năm đều tăng nhưng lợi nhuận lại tăng giảm thất thường. Xem xét với mối quan hệ với chi phí ta thấy chi phí bán hàng cao, ngày càng tăng mạnh. Ngoài ra chi phí quản lý doanh nghiệp cúng tương đối cao. CHI PHÍ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH QUA CÁC NĂM Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Chi phí bán hàng 1377,025 2390,133 3896,659 Chi phí quản lý DN 3762,87 3074,955 4079,983 Tổng cộng 5139,899 5465,089 7976,642 Thứ hai, tỷ suất lợi nhuận trên vốn phản ánh 1 đồng vốn thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cũng tương tự như trên, năm 2001, 1 đồng vốn thu được 0,00222 đồng lợi nhuận, năm 2002 thu được 0,0275 đồng lợi nhuận, nhưng năm 2003 chỉ thu được 0,00545 đồng lợi nhuận. Đây là vấn đề mà công ty cần phải tìm biện pháp giải quyết. 2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình là một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa nên vốn cố định của công ty thường chiếm một tỷ trọng lớn. Việc sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả hay không thể hiện qua các chỉ tiêu: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 +/- % +/- % 1.Doanh thu 5700 8100 13000 2400 42,1 4900 60,5 2. Lợi nhuận 14,039 161,582 51,247 147,54 1050 -101,335 -62,7 3.VCĐ bình quân 3996,741 4417,092 7202,671 420,35 10,5 2785,579 63,1 4.Hiệusuất sdVCĐ (1):(3) 1,426 1,834 1,805 0,408 28,6 -0,029 -1,58 5. Hàm lượngVCĐ (3): (1) 0,701 0,545 0,554 -0,156 22,6 0,01 1,84 6. Mức doanh lợi VCĐ (2) : (3) 0,0035 0,0366 0,0071 0,0332 948,6 -0,0295 -80,6 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần VLXD Thái Bình năm 2001, 2002, 2003 Hiệu suất sử dụng VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng VCĐ tham gia SXKD sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. + Năm 2001: 1 đồng VCĐ tham gia SXKD đem lại 1,426 đồng doanh thu. + Năm 2002: 1 đồng VCĐ tham gia vào SXKD đem lại 1,834 đồng doanh thu (tăng 28,6% so với năm 2001). + Năm 2003: 1 đồng VCĐ tham gia vào SXKD đem lại đem lại 1,805 đồng doanh thu (giảm 1,58% so với năm 2002). Nhìn chung hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty như vậy là tốt mặc dù chưa thật ổn định. Công ty đã khai thác, sử dụng tối đa công suất của TSCĐ. Tuy nhiên với việc khai thác công suất như vậy, hàng năm công ty cần nâng cấp, sửa chữa, đổi mới TSCĐ, tránh tình trạng máy móc cũ dẫn đến năng suất không cao. Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xem xét mức ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng VCĐ: Năm 2002 so với năm 2001, mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất sử dụng vốn cố định là: 8100 5700 D2002/2001 (doanh thu) = - = 0,6 3996,741 3996,741 Mức ảnh hưởng của VCĐ 8100 8100 D2002/2001 (VCĐ) = - = - 0,192 4417,092 3996,741 Do đó hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2002 so với năm 2001 0,6 - 0,192 = 0,408 Như vậy, doanh thu tăng 2400 triệu đồng tức 42,1% làm hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2002 so với năm 2001 là 0,6 đồng và VCĐ tăng 420,351 triệu đồng tức 10,52% làm hiệu suất giảm 0,199 đồng. Do đó hiệu suất 2002 so với 2001 tăng 0,401 đồng tức tăng 28,6%. - Năm 2003 so với năm 2002, mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất sử dụng vốn cố định là: 13000 8100 D2003/2002 (doanh thu) = - = 1,109 4417,092 4417,092 Mức ảnh hưởng của VCĐ: 13000 13000 D2003/2002 (VCĐ) = - = - 1,138 7202,671 4417,092 Vậy hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2003 giảm so với năm 2002 là: 0,109 – 1,138 = - 0,029 Năm 2003 so với năm 2002, doanh thu tăng 4900 triệu đồng tức 60,5% làm hiệu suất tăng 1,109 đồng và VCĐ tăng 2785,58 triệu đồng tức 63,1% làm hiệu suất giảm 1,139 đồng. Do đó năm 2003 so với năm 2002, hiệu suất sử sụng VCĐ giảm 0,029 đồng tức giảm 1,58%. Hàm lượng vốn cố định. Là chỉ tiêu phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ta một đồng doanh thu. VCĐ bình quân Hàm lượng vốn cố định = ----------------------- Doanh thu 0,701 0,545 0,554 -0,156 22,6 0,01 1,84 Qua bảng trên ta thấy lượng VCĐ cần đầu tư để tạo ra một đồng doanh thu từ năm 2001 đến năm 2002 đã giảm được 0,156 đồng, nhưng từ năm 2002 đến năm 2003 lại tăng 0,009 đồng. Điều này cho thấy công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn VCĐ cần thiết trong sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện khác không đổi, để thực hiện doanh số năm 2002, năm 2001 công ty cần một lượng VCĐ là 0,701 * 8100 = 5678,1 triệu đồng. Vì vậy, so với năm 2001, năm 2002 công ty đã tiết kiệm được: 5678,1 – 4417,092 = 1261,008 triệu đồng Tuy nhiên, so với năm 2002, năm 2003, công ty đã lãng phí số tiền là: 13000 * 0,545 – 7202,671 = - 117,671 triệu đồng Mức doanh lợi vốn cố định: Nhìn vào bảng ta thấy mức doanh lợi VCĐ biến đổi tăng giảm thất thường. Năm 2002 tăng 0,00332 đồng tức tăng948,2% so với năm 2001, nhưng đến năm 2003 giảm 0,0296 đồng tức 80,6% so với năm 2002. Mặc dù công ty đã cố gắng tiết kiệm chi phí sử dụng VCĐ cho sản xuất kinh doanh nhưng hiệu quả chưa cao cộng với các khoản chi phí khác, đặc biệt là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn tăng mạnh, quá cao nên lợi nhuận của công ty thu được vẫn không ổn định. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức doanh lợi vốn cố định. Năm 2002 so với năm 2001, mức ảnh hưởng của lợi nhuận đến mức doanh lợi là: 161,582 14,039 D2002/2001 (LN) = - = 0,0369 3996,741 3996,741 Ảnh hưởng của VCĐ đến mức doanh lợi là: 161,582 161,582 D2002/2001 (VCĐ) = - = - 0,00385 4417,671 3996,741 Do đó mức doanh lợi VCĐ năm 2002 so với năm 2001 tăng là 0,0369 – 0,00385 = 0,033 Như vậy năm 2002 so với năm 2001, lợi nhuận tăng 147,54 triệu đồng tức tăng 1050% làm mức doanh lợi tăng 0,0369 đồng. Do VCĐ tăng 420,351 triệu đồng (10,5%) làm mức doanh lợi giảm 0,00385 đồng. Tổng hợp cả hai nhân tố này thì mức doanh lợi năm 2002 tăng 0,033 đồng tức 948,6%. Năm 2003 so với năm 2002, mức ảnh hưởng của lợi nhuận đến mức doanh lợi của VCĐ là: 51,247 161,582 D2003/2002 (LN) = - = - 0,025 4417,092 4417,092 Mức ảnh hưởng của VCĐ đến mức doanh lợi là: 51,247 51,247 D2002/2001 (VCĐ) = - = - 0,0045 7202,671 4417,092 Do đó mức doanh lợi VCĐ năm 2003 giảm so với năm 2002: - 0,025 – 0,0045 = - 0,0295 Như vậy, năm 2003 so với năm 2002 lợi nhuận giảm 101,335 triệu đồng tức 62,7% làm mức doanh lợi VCĐ giảm 0,025 đồng; VCĐ tăng 2785,579 triệu đồng (63,1%) làm mức doanh lợi VCĐ giảm 0,0045 đồng. Tổng hợp hai yếu tố, mức doanh lợi giảm 0,0295 đồng tức giảm 80,6%. Tóm lại, công ty đã sử dụng tương đối có hiệu quả VCĐ, đã mở rộng sản xuất, tăng doanh thu lên đáng kể. Tuy nhiên các chi phí khác lại tăng quá nhiều dẫn đến lợi nhuận của công ty lại giảm vì vậy công ty cần nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục. 2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh. Nó đảm bảo cho quá trình sản suất kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục. Sự luân chuyển VLĐ phản ánh rõ nét nhất tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tốt hay xấu, ta xét một số chỉ tiêu sau: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 1996,703 2150,091 4273,343 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 +/- % +/- % (1) VLĐ bình quân 2073,38 3211,72 3257,35 1138,34 55 45,63 1,7 (2) Doanh thu 5700 8100 13000 2400 42,1 4900 69,5 (3) Lợi nhuận 14,039 161,582 51,247 147,543 1050 -110,33 -68,3 (4)=(2):(1) Số vòng quay 2,75 2,52 3,99 - 0,23 -8,4 1,47 58 (5)=360/(4) Sốngàychuchuyển 131 143 91 8 6 -52 -36,4 (6)=(1)/(2) Hệ số đảm nhiệm 0,368 0,396 0,25 0,028 7,6 -0,146 -36,8 (7)=(3)/(1) Mức doanh lợi 0,0067 0,050 0,016 0,0433 646,3 -0,034 -68 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình năm 2001, 2002, 2003 Bảng phân tích cho thấy trong 3 năm gần đây, VLĐ bình quân tương đối ổn định và có chiều hướng tăng lên. Cụ thể: năm 2002 tăng so với năm 2001 là 1138,34 triệu đồng (tương đương 55%) và trong năm 2003 tăng 45,63 triệu đồng (tương đương 1,7%) so với năm 2002 nhưng tốc độ tăng doanh thu hàng năm không đều làm cho số vòng quay tăng giảm thất thường và tương ứng với thời gian một vòng luân chuyển VLĐ cũng gặp tình trạng như vậy. Vòng quay vốn lưu động. Qua bảng trên ta thấy, năm 2002 vòng quay VLĐ giảm so với năm 2001 là 0,23 vòng tức 8,4%, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1,47 vòng tức 58%. Điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng VLĐ có hiệu quả đặc biệt là trong năm 2003 vừa qua. Xem xét mức độ ảnh hưởng của doanh thu và VLĐ bình quân đến số vòng quay ta thấy năm 2002 so với năm 2001: 8100 5700 D2002/2001 (doanh thu) = - = 1,16 2073,38 2073,38 8100 8100 D2002/2001 (VLĐ) = - = - 1,39 3211,72 2073,38 Tổng mức độ ảnh hưởng: 1,16 - 1,39 = - 0,23 Như vậy do doanh thu tăng 2400 triệu đồng tức 42,1% làm cho vòng quay VLĐ tăng 1,16 đồng nhưng do lượng VLĐ tăng 1138,34 triệu đồng tức 55% làm cho vòng quay VLĐ giảm xuống 1,39 vòng. Do đó vòng quay VLĐ giảm 0,23 vòng. So với năm 2002, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong năm 2003 là: 13000 8100 D2003/2002 (doanh thu) = - = 1,53 3211,72 3211,72 13000 13000 D2003/2002 (VLĐ) = - = - 0,06 3257,35 3211,72 Tổng mức độ ảnh hưởng: 1,53 - 0,06 = 1,47 Như vậy doanh thu tăng 4900 triệu đồng tức 69,5% làm cho vòng quay VLĐ tăng 1,53 vòng. VLĐ tăng làm cho vòng quay VLĐ giảm 0,06 vòng. Tổng hợp cả hai nhân tố này làm cho vòng quay VLĐ tăng 1,47 vòng tức 58%. Điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất có hiệu quả, sử dụng các biện pháp tiết kiệm các yếu tố đầu vào, tăng cường tiêu thụ sản phẩm làm tăng doanh thu, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. Số vốn lưu động mà công ty bỏ ra để đạt được một đồng doanh thu năm 2001 tăng từ 0,368 đồng lên 0,396 đồng vào năm 2002 nhưng lại giảm xuống còn 0,25 đồng vào năm 2003. Như vậy , so với năm 2001, năm 2002 đã tăng 7,6% và năm 2003 giảm 36,8% so với năm 2002. Như vậy để có được doanh thu như năm 2002, năm 2001 công ty phải mất số vốn lưu động là: 0,368 *8100 = 2980,8 triệu đồng Như vậy so với năm 2001, năm 2002 công ty đã tiết kiệm được số vốn lưu động là: 3211,72 – 2980,8 = 230,92 triệu đồng. So với năm 2002, năm 2003 đã tiết kiệm được số vốn lưu động là: 0,396 * 13000 – 3257,35 = 1890,65 triệu đồng. Mức doanh lợi vốn lưu động Qua bảng phân tích ta thấy mức doanh lợi vốn lưu động có sự biến động tăng, giảm không ổn định. Năm 2002 tăng 7253% so với năm 2001 nhưng năm 2003 lại giảm 96,8% so với năm 2002. Nguyên nhân chính như đã đề cập ở phần trên là các chi phí khác, đặc biệt là chi phí bán hàng tăng nhanh làm cho lợi nhuận của công ty ngày một giảm. Xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Năm 2002 so với năm 2001: 161,582 161,582 D2002/2001 (VLĐ) = - = - 0,0278 3211,72 2073,38 161,582 14,039 D2002/2001 (LN) = - = 0,0711 2073,38 2073,38 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng: - 0,0278 + 0,0711 = 0,0433 Như vậy, do lợi nhuận tăng làm tăng mức doanh lợi vốn lưu động 0,0711 đồng và do vốn lưu động tăng làm giảm mức doanh lợi 0,0278 đồng. Tổng hợp ảnh hưởng của hai yếu tố trên, mức doanh lợi vốn lưu động tăng 0,433 đồng tức 646,3%. -Năm 2003 so với năm 2002: 51,247 51,247 D2003/2002 (VLĐ) = - = - 0,000223 3257,35 3211,72 51,247 161,582 D2003/2002 (LN) = - = - 0,034 3211,72 3211,72 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng ta có: - 0,034 - 0,000223 = 0,034 Như vậy, lợi nhuận năm 2003 giảm 110,33 triệu đồng tức 68,3% so với năm 2002 đã làm mức doanh lợi vốn lưu động giảm 0,034 đồng. Vốn lưu động tăng 45,63 triệu đồng tức 1,7% đã làm cho mức doanh lợi vốn lưu động giảm 0,000223 đồng. Tổng hợp hai nhân tố trên mức doanh lợi vốn lưu động giảm 0,034 đồng tức 68% (do sự thay đổi của mức doanh lợi vốn lưu động giảm quá nhỏ). 2.3. Đánh giá tình hình sử dụng vốn của công ty 2.3.1 Những kết quả đạt được Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và thông qua một số chỉ tiêu cụ thể ở trên ta có thể thấy rằng công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả. Cụ thể: Sản lượng sản xuất các loại vật liệu xây dựng đã không ngừng tăng, mức độ tiêu thụ khá lớn làm cho doanh thu của công ty tăng nhanh, tăng vòng quay của vốn để tái sản xuất. Sản phẩm của công ty ngày càng có chỗ đứng trên thị trường. Công ty có khả năng thanh toán các nguồn vay ngắn hạn ngày càng tốt thể hiện qua chỉ tiêu TSLĐ/nợ ngắn hạn năm 2003 lớn hơn 100% (năm 2001 và năm 2002 nhỏ hơn 100%). Công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định cho CBCNV công ty với mức lương khá cao (trung bình 0,95 triệu đồng/ người/tháng) và luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước. Công ty đạt được những kết quả trên do những nguyên nhân cơ bản sau: - Công ty kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn tự có là một thuận lợi rất lớn cho công ty trong việc chủ động, độc lập về vấn đề tài chính, đồng thời tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn. Công ty luôn chú trọng đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị, dự trữ đầy đủ nguyên vật liệu để nâng công suất, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ ra thị trường, tăng quy mô và chất lượng sản phẩm, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công ty đã thực hiện tốt các khâu từ lập kế hoạch huy động, kiểm tra tình hình sử dụng vốn, đảm bảo khả năng luân chuyển vốn lưu động bằng việc khai thác nguồn hàng và tiêu thụ hợp lý. Việc bán hàng thanh toán ngay trực tiếp với khách hàng đã làm cho công ty giảm được sự chiếm dụng vốn đồng thời tăng nhanh vốn để tiếp tục sản xuất. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc sử dụng vốn của công ty còn có những hạn chế. Cụ thể: - Mức doanh lợi vốn cố định và vốn lưu động của công ty thấp và không ổn định trong 3 năm gần đây. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và lợi nhuận/vốn cũng ở mức thấp và không ổn định mặc dù vốn đầu tư và doanh thu vẫn tăng. Những hạn chế nêu trên do những nguyên nhân cơ bản sau: Cơ cấu vốn chưa hợp lý: Là một đơn vị sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có lượng vốn lưu động khá lớn để đáp ứng nhanh nhu cầu về vốn nhưng thực tế thì so với tổng nguồn vốn, VLĐ chiếm tỷ trọng thấp - chỉ chiếm khoảng 45%. Do đó gây khó khăn cho công ty trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Chi phí bán hàng lớn, ngày càng tăng. Việc công ty phân loại TSCĐ không theo nguồn hình thành và hình thái biểu hiện đã gây khó khăn cho công ty trong việc quản lý vốn. Hiện nay công ty không được trích khấu hao TSCĐ vô hình mà có lúc khoản này lại lớn hơn khoản khấu hao TSCĐ hữu hình. Đây là điều tồn tại cố hữu của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình nói riêng và cần có biện pháp khắc phục. Một số khâu trong hoạt động kinh doanh chưa được quản lý chặt chẽ, việc sử dụng vốn còn lãng phí, kém hiệu quả. Tóm lại, qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua và một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn ta thấy: nói chung tình hình sử dụng vốn của công ty tương đối có hiệu quả, tuy nhiên bên cạnh đó vân còn một số mặt hạn chế làm cho hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa thật sự cao. Trong thời gian tới, công ty phải có những giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế trên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty mình. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH 3.1 Định hướng phát triển của công ty Có thể nói rằng sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách thường xuyên đổi mới quy trình công nghệ, đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất,nâng cao công suất… Bước sang thực hiện nhiệm vụ SXKD năm 2004, năm bản lề KH 5 năm tiếp tục sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH…phát huy nhữnng thành tích đạt được trong 10 năm liên tục phát triển vừa qua, CBCN Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình vô cùng phấn khởi, tự hào nguyện đoàn kết một lòng, tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, cấp trên giao cho, xây dựng công ty không ngừng phát triển, vững mạnh về mọi mặt, thực hiện tốt đối với nghĩa vụ đối với nhà nước, bảo đảm việc làm và đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện, phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh. Mục tiêu cụ thể của công ty trong năm 2004 như sau Các chỉ tiêu ĐVT KH phấn đấu của CTY Nộp ngân sách Triệu đồng 1350 Doanh thu ‘’ 15000 Giá trị SXCN ‘’ 15000 Thu nhập bình quân 1000đ/người.tháng 1000 Tuy nhiên để đạt được mục tiêu, công ty cũng gặp không ít khó khăn thách thức: Thứ nhất: Đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm gạch xây dựng khác nhau. Mặt hàng của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình đã được tiêu thụ ở nhiều địa phương và cũng được nhiều người ưa thích. Ngoài sản phẩm gạch đặc truyền thống, công ty còn sản xuất các loại gạch 4 lỗ, 6 lỗ phù hợp cả về chất lượng và giá cả. Trong khi đó công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình mới chỉ sản xuất gạch 4,6 lỗ chỉ trong vòng 10 năm gần đây, trên cơ sở những thua lỗ của các xí nghiệp gạch như Quốc Tuấn, Vũ Hội... Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ ở Thái Bình và các tỉnh lân cận. Nhiều người tiêu dùng còn mơ hồ khi nói về sản phẩm gạch của nhà máy do công ty chưa thực hiện chiến dịch quảng cáo và các biện phấp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai: Máy móc thiết bị trên dây truyền sản xuất chính đã qua sử dụng, khai thác hết công suất liên tục nhiều năm, đã hư hỏng, xuống cấp đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí để đầu tư sửa chữa, nâng cấp, trong điều kiện vẫn phải củng cố, giữ vững và tăng cường thị phần để làm tiền đề phát triển sản phẩm trong chiến lược của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một nâng cao cả về số và chất lượng. Thứ ba: Về nguồn vốn: Từ khi chuyển sang hình thức cổ phần công ty không được cấp vốn từ ngân sách nhà nước, trong khi đó nhu cầu về vốn của công ty khá lớn. Tính đến cuối năm 2003, tổng nguồn vốn của công ty là 9391,651 triệu. Ngoài các khoản phải trả, phải nộp hàng năm, công ty phải vay ngân hàng khoảng 3 tỷ đồng với lãi suất cao để đáp ứng nhu cầu nhập nguyên liệu và đầu tư xây dựng cơ bản. Đặc biệt với vấn đề đổi mới dây chuyền công nghệ cần phải có số vốn rất lớn nhưng khả năng huy động vốn của doanh nghiệp lại rất hạn chế. Nếu vay ngân hàng thì hàng năm công ty sẽ phải trả một khoản lãi rất lớn. Công ty đã và đang tìm kiếm các nguồn khác nhau nhằm huy động nguồn vốn. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình. Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình và định hướng phát triển của công ty, kết hợp những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp sau: 3.2.1. Các giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình. 3.2.1.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa trong quản lý và sản xuât kinh doanh Công tác kế hoạch trong sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục, có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Việc xây dựng kế hoạch chủ yếu thuộc trách nhiệm của ban giám đốc, phòng kế toán, phòng kinh doanh nhưng để đạt hiệu quả cao hơn công ty nên phân công cán bộ chuyên trách theo dõi công tác sử dụng vốn thường xuyên theo định kỳ. Sau đó tổng hợp, đánh giá các số liệu về quá trình sử dụng vốn, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng và các tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh, từ đó có giải pháp và kiến nghị kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các kế hoạch chi tiết trong bản kế hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể từng năm nên bao gồm: + Kế hoạch, phương án về sản phẩm: Hiệu quả sử dụng vốn trước hết được quyết định bởi việc doanh nghiệp có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm . Do vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến việc sản xuất cái gì, bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu, với mức giá như thế nào nhằm huy động mọi nguồn lực vào hoạt động, có được nhiều thu nhập, nhiều lãi. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quy mô và tính chất sản xuất kinh doanh không phải do chủ quan doanh nghiệp quyết định mà do thị trường quyết định, khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ…là những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong kinh doanh. Muốn thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có phương án, kế hoạch về kinh doanh, về sản phẩm. Các phương án này phải được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường, phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Với sản phẩm truyền thống và chủ yếu của công ty là gạch xây dựng, công ty cần phải thăm dò thị trường xem hiện nay chỗ đứng của sản phẩm công ty mình như thế nào? so với các đối thủ cạnh tranh ra sao, tìm hiểu nguyên nhân mà khách hàng ưa thích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để từ đó tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty cần xem xét đánh giá sức tiêu thụ sản phẩm từng thời điểm để có kế hoạch sản xuất phù hợp, tránh tình trạng sản phẩm sản xuất ra không bán hết gây lãng phí, tổn thất cho công ty. + Về vốn cố định: Công ty phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết về sử dụng TSCĐ, trích lập khấu hao, xem xét nhu cầu đầu tư mới và bổ sung cho TSCĐ. +Về vốn lưu động: Công ty phải đề ra định mức và phân phối đầu tư vốn ở từng khâu một cách hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành đúng tiến độ của kế hoạch chung toàn công ty. Ngoài ra công ty cũng cần phải có các kế hoạch khác cũng không kém phần quan trọng như: - Kế hoạch thu hồi vốn của các khoản cho vay, các khoản phả thu… - Kế hoạch trả nợ vốn ngắn hạn… 3.2.1.2. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho sản xuất – kinh doanh. Quá trình lên kế hoạch sử dụng và đầu tư vốn đòi hỏi trước hết công ty phải có đủ nguồn vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Bởi nếu thiếu vốn công ty sẽ mất đi một nguồn lực quan trọng và không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Để tăng nguồn tài trợ, công ty có thể áp dụng một số giải pháp sau: - Khai thác triệt để mọi nguồn vốn của công ty: Đây là nguồn vốn sẵn có với chi phí vốn thấp nhất mà công ty cần tận dụng bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ. Công ty cần phải có kế hoạch phân bổ và sử dụng vốn một cách thích hợp có hiệu quả. Tận dụng mọi nguồn lực cũng như các lợi thế của mình về kho bãi, nhà cửa, địa thế…để kinh doanh để tăng doanh thu. - Tăng tích lũy đầu tư trở lại sản xuất từ lợi nhuận không chia và quỹ khấu hao tài sản cố định. - Chiếm dụng vốn trong thanh toán: Tất nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời. Công ty có thể mua theo phương thức trả chậm khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu của đơn vị bạn hoặc nhận tiền ứng trước một khoản trong hợp đồng mua bán giữa hai bên. Như vậy, công ty sẽ tăng được nguồn vốn trrong ngắn hạn nhưng lại phải chịu chi phí và không hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng khoản chiếm dụng đó. - Vay ngân hàng: Mặc dù là khách hàng khá thường xuyên của ngân hàng nhưng công ty không thể phát triển chỉ bằng vốn vay ngân hàng mà chỉ nên coi đó là một nguồn tài trợ quan trọng khi cần thiết vì vốn vay thì phải trả lãi, như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Thực tế cho thấy trong thời gian qua công ty ít sử dụng tiền vay ngân hàng để đầu tư sản xuất, không những thế mà còn thanh toán hết khoản vay ngân hàng từ trước đó. Đây là một nỗ lực rất lớn của công ty. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh có nhiều nhu cầu phát sinh, việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn. Trong khi đó tín dụng ngân hàng hiện đang được coi là nguồn tín dụng rẻ nhất. Bởi vậy, công ty cần phải coi đây là một khả năng tạo vốn có hiệu quả đáp ứng các nhu cầu bổ sung tiền mặt và VLĐ trong ngắn hạn trong điều kiện không ngừng nâng cao vốn của công ty. - Vay ngắn hạn đảm bảo bằng dự trữ tồn kho: Công ty nên coi dự trữ tồn kho như một khoản thế chấp để khi cần thiết có thể vay vốn ở ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng như các doanh nghiệp khác. - Tìm kiếm nguồn tài trợ dài hạn: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển trong kinh doanh, công ty phải tìm kiếm các nguồn tài trợ dài hạn. Hiện nay nguồn này chủ yếu là vốn huy động từ các cổ đông và một phần là vốn tự bổ sung. Nếu mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh vào một số lĩnh vực khác thì nguồn vốn này chưa thể đáp ứng được. Bởi vậy, công ty cần lập quĩ phát triển sản xuất, sử dụng quĩ khấu hao hợp lý để tái đầu tư TSCĐ, tìm kiếm đối tác liên doanh, có dự án khả thi để vay vốn dài hạn ngân hàng. Công ty cũng nên phát hành thêm trái phiếu, cổ phiếu công ty nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên. 3.2.1.3. Tăng cường đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh: Trong điều kiện cách mạng công nghệ, việc áp dụng tiến bộ vào sản xuất kinh doanh la một trong những điều kiện quyết định lợi thế và khả năng phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhờ áp dụng kỹ thuật tiến bộ, doanh nghiệp có thể giảm tiêu hao nguyên - nhiên liệu, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Một khó khăn lớn của công ty hiện nay là dây truyền sản xuất đã cũ, cần đổi mới. Tuy nhiên đổi mới dây truyền công nghệ đòi hỏi một số vốn rất lớn. Vì vật, công ty cần có những biện pháp cụ thể để huy động được số vốn cần thiết. 3.2.1.4. Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế: Qua số liệu, tài liệu kế toán đặc biệt là các báo cáo tài chính, công ty thường xuyên nắm bắt được số vốn hiện có, cả về mặt giá trị và hiện vật, nguồn hình thành, các biến động tăng giảm vốn trong kỳ, tình hình và khả năng thanh toán các khoản nợ…Nhờ đó công ty có thể đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề về tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thuận lợi theo các chu trình, kế hoạch đề ra như huy động vốn bổ sung, xử lý vốn thừa, đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, thu hồi các khoản phải thu, thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả. Vì vậy tổ chức tốt công tác kế toán ở doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý kiểm tra kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, kế toán là hệ thống thông tin thực hiện, các số liệu kế toán tự nó chưa thể chỉ ra các biện pháp cần thiết để tăng cường quản lý vốn kinh doanh. Do vậy, định kỳ doanh nghiệp phải thực hiện phân tích hoạt động kinh tế, trong đó có phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành tích, tiến bộ so với kỳ trước để có biện pháp phát huy và nguyên nhân gây ra tồn tại sút kém để có biện pháp khắc phục kịp thời. 3.2.1.5. Đa dạng hóa, mở rộng mặt hàng và thị trường tiêu thụ Đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Ngoài mặt hàng chính là gạch xây dựng, công ty nên nghiên cứu xem xét sản xuất thêm các mặt hàng khác có lợi thế, từng bước chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực mới sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc chủ yếu vào kết quả tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, trong khâu tiêu thụ ngoài việc không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi công ty phải có dịch vụ phục vụ khách hàng thuận tiện nhanh gọn như có xe chuyên chở đến từng đại lý, đồng thời trong điều kiện cho phép có thể hạ giá thành cả hàng hóa và dịch vụ để chiếm lĩnh thị trường và tạo uy tín với khách hàng. Nói đến sản xuất hàng hóa là phải nói đến thị trường tiêu thụ. Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đối với công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Thái Bình và các vùng lân cận. Hiện nay, công ty cũng đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của công ty sản xuất vật liệu xây dựng khác trong và ngoài tỉnh. Để đẩy mạnh và mở rộng thị trường đòi hỏi công ty trước hết phải duy trì mối quan hệ làm ăn ổn định đối với những khu vực khách hàng có nhu cầu lớn, tiêu dùng sản phẩm thường xuyên lâu dài. Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, thực hiện các biện pháp marketing, nắm bắt những nhu cầu thị hiếu của khách hàng cả về số lượng và chất lượng bằng cách thăm dò thị trường hoặc gửi phiếu điều tra thích hợp, không ngừng cải tiến công nghệ cũng như quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Mở rộng hệ thống đại lý, từng bước đưa sản phẩm tới mọi tầng lớp người tiêu dùng ở Thái Bình và các địa phương lân cận. 3.2.1.6. Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty cần có sự đổi mới trong tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý sao cho phù hợp, gọn nhẹ, có hiệu quả. Bộ máy quản lý phải có sự phân cấp rõ ràng từ trên xuống dưới, đúng người đúng việc, phân công rõ trách nhiệm và quyền hạn để phát huy tối đa năng lực của người lao động, có sự kết hợp với nhau để tạo điều kiện hỗ trợ nhau trong công việc. Để việc sử dụng vốn có hiệu quả thì vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, công ty phải thường xuyên đào tạo để nâng cao tình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên, năng lực của cán bộ quản lý. Công ty cũng cần tuyển dụng và thường xuyên nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân viên phụ trách các phân xưởng cũng như công nhân trực tiếp sản xuất. Thực hiện chính sách khuyến khích bằng vật chất đối với những cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt công việc đồng thời cũng phải xử lý nghiêm những trường hợp sai trái. 3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình. 3.2.2.1. Lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ. Công ty cần phải phân cấp quản lý TSCĐ đối với từng bộ phận, sử dụng các biện pháp để khuyến khích người lao động có ý thức bảo quản, giữ gìn máy móc thiết bị và kỷ luật nghiêm khắc những người gây thiệt hại đối với TSCĐ của công ty. Công ty cũng cần phải bố trí dây truyền sản xuất hợp lý, phù hợp để có thể khai thác tối đa công suất máy, nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho công ty. Hàng năm công ty phải lập kế hoạch khấu hao theo quy định của nhà nước. Còn đối với những TSCĐ hư hỏng, cần thanh lý, nhượng bán và xử lý dứt điểm nhằm thu hồi vốn cố định đưa vào luân chuyển. 3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác thu hồi vốn cố định. Đẩy mạnh việc thu hồi vốn cố định bằng cách chọn phương pháp và mức khấu hao hợp lý, đánh giá lại giá trị TSCĐ khi có sự biến động vầ giá cả trên thị trường để tính đúng, tính đủ khấu hao vào giá thành. Việc xem xét, đánh giá lại giá trị TSCĐ nên tiến hành theo định kỳ để từ đó người quản lý có thể phân tích việc đầu tư của công ty đã phù hợp hay chưa và từ đó đề ra những biện pháp thích hợp. Để hạn chế hao mòn vô hình TSCĐ, công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh trên cơ sở tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị để nhanh chóng thu hồi vốn. 3.2.2.3. Tăng cường đổi mới tài sản cố định. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy công ty cần phải tăng cường đổi mới TSCĐ, thanh lý ngay những máy móc đã hư hỏng. Để có thể đổi mới TSCĐ, công ty cần tăng cường tìm kiếm nguồn tài trợ cho TSCĐ. Nguồn tài trợ ở đây có thể là là do đi vay, nhận góp vốn liên doanh liên kết… Công ty cũng cần cẩn trọng trước khi quyết định mua máy móc mới. Công ty cần phải biết rõ nguồn gốc của máy, nhờ các chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá kỹ thuật, chất lượng, đánh giá khả năng thích ứng của máy với điều kiện của công ty nhằm tránh tình trạng thiết bị, công nghệ mua về không đáp ứng tốt về kỹ thuật, chất lượng gây lãng phí vốn. 3.2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 3.2.3.1: Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn Nguồn vốn sản xuất của công ty không phải là lớn nên đòi hỏi công ty phải hạn chế tới mức thấp nhất các khoản phải thu, dự trữ quá định mức gây lãng phí, ứ đọng vốn. Bởi vậy công ty phải đề ra mức sản xuất, trên cơ sở đó để có lượng vốn hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động, đồng thời bảo đảm cho quá trình sản xuất được thường xuyên và liên tục. Việc lập kế hoạch sử dụng vốn nhất thiết phải dựa vào sự phân tích tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước làm cơ sở cùng với kế hoạch dự định về hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ kế hoạch và những dự kiến về sự biến động của thị trường. 3.2.3.2: Nâng cao chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm gắn kết chặt chẽ với giá trị sản phẩm và uy tín của công ty. Vì vậy, công ty phải thường xuyên theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến khâu xuất bán thành phẩm để kịp thời xử lý những bất trắc trong sản xuất, đảm bảo chất lượng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 3.2.3.3: Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ tồn đọng. Công ty cần phải nhanh chóng thu hồi các khoản nợ tồn đọng, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lâu. Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu để có biện pháp xử lý thích đáng với những khoản nợ này, không cấp tín dụng thương mại cho những khách hàng vẫn còn nợ cũ hay không có khả năng trả nợ vay. Khi cấp tín dụng thương mại, công ty cần điều tra kỹ uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng, ký kết hợp đồng chặt chẽ để tránh gây ra những thiệt hại về vốn. 3.2.3.4: Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động. Công ty cần tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, giảm thời gian luân chuyển bằng việc tăng nhanh tốc độ hoạt động, làm giảm lượng vốn trong lưu thông. Việc tăng nhanh vòng quay của vốn phải được thực hiện ở tất cả các khâu. Trong khâu sản xuất cần tận dụng tối đa công suất mát móc thiết bị, đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh để làm giảm lượng nguyên vật liệu, sản phẩm tồn kho. 3.2.3.5: Tiết kiệm các khoản chi phí: Ngoài việc tiết kiệm chi phí sản xuất sản phẩm bằng cách tìm nguồn cung ứng nguyên liệu phù hợp, áp dụng công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động…, công ty cũng cần phải tiết kiệm chi phí khác như: tiết kiệm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Công ty phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí nhằm giảm bớt các lại chi phí không cần thiết như chi phí giao dịch, chi phí đi lại, tiền điện thoại…Công ty cần lập kế hoạch chi tiêu cho từng kỳ kinh doanh. 3.2.3.6: Lập quỹ dự phòng tài chính Trong kinh doanh, công ty có thể gặp rủi ro. Điều này có thể do nguyên nhân chủ quan, có thể do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vậy, công ty cần thiết lập một quỹ dự phòng tài chính nhằm hạn chế tổn thất có thể xảy ra, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn và có thể dùng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. 3.3. Kiến nghị với nhà nước Trong những năm gần đây, vai trò quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp hầu như được “nới lỏng”. Các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động vốn và sử dụng vốn. Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô với các chính sách kinh tế – xã hội đã được ban hành. Tuy nhiên, để tạo môi trường và điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi nhà nước cần có những cải cách sau: 3.3.1. Về môi trường kinh tế: Đó là tất cả những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, đó là chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Các chính sách này đúng đắn và phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên một môi trường kinh tế ổn định và phát triển, từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tác động của các chính sách vĩ mô được thể hiện ở những khía cạnh sau: - Lãi suất vay ngân hàng: Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ đắc lực và hữu hiệu nhất với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Nhưng mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng là lãi suất và điều kiện thanh toán. Lãi suất được coi như một chi phí vốn mà việc tăng hay giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vậy, ngân hàng phải tính toán một cách hợp lý sao cho lãi suất tiền vay luôn nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp. Khung lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định phải bảo đảm vừa khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vừa hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh thuận lợi. Các ngân hàng cũng cần xem xét điều kiện cho vay. Nếu ngân hàng đó quá khắt khe trong việc lựa chọn khách hàng thì doanh nghiệp khó có thể vay vốn của ngân hàng, Ngược lại, nếu ngân hàng quá dễ dãi trong việc cho khách hàng vayvốn có thể khiến doanh nghiệp xác định không đúng nhu cầu vốn của mình, dễ dẫn đến có những khoản nợ khó đòi. - Thủ tục hành chính: Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước cần phải cải thiện thủ tục hành chính cho thuận tiện, rõ ràng, gọn nhẹ, giảm bớt các chi phí thủ tục giấy tờ, thời gian chờ đợi tránh gây ra tình trạnh tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất kinh doanh. 3.3.2. Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là điều kiện tiền đề cho sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới. Một hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất sẽ tạo điều kiện cho công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình nói riêng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung một sự ổn định để phát triển. Môi trường luật pháp tốt còn đảm bảo cho sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ các tiêu cực trong kinh doanh như buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng…trong nền kinh tế. Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý theo hướng đồng bộ thống nhất. Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung những bộ luật cũ sao cho phù hợp với tình hình mới. Với mỗi bộ luật, cần phải có các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trong các doanh nghiệp nhà nước đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận văn “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình” đã phân tách các vấn đề lý thuyết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trên cơ sở lý thuyết, kết hợp với xem xét, đánh giá thực trạng sử dụng vốn của công ty, trong luận văn này đã chỉ ra được những kết quả đạt được và hạn chế của quá trình này dưới giác độ vốn, vốn cố dịnh và vốn lưu động. Hệ thống các giải pháp đưa ra bao gồm: 6 giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, 3 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, 6 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, và 2 kiến nghị đối với nhà nước. Tôi xin chân thành cám ơn TS Đàm Văn Huệ, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cám ơn tập thể cán bộ công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian và trình độ có hạn, luận văn sẽ còn có những sai sót, tôi mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình tài chính doanh nghiệp – TS.Lưu Thị Hương Quản trị tài chính doanh nghiệp – TS.Vũ Duy Hào - Đàm Văn Huệ - Phạm Long. Tài chính doanh nghiệp sản xuất – GS.TS Trương Mộc. Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình Báo cáo tài tài chính của công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình năm 2001, 2002, 2003,. Kế hoạch phát triển của công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình Tạp chí tài chính Tạp chí nghiên cứu kinh tế Thời báo kinh tế. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3 1.1.Vốn trong hoạt động của doanh nghiệp 3 1.1.1. Vốn của doanh nghiệp 3 1.1.1.1. Khái niệm và phân loại 3 1.1.1.2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 9 1.2. Nguồn vồn và quản lý sử dụng vốn trong doanh nghiệp 10 1.2.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp 10 1.2.2. Chi phí vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp 10 1.2.3. Quản lý vốn trong doanh nghiệp 14 1.2.3.1. Quản lý vốn cố định 14 1.2.3.2. Quản lý vốn lưu động 18 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền KTTT 19 1.3.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn 19 1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 19 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 23 1.3.3.1. Những nhân tố khách quan 23 1.3.3.2. Những nhân tố chủ quan 24 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH 26 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất KD của công ty 28 2.1.3. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty 28 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 30 2.2.1. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 30 2.2.2. Nguồn vốn hình thành và cơ cấu vốn của công ty 32 2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 34 2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 35 2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 36 2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 40 2.3. Đánh giá tình hình sử dụng vốn của công ty 44 2.3.1. Những kết quả đạt được 44 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 45 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH 47 3.1. Định hướng phát triển của công ty 47 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 48 3.2.1. Các giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 49 3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 55 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 56 3.3. Kiến nghị với nhà nước 58 KẾT LUẬN 60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10750.doc
Tài liệu liên quan