Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình

TÀI Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, đặc biệt khi nước ta đã chính thức gia nhập WTO, các doanh nghiệp (DN) trong nước nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Hội nhập, một mặt mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhưng cũng đặt các doanh nghiệp trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài trên cả thị trường trong và ngoài nước. Việc đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những vấn đề được quan tâm nhất ở Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã từng chỉ ra bốn điểm yếu của doanh nghiệp nước ta là: “số lượng doanh nghiệp ít; quy mô nhỏ, thiếu vốn; công nghệ sản xuất kinh doanh nhìn chung lạc hậu; khả năng quản trị doanh nghiệp còn yếu kém”. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề cần được ưu tiên xem xét khi đổi mới các DN Nhà nước. Khi DN Nhà nước đảm bảo được vốn cho sản xuất kinh doanh và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn thì sẽ có nhiều điều kiện để thực hiện vai trò chủ đạo của mình; đồng thời giúp cho DN duy trì và đứng vững trên thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Cũng như các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đối với công ty Lâm Công nghiệp Long Đại, việc nghiên cứu và đánh giá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng các nguồn lực trở nên cấp bách và cần thiết; trong đó vấn đề hiệu quả sử dụng vốn là nội dung quan trọng cần phải xem xét. Xuất phát từ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận văn "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình" được lựa chọn nhằm giải quyết các mục tiêu cơ bản sau: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp; - Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại; - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong thời gian tới. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp thống kê so sánh; phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch; phương pháp dự báo; phương pháp toán kinh tế và một số phương pháp khác. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng và nội dung nghiên cứu của luận văn là hiệu quả sử dụng vốn và các vấn đề có liên quan. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006 và đề xuất giải pháp đến năm 2010. - Về không gian: Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình.

doc155 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của Công ty. Thực tế cho thấy, các công ty đã được cổ phần hoá trong đó nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối hoặc có cơ cấu sở hữu nội bộ quá lớn (tỷ lệ sở hữu nhà nước và sở hữu của cán bộ công ty quá lớn), thì mục tiêu về đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hoá rất khó thực hiện. Nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn cũng như lý luận cho thấy việc duy trì phần vốn Nhà nước quá lớn sẽ không thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công tác quản trị và để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cơ cấu sở hữu tối ưu là công ty có các cổ đông cá nhân lớn, hoạt động vì lợi nhuận chiếm tỷ lệ khống chế. Vì vậy, đối với các Xí nghiệp trực thuộc Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại thuần tuý hoạt động sản xuất - kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối sau cổ phần hoá. Thực hiện cổ phần hoá theo phương án bán toàn bộ số vốn Nhà nước hiện có tại công ty, kết hợp phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn nhằm tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu. Việc xác định mức vốn huy động tăng thêm trong quá trình cổ phần hoá phải căn cứ vào nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới. Công ty cần xác định số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động làm việc tại công ty, cho nhà đầu tư chiến lược và số cổ phần bán đấu giá công khai. Để quá trình cổ phần hoá công ty được hoàn thành nhanh chóng, công ty cần quan tâm xử lý tốt các vấn đề sau: - Đôn đốc thu hồi các khoản nợ phải thu đã quá hạn, các khoản thu về bồi thường vật chất của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài công ty. Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không đòi được thì công ty cần xử lý xoá nợ theo đúng chế độ tài chính hiện hành. - Thanh lý, nhượng bán những tài sản không cần dùng hoặc đến thời hạn thanh lý. - Công khai, minh bạch hoá các thông tin về Công ty và cổ phần hoá Công ty nhằm thu hút các nhà đầu tư bên ngoài, tránh hiện tượng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ. Xây dựng các phương án đầu tư khả thi để thu hút các nhà đầu tư mua cổ phiếu bán đấu giá của công ty. 4.2.2.6. Đào tạo nâng cao năng lực và trình độ nguồn nhân lực của công ty Đội ngũ các nhà quản trị cũng như người lao động trực tiếp được đào tạo, bồi dưỡng sẽ tăng thêm hiểu biết, cải tiến phương pháp, rèn luyện kỹ năng, nâng cao tay nghề và thái độ làm việc…, từ đó làm tăng hiệu quả thực hiện công việc. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng lao động, tăng số lượng lao động có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao nhằm phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với người lao động, nâng cao trình độ đội ngũ quản trị tại doanh nghiệp. Với quy mô và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại như hiện nay thì lực lượng lao động trong toàn Công ty cần được quan tâm đáp ứng hơn. Về chất lượng, phần lớn cán bộ quản lý của Công ty đều được qua đào tạo có trình độ đại học. Lực lượng công nhân đã qua đào tạo chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Thời gian tới, Công ty đang tích cực đầu tư đổi mới công nghệ thì lực lượng công nhân kỹ thuật đã qua tạo tạo như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Bởi vì, số lượng công nhân chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn: năm 2004 chiểm gần 79%; năm 2005 là 78,3% và năm 2006 chiếm 75,1% trong tổng số. Đây là lực lượng làm việc trực tiếp với máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ, trong điều kiện Công ty mua sắm công nghệ mới, hiện đại chắc chắn bộ phận đó sẽ không đáp ứng được yêu cầu về mặt chuyên môn kỹ thuật. Quản trị doanh nghiệp là một trong những nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh đầy biến động như ngày nay. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp. Trong thời gian qua do sự hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm và kỷ năng quản trị của đội ngũ các nhà quản trị của DN đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung cũng như công tác quản lý, sử dụng vốn tại công ty. Vì vậy, cần thiết phải nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho đội ngũ các nhà quản trị đồng thời phải thay đổi phương thức quản trị kiểu cũ còn mang nặng tư tưởng ỷ lại, bao cấp, mệnh lệnh hành chính đang tồn tại ở công ty. Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỷ năng quản trị điều hành hiện đại cho đội ngũ các nhà quản trị của công ty. Trong thời đại ngày nay, trí tuệ, tri thức về các lĩnh vực khoa học, trong đó có tri thức về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh phát triển nhanh chóng, nếu nhà quản trị không có đủ trình độ chuyên môn cần thiết, không thường xuyên cập nhật những kiến thức hiện đại sẽ trở nên lạc hậu, không có được tầm nhìn xa và tư duy trí tuệ cần thiết để quản trị thành công. Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, trong những năm tới cần phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ các nhà quản trị và lực lượng công nhân kỹ thuật để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Công ty trong điều kiện mới. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của sản xuất kinh doanh trong những năm tới, Công ty có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo lực lượng công nhân lành nghề có trình độ kỹ thuật cao. Kế hoạch đào tạo này Công ty phải xây dựng cụ thể theo từng năm, theo thời kỳ 5 năm và thực hiện chiến lược đào tạo dài hạn, có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà quản trị cũng như công nhân viên trong công ty tự học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, tay nghề của mình, như học tập qua mạng, qua sách báo tạp chí, tham gia các lớp học theo phương thức đào tạo từ xa, hoặc vừa làm vừa học, tham gia các lớp học bồi dưỡng ngắn ngày,... Đồng thời, cần có chính sách thu hút và tuyển dụng những nhà quản trị có tài năng và phẩm chất vào làm việc cho công ty, có chế độ đãi ngộ hợp lý về vật chất và tinh thần, bố trí công việc phù hợp và tạo cơ hội thăng tiến để họ phát huy hết tài năng cống hiến cho công ty. Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ các nhà quản trị, công ty cần xây dựng được văn hoá công ty, môi trường làm việc "dân chủ" cho phép phát huy mọi khả năng, sức sáng tạo của mọi thành viên vì sự phát triển của công ty. Giải pháp này được thực hiện thành công sẽ phát huy được hiệu quả trên các mặt sau: - Thực hiện đào tạo, phát triển nhân lực đúng hướng sẽ tạo ra được đội ngũ lao động thành thạo chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ. - Là cơ sở sát thực, đồng thời cũng là cơ sở tạo ra cơ hội thăng tiến hợp lý cho phép Công ty lựa chọn được những người có năng lực quản lý, phù hợp với việc thực hiện chức năng quản trị tác nghiệp. - Đào tạo, phát triển và bố trí sử dụng nhân lực tốt sẽ phát huy đầy đủ trí lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 4.2.2.7. Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty phù hợp với môi trường kinh doanh trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO Khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO thì môi trường cạnh tranh lại càng khốc liệt hơn. Nếu công ty không có một chiến lược kinh doanh thích hợp, chắc chắn thì sẽ thất bại và phá sản. Thực tế hiện nay, Công ty chưa xây dựng được một chiến lược kinh doanh cho mình theo đúng nghĩa của nó, các phản ứng chiến lược của Công ty chủ yếu dựa vào sự nhạy cảm, trực quan và dự đoán của Ban Giám đốc. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết, là cơ sở để xác định quy mô, nguồn vốn, lao động…giúp Công ty chủ động, linh hoạt đối với quá trình hoạt động kinh doanh trong những năm tới. Để xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện của mình, trước hết lãnh đạo công ty cần phải nhận thức đúng đắn vai trò và sự cần thiết của nó để tiến hành phân tích những yếu tố cơ bản sau đây: - Đặc điểm tình hình Công ty. Chiến lược kinh doanh chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi nó được xây dựng căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh thực tế của Công ty. Việc phân tích nội dung này còn là cơ sở để so sánh với các đối thủ cạnh tranh, từ đó tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của mình so với họ. Phân tích tình hình Công ty bao gồm việc phân tích thực lực hiện tại và triển vọng hướng tới về các yếu tố trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ, năng lực trình độ của cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và người lao động, năng lực tổ chức, vốn và khả năng huy động vốn,... để phát huy, khai thác tốt nhất những thế mạnh của công ty. - Các điều kiện kinh tế vĩ mô. Phân tích điều kiện kinh tế vĩ mô cần đặc biệt quan tâm phân tích xu hướng phát triển về công nghiệp chế biến gỗ, chế biến sau nhựa thông trên toàn quốc, khu vực và quốc tế trong một khoảng thời gian nhất định như: tổng mức vốn đầu tư, các hướng đầu tư ưu tiên theo danh mục sản phẩm, loại hình đầu tư và khu vực địa lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm… Hiện nay Việt Nam đã từng bước hòa nhập kinh tế khu vực và thế giới, đây vừa là thời cơ vừa là thách thức rất lớn đối với Công ty trong lĩnh vực kinh doanh lâm công nghiệp, mở rộng thị phần. Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô còn phải phân tích xu hướng và mức độ biến động của các yếu tố khác như: lãi suất ngân hàng, các thể chế tài chính tín dụng liên quan đến khả năng vay vốn, các chính sách định hướng chiến lược của Chính phủ liên quan đến phát triển ngành công nghiệp, lâm nghiệp và thương mại, thị trường lao động … - Các đối thủ cạnh tranh. Phân tích đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ thông tin về họ từ đó để phát huy những thế mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình. Phân tích đối thủ cạnh tranh cần tập trung vào các nội dung như khi phân tích tình hình nội bộ để làm cơ sở so sánh, các nội dung cụ thể như sau: - Thực lực của các đối thủ cạnh tranh về các mặt: tài chính, trình độ kỹ thuật - công nghệ, trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, sản lượng, doanh thu. - Chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, thị trường hoạt động chính, các loại hình sản phẩm chủ yếu, giá thành sản xuất, các nguồn cung cấp nguyên vật liệu. - Các lợi thế khác như sự bảo trợ của các tổ chức, cá nhân, các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế khác, uy tín của đối thủ cạnh tranh trên thương trường. Điều quan trọng là sau khi phân tích các đối thủ cạnh tranh Công ty phải tiến hành phân loại các đối thủ cạnh như các đối thủ cạnh tranh nguy hiểm, các đối thủ cạnh tranh ngang sức và đối thủ cạnh tranh yếu hơn, việc phân loại đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho Công ty có chiến lược hợp lý khi tham gia vào các thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải nhận thức rằng các đối thủ cạnh tranh không phải lúc nào cũng đối lập với nhau mà trong một chừng mực nào đó các đối thủ cạnh tranh có thể liên kết, tạo một môi trường kinh doanh năng động. Sử dụng mô hình ma trận SWOT để phân tích, từ đó Công ty mới xây dựng chiến lược kinh doanh, bao gồm: chiến lược chung, chiến lược tạo ưu thế cạnh tranh, chiến lược sản xuất. - Chiến lược chung của Công ty cần xác định rõ các mục tiêu trước mắt và nhịp độ tăng trưởng trong thời gian tới (giai đoạn 2007-2010, giai đoạn 2010-2015, giai đoạn 2015-2020) về vốn, doanh thu, lợi nhuận, đầu tư trang thiết bị, công tác nhân sự, mở rộng thị phần, bảo đảm việc làm và thu nhập của người lao động. Chiến lược chung cũng phải đề ra các phương hướng và thách thức trong điều kiện hội nhập để đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra. - Chiến lược tạo ưu thế cạnh tranh của Công ty được thực hiện thông qua một số chiến lược cơ bản như: chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư, chiến lược tổ chức sản xuất, chiến lược con người. - Sản phẩm của Công ty mang tính đa dạng hóa cao do đó Công ty nên lựa chọn chiến lược thị trường chuyên môn hóa, tập trung một thị trường chủ yếu chuyên môn hóa theo sản phẩm của Công ty có thế mạnh. Chiến lược thị trường của Công ty cần chú trọng đến công tác hoạt động marketing, mở rộng các mối quan hệ với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, làm cơ sở cho việc mở rộng thị trường. - Chiến lược sản phẩm của Công ty cần xác định rõ mức độ quy mô phù hợp với năng lực của mình để đảm bảo ưu thế cạnh tranh và tính kinh tế trong kinh doanh. Với tình hình thực tế của Công ty hiện nay thì chiến lược sản phẩm chính của Công ty nên hướng về sản phẩm chế biến gỗ, sản phẩm chế biến sau nhựa thông xuất khẩu. Giải pháp này thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty theo mong đợi, cụ thể như sau: - Công ty có một chiến lược phát triển ổn định trong dài hạn, điều đó tạo được sự chủ động về vốn, chủ động quá trình hoạt động kinh doanh. - Có chiến lược phát triển phù hợp sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, doanh thu, lợi nhuận ngày càng lớn hơn; đảm bảo cho Công ty sử dụng lao động hợp lý hơn và tạo công việc làm, nâng cao được đời sống của người lao động. 4.2.2.8. Xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho dự án đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ. Đối với Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại, việc đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong tình hình hiện nay là đòi hỏi cấp bách. Ngoài các yếu tố khả thi của một dự án thì việc xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý nhằm hạ thấp chi phí vốn có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Để tiếp nhận có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ dài hạn theo Nghị định 106/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/04/2004; về chính sách cho vay đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các DN, giải pháp đưa ra mô hình tối ưu hoá cơ cấu nguồn vốn cho một dự án nhằm giảm thiểu chi phí vay vốn cho công ty khi kết hợp giữa vay đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Sử dụng bài toán quy hoạch tuyến tính để thực hiện giải pháp: + Các ràng buộc của bài toán - Tổng số nguồn vốn đầu tư cho dự án là 100% - Mức vốn vay tối đa của tín dụng đầu tư phát triển là 70% - Huy động từ nguồn khác của DN là 30% - Tổng mức cho vay và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là không quá 85% - Lãi suất cho vay của tín dụng đầu tư phát triển hiện nay là 9%/năm - Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư bằng 90% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển + Xây dựng bài toán tối ưu hoá tổng quát: Giả sử tổng vốn đầu tư cho một dự án là 100 đơn vị Gọi x1 là mức vốn DN được vay từ tín dụng đầu tư phát triển với lãi suất là r/năm; Gọi x2 là mức vốn vay ngân hàng thương mại được hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; Gọi x3 là mức vốn còn lại của DN tự huy động thêm, lãi suất cho vay đối với ngân hàng thương mại ở dự án này là a/năm Giả định kỳ vay vốn đầu tư phát triển và vay vốn ngân hàng thương mại là như nhau: Lúc này ta có: r >0; a > 0 ; x1, x2, x3 ≥ 0. Chi phí lãi vay của số vốn x1 là r*x1 Chi phí lãi vay của số vốn x2 là: Gọi mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là S% của lãi suất tín dụng đầu tư (S>0 hiện nay S = 90% lãi suất TDĐT) Do đó số tiền đang hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư một năm là: S * r * x2 Số lãi vay ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay x2 là a*x2. Như vậy, số lãi suất thực trả của số vốn x2 là: (a3 - Sr)x2 Với số vốn x3 sẽ phải chịu chi phí lãi vay lớn nhất. Nếu số này phải vay ngân hàng thương mại toàn bộ => lãi vay một năm của x3 là a*x3 => Tổng lãi vay lớn nhất mà DN phải trả là: f(x) = r*x1 + (a - Sr)*x2 + a*x3 Mặt khác: theo Nghị định 106, chủ đầu tư chỉ được đồng thời vay vốn tín dụng đầu tư phát triển và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong phạm vi tối đa là 85% tổng số vốn đầu tư, nên x1 + x2 ≤ 85 ; x1 ≤ 70 vì mức vay vốn tín dụng đầu tư phát triển tối đa 70%; x1 + x2 + x3 = 100 Bài toán quy hoạch tuyến tính: : Hàm mục tiêu: f(x) = r*x1 + (a - S*r)*x2 + a*x3 => min x1 + x2 ≤ 85 Hệ ràng buộc x1 ≤ 70 x1 + x2 + x3 = 100 x1, x2, x3 ≥ 0, r > 0, a > 0; x1 - mức vay tín dụng phát triển lãi suất r%/ năm (r=9%/năm) x2 - mức vốn tự huy động Lãi vay ngân hàng thương mại a%/ năm Giải bài toán ta có kết quả: (số liệu giải bài toán ở phụ lục 13) x1 = 0 (không vay vốn đầu tư phát triển) x2 = 85 (vay vốn ngân hàng có hỗ trợ lãi suất sau đầu tư) x3 = 15 (vốn tự bổ sung của doanh nghiệp) Từ mô hình tổng quát, có thể nhận xét: + Trường hợp lãi suất vay vốn ngân hàng thương mại lớn hơn hoặc bằng (S + 1)*r%/năm, thì vay vốn tín dụng đầu tư phát triển càng nhiều, càng giảm được chi phí vốn, lúc này cơ cấu vốn tối ưu là: Vay tín dụng đầu tư phát triển: x1 = 70 Vay ngân hàng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: x2 = 15 Vốn huy động thêm: x3 = 15 + Trường hợp lãi suất vay vốn ngân hàng thương mại nhỏ hơn (S + 1)*r%/ năm => DN vay tín dụng đầu tư phát triển càng ít chuyển sang vay vốn ngân hàng thương mại để được hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thì càng tiết kiệm chi phí vốn => phương án tối ưu là Không vay đầu tư phát triển: x1 = 0 Vay vốn ngân hàng: x2 = 85 Huy động thêm: x3 = 15 Ý nghĩa của giải pháp: Mô hình của giải pháp này giúp cho DN có thể vận dụng để xác định một cơ cấu vay vốn hợp lý cho dự án của mình, xét theo chi phí lãi vay thực trả. Trong thực tế khi chính sách tín dụng đầu tư phát triển và mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thay đổi, việc áp dụng mô hình với giá trị mới của các hệ số sẽ giúp chủ đầu tư đưa ra phương án tối ưu mới mà không làm thay đổi mục tiêu của mô hình. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Mặc dù còn những hạn chế nhất định, tuy nhiên Luận văn đã tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu sau đây: 1.1. Quy mô cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty Tổng vốn và nguồn vốn đều tăng qua các năm, cụ thể: năm 2004 là 53.762 triệu đồng; năm 2005 là 62.791 triệu đồng và năm 2006 là 65.196 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 5.717 triệu đồng (tương ứng 10,12%). Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản: năm 2004 là 22.833 triệu đồng (tương ứng 42,47%); năm 2005 là 23.362 triệu đồng (tương ứng 37,21%) và năm 2006 là 32.064 triệu đồng (tương ứng 49,18%). Tài sản lưu động có xu hướng giảm: năm 2004 là 30.929 triệu đồng (tương ứng 57,53%); năm 2005 là 39.429 triệu đồng (tương ứng 62,79%) và năm 2006 là 33.132 triệu đồng (tương ứng 50,82%). Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng lên. Năm 2004: nợ phải trả là 26.720 triêu đồng, vốn chủ sở hữu là 27.042 triệu đồng; năm 2005: nợ phải trả là 33.293 triêu đồng, vốn chủ sở hữu là 29.498 triệu đồng và năm 2006 là 26.720 triêu đồng nợ phải trả, 27.042 triệu đồng vốn chủ sở hữu. 1.2. Kết quả và hiệu quả sử dụng vốn của công ty - Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm: doanh thu năm 2004 đạt 59.684 triệu đồng; năm 2005 đạt 73.867 triệu đồng và năm 2006 là 89.747 triệu đồng; lợi nhuận sau thuế đạt mức 544 triệu đồng ở năm 2004, tăng lên 960 triệu đồng năm 2005 và 2.002 triệu đồng ở năm 2006; nộp ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước; đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. - Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2004 đạt 0,9979 lần; năm 2005 đạt 1,093 lần và năm 2006 là 1,3086 lần. - Tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh tăng dần: đạt 0,0091 lần ở năm 2004; 0,0142 lần ở năm 2005 và năm 2006 là 0,0292 lần. - Suất hao phí vốn kinh doanh giảm dần: năm 2004 là 1,0021 lần; năm 2005 là 0,9149 lần và năm 2006 là 0,7642 lần. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định có xu hướng giảm: năm 2004 đạt 2,5514 lần; năm 2005 là 3,1556 lần nhưng đến năm 2006 đạt 2,4956 lần. - Hai chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi VCĐ và suất hao phí VCĐ cũng đều có xu hướng tăng: năm 2004 là 0,0233 và 0,3919 lần; năm 2005 là 0,0410 và 0,3169 lần; năm 2006 là 0,0557 và 0,4007 lần. - Hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2004 là 1,64 lần; năm 2005 là 1,67 lần và năm 2006 tăng lên 2,75 lần. - Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng qua các năm. Năm 2004 là 0,0149 lần; năm 2005 là 0,0217 lần và năm 2006 đạt 0,0614 lần. 1.3. Ảnh hưởng quy mô và hiệu quả sử dụng vốn đối với biến động doanh thu Doanh thu năm 2005 đạt 73.867 triệu đồng, tăng 14.183 triệu đồng chủ yếu do ba yếu tố là vốn kinh doanh tăng, vốn lưu động tăng và hiệu suất sử dụng VCĐ tăng tác động; năm 2006 doanh thu đạt 89.747 triệu đồng, tăng so với hai năm trước chủ yếu là do ba yếu tố tác động là hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng, hiệu suất sử dụng VLĐ tăng và quy mô VCĐ tăng. 1.4. Ảnh hưởng quy mô và hiệu quả sử dụng vốn cố định đối với biến động lợi nhuận Lợi nhuận năm 2004 đạt 544 triệu đồng; năm 2005 đạt 960 triệu đồng và năm 2006 là 2.002 triệu đồng, nguyên nhân chủ yếu làm tăng qua các năm là do ba yếu tố tỷ suất sinh lợi VKD tăng, tỷ suất lợi nhuận VLĐ tăng và tỷ suất sinh lợi VCĐ tăng tác động. 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động hiệu quả sử dụng vốn - Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng do nguyên nhân chủ yếu là doanh thu tăng qua các năm. - Tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh biến động tăng với nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố lợi nhuận tăng. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2005 tăng so với năm 2004, chủ yếu do doanh thu tăng làm ảnh hưởng; năm 2006 so với năm 2005 và năm 2004 đều giảm, nguyên nhân chủ yếu là do quy mô VCĐ tăng tác động. - Tỷ suất sinh lợi VCĐ tăng qua các năm, do chủ yếu là yếu tố lợi nhuận tăng tác động. - Hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2005 giảm so với năm 2004, nguyên nhân chủ yếu do quy mô VLĐ tăng tác động; năm 2006 so với năm 2005 tăng lên, do chủ yếu là quy mô VLĐ giảm nhưng so với năm 2004 nguyên nhân chủ yếu làm tăng là doanh thu tăng. - Tỷ suất lợi nhuận VLĐ tăng qua các năm, bởi nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận tăng tác động. 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu năm 2004 là 2,01%; năm 2005 là 3,25%; năm 2006 là 6,62%, nguyên nhân chủ yếu làm tăng là do tỷ suất lợi nhuận doanh thu tác động. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2004 là 0,91%; năm 2005 là 1,3% và năm 2006 là 2,23%. Yếu tố hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ số tổng tài sản/vốn chủ sở hữu tác động ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu không lớn. 1.7. Từ thực trạng sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2004 – 2006, qua nghiên cứu, phân tích luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho thời gian tới là: - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Khai thác có hiệu quả các hình thức huy động vốn - Tăng cường công tác lập kế hoạch nhu cầu vốn lưu động cho nhà máy chế biến nhựa thông và nhu cầu vốn kinh doanh của công ty - Hoàn thiện công tác phân tích tài chính công ty - Thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá công ty - Đào tạo nâng cao năng lực và trình độ nguồn nhân lực của công ty - Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty phù hợp với môi trường kinh doanh trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO - Xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho dự án đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ bằngbài toán quy hoạch tuyến tính Giai đoạn 2004 – 2006, tuy số vòng quay vốn lưu động tăng qua các năm (năm cao nhất đạt 2,75 vòng) nhưng vẫn là mức thấp do đó độ dài vòng quay VLĐ còn cao, số dư các khoản phải thu và hàng tồn kho lớn dẫn đến hệ số khả năng thanh toán hiện thời giảm dần, năm 2006 chỉ đạt 0,95 lần (< 1). Hơn nữa cũng trong năm này nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản dài hạn, nên doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ. Đó là dấu hiệu của chính sách tài trợ không đem lại sự ổn định và an toàn, tình hình tài chính công ty không lành mạnh. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là giải pháp quan trọng cần được ưu tiên và tập trung thực hiện trong thời gian tới. 2. Kiến nghị Từ những kết quả nghiên cứu, để tạo điều kiện cho Công ty hoạt động SXKD có hiệu quả cao, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: 2.1. Đối với Nhà nước - Cần có các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh đối với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; đảm bảo vừa tăng cường công tác quản lý, vừa phù hợp thực tế, giảm bớt thủ tục hành chính tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá lâm sản thông thoáng hơn giúp DN tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả SXKD. - Chính phủ phải có nhiều biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho Công ty sản xuất, kinh doanh và tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu được an toàn và hiệu quả. 2.2. Đối với tỉnh Quảng Bình - Xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng, nghiên cứu, tìm kiếm và xúc tiến cơ hội kinh doanh cho Công ty; tạo điều kiện cho Công ty tham gia vào trang Web của tỉnh, để thường xuyên cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ với khách hàng trong cả nước. - UBND tỉnh quan tâm tạo điều kiện cho Công ty triển khai thực hiện tốt Quyết định 342/2005 QĐ-Ttg, Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 2.847 QĐ-UBND của UBND tỉnh giúp Công ty sớm ổn định mô hình SXKD, thu hút vốn đảm bảo cho phát triển bền vững. Đối với các Lâm trường trong quá trình sắp xếp, đổi mới, với trách nhiệm quản lý số diện tích khá lớn rừng sản xuất và 10.499,4 ha rừng phòng hộ vì vậy đề nghị Tỉnh xem xét hỗ trợ cho họ một phần kinh phí từ dự án 661 hoặc thuế tài nguyên mà Công ty nộp lên để quản lý, bảo vệ trong lâm phần của mình. 2.3. Đối với Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại - Thực hiện đồng bộ các giải pháp, ưu tiên tập trung cho giải pháp thứ nhất để nhanh chóng khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý, công tác dự trữ hàng tồn kho và thanh toán công nợ các khoản phải thu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ trong thời gian tới. - Cần nghiêm túc thực hiện việc xây dựng chiến lược kinh doanh; coi trọng công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó xác định phương án sản xuất, xác định nhu cầu về vốn, về lao động, về máy móc thiết bị và lựa chọn công nghệ sản xuất; tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị máy móc hiện đại,... - Cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty; sớm đổi mới cải tiến mô hình SXKD của Công ty, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá theo chủ trương của Tỉnh và Chính phủ. PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: TÍNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH ĐẾN DOANH THU. R = VKD x HVKD Doanh thu trong năm 2005 tăng so với năm 2004 được xác định : Δ R(05/04) = R05 – R04 = +14.183 triệu đồng, tương ứng 23,76%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn kinh doanh: Δ VKD = (VKD 05 – VKD 04)xHVKD 04 = (67.583 – 59.812)x0,9979 = +7.755 triệu đồng, tương ứng 12,99%; Do ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng vốn: Δ HVKD = VKD 05x(HVKD 05 – HVKD 04) = 67.583x(1,093 – 0,9979) = +6.428 triệu đồng , tương ứng 10,77%. Mức tăng doanh thu năm 2006 so với năm 2005: Δ R(06/05) = R06 – R05 = +15.880 triệu đồng, tương ứng 21,50%. Ảnh hưởng của nhân tố vốn kinh doanh: Δ VKD = (VKD 06 – VKD 05)xHVKD 05 = (68.585 – 67.583)x1,093 = +1.095 triệu đồng, tương ứng 1,48%; Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng vốn: Δ HVKD = VKD 06x(HVKD 06 – HVKD 05) = 68.585x(1,3086 – 1,093) = + 14.785 triệu đồng, tương ứng 20,02% . Mức tăng doanh thu của năm 2006 so với năm 2004: Δ R(06/04) = R06 – R04 = + 30.063 triệu đồng, tương ứng 50,37%. Ảnh hưởng của nhân tố vốn kinh doanh: Δ VKD = (VKD 06 – VKD 04)xHVKD 04 = (68.585 – 59.812)x0,9979 = + 8.754 triệu đồng , tương ứng 14,67%; Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng vốn: Δ HVKD = VKD 06x(HVKD 06 – HVKD 04) = 68.585x(1,3086 – 0,9979) = + 21.309 triệu đồng, tương ứng 35,7%. PHỤ LỤC 2: TÍNH TOÁN CÁC NHÂN TỐ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH ĐẾN LỢI NHUẬN P = VKD x TPVKD Lợi nhuận trong năm 2005 tăng so với năm 2004 được xác định: Δ P05/04) = P05 – P04 = + 416 triệu đồng, tương ứng 76,47%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn kinh doanh: Δ VKD = (VKD 05 – VKD 04)xTPVKD 04 = (67.583 – 59.812)x0,0091 = + 71 triệu đồng, tương ứng 13,05%; Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh: Δ TPVKD = VKD 05x(TPVKD 05 – TPVKD 04) = 67.583x(0,0142 – 0,0091) = + 345 triệu đồng, tương ứng 63,42%. Mức tăng lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005: Δ P(06/05) = P06 – P05 = +1.042 triệu đồng, tương ứng 108,54%. Ảnh hưởng của nhân tố vốn kinh doanh: Δ VKD = (VKD 06 – VKD 05)xTPVKD 05 = (68.585 – 67.583)x0,0142 = +14 triệu đồng, tương ứng 1,46%; Ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh: Δ TPVKD = VKD 06x(TPVKD 06 – TPVKD 05) = 68.585x(0,0292 – 0,0142) = + 1.028 triệu đồng, tương ứng 107,08%. Mức tăng lợi nhuận của năm 2006 so với năm 2004: Δ P(06/04) = P06 – P04 = +1.458 triệu đồng, tương ứng 268,01%. Ảnh hưởng của nhân tố vốn kinh doanh: Δ VKD = (VKD 06 – VKD 04)xTPVKD 04 = (68.585 – 59.812)x0,0091 = + 80 triệu đồng, tương ứng 14,71%; Ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh: Δ TPVKD = VKD 06x(TPVKD 06 – TPVKD 04) = 68.585x(0,0292 – 0,0091) = + 1.378 triệu đồng, tương ứng 253,3%. PHỤ LỤC 3: TÍNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH ĐẾN DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN. R = VCD x HCD Doanh thu trong năm 2005 tăng so với năm 2004 được xác định : Δ R(05/04) = R05 – R04 = + 14.183 triệu đồng, tương ứng 23,76%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định: Δ VCD = (VCD 05 – VCD 04)xHCD 04 = (23.408 – 23.393)x2,5514 = +38 triệu đồng, tương ứng 0,06%; Do ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng vốn cố định: Δ HCD = VCD 05x(HCD 05 – HCD 04) = 23.408x(3,1556 – 2,5514) = +14.145 triệu đồng, tương ứng 23,70%. Mức tăng doanh thu năm 2006 so với năm 2005: Δ R(06/05) = R06 – R05 = +15.880 triệu đồng, tương ứng 21,50%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định: Δ VCD = (VCD 06 – VCD 05)xHCD 05 = (35.962 - 23.408)x3,1556 = +39.615 triệu đồng, tương ứng 53,63%; Do ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng vốn cố định: Δ HCD = VCD 06x(HCD 06 – HCD 05) = 35.962x(2,4956 - 3,1556) = - 23.735 triệu đồng, tương ứng - 32,13%. Mức tăng doanh thu của năm 2006 so với năm 2004: Δ R(06/04) = R06 – R04 = + 30.063 triệu đồng, tương ứng 50,37%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định: Δ VCD = (VCD 06 – VCD 04)xHCD 04 = (35.962 - 23.393)x2,5514 = +32.069 triệu đồng, tương ứng 53,73%; Do ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng vốn cố định: Δ HCD = VCD 06x(HCD 06 – HCD 04) = 35.962x(2,4956 – 2,5514) = - 2.006 triệu đồng, tương ứng - 3,36%. PHỤ LỤC 4: TÍNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH ĐẾN LỢI NHUẬN. P = VCD x TPCD Lợi nhuận trong năm 2005 tăng so với năm 2004 được xác định: Δ P05/04) = P05 – P04 = + 416 triệu đồng, tương ứng 76,47%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định: Δ VCD = (VCD 05 – VCD 04)xTPCD 04 = (23.408 – 23.393)x0,0233 = + 0,35 triệu đồng, tương ứng 0,06%; Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất sinh lợi vốn cố định: Δ TPCD = VCD 05x(TPCD 05 – TPCD 04) = 23.408x(0,041 – 0,0233) = + 415,65 triệu đồng, tương ứng 76,41%. Mức tăng lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005: Δ P(06/05) = P06 – P05 = + 1.042 triệu đồng, tương ứng 108,54%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định: Δ VCD = (VCD 06 – VCD 05)xTPCD 05 = (35.962 - 23.408)x0,041 = + 514 triệu đồng, tương ứng 53,54%; Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất sinh lợi vốn cố định: Δ TPCD = VCD 06x(TPCD 06 – TPCD 05) = 35.962x(0,0557 - 0,041) = + 528 triệu đồng, tương ứng 55,00%. Mức tăng lợi nhuận của năm 2006 so với năm 2004: Δ P(06/04) = P06 – P04 = + 1.458 triệu đồng, tương ứng 268,01%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định: Δ VCD = (VCD 06 – VCD 04)xTPCD 04 = (35.962 - 23.393)x0,0233 = + 293 triệu đồng, tương ứng 53,86%; Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất sinh lợi vốn cố định: Δ TPCD = VCD 06x(TPCD 06 – TPCD 04) = 35.962x(0,0557 - 0,0233) = + 1.165 triệu đồng, tương ứng 214,15%. PHỤ LỤC 5: TÍNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN DOANH THU. R = VLD x HLD Doanh thu trong năm 2005 tăng so với năm 2004 được xác định : Δ R(05/04) = R05 – R04 = + 14.183 triệu đồng, tương ứng 23,76%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động: Δ VLD = (VLD 05 – VLD 04)xHLD 04 = (44.175 – 36.419)x1,6388 = + 12.711 triệu đồng, tương ứng 21,30%; Do ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Δ HLD = VLD 05x(HLD 05 – HLD 04) = 44.175x(1,6721 – 1,6388) = + 1.472 triệu đồng, tương ứng 2,46%. Mức tăng doanh thu năm 2006 so với năm 2005: Δ R(06/05) = R06 – R05 = + 15.880 triệu đồng, tương ứng 21,50%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động: Δ VLD = (VLD 06 – VLD 05)xHLD 05 = (32.623 - 44.175)x1,6721 = - 19.316 triệu đồng, tương ứng - 26,15%; Do ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Δ HLD = VLD 06x(HLD 06 – HLD 05) = 32.623x(2,751 - 1,6721) = + 35.196 triệu đồng, tương ứng 47,65%. Mức tăng doanh thu của năm 2006 so với năm 2004: Δ R(06/04) = R06 – R04 = + 30.063 triệu đồng, tương ứng 50,37%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động: Δ VLD = (VLD 06 – VLD 04)xHLD 04 = (32.623 – 36.419)x1,6388 = - 6.220 triệu đồng, tương ứng - 10,42%; Do ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Δ HLD = VLD 06x(HLD 06 – HLD 04) = 32.623x(2,751 - 1,6388) = + 36.283 triệu đồng, tương ứng 60,79%. PHỤ LỤC 6: TÍNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN. P = VLD x TPLD Lợi nhuận trong năm 2005 tăng so với năm 2004 được xác định: Δ P05/04) = P05 – P04 = + 416 triệu đồng, tương ứng 76,47%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động: Δ VLD = (VLD 05 – VLD 04)xTPLD 04 = (44.175 – 36.419)x0,0149 = + 116 triệu đồng, tương ứng 21,32%; Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Δ TPLD = VLD 05x(TPLD 05 – TPLD 04) = 44.175x(0,0217 – 0,0149) = + 300 triệu đồng, tương ứng 55,15%. Mức tăng lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005: Δ P(06/05) = P06 – P05 = + 1.042 triệu đồng, tương ứng 108,54%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động: Δ VLD = (VLD 06 – VLD 05)xTPLD 05 = (32.623 - 44.175)x0,0217 = - 251 triệu đồng, tương ứng - 26,15%; Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Δ TPLD = VLD 06x(TPLD 06 – TPLD 05) = 32.623x(0,0614 - 0,0217) = + 1.293 triệu đồng, tương ứng 134,69%. Mức tăng lợi nhuận năm 2006 so với năm 2004: Δ P(06/04) = P06 – P04 = + 1.458 triệu đồng, tương ứng 268,01%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động: Δ VLD = (VLD 06 – VLD 04)xTPLD 04 = (32.623 – 36.149)x0,0149 = - 52 triệu đồng, tương ứng - 9,56%; Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Δ TPLD = VLD 06x(TPLD 06 – TPLD 04) = 32.623x(0,0614 - 0,0149) = + 1.510 triệu đồng, tương ứng 277,57%. PHỤ LỤC 7: TÍNH TOÁN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH. HVKD = R/VKD So sánh hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2005 với năm 2004. Δ HVKD = HVKD 05 – HVKD 04 = 1,093 lần – 0,998 lần = 0,0951 lần, tương ứng 9,53%. Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: (R05 – R04)/VKD 04 = (14.183/59.812) = 0,237 lần, tương ứng 23,75%; Do ảnh hưởng của nhân tố vốn kinh doanh: R05/VKD 05 – R05/VKD 04 = 1,093 - 1,235 = - 0,1419 lần, tương ứng - 14,22%. So sánh hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2006 với năm 2005. Δ HVKD = HVKD 06 – HVKD 05 = 1,3086 - 1,093 = 0,2156 lần, tương ứng 19,73%. Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: (R06 – R05)/VKD 05 = (15.880/67.583) = 0,2350 lần, tương ứng 21,5%; Do ảnh hưởng của nhân tố vốn kinh doanh: R06/VKD 06 – R06/VKD 05 = 1,3085 - 1,3279 = - 0,0194 lần, tương ứng - 1,77%. So sánh hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2006 với năm 2004. Δ HVKD = HVKD 06 – HVKD 04 = 1,3086 - 0,998 = 0,3107 lần, tương ứng 31,14%. Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: (R06 – R04)/VKD 04 = (30.063/59.812) = 0,5026 lần, tương ứng 50,37%; Do ảnh hưởng của nhân tố vốn kinh doanh: R06/VKD 06 – R06/VKD 04 = 1,3085 - 1,5004 = - 0,1919 lần, tương ứng - 19,23%. PHỤ LỤC 8: TÍNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VCĐ VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI VCĐ. HCD = R/VCD So sánh hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2005 với năm 2004. Δ HCD = HCD 05 – HCD 04 = 0,6043 lần, tương ứng 23,69%. Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: (R05 – R04)/VCD 04 = (14.183/23.393) = 0,6063 lần, tương ứng 23,76%; Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định: R05/VCD 05 – R05/VCD 04 = 0,31556 – 0,51576 = - 0,002 lần, tương ứng - 0,07%.. So sánh hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2006 với năm 2005. Δ HCD = HCD 06 – HCD 05 = - 0,660 lần, tương ứng - 20,92%. Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: (R06 – R05)/VCD 05 = (15.880/23.408) = 0,6784 lần, tương ứng 21,50%; Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định: R06/VCD 06 – R06/VCD 05 = 2,4956 - 3,8340 = - 1,3384 lần, tương ứng - 42,42%. So sánh hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2006 với năm 2004. Δ HCD = HCD 06 – HCD 04 = - 0,0557 lần, tương ứng - 2,18%. Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: (R06 – R04)/VCD 04 = (30.063/23.393) = 1,2851 lần, tương ứng 50,37%; Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định: R06/VCD 06 – R06/VCD 04 = 2,4956 - 3,8364 = - 1,3408 lần, tương ứng - 52,55%. PHỤ LỤC 9: TÍNH TOÁN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG HLD = R/VLD So sánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động (số vòng quay) năm 2005 với năm 2004. Δ HLD = HLD 05 – HLD 04 = - 0,7344 lần, tương ứng - 44,81%. Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: (R05 – R04)/VLD 04 = (14.183/36.419) = + 0,3894 lần, tương ứng 23,76%; Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động: R05/VLD 05 – R05/VLD 04 = 1,6721 – 2,7959 = - 1,1238 lần, tương ứng - 68,57%. So sánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2006 với năm 2005. Δ HLD = HLD 06 – HLD 05 = + 1,0788 lần, tương ứng 64,52%. Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: (R06 – R05)/VLD 05 = (15.880/44.175) = + 0,3594 lần, tương ứng 21,49%; Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động: R06/VLD 06 – R06/VLD 05 = 2,7510 - 2,0316 = + 0,7194 lần, tương ứng 43,03%. So sánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2006 với năm 2004. Δ HLD = HLD 06 – HLD 04 = + 1,1122 lần, tương ứng 67,87%. Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: (R06 – R04)/VLD 04 = (30.063/36.419) = + 0,8254 lần, tương ứng 50,37%; Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định: R06/VLD 06 – R06/VLD 04 = 2,7510 – 2,4642 = + 0,2868 lần, tương ứng 17,50%. PHỤ LỤC 10: TÍNH TOÁN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI VỐN CHỦ SỞ HỮU. Tỷ suất sinh lợi vốn CSH (TPCSH) = Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (TPR) x Số vòng quay tổng tài sản (VTS) x Tỷ số tổng tài sản vốn CSH (TCSH) LN sau thuế = LN sau thuế x Doanh thu x Tổng TS Vốn CSH Doanh thu Tổng TS Vốn CSH TPCSH = TPR x VTS x TCSH Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu trong năm 2005 tăng so với năm 2004: Δ TPCSH(05/04) = TPCSH 05 – TPCSH 04 = 0,0325 – 0,0201 = + 0,0124 lần, tương ứng 61,83%. Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận doanh thu: Δ TPR(05/04) = (TPR 05 – TPR 04)xVTS 05xTCSH 05 = (0,0129 – 0,0091)x0,0117x0,0212 = + 0,0097 lần, tương ứng 48,26%; Do ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản: Δ VTS(05/04) = TPR 04x(VTS 05 - VTS 04)xTCSH 05 = 0,0091x(0,0117 – 0,0111)x0,0212 = + 0,0013 lần, tương ứng 6,47%; Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ số tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu: Δ TCSH(05/04) = TPR 04xVTS 04 x(TCSH 05 - TCSH 04) = 0,0091x 0,0111 x (0,0212 – 0,0198) = + 0,0014 lần, tương ứng 7,1%. Mức tăng tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu năm 2006 so với năm 2005: Δ TPCSH(06/05) = TPCSH 06 – TPCSH 05 = 0,0662 – 0,0325 = +0,0337 lần, tu 103,59%. Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận doanh thu: Δ TPR(06/05) = (TPR 06 – TPR 05)xVTS 06xTCSH 06 = (0,0223 - 0,0129) x 0,0137 x 0,0215 = + 0,0276 lần, tương ứng 84,92%; Do ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản: Δ VTS(06/05) = TPR 05x(VTS 06 - VTS 05)xTCSH 06 = 0,0129 x (0,0137 - 0,0117) x 0,0215 = + 0,0056 lần, tương ứng 17,23%; Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ số tổng tài sản /vốn chủ sở hữu: Δ TCSH(06/05) = TPR 05xVTS 05 x(TCSH 06 - TCSH 05) = 0,0129 x 0,0117 x (0,0215 - 0,0212) = + 0,0005 lần, tương ứng 1,44%. Mức tăng tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu năm 2006 so với năm 2004: Δ TPCSH(06/04) = TPCSH 06 – TPCSH 04 = 0,0662 – 0,0201 = + 0,0461 lần, tương ứng 229,33%. Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận doanh thu: Δ TPR(06/04) = (TPR 06 – TPR 04)xVTS 06xTCSH 06 = (0,0223 – 0,0091) x 0,0137 x 0,0215 = + 0,0392 lần, tương ứng 195,02%; Do ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản: Δ VTS(06/04) = TPR 04x(VTS 06 - VTS 04)xTCSH 06 = 0,0091 x (0,0137 - 0,0111) x 0,0215 = + 0,0052 lần, tương ứng 25,87%; Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ số tổng tài sản /vốn chủ sở hữu: Δ TCSH(06/04) = TPR 04xVTS 04 x(TCSH 06 - TCSH 04) = 0,0091 x 0,0111 x (0,0215 – 0,0198) = + 0,0017 lần, tương ứng 8,44%. PHỤ LỤC 11: TÍNH TOÁN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI VỐN KINH DOANH, TỶ SUẤT SINH LỢI VỐN CỐ ĐỊNH, TỶ SUẤT SINH LỢI VỐN LƯ ĐỘNG. 1. Tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh: + Chênh lệch TSSLVKD năm 2005 so với năm 2004 là 0,0051lần, tương ứng 56,04% là do: - Lợi nhuận tăng làm cho TSSLVKD tăng 0,0069 lần, tương ứng 75,82%; - Vốn kinh doanh tăng làm cho TSSLVKD giảm 0,0018 lần, tương ứng - 19,78%. + Chênh lệch TSSLVKD năm 2006 so với năm 200 là 0,0150 lần, tương ứng 105,63% là do: - Lợi nhuận tăng làm cho TSSLVKD tăng 0,0154 lần, tương ứng 108,45%; - Vốn kinh doanh tăng làm cho TSSLVKD giảm 0,0004 lần, tương ứng - 2,82%. + Chênh lệch TSSLVKD năm 2006 so với năm 2004 là 0,0201 lần, tương ứng 220,88% là do: - Lợi nhuận tăng làm cho TSSLVKD tăng 0,0243 lần, tương ứng 267,03%; - Vốn kinh doanh tăng làm cho TSSLVKD giảm 0,0042 lần, tương ứng - 46,15%. 2. Tỷ suất sinh lợi vốn cố định: + Chênh lệch TSSLVCD năm 2005 so với năm 2004 là 0,01778lần, tương ứng 76,31% là do: - Lợi nhuận tăng làm cho TSSLVCD tăng 0,0178 lần, tương ứng 76,39%; - Do vốn cố định tăng làm cho TSSLVCD giảm 0,00002 lần, tương ứng - 0,08%. + Chênh lệch TSSLVCD năm 2006 so với năm 2005 là 0,01466 lần, tương ứng 35,76% là do: - Lợi nhuận tăng làm cho TSSLVCD tăng 0,0445 lần, tương ứng 108,54%; - Do vốn cố định tăng làm cho TSSLVCD giảm 0,02984 lần, tương ứng - 72,78%. + Chênh lệch TSSLVCD năm 2006 so với năm 2004 là 0,0323 lần, tương ứng 138,63% là do: - Lợi nhuận tăng làm cho TSSLVCD tăng 0,0623 lần, tương ứng 267,38%; - Do vốn cố định tăng làm cho TSSLVCD giảm 0,0300 lần, tương ứng - 128,75%. 3. Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động: + Chênh lệch TSSLVLD năm 2005 so với năm 2004 là 0,0068 lần, tương ứng 45,64% là do: - Lợi nhuận tăng làm cho TSSLVCD tăng 0,0114 lần, tương ứng 76,51%; - Do vốn lưu động tăng làm cho TSSLVLD giảm 0,0046 lần, tương ứng - 30,87%. + Chênh lệch TSSLVLD năm 2006 so với năm 2005 là 0,0395 lần, tương ứng 182,03% là do: - Lợi nhuận tăng làm cho TSSLVCD tăng 0,0235 lần, tương ứng 108,29%; - Do vốn lưu động giảm làm cho TSSLVLD tăng 0,0160 lần, tương ứng 73,74%. + Chênh lệch TSSLVLD năm 2006 so với năm 2004 là 0,0464 lần, tương ứng 311,41% là do: - Lợi nhuận tăng làm cho TSSLVCD tăng 0,040 lần, tương ứng 268,46%; - Do vốn lưu động giảm làm cho TSSLVLD tăng 0,0064 lần, tương ứng 42,95%. PHỤ LỤC 12: DỰ BÁO DOANH THU, LỢI NHUẬN, VỐN KINH DOANH, VỐN CHỦ SỞ HỮU NĂM 2010 DỰ BÁO DOANH THU CỦA CÔNG TY NĂM 2010 Năm Doanh thu (Y) t t*t t*Y 2002 48.580 -2 4 (97.160) 43467,4 2003 50.830 -1 1 (50.830) 54004,5 2004 59.684 0 0 - 64541,6 2005 73.867 1 1 73.867 75078,7 2006 89.747 2 4 179.494 85615,8 322.708 - 10 105.371 64541,6 a: 10537 b: 64542 Y2010: 127764 DỰ BÁO VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY NĂM 2010 Năm Vốn chủ sở hữu (Y) t t*t t*Y 2002 24.768 -2 4 (49.536) 24804,8 2003 26.457 -1 1 (26.457) 26202,5 2004 27.042 0 0 - 27600,2 2005 29.498 1 1 29.498 28997,9 2006 30.236 2 4 60.472 30395,6 138.001 - 10 13.977 27600,2 a: 1398 b: 27600 Y2010: 35986 DỰ BÁO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY NĂM 2010 Năm Lợi nhuận (Y) t t*t t*Y 2002 490 -2 4 (980) 206,4 2003 510 -1 1 (510) 553,8 2004 544 0 0 - 901,2 2005 960 1 1 960 1248,6 2006 2.002 2 4 4.004 1596 4.506 - 10 3.474 901,2 a: 347 b: 901 Y2010: 2986 DỰ BÁO VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY THEO DOANH THU NĂM 2010 Năm Vốn (X) Doanh thu (Y) 2002 46.620 48.580 2003 46.239 50.830 2004 59.812 59.684 2005 67.583 73.867 2006 68.585 89.747 Dự báo 2010 101.247 127.763 a: 1,454066245 b: -19456,60803 HỆ SỐ TƯƠNG QUAN Vốn (X) Doanh thu (Y) Vốn (X) 1 Doanh thu (Y) 0,918911002 1 DỰ BÁO VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY THEO LỢI NHUẬN NĂM 2010 Năm Vốn (X) Lợi nhuận (Y) 2002 46.620 490 2003 46.239 510 2004 59.812 544 2005 67.583 960 2006 68.585 2.002 Dự báo 2010 105.238 2.986 a: 0,043918022 b: -1635,847517 HỆ SỐ TƯƠNG QUAN Vốn (X) Lợi nhuận (Y) Vốn (X) 1 Lợi nhuận (Y) 0,741585238 1 PHỤ LỤC 13: GIẢI BÀI TOÁN QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH, TÔI ƯU HOÁ CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ Microsoft Excel 11.0 Answer Report Worksheet: [Quy hoach tuyen tinh - Luan van.xls] Du an Report Created: 06/07/2007 9:58:31 AM Target Cell (Min) Cell Name Original Value Final Value $A$1 0 5,11500 Adjustable Cells Cell Name Original Value Final Value $C$1 0 0 $C$2 0 85 $C$3 0 15 Constraints Cell Name Cell Value Formula Status Slack $A$3 85 $A$3<=85 Binding 0 $A$4 0 $A$4<=70 Not Binding 70 $A$5 100 $A$5=100 Not Binding 0 $A$6 0 $A$6>=0 Binding 0 $A$7 85 $A$7>=0 Not Binding 85 $A$8 15 $A$8>=0 Not Binding 15 KẾT QUẢ Hàm mục tiêu Cơ cấu vốn đầu tư 5,1150 x1 = 0 x2 = 85 85,0 x3 = 15 0,0 100,0 0,0 85,0 15,0 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình (2000), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2004), Giáo trình Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 3. Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại Quảng Bình, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ Công ty nhiệm kỳ 2005 - 2010, Công ty cổ phần In Quảng Bình; Điều lệ Công ty, Quảng Bình. 4. TS.Trương Đình Chiến (2002), Giáo trình Quản trị Marketing trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 5. Cục Thống kê Quảng Bình (2004), Niên giám thống kê 2003, Cục Thống kê Quảng Bình, Quảng Bình. 6. TS Vũ Kim Dũng, TS Cao Thuý Xiêm (2003), Giáo trình Kinh tế quản lý, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Các văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội. 8. PGS.TS Đặng Đình Đào (2003), Những vấn đề cơ bản về hậu cần vật tư doanh nghiệp (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Thống kê. 9. GS.TS Đặng Đình Đào - GS.TS Hoàng Đức Thân (2003), Giáo trình Kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 10. PGS.TS. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 11. GS.TS.Nhà giáo ưu tú Ngô Đình Giao (1997), Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 12. GS.TS Dương Phú Hiệp - TS Vũ Văn Hà (2001), Toàn cầu hoá kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 13. PGS.TS Hoàng Hữu Hoà (2001), Phân tích số liệu thống kê (dùng cho Cao học), Huế. 14. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ( 2001), Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác - Lê Nin tập 1, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 15. Khoa Kinh tế Đại học Huế (1997), Quản trị sản xuất, Bộ môn Quản trị kinh doanh, Huế. 16.TS Lê Quốc Lý (2005), "Thực trạng và giải pháp hoàn thiện thể chế tài chính ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (số 03). 17. Hồ Xuân Hùng (2006), “Quan điểm, định hướng đổi mới cơ chế quản lý DNNN”, Tạp chí Tài chính, (số 9). 18. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm ( 2006), “Đầu tư vốn nhà nước và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, ( số 6). 19. Luật doanh nghiệp và các văn bản hưỡng dẫn thi hành (2005), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội. 20. Luật Thương mại và các văn bản thi hành (2003), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội. 21. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2004), Giáo trình Lập dự án đầu tư (Dùng cho hệ sau đại học), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 22. TS Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 23. PGS.TS Nguyễn Minh Phương (2002), Giáo trình Kế toàn quản trị, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 24. Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam – VICC (2005), Tài liệu lớp bồi dưỡng cán bộ về quản lý kinh tế, Hà Nội. 25. TS. Nguyễn Văn Quảng (2005), “Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nhà nước trong quá trình hội nhập”, Tạp chi Kinh tế và Dự báo, (số 2). 26. Nguyễn Hải Sản (1996), Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 27. PGS.TS Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 28. PGS.TS Lê Văn Tâm - TS Ngô Kim Thanh (2004), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội. 29. TS. Ngô Kim Thanh (2002), Giáo trình quản trị chi phí, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 30. Hồng Thanh (2005), “Phương pháp Kaizen trong quản trị chi phí tại công ty sản xuất ô tô Nhật Bản”, Tạp chí Kế toán, (số 4). 31. Nguyễn Hữu Thân (2004), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Thống kê. 32. TS Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê. 33. TS. Nguyễn Xuân Thuỷ - ThS Trần Việt Hoa - ThS Nguyễn Việt Ánh (2004), Quản trị dự án đầu tư, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 34. Tỉnh uỷ Quảng Bình (2005), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV (Nhiệm kỳ 2006 - 2010). 35. GS.PTS Đỗ Hoàng Toàn (1997), Giáo trình Lý thuyết quản lý kinh tế, Nhà xuất bản Giáo dục. 36. ThS. Nguyễn Ngọc Tú ( 2006), “Sử dụng công cụ thuế thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, Tạp chí Tài chính, (số 7). 37. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn - GS.TS Nguyễn Kim Truy (2005), Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 38. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp Tập 1-2, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 39. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2000), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. 40. GS.TS Lê Văn Tư - TS Nguyễn Quốc Khanh (2004), Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 41. Viện chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 42. TS. Bùi Thiên Sơn ( 2007), “Một số thay đổi về chính sách kinh tế tài chính ở Trung Quốc và Hàn Quốc”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, (số 6). 43. W.W.W.GSO.GOV.VN, Tổng cục Thống kê, Số liệu điều tra về doanh nghiệp trong năm 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc03 Gi7843i php nng cao hi7879u qu7843 s7917 d7909ng v7889n tamp7841.doc
Tài liệu liên quan