Trong nền kinh tế thị trường hiện nay người ta đánh giá sự phát triển của các doanh nghiệp không chỉ ở sự phát triển về qui mô mà còn đánh giá qua việc xử dụng đồng vốn đầu tư có hiệu quả không. Nó quyết định đến sự phát triển bền vững và lâu dài mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải theo đuổi. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, việc huy động vốn là vấn đề rất khó khăn đối với các doanh nghiệp, vậy cách tốt nhất là xử dụng đồng vốn hiện có sao cho có hiệu quả. Từ đó có thể thu hút được nguồn vốn từ những nhà đầu tư để mở rộng sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
40 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết cấu vốn
II. Thực trạng sử dụng vốn tại Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội
1.Vốn lưu động
Thực trạng sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.2.1 Vòng quay vốn lưu động
1.2.2 Độ dài vòng quay vốn lưu động
1.2.3 Mức đảm nhiệm vốn lưu động
1.2.4 Mức doanh lợi vốn lưu động
1.2.5 Hiệu năng sử dụng vốn lưu động
2.Vốn cố định
2.1Thực trạng sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
2.2.1 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
2.2.2 Suất tiêu hao vốn cố định
2.2.3 Mức doanh lợi vốn cố định
3. Hiệu quả sử dụng tổng vốn
3.1 Vòng quay toàn bộ vốn
3.2 Mức doanh lợi tổng vốn
4. Những tồn tại trong việc sử dụng vốn của Nhà máy
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội
Kết luận
Lời Mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay người ta đánh giá sự phát triển của các doanh nghiệp không chỉ ở sự phát triển về qui mô mà còn đánh giá qua việc xử dụng đồng vốn đầu tư có hiệu quả không. Nó quyết định đến sự phát triển bền vững và lâu dài mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải theo đuổi. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, việc huy động vốn là vấn đề rất khó khăn đối với các doanh nghiệp, vậy cách tốt nhất là xử dụng đồng vốn hiện có sao cho có hiệu quả. Từ đó có thể thu hút được nguồn vốn từ những nhà đầu tư để mở rộng sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Sau hai tháng thực tập tại Nhà máy chế tạo biến thế Hà nội em nhận thấy tình hình xử dụng vốn chưa được hiệu quả và hợp lý, Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy chế tạo biến thế Hà nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Với những kiến thức đã học được ở nhà trường và sự cố gắng của bản thân, đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo TS. Từ Quang Phương đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này. Đề tài được chia thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Nhà máy chế tạo biến thế Hà nội
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng vốn tại Nhà máy chế tạo biến thế Hà nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy chế tạo biến thế Hà nội
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS.Từ Quang Phương và các anh chị, cô chú trong phòng nơi em thực tập. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để cho bản luận văn này được hoàn thiện hơn !
Chương I: Tổng quan về nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội.
I. những thông tin chung về Nhà máy chế tạo biến thế hà nội
Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội.
Thành lập năm 1963.
Tên giao dịch quốc tế: Transformer Manufactoring Company.
Địa chỉ: Số 11 Đường K2 Thị Trấn Cầu Diễn _Từ Liêm _Hà Nội
Điện thoại: (04)8617229.
Fax: (04)47644796
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Trong thời kì bao cấp nhà máy sản xuất và tiêu thụ theo kế hoạch của nhà nước. Đất nước với nhiều khó khăn và hạn chế, nhưng cán bộ và nhân viên nhà máy đã hoàn thành các mục tiêu kế hoạch mà nhà nước đặt ra.
Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, với nhiều khó khăn thách thức, nhờ sự linh hoạt của ban lãnh đạo, sự cố gắng nỗ lực của tập thể công nhân viên nhà máy trong 3 năm liền 1989, 1992, 1993 nhà máy được tặng thưởng huy chương vàng.
Năm 1994 nhà máy liên doanh với tập đoàn ABB của Thuỵ Điện thành công ty chế tạo biến thế ABB. Rất tiếc liên doanh hoạt động không hiệu quả, thua lỗ trong nhiều năm liền, đến năm 1999 nhà máy tách khỏi liên doanh hoạt động độc lập.
Sau khi tách khỏi liên doanh nhà máy tiếp tục hoạt động với nhiều cố gắng hơn nữa để gây dựng lại vị trí cũ của mình và phát triển. Và sự cố gắng của nhà máy đã không lãng phí với kết quả là thị phần của nhà máy chiếm 60% cả nước.
2. Chức năng nhiệm vụ của nhà máy.
Nhà máy chế tạo biến thế được thành lập ngày 26/3/1963 trực thuộc tổng công ty thiết bị điện do bộ công nghiệp quản lí, nhiệm vụ cụ thể là sản xuất các sản phẩm như : máy biến áp động lực, máy biến áp hàn, máy biến áp lò với dung lượng khác nhau, tủ bảng điện với các thiết bị sản xuất khác.
Sản phẩm mang nhãn hiệu CTBT đã chiếm được cảm tình của ngưòi sử dụng trong nhiều năm qua với các sản phẩm chủ yếu :
Máy biến áp điện lực 1 pha với 3 pha, công suất 30KVA đến 10000 KVA, với các cấp điện áp 6 KV, 10 KV, 15 KV, 20 KV, 35 KV.
Máy biến áp lò luyện các loại có công suất đến 12000 KVA, dòng điện 23000 A. Máy hàn điện xoay chiều 15 KVA, máy hàn điện xoay chiều 6.5 KVA.
Tủ bảng điện hạ thế 200 A đến 1000 A. Cầu chì rơi 6 KV, 10 KV, 15 KV, 20 KV, 35 KV. Máy biến áp dòng (Ti) các loại 50/5 dến 600/5 cấp chính xác 0.5.
Hiện nay nhà máy đang nghiên cứu chế tạo máy biến áp truyền tải có cấp điện áp từ 110 trở lên và sản xuất các thiết bị điện cao thế khác.
Nhà máy luôn mong muốn mở rộng hợp tác sản xuất liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để mở rộng và phát triển sản xuất, đáp ứng ngày càng cao thị trường.
3. Cơ cấu tổ chức quản lí của nhà máy.
Để đảm bảo bộ máy tinh gọn hiệu quả phù hợp với tình hình mới, cơ cấu tổ chức của nhà máy được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng theo sơ đồ sau (phụ lục 1):
3.1. Ban giám đốc: Có 2 người.
Giám đốc là người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của nhà máy.
Phó giám đốc kĩ thuật chịu trách nhiệm về thiết kế kĩ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm, quản lí cung ứng vật tư, phụ trách hoạt động sản xuất.
3.2. Phòng kĩ thuật chất lượng.
Trưởng phòng do phó giám đốc kĩ thuật phụ trách. Nhiệm vụ của phòng là thiết kế áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ củng cố và hoàn thiện hệ thống phân tích thí nghiệm để kiểm tra chất lượng sản phẩm, phát hiện sai sót, đảm bảo cho các phân xưởng thực hiện đúng quy trình công nghệ.
3.3. Phòng kế toán tài chính.
Nhiệm vụ chính của phòng lập các báo cáo quyết toán tài chính, lập các kế hoạch thu chi quỹ cho năm tiếp theo, phản ánh tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh diễn ra trong năm tài chính. Tổ chức quản lý sử dụng vốn, tài sản một cách có hiệu quả. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đầy đủ việc thanh toán, trích nộp ngân sách và các chế độ tài chính khác.
3.4. Phòng tổng hợp.
Phòng có nhiệm vụ quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, chế độ bảo vệ an toàn cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy
3.5. Phòng tổ chức nhân sự
Phòng có nhiệm vụ nắm con số lao động, bố trí nhân lực ở các khâu, đào tạo tuyển chọn, nâng cấp bậc lương, lập kế hoạch tiền lương cho cán bộ công nhân viên của nhà máy
3.6. Phòng sản xuất kinh doanh và vật tư.
Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, nắm bắt số lượng hàng tồn kho, lập kế hoạch, kế hoạch điều độ bán thành phẩm giữa các bộ phận, cung cấp kế hoạch sản xuất tiêu thụ sao cho phù hợp. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ lập kế hoạch vật tư sản xuất trong kì, bố trí sao cho dễ lấy, dễ cấp phát, an toàn.
3.7 Các phân xưởng
+Phân xưởng cơ khí (có 4 tổ): Tổ cơ điện, tổ hàn cánh, tổ hàn thân, tổ làm sắt kẹp
+Phân xưởng điện (có 4 tổ): Tổ cắt tôn,tổ quấn dây, tổ lắp ráp, tổ hoàn chỉnh
4. Quy trình sản xuất sản phẩm chủ yếu của nhà máy
Cũng như bất kì một nhà máy sản xuất nào việc bố trí sản xuất sao cho tiết kiệm được vật tư, thời gian hợp lí là điều cực kì quan trọng. Dựa trên đặc điểm sản phẩm và dây chuyền công nghệ nhà máy đẫ bố trí quy trình sản xuất theo cơ cấu sau (phụ lục 2):
Trong đó các bước cụ thể là như sau (gồm có 5 giai đoạn):
Giai đoạn 1: Tạo vỏ.
Giai đoạn 2: Lõi thép.
Giai đoạn 3: Quấn dây.
Giai đoạn 4: Lắp ráp bước 1.
Giai đoạn 5: Lắp ráp bước 2.
5. Đặc diểm cơ cấu lao động
Trong thời gian qua ban lãnh đạo đã chú ý nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên của nhà máy.
Trong đó: Tổng số công nhân viên là :143 người
Lao động gián tiếp là: 30 người chiếm 30%
Lao động trực tiếp là: 113 người chiếm 70%
Cán bộ có trình độ đại học chiếm 14,6%
Cán bộ có trình độ trung cấp chiếm 15,4%
Thợ kĩ thuật có trình độ tay nghề từ bâc 3-7 chiếm 65% trong tổng số cán bộ công nhân viên.
Cơ cấu lao động của doanh nghiệp được thể hiện rõ qua 2 biểu đồ sau
Biểu tổng hợp cán bộ chuyên môn và kĩ thuật
TT
Cán bộ chuyên môn
và kĩ thuật theo nghề
Số lượng
Số năm trong nghề
1
Kỹ sư điện
05
Trên 15 năm
2
Kỹ sư điện
10
Trên 10 năm
3
Kỹ sư cơ khí
06
Trên 5 năm
4
Cử nhân kinh tế
04
Trên 5 năm
5
Trung cấp điện
15
Trên 5 năm
6
Trung cấp kinh tế
05
Trên 5 năm
Biểu tổng hợp công nhân kỹ thuật
TT
Công nhân
theo nghề
Số
lượng
1
2
3
4
5
6
7
1
Thợ điện
45
5
10
15
7
8
2
Thợ hàn
15
5
7
3
3
Thợ cơ khí
21
7
8
6
4
Thợ sắt
18
9
5
4
5
Cộng
99
26
30
28
7
8
Nguồn: Phòng lao động tiền lương
Với đặc điểm của nhà máy sản xuất có liên quan tới kỹ thuật nên tỉ lệ nam cao hơn nữ cụ thể là nam chiếm 72%, nữ chiếm 28% .
Hiện nay nhà máy đang có chủ trương đào tạo, tuyển chọn đội ngũ công nhân trẻ, đặc biệt là thợ trẻ được tuyển ở các trường công nhân kĩ thuật. Lãnh đạo nhà máy coi đây là phương pháp cơ bản để mọi người nắm vững và nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc đảm bảo cho quy trình được thực hiện đúng, kiểm soát được.
6. Đặc điểm thị trường và khách hàng
Hiện nay thị trường chính của doanh nghiệp vẫn là ở trong nước, với kinh nghiệm lâu năm trang nghành và chất lượng sản phẩm, nhà máy đã cung cấp sản phẩm cho 60% nhu cầu ở trong nước. Tuy vậy hiện nay nhà máy phải đối mặt với một thị trường cạnh tranh rộng lớn đó là các công ty như: Công ty COTA của Nhật, tập doàn chế tạo biến thế ABB của Thuỵ Điển, công ty cơ khí mỏ Quảng Ninh, công ty điện bách khoa Đà Nẵng. Vì vậy nhà máy cần phải cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng hệ thống phân phối để mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà còn tiến tới ra cả thị trường ngoài nước.
II. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy trong 3 năm qua
Bảng 1: Tổng hợp kết quả kinh doanh
Năm
2002
2003
2004
So năm trước
Chỉ tiêu
2003
(%)
2004
(%)
1.Tổng
nguồn vốn
20.789.224.355
26.207.737.797
33.937.680.857
26,06
29,5
2.Doanh thu
24.647.435.657
29.394.212.670
36.704.217.346
19,26
24,87
3. Lợi nhuận
787.889.628
868.293.211
1.160.028.982
10,20
33,6
4.TSLĐ
18.877.653.355
20.432.560.847
23.812.756.107
8,24
16,6
5.TSCĐ
1.911.571.000
5.775.176.950
10.124.924.750
202,12
75,32
6.Tổng
chi phí
23.859.546.029
28.525.919.459
35.544.188.364
19,56
24,60
7.Tỷ suất
lợi nhuận
trên
doanh thu
0,032
0,03
0,032
8. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
202.932.478
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
1. Doanh thu
Doanh thu là một yếu tố quan trọng để đánh gía tình hình sản xuất của doanh nghiệp, là yếu tố để so sánh giữa các chỉ tiêu trong các kì kinh doanh, để từ đó doanh nghiệp đánh giá được kết quả kinh doanh của mình dựa trên những yếu tố nhất định.
Qua bảng trên ta thấy hàng năm doanh thu của doanh nghiệp tăng bình quân là 22,07%.Ta thấy qua hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy rất thấp và ngày một giảm, cụ thể năm 2003 giảm 0,063 đồng, năm 2004 giảm 0,0032 đồng, mặc dù năm 2004 hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy có cao hơn so với năm 2003 nhưng cũng không đáng kể, do đó ban lãnh đạo của nhà máy phải hết sức chú ý để cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .
Năm 2002 một đồng chi chí tạo ra 1,033 đồng doanh thu
Năm 2003 một đồng chi phí tạo ra 1,030 đồng doanh thu
Năm 2004 một đồng chi phí tạo ra 1,033 đồng doanh thu
Qua trên ta thấy qua hàng năm mặc dù doanh thu của Nhà máy ngày một tăng, nhưng so với các tiềm lực của doanh nghiệp thì kết quả đạt được như thế là không cao so với chi phí Nhà máy bỏ ra.
2. Lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2003 lợi nhuận tăng 80.403.583 đồng tương ứng với 10,2% so với năm 2002
Năm 2004 lợi nhuận tăng 291.735.771 đồng tương ứng với 33,6% so với năm 2003
Năm 2004 lợi nhuận tăng nhanh là do doanh thu tăng nhanh
Năm 2002 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,032 đồng, năm 2003 là 0,03 đồng, năm 2004 là 0,032 đồng cao hơn so với năm 2003 0,002 đồng tức 6,7% làm cho lợi nhuận tăng 291.735.771 đồng. Nhưng ta cũng thấy tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp không cao.
3. Chi phí
Năm 2002 tổng chi phí của nhà máy là 23.859.546.029 đồng
Năm 2003 tổng chi phí của nhà máy là 28.525.919.459 đồng tăng 19,56% cụ thể là tăng 4.666.373.430 đồng so với năm 2002.
Năm 2004 chi phí của nhà máy là 35.544.188.364 đồng tăng 24,60% tức là tăng 7.018.268.910 đồng so với năm 2003.
Nguyên nhân của việc này do giá vốn hàng bán tăng mạnh. Năm 2003 giá vốn hàng bán là 27.064.791.848 đồng tăng 3.762.688.680 đồng tương ứng với lượng tăng tương đối là 16,15%. Năm 2004 tăng 7.085.637.220 đồng tương úng với lượng tăng tương đối là 26,18% so với năm 2003. Do giá nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm tăng, ví dụ như tôn silic tăng 2,75 lần, dây đồng tăng 2 lần, dầu tây tăng 1,4 lần.
Chương II: phân tích thực trạng sử dụng vốn tại nhà máy chế tạo biến thế hà nội
I. Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn
1. Cơ cấu nguồn vốn
Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều cơ hội và thách thức. Nhà máy CTBT cũng như bao doanh nghiệp nhà nước khác gặp phải không ít khó khăn, vốn ngân sách nhà nước cấp bị giảm sút, phải đối mặt với một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Nhưng trong suốt những năm nhờ sự linh hoạt của ban lãnh đạo nhà máy, sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân trong nhà máy, Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội bằng nội lực đã không ngừng gây dựng và phát triển vốn kinh doanh ngoài nguồn vốn do nhà nước cấp.
Vốn kinh doanh của nhà máy chia làm hai loại:
+ Vốn chủ sở hữu
+ Nợ phải trả
Bảng 2: Nguồn vốn của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm2004
A.Nợ phải trả
6.757.576.713
12.712.011.136
19.287.833.447
I.Nợ ngắn hạn
6.757.576.713
12.712.011.136
19.287.833.447
1.Vay ngắn hạn
1.425.578.277
2.460.009.520
3.379.239.696
2.Phải trả người bán
3.363.047.173
7.388.206.000
8.787.660.870
3.Người mua trả tiền trước
487.474.000
1.100.870.000
1.007.549.000
4.Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước
202.932.478
160.346.166
2.317.378.806
5.Phải trả công nhân viên
1.127.097.450
1.426.828.000
2.056.884.579
6.Phải trả cho các đơn vị nội
bộ khác
139.751.450
9.346.499
7. Khoản phải trả phải nộp
151.447.335
1.729.773.979
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
14.031.647.642
13.495.726.661
14.649.847.410
I.Nguồn vốn quỹ
13.648.146.216
13.437.668.486
13.992.377.906
1.Nguồn vốn kinh doanh
12.417.855.116
8.163.158.925
13.181.829.078
2.Quỹ đầu tư phát triển
518.941.100
250.009.561
424.167.881
3.Quỹ dự phòng tài chính
156.907.000
4.Lợi nhuận chua phân phối
386.380.947
5.Nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ bản
554.443.000
5.024.500.000
II.Nguồn kinh phí, quỹ khác
383.501.426
58.058.175
657.469.504
1.Quỹ khen thưởn, phúc lợi
383.501.426
58.058.175
212.195.525
2.Quỹ quản lý cấp trên
445.273.979
Tổng cộng tài sản
20.789.224.355
26.207.737.797
33.937.680.857
Qua các năm tổng vốn của nhà máy tăng với tốc độ trung bình là 27,78%. Năm 2003 lượng tăng tương đối là 20,07% tức tăng 5.418.513.442 đồng so với năm 2002, năm 2004 lượng tăng tương đối là 29,49% ứng với lượng tăng tuyệt đối là 7729943060 đồng so với năm 2003.
Tổng nguồn vốn tăng chủ yếu là do nợ phải trả tăng lên. Cụ thể ở đây là do phải trả người bán tăng. Năm 2003 nợ phải trả tăng gần gấp đôi so với năm 2002 từ 20.789.224.355 đồng tăng lên 26.207.737.797 đồng tức là đã tăng 88,11% đây là một mức tăng rất cao. Năm 2004 mức tăng mặc dù có giảm hơn so với năm 2003 những vẫn còn rất cao tăng 6.575.822.310 đồng, tăng 51,75% so với năm 2003. Do nợ phải trả tăng với tốc độ rất nhanh, nên dẫn đến tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cũng tăng nhanh trong các năm qua, năm 2002 tỷ trọng nợ phaỉ trả là 32,51%, đến năm 2003 tăng lên 48,50%, năm 2004 là 56,83%.
Giải thích cho lí do trên, các khoản phải trả người bán tăng do nhà máy mua sắm thiết bị, vật tư để mở rộng sản xuất, đây là một dấu hiệu tốt nhưng nhà máy cũng phải chú ý để cân đối với khoản lãi suất phải trả.
Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tương đối ổn định qua các năm. Năm 2002 là 14.031.647.642 đồng, năm 2003 là13.495.726.661 đồng giảm -535920981 đồng so với năm 2002, năm 2004 là 14.649.847.410 đồng tăng nhưng không đáng kể so với năm 2003.
Năm 2003 nguồn vốn chủ sở hữu của máy giảm là do nhà máy đã đầu tư thêm tiền để xây dựng nhà xưởng mua sắm thêm thiết bị.
Do tổng nguồn vốn tăng, trong khi vốn chủ sở hữu lại không thay đổi mấy do đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm. Năm 2002 tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn là 67,49%, năm 2003 là 51.50%, năm 2004 là 43,17%. Điều này Nhà máy cần phải chú ý bởi nếu để vốn chủ sở hữu quá nhỏ sẽ dẫn dến tình trạng Nhà máy phụ thuộc vào bên ngoài, nhưng ngược lại nó cũng thể hiện được Nhà máy đă lợi dụng được vốn ở bên ngoài để kinh doanh.
2. Kết cấu nguồn vốn
Để đánh giá tình hình hợp lý trong việc sử dụng vốn, ta phân tích kết cấu nguồn vốn của Nhà máy, được chia làm hai loại: vốn lưu động và vốn cố định.
Bảng 3: Kết cấu nguồn vốn
Năm
2002
2003
2004
Số tương đối
Chỉ tiêu
03/02
(%)
04/03
(%)
I. VLĐ
18.877.653.355
20.432.560.847
23.812.756.107
8,.24
16,6
II. VCĐ
1.911.571.000
5.775.176.950
10.124.924.750
202,12
75,32
Tổng Vốn
20.789.224.355
26.207.737.797
33.937.680.857
26,06
29,5
Tổng vốn của nhà máy qua hàng năm lần lượt lượt tăng với tốc độ tăng bình quân là 27,78%, đây là một tốc độ tăng khá cao. Cụ thể trong năm 2003 tổng vốn của nhà máy đã tăng 5.418.513.442 đồng tương ứng với lượng tăng tương đối là 26,06%, năm 2004 tăng 7.729.943.060 đồng tương ứng với lượng tăng tương đối là 29,5%.
Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng là do VCĐ của nhà máy tăng, đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ nhà máy đã đầu tư máy móc nhà xưởng, thiết bị mở rộng sản xuất làm tăng tài sản cố định của doanh nghiệp.
VLĐ của nhà máy trong những năm qua cũng tăng với tốc độ bình quân là 12,42%. Cụ thể năm 2003 tăng 8,24% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 1.554.907.492 đồng so với năm 2002, năm 2004 tăng 16,6% tức 3.389.195.260 đồng so với năm 2003.
Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động tăng do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên. Đặc biệt là các khoản phải thu của nhà máy tăng rất nhanh. Năm 2003 tăng 80,45% so với năm 2002 tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 4.389.456.766 đồng. Năm 2004 tăng 32,35% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 3.184.949.675 đồng. Nguyên nhân của việc này là do nhà máy đã tìm được nguồn hàng, cung ứng trước cho người cung ứng để chủ động trong việc mua sắm một số thiết bị lắp đặt làm cho các khoản phải thu của nhà máy tăng lên.
Hàng tồn kho của nhà máy hàng năm cũng tăng với một tốc độ khá cao, đặc biệt năm 2003 so với năm 2002 tăng 3.629.462.334 đồng tức là tăng 95,75%, nhưng đến năm 2004 mức tăng lại giảm xuống chỉ còn có 11,23% chỉ còn có 833.078.013 đồng, đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ nhà máy đã quản lý hàng tồn kho tốt hơn, tránh được ứ đọng vốn.
Nói tóm lại đây là hai nguyên nhân làm cho vốn lưu động của nhà máy tăng lên, nhưng ban lãnh đạo nhà máy cũng phải hết sức chú ý bởi nếu để hàng tồn kho và các khoản phải thu quá lớn dẫn đến nhà máy bị chiếm dụng vốn, kinh doanh kém hiệu quả.
VCĐ của nhà máy tăng với tốc độ rất cao trung bình hàng năm là 138,72% đây là một tốc độ tăng rất nhanh, đặc biệt là năm 2003 tăng 3.863.605.950 đồng tương ứng với 202,12% so với năm 2002, năm 2004 tăng 4.349.747.800 đồng tức 75,32% so với năm 2003. Tuy nhiên trong tổng vốn thì tỷ lệ vốn cố định vẫn còn chiếm tỷ lệ rất thấp.
Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ nhà máy đã ngày càng mở rộng sản xuất, tập trung vào đầu tư nhà xưởng máy móc thiết bị, ngoài mở rộng sản xuất việc đầu tư vào máy móc thiết bị còn tránh cho nhà máy đựơc hao mòn vô hình, đây là điều rất quan trọng bởi trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay việc tránh được hao mòn vô hình là rất cần thiét giúp nhà máy tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh.
Trong kết cấu vốn của nhà máy ta thấy tỷ trọng vốn lưu động của nhà máy luôn chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với tài sản cố định. Năm 2002 tỷ trọng vốn lưu động chiếm 90.8%, năm 2003 chiếm 77.96%, năm 2004 chiếm 70.17%. Nguyên nhân của việc này là do đặc thù sản xuất của Nhà máy chuyên sản xuất những sản phẩm có giá trị tương đối cao là tài sản cố định của doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó nguyên vật liệu tồn kho của nhà máy gồm các loại có giá trị cao hầu như trong nước không sản xuất được phải nhập ngoại như: Tôn silic chiếm 30%-35% giá trị vật tư cấu thành sản phẩm phải nhập ngoại 100% với giá 2000đ/kg, dây điện từ chiếm 25%-27% giá trị vật tư cấu thành sản phẩm thì nhập ngoại 50% với giá 4400đ/kg, dây cách điện chiếm 5%-7% nhập ngoại 100% với giá 32000đ/kg. Việc nhập ngoại nhiều thiết bị sản xuất sản phẩm dẫn đến giá thành sản xuất cao gây bất lợi cho nhà máy cạnh tranh về giá.
II. Thực trạng sử dụng vốn tại Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội
Vốn lưu động
1.1Thực trạng sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh .Vì vậy, việc phân tích vốn lưu động có vai trò quan trọng đối với việc tăng cường quản lý vốn lưu động của Nhà máy, giúp các nhà quản lý thấy được tình hình phân bổ và tỷ trọng các loại vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển. Từ đó xác định dược trọng điểm quản lý vốn lưu động trong Nhà máy.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, do đó để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta phân tích sự biến chuyển của tài sản lưu động: Bảng kết cấu tài sản lưu động (trang sau):
Tổng tài sản lưu động của Nhà máy qua hàng năm đều tăng với tốc độ trung bình 12,92%. Cụ thể, năm 2003 tăng 1.554.907.490 đồng tương ứng với 8,24% so với năm 2002, năm 2004 tăng 3.380.195.206, tươmg ứng với 16,6% so với năm 2003. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Trước tiên ta xét các khoản phải thu của Nhà máy:
Năm 2002 các khoản phải thu chiếm tới 28,90% trong tổng số tài sản lưu động. Đến năm 2003 các khoản phải thu chiếm tới 48,18%, đến năm 2004 thì trong tổng tài sản lưu động các khoản phải thu chiếm tới 54,12%. Đây là tình trạng đáng báo động đối với Nhà máy, bởi điều này chứng tỏ Nhà máy đang bị chiếm dụng vốn. Việc này còn thể hiện qua các khoản phải thu của khách hàng lớn hơn nhiều lần các khoản phải trả người bán và tốc độ tăng của các khoản phải thu của khách hàng cũng tăng nhanh hơn. Cụ thể, các khoản phải thu của khách hàng năm 2002 là 4.827.870.124 đồng, trong khi các khoản phải trả người bán là 628.000.000, tức là cao hơn 7,69 lần. Năm 2003 các khoản phải trả người bán là 8.456.151.995 đồng, đến năm 2004 các khoản phải thu của khách hàng là 904.957.752 đồng, cao hơn 7,4 lần so với các khoản phải trả người bán.
Hàng tồn kho của Nhà máy :
+ Năm 2002 hàng tồn kho của Nhà máy chiếm 20,07% trong tổng TSLĐ
+ Năm 2003 hàng tồn kho của Nhà máy chiếm 36,31% trong tổng TSLĐ
+ Năm 2004 hàng tồn kho của Nhà máy chiếm 28,64% trong tổng TSLĐ
Năm 2004 tỷ trọng hàng tồn kho giảm điều đó chứng tỏ khả năng tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy đã được tăng lên. Nhưng trong tổng TSLĐ thì hàng tồn kho vẫn chiếm một tỷ trọng vốn lớn, điều này gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi tình trạng ứ đọng vốn.
Ngược lại với hàng tồn kho và các khoản phải thu luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng TSLĐ thì tiền của Nhà máy ngày một giảm, đến năm 2003 tiền của Nhà máy giảm 6.472.706.608 đồng so với năm 2002, tức 67,46%. Năm 2004 có giảm nhẹ so với năm 2003 là 593.171.428 đồng, tức giảm 19% so với 2003. Tiền giảm chủ yếu do tiền gửi ngân hàng giảm. Năm 2003 tiền gửi ngân hàng của Nhà máy giảm 6.571.620.230 đồng so với năm 2002. Năm 2004 giảm 822.867.028 đồng so với năm 2003. Điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của nhà máy.
Nguyên nhân của việc này là do Nhà máy đã bỏ tiền ra để mua một số thiết bị sản xuất, xây dựng thêm nhà xưởng, thanh toán tiền nguyên vật liệu khi giá nguyên vật liệu ngày một tăng. Qua những phân tích ở trên ta thấy Nhà máy cần phải chú ý đến cân đối tài sản dự trữ lưu động và tiền. Như ta đã biết dự trữ TSLĐ là nhu cầu cần thiết đối với các đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, dự trữ sao cho hợp lý là điều mà các doanh nghiệp cần phải biết. Dự trữ lớn sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, tăng hàng hóa dư thừa làm giảm hiệu quả kinh doanh, dự trữ thấp có thể gây thiếu hụt, khó đảm bảo tính liên tục, tính nhịp nhàng, gây khó khăn cho việc dự trữ đảm bảo cho nhu cầu kinh doanh. Do vậy, Nhà máy cần chú ý đến cân đối dự trữ TSLĐ, vừa đảm bảo nhu cầu kinh doanh được tiến hành liên tục, vừa đảm bảo tiết kiệm vốn tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Bảng 5: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Năm
2002
2003
2004
So sánh
Chỉ tiêu
2003
(%)
2004
(%)
1.Tổng
nguồn vốn
20.789.224.355
26.207.737.797
33.937.680.857
26,06
29,5
2.Doanh thu
24.647.435.657
29.394.212.670
36.704.217.346
19,26
24,87
3. Lợi nhuận
787.889.628
868.293..211
1.160.028.982
10,20
33,6
4.TSLĐ
18.877.653.355
20.432.560.847
23.812.756.107
8,24
16,6
5.Hiệu năng
Sử dụng vốn
lưu động
1.31
1,44
1,54
9,92
6,94
5. Vòng quay
VLĐ
1,31
1,44
1,54
9,92
6,94
6.Độ dài BQ 1
vòng quay
275
250
234
9,1
6,4
7.Mức đảm
nhiệm vốn
lưu động
0,77
0,7
0,65
(9,1)
7,14
10.Mứcdoanh lợi VLĐ
0,042
0,042
0,049
0
16,7
1.2.1 Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ vốn lưu động có thể quay được mấy vòng. Tăng vòng quay vốn lưu động có thể giúp doanh nghiệp giảm được lượng vốn cần thiết trong kinh doanh, giảm được vốn vay hoặc có thể mở rộng được quy mô kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau:
Tổng doanh thu bán hàng ( doanh thu thuần) trong kì
Vốn lưu động sử dụng trong kì
Qua bảng trên ta thấy so với năm 2002 vòng quay của vốn lưu động năm 2003 tăng 0,13 vòng tức 9,92%, năm 2004 tăng 0,1 vòng tức 6,94%. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy đã được nâng lên, nhưng nhìn chung thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy không cao.
Vòng quay của vốn lưu động chịu tác động của hai yếu tố là doanh thu và vốn lưu động.
Năm 2003 doanh thu tăng 4.746.777.013 đồng làm vòng quay của vốn lưu động tăng 0,13 vòng. Năm 2004 doanh thu tăng 7.310.004.676 đồng làm vòng quay vốn lưu động tăng 0,1 vòng. Nói tóm lại vòng quay vốn lưu động chịu tác động của doanh thu, doanh thu tăng làm cho vòng quay vốn lưu động tăng.
Độ dài vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn.
Độ dài vòng quay vốn lưu động được xác định bởi công thức:
Số ngày của kì nghiên cứu
Số vòng quay vốn lưu động
Năm 2003 độ dài vòng quay vốn lưu động của nhà máy đã giảm so với năm 2002, cụ thể là năm 2002 độ dài vòng quay vốn lưu động là 275 ngày, năm 2003 giảm xuống còn 250 ngày, năm 2004 giảm xuống còn 234 ngày. Điều này là rất tôt cho nhà máy, vì như thế thời gian quay vòng vốn của doanh nghiệp ngày một nhanh. Nguyên nhân giảm là do vòng quay vốn lưu động ngày một tăng, trong khi kì nghiên cứu không thay đổi.
Mức đảm nhiệm vốn lưu động
Mức đảm nhiệm vốn lưu động là số vốn lưu động mà Nhà máy bỏ ra để đạt được một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này được xác định được bởi công thức:
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kì
Năm 2002 mức đảm nhiệm vốn lưu động của nhà máy giảm từ 0,77 năm còn 0,7 vào năm 2003, năm 2004 giảm xuống còn 0,65. Điều này chứng tỏ nhà máy đã tiết kiệm được số vốn lưu động cần thiết cho sản xuất kinh doanh.
1.2.4 Mức doanh lợi vốn lưu động
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu dồng lợi nhuận.
Lợi nhuận trong kì
Mức doanh lợi vốn lưu động=
Vốn lưu động bình quân trong kì
Năm 2002, 2003 một đồng vốn lưu động tham gia sản xuất tạo ra 0,042 đồng lợi nhuận.
Năm 2004 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,049 đồng lợi nhuận
Năm 2004 mức doanh lợi vốn lưu động của nhà máy đã tăng nhanh (16,7%) chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của nhà máy đã tăng. Mức doanh lợi vốn lưu động chịu tác động của hai yếu tố lợi nhuận và vốn lưu động bình quân. Nhưng nhìn chung thì mức doanh lợi vốn lưu động của doanh nghiệp không cao, doanh nghiệp cần phải cố gắng để đạt kết quả tương xứng với tiềm lực của mình.
1.2.5 Hiệu năng sử dụng vố lưu động
Hiệu năng sử dụng vốn lưu động là chỉ tiêu cho ta biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này được xác định bởi công thức sau:
Doanh thu trong kì
Vốn lưu động bình quân trong kì
Năm 2002 một đồng vốn lưu động tạo ra 1.31 đồng doanh thu, năm 2003 một đồng vốn lưu động tạo ra 1,44 dồng doanh thu tăng 9,92% so với năm 2002, năm 2004 một đồng vốn lưu động tạo ra 1,54 đồng doanh thu tăng 6,94% so với năm 2003.
Nhìn ở trên ta thấy hiệu năng sử dụng vốn của Nhà máy ngày một tăng, bởi vốn lưu động có tốc độ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu.
2. Vốn cố định
21 Thực trạng sử dụng vốn cố định
Quản lý vốn cố định là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý vốn của doanh nghiệp. Tài sản cố định là biểu hiện dưới hình thái vật chất của vốn cố định. Quy mô vốn cố định sẽ quyết định quy mô tài sản cố định. Tài sản cố định là bộ phận tài sản phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học kĩ thuật của Nhà máy. Quản lý tốt tài sản cố định sẽ giúp công nhân giảm nhẹ sức lao động đồng thời năng suất lao động lại được nâng cao. Vì vậy cần phải có biện pháp thích hợp để nâng cao công tác quản lý tài sản cố định, chính là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Bảng 6: Cơ cấu tài sản cố định
B- TSCĐ và ĐTDH
1.911.571.000
5.775.176.950
10.124.924.750
202,12
75,32
I- Tài sản cố định
1.631.774.000
5.775.176.950
9.904.108.550
253,92
71,49
1- Tài sản cố định
hữu hình
1.631.774.000
5.775.176.950
9.904.108.550
253,92
71,49
- Nguyên giá
3.160.184.000
6.885.277.950
12.376.057.920
117,86
79,75
- Giá tri hao
mòn lũy kế
(1.528.410.000)
(1.110.101.000)
(2.471.949.370)
-27,37
122,68
II- Chi phí xây dựng
dở dang
279.797.000
109.558.700
III- Các khoản kí quỹ, kí cược dài hạn khác
111.257.500
Tổng tài sản cố định của Nhà máy tăng chủ yếu là do tài sản cố định tăng. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ Nhà máy đã quan tâm tới việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho sản xuất. Việc này không những giúp Nhà máy nâng cao năng suất lao động mà còn tránh cho Nhà máy được hao mòn vô hình.
Để thấy rõ hơn được thực trạng sử dụng vốn cố định của Nhà máy ta phân tích trạng thái của tài sản cố định thông qua hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình.
Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội cũng như nhiều doanh nghiệp khác luôn phải đối mặt với hao mòn vô hình, dưới sự phát triển của khoa học kĩ có những máy móc thiết bị hôm này là hiện đại nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đã trở thành lạc hậu. Vì vậy, Nhà máy phải hết sức chú ý đến công tác hiện đại hoá trang thiết bị sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của mình, không để bị tụt hậu quá xa so với các đơn vị trong nghành, không bị lãng phí tiền của.
Để đánh giá hao mòn hữu hình của Nhà máy, ta thông qua chỉ tiêu hệ số hao mòn hữu hình được xác định bằng công thức:
Số tiền khấu hao cơ bản đã trích
Nguyên giá TSCĐ
Nếu hệ số hao mòn càng tiến về 1 chứng tỏ tài sản của Nhà máy đã cũ, Nhà máy cần chú ý để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Ngược lại, nếu hệ số hao mòn càng tiến đến 0 chứng tỏ tài sản của Nhà máy đang ngày một hiện đại.
Xét hệ số hao mòn tại Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội:
Năm 2002 hệ số hao mòn của Nhà máy là 0,8
Năm 2003 hệ số hao mòn của Nhà máy là 0,19
Năm 2004 hệ số hao mòn của Nhà máy là 0,24
Năm 2003, 2004 hệ số hao mòn của Nhà máy rất thấp, điều này chứng tỏ tài sản cố định của Nhà máy đã được đầu tư đổi mới rất nhiều so với năm 2002. Cùng với thời gian chắc chắn hệ số này sẽ ngày một giảm, do đó Nhà máy cũng cần chú ý để duy trì hệ số này ở mức thích hợp.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
1.Doanh thu
24.647.435.657
29.394.212.670
36.704.217.346
19,26
24,87
2. Lợi nhuận
787.889.628
868.293.211
1.160.028.982
10,20
33,6
3. vốn cố địnhg
1.911.571.000
5.775.176.950
10.124.924.750
202,12
75,32
4.Hiệu suất
sử dụng vcđ
12,89
5,09
3,63
60,51
28,68
5.Suất tiêu
hao vcđ
0,08
0,020
0,028
6. Mức doanh
lợi vcđ
0,412
0,15
0,11
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ta xét một số chỉ tiêu sau:
2.2.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định trong kì kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Chỉ tiêu này được xác định công thức sau:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kì
Vốn cố định bình quân trong kì
Nhìn vào bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định ngày một giảm. Năm 2002 là 12,89, năm 2003 là 5,09, năm 2004 chỉ còn có 3,63.
Nguyên nhân là do Nhà máy ngày một mở rộng sản xuất mua sắm nhiều tài sản cố định, làm vốn cố định tăng lên trong khi đó tốc độ tăng doanh thu lại không tương xứng dẫn đến tình trạng trên.
2.2.2 Suất tiêu hao vốn cố định
Suất tiêu hao Vốn cố định bình quân trong kì
=
vốn cố định Doanh thu tiêu thụ hàng hoá trong kì
Chỉ tiêu này cho ta biết cần bao nhiêu vốn cố định để làm ra một đồng doanh thu.
Xét tại Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội, suất tiêu hao vốn cố định của Nhà máy ngày một tăng chỉ tiêu này ngược lại với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Do đó suất tiêu hao vốn cố định của Nhà máy ngày một tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn ngày một kém đi.
2.2.3 Mức doanh lợi vốn cố định
Mức doanh lợi Lợi nhuận
=
vốn cố định Vốn cố định bình quân trong kì
Lợi nhuận
Mức doanh lợi vốn cố định cho ta biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2002 một đồng vốn cố định tạo ra 0,412 đòng lợi nhuận, năm 2003 giảm xuống chỉ còn có 0,15 đồng túc là giảm 63,59% so với năm 2002, đến năm 2004 thì chỉ còn có đồng giảm 26,7% so với năm 2003.
Như ta đã biết vốn cố định của Nhà máy ngày một tăng (năm 2003 tăng 202,12% so với năm 2002, năm 2004 tăng 75,32% so với năm 2003) thông qua việc mua sắm thêm thiết bị và xây dựng nhà xưởng, trong khi đó lợi nhuận lại không tăng nhiều làm mức doanh lợi vốn cố định ngày một giảm xuống.
3.Hiệu quả sử dụng tổng vốn
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng tổng vốn
1.Doanh thu
24.647.435.657
29.394.212.670
36.704.217.346
19,26
24,87
2. Lợi nhuận
787.889.628
868.293.211
1.160.028.982
10,20
33,6
3.Tổng
nguồn vốn
20.789.224.355
26.207.737.797
33.937.680.857
26,06
29,5
4.Hiệu suất
Sử dụng
tổng vốn
1,19
1,12
1,08
-6,88
-3,57
5.Vòng quay toàn bộ vốn
1,19
1,12
1,08
6.Mứcdoanh
lợi vốn KD
0,04
0,03
0,034
-0,25
13,33
3.1 Vòng quay toàn bộ vốn (hiệu năng sử dụng vốn)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn trong kì. Vòng quay toàn bộ vốn càng lớn chứng tỏ hiệu qủa sử dụng vốn càng cao. Vòng quay toàn bộ vốn hay hiệu suất sử dụng vốn được xác định bằng công thức sau:
Doanh thu
Vốn kinh doanh
Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn ngày một giảm, tốc độ giảm tương đối lớn năm 2003 giảm 6,88% so với năm 2002, năm 2004 giảm 3,57% so với năm 2003.
Nguyên nhân là do số vốn kinh doanh của Nhà máy ngày một tăng (tốc độ tăng trung bình qua 2 năm 2003_2004 là 27,78%) trong khi đó tốc độ tăng bình quân của doanh thu chỉ có 22,07. Tốc độ tăng vốn kinh doanh không tương xứng với tốc độ tăng doanh thu vì vậy hiệu suất vốn kinh doanh hay vòng quay toàn bộ vốn ngày một giảm.
3.2 Mức doanh lợi vốn kinh doanh
Mức doanh lợi vốn kinh doanh cho ta biết một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau:
Lợi nhuận
Vốn kinh doanh trong kì
Năm 2003 mức doanh lợi vốn kinh doanh giảm 25% so với năm 2002, nguyên nhân do trong năm 2003 nhà máy đầu tư thêm tài sản cố định cho nên tổng vốn kinh doanh tăng theo, trong khi đó lợi nhuận lại không tăng mấy. Năm 2004 Nhà máy đã cải thiện được tình tình hình mức doanh lợi vốn kinh doanh mặc dù có cao hơn nhưng cũng không đáng kể.
Tóm lại so với tiềm lực của mình thì hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu qủa sử dụng vốn của Nhà máy là không cao, để đưa Nhà máy ngày một phát triển bền vững ta phải tìm được ra nguyên nhân của nó.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội
I. Phương hướng phát triển của Nhà máy
Sau khi tách khỏi liên doanh với tập đoàn biến thế ABB của Thuỵ Điển. Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội bắt đầu đã dần lấy lại được chỗ đứng của mình trên thị trường. Doanh thu lợi nhuận đều tăng, đời sống cán bộ công nhân viên của Nhà máy ngày càng được cải thiện.Tuy nhiên không dừng lại đó, Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội luôn cố gắng tự đổi mới, không ngừng vươn lên phát huy nội lực và tận dụng mọi vị thế của mình để Nhà máy ngày càng phát triển bền vững, góp phần xây dựng đất nước.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong những năm qua và điều kiện thực tế của mình, Nhà máy có những kế hoạch phát triển trong năm 2005 và trong tương lai.
Mục tiêu trước mắt:Trong năm 2005 đạt những chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận:
Chỉ tiêu
2004
2005
2004/2003
Doanh thu
36.704.217.346
41.000.000.000
11,70%
Lợi nhuận
1.160.028.982
1.600.000.000
37,93%
Ngoài ra, Nhà máy cần chú ý hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất.
Mục tiêu lâu dài: Tăng cường đầu tư phát triển chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và từng bước mở rộng thị trường ra nước ngoài. Nhà máy từng bước mở rộng mặt hàng sản xuất không chỉ sản xuất những thiết bị chuyên dụng mà còn sản xuất nững thiết bị điện dân dụng để đa dạng mặt hoá tận dụng hết công suất máy móc.
Đẩy mạnh kinh doanh theo phương thức mua bán trực tiếp để tăng doanh thu và lợi nhuận. Theo phương thức này, Nhà máy có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh, vì thế đây được coi là mục tiêu chiến lược của Nhà máy trong thời gian tới.
II. Một số tồn tại trong quá trình quản lý và sử dụnh vốn của Nhà máy
Qua phân tích về thực trạng sử dụng vốn của Nhà máy chế tạo biến thế ta có thể rút ra một số tồn tại cơ bản sau sau:
Thứ nhất: Trong mấy năm qua tổng tổng nguồn vốn của Nhà mấy tăng liên tục, doanh thu và lợi nhuận đều tăng nhưng hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy không cao và ngày một giảm.
Thứ hai: Đó là tình trạng vốn ứ đọng vẫn xảy ra, và không có sự cân đối giữa các khâu trong quản lý sử dụng vốn.
Thứ ba: Ta còn thấy nhà máy chưa biết khai thác huy động được vốn từ những nguồn khác.
II. một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy chế tạo biến thế hà nội
1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1.1 Các khoản phải thu
Các khoản phải thu của Nhà máy luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động cũng như trong tổng nguồn vốn. Do các khoản phải thu tăng đồng nghĩa với việc hàng hóa bán chịu nhiều hơn, gây nên tình trạng ứ đọng vốn, chi phí tăng còn làm cho doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro bất trắc.
Vì vậy, Nhà máy cần phải có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế tối đa tình trạng này. Sau đây em xin đưa ra giải pháp sau:
Thứ nhất: Nhà máy phải sử dụng một số biện pháp để khuyến khích người mua thanh toán sớm, trả đúng hạn như: chiết khấu thanh toán, giảm giá với số lượng lớn. Tỷ lệ này phải cân đối, phù hợp, hấp dẫn khách hàng nhưng cũng phải bù đắp được những chi phí và rủi ro khi Nhà máy gặp phải.
Thứ hai: Khi tham gia kí kết hợp đồng Nhà máy phải chú ý đến những điều khoản vi phạm hợp đồng khi họ vi phạm thời gian thanh toán. Cụ thể trong quá trình kí kết hợp đồng khách hàng là bên A phải ứng trước một khoản tiền trên 10,5% giá trị hợp đồng được kí kết giữa hai bên. Quy định mức phạt từ 10-20% cho việc thanh toán chậm so với hợp đồng. Kết hợp với việc định kỳ đánh giá tổng kết công tác tiêu thụ để có kế hoạch thu hồi nợ.
Tóm lại chính sách của Nhà máy phải mềm mại, nhưng cũng phải chặt chẽ đối với khách hàng. Tính mềm mại thể hiện qua việc áp dụng chiết khấu thanh toán thoả đáng, tính chặt chẽ còn phải ánh qua việc quy định phạt hợp đồng đối với những khách hàng vi phạm hơp đồng .
1.2 Giảm hàng tồn kho
Để giảm lường hàng tồn kho, đảm bảo cho nguyên vật liệu được sử dụng tiết kiệm, hợp lý, đảm bảo vận hành sản xuất một cách nhịp nhàng. Nhà máy cần xây dụng được định mức tiêu hao nguyên vật liệu và ngày càng tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu lãng phí.
Để xác định được dự trữ nguyên vật liệu ta áp dụng công thức tính sau:
Dn = Nd Fn
Trong đó: Dn : Dự trữ nguyên vật liệu chính cần thiết trong kỳ
Nd: Số ngày dự trữ về nguyên vật liệu cần thiết
Fn : Chi phí nguyên vật liệu bình quân
+ Dn: Số ngày cần thiết để duy trì một lượng dự trữ vật tư để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra bình thường và liên tục. Có thể lấy là số ngày cách nhau giữa hai lần nhập kho nguyên vật liệu. Số ngày bảo hiểm là số ngày cần thiết để duy trì một lượng tồn kho an toàn đề phòng những trường hợp bất trắc xảy ra trong việc mua sắm, vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá đảm bảo cho quá trình kinh doanh không bị gián đoạn.
+ Fn: Chi phí nguyên vật liệu chính bình quân mỗi ngày được xác định bằng cách lấy tổng chi phí nguyên vật liệu chính của Nhà máy trong kỳ chia cho số ngày ở trong kỳ( 1năm tính chẵn 360 ngày)
Do đặc điểm của Nhà máy có nhiều nguyên vật liệu phải nhập ngoại, do đó Nhà máy cần phải nghiên cứu tìm nguồn hàng thay thế sản xuất ở trong nước có giá thành hạ mà vẫn đảm bảo chất lượng để giảm chi phí sản xuất.
Tăng vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động chịu tác động của hai yếu tố là doanh thu và vốn lưu động bình quân trong kỳ. Do vậy để tăng vòng quay vốn lưu động Nhà máy cần tăng doanh thu và vốn lưu động một cách hợp lý, nhưng phải dựa trên cơ sở thực tế của Nhà máy.
Trước tiên Nhà máy cần phải xác định lượng vốn lưu động cần thiết, em xin đề xuất một công thức (phương pháp gián tiếp) để xác định lượng vốn lưu động cần thiết phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Nhà máy được hợp lý.
Vnc = VLĐo (1+t)
Vnc : Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch
VLĐo : Vốn lưu động bình quân năm báo cáo
M1, Mo: Doanh thu thuần năm kế hoạch, báo cáo
t : Tỷ lệ giảm hoặc tăng số ngày luân chuyển vốn lưu động
năm kế hoạch với năm báo cáo
Từ công thức trên ta có số vốn lưu động bình quân năm 2005 là:
41.000.000.000
Vnc = 23.812.756.107 (1- 0,15) = 22.609.787.385
36.704.217.346
Với lượng vốn lưu động là 22.609.787.385 và doanh thu là 41.000.000.000 thì số vòng quay vốn lưu động năm 2005 là:
41.000.000.000
Số vòng quay VLĐ = = 1,81
22.609.787.385
Như vậy vòng quay vốn lưu động năm 2005 đã tăng 0,27 vòng tức tăng 17,53% so với năm 2004.
360
Độ dài bình quân VLĐ = = 199
1,81
Độ dài bình quân vốn lưu động năm 2005 giảm 35 ngày tức 14,96% so với năm 2004.
22.609.787.385
Hệ số đảm nhiệm VLĐ = = 0,55
41.000.000.000
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Nhà máy năm 2005 đã giảm 0,1 so với năm 2004.
1.600.000.000
Mức doanh lợi VLĐ = = 0,07
22.609.787.385
Mức doanh lợi vốn lưu động của Nhà máy năm 2005 đã tăng 0,021 đồng so với năm 2004.
Qua trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy đã được nâng lên rõ rệt, và góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn.
Nếu Nhà máy thực hiện các giải pháp đã nêu ở trên như giảm lượng hàng tồn kho, giảm các khoản phải thu, áp dụng tính lượng vốn lưu động theo phương pháp gián tiếp thì ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đó còn là chìa khoá để Nhà máy giảm tỷ trọng vốn lưu động trong khâu lưu thông, tăng tỷ trong vốn lưu động trong khâu sản xuất.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Như chúng ta đã biết khấu hao cơ bản là một trong những nội dung quan trọng của quản lý vốn cố định. Việc trích khấu hao hợp lý sẽ đảm bảo cho việc thực hiện tái đầu tư tài sản cố định.
Trong những năm qua Nhà máy đã thực hiện trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định của nhà nước, với tỉ lệ khấu hao này Nhà máy phải mất một thời gian dài mới khấu hao hết tài sản cố định và thực hiện được đổi mới tài sản cố định. Việc áp dụng hình thức khấu hao này trong giai đoạn hiện nay không còn phù hợp nữa bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật dễ bị hao mòn vô hình, làm giảm năng suất lao động, tăng giá thành sản phẩm.
Do đó, để đảm bảo có quỹ khấu hao thực hiện tái đầu tư tài sản cố định, nhanh chóng đổi mới thiết bị đưa kỹ thuật mới vào trong sản xuất, em đề xuất phương pháp tính khấu hao mới: Phương pháp trích khâu hao nhanh theo tỷ lệ giảm dần (hay còn gọi là phương pháp khấu hao tổng số).
Phương pháp trích khấu hao theo tỷ lệ giảm dần dựa trên cơ sở khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ dễ bị hao mòn vô hình, để hạn chế hao mòn vô hình đòi hỏi phải khấu hao nhanh (trên cơ sở tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, nhanh chóng đổi mới trang thiết bị ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất).
Theo phương pháp này tính khấu hao hàng năm dựa vào tỷ lệ tính khấu hao luỹ thoái giảm dần với nguyên giá của tài sản cố định.
Tỷ lệ khấu hao được xác định theo công thức sau:
2(T – t +1)
Tkt =
T (t+1)
Trong đó:
Tkt: Tỷ lệ khấu hao năm t
T : Tổng thời gian hoạt động của máy móc thiết bị
t : Năm trích khấu hao ( t = 1 đến t)
Mức chênh lệch làm tăng chi phí khấu hao trong giá thành song Nhà máy có điều kiện đổi mới, cải tiến thiết bị công nghệ làm cho chất lượng sản phẩm tốt hơn, kiểu dáng mẫu mã đẹp hơn, do vậy sản phẩm vẫn bán được và Nhà máy vẫn có khả năng đảm bảo lợi nhuận của mình.
Xét về mặt hiệu quả thì trước mắt chưa có thể xác định được chính xác nhưng xét về lâu dài phương pháp tính khấu hao nhanh là một trong những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà máy cạnh tranh trên thị trường, đó là Nhà máy có thể đổi mới công nghệ máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và ngày càng khẳng định vị thế của nhà máy trên thị trường cạnh tranh.
Ngoài việc áp dụng phương pháp tính khấu khao hợp lý, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Nhà máy cần phải đầu tư mua sắm mới tài sản cố định đê nâng cao năng suất lao động và mở rộng sản xuất, cải tiến sản phẩm tăng tỷ trọng vốn cố định trong tổng nguồn vốn của Nhà máy. Kết hợp với việc nâng cao tay nghề của người lao động, để tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định, bằng việc thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề để nâng cao tay nghề của người lao động. Quan trọng hơn lại công tác tuyển chọn những thợ giỏi từ các trường dạy nghề để không mất thời gian và chi phí đào tạo lại.
3. Tăng cường hoạt động của phòng kinh doanh.
Do đặc điểm của Nhà máy chuyên sản xuất những thiết bị có giá trị lớn, chi phí cao do đó hàng tồn kho của Nhà máy chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn. Để cạnh tranh với những đối thủ cạnh tranh lớn như công ty chế tạo biến thế ABB, điện cơ Đà Nẵng Nhà máy đã phải bán chịu cho khách hàng do đó các khoản phải thu của Nhà máy cũng rất lớn.
Để tăng cường hiệu qủa các biện pháp (1.1, 1.2, 1.3, 2) ở trên và nâng cao khẳ năng tiêu thụ của Nhà máy em xin đề xuất một phương pháp đó là : Xây dựng một nhóm gồm 3 người trực thuộc phòng kinh doanh chuyên làm nhiệm vụ tìm kiếm hợp đồng, và thống kê truy thu các khoản phải thu của Nhà máy.
Yêu cầu là phải tốt nghiệp khối kinh tế. Có khẳ năng giao tiếp tốt, thuyết phục khách hàng, có khả năng soạn thảo hợp đồng. Trong đó bầu một người làm trưởng nhóm để điều hành công việc chung.
Kết luận
Hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp là một hoạt động vô cùng phức tạp. Trong đó có công tác quản lý vốn kinh doanh thì càng khó khăn hơn, không chỉ bảo toàn và phát triển vốn mà còn phải là sử dụng vốn có hiệu quả. Với những sinh viên còn thiếu những kiến thức thực tế và chưa có nhiều thời gian tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh về Nhà máy. Do đó, bản luận văn này chắc sẽ không thể thật hoàn thiện và đầy đủ. Vì vậy, em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo TS.Từ Quang Phương cũng như của các cô chú anh chị trong phòng, để bản luận văn này đi vào thực tế đóng góp vào sự phát triển của Nhà máy.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo TS Từ Quang Phương và các anh chị, cô chú trong Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội, đặc biệt là phòng Sản xuất kinh doanh của Nhà máy đã giúp em hoàn thành tốt bản luận văn này.
Sinh viên
Nguyễn Thị Hà
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Nhà máy
Giám Đốc
Phó giám đốc
Phòng kĩ thuật chất lượng
Phân xưởng sản xuất
Phòng sản xuất kinh doanh, vật tư
Phòng kế toán tài chính
Phòng tổng hợp
Phòng tổ chức nhân sự
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất máy biến áp
Ruột máy
Lắp ráp điện
Dây đồng
Cuộn hạ thế,
Cao thế
Máy quấn dây Kiểm tra kích thước, Lắp BP điều chỉnh
điện trở
Kiểm tra số đầu dây
Vật liệu cách điện
Đổ dầu trong điều
Thép silic cuộn
Cắt, ghép Kiểm tra kích thước kiện chân không
Lõi tôn
Kiểm tra lần cuối
Máy biến áp
Máy biến áp xuất xưởng
Thử áp suất
Vỏ máy
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tương đối
03/02
(%)
04/03
(%)
TSLĐ và ĐTNH
18.877.653.355
20.432.560.847
23.812.756.107
8,24
16,6
I- Tiền
9.594.717.528
3.122.010.920
2.528.893.492
-67,46
-19
1-Tiền mặt tại quỹ
103.281.374
202.195.000
131.944.600
95,77
-34,74
2- Tiền gửi ngân hàng
9.491.436.154
2.919.815.920
2.396.948.892
-69,24
-17,91
II-Các khoản phải thu
5.455.870.124
9.845.326.890
13.030.256.565
80,45
32,35
1-Phải thu của KH
4.827.870.124
8.456.151.995
9.048.957.752
75,15
7,01
2-Trả trước người bán
628.000.000
1.012.210.000
1.223.564.900
61,18
20,88
3-Thuế giá trị gia
tăng được khấu trừ
376.964.895
2.568.322.413
581,32
4-Phải thu theo tiến
độ kế hoạch HĐXD
189.411.500
III- Hàng tồn kho
3.789.065.703
7.418.528.037
8.251.606.050
95,79
11,23
1- Nguyên liệu,
vật liệu tồn kho
3.180.813.251
2.374.497.650
4.312.460.516
25,35
81,62
2- Công cụ dụng cụ
193.764.290
328.008.750
3- Chi phí SXKD
dở dang
608.252.452
4.850.266.097
1.065.280.984
697,41
78,04
4-Thành phẩm tồn kho
2.545.855.800
IV- TSLĐ khác
38.000.000
46.695.000
2.000.000
1- Tạm ứng
38.000.000
12.000.000
2.000.000
2- Chi phí trả trước
34.695.000
Bảng 4: Tài sản lưu động của Nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34056.doc