Giới thiệu đề tài
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh
1.1.1 Quan điểm về lợi thế cạnh tranh.
1.1.1.2 Quan điểm cá nhân
1.1.2 Các biểu hiện của lợi thế cạnh tranh.
1.1.2.1 Lợi thế cạnh tranh biểu hiện ở giá thành sản phẩm6
1.1.2.2 Lợi thế cạnh tranh biểu hiện ở chất lượng
1.1.2.3 Lợi thế cạnh tranh biểu hiện qua năng lực tài chính giữa
các doanh nghiệp
1.1.3 Các yếu tố hình thành nên sức cạnh tranh
1.1.3.1 Yếu tố điều kiện tự nhiên.
1.1.3.2 Sức cầu nội đị
1.1.3.3 Tác động của các ngành có liên quan
1.1.3.4 Chiến lược phát triển của công ty
1.2 Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập
WTO
1.2.1 Cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO
1.2.1.1 Sự hoàn thiện hệ thống pháp luật theo các cam kết của
WTO
1.2.1.2 Về thương mại
1.2.1.3 Về giải quyết tranh chấp quốc tế
1.2.2 Những thách thức của doanh nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập
WTO.
1.2.2.1 Về mội trường cạnh tranh hiện tại
1.2.2.2 Những yếu kém của doanh nghiệp
1.3 Kinh nghiệm nâng cao lợi thế cạnh tranh ngành đồ gỗ xuất khẩu của một số
nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam.8
1.3.1 Kinh nghiệm từ các nước
1.3.1.1 Trung Quốc:
1.3.1.2 Malaysia:
1.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam
1.3.2.1 Về chiến lược phát triển
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH
ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI GIAN
QUA
2.1 Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam
2.1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến gỗ cả nước.
2.1.1.1 Qui mô, năng lực sản xuất.
2.1.1.2 Thị trường
2.1.1.3 Các sản phẩm gỗ xuất khẩu
2.1.1.4 Nguyên liệu gỗ.
2.1.1.5 Nguồn nhân lực.
2.1.2 Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến gỗ Bình Dương.
21.2.1 Khái quát về tỉnh Bình Dương.
2.1.2.2 Qui mô, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất
chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh
2.1.2.3 Thị trường
2.1.2.4 Các sản phẩm gỗ xuất khẩu
2.1.2.5 Nguyên liệu gỗ
2.1.2.6 Nhân công lao động.
6
2.1.2.7. Đầu tư về công nghệ
2.1.2.8 Thương hiệu sản phẩm
2.1.2.9 Tổng kết hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế
biến gỗ tỉnh Bình Dương
2.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành chế biến gỗ tỉnh Bình
Dương5
2.2.1 Tổ chức quản lý
2.2.1.2 Thuận lợi
2.2.1.2 Khó khăn và nguyên nhâ
2.2.2.3 Về giá thành sản phẩm
2.2.2.4 Lợi thế cạnh tranh qua các tỷ số tài chính của một số doanh
nghiệp xuất khẩu đồ gỗ tại tỉnh Bình Dương6
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA
NGÀNH CHÉ BIẾN ĐỒ GỖ BÌNH DƯƠNG SAU KHI VIỆT NAM GIA
NHẬP WTO .61
3.1 Phương hướng phát triển ngành chế biến đồ gỗ của tỉnh Bình Dương
3.1.1 Phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh
3.1.1.1 Công nghiệp
3.1.1.2 Thương mại- dịch vụ
3.1.1.3 Nông nghiệp và nông thôn
3.1.2 Phương hướng phát triển ngành chế biến đồ gỗ tỉnh Bình Dương
3.1.2.1 Về thu hút đầu tư vào ngành:
3.1.2.2 Về phát triển nguồn nguyên liệu:
3.2. Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu
tỉnh Bình Dươn
3.2.2 Nâng cao doanh số, mở rộng thị trường
3.2.2.3 Xây dựng thương hiệu sản phẩ
3.2.3 Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
3.2.3.1 Liên kết doanh nghiệp, nâng cao và tận dụng hết năng lực
sản xuất
3.2.3.2 Phá
nhập khẩu nguyên liệ
3.2.3.3 Nâng cao tay nghề công nhân, chú trọng đến tuyển
dụng và hệ thống đào tạo lao động
3.2.3.4 Đầu tư đổi mới công nghệ .
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
* Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mang đến
cho nền kinh tế nước ta rất nhiều cơ hội để phát triển, hòa nhập với nền kinh tế toàn
cầu, đồng thời cũng không ít những khó khăn phải đối mặt, các doanh nghiệp ở tất
cả các ngành nghề ra sức vận động để tồn tại và phát triển. Làm thế nào để hội nhập
với nền kinh tế toàn cầu, một trong những vấn đề quan trọng là phải xác định được
vị trí của mình ở đâu, đâu là lợi thế, đâu là những bất lợi để sớm bắt được cơ hội và
đẩy lùi nguy cơ, chỉ có như vậy doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung mới
có thể chủ động hội nhập giành thắng lợi, đồng thời có điều kiện sử dụng hiệu quả
nguồn lực vốn có của mình, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh.
Ngành sản xuất và chế biến đồ gỗ Bình Dương nói riêng và của Việt Nam
nói chung hiện đang bước vào giai đọan phát triển rất nhanh, cạnh tranh ngày càng
khốc liệt hơn sau khi nước ta đã gia nhập WTO, Vấn đề cạnh tranh và tìm cách
nâng cao lợi thế cạnh tranh đang là vấn đề các doanh nghiệp thật sự quan tâm.
Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài “Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và
phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia
nhập WTO” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp cho
ngành sản xuất đồ gỗ tỉnh Bình Dương phát triển bền vững, tận dụng được thế mạnh,
tiềm năng của tỉnh để khai thác các nguồn lực một cách có hiệu quả.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: luận văn nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của các doanh
nghiệp sản xuất xuất khẩu đồ gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Về thời gian: chủ yếu tập trung phân tích giai đọan từ năm 2000 đến nay
* Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm về nâng cao lợi thế cạnh tranh
của ngành sản xuất đồ gỗ ở một số nước và nước ta, từ đó rút ra những kinh nghiệm
cần thiết để vận dụng phát triển ngành đồ gỗ tỉnh Bình Dương.
9
- Phân tích đánh giá thực trạng lợi thế cạnh tranh ngành đồ gỗ ở tỉnh Bình
Dương giai đoạn 2000 đến nay, tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế năng lực
cạnh tranh của ngành.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát
triển ngành đồ gỗ của tỉnh Bình Dương.
* Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn thực hiện bằng cách tiếp cận các khung lý thuyết, phân tích thực
trạng về lợi thế cạnh tranh của ngành, trong đó tập trung phân tích lợi thế qua các tỷ
số tài chính của các doanh nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là duy vật biện chứng, dựa vào điều tra,
quan sát, phân tích và nhận định, phương pháp thống kê, so sánh về lợi thế cạnh
tranh của các doanh nghiệp ngành đồ gỗ tỉnh Bình Dương, tìm hiểu nguyên nhân để
đưa ra giải pháp cho phù hợp.
- Nguồn dữ liệu thu thập chủ yếu bao gồm các tư liệu thống kê, điều tra kinh
tế- xã hội của cục Thống Kê Tỉnh Bình Dương, niên giám thống kê Tỉnh Bình
Dương, tư liệu của ngành, các cấp trong tỉnh, kết hợp số liệu điều tra thực tế để
chứng minh. Luận văn có kế thừa và phát triển kết quả của các công trình nghiên
cứu trước đây.
* Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn này gồm ba chương chính:
Chương 01: Cơ sở lý luận.
Chương 02: Thực trạng năng lực cạnh tranh ngành đồ gỗ xuất khẩu tỉnh Bình
Dương trong thời gian qua.
Chương 03: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuất
khẩu tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế đối ngoại, mở
rộng thị trường tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có lợi thế
cạnh tranh, các nhóm hàng xuất khẩu mũi nhọn. Tiếp tục mở rộng và xâm nhập vào
các thị trường xuất nhập có nhiều lợi thế cạnh tranh, các thị trường lớn như Mỹ,
Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản…. Ngoài các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như dệt
may, giày dép thì tỉnh cần hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm như: cơ
khí, thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ…
Chú trọng công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tham dự các
hội thảo, hội chợ triển lãm nhằm quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm.
3.1.1.3 Về nông nghiệp và nông thôn
Ổn định diện tích đất lâm nghiệp có rừng. Thực hiện có hiệu quả công tác
quản lý, bảo vệ chăm sóc và phát triển rừng theo các chương trình trồng rừng của
70
chính phủ. Đặc biệt là trồng rừng sản xuất phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến
gỗ đang phát triển ngày càng nhanh trên địa bàn tỉnh và cả nước
3.1.1.4 Về tài chính -tín dụng
Đa dạng hóa và phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, tín dụng và kinh
doanh tiền tệ, thúc đẩy phát triển thị trường vốn liên thông các ngân hàng, tạo
nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của địa phương. Đầu tư phát triển chứng
khoán trên địa bàn.
3.1.1.5 Về văn hoá- xã hội
Mở rộng quy mô và nâng cấp các trường trung học chuyên nghiệp, trường
dạy nghề; phát triển nhanh các loại hình dạy nghề và đào tạo công nhân kỹ thuật,
tăng tỷ trọng của loại hình này trong chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.
Đặc biệt quan tâm công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn và lao động trong vùng quy hoạch xây dựng các dự án kinh tế - văn hóa- xã hội.
Ngoài ra tiếp tục thực hiện cải thiện môi trường thu hút vốn đầu tư trong
nước và ngoài nước. Đáp ứng tốt các dịch vụ cần thiết cho các nhà đầu tư như: điện,
nước, thông tin liên lạc, giao thông, chăm sóc y tế, giáo dục…hỗ trợ doanh nghiệp
đổi mới thiết bị, cải thiện công nghệ nhằm tạo điều kiện hạ giá thành và tăng tính
cạnh tranh cho sản phẩm. Chủ động chuẩn bị điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế,
thích ứng kịp thời với các quy định của WTO.
Tổ chức đánh giá công tác đổi mới sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà
nước. Xây dựng đào tạo nâng cao trình độ quản lý chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, nhất là trình độ, kiến thức về pháp luật hội nhập
kinh tế quốc tế.
Bổ sung, hoàn chỉnh chính sách thu hút nguồn nhân lực phù hợp tình hình
mới, có chế độ bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ đề nâng cao trình độ và năng lực cán
bộ ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Chú trọng công tác đào tạo
nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.
3.1.2 Phương hướng phát triển ngành chế biến đồ gỗ tỉnh Bình Dương
71
Là năm đầu tiên gia nhập WTO các doanh nghiệp sẽ phải đối đầu với những
cơ hội mới những thách thức mới, sự cọ sát trên thị trường sẽ càng khốc liệt hơn, do
đó các ngành nghề, các doanh nghiệp phải xây dựng phương hướng phát triển phù
hợp để tồn tại và phát triển.
Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế chung, và các giải pháp phát triển
kinh tế của tỉnh Bình Dương năm 2007 phương hướng phát triển ngành chế biến đồ
gỗ của tỉnh như sau:
3.1.2.1 Về thu hút đầu tư vào ngành
Huy động mạnh mẽ những năng lực còn tiềm ẩn, đẩy mạnh đầu tư và đầu tư
có trọng điểm, kết hợp đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, áp dụng
những phương pháp quản lý tiên tiến, áp dụng mọi giải pháp cần thiết để tăng năng
suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm .
3.1.2.3 Về xây dựng và phát triển nguồn nguyên liệu
Phát triển ngành gỗ song song với chương trình phát triển trồng rừng, bảo vệ
rừng theo các chương trình mục tiêu quốc gia và thế giới. Hiện tại sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã và đang triển khai chương trình trồng 5
triệu ha rừng của Chính phủ mục tiêu kết thúc vào năm 2010. Ngoài ra đối với
nguồn nguyên liệu gỗ cao su tại chỗ, sở có kế hoạch trồng thêm cao su, mở rộng
diện tích trồng cây cao su do giá mủ tăng cao và sau quá trình lấy mủ (17 đến 25
năm) sẽ trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ dồi dào.
3.2. Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát ttiển ngành đồ gỗ tỉnh Bình
Dương
3.2.1 Về phát triển vốn cho doanh nghiệp
Vai trò về nguồn vốn rất quan trọng trong việc thực hiện bất kỳ kế hoạch nào
của doanh nghiệp, tình trạng khan hiếm vốn đối với các doanh nghiệp hiện đang là
vấn đề nan giải, do vậy khi gia nhập WTO để có thể cạnh tranh được với các sản
phẩm đổ gỗ các nước, các doanh nghiệp đồ gỗ Bình Dương phải tạo được sức mạnh
về vốn.
72
3.2.1.1 Về phía nhà nước
Cần ban hành các chính sách biện pháp ưu đãi và hỗ trợ về tài chính nhằm
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự tích tụ vốn để đầu tư phát triển sản xuất và
đổi mới công nghệ như cho phép doanh nghiệp được khấu hao nhanh tài sản cố định
để tái đầu tư máy móc thiết bị, về phía các ngân hàng thương mại nhà nước cần có
chính sách thu hút nguồn vốn để nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đáp
ứng nhu cầu doanh nghiệp. Ngoài những biện pháp tạo lập nguồn vốn trên nhà
nước cần đẩy mạnh việc hình thành và phát triển thị trường vốn phù hợp với yêu
cầu phát triển của nền kinh tế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp huy động vốn như hoàn thiện hệ thống luật chứng khoán, các quy định có
liên quan nhằm bảo vệ người tham gia đầu tư trên thị trường có như vậy mới hỗ trợ
các doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn vốn đầu tư dài hạn thông qua phát hành cổ
phiếu, trái phiếu.
Hiện tại các dự án trồng rừng phát triển nguồn nguyên liệu rất cần vốn nhưng
không có ngân hàng nào dám cho vay dài hạn đến 20, 30 năm để trồng rừng, do vậy
nhà nước cần có chính sách cho vay ưu đãi đối với các dự án trồng rừng cho các
doanh nghiệp với lãi suất thấp, thời gian dài.
3.2.1.2 Về phía doanh nghiệp
* Tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp
Để hình thành sức mạnh về tài chính, về quy mô năng lực sản xuất, người ta
thường nói “ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” sao
chúng ta lại không biết tận dụng bài học này như các doanh nghiệp ở Trung Quốc,
Bởi sự cạnh tranh của thị trường quá khốc liệt nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã
hợp nhau thành những nghiệp đoàn lớn, theo hướng này dần dần các doanh nghiệp
nhỏ có thể biến mất tồn tại những nhà máy, tập đoàn lớn, chuyên hoá sản xuất và
đây cũng là xu hướng phát triển chung của thời đại, do vậy các doanh nghiệp đồ gỗ
cần xem xét đến khả năng liên kết để tồn tại và phát triển.
73
* Lành mạnh hoá các nguồn vốn còn ứ đọng
Như thanh lý máy móc thiết bị cũ, các trang thiết bị vật tư, nguyên vật liệu
không còn sử dụng hiệu quả nữa,
* Chiếm dụng vốn từ những nhà cung ứng, huy động khách hàng ứng trước
tiền hàng
Như mua nợ nguyên vật liệu, mua gối đầu sản phẩm.ứng trước tiền hàng chỉ
áp dụng được với những khách hàng truyền thống khách quen của doanh nghiệp,
hoặc những hợp đồng lớn khách hàng mở LC ứng trước tiền hàng để hỗ trợ cho
doanh nghiệp hoàn tất hợp đồng.
* Vay tiền từ các tổ chức tín dụng
Hiện tại vay vốn với các ngân hàng cho phát triển sản xuất tương đối dễ dàng
bởi chính sách thông thoáng của nhà nước, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
thương mại, tuy nhiên phương án này vẫn còn bị hạn chế bởi tài sản thế chấp khi
vay vốn.
* Huy động nguồn vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư
Đây cũng là vấn đề khá xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì hầu hết
các doanh nghiệp không muốn chia sẽ bất cứ ý tưởng, chiến lược kinh doanh phát
triển của mình với bất cứ ai vì sự không tin tưởng do vậy rất khó có thể huy động
được nguồn vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm. Hiện tại ở Việt Nam có các quỹ đầu tư
mạo hiểm đang hoạt động như: Mekong Capital, Vina Capital, Beta Fund, Dragon
Capital…đang hỗ trợ cho rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam có chiến lược phát
triển có triển vọng như Công ty CP nhựa Đại Hưng, Công ty CP Xây dựng và Kiến
Trúc AA, Công ty CP Tin Học Lạc Việt.v.v…
Vậy tại sao các doanh nghiệp trong ngành đồ gỗ tỉnh Bình Dương không tận
dụng cơ hội huy động vốn phát triển sản xuất, ta thấy rằng lợi ích mà các quỹ đầu tư
mạo hiểm mang lại cho các doanh nghiệp như sau:
Về nguồn vốn: đây là lợi ích hàng đầu và quan trọng nhất mà các doanh
nghiệp quan tâm đề giải quyết sự thiếu hụt về vốn
74
Về quản lý doanh nghiệp: vì lợi ích của các nhà đầu tư mạo hiểm luôn gắn
liền với lợi ích doanh nghiệp, do vậy họ không ngừng hỗ trợ cho doanh nghiệp trên
các lĩnh vực như; tài chính, nhân sự, marketing, sản xuất kinh doanh…. Giúp các
doanh nghiệp những kiến thức hữu ích về kinh doanh và chiến lược kinh doanh tối
ưu của mình.
Ngoài ra để đạt được sự đầu tư tư các quỹ các doanh nghiệp phải qua một
quá trình kiểm tra xem có đáp ứng cao của quỹ về quản trị doanh nghiệp, tính minh
bạch và khả năng sinh lời. Chính sự tham gia của quỹ đầu tư mạo hiểm vào các
doanh nghiệp càng làm tăng thêm uy tín của doanh nghiệp trên thương trường về
chiến lược phát triển lâu dài, và hiệu quả kinh doanh.
* Phát hành cổ phiếu, trái phiếu: Hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu
thực sự thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân, muốn thực hiện được đòi hỏi phải là
doanh nghiệp cổ phần, đồng thời quy mô công ty có vốn tương đối lớn, đồng thời
phải thực thi theo một số quy định cho phép phát hành trái phiếu, cổ phiếu, Đối với
các các doanh nghiệp gỗ tại Bình Dương có quy mô vốn lớn rất ít, hầu hết là vừa và
nhỏ muốn thực hiện được điều này cần liên kết với nhau theo hình thức cổ phần,
vừa tạo nên sức mạnh về vốn nội bộ, vừa có thể huy động vốn bên ngoài một cách
hiệu quả hơn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
* Thuê mua tài chính: tại nhiều nước hoạt động tín dụng thuê mua tài chính
khá phát triển, chiếm một tỷ trọng lớn trong số vốn đầu tư máy móc thiết bị. Kinh
nghiệm của nhiều nước đã chứng minh rằng cho thuê thiết bị máy móc thông qua
hình thức thuê mua đã mở ra một khả năng quan trọng để thu hút vốn đầu tư từ bên
ngoài. Ngoài ra hình thức thuê mua giúp doanh nghiệp tránh được những sai lầm
khi tự đi vay và tự tìm mua sắm thiết bị vì các công ty tài chính không chỉ đơn
thuần thay thế tín dụng ngân hàng mà còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
như chuyển giao công nghệ, đào tạo công nhân kỹ thuật, bảo hành, bảo trì, tư vấn
hợp lý hóa sản xuất và hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị kỹ thuật.
Các giải pháp nêu trên nếu các doanh nghiệp trong ngành đồ gỗ muốn ứng
dụng một cách hiệu quả thì cần phải biết doanh nghiệp mình đang ở trong giai đoạn
75
phát triển nào và áp dụng cho phù hợp. Ta có thể chia các giai đọan mà doanh
nghiệp có nhu cầu vốn như sau:
Giai đoạn 01: Nghiên cứu thị trường và chuẩn bị đầu tư
Trong giai đoạn này đa phần các doanh nghiệp chỉ có nguồn vốn tự có hoặc
đi vay bằng tài sản thế chấp, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm
vào thị trường nước ta, nếu các doanh nghiệp có các dự án khả thi, hiệu quả,
phương án sản xuất kinh doanh thuyết phục có thể thu hút được nguồn quỹ đầu tư
này. Ngòai ra các doanh nghiệp có thể thực hiện sự liên kết với nhau hình thành nên
một nguồn vốn đầu tư dồi dào.
Giai đoạn 02: Xây dựng và đi vào sản xuất
Ở giai đoạn này doanh nghiệp mới bắt đầu họat động đi vào sản xuất, đa
phần là chưa đạt lợi nhuận hoặc có thể bị lỗ do vậy rất khó cho việc huy động vốn
bằng cách phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chỉ có thể sử dụng nguồn vốn tự có, vốn
vay từ các tổ chức tín dụng, cá nhân (rất hạn chế), chiếm dụng vốn từ mua nguyên
liệu gối đầu hay nhận ứng trước tiền hàng của khách hàng, hay thực hiện đầu tư
máy móc thiết bị qua hình thức thuê mua tài chính, tranh thủ những cơ chế chính
sách ưu đãi của Nhà nước cho doanh nghiệp về hạn ngạch vay, thời hạn vay để phát
triển sản xuất. Trong giai đoạn này nhu cầu vốn đối với doanh nghiệp rất lớn nhưng
huy động lại cực kỳ khó khăn, kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đã thành công khi
vượt qua khỏi giai đoạn này phải tính tóan chính xác nguồn vốn lưu động cần thiết
để cho họat động sản xuất không bị ngưng trệ, không bị quá hạn hợp đồng, đồng
thời phải sử dụng hiệu quả tài sản thiết bị đầu tư, đẩy mạnh vòng quay hàng tồn kho,
tài sản cố định, hạn chế tối đa nợ ứ đọng khó đòi, kết quả cuối cùng là có thể hòa
vốn hay đạt được một ít lãi để có thể chuyển sang giai đoạn 03.
Giai đoạn 03: Phát triển và mở rộng quy mô
Khi doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn khó khăn hoạt động có bắt đầu có
lãi là dấu hiệu khởi sắc cho một bước phát triển mới, lúc này doanh nghiệp có thể
dễ dàng hơn trong việc huy động vốn vay, vốn nhàn rỗi bởi kết quả ban đầu và
phương án sản xuất kinh doanh thuyết phục trong tương lai. Đa phần các doanh
76
nghiệp phát triển theo xu hướng cổ phần hóa, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong
nhân dân qua hình thức phát hành cổ phiếu…
3.2.2 Nâng cao doanh số, mở rộng thị trường
3.2.2.1 Mở rộng thị trường
* Những vấn đề tồn đọng:
- Thị trường sản phẩm gỗ hiện tại đang được mở rộng trên 120 quốc gia lãnh
thổ, tuy nhiên tiềm năng của thị trường còn rất lớn nếu như các sản phẩm của các
doanh nghiệp có khả năng đánh bật được các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc,
Thái Lan, Indônesia….Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ qua các năm tăng liên
tục 50-80% nhưng tốc độ tăng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2007 đã giảm lại (25%)
là năm thứ hai giảm tốc độ xuất khẩu nguyên nhân thị trường bị thu hẹp lại do sản
phẩm không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, chưa được khách hàng biết đến
nhiều qua nhãn hiệu công ty, chưa có sự quan tâm đến việc lập hệ thống phân phối
bảo hành sửa chữa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, một phần nữa là do không
đủ nguyên liệu để sản xuất- nguyên nhân này xin đề cập ở giải pháp cho nguồn
nguyên liệu gỗ.
* Đề xuất giải pháp:
- Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.
- Đa dạng hoá các hình thức bán hàng: bán hàng thông qua đại lý, bán hàng
giao tận nhà hoặc lập kênh phân phối đến trực tiếp tay người tiêu dùng.
- Tích cực tham gia triễn lãm các sản phẩm mới của mình tại các hội chợ
trong và ngoài nước.
- Mở đại lý bán hàng ở nước ngoài.
Hiện đa số doanh nghiệp gỗ ở Bình Dương đều chưa có thương hiệu riêng
mặc dù đã tham gia sản xuất khá nhiều năm và có những kết quả tiến triển rất tốt.
Muốn phát triển bền vững và đúng hướng các doanh nghiệp nên tiến hành xây dựng
thương hiệu và phát triển thương hiệu cho mình theo từng giai đọan phù hợp với
năng lực hiện tại của mình.
77
Ngoài ra để xâm nhập thị trường nước ngòai thành công phải nắm được nhu
cầu thị trường, phân khúc thị trường mà sản phẩm Việt có thể giành lấy được thị
phần.
Giai đọan Mục tiêu Thực hiện
2007-2010 -Xây dựng thương hiệu -Đăng ký nhãn hiệu, mẫu mã,
logo, hình ảnh , bản quyền riêng
2010-2012 và trở
về sau
_ Khuyết trương thương
hiệu, mở rộng thị trường
-Tăng cường quảng cáo, tiếp thị,
tham gia hội chợ triễn lãm nước
ngòai, lập kênh phân phối ở nước
ngoài.
Giai đọan Mỹ Nhật Bản EU Khác
2007-2010 Sản phẩm gỗ
trong nhà và
ngòai trời cấp
thấp và trung
cấp
Sản phẩm gỗ
trong nhà
trung cấp
Sản phẩm gỗ
tiêu dùng cấp
thấp, và trung
cấp
Hàng nội thất
tiêu dùng cấp
thấp
2010-2015 và
trở về sau
Sản phẩm gỗ
trong nhà và
ngòai trời
trung và cao
cấp
Sản phẩm gỗ
trong nhà cao
cấp
Hàng nội thất
tiêu dùng cấp
thấp, trung cấp
và cao cấp
Hàng nội thất
tiêu dùng
trung cấp
* Hiệu quả:
- Mang sản phẩm ngày càng nhiều đến tay người tiêu dùng, tăng số lượng
khách hàng trong và ngoài nước.
- Thị trường càng mở rộng, càng đa dạng, phân khúc càng lớn sẽ tạo nhiều
cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm nhiều cấp độ khác nhau
78
đáp ứng cho từng loại khách hàng đồng thời cũng tận dụng được hết các nguồn lực
sản xuất của mình.
3.2.2.2 Đa dạng hoá các sản phẩm gỗ xuất khẩu
* Những vấn đề tồn đọng:
- Đa số các sản phẩm sản xuất ra theo mẫu mã của khách hàng. Mẫu mã tự
chế còn rất nghèo nàn khó đáp ứng được nhu cầu thị thiếu người tiêu dùng thay đổi
ngày càng nhanh và theo xu hướng khác biệt hóa, càng mang tính độc đáo và khác
biệt hoá càng hấp dẫn.
- Không xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm lâu dài nên các doanh
nghiệp hầu như chưa quan tâm đến khâu thiết kế sản phẩm, tạo ra mẫu mã mang nét
đặc thù riêng của mình.
* Nguyên nhân:
- Sản phẩm sản xuất ra xuất bán ra trung gian nước khác, không mang tên
của công ty Việt Nam nên đa số mẫu mã phải theo thiết kế của khách hàng có sẳn.
- Các doanh nghiệp đa số chưa đủ năng lực về vốn, về khả năng tự mình chủ
động thâm nhập thị trường nên không quan tâm đến khâu thiết kế mẫu.
- Chưa có tầm nhìn chiến lược để phát triển sản phẩm lâu dài và bền vững,
đa số các doanh nghiệp phát triển một cách bộc phát, nhu cầu khách hàng đến đâu
cố gắng đáp ứng đến đó một cách bị động chứ không đi trước một bước, đóan trước
được nhu cầu khách hàng và triển vọng thị hiếu khách hàng sẽ thay như thế nào để
có kế hoạch ứng phó chuẩn bị trước.
* Đề xuất giải pháp:
- Xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và bền vững, phát triển ngay trên
chính sản phẩm do mình thiết kế và mang thương hiệu của mình. Tuy nhiên vấn đề
xây dựng chiến lược phát triển lâu dài hiện nay vẫn còn khá xa lạ đối với các doanh
nghiệp về tư tưởng và cách làm như thế nào.
Thứ nhất đối với việc làm sao để các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề xây
dựng chiến lược phát triển sản phẩm. Muốn vậy cần phải làm cho các doanh nghiệp
thấy rõ vai trò quan trọng của việc xây dựng chiến lược sẽ giúp cho doanh nghiệp
79
đương đầu linh hoạt với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường nhất là trong xu
thế hội nhập tòan cầu hóa và sau khi nước ta đã gia nhập WTO, giúp doanh nghiệp
có thể phân bổ nguồn tài nguyên một cách hiệu quả nhất để phát triển sản phẩm lâu
dài bền vững.
Thứ hai là xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm lâu dài như thế nào:
- Huy động nguồn vốn hỗ trợ cho việc nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng
để sản xuất ra những mẫu mã khác biệt nhất, mang tính cạnh tranh nhất. Hiện tại thị
hiếu người tiêu dùng thay đổi rất nhanh, bên cạnh đó cũng tùy vào phân khúc thị
trường mà ta có những đối sách phù hợp, đa số sản phẩm đồ gỗ Việt Nam nhắm vào
thị trường trung bình và thấp vì thị trường cao cấp phải đầu tư vốn khá nhiều, sản
phẩm đòi hỏi sự khác biệt, mang nét độc đáo riêng, không phải là hàng nháy do vậy
các nhà sản xuất nên chú trọng đến việc đa dạng hoá sản phẩm gỗ như sản xuất đồ
gỗ có kết hợp với những sản phẩm chất liệu phụ trợ khác, vừa làm phong phú và đa
dạng về mẫu mã lại tiết kiệm được chi phí do các vật liệu phụ trợ thường rẻ tiền và
thân thiện với môi trường như đồ gỗ kết hợp với song mây, lá, vải, nhôm, inox…
- Lập riêng bộ phận nghiên cứu thị trường và thiết kế sản phẩm.
- Đăng ký độc quyền mẫu mã tự chế mang nhãn hiệu của công ty
* Hiệu quả:
- Tự chủ trong việc sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng phong phú đáp
ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Được khách hàng biết đến và ngày càng nổi tiếng bởi những sáng tạo mang
tính độc đáo riêng, tạo ra sức cạnh tranh rất lớn cho các đối thủ trong và ngoài nước
3.2.2.3 Xây dựng thương hiệu sản phẩm
* Những vấn đề tồn đọng:
- Hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về vai trò tầm quan trọng
và lợi ích của việc xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Đa số các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam xuất ra nước ngoài mang
thương hiệu của nước khác.
80
- Do hạn chế về tầm nhìn phát triển lâu dài, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ
gỗ Việt Nam chỉ biết làm sao xuất bán được trong hiện tại, e ngại phải tốn kém chi
phí cho việc xây dựng thương hiệu, quảng cáo tiếp thị sản phẩm, một phần cũng do
nguồn vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế.
* Đề xuất giải pháp:
- Tuyên truyền tầm quan trọng và lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cho
các doanh nghiệp cảm nhận được, đồng thời nhấn mạnh lợi ích của xây dựng
thương hiệu khi chúng ta đã thật sự gia nhập WTO. Thương hiệu là yếu tố đầu tiên
và quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng
cho khách hàng tìm đến mua và sử dụng sản phẩm. Thông qua thương hiệu doanh
nghiệp có khả năng tiếp xúc trực tiếp đến người tiêu dùng sau cùng, hiểu được tâm
tư nguyện vọng, những khiếu nại thắc mắc của khách hàng để có thể cải tiến sản
phẩm nâng cao sức cạnh tranh, thông qua thương hiệu để mở rộng thị trường tìm
kiếm nguồn khách hàng mới.
- Chính sách thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng, bởi chính sách này có
thể hỗ trợ công ty hoàn thành nhiều mục tiêu kinh doanh khác nhau, đồng thời
thuyết phục khách hàng rằng các sản phẩm có cùng nhãn hiệu sẽ có cùng một chất
lượng hoặc đáp ứng một số tiêu chuẩn nào đó
- Các doanh nghiệp nên xây dựng trang web riêng, đăng ký với các cơ quan
chức năng về quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình.
- Sử dụng thương hiệu qua việc dán logo lên sản phẩm xuất bán mang mẫu
mã độc quyền của mình
* Hiệu quả:
- Sản phẩm của doanh nghiệp có tên tuổi và được người tiêu dùng biết đến.
- Doanh nghiệp có thể ngày càng mở rộng thị trường thông qua thương hiệu
của mình.
- Bảo vệ được lợi ích chính đáng của mình trong quá trình cạnh tranh hội
nhập
3.2.3 Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
81
3.2.3.1 Liên kết doanh nghiệp, nâng cao và tận dụng hết năng lực sản xuất
* Những vấn đề tồn đọng:
- Đa số các doanh nghiệp quy mô nhỏ, năng lực sản xuất chưa đáp ứng được
những đơn hàng lớn.
-Vẫn chưa khai thác hết công suất hoạt động. Có những doanh nghiệp đầu tư
dây chuyền công suất thiết kê rất lớn nhưng không đủ đơn hàng chỉ sử dụng nột
phần công suất, còn có những doanh nghiệp khác lại đổ vốn nhập dây chuyền thiết
bị tương tự về sử dụng nhưng chưa chắc đã khai thác được hết công suất hoạt động
* Nguyên nhân:
- Tư tưởng cá nhân thích sản xuất nhỏ lẻ, chưa có định hướng phát triển
thành khối ngành nghề chuyên hoá bền vững.
- Nguồn vốn của đa số các doanh nghiệp còn hạn chế.
* Đề xuất giải pháp:
-Tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
-Tập trung sản xuất theo kiểu chuyên hoá theo từng công đoạn.
* Hiệu quả:
- Sẽ tạo nên sức mạnh tập thể về vốn, lúc đó nguồn vốn chung của các doanh
nghiệp liên kết nhau lớn mạnh có thể đáp ứng cho những lô hàng lớn, năng lực sản
xuất chung được nâng cao, có thể sử dụng hết công suất hoạt động của máy móc
thiết bị dẫn đến hạ giá thành sản phẩm.
- Sự tập trung sản xuất theo từng công đoạn có ý nghĩa quan trọng trong việc
chuyên hóa sản xuất, từng doanh nghiệp nhỏ lẻ không cần phải đảm trách từ khâu
đầu mua nguyên liệu đến khâu cuối cùng là xuất bán thành phẩm, như vậy sẽ giảm
đáng kể các chi phí cho việc từng doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, ký hợp đồng,
lên kế hoạch sản xuất…, bên cạnh đó các doanh nghiệp liên kết với nhau và sản
xuất theo từng khâu sẽ dẫn đến tay nghề được nâng cao hơn, sản phẩm đẹp hơn , giá
thành hạ.
3.2.3.2 Phát triển nguồn nguyên liệu gỗ tại chỗ, cùng liên kết nhập khẩu
nguyên liệu.
82
* Những vấn đề tồn đọng:
- Nguyên liệu tại chỗ, trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất (chỉ
được khoảng 20% nhu cầu, nhập khẩu chiếm 80%).
- Giá gỗ nguyên liệu trên thị trường thế giới biến động ngày càng tăng, và gỗ
ngày càng khan hiếm.
- Chi phí thu mua, vận chuyển , thủ tục, hợp đồng nhập khẩu khá tốn kém.
* Nguyên Nhân:
- Diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp, khai thác quá mức sẽ ảnh
hưởng đến môi trường, vi phạm chính sách bảo tồn rừng thiên nhiên của quốc qia
và của thế giới.
- Chưa có sự đầu tư đúng mức để hình thành các khu rừng phục vụ cho mục
đích công nghiệp, các khu rừng đạt chứng chỉ FSC.
- Các doanh nghiệp trong ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam chưa hề có ý
tưởng lập nên rừng nguyên liệu cho phục vụ cho chính mình.
- Đa số là các doanh nghiệp quy mô nhỏ lẻ nên rất hạn chế về vốn, do đó
không có khả năng dự trữ nguyên liệu để sản xuất, không đủ khả năng nhập khẩu
những lô gỗ lớn giá thành rẻ hơn đồng thời đở tốn chi phí ký kết hợp đồng, chi phí
nhập khẩu, vận chuyển và các chi phí liên quan khác như phí kiểm lâm, phí giám
định .v.v…
- Chưa có sự hỗ trợ của chính phủ hay Hiệp Hội Lâm Sản Việt Nam/Bình
Dương đứng ra tập hợp tất cả những nhu cầu gỗ của các doanh nghiệp thuộc lĩnh
vực này để ký kết những hợp đồng gỗ lớn giữa các quốc gia với nhau sau đó nhập
về phân phối lại cho các doanh nghiệp trong nước, vừa đảm bảo giá rẻ, ít tốn chi phí
nhập khẩu, lại tránh được nguy cơ giá gia tăng đột biến do khan hiếm hàng.
* Đề xuất giải pháp
- Phát triển ngành gỗ song song với chương trình phát triển các khu rừng
nguyên liệu phục vụ về lâu dài, tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh để
tự túc nguồn nguyên liệu gỗ, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đang được triển
khai đồng loạt trên các điạ phương, hiện tại chính phủ có chính sách giao đất trồng
83
rừng cho người dân, gia tăng diện tích trồng và quản lý đất trên từng đầu người, với
xu hướng phát triển rừng chung của chính phủ các doanh nghiệp cần đầu tư tạo
nguồn cung cấp nguyên liệu cho chính mình như kết hợp với người dân trồng rừng,
đầu tư vốn, giống, phân bón… thực hiện kế hoạch khai thác và chế biến tại chỗ,
giảm được chi phí nhập khẩu, chế biến, và lại chủ động được nguồn nguyên liệu.
Ngoài việc phát triển trồng và khai thác rừng cần phải hướng tới việc xây dựng
những khu rừng đạt chứng chỉ FSC tại Việt Nam.
- Nước ta diện tích cây cao su khá lớn là nguồn cung cấp gỗ khá dồi dào, do
nhu cầu mủ cao su ngày càng tăng cao nên rất dẫn đến diện tích cây cao su tăng
nhanh, thông thường tuổi khai thác mủ cây cao su tối đa là 30 đến 35 năm thì phải
chuyển sang khai thác gỗ do vậy để ổn định nguồn gỗ các doanh nghiệp kết hợp với
các lâm trường cao su xác định lượng gỗ cao su khai thác hàng năm cung cấp cho
doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp liên kết với nhau, tập hợp lại những nhu cầu về gỗ để
cùng nhập những lô gỗ lớn, giá rẻ hơn lại ít tốn kém. Và cũng chính sự liên kết này
sẽ tạo nên sức mạnh về vốn có thể cùng nhau dự trữ, chủ động được nguồn nguyên
liệu.
- Kiến nghị với chính phủ nên ký kết với các nước có nguồn nguyên liệu dồi
dào, cung cấp dài hạn cho Việt Nam nhằm cải thiện việc nhập khẩu bấp bênh tự
phát từ mỗi doanh nghiệp, vừa tốn chi phí vừa giá cao do mua với khối lượng ít.
Muốn thực hiện được điều này các doanh nghiệp phải liên kết hỗ trợ với nhau nhằm
cung cấp thông tin về nhu cầu gỗ sử dụng và phải có cơ quan chức năng hay hiệp
hội gỗ của tỉnh đứng ra tổng hợp lại, sau đó lên kế hoạch trình chính phủ xét duyệt
ký kết hợp đồng với nước nào có nguồn gỗ dồi dào, giá rẻ, ổn định lâu dài nhất.
- Nâng cao tay nghề đội ngũ công nhân, nghiên cứu việc cưa xẻ gỗ, lắp ráp
hạn chế đến mức thấp nhất những hư hỏng trong sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu gỗ
trên từng m3 tinh gỗ, tận dụng phế liệu sản xuất ván ép, ván dăm.
* Hiệu quả:
- Chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào.
84
- Hạ giá thành nhập khẩu nguyên liệu
- Hạn chế tiêu hao nguyên liệu
3.2.3.3 Nâng cao tay nghề công nhân, chú trọng đến tuyển dụng và hệ
thống đào tạo lao động
* Những vấn đề tồn đọng:
- Nguồn lao động hiện có rất dồi dào, rẻ nhưng đại đa số là lao động không
qua quá trình đào tạo.
- Các doanh nghiệp hầu hết chưa quan tâm hoặc có chương trình huấn luyện
đào tạo một cách bài bản, vẫn còn tư tưởng chờ những doanh nghiệp khác đào tạo
sẵn sau đó lôi kéo về doanh nghiệp mình sử dụng tạo nên những làn sóng di chuyển
lao động giữa các doanh nghiệp làm tình hình sản xuất của các doanh nghiệp nào
cũng bất ổn, đồng thời chi phí nhân công lại phải tăng cao mới thu hút được lao
động có tay nghề.
- Năng suất lao động thấp.
- Do nguồn vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế nên hầu hết các doanh
nghiệp chỉ tập trung vốn cho sản xuất, không quan tâm đến ngân sách dành cho đào
tạo
* Đề xuất giải pháp:
- Về phía chính quyền:
+ Đầu tư hỗ trợ cho đào tạo nghề bằng các quỹ hổ trợ cho các trung tâm,
trường dạy nghề công nhân kỹ thuật, xây dựng thêm các trường đào tạo tay nghề
sản xuất đồ gỗ, nâng cao tỷ lệ người lao động qua đào tạo.
* Hiệu quả:
- Ổn định được nguồn lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp.
- Tiết kiệm chi phí đào tạo.
- Nâng cao năng suất lao động.
- Về phía doanh nghiệp:
+ Phải có chương trình đầu tư cho đào tạo huấn luyện lao động, nâng cao tay
nghề công nhân.
85
+ Kết hợp với các trường đào tạo công nhân kỹ thuật để phối hợp chặt chẽ
nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và các chương trình đang đào tạo ở các trường
dạy nghề , mục đích công nhân kỹ thuật ra trường các doanh nghiệp sản xuất chế
biến đồ gỗ có thể sử dụng ngay được.
+ Tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề, có chính sách khen thưởng đãi
ngộ hợp lý để khuyến khích người lao động ngày càng gắng bó với công ty, hăng
hái làm việc, nâng cao năng suất lao động, hạn chế sự luân chuyển lao động giữa
các doanh nghiệp, ngành nghề.
3.2.3.4 Đầu tư đổi mới công nghệ
* Những vấn đề tồn đọng:
- Máy móc thiết bị còn lạc hậu, chưa có sự đầu tư thích đáng
- Do công nghệ lạc hậu sản phẩm làm ra chưa có tính cạnh tranh, giá thành
khá cao.
* Nguyên nhân:
- Chưa có tầm nhìn chiến lược lâu dài về phát triền ngành nghề, tư tưởng
kiếm lợi nhất thời, e ngại đầu tư trang thiết bị.
- Do nguồn vốn còn hạn chế
* Đề xuất giải pháp:
- Phải cho các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của đầu tư máy móc
thiết bị ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm để các doanh nghiệp có chiến lược, tầm
nhìn lâu dài và đúng đắn về đầu tư công nghệ sản xuất.
- Do hạn chế về nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ các doanh nghiệp
có thể áp dụng phương án đi thuê tài chính.
- Tạo vốn bằng cách đi mua thiết bị trả chậm
* Hiệu quả:
- Tiếp cận được nền công nghệ tiên tiến trên thế giới, tạo ra được những sản
phẩm đẹp, chất lượng cao, tiết kiệm được nhân công lao động, giá thành hạ.
- Xây dựng được tầm nhìn chiến lược cho các doanh nghiệp trong ngành
muốn phát triển lâu dài và bền vững.
86
KẾT LUẬN
Nước ta đã thực sự bước vào giai đoạn cực kỳ quan trọng của quá trình hội
nhập kinh tế thế giới- giai đoạn sau khi gia nhập WTO, nhà nước phải làm gì,
doanh nghiệp phải làm gì để thích ứng được với môi trường mới, vừa nhiều cơ hội
lại không ít những khó khăn. Qua quá trình nghiên cứu từ chương 01 đến chương
03 cho thấy vấn đề cần quan tâm và giải quyết là làm sao để ngành đồ gỗ tỉnh Bình
Dương nói riêng và cả nước nói chung có thể phát triển mạnh và bền vững.
Để đạt được điều này đòi hỏi không chỉ các doanh nghiệp phải tự đổi mới, tự
hoàn thiện mình, từng bước thay đổi phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh
cho phù hợp với bước đi của tiến trình sau khi đã gia nhập WTO mà còn đòi hỏi nhà
nước phải đóng vai trò chủ đạo và nổ lực hơn nữa tạo môi trường tốt hơn cho các
nhà đầu tư thông qua việc ban hành những chính sách, pháp luật phù hợp, chấn
chỉnh lại hệ thống luật lệ hiện hành trên cơ sở cam kết của WTO là nhất quán và
minh bạch.
Tuy nhiên để đi đến thành công hay không, hay nói khác hơn là các doanh
nghiệp ngành đồ gỗ có thể phát huy vận dụng được hết lợi thế mình hiện có, đồng
thời có thể đối đầu với những khó khăn của tiến trình hội nhập vấn đề này phụ
thuộc vào sự năng động, kiên trì, linh hoạt của các doanh nghiệp. Qua đề tài nghiên
cứu này mong rằng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp ngành đồ gỗ xuất khẩu có bước
đi phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn đề tài
vẫn còn nhiều hạn chế nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy
Cô, các doanh nghiệp và ban ngành có liên quan để đề tài được hoàn thiện hơn.
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Diễm Châu (2000), Tài chính doanh nghiệp,Nhà xuất bản
Thống Kê.
2. Hồ Đức Hùng (2003), Phương Pháp quản lý doanh nghiệp, Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn
Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), Tài chính doanh nghiệp
hiện đại, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phan Thị Bích Nguyệt (2006) Đầu tư tài chính, Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh.
5. Phạm Duy Từ và Đan Phú Thịnh (2005), Giải quyết những thách thức khi
gia nhập WTO, Nhà xuất bản trẻ.
6. Nguyễn Thành Độ, Lê Du Phong (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
7. Cục Thống kê Bình Dương, Niên giám Thống kê Bình Dương năm 2006
8. Tổng cục thống kê (2006) Niên giám thống kê năm 2006, Nhà xuất bản
thống kê.
9. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Dương (2002), Dự án quy
hoạch phát triển ngành nông – lâm Bình Dương giai đoạn 2001-2010.
10. Thöông maïi Vieät Nam trong tieán trình hoäi nhaäp kinh teá quoác teá _ Kyû yeáu
Hội thảo khoa học quốc gia (họp tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng
7/2004)
11. Tạp chí thương mại, Bộ Thương Mại số ra ngày 08/05/06 và 15/12/06
12. Tỉnh ủy Bình Dương (2006), Một số số liệu cơ bản về tình hình kinh tế -
xã hội tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 – 2005.
13. Tổng cục thống kê, Số liệu thống kê Kinh tế - Xã Hội Việt Nam, Nhà xuất
bản Thống Kê.
14. Tổng cục thống kê, Số liệu thống kê nông - lâm - thủy sản Việt Nam, Nhà
xuất bản Thống kê.
88
15. UBND Tỉnh Bình Dương (2005), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2006 – 2010 tỉnh Bình Dương.
16. UBND Tỉnh Bình Dương (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 2006 – 2020.
17. Tỉnh ủy Bình Dương (2006), Một số số liệu cơ bản về tình hình kinh tế -
xã hội tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 – 2005.
18. Tỉnh ủy Bình Dương (2006), Một số số liệu cơ bản về tình hình kinh tế -
xã hội tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 – 2005
19. Các trang web Việt Nam
- www.kiemlam.org.vn
- www.mot.gov.vn
- www.vcci.com.vn
- www.vinanet.com.vn
- www.viettrade.com.vn
- www.saigontimes.co.vn
-www.vneconomy.com.vn
- www.binhduong.gov.vn
-www. truongthanh.com.vn
- www.vietfores.com.vn
- www.ssi.com.vn
- www.mpi.gov.vn
Các trang web nước ngòai
- www.worldbank.org
- www.wto.org
89
PHUÏ LUÏC 01
Thò tröôøng xuaát khaåu ñoà goã Vieät Nam
Ñôn vò tính: ngaøn USD
Naêm
Nöôùc
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm 2005 Năm
2006
Nhaät Baûn 75,377 93,394 137,913 197,323 240,873 286,799
Ñaøi Loan 47,368 45,820 45,553 69,094 40,627 50,306
Anh 33,964 50,971 50,986 120,229 114,928 135,686
Phaùp 27,476 26,187 25,238 54,755 74,202 83,854
Haøn Quoác 17,112 24,542 24,361 34,979 49,678 65,718
Myõ 16,100 44,700 116,000 388,000 566,968 744,083
Trung Quoác 1,879 11,031 38,685 60,431 94,067
Caùc nöôùc khaùc 106,693 143,507 155,918 198,935 415,383 443,487
Tổng cộng 324,090 431,000 567,000 1,102,000 1,563,090 1,904,000
Nguồn: Tổng cục Thống Keâ
PHU LUÏC 02
Thoáng keâ röøng vaø saûn löôïng goã khai thaùc cuûa Vieät Nam qua caùc naêm
Ñôn vò tính: röøng troàng- nghìn ha; saûn löôïng goã khai thaùc -
nghìn m3; dieän tích röøng-ha
Naêm
Chi tiết 1995 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Röøng troàng taäp trung 210 191 190 181 184 177 184
Saûn löôïng goã khai thaùc 2,793 2,397 2,504 2,436 628 2,996 3,011
Dieän tích röøng bò chaùy 7,576 1,527 12,334 7,511 4,787 6,744 2,079
Dieän tích röøng bò chaët
phaù 18,914 2,820 5,066 2,041 7,041 3,344 2,541
Nguoàn : Thôøi Baùo Kinh Teá Vieät Nam 2006-2007
90
PHUÏ LUÏC 03
CAÙC CHÆ TIEÂU VEÀ DAÂN SOÁ VAØ LAO ÑOÄNG SÖÛ DUÏNG TRONG NGAØNH ÑOÀ GOÃ
Ñôn vò tính: Daân soá-ngöôøi, lao ñoäng - ngöôøi, tyû leä -%
CHÆ TIEÂU 2000 2002 2003 2004 2005 2006
Daân soá (A) 77,635,400 79,727,400 80,902,400 82,031,700 83,104,900 84,108,100
Lao ñoäng söû duïng trong caùc
thaønh phaàn kinh teá (B) 37,609,600 39,507,700 40,573,800 41,586,300 42,526,900 43,347,300
Lao ñoäng söû duïng trong
ngaønh ñoà goã (C ) 65,895 120,210 166,572 219,315 260,235 321,245
Tyû leä (B)/(A) 48.44 49.55 50.15 50.70 51.17 51.54
Tyû leä (C)/ (B) 0.18 0.30 0.41 0.53 0.61 0.74
Nguoàn: Nieân giaùm thoáng keâ 2006, Toång Cuïc Thoáng Keâ
PHUÏ LUÏC 04
Toång saûn phaåm treân ñòa baøn tænh Bình Döông
(theo giaù so saùnh 1994)
Ñôn vò tính: Tyû ñoàng
Naêm
Khu vực
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Bình Döông 4,516 5,232 6,045 6,973 8,046 9,307
Ñoàng Nai 11,639 13,057 14,798 16,813 19,167 21,831
Baø Ròa Vuõng taøu 25,090 27,976 31,254 36,863 39,922 43,590
Thaønh Phoá Hoà Chí Minh 57,787 63,670 70,914 79,243 88,911 100,536
Coäng vuøng töù giaùc kinh teá 99,032 109,935 123,011 139,892 156,046 175,264
Troïng ñieåm phía nam
Caû nöôùc 292,535 313,135 336,242 362,435 393,025 425,088
So saùnh Bình Döông/vuøng töù
giaùc 4.56 4.76 4.91 4.98 5.16 5.31
kinh teá troïng ñieåm phía nam
So saùnh Bình Döông/caû nöôùc 1.54 1.67 1.8 1.92 2.05 2.19
Nguoàn: Nieân giaùm thoáng keâ 2005- CuïcTK Bình Döông
91
PHUÏ LUÏC 05
Chæ soá phaùt trieån toång saûn phaåm treân ñiaï baøn
theo giaù so saùnh 1994)
(Naêm tröôùc =100) -%
Ñôn vò
tính: %
Naêm
Khu vực
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Bình Döông 114.4 115.8 115.5 115.4 115.4 115.67
Ñoàng Nai 111.1 112.2 113.3 113.6 114 113.9
Baø Ròa Vuõng taøu 114.8 111.5 111.7 117.9 108.3 109.19
Thaønh Phoá Hoà Chí
Minh 109.3 110.2 111.4 111.7 112.2 113.07
Vuøng töù giaùc kinh teá 111.1 111 111.9 113.7 111.5 112.32
Troïng ñieåm phía nam
Caû nöôùc 106.89 107.04 107.38 107.79 108.44 108.17
Nguoàn: Nieân giaùm thoáng keâ 2005- Cuïc Thoáng Keâ Bình Döông
92
PHUÏ LUÏC 06
Toång saûn phaåm phaân theo khu vöïc kinh teá treân ñiaï baøn tænh Bình Döông
(theo giaù so saùnh 1994)
Naêm
Khu vực
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tính theo tyû ñoàng
Noâng, laâm nghieäp vaø Thuûy saûn 745 772 798 819 823 903
Coâng nghieäp vaø xaây döïng 2,703 3,235 3,830 4,510 5,303 6,161
Dòch vuï 1,069 1,224 1,417 1,644 1,921 2,243
Coäng 4,516 5,232 6,045 6,973 8,046 9,307
Tính theo %
Noâng, laâm nghieäp vaø Thuûy saûn 16.50% 14.80% 13.20% 11.70% 10.20% 9.70%
Coâng nghieäp vaø xaây döïng 59.80% 61.80% 63.40% 64.70% 65.90% 66.20%
Dòch vuï 23.70% 23.40% 23.40% 23.60% 23.90% 24.10%
Nguoàn: Nieân giaùm thoáng keâ 2005- CuïcTK Bình Döông
93
PHUÏ LUÏC 07
Kim ngaïch xuaát khaåu ñoà goã tænh Bình Döông sang caùc nöôùc
Ñôn vò tính: ngaøn USD
NĂM
NƯỚC Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nhaät Baûn 26,434.84 39,012.22 65,152.62 75,018.35 109,461.54
Ñaøi Loan 29,414.44 40,521.62 31,021.65 32,154.12 37,222.12
Anh 301.82 455.21 31,541.30 45,417.56 55,124.23
Phaùp 2,182.31 7,423.45 12,270.35 24,071.42 37,120.56
Haøn Quoác 4,442.96 6,523.56 9,570.62 15,831.59 25,614.52
Myõ 1,796.09 4,561.31 128,210.30 197,067.57 205,456.23
Trung Quoác 360.23 5,461.23 29,651.45 32,461.20 52,410.12
Malaysia 9,253.64 10,210.00 45,261.20 22,351.37 49,051.23
Singapore 2,773.55 2,103.56 12,564.10 28,647.22 23,051.46
Australia 3,394.31 4,215.21 12,654.20 25,647.82 32,564.20
Caùc nöôùc khaùc 21,435.91 14,512.63 109,802.00 180,331.78 138,924.00
Tổng cộng 101,790.10 135,000.00 487,699.79 679,000.00 766,000.21
Nguoàn: Cuïc Thoáng Keâ Tænh Bình Döông
94
PHUÏ LUÏC 08
Doanh thu vaø kim ngaïch xuaát khaåu cuûa caùc doanh nghieäp saûn xuaát ñoà goã tænh Bình Döông
Ñôn vò tính: Doanh thu thuaàn: tyû ñoàng, xuaát khaåu:
trieäu USD
Chæ tieâu Xuaát khaåu Doanh thu thuaàn
2003 2004 2005 2006 2003 2004 2005 2006
*Phaân theo thaønh phaàn kinh teá
_ Doanh nghieäp nhaø nöôùc 5 13 23 26 65 276 436 690
_ Doanh nghieäp ngoaøi nhaø nöôùc 17 135 145 199 1,706 2,890 3,577 4,427
_ Doanh nghieäp coù voán ÑTNN 113 340 511 541 2,782 6,315 9,106 13,131
Toång soá 135 488 679 766 4,554 9,481 13,119 18,247
Nguoàn: Cuïc Thoáng Keâ Tænh Bình Döông
95
PHUÏ LUÏC 09
Kim ngaïch nhaäp khaåu goã tænh Bình Döông töø caùc nöôùc
đÑôn vò tính:1.000 USD
Naêm
Nöôùc
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Campuchia 1,097.69 2,330.33 15,648.32
Indonesia 369.46 389.01 526.47 1,501.42 11,021.20
Laøo 8.12 5,562.10
Malaysia 2,269.67 3,769.65 8,297.55 13,344.47 55,654.20
Thaùi lan 1,385.00 646.26 3,175.85 7,583.21 14,125.60
Singapore 1,864.16 1,950.08 5,398.91 2,594.27 3,215.60
Ñaøi Loan 2,629.84 3,283.66 21,410.21 22,932.24 22,156.20
New Zealand 2,652.43 3,287.03 5,702.66 4,698.39 13,546.00
Mỹ 1,758.41 6,155.45 12,753.64 13,457.81 35,648.20
Trung Quoác 1,435.16 5,513.53 15,813.96 16,355.96 23,234.20
HongKong 931.25 542.42 1,399.20 21,584.92 17,651.30
Brazil 3,032.94 564.04 12,889.99 7,185.88 15,461.24
Myanmar 517.39 1,883.91 3,559.58 3,524.67 12,145.00
Nhaät Baûn 2,459.41 3,503.07 3,449.33 4,183.97 3,215.00
Canada 756.70 1,752.24 1,302.15 9,678.30 7,896.00
Caùc nöôùc khaùc 5,141.86 16,599.08 14,831.20 31,087.16 10,224.73
Tổng cộng 27,203.68 49,839.43 111,616.51 162,043.00 266,404.89
Nguoàn: Cuïc Thoáng Keâ Tænh
Bình Döông
96
PHỤ LỤC 10
Kim ngạch nhập khẩu gỗ của caùc doanh nghieäp saûn xuaát ñoà goã Bình Döông phaân theo loaïi goã
đÑôn vò tính:Soá löông: m3 , giaù trò :1.000 USD
Naêm
Loaïi goã
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Soá löôïng Giaù trò Soá löôïng Giaù trò Soá löôïng Giaù trò Soá löôïng Giaù trò Soá löôïng Giaù trò
Goã troøn 49,981.17 2,385.27 18,675.49 5,784.11 47,575.44 13,918.09 64,241.25 27,646.74 95,021.32 49,561.23
Goã xeû 126,170.74 18,310.79 56,656.84 10,489.71 118,981.33 31,416.44 92,795.63 40,418.68 141,023.10 65,021.30
Vaùn laïng 35,375.23 2,047.95 2,793.02 2,545.44 9,624.20 9,882.65 16,260.43 19,167.89 35,654.21 57,503.67
Vaùn eùp 11,033.61 1,821.39 79,054.20 2,532.83 21,491.20 10,122.20 36,648.99 13,868.72 55,621.30 21,606.16
Vaùn
MDF
5,926.28 1,470.42 5,255.38 1,554.71 10,213.37 2,377.67 15,318.25 3,881.00 25,621.30 7,651.30
Caùc loaïi
goã khaùc
965.60 236.61 153,820.39 25,932.63 106,223.27 43,899.46 82,070.89 57,059.97 95,789.00 65,061.23
Tổng
cộng
229,452.63 26,272.43 316,255.32 48,839.43 314,108.81 111,616.51 307,335.44 162,043.00 448,730.23 266,404.89
Nguoàn: Cuïc Thoáng keâ Bình Döông
97
PHUÏ LUÏC 11
Doanh thu vaø lôïi nhuaän ñaït ñöôïc cuûa caùc doanh nghieäp saûn xuaát ñoà goã tænh Bình Döông
Ñôn vò tính:
tyû ñoàng
Doanh thu thuaàn Lôïi nhuaän tröôùc thueá
Chæ tieâu
2003 2004 2005 2006 2003 2004 2005 2006
Toång soá 4,554 9,481 13,119 18,247 24 128 88 102
*Phaân theo thaønh phaàn kinh teá
_ Doanh nghieäp nhaø nöôùc 65 276 436 690 4 23 31 42
_ Doanh nghieäp ngoaøi nhaø
nöôùc 1,706 2,890 3,577 4,427 34 58 36 37
_ Doanh nghieäp coù voán ÑTNN 2,782 6,315 9,106 13,131 -14 48 21 23
Nguoàn: Cuïc Thoáng keâ tænh Bình Döông
98
PHUÏ LUÏC 12
Baûng so saùnh giaù baùn taïi moät soá doanh nghieäp Bình Döông vaø caùc nöôùc
Ñôn vò tính:
USD
ÑÔN GIAÙ BAÙN FOB
TEÂN SP QUI CAÙCH LOAÏI GOÃ
X-WOOD
YUNG
SHING
LUNG
MALAYSIA/
INDONESIA
TRUNG
QUOÁC
TU-IDT0647 540*400*58 Cao su 16.5 16 17-19 15-16
BAN-IDT0645 1028*595*420 Cao su 27 27 28-29 25-26
BAN -IDT0646 1220*394*760 Cao su 27 27
TU- IDT0644 482*482*1600 Cao su 31 30.5 33-35
TU - 525-412 510*406*635 Cao su 35.52 34 33
TU - HA859021 1220*610*705 Cao su 91.77 91-93 89
BAN - 499680 1500*432*870 Cao su 139.05 143-145
GHE - 499637 565*597*1010 Cao su 42 41 42-45
Nguoàn: Giaù Baùn taïi thôøi ñieåm 12/2006 Cty X-Wood, Cty Yung shing lung
99
PHUÏ LUÏC 13
Soá lieäu thoáng keâ dieän tích cao su caû nöôùc
Ñôn vò tính:
Ha
Năm Diện tích Dieän tích Năm Diện tích Dieän tích
cao su khai thaùc cao su khai thaùc
1980 87 700 58 500 1994 258 400 137 600
1981 85 000 60 800 1995 278 400 146 900
1982 94 400 60 800 1996 254 200 161 900
1983 115 200 62 900 1997 347 500 173 100
1984 148 200 62 600 1998 382 000 193 400
1985 180 200 63 650 1999 394 900 202 700
1986 202 100 65 900 2000 412 000 238 000
1987 203 700 65 900 2001 415 800 240 600
1988 210 500 64 900 2002 428 800 243 700
1989 215 600 69 400 2003 440 800 266 745
1990 221 700 81 100 2004 454 100 293 425
1991 220 600 89 900 2005 480 200 325 414
1992 212 400 87 300 2006 516 100 356 540
1993 242 400 123 800
Dieän tích cao su: nguoàn töø Toång Cuïc Thoáng Keâ
Dieän tích khai thaùc : Soá lieäu öôùc löôïng cuûa Hieäp Hoäi Cao su Vieät Nam
100
PHUÏ LUÏC 14
Tình hình khai thaùc goã ôû tænh Bình Döông
Ñôn vò tính:
M3
Naêm
Lọai 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Goã troøn 2,235 1,865 1,698 1,468 1,279 1,178
Toång coäng 2,235 1,865 1,698 1,468 1,279 1,178
Dieän tích röøng qua caùc naêm ôû tænh Bình Döông
Ñôn vò tính:
Ha
Naêm
Lọai 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Röøng töï nhieân 5,935 5,935 5,023 4,822 4,687 4,585
Röøng troàng 7,987 8,560 9,092 9,285 8,839 8,756
Toång coäng 13,922 14,495 14,115 14,107 13,526 13,341
Dieän tích caây coâng nghieäp laâu naêm ôû tænh Bình Döông
Ñôn vò tính:
Ha
Naêm
Lọai 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cao su 98,108 98,970 100,125 102,574 106,974 115,820
Hoà tieâu 890 884 922 985 814 915
Toång coäng 98,998 99,854 101,047 103,559 107,788 116,735
Tình hình troàng röøng ôû tænh Bình Döông
Ñôn vò tính:
Ha
Naêm
Lọai 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Troàng röøng taäp
trung 287 388 702 622 357 432
Troàng caây phaân
taùn 487 497 501 568 524 535
Toång coäng 287 388 702 622 357 432
i
101
Tình hình röøng bò thieät haïi ôû tænh Bình Döông
Ñôn vò tính:
Ha
Naêm
Lọai 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Diện tích 5 23 8 11 56 45
102
PHUÏ LUÏC 15
BIEÅU THUEÁ SUAÁT TOÁI HUEÄ QUOÁC
(Trích vaên kieän gia nhaäp WTO cuûa nöôùc CHXHCN Vieät Nam)
Thueá suaát
Thueá
suaát
Thôøi
haïn
Quyeàn
ñaøm phaùn Phuï thu
cam keát taïi
cam keát
caét
thöïc
hieän ban ñaàu
nhaäp
khaåu
thôøi ñieåm gia
giaûm
(%) (naêm) (%)
Maõ haøng Moâ taû haøng hoaù
nhaäp (%)
Chöông 32: caùc loaïi
hoùa chaát, sôn verni
3208 10/20
Sôn, verni, hoaù chaát
xöû lyù, choáng coân
truøng 30 20 2010 Hoa Kyø
15 10 2010 Hoa Kyø
44
Chöông 44: Goã vaø
caùc
maët haøng veà goã
4403 20 Goã khuùc, goã taám 0 U-ruquay 0
4410 Vaùn daêm 10 9 2008 Hoa Kyø 0
4411 11 0 Vaùn sôïi baèng goã 10 9 2008 Niu-zi-lan 0
4411 21 29 Vaùn sôïi 10 8 2008 Hoa Kyø 0
Chöông 82: Dung cuï
ñoà ngheà, dao keùo
8204
Côø leâ, thanh vaën, ñai
oác 25 20 2010
Trung
Quoác
8205 10/20/40
Baøo, ñuïc vít,
khoan ,ren 25 20 2010
Trung
Quoác
8302 30 41/10 Ñoà duøng ñeå laép raùp
Giaù, khung, baûn leà,
choát cöûa 30 20 2012
Trung
Quoác
2010 Hoa Kyø
94
Chöông 94: -Ñoà noäi
thaát 35 25 2012
Trung
Quoác 0
(giöôøng, tuû baøn
gheá)
vi
103
9401
Caùc loaïi gheá, giöôøng,
tuû
thuoäc maõ haøng 9401-
69/79/80/90
Nguoàn: Baûn dòch cuûa Boä Taøi Chính
104
PHUÏ LUÏC 16
Caân ñoái lao ñoäng vaø xaõ hoäi tænh Bình Döông
Ñôn vò tính:
Ngöôøi
Naêm
Daân soá 2001 2002 2003 2004 2005 2006
A. Nguoàn lao ñoäng
_ Soá ngöôøi trong ñoä tuoåi lao
ñoäng 457,508 509,700 584,256 649,605 734,952 795,642
+ Coù khaû naêng lao ñoäng 452.693 504.784 579.333 644.779 730.087 790.770
+ Maát khaû naêng lao ñoäng 4.815 4.916 4.923 4.826 4.865 4.872
_ Soá ngöôøi ngoøai ñoä tuoåi thöïc
teá coù tham gia lao ñoäng P 23.967 23.987 23.249 23.088 23.003
+ Treân ñoä tuoåi lao ñoäng 15.443 15.668 15.668 15.123 15.065 15.003
+ Döôùi ñoä tuoåi lao ñoäng 8.289 8.299 8.319 8.126 8.023 8.000
B. Nguoàn phaân phoái lao ñoäng
_ Lao ñoäng ñang laøm vieäc
trong caùc ngaønh kinh teá 406.435 460.809 526.602 591.376 659.022 719.571
_Soá ngöôøi trong ñoä tuoåi coù khaû
naêng lao ñoäng ñang ñi hoïc 45.478 48.390 50.020 54.688 65.884 67.025
+ Hoïc phoå thoâng 33.261 35.500 36.147 39.452 42.986 44.490
+ Hoïc chuyeân moân nghieäp vuï,
hoïc ngheà 12.217 12.890 13.873 15.236 22.898 22.535
_Soá ngöôøi trong ñoä tuoåi coù khaû
naêng lao ñoängñang laøm noäi trôï,
chöa coù vieäc laøm, tình traïng
khaùc 25.512 19.552 26.698 21.964 28.269 26.777
Nguoàn: Nieân giaùm thoáng keâ tænh Bình Döông naêm 2006
105
BAÛNG 2.9 CAÙC CHÆ TIEÂU TAØI CHÍNH CHUÛ YEÁU CUÛA MOÄT SOÁ COÂNG TY GOÃ TAÏI BÌNH DÖÔNG
CHÆ TIEÂU
ÑÔN
VÒ
TÍNH
GOÃ THUAÄN AN GOÃ TRÖÔØNG THAØNH GOÃ X-WOOD LD GOÃ GFS
2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006
Chæ tieâu veà khaû naêng thanh toaùn
Tyû soá thanh toaùn hieän haønh Laàn 2.49 2.30 3.18 0.95 0.95 1.10 0.95 1.15 1.10 1.74 0.81 0.92
Tyû soá thanh toaùn nhanh Laàn 0.17 0.22 1.11 0.35 0.32 0.24 0.21 0.23 0.13 0.58 0.32 0.35
Chæ tieâu veà naêng löïc hoaït ñoäng
Voøng quay caùc khoaûn phaûi thu Laàn 13.07 11.63 24.48 4.13 4.35 10.14 17.04 32.92 49.88 4.77 5.08 8.35
Voøng quay haøng toàn kho Laàn 2.93 5.23 9.08 1.53 1.88 1.40 1.00 3.65 2.60 2.15 2.42 3.45
Hieäu suaát söû duïng taøi saûn coá ñònh Laàn 3.44 5.51 6.91 8.03 9.69 16.79 0.54 2.93 3.40 2.18 1.80 5.82
Hieäu suaát söû duïng toaøn boä taøi saûn Laàn 1.28 1.88 1.15 0.85 1.07 0.98 0.32 1.46 1.37 0.86 0.81 1.55
Hieäu suaát söû duïng voán coå phaàn Laàn 2.52 4.24 2.16 4.83 6.76 5.41 0.46 2.43 2.68 1.12 2.65 7.68
Chæ tieâu veà cô caáu voán
Tyû soá nôï treân taøi saûn % 39.08 43.42 30.67 94.75 93.04 81.62 51.09 48.01 56.41 34.60 90.90 89.51
Tyû soá nôï treân voán coå phaàn % 77.14 97.84 57.90 536.44 586.68 539.58 74.32 79.65 110.36 44.71 298.14 442.38
Tyû soá toång taøi saûn treân voán coå
phaàn % 197.41 225.34 188.80 566.18 630.57 661.08 145.46 165.91 195.64 129.23 328.00 494.21
Chæ tieâu veà khaû naêng sinh lôøi
Tyû suaát sinh lôïi treân doanh thu % 6.89 6.22 7.78 2.52 3.00 4.92 -2.15 6.22 -0.36 -13.88 -20.65 2.86
Tyû suaát sinh lôïi treân toång taøi saûn % 9.15 11.79 8.58 3.58 10.17 4.82 -0.68 9.11 -0.50 -11.98 -16.66 4.44
106
Tyû suaát sinh lôïi treân voán coå phaàn % 18.11 26.56 16.47 12.18 20.29 31.89 -1.00 15.11 -0.97 -15.49 -54.65 21.96
Nguoàn: Baûn caùo baïch cuûa Coâng ty Coå phaàn Cheá Bieán Goã Thuaän An, Coâng ty Coå Phaàn Kyõ Ngheä Goã Tröôøng Thaønh
Baùo caùo taøi chính cuûa caùc coâng ty vaø ñieàu tra cuûa taùc giaû
107
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 47149.pdf