Để nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng máy tính và các thiết bị tin học, công ty ASEM các phương hướng và giải pháp cho giai đoạn tới của công ty đã được đề ra nhằm tạo cho mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty có sức cạnh tranh cao hơn nữa trên thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Công ty ASEM sau hơn 3 năm ra đời đã gặt hái được những thành công đáng kể. Song thực chất công ty vẫn chưa phát huy tối đa năng lực vốn có của mình. Do đó, công ty cần phải đầu tư thêm về cả vốn và lao động để duy trì vị trí hiện có đồng thời khai thác triệt để tiềm lực của mình phục vụ cho sự phát triển lâu dài. Xác định được những vận hội trước mắt đó, công ty hiện đang định hướng phát triển sau:
• Định hướng về kinh doanh và dịch vụ:
- Duy trì hoạt động ổ định
- Phát triển vững chắc, có hiệu quả trên nền tảng hoạt động đa dạng
- Đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động dựa trên nền tảng kinh doanh cơ bản và nhu cầu phát triển trên thị trường.
- Củng cố thị trường hiện hữu và phát triển thị trường tiêm năng.
- Phát triển kinh doanh dựa trên sự am hiểu lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu thực của khách hàng và dự đoán các nhu cầu tiềm năng.
- Phát triển dịch vụ với tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa.
• Định hướng về tiếp thị:
- Tiếp cận khách hàng chính quy và chuyên nghiệp, kết hợp với mối quan hệ bền vững với từng khách hàng.
- Định hướng tiếp thị theo hướng marketing xã hội: Sự phát triển bền vững của công ty gắn liền với lợi ích khách hàng và lợi ích cộng đồng xã hội.
- Tăng cường quan hệ cộng đồng.
• Định hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch đề ra
Tập trung phát triển thị trường bằng cách khai thác tối đa thị trường trọng điểm đồng thời mở rộng thị trường ở các tỉnh. Liên tục nghiên cứu hoàn thiện các mặt hàng cung cấp sao cho chủng loại được phong phú và đầy đủ hơn. Thực hiện đa dạng hoá phát triển sản phẩm song song với việc khuyếch trương nhằm tạo lập được hình ảnh về một công ty có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng về dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghệ. Thiết lập và xây dựng tốt mối quan hệ với các đại lý nhằm tổ chức hệ thống phân phối sao cho tối ưu nhất, đạt hiệu quả cao nhất bởi đây chính là những trung gian tích cực cho việc đẩy hàng hoá, sản phẩm đến tay người sử dụng cuối cùng.
110 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH CHO MỘT SỐ SẢN PHẨM MÁY TÍNH VÀ THIẾT BỊ TIN HỌC CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT - XUẤT KHẨU & HỢP TÁC ASEM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi phí quyết định còn giá tối đa sẽ do nhu cầu quyết định. Cơ cấu giá của công ty ASEM được linh hoạt áp dụng đúng mức đối với từng nhóm khách hàng, đơn hàng đối với từng chủng loại mặt hàng khác nhau. Đối với một dòng sản phẩm mới mà công ty tiến hành nhập từ Mỹ công ty sẽ sử dụng chính sách giá tấn công, chính sách này được công ty ASEM sử dụng với mục đích mở rộng thị phần và tiếp tục tăng doanh số nhanh hơn nữa các mặt hàng đang có trên thị trường. Tuy nhiên với dòng sản phẩm mới do cải tiến công ty ASEM cũng rất linh hoạt vận dụng giá không quá cao so với dòng sản phẩm phẩm trước đó vì công ty xác định được việc tăng giá quá cao sẽ đạt được độ tin cậy của khách hàng về chất lượng sản phẩm được nâng cấp thực sự, nhưng khách hàng vẫn có thể thờ ơ với sản phẩm mới vì cho rằng dùng máy cũ với giá rẻ vẫn chấp nhận được.
Công ty sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp hữu hiệu mà công ty đang sử dụng đó là áp dụng chính giá mềm dẻo đánh trúng tâm lý người mua bằng cách định mức giá lẻ. Ví dụ giá của máy tính xách tay Thinkpad của hãng IBM: Trước đây, giá một máy xách tay IBM -Thinkpad là hơn 2000USD hiện tại được đặt ở mức giá là 1990USD cho Thinkpad 390X và570, mức giá 1999 cho loại Thinkpad -Aseries. Với con số lẻ này khách hàng có cảm giác đang mua ở mức giá hơn 1000USD chứ không phải ở mức giá 2000USD. Tâm lý chấp nhận giá cả hày được công ty ASEM khai thác triệt để và tận dụng hết sức linh hoạt.
Tóm lại, việc thực hiện những chính sách giá mềm dẻo sẽ giúp công ty trong việc thực hiện nâng cao hơn sức cạnh tranh cho các mặt hàng máy tính và các thiết bị tin học một cách hiệu quả, doanh thu cao và không ngừng tăng lên.
3.4.2. Nhân tố từ phía công ty
3.4.2.1. Đặc điểm về lao động của công ty
Từ khi thành lập đến nay đội ngũ lao động của công ty ngày càng tăng lên và đến nay số lượng lao động hiện tại là 53 người cụ thể ở các phòng ban như sau:
- Phòng kế toán: 06 người
- Phòng nhân sự: 04 người
- Phòng kinh doanh và bán hàng: 17 người
- Phòng Marketing: 08 người
- Phòng vận chuyển: 05 người
- Phòng kỹ thuật và bảo hành sản phẩm: 08 người
- Phòng công nghệ: 05 người
Công ty ASEM có lực lượng lao động hùng hậu, có chất lượng cao, sáng tạo trong công việc.Trong quá trình hoạt động công ty luôn chú trọng đến đào tạo và phát triển con người trong công ty. Nguồn nhân lực được coi là vấn đề quan trọng, sống còn đối với mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. Phương pháp và nghệ thuật tuyển mộ, sử dụng lao động, các chương trình tuyển chọn, bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo tiếp theo, vấn đề đãi ngộ khuyến khích người lao động, tất cả đều ảnh hưởng tới việc tạo lợi thế cạnh tranh của công ty.
Số lượng và chất lượng nguồn lao động của công ty liên tục tăng qua 3 năm cụ thể là năm 2006 số lượng lao động trong công ty là 25 người đến năm 2008 tăng lên 53 người là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh. Mặt khác chất lượng nguồn lao động của công ty cũng tăng qua các năm số lượng lao động có trình độ đại học tăng nhanh năm 06 là 13 đến năm 08 tăng lên là 30 lao động.
Bảng 3.11: Tình hình số lượng và chất lượng nguồn lao động của công ty
2006-2008
Phân loại
2006
2007
2008
Số lượng
Tỷ lệ%
Số lượng
Tỷ lệ%
Số lượng
Tỷ lệ%
Tổng số LĐ
25
100
38
100
53
100
1.Giới tính
Nam
16
64,0
25
65,8
35
66,0
Nữ
9
36,0
13
34,2
18
34,0
2.Trình độ
Trên Đại học &Đại học
13
52,0
21
55,2
30
56,6
CĐ & Trung cấp
7
28,0
11
29,0
17
32,1
Phổ thông
5
20,0
6
15,8
6
11,3
3.Tuổi tác
20-35
18
72,0
28
73,7
40
75,5
36-50
5
20,0
8
21,0
10
18,9
51-60
2
8,0
2
5,3
3
5,6
(Nguồn: Phòng nhân sự - ASEM)
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu chất lượng nguồn lao động của công ty năm 2008
Quá trình giám sát các hoạt động nhập, mua các sản phẩm máy tính và thiết bị tin học của công ty là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng của các sản phẩm của công ty sau này. Nếu quá trình nhập, mua sản phẩm với những sản phẩm chất lượng kém thì công ty có thể không bán được sản phẩm hoặc bán được nhưng qua sử dụng người tiêu dùng biết đến chất lượng của nó kém từ đó làm giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, ngược lại với những sản phẩm chất lượng tốt sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy công ty cần có đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn giỏi để giám sát các hoạt động một cách chính xác và hiệu quả tránh gây tổn thất cho doanh nghiệp sau này về uy tín và vốn. Nắm bắt được tầm quan trọng của đội ngũ kỹ thuật, công ty ASEM không ngừng củng cố đội ngũ này về chất lượng, quá trình tuyển dụng đội ngũ này trong công ty rất khắt khe, vì vậy họ là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra.
Công ty có một môi trường, một không khí hoạt động kinh doanh hiệu quả, nghiêm túc từ cấp lãnh đạo cao nhất đến từng cá nhân tạo thành một khối thống nhất, liên kết chặt chẽ. Mọi người trong công ty đều có tiếng nói riêng của mình khiến họ rất tự tin phát huy năng lực sáng tạo của mình nhiệt tình hết mình vì công ty. Đây có thể nói là một môi trường rất lành mạnh để ASEM phát triển mạnh mẽ toàn diện.
3.4.2.2. Đặc điểm về năng lực tài chính của công ty
Tài chính và vốn là yếu tố quan trọng, là cơ sở nền tảng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm hướng tới lợi nhuận tối đa, là cơ sở phát triển mở rộng quy mô tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.
Bảng 3.12: Báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm 2006 - 2008
Đơn vị tính:Triệu Đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh(%)
07/06
08/07
1
Tổng tài sản
14.066
32.653
125.236
232.1
383.5
Tài sản ngắn hạn
9.504
26.236
63.530
276.1
242.1
Tài sản dài hạn
4.561
6.416
61.706
140.7
961.7
2
Tổng nguồn vốn
14.066
32.653
125.236
232.1
383.5
Nợ phải trả
7.675
16.741
67.523
218.1
403.3
Nguồn vốn CSH
6.391
15.911
57.713
248.9
362.7
(Nguồn: Phòng kế toán - ASEM)
Để có được lợi thế so với đối thủ cạnh tranh công ty cần có khả năng tài chính ở mức vốn an toàn. Với sự mạnh mẽ về vốn công ty có thể đầu tư mua sắm những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có uy tín trên thị trường.
Nhìn vào báo cáo tài chính ta thấy nguồn vốn của công ty tăng nhanh trong thời gian qua. Tổng tài sản đến cuối 2008 là 125.236 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu luôn được bổ sung qua 3 năm vì vậy thuận lợi cho việc nắm bắt các cơ hội trên thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của công ty.
Từ bảng 3.13 ta thấy các chỉ tiêu về tài chính của công ty có sự biến động qua 3 năm tuy nhiên biến động còn nhỏ. Nguồn vốn của công ty chủ yếu vẫn là vốn vay. Về khả năng thanh toán chỉ tiêu này của công ty cao nên khả năng trả các khoản nợ của công ty cao, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành có xu hướng giảm so với năm trước từ 1,95 năm 2006 xuống còn 1,85 năm 2008 tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh lại tăng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế lại tăng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ công ty đầu tư có hiệu quả.
Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty ASEM
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm2006
Năm2007
Năm2008
So sánh
07/06
08/07
1
Cơ cấu tài sản
Tài sản dài hạn/Tổng tài sản
%
32,42
19,65
49,28
60,6
250,8
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản
%
67,56
80,35
50,73
118,9
63,1
2
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
%
54,56
51,27
53,92
93,9
105,2
Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn
%
45,43
48,73
46,08
107,2
94,6
3
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán nhanh
Lần
1,24
1,57
1,89
126,6
120,5
Khả năng thanh toán hiện hành
Lần
1,95
1,95
1,85
100,0
95,1
4
Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
%
3,10
3,35
3,64
107,7
108,7
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
%
4,15
4,65
4,60
111,9
99,1
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn CSH
%
9,13
9,53
9,98
104,4
104,8
(Nguồn: Phòng kế toán- ASEM)
3.4.2.3. Đặc điểm thị trường tiêu thụ của công ty
Thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng được mở rộng. Số lượng tiêu thụ máy tính và thiết bị tin học của công ty tăng liên tục kể từ khi công ty hoạt động kinh doanh tới nay. Các loại máy tính và thiết bị tin học mà công ty nhập khẩu hiện nay chủ yếu nằm trong giai đoạn tăng trưởng và chín muồi trong chu kỳ sống do đó khả năng chiếm lĩnh thị trường và sức cạnh tranh của các mặt hàng này là rất cao.
Doanh thu tiêu thụ của các thị trường của doanh nghiệp đều có sự thay đổi cụ thể thị trường tiêu thụ tại Hà Nội của doanh nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất. Năm 2006 doanh thu tiêu thụ tại thị trường Hà Nội là 5434.65 triệu đồng chiếm 28,62% so với tổng số các thị trường tiêu thụ của công ty. Đến năm 2008 doanh thu tiêu thụ tại thị trường Hà Nội là 56.934 triệu đồng và đã tăng lên 35,94% so với tổng số thị trường tiêu thụ của công ty. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ của công ty chiếm tỷ lệ ít nhất là thị trường Lào Cai. Ta thấy công ty cần mở rộng thị trường tại các tỉnh. Thị trường tiêu thụ của công ty rộng khắp cả nước vì vậy công ty dần khẳng định được tên tuổi của mình.
3.4.2.4. Mục tiêu kinh doanh của công ty
Tiêu chí của Công ty là: “Công ty ASEM mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động, sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, góp phần hưng thịnh cho nền công nghệ thông tin quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”. ASEM tập trung vào các mục tiêu kinh doanh sau để đảm bảo những thành công to lớn, liên tục và vững chắc cho Công ty.
Mục tiêu “khách hàng là thượng đế”
ASEM luôn trăn trở những ai đánh giá cao sản phẩm của công ty, ai sẽ bỏ tiền ra mua chúng hay ai sẽ là khách hàng của công ty, họ muốn gì? mục tiêu của ASEM là làm thoả mãn khách hàng vì theo họ, khi khách hàng thoả mãn là khi khách hàng cảm nhận được giá trị về hàng hoá và dịch vụ công ty mang lại cho họ tốt hoặc hơn họ mong đợi và chỉ khi khách hàng thoả mãn thì công ty mới có lợi nhuận. Vậy mục đích kinh doanh của ASEM là tạo tối đa lượng khách hàng được thoả mãn nhu cầu thông qua ASEM.
Mục tiêu kinh doanh có hàm lượng công nghệ cao
Công nghệ cao tạo ra giá trị gia tăng tốt hơn những cố gắng khác. Trong những năm hoạt động ASEM kiên trì hướng hoạt động kinh doanh chủ chốt của công ty vào lĩnh vực công nghệ cao có triển vọng. Mục tiêu công nghệ cao phù hợp với chiến lược phát triển nhân lực của ASEM. Hướng tới mục tiêu hàm lượng công nghệ cao sẽ tạo cho công ty ưu thế cạnh tranh. Vì mục tiêu này công ty luôn ưu tiên cho các hoạt động kinh doanh có hàm lượng công nghệ cao. Tuy nhiên công ty không hướng tới mục tiêu này một cách viển vông mà công ty luôn suy nghĩ rằng công nghệ cao không vì công ty mà công nghệ cao là vì khách hàng, phải đảm bảo cho khách hàng đạt được mục tiêu đặt ra khi ứng dụng kỹ thuật công nghệ, phải bảo vệ sự đầu tư của khách hàng. Công ty luôn đặt mình vào vị trí khách hàng xem mình có bỏ tiền ra để mua các sản phẩm đó không. Kinh doanh theo hướng công nghệ cao còn tạo ra hình ảnh đẹp của một Công ty công nghệ.
Mục tiêu đối tác kinh doanh lớn nhất
ASEM đã rất đúng khi quan hệ với những đối tác đứng đầu thế giới như: IBM, COMPAQ, HP, EPSON... Những hãng này đều có thị trường lớn trên toàn cầu, hơn nữa kỹ thuật công nghệ của các hãng lớn thường là các chuẩn công nghiệp. Theo đuổi mục tiêu này, ASEM không sợ lạc đường, yên tâm đi theo. Những hãng lớn có thị trường kinh doanh ổn định và hệ quả là ASEM có thị trường ổn định. Ngoài ra, quan hệ với các hãng lớn sẽ có cơ hội học hỏi rất nhiều về các lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu kinh doanh những sản phẩm nổi tiếng nhất
Chọn sản phẩm nổi tiếng nhất, dễ bán, dễ đạt doanh số cao. Sản phẩm nổi tiếng nhất có lợi là ít tốn chi phí quảng cáo. Khi kinh doanh các sản phẩm nổi tiếng nhất tất nhiên ASEM cũng nổi tiếng theo.
Mục tiêu kinh doanh đến những khu vực có nhu cầu cấp thiết nhất và thị trường lớn nhất
Nhu cầu là động lực cao nhất của thị trường, trong đó nhu cầu có vai trò tích cực nhất. Nếu so sánh ngành năng lượng và ngành viễn thông ta sẽ thấy nhu cầu tin học hoá của cả hai ngành đều rất cao, nhưng nhu cầu của ngành viễn thông cấp thiết hơn, vì vậy ngành viến thông là khách hàng quan trọng hơn ngành năng lượng. Các ngành có nhu cầu tin học hoá cấp thiết như ngân hàng, tài chính, hàng không... là khu vực tốt nhất để ASEM định hướng tập trung các cố gắng. Các công ty nước ngoài, công ty liên doanh là một khu vực cần sự quan tâm cao hơn nữa, vì nhu cầu của họ là có thực và ngày càng gia tăng theo tiến độ đầu tư, khai thác. Thị trường lớn cũng là yếu tố cần quan tâm. Trong thời gian qua ASEM chỉ tập trung vào mảng thị trường của máy IBM và Compaq mà bỏ qua mảng thị trường rất lớn của các hãng máy tính khác đặc biệt là máy tính clones.
Mục tiêu xây dựng môi trường sống và làm việc sáng tạo nhất
Mỗi thành viên của ASEM đều đáng trân trọng nhưng môi trường để thành công còn quan trọng hơn nhiều. Môi trường mà ASEM có mục tiêu xây dựng là:
- Được làm công việc yêu thích với cường độ cao.
- Được yêu thương, vui chơi giải trí để giải toả mọi căng thẳng.
- Có cơ hội phát triển bản thân.
- Có cơ hội đóng góp cho tập thể, cho đất nước.
Ngoài ra phát huy vai trò của đoàn, phụ nữ, công đoàn trong việc xây dựng cuộc sống đầy đủ về vật chất phong phú về tinh thần cho mọi người trong ngôi nhà chung ASEM.
Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ tận tụy có năng lực cao nhất
Trong báo cáo tổng kết 3 năm ASEM, bà Hoàng Thị Lan, giám đốc công ty đã đúc kết về vai trò của cán bộ trong mọi thành công của ASEM, đây là tài sản lớn nhất của ASEM. Muốn bảo vệ và phát triển đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc chiến cạnh tranh sản phẩm, ASEM đặt ra mục tiêu:
- Cán bộ ASEM phải là những người có lòng tận tuỵ và năng lực không ngừng được nâng cao.
- Công tác tuyển dụng phải đạt hiệu quả cao nhất, phần lớn nhân viên đều là người tài.
- Mục tiêu quản trị kinh doanh tốt nhất.
3.4.2.5. Uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
Uy tín của công ty đối với khách hàng là điều đặc biệt quan trong, để có thể kinh doanh lâu dài công ty phải nghĩ đến chữ tín đối với khách hàng. Khi đi tiếp thị cho công ty thì các nhân viên Marketing luôn phải đặt chỉ tiêu giữ gìn uy tín của công ty đối với khách hàng. Khi đã có được danh tiếng uy tín tốt thì việc gặp gỡ tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn và có khi khách hàng còn tự tìm đến với công ty. Ở công ty, các nhân viên Marketing luôn áp dụng triệt để các mục tiêu mà công ty luôn cố gắng kiến tạo cho khách hàng, do đó khách hàng của công ty không chỉ là những khách hàng cũ mà khách hàng tự tìm đến rất nhiều. Để gây uy tín của công ty, đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty luôn cố gắng trung thực lễ phép, đúng hẹn, bán hàng tốt, bảo hành và hướng dẫn khách hàng một cách tận tình chu đáo.
Hiện nay ASEM có thế và lực là uy tín của một Công ty tin học đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường Việt Nam đối với khách hàng, bạn hàng và các đối tác. ASEM có hệ thống các bạn hàng truyền thống đáng tin cậy, các công ty mà ASEM làm đại lý phân phối máy tính và các thiết bị tin học khẳng định sẽ ủng hộ Công ty trong các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.
3.4.3. Các nhân tố môi trường bên ngoài
Môi trường chính trị pháp luật:
Thể chế chính trị ổn định cùng với mức tăng trưởng cao và chính sách mở cửa nền kinh tế đã làm cho số lượng các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp liên doanh tăng lên nhanh chóng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty.
Các chính sách của nhà nước về phát triển công nghệ thông tin như: “ Khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau tự đầu tư ứng dụng CNTT vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”. Hay sớm hình thành các trung tâm phát triển phần mềm, xí nghiệp sản xuất thiết bị thuộc lĩnh vực CNTT và tăng cường mạng lưới các dịch vụ tin học đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường CNTT trong nước, các cơ sở sản xuất và dịch vụ đó cần được khuyến khích phát triển trong mọi thành phần kinh tế và liên doanh liên kết với nước ngoài.
Hệ thống pháp luật của nhà nước chưa đồng bộ, quá trình thực thi chưa đạt hiệu quả cao, một số chính sách chỉ là biện pháp giải quyết tạm thời không ổn định do đó làm cho việc lập kế hoạch đầu tư sản xuất của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn gây cản trở cho việc phát triển và nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm máy tính và thiết bị tin học của công ty. Thuế nhập khẩu nguyên chiếc cho các loại máy tính và thiết bị tin học còn cao(5% đối với máy vi tính nguyên chiếc; 0% đối với bộ phận phụ tùng kèm theo các loại máy tính đó. Tuy nhiên hiện nay các phụ tùng rời nhập khẩu cho công nghiệp công nghệ thông tin đều là cụm chi tiết, cụm linh kiện hoàn chỉnh nên tại các cửa khẩu đều bị coi là nguyên chiếc và áp dụng thuế xuất 5%) dẫn đến gây khó khăn cho các doanh nghiệp đưa một mức giá cạnh tranh trên thị trường.
Môi trường khoa học công nghệ
Lãi suất cho vay của các ngân hàng nhà nước giảm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc vau vốn để SXKD. Mặt khác tình hình tỷ giá hối đoái lại không ổn định làm cho công ty ASEM gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho SXKD.
Khoa học ngày càng phát triển tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển nhưng cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy công ty phải có chiến lược kinh doanh sao cho các sản phẩm của công ty không bị lạc hậu nhanh.
Môi trường tự nhiên, văn hoá xã hội
Cùng với sự phát triển nền kinh tế của đất nước thì đời sống người dân cũng được nâng cao, nhu cầu sử dụng máy tính ngày càng nhiều sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Ngoài ra do khí hậu thời tiết biến đổi thất thường, khí hậu có độ ẩm cao gây ra tình trạng khấu hao rất nhanh đối với các mặt hàng máy tính và thiết bị tin học, bên cạnh đó còn ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh của các mặt hàng này của công ty.
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh trong lĩnh vực này vì vậy doanh nghiệp có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, làm cường độ cạnh tranh ngày càng cao gây khó khăn cho việc giữ vững và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Cùng hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, KD nhập khẩu máy móc thiết bị với công ty ASEM còn có rất nhiều các công ty có tiềm lực mạnh, các công ty tư nhân, công ty nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này, điều này đòi hỏi nỗ lực của công ty trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty ASEM để có thể tồn tại và phát trriển trên thị trường.
3.5. Đánh giá sức cạnh tranh các mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty
3.5.1. Ma trận SWOT phân tích sức cạnh tranh
Bảng 3.14: Ma trận phân tích sức cạnh tranh
SWOT
S - Điểm mạnh
- Doanh nghiệp có uy tín trên thị trường.
- Có nhiều khách hàng truyền thống, nắm bắt nhanh nhu cầu và thị hiếu khách hàng.
- Nguồn lao động có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao.
- Mạng lưới tiêu thụ rộng.
- Tài chính ổn định và có uy tín với ngân hàng.
W - Điểm yếu
- Giá một số sản phẩm còn cao hơn giá thị trường.
- Công ty mới chỉ hướng vào sản phẩm có danh tiếng.
- Chất lượng dịch vụ còn phải chú ý đến (ví dụ dịch vụ bảo hành tại nơi sử dụng chỉ áp dụng cho nội thành).
- Hạn chế trong phương thức quảng cáo, chưa quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh.
- Chưa quan tâm công tác nghiên cứu thị trường.
O – Cơ hôị
- Dân số đông, trình độ dân trí tăng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.
- Nhu cầu sử dụng máy tính và thiết bị tin học ngày càng nhiều.
- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
- Công nghệ ngày càng phát triển tạo cơ hội cung ứng sản phẩm chất lượng cao.
- Hệ thống pháp luật chính sách tiếp tục hoàn thiện là tiền đề pháp lý để công ty phát triển.
- Hội nhập kinh tế tạo cơ hội hợp tác đầu tư.
S – O
- Liên kết mở rộng đầu tư.
- Phát triển chiến lược thu hút khách hàng trung thành, tăng cường thu hút thêm khách hàng.
- Xây dựng cơ chế kinh doanh linh hoạt, tìm đối tác hợp tác để phát triển.
W - O
- Học hỏi đối tác nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng.
- Cần đưa ra chính sách gía linh hoạt với từng mặt hàng.
T - Thách thức
- Sự thay đổi công nghệ nhanh chóng tạo sức ép nguy cơ tiềm ẩn tụt hậu cho sản phẩm.
- Một số vùng sức mua thấp, trình độ dân trí chưa cao.
- Do đặc điểm tự nhiên, văn hoá, kinh tế tạo khoảng cách lớn trong nhu cầu sử dụng máy tính giữa các vùng.
- Người tiêu dùng thiếu thông tin khi mua hàng.
- Thiếu thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh.
- Giá cả sản phẩm luôn biến động.
- Đối thủ cạnh tranh nhiều.
S – T
- Khuyến khích đầu tư nghiên cứu thị trường.
- Thực hiện chiến lược phát triển thị trường để tăng số lượng tiêu thụ.
- Tăng cường chất lượng dịch vụ, lựa chọn loại hình dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Định hướng, hỗ trợ khách hàng hiểu biết hơn về sản phẩm, về dịch vụ của công ty.
W - T
- Giảm giá để sẵn sàng cạnh tranh.
- Điều chỉnh chiến lược xúc tiến bán hàng, khuyến mại để thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh.
- Nâng cao trình độ kiến thức tư duy kinh doanh trong môi trường cạnh tranh.
3.5.2. Những nhận xét về quá trình kinh doanh các thiết bị tin học và máy tính của công ty
3.5.2.1. Thuận lợi trong việc nâng cao sức cạnh tranh
Công ty đã chú ý khai thác thế mạnh của mình trong cơ chế cạnh tranh để kinh doanh có hiệu quả, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường máy tính cụ thể:
- Chủng loại sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng hơn, đảm bảo chất lượng, giá cả có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường. Qua đó thu hút được nhiều khách hàng, nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên thị trường hơn.
- Số lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng, tạo điều kiện cho công ty tháo gỡ khó khăn, đảm bảo thu nhập cho nhân viên trong công ty và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
- Thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty được giữ vững và có xu hướng ngày càng mở rộng, đây là biểu hiện tích cực đối với khả năng phát triển và mở rộng thị trường của công ty trong tương lai.
- Đối với khách hàng truyền thống công ty không ngừng tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao dịch, vận chuyển hàng hoá, phương thức thanh toán, khuyến khích họ thông qua giá bán và chất lượng hàng hoá cung cấp. Đối với khách hàng thông thường công ty áp dụng các phương thức phục vụ nhiệt tình, chu đáo không chỉ bằng thái độ mà còn bởi việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của họ. Do đó khách hàng truyền thống vẫn tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ với công ty, thể hiện bằng các hợp đồng, đơn đặt hàng có số lượng lớn…còn các khách hàng thông thường vẫn tiếp tục đến mua hàng của công ty với số lượng ngày một đông.
- Công ty ASEM có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, mọi hoạt động của toàn công ty từ giám đốc đến toàn bộ nhân viên của công ty đều hướng tơi mục tiêu xây dựng là phát triển công ty do đó họ đều thống nhất với nhau tạo nên cơ sở vững chắc, họ làm việc hết mình vì tương lai của công ty và vì lợi ích của họ. Thêm vào đó công ty có đội ngũ cán bộ, nhân viên rất trẻ năng động đầy nhiệt hưyết, một không khí đoàn kết gắn bó của toàn bộ công ty từ cấp lãnh đạo đến nhân viên. Điều đó giúp cho mỗi cá nhân cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đó là những nhân tố quan trọng đảm bảo cho năng lực cạnh tranh của công ty trong tương lai.
- Hiệu quả kinh doanh đã góp phần tạo dựng cho toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất của công ty ngày càng khang trang, đẹp đẽ hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng để thu hút và tạo dựng niềm tin của khách hàng với công ty.
- Công ty quan tâm nhiều hơn đến hoạt động quảng cáo, thể hiện ở việc chi phí dành cho quảng cáo không ngừng tăng.
3.5.2.2. Hạn chế trong việc nâng cao sức cạnh tranh
- Do lực lượng kỹ sư và chuyên gia của công ty hiện nay còn tương đối ít so nhu cầu của công việc nâng cao chất lượng của các mặt hàng máy tính và thiết bị tin học khi được nhập về công ty, gây khó khăn cho việc phân công thực hiện các dịch vụ hỗ trợ đi kèm khi tiêu thụ sản phẩm và nhu cầu hoạch định chiến lược nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng này.
- Do công ty chủ yếu nhập khẩu máy tính của một số hãng lớn có tên tuổi nên công ty chưa cân bằng được chi phí và giá cả một cách hợp lý và có sức cạnh tranh nhất trên thị trường. Trong khi đó hiện nay giá cả của các loại máy tính và thiết bị tin học thay đổi không ngừng và có xu hướng giảm trên thị trường do dự xuất hiện của rất nhiều loại máy mới, sự tiến bộ của khoa học công nghệ và của rất nhiều hãng máy tính Đông Nam Á với chất lượng ngày càng tăng và giá cả tương đối rẻ.
Bảng 3.15: Giá một số mặt hàng hiện bị giảm sức cạnh tranh của công ty ASEM hiện nay
Đơn vị tính: VNĐ
Chủng loại
Phân loại
Giá
Công ty
Thị trường
Máy tính
HP Compaq CQ40-149TU
8.892,114
8.875,212
IBM –Lenovo Y310(59014554)
14.134,733
14.105,088
Máy in
Laser HP-P1006
2.139,600
2.115,421
Cannon 2900
2.365.265
2.340,118
Kim Epson printer LQ
3.744,300
3.735,185
Thiết bị mạng Network card:Plink wireless PCMCIA-(DWL-G650)-108Mbp
660,220
630,152
(Nguồn: Số liệu điều tra tại công ty)
Giá đầu vào một số loại máy tính của công ty là cao so với mặt bằng giá chung của các loại máy tính và thiết bị tin học trên thị trường hiện nay. Điều này kéo theo là sức cạnh tranh của các mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty giảm và thấp so với các công ty máy tính và tin học khác trên thị trường, đặc biệt là đối với các đối thủ cạnh tranh mạnh.
Bảng 3.16: Một số mặt hàng tồn kho năm 2008
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Tên hàng hoá
ĐVT
SL
Giá trị
Thành tiền
1
Màn hình Sam sung 743NX
Chiếc
600
3,060,000
1,836,000,000
2
Màn hình Samsung LCD 17'' model 720 N
Chiếc
300
3,276,630
982,989,000
3
Màn hình Samsung 732NW
Chiếc
300
2,499,000
749,700,000
4
Màn hình Samsung 740NW
Chiếc
300
2,482,000
744,600,000
5
Màn hình AOC 17''
Chiếc
2
1,425,632
2,851,264
6
Màn hình LCD Sam sung 19' NXW
Chiếc
1000
3,145,000
3,145,000,000
7
Ổ cứng Samsung 80Gb
Chiếc
24
709,933
17,038,392
8
Ổ cứng Samsung 40Gb
Chiếc
48
610,235
29,291,280
9
DDRam 512G Adata buss 667
Chiếc
1354
398,421
539,462,034
10
Dây mạng máy tính AMP
Cuộn
271
241,536
65,456,256
11
Chuột Mitsumi
Chiếc
53
30,590
1,621,270
12
Bàn phím máy tính Mitsumi – Black
Chiếc
213
84,452
17,988,276
Bàn phím máy tính Mitsumi – White
Chiếc
178
103,500
18,423,000
13
CPU Intel P4 2.4GHZ
Chiếc
87
736,542
64,079,154
14
Máy in Cannon 2900
Chiếc
4
2,365,265
9,461,061
15
Main Asrock SK 775
Chiếc
652
776,325
506,163,900
16
DDRam 1G Adata buss 667
Chiếc
5045
533,400
2,691,003,000
17
USB 2G Adata RB 19
Chiếc
10006
176,400
1,765,058,400
18
USB 1G Adata RB 19
Chiếc
873
88,200
76,998,600
19
Laptop NR 240 E/T
Chiếc
153
11,390,000
1,742,670,000
20
Laptop NR 240 E/S
Chiếc
14
11,220,000
157,080,000
21
Laptop SZ650
Chiếc
12
21,250,000
255,000,000
22
Laptop CR 490EBN
Chiếc
21
18,190,000
381,990,000
23
Laptop CR 490EBL
Chiếc
20
18,190,000
363,800,000
24
Laptop CR 490EBT
Chiếc
14
18,275,000
255,850,000
25
Laptop CR 490EBR
Chiếc
9
18,275,000
164,475,000
Cộng
16,584,049,887
(Nguồn: Phòng kế toán – ASEM)
- Đội ngũ Marketing chưa phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ của mình để giúp cho phòng kinh doanh trong việc phân tích, nghiên cứu thị trường đặc biệt khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khác. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu quả trong công tác lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, cũng như chiến lược kinh doanh dài hạn. Năm 2008 công ty có số mặt hàng tồn kho được thể hiện trong bảng 3.16
- Nguồn vốn kinh doanh của công ty hiện nay chủ yếu là vốn vay ngân hàng do đó phụ thuộc rất nhiều vào biến động của tỷ giá ngoại hối khiến công ty không chủ động về vốn gây khó khăn cho việc xây dựng những chiến lược kinh doanh, do đó làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty. Đặc biệt số ngân quỹ dành cho việc kinh doanh các mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty còn tương đối ít so với các công ty khác trên thị trường như Digiland… Vì vậy công ty không đủ khả năng để theo đuổi các chương trình ưu đãi về giá hay các dịch vụ nhất định mà các công ty lớn đã áp dụng để có thể nâng cáo sức cạnh tranh cho mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty.
- Công ty còn yếu trong khâu phân phối do thiếu vốn, thiếu nhân lực, công ty chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhận lĩnh vực này. Đây là bộ phận hết sức cần thiết đặc biệt là trong giai đoạn công ty đang cần tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ sau bán hàng giảm đi đáng kể.
Trước thực trạng của những tồn tại và áp lực cạnh tranh mà công ty đang phải đối mặt đòi hỏi công ty phải tiếp tục đưa ra nhiều hơn các biện pháp thích hợp để nâng cao sức cạnh tranh cho nhóm hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty tạo điều kiện cho các mặt hàng này có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường.
3.6. Phương hướng nâng cao sức cạnh tranh các thiết bị tin học và máy tính của công ty
Để nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng máy tính và các thiết bị tin học, công ty ASEM các phương hướng và giải pháp cho giai đoạn tới của công ty đã được đề ra nhằm tạo cho mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty có sức cạnh tranh cao hơn nữa trên thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Công ty ASEM sau hơn 3 năm ra đời đã gặt hái được những thành công đáng kể. Song thực chất công ty vẫn chưa phát huy tối đa năng lực vốn có của mình. Do đó, công ty cần phải đầu tư thêm về cả vốn và lao động để duy trì vị trí hiện có đồng thời khai thác triệt để tiềm lực của mình phục vụ cho sự phát triển lâu dài. Xác định được những vận hội trước mắt đó, công ty hiện đang định hướng phát triển sau:
Định hướng về kinh doanh và dịch vụ:
Duy trì hoạt động ổ định
Phát triển vững chắc, có hiệu quả trên nền tảng hoạt động đa dạng
Đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động dựa trên nền tảng kinh doanh cơ bản và nhu cầu phát triển trên thị trường.
Củng cố thị trường hiện hữu và phát triển thị trường tiêm năng.
Phát triển kinh doanh dựa trên sự am hiểu lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu thực của khách hàng và dự đoán các nhu cầu tiềm năng.
Phát triển dịch vụ với tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa.
Định hướng về tiếp thị:
Tiếp cận khách hàng chính quy và chuyên nghiệp, kết hợp với mối quan hệ bền vững với từng khách hàng.
Định hướng tiếp thị theo hướng marketing xã hội: Sự phát triển bền vững của công ty gắn liền với lợi ích khách hàng và lợi ích cộng đồng xã hội.
Tăng cường quan hệ cộng đồng.
Định hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch đề ra
Tập trung phát triển thị trường bằng cách khai thác tối đa thị trường trọng điểm đồng thời mở rộng thị trường ở các tỉnh. Liên tục nghiên cứu hoàn thiện các mặt hàng cung cấp sao cho chủng loại được phong phú và đầy đủ hơn. Thực hiện đa dạng hoá phát triển sản phẩm song song với việc khuyếch trương nhằm tạo lập được hình ảnh về một công ty có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng về dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghệ. Thiết lập và xây dựng tốt mối quan hệ với các đại lý nhằm tổ chức hệ thống phân phối sao cho tối ưu nhất, đạt hiệu quả cao nhất bởi đây chính là những trung gian tích cực cho việc đẩy hàng hoá, sản phẩm đến tay người sử dụng cuối cùng.
Bảng 3.17: Dự kiến doanh thu năm 2009
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Tên hàng
Số tiền
1
Laptop
45.000.000.000
2
Màn hình LCD
40.000.000.000
3
DDRam
15.000.000.000
4
USB Adata
5.000.000.000
5
Nguồn máy tính
3.000.000.000
6
Vỏ Case máy tính
2.000.000.000
7
HDD, main, loa, chuột, bàn phím,…
5.000.000.000
8
Máy in
6.000.000.000
9
Thiết bị mạng
3.000.000.000
(Nguồn: phòng kế toán - ASEM)
Định hướng quản lý và phát triển đội ngũ thực hiện kế hoạch kinh doanh
Định hướng chung về nhân lực và văn hóa của doanh nghiệp là:
- Chủ động xây dựng chính sách đảm bảo quyền lợi người lao động, thu hút nhân tài và giữ người lao động có trình độ, năng lực.
- Tăng cường đào tạo, nâng cao tay nghề đội ngũ nhân viên đi lìm với phát huy, củng cố đạo đức nghề nghiệp.
- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp chuyên nghiệp, thân thiện.
3.7. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh máy tính và các thiết bị tin học của công ty
Trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường như hiện nay các doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mình vừa là người cạnh tranh, vừa là đối thủ cạnh tranh. Để cạnh tranh có hiệu quả, đem lai thắng lợi, doanh nghiệp cần có sự hiểu biết về thị trường, về tình hình cạnh tranh trên thị trường, về đối thủ cạnh tranh và về khách hàng của mình, thậm chí cả các quy định, chính sách đối với các loại sản phẩm hiện nay doanh nghiệp đang kinh doanh. Có như vậy doanh nghiệp mới định hướng được một phương thức cạnh tranh có hiêu quả nhất để theo kịp với sự biến đổi của thị trường, các đối thủ cạnh tranh.
3.7.1. Về giá cả
Chiến lược giá cả cực kỳ quan trọng vì nó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Do vậy để cạnh tranh được với các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh trên thị trường công ty cần phải có chính sách giá cả phù hợp cho sản phẩm của mình để thu hút khách hàng về phía mình nhằm chiếm lĩnh một phần thị trường.
Việc xác định giá cần phải bắt đầu từ phân tích nhu cầu của người tiêu dùng và những cảm nhận của họ về giá. Giá cả cần phải được xem xét cùng với các yếu tố biến đổi khác, đặc biệt phải có sự tham khảo giá trên thị trường để tránh cho việc định giá cao hơn giá thị trường.
Việc áp dụng giá phải phân biệt theo thời gian và khả năng thanh toán, phải xem xét những khách hàng chưa có khả năng thanh toán ngay thì nên áp dụng phương thức trả góp, trả chậm theo thời gian nhất định với lãi suất thấp nhằm lôi kéo khách hàng tiềm năng.
Trong một số trường hợp công ty phải giảm giá để sẵn sàng cạnh tranh
Chủ động thay đổi giá cả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng lượng tiêu thụ. Một mức doanh thu lên cao hơn so với mức giảm đi do giá sẽ đem lại hiệu quả tạo nền tảng thế lực của công ty trong dài hạn.
Bên cạnh đó công ty nên chú ý hơn trong việc chọn lựa sản phẩm của mình, không nên chỉ quá chú trọng đến các hãng danh tiếng mà bỏ qua các mặt hàng máy tính và thiết bị tin học có chất lượng tương đối tốt, đảm bảo và giá cả hợp lý xuất hiện rất nhiều trên thị trường hiện nay như ASUS,…
3.7.2. Về kênh phân phối sản phẩm
Với mục đích phân phối hàng rộng khắp hoàn thành kế hoạch bán hàng, đưa hàng đến thị trường mục tiêu, đem lại hiệu quả cao, nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng của công ty, ASEM cố gắng xây dựng một hệ thống phân phối tối ưu, góp phần quyết định trong việc mang lại những thành quả kinh doanh cho công ty. Do đã có mặt được một thời gian tương đối lâu so với tốc độ phát triển và xuất hiện của thị trường máy tính và các thiết bị tin học Việt Nam, với các kinh nghiệm và uy tín công ty cố gắng giành được trong ba năm qua, ASEM đã có một hệ thống đối tác đáng tin cậy, đảm bảo một nguồn hàng ổn định trong mọi tình hình. Tuy nhiên công ty cần tăng cường mở rộng và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối với các kênh phân phối sau:
Kênh 1: Công ty bán hàng trực tiếp cho khách hàng thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, qua các đơn đặt hàng, tiếp thị qua điện thoại, và bán hàng thông qua các dự án của các doanh nghiệp.
Kênh 2: Công ty tiến hành bán hàng thông qua đại lý phân phối
Đây là kênh phân phối đem lại cho công ty doanh thu lớn nhất chiếm 70%, vì vậy công ty cần lập kế hoạch để khai thác thế mạnh của kênh phân phối này. Kênh này có ưu điểm hạn chế chi phí lưu thông hàng hoá từ công ty đến khách hàng tiêu dùng cuối cùng, tránh sự gia tăng về giá. Việc hình thành, tìm kiếm và phát triển các đại lý phải do ban giám đốc và phòng kinh doanh của công ty lập kế hoạch quản lý. Hàng hoá phải được công ty luân chuyển đến tận kho đại lý, thiết lập mối quan hệ giữa công ty và đại lý thân thiện, việc quản lý các đại lý phải được thực hiện theo phương châm “mềm dẻo, linh hoạt, đôi bên cùng có lợi”.
Kênh 3: Bán hàng thông qua môi giới
Kênh này là kênh phân phối có doanh thu ít nhất của công ty vì vậy công ty cần quan tâm phát triển kênh này.
Mặt khác để tăng khả năng tiêu thụ công ty cần quan tâm đến các mạng lưới bán lẻ. Nếu có những chính sách khuyến khích, kích thích hợp lý mạng lưới này có thể tăng sản lượng tiêu thụ lên đáng kể. Công ty cần tiếp tục mở rộng đại lý, điểm bán lẻ và cửa hàng giới thiệu sản phẩm, nhất là thị trường có dân số đông nhu cầu cao như Hà Nội, Hải Phòng.
Ngoài ra để tăng khối lượng tiêu thụ công ty cần thực hiện chiến lược phát triển thị trường.
3.7.3. Về chiến lược sản phẩm
Sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng là thực hiện mục tiêu chiến lược sản phẩm của công ty thông qua việc bán hàng. Sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh được hay không đòi hỏi công ty phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo được các loại sản phẩm máy tính phù hợp, chất lượng tốt. Chất lượng sản phẩm luôn phải đạt mức cao so với đối thủ cạnh tranh. Do mặt hàng thiết bị tin học của công ty sức cạnh tranh còn yếu hơn so với đối thủ cạnh tranh nên công ty cần chú ý phát triển kinh doanh mặt hàng này nhiều hơn.
3.7.4. Về biện pháp tiếp thị, quảng cáo bán hàng
- Quảng cáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác thúc đẩy hoạt động bán hàng. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để truyền tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc cho các phần tử trung gian hay cho khách hàng cuối cùng trong khoảng thời gian nhất định. Đây là biện pháp làm tăng tính cạnh tranh đồng thời công ty có thể mở rộng quy mô kinh doanh, tăng khả năng sinh lời. Quảng cáo cho phép công ty thông tin đến khách hàng về sản phẩm hàng hoá, về giá cả một cách nhah chóng, từ đó góp phần cho công ty giữ uy tín đối với khách hàng. Các hoạt động quảng cáo của công ty chưa thực sự có hiệu quả công ty chưa được nhiều khách hàng biết đến. Do vậy công ty cần phải nghiên cứu tìm biện pháp quảng cáo một cách hiệu quả không chỉ qua các tạp chí chuyên ngành như hiện nay mà tăng cường quảng cáo qua truyền hình, đài phát thanh, qua đó giúp cho khách hàng biết đến sản phẩm hàng hoá của công ty.
Chào hàng, quảng cáo là những hoạt động cần thiết của công ty. Công ty phải đào tạo đội ngũ nhân viên chào hàng có chuyên môn, kỹ thuật. Quảng cáo phải thành thật đồng thời tạo ra được sự ham muốn của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Khi bán hàng, công ty có thể sử dụng các phương tiện sau:
+ Tặng phẩm cho khách hàng
+ Trưng bày hàng hóa để khách hàng có thể nhìn thấy và có điều kiện tìm hiểu, hỏi han về sản phẩm.
Ngoài ra, công ty có thể sử dụng các hình thức khác:
+ Gửi biểu mẫu hàng, với giá cả đặc biệt một lô hàng cho khách hàng một phiếu mua được giảm tiền mua.
+ Tham gia tài trợ các hoạt động quần chúng, các hội trợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm của mình nhằm mục đích thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng, các tầng lớp tiêu dùng đến thăm quan, nhằm thúc đẩy, hỗ trợ việc bán hàng. Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ bán hàng như kèm theo phụ tùng thay thế cho khách hàng mua sản phẩm của công ty.
- Mở rộng và phát triển các loại dịch vụ
Nền kinh tế thị trường khiến các doanh nghiệp phải đặt khách hàng vào vị trí trung tâm cho mọi hoạt động kinh doanh. Do vậy phục vụ các nhu cầu của khách hàng là một yêu cầu đặt ra làm sao bán được nhiều hàng nhưng lại vừa lòng khách hàng. Từ thực tế này dịch vụ ra đời như một phần không thể thiếu được trong hoạt động phục vụ nhu cầu khách hàng và đây sẽ là nơi đáp ứng tốt các nhu cầu, tạo được lòng tin với khách hàng qua đó uy tín của công ty sẽ được nâng cao.
Dịch vụ bảo hành của công ty nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng khi tham gia mua các sản phẩm của công ty: Đối với các thiết bị máy tính được bán ra trong vòng 6 tháng, nếu có hỏng hóc nằm trong giới hạn bảo hành, công ty cam kết bảo hành siêu tốc 1 đổi 1. Trong thời gian thực hiện công tác bảo hành, công ty sẽ cho khách hàng mượn sản phẩm thay thế để sử dụng tạm thời. Tuy nhiên với dịch vụ cung cấp bảo hành tại nơi sử dụng công ty mới chỉ tạm thời được áp dụng với các khách hàng trong nội thành Hà Nội, có giá trị trong thời hạn 1 năm kể từ ngày đăng ký. Vì vậy công ty cần phát triển dịch vụ này ra một số thị trường lân cận Hà Nội như Hải Phòng, Hải Dương nhằm làm tăng uy tín của doanh nghiệp.
- Tăng cường chất lượng dịch vụ, lựa chọn loại hình dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng, điều chỉnh chiến lược xúc tiến bán hàng, khuyến mại để thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh.
3.7.5. Về hoạt động phân tích khả năng nhu cầu của thị trường
Công ty tìm cách phát hiện những sản phẩm mới, thị trường mới. Không một công ty nào có thể tồn tại với sản phẩm lạc hậu và thị trường truyền thống. Vì vậy cần phát triển và tìm kiếm thị trường mới, tìm kiếm sản phẩm mới có sức cạnh tranh, có thương hiệu để khẳng định vị thế trên thị trường.
- Nghiên cứu thị trường nhằm phát triển chiến lược thu hút khách hàng trung thành, tăng cường thu hút thêm khách hàng.
- Nghiên cứu thị trường để xây dựng cơ chế kinh doanh linh hoạt, tìm đối tác hợp tác để phát triển
- Thu thập và xử lý thông tin thị trường
Trong cơ chế thị trường, sự vận động là không ngừng biến đổi. Do vậy nghiên cứu thị trường, thu thập và xử lý thông tin là một nhiệm vụ thường xuyên liên tục trong quá trình vận hành mạng lưới kinh doanh, đảm bảo chế độ ghi chép sổ sách cung cấp đầy đủ số liệu về các loại hàng hoá để lãnh đạo công ty chủ động giải quyết mọi vấn đề. Các thông tin về thị trường là một yếu tố động do đó từng nhân viên ván hàng của công ty sẽ là người thu thập thông tin trực tiếp từ phía khách hàng. Chính vì vậy công ty phải khuyến khích đầu tư nghiên cứu thị trường, tiến hành công tác nghiên cứu thị trường thật cụ thể, chi tiết, để nắm bắt một cách chính xác nhu cầu thị trường, qua đó công ty có thể định ra một chiến lược kinh doanh phù hợp, đáp ứng đầy đủ về chủng loại, chất lượng và số lượng từng sản phẩm cũng như điều kiện mua bán.
3.7.6. Về huy động và sử dụng vốn
Sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh là khâu có tầm quan trọng đến sức cạnh tranh của công ty và quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Trong điều kiện cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc sử dụng vốn tự có của mình sẽ không đáp ứng được nhu cầu về vốn cho kinh doanh. Do đó công ty phải huy động vốn từ các nguồn vốn vay ngân hàng. Để đảm bảo những thuận lợi trong việc vay vốn này công ty luôn phải giữ chữ tín trong việc trả nợ và tiền lãi vay. Vốn vay được sử dụng có tác dụng giúp đỡ công ty trong việc mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng nguồn vốn, có sức cạnh tranh với doanh nghiệp khác. Tuy nhiên vốn vay quá nhiều sẽ làm tăng chi phí trả lãi tiền vay lên rất nhiều khiến tổng chi phí kinh doanh tăng, do đó công ty cần giảm vốn vay ngân hàng bằng cách sử dụng hiệu quả hơn phần vốn đang có và huy động nguồn vốn của công ty là:
- Giải toả hàng tồn kho, chấp nhận hoà vốn hoặc lỗ một ít để thu hồi vốn, nhằm tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động.
- Tích cực thu hồi các khoản nợ khi đã đến hạn trả.
- Công ty huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong công ty bằng cách vay của họ và trả lãi cao hơn lãi suất tiết kiệm và thấp hơn lãi suất ngân hàng. Như vậy còn làm tăng thêm trách nhiệm trong công việc của họ vì trong lợi ích chung của công ty còn có lợi ích riêng của họ.
Biện pháp công ty cần áp dụng để sử dụng vốn có hiệu quả là:
- Tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, nhưng giảm tồn kho trong mỗi kỳ kinh doanh.
- Tiết kiệm chi phí lưu thông.
- Tăng cường công tác quản lý tài chính, quản lý chặt chẽ vốn, chống tham ô lãng phí và giảm những thiệt hại do vi phạm hợp đồng vay, trả của công ty.
3.7.7. Về nhân tố con người
Công ty cần phát huy và xây dựng tốt hơn môi trường làm việc và nền văn hoá công ty để tăng thêm tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa các bộ phận. Công ty sắp xếp các phòng ban theo một chu trình đảm bảo vận hành liên tục và có sự hỗ trợ lẫn nhau, phối hợp nhịp nhàng, kịp thời nhằm phát huy toàn bộ tiềm lực, khả năng của bộ máy vào thời điểm cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhất là bộ phận nhập hàng, bộ phận bán hàng cần phải phối hợp chặt chẽ hiệu quả. Bộ phận nhập luôn phải cung ứng đầy đủ, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng khi bộ phận bán hàng cần xuất kho; ngược lại, bộ phận bán hàng cũng phải tích cực trong việc đẩy mạnh tiêu thụ tránh hàng tồn, đọng trong kho sẽ làm tăng chi phí bảo quản, lưu kho. Do vậy, hai bộ phận này phải thông tin chặt chẽ với nhau hơn nữa.
Nâng cao trình độ kiến thức tư duy kinh doanh trong môi trường cạnh tranh.
Công ty cần phải chú trọng nhiều hơn đến khâu tổ chức và đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ nhân viên, áp dụng chế độ khuyến khích vật chất nhằm nâng cao sự gắn bó, tinh thần trách nhiệm đối với công ty. Tăng cường đào tạo đội ngũ bán hàng về chuyên môn và quan trọng là ngôn ngữ thương mại, để có đủ năng lực phục vụ cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá và đặc biệt là hoạt động nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty.
Do thị thường luôn biến động nên đội ngũ nhân viên bán hàng và tiếp thị cần phải nắm bắt được nhanh chóng sự thay đổi để điều chỉnh cho kịp thời các yêu cầu của thị trường.
3.7.8. Về quảng bá thương hiệu
Công ty cần tiếp tục tiến hành quảng bá cho sản phẩm và thương hiệu công ty để nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Do mới thành lập được ba năm nên thương hiệu và sức cạnh tranh của công ty vẫn còn chưa chiếm được vị trí cao trên thị trường. Do đó công ty cần tích cực tiến hành các hoạt động dịch vụ và quảng bá thương hiệu nhiều hơn nữa để tạo ấn tượng và sự quan tâm của các khách hàng đến sản phẩm của công ty nói chung và mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty nói riêng. Nền kinh tế càng phát triển thì thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá càng trở nên quan trọng, nếu gây được dấu ấn về thương hiệu trong quan niệm của khách hàng thì sức cạnh tranh của các mặt hàng của công ty sẽ tăng lên rất nhiều, các mặt hàng của công ty sẽ có uy tín cao hơn do sự tin tưởng của khách hàng vào các sản phẩm cao hơn.
Để phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty thì đòi hỏi công ty phải có những chính sách và chiến lược phù hợp hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Đây chỉ là một số giải pháp và kiến nghị xuất phát từ cách nhìn chủ quan của bản thân em nên ắt hẳn còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên trong thời gian thực tập tại công ty ASEM em đã nghiên cứu các hoạt động và số liệu để có thể đưa ra một số giải pháp như trên nhằm góp phần giúp các nhà hoạch định chiến lược trong công ty từng bước nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty, góp phần đưa công ty hoạt động có hiệu quả hơn với quy mô ngày càng phát triển.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Nâng cao khả năng cạnh tranh là vấn đề cơ bản, xuyên suốt trong mọi thời kỳ hoạt động của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp cho dù đã giành thắng lợi trong cạnh tranh hiện tại thì sau đó vẫn có thể bị thất bại nếu như doanh nghiệp đó không biết tìm cách nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình.
Có thể nói trong mấy năm qua ASEM đã dần khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường máy tính và hàng điện tử. Không chỉ ở lĩnh vực bán hàng trực tuyến mà đối với khách hàng muốn mua trực tiếp cũng đang tìm đến ASEM ngày một nhiều hơn.
Có được kết quả ấy, chính là bởi ASEM nhận thức rất rõ rằng chất lượng dịch vụ là thước đo thương hiệu. Dịch vụ mà ASEM mang tới cho khách hàng chính là ở chất lượng sản phẩm luôn là sản phẩm chính hãng, minh bạch thông tin nguồn gốc xuất xứ, là ở khả năng thường xuyên nâng cấp và phong phú hoá dịch vụ bán hàng.
Qua quá trình học tập tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, khoa Kế toán & QTKD. Và sau thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Sản xuất - xuất khẩu & hợp tác ASEM, cùng sự nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo Trần Thị Thu Hương, em đã có điều kiện đi sâu nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm máy tính và thiết bị tin học của công ty Cổ phần sản xuất - xuất khẩu & hợp tác ASEM.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong các thầy cô giáo trong Khoa Kế toán & QTKD góp ý chỉ bảo để luận văn của em hoàn thiện hơn.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Kiến nghị với nhà nước
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội công nghệ. Mỗi biến đổi của từng yếu tố đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo tính ổn định lâu dài, phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập.
4.2.2. Kiến nghị với công ty
- Công ty tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan, của nhà nước về mọi mặt.
- Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường mới.
- Phát triển tốt mối quan hệ với đối tác
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Chu Văn Cấp (2003). Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2
Michael Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học kỹ thuật – 1996.
3
Philip Kotler (1999), Marketing căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội.
4
Giáo trình Quản lý doanh nghiệp công nghiệp, NXB Giáo dục-1997.
5
Trần Minh Đạo (2006). Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
6
Hoàng Thị Hoan (2004), ‘Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế’, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7
Đỗ Thị Huyền (2004), ‘Nâng cao năng lực cạnh tranh một số sản phẩm chủ yếu tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu’, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
8
Phạm Thành Long (2008), ‘Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại VIC tại thị trường hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh’, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
9
Webside của Công ty cổ phần sản xuất - xuất khẩu và hợp tác ASEM, www.ebaymar.vn
10
Webside của Bộ Công nghiệp www.moi.gov.vn
11
Webside của viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh
12
Các thông tin tài liệu của Công ty cổ phần sản xuất - xuất khẩu và hợp tác ASEM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HONG bai hoan chỉnh moi1.doc