Giải pháp nâng cao tính hữu dụng của thông tin kế toán đối với quá trình ra quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam ( 96 trang )
Chương 1: Tổng quan về TTKT và tính hữu dụng đối với quá trình ra quyết định của nhà đầu tư
Chương 2: Thực trạng cung cấp TTKT cho các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao tính hữu dụng của TTKT đối với việc ra quyết định của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2244 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao tính hữu dụng của thông tin kế toán đối với quá trình ra quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh năm 2008; kế hoạch
phân phối lợi nhuận năm 2008; kế hoạch giải ngân cho các khoản đầu tư mới
trong năm 2008; lựa chọn DN kiểm toán cho năm tài chính 2008; phê duyệt việc
tăng vốn điều lệ và điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Báo cáo thường niên
- Tầm nhìn và sứ mệnh
- Thông điệp của Chủ tịch HĐQT: kết quả tài chính: 2 chỉ tiêu cơ bản: Doanh thu
thuần và LNST: lượng tương đối giữa năm báo cáo và năm trước năm báo cáo;
cổ tức: Đề nghị mức chia cổ tức năm báo cáo, so sánh sự tăng trưởng mức chi
trả cổ tức trong 4 năm; kế hoạch niêm yết ở thị trường nước ngoài; trách nhiệm
và kiểm toán
- Quản trị rủi ro: rủi ro ngoại tệ; rủi ro về tính thanh khoản; rủi ro nợ tín dụng; tin
cậy vào Nhân sự quản lý chủ chốt; rủi ro thị trường xuất khNu
- Tóm tắt hoạt động kinh doanh
- BCTC (báo cáo kiểm toán): thông tin về DN; trách nhiệm của Ban Tổng Giám
đốc đối với các BCTC hợp nhất và BCTC riêng; phê chuNn BCTC hợp nhất và
BCTC riêng; báo cáo kiểm toán độc lập gửi các cổ đông: trách nhiệm của Ban
Tổng Giám đốc đối với BCTC hợp nhất và BCTC riêng; Trách nhiệm của kiểm
toán viên; Ý kiến của kiểm toán viên; Bảng CĐKT; các chỉ tiêu ngoài bảng
CĐKT; Kết quả hoạt động kinh doanh; BCLCTT; thuyết minh BCTC; đặc điểm
Trang 51
hoạt động của DN: trình bày các hoạt động chủ yếu của DN kể cả công ty con;
chuNn mực và chế độ kế toán áp dụng
2.5.2. Ree
- Thông tin doanh nghiệp:
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh được thành lập từ năm 1977 với tên gọi ban đầu
là Xí nghiệp quốc doanh Cơ Điện Lạnh, thuộc sở hữu nhà nước. Năm 1993, xí
nghiệp được cổ phần hóa chuyển thành công ty cổ phần với mức vốn điều lệ 16
tỷ đồng và khoảng 300 lao động.
Các mảng hoạt động kinh doanh chính bao gồm: dịch vụ cơ điện cho các công
trình công nghiệp, thương mại và dân dụng – sản xuất máy điều hòa không khí,
sản phNm gia dụng, tủ điện và sản phNm cơ khí công nghiệp – phát triển và khai
thác bất động sản – đầu tư chiến lược và theo định hướng sắp tới REE sẽ đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh trong ngành điện, nước và khai khoáng.
Là một trong hai DN đầu tiên được chọn niêm yết trên TTCK VN do thành tích
hoạt động hiệu quả, Ree đã có sự phát triển cùng với thị trường và hiện đang
hoạt động với vốn điều lệ 575 tỷ đồng và hơn 1.400 lao động, hoạt động kinh
doanh có sự tăng trưởng vượt bậc theo thời gian.
- Thông tin công bố trong báo cáo thường niên:
Phát biểu của Chủ tịch HĐQT: kết quả doanh thu và lợi nhuận kỳ báo cáo, so
sánh tốc độ tăng trưởng so với năm trước; định hướng các mảng hoạt động
2007-2010; đề cập đến bối cảnh hiện tại nền kinh tế thế giới có những chuyển
biến bất ổn (đặc biệt là xu hướng tăng giá và lạm phát) và sẽ ít nhiều ảnh hưởng
đến sức khỏe nền kinh tế Việt Nam; Phân tích các hoạt động kinh doanh 2007;
đánh giá doanh thu thực hiện so với doanh thu kế hoạch và năm trước, lợi nhuận
trước thuế thực hiện so với lợi nhuận trước thuế kế hoạch và năm trước; thống
kê doanh thu và lợi nhuận trước thuế theo từng ngành; đầu tư chiến lược; cổ tức;
chương trình cổ phiếu thưởng cho nhân viên; mục tiêu phát triển 2008
Trang 52
Báo cáo của HĐQT: kết quả hoạt động kinh doanh và cổ tức: Lợi nhuận thuần
sau thuế; tổng kết việc chi trả cổ tức trong năm
BCTC hợp nhất: bảng CĐKT tài chính hợp nhất; báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh hợp nhất; báo cáo lưu chuyển tiền hợp nhất; thuyết minh BCTC hợp nhất
2.5.3. Abbott Laboratories (ABT)
- Thông tin doanh nghiệp:
Abbott là công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới, chuyên cung cấp các sản
phNm dinh dưỡng, dược phNm và các thiết bị chNn đoán y khoa chất lượng cao.
Trong nhiều năm qua, Abbott đã đóng góp nhiều cho ngành y tế thông qua việc
tổ chức các hội thảo khoa học để cung cấp và cập nhật các kiến thức chuyên
ngành cho giới y khoa tại Việt Nam. Ngày nay, Abbott hiện diện tại hơn 130
quốc gia trên thế giới với 65.000 nhân viên.
Các sản phNm dinh dưỡng cao cấp của Abbott được đông đảo người tiêu dùng
tín nhiệm. Các sản phNm dinh dưỡng nhi hàng đầu hiện có tại Việt nam gồm
Similac Advance IQ, Gain Advance IQ, Gain Plus Advance IQ, Grow Advance
IQ, Grow School. Những sản phNm dinh dưỡng đặc biệt gồm có Pediasure BA
(cho trẻ biếng ăn, trẻ có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt), Ensure Gold (giúp tăng
cường sức khỏe cho người cao tuổi, giúp người ốm chóng hồi phục), Glucerna
SR (dành cho người bệnh tiểu đường), Prosure (dành cho người bệnh ung thư)...
Abbott luôn cam kết đem những tiến bộ khoa học mới nhất để chăm sóc sức
khỏe con người.
- Thông tin công bố trong báo cáo thường niên:
• Thư gởi cổ đông: trình bày thành tựu đạt được, điểm mạnh, đa dạng sản
phNm; tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần; tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng
tiền trên cổ phiếu; tốc độ tăng trưởng đầu tư nghiên cứu phát triển; (các dữ
liệu này được trình bày trên cơ sở dữ liệu 5 năm); tỷ trọng các hoạt động
Trang 53
chính trong doanh thu; giới thiệu cảm nhận của khách hàng về sản phNm;
bước đột phá sản phNm chăm sóc y tế và các cam kết bảo vệ môi trường…;
• BCTC; BCTC hợp nhất và thuyết minh BCTC: Hợp nhất báo cáo đầu tư của
cổ đông: Báo cáo này Việt Nam không có; tóm tắt chính sách kế toán chính,
thông tin tài chính bổ sung, nợ và chính sách tín dụng, hợp nhất báo cáo,
chuyển giao công nghệ và các nghiệp vụ liên quan, lợi thế thương mại và tài
sản vô hình, …;
• Báo cáo HĐQT về KSNB BCTC;
• Báo cáo kiểm toán độc lập;
• Công cụ tài chính và Quản trị rủi ro;
• Tổng quan về tình hình tài chính;
• Tóm tắt dữ liệu tài chính chọn lọc: số liệu trong bảy năm liên tiếp (Phụ lục 4)
• Ban giám đốc và cộng sự;
• Cổ đông và thông tin về DN;
• Xác nhận của CEO và CFO về BCTC theo quy định của Ủy ban chứng
khoán New York.
2.5.4. Electrolux
- Thông tin doanh nghiệp:
Tập đoàn Electrolux là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về các sản phNm điện như
tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, máy lạnh, … Trong năm 1999, doanh thu của
Electrolux là 23 triệu USD với lực lượng lao động lên đến 93.000 người. Mỗi
năm, khoảng 55 triệu sản phNm của Electrolux được bán ra trên 150 quốc gia.
Dòng Electrolux Thụy Điển gồm các sản phNm như Electrolux, AEG, Zamussi,
Frigidaire, Eureka và Husavarna.
Sau thành công đầu năm 2001 về các thiết bị phổ biến trong thị trường tiêu dùng,
sản phNm Home Electrolux là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các gia đình ở
Úc. Với thị phần lớn nhất ở Úc, doanh thu của Electrolux lên tới 1 tỷ USD trong
khu vực này.
Trang 54
Máy hút bụi “Robot” Electrolux có tên trong Sách kỷ lục Guinness.
- Thông tin trên báo cáo thường niên:
• Báo cáo của CEO: báo cáo doanh thu và lợi nhuận trước thuế theo thị trường,
theo dòng sản phNm; triển vọng năm 2008: tái cấu trúc để gia tăng lợi thế
cạnh tranh, điều chỉnh cấu trúc vốn: mua lại cổ phiếu quỹ;
• BCKQHĐSXKD hợp nhất: ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá, thu nhập trong kỳ
và lãi cơ bản trên cổ phần, giá trị tăng thêm, yếu tố ảnh hưởng khác: thu nhập
hoạt động bao gồm các yếu tố ảnh hưởng phí tái cấu trúc cho việc đóng cửa
nhà máy, chương trình cắt giảm chi phí ở châu Âu: cắt giảm 400 nhân
viên,…;
• Vốn hoạt động và tài sản thuần;
• Bảng CĐKT hợp nhất;
• Thay đổi vốn chủ sở hữu;
• Lưu chuyển tiền tệ: dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, chi phí nghiên
cứu và phát triển;
• Đánh giá rủi ro: rủi ro hoạt động, rủi ro về hoạt động tài chính, rủi ro lãi suất
tiền vay và quỹ thanh toán, rủi ro tài chính liên quan đến yêu cầu vốn của tập
đoàn, rủi ro tỷ giá hối đoái trong thu nhập và đầu tư của đại lý, rủi ro về giá
cạnh tranh ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu và thiết bị dùng cho sản
xuất, rủi ro tín dụng liên quan đến hoạt động tài chính và thương mại, Ban
giám đốc tập đoàn đã lập ra chính sách và kế hoạch để quản lý và kiểm soát
những rủi ro trên;
• Thuyết minh BCTC: IFRS cũng như thừa nhận của Hiệp hội kế toán châu Âu,
nguyên tắc áp dụng khi lập báo cáo hợp nhất, DN liên kết, giao dịch giữa các
DN liên kết, đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ, báo cáo bộ phận,
phương pháp ghi nhận doanh thu, chi phí vay, thuế, tài sản cố định vô hình,
lợi thế thương mại, nhãn hiệu, chi phí phát triển sản phNm, …
• Quản trị rủi ro tài chính;
Trang 55
• Thù lao Ban giám đốc, chủ tịch và thành viên HĐQT;
• Báo cáo kiểm toán;
• Thống kê dữ liệu 11 năm (Phụ lục 5): doanh thu thuần và thu nhập, khấu hao,
lợi nhuận hoạt động, thu nhập sau đầu tư tài chính, thu nhập trong kỳ, dòng
tiền, thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao, dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh không gồm tài sản hoạt động và nợ, thay đổi tài sản hoạt động và nợ,
dòng tiền từ hoạt động, dòng tiền từ đầu tư có gồm chi phí vốn, dòng tiền từ
hoạt động và đầu tư, dòng tiền hoạt động, cổ tức, mua lại cổ phiếu quỹ, tỷ lệ
chi phí vốn trên doanh thu, tỷ suất biên tế, tỷ suất lãi hoạt động, thu nhập sau
thu nhập tài chính trên doanh thu thuần, tỷ suất thu nhập trước lãi vay, thuế
và khấu hao;
• Các tỷ số chính: tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi trên tài
sản thuần, tỷ lệ tài sản thuần trên doanh thu thuần, tỷ suất hàng tồn kho trên
doanh thu thuần, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ số đảm bảo thanh toán lãi
vay, tỷ suất cổ tức trên vốn chủ sở hữu;
• Thống kê số liệu 10 năm về cổ phần;
• KSNB và đánh giá rủi ro;
• Kiểm toán độc lập;
• Ban giám Đốc và HĐQT.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
- TTKT có vai trò QĐ giá chứng khoán. Thị trường có thông tin minh bạch và đầy
đủ sẽ hình thành nên giá chứng khoán hợp lý và tạo được niềm tin của công
chúng vào TTCK. Nhận thức được tầm quan trọng của TTKT, BTC và chính
phủ đều có mục tiêu làm cho hoạt động của thị trường minh bạch và cạnh tranh
hơn. (QĐ 898/QĐ-BTC ngày 20-02-2006 của BTC về việc ban hành “Kế họach
phát triển TTCKVN 2006-2010). Sự chính xác và minh bạch của TTKT được
công bố của các DN niêm yết ảnh hưởng đến lợi ích của NĐT.
Trang 56
- Qua khảo sát 100 NĐT tham gia TTCK VN, thì đa số nhà đầu tư đều rất quan
tâm đến TTKT và kỳ vọng vào sự minh bạch, trung thực của dữ liệu. Mặc dù
hiện nay, thì họ chưa tin tưởng lắm vào số liệu được công bố. Sự kỳ vọng của
NĐT sẽ là mục tiêu của BTC, UBCKNN và công ty niêm yết trong thời gian
hiện tại và tương lai. BTC nghiên cứu và ban hành CMKT phù hợp điều kiện thị
trường VN và chuNn mực, thông lệ quốc tế, UBCKNN nghiên cứu, chỉnh sửa
Luật chứng khoán, ban hành quy chế CBTT đầy đủ, chi tiết hơn nhằm giúp DN
dễ dàng đáp ứng và cũng nhằm bảo vệ NĐT, DN thì phải tập trung, nhận thức
cao hơn về việc cung cấp thông tin minh bạch, trung thực cho NĐT.
Trang 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ NÂNG CAO TÍNH HỮU DỤNG CỦA
THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐỐI VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐNNH CỦA NHÀ ĐẦU
TƯ TRÊN THN TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện hệ thống TTKT để nâng cao tính
hữu dụng cho người sử dụng
3.1.1. Quan điểm:
- TTKT phải phản ánh trung thực tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của
DN trong lĩnh vực kinh doanh, bất kỳ một quyết định quản trị, kinh doanh nào
cũng đều phải dựa trên cơ sở các thông tin minh bạch, đáng tin cậy thì mới hạn
chế được rủi ro và mang lại hiệu quả đầu tư cao. Đối với NĐT chứng khoán thì
TTKT phản ánh trung thực tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của DN
được xem là vô cùng quan trọng và mang tính quyết định về hiệu quả của đầu tư
chứng khoán. Thiếu thông tin hoặc thông tin không đáng tin cậy về các công ty
niêm yết thì độ rủi ro các quyết định của NĐT sẽ rất lớn nếu không nói là có thể
bị thất bại trừ tính may rủi. Từ quan điểm này, yêu cầu đặt ra với công ty niêm
yết, công ty kiểm toán, UBCKNN:
Công ty niêm yết: phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và tính minh
bạch đối với việc lập và CBTT trên TTCK. Theo Luật Phòng chống tham
nhũng, việc cung cấp các thông tin không đúng sự thật để trục lợi thì những
người, tổ chức cung cấp thông tin không trung thực, không hợp lý, một mặt
phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, mặt khác phải
chịu trách nhiệm về kinh tế do những hậu quả do mình gây ra. Như vậy,
trong bất kì trường hợp nào những thiệt hại của các nhà đầu tư, của các bên
có liên quan đến tính minh bạch các thông tin tài chính của các công ty niêm
yết công khai thì chính công ty niêm yết và các cá nhân có liên quan nói trên
phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại này.
Công ty kiểm toán: công ty kiểm toán đưa ra nhận xét không thích hợp gây
thiệt hại cho NĐT hoặc các bên liên quan thì sau khi thu hồi thiệt hại từ công
Trang 58
ty niêm yết, phần thiệt hại còn lại các tổ chức kiểm toán độc lập và kiểm toán
viên thực hiện dịch vụ kiểm toán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cao nhất không quá 7 lần phí kiểm toán (Nghị định 105/CP).
UBCKNN: chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý đối với các hoạt động của
TTCK nói chung và việc minh bạch hóa các thông tin công bố trên TTCK
nói riêng. UBCKNN thực hiện quyền kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tính
minh bạch các thông tin của các công ty niêm yết và xử lý các công ty vi
phạm.
- TTKT phải phù hợp với chuNn mực và thông lệ quốc tế: Hệ thống chuNn mực kế
toán, kiểm toán Việt Nam ban hành chưa cập nhật kịp thời với hệ thống chuNn
mực quốc tế đã thay đổi. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là BTC phải cập nhật hệ thống
chuNn mực kế toán, kiểm toán cho phù hợp với chuNn mực và thông lệ quốc tế
đã thay đổi và phù hợp với nền kinh tế thị trường Việt Nam nhằm đạt được sự
công nhận của quốc tế về chất lượng TTKT, đặc biệt là ngày càng có nhiều NĐT
nước ngoài tham gia vào TTCK VN.
- TTKT phải đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của NĐT: nhà đầu tư ngắn hạn,
nhà đầu tư dài hạn, nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư lướt sóng, nhà đầu tư có
kiến thức nhất định về chứng khoán, ...
- TTKT phải có sự thích ứng với sự biến động của nền kinh tế trong giai đoạn
phát triển và hội nhập: hiện nay, tất cả các công ty kể cả công ty niêm yết áp
dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp hoạt động mang tính
chất đặc thù, không thể áp dụng hết theo Quyết định 15 được thì áp dụng theo
một số thông tư hướng dẫn bổ sung. Theo chuNn mực kế toán quốc tế thì có ban
hành một số chuNn mực áp dụng riêng cho lĩnh vực chứng khoán như chuNn mực
Trang 59
32, 39 về công cụ tài chính, do vậy BTC cần cập nhật, hướng dẫn phù hợp với
xu hướng và phát triển.
3.1.2. Định hướng
3.1.2.1. Hoàn thiện nội dung thông tin được công bố:
- Việt Nam đang trong quá trình hội nhập về TTCK. Mục tiêu là xây dựng một
TTCK phát triển bền vững về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh
huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc thị
trường nhằm đạt được sự hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch và bảo vệ
NĐT, có khả năng liên kết và mở rộng thị trường ở bình diện quốc tế.
- Để hoàn thiện nội dung thông tin được công bố thì cơ quan ban hành quy định
CBTT phải học tập kinh nghiệm của các nước, chọn lọc và dung hòa quy định
hiện hữu của Việt Nam nhằm hoàn thiện nội dung công bố phù hợp thông lệ
quốc tế, tạo điều kiện cho các công ty niêm yết niêm yết ở TTCK khu vực và thế
giới.
3.1.2.2. Cải thiện điều kiện về chất lượng thông tin kế toán công bố:
- Nâng cao chất lượng thông tin kế toán công bố nhằm làm tăng giá trị của công
ty.
- Vai trò của ban quản trị công ty đối với trách nhiệm cải thiện điều kiện và nâng
cao chất lượng thông tin kế toán công bố.
3.2. Các giải pháp cụ thể để nâng cao tính hữu dụng
3.2.1. Giải pháp về nội dung trình bày
3.2.1.1. Thông tin kế toán:
- Tình hình hoạt động kinh doanh: DN nên công bố các thông tin về nguyên liệu
chính, nguồn cung cấp nguyên liệu, thị phần, khả năng cạnh tranh so với đối thủ,
lợi thế của DN.
Trang 60
- Phân tích và đánh giá thông tin công bố: Các báo cáo DN công bố chỉ đáp ứng
yêu cầu là cung cấp thông tin, rất ít báo cáo đề cập đến việc phân tích và đánh
giá kết quả hoạt động và phân tích triển vọng tương lai. DN nên phân tích, đánh
giá các tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt
trong bối cảnh Việt Nam hiện nay: nhà nước điều tiết vĩ mô để kiềm chế lạm
phát, TTCK biến động rất lớn, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường
ngoại hối, thị trường vàng khó dự đoán thậm chí đối với các chuyên gia. Với bối
cảnh này thì DN phải đối đầu thách thức và mang lại cơ hội nào cho DN. Việc
phân tích một cách chi tiết và logic các chỉ số tài chính không chỉ giúp tăng thêm
minh bạch trong báo cáo, mà còn thể hiện sự am hiểu cũng như khả năng quản
trị tài chính của lãnh đạo DN.
- Báo cáo vốn cổ phần của cổ đông: Báo cáo này rất quan trọng với cổ đông, vì nó
cung cấp thông tin, nguyên nhân gây ra những biến động của các tài khoản trong
vốn cổ phần. Vốn cổ phần tăng lên, giảm xuống là do phát hành, do sự gia tăng
của lợi nhuận giữ lại hay do việc mua lại cổ phiếu. Thay đổi trong thu nhập giữ
lại là rất quan trọng vì nó thể hiện sự liên kết giữa bảng báo cáo thu nhập và
bảng CĐKT. Cổ tức thường được chi trả từ lợi nhuận giữ lại nên số dư của tài
khoản này cho thấy giới hạn trên đối với khoản chi trả cổ tức. Đặc biệt, các tài
khoản quỹ: quỹ phúc lợi và khen thưởng, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự
phòng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu. Các quỹ này tuy nằm trên bảng
CĐKT thuộc về phần nguồn vốn chủ sở hữu, song lại được sử dụng cho mục
đích khác không dành cho cổ đông. Chẳng hạn, quỹ dự phòng tài chính được sử
dụng để bù đắp những tổn thất tài chính quá lớn hoặc những tổn thất không được
hạch toán vào chi phí chịu thuế như phạt vi phạm hợp đồng, phạt lãi vay..., quỹ
này thường được các nhà quản lý sử dụng nhằm che đậy những yếu kém trong
việc điều hành. Do đó, việc phân tích báo cáo này giúp NĐT hiểu rõ hơn về tình
hình kinh doanh của DN.
Trang 61
- Các khoản đầu tư dưới 20% vốn cổ phần vào DN khác: Kế toán Việt Nam hướng
dẫn ghi theo giá gốc (trừ các quỹ đầu tư, các CTCK được ghi theo giá thị
trường) mà không ghi theo giá thị trường như CMKT quốc tế. Điều này làm cho
lãi của những DN có khoản đầu tư tài chính lớn sẽ có sự chênh lệch lớn so với
cách tính lãi theo chuNn mực quốc tế, và nó không phản ánh đúng giá trị tài sản
của DN.
- Tính đúng lãi trên mỗi cổ phiếu (EPS): CMKT quốc tế IAS 33 và CMKT Việt
Nam số 30 (CMKT 30):
EPS =
Tuy nhiên, theo cách tính tại QĐ số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28-12-2005 và
thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20-03-06 hướng dẫn CMKT 30, thì lợi nhuận
chia cho cổ đông chưa trừ các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài
chính, quỹ khen thưởng phúc lợi và quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu. Quỹ khen
thưởng phúc lợi dùng để khen thưởng ban quản trị khi điều hành DN có hiệu quả,
có những đóng góp nhất định hoặc thưởng cho người lao động đã có những nỗ
lực trong công việc. Tỷ lệ trích lập do ĐHĐCĐ quyết định. Do vậy, cổ đông
không được thụ hưởng quỹ này. Theo hướng dẫn kế toán Việt Nam hiện hành,
tổng số lãi dành cho cổ đông chỉ thuần túy là lãi thuần sau thuế trừ đi cổ tức của
cổ phiếu ưu đãi mà không trừ đi các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ
thông như trích Quỹ khen thưởng khách hàng, Quỹ thưởng HĐQT, và đặc biệt là
Quỹ khen thưởng phúc lợi. Thông thường sau 1 năm hoạt động có lãi, DN dành
khoảng 10-15%, thậm chí 20% tổng số lãi thuần sau thuế để chia cho nhân viên
dưới hình thức trích Quỹ khen thưởng, phúc lợi. Hiện nay, Quỹ khen thưởng,
phúc lợi hay các quỹ khác không phải của các cổ đông vẫn không được trừ khỏi
khoản lãi dành cho cổ đông để tính EPS, do vậy nhiều DN sẵn sàng chi cho các
quỹ này rất lớn. Nếu khoản trích này được loại khỏi các khoản lãi dành cho cổ
Tổng số lãi dành cho các cổ đông phổ thông
Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ
Trang 62
đông thường khi tính EPS, thì nhà quản lý sẽ phải thận trọng hơn trong việc trích
quỹ. Bởi khi tăng khoản trích quỹ không dành cho cổ đông, đồng nghĩa với việc
giảm EPS và do vậy làm tăng P/E, tức làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu DN,
thậm chí có thể làm giảm giá cổ phiếu điều này không nhà quản trị nào muốn cả.
Quỹ dự phòng tài chính được trích lập từ Lợi nhuận sau thuế với tỷ lệ 10% và
được trích lập cho đến khi số dư quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của DN. Quỹ
này dùng để bù đắp các thiệt hại mà DN gây ra như đền bù vi phạm hợp đồng,
phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt vay nợ quá hạn, phạt vi phạm
hành chính về thuế và các khoản phạt khác..., nhằm làm giảm một phần chi phí
hoạt động trong kỳ, vì các khoản chi phí này không được hạch toán vào chi phí
hợp lý để tính thuế. Thực chất, việc sử dụng quỹ này để che giấu các khoản lỗ
do điều hành kém hiệu quả và đNy phần thiệt hại này cho cổ đông gánh chịu.
Điều này cho thấy, quỹ dự phòng tài chính cũng không thuộc phần sở hữu của
các cổ đông. Do đó, chỉ số EPS của các DN sẽ bị thổi phồng lên nếu trong lợi
nhuận phân bổ cho các cổ đông không loại trừ các quỹ này.
Thực hiện điều chỉnh lại EPS của VNM
Lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông của công ty mẹ
963.448 triệu đồng
Trừ quỹ khen thưởng phúc lợi 96.435 triệu đồng
Quỹ dự phòng tài chính 48.172 triệu đồng
Lợi nhuận thuần được điều chỉnh 818.931 triệu đồng
Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ 171.838 triệu cổ phiếu
EPS được tính toán lại 4.776 đồng
EPS công bố trong báo cáo thường niên 5.601 đồng
- Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động chính: Nếu một DN mà lãi chủ yếu từ hoạt
động đầu tư tài chính hay hoạt động bất thường, còn hoạt động chính không có
lãi bao nhiêu thì tương đương với việc lãi của DN đó không bền vững. Nhìn
chung, các khoản lãi đầu tư tài chính đều mang tính nhất thời, nó có thể có ở kỳ
Trang 63
này nhưng cũng có thể không tiếp tục ở kỳ sau, chứ không bền vững như là các
khoản lãi kinh doanh thông thường.
Thực tế Việt Nam, rất nhiều DN cổ phần đã phát hành cổ phiếu tăng vốn, nhưng
thực tế lại dùng cho các hoạt động đầu tư tài chính, bất động sản... mặc dù
không có nhiều kinh nghiệm vào lĩnh vực này. Trong điều kiện giá cổ phiếu đi
lên cuối năm 2006 và đầu năm 2007, các DN cổ phần này kiếm được lời rất lớn.
Nhưng khi thị trường đi xuống như cuối năm 2007 và sáu tháng đầu năm 2008,
các DN này bị lỗ nặng nề. Vì vậy để tính EPS cho các kỳ tương lai, người ta
thường chỉ có thể ước tính từ những khoản lãi kinh doanh thông thường. Các
khoản lãi tài chính, lãi bất thường chỉ có thể ước tính khi DN có kế hoạch rõ
ràng trong kỳ đó.
- Thuyết minh BCTC: Thuyết minh BCTC là yêu cầu bắt buộc phải công bố. Tuy
nhiên không có quy định chung về mức độ chính xác và rõ ràng. Vì thế, DN sẽ
công bố theo yêu cầu. Hơn nữa, thường thì thuyết minh BCTC sử dụng thuật
ngữ chuyên ngành nên gây khó khăn cho NĐT không chuyên. NĐT nên nghiên
cứu kỹ thuyết minh BCTC để có thể hiểu được tổng quan tình hình của DN như
thế nào?
- Số liệu trên Báo cáo thường niên: BCTC nên được trình bày số liệu trong vòng 5
năm, chẳng hạn báo cáo năm 2007 thì khi trình bày nên bao gồm số liệu các năm
trước 2006, 2005, 2004 và 2003. Việc cung cấp số liệu nhiều năm như vậy giúp
rất nhiều cho NĐT có cái nhìn khách quan về tình hình hoạt động của DN. NĐT
không phải mất nhiều thời gian vì nếu theo cách cung cấp thông tin hiện nay thì
NĐT phải xem đến tối thiểu là 3 báo cáo thường niên: năm 2004 chỉ cung cấp số
liệu năm 2004 và 2003; báo cáo thường niên 2006: cung cấp số liệu năm 2006
và 2005 và báo cáo thường niên năm 2007. Hơn nữa, trường hợp DN thay đổi
chính sách kế toán thì số liệu trên báo cáo không được điều chỉnh hồi tố sẽ dẫn
Trang 64
đến không so sánh được hoặc thiếu tính khách quan, không chính xác khi so
sánh số liệu qua các năm.
- Các tỷ số tài chính: nên được trình bày trên các CBTT của DN sẽ giúp NĐT có
thông tin dễ dàng hơn không phải mất thời gian thu thập số liệu và tính toán, đặc
biệt hữu ích cho các NĐT có ít kiến thức về chứng khoán. Số liệu trong vòng 5
năm.
3.2.1.2. Thông tin hỗ trợ:
- Kế hoạch tài chính trong tương lai: Hiện nay, các công ty niêm yết chỉ công bố
kế hoạch năm kế tiếp (ngắn hạn), không công bố kế hoạch dài hạn (thường là 5
năm). Vì thế, NĐT muốn có thông tin tương lai của DN, họ phải sử dụng kỷ
thuật để dự phóng thông tin. Thường thì số liệu dự phóng được dựa trên số liệu
quá khứ DN cung cấp cộng với số liệu ước đoán nên không thể hiện được chính
xác kế hoạch dài hạn của DN như Ban giám đốc DN lập được. Dựa vào kế
hoạch dài hạn này, NĐT có thể tính toán giá cổ phiếu dựa vào các mô hình định
giá sẽ chính xác hơn.
- Rủi ro kinh doanh: Hầu như các báo cáo thường niên năm 2007 đã công bố
không đề cập đến rủi ro kinh doanh. Và vì thế kết quả hoạt động của quý 2/2008
đã gây sốc NĐT vì kết quả rất nhiều DN công bố bị lỗ. Chẳng hạn, DN Cổ phần
chứng khoán Bảo Việt BVS vừa công bố lỗ hơn 349 tỷ đồng trong quý 2 (quý 1
lãi 25.2 tỷ đồng). DN Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn SSI lỗ 141.6 tỷ đồng. DN
Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công TCM công bố lỗ quý 2 là
14.56 tỷ. Nhóm DN Cổ phần Cơ Điện Lạnh REE lợi nhuận trước thuế quý
2/2008 lỗ 56.76 tỷ đồng. CTCP Bông Bạch Tuyết BBT quý 2/2008 lỗ 3.76 tỷ
đồng...
Thông qua việc phân tích rủi ro trong kinh doanh sẽ giúp NĐT thấy được những
thách thức trong tương lai của DN. Thông qua việc công bố các rủi ro thì DN
cũng phải trình bày chương trình quản trị rủi ro đó. Rủi ro tiềm tàng cũng nên
Trang 65
được DN nêu ra để cảnh báo NĐT. Bên cạnh đó, DN cũng nên cung cấp cho
NĐT những thông tin nhạy cảm về DN nhằm ngăn chặn những tin đồn làm giảm
giá cổ phiếu.
- Các giao dịch liên quan đến cổ phiếu DN: Thông tin về giao dịch cổ phiếu của
các NĐT nước ngoài, cổ đông chiến lược, ban quản trị DN thường được công bố
trước trước khi diễn ra. Tuy nhiên, khi kết thúc năm tài chính, NĐT cần có
thông tin tổng hợp về những hoạt động đó. Giao dịch của các thành viên ban
quản trị được nhiều NĐT chú ý vì nó chứa đựng thông tin dự báo về giá cổ
phiếu. Trong thời gian qua, có xuất hiện tin đồn xung quanh việc bán cổ phiếu
của các thành viên HĐQT và BKS. Thay vì giải thích, DN nên thể hiện trong
báo cáo để công bố rộng rãi ra công chúng.
3.2.2. Giải pháp về chất lượng thông tin công bố:
Vai trò của ban quản trị công ty đối với trách nhiệm cải thiện điều kiện và nâng cao
chất lượng thông tin kế toán công bố trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ
hiểu.
- Ban quản trị có trách nhiệm phát hiện và ngăn ngừa hành vi bóp mép TTKT
nhằm gạt NĐT, chẳng hạn trường hợp BBT. BKS cũng tăng cường hoạt động để
giám sát và đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ngăn ngừa các hành
vi phù phép BCTC. Một nhân tố không thể thiếu để bảo đảm tính minh bạch của
thông tin tài chính là kiểm toán độc lập. Thông thường các kiểm toán viên
chuyên nghiệp có kiến thức sâu hơn về Tài chính-Kế toán so với các thành viên
BKS và HĐQT, cho phép họ có thể phát hiện ra những thủ thuật tinh vi nhằm
bóp méo thông tin tài chính. Kiểm toán viên cũng có tính độc lập cao hơn so với
các thành viên HĐQT và BKS. Tất nhiên, những lợi ích do kiểm toán độc lập
mang lại cũng phụ thuộc nhiều vào năng lực, uy tín của kiểm toán viên.
- Nâng cao chất lượng BCTC thông qua việc tập trung vào quản trị cấp cao, các
quy tắc đạo đức và KSNB. Thiết lập hệ thống KSNB theo COSO nhằm nâng cao
Trang 66
chất lượng BCTC thông qua việc tập trung vào quản trị cấp cao, các quy tắc đạo
đức và KSNB nhằm làm tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức
thông qua các phương pháp tuần tự có hệ thống để đánh giá và cải thiện tính
hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro và quản trị DN. HĐQT và ban giám
đốc DN phải cam kết là phải xây dựng được hệ thống KSNB, quản lý rủi ro và
kiểm toán nội bộ.
Khung KSNB (COSO Framework): xây dựng 3 hạng mục mục tiêu và 5 hợp
phần có liên quan với nhau
Các hạng mục mục tiêu: Các hạng mục mục tiêu riêng biệt nhưng vẫn bổ
trợ cho nhau
Tính hiệu quả và hiệu suất của hoạt động: Liên quan đến các mục tiêu
kinh doanh chính của DN, gồm các mục tiêu về kết quả hoạt động và lợi
nhuận, sự bảo toàn của các nguồn lực.
Tính tin cậy của BCTC: Liên quan đến việc sọan thảo các BCTC được
chuNn bị một cách tin cậy, bao gồm các BCTC giữa kỳ, ngắn gọn và cả các
dữ liệu tài chính được lựa chọn từ các báo cáo đó, ví dụ như thông tin về
doanh thu được công bố công khai.
Tuân thủ với Luật và quy định: Liên quan đến việc tuân thủ theo các Luật
và quy định mà DN phải thi hành.
Các hợp phần của khung KSNB:
① Môi trường kiểm soát:
Sự đồng nhất, các giá trị đạo đức và năng lực;
Những người tham gia quản trị;
Phương pháp quản lý và phong cách vận hành;
Cơ cấu tổ chức;
Phân chia quyền hạn và trách nhiệm;
Các chính sách và quy trình nhân sự có hiệu quả.
② Đánh giá rủi ro:
Trang 67
Đánh giá rủi ro là xác định và phân tích các rủi ro có liên quan đến việc
đạt được các mục tiêu của DN, tạo cơ sở để xác định các hoạt động
kiểm soát;
Xem xét cả rủi ro tiềm tàng và rủi ro còn lại;
Đánh giá các ảnh hưởng và khả năng xảy ra;
Sử dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro phù hợp.
③ Các hoạt động kiểm soát:
Các chính sách / quy trình để đảm bảo rằng các yêu cầu của ban lãnh
đạo đang thực hiện;
Các hoạt động bao gồm phê duyệt, ủy quyền, xác minh, khuyến nghị, rà
soát kết quả họat động bảo đảm tài sản và phân tách trách nhiệm;
Xảy ra tại tất cả các cấp quản lý và trong mọi chức năng;
Nên giải quyết kết quả đánh giá rủi ro;
Nên cập nhật thường xuyên và bằng văn bản để làm bằng chứng.
④ Thông tin và liên lạc
Các thông tin phù hợp và được xác định, nắm bắt và truyền đạt một
cách kịp thời;
Truy cập đến các thông tin do nội bộ và bên ngoài cung cấp;
Luồng thông tin cho phép có các hoạt động kiểm soát hiệu quả từ các
hướng dẫn về trách nhiệm cho đến bản tóm tắt về các ghi nhận để ban
lãnh đạo có hành động phù hợp.
⑤ Giám sát
Liên tục đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống kiểm soát;
Kết hợp các đánh giá liên tục và các đánh giá riêng biệt;
Các hoạt động quản lý và giám sát;
Các hoạt động kiểm toán nội bộ.
Tám hợp phần có liên quan hợp thành khung đánh giá rủi ro:
a. Môi trường KSNB
Phát triển hệ thống quản trị rủi ro;
Trang 68
Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro;
Thiết lập sơ đồ tổ chức quản trị rủi ro.
b. Thiết định mục tiêu
Thiết lập chiến lược mục tiêu và chiến lược rõ ràng;
Xác định mức rủi ro toàn DN.
c. Nhận diện được các sự kiện
Nhận diện rủi ro;
Xem xét các sự kiện độc lập;
Nhận diện, đo lường các vấn đề liên quan sử dụng phương pháp hoặc
kỷ thuật.
d. Đánh giá rủi ro
Chọn lọc kỷ thuật đánh giá;
Đánh giá các thuộc tính có khả năng xảy ra/ Tần suất của rủi ro;
Đánh giá ảnh hưởng chi phí của mỗi sự kiện xảy ra;
Xem xét các rủi ro trên đồ thị.
e. Đối ứng rủi ro
Nhận diện và chọn lọc đối sách cho từng rủi ro;
Xem xét ảnh hưởng của đối sách rủi ro này với rủi ro khác;
Điều chỉnh rủi ro bằng phương pháp đồ thị suốt quá trình đánh giá rủi
ro.
f. Hoạt động kiểm soát
Chia sẻ rủi ro;
Giảm thiểu rủi ro;
Điều chỉnh rủi ro bằng phương pháp đồ thị.
g. Thông tin và trao đổi thông tin
Đảm bảo rằng hệ thống thông tin có thể đo lường và báo cáo rủi ro;
Thông tin hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro DN và chi phí.
h. Kiểm soát
Thực hiện đánh giá rủi ro riêng biệt;
Trang 69
Đánh giá lại rủi ro.
- Thực thi Đạo luật Sarbanes Oxley hoặc quy định tương tự nhằm đảm bảo tính
minh bạch, trung thực BCTC
Điều 302: Yêu cầu hàng quý, CEO/CFO xác nhận BCTC và công bố các quy
trình kiểm soát
Điều 404: Yêu cầu cấp quản lý phải xây dựng các quy trình giám sát và kiểm
soát để đảm bảo sự thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB đối với BCTC
và báo cáo KSNB cần được kiểm toán độc lập chứng thực.
3.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan tổ chức có liên quan
3.3.1. BTC
- BTC cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống CMKT Việt Nam, xóa dần sự khác biệt
giữa CMKT Việt Nam so với CMKT quốc tế.
- Kiểm tra giám sát, công bố danh sách các DN kiểm toán có đủ năng lực, uy tín,
đảm bảo chất lượng kiểm toán.
- Quy chế thưởng phạt các DN niêm yết gian lận về TTKT: phạt thật nặng nhằm
răn đe và ngăn ngừa hành vi vi phạm.
- BTC nên quy định việc công bố kế hoạch tài chính dài hạn.
- BTC cần có hướng dẫn rõ ràng cách tính EPS, phù hợp với chuNn mực quốc tế.
- Thông tin trong báo cáo kế toán nên được diễn đạt đơn giản đến mức có thể do
người sử dụng (NĐT) có trình độ nhận thức khác nhau. Vì thế, BTC nên nghiên
cứu và hướng dẫn lập báo cáo cùng các giải thích và biên soạn giúp NĐT có thể
hiểu được thông tin mà báo cáo cung cấp.
- T+3 -> T+1: Cho phép NĐT có thể đặt lệnh sau 1 ngày mua chứng khoán
3.3.2. Ủy ban chứng khoán nhà nước
- Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng BCTC và xử lý nghiêm minh những DN có
gian lận trọng việc lập và công bố BCTC (TTKT). Xử lý nghiêm những DN
Trang 70
niêm yết vi phạm trong giao dịch không những phạt hành chánh mà còn có thể
rút giấy phép hoạt động của DN
- Thiết lập một bộ phận để kiểm tra tính tuân thủ các quy định và các CMKT của
các DN niêm yết trong quá trình lập và CBTT kế toán.
- Điều chỉnh những quy định công bố trung thực nhằm giảm giao dịch cổ phần nội
bộ.
- Yêu cầu các DN niêm yết đánh giá sự hiệu quả của chính sách kế toán thiết yếu
và khai báo việc trình bày các tài sản ngoài bảng.
- Thời gian CBTT nên được điều chỉnh.
- UBCKNN thường xuyên đưa ra các phân tích, cảnh báo về diễn biến của thị
trường (thị trường tăng trưởng quá nóng hoặc quá lạnh) để NĐT có ít thông tin
nhận định chính xác hơn về tình hình thị trường và từ đó sẽ có những QĐ mua –
bán hợp lý.
- Thống kê các chỉ số tài chính của tất cả các công ty niêm yết và cung cấp miễn
phí cho NĐT trên website, NĐT chỉ cần nhập vào mã chứng khoán thì có thể
truy xuất được tất cả các tỷ số của DN, tỷ số của đối thủ, ngành để có cơ sở so
sánh và đưa ra quyết định đầu tư.
- Tăng cường thanh tra giám sát các DN niêm yết. Tiến hành thanh tra thường
xuyên DN chứng khoán và các DN niêm yết.
- Nên đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm bình ổn thị trường, tránh hiện tượng
đầu cơ, lũng đoạn thị trường.
- Trả lại mức thanh khoản như ban đầu không được can thiệp vào tính thanh
khoản của thị trường khi có những đợt điều chỉnh sâu.
3.3.3. Công ty niêm yết
- Nâng cao nhận thức về vai trò cung cấp TTKT minh bạch, trung thực cho NĐT.
- Cần có thông tin phản hồi cho UBCKNN, BTC về những hạn chế, tồn tại, thiếu
sót của hệ thống CMKT, văn bản pháp quy, quy định ảnh hưởng đến hoạt động
của DN đồng thời cũng đưa ra các đề xuất nhằm giúp cho các cơ quan ban hành
Trang 71
kịp thời cập nhật, chỉnh sửa cho phù hợp điều kiện Việt Nam cũng như phù hợp
thông lệ quốc tế.
- Thông tin cần công bố với tần suất liên tục hơn cập nhật sát với tình hình DN.
- Trình bày kế hoạch tài chính trong tương lai, 5 năm.
- Trình bày rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và các chính sách quản trị các rủi ro
đó.
- Phát tín hiệu về những thông tin chưa cung cấp đầy đủ để NĐT có cái nhìn đầy
đủ hơn và đánh giá đúng hơn về giá trị thực cũng như giá cổ phiếu giao dịch trên
thị trường.
- Phân tích các chỉ tiêu chính và lập bảng thống kê dữ liệu tối thiểu là năm năm hỗ
trợ cho NĐT có dữ liệu nhanh chóng khi NĐT muốn xem thông tin về DN và dữ
liệu về DN càng có giá trị hơn nữa khi có thêm dữ liệu so sánh với ngành, đối
thủ cạnh tranh.
- Chú trọng công tác quản trị DN, phát triển hệ thống KSNB, kiểm toán nội bộ để
đảm bảo cung cấp TTKT minh bạch, trung thực và hợp lý.
- Tổ chức bộ phận CBTT chuyên trách cho NDT các thông tin có ảnh hưởng lớn
đến kết quả hoạt động của DN.
3.3.4. NĐT
- NĐT phải đọc các thông tin trong BCTC để tính toán các chỉ số mà NĐT cho là
quan trọng nhất để ra được quyết định đầu tư chính xác.
- NĐT cũng cần xem xét các khoản mục lợi nhuận trước khấu hao, trước lãi vay
và trước thuế vì lợi nhuận này mới phản ánh thực sự kết quả kinh doanh trong
kỳ.
- NĐT khi phân tích BCTC phải phân tích và phải loại ra khỏi danh sách những
DN có dấu hiệu xấu thể hiện trong BCTC:
DN với mức nợ quá lớn: các tỷ số : Tổng nợ/ Tổng tài sản; Nợ dài hạn /
Vốn dài hạn; Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu: Quá cao
Trang 72
Khả năng tạo tiền mặt quá ít ỏi: các tỷ số: Ngân lưu ròng / Tổng tài sản;
Ngân lưu hoạt động kinh doanh / Tổng tài sản: Quá thấp
Khả năng thanh khoản kém cỏi: các tỷ số: Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn;
(Tải sản lưu động – tổn kho) / Nợ ngắn hạn; Vốn luân chuyển: Quá thấp
Doanh thu thấp: các tỷ số: Doanh thu / Tài sản; Doanh thu / Tài sản cố
định; Doanh thu / Khoản phải thu; Giá vốn hàng bán / Tồn kho: Quá thấp
Không trả cổ tức: tỷ số: Cổ tức / Vốn chủ sở hữu: Quá thấp
- NĐT trong nước đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh với NĐT nước ngoài có
tiềm năng về vốn, kiến thức và kinh nghiệm đầu tư khi tham gia TTCK. Do vậy,
NĐT trong nước cần trang bị những kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK,
kiến thức cơ bản về kinh tế để có thể phân tích, chọn lọc thông tin để đưa ra các
QĐ đầu tư có tỷ suất sinh lời cao. Hạn chế chơi chứng khoán theo kiểu lướt sóng,
tâm lý bầy đàn, nên nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng cho chiến lược đầu tư dài
hạn.
- Với hầu hết các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam, đa phần các DN này huy
động vốn và đầu tư vào nhiều ngành. Do đó, phải nghiên cứu và phân tích hiệu
quả của hoạt động chính có hiệu quả không? Một DN mà lãi từ hoạt động chính
không bao nhiêu mà chủ yếu là từ các hoạt động khác thì không bền vững . Thực
tế chứng minh qua kết quả hoạt động quý 2/2008 của các DN niêm yết, rất nhiều
DN lỗ do khoản trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính. Các khoản
lãi đầu tư tài chính đều mang tính nhất thời.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Việc làm thế nào để công ty niêm yết cung cấp được thông tin kế toán trung thực và
minh bạch cho NĐT là trách nhiệm chính yếu của Ban quản trị công ty.
Tóm lại, muốn phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam một cách lành mạnh,
bền vững và có hiệu quả vấn đề mấu chốt nhất là phải kiểm soát được mức độ trung
thực các thông tin tài chính của các công ty niêm yết từ phía nhà nước, các nhà đầu
Trang 73
tư, tổ chức kiểm toán độc lập. Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến tính minh
bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết phải hiểu hết trách nhiệm của
mình khi cung cấp thông tin, khi thực hiện kiểm toán và khi sử dụng thông tin để có
các quyết định đầu tư. Các quy định trong văn bản pháp luật hiện hành của Việt
Nam, các thông lệ quốc tế đã nêu trên về xử lý các sai phạm liên quan đến tính
minh bạch của thông tin tài chính công khai niêm yết trên thị trường chứng khoán
sẽ góp phần giúp các bên có liên quan nhận rõ trách nhiệm của mình để làm lành
mạnh hoá thị trường chứng khoán còn non trẻ của Việt Nam hiện nay.
Trang 74
KẾT LUẬN
Với hơn tám năm hoạt động, TTCK VN vô cùng sôi động. Nhiều người thành công
và trở thành những người giàu nhất Việt Nam qua kinh doanh chứng khoán. Song
số người thất bại cũng rất nhiều. Sự thành công hay thất bại của NĐT thời gian qua
do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến mức độ am hiểu của NĐT vào tình hình
DN. Đầu tư vào chứng khoán xét về khía cạnh dài hạn là một trò chơi trí tuệ đòi hỏi
NĐT phải có kiến thức và kinh nghiệm về việc phân tích thông tin kế toán của DN
mà NĐT muốn tham gia kết hợp với óc phán đoán, khả năng xem xét và phân tích
thị trường.
Cung cấp thông tin đáng tin cậy, minh bạch là nhiệm vụ cốt lõi mà NĐT đặt ra cho
các công ty niêm yết. Tuy nhiên, nhiệm vụ này cũng đặt ra cho cả BTC, UBCKNN
trong công tác giám sát, kiểm tra thông tin mà DN công bố để tạo lòng tin cho NĐT
hiện hữu và NĐT tiềm năng.
Trên cơ sở phân tích thực trạng có trình bày thông tin cung cấp của các DN trên thế
giới Abbott, Electrolux, quy định CBTT ở thị trường Hồng Kông, luận văn đưa ra
định hướng việc công bố thông tin trên TTCK VN trong thời gian tới.
NĐT và cơ quan chức năng cũng phải đặt ra yêu cầu cao hơn, thận trọng hơn đối
với thông tin mà các BCTC đưa ra. Tuy nhiên, theo tác giả, NĐT cần tự bảo vệ
mình bằng cách nâng cao trình độ đọc, hiểu, phân tích BCTC và ý kiến của kiểm
toán viên để phân biệt DN hoạt động tốt, xấu ra sao.
Thực hiện luận văn này, tác giả hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng thông tin
kế toán công bố đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư nhằm góp phần nâng cao tính hữu
dụng của thông tin kế toán đối với quá trình ra quyết định đầu tư trên TTCK VN.
Trang 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đạt Chí, Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh, “Thấy gì từ báo cáo dòng tiền
của DN”, Tạp chí Doanh nhân và pháp luật
2. Lê Đạt Chí – Trương Minh Huy, Khoa Tài chính DN, Trường đại học Kinh tế
Tp. HCM, “Những vấn đề trong mẫu báo cáo thường niên của DN Việt Nam”,
ĐTCK Online
3. Lê Đạt Chí – Trương Minh Huy, Khoa Tài chính DN, Trường đại học Kinh tế
Tp. HCM, “Cần tính lại chỉ tiêu EPS trong báo cáo thường niên”, ĐTCK Online
4. Lê Đạt Chí – Trương Minh Huy, Khoa Tài chính DN, Trường đại học Kinh tế
Tp. HCM, “Báo cáo thường niên và nhu cầu thông tin của NĐT”, ĐTCK Online
5. Nguyễn Thị Hoa-Học viên Tài chính, “BCTC: ngôn ngữ của thế giới kinh tế”,
Tạp chí Kế toán
6. Huy Nam, Chuyên viên Kinh tế và TTCK, Thị trường chứng khoán
7. Mai Phương, “Thấy gì qua các báo cáo thường niên?”, Thanh Niên Online 28-
06-08
8. Th.Sỹ Vũ Việt Quảng, Khoa Tài chính DN, Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM,
“Báo cáo thường niên chuyển thông tin đến thị trường và xã hội như thế nào?,
ĐTCK Online
9. Nguyễn Phúc Sinh, “Tiếp cận các luận điểm về tính hữu ích của BCTC”, Tạp
chí Kế toán
10. Hồ Quốc Tuấn, Thạc sỹ tài chính, Trường đại học Melbourne, “Động lực nào
cho một báo cáo thường niên có chất lượng”, ĐTCK Online
11. Trần Ngọc Thơ - Hồ Quốc Tuấn, “Phân tích thông tin: Căn bệnh “quá lạc quan”,
TBKTSG
12. Ngô Quốc Thịnh, Thành viên Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh ACCA, Chiến
lược tài chính DN
13. “Tầm quan trọng của bản cáo bạch”, theo Saga, 23-05-2008
14. Báo cáo thường niên năm 2007:
① DN Cổ Phần Sữa Việt Nam – Vinamilk
Trang 76
① DN Cổ Phần Cơ Điện Lạnh – Ree
① Abbott Labs: Global Health Care & Medical Research
① Electrolux Group
15. Brian Ballou, Ph. D., CPA and Dan L. Heitger, Ph. D., “A Building-Block
Approach for Implementing COSO’s Enterprise Risk Management – Integrated
Framework”, Management Accounting Quarterly, October Winter 2005, Vol. 6,
No. 2
16. Fumio Naito, Professor, Graduate School of Business Administration, Kobe
University, “About the Usefulness of the Accounting and Audit Function as a
Method for Corporate Governance”, ISSN 1347-5495, Business Research No.
49
17. Antonio Durendez Gomez-Guillamon, Department of Accounting and Finance,
Polytechnic University of Cartagena, Cartagena, Spain, “The usefulness of the
audit report in investment and financing decisions”, Managerial Auditing
Journal 18/6/7 [2003] 549-559, ISSN 0268-6902
18. Larry E. Rittenberg, PhD, CIA, CPA, “There is no Shortcut to Good Controls”,
August 2005, Internal Auditor
19. Mohamed Hassan Abdel-Azim, UAE University, Tarek Ibrahim Eldomiaty,
UAE University, “Informativeness of Accounting Information to Shareholders
in Egypt: Perspectives from the Most Actively Trading Firms”, Jounal of
Accounting Volume 1, Issue 1, 2007
20. Sid R. Ewer, PhD, CPA (inactive), CMA, CIA is the BKD Professor of
Accountancy at Missouri State University, Springfield Mo., “Transparency and
Understandability, But for whom? How Different Standards Setters Define the
“Average User””
Phụ lục - Trang 1
PHỤ LỤC
1. Dữ liệu liên quan đến cổ phiếu trên trang web Yahoo.com
\
Phụ lục - Trang 2
Phụ lục - Trang 3
Phụ lục - Trang 4
Phụ lục - Trang 5
2. Báo cáo thường niên 10-K
Phần I
Mục 1: Hoạt động kinh doanh
Mục 1A: Các yếu tố rủi ro
Mục 1B: Bình luận của thành viên không đồng ý kiến
Mục 2: Sở hữu
Mục 3: Những vụ kiện pháp lý
Mục 4: Đệ trình các vấn đề cần biểu quyết của ĐHĐCĐ
Mục X: Giới thiệu các thành viên ban điều hành của DN
Phần II
Mục 5: Thị trường cổ phiếu phổ thông có đăng ký, những người có liên quan của cổ
đông và người phát hành mua lại vốn cổ phần
Mục 6: Dữ liệu tài chính được lựa chọn
Phụ lục - Trang 6
Mục 7: Thảo luận và phân tích của ban quản trị về tình hình tài chính và kết quả
hoạt động kinh doanh
Mục 7A: Định lượng và công bố định lượng về rủi ro thị trường
Mục 8: Các bảng BCTC và dữ liệu bổ sung
Mục 9: Những thay đổi và bất đồng với các nhân viên kế toán về việc công bố các
bảng BCTC và vấn đề kế toán
Mục 9A: Kiểm soát và các thủ tục
Mục 9B: Các thông tin khác
Phần III
Mục 10: Giám đốc, nhân viên điều hành và thành viên quản lý DN
Mục 11: Thưởng cho những thành viên ban quản lý điều hành DN
Mục 12: Quyền sở hữu chứng khoán của chủ sở hữu là các tổ chức từ thiện, ban
quản trị và người có liên quan của chủ sở hữu
Mục 13: Những mối quan hệ nhất định và giao dịch của người có liên quan và tính
độc lập của giám đốc
Mục 14: Phí và các dịch vụ kế toán
Phần IV
Mục 15: Các kế hoạch tài chính tương lai
3. Phiếu khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT
VỀ VIỆC SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
ĐỂ RA QUYẾT ĐNNH ĐẦU TƯ
Phụ lục - Trang 7
Mục đích nghiên cứu:
- Kiểm nghiệm theo thực tế bao nhiêu phần trăm NĐT sử dụng TTKT để ra
QĐ đầu tư
- Tính hữu dụng của TTKT mang lại cho NĐT khi họ sử dụng nó để ra QĐ
Đối tượng nghiên cứu: NĐT trên TTCK Việt Nam
Bảo mật và phi thương mại hóa thông tin: Dữ liệu thu thập từ phiếu khảo sát này
dùng để phân tích đánh giá tính hữu dụng của TTKT đối với quá trình ra QĐ của
NĐT trên TTCK Việt Nam, hoàn toàn không có mục đích kinh doanh hay thương
mại và chỉ sử dụng trong phạm vi nghiên cứu của đề này mà thôi.
Cách trả lời câu hỏi: Để trả lời bảng câu hỏi này quý vị chỉ cần khoanh tròn vào
các câu trả lời đã liệt kê mà quý vị cho là hợp lý nhất. Đối với một số câu hỏi mở,
kính đề nghị quý vị dành chút thời gian điền ý kiến vào chỗ trống.
Kính mong sự hỗ trợ của quý vị. Xin chân thành cám ơn thời gian quý báu mà quý
vị đã dành ra để hòan tất phiếu khảo sát này.
Trân trọng
Võ Thị Ánh Hồng
1. Họ và tên:
2. Chức vụ:
3. Cơ quan công tác:
4. Quý vị hoạt động trong lĩnh vực nào?
□ Ngân hàng □ Tài chính □ Kế toán
□ Sản xuất kinh doanh □ Thương mại dịch vụ □ Khác
5. Quý vị tham gia TTCK trong bao lâu?
Phụ lục - Trang 8
□ dưới 3 tháng □ dưới 6 tháng □ dưới 1 năm
□ dưới 2 năm □ dưới 3 năm □ trên 3 năm
6. Quý vị đầu tư vào thị trường nào?
□ Thị trường niêm yết □ OTC □ Cả hai
7. Quý vị đầu tư vào TTCK theo dạng nào?
□ Lướt sóng □ Đầu tư dài hạn □ Cả hai
8. Quý vị đưa ra QĐ đầu tư thông qua kênh nào?
□ Bạn bè giới thiệu □ Quy mô công ty □ Bảng cáo bạch
□ Ý kiến chuyên gia □Ý kiến các tổ chức nước ngoài (HSBC,
Merillyn…)
□ Tổng hợp các thông tin, phân tích, ra QĐ □ Kinh nghiệm bản thân
□ Không cần dựa vào cơ sở nào cả □ Khác - ………………
………………………………………………………………………………………
9. Quý vị có tham gia khóa học về phân tích BCTC hay các khóa đào tạo về
chứng khoán không?
□ Có □ Không
Nếu câu trả lời là có vui lòng ghi tên trung tâm, trường đào tạo
………………………………………………………………………………………………….
10. Quý vị có sử dụng TTKT khi ra QĐ đầu tư hay không?
□ Có □ Không □ Có nhưng không phải là
yếu tố QĐ
11. Mức độ quan tâm đến TTKT của quý vị?
□ Không quan tâm □ Ít quan tâm □ Đặc biệt quan tâm
12. Mức độ ảnh hưởng của TTKT đến QĐ đầu tư của quý vị?
□ Không ảnh hưởng □ Ảnh hưởng không đáng kể
□ Có tính chất tham khảo □ Có tính chất QĐ
13. Quý vị thường xuyên đọc báo cáo nào nhất? (Để trả lời cho câu hỏi này, quý
vị có thể chọn tất cả các câu trả lời nếu phù hợp với quý vị)
□ BCTC tóm tắt năm □BCTC đã kiểm toán (thường niên)
Phụ lục - Trang 9
□ BCTC quý □ Bài phân tích của chuyên gia
14. Trong BCTC quý vị quan tâm nhất đến báo cáo?
□ Bảng CĐKT □ Báo cáo kết quả họat động sản xuất kinh
doanh □ BCLCTT
□ Bản thuyết minh BCTC □ Tất cả các báo cáo trên
15. Quý vị đã sử dụng loại phân tích nào sau đây:
□ Phân tích tỷ số tài chính □ Phân tích xu hướng
□ Cả hai loại trên □ Chẳng bao giờ phân tích cả
□Lọai khác – ………………………………………………………………………
16. Những loại tỷ số nào quý vị thường sử dụng khi phân tích TTKT:
(Quý vị có thể chọn từ 1 đến 40 tỷ số)
□ Tỷ số thanh toán ngắn hạn 1
□ Tỷ số thanh toán nhanh 2
□ Tỷ số thanh toán ngân lưu 3
□ Tỷ số khoảng cách an toàn 4
□ Khả năng thanh toán dài hạn 5
□ Số ngày tồn kho 6
□ Số ngày thu tiền 7
□ Số ngày trả tiền 8
□ Vòng quay tiền 9
□ Vòng quay tài sản cố định 10
□ Tỷ số nợ 11
□ Tỷ số nợ dài hạn / Vốn dài hạn 12
□ Tỷ số nợ / Vốn chủ sở hữu 13
□ Hệ số thanh toán lãi vay 14
□ Hệ số thanh toán lãi vay bằng tiền mặt 15
□ Hệ số khả năng đáp ứng tiền mặt 16
□ Lợi nhuận gộp biên tế bình quân 17
Phụ lục - Trang 10
□ Lợi nhuận hoạt động kinh doanh biên tế bình quân 18
□ Lợi nhuận ròng biên tế bình quân 19
□ Thu nhập / Tổng tài sản 20
□ Thu nhập / Vốn chủ sở hữu 21
□ Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường (ROCE) 22
□ Thu hồi tiền mặt / tổng tài sản 23
□ Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (EPS) 24
□ Tỷ số giá thị trường so với lợi tức trên một cổ phiếu (P/E) 25
□ Tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trên giá thị trường cổ phần (Earnings Yield – EY) 26
□ Tỷ suất sinh lợi cổ tức 27
□ Tỷ số bù đắp cổ tức 28
□ Tỷ số thanh toán cổ tức 29
□ Giá trị vốn thị trường với giá trị vốn sổ sách 30
□ Tỷ suất trái phiếu 31
□ Tỷ suất cổ phần ưu đãi 32
□ Tỷ suất cổ phần thường 33
□ Tỷ suất nợ trên vốn cổ đông 34
□ Nợ vay/vốn (Gearing) 35
□ Tăng trưởng doanh số hàng năm 36
□ Tỷ suất lợi nhuận thuần 37
□ Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 38
□ Tỷ số vốn luân chuyển 39
□ Tỷ số khác - …………………………………………………… 40
17. Mức độ hài lòng của quý vị về việc CBTT kế toán của các công ty niêm yết
trên TTCK Việt Nam
□ Hoàn toàn không hài lòng □ Hài lòng
□ Rất hài lòng □ Không ý kiến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan vanVo Thi Anh Hong.pdf