Luận văn Giải pháp phát triển mạng lưới y tế Sơn La đến năm 2020

LỜI MỞ ĐẦU Chương 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚ Y TẾ TỈNH SƠN LA 1.1. Mạng lưới y tế. 1.1.1. Khái niệm mạng lưới y tế. 1.1.2. Phân cấp mạng lưới y tế 1.1.2.1. Y tế tuyến trên 1.1.2.2. Y tế tuyến dưới 1.1.3. Mạng lưới y tế địa phương. 1.1.3.1. Mạng lưới y tế tuyến tỉnh. 1.1.3.2. Mạng lưới y tế tuyến huyện. 1.1.3.3. Mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn 1.1.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của mạng lưới y tế tỉnh. 1.1.4.1. Năng lực mạng lưới 9 1.1.4.2. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân 1.1.4.3. Kết quả thực hiện hoạt động khám chữa bệnh 1.1.5. Vai trò của mạng lưới y tế trong phát triển KT-XH tỉnh. 1.2. Tỉnh Sơn La và sự cần thiết phải hoàn thiện mạng lưới y tế tỉnh Sơn La đến năm 2020. 1.2.1. Tỉnh Sơn La và những đặc điểm có liên quan đến phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.2.1.2. Đặc điểm kinh tế. 1.2.1.3. Đặc điểm xã hội. 1.2.1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội đối với sự phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện mạng lưới y tế Sơn La đến 2020. 1.2.2.1. Mục tiêu về chăm sóc sức khỏe của tỉnh đến 2020. 1.2.2.2. Sự gia tăng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. 1.2.2.3. Những khó khăn trong tiếp cận dịch vụ KCB ở tỉnh Sơn La. Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2008 2.1. Các bộ phận cấu thành mạng lưới y tế tỉnh Sơn La hiện nay. 2.1.1. Mạng lưới y tế tuyến tỉnh 2.1.3. Mạng lưới y tế tuyến xã. 2.2. Thực trạng phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 2.2.1. Về năng lực mạng lưới. 2.2.1.1. Năng lực mạng lưới y tế tuyến tỉnh. 2.2.1.2. Năng lực mạng lưới y tế tuyến huyện. 2.2.1.3. Năng lực mạng lưới y tế tuyến xã. 2.2.1.4. Năng lực mạng lưới y tế tư nhân. 2.2.2. Kết quả thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 2.2.2.1. Công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng 2.2.2.2. Công tác y tế dự phòng 2.2.3. Về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân 2.2.3.1. Những mặt đã đạt được 2.2.3.2. Những yếu kém, tồn tại 2.3. Kết luận về thực trạng mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 2.3.1. Đánh giá thực trạng mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 56 2.3.1.1. Những thành tựu đã đạt được 2.3.1.2. Những bất cập, yếu kém 2.3.2. Nguyên nhân của những bất cập, yếu kém 2.3.2.1. Mô hình bệnh tật thay đổi. 2.3.2.2. Ngân sách đầu tư cho y tế còn nhỏ. 2.3.2.3. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn hạn chế. 2.3.2.4. Trình độ đội ngũ CBYT còn hạn chế. 2.3.2.5. Yếu tố tâm lý xã hội. Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020. 3.1. Quan điểm phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La. 3.2. Mục tiêu phát triển mạng lưới y tế tỉnh Sơn La đến năm 2020. 3.2.1. Mục tiêu tổng quát. 3.2.2. Mục tiêu cụ thể. 3.2.2.1. Đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng 3.2.2.2. Đầu tư, sắp xếp mạng lưới khám chữa bệnh 3.2.2.3. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở 3.3. Một số giải pháp phát triển mạng lưới y tế Sơn La đến năm 2020. 3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới y tế. 3.3.1.1. Sự cần thiết của giải pháp. 3.3.1.2. Nội dung giải pháp 3.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực mạng lưới y tế. 3.3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế. a. Giải pháp nâng cao chất lượng đầu vào nguồn nhân lực y tế. b. Các giải pháp sử dụng nguồn nhân lực y tế hiện có c. Giải pháp tác động vào đầu ra nguồn nhân lực y tế 3.3.2.2 Các giải pháp tăng cường năng lực trang thiết bị. a. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về TTBYT. b. Đầu tư trang thiết bị y tế c. Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành TTBYT d. Khuyến khích nghiên cứu khoa học TTBY. 3.3.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư cho hoạt động y tế. 3.3.3.1. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển y tế 3.3.3.2. Áp dụng các hình thức thu hút đầu tư của khu vực tư nhân. 3.3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong đầu tư phát triển y tế. 3.3.3.4. Nâng cao sự phối hợp các cấp, các ngành trong quản lý hoạt động đầu tư. 3.3.4. Giải pháp phát triển mạng lưới y tế tư nhân. 3.3.4.1. Tính cần thiết của giải pháp. 3.3.4.2. Nội dung giải pháp a. Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động dịch vụ y tế tư nhân. b. Kết hợp y tế công cộng với y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh. c. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động y tế tư. d. Một số giải pháp khác 3.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế. 3.4. Một số kiến nghị 3.4.1. Đối với Chính phủ/Nhà nước/Bộ y tế 3.4.2. Đối với tỉnh Sơn La KẾT LUẬN .

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển mạng lưới y tế Sơn La đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một căn cứ cho sự chỉ đạo và thực hiện thống nhất cao độ. Tuy nhiên, chất lượng bản quy hoạch chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Có thể chỉ ra một số bất cập trong nội dung bản quy hoạch như sau: Thứ nhất, Bản quy hoạch đưa ra các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động tới tình trạng sức khỏe nhân dân và hệ thống y tế tỉnh một cách rất sơ sài, thiếu sự chi tiết, cụ thể. Đó đơn thuần chỉ là sự giới thiệu khái quát một vài đặc điểm của tỉnh chứ chưa có sự phân tích, đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các yếu tố này tới sự phát triển mạng lưới y tế địa phương. Thứ hai, Phần thực trạng hệ thống y tế thực chất chỉ là sự mô tả chung chung về những thành tích và khó khăn chứ chưa có sự đánh giá rõ ràng. Bản Quy hoạch không đưa ra kết quả thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của từng tuyến y tế, do đó chưa cung cấp được cái nhìn đầy đủ về thực trạng mạng lưới y tế tỉnh. Hơn nữa, bản Quy hoạch có đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho từng loại hoạt động dịch vụ y tế trong giai đoạn tới nhưng lại không đưa ra kết quả thực hiện các hoạt động đó trong giai đoạn trước phải chăng là có phần thiếu cơ sở thực tiễn, thiếu tính khả thi. Thứ ba, Bản Quy hoạch mới chỉ nhận định rất chung chung về sự phát triển của mạng lưới y tế tư nhân, chứ không đưa ra bất kỳ một con số nào thể hiện điều này. Do đó, bản Quy hoạch chưa thể cung cấp được các thông tin cần thiết, chính xác cho các CSYT tư nhân quyết định loại hình dịch vụ, quy mô kinh doanh và mức độ trang bị hiện đại cho cơ sở của mình. - Cho đến nay tiến độ thực hiện quy hoạch còn rất chậm, chưa đáp ứng đúng yêu cầu. Nguyên nhân chính là do các đề án, kế hoạch thực hiện quy hoạch theo lộ trình không có kinh phí thực hiện hoặc chậm được phê duyệt. 3.3.1.2. Nội dung giải pháp Để hoàn thiện quy hoạch mạng lưới y tế tỉnh Sơn La cần tiến hành: Thứ nhất, Ngành y tế tỉnh cần xem xét bổ sung, điều chỉnh một số nội dung trong bản quy hoạch hệ thống y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007- 2020: Quy hoạch cần nêu cụ thể, chi tiết, đầy đủ hơn về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có tác động, ảnh hưởng tới sự phát triển mạng lưới y tế. Cần bổ sung thêm các yếu tố như: địa hình, tài nguyên nước, các vấn đề xã hội bức xúc (như tệ nạn ma túy, nghiện hút, mại dâm, tai nạn giao thông...) hiện chưa được đề cập tới trong bản Quy hoạch. Đồng thời, cần phải phân tích những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của các yếu tố này đến sự phát triển mạng lưới y tế tỉnh. Đặc biệt là những thay đổi về mô hình bệnh tật khi công trình thủy điện Sơn La được khánh thành và khi công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La được thực hiện xong. Bản quy hoạch cần chỉ rõ những hạn chế về cơ sở hạ tầng, TTBYT, đội ngũ cán bộ y tế ở từng tuyến có ảnh hưởng cụ thể như thế nào đến chất lượng dịch vụ y tế chứ không nên chỉ luôn đưa ra một nhận định chung chung rằng: những hạn chế đó đã làm ảnh hưởng tới các hoạt động dịch vụ y tế. Bản Quy hoạch cần bổ sung kết quả thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ (bao gồm công tác KCB, công tác YTDP) trong giai đoạn trước để đảm bảo tính khả thi cho các mục tiêu đề ra trong giai đoạn tới. Bản quy hoạch cần bổ sung các số liệu chi tiết, chính xác, trung thực, dầy đủ về tình hình phát triển mạng lưới y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Vì trong thời gian tới Sơn La sẽ là 1 trong 10 vùng trung tâm y tế kỹ thuật cao nên bản quy hoạch cần phải bổ sung định hướng, giải pháp và lộ trình thực hiện quy hoạch đầu tư phát triển các trung tâm y tế vùng tại Sơn La, để cung cấp các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc. Thứ hai, Để đảm bảo tiến độ thực hiện quy hoạch, ngành y tế tỉnh cần phối hợp với các cơ quan có liên quan đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính, tiến độ giải ngân vốn đồng thời xác định rõ các dự án cần được ưu tiên đầu tư trước hết. 3.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực mạng lưới y tế. 3.3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế. Đội ngũ CBYT là yếu tố thiết yếu cho việc cung ứng các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay, đây lại là một điểm yếu không chỉ của mạng lưới y tế tỉnh Sơn La mà là của mạng lưới y tế cả nước. Thực trạng này đỏi hỏi phải tác động vào cả 3 khâu: nguồn nhân lực đầu vào, nguồn nhân lực hiện tại và nguồn nhân lực đầu ra của ngành y tế thì mới có thể giải quyết triệt để vấn đề yếu kém này. a. Giải pháp nâng cao chất lượng đầu vào nguồn nhân lực y tế. Để có được nguồn CBYT có cơ cấu hợp lý, đảm bảo về chất lượng cần thiết phải điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống đào tạo của ngành y tế tỉnh. Việc xác định nhu cầu đào tạo là bước đi đầu tiên, quan trong nhất. Vì vậy, trước hết cần phải nâng cao chất lượng công tác xác định nhu cầu đào tạo của CBYT. Các CSYT trong tỉnh tiến hành điều tra nhu cầu đào tạo và phát triển của CBYT bằng các bảng hỏi. Tùy vào từng loại đối tượng mà có mẫu phiếu dành riêng cho họ, sao cho có thể thu được kết quả cao nhất. Sau khi tổng kết các bảng hỏi ta sẽ có nhu cầu đào tạo tại từng CSYT một cách khách quan, phản ánh đúng nguyện vọng của CBYT, đồng thời người quản lý cũng sẽ biết được nhân viên của mình thực hiện công việc tới đâu, nguyên nhân nào khiến họ không hoàn thành công việc. Ngoài ra, ngay từ khi xác định nhu cầu đào tạo và lựa chọn đối tượng đào tạo thì người quản lý các đơn vị y tế cần phải xem xét toàn bộ kế hoạch nhân lực y tế của đơn vị trong năm đó cũng như những dự kiến nhân sự trong những năm tiếp theo, từ đó tiến hành lựa chọn đối tượng đào tạo một cách hợp lý. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào nhu cầu đào tạo, phát triển của CBYT mà cũng cần phải chú ý tới cơ cấu nguồn nhân lực đào tạo cho hợp lý. Nên đào tạo y sĩ nhiều hơn để làm những công việc đơn giản trong KCB, thay vì hầu hết cho họ đi học bác sỹ. Sau khi đã xác định chính xác nhu cầu đào tạo của CBYT, cần lựa chọn hình thức đào tạo cho hợp lý. Nên đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ theo nhiều hình thức như: đào tạo tập trung ngắn ngày; tham dự các hội nghị, hội thảo; đào tạo theo phương thức đào tạo từ xa; đào tạo theo kiểu chương trình hóa với sự giúp đỡ của máy tính. Phấn đấu đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ đại học chính quy, chuyên tu bằng hình thức liên kết, cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ cho con em của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đào tạo lý luận, quản lý nhà nước, quản lý bệnh viện cho cán bộ lãnh đạo các đơn vị. Để nâng cao chất lượng đào tạo nên có chế độ khuyến khích nhân viên trong đào tạo như: Ưu tiên CBYT địa phương đi học cử tuyển theo các lớp do tỉnh gửi tại các trường đại học, hoặc cử tuyển theo chế độ tuyển sinh chung, trong khi học được hưởng các chế độ chính sách về học bổng, trợ cấp đi học, đi thi, làm luận văn tốt nghiệp v.v... Ngoài ra, CBYT được tạo điều kiện đi học tập, tham quan tại nước ngoài (nếu có đủ điều kiện). Tỉnh Sơn La chỉ có duy nhất trường Trung học Y tế Sơn La thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực y tế cho tỉnh. Để góp phần cải thiện hệ thống đào tạo ngành y tế tỉnh nên từng bước nâng cấp năng lực đào tạo của trường Trung học y tế Sơn La, chuyển thành trường Cao đẳng y tế Sơn La. b. Các giải pháp sử dụng nguồn nhân lực y tế hiện có Trong các nhóm giải pháp tác động vào nguồn nhân lực y tế, có lẽ giải pháp tác động vào nguồn nhân lực y tế hiện tại là thiết thực nhất vì kết quả của sự tác động có thể nhận thấy ngay được, đồng thời nguồn nhân lực y tế hiện tại hiệu quả sẽ khuyến khích đầu vào và làm chậm bước đầu ra. Để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực y tế hiện có, có thể kể ra các biện pháp sau: Thứ nhất, Cơ cấu lại đội ngũ CBYT giữa các tuyến cho hợp lý. Trước hết rà soát lại bộ máy CBYT công tác tại các CSYT để xác định lại cán bộ nào còn tiếp tục công tác, cán bộ nào cho đi đào tạo, cán bộ nào cho chuyển vùng và cán bộ nào không bố trí được do trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đủ để tiếp tục công tác thì cho nghỉ chế độ. Từ đó, sắp xếp lại bộ máy và đội ngũ cán bộ, điều chỉnh và bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên môn hợp lý giữa nơi thừa và nơi thiếu trong nội bộ ngành. Bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản: năm 2020 có 6 bác sĩ/10.000 dân; 2 - 2,5 dược sĩ đại học/10.000 dân, trong đó tuyến huyện có ít nhất từ 01 - 03 dược sĩ đại học, 100% TYT xã có cán bộ quản lý dược có trình độ từ dược tá trở lên. Bảo đảm cơ cấu CBYT tại các cơ sở KCB là 3,5 điều dưỡng/1 bác sĩ. Thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ quản lý tại các đơn vị và thực hiện chính sách tăng cường cán bộ chuyên môn tuyến trên cho tuyến dưới, đặc biệt đối với các cơ sở điều trị. Kết hợp với việc ban hành các chính sách, chế độ phụ cấp đãi ngộ thích hợp đối với CBYT, đặc biệt là cán bộ đi tăng cường cho tuyến dưới, CBYT tuyến cơ sở, CBYT làm việc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn biên giới. Ở các xã vùng cao trước mắt do chưa có khả năng có người đủ trình độ văn hoá nên cho tuyển dụng các học sinh do Trường trung học y tế Sơn La đào tạo đã tốt nghiệp để đi công tác tại các xã, đặc biệt là các xã vùng cao có chỉ tiêu biên chế, nếu thiếu cho tuyển ngoài tỉnh. Bổ sung thêm nguồn kinh phí, quỹ lương hợp đồng, bổ sung lực lượng cán bộ làm việc thay thế cho các cán bộ đi học nâng cao hoặc chuyên tu bác sĩ, y sĩ...của các TYT xã và phòng khám đa khoa khu vực. Phát triển đội ngũ tình nguyện viên y tế của các thôn bản và huy động nhân viên của các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương tham gia vào công tác nâng cao sức khỏe cho người dân tại cộng đồng. Thứ hai, Nâng cao năng lực của đội ngũ CBYT. Để góp phần nâng cao năng lực CBYT có thể thực hiện các biện pháp: Khi bố trí công việc các đơn vị y tế phải chú ý bố trí đúng chuyên ngành mà CBYT được đào tạo, tránh gây lãng phí người có đủ khả năng đồng thời tạo điều kiện cho các CBYT phát huy hết khả năng sở trường của mình. Các CSYT cần thiết lập cách thức và thực hiện giám sát CBYT ở quy trình làm việc hoặc ở kết quả công việc với tính chất hỗ trợ CBYT thực hiện công việc tốt hơn. Đây là một chức năng không thể thiếu trong quản lý. Cần tổ chức hình thức học tập suốt đời cho CBYT như: cử đi học ở tuyến trên hoặc ở nước ngoài, học dựa trên web theo hình thức e-learning... Các CSYT cần thực hiện trả lương cho CBYT theo đúng quy định, không để xảy ra tình trạng nợ đọng lương. Hàng năm, sau khi bù đắp các chi phí, các CSYT có lợi nhuận thường có phần phụ cấp thêm CBYT. Phần phụ cấp này nên được phát cho các CBYT theo năng suất làm việc. Dĩ nhiên là các CSYT trong tỉnh phải có quy trình, tiêu chí chấm công sao cho rõ ràng, minh bạch, công bằng, với sự đồng thuận của tất cả các CBYT có liên quan. c. Giải pháp tác động vào đầu ra nguồn nhân lực y tế Nguồn nhân lực y tế thực chất là kết quả cân bằng giữa đầu vào và đầu ra. Nếu làm giới hạn được hoặc làm chậm lại đầu ra thì cũng là một cách làm tăng nguồn nhân lực y tế. Để làm được điều này có thể sử dụng các biện pháp: Hạn chế tình trạng CBYT di cư ra khỏi tỉnh sang các thành phố khác hay nói cách khác là thu hút CBYT di cư vào tỉnh, ngành y tế cần xem xét áp dụng một chế độ lương bổng hợp lý; tạo môi trường làm việc cởi mở, ít thành kiến chính trị, thuận lợi cho nhân viên thăng tiến; xây dựng cơ sở vật chất y tế khang trang hơn. Khắc phục tình trạng CBYT giảm giờ làm do nhiều nguyên nhân (gia đình, sức khoẻ) và các hiện tượng CBYT vắng mặt. Các biện pháp chung có thể kể ra để làm giảm hiện tượng này là: Uyển chuyển giờ làm việc; Thêm nhà trẻ tại chỗ làm; Thanh tra đột xuất để kiểm tra hiện tượng nhân viên vắng mặt; Theo dõi chi tiết giờ làm, ngày nghỉ việc của nhân viên. Các bác sỹ ở Việt Nam phần lớn được đào tạo sau năm 1975, nên tuổi về hưu còn nhiều năm nữa. Tuy nhiên, số lượng bác sỹ về hưu hàng năm lại là một con số mà lượng đào tạo bác sỹ hàng năm của một trường đại học y lớn nhất nước khó bắt kịp. Cho nên ngành y tế cả nước nói chung và ngành y tế tỉnh nói riêng cần có chính sách quản lý về hưu một cách chính xác để có thể tuyển dụng trở lại vào nguồn nhân lực khi cần thiết cùng với các chính sách về lương bổng, trợ cấp…Đồng thời, sự chuyển giao trách nhiệm, kiến thức và tay nghề cho lớp CBYT trẻ hơn cũng cần được hoạch định trước để tránh tình trạng hụt hẫng khi một CBYT có kinh nghiệm về hưu. 3.3.2.2 Các giải pháp tăng cường năng lực trang thiết bị. TTBYT là yếu tố quan trọng trong đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ cho CBYT do đó đồng thời TTBYT cũng là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ y tế được cung ứng. Hiện nay, các TTBYT tại các CSYT trên địa bàn tỉnh Sơn La còn rất thiếu thốn, lạc hậu, thiếu đồng bộ; năng lực vận hành, khai thác TTBYT còn rất hạn chế. Thực trạng này đòi hỏi cần phải có các giải pháp để tăng cường năng lực TTBYT trong thời gian tới. Trong phạm vi của luận văn sẽ đưa ra 4 nhóm giải pháp sau đây : a. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về TTBYT. Hoàn chỉnh hệ thống bộ máy quản lý TTBYT từ tuyến tỉnh đến tuyến xã. Các BV tuyến tỉnh cần tiếp tục nâng cao năng lực của phòng vật tư kỹ thuật TTBYT. Các BV tuyến huyện phải có cán bộ chuyên môn theo dõi công tác vật tư TTBYT. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng, giám sát hiệu quả sử dụng TTBYT tại các CSYT theo các quy định của Nhà nước. Thực hiện kiểm chuẩn định kỳ TTBYT đang sử dụng tại các CSYT trên địa bàn tỉnh. b. Đầu tư trang thiết bị y tế TTBYT là lĩnh vực chuyên dụng và rất đắt tiền, đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật cao, chính xác, an toàn và ổn định. Nhu cầu kinh phí để trang bị mới cũng như duy trì hoạt động liên tục của TTBYT đã có là rất lớn. Do đó cần: Sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư dành cho chương trình nâng cấp TTBYT hàng năm. Quản lý, khai thác có hiệu quả các TTBYT do các dự án hỗ trợ y tế quốc gia và dự án phòng chống sốt rét Việt Nam - EC trang bị. Kết hợp các nguồn vốn bao gồm nguồn NSNN, các dự án ODA, vốn vay ưu đãi và thực hiện xã hội hoá trong công tác đầu tư TTBYT. Củng cố hệ thống kinh doanh TTBYT theo quy định của nhà nước. Hiện nay, toàn tỉnh chỉ có Công ty cổ phần dược và vật tư Sơn La kinh doanh TTBYT nhưng mới dừng ở hình thức mua bán theo đơn đặt hàng. Trong thời gian tới, cần hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho các cơ sở thuộc thành phần kinh tế nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh TTBYT. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế khác tham gia kinh doanh TTBYT theo quy định của Nhà nước. c. Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành TTBYT: Thực hiện đào tạo tập trung và tại chỗ về khả nǎng khai thác, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT thông qua các chương trình tập huấn chuyên ngành do Bộ Y tế tổ chức và thông qua hoạt động tǎng cường CBYT xuống cơ sở (không chỉ có y, bác sĩ mà có cả cán bộ kỹ thuật TTBYT). Ðưa những nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật - công nghệ, kỹ năng sử dụng TTBYT vào chương trình đào tạo cán bộ trung học Y, Dược tại trường Trung học Y tế tỉnh Sơn La. d. Khuyến khích nghiên cứu khoa học TTBYT. Khuyến khích các cơ sở khoa học và công nghệ trong và ngoài ngành trên địa bàn tỉnh tham gia nghiên cứu chế tạo, khai thác, sử dụng và thực hiện dịch vụ kỹ thuật về TTBYT. 3.3.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư cho hoạt động y tế. Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân càng tăng cao, sự đòi hỏi phải hoàn thiện mạng lưới y tế càng cấp thiết. Để phát triển mọi mặt của mạng lưới y tế như đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mới, mua sắm TTBYT hiện đại, chi trả tiền lương cho CBYT,...thì vốn đầu tư là một trong các nhân tố cơ bản. Ngân sách chi cho y tế tuy có tăng lên hàng năm nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng các nhu cầu phát triển này. Vì vậy, các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển mạng lưới y tế đóng một vai trò rất quan trọng. 3.3.3.1. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển y tế Việc khai thác và sử dụng vốn đầu tư để phát triển y tế ở các nước trên thế giới có khác nhau, song có thể tổng hợp thành 3 mô hình chủ yếu sau đây: Các nước giầu có ở Trung Đông và những nước xã hội chủ nghĩa trước đây, toàn bộ chi phí về y tế do NSNN đầu tư. Các nước phát triển ở châu Âu thì nguồn vốn cho phát triển y tế chủ yếu là từ nguồn thu BHYT. NSNN chỉ đầu tư vốn xây dựng cơ sở vật chất ban đầu và đổi mới TTBYT của các CSYT do Nhà nước quản lý. Các nước đang phát triển ở châu Á, châu Mỹ thì nguồn vốn phát triển y tế bao gồm vốn NSNN, BHYT, thu viện phí và các nguồn viện trợ, vay nợ. Ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Sơn La nói riêng, có thể huy động vốn đầu tư để phát triển y tế từ các nguồn sau đây: a. Nguồn ngân sách Nhà nước. Khi kinh tế phát triển, đời sống nhân dân nâng cao, nhu cầu chi cho y tế thường tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng thu của NSNN. Nguồn chi NSNN cho y tế thường có giới hạn và không thể thoản mãn tất cả nhu cầu chăm sóc y tế ngày càng cao. Vì vậy, đối với nguồn vốn này cần có những giải pháp để quản lý, sử dụng có hiệu quả: - Đảm bảo đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải gây thất thoát, lãng phí. Phân bổ vốn đầu tư xây dựng CSYT giữa các tuyến y tế sao cho mọi người dân đều có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách nhanh chóng và thuận tiện, đặc biệt là tại vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn. Có thể nhận thấy sự đúng đắn của giải pháp này qua một thực tế - cơ chế đầu tư cho y tế của Cuba. Trước Cách mạng thành công, Cuba có sự chênh lệch lớn về đầu tư y tế giữa thành thị và nông thôn, 22% dân số ở thành phố Lahabana chiếm 55% số giường bệnh cả nước, trong khi đó tỉnh Oriente - vùng nghèo nhất của Cuba có 35% dân số nhưng chỉ có 15% tổng số giường bệnh. Sau Cách mạng thành công, Cuba thực hiện chính sách KCB không mất tiền và tổ chức lại các dịch vụ y tế để phân phối đều cho tất cả các tầng lớp xã hội và các vùng nông thôn nghèo. Sau năm 1970, số giường bệnh ở Lahabana chỉ tăng 8% trong khi số giường bệnh ở tỉnh Camagoay và Oriente tăng lên 189%, trên một nửa TTYT được xây dựng ở vùng nông thôn. Với biện pháp trên, đã nâng cao tuổi thọ bình quân của người dân Cuba lên 75 tuổi (năm 1990) và số giường bệnh tính cho 10.000 dân tương đối lớn. Tuy nhiên, những thành quả quan trọng này giờ lại trở thành gánh nặng cho NSNN Cuba, hiện nay Cuba đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. - Chỉ nên sử dụng NSNN để chi phần cứng cho sự nghiệp y tế như chi trả lương, phụ cấp, nghiệp vụ phí, đầu tư TTBYT hiện đại, nghiên cứu khoa học. Tăng cường chi nghiên cứu khoa học từ NSNN tại các CSYT tuyến tỉnh nhằm phổ cập ứng dụng khoa học thông tin trong quản lý và điều hành. - Cần sử dụng NSNN để đầu tư cho các chương trình YTDP, cải thiện tình trạng bất hợp lý, thiếu cân đối giữa chi điều trị và chi dự phòng hiện nay. - Đầu tư NSNN để duy trì và phát triển nền y học cổ truyền. - Trong trường hợp NSNN phải thực hiện các chính sách xã hội về y tế thì biện pháp tốt nhất là trực tiếp trả thay viện phí cho các đối tượng chính sách xã hội nhằm hạn chế các thủ tục phiền hà có thể gây ra những tiêu cực không cần thiết hoặc dẫn đến các hiện tượng lợi dụng, tham ô. Đây là cơ chế mà Thái Lan hiện đang áp dụng. Thái Lan thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho y tế trong đó viện phí chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn ngân sách y tế do Thái Lan áp dụng chính sách thu viện phí theo cơ chế: Cán bộ công nhân viên chức hưởng lương do Chính phủ cấp (kể cả gia đình), NSNN trả hoàn toàn viện phí khi nằm viện, nếu đi KCB tư nhân chỉ được trả 1/2 viện phí. Công nhân viên chức ở doanh nghiệp chế độ tương tự như công nhân viên chức hưởng lương do NSNN cấp, khi khám bệnh tư được Nhà nước trả tỷ lệ viện phí cao hơn công nhân viên chức hưởng lương từ NSNN. - Nguồn NSNN không có triển vọng tăng lên, do đó có thể thông qua hình thức mở rộng phát hành và sử dụng trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn lực đầu tư cho y tế, xây dựng và nâng cấp các CSYT trên địa bàn tỉnh. b. Nguồn vốn nhân dân đóng góp Hiện nay, nguồn vốn NSNN khó có thể tăng lên và nguồn viện trợ, tài trợ nước ngoài có xu hướng giảm xuống do đó các nguồn vốn nhân dân đóng góp giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển y tế của tỉnh. Vận động nhân dân đóng góp cho sự nghiệp y tế của tỉnh thực chất là đẩy mạnh công tác xã hội hóa ngành y tế tỉnh thông qua các giải pháp như sau: Đối với dịch vụ viện phí: Điều chỉnh sự chênh lệch mức viện phí giữa các tuyến y tế trong tỉnh lên cao hơn, khi đó, người dân sẽ sử dụng dịch vụ ở tuyến cơ sở, hạn chế sự lãng phí vì những chi tiêu không cần thiết cho người bệnh (như chi phí đi lại, thăm nuôi...) và tình trạng vượt tuyến gây quá tải ở tuyến trên. Điều này bảo đảm cho người dân được KCB trong một môi trường công bằng, bình đẳng hơn và góp phần củng cố tuyến điều trị, cải thiện chất lượng dịch vụ. Sửa đổi chế độ thu viện phí theo hướng tính đúng, tính đủ các chi phí y tế bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp và gián tiếp phục vụ người bệnh trong quá trình KCB. Dịch vụ bảo hiểm y tế. Thực hiện tốt BHYT bắt buộc đối với học sinh, sinh viên, công chức nhà nước, lực lượng vũ trang. Thực hiện BHYT tự nguyện đối với các thành phần kinh tế khác. Khuyến khích các doanh nghiệp mua BHYT cho nhân viên, coi đó như một khoản chi phí tạo nên giá thành sản phẩm. Xây dựng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí để khuyến khích người có thu nhập thấp tham gia BHYT. Việc thực hiện rộng rãi BHYT với nhiều loại hình khác nhau để thu hút mọi người dân tham gia hiện đang được áp dụng ở rất nhiều nước. Có thể tham khảo kinh nghiệm của Pháp trong vấn đề này. Ở Pháp, toàn bộ nguồn thu BHYT được nộp vào quỹ BHYT trung ương và được cấp lại cho các quỹ địa phương trên cơ sở bản dự toán do tỉnh trưởng xác nhận và Bộ trưởng Bộ y tế phê duyệt. BHYT của Pháp có những đặc điểm sau: - BHYT trong hệ thống chung của BHXH theo nguyên tắc bắt buộc. - Ngoài ra còn có BHYT tự nguyện với gần 70% số người tham gia. - Thanh toán BHYT cho bệnh nhân chỉ trong thời gian 7-10 ngày. - Giám sát các hoạt động KCB đối với bệnh nhân BHYT thông qua mạng lưới tư vấn của các bác sỹ thuộc hệ thống BHYT. - Gần như toàn bộ nguồn chi y tế là do BHYT đài thọ. Kinh nghiệm BHYT của Pháp đã hình thành gần 100 năm nay, với điều kiện hệ thống KCB hoàn chỉnh, thuận lợi, thu nhập của người lao động có mức cao phải đóng góp gần 30% lương vào quỹ BHYT. Phát triển hệ thống y tế ngoài công lập. Để phát triển mạnh hệ thống y tế ngoài công lập nên: Tăng cường chuyển giao cho các tổ chức, các cá nhân ngoài công lập thực hiện các dịch vụ ngoài chuyên môn kỹ thuật y tế như ăn uống, vệ sinh, giặt là, bảo vệ… trong các CSYT công lập. Đảm bảo sự bình đẳng giữa các CSYT công lập và ngoài công lập trong hoạt động quản lý nhà nước, thi đua khen thưởng, công nhận danh hiệu thầy thuốc; các cơ sở công lập hỗ trợ các cơ sở ngoài công lập về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và chuyển giao công nghệ kỹ thuật y tế. Các cơ quan hành chính nhà nước cần tránh mọi sự phân biệt đối xử về thủ tục hành chính giữa các cơ sở công lập và ngoài công lập. c. Nguồn vốn viện trợ, vay nợ Nguồn vốn viện trợ là nguồn kinh phí bổ sung quan trọng cho sự nghiệp y tế tỉnh Sơn La. Đối với nguồn vốn này, cần thực hiện: Tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế như Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Qũy dân số Liên hợp quốc (UNFPA), ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu Á và các nước trên thế giới để bổ sung nguồn vốn đầu tư, đổi mới TTBYT theo hướng hiện đại và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. Huy động các nguồn viện trợ không hoàn lại hỗ trợ công tác KCB cho người nghèo, trẻ em, người tàn tật. Xây dựng một số đề án trọng điểm để kêu gọi đầu tư như các đề án nâng cấp BV tỉnh, huyện và cho từng lĩnh vực trong từng giai đoạn phát triển. Xin tài trợ của các nước cho du học sinh Việt Nam đi học ở các nước có nền y tế hiện đại. Mở rộng các loại hình hợp tác đào tạo trong và ngoài nước cho CBYT tỉnh theo các chương trình hoặc các lớp tập huấn, hội thảo chuyên ngành để cập nhật thông tin, kiến thức. d. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài Về bản chất, dịch vụ y tế là hàng hóa cá nhân được cung cấp công cộng, tỷ lệ sinh lời thấp nhưng đòi hỏi vốn lớn nên độ rủi ro cao, không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức FDI. Vì vậy, cần có những chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển sự nghiệp y tế theo Luật đầu tư nước ngoài. Đồng thời nên mở rộng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư phát triển dịch vụ KCB. Động viên Việt Kiều ở nước ngoài chuyển vốn về đầu tư liên doanh với ngành y tế tỉnh hình thành các BV, các phòng khám đa khoa hiện đại để kinh doanh và làm việc từ thiện. 3.3.3.2. Áp dụng các hình thức thu hút đầu tư của khu vực tư nhân. Ngành Y tế có thể thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân cho sự nghiệp phát triển cơ sở vật chất y tế tỉnh theo các hình thức sau đây: - BTO: xây dựng – chuyển giao – kinh doanh. Chủ đầu tư và Nhà nước cùng bỏ vốn xây dựng công trình. Sau khi xây dựng xong thì chuyển giao lại cho Nhà nước để Nhà nước quản lý kinh doanh, Nhà đầu tư sẽ được hưởng một phần lợi nhuận và được hưởng ưu đãi của Nhà nước trên một số lĩnh vực. - BT: xây dựng - chuyển giao. Chủ đầu tư bỏ vốn ra để xây dựng công trình và sẽ chuyển lại cho Nhà nước quản lý sau khi Nhà nước hoàn trả lại đủ vốn mà nhà đầu tư đã bỏ ra cộng với một phần lãi suất nhất định. - BOT: xây dựng – kinh doanh – chuyển giao. Chủ đầu tư bỏ vốn xây dựng công trình, tổ chức quản lý và kinh doanh thu phí các dịch vụ sử dụng công trình. Sau một thời gian, khi đã thu hồi đủ vốn và một phần lợi nhuận thì chủ đầu tư chuyển giao lại công trình cho Nhà nước quản lý. Khi doanh nghiệp tham gia vào các dự án BOT sẽ được hưởng các ưu đãi được quy định trong Nghị định số 87/CP ngày 23/11/1993 của Chính phủ về ban hành quy chế đầu tư theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT). 3.3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong đầu tư phát triển y tế. Để nâng cao hiệu quả trong đầu tư phát triển y tế trước hết cần: Tăng cường cải cách thủ tục hành chính. Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế “một cửa” về thủ tục đầu tư dự án tại 100% các Sở, ngành, thành phố, huyện. Các cơ quan thực hiện thẩm định hoặc phê duyệt các dự án đầu tư phải công khai thủ tục tiếp nhận và thời hạn giải quyết hồ sơ theo đúng quy định. Phân cấp trong quản lý hoạt động đầu tư: Cần giao quyền quản lý đầu tư, từ khâu lập dự án đầu tư, lựa chọn công nghệ KCB cho Giám đốc Sở Y tế, quyền làm chủ đầu tư cho giám đốc các BV được đầu tư để công trình được xây dựng một cách đồng bộ, hiệu quả. Do lĩnh vực đầu tư y tế liên quan nhiều đến chuyên môn nên việc thẩm định dự án y tế trên địa bàn tỉnh trong các năm qua không được sát sao, hiệu quả dự án không được tính toán chính xác. Do đó, cần phải bổ sung kiến thức về lĩnh vực y tế cho cán bộ lập và thẩm định dự án đầu tư. Tổ chức công bố trên trang Website của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh về danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, danh mục các dự án tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm kiếm cơ hội đầu tư có thể tiếp cận được; thực hiện cạnh tranh công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu mua sắm, xây dựng và sửa chữa. Ngành Y tế cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức của các BV về đấu thầu, cách thức đánh giá chất lượng trong những lĩnh vực cần mua sắm đặc biệt là lĩnh vực mua sắm tài sản trong ngành y tế, vì những máy móc TTBYT hiện đại giá trị lớn, tính năng kỹ thuật rất phức tạp. Các huyện, thành phố cần rà soát, kiểm tra việc tuân thủ theo quy hoạch được giao và các quy định Nhà nước của các hoạt động đầu tư. Đồng thời, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng trong suốt quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các hoạt động đầu tư y tế. 3.3.3.4. Nâng cao sự phối hợp các cấp, các ngành trong quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư phát triển y tế là hoạt động đầu tư rộng liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực do đó cần có sự phối hợp của các cấp, các ngành để hoạt động đầu tư có hiệu quả. Sở Y tế Sơn La có nhiệm vụ lập kế hoạch cung cấp dịch vụ y tế và các công trình y tế chủ yếu (bao gồm kế hoạch nhân lực và kế hoạch tài chính). Sở Kế hoạch và đầu tư Sơn La tổng hợp kế hoạch đầu tư cho y tế hàng năm trên cơ sở quy hoạch ngành và trình UBND tỉnh phê duyệt. Sở Tài chính chịu trách nhiệm bảo đảm nguồn ngân sách nhà nước cấp cho y tế theo kế hoạch 05 năm và hàng năm. Cùng với Sở Y tế cân đối ngân sách toàn ngành và cho các lĩnh vực ưu tiên trong quy hoạch. UBND các cấp trên địa bàn tỉnh chỉ đạo thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ y tế đã được Sở Y tế tham mưu. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể khác có liên quan phối hợp với Sở Y tế bố trí nguồn lực của ngành dành cho công tác phát triển, củng cố và nâng cao chất lượng các cơ sở y tế trực thuộc. 3.3.4. Giải pháp phát triển mạng lưới y tế tư nhân. 3.3.4.1. Tính cần thiết của giải pháp. Cần thiết phải có các giải pháp đối với sự phát triển của mạng lưới y tế tư nhân là do hai nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất, sự ra đời và phát triển của dịnh vụ y tế tư nhân là tất yếu. Các bằng chứng về hiệu quả, chất lượng và công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế giữa công và tư cái nào hơn không thống nhất và không có tính khẳng định rõ ràng. Tuy nhiên sự phát triển của khu vực tư nhân trong cung cấp dịch vụ y tế là không thể phủ định và việc kết hợp công và tư trong y tế là điều cần thiết để cải thiện chất lượng, hiệu quả và công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Sự cần thiết đó được thể hiện trên các phương diện sau: Bốn điểm yếu kém của y tế công cộng cả nước nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng thường được chỉ ra là: kém hiệu quả trong phân bố nguồn lực (thể hiện ở chỗ địa phương quá tập trung nguồn lực cho chữa bệnh mà chưa chú ý đúng mức đến lĩnh vực phòng bệnh); kém hiệu quả trong phát huy ưu thế về kỹ thuật; kém hiệu quả về công bằng và kém chất lượng. Một trong những lý do ủng hộ chủ trương phát triển khu vực y tế tư nhân là để giải phóng các nguồn lực. Thậm chí có thể cho rằng sự cạnh tranh giữa hai khu vực còn khuyến khích khu vực y tế công cải tiến cách thức cung ứng dịch vụ. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới y tế tư nhân đã góp phần giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện công đồng thời tạo sự thuận lợi, công bằng, bình đẳng cho mọi người dân khi tiếp cận các dịch vụ y tế. Người dân có quyền lựa chọn cơ sở KCB phù hợp với khả năng kinh tế của mình. Năng suất lao động ở khu vực tư nhân thường cao hơn và thường có chất lượng dịch vụ tốt hơn, thể hiện ở sự nhanh chóng và tiện lợi trong khám chữa bệnh, nhu cầu đa dạng và thuận tiện trong cung ứng thuốc.... Thứ hai, Những mặt trái tiêu cực của mạng lưới y tế tư nhân. Sự ra đời và phát triển của dịnh vụ y tế tư nhân là điều tất yếu. Nhà nước cần tạo môi trường và hành lang pháp lý cho sự phát triển của dịch vụ y tế tư nhân. Tuy nhiên, đồng thời Nhà nước cũng cần có những biện pháp kiểm soát, kiểm tra thường xuyên đối với các loại hình dịch vụ này vì: Các hoạt động của y tế tư nhân nói chung thường vì mục đích lợi nhuận và đôi khi vì mục tiêu lợi nhuận mà họ bỏ qua những yêu cầu về chuyên môn, về đạo đức nghề nghiệp, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng của người tiêu dùng các dịch vụ này. Trên thị trường dịch vụ y tế tư nhân người tiêu dùng biết rất ít thông tin và đặc điểm của những dịch vụ mà họ sử dụng. Vì vậy, họ có thể đưa ra những quyết định sai lầm gây ra những tổn thất về tài chính, thời gian thậm chí là chính tính mạng họ. Việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với các dịch vụ y tế tư nhân sẽ tạo cơ hội cho người tiêu dùng có được những thông tin xác thực, trên cơ sở đó mà họ có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn. 3.3.4.2. Nội dung giải pháp Để thúc đẩy mạng lưới y tế tư nhân phát triển cần có một hệ thống đồng bộ các giải pháp như sau: a. Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động dịch vụ y tế tư nhân. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ quản lý hoạt động dịch vụ y tế tư nhân ở từng cấp. Tại cấp tỉnh: Đồng chí Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm phụ trách công tác quản lý các hoạt động dịch vụ y tế tư nhân. Giám đốc Sở cần phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng phòng cũng như sự phối hợp giữa các phòng Thanh tra, Phòng nghiệp vụ y, Phòng nghiệp vụ dược trong việc quản lý dịch vụ y tế tư nhân. Đồng thời, Sở Y tế tỉnh cũng có kế hoạch kiểm tra sự chỉ đạo của UBND các cấp về chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ y tế tư nhân trên từng địa bàn. Tại cấp huyện đồng chí trưởng Phòng Y tế huyện và tại cấp xã đồng chí Trưởng TYT xã là những người chịu trách nhiệm theo dõi trực tiếp và tham mưu cho UBND huyện, xã trong công tác quản lý hoạt động dịch vụ y tế tư nhân trên địa bàn của mình. Sở Y tế tỉnh cần thành lập “phòng Quản lý dịch vụ y tế tư nhân” là một phòng chuyên môn thuộc Sở và bố trí cán bộ chuyên trách, tùy thuộc vào nhu cầu của cộng đồng và số lượng các CSYT tư để có biên chế hợp lý. b. Kết hợp y tế công cộng với y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh. Cho tư nhân tham gia vào các hợp đồng cung cấp các dịch vụ y tế, qua đó làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ, khuyến khích người cung ứng cung cấp dịch vụ tốt hơn. Công - tư phối hợp trong tạo nguồn tài chính cho các dịch vụ y tế theo hình thức: Tư nhân bỏ vốn mua TTBYT đặt tại các CSYT công. BV công sẽ có được thiết bị phục vụ KCB, nhưng phải trả tiền sử dụng máy cho tư nhân theo cơ chế trích một tỷ lệ cố định trên số phí dịch vụ thu được. Hoặc theo hình thức: tư nhân cho CSYT công vay tiền để đầu tư TTBYT, cơ sở hạ tầng. Đơn vị y tế công vay sẽ trả tiền bằng ngân sách hàng năm hoặc trả bằng nguồn viện phí thu được từ hoạt động chuyên môn. c. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động y tế tư. Công tác thanh tra, kiểm tra phải đi sâu vào các điều kiện hành nghề, chất lượng hoạt động và giá dịch vụ của các CSYT tư. Đảm bảo tính nghiêm minh trong quá trình thanh tra nhưng nên tránh gây phiền hà cho các cơ sở. Sở Y tế (phòng Thanh tra) phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch thanh tra thường kỳ hoặc đột xuất các CSYT tư; đồng thời chỉ đạo Phòng Y tế các huyện, thị lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm. d. Một số giải pháp khác Thường xuyên nâng cao trách nhiệm của người hoạt động trong lĩnh vực y tế tư nhân bằng việc tuyên truyền, tập huấn các quy định về quy chế chuyên môn, văn bản hướng dẫn về xử phạt trong hành nghề y dược tư nhân... Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật và các quy chế chuyên môn. Đồng thời có những chính sách khen thưởng đúng mức nhằm khuyến khích những cơ sở, cá nhân hoạt động tốt. Một thực tế hiện nay là để được hành nghề thì các cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu các CSYT tư nhân phải đáp ứng đủ rất nhiều điều kiện, trong khi đó nhiều BV công không có đủ những điều kiện này song vẫn được cung ứng. Ví dụ: Bộ Y tế quy định những phương pháp y học công nghệ mới nếu cơ sở có khả năng và cán bộ được đào tạo bài bản thì mới được phép tiến hành. Nhưng thực tế nhiều BV công mặc dù cán bộ chưa được đào tạo bài bản vẫn triển khai phương pháp y học công nghệ mới; hoặc là các CSYT tư nhân khi mua các thiết bị BV như giường bệnh, tủ thuốc, TTBYT,...không được hưởng thuế suất ưu đãi như các BV công. Ở đây rõ ràng là có sự cạnh tranh không bình đẳng. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần điều chỉnh lại những quy định và có cơ chế kiểm soát việc chấp hành những quy định chung của Nhà nước sao cho không có sự phân biệt công - tư. 3.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế. Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế nói chung và trong quản lý BV nói riêng đang là một nhu cầu cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, để ngành y tế không bị tụt hậu, phát triển ngang tầm với các nước trung bình, tiên tiến trong khu vực. Để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế trên địa bàn tỉnh, ngành y tế nên thực hiện một số giải pháp sau: Căn cứ vào quyết định số 2824/2004/QĐ-BYT ngày 19/8/2004 về việc ban hành phần mềm ứng dụng tin học trong quản lý báo cáo thống kê bệnh viện và hồ sơ bệnh án “Medisoft 2003” gồm 2 phân hệ, ngành y tế tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai nhân rộng việc ứng dụng phần mềm Medisoft T.H.I.S tới các CSYT có điều kiện thực hiện trên địa bàn tỉnh, không chỉ giới hạn ở khu vực y tế công mà ở cả khu vực y tế tư nhân. Tăng cường việc sử dụng dịch vụ Internet, dịch vụ kết nối và dịch vụ ứng dụng Internet trong hệ thống BV. Các BV cần tạo một trang website riêng để tạo một kho dữ liệu thông tin về quá trình phát triển, tổ chức kết cấu BV, vật tư TTBYT, phục vụ tra cứu về: thuốc, năng lực phục vụ người bệnh, các nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế, dịch vụ KCB theo yêu cầu. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BV: Các BV hàng năm cần dành một khoản ngân sách thích hợp để đầu tư hoặc tái đầu tư cho công nghệ thông tin. Tăng cường tập huấn cho tất cả các cán bộ công chức viên chức trong bệnh viện về sử dụng máy tính và sử dụng phần mềm quản lý BV. Nâng cao năng lực quản lý công nghệ thông tin của lãnh đạo BV: phối hợp với các đơn vị chức năng như trung tâm công nghệ thông tin, Văn phòng Bộ tổ chức các lớp Quản lý công nghệ thông tin cho các lãnh đạo và các nhà quản lý BV tỉnh; giới thiệu một số mô hình các BV đã ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý BV như khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện An Khang Clinic và một số bệnh viện khác ở Thành Phố Hồ Chí Minh. 3.4. Một số kiến nghị 3.4.1. Đối với Chính phủ/Nhà nước/Bộ y tế - Xây dựng cơ chế phối hợp và phân cấp quản lý giữa các CSYT trung ương của Bộ Y tế và các Bộ, Ngành trên các lĩnh vực đầu tư, đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật cao vào công tác CSBVSKND Sơn La. - Ưu tiên các chương trình, dự án đầu tư, phát triển y tế cho các tỉnh miền núi. - Đề nghị có chính sách tiền lương và chế độ ưu đãi với cán bộ ngành y tế vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. 3.4.2. Đối với tỉnh Sơn La - Nâng cấp trường Trung học y tế Sơn La thành trường Cao đẳng Y tế. - Hoàn thiện nối mạng nội bộ và mạng INTERNET cho các đơn vị trong ngành y tế. - Tập trung đầu tư dứt điểm, hoàn thiện việc xây dựng các công trình y tế chưa hoàn thành trong giai đoạn trước. KẾT LUẬN Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc. Đây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về mặt tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất, rừng và khí hậu. Nhưng thiên nhiên cũng mang tới cho Sơn La nhiều bất lợi, gây cản trở phát triển kinh tế như địa hình hiểm trở, nhiều núi cao, giao thông đi lại khó khăn...Hơn nữa, Sơn La còn là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, cư ngụ chủ yếu ở các vùng núi cao, xa xôi hẻo lánh, nơi mà các dịch vụ xã hội trong đó có dịch vu y tế cơ bản hầu như thiếu và yếu. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, ngành Y tế Sơn La đã có nhiều thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều chỉ tiêu sức khoẻ của Sơn La đã đạt được sớm hơn và ở mức độ cao hơn so với một số tỉnh trong khu vực. Tuy nhiên còn có một số hạn chế và tồn tại nhất định trong các lĩnh vực hoạt động nên ngành y tế vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn mới. Nhận thức được sự cần thiết của việc phát triển hoạt động y tế đối với công tác nâng cao chất lượng dân số nói riêng và đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nói chung, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện mạng lưới y tế tỉnh Sơn La” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn của Thầy giáo PGS.TS Ngô Thắng Lợi cùng các cán bộ trong Sở Kế hoạch & Đầu tư Sơn La. Mặc dù đã nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy cô để hoàn thiện thêm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết công tác y tế tỉnh Sơn La năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009. 2. Chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai đoạn 2002-2010. 3. Chủ nhiệm đề tài: BS Ngyễn Đình Thường, Thư ký đề tài: Ths. Vũ Văn Hưng, Đề tài “Kiện toàn văn bản pháp lý để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của Bộ Y tế”. 4. Năm 2009, Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội 5. Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2008-2010 tỉnh Sơn La. 6. Nghị quyết số 219/NQ-HĐND ngày 21/7/2008 của Hội Đồng nhân dân tỉnh Sơn La về việc phê chuẩn đề án thực hiện xã hội hóa các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2008-2010. 7. Năm 2008, Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2007, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 8. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 9. Quy hoạch tổng thể phát triển y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-2020 10. Quyết định số 326/2002/QĐ-BYT ngày 04/02/2002 của Bộ Y tế về việc Ban hành 09 tiêu chuẩn ngành TTBYT. 11. Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục TTBYT BVĐK tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, TYT xã và túi y tế thôn bản. 12. Quyết định 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế về việc Ban hành Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực - tiêu chuẩn ngành. 13. Quyết định số 2271/2002/QĐ-BYT ngày 17/06/2002 của Bộ Y tế về việc Ban hành Tiêu chuẩn thiết kế Trạm y tế cơ sở - Tiêu chuẩn Ngành. 14. Quyết định số 2824/2004/QĐ-BYT ngày 19/8/2004 về việc ban hành phần mềm ứng dụng tin học trong quản lý báo cáo thống kê bệnh viện và hồ sơ bệnh án “Medisoft 2003” gồm 2 phân hệ 15. Quyết định số 3333/QĐ-BYT ngày 08/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục TTBYT thiết yếu phục vụ triển khai đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp BVĐK huyện, BVĐK liên huyện sử dụng vốn trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008 – 2010. 16. Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 14/11/2008 của UBND tỉnh Sơn La về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Sở Y tế tỉnh Sơn La. 17. Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện 18. Website 19. Website website của Tổ chức Y tế Thế giới. 20. Website website của Bộ Y tế Việt Nam. PHỤ LỤC Phụ lục số 1: Thực trạng giường bệnh và công suất sử dụng giường bệnh giai đoạn 2003-2007 Phụ lục số 2: Số cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở y tế năm 2007 của một số tỉnh ở Việt Nam. Phụ lục số 3: Số cán bộ ngành dược trực thuộc sở y tế năm 2007 của một số tỉnh ở Việt Nam. Phụ lục số 4: Số cán bộ ngành y trực thuộc sở y tế năm 2007 của một số tỉnh ở Việt Nam. Phụ lục số 5: Số giường bệnh trực thuộc sở y tế năm 2007 của một số tỉnh ở Việt Nam. Phụ lục số 6: Kế hoạch đào tạo nhân lực y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2008-2010. Phụ lục số 1: THỰC TRẠNG GIƯỜNG BỆNH VÀ CÔNG SUẤT SỬ DỤNG GIƯỜNG BỆNH GIAI ĐOẠN 2003-2007 Đơn vị: giường bệnh Các đơn vị Thực hiện 2003 Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Công suất SDGB 2007 (%) Đơn vị tuyến huyện 920 950 950 1120 1070 BV Thuận Châu 120 120 120 120 120 75,69 BV Quỳnh Nhai 100 100 100 100 100 58,09 BV Mường La 80 80 80 80 80 118,85 BV Sông Mã 100 130 130 130 130 91,22 BV Mai Sơn 180 180 180 180 180 84,21 BV Yên Châu 80 80 80 80 80 72,19 BV Mộc Châu 130 130 130 130 130 104,35 BV Bắc Yên 80 80 80 80 80 92,89 BV NN Mộc Châu 100 100 164,71 BV Sốp Cộp 70 70 81,97 PK ĐKKV Phù Yên 50 50 50 50 0 ( Nguồn: Kèm theo kế hoạch số 23/ KH-UBND ngày 22/3/2008 của UBND tỉnh Sơn La) Phụ lục số 02: SỐ CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ NĂM 2007 CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM Tổng số Trong đó BV PKKV BV ĐD PHCN TYT xã CẢ NƯỚC 12626 902 803 31 10851 Đồng bằng sông Hồng 2543 165 109 7 2253     Hà Nội 281 19 26 232     Bắc Ninh 146 11 7 1 126     Hải Phòng 259 22 16 1 220 Đông Bắc 2427 152 197 6 2067     Cao Bằng 233 16 23 194     Lạng Sơn 265 14 24 1 226     Quảng Ninh 215 19 8 1 186 Tây Bắc 733 46 69 1 615     Điện Biên 136 10 19 106     Lai Châu 108 7 7 94 Sơn La 273 15 19 1 201     Hoà Bình 252 14 24 214 Bắc Trung Bộ    2047  1065  114  5  1820     Nghệ An 544 24 43 1 476     Thừa Thiên-Huế 178 12 14 1 150 Duyên hải NTB 1023  87  57  4  872     Đà Nẵng 69 12 1 56     Quảng Nam 272 22 13 236 Tây Nguyên 809  64  48  3  689     Kon Tum 116 9 9 1 96     Gia Lai 243 17 16 1 209 Đông Nam Bộ 1248 127 80 3 1027     Đồng Nai 201 17 13 171     TP. Hồ Chí Minh 412 54 29 1 322 Đồng bằng SCL 1796 155 129 2 1508     Long An 212 16 6 190     Cần Thơ 83 15 8 60 (Nguồn số liệu: tạp chí Y tế, Văn hóa, TT & MSDC số 577) Phụ lục số 3: SỐ CÁN BỘ NGÀNH DƯỢC TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ NĂM 2007 CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM Đơn vị: Người Dược sĩ cao cấp Dược sĩ trung cấp Dược tá Cả nước 3251 11116 6564 Đồng bằng sông Hồng 976 1687 2281 Hà Nội 205 231 256 Bắc Ninh 47 71 44 Hải Phòng 125 185 300 Đông Bắc 328 1137 676 Cao Bằng 50 111 69 Lạng Sơn 26 71 15 Quảng Ninh 31 80 26 Tây Bắc 106 412 197 Điện Biên 17 56 64 Lai Châu 4 74 22 Sơn La 53 209 34 Hòa Bình 32 73 77 Bắc Trung Bộ 251 784 726 Nghệ An 83 254 485 Hà Tĩnh 24 80 79 Thừa Thiên - Huế 26 80 31 Duyên hải NTB 239 791 450 Đà Nẵng 17 125 13 Quảng Nam 43 177 99 Tây Nguyên 92 501 329 Kon Tum 6 40 79 Gia Lai 19 113 29 Đông Nam Bộ 621 1742 929 Đồng Nai 58 169 61 TP. Hồ Chí Minh 378 561 483 Đồng bằng SCL 638 4062 976 Long An 40 85 46 Cần Thơ 76 524 10 (Nguồn số liệu: Tạp chí Y tế, Văn hóa, TT & MSDC số 577) Phụ lục số 4: SỐ CÁN BỘ NGÀNH Y TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ NĂM 2007 CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM Đơn vị: Người Bác sĩ Y sĩ Y tá Nữ hộ sinh Cả nước 42993 47168 51112 20087 Đồng bằng sông Hồng 9752 7908 11054 3341 Hà Nội 1705 617 2207 485 Bắc Ninh 611 665 522 222 Hải Phòng 1359 780 1919 547 Đông Bắc 5723 7770 6872 2466 Cao Bằng 367 635 503 327 Lạng Sơn 522 672 474 259 Quảng Ninh 708 532 1082 200 Tây Bắc 1202 3015 1992 840 Điện Biên 228 664 411 150 Lai Châu 112 556 384 137 Sơn La 464 899 730 333 Hòa Bình 398 896 467 220 Bắc Trung Bộ 4709 6671 5675 2649 Nghệ An 1268 1254 2100 709 Hà Tĩnh 516 1225 893 434 Thừa Thiên - Huế 620 404 421 383 Duyên hải NTB 3802 3688 4425 2017 Đà Nẵng 760 316 666 260 Quảng Nam 722 1029 829 491 Tây Nguyên 2328 2393 3169 1453 Kon Tum 200 328 455 165 Gia Lai 493 554 807 409 Đông Nam Bộ 8018 5204 10383 3494 Đồng Nai 789 716 1174 419 TP. Hồ Chí Minh 4776 1651 6610 1712 Đồng bằng SCL 7459 10519 7542 3827 Long An 617 844 588 423 Cần Thơ 526 574 431 211 (Nguồn số liệu: Tạp chí Y tế, Văn hóa, TT & MSDC số 577) Phụ lục số 5: SỐ GIƯỜNG BỆNH TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ NĂM 2007 CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM Đơn vị: giường bệnh Tổng số Trong đó BV PKKV BV ĐD PHCN TYT xã CẢ NƯỚC 188130 127553 8663 2813 47305 Đồng bằng sông Hồng 37503 25311 963 690 9894     Hà Nội 4448 4006 83 314     Bắc Ninh 2135 1330 35 80 630     Hải Phòng 5430 4050 160 120 1100 Đông Bắc 25770 15074 1571 445 8561     Cao Bằng 1910 1195 145 570     Lạng Sơn 1909 1050 140 40 679     Quảng Ninh 3006 2290 80 50 566 Tây Bắc 7359 3990 701 60 2518     Điện Biên 1303 710 235 318     Lai Châu 919 490 70 359     Sơn La 2855 1470 270 60 1005 Hoà Bình 2282 1320 126 836 Bắc Trung Bộ    24244 1395 1356 540 9088     Nghệ An 6745 3735 430 200 2380     Hà Tĩnh 3865 2250 205 100 1310     Thừa Thiên-Huế 1550 820 195 70 450 Duyên hải NTB 15566 11484 630 350 3052     Đà Nẵng 2592 2130 70 392     Quảng Nam 3651 2383 83 1180 Tây Nguyên 10267 6702 528 150 2757     Kon Tum 1470 810 100 50 480     Gia Lai 2660 1580 160 40 880 Đông Nam Bộ 35665 29907 1109 468 3502     Đồng Nai 4125 3120 150 855     TP. Hồ Chí Minh 20942 19197 379 110 409 Đồng bằng SCL 31756 21890 1805 7933     Long An 2705 1850 95 760     Cần Thơ 1600 1300 85 215 (Nguồn số liệu: Tạp chí Y tế, Văn hóa, TT & MSDC số 577) Phụ lục số 6 KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2008-2010 TT Trình độ chuyên môn đào tạo Kế hoạch đào tạo các năm Tổng 2008 2009 2010 I Sau đại học 82 1 Tiến sỹ 0 0 1 1 2 Chuyên khoa II 1 3 2 6 3 Thạc sỹ 10 10 10 30 4 Chuyên khoa I 15 15 15 45 II Đại học 420 1 Bác sỹ chuyên tu 50 50 50 150 2 Bác sỹ chính quy 60 60 60 180 3 Dược sỹ 10 10 10 30 4 Cử nhân điều dưỡng 10 10 10 30 5 Cử nhân y tế công cộng 10 10 10 30 III Trung học 135 1 Điều dưỡng 30 30 30 90 2 Dược 15 15 15 45 IV Bồi dưỡng 225 1 Ngoại ngữ 10 10 10 30 2 Tin học 10 10 10 30 3 Quản lý nhà nước 35 35 35 105 4 Cao cấp lý luận 20 20 20 60 ( Nguồn: Kèm theo kế hoạch số 23/ KH-UBND ngày 22/3/2008 của UBND tỉnh Sơn La) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiai phap hoan thien mang luoi y te tinh son la.doc
Tài liệu liên quan