Luận văn Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . Trang 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu . 2 2.1 Mục đích 2 2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 2 2.3 Phương pháp nghiên cứu . 2 2.4 Kết cấu luận văn 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG Trang 3 1.1 Vị trí, vai trò của du lịch tỉnh Lâm Đồng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam . 3 1.1.1 Vị trí . 3 1.1.2. Vị trí, vai trò của du lịch tỉnh Lâm Đồng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 3 1.1.3 Mục tiêu phát triển ngành 4 1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch . 6 1.2.1 Điều kiện tự nhiên . 6 1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 8 Tóm tắt chương I 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2008 . Trang 12 2.1 Về thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu 12 2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch . 12 2.1.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội 12 2.1.1.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 15 2.1.2 Khách du lịch . 18 2.1.2.1 Khách du lịch quốc tế 10 2.1.2.2 Khách du lịch nội địa 23 2.1.3 Thu nhập và giá trị gia tăng (GDP) du lịch . 25 2.1.3.1. Thu nhập du lịch . 25 2.1.3.2. Giá trị gia tăng ngành du lịch (GDP du lịch) 28 2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 30 2.1.4.1 Cơ sở lưu trú . 30 2.1.4.2 Khu du lịch, khu vui chơi giải trí . 32 2.1.5 Lao động ngành du lịch . 33 2.2 Khai thác tài nguyên du lịch phát triển loại hình sản phẩm du lịch . 35 2.3 Về đầu tư phát triển du lịch . 40 2.3.1 Thu hút đầu tư du lịch 40 2.3.2 Đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng du lịch . 41 2.3.3 Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 41 2.4 Tổ chức kinh doanh du lịch . 43 2.5 Xúc tiến, quảng bá du lịch . 46 2.6 Đào tạo nguồn nhân lực . 48 2.7 Quản lý nhà nước về du lịch và cơ chế chính sách phát triển du lịch . 49 2.8 Đánh giá chung . 52 2.8.1 Những thành tựu đạt được . 52 2.8.2 Những tồn tại, hạn chế . 53 2.8.3 Nguyên nhân tồn tại . 54 Tóm tắt chương II . 57 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 Trang 58 3.1 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 . 58 3.1.1 Những cơ hội và thuận lợi . 58 3.1.1.1 Trên bình diện quốc tế . 58 3.1.1.2 Trong nước 58 3.1.1.3 Trong tỉnh 60 3.1.2 Những khó khăn và thách thức 60 3.2 Quan điểm mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 61 3.2.1 Các quan điểm phát triển 61 3.2.2 Mục tiêu phát triển . 62 3.2.2.1 Mục tiêu chung 62 3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể 63 3.2.2.3 Các chỉ tiêu cụ thể . 65 3.3 Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 69 3.3.1 Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch . 69 3.3.2 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 73 3.3.3 Tăng cư ờng công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá về du lịch và mở rộng tìm kiếm thị trường . 74 3.3.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyên, xúc tiến quảng bá du lịch Lâm Đồng 74 3.3.3.2 Xây dựng các chiến lược về sản phẩm và thị trường để mở rộng và tìm kiếm thị trường 75 3.3.4 Đào t ạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch . 77 3.3.5 Giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư . 78 3.3.6 Nâng cao hi ệu quả quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch và tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp . 79 Tóm tắt chương 3 . 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 81

pdf95 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2329 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật Du lịch năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển du lịch; Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào đầu năm 2007 sẽ tạo ra ba cơ hội lớn cho ngành du lịch trong tương lai: - Sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam; - Tăng sự thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước, đặc biệt là du lịch MICE; - Nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, việc bỏ chế độ VISA đối với công dân một số nước ASEAN và Nhật Bản, việc mở thêm các đường bay Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - Hàn Quốc.v.v... cũng góp phần thu hút thêm khách du lịch các nước nói trên đến Việt Nam. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo; đất nước, con người Việt Nam mến khách; là điểm đến an toàn, thân thiện đối với khách du lịch quốc tế. Ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan Trung ương. 3.1.1.3 Trong tỉnh 64 Các cấp lãnh đạo tỉnh đã có sự nhìn nhận đúng đắn trong xu thế phát triển lâu dài, cụ thể là: - Du lịch, dịch vụ du lịch đã được định hướng là ngành kinh tế động lực của tỉnh; kết cấu hạ tầng trong đó có hạ tầng du lịch đang được quan tâm đầu tư phát triển mang chiều hướng thuận lợi, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm; Tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách thông thoáng ưu đãi trong công tác đầu tư tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh; - Lâm Đồng có thành phố Đà Lạt với nhiều tiềm năng và lợi thế trở thành một đô thị du lịch lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế, với các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, du lịch hoa gắn với các trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo chất lượng cao; - Xu thế phát triển, liên kết vùng được rộng mở , Lâm Đồng có nhiều khả năng và thế mạnh để phát triển và mở rộng thị trường sản phẩm du lịch với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, với các trung tâm du lịch lớn khác trong cả nước; Nhận thức về du lịch của người dân trong tỉnh đang dần dần được cải thiện, tạo môi trường xã hội thuận lợi để phát triển du lịch theo đúng mục tiêu đề ra. 3.1.2 Những khó khăn và thách thức Du lịch Việt Nam trong đó có du lịch Lâm Đồng phát triển trong môi trường nhiều biến động khó lường về kinh tế, chính trị, thời tiết...ở phạm vi toàn cầu. Đặc biệt cuộc suy thoái kinh tế hiện nay trên thế giới là một trong những khó khăn, thách thức lớn của ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt; trình độ phát triển kinh tế của đất nước, mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Tài nguyên, môi trường du lịch bị xuống cấp do những bất cập trong quản lý, bảo vệ và khai thác và nhiều nguyên nhân khác (như tai biến tự nhiên, cháy 65 rừng...). Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch. Việc đầu tư phát triển du lịch còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu vốn, chưa hiệu quả; chính sách về đầu tư chưa thực sự hấp dẫn mọi nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển du lịch. Công tác xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch còn chồng chéo; hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ; kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, người lao động trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế. 3.2 Quan điểm mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 3.2.1 Các quan điểm phát triển Căn cứ yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của ngành trong tình hình mới, những quan điểm phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng từ nay đến năm 2020 được bổ sung và điều chỉnh phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, của khu vực miền Trung Tây Nguyên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là: 1. Phát huy triệt để nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa ngoại lực để tạo sự đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế du lịch của địa phương; 2. Phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đi đôi với bảo vệ, giữ gìn môi trường du lịch và bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, bảo vệ trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo; 3. Phát triển du lịch đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với vai trò du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và ngược lại. 3.2.2 Mục tiêu phát triển 66 3.2.2.1 Mục tiêu chung - Về kinh tế: Nếu như trong giai đoạn vừa qua phát triển Du lịch Lâm Đồng với mục tiêu chỉ để trở thành một ngành kinh tế đủ mạnh và có sức thuyết phục, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì giai đoạn từ nay đến năm đến 2020 du lịch Lâm Đồng phát triển với mục tiêu chung: - "Phát triển du lịch theo hướng du lịch chất lượng cao và bền vững để ngành kinh tế du lịch thực sự trở thành ngành kinh động lực" của tỉnh theo tinh thần của Nghị quyết 06/NQ-TU ngày 21/9/2006 tỉnh Lâm Đồng đã đề ra. - Khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phương, sự hỗ trợ của Trung ương, thu hút đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế để xây dựng tỉnh Lâm Đồng trở thành một trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển các loại hình du lịch có lợi thế của địa phương như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng - chữa bệnh, hội nghị - hội thảo đi đôi với đẩy mạnh phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bản địa, phát triển nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ thúc đẩy tiêu dùng, tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. - Về văn hoá - xã hội: Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế du lịch tỉnh Lâm Đồng đối với cả nước và trên trường quốc tế; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. - Về môi trường: Phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn từ nay đến năm 2020 gắn liền với phát triển du lịch bền vững, vì vậy mục tiêu phát triển du lịch là góp phần gìn giữ và tôn tạo tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn . 67 - Về an ninh quốc phòng, trât tự an toàn xã hội : Phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng phải góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định khu vực, tạo nên một điểm đến an toàn và thân thiện. 3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu: Phấu đấu tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực du lịch đạt cao hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ, thời kỳ 2011-2015 tăng 18,5%/năm , thời kỳ 2016-2020 đạt 16,8%, đến năm 2010 giá trị GDP du lịch năm 2010 đạt khoảng 1.158 tỷ đồng tương đương gần 70 triệu USD; năm 2015 đạt khoảng 3.400 tỷ đồng tương đương 180 triệu USD và năm 2020 đạt khoảng 9.700 tỷ đồng tương đương 500 triệu USD. Nâng tỷ trọng lĩnh vực du lịch từ 4,4% năm 2005 lên 5% vào năm 2010 và 9% vào năm 2020. Từng bước đư a du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh - Khách du lịch: Tăng cường thu hút khách du lịch. - Năm 2010 đón khoảng 3.000 ngàn lượt khách, trong đó 160-170 ngàn lượt khách quốc tế và 2,8 triệu lượt khách nội địa;; - Năm 2015 đón khoảng 4.500 ng àn lượt khách, trong đó 280 -300 ngàn lượt khách quốc tế và 4,0 triệu lượt khách nội địa; lượng khách tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 8,6%. - Năm 2020 đón khoảng 6.500 ngàn lượt khách, trong đó 500 ngàn lượt khách quốc tế và 6.000 ngàn lượt khách nội địa; lượng khách tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 7,7%. - Thu nhập xã hội từ du lịch: Thực hiện các giải pháp tổng hợp để tăng mức chi tiêu trung bình của khách nhằm tăng thu nhập xã hội từ du lịch, đến năm 2010 thu nhập xã hội từ du lịch đạt đạt khoảng 4.000 tỷ đồng tương đương 240 68 triệu USD, chiếm 19% tổng GDP toàn tỉnh, đến năm 2020 đạt khoảng 30.000 tỷ đồng tương đương 1.500 triệu USD, chiếm 22,3 % tổng GDP toàn tỉnh, - Thu nhập từ du lịch: Nâng cao nguồn thu từ du lịch. Phấn đấu năm 2010 doanh thu du lịch đạt khoảng 1.700 tỷ đồng tương đương 100 triệu USD, năm 2015 đạt khoảng 5.000 tỷ đồng tương đương 260 triệu USD; năm 2020 đạt khoảng 13.000 tỷ đồng tương đương 650 triệu USD. - Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; các khu du lịch; các tuyến, điểm du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch... Bảo đảm đến năm 2010 phát triển cơ sở lưu trú đạt khoảng 13,3 ngàn phòng khách sạn, trong đó có 40% đạt tiêu chuẩn xếp hạng (với 5% đạt từ 3 - 5 sao); năm 2015 là 25 ngàn phòng, trong đó có 50% xếp hạng (với 20% đạt 3 - 5 sao); năm 2020: 50 ngàn phòng, trong đó có 70% được xếp hạng (với 40% đạt 3 - 5 sao); đến năm 2020 phát triển được 1 đô thị du lịch nghỉ mát hiện đại tầm cỡ khu vực, 2 khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia, gần 20 khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương và nhiều điểm tham quan du lịch, khu vui chơi giải trí khác. - Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Phấn đấu đến năm 2010 toàn ngành du lịch Lâm Đồng có khoảng 41-42 ngàn lao động (trong đó 16-17 ngàn lao động trực tiếp và 25 ngàn lao động gián tiếp); năm 2015 đảm bảo khoảng 83-84 ngàn lao động (trong đó 36 ngàn lao động trực tiếp, và 47 ngàn lao động gián tiếp) và năm 2020 có khoảng 168 ngàn lao động (trong đó 76 ngàn lao động trực tiếp và 92 ngàn lao động gián tiếp). (Xin xem bảng Tổng hợp và dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch trong phụ lục 01 đính kèm.) 3.2.2.3 Các chỉ tiêu cụ thể 69 Hiện nay, khách du lịch đến Lâm Đồng chủ yếu tập trung ở khu vực Đà Lạt và phụ cận (chiếm khoảng trên dưới 90%). Trong tương lai, để giảm áp lực lên tài nguyên và môi trường ở khu vực Đà Lạt và phụ cận, cần thiết đầu tư phát triển đồng bộ các khu vực khác như Bảo Lộc, Cát Tiên. Tuy nhiên Đà Lạt và phụ cận vẫn là cụm du lịch chính, thu hút phần lớn khách du lịch của Lâm Đồng. Theo tính toán, thời kỳ đến năm 2010 khu vực Đà Lạt và phụ cận vẫn chiếm khoảng 85 - 90% số khách của cả tỉnh, khu vực TX. Bảo Lộc chiếm khoảng 8 - 10% và khu vực Cát Tiên và phụ cận ch iếm khoảng 2 - 5%. Thời kỳ 2011 - 2020, Bảo Lộc chiếm khoảng 13 - 15%, Cát Tiên chiếm khoảng 5 - 10% số khách của toàn Tỉnh. Với những phân tích và tính toán như trên, dự báo về khách du lịch của Lâm Đồng nói chung và các cụm du lịch nói riêng đến năm 2020 được điều chỉnh và tính toán cụ thể được đính kèm trong phụ lục 02 (Bảng 1: Khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng phân theo các khu vực; Bảng 2: Khách du lịch nội địa đến Lâm Đồng phân theo các khu vực). - Thu nhập du lịch Thu nhập từ du lịch của một địa phương bao gồm tất cả các khoản thu mà do khách du lịch chi trả ở địa phương đó như: doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác như: Bưu điện, Ngân hàng, Y tế, Bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí v.v... Việc tính toán doanh thu từ du lịch của một địa phương được căn cứ vào các chỉ tiêu chủ yếu như số lượt khách, ngày lưu trú trung bình, mức chi tiêu trung bình trong một ngày của một khách. - Về ngày lưu trú trung bình: Năm 2006, ngày lưu trú trung bình của khách đến Lâm Đồng chỉ đạt 1,9 ngày cho khách quốc tế và 2,3 ngày cho khách nội địa, để phù hợp với bối cảnh chung của cả nước, dự kiến trong năm 2010 ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế và khách nội địa là 2,5 ngày; năm 2015 khách quốc tế là 3,0 ngày và 70 khách nội địa là 2,8 ngày; đến năm 2020 khách quốc tế là 3,5 ngày và khách nội địa là 3,2 ngày. - Về mức chi tiêu trung bình của khách: Trong những năm tới, với sự quan tâm đầu tư của tỉnh để phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng cao... chắc chắn mức chi tiêu của khách sẽ tăng lên. Dự báo mức chi tiêu trung bình của khách như sau: Giai đoạn Khách quốc tế Khách nội địa - Từ năm 2011 – 2015 150 USD (tương đương 2,8 triệu đồng) 40 USD (tương đương 0,76 triệu đồng) - Từ năm 2016 – 2020 200 USD (tương đương 4,0 triệu đồng) 60 USD (tương đương 1,2 triệu đồng) Tổng doanh thu trong từng thời kỳ được tính toán chi tiết ở phụ lục 03 đính kèm theo luận văn. + Tổng sản phẩm GDP du lịch và nhu cầu đầu tư Căn cứ vào kết quả tính toán điều chỉnh về tổng doanh thu du lịch của Lâm Đồng, giá trị về tổng sản phẩm GDP du lịch sẽ được điều chỉnh theo. Theo kết quả nghiên cứu sau nhiều năm, cũng như kinh nghiệm của các nước trong khu vực cho thấy, chi phí trung gian trong các hoạt động du lịch chiếm trung bình khoảng 30 - 35% tổng doanh thu (trong đó lưu trú 10%; ăn uống 55 - 60%; vận chuyển du lịch 20%; bán hàng hóa lưu niệm 65 - 70%; dịch vụ khác 15%). + Về nhu cầu vốn đầu tư: Để đạt được các chỉ tiêu điều chỉnh cơ bản của ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020, việc đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch; công tác đào tạo, tuyên truyền quảng bá; bảo tồn tài nguyên và môi trường v.v... có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu không có đầu tư, 71 hoặc đầu tư không toàn diện và đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch sẽ gặp rất nhiều khó khăn. (Xin xem Bảng Tổng sản phẩm GDP và nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch ở phụ lục 04 đính kèm). Theo kết quả tính toán ở bảng trên thì nhu cầu vốn đầu tư cho ngành du lịch Lâm Đồng từ nay đến năm 2020 là khoảng 2.678,5 triệu USD trong đó giai đoạn từ nay đến 2010 là 195,6 triệu USD; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 600 triệu USD, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 1.883 triệu USD. Đối với sự phát triển ngành kinh tế động lực của một tỉnh thì đây là số vốn không lớn, nhưng trong điều kiện khó khăn hiện nay thì việc huy động vốn đòi hỏi phải thu hút từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước chủ yếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch trọng điểm, bảo tồn tài nguyên - môi trường du lịch, tuyên truyền quảng bá xúc tiến phát triển du lịch, đào tạo cán bộ quản lý ngành du lịch. Vốn đầu tư cho việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các cơ sở dịch vụ khác phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau như tích lũy từ GDP của các doanh nghiệp du lịch, vay ngân hàng, liên doanh, liên kết (trong và ngoài nước), đầu tư tư nhân v.v… + Nhu cầu về khách sạn Việc nghiên cứu tính toán nhu cầu khách sạn trong những năm được căn cứ vào tổng số khách, số ngày lưu trú trung bình của khách, công suất sử dụng trung bình, cũng như số người nghỉ trong một phòng theo công thức sau: (Số lượt khách) x (Số ngày lưu trú trung bình) Nhu cầu số phòng = ______________________________________________________________________________ (365 ngày trong năm) X (Công suất sử dụng phòng trung bình năm) X (Số khách trung bình/phòng) 72 Trong đó: - Số ngày lưu trú trung bình từ 2,5 - 3,5 ngày đối với khách quốc tế và từ 2,5 - 3,2 ngày đối với khách nội địa. - Dự kiến công suất sử dụng phòng trung bình hàng năm sẽ đạt khoảng 60%. - Theo xu hướng chung, các khách sạn thường được xây dựng và bố trí mỗi phòng 2 giường, tương ứng bình quân 2 -2,5 người cho khách nội địa và 1,5-2 người cho khách quốc tế. Theo đó, nhu cầu về khách sạn của Lâm Đồng được tính toán ở phụ lục 05 đính kèm. Trong tổng số phòng nêu trên, cần đặc biệt chú ý đến phát triển số lượng phòng khách sạn tiêu chuẩn 3 - 5sao. Dự báo 20% năm 2015 và 40% năm 2020. + Nhu cầu về lao động du lịch Hiện nay, chỉ tiêu về số lao động bình quân/1 phòng khách sạn ở Lâm Đồng rất thấp (chỉ đạt 0,6 lao động/1 phòng khách sạn). Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ du lịch. Đối với cả nước, chỉ tiêu lao động bình quân cho một phòng khách sạn đạt trung bình 1,5 - 1,6 lao động trực tiếp và 1 lao động trực tiếp tương ứng với 1,2 -1,5 lao động gián tiếp ngoài xã hội. Căn cứ vào dự báo về nhu cầu khách sạn, cũng như các chỉ tiêu nêu trên, nhu cầu về lao động của du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 được tính toán cụ thể ở phụ lục 06 đính kèm – “Nhu cầu lao động du lịch tỉnh Lâm Đồng”. 3.3 Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 3.3.1 Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch Để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cần thiết phải có một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ 73 du lịch tới môi trường, hạn chế những áp lực từ môi trường đến hoạt động du lịch. Một số nhóm giải pháp chủ yếu là : 3.3.1.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: Để đảm bảo gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho phát triển du lịch bền vững, cần nghiên cứu ban hành một số chính sách cơ bản sau đây: - Có chính sách phát triển các ngành kinh tế trọng điểm một cách hợp lý cũng như việc lựa chọn và xác định cơ cấu kinh tế phù hợp ở từng vùng lãnh thổ. Bên cạnh những biện pháp về khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đồng thời là biện pháp bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững theo vùng, lãnh thổ. - Có chính sách quy định về tổ chức quản lý đảm bảo cho sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý, khai thác tài nguyên với tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao đồng thời phải đảm bảo gìn giữ được tài nguyên và môi trường cho phát triển lâu dài. - Có chính sách về đầu tư và phát triển thị trường trọng điểm đã xác định, tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển các hoạt động du lịch tại các cụm và cần có những quy định cụ thể dành cho việc phục hồi và bảo vệ tài nguyên môi trường. - Có chính sách phát triển và liên kết hỗ trợ giữa các ngành kinh tế, các cấp quản lý để thống nhất quản lý và kiểm soát môi trường sinh thái. 3.3.1.2 Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch: Đây là nhóm giải pháp cần thiết để du lịch phát triển đúng hướng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đồng thời gìn giữ và nuôi dưỡng tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Để thực hiện được điều đó cần phải có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và những định hướng, mục tiêu, giải pháp mang tính tổng quát, bên cạnh đó mỗi cụm điểm du lịch cần có quy hoạch chi tiết xác định rõ các phân khu chức năng và các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên phù hợp với nhu cầu. Song song với quy hoạch ngành, cần tiến hành các định hướng bảo vệ môi trường theo lãnh thổ trong đó xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực hạn chế các hoạt động du lịch.v.v... 74 Đối với các điểm du lịch phân tán và ở những vùng điểm nhạy cảm như: đầu nguồn, dân cư tập trung.v.v... khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần phải có các giải pháp đồng bộ như về kiến trúc, hạ tầng và báo cáo đánh giá tác động môi trường. 3.3.1.3 Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý: Là nhóm giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo đảm sự thành công trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của du lịch tỉnh Lâm Đồng. Nhóm giải pháp này được đề xuất như sau: - Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch. - Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch. - Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển. - Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường. 3.3.1.4 Nhóm giải pháp về môi trường: Là giải pháp mang tính tổng hợp cao nhằm sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, tài nguyên của khu vực và đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nhóm giải pháp này gồm các biện pháp liên kết chủ yếu sau: - Các chương trình dự án phát triển du lịch tại các điểm, khu, cụm cần được cân nhắc hợp lý, đặc biệt phải đánh giá tác động về môi trường trước mắt cũng như lâu dài theo quy định của pháp luật yêu cầu bảo vệ môi trường chung. - Có sự phối hợp chung trong tuyên truyền, quảng cáo, quản lý, kiểm soát và xử lý vệ sinh môi trường giữa các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất. 75 - Thực hiện nghiêm chỉnh "Quy chế bảo vệ môi trường trong ngành du lịch" được Bộ Tài nguyên - Môi trường ban hành tháng 7/2003 và điều 15,16 chương II “Tài nguyên Du lịch” của Luật du lịch Việt Nam. - Có sự phối hợp, hợp tác trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước, phân tích quản lý và xử lý các ảnh hưởng của môi trường. 3.3.1.5 Nhóm giải pháp về liên kết với cộng đồng địa phư ơng: Bất cứ ngành kinh tế nào mà nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ về phát triển kinh tế, chia sẻ quyền lợi với cộng đồng dân cư địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của dân cư địa phương gặp nhiều khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng dân cư phải khai thác tối đa các nguồn lợi tài nguyên trên địa bàn để phục vụ cuộc sống, sẽ làm cho tài nguyên bị hao mòn gây tổn hại đến môi trường sinh thái và đó là hệ quả gây những tác động xấu đến sự phát triển bền vững. Vì vậy việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo gìn giữ được các tài nguyên, tiềm năng cho sự phát triển du lịch lâu dài tại tất cả các điểm, cụm du lịch, bằng các biện pháp đồng bộ giữa khai thác, bảo tồn với bồi dưỡng nguồn tài nguyên. Việc liên kết với cộng đồng dân cư có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tạo việc làm, giáo dục nhận thức, chia sẻ quyền lợi…Bằng cách nào thì cũng phải đảm bảo du lịch đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng dân cư. 3.3.1.6 Nhóm giải pháp về tuyên truyền quảng cáo: Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia hoạt động du lịch, coi việc gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản sinh lời của mọi người dân trong khu vực không chỉ trước mắt mà còn cho giai đoạn lâu dài. 76 3.3.1.7 Nhóm giải pháp về đào tạo, giáo dục môi trường: Là nhóm giải pháp mang tính toàn diện, lâu dài. Việc đào tạo, giáo dục môi trường không chỉ nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà còn cho du khách và cộng đồng dân cư địa phương, tạo thành ý thức đối với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên cho phát triển du lịch. 3.3.1.8 Nhóm giải pháp về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật: Yêu cầu bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững cũng như việc quản lý về các hoạt động du lịch theo phương hướng mục tiêu nhiệm vụ đã xác định là “Nhiệm vụ vô cùng lớn và quan trọng đối với không chỉ ngành du lịch mà còn là nhiệm vụ của các cấp các ngành và nhân dân địa phương ”. Ngoài hàng loạt những giải pháp kể trên thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý và sử dụng các tài nguyên cũng như việc xử lý các thông tin từ các hoạt động du lịch và dịch vụ để có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong từng giai đoạn với từng hoạt động phát triển là rất cần thiết. Ngành du lịch cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng để sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật quan trắc thường xuyên trạng thái môi trường trong phạm vi các khu du lịch để có những điều chỉnh hoạt động thích hợp nhằm đảm bảo môi trường bền vững. Để môi trường hoạt động du lịch phát triển bền vững cũng như kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cộng đồng dân cư thì việc áp dụng đan xen, lồng ghép các giải pháp cũng như các biện pháp của ngành du lịch với các cấp các ngành là vô cùng quan trọng, việc gìn giữ môi trường tài nguyên chỉ có ý nghĩa thiết thực khi các đối tượng kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư coi đó là nhiệm vụ của mình. 3.3.2 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch - Cùng với việc tập trung mọi nguồn lực để triển khai tốt các công trình trọng điểm như: khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Đankia- Suối Vàng, 77 cần có chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm đặc thù, cao cấp, đa dạng dịch vụ, hạn chế các dự án có quy mô nhỏ, sản phẩm đơn điệu, trùng lắp và tác động xấu đến môi trường, cảnh quan. - Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu hút đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch- dịch vụ, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí ở các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Phấn đấu, mỗi địa phương sẽ đưa vào khai thác 3- 5 điểm tham quan du lịch; có thêm nhiều sản phẩm du lịch để phục vụ yêu cầu mở rộng không gian phát triển du lịch, hình thành thêm nhiều tour, tuyến trên địa bàn toàn tỉnh. - Kêu gọi đầu tư phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch đặc thù như du lịch kết hợp khám chữa bệnh, điều dưỡng; du lịch gắn với giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học; du lịch gắn với trung tâm huấn luyện thể thao, trung tâm công nghệ thông tin; du lịch tham quan, sinh thái gắn với thể thao mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên, kết hợp tham quan các di tích lịch sử cách mạng, di chỉ khảo cổ… Ưu tiên các dự án đầu tư phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của du khách về đêm và mùa mưa. - Xây dựng các chương trình khai thác nghệ thuật văn hoá cồng chiêng để phục vụ và thu hút du khách. - Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu mua sắm và kích thích chi tiêu của du khách. - Khai thác các tuyến du lịch có nhiều tiềm năng như: “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại và trở về chiến trường xưa” gắn du lịch tỉnh Lâm Đồng với các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ và khu vực Duyên hải miền Trung. - Thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên; liên kết với các địa phương lân cận để hình thành các tam giác phát triển du lịch Lâm Đồng - TP Hồ Chí Minh - Nha Trang; Lâm Đồng - Phan Thiết 78 - TP Hồ Chí Minh; Lâm Đồng - Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh… nhằm tạo ra liên kết vùng du lịch ở phía Nam và nối tua du lịch khai thác thị trường ở các tỉnh phía Bắc; xây dựng và thực hiện chương trình liên kết với các hãng du lịch quốc tế, từng bước hình thành các tour du lịch quốc tế Thái Lan - Lào - Cam Pu Chia qua cửa khẩu Bờ Y đến Lâm Đồng. - Hàng năm, bố trí thỏa đáng kinh phí cho ngành du lịch để lập cá c quy hoạch khu, điểm du lịch nhằm kêu gọi đầu tư phát triển sản phẩm mới và tổ chức các cuộc thi nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. 3.3.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá về du lịch và mở rộng tìm kiếm thị trường 3.3.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyên, xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Lâm Đồng - Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch thương mại đầu tư cho các sản phẩm đặc thù của địa phương đối với thị trường trong nước và quốc tế. Xây dựng đề án xã hội hóa xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Lâm Đồng. Xác định trách nhiệm công tác xúc tiến, quảng bá giữa Nhà nước, Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp. Tranh thủ các nguồn lực, sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch và các ngành Trung ương để đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch đến những thị trường du lịch trọng điểm quốc tế. Thành lập văn phòng đại diện trung tâm xúc tiến du lịch, thương mại và đầu tư ở một số thị trường nước ngoài có tiềm năng tốt. Bổ sung chức năng dịch vụ công cho Trung tâm xúc tiến du lịch, thương mại và đầu tư để hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư đạt hiệu quả cao. Có kế hoạch để xây dựng thương hiệu Đà Lạt là một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời xây dựng thương hiệu của từng doanh nghiệp. - Ngoài việc tổ chức sự kiện Festival Hoa theo định kỳ 2 năm 1 lần, ngành du lịch thương mại xây dựng phương án để tổ chức các sự kiện chuyên đề hàng 79 năm để tạo tính liên tục, sôi động của một thành phố du lịch nhằm thu hút du khách và thu hút đầu tư phát triển kinh tế. - Xây dựng nội dung để thuyết minh, hướng dẫn ở các khu du lịch, điểm tham quan theo chủ đề phù hợp với truyền thuyết và đặc thù của từng khu, điểm du lịch nhằm tạo sự đa dạng liên hoàn sản phẩm, góp phần tăng thời gian lưu trú của khách. - Xây dựng chương trình thông tin về giá cả hàng hoá, dịch vụ hàng ngày trên Báo, Đài phát thanh truyền hình địa phương để phục vụ du khách. - Hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. 3.3.3.2 Xây dựng các chiến lược về sản phẩm và thị trường để mở rộng và tìm kiếm thị trường Các sản phẩm du lịch có đặc điểm là ít biến đổi trong khi nguồn tài nguyên bị hạn chế. Vì vậy cần thiết phải có một chiến lược tiếp thị tập trung sao cho hoạt động kinh doanh du lịch có được hiệu quả cao nhất. Để có được tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần tiếp tục xem xét lựa chọn chiến lược sản phẩm và thị trường phù hợp với một số phương án mà quy hoạch 1996 - 2010 đã đề cập, như sau: * Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ: Chiến lược sản phẩm cũ thị trường cũ là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Như vậy, với chiến lược này, cần thiết phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch. Cho đến nay, thị trường khách quốc tế của Lâm Đồng phần lớn là bà con Việt Kiều, khách Đài Loan, Pháp, Anh, Mỹ.... Mặc dù phần lớn khách này thuộc nhóm khách có yêu cầu cao trong dịch vụ và thưởng thức các sản phẩm du lịch. 80 Tuy nhiên họ đã phần nào chấp nhận và quen với những sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung và của Lâm Đồng - Đà Lạt nói riêng. Như vậy, với chiến lược này, cần thiết phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của Tỉnh. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch. * Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: Chiến lược sản phẩm cũ thị trường mới là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác cho những thị trường khách du lịch mới . Như vậy, với chiến lược này, cần thiết phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm mở rộng tìm kiếm thị trường. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên chiến lược này gặp nhiều khó khăn trong tuyên truyền quảng cáo và triển vọng phải thực hiện lâu dài, hướng tới thị trường tiềm năng. * Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ: Chiến lược sản phẩm mới thị trường cũ là phát triển sản phẩm du lịch mới cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Đây là chiến lược có nhiều khả năng thực thi hơn cả vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới có khả năng ngăn được sự nhàm chán và giảm sút của thị trường khách cũ, đồng thời có sức hấp dẫn thu hút đối với những thị trường khách mới. • Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới: Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới là đồng thời phát triển sản phẩm du lịch mới kết hợp khai thác thị trường khách du lịch chưa đến Lâm Đồng. Chiến lược này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, cho công tác tuyên truyền quảng cáo để tìm thị trường mới. Trong điều kiện cụ thể hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở Lâm Đồng nói riêng, chiến lược này ít có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3.3.4 Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch 81 Tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế với việc tiếp tục hỗ trợ nguồn kinh phí cho Chương trình hành động Quốc gia về Du lịch. Bên cạnh đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực như: đào tạo trình độ Đại học và tăng cường khả năng nghiên cứu về du lịch; đào tạo trình độ trung học và học nghề về du lịch; tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp. Du lịch đòi hỏi trình độ nghiệp vụ và quản lý ngày càng cao đặc biệt trong xu thế hội nhập. Bên cạnh đó, ngày nay du lịch sinh thái đang là một loại hình du lịch mới đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lâm Đồng nói riêng vì vậy việc đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ luôn là yêu cầu cấp thiết đối với việc phát triển du lịch bền vững. Những nội dung chính của hướng đầu tư này bao gồm việc tổ chức các lớp đào tạo: - Đào tạo tại chức về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đảm bảo những tiêu chuẩn về quốc gia và quốc tế. - Đào tạo mới lao động chuyên ngành trình độ trung cấp và đại học cho du lịch tỉnh Lâm Đồng. Theo hướng này, việc mở trường quản lý nghiệp vụ du lịch tại khu vực Đà Lạt là hướng đi ưu tiên. 3.3.5 Giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư 3.3.5.1 Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa. 3.3.5.2 Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn 82 hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO,BT... 3.3.5.3 Có chính sách, giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn để giải quyết được nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch của tỉnh , huy động các nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và nguồn vốn nước ngoài để tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông, đưa vào khai thác hệ thống giao thông liên tỉnh phục vụ cho yêu cầu liên kết, phát triển tua, tuyến, điểm giữa du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng với các địa phương trong khu vực. 3.3.6 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch và tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp - Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về yêu cầu phát triển kinh tế du lịch. Mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phải có những kế hoạch, giải pháp cụ thể để tác động, hỗ trợ cho du lịch - dịch vụ du lịch phát triển, từ đó du lịch - dịch vụ du lịch tác động trở lại để các ngành kinh tế khác cùng phát triển. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ du lịch. Nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và định hướng cho các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; xây dựng đề án về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về du lịch giữa ngành và lãnh thổ, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo hoặc buông lỏng quản lý. 83 - Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh và xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch. - Huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm tạo bước phát triển vượt bậc của ngành du lịch- dịch vụ. Tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp một cách hợp lý, thực hiện tốt công tác cổ phần hoá và chủ trương cổ phần 100% các doanh nghiệp du lịch nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, nâng cao sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. - Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa ngành du lịch và các ngành chức năng trên lĩnh vực quản lý du lịch- dịch vụ nhằm vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và xây dựng văn hóa giao tiếp, thể hiện sự thân thiện với du khách của lực lượng nhân viên trong các lĩnh vực hải quan, công an, sân bay, các phương tiện vận chuyển khách du lịch… thực hiện chủ trương tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn là chính. - Phối hợp với Tổng cục Du lịch đề xuất Chính phủ cho phép 2 khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng và hồ Tuyền Lâm được hưởng cơ chế như khu kinh tế hoặc khu công nghiệp, đồng thời xin cơ chế đặc thù cho đô thị du lịch Đà Lạt. - Phát huy vai trò, hiệu lực của Ban chỉ đạo phát triển du lịch; kiện toàn tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Hiệp hội Du lịch tỉnh để thực sự là một hiệp hội nghề nghiệp, hoạt động có hiệu quả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tóm tắt chương 3 84 Xác định những thuận lợi và cơ hội, khó khăn và thách thức, từ đó đưa ra định hướng chiến lược phát triển du lịch, quan điểm mục tiêu chung và những mục tiêu cụ thể về phát triển du lịch. Để đạt mục tiêu, cần phải có các giải pháp như: Giải pháp về bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn du lịch, về đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm riêng có của du lịch Lâm Đồng, giải pháp thu hút vốn đầu tư, giải pháp về tuyên truyền, quảng bá, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên và nhân văn hết sức đặc thù là cơ hội tốt cho sự phát triển du lịch. Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Điều này được thể hiện qua tất cả các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng ngành trong những năm qua như số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, GDP Du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành... Ngoài những hiệu quả kinh tế, sự phát triển du lịch Lâm Đồng thời gian qua cũng đã đem lại những hiệu quả xã hội tích cực. Du lịch đã thu hút lực lượng lao động đáng kể, trình độ dân trí của người dân địa phương trong việc giao lưu với khách quốc tế, được nâng cao, thông qua khách du lịch bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về Lâm Đồng, về con người và đất nước Việt Nam cũng như người dân địa phương có được tầm nhìn rộng hơn, xa hơn về cộng đồng thế giới đặc biệt là du lịch góp phần đem lại hiệu quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Du lịch Lâm Đồng ngày càng khẳng định vị trí là một trong những trung tâm du lịch lớn của du lịch miền Trung Tây Nguyên nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Tình hình thế giới và trong nước những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều thay đổi tạo nên nhiều cơ hội thuận lợi cũng như khó khăn thách thức đòi hỏi có những quan điểm và mục tiêu phát triển mới đối với du lịch cả nước nói chung và du lịch Lâm Đồng nói riêng . Trước tình hình đó du lịch tỉnh Lâm Đồng cần phải có một hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện và đột phá để phát triển phù hợp với tình hình chung, với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. 86 Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 là bước cụ thể hóa Chiến lược và Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam; phương hướng phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên; các chủ trương đường lối phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết 06/NQ-TU ngày 21/9/2006 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột phá tăng tốc phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ du lịch giai đoạn 2010 – 2020 để du lịch Lâm Đồng nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, từng bước hòa nhập với ngành du lịch của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, phát triển xứng đáng là một trong những địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước và của khu vực. II. Kiến nghị Để thực hiện thành công các chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành ở Trung ương và UBND tỉnh Lâm Đồng như sau : 1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương - Kiến nghị Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục cấp vốn qui hoạch các khu du lịch quốc gia trên địa bàn tỉnh như khu du lịch Đan Kia - Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm và một số khu du lịch địa phương quan trọng khác...; - Kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng giúp đỡ UBND tỉnh Lâm Đồng lập quy hoạch phát triển thành phố Đà Lạt theo hướng đô thị du lịch nghỉ mát của Việt Nam, một trong những trung tâm hội nghị hội thảo, vui chơi giải trí của khu vực và cả nước; 87 - Kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đầu tư nâng cấp sân bay Liên Khương đạt tiê u chuẩn sân bay Quốc tế, tuyến đường bộ cao tốc, đường sắt… để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch; - Kiến nghị Chính phủ, Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch ưu tiên vốn đầu tư để bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh; có kế hoạch đầu tư vốn tập trung cho các khu du lịch Đan Kia - Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm theo cơ chế quản lý đầu tư khu du lịch quốc gia; hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng các khu du lịch khác trên địa bàn tỉnh; Chỉ đạo Tổng cục Du lịch giúp đỡ ngành du lịch tỉnh các công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến phát triển du lịch.v.v… - Kiến nghị các Bộ ngành ở Trung ương lồng ghép các chương trình các dự án có liên quan phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch cho địa phương. 2. Đối với Chính quyền địa phương - Lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, hàng năm dành một khoản kinh phí để đầu tư phát triển sản phẩm mới, tổ chức các cuộc thi nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. - Giáo dục toàn dân về nền du lịch bền vững. - Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh Tây Nguyên; 2. Cục Thống kê Lâm Đồng (2004), Lâm Đồng, vùng đầu tư nhiều hứa hẹn. 3. Cục Thống kê Lâm Đồng (2008), Niên giám Thống kê Lâm Đồng 2008. 4. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững , Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. 5. Đổng Ngọc Minh – Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nhà xuất bản Trẻ. 6. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg về đảm bảo đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững ổn định an ninh chính trị vùng Tây Nguyên; 7. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên; 8. Tỉnh ủy Lâm Đồng (2001), Nghị quyết 03/NQ-TU về việc phát triển Du lịch thời kỳ 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010; 9. Tỉnh ủy Lâm Đồng (2006), Nghị quyết 06/NQ-TU về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột phá tăng tốc phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ du lịch giai đoạn 2006 - 2010; 10. Trần Văn Thông (2003), Tổng quan du lịch – Nhà xuất bản Trẻ. 11. UBND Tỉnh Lâm Đồng (2002), Kế hoạch 54/KH-UB về kế hoạch thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TU; 12. UBND Tỉnh Lâm Đồng (2004), Quyết định số 3173/QĐ -UB phê duyệt đề cương dự án : "Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến 2020"; 89 Tổng hợp và dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch Phụ lục 01 Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính 2005 (*) 2010 2015 2020 Dự báo 1996 Thực hiện Dự báo Dự báo Dự báo Khách quốc tế Ngày lưu trú Ngàn lượt Ngày 290 3,5 100,6 2,3 160 2,5 280 3,0 500 3,5 Khách nội địa Ngày lưu trú Ngàn lượt Ngày 1.600 3,3 1.460,3 2,3 2.800 2,5 4.200 2.8 6.000 3,2 Doanh thu XH từ du lịch Triệu USD 237,8 602,4 1.500,1 Doanh thu thuần túy du lịch Triệu USD 235,6 93,6 101,1 259,2 668,4 Giá trị GDP Triệu USD 185,0 65,5 68,1 180,9 485,7 Đầu tư Triệu USD 324,0 31,6 195,6 599,5 1.883,4 Khách sạn Phòng 7.900 8.000 13.364 25.958 50.817 Lao động Người 10.700 8.000 16.705 36.342 76.225 Nguồn: - Dự báo của Viện NCPT Du lịch - (*) Số liệu hiện trạng của Sở VHTTDL Lâm Đồng 90 Phụ lục 02 Bảng 1: Khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng phân theo các khu vực Khu vực Các hạng mục 2010 2015 2020 Đà Lạt và phụ cận Số lượt khách (ngàn) 130 220 400 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,6 3,1 3,6 Tổng số ngày khách (ngàn) 338 682 1.440 Bảo Lộc Số lượt khách (ngàn) 20 40 60 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,0 2,7 3,3 Tổng số ngày khách (ngàn) 40 108 198 Cát Tiên Số lượt khách (ngàn) 10 20 40 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,0 2,5 3,0 Tổng số ngày khách (ngàn) 20 50 120 Toàn tỉnh Số lượt khách (ngàn) 160 280 500 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,5 3,0 3,5 Tổng số ngày khách (ngàn) 398 840 1.758 Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch 91 Bảng 2: Khách du lịch nội địa đến Lâm Đồng phân theo các khu vực Khu vực Các hạng mục 2010 2015 2020 Đà Lạt và phụ cận Số lượt khách (ngàn) 2.300 3.400 4.500 Ngày lưu trú TB (ngày) 2,7 3 3,4 Tổng số ngày khách (ngàn) 6.210 10.200 15.300 Bảo Lộc Số lượt khách (ngàn) 300 500 900 Ngày lưu trú TB (ngày) 2 2,4 2,8 Tổng số ngày khách (ngàn) 600 1200 2520 Cát Tiên Số lượt khách (ngàn) 200 300 600 Ngày lưu trú TB (ngày) 1,3 1,7 2,2 Tổng số ngày khách (ngàn) 260 510 1320 Toàn tỉnh Số lượt khách (ngàn) 2.800 4.200 6.000 Ngày lưu trú TB (ngày) 2,5 2,8 3,2 Tổng số ngày khách (ngàn) 7.070 11.910 19.140 Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch 92 Thu nhập du lịch tỉnh Lâm Đồng và theo khu vực Phụ lục 03 Đơn vị tính: tỷ đồng. Khu vực Loại thu nhập 2010 2015 2020 Đà Lạt và phụ cận Thu nhập từ khách quốc tế 574,67 1.943,83 5.760,23 Thu nhập từ khách nội địa 2.956,31 7.752,51 18.360,73 Tổng cộng 3.530,98 9.696,34 24.120,96 Bảo Lộc Thu nhập từ khách quốc tế 68,01 307,82 792,03 Thu nhập từ khách nội địa 285,63 912,06 3.024,12 Tổng cộng 353,64 1.219,88 3.816,15 Cát Tiên Thu nhập từ khách quốc tế 34,00 142,51 480,02 Thu nhập từ khách nội địa 123,77 387,63 1.584,06 Tổng cộng 157,78 530,14 2.064,08 Toàn tỉnh Thu nhập từ khách quốc tế 676,68 2.394,16 7.032,28 Thu nhập từ khách nội địa 3.365,72 9.052,20 22.968,92 Tổng cộng 4.042,40 11.446,36 30.001,20 Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch. 93 Tổng sản phẩm GDP và nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Phụ lục 04 ĐVT: Tỷ đồng, % Các chỉ tiêu 2005 (*) 2010 2015 2020 Tổng doanh thu xã hội từ du lịch (giá thực tế) 1.405,0 4.042,4 11.446,4 30.001,2 Tổng doanh thu thuần túy từ du lịch (giá thực tế) 630,5 1.719,0 4.924,4 13.367,0 Tổng giá trị GDP du lịch (giá thực tế) 326,8 1.158,0 3.436,2 9.714,3 Tỷ trọng ngành du lịch so với tổng GDP toàn tỉnh 4,4 5,0 6,7 8,9 Tổng giá trị GDP du lịch (giá so sánh) 205,5 452,5 1.057,2 2.298,2 Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch 126,8 117,1 118,5 116,8 Hệ số ICOR du lịch (**) - 4,0 5,0 6,0 Tổng nhu cầu vốn đầu tư du lịch (triệu USD) - 195,6 599,5 1.883,4 Nguồn: - Dự báo của Viện NCPT Du lịch - (*) Số liệu hiện trạng - (**) Chỉ tính đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch, kể cả hạ tầng kỹ thuật trong các khu du lịch. 94 Nhu cầu khách sạn du lịch tỉnh Lâm Đồng Phụ lục 05 Đơn vị tính: Phòng Khu vực Hạng mục 2010 2015 2020 Đà Lạt và phụ cận Nhu cầu cho khách quốc tế 939 2.526 5.333 Nhu cầu cho khách nội địa 10.268 18.889 35.417 Tổng cộng 11.207 21.415 40.750 Bảo Lộc Nhu cầu cho khách quốc tế 111 400 733 Nhu cầu cho khách nội địa 1.389 2.778 5.833 Tổng cộng 1.500 3.178 6.567 Cát Tiên Nhu cầu cho khách quốc tế 56 185 444 Nhu cầu cho khách nội địa 602 1.181 3.056 Tổng cộng 657 1.366 3.500 Toàn tỉnh Nhu cầu cho khách quốc tế 1.106 3.111 6.511 Nhu cầu cho khách nội địa 12.259 22.847 44.306 Tổng cộng 13.364 25.958 50.817 Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch 95 Nhu cầu lao động du lịch tỉnh Lâm Đồng Phụ lục 06 Đơn vị tính: Ngàn người Khu vực Loại lao động 2010 2015 2020 Đà Lạt và phụ cận Lao động trực tiếp trong du lịch 14.008 29.981 61.125 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 21.013 38.975 73.350 Tổng cộng 35.021 68.956 134.475 Bảo Lộc Lao động trực tiếp trong du lịch 1.875 4.449 9.850 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 2.813 5.784 11.820 Tổng cộng 4.688 10.232 21.670 Cát Tiên Lao động trực tiếp trong du lịch 822 1.912 5.250 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 1.233 2.486 6.300 Tổng cộng 2.054 4.398 11.550 Toàn tỉnh Lao động trực tiếp trong du lịch 16.705 36.342 76.225 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 25.058 47.244 91.470 Tổng cộng 41.763 83.586 167.695 Lao động trung bình/1 phòng KS 1,25 1,4 1,5 Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_nganh_du_lich_tinh_lam_dong_den_nam_2020.pdf
Tài liệu liên quan