Luận văn Giải pháp phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương đến năm 2015

PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Siêu thị đã xuất hiện trên thế giới từ hơn 70 năm qua, là loại hình kinh doanh bán lẻ văn minh hiện đại, hình thành và phát triển trong mối quan hệ mật thiết với quá trình Công nghiệp hóa-Đô thị hóa mạnh mẻ với cấp độ quy mô thế giới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thương mại bán lẻ Việt Nam diển ra trong bối cảnh nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Loại hình kinh doanh siêu thị ra đời đã làm thay đổi diện mạo ngành thương mại bán lẻ của khu vực, mở ra một loại cửa hàng văn minh, hiện đại và tiện nghi cho người tiêu dùng Việt Nam, hơn nữa làm thay đổi cả thói quen mua sắm truyền thống và góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung. Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển năng động, dân số ngày một đông, dân nhập cư từ khắp mọi miền đất nước đến để tìm kiếm việc làm ngày càng nhiều. Các siêu thị lần lượt hình thành nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm thiết thực hàng ngày của người dân, bước đầu đã tạo được nền móng cho sự phát triển hệ thống siêu thị của khu vực. Tuy nhiên siêu thị vẫn còn là một loại hình kinh doanh khá mới đối với người dân Việt Nam và như nghiên cứu của Giáo sư Marc Dupuis(Đại học thương mại Paris) thì ở các nước đang phát triển như Châu Mỹ la tinh và Châu Á, siêu thị mới đang ở giai đoạn hình thành hoặc đang bắt đầu phát triển. Nhìn chung sự hình thành và phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam thời gian qua còn mang tính tự phát, nhận thức và hiểu biết về siêu thị chưa thật sự sâu sắc trong toàn dân, thiếu sự chỉ đạo và thống nhất quản lý từ phía nhà nước, cho nên kinh doanh siêu thị chưa đạt được hiệu quả cao, chưa bảo đảm được tính văn minh hiện đại của thương nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề bất cập nêu trên, một nhu cầu cấp bách được đặt ra là cần phải định hướng, phải có những giải pháp đột phá để giúp hệ thống siêu thị tỉnh Bình Dương phát triển có hiệu quả và mang tính bền vững. Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp để phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương đến năm 2015 “. 2. Nội dung nghiên cứu. - Về phương pháp luận, luận văn có những nội dung sau: + Hệ thống hóa những lý luận chung về siêu thị bao gồm: Khái niệm, đặc trưng, phân loại, vị trí và vai trò của siêu thị. + Khái quát lịch sử phát triển hệ thống siêu thị trên thế giới và quá trình hình thành siêu thị ở Việt nam. + Nhận định triển vọng phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương, thông qua đó đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn tại-Những thuận lợi và những khó khăn. - Về thực tiễn, luận văn cố gắng bảo đảm: + Phân tích môi trường kinh doanh siêu thị tại Việt Nam. + Phân tích tình hình hoạt động của các siêu thị tại tỉnh Bình Dương trong thời gian qua. + Đưa ra một số định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương từ nay đến năm 2015. 3. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu như : Phương pháp lịch sử, phương pháp mô tả, thống kê, dự báo và phỏng vấn. - Phương pháp lịch sử : Là phương pháp điều tra thu thập có hệ thống và đánh giá một cách khách quan các dữ liệu của những hiện tượng xảy ra trong quá khứ, nhằm mục đích kiểm tra những giả thuyết liên quan đến nguyên nhân, tác động, xu hướng phát triển cuả hiện tượng trong quá khứ. Thông qua đó sẽ tiến hành dự báo cho tương lai. - Phương pháp mô tả : Là phương pháp có liên quan đến việc thu thập thông tin để kiểm chứng các giả thuyết, câu hỏi liên hệ đến tình trạng hiện tại của đối tượng nghiên cứu. Thường trong phương pháp mô tả thì các số liệu được thu thập thông qua các cuộc điều tra bằng các bảng câu hỏi, quan sát, phỏng vấn. 4. Phạm vi nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu đến lĩnh vực hoạt động siêu thị trong phạm vi tỉnh Bình Dương trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2015, đối tượng nghiên cứu chính là các siêu thị đã và đang phát triển tại tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, siêu thị vẫn là loại hình kinh doanh khá mới mẻ đối với Việt Nam nói chung và đối với tỉnh Bình Dương nói riêng, hơn nửa do thời gian, khả năng và trình độ của người viết có hạn nên vấn đề nghiên cứu chưa được sâu sắc. Vì thế bản luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp thiết thực của qúy Thầy Cô cùng toàn thể bạn đọc để bản luận văn này được hoàn thiện hơn. 5. Kết cấu của luận văn. Với mục đích và phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung của luận văn được trình bày theo bố cục sau đây : PHẦN MỞ ĐẦU. Chương 1: Tổng quan về sự phát triển siêu thị trên thế giới và ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương trong thời gian qua. Chương 3: Giải pháp phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương đến năm 2015. KẾT LUẬN.

pdf90 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phong tục, tập quán và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Nhà nước cần có chính sách hổ trợ về tín dụng, thông tin, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật để các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị trong nước gia tăng tính cạnh tranh ngay tại thị trường Việt Nam. 3.2.3. Định hướng về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Có thể khẳng định rằng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo các điều kiện thuận lợi về mặt bằng diện tích sẽ góp phần quan trọng cho việc quyết định quy mô và tính chất kinh doanh của các siêu thị. Chính phủ cần hổ trợ các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, xây dựng cơ sở hạ tầng hay quy hoạch mặt bằng để các siêu thị thuê lại. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước về mặt quản lý, cũng 55 như giúp cho các siêu thị có điều kiện để giảm giá, tăng lợi ích của kênh phân phối này đồng thời mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng. Vì vậy trong thời gian tới cần phải định hướng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng diện tích kinh doanh cho các siêu thị theo hướng: - Xây dựng cơ sở hạ tầng sao cho thuận tiện với nhu cầu mua sắm của người dân, đồng thời phải phù hợp theo yêu cầu phát triển của chính bản thân các siêu thị. - Quy hoạch đất đai, cơ sở hạ tầng dành cho siêu thị là một trong những biện pháp quản lý sự phát triển của siêu thị có hiệu quả nhất. Kinh nghiệm cho thấy Thái Lan là một trong những nước thành công trong việc quản lý siêu thị thông qua quản lý mặt bằng xây dựng siêu thị. Bởi vì, siêu thị chỉ có thể phát huy hiệu quả với quy mô lớn, do đó để hệ thống siêu thị kinh doanh đạt hiệu quả thì cần phải dành mặt bằng đủ rộng thích hợp cho siêu thị hoạt động. 3.2.4. Định hướng về tổ chức và quản lý hoạt động siêu thị. Tổ chức và quản lý siêu thị là vấn đề khá phức tạp, thường là không phát huy được hiệu quả do trong thực tiển quản lý còn nhiều bất cập. Trên cơ sở những vấn đề thực tiễn đang đặt ra và yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý các siêu thị tại tỉnh Bình Dương hiện nay, những nội dung cơ bản của định hướng này bao gồm: - Tăng cường công tác quản lý đối với các siêu thị hiện có ngày càng trở nên cấp thiết, do sự gia tăng số lượng siêu thị hiện nay và những kỳ vọng mà hệ thống siêu thị sẽ đem lại cho nền kinh tế. Cần xác định rõ các mục tiêu quản lý, nghiên cứu đổi mới các hình thức và phương thức quản lý đối với các siêu thị, đồng thời phương thức tổ chức quản lý siêu thị phải phù hợp với mục tiêu quản lý đề ra. - Siêu thị là loại hình kinh doanh hiện đại với trình độ tổ chức quản lý cao do đó phải có đội ngũ nhân lực đủ trình độ để vận hành các siêu thị hoạt động đạt hiệu quả. Cho nên việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kể cả ở bộ 56 phận quản lý nhà nước về siêu thị, đơn vị kinh doanh siêu thị cũng như về phía người tiêu dùng là cần thiết. 3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG. 3.3.1. Một số giải pháp từ phía các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. Siêu thị là hình thức phân phối văn minh tiến bộ, cho nên các nhà quản lý siêu thị có vai trò hết sức quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của các siêu thị. Các doanh nghiệp cần điều tra nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thực tế và xu hướng của người tiêu dùng trong nước, để đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú và ngày càng cao hơn của khách hàng với giá cả hợp lý nhất. 3.3.1.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của các siêu thị tại BD. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing là giải pháp chủ lực để phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương. Muốn vậy cần có những biện pháp sau đây: + Một là đa dạng hóa các hình thức bán hàng theo hướng văn minh hiện đại: Trước sức ép phải tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt khi Việt Nam gia nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thời gian tới các siêu thị cần đẩy nhanh việc ứng dụng các phương thức bán hàng tiên tiến như bán hàng qua điện thoại, bán hàng trên truyền hình, bán hàng tại nhà, bán hàng qua thư gửi đến những khách hàng có nhu cầu mà siêu thị biết được qua các đợt khảo sát điều tra, bán hàng qua catalogue, xuất bản những cuốn cataloge nhỏ bao gồm một số sản phẩm chọn lọc của siêu thị vào dịp cuối năm hoặc các ngày lễ, gửi đến cho các gia đình, hay là gửi kèm theo các ấn phẩm báo chí,……, đặt biệt cần chiếm lĩnh nhanh chóng phương thức bán hàng trên mạng điện tử bởi đây là phương thức giao dịch cực kỳ phát triển trong tương lai. + Hai là lựa chọn vị trí địa hình thích hợp cho siêu thị: Vị trí siêu thị trước hết phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của nhà nước và địa phương về quy mô, diện tích mặt bằng, các khu chức năng, vấn đề giao thông, bãi để xe cho khách hàng và các yếu tố khác. Tiếp theo, cần xác định các tiêu chí định lượng cho việc kinh doanh của siêu thị tại vị trí đã định đạt chất lượng và hiệu quả. 57 Cụ thể cần xác định lượng khách hàng tối thiểu để đạt mức hòa vốn cho việc kinh doanh của siêu thị, thị phần bán lẻ mà siêu thị dự tính chiếm lĩnh trong khu vực dân cư nhất định, số lượng hóa đơn mua hàng cần thiết, giá trị trung bình của mỗi hóa đơn, tần xuất mua hàng của người tiêu dùng, số lượt khách hàng bình quân đến siêu thị, ……. + Ba là đa dạng hóa sản phẩm và ứng dụng nghệ thuật trưng bày sản phẩm hiện đại trong siêu thị. Tập hợp hàng hóa là một trong những tiêu chí định lượng dùng để xác định quy mô và qua đó phản ảnh chất lượng và hiệu quả hoạt động của siêu thị. Hàng hóa phong phú đủ mọi chủng loại với nhiều mức giá khác nhau và phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Cần liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam để phát động phong trào dùng hàng Việt Nam chất lượng cao, luôn gắn hình ảnh của các siêu thị với sự bảo đảm về chất lượng giá cả hợp lý, thì siêu thị mới tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để thực hiện điều này các nhà quản lý có thể khai thác thông tin về nguồn hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các hội chợ triển lãm. Cũng có thể gặp gỡ trực tiếp các nhà sản xuất và đặt hàng, đưa ra những yêu cầu về tính năng, chất lượng cũng như mẫu mã hàng hóa. Lựa chọn về cơ cấu hàng hóa: Lý do phổ biến nhất để người tiêu dùng quan tâm lui tới mua hàng tại một siêu thị nào đó là bởi vì khách hàng mong muốn tìm kiếm được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ trong hiện tại và cả trong tương lai. Hay nói đúng hơn là siêu thị phải biết lựa chọn một cơ cấu hàng hóa và chủng loại hàng hóa, dịch vụ phù hợp thỏa mãn được mong muốn đó của khách hàng. Trong kinh doanh các siêu thị liên tục bị bao vây bởi những sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến từ phía các nhà cung cấp chào bán. Đối với vấn đề này đòi hỏi siêu thị phải biết phân tích đánh giá từng sản phẩm một, trước khi quyết định đưa nó vào danh mục hàng hóa kinh doanh. Để cho việc đánh giá được chính xác các siêu thị cần có bộ phận chuyên trách, tiến hành thu thập thông tin liên quan đến sản phẩm và nhà cung ứng. 58 Trong tương lai, siêu thị có thể hội nhập dọc ở nhiều cấp độ với các nhà sản xuất. Sản phẩm hàng hóa do các nhà sản xuất chế biến đóng gói theo yêu cầu của siêu thị và được mang nhãn hiệu của siêu thị. Giá bán của các sản phẩm này có thể là cao hơn giá do cơ sở sản xuất đóng gói theo nhãn hiệu của mình ở một mức độ hợp lý. Phần chênh lệch đó là giá trị tăng thêm do siêu thị tham gia vào việc tuyển chọn nguồn hàng thay cho khách hàng, làm công tác tiếp thị thay cho nhà sản xuất. Như vậy, nhà sản xuất sẽ dễ dàng tiêu thụ hàng hóa hơn, người tiêu dùng được an tâm hơn và siêu thị sẽ tăng thêm được cơ cấu mặt hàng. Tổ chức quá trình thu mua: Sau khi đã xác định được một cơ cấu và chủng loại hàng hóa sẽ đưa vào kinh doanh, siêu thị tiến hành tổ chức quá trình thu mua để bảo đảm có được số lượng hàng hóa thích hợp chào bán cho khách hàng. Nguồn hàng hóa này có thể là trực tiếp từ nông dân, các hợp tác xã(đối với các sản phẩm nông nghiệp, lương thực thực phẩm), trực tiếp từ các nhà sản xuất, từ các nhà bán sỉ, hoặc gián tiếp qua các trung gian và từ những văn phòng mua hàng thường trú đặt tại các thị trường lớn hay các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất, ……… Bộ phận thu mua sẽ liên hệ với các nhà cung cấp để thu thập đầy đủ thông tin cần thiết về hàng hóa, đồng thời thường xuyên theo dõi khả năng sản xuất của các nhà cung cấp, kết hợp với việc đánh giá họ theo định kỳ và đột xuất về các mặt hàng hóa, mạng lưới phân phối, dịch vụ giá cả, các hoạt động marketing, …..nhằm chọn lọc các nhà cung ứng tốt nhất cho siêu thị cũng như kịp thời có những điều chỉnh cho thích hợp. Trong tình hình kinh doanh như hiện nay, có thể các siêu thị sẽ cùng nhau hợp tác bằng việc thành lập một hệ thống trung tâm mua hàng chung, có chức năng thu mua hàng hóa và cung cấp cho các siêu thị thành viên. Giải pháp này cho phép các siêu thị có thể mua với số lượng lớn, do đó sẽ có nhiều khả năng để thương lượng trực tiếp với các nhà sản xuất, không phải mua qua trung gian như hiện nay. Ngoài ra mua hàng với số lượng lớn như vậy, siêu thị sẽ được hưởng tỷ lệ chiết khấu cao từ phía các nhà cung cấp. Đặt hàng và quản lý lượng tồn kho: Công việc đặt hàng được siêu thị tiến hành theo lịch trình đã thống nhất với các nhà cung cấp. Căn cứ vào tình hình tiêu 59 thụ hàng hóa hiện tại, lượng hàng tồn kho tại siêu thị và kinh nghiệm về việc dự báo lượng hàng tiêu thụ trong tương lai, bộ phận chuyên trách sẽ tiến hành đặt hàng với các nhà cung cấp. Để cho việc tính toán số lượng hàng hóa đặt mua được tối ưu, bảo đảm có đủ lượng hàng để tiêu thụ, không để tình trạng thiếu hụt hàng hóa trên quày kệ và đồng thời có được lượng hàng dự trữ hợp lý, các siêu thị có thể ứng dụng chương trình đặt hàng bằng điện toán(ROS – Retail Odering System). Lượng hàng cần thiết mà bộ phận chuyên trách đề nghị đặt hàng bổ sung được tính theo công thức sau đây: Löôïng haøng toàn kho toái thieåu - Löôïng haøng toàn kho thöïc teá Löôïng haøng ñeà nghò ñaët boå sung = Lượng hàng tồn kho tối thiểu = Lượng hàng bán ra bình quân/ ngày x Số ngày tồn kho tối thiểu ± Hàng đang đi trên đường + Lượng hàng bán ra bình quân: Được tính bình quân trong vòng 90 ngày, tính lùi từ ngày đề xuất đặt hàng. + Số ngày tồn kho tối thiểu: Căn cứ vào khả năng dự trữ hàng trên quày, trong kho và lịch đặt hàng thống nhất với nhà cung cấp. + Hàng đang đi trên đường: Là lượng hàng đã đặt cho nhà cung cấp nhưng còn đang trên đường đi chưa nhập kho, hoặc đã bán nhưng chưa giao cho khách hàng. Trưng bày hàng hóa được xem là nghệ thuật trong kinh doanh bán lẻ, nhằm đem lại hiệu quả bán hàng trực tiếp cho các siêu thị, những nguyên tắc trưng bày này có thể học tập trao đổi với các nhà kinh doanh siêu thị trong và ngoài nước. Cụ thể việc trưng bày hàng hóa phải tạo được sự thuận tiện về đi lại, sự tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng và hàng hóa, ánh sáng sử dụng phải thu hút được sự chú ý của khách hàng, tạo sự thoải mái cho khách hàng xem xét chọn lựa và thấy rõ bản ghi giá cả, việc sắp xếp phải có được sự hợp lý giữa những hàng hóa có tỷ lệ lợi nhuận cao và hàng hóa có tỷ lệ lợi nhuận thấp, giữa những hàng hóa bán chạy và những hàng hóa khó bán. 60 Mặt hàng thu hút là các sản phẩm ưu tiên quảng cáo trên các tờ thông tin để thu hút khách hàng chưa có nhu cầu sẽ đến siêu thị. Mặt hàng tăng giá trị hóa đơn là những sản phẩm trưng bày tiện dụng, giá cả hấp dẫn để khách hàng đã bước chân vào siêu thị ắt sẽ khó bỏ qua. Và cuối cùng là các mặt hàng phục vụ nhu cầu mua sắm theo định kỳ của các hộ gia đình hàng tuần, hàng tháng như xà phòng, kem đánh răng, các loại gia vị, ……. + Bốn là xây dựng và thực hiện một chính sách giá cả hợp lý: Hiện nay hầu hết các siêu thị chỉ chú ý đến khách hàng mà quên hẳn việc thực hiện marketing với nhà cung cấp của mình. Các siêu thị cần xây dựng mối quan hệ gắn bó với các nhà sản xuất cả trong và ngoài nước nhằm bảo đảm nguồn cung cấp hàng ổn định, phong phú với giá cả cạnh tranh. Quan hệ này được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ đối tác chiến lược, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi, cùng chia sẽ rủi ro, trách nhiệm và quyền lợi. Các siêu thị nên thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, sự phát triển và các dự án của siêu thị. Có thể thực hiện việc này thông qua hội nghị các nhà cung cấp, thông qua các bảng báo cáo hoặc thậm chí có thể thiết lập một đường dây thông tin liên tục tới tận phòng làm việc của các nhà cung cấp qua mạng máy tính hay đơn giản hơn là qua điện thoại. Đồng thời các siêu thị không nên xem những ưu đãi mà các nhà cung cấp dành cho mình là đương nhiên, mà phải luôn nhớ rằng siêu thị hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường, cạnh tranh rất khốc liệt và quan hệ giữa các đối tác phải là bình đẳng, có đi có lại thì mới có thể bền vững được. Giá bán hàng hóa ở siêu thị có thể bằng hay rẽ hơn giá ở chợ, nhưng thực tế cho thấy thường cao hơn. Để thu hút khách hàng đến với siêu thị ngày càng nhiều, các siêu thị cần xây dựng và thực thi chính sách giá cả hợp lý nhất, cụ thể : Mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất, nhà phân phối chính thức của các hãng lớn, hạn chế những khâu trung gian không cần thiết-Các siêu thị có quy mô càng lớn hoặc thuộc hệ thống chuổi siêu thị, sẽ có thế mạnh trong thương lượng về giá, tạo thuận lợi cho các siêu thị có giá bán cạnh tranh với các loại hình bán lẻ khác-Ngoài ra các siêu thị cần có những chính sách giảm giá, giảm trong các dịp lễ, tết hoặc trong một khoảng 61 thời gian nhất định, giảm cho các khách hàng thân thiết, những khách hàng mua với số lượng nhiều và thường xuyên. + Năm là nâng cao dịch vụ khách hàng và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại: Cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ khách hàng như kéo dài và linh hoạt hơn về thời gian mở cửa, giữ xe miễn phí, gói quà tặng miễn phí, có nhân viên niềm nỡ đón tiếp khách hàng ở cửa ra vào. Các siêu thị cần tạo được phong cách riêng cho mình thể hiện qua cách bài trí cửa hàng, cách ăn mặc của đội ngũ nhân viên, tạo logo riêng trên bảng hiệu hay trên ấn phẩm quảng cáo, túi gói sản phẩm. Hiện nay các siêu thị đã triển khai nhiều hình thức xúc tiến thương mại như quảng cáo, khuyến mại, mở rộng quan hệ với khách hàng,……Tuy nhiên, các hoạt động này chưa được thực hiện một cách đồng bộ, liên tục và hiệu quả. Thời gian tới cần nghiên cứu triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và sáng tạo các chương trình xúc tiến thương mại tới người tiêu dùng nhằm mục đích thu hút họ đến với siêu thị, mua hàng và gắn bó lâu dài với siêu thị Mỗi siêu thị cần có bộ phận chuyên trách nghiên cứu về thị trường, về nhu cầu, tâm lý và động cơ mua hàng của người tiêu dùng. Phải tiến hành nghiên cứu một cách bài bản, đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu tình hình khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Các siêu thị nên chủ động tổ chức các đợt khuyến mãi và vận động các nhà cung cấp cùng tham gia, chứ không nên chỉ trông chờ vào các chương trình khuyến mãi của các nhà cung cấp. Nên áp dụng những biện pháp khuyến mãi khác như phiếu mua hàng ưu đãi, tổ chức các cuộc thi và trò chơi trí tuệ một cách đa dạng và linh hoạt. Như vậy có thể nâng cao được doanh số, lại vừa tạo ra được nhiều khách hàng trung thành. 3.3.1.2. Một số giải pháp hổ trợ nhằm phát triển siêu thị tại BD. + Thứ nhất là tạo vốn cho sản xuất kinh doanh: 62 Cổ phần hóa doanh nghiệp: Do đặc thù của kinh doanh siêu thị là vốn đầu tư lớn nhưng lợi nhuận ban đầu thấp, để đầu tư đổi mới trang thiết bị, phát triển sản phẩm hoặc bổ sung vốn lưu động, siêu thị cần có nguồn vốn lớn để thực hiện. Giải pháp tốt nhất hiện nay là phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty, theo giải pháp này thì nguồn vốn có thể được huy động một cách khá dễ dàng và nhanh chóng với số lượng lớn thông qua thị trường chứng khoán. Thực chất của giải pháp này là nhằm chia sẻ quyền lợi cũng như rủi ro, vì vậy cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia. Thu hút vốn đầu tư: Thiết lập mối quan hệ đa phương với các tỉnh trong khu vực, các địa bàn kinh tế trọng điểm, mời gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào Bình Dương. Thông qua các phương tiện thông tin, qua các người thân trong nước đẩy mạnh vận động, khuyến khích các tổ chức cá nhân hay cộng đồng người Việt ở hải ngoại có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị tại quê nhà. Vốn vay ngân hàng: Mỗi công ty phải xác định một cơ cấu vốn thích hợp cho mình, với một lượng vốn vay ngân hàng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho công ty. Tuy nhiên, do đặc thù của kinh doanh siêu thị chi phí cố định chiếm một tỷ trọng rất cao(70%) nên mức vay ngân hàng phải hết sức hạn chế và cân nhắc kỹ lưỡng. Do đặc thù của loại hình kinh doanh siêu thị, yêu cầu trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hiện đại nhằm hổ trợ cho công tác tổ chức quản lý đạt hiệu quả. Muốn vậy cần có một số trang thiết bị như sau: - Hệ thống máy vi tính quản lý thông tin, tài liệu, kế toán, …. - Hệ thống máy tính tiền, máy quét mã hàng hóa, máy thanh toán thẻ. - Hệ thống máy lạnh phục vụ nhân sự, bảo quản hàng hóa. - Hệ thống camera phục vụ giám sát hoạt động của siêu thị. - Hệ thống âm thanh, ánh sáng, thiết bị phòng cháy chữa cháy. - Tủ gởi đồ, xe đẩy, giỏ xách, giá kệ phục vụ trưng bày hàng hóa. 63 Tất cả các loại trang thiết bị trên cần được bảo trì, kiểm tra và sữa chữa thường xuyên. + Thứ hai là tạo phong cách riêng biệt trong kinh doanh siêu thị: Mỗi siêu thị nên tạo cho mình một phong cách riêng biệt, vấn đề này càng có ý nghĩa khi bước vào thời kỳ cạnh tranh quyết liệt. Bao gồm một số vấn đề sau: - Cấu trúc hệ thống siêu thị một cách khoa học và tiện dụng. - Bố trí các kệ hàng cũng như các sản phẩm trên các kệ phải độc đáo, tạo sự chú ý lôi cuốn và gọn gàng, sao cho dễ tìm dễ chọn lựa. - Siêu thị luôn giữ chữ tín trong lòng người tiêu dùng. - Trong giờ làm việc, tất cả nhân viên đều phải mặc đồng phục, đặt biệt nhân viên bán hàng luôn nở nụ cười trên môi. - Thiết kế các túi đựng hàng có hình ảnh, màu sắc gây ấn tượng mạnh với tên của siêu thị được in nổi bật. Có thể thiết kế quà tặng cho khách hàng mang biểu tượng của siêu thị. - Mỗi siêu thị nên chọn một số mặt hàng để khuyến mãi và thay đổi luân phiên, bởi vì khách đến siêu thị không chỉ để mua mặt hàng khuyến mãi mà còn mua một số mặt hàng khác với giá cao hơn giá chợ. + Thứ ba là hoàn thiện về công tác tổ chức quản lý và điều hành: - Mô hình tổ chức quản lý nhân viên được thiết kế theo chức năng nhằm bảo đảm hoạt động có hiệu quả. Ban giaùm ñoác Boä phaän thu mua Boä phaän Marketing Boä phaän nhaân söï Boä phaän phaân phoái Boä phaän taøi chính Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của một siêu thị - Cấu trúc hệ thống thông tin liên lạc giữa các bộ phận trong nội bộ siêu thị phải bảo đảm khoa học và hợp lý. Tất cả thông tin tài liệu kế toán nhất thiết phải được 64 lưu trữ và xữ lý bằng máy vi tính. Ngoài ra cần chú ý đến việc lưu trữ bằng hệ thống văn bản đối với một số loại tư liêụ quan trọng, chứ không nên phụ thuộc hoàn toàn vào máy vi tính. Mặt khác các siêu thị cũng cần quan tâm đến các nguồn thông tin bên ngoài, như thông tin phản hồi từ phía các khách hàng, để từ đó có sự điều chỉnh và thay đổi kịp thời hợp lý. + Thứ tư là đào tạo nguồn nhân sự: Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của siêu thị. Vấn đề tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và nhân viên bán hàng hiện có là việc làm cần thiết của các siêu thị trong điều kiện hiện nay. Cần đặt tiêu chuẩn rõ ràng và tiến hành tuyển chọn bài bản có khoa học. Đội ngũ nhân viên phải năng động, có kiến thức và ý thức kỷ luật. Đặc biệt đối với những nhân viên là những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, họ không chỉ có kiến thức sâu rộng về nghiệp vụ mà còn phải có ngoại hình, có kỹ năng trong giao tiếp và phải linh hoạt nhạy bén trong việc xử lý các tình huống liên quan đến lợi ích của khách hàng. Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng và cập nhật thông tin. Xây dựng môi trường cạnh tranh cho toàn thể nhân viên, kích thích nhân viên làm việc năng động, tích cực và gắn thu nhập của nhân viên với kết quả làm việc bằng cách: Thực hiện định kỳ đánh giá nhân viên với những tiêu chuẩn rõ ràng khách quan, làm cơ sở cho việc khen thưởng, kỷ luật và đề bạt, cất nhắc nhân viên. Cần mời những chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm đảm nhiệm. Tạo bầu không khí thoải mái nhưng nghiêm túc trong khi làm việc, tạo tâm lý yên tâm cho người lao động, giảm áp lực làm việc và quan tâm đến các chế độ lao động. Ngoài ra các siêu thị phải thành lập tổ chức công đoàn để đại diện cho người lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết các tranh chấp về lao động, đồng thời đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tất cả nhân viên siêu thị đều bắt buộc phải qua lớp tập huấn về PCCC (phòng cháy chữa cháy) do Phòng cảnh sát PCCC của tỉnh hướng dẫn, ngay cả những nơi 65 để các trang thiết bị PCCC cũng phải được Phòng cảnh sát PCCC của tỉnh duyệt và định kỳ kiểm tra. 3.3.2. Giải pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nước. 3.3.2.1. Tuyên truyền phổ biến những luật pháp liên quan đến kinh doanh siêu thị. Những nhận thức và hiểu biết về siêu thị của nước ta còn chưa đầy đủ và sâu sắc, hạn chế này rõ ràng ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của hệ thống siêu thị. Cho nên, công tác tuyên truyền giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết của toàn xã hội về lĩnh vực kinh doanh siêu thị là vô cùng cần thiết. Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục bao gồm: - Thiết kế và phổ biến các chương trình chuyên sâu về cơ hội và thách thức của việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, đối với phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam trong môi trường kinh tế quốc tế toàn cầu hóa. Phổ biến nội dung các hiệp định của WTO, các hiệp định tự do hóa khu vực, tiểu khu vực và song phương mà Việt Nam đã ký kết và tham gia có liên quan tới lĩnh vực phân phối bán lẻ. - Đối tượng cần được tuyên truyền là toàn xã hội, trong đó cần xây dựng các chương trình, kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cụ thể cho từng đối tượng là các nhà hoạch định chính sách siêu thị, các doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội siêu thị và người dân. Việc tuyên truyền, phổ biến cũng cần đi đôi với các khuyến khích hổ trợ để cộng đồng các doanh nghiệp có đủ tự tin và năng lực tham gia phát triển hệ thống siêu thị nước nhà. 3.3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động của siêu thị. Sau gần một năm thực hiện Quy chế siêu thị đã phát sinh nhiều bất cập. Trong thời gian tới Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa Quy chế theo hướng phù hợp hơn với hoạt động kinh doanh thực tế của siêu thị. Quy chế, không chỉ nhằm mục đích quản lý mà còn phải tăng cường tính định hướng cho hoạt động kinh doanh siêu thị. 66 - Kinh doanh siêu thị cần sử dụng những công nghệ tiên tiến để quản lý tất cả các hoạt động của siêu thị. Để khuyến khích phát triển siêu thị, nhà nước cần bảo vệ bản quyền và sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm khoa học công nghệ liên quan đến hoạt động quản lý siêu thị, bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu của doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. - Cho tới nay Việt Nam đã có những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) theo pháp lệnh số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 về VSATTP tuy nhiên hiệu quả thực thi còn rất thấp. Với những quy định rõ ràng về tiêu chuẩn VSATTP của hàng hóa kinh doanh trong siêu thị, lại có điều kiện để kiểm tra, giám sát tập trung, hiển nhiên siêu thị là địa điểm lý tưởng cho việc thực thi các quy định của pháp luật về VSATTP. Chịu sự giám sát và thực thi nghiêm chỉnh pháp lệnh VSATTP cũng chính là cơ sở bảo đảm vững chắc cho sự phát triển bền vững của siêu thị. Việc tăng cường quản lý VSATTP một cách chặc chẽ trong các siêu thị được xem là mô hình quản lý hiệu quả, để từng bước áp dụng cho các hình thức bán lẻ khác. 3.3.2.3. Thiết lập các cơ chế chính sách nhằm hổ trợ khuyến khích phát triển siêu thị. Trên quan điểm phát triển hệ thống siêu thị là phát triển hệ thống thương mại văn minh, hiện đại, góp phần kích thích lưu thông hàng hóa, kích thích trao đổi, tiêu dùng để từ đó kích thích sản xuất phát triển. - Để phát triển siêu thị, mặt bằng diện tích là một trong những yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước với tiềm lực còn hạn chế. Thực tế cho thấy muốn có mặt bằng đủ rộng để kinh doanh siêu thị, thì số tiền cần thiết lên đến hàng trăm tỷ đồng, trong khi đó các doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh để có thể mua đất kinh doanh, cho nên các doanh nghiệp vẫn phải đi thuê đất theo giá thị trường do đó rất khó khăn và tính chất ổn định không cao. Vì vậy để tránh tình trạng “lấy thịt đè người” khi mở cửa thị trường, nhà nước cần có một định hướng và chiến lược đầu tư phát triển mạnh mẽ để nâng cấp hạ tầng thương mại nội địa, ưu tiên và hỗ trợ cho thuê 67 mặt bằng kinh doanh đối với các thương nhân Việt Nam như một yếu tố tạo động lực quan trọng thúc đẩy hình thành và phát triển siêu thị Việt Nam. - Do tính chất đặc thù của kinh doanh siêu thị là vốn đầu tư lớn nhưng lợi nhuận ban đầu lại rất thấp, cho nên nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước để tìm kiếm các nguồn vốn một cách thuận lợi hơn, bao gồm các nguồn vốn được huy động từ nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước, vốn vay tín dụng ưu đãi, vốn của nhân dân đóng góp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đồng thời tạo điều kiện cho nhà đầu tư với các chính sách ưu đãi về thuế, chi phí điện, nước, điện thoại, cung cấp thông tin liên quan đến thị trường địa phương. - Hiện nay môi trường kinh doanh Việt Nam đã đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên chúng ta vẫn cần một môi trường pháp lý thông thoáng để các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và phương thức kinh doanh hiện đại này. Chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện luật về bất động sản, quy định rõ quyền sử dụng đất, quyền thuê đất để các nhà đầu tư yên tâm. - Khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các siêu thị trong nước và ngoài nước hoặc giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau để hình thành tập đoàn siêu thị, doanh nghiệp lớn. Với sức mạnh về vốn các doanh nghiệp có thể có sức mạnh thị trường lớn hơn, có sức mạnh đàm phán lớn đối với các nhà cung cấp để có nguồn hàng rẻ hơn từ đó tăng hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, thực hiện liên doanh, liên kết có thể giúp các doanh nghiệp trong nước học hỏi được kinh nghiệm quản lý siêu thị của nước ngoài hiệu quả hơn. 3.3.2.4. Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển siêu thị. Xây dựng siêu thị phải dựa trên cơ cấu sản xuất, tiêu thụ của tỉnh. Xây dựng siêu thị sao cho có bán kính phục vụ tối ưu tránh tình trạng quá dầy hoặc quá thưa, sẽ giảm hiệu quả kinh tế xã hội của các siêu thị. Quy hoạch phải tạo điều kiện lưu thông hàng hóa tốt qua các siêu thị, đồng thời phải bảo đảm được sự tương quan giữa phát triển siêu thị với các loại hình thương nghiệp khác trong khu vực. 68 Quy hoạch siêu thị trong thời gian tới nên xây dựng được các định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật hướng dẫn việc xác định vị trí và khoảng cách giữa các siêu thị, dựa trên cơ sở về mức độ công nghiệp hóa và đô thị hóa, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, tập quán thói quen mua sắm và giá trị trung bình mỗi lần đi mua sắm của khách hàng. 3.3.2.5. Khuyến khích phát triển hiệp hội các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. Hiệp hội các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị sẽ làm cầu nối giữa các doanh nghiệp với các đối tác cung cấp hàng hóa hoặc giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý của nhà nước. Nếu hiệp hội hoạt động tốt sẽ đẩy mạnh sự hợp tác, ổn định thị trường từ nguồn hàng, giá cả, chất lượng hàng hóa bán ra, trao đổi thông tin giữa các thành viên. - Hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc trên địa bàn, đồng thời có thể liên doanh, liên kết với nhau để tăng sức cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. - Hiệp hội sẽ là người đại diện cho quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp thành viên, có tiếng nói và tham gia đứng tên nguyên đơn đối với các vụ kiện nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ khác, trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập. - Hiệp hội siêu thị cần liên kết tạo nguồn hàng để tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu. Hình thành chuổi siêu thị liên kết trên toàn quốc, giảm thiểu các chi phí trung gian, nổ lực đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng với giá thấp nhất. - 3.3.2.6. Hình thành phát triển mạng lưới siêu thị trong tỉnh. Nguyên tắc là trước khi mở một siêu thị nhất thiết phải điều tra khảo sát nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng dân cư khu vực xung quanh gần đó. Ngoài tư liệu khảo sát của các doanh nghiêp kinh doanh siêu thị, nhà nước còn phải kết hợp so sánh trao đổi thông tin với các nhà cung cấp, với các chương trình khảo sát điều tra của các cơ quan báo chí, các tổ chức tư vấn thị trường…….. 69 Nhà nước cần xây dựng và công bố tiêu chí để xác định tên gọi chuẩn xác cho từng loại hình bán lẻ, nhằm phân biệt cho rõ ràng đâu là siêu thị, đâu là cửa hàng tự chọn, đâu là mạng lưới bán hàng theo phương thức truyền thống. Thông qua đó, mới có thể xây dựng quy hoạch hệ thống hợp lý. Các siêu thị nhỏ sẽ dần biến mất hoặc quay trở lại đúng nghĩa là siêu thị loại nhỏ. Các siêu thị loại vừa và lớn sẽ được xây dựng ở các khu vực trung tâm, các khu công nghiệp hoặc các khu đô thị dân cư mới. 3.3.2.7. Thiết lập chính sách phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Nhà nước nên sớm ban hành các chính sách ưu đãi về thuế, chi phí điện, nước, điện thoại, có các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tệ nạn buôn lậu, làm hàng giả, tham nhũng, …….để bảo vệ sản xuất trong nước, ổn định giá cả thị trường. Thực hiện tiêu chuẩn hóa về chất lượng hàng hóa(bảo đảm tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm), xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa thống nhất trên cả nước(theo tiêu chuẩn quốc tế). Cần khuyến khích đầu tư trong nước song song với việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng một số siêu thị đạt chuẩn quốc tế. Siêu thị là loại hình thương nghiệp văn minh hiện đại và rất mới, với sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực kinh doanh siêu thị là phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay, cũng từ đó chúng ta có điều kiện để tiếp cận làm quen và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm có giá trị từ phía đối tác về loại hình kinh doanh mới mẻ này. Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện mạng lưới thanh toán bằng các loại thẻ, thông qua các ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trao đổi mua bán nói chung và tại các siêu thị nói riêng. Nhà nước đẩy nhanh phát triển và hoàn thiện các dịch vụ bưu chính viễn thông, xây dựng hệ thống thông tin nhanh, tạo cơ sở cho việc áp dụng phổ biến rộng rãi những phương thức bán hàng mới: Phương thức bán hàng qua điện thoại, qua mạng internet, …. 70 Mở rộng mối quan hệ giữa tỉnh Bình Dương với các tỉnh thuộc miền Đông nam bộ, đặc biệt là Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác trong phạm vi cả nước nhằm đẩy mạnh hợp tác trao đổi, liên doanh liên kết, bổ sung hàng hóa mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa để cùng nhau phát triển. 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 3.4.1. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước. Kinh doanh siêu thị ra đời đã làm thay đổi diện mạo ngành thương mại bán lẻ của tỉnh Bình Dương, mở ra một loại cửa hàng văn minh, hiện đại và tiện nghi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, siêu thị vẫn là lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ, cho nên hệ thống siêu thị không thể tránh khỏi những yếu kém và bất cập, nhận thức và hiểu biết về siêu thị chưa sâu sắc, chưa đầy đủ. Đa số còn mang tính tự phát, thiếu liên kết, thiếu sự chỉ đạo quản lý điều hành của nhà nước cho đến những yếu kém về năng lực quản trị kinh doanh siêu thị. Cho nên trong thời gian tới công tác quản lý của nhà nước đối với các siêu thị là vô cùng cấp thiết, cụ thể: Hiện mới có một văn bản quy phạm pháp luật ở cấp Bộ quy định về tiêu chuẩn, về hàng hóa, dịch vụ và trách nhiệm quản lý hoạt động của loại hình siêu thị, trung tâm thương mại, đó là Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại được ban hành kèm theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24-9-2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Tuy nhiên xuất phát từ yêu cầu thực tế, nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các văn bản thống nhất để hoạt động siêu thị đi vào nề nếp và ổn định hơn. Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa, mạng lưới siêu thị của tỉnh phải phù hợp với quy hoạch chung của đất nước. Cần xây dựng, hướng dẫn thực hiện các định mức kinh tế-kỹ thuật, các tiêu chuẩn nghiệp vụ, các điều kiện và tiêu chí đối với từng loại hình thương mại bán lẻ, dựa trên cơ sở đó mà xây dựng quy hoạch cho phù hợp với từng loại hình siêu thị nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một siêu thị văn minh hiện đại. Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh siêu thị như: Hổ trợ phát triển hạ tầng cơ sở của siêu thị nhất là hạ tầng thông 71 tin, điện, nước, mặt bằng kinh doanh và các dịch vụ công ích khác- Xem xét điều chỉnh các văn bản về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng giữa siêu thị với các loại hình kinh doanh bán lẻ khác. Thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách và pháp luật của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh siêu thị. Các cơ quan quản lý thị trường, thuế vụ cần kiểm soát thường xuyên hàng hóa lưu thông trên thị trường nhằm hạn chế hàng gian, hàng giả, hàng lậu, ………, gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín trong kinh doanh của siêu thị. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản trị kinh doanh siêu thị cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Tổ chức những buổi tọa đàm về vấn đề quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh siêu thị để rút kinh nghiệm, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh của các siêu thị đi vào nề nếp, tuân thủ pháp luật, góp phần nâng cao văn minh thương mại. 3.4.2. Một số kiến nghị với doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại tỉnh Bình Dương, chúng tôi mạnh dạn nêu lên một vài kiến nghị như sau : - Các doanh nghiệp cần có chiến lược và chính sách kinh doanh phù hợp với năng lực của mình, đồng thời phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nên xây dựng cho siêu thị của mình một phong cách riêng hay nét văn hóa độc đáo dựa trên ba yếu tố hạt nhân của quan niệm về siêu thị như sau : Tập hợp hàng hóa phong phú thỏa mãn đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng-Hàng hóa bảo đảm chất lượng với giá cả cạnh tranh hợp lý-Áp dụng phương thức tự phục vụ văn minh hiện đại. - Tăng cường hoạt động nghiên cứu khách hàng, xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng. Mỗi siêu thị cần có bộ phận chuyên trách nghiên cứu về thị trường, về nhu cầu, tâm lý và hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Tổ chức bộ phận marketing chuyên trách, tiến hành một cách có bài bản và kết hợp với nghiên cứu tình hình khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. 72 - Đa dạng hóa và phát triển mới tập hợp hàng hóa kinh doanh trong siêu thị, trong chính sách này cần có sự chọn lọc, tập trung tăng tỷ lệ hàng nội và bổ sung thêm các mặt hàng thực phẩm tươi sống sản xuất theo phương pháp sạch. Đây sẽ là sự bổ sung có ý nghĩa, giúp hình thành nên hệ thống liên kết phân phối dọc vững chắc vừa bảo đảm chất lượng, hiệu quả của kinh doanh siêu thị, vừa giúp cho nhà sản xuất mở rộng phát triển theo hướng quy mô. - Luôn chú trọng đến công tác quản trị mua hàng, dự trữ hàng hóa và bán hàng một cách khoa học. Mỗi siêu thị cần phải xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với các nhà sản xuất cả trong và ngoài nước, để bảo đảm nguồn cung cấp hàng phong phú, ổn định với giá cả cạnh tranh. Quan hệ này cần được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ đối tác chiến lược, bình đẳng, cùng có lợi, cùng chia sẽ rủi ro, trách nhiệm và quyền lợi. - Các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị cần xây dựng cho mình các chương trình tuyển chọn, huấn luyện, nâng cao kỹ năng và tinh thần làm việc cho nhân viên. Cần đặt tiêu chuẩn rõ ràng và tiến hành tuyển chọn một cách nghiêm túc, đồng thời có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với người lao động. - Để bảo đảm yêu cầu văn minh hiện đại, các siêu thị cần đầu tư hợp lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho siêu thị, nhất là đối với thiết bị phòng cháy chữa cháy cần được kiểm tra, bảo trì thường xuyên. Đồng thời các siêu thị cũng nên đầu tư xây dựng bãi giữ xe tương xứng với quy mô của siêu thị và tổ chức giữ xe miễn phí cho khách hàng. 73 KẾT LUẬN. Sự hình thành và ngày càng phát triển của hệ thống siêu thị tỉnh Bình Dương đã làm thay đổi diện mạo ngành thương mại bán lẻ của tỉnh, góp phần thiết thực vào việc phát triển thương mại, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng văn minh hiện đại. Sau một thời gian hoạt động, hệ thống siêu thị với phương thức bán hàng văn minh, hiện đại đã làm thay đổi phong cách mua sắm của người tiêu dùng trong tỉnh. Trong quá trình đó, giữa siêu thị với các loại hình kinh doanh bán lẻ khác đã diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt để thu hút khách hàng. Chính sự cạnh tranh này đã tạo ra động lực thúc đẩy các loại hình kinh doanh bán lẻ không ngừng phát triển, vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Với mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phát triển hệ thống siêu thị tại tỉnh Bình Dương, đánh giá những thành tựu đạt được, những khó khăn còn hạn chế và tìm ra những giải pháp thích hợp để phát triển hệ thống siêu thị của tỉnh phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội chung của Việt Nam, trong quá trình hội nhập sâu sắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Luận văn của chúng tôi với đề tài : “Giải pháp phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương đến năm 2015” về cơ bản đã giải quyết được một số vấn đề sau đây : - Nêu ra một số những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hệ thống siêu thị, sự cần thiết của việc hình thành và phát triển siêu thị tại tỉnh Bình Dương và những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của siêu thị. - Qua phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống siêu thị của tỉnh trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã gặt hái được thì cũng còn một số vấn đề cần phải quan tâm cả trong công tác quản lý nhà nước, đồng thời cả trong lĩnh vực quản trị kinh doanh của các thương nhân đối với hoạt động kinh doanh siêu thị. 74 - Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiển, chúng tôi đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng như từ phía các nhà quản trị kinh doanh siêu thị, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho hệ thống siêu thị của tỉnh Bình Dương. Tuy mới ra đời nhưng các siêu thị của tỉnh đã hứa hẹn một tương lai tốt đẹp nhờ tính ưu việt của nó. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, đời sống người dân không ngừng được nâng cao, lối sống công nghiệp đang dần hình thành và đang từng bước thay thế lối sống nông nghiệp, …. là tiền đề cho sự phát triển thành công của các siêu thị tại tỉnh Bình Dương. Nhưng để có được những thành tựu đó thì rất cần đến sự nỗ lực học tập, không ngừng học hỏi và sự sáng tạo của chính bản thân các doanh nghiệp. Do trình độ, khả năng và thời gian của người viết có giới hạn, cho nên bản luận văn này sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Thầy Cô và Quý vị góp ý để bản luận văn này được hoàn chỉnh hơn. PHUÏ LUÏC Phuï luïc soá 1: Danh saùch caùc sieâu thò taïi tænh Bình Döông 2007 Stt Teân sieâu thò Ñòa chæ kinh doanh Teân coâng ty 1 Sieâu thò Vinatex Bình Dương Laàu II, Thöông xaù Phuù Cöôøng Toång công ty deät may Việt Nam 2 Sieâu thò BD Mart Mỹ Phước Myõ Phöôùc – Beán Caùt Doanh nghiệp tư nhân Hải Long 3 Sieâu thò Vinatex Dó An Laàu I – TT Dó An Toång công ty deät may Việt Nam 4 Sieâu thò Vinatex Laùi Thieâu Laàu I – Chôï Laùi Thieâu Toång công ty deät may Việt Nam 5 Sieâu thò Citimart Bình Dương 215A – Yersin – Phuù Cöôøng – TX Công ty TNHH Đông Hưng 6 Sieâu thò Fivimart Bình Dương Ñaïi loä Bình Döông – Phuù Thoï Công ty coå phaàn Nhaát Nam 7 Siêu thị Vinatex Mỹ Phước Chợ Mỹ Phước 1- KCN Mỹ Phước Tổng công ty dệt may Việt Nam Phuï luïc soá 2: Baûng khaûo saùt yù kieán cuûa ngöôøi tieâu duøng veà caùc sieâu thò taïi tænh Bình Döông Vôùi mong muoán ñaùp öùng nhu caàu mua saém cuûa quyù khaùch ngaøy moät toát hôn. Chuùng toâi tieán haønh khaûo saùt veà xu höôùng ñi mua saém cuûa quyù khaùch taïi caùc sieâu thò thuoäc phaïm vi Tænh Bình Döông. Xin quyù khaùch vui loøng traû lôøi moät soá caâu hoûi cuûa chuùng toâi, baèng caùch gaïch cheùo (X) vaøo nhöõng oâ phuø hôïp vôùi quan ñieåm cuûa quyù khaùch theo baûng caâu hoûi döôùi ñaây. Moãi quan ñieåm cuûa quyù khaùch laø moät vieân gaïch giuùp chuùng toâi xaây döïng heä thoáng sieâu thò tænh nhaø ngaøy moät phaùt trieån vaø beàn vöõng hôn. 1. Quyù khaùch ñeán sieâu thò vôùi muïc ñích: …. Ñeå mua saém …. Thaêm doø giaù caû …. Tham quan, giaûi trí …. Muïc ñích khaùc 2. Quyù khaùch ñeán sieâu thò vaøo nhöõng dòp naøo: …. Cuoái tuaàn, caùc ngaøy leã …. Ngaøy thöôøng …. Dòp nhaän löông, tieàn thöôûng …. Vaøo dòp thuaän tieän 3. Quyù khaùch thöôøng mua saém taïi caùc sieâu thò naøo: …. Sieâu thò danh tieáng …. Sieâu thò gaàn cô quan, gaàn nhaø …. Sieâu thò môùi khai tröông …. Sieâu thị thuận tiện về giao thoâng 4. Lyù do quyù khaùch ñeán vôùi sieâu thò: …. Saûn phaåm chaát löôïng …. Giaù caû phaûi chaêng …. Dòch vuï toát, chu ñaùo …. Nôi mua sắm văn minh …. Saûn phaåm phong phuù …. Thuaän tieän, thoaûi maùi 5. Quyù khaùch ñi sieâu thò thöôøng mua nhöõng maët haøng naøo: …. Löông thöïc, thöïc phaåm cheá bieán …. Ñoà duøng caù nhaân, gia ñình …. Thöïc phaåm töôi soáng …. Caùc loaïi haøng hoaù khaùc 6. Trong khu vöïc quyù khaùch cö nguï neáu coù: Sieâu thò, chôï, cöûa haøng maët tieàn vaø cöûa haøng baùch hoaù. Quùy khaùch seõ ñi mua saém taïi: …. Sieâu thò …. Cöûa haøng baùch hoaù …. Chôï …. Cöûa haøng maët tieàn 7. Taïi khu vöïc quùy khaùch cö nguï, trong phaïm vi baùn kính töø 2 – 5 km, ñaõ coù sieâu thò naøo chöa: …. Coù 01 sieâu thò …. Chöa coù sieâu thò naøo …. Coù 02 sieâu thò …. Coù treân 03 sieâu thò 8. Trung bình cho moät laàn ñi sieâu thò, quyù khaùch chi tieâu: …. Döôùi 50.000ñ …. Töø 100.000 – 200.000ñ …. Töø 50.000 – 100.000ñ …. Treân 200.000ñ 9. Möùc ñoä thöôøng xuyeân maø quyù khaùch ñeán sieâu thò: …. Moät tuaàn 02, 03 laàn …. Moät thaùng 01 laàn …. Moät tuaàn 01 laàn …. Hôn moät thaùng 01 laàn …. Hai tuaàn 01 laàn …. Thöôøng xuyeân 10. Xin quyù khaùch vui loøng cho bieát moät vaøi thoâng tin caù nhaân sau: - Tuoåi: - Ngheà nghieäp: - Möùc thu nhaäp bình quaân 01 thaùng: …. Töø 500.000 – 1.000.000ñ …. Töø 1.000.000 – 2.000.000ñ …. Töø 2.000.000 – 4.000.000ñ …. Treân 4.000.000ñ Xin chaân thaønh caûm ôn söï hôïp taùc cuûa quyù khaùch. Phụ lục số 3: Baûng toång hôïp keát quaû khaûo saùt veà quan ñieåm cuûa ngöôøi tieâu duøng. Chuùng toâi tieán haønh phaùt baûng thaêm doø quan ñieåm tieâu duøng cho caùc ñoái töôïng töø 18 – 65 tuoåi bao goàm: Khaùch ñi mua saém taïi caùc sieâu thò – Caùn boä coâng nhaân vieân chöùc vaø daân cö taïi caùc khu vöïc xung quanh sieâu thò. - Soá baûng caâu hoûi phaùt ra: 300 baûng - Soá baûng caâu hoûi thu veà: 285 baûng. Keát quaû thaêm doø ñöôïc toång hôïp nhö sau: 1. Quùy khaùch ñeán sieâu thò vôùi muïc ñích: Ñeå mua saém 201 yù kieán, chieám tæ leä 70.53% Ñeå tham quan, giaûi trí 59 yù kieán, chieám tæ leä 20.70% Thaêm doø giaù caû 45 yù kieán, chieám tæ leä 15.79% Muïc ñích khaùc 21 yù kieán, chieám tæ leä 07.37% 2. Quyù khaùch ñeán sieâu thò vaøo nhöõng dòp naøo: Cuoái tuaàn, caùc ngaøy leã 130 yù kieán, chieám tæ leä 45.61% Dòp nhaän löông, tieàn thöôûng 72 yù kieán, chieám tæ leä 25.26% Ngaøy thöôøng 30 yù kieán, chieám tæ leä 10.53% Vaøo dòp thuaän tieän 116 yù kieán, chieám tæ leä 40.70% 3. Quyù khaùch thöôøng mua saém taïi caùc sieâu thò naøo: Sieâu thò danh tieáng 186 yù kieán, chieám tæ leä 65.26% Sieâu thò môùi khai tröông 100 yù kieán, chieám tæ leä 35.09% Sieâu thò gaàn cô quan, gaàn nhaø 172 yù kieán, chieám tæ leä 60.35% Sieâu thò thuaän tieän veà giao thoâng 174 yù kieán, chieám tæ leä 61.05% 4. Lyù do quyù khaùch ñeán vôùi sieâu thò: Saûn phaåm chaát löôïng 186 yù kieán, chieám tæ leä 65.26% Dòch vuï toát, chu ñaùo 125 ý kiến, chiếm tỉ lệ 43,86% Giaù caû phaûi chaêng 55 yù kieán, chieám tæ leä 19.30% Nôi mua saém saïch seõ, vaên minh 86 yù kieán, chieám tæ leä 30.18% Saûn phaåm phong phuù 116 yù kieán, chieám tæ leä 40.70% Thuaän tieän, thoaûi maùi 44 yù kieán, chieám tæ leä 15.44% 5. Quyù khaùch ñi sieâu thò thöôøng mua nhöõng maët haøng naøo: Löông thöïc, thöïc phaåm cheá bieán 214 yù kieán, chieám tæ leä 75.09% Thöïc phaåm töôi soáng 43 yù kieán, chieám tæ leä 15.09% Ñoà duøng caù nhaân, gia ñình 174 yù kieán, chieám tæ leä 61.05% Caùc loaïi haøng hoaù khaùc 115 yù kieán, chieám tæ leä 40.35% 6. Trong khu vöïc quyù khaùch cö nguï neáu coù: chôï, sieâu thò, cöûa haøng maët tieàn vaø cöûa haøng baùch hoaù. Quùy khaùch seõ ñi mua saém taïi: Sieâu thò 115 yù kieán, chieám tæ leä 40.35% Chôï 117 yù kieán, chieám tæ leä 41.05% Cöûa haøng baùch hoaù 29 yù kieán, chieám tæ leä 10.18% Cöûa haøng maët tieàn 24 yù kieán, chieám tæ leä 08.42% 7. Taïi khu vöïc quyù khaùch cö nguï trong phaïm vi baùn kính töø 2 – 5 km ñaõ coù sieâu thò naøo chöa: Coù 01 sieâu thò 115 yù kieán, chieám tæ leä 40.35% Coù 02 sieâu thò 87 yù kieán, chieám tæ leä 30.53% Coù 03 sieâu thò trôû leân 57 yù kieán, chieám tæ leä 20.00% Chöa coù sieâu thò naøo 26 yù kieán, chieám tæ leä 09.12% 8. Quyù khaùch chi tieâu trung bình cho moät laàn ñi sieâu thò: Döôùi 50.000ñ 101 yù kieán, chieám tæ leä 35.44% Töø 50.000 – 100.000ñ 142 yù kieán, chieám tæ leä 49.82% Töø 100.000 – 200.000ñ 32 yù kieán, chieám tæ leä 11.23% Treân 200.000ñ 10 yù kieán, chieám tæ leä 03.51% 9. Möùc ñoä thöôøng xuyeân maø quyù khaùch ñeán sieâu thò: 01 tuaàn 02, 03 laàn 31 yù kieán, chieám tæ leä 10.88% 01 tuaàn 01 laàn 69 yù kieán, chieám tæ leä 24.21% 02 tuaàn 01 laàn 78 yù kieán, chieám tæ leä 27.37% 01 thaùng 01 laàn 49 yù kieán, chieám tæ leä 17.19% Hôn 01 thaùng 01 laàn 53 yù kieán, chieám tæ leä 18.60% Thöôøng xuyeân 05 ý kiến, chiếm tỉ lệ 01,75% 10. Thoâng tin caù nhaân cuûa quyù khaùch: a. Ñoä tuoåi: - Töø 18 – 25 tuoåi 63 yù kieán, chieám tæ leä 22.10% - Töø 20 – 40 tuoåi 147 yù kieán, chieám tæ leä 51.58% - Töø 40 – 65 tuoåi 75 yù kieán, chieám tæ leä 26.32% b. Ngheà nghieäp: - Caùn boä CNV 130 yù kieán, chieám tæ leä 45.61% - Hoïc sinh, sinh vieân 54 yù kieán, chieám tæ leä 18.95% - Noäi trôï 73 yù kieán, chieám tæ leä 25.61% - Caùc ngheà khaùc 28 yù kieán, chieám tæ leä 09.83% Phụ lục số 4: N g ư ờ i 1.000.000 1.050.000 1.100.000 1.150.000 1.200.000 2005 2006 2007 2008 2010 1.030.722 1.050.124 1.073.369 1.101.438 1.164.669 Biểu đồ dân số tỉnh Bình Dương Phụ lục số 5: Biểu đồ GDP bình quân đầu người 500 1.000,000 1.500,000 1.286 1.143 989 921 875 20072006200520042003 U S D TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. PhilipKotler (1995), Quản trị Marketing- Nhà xuất bản thống kê. 2. PGS-TS Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế-Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh. 3. PGS-TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Th.S Phạm Văn Nam (1999), Chiến lược & chính sách kinh doanh-Nhà xuất bản thống kê Tp Hồ Chí Minh. 4. UBND tỉnh Bình Dương (2003), Định hướng tổng thể tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2010. 5. Th.S Nguyễn Đình Chính (2004), Môi trường kinh doanh siêu thị, Tạp chí Marketing số 12/2004, tr. 14-17. 6. TS Trương Đình Chiến (2000), Quản trị Marketing trong doanh nghiệp- Nhà xuất bản thống kê. 7. Th.S Nguyễn Ngọc Hòa (2003), Chiến lược sản phẩm trong kinh doanh siêu thị, Tạp chí phát triển kinh tế tháng 7/2003, tr 26-28. 8. Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Kinh nghiệm phát triển hệ thống siêu thị và chuổi siêu thị Co.op Mart-Tài liệu hội thảo”Chính sách phát triển mô hình phân phối hiện đại” Tp Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Nghị (1989), Bí quyết thành công trong kinh doanh dịch vụ-Nhà xuất bản viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam. 10. Nguyễn Thành Nhân (2003), Các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng và những hàm ý của nó đối với hoạt động kinh doanh siêu thị Tp. Hồ Chí Minh-Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 11. TS. Nguyễn Thị Nhiễu và những người khác (2002), Nghệ thuật kinh doanh bán lẻ hiện đại-Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Nhung (2000), Định hướng phát triển loại hình kinh doanh siêu thị ở Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2010-Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 13. TS. Nguyễn Xuân Quế (2000), Quản trị giá doanh nghiệp-Nhà xuất bản thống kê Tp. Hồ Chí Minh. 14. Trần Thị Ngọc Trang (2000), Quản trị chiêu thị-Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 15. Hoàng Trọng, Võ Thị Lan (2000), Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu hành vi khách hàng tại siêu thị-Trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 16. Niên giám thống kê (2007)-Cục thống kê Tỉnh Bình Dương. 17. Tài liệu, số liệu của một số siêu thị tại Tỉnh Bình Dương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf47941.pdf
Tài liệu liên quan