Luận văn Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I. Hoạt động của NTM trong nền kinh tế thị trường 1. Khái quát về Ngân hàng thương mại 2. Hoạt động chủ yếu của NHTM 2.1. Hoạt động huy động vốn 2.2. Hoạt động sử dụng vốn 2.3. Hoạt động trung gian thanh toán 3. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế 4. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM II. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1. Khái quát rủi ro tín dụng 2. Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng 3.3. Nguyên nhân khác 4. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ I. Khái quát về chi nhánh NHNo và phát triển của Chi nhánh 1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 2. Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các phòng ban 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Phú Thọ 4.1. Hoạt động huy động vốn 4.2. Hoạt động cho vay 4.3. Các hoạt động khác II. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo &PTNT tỉnh Phú Thọ 1. Nhận dạng các rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Phú Thọ 2. Tình hình nợ quá hạn 3. Phân tích nợ quá hạn 3.1. Theo loại tín dụng 3.2. Nợ quá hạn theo thời gian 4. Những kết quả, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 4.1. Kết quả đạt được 4.2. Tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ I. Định hướng phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Phú Thọ II. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Phú Thọ 1. Nghiên cứu phân tích khách hàng để sớm nhận ra các dấu hiệu rủi ro 1.1. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng vay vốn 1.2. Thẩm định dự án xin vay của khách hàng 1.3. Thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng 1.4. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng 2. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng 2.1. Đối với khách hàng gửi tiền 2.2. Đối với khách hàng vay vốn 3. Các giải pháp phòng ngừa, phân tán rủi ro 3.1. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ 3.2. Cho vay đồng tài trợ 3.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro 4. Thực hiện quy chế đảm bảo tiền vay 5. Tích cực tìm mọi biệnpháp giảm nợ quá hạn 6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 7. Đào tạo bồi dưỡng trình độ, rèn luyện đạo đức phẩm chất của cán bộ tín dụng KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trọng của mình đối với nền kinh tế. Thứ nhất, NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua hoạt động huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội rồi thực hiện cho vay đối với nền kinh tế. Thứ hai, NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hoạt động của NHTM, NHTW thực hiện chính sách tiền tệ phục vụ các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn của Chính phủ bằng các công cụ như: ấn định hạn mức tín dụng; tỷ lệ dự trữ bắt buộc; lãi suất tái chiết khấu; nghiệp vụ thị trường mở để tác động tới lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Thứ ba, NHTM là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp. Thứ tư, NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. 4. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM Rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn không dự tính trước được gây ra những thiệt hại cho một công việc cụ thể nào đó. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thường xảy ra những loại rủi ro sau: - Rủi ro tín dụng: là những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu khi khách hàng không trả hoặc không trả đúng hạn tiền gốc hoặc tiền lãi. - Rủi ro lãi suất: là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị trường có sự biến đổi. - Rủi ro hối đoái: là các thiệt hại tiềm tàng cho ngân hàng do sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường. Rủi ro này xuất hiện do ngân hàng không có sự cân bằng về trạng thái ngoại hối tại thời điểm tỷ giá biến đổi. - Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Khi gặp phải trường hợp này các ngân hàng phải bán các tài sản có tính lỏng thấp với giá rẻ hay vay từ NHTW. - Rủi ro về nguồn vốn: Khi ngân hàng không cho vay hết được số tiền đã huy động từ dân cư dẫn đến việc dư thừa vốn. Hậu quả là việc thu nhập từ việc sử dụng nguồn vốn không bù đắp được chi phí mà ngân hàng bỏ ra để huy động vốn. Ngoài ra còn có các rủi ro khác như: rủi ro công nghệ, rủi ro quốc gia gắn liền với các hoạt động đầu tư. II. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là những biến cố xảy ra trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng có thể được hiểu một cách đơn giản là cho vay không nhận được trả nợ, làm thiệt hại đến vốn, tài sản của ngân hàng, làm mất cán bộ và suy giảm lòng tin của các cấp, các ngành và khách hàng. Có thể nói kinh doanh ngân hàng là đặc biệt bởi vì sản phẩm mà ngân hàng kinh doanh là một loại sản phẩm độc quyền chứa đựng rủi ro rất lớn đó là tiền tệ. Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và biến động, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao công nghệ và các nhu cầu khác phục vụ sản xuất kinh doanh luôn tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu này, các NHTM cũng phải luôn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, điều đó có nghĩa là rủi ro tín dụng cũng phát sinh nhiều hơn. Vấn đề là ngân hàng chỉ được mở rộng hoạt động tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng. Có như vậy ngân hàng mới có thể phòng ngừa rủi ro tín dụng và hạn chế hậu quả của nó đến mức thấp nhất. 2. Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng * Đối với bản thân ngân hàng Khi rủi ro xảy ra, trước tiên lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì ngân hàng có thể bù đắp bằng khoảndự phòng rủi ro (ghi vào chi phí) và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất yếu sẽ dẫn tới phá sản ngân hàng. * Đối với nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến rất nhiều các thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, kết quả kinh doanh của ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. 3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng Thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thời gian qua cho thấy rủi ro tín dụng thường gây ra do những nguyên nhân sau: - Ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Ví dụ, nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái mà ngân hàng đưa ra chính sách mở rộng và đẩy mạnh cho vay thì khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn. - Do cán bộ ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như không đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay; cho vay khống; thiếu tài sản bảo đảm; cho vay vượt tỷ lệ an toàn; quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực. Đồng thời cán bộ ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. - Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn yếu nên việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn cho vay. - Cán bộ ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm vi phạm đạo đức kinh doanh như thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ, đôi khi còn nể nang trong quan hệ khách hàng. - Ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận, đặt lợi nhuận cao hơn những khoản cho vay lành mạnh. - Do áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác. - Do tình trạng tham nhũng, gian lận diễn ra trong nội bộ ngân hàng. 3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng * Nguyên nhân chủ quan - Người vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng. - Do trình độ kinh doanh yếu kém, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo còn hạn chế. - Doanh nghiệp vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động và cố định. - Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu sự linh hoạt, không cải tiến quy trình công nghệ, không trang bị máy móc hiện đại, không thay đổi mẫu mã hoặc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn tới sản phẩm sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, bị ứ đọng trên thị trường khiến cho doanh nghiệp không có khả năng thu hồi vốn trả nợ cho ngân hàng. - Do bản thân doanh nghiệp có chủ định lừa gạt, chiếm dụng vốn của ngân hàng, dùng một loại tài sản thế chấp vay nhiều nơi, không đủ năng lực pháp nhân. * Nguyên nhân khách quan - Do sự thay đổi bất thường của các chính sách kinh tế Nhà nước như tăng thuế một số các mặt hàng, sử dụng một số công cụ chính sách kinh tế vĩ mô trong khi các doanh nghiệp đang vào thời kỳ sản xuất, buộc các doanh nghiệp phải tính toán lại giá cả, chi phí đầu vào… gây thiệt hại cho doanh nghiệp và gián tiếp gây thiệt hại cho ngân hàng. - Do rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn… - Do sự thay đổi về luật kinh tế trong nước hoặc ở những nước mà nhập khẩu khẩu mặt hàng của doanh nghiệp khiến phải huỷ bỏ hợp đồng dẫn tới mất thị trường tiêu thụ, giảm sản lượng… khiến cho doanh nghiệp không có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. - Do các hành vi gian lận trên trị trường như hàng giả tràn lan làm tổn hại tới doanh thu của doanh nghiệp. 3.3. Nguyên nhân khác - Do môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn thiếu nhiều sơ hở dẫn tới không kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng. - Do sự biến động chính trị – xã hội trong và ngoài nước gây khó khăn cho doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho ngân hàng. - Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng như công nghệ ngân hàng. - Do sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như ngân hàng. - Sự bất bình đẳng trong đối xử của Nhà nước dành cho các ngân hàng thương mại khác nhau. - Chính sách Nhà nước chậm thay đổi hoặc chưa phù hợp với tình hình phát triển đất nước. 4. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng Đo lường rủi ro là cơ sở để ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, chính sách lãi suất phù hợp cho từng thời kỳ, xây dựng hệ số rủi ro cho từng loại tài sản có và cho từng khoản cho vay. Thông thường để đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng thường dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn. 4.1. Nợ quá hạn: là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Có hai loại nợ quá hạn. + Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Là những khoản nợ mà người vay vẫn có khả năng tiếp tục trả nợ ngân hàng. Thông thường nguyên nhân của những khoản nợ chậm trễ này là do chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang tính thời vụ hoặc doanh nghiệp gặp khó khăn do những nguyên nhân bất khả kháng gây ra như thiên tai, hoả hoạn… + Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: Là những khoản nợ mà người vay rất ít có khả năng trả nợ được cho ngân hàng. Trong những trường hợp này, khả năng mất vốn của ngân hàng là rất lớn. Nguyên nhân của những khoản nợ này thường do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến phá sản, hoặc do người vay lừa đảo cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Các chỉ tiêu nợ quá hạn Nợ quá hạn 4.2. Tỷ nợ nợ quá hạn = x 100 Tổng dư nợ 4.3. Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi không có khả = x 100 năng thu hồi Tổng dư nợ 4.4. Tỷ lệ nợ quá hạn không có Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi khả năng thu hồi so với = x100 tổng dư nợ quá hạn Tổng dư nợ quá hạn 4.5. Tỷ lệ phân tán rủi ro: Tỷ lệ này biểu hiện bằng một chỉ số % so với vốn tự có của ngân hàng. Chỉ số này tính đến mức độ mà vốn của ngân hàng có thể trang trải những khoản tổn thất phát sinh cho từng loại hoạt động tín dụng. Ở Việt Nam, chỉ tiêu này được quy định: một ngân hàng không được phép cho vay một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Vì vậy, việc đo lường rủi ro tín dụng trong ngân hàng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Trên cơ sở những chỉ tiêu rủi ro, quản lý tài sản, xây dựng cơ cấu lãi suất phù hợp… từ đó có kế hoạch bù đắp kịp thời những tổn thất do rủi ro tín dụng xuất phát từ những biến cố không mong đợi đem lại. Chương 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH PHÚ THỌ I. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH PHÚ THỌ 1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Phú được thành lập theo Quyết định số 218/QĐ-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1988. Từ năm 1997, khi tỉnh Vĩnh Phú được tách thành tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ, Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Phú cũng được chia tách và Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ ra đời. Nhìn lại trong vòng 10 năm xây dựng và trưởng thành, có thể thấy những thành tựu đáng tự hào trong hoạt động của Chi nhánh. Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ luôn giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoạt động kinh doanh đa năng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến tiện ích cho khách hàng và ngoài nước. 2. Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh - Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế với nhiều hình thức như: Tiền gửi tiết kiệm; tiền gửi không kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn; phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và nhận tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó, cho vay theo hình thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp... - Thực hiện công tác ngân quỹ: thu, chi tiền mặt tại ngân hàng. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng. - Kinh doanh ngoại tệ. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh: Bảo lãnh trong nước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn nước ngoài. - Thanh toán trong hệ thống NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ với các tổ chức tín dụng khác. - Thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các phòng ban Tính đến ngày 31/12/2003, số lượng cán bộ, công nhân viên đang công tác tại Hội sở Ngân hàng tỉnh và 3 chi nhánh là 125 cán bộ công nhân viên. Chi nhánh NHNo & PTNN tỉnh Phú Thọ có 3 chi nhánh đó là Chi nhánh phường Thanh Miếu, phường Gia Cẩm và phường Vân Cơ. Sơ đồ tổ chức và điều hành của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ BAN GIÁM ĐỐC Phòng kinh doanh tín dụng Phòng thanh toán Quốc tế Phòng kế toán ngân quỹ Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng tổ chức Phòng vi tính Phòng hành chính Chi nhánh Thanh Miếu Chi nhánh Gia Cẩm Chi nhánh Vân Cơ Trong đó: * Ban lãnh đạo: gồm 1 Giám đốc và 4 phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. * Phòng kinh doanh: Với chức năng cho vay các doanh nghiệp quốc doanh (DNQD), doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) và cho vay kinh tế hộ gia đình, thực hiện các dịch vụ cầm cố bảo lãnh cho các đơn vị kinh tế; xây dựng đề án và chiến lược kinh doanh hàng năm phù hợp * Phòng kế toán - ngân quỹ: Làm nhiệm vụ thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân hàng và hạch toán tiền gửi, hạch toán tiền vay, thanh toán chuyển tiền cho các đơn vị và làm nhiệm vụ hạch toán nội bộ cho ngân hàng và làm công tác huy động vốn. Thực hiện chức năng thu tiền mặt đáp ứng yêu cầu tiền mặt cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân bảo đảm an toàn kho quỹ. * Phòng thanh toán quốc tế: Làm nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các hình thức mở L/C, nhập nhờ thu, lập các bộ chứng từ với các đơn vị xuất khẩu, mua bán kinh doanh thu đổi ngoại tệ. * Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh và hoạt động của hội sở theo sự chỉ đạo của giám đốc NHNo & PTNN tỉnh Phú Thọ. * Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận và tổ chức đào tào cán bộ. * Phòng vi tính: Đưa một số chương trình phần mềm, quản lý kinh doanh chặt chẽ đảm bảo cập nhật thông tin chính xác. * Phòng hành chính: Làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ 4.1. Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một yếu tố quan trọng của hoạt động ngân hàng. Trong những năm gần đây, Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn. Các hình thức huy động cũng được phong phú hơn, thích hợp với nhu cầu đa dạng của người gửi tiền hơn như: kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm kỳ hạn 1 đến 24 tháng, tiết kiệm gửi góp, gửi bậc thang... Quan hệ rộng với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh phát huy được nội lực và tranh thủ được ngoại lực. Do đó góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý. Bảng 1: Kết quả huy động vốn (Đơn vị: Triệu đồng VN) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 so sánh 2003/2002 (%) Số tiền T.T (%) Số tiền T.T (%) Số tiền T.T (%) * Tổng vốn huy động 270.917 100 293.748 100 312.452 100 106 1. Phân theo khách hàng - TG các tổ chức kinh tế 158.652 58,6 172.325 58,7 182.062 58,3 106 - TG dân cư 112.265 41,4 121.423 41,3 130.390 41,7 107 2. Phân theo tính chất - TG không kỳ hạn 107.276 39,6 112.436 38,3 123.107 39,4 109 - TG có kỳ hạn 163.641 60,4 181.312 61,7 189.345 60,6 104 3. Phân theo loại tiền - TG nội tệ 168.600 62,2 170.037 57,9 175.213 56,1 103 - TG ngoại tệ 102.317 37,8 123.711 42,1 137.239 43,9 111 (Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2001 - 2003) Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ trong những năm qua có mức tăng trưởng cao đã đưa vốn huy động của ngân hàng từ 270.017 triệu đồng vào năm 2001 lên 312.425 triệu đồng vào năm 2003. Vốn huy động năm 2003 tăng 18.704 triệu đồng đạt mức tăng 6% so với năm 2002. Trong cơ cấu vốn phân theo khách hàng thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 182.062 triệu đồng chiếm 58,3% trong tổng số vốn huy động, tăng 9,737 triệu đồng (tăng 6%) so với năm 2002. Trong đó tiền gửi dân cư đã tăng 7% đạt 130.390 triệu đồng so với năm 2002. Nếu phân theo tính chất của huy động vốn thì tiền gửi không kỳ hạn năm 2003 đạt 123.107 triệu đồng, chiếm 39,4% trong tổng số nguồn vốn, tăng 10.671 triệu đồng tương đương 9,5% so với năm 2002. Tiền gửi có kỳ hạn đạt mức 189.345 triệu đồng chiếm 60,6% trong tổng số nguồn vốn, tăng 8.033 triệu đồng tương đương 4,4% so với năm 2002. Cơ cấu theo thành phần kinh tế thì tiền gửi nội tệ năm 2003 là 175.213 triệu đồng tăng 5.176 triệu đồng tương đương tăng 3% so với năm 2002. Tiền gửi ngoại tệ đã quy đổi năm 2003 là 137.239 triệu đồng tăng 13.528 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2002. Nhìn chung hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong những năm qua đều đạt tăng liên tục, tạo được nhiều thuận lợi cho chi nhánh. Do có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập mà tiền gửi các tổ chức kinh tế chiếm số lượng lớn hơn tiền gửi dân cư. Như vậy chi nhánh thu hút được số lượng vốn lớn với mức lãi suất thấp là 1 thuận lợi cần phát huy. Tiền gửi có kỳ hạn cao hơn tiền gửi không kỳ hạn tạo ra sự chủ động trong việc sử dụng vốn. Nguồn vốn luôn chiếm khoảng 60% tổng nguồn vốn huy động. 4.2. Hoạt động cho vay Năm 2003 nhờ có nhiều chính sách áp dụng thúc đẩy hoạt động cho vay nên tổng doanh số cho vay đã tăng nhiều so với năm 2002 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây. Bảng 2 - Kết quả cho vay của Chi nhánh (Đơn vị: Triệu đồng VN) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003/2002 (%) Số tiền T.T (%) Số tiền T.T (%) Số tiền T.T (%) 1. Tổng doanh số cho vay 293.772 100 308.106 100 382.143 100 124 - Cho vay ngắn hạn 258.850 88 182.500 59 250.600 66 137,3 - Cho vay trung, dài hạn 34.922 22 125.606 41 131.543 34 104,7 2. Doanh số thu nợ 236.465 100 308.862 100 332.625 100 107,7 - Doanh số thu nợ ngắn hạn 184.774 78.1 184.520 59,8 197.152 59,3 106,8 - D. số thu nợ trung, dài hạn 51.691 21.9 124.342 40,2 135.473 40,7 108,9 3. Tổng dư nợ 219.617 100 218.861 100 59,3 100 122,6 - Dư nợ ngắn hạn 111.543 50,7 112.356 51,3 140.387 52,3 124,9 - Dư nợ trung, dài hạn 108.074 49,3 106.505 48,7 127.992 47,7 120,2 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003) Tổng doanh thu cho vay đến ngày 31/22/2003 tăng 24% so với năm 2002. Trong đó cho vay ngắn hạn tăng 37,3% so với năm 2002. Cho vay trung và dài hạn tăng 4,7% so với năm 2002. Doanh số thu nợ năm 2003 tăng 7,7% so với năm 2002. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 6,8% và doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng 8,9%. Tổng dự nợ đến ngày 31/12/2003 tăng 49.518 triệu đồng tương đương với 22,6% so với năm 2002. Mức tăng này là thích hợp. Dư nợ ngắn hạn năm 2003 chiếm tỷ trọng 52,3% trong tổng dư nợ. Qua bảng số liệu về tình hình cho vay ta thấy dư nợ ngắn hạn trong 3 năm đã tăng đều nhưng mức độ tăng không cao. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn gần sấp xỉ nhau (dư nợ ngắn hạn cao hơn 1 chút), đó là một kết cấu hợp lý. 4.3. Các hoạt động khác * Công tác kế toán Cho đến nay trong hệ thống NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ đã có gần 4000 tài khoản bao gồm cả tài khoản cá nhân, tài khoản các tổ chức kinh tế, DN quốc doanh & DN ngoài quốc doanh. Một yêu cầu cơ bản trong công tác kế toán đó là năng lực, trình độ vận hành máy, phần mềm ứng dụng để tăng cường công tác quản lý kinh doanh. Ngân hàng đã ứng dụng một số chương trình phần mềm vào công tác kế toán. Quản lý chặt chẽ và bảo đảm cập nhật thông tin nên mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh được hạch toán kịp thời và chính xác. Doanh số dịch vụ chuyển tiền điện tử năm sau lớn hơn năm trước về cả số món và số tiền tạo thêm cho Ngân hàng có một nguồn thu nhập tương đối chắc chắn và ổn định. * Thanh toán qua Ngân hàng Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ chủ chốt của Ngân hàng, cho đến nay nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm. Do đó thể thức thanh toán này ngày càng được mở rộng và chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu trong nghiệp vụ ngân hàng. Bảng 3: Kết quả hoạt động thanh toán năm 2001 ® 2003 (Đơn vị: Triệu đồng VN) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tỷ lệ % So sánh 2003/2002 Số tiền T.T (%) Số tiền T.T (%) Số tiền T.T (%) Tổng doanh số thanh toán chung 26.430.516 100 27.537.683 100 29.212.219 100 106 1. T. toán bằng tiền mặt 5.007.304 19 4.786.275 17,4 5.207.043 17,8 109 2. T. toán không dùng TM 21.423.212 81 22.756.408 82,6 24.005.176 82,2 105 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003) Tổng doanh số thanh toán bằng tiền mặt năm 2003 tăng 420.768 triệu đồng, tỷ trọng tăng khoảng 8,8% so với năm 2002, chiếm 17,8% trong tổng doanh số thanh toán chung. Thanh toán không dùng tiền mặt năm 2003 tăng 1.248.768 triệu đồng so với năm 2002, tỷ trọng tăng khoảng 5,5% so với năm 2002, chiếm 82,2% trong tổng doanh số thanh toán. Qua 3 năm cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng cao, trên 80% doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tăng đầu năm sau cao hơn năm trước. II. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH PHÚ THỌ. 1. Nhận dạng các rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Phú Thọ Rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi ngân hàng. Trên thực tế, hầu hết các ngân hàng đều đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế nhưng do rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan và khách quan, rủi ro tín dụng vẫn phát sinh, gây ra những thiệt hại đối với ngân hàng. Rủi ro hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ được thể hiện dưới các dạng: Nợ quá hạn, giãn nợ và khoanh nợ. Nợ quá hạn Là khoản vay đã đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa trả được đúng như trong hợp đồng tín dụng là 1 trong 3 loại rủi ro tín dụng nhưng ở mức độ rủi ro thấp có nhiều khả năng thu hồi. Nợ quá hạn vì nhiều lý do khác nhau như hàng hoá sản xuất ra nhưng thị trường tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lâu ngày với số lượng lớn. Nhưng doanh nghiệp vẫn có khả năng trả được nợ.v..v... Đây là loại rủi ro tín dụng thường gặp và theo em ở hầu hết các ngân hàng khác đều có nợ quá hạn. Nợ được giãn: Gọi tắt là nợ giãn Là khoản vay đã đến hạn trả nợ nhưng khách hàng chưa trả được. Ngân hàng Phú Thọ đã ra hạn nợ nhưng khách hàng vẫn không trả được vì những lý do khách quan ngân hàng Phú Thọ đã báo cáo lên ngân hàng cấp trên và cấp trên dùng quyền hạn của mình xem xét và cho phép giãn nợ. Nợ được khoanh gọi tắt là nợ khoanh là một dạng của rủi ro tín dụng có những lý do khách quan nên được phép của cấp trên cho khoanh lại, tách ra, theo dõi riêng, tạo điều kiện cho khách hàng được tiếp tục vay vốn ngân hàng để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh. Phần lớn các khoản nợ được khoanh ở chi nhánh Phú Thọ là nợ của một số doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp thuộc các diện chính sách... Bức tranh phản ánh rủi ro tín dụng ở NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ được thấy rõ qua bảng dưới đây. Bảng 4: Các dạng rủi ro tín dụng (Đơn vị: Triệu đồng VN) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền T.T (%) Số tiền T.T (%) Số tiền T.T (%) * TỔNG SỐ 44.144 100 52.114 100 38.910 100 1. Nợ quá hạn 25.897 58,6 32.562 62,5 23.579 60,6 2. Nợ được giãn 12.521 28,4 13.417 25,7 10.208 26,2 3. Nợ được khoanh 5.726 13,0 6.135 11,8 5.123 13,2 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu về nợ quá hạn của Chi nhánh năm 2003 đều giảm nhiều so với năm 2002. Cụ thể, nợ quá hạn năm 2003 là 23.579 tỷ đồng, giảm 8.983 tỷ tương đương 27% so với năm 2002. Nợ được giãn cho khách hàng cũng giảm dần chỉ cón 10.208 tỷ đồng, giảm 24% so với năm 2002. Nợ được khoanh là 5.123 tỷ, giảm 16.5% so với năm 2002. Kết quả này có được là do có sự cố gắng về công tác thu và xử lý nợ quá hạn của tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh. Trong 3 dạng rủi ro tín dụng thì nợ quá hạn là chủ yếu chiếm khoảng 60%. Nợ giãn và nợ khoanh khoảng 40%, nhưng nợ khoanh đang giảm dần. 2. Tình hình nợ quá hạn Có thể đi sâu phân tích kỹ nợ quá hạn tại Chi nhánh qua bảng dưới đây: Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh ( Đơn vị: triệu đồng VN) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 % tăng giảm (±) 2002/2001 Năm 2003 % Tăng giảm (±) 2003/2002 Tổng dư nợ 219.617 218.861 124 268.379 22,6 Nợ quá hạn 25.897 32.562 25,7 23.579 -28 Tỷ lệ nợ quá hạn 11,8% 14,8% 3,0 8,7% - 6,1 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) Qua bảng 5 ta thấy, trong năm 2002 tỷ lệ nợ quá hạn là 14,8% tăng 3% so với năm trước. Và đến năm 2003 tỷ lệ này đã giảm còn 8,7%. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2003 giảm mạnh cho thấy chất lượng tín dụng đã được chú ý và bước đầu chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy vậy nợ quá hạn ở mức 8,7% là quá cao, cần phải có nhiều biện pháp mạnh để phòng chống và hạn chế rủi ro để giảm nhanh tỷ lệ nợ quá hạn. 3. Phân tích nợ quá hạn 3.1 Theo loại tín dụng Bảng 6: Nợ quá hạn phân theo loại nợ (Đơn vị: triệu đồng VN) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 NQH T.T% NQH TT. % NQH T.T% Tổng số nợ quá hạn 25.897 100 32.562 100 23.579 100 1- Theo loại nợ - Nợ ngắn hạn 17.822 69 19.412 59,6 19.529 83 - Nợ trung và dài hạn 8.075 31 13.150 40,4 4.050 17 2. Theo thành phần kinh tế Kinh tế quốc doanh 18.125 70 24.442 75,1 19.124 81,1 Kinh tế ngoài quốc doanh 7.772 30 8.120 24,9 4.455 18,9 ( Nguồn: Báo cáo kết qủa kinh doanh) Qua bảng trên cho thấy nợ quá hạn của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào nợ quá hạn ngắn hạn và nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh. Thứ nhất, nếu xét theo kỳ hạn nợ, nợ quá hạn ngắn hạn tại Chi nhánh ngày càng tăng. Năm 2002 tỉ trọng nợ quá hạn ngắn hạn giảm 9.4% so với năm 2001. Nhưng đến năm 2003 tỉ lệ nợ quá hạn lại tăng cao chiếm 83% tổng dư nợ qúa hạn. Nợ quá hạn trung và dài hạn có xu hướng giảm dần. Sở dĩ như vậy là do Chi nhánh đã đến đôn đốc và thu hồi được nhiều khoản cho vay trung và dài hạn từ những năm trước đó. Thứ hai, nếu phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ta thấy nợ quá hạn của thành phần KDQD có xu hướng tăng dần và chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nợ quá hạn chiếm 81,1% năm 2003. Năm 2001 nợ quá hạn KTQD chiếm khoảng 70% tổng dư nợ quá hạn, năm 2002 chiếm 75,1%, năm 2003 chiếm 81,1%. Như vậy tín dụng cho thành phần KTQD hiện này chưa đạt hiệu quả cao do đó chứa đựng nhiều rủi ro. Ngược lại, nợ quá hạn với thành phần KTNQD ngày càng giảm rõ rệt. . 3.2. Nợ quá hạn theo thời gian Tình hình cụ thể được phản ánh qua bảng dưới đây: Bảng 7: Phân loại nợ quá hạn theo thời gian (Đơn vị: triệu đồng VN) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 03/02 Số tiền T.T (%) Số tiền T.T (%) ST +/_ Tỷ lệ % tăng giảm TỔNG SỐ NỢ QUÁ HẠN 32.562 100 23.579 100 - 8.983 - 27,6 1. Nợ quá hạn dưới 180 ngày (NQH Bình thuờng) 10.427 32 7.857 33,3 - 2.570 - 24,6 2. Nợ quá hạn từ 180 - 360 ngày (NQH Có vấn đề) 14.568 44,7 10.203 43,3 - 4.365 - 30 3. Nợ quá hạn trên 360 ngày (NQH Khó đòi) 7.567 23,3 5.519 23,4 - 2.048 - 27 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) Qua bảng 7 cho thấy, nợ quá hạn dưới 180 ngày năm 2003 là 7.857 triệu đồng, giảm 24,6% so với năm 2002 và chiếm 33,3% trong tổng dư nợ quá hạn. Nợ quá hạn từ 180 – 360 ngày chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ quá hạn và giảm 30% so với năm 2002. Nợ quá hạn trên 360 ngày là 5.519 triệu đồng chiếm 23,4% trong tổng dư nợ quá hạn. Tuy nhiên, điều đáng mừng đối với chi nhánh là, cả 3 loại NQH trên đều đã giảm dần trong những năm 2003 giảm được 9 tỷ đồng. 4. Những kết quả, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. 4.1. Kết quả đạt được Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng năm 2003, chi nhánh đã đạt được một số kết quả nhất định. Tổng dư nợ luôn đạt tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù tỉ lệ tăng tổng dư nợ chưa cao nhưng chất lượng tín dụng có xu hướng tốt lên dần. Thể hiện tỉ lệ nợ quá hạn đã giảm, chỉ còn 8,7%, năm 2003. Các khoản cho vay của ngân hàng luôn bảo đảm không vượt quá 15% vốn tự có. Tích cực mở rộng tín dụng để phục vụ kinh tế, đời sống sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng. Để có được kết quả trên, Chi nhánh đã áp dụng một số giải pháp chủ yếu sau: - Tăng qui mô kinh doanh đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế phát sinh mới nợ quá hạn, khó đòi. - Đối với khoản nợ khó đòi vì lý do khách quan phát sinh từ các năm trước, Chi nhánh đã sử dụng các biện pháp như trình lên ngân hàng cấp trên xem xét cho phép giãn nợ, giảm lãi suất quá hạn nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính để đơn vị tiếp tục được đầu tư vốn, duy trì sản xuất kinh doanh để có thể trả nợ cho Chi nhánh. - Đối với trường hợp tài sản có thế chấp nhưng người vay cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì khởi kiện trước pháp luật và niêm phong tài sản thế chấp chờ xử lý. - Chi nhánh đã thận trọng, xem xét thẩm định kỹ hồ sơ vay vốn của khách hàng, xác định chính xác đối tượng cho vay, thực hiện đúng các nguyên tắc và các điều kiện vay vốn. Ngoài ra Chi nhánh còn tư vấn cho khách hàng những phương hướng kinh doanh đúng đắn, nhằm tránh được rủi ro cho khách hàng làm ăn có hiệu quả. Chính nhờ những biện pháp này mà công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng đã đạt những kết quả khả quan trong thời gian gần đây. 4.2 Tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Mặc dù Chi nhánh đã tiến hành nhiều biện pháp để phòng tránh và hạn chế rủi ro nhưng vẫn không thể tránh khỏi những tồn tại lớn sau đây: - Trình độ cán bộ còn yếu chưa được đào tạo bồi dưỡng chu đáo, dẫn đến những bất cập và mắc một số những sai lầm trong công tác xử lý tài sản bảo đảm và tài sản thế chấp, chưa phân tích, thẩm định kỹ tình hình tài chính cũng như phương án đi vay trước khi cho vay, đặc biệt là thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng. - Do công tác kiểm tra kiểm soát của ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ quan tâm tới khâu thẩm định trước khi cho vay mà quên đi việc quản lý kiểm tra sử dụng khoản vay dẫn tới việc sử dụng khoản vay sai mục đích làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Chi nhánh. - Các doanh nghiệp Nhà nước khách hàng của ngân hàng chủ yếu là loại hình vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh còn hạn chế, không mang lại hiệu quả cao dẫn đến sử dụng vốn vay cũng không đạt hiệu quả mong muốn. - Hoạt động sản xuất kinh doanh của dân cư mang tính mùa vụ, ngắn hạn do đó rủi ro cao dẫn tới tỷ lệ nợ quá hạn lớn. - Bên cạnh đó trong năm 2003, cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng cũng đã gây nhiều khó khăn cho Chi nhánh. Lãi suất huy động vốn cao do đó phải đẩy cao lãi suất cho vay. Kết quả là nhiều dự án cho vay không thể hoàn trả được cả lãi và gốc khi đến hạn do chi phí vốn vay quá cao. - Nợ được khoanh, nợ được giãn vẫn còn cao, kể cả nợ khê đọng khó đòi cũng còn nhiều. Nguyên nhân của những tồn tại trên. + Nguyên nhân chủ quan: - Do thiếu hụt thông tin về khách hàng, hoặc thông tin sai lầm. Nguyên nhân này xuất phát từ phía cán bộ tín dụng không nắm bắt tìm hiểu kỹ tình hình khả năng tài chính của khách hàng, quan hệ kinh tế của khách hàng với các chủ thể kinh tế khác, tình hình tài sản cầm cố thế chấp hay đánh giá tài sản thế chấp chưa chính xác. - Cho vay không đúng nguyên tắc, một số cán bộ tín dụng thiếu đạo đức nghề nghiệp không thực hiện đúng quy trình cho vay hoặc vô tình hoặc do thiếu rèn luyện mà cấp tín dụng cho cả các phương án kinh doanh kém hiệu quả, dẫn tới không trả nợ được Chi nhánh. - Do tư tưởng chủ quan dẫn tới việc kiểm tra, kiểm soát không tốt, không đi sâu tới từng địa bàn người dân để đôn đốc và kiểm tra thường xuyên.. - Do sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, chạy đua với các NNTM khác. - Do ngân hàng chưa làn tốt khâu đảm bảo tín dụng, đôi khi mang tài sản ra thanh lý thì giá trị tài sản lại nhỏ hơn nhiều so với giá trị khi định giá cho vay. + Nguyên nhân khách quan. - Do năng lực của người đi vay kém dẫn tới bế tắc trong quá trình xử lý vốn vay hoặc sử dụng vốn vay không hiệu quả. - Do doanh nghiệp thiếu thông tin trong kinh doanh: Là khu vực thuộc địa bàn tỉnh do đó khả năng thu thập thông tin sản xuất kinh doanh đôi khi cũng còn hạn chế - Do sự ưu tiên, ưu đãi đối với doanh nghiệp quốc doanh, do môi trường kinh tế Việt Nam chưa ổn định, hành lang pháp lý chưa thông thoáng nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn có thể phát huy năng lực kinh doanh. - Một số khách hàng có biểu hiện chây ì, chụp giật, lừa đảo để chiếm dụng vốn. - Các nguyên nhân bất khả kháng như: Thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh… Chương 3 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNG NHNO & PTNT TỈNH PHÚ THỌ I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHNO & PTNT PHÚ THỌ Năm 2004 là một năm được đánh giá là thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Để góp phần thực hiện tốt chiến lược mục tiêu đặt ra của NHNo & PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHN0 & PTNT tỉnh Phú Thọ cũng đặt ra các định hướng và chỉ tiêu phấn đấu như sau: - Tổng vốn huy động tăng 32% so với năm 2003. - Tổng dư nợ tăng 25% so với năm 2003. - Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 4% tổng dư nợ. - Kết quả tài chính: Đảm bảo kinh doanh có lãi. - Chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào: 0.3%/tháng - Tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu chiếm 25%. II. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH PHÚ THỌ Căn cứ vào định hướng phát triển của chi nhánh Phú Thọ, để khắc phục những thiếu sót tồn tại trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, em xin kiến nghị với chi nhánh NHNo Phú Thọ một số giải pháp sau: 1. Nghiên cứu phân tích khách hàng để sớm nhận ra các dấu hiệu rủi ro 1.1. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng vay vốn Để đánh giá được tình hình tài chính, cũng như uy tín của khách hàng, Chi nhánh phải căn cứ vào quan hệ tính dụng giữa khách hàng với bản thân Chi nhánh hay với các ngân hàng khác trong thời gian gần đây, thể hiện ở việc vay trả đúng hạn, không phát sinh nợ quá hạn, tư cách người vay, sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, có hiện tượng lừa đảo tham nhũng, lạm dụng vốn hay không. Chi nhánh phải xem xét thật kỹ và phân tích hoạt động của doanh nghiệp qua các tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, bảng cân đối tài sản.... Chi nhánh cần xếp loại khách hàng theo 5 tiêu thức: Về doanh thu; lợi nhuận; quan hệ với các ngân hàng khác; tỷ lệ vốn chủ sở hữu; hệ số thanh toán nhanh trên cơ sở đó xếp khách hàng thành 3 loại A - B - C. Khách hàng loại A được đánh giá là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và lành mạnh, có quan hệ thanh toán sòng phẳng với bạn hàng cũng như trong quan hệ vay mượn với các tổ chức tín dụng. Việc mở rộng dư nợ đồng nghĩa với việc thu hút thêm nhiều khách hàng loại này. Khách hàng loại B được đánh giá là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa ổn định, năm thì lỗ, năm thì lãi. Với những khách hàng này Chi nhánh chưa có sự tín nhiệm cao, do vậy chỉ nên cho vay đối với những dự án thực sự khả thi và có tài sản thế chấp hay bảo lãnh bên thứ ba. Còn đối với khách hàng loại C là những khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ cũ. Chi nhánh cần từ chối ngay những khách hàng này hoặc nếu đã cho vay thì cần gấp rút thu hồi nợ. 1.2. Thẩm định dự án xin vay của kháh hàng. Đó là việc thẩm định hiệu quả kinh tế, khả năng thực thi của phương án vay vốn. Đây là một công việc quan trọng và khó khăn đối với cán bộ của chi nhánh. Khi xem xét một dự án xin vay vốn thì tính khả thi của dự án là điều kiện để ngân hàng cho vay. Mà một dự án khả thi có nghĩa là có khả năng sinh lời cao, hàng hóa sản xuất ra phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Ngoài ra lợi nhuận của dự án đem lại, tuổi thọ của dự án và thời gian khấu hao của dự án cũng là những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng đúng hạn. 1.3. Thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng Đối khách hàng lần đầu tiên quan hệ với ngân hàng, ngân hàng cần phải thẩm định tư cách pháp nhân bằng cách yêu cầu họ xuất trình các quyết định như: - Quyết định thành lập doanh nghiệp - Quyết định kinh doanh - Điều lệ hoạt động - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng Còn đối với các khách hàng đã có quan hệ với ngân hàng thì không cần thẩm định mà chỉ khi có sự thay đổi về tư cách pháp nhân như đổi tên đơn vị, thay lãnh đạo… thì yêu cầu họ xuất trình các văn bản, quyết định cho ngân hàng. 1.4. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng Nếu mục đích của việc nghiên cứu tình hình tài chính và thẩm định dự án vay của khách hàng để quyết định có cho vay hay không thì giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để xem khách hàng có thực hiện đúng mục đích, đúng những cam kết trước khi vay hay không. Trên thực tế đôi khi khách hàng cố tình gian lận hoặc cho dù sử dụng đúng mục đích nhưng có những rủi ro bất khả kháng xảy ra khiến khách hàng mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đối với những rủi ro bất khả kháng, Chi nhánh chỉ có thể tìm các biện pháp tháo gỡ hoặc hạn chế tối đa hậu quả. Còn trong các trường hợp khác, việc giám sát khách hàng thường xuyên rất có hiệu quả trong việc phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro để có thể ngăn chặn và phòng ngừa. 2. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng 2.1. Đối với khách hàng gửi tiền Huy động và sử dụng vốn là hai hoạt động cơ bản của một ngân hàng thương mại, có huy động được vốn thì mới có vốn để cho vay. Như đã biết tín dụng trung và dài hạn rủi ro tuy cao hơn tín dụng ngắn hạn nhưng lợi nhuận mang lại cũng cao hơn. Tuy nhiên có rất nhiều các dự án trung và dài hạn rất có giá trị và hứa hẹn khả năng sinh lời cao, mức độ an toàn cũng cao, trong đó có nhiều dự án của Nhà nước. Những dự án này đòi hỏi khoản vay lớn, thời gian vay dài mà nếu bù đắp bằng các khoản huy động ngắn hạn thì Chi nhánh phải đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán. Bởi vậy Chi nhánh một mặt cần tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư với lãi suất tiền gửi dài hạn hợp lý, mặt khác duy trì số dư cao trên tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Vì như đã biết nguồn này tuy là nguồn huy động với chi phí thấp nhất, khối lượng lớn nhưng tính ổn định không cao lại phụ thuộc vào chu kì kinh doanh của doanh nghiệp nên không thể sử dụng vào mục đích cho vay trung và dài hạn. Để thu hút các tổ chức kinh tế gửi tiền và khuyến khích số dư cao và ổn định trên tài khoản tiền gửi của họ, Chi nhánh nên nghiên cứu kỹ mức lãi suất hợp lý đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ: tính tiện ích và nhanh chóng khi thanh toán hộ, hoặc có thể cung cấp thông tin cần thiết trong lĩnh vực ngân hàng, tư vấn miễn phí ... cho khách hàng. 2.2. Đối với khách hàng vay tiền Bên cạnh việc duy trì quan hệ với các khách hàng có uy tín cũ, Chi nhánh có mục tiêu thu hút thêm các khách hàng mới đó là những Công ty thuộc Tổng công ty 90, 91, Tổng công ty có quy mô lớn, vốn lớn, tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín trong địa bàn tỉnh. Tuy nhiên làm thế nào để thu hút được những khách hàng này lại phụ thuộc vào uy tín của Chi nhánh, chất lượng phục vụ và những ưu đãi mà Chi nhánh cho họ. Theo quy định thì những khách hàng nào được coi là có tình hình tài chính tốt, quan hệ vay trả sòng phẳng sẽ được vay với lãi suất thấp hơn, lượng vay lớn hơn mà đôi khi không cần phải có tài sản thế chấp, cầm cố. Vậy dựa vào thế mạnh của mình, Chi nhánh có thể cho vay ở mức lãi suất hợp lý không vi phạm khung lãi suất do NHNN ban hành mà vẫn có thể có lợi nhuận. Trong 2 năm gần đây Chi nhánh có tăng cả về số tương đối và tuyệt đối dư nợ ngoài quốc doanh, với thành phần này các quy định về cho vay có chặt chẽ hơn đối với thành phần kinh tế quốc doanh, nhưng không nên quá khắt khe làm mất đi cơ hội kinh doanh của Chi nhánh. 3. Các giải pháp phòng ngừa, phân tán rủi ro 3.1. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ Hoạt động của NHTM là kinh doanh đa năng nhưng hoạt động của chi nhánh Phú Thọ chủ yếu vẫn là hoạt động tín dụng. mà tín dụng gặp rất nhiều rủi ro. Bởi vậy Chi nhánh nên đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ như: thực hiện liên doanh, liên kết, thực hiện tín dụng thuê mua, bảo lãnh hay đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. 3.2. Cho vay đồng tài trợ Đây là hình thức cho vay trong trường hợp nhu cầu về vốn của khách hàng quá lớn mà một mình Chi nhánh không thể đảm đương được hoặc do Chi nhánh chủ động phân tán rủi ro tín dụng. Theo đó, mọi vấn đề mức vốn góp, quyền hạn, trách nhiệm, lợi nhuận và tổn thất đều được chia sẻ cho nhiều bên tham gia đồng tài trợ. Như vậy gánh nặng khi cho vay của Chi nhánh sẽ được giảm bớt do việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ được tất cả các bên đồng tài trợ chịu trách nhiệm. 3.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro Đây là biện pháp mà Chi nhánh trích được phép ghi vào chi phí lập quỹ dự phòng rủi ro theo tỷ lệ quy định trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro đối với từng loại cho vay để trang trải một phần hoặc toàn bộ các khoản tổn thất. 4. Thực hiện quy chế đảm bảo tiền vay Thông thường trước khi quyết định cho vay thì ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có đảm bảo: đảm bảo bằng thế chấp tài sản của người vay, đảm bảo bằng tài sản và bảo lãnh của bên thứ ba, đảm bảo bằng cầm cố, bằng uy tín của người vay. Nhưng trong các hình thức đảm bảo trên thì tài sản thế chấp được coi là công cụ đắc lực nhất để ngân hàng có khả năng thu hồi nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Hoạt động cho vay của Chi nhánh chủ yếu là các thành phần KTQD. Đối với thành phần này thì Chi nhánh ưu đãi hơn hẳn thành phần KTNQD. Bên cạnh đó một số khách hàng được vay theo chỉ định của Chính phủ, và không cần tài sản đảm bảo, một số dù đang kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục được vay, do đó nợ quá hạn vẫn tiếp tục phát sinh. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, Chi nhánh cần phải có quy định chặt chẽ hơn về tài sản đảm bảo, cũng như tính chính xác của các giấy tờ sở hữu tài sản của khách hàng để tránh khách hàng dùng một tài sản để thế chấp nhiều chỗ. 5. Tích cực tìm mọi biện pháp giảm nợ quá hạn Mặc dù nợ quá hạn của Chi nhánh NHNo & PTNT Phú Thọ đã giảm nhiều trong 3 năm qua và có tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn so với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Tuy vậy tỷ lệ nợ quá hạn còn khá cao, trên 5% là một thực tế đáng no ngại. Để giảm nợ quá hạn, trước hết phải hạn chế việc phát sinh nợ quá hạn mới, đồng thời tích cực tiến hành rà soát những khoản nợ quá hạn cũ và dựa trên những thông tin thu được về tình hình tài chính của khách hàng, mối quan hệ vốn có giữa Chi nhánh với khách hàng để đề ra những biện pháp xử lý thích hợp, tích cực thu để giảm bớt nợ quá hạn của chi nhánh. 6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị và điều hành ngân hàng. Thực tế đã chứng minh nhiều ngân hàng đã gặp phải những tổn thất to lớn do không chú trọng tới hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng, các dịch vụ đa dạng phong phú, chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát nộ bộ là bắt buộc đối với mỗi ngân hàng. Do vậy thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm soát nội bộ là tiền đề nâng cao và phát huy hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. 7. Đào tạo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức phẩm chất của cán bộ tín dụng. Đối với ngân hàng để tạo ra được kết quả trong kinh doanh không những cần có cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ chuyên môn sâu, hiểu biết những vấn đề về thị trường, xã hội rộng rãi mà còn phải có đạo đức, có lòng yêu nghề, nhanh nhạy trong quá trình xử lý nghiệp vụ và không làm mất đi những cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Do vậy, ngay từ bây giờ Chi nhánh phải không ngừng xây dựng cho mình một chiến lược phát triển nhân sự lâu dài và hợp lý, gắn liền với chiến lược phát triển chung của Chi nhánh. Theo quy chế của NHNo & PTNTVN, trách nhiệm và từng vị trí được xác định rất cụ thể. Đối với cán bộ tín dụng, trách nhiệm gắn với toàn bộ quy trình cho vay, thu nhập thông tin, nghiên cứu khách hàng, thẩm định dự án, giám sát quá trình khách hàng sử dụng vốn đến quá trình thu nợ. Cho nên, Chi nhánh phải thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên trong toàn Chi nhánh đồng thời kết hợp với việc đề ra các chính sách khuyến khích hỗ trợ về vật chất v à tinh thần cho những cán bộ nhân viên trực tiếp tham gia các khóa học hay tự học nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. KẾT LUẬN Rủi ro tín dụng là một vấn đề có tính tất yếu đối với các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện hiện nay, mỗi ngân hàng đều phải trả lời câu hỏi: Làm thế nào để ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao? Điều đó chỉ có thể đạt được khi ngân hàng làm tốt công tác huy động vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Nhưng với mỗi ngân hàng có điều kiện, khả năng và đường lối kinh doanh khác nhau thì ngân hàng phải căn cứ vào đó để triển khai các hoạt động tín dụng cho phù hợp. Nhưng trong quá trình huy động vốn và sử dụng vốn... của NHTM thường có rất nhiều rủi ro xảy ra. Do đó việc phân tích và đưa ra các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ nói riêng là rất cần thiết và nó cũng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Có thể nói những kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo đà cho Chi nhánh Phú thọbước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Từ đó đòi hỏi chi nhánh NHNo & PTNT Phú Thọ phải tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả, an toàn cả về huy động vốn, dư nợ tín dụng, dịch vụ ngân hàng, kế toán tài chính, tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Đó là nội dung luận văn tốt nghiệp của em, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng kinh nghiệm thực tế có hạn, thời gian thực tập không nhiều, chắc chắn bài viết còn nhiều khiếm khuyết, em mong được nhà trường và các thầy cô lượng thứ. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng (Học viện ngân hàng) - Quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh Ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến chủ biên). - Giáo trình lý thuyết tiền tệ Ngân hàng. - Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính (Frederic S.Miskin). - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh (2001 - 2003). - Báo cáo thường niên của Chi nhánh NHNo & PTNT Phú Thọ (2003) - Ngân hàng Thương mại - Quản trị nghiệp vụ (ĐHKTQD). . Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I. Hoạt động của NTM trong nền kinh tế thị trường 1. Khái quát về Ngân hàng thương mại 2. Hoạt động chủ yếu của NHTM 2.1. Hoạt động huy động vốn 2.2. Hoạt động sử dụng vốn 2.3. Hoạt động trung gian thanh toán 3. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế 4. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM II. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1. Khái quát rủi ro tín dụng 2. Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng 3.3. Nguyên nhân khác 4. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ I. Khái quát về chi nhánh NHNo và phát triển của Chi nhánh 1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 2. Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các phòng ban 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Phú Thọ 4.1. Hoạt động huy động vốn 4.2. Hoạt động cho vay 4.3. Các hoạt động khác II. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo &PTNT tỉnh Phú Thọ 1. Nhận dạng các rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Phú Thọ 2. Tình hình nợ quá hạn 3. Phân tích nợ quá hạn 3.1. Theo loại tín dụng 3.2. Nợ quá hạn theo thời gian 4. Những kết quả, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 4.1. Kết quả đạt được 4.2. Tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ I. Định hướng phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Phú Thọ II. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Phú Thọ 1. Nghiên cứu phân tích khách hàng để sớm nhận ra các dấu hiệu rủi ro 1.1. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng vay vốn 1.2. Thẩm định dự án xin vay của khách hàng 1.3. Thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng 1.4. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng 2. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng 2.1. Đối với khách hàng gửi tiền 2.2. Đối với khách hàng vay vốn 3. Các giải pháp phòng ngừa, phân tán rủi ro 3.1. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ 3.2. Cho vay đồng tài trợ 3.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro 4. Thực hiện quy chế đảm bảo tiền vay 5. Tích cực tìm mọi biệnpháp giảm nợ quá hạn 6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 7. Đào tạo bồi dưỡng trình độ, rèn luyện đạo đức phẩm chất của cán bộ tín dụng KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 86.doc
Tài liệu liên quan