Một thực tế rõ ràng là tất cả các ngành trong nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng to lớn của ngành xăng dầu. Khi giá xăng dầu biến động, chắc chắn giá cả các mặt hàng khác cũng sẽ biến động theo, từ đó gây tác động đến tính ổn định của nền kinh tế và đặc biệt là tác động trực tiếp đến đời sống của người dân.
Trong bối cảnh giá cả xăng dầu biến động mạnh như hiện nay, việc bình ổn giá là vấn đề hàng đầu trong chiến lược ổn định, phát triển kinh tế, kìm chế lạm phát.
Việt Nam tuy là đất nước có dầu mỏ nhưng lại phải nhập khẩu gần như 100% các sản phẩm xăng dầu để phục vụ nhu cầu trong nước. Điều này khiến giá xăng dầu trong nước phụ thuộc chặt chẽ vào giá xăng dầu thế giới. Bất chấp những nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong việc đổi mới cơ chế điều hành giá xăng dầu, hạn chế sự phụ thuộc vào giá thế giới thông qua việc tự sản xuất các sản phẩm lọc hóa dầu, giá xăng dầu vẫn không ngừng biến động mạnh gây khó khăn cho các doanh nghiệp lẫn người dân. Điều này một lần nữa đã đặt vấn đề với cơ chế quản lý giá xăng dầu hiện nay.
Luận văn “Quản lý giá xăng dầu trong việc bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam” sẽ đưa ra những nhận định và giải pháp kiến nghị cho những vấn đề trên.
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế giới:
Dự báo giá dầu luôn là một khu vực đầy sôi động và bất ngờ.
Theo như dự đoán của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, nhu cầu dầu mỏ của
thế giới tiếp tục tăng trong những năm sắp tới, trong đó 1/3 nhu cầu mới sẽ là của
Trung Quốc. IEA cho hay nhu cầu tăng mạnh ở các nước đang phát triển và những
căng thẳng về nguồn cung hiện nay tiếp tục cho thấy "một bức tranh thị trường dầu mỏ
u ám trong trung hạn". Theo IEA, trong giai đoạn 2008-2013, tăng trưởng sản lượng
dầu mỏ của các nước ngoài OPEC sẽ chậm khoảng 0,5% trong khi nhu cầu dầu mỏ thế
giới sẽ tăng 1,6%/năm, từ mức 86,9 triệu thùng/ngày lên 94,1 triệu thùng/ngày.
Cơ quan thông tin năng lượng của Mỹ cũng dự báo một sự ổn định và gia tăng
trong tiệu thụ dầu mỏ thế giới. Theo đó, tiêu thụ dầu thế giới trong năm các năm tới sẽ
tiếp tục gia tăng vượt mức 90 triệu thùng mỗi ngày, chạm mốc 112 triệu thùng/ngày
vào năm 2035, đặc biệt tập trung vào khu vực Châu Á và OECD, trong đó, khu vực
Châu Á có mức tăng đột biến.
Hình 3.1: Nhu cầu dầu thế giới đến năm 2035
Nguồn: tổng hợp từ eia.gov
Quan sát xu hướng của nhu cầu dầu mỏ thế giới và tình hình thị trường xăng
dầu mấy năm gần đây có thể thấy rằng nhu cầu về xăng dầu cũng như các sản phẩm
52
xăng dầu sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Nhất là khu vực các nước đang phát
triển trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá thì nhu cầu về năng lượng phục vụ
cho quá trình sản xuất sẽ rất lớn. Thêm vào đó, hai nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc -
Ấn Độ đang có những bước phát triển mạnh mẽ, nhu cầu năng lượng dường như
không bao giờ đủ với các nước này.
Về phía nguồn cung, EIA nhận định, sản lượng dầu của thế giới sẽ ổn định vào
năm 2020, ở mức 68-69 triệu thùng/ngày và sẽ không bao giờ đạt được mức cao kỷ lục
của năm 2006 là 70 triệu thùng/ngày. Cơ quan này cũng dự báo, các nước OPEC sẽ
cung dầu thô xoay quanh mức 35 triệu thùng/ngày, gia tăng nguồn cung từ OPEC sẽ
rất ít. Trong khi đó, khu vực ngoài OPEC sẽ cung dầu thô ở mức 54 triệu thùng/ngày
và có xu hướng giảm.
Hình 3.2: Cung dầu mỏ của các nước OPEC đến 2030
Nguồn: tổng hợp từ eia.com
Hình 3.3: Cung dầu mỏ của các nước ngoài OPEC
Nguồn: tổng hợp từ eia.com
53
Những dự báo này cũng phù hợp với các ước đoán của chính khối OPEC. Tuy
nhiên, OPEC cho rằng các nước ngoài khối này sẽ gia tăng sản xuất, mặc dù mức tăng
năm sau so với năm trước không nhiều.
Hình 3.4: Cung dầu mỏ thế giới giữa OPEC và ngoài OPEC
Nguồn: tổng hợp từ OPEC.com
Tương quan cung – cầu dầu mỏ cũng như xăng dầu trên thế giới đang mất cân
đối. Nhu cầu dầu mỏ của thế giới mấy năm gần đây luôn cao hơn cung, trong những
năm tới, khoảng cách giữa cầu và cung dầu mỏ càng gia tăng không ngừng.
Hình 3.5: Mất cân đối cung – cầu dầu mỏ trên thế giới
Nguồn: tổng hợp từ energysights.net
Thêm vào đó, Libya, thành viên Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ Thế giới (OPEC),
là một trong những nhà cung cấp dầu mỏ quan trọng và khi hoạt động sản xuất, xuất
khẩu dầu mỏ của nước này được phục hồi, thị trường dầu thế giới sẽ được bổ sung một
54
nguồn rất đáng kể. Trong số 14 thị trường xuất khẩu dầu thô của Libya, có tới 11 địa
chỉ ở châu Âu. Riêng với Italy, Ireland và Áo, nguồn cung từ Libya chiếm hơn 20%
tổng khối lượng dầu thô nhập khẩu của ba nước này. Trước khi bùng nổ cuộc chiến,
85% sản lượng dầu mỏ Libya được xuất sang thị trường châu Âu.
EIA đưa ra 03 kịch bản giá dầu, với 03 kịch bản này, giá dầu có thể tăng đến
200 USD/thùng, hoặc xuống dưới đến mức 50 USD/thùng.
Hình 3.6: 03 kịch bản giá dầu của EIA
Nguồn: eia.com
Như vậy, có thể nhận thấy, xu hướng giá dầu thế giới trong thời gian sắp tới có
những đặc điểm sau:
- Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ, các sản phẩm xăng dầu đều gia tăng mạnh mẽ, chủ
yếu là các nước khu vực Châu Á;
- Các nước trong khối OPEC ngày càng kiểm soát chặt chẽ quota sản xuất, sẽ
có nhiều đợt cắt giảm sản lượng;
- Sự mất ổn định ở các quốc gia xuất khẩu dầu thô chủ yếu;
- Sản lượng của các nước ngoài khối OPEC sẽ tăng với mức độ rất chậm, tốc
độ tăng của năm sau thấp hơn năm trước;
- Ảnh hưởng của các sự kiện địa chính trị, thảm họa tại Nhật Bản vẫn còn.
Tuy vậy, Libya – một trong những nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới – đã hoàn
toàn chấm dứt nội chiến, hứa hẹn một nguồn cung dầu không nhỏ cho thế giới.
Từ những đặc điểm đó, có thể khẳng định, giá dầu thế giới sắp tới sẽ vận động
theo xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, do nguồn cung không ổn định, cùng với ảnh hưởng
của các sự kiện chính trị, nhất là sự bất ổn ở Trung Đông sẽ làm cho giá xăng dầu dao
động thất thường trong xu hướng vận đồng đó. Do vậy, một động thái phòng ngừa rủi
ro phù hợp và thận trọng sẽ
xăng dầu.
3.1.2 Dự báo tình hình giá
Trong những năm gầ
xăng, dầu và dường như khô
mong muốn tìm ra một cơ ch
động kinh doanh, đồng thời quy
Về phía cầu, nhu cầu x
Giai đoạn 2000-2020 là thờ
để đến năm 2020 nước ta cơ
nhịp độ tăng trưởng GDP b
GDP tăng gấp 2,1 lần so vớ
kiến tăng mạnh, mặt hàng xă
Theo thống kê từ Bộ
năm 2009 đạt khoảng 15 tri
năm 2010 là 16.3 triệu tấn, trong
Mức tăng trưởng trung bình c
nay vào khoảng 6 – 8% và
Đối với lĩnh vự dầu, Bộ Công Th
2010, tầm nhìn đến 2050 đã tính toán theo nh
triệu tấn/năm, năm 2020 và
này sẽ lên tới 90 – 98 triệu t
Hình 3.7a: nhu c
0
10
20
30
40
2010
Triệu tấn/năm
55
rất hữu ích cho các doanh nghiệp lẫn nhữ
xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian tới
n đây, các bộ, ngành rất vất vả trong việc
ng có nhiều hiệu quả. Trong hoàn cảnh đó, C
ế điều hành giá xăng, dầu mới, để các doanh nghi
ền lợi người dân được bảo vệ.
ăng dầu của Việt Nam tăng theo đà tăng tr
i kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướ
bản trở thành một nước công nghiệp theo h
ình quân khoảng hàng năm khoảng 7,5-8% (đ
i năm 2000). Trong giai đoạn này, nhu cầ
ng tăng nhanh, dầu lửa, mazút có xu hướng gi
Công Thương, sản lượng tiêu thụ xăng d
ệu tấn, tăng 4% so với năm 2000, mức tiêu th
đó có khoảng 11.6 triệu tấn xăng dầu là
ủa sản lượng xăng dầu tiêu thụ ở Việt N
được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 8% cho
ương đưa ra chính sách năng lượng qu
ư cầu dầu 2010 vào khoả
o khoảng 29 – 31.2 triệu tấn/năm, đến nă
ấn/năm.
ầu tiêu thụ xăng dầu Việt Nam đến 202
Nguồn: tổng hợp từ Bộ Công th
2015 2020
16.3
23.95
35.2
ng nhà đầu tư
điều hành giá
hính phủ rất
ệp chủ
ưởng kinh tế.
c, tạo nền tảng
ướng hiện đại;
ến năm 2010
u xăng dầu dự
ảm.
ầu trong nước
ụ xăng dầu
từ nhập khẩu.
am từ 2000 tới
tới năm 2020.
ốc gia đến năm
ng 16.7 – 17.2
m 2050 con số
0
ương
56
Hình 3.7b: nhu cầu tiêu thụ xăng dầu Việt Nam đến 2050
Nguồn: tổng hợp từ Bộ Công thương
Về phía cung, trước năm 2009, toàn bộ xăng dầu tiêu thụ của Việt Nam đều
phải nhập khẩu. Một lượng nhỏ được sản xuất từ PV OIL, Saigon Petro và
Petromekong, tuy nhiên nguồn nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu các loại xăng octan
cao (reformate, A97, A98, …). Hiện nay nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đáp ứng được
khoảng 30% - 35% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa với công suất thiết kế của nhà
máy đạt 6,5 triệu tấn/năm, kế hoạch sẽ nâng lên 10 triệu tấn/năm. Mặc dù Nhà máy lọc
dầu Nghi Sơn đang trong quá trình triển khai đầu tư nhưng công suất thiết kế cũng chỉ
đạt tối đa 10 triệu tấn/năm. Nếu kể thêm 02 nhà máy lọc dầu ở Vũng Tàu và Cần Thơ
(đang trong quá trình thiết kế), nguồn cung xăng dầu trong nước trong vòng 10-15
năm tới cũng chỉ có thể đáp ứng tối đa 50% nhu cầu nội địa.
Theo xu hướng gia tăng nhu cầu dầu mỏ, xăng dầu của thế giới, có thể thấy nhu
cầu dầu mỏ cũng như các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong
những năm tới. Nhất là Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá
thì nhu cầu về năng lượng phục vụ cho quá trình sản xuất sẽ rất lớn. Hơn nữa với tốc
độ phát triển kinh tế đời sống của người dân được nâng cao nhu cầu sử dụng các
phương tiện cá nhân đi lại, cũng như sử dụng gas và các loại nhiên liệu đốt tăng nhanh.
Ngân hàng thế giới WB dự báo nhu cầu về dầu trong giai đoạn 2001 - 2015 của
Việt Nam trên cơ sở các giả định về tốc độ tăng dân số là 1,6%/1 năm thì nhu cầu về
xăng dầu tăng bình quân 7,7%/1 năm. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong 10 năm qua của
Việt Nam tăng trung bình 11%/1 năm, gấp rưỡi so với tăng trưởng kinh tế. Trong khi
đó sản xuất nội địa mới đạt được sản lượng quá nhỏ.
16.95
30.1
94
0
20
40
60
80
100
2010 2020 2050
Triệu tấn/năm
57
Hình 3.8: Cung cầu sản phẩm lọc dầu ở Việt Nam đến năm 2020
Nguồn: pvn.vn
Về phía quản lý nhà nước, Nghị định 84 của Chính phủ cho thấy quyết tâm
vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có định hướng của nhà nước. Trong cơ
chế điều hành mới, Chính phủ tin tưởng các doanh nghiệp sẽ được quyết định giá, tiếp
tục kinh doanh không quá bị lỗ và cũng không ảnh hưởng tới sản xuất, tiêu dùng. Do
vậy, cơ chế này hình thành nên quỹ bình ổn giá. Khi giá thế giới lên thì dùng quỹ này
bù lỗ, khi giá thế giới giảm thì trích phần chênh lệch vào quỹ này. Mặc dù thời gian
qua, cơ chế này chưa thực hiện hoàn chỉnh trên thực tế ngành xăng dầu Việt Nam (việc
quyết định giá vẫn phải đăng ký và được sự cho phép của Liên bộ Công thương – Tài
chính, quỹ bình ổn chưa phát huy tác dụng, …) với nhiều hạn chế như đã phân tích ở
chương I, Nghị định 84 cũng cho thấy một xu hướng tiếp cận giữa giá xăng dầu Việt
Nam và giá xăng dầu thế giới, đương nhiên đó là xu hướng gia tăng.
Như vậy, tiêu dùng xăng dầu ở Việt Nam vẫn còn phải phụ thuộc nhiều vào
nhập khẩu. Do đó, các biến động trong giá dầu thế giới vẫn sẽ gây ra những ảnh hưởng
không nhỏ đến thị trường xăng dầu Việt Nam. Với dự báo xu hướng giá dầu thế giới
gia tăng và biến động thất thường như đã phân tích ở mục 2.1.2, cộng với cơ chế điều
hành theo Nghị định 84 của Chính phủ, giá xăng dầu ở Việt Nam sẽ còn trãi qua
những cơn “nóng – lạnh” khó đoán. Đây chính là thách thức lớn cho Chính phủ trong
việc tìm ra một cơ chế quản lý phù hợp và là một rủi ro cần phải phòng ngừa đối với
các doanh nghiệp. Để có được quyết sách hợp lý, ngoài những dự báo nói trên, cần
0
5
10
15
20
25
30
35
1996 2002 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 20
N¨m
S
¶n
l
−
î
n
g
(
tr
iÖ
u
t
Ên
)
CÇu
Cung
58
phải nắm rõ những thế mạnh và cả những điểm yếu, những cơ hội và cả những thách
thức đối với ngành xăng dầu Việt Nam.
3.2 Bài toán giá xăng dầu và cơ chế bình ổn giá ở Việt Nam:
Để có thể có được những giải pháp hợp lý cho giá xăng dầu Việt Nam, việc
trước tiên cần phải làm đó là nhận diện vấn đề cốt lõi, nhận diện bài toán giá xăng dầu,
nắm bắt được những yêu cầu của bài toán này. Việc tìm ra một hướng đi phù hợp cho
công tác quản lý giá và phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu giống như việc tìm
đáp án cho một bài toán, theo đó các yêu cầu của bài toán này như sau:
Hình 3.9: Các yêu cầu của bài toán bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam
3.3 Một số giải pháp kiến nghị đối với Chính phủ và các doanh nghiệp:
3.3.1 Về phía Chính phủ:
3.3.1.1 Nhóm giải pháp về nguồn cung:
3.3.1.1.1 Về mặt chiến lược ổn định nguồn cung xăng dầu:
Thế giới ngày nay đang tích cự tìm kiếm và áp dụng những nguồn năng lượng
mới như năng lượng mặt trời, gió, nhiên liệu sinh học, năng lượng hạt nhân, … tuy
nhiên, vẫn chưa có nguồn năng lượng nào có thể thay thế vị trí “thống lĩnh” của nguồn
Hộp 3.1
- Nhóm giải pháp về nguồn cung:
o Thành lập 01 cơ quan chuyên trách về xăng dầu;
o Nguồn năng lượng thay thế;
o Tăng cường dự trữ quốc gia;
o Đẩy mạnh xây dựng và vận hành các Nhà máy lọc dầu;
o Nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến công nghệ;
o Mở rộng thăm dò, khai thác các mỏ mới.
Để bình
ổn giá
xăng dầu?
1. Ổn định nguồn
cung
3. Định hướng
người tiêu dùng
2. Kiểm soát hệ
thống phân phối
4. Cải cách cơ chế
quản lý giá
59
năng lượng từ xăng dầu. Vì vậy, đảm bảo an ninh năng lượng luôn là một quyết sách
chiến lược hàng đầu của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
Việt Nam đã có nguồn xăng dầu sản xuất trong nước và đáp ứng trên 30% nhu
cầu xã hội; nguồn xăng dầu này trước hết phải được tiêu dùng tại thị trường trong
nước thông qua cơ chế đấu giá cạnh tranh để các doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ như
xăng dầu nhập khẩu. Với cơ chế này vừa tạo được nguồn thu tối đa cho ngân sách Nhà
nước vừa bám sát giá thị trường thế giới, không qua nhiều tầng nấc trung gian đẩy giá
bán lên cao.
Trong một vài năm tới, nước ta vẫn phải nhập khẩu trên 60% nhu cầu xăng dầu
cả nước, việc phân giao hạn ngạch nhập khẩu cho các đầu mối sau khi được sắp xếp lại
không nên chia đều bình quân các sản phẩm sẽ là lãng phí xã hội nếu như doanh
nghiệp nhập khẩu với một khối lượng quá nhỏ được chia đều cho cả năm kế hoạch.
Để đảm bảo mục tiêu tự cung ứng nguồn xăng dầu cho nhu cầu nội địa, cần
phải ưu tiên cho động tạo nguồn cung cấp dầu trong tương lai thông qua các hoạt động
ở phần thượng nguồn như mở rộng phạm vi, hình thức hoạt động thăm dò, khai thác;
đầu tư thích đáng vào các hoạt động ở phần hạ nguồn là lọc dầu, hóa dầu đồng thời
phải đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kho tàng vừa phục vụ cho việc cung ứng xăng dầu
cho thị trường vừa đảm bảo yêu cầu dự trữ an toàn năng lượng quốc gia.
3.3.1.1.2 Các biện pháp cụ thể:
- Nhà nước cần thành lập hoặc giao nhiệm vụ cho một cơ quan chuyên
trách trong việc quy hoạch, thẩm định những tiềm năng các nguồn tài nguyên năng
lượng quốc gia. Nhiệm vụ của cơ quan này là thực hiện tập hợp, nghiên cứu và đề xuất
các phương án chiến lược trong việc sử dụng các nguồn năng lượng của quốc gia.
- Mặt khác cần nhanh chóng nghiên cứu khả năng tìm nguồn năng lượng
thay thế trong đó, năng lượng hạt nhân cũng là một trọng tâm nên tính đến. Hiện nay,
nhiên liệu sinh học đang là loại nhiên liệu được thế giới chú ý và kêu gọi phát triển.
Loại nhiên liệu sinh học Việt Nam hiện đã sản xuất được và thí điểm tiêu thụ là xăng
ethanol (E5) do PV OIL độc quyền sản xuất, phân phối. Ethanol là một loại nhiên liệu
dạng cồn, được coi là giải pháp sáng giá cho việc thay thế nhiên liệu hoá thạch bởi dễ
sản xuất, giá rẻ và thân thiện với môi trường. Ethanol được sản xuất bằng phương
pháp lên men và chưng cất các loại ngũ cốc chứa tinh bột như ngô, lúa mỳ, lúa mạch,
60
sắn, mía ... Một giải pháp tích cực khác là sản xuất các loại xăng, dầu DO thay thế từ
các nguyên liệu không phải hoá thạch như từ dầu cọ, từ mỡ cá... Theo những kết quả
nghiên cứu ban đầu, những nhiên liệu này khi được xử lý đúng quy trình kỹ thuật sẽ có
ưu điểm là không gây ô nhiễm môi trường, giá thành hạ.
- Đảm bảo nguồn xăng dầu dự trữ quốc gia: cùng với quá trình phát triển
nền kinh tế quốc dân, hoạt động dự trữ quốc gia cũng sẽ được tăng cường và phát
triển; quy hoạch tổng thể cả về lực lượng dự trữ cùng các điều kiện vật chất kèm theo,
đảm bảo cho quá trình này thực sự tương xứng với ý nghĩa chiến lược của nó. Trong
điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, cần phải xây dựng lộ trình thời gian cho
phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước trong việc đầu tư kết cấu hạ
tầng và vốn ngoại tệ đảm bảo dự trữ quốc gia. Các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng
và giao định mức hợp lý để quản lý nguồn xăng dầu dự trữ quốc gia (định mức hao
hụt, chi phí bảo quản xăng dầu…). Ngoài việc dự trữ quốc gia bằng hàng hoá cần phải
dự trữ bằng ngoại tệ để giảm bớt sức ép về đầu tư kho chứa, chi phí bảo quản: có như
vậy mới chủ động đối phó được khi có diễn biến phức tạp. Nghiên cứu cơ chế chính
sách về dự trữ quốc gia cũng phải phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng và vận hành các nhà máy lọc hóa dầu:
việc xây dựng các nhà máy lọc dầu hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với nghành dầu khí
nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. Khi đó chúng ta sẽ tự chủ được một phần
nào đó về cung nguyên liệu cũng như nâng cao giá trị xuất khẩu các sản phẩm của dầu
mỏ thay vì chỉ xuất khẩu dầu thô với giấ trị thấp như trước kia, đồng thời giảm được
giá trị nhập khẩu xăng dầu cải thiện cán cân thanh toán. Tuy hiện nay ta đã có nhà máy
lọc dầu Dung Quất, tuy nhiên sản lượng chỉ đạt 6,5 triệu tấn/năm, đáp ứng 30% nhu
cầu nội địa. Cần tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án nhà máy lọc dầu Nghi
Sơn, nhà máy lọc dầu ở Vũng Tàu, Cần Thơ. Bên cạnh việc phát triển các nhà máy lọc
dầu, cần chú trọng đầu tư có trọng điểm, tập trung xây dựng các nhà máy ở những khu
vực có tính khả thi cao. Có rất nhiều dự án lọc dầu được phê duyệt tiến hành từ năm
2006, ví dụ nhà máy lọc dầu ở Vũng Rô (Phú Yên), Dốc Hàm (Ninh Thuận), khu công
nghiệp hóa dầu Hòa Tâm (Phú Yên), … cùng nhiều đề án lọc dầu với nguồn vốn đầu
tư từ Trung Quốc liên kết cùng các tập đoàn khác trên thế giới. Tuy nhiên, những dự
án, đề án này vẫn còn chưa đi vào hiện thực. Ngoài việc đầu tư xây dựng và vận hành,
61
nhà nước cần ban hành các chính sách ưu đãi đối với hoạt động của các nhà máy lọc
dầu này, đặc biệt là ưu đãi thuế.
- Nghiên cứu và ứng dụng và tiếp nhận công nghệ hiện đại vào nghành
khai thác và chế biến dầu khí, giảm phụ thuộc vào công nghệ, chuyên gia nước
ngoài. Tăng cường mở rộng và hợp tác quốc tế về KHCN với nhiều tổ chức, đối tác và
các công ty dầu khí nước ngoài, các viện nghiên cứu và các trường đại học trên thế
giới như Nga, Pháp, Mỹ, Đan Mạch, Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…để “
đi tắt đón đầu” trao đổi và học tập kinh nghiệm từ các nước bạn để đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao đồng thời tiết kiệm được chi phí trong khác thác và chế biến dầu
khí. Những ứng dụng của khoa học công nghệ hiện đại vào nghành khai thác sẽ nâng
cao hiệu quả cũng như chất lượng cho hoạt động khai thác, đồng thời giảm sự lệ thuộc
của nước ta vào việc thuê các thiết bị của nước ngoài. Việc phát triển các nhà máy lọc
dầu với công nghệ tiến tiến còn nhằm tăng giá trị xuất khẩu.
- Mở rộng công tác thăm dò, tìm kiếm các mỏ mới nhằm tăng nguồn cung.
Bên cạnh đó, cũng chú trọng phương hướng hợp tác đầu tư khai thác ở nước ngoài
trong điều kiện sản lượng các mỏ đang dần vơi đi như hiện nay.
3.3.1.2 Nhóm giải pháp về hệ thống phân phối:
3.3.1.2.1 Chính sách điều hành hệ thống phân phối:
Bên cạnh đảm bảo ổn định nguồn cung, điều hành hệ thống phân phối là vấn đề
cần được đặc biệt chú trọng. Cần tập trung nguồn lực cho phát triển hệ thống phân
phối xăng dầu quốc gia như các cảng, kho và hoạt động vận chuyển phải được coi như
là nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước. Các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh, tự do
tham gia thị trường trong khuôn khổ pháp luật và không có nghĩa nhà nước sẽ buông
lỏng hoàn toàn công tác giám sát. Việc điều hành hệ thống phân phối cũng phải có tầm
Hộp 3.2
- Nhóm giải pháp về hệ thống phân phối:
o Tái quy hoạch hệ thống kho cảng, bến bãi;
o Tổ chức lại các đầu mối xăng dầu;
o Mở rộng hệ thống đại lý/tổng đại lý;
o Cổ phần hóa các doanh nghiệp xăng dầu (nhà nước vẫn nắm
quyền chi phối).
o Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
62
nhìn bao quát từ các Tập đoàn đầu mối đến tận các cửa hàng xăng dầu. Kiểm soát tốt
hệ thống phân phối sẽ là công cụ điều tiết giá cả hiệu quả của Chính phủ.
3.3.1.2.2 Các biện pháp cụ thể:
- Quy hoạch rõ ràng, cụ thể, chi tiết hệ thống kho cảng, bến bãi: Trên cơ
sở vật chất đã có, đối chiếu với chiến lược phát triển ngành dầu khí để thực hiện quy
hoạch hạ tầng cơ sở vật chất như các cảng, kho và hoạt động vận chuyển. Việc này sẽ
là cơ sở để thiết lập hệ thống phân phối, cửa hàng xăng dầu của các doanh nghiệp. Nhà
nước cũng cần phải tăng cường kiểm soát trong công tác quy hoạch phát triển hệ thống
cơ sở hạ tầng kho, cảng, cửa hàng kinh doanh xăng dầu dẫn đến việc đầu tư không
đồng đều, manh mún, gây lãng phí ngân sách Nhà nước. Hiện nay, cả nước có hơn 30
cảng và gần 2 triệu m3 kho, song trong tình trạng dàn trải, manh mún. Số lượng kho,
cảng quá nhiều, nhưng quy mô mỗi kho cảng bé, vị trí các kho, cảng thường trùng
nhau ở cùng một địa điểm, Trạm bán lẻ xăng dầu chỗ thừa chỗ thiếu, có khi chỉ một
cung đoạn đường ngắn có 2-3 trạm xăng dầu của các đầu mối khác nhau… Từ đó đặt
ra vấn đề cần tái cấu trúc lại các điều kiện kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp
và phải quy hoạch bố trí sắp xếp lại nhằm tập trung nguồn lực và sử dụng hiệu quả vốn
đầu tư và tài nguyên Nhà nước.
- Tổ chức lại các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng
dầu: việc này nhằm tạo ra các doanh nghiệp có năng lực và mặt bằng xuất phát điểm
tương đương nhau, xóa dần sự khác biệt về lợi thế hạ tầng kỹ thuật vị trí kho cảng và
thị phần như hiện nay trước khi bước vào cạnh tranh đây là điều kiện tiên quyết trước
khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nếu không có sự
sắp xếp lại, về lâu dài tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả những doanh nghiệp ở nhỏ hơn sẽ thua
lỗ kéo dài và nhiều nguy cơ có thể xảy ra. Nếu không làm được điều này, trước mắt sẽ
làm tổn thất một nguồn lực đáng kể đáng ra để đầu tư cho lĩnh vực khác, chính do việc
các đầu mối cạnh tranh với nhau không cân sức vì vậy doanh nghiệp nào cũng tập
trung đầu tư nâng cao năng lực đặc biệt là đầu tư vào kho cảng và mạng lưới phân
phối, phương tiện vận chuyển, ngay cả tư nhân cũng thi nhau đầu tư kho cảng, trạm
xăng dầu, mua sắm xe vận chuyển … gây lãng phí và không hiệu quả trong khi nếu
được tổ chức lại thì việc phát huy và sử dụng cơ sở vật chất hiện có có khi đã dư thừa.
63
- Cần thu gọn các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng
dầu, không để phân tán như hiện nay: việc này nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho
các doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng kinh doanh xăng dầu. Có định
hướng, đẩy mạnh cổ phẩn hóa doanh nghiệp để thu hút vốn, tăng khả năng cạnh tranh,
và tiến tới hành thành tập đoàn kinh tế đa sở hữu trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu,
hiện nay có 11 đầu mối nhập khẩu, thời gian tới dự kiến có thêm 2-3 đầu mối được cấp
phép, có một vài doanh nghiệp đang tiến hành cổ phần hóa nhưng vốn nhà nước vẫn
chiếm 80- 90 % - như vậy thực chất vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, nhà nước cạnh
tranh với nhà nước, việc các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau lỗ, lãi chẳng qua là
nhặt túi này bỏ sang túi khác mà thôi…
- Phát triển hệ thống đại lý/tổng đại lý: Nhà nước phải thiết lập được hệ
thống phân phối xăng dầu bền vững mà nòng cốt là duy trì và phát triển bền vững hệ
thống đại lý của các doanh nghiệp Nhà nước. Cần cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho
đại lý, hỗ trợ thiết thực cho đại lý trong việc phát triển thị trường. Hệ thống đại lý/tổng
đại lý vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, nếu không có hệ thống này, doanh
nghiệp chắc chắn không thể đứng vững trên thị trường.
- Phát triển hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp nhà nước lẫn các loại
hình doanh nghiệp khác. Để thị trường bán lẻ hoạt động một cách bền vững và hữu
hiệu, cần phải thực hiện phát triển hệ thống bán lẻ của cả 03 loại hình doanh nghiệp:
doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty thuộc các loại hình sở hữu khác
nhằm tránh xu hướng độc quyền trong khâu bán lẻ. Đặc biệt, hệ thống bán lẻ của các
doanh nghiệp nhà nước có vai trò định hướng các doanh nghiệp khác, cho nên cần tập
trung xây dựng, mở rộng các cửa hàng xăng dầu trực thuộc các doanh nghiệp này theo
chiến lược phát triển chung của ngành và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
- Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, trong đó nhà nước vẫn nắm
quyền chi phối. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nhằm thay đổi phương
thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, huy động
tiềm năng của toàn xã hội cho đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển và nâng cao sức
cạnh tranh doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp: nhằm đáp ứng tốt
hơn những yêu cầu của thị trường, đảm bảo đứng vững trước cơ chế giá mới, tiếp cận
64
với những cơn nóng – lạnh thất thường của giá dầu thế giới. Trong đó, đặc biệt chú ý
xây dựng văn hóa cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước đa phần
đã quen với cung cách bảo trợ của nhà nước, khi bước vào điều kiện cạnh tranh khó
khăn, khốc liệt chắc chắn sẽ không khỏi những choáng váng. Sự chuẩn bị tốt về cơ sở
vật chất, khoa học công nghệ, nhân sự, tinh thần lao động hăng say, đoàn kết, tiết
kiệm, … sẽ là những tiền đề tốt đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững.
3.3.1.3 Nhóm giải pháp về phía người tiêu thụ:
Về phía người tiêu dùng, trước hết cần phải trang loại bỏ sức ý tâm lý do dư âm
của việc trợ giá để lại. Khi cơ chế giá vận động theo hướng thị trường, những sự biến
động sẽ diễn ra thường xuyên và mức độ tác động sẽ không nhỏ, trong khi đó, người
tiêu dùng Việt Nam chưa quen với những thay đổi này. Đa phần người tiêu dùng đều
có những phản ứng hết sức gay gắt mỗi khi giá xăng dầu tăng. Tâm lý này cần phải
được điều chỉnh để thích nghi.
Thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí năng lượng cũng là một giải pháp tốt nhằm
giảm áp lực về nhu cầu xăng dầu trong tiêu dùng xã hội và thông qua các cải tiến kỹ
thuật, công nghệ mới để giảm dần sự lệ thuộc vào xăng dầu. Có thể áp dụng các biện
pháp như: sử dụng các thiết bị tiêu hao ít nhiên liệu, hoàn thiện hệ thống giao thông ở
Việt Nam theo tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại nhằm tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao
hiệu quả kinh tế…
3.3.1.4 Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý giá:
3.3.1.4.1 Quỹ bình ổn giá:
Ngăn ngừa tác động tự phát của giá xăng dầu trên thị trường thế giới vào hệ
thống giá xăng dầu trong nước, đẩy giá bán trong nước lên quá cao hoặc giảm quá thấp
không hợp lý, khuyến khích cạnh tranh về giá.
Hộp 3.3
- Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý giá:
o Quỹ bình ổn giá;
o Thực hiện quản lý giá tập trung 01 đầu mối;
o Hoàn thiện cơ chế quản lý giá thị trường có định hướng của
nhà nước;
o Sử dụng linh hoạt chinh sách thuế, phí, phụ thu;
o Tăng cường kiểm tra giám sát của nhà nước.
65
Quỹ bình ổn là một lựa chọn tốt, hiệu quả cho giải pháp này. Quỹ bình ổn giá
xăng dầu ở Việt Nam không phải là câu chuyện mới. Quỹ này đã được đề cập đến từ
năm 1993, tuy nhiên từ năm 2009 mới được triển khai áp dụng thực tế. Tuy nhiên, việc
trích và sử dụng quỹ này vẫn còn nhiều bàn cãi.
Tuy vậy, đánh giá áp dụng quỹ bình ổn thời gian qua, quỹ này cũng đã có một
số tác động tích cực, đáng kể nhất là đã tạo ra một nguồn lực tài chính để thực hiện
bình ổn giá xăng dầu góp phần vào việc bình ổn mặt bằng giá nói chung, kiểm soát
lạm phát của nền kinh tế và chỉ phục vụ mục tiêu bình ổn giá thị trường trong nước khi
giá thế giới tăng cao, không sử dụng vào mục đích nào khác. Từ năm 2010 đến nay,
nếu không có công cụ Quỹ Bình ổn giá thì giá xăng dầu trong nước đã phải tăng giá
cao hơn và tần suất tăng giá cũng nhiều lần hơn, ví dụ: nếu không được sử dụng Quỹ
Bình ổn giá thì ngay trong thời điểm Tết nguyên đán 2011 vừa qua đã phải điều chỉnh
giá lên 700 – 1.200 đồng/lít, kg tùy theo từng chủng loại xăng dầu mà không thể giữ
ổn định giá cho đến ngày 24/2/2011 mới điều chỉnh giá và mức giá phải tăng từ 3.510
– 5.850 đồng/lít,kg chứ không phải mức tăng chỉ từ: 2.110 – 3.550 đồng/lít,kg; hơn
nữa, nếu không có Quỹ Bình ổn giá sẽ phải nhiều lần liên tiếp điều chỉnh giá xăng dầu
trong nước, ví dụ: từ ngày 22/10/2010 đến ngày 24/2/2011 sẽ phải điều chỉnh tăng giá
bán xăng dầu ít nhất 4 lần tương ứng với các lần tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá
xăng dầu.
Việc sử dụng quỹ bình ổn là một giải pháp rất đúng, nhiều quốc gia trên thế giới
cũng đã áp dụng quỹ này, tuy nhiên điều quan trọng là vận hành nó như thế nào.
Về lý thuyết, Quỹ bình ổn giá sẽ được thành lập và xây dựng từ nguồn lợi
nhuận thu được từ dầu thô và lợi nhuận do hoạt động kinh doanh xăng dầu khi thị
trường xăng dầu thế giới xuống thấp. Khi thị trường thế giới có biến động tăng giá, các
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có nguy cơ bị lỗ thì xuất từ quỹ này bù lỗ cho các
doanh nghiệp, thay vì phải xuất từ ngân sách. Để xây dựng thành công quỹ này, cần
chú ý các điểm sau:
- Việc trích cũng như sử dụng quỹ phải được tính toán thận trọng mức trích,
mức sử dụng. Tùy quy mô doanh nghiệp mà áp dụng mức trích phù hợp (hiện nay mức
trích, sử dụng là như nhau).
66
- Việc xây dựng và điều hành Quỹ bình ổn giá phải trên nguyên tắc công
khai, dân chủ. Đây không phải chiếc bánh để chia phần mà là dự trữ phòng quốc gia
chống rủi ro nhất là khi xu hướng giá dầu ngày càng tăng. Do đó các doanh nghiệp cần
tự giác ý thức việc mình làm giống như hành vi bỏ ống tiết kiệm và chính phủ cần
quyết liệt hơn, minh bạch hơn trong vấn đề này.
- Việc thực hiện xây dựng Quỹ bình ổn giá không nên chỉ coi là nhiệm vụ của
ngành xăng dầu mà nên được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức cũng như
cá nhân sử dụng loại nguyên liệu quý hiếm này.
3.3.1.4.2 Thực hiện quản lý tập trung thông qua một đầu mối:
Hiện nay, với cơ chế bộ chủ quản, mỗi bộ lại chủ quản một hoặc một số Tập
đoàn/Tổng Công ty nhà nước để điều tiết thị trường. Riêng trong ngành xăng dầu hiện
nay chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Công thương và Bộ Tài chính. Cần thống nhất
chức năng quản lý của các Bộ này vào một cơ quan duy nhất. Theo đó, các vấn đề thị
trường, giá cả xăng dầu,… đều do cơ quan này chủ trì. Như vậy, các chính sách sẽ
nhất quán và kịp thời, đồng thời tăng khả năng kiểm soát của nhà nước.
3.3.1.4.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý giá:
Nguồn xăng dầu tiêu thụ trong nước phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, quản lý
xăng dầu nội địa lại càng phải phù hợp với sự vận động của thị trường xăng dầu thế
giới.
Cần chuyển đổi cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu nước ta cho phù hợp với
thị trường xăng dầu quốc tế; từ bỏ hẳn cơ chế bao cấp, định giá, quản lý theo kiểu hành
chớnh đối với kinh doanh xăng dầu. Cần chuyển kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị
trường có điều tiết. Dù giá xăng dầu thế giới biến động hàng ngày, hàng giờ nhưng thị
trường xăng dầu trong nước cần được ổn định. Vừa không định giá xăng dầu trong
nước cố định một cách cứng nhắc tách rời giá xăng dầu quốc tế, vừa không để giá
xăng dầu trong nước nhảy múa theo biến động hàng ngày của giá xăng dầu quốc tế.
Kiểu định giá hành chính (đăng ký – phê duyệt) rất khó thích ứng với những
thời kỳ giá thế giới có biến động lớn, nhất là khi tăng giảm thuế nhập khẩu, điều chỉnh
giá để đối phó tình trạng biến động giá, bù lỗ kinh doanh,... Kinh tế nước ta chuyển
sang kinh tế thị trường nhưng do xăng dầu là hàng hoá có vai trò đặc biệt trong sản
xuất và đời sống nên thị trường xăng dầu cần có cơ chế điều tiết bảo đảm ổn định thị
67
trường, cân đối cung - cầu về xăng dầu cho nền kinh tế. Việc điều tiết cần được hình
thành bằng một hệ thống chính sách và công cụ kinh tế để phát huy vai trò quản lý của
Nhà nước và vai trò tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, trước hết là đối với
những doanh nghiệp lớn trong sản xuất, xuất - nhập khẩu và phân phối xăng dầu, Nhà
nước chỉ điều chỉnh ở thời điểm cần thiết.
Ngoài ra, cần thực hiện nguyên tắc chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa Nhà
nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng; doanh nghiệp và người dân phải hiểu được và
cùng thích ứng với những sự tăng giảm thất thường của giá xăng dầu.
Về giá cơ sở, Theo nghị định 84/2009 NĐ-CP quy định cho tất cả các đầu mối
chi phí kinh doanh định mức tối đa 600 đ/lít là không hợp lý do những yếu tố chính
phân tích ở trên dẫn đến chi phí đầu vào khác nhau, giá vốn khác nhau, không lấy chi
phí đầu vào của doanh nghiệp thấp nhất làm cơ sở điều hành dẫn đến các doanh nghiệp
không có điều kiện tiên tiến tương đương thì rất khó khăn, chi phí các doanh nghiệp
khác nhau hình thành giá 1 lít xăng dầu khác nhau; việc trích lập, sử dụng quỹ bình ổn
giữa các doanh nghiệp khác nhau: đối với những doanh nghiệp tiêu thụ với số lượng
lớn sẽ trích được quỹ nhiều và ngược lại.
Bên cạnh đó, cần xem xét lại quy định dự trữ 30 ngày vì chúng ta đã có nhà
máy lọc dầu Dung Quất, sản lượng đáp ứng được 25-30% nhu cầu và cũng không lấy
giá bình quân 30 ngày làm cơ sở cho việc điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bởi chu kỳ
tiêu thụ các đầu mối khác nhau mà cần dựa vào sức tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp cụ
thể để quy định các chu kì tiêu thụ cho các doanh nghiệp tự quyết định, làm được như
vậy việc giảm giá sẽ được thực hiện rất nhanh và linh động vì khi một vài doanh
nghiệp có lãi sẽ tự khắc điều chỉnh xuống để cạnh tranh thị trường và lập tức các
doanh nghiệp khác sẽ phải hạ theo; việc tăng giá sẽ khó khăn hơn vì các doanh nghiệp
phải nhìn nhau, doanh nghiệp nào tăng giá trước thì đồng nghĩa với việc không tiêu
thụ được hàng...
3.3.1.4.4 Hoàn thiện chính sách giá, thuế, phụ thu:
Một trong những biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế điều hành thị trường xăng
dầu là xây dựng chính sách thuế, giá , phụ thu… theo hướng tạo điều kiện để giá kinh
doanh xăng dầu phù hợp với mức giá thị trường thế giới nhưng cố gắng đảm bảo tính
ổn định trong một thời gian dài. Trên tiền đề đó, cần xây dựng chính sách thuế nhập
68
khẩu công khai và sòng phẳng, giúp doanh nghiệp chủ động hơn và thực chất hơn
trong hạch toán đầu vào và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Quản lý thuế nhập khẩu, các khoản phụ thu và giá bán xăng dầu là một nội
dung quan trọng của quản lý nhà nước. Bất kỳ Nhà nước nào cũng coi xăng dầu là một
mặt hàng chủ yếu đem nguồn thu lớn cho ngân sách qua thu thuế, bao gồm (thuế nhập
khẩu, thuế giá trị gia tăng...). Thông qua các quy định về thuế, Nhà nước có thể sử
dụng thuế làm công cụ để điều chỉnh giá bán xăng dầu, không gây biến động lớn cho
nền kinh tế, đồng thời tạo quyền chủ động kinh doanh cho các doanh nghiệp đầu mối
nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu; giải quyết hài hoà lợi ích giữa các bên: quốc gia,
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng. Để đảm bảo coi thuế là công
cụ hữu hiệu điều chỉnh giá bán, ổn định được nguồn thu mà không phụ thuộc vào sự
tăng giảm giá đột biến của thế giới.
Trong thời gian qua, nguồn cung cấp xăng dầu cho tiêu thụ trong nước được
đáp ứng từ nguồn nhập khẩu, vì vậy để thu tập trung và để tránh gian lận thương mại,
nên các khoản thu của ngân sách hiện nay chủ yếu thu ở khâu nhập khẩu qua thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (mặt hàng xăng); các khoản thu còn lại gồm thuế
VAT, phí xăng, dầu, thuế thu nhập doanh nghiệp được thu ở khâu bán ra.
Với cách điều hành thuế nhập khẩu hiện nay đáp ứng được yêu cầu nguồn thu
ngân sách được tập trung, tận thu khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới xuống thấp.
Tuy nhiên, khi xăng dầu tiêu thụ trong nước được đáp ứng từ 2 nguồn nhập khẩu và
sản xuất trong nước, nếu để thuế nhập khẩu cao (tối đa 40%) sẽ không khuyến khích
nhà máy lọc dầu hạ thấp chi phí vì được bảo hộ thông qua thuế nhập khẩu cao, dễ dẫn
đến nguy cơ thiếu nguồn cung do nhập khẩu không cạnh tranh được. Khung thuế nhập
khẩu 0% - 5% thời gian qua đã tạo được nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp.
3.3.1.4.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của nhà nước:
Tuy chuyển sang cơ chế thị trường nhưng khong phải buông lỏng kiểm soát của
nhà nước, nhất là khi xăng dầu lại là mặt hàng chiến lược quốc gia, có ý nghĩa quan
trọng hàng đầu đối với kinh tế - xã hội – quốc phòng. Công tác kiểm tra, giám sát của
nhà nước cần thực hiện trên nhiều mặt:
- Tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng
dầu: tự do kinh doanh không có nghĩa là từ bỏ sự giám sát của Nhà nước mà là cần đặt
69
vai trò quản lý của nhà nước ở vị trí hợp lý, đảm bảo tính chủ động cho các doanh
nghiệp. Tránh kiểu kiểm tra mang tính chất tình thế, vụ việc, mà phải chuyển sang
phương thức kiểm tra mang tính chất phòng ngừa.
- Tăng cường các biện pháp mang tính chất hướng dẫn để các doanh nghiệp tự
kiểm tra và chịu trách nhiệm về các hành vi của họ theo hướng nâng cao tính tự chủ
của doanh nghiệp và sự bình đẳng trước pháp luật.
- Thường xuyên coi trọng công tác giáo dục cho các doanh nhân cũng như các
cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp về ý nghĩa kinh tế và xó hội của cỏc giỏ trị
của doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp cần phải cải tiến và nâng cao công tác
đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh. Cần coi trọng việc thực hiện và tuân thủ
các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, đạo đức xã hội, và các nguyờn tắc định ra tư
tưởng chủ đạo hoạt động trong các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ trở thành
những thương nhân đích thực và phát huy được vai trò của mình khi các hiểu biết và
vận dụng đúng giá trị và nguyên tắc trong việc phát huy nội lực của mình để kinh
doanh không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì các giá trị xã hội và tôn trọng lợi ích của
người tiêu dùng.
- Công tác giám sát của nhà nước còn thể hiện ở việc ổn định giá cả của những
mặt hàng khác, không để lợi dụng sự tăng giá của xăng dầu mà tăng giá theo. Kiểm
tra, phát hiện và xử lý các hiện tượng lợi dụng tình hình đầu cơ găm hàng trục lợi;
giám sát chất luợng xăng dầu bảo đảm cân đo đúng số lượng, bán đúng chủng loại và
giá quy định, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý việc buôn lậu xăng dầu qua biên
giới. Những quy định quản lý chặt chẽ và chế tài xử lý nghiêm minh là những tiền đề
cần thiết để thực hiện các giải pháp này.
3.3.2 Về phía doanh nghiệp:
Ngoài việc chấp hành nghiêm các giải pháp về phía nhà nước trong quản lý giá
và phòng ngừa rủi ro như phần trên, các doanh nghiệp cũng phải tự trang bị cho mình
một hệ thống các giải pháp chiến lược để tự bảo vệ mình tránh khỏi những cơn sốc giá
dầu trong cơ chế quản lý mới theo hướng cạnh tranh, tự quyết định giá.
3.3.2.1 Nâng cao ý thức và hiểu biết về các công cụ phái sinh trong phòng ngừa
rủi ro về giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam:
70
Rào cản đầu tiên đối với các doanh nghiệp và cũng là rào cản lớn nhất đó là tâm
lý e ngại và hiểu biết về công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro xăng dầu. Do đó, bản
thân các doanh nghiệp trước hết phải tự trang bị cho mình nền tảng khoa học và thực
tiễn vững chắc về phòng ngừa rủi ro thông qua các công cụ phái sinh. Cần phải có một
bộ phận chuyên biệt, được đào tạo bài bản và cập nhật liên tục tình hình thế giới để
thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro. Sau khi đã nắm vững các công cụ này, tự bản
thân các doanh nghiệp sẽ vượt qua được tâm lý dè chừng, ái ngại trong áp dụng chúng.
Cần thiết phải nâng cao mức độ am hiểu của doanh nghiệp về các loại hợp
đồng, sản phẩm phái sinh. Việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh và hoạt động
của thị trường tài chính phái sinh cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng. Thậm chí,
khi rủi ro sảy ra rất có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản hay khủng hoảng tài chính
nếu hoạt động của thị trường, của doanh nghiệp không hiệu quả. Vì vậy, khi thực hiện
phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu doanh nghiệp phải xác định đúng công cụ -
đúng mục đích. Hiện nay để thực hiện được điều đó doanh nghiệp cần:
- Chủ động hội nhập, hợp tác với kinh tế thế giới: để có thể tiếp thu các công
nghệ mới, học hỏi kinh nghiệm, để từ đó có những giải pháp khắc phục các hạn chế
khi sử dụng công cụ này. Hơn nữa, khi đã tiếp cận với nền kinh tế thế giới thì áp lực
cạnh tranh sẽ tăng cao, buộc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói riêng của
chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ chuyên môn, đa
dạng hóa dịch vụ thì mới có đủ sức mạnh để đứng vững.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên am hiểu nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro biến
động giá xăng dầu. Loại nghiệp vụ này tuy không mới nhưng rất phức tạp và đòi hỏi
người thực hiện phải có khả năng nhanh nhạy, óc phân tích tốt. Công tác đào tạo này
phải được thực hiện thường xuyên liên tục và nghiêm túc.
- Các doanh nghiệp phải có tư tưởng chủ động tự phòng vệ các rủi ro. Có môi
trường để cởi bỏ tâm lý e ngại khi sử dụng các công cụ tài chính phái sinh với lý do
được không ai khen lỗ thì bị phê bình, thậm chí bị xử lý, nhất là những doanh nghiệp
nhà nước, tâm lý trách nhiệm còn có ảnh hưởng rất nặng.
3.3.2.2 Nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh:
Chưa nói đâu xa, để tham gia được trên sàn giao sau đòi hỏi phải có ký quỹ, giá
trị các hợp đồng xăng dầu, dầu thô thường rất lớn (hàng triệu, trăm triệu đô la Mỹ), vì
71
thế đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực tài chính mạnh, nhất là về vốn. Điều này đặt
ra không ít thách thức cho các công ty xăng dầu trong nước. Đa số các doanh nghiệp
xăng dầu Việt Nam hiện nay thiếu tích lũy tài chính cần thiết và phản ứng yếu ớt, thiếu
linh hoạt trước mỗi đợt biến động của giá dầu thế giới. Nói cách khác, nhiều năm qua,
những doanh nghiệp này đã quen với cơ chế bù lỗ, chưa thực sự chủ động trong kinh
doanh, chưa có chiến lược kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp hoạt động cồng kềnh và
giao dịch kém hiệu quả trên thị trường thế giới. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp
trong nước phải thực hiện được tích lũy tài chính và xây dựng chiến lược kinh doanh
phù hợp, tiết giảm tối đa chi phí để tự nâng cao năng lực tài chính, năng lực vốn.
Trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh, cần chú trọng xây dựng văn hóa
cạnh tranh, xây dựng văn minh thương nghiệp và phát triển mạnh hệ thống đại lý/tổng
đại lý cũng như hệ thống bán lẻ (các cửa hàng xăng dầu).
- Xây dựng văn hóa cạnh tranh: thường xuyên phổ biến, quán triệt một cách
sâu rộng để người lao động có những nhận thức đúng về tình hình mới, tăng cường
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người lao động, kiên quyết xử lý những trường hợp
vi phạm đạo đức kinh doanh, gây phiền nhiễu cho khách hàng, gây ảnh hưởng tới uy
tín của doanh nghiệp.
- Xây dựng văn minh thương nghiệp: tăng cường xây dựng thương hiệu, xây
dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu, quảng bá hình ảnh không chỉ trong nước mà
còn trên trường quốc tế.
- Phát triển hệ thống đại lý/tổng đại lý, hệ thống bán lẻ: hệ thống đại lý/tổng
đại lý là mấu chốt sống còn của các doanh nghiệp, nếu không có hệ thống này, các
doanh nghiệp sẽ tê liệt đường phân phối, mất thị phần. Do đó, các chính sách đối với
đại lý/tổng đại lý phải hết sức linh hoạt và dựa trên cơ sở mối quan hệ đối tác lâu dài,
đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Hệ thống bán lẻ là bộ phận mang lại khoản lợi nhuận
không nhỏ cho doanh nghiệp, ngoài ra, trong những lúc thị trường bất lợi thì đây chính
là nguồn lấy ngắn nuôi dài, là nguồn thu nhập nuôi sống doanh nghiệp và cũng là
phương tiện quảng bá hình ảnh doanh nghiệp tốt nhất, thiết thực nhất. Xây dựng mới
và mua lại là 02 lựa chọn để phát triển cửa hàng xăng dầu. Trong tình hình hiện nay,
giải pháp mua lại dường như là tốt hơn.
---000---
72
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Một hệ thống các giải pháp hợp lý cho cơ chế quản lý giá, phòng ngừa rủi ro là
những tiền đề quan trọng cho việc bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam, giúp các doanh
nghiệp, người dân và cả nền kinh tế - xã hội nói chung không phải hứng chịu những
ảnh hưởng to lớn từ sự biến động của giá xăng dầu thế giới. Chương III của luận văn
đã trình bày những giải pháp liên quan vấn đề này, có thể rút ra những điểm chính như
sau:
1. Giá dầu thế giới có xu hướng gia tăng trong những năm sắp tới do nguồn
cung ngày càng giảm trong khi nhu cầu thế giới gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là khu vực
Châu Á. Trong xu hướng đó, giá dầu thế giới sẽ có những đợt dao động lên xuống thất
thường, vượt ngoài dự đoán.
2. Tuy Việt Nam đã có nhà máy lọc dầu, nhưng mới chỉ đáp ứng được 30%
nhu cầu xăng dầu nội địa, trong khi đó, nhu cầu xăng dầu của nền kinh tế càng ngày
càng gia tăng. Vì thế, tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhập
khẩu, giá xăng dầu do đó vẫn chịu tác động mạnh của giá thế giới. Nghị định 84 ra đời
nhưng về cơ bản còn nhiều hạn chế khi áp dụng trên thực tế, lớn nhất vẫn là cơ chế
quản lý giá chưa linh hoạt, còn mang nặng tính đăng ký, hành chính khiến các doanh
nghiệp vẫn chưa chủ động trong kinh doanh. Người dân còn mang nặng sức ỳ tâm lý,
chưa quen với những đợt lên xuống thất thường của giá xăng dầu, thậm chí có những
phản ứng mạnh. Do vậy, giá xăng dầu ở Việt Nam sẽ vẫn còn những cơn “nóng –
lạnh” khó đoán mặc dù biên độ dao động nhỏ hơn so với giá thế giới. Chính điều này
đòi hỏi các doanh nghiệp/các nhà đầu tư phải xây dựng cho mình một phương thức
phòng ngừa rủi ro. Các công cụ phái sinh, đặc biệt, hợp đồng giao sau là lựa chọn tốt
nhất cho vấn đề này.
3. Để có thể có được cơ chế quản lý giá và phòng ngừa rủi ro hợp lý, cần thiết
phải nhận dạng được bài toán giá xăng dầu ở Việt Nam, nắm được các yêu cầu của bài
toán này. Theo tác giả, các yêu cầu của bài toán này như sau:
- Thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ chế quản lý giá sang cơ chế thị
trường có quản lý của nhà nước.
73
- Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
- Người tiêu dùng và cả các doanh nghiệp phải quen dần với những cú sốc giá
dầu một khi cơ chế giá trong nước tiến gần đến giá thế giới. Ngoài ra, từng bước hình
thành ý thức tiết kiệm năng lượng trong xã hội.
- Tăng cường thực hiện phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là việc áp dụng các công
cụ phái sinh.
4. Luận văn đã đề xuất các giải pháp về phía Chính phủ và về phía các doanh
nghiệp nhằm thiết lập một cơ chế quản lý giá và phòng ngừa rủi ro phù hợp để bình ổn
giá xăng dầu tại Việt Nam, bao gồm:
- Nhóm giải pháp về ổn định nguồn cung;
- Nhóm giải pháp về điều hành hệ thống phân phối;
- Nhóm giải pháp định hướng người tiêu dùng;
- Nhóm giải pháp về cải cách cơ chế quản lý giá;
Ngoài ra còn có nhóm giải pháp kiến nghị về phía các doanh nghiệp.
---000---
74
KẾT LUẬN
Cuộc họp báo ngày 20/09/2011 do Bộ Tài Chính chủ trì đã mở ra nhiều dư luận
khác nhau. Hai “siêu bộ” Tài chính và Công thương vẫn còn nhiều khúc mắc trong cơ
chế điều hành giá xăng dầu. Điều này tự bản thân nó đã cho thấy cơ chế điều hành giá
xăng dầu ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa phù hợp, chưagiải quyết thỏa mãn được lợi
ích của 03 đối tượng: nhà nước – doanh nghiệp – người tiêu dùng. Đặc biệt, trong các
cơ chế đã qua, bóng dáng các công cụ phòng ngừa rủi ro vẫn còn chưa xuất hiện. Một
cơ chế mới hiệu quả hơn cần được triển khai, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế
thế giới như vũ bão hiện nay.
Nghiên cứu vấn đề này, Luận văn đã hoàn thành những mục tiêu đề ra như sau:
- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về xăng dầu, quản lý giá; phân tích tình
hình thị trường xăng dầu thế giới, các mô hình quản lý giá ở một số quốc gia trên thế
giới.
- Phân tích tình hình biến động giá xăng dầu tại Việt Nam thời gian qua; đánh
giá hiệu quả chính sách quản lý giá của Việt Nam trong ngành xăng dầu, phân tích
nguyên nhân của những mặt hạn chế.
- Dự báo xu hướng giá xăng dầu thế giới và Việt Nam, đề xuất những giải
pháp kiến nghị với Chính phủ và các doanh nghiệp ngành xăng dầu nhằm thiết lập mô
hình hiệu quả nhất trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý giá góp phần bình ổn thị
trường xăng dầu trong nước.
Điều quan trọng hơn cả là phải có sự đồng thuận, chia sẻ giữa 03 khu vực: nhà
nước – doanh nghiệp – người dân. Sự đóng góp của cả 03 khu vực này sẽ tạo nên
nguồn sức mạnh lớn lao để vận hành và hoàn thiện cơ chế mới. Việc vận hành và hoàn
thiện đó cần phải có mục tiêu rõ ràng, không phải chỉ nhằm vào lợi ích người tiêu
dùng hay doanh nghiệp, hay nhà nước mà phải nhằm bình ổn thị trường, bình ổn giá
xăng dầu, hạn chế những tác động tiêu cực của biến động giá thế giới đến tổng thể
kinh tế - xã hội Việt Nam, kìm hãm đà tăng của chỉ số giá cả CPI, hạn chế tình trạng
lạm phát, qua đó thúc đẩy sự ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững của nền kinh
tế Việt Nam.
---000---
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1. Quản trị rủi ro tài chính – TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nhà xuất bản Thống kê.
2. Tài liệu Bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật xăng dầu năm 2006 – Bộ Thương Mại.
3. Phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm 2020 – TS. Trần Hiệp Thương.
4. Quản lý giá cả trong nền kinh tế thị trường – Lưu Húc Minh, Mậu Đại Văn, Nhà
xuất bản chính trị quốc gia.
5. Chính sách và giá xăng dầu ở Việt Nam – Tạp chí Dầu khí số 08/2004.
6. Các rào cản trong việc sử dụng các sản phẩm phái sinh – TS. Nguyễn Thị Ngọc
Trang – www.ueh.edu.vn
7. Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu – www.svnckh.com
8. Ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu: một số phân tích định lượng ban đầu – Nguyễn
Đức Thành, Bùi Trinh, Đào Nguyên Thắng, Tạp chí khoa học – ĐHQG Hà Nội.
9. Quyết định 187/2003/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy
chế quản lý kinh doanh xăng dầu.
10. Nghị định 55/2007/NĐ-CP ngày 06/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ về kinh
doanh xăng dầu.
11. Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về kinh
doanh xăng dầu.
12. Số liệu và thông tin từ:
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ: www.custom.gov.vn
- Tổng Cục Thống kê: www.gso.gov.vn
- Bộ Công thương: www.moit.gov.vn
- Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn
13. Các trang web:
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: www.petrovietnam.com.vn
- Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam: www.petrolimex.com.vn
- Tổng Công ty Dầu Việt Nam: www.pvoil.com.vn
- Ngân hàng thế giới tại Việt Nam: www.worldbank.org.vn
- Website tin tức: www.home.vnn.vn
76
TÀI LIỆU TIẾNG ANH:
1. Risk Mangement Framework for the Petroleum Supply Chain - Leão J. Fernandes,
Ana Paula Barbosa-Póvoa and Susana Relvas – Potugal.
2. Oil Price Risk and Risk Management Strategies – Nedia Miller – US.
3. Oil price history and analysis – www.wtrg.com
4. Commodity saving funds – www.worldbank.org
5. Domestic Petroleum Price – www.imf.org
6. Số liệu và thông tin từ các trang web:
- Cơ quan năng lượng quốc tế: www.iea.org
- Quỹ tiền tệ quốc tế: www.imf.org
- Ngân hàng thế giới: www.worldbank.org
- Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ: www.eia.gov.us
- Sàn giao dịch giao sau New York: www.nymex.com
- Sàn giao dịch giao sau Thượng Hải: www.shfe.com.cn
- WTRG Economics: www.wtrg.com
- Social Science Research Network: www.ssrn.com
- Website: www.energysights.net
---000---
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_gia_xang_dau_trong_viec_binh_on_thi_truong_xang_dau_tai_viet_nam.pdf