Luận văn Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam

Lý do chọn đề tài: Cả nước hiện có khoảng 2.526 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ, sử dụng đến 170.000 lao động, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD, tăng 32,26% so với cùng kỳ năm trước và vượt mức kế hoạch năm 2010. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị thứ 5 của Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ (doanh nghiệp CBG) chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường quốc tế. Với doanh thu xuất khẩu chiếm hơn 80% trong tổng doanh số và cũng nhập khẩu nguyên vật liệu chiếm đến hơn 50% doanh số cũng bằng ngoại tệ là đô la Mỹ (80% nguyên vật liệu doanh nghiệp CBG phải nhập khẩu). Trong báo cáo tài chính các công ty kinh doanh ngành sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ, tỷ lệ vay vốn ngắn hạn và dài hạn khá lớn từ các tổ chức tài chính và ngân hàng. Điều này cho thấy các công ty đã vận dụng mạnh đòn bẩy tài chính từ công cụ nợ. Dự kiến năm 2011 và năm 2012 giá cả nguyên vật liệu ngành gỗ, tỷ giá, lãi vay luôn biến động hàm chứa rất nhiều rủi ro. Do vậy những rủi ro, tổn thất của khu vực doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ nếu diễn ra trên diện rộng, sẽ gây tổn thất lớn cho quốc gia cả về kinh tế và xã hội. Việc nhận diện các loại rủi ro tài chính thường gặp đối với doanh nghiệp để có biện pháp phòng ngừa thích hợp là hết sức cần thiết. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị thứ 5. Thế nhưng hiện nay ngành gỗ Việt Nam vẫn tồn tại những phương thức kinh doanh mua bán cũ, không phù hợp để có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới, nền sản xuất trong nước phụ thuộc vào biến động giá gỗ nguyên liệu thế giới. Để có thể khắc phục điểm yếu và nâng cao khả năng chủ động trong sản xuất, ổn định lợi nhuận không chỉ của các doanh nghiệp kinh doanh gỗ mà còn của người trồng rừng, doanh nghiệp trồng rừng thì việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam là một trong những giải pháp khả thi và hữu hiệu. Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính. Chương 2. Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu gỗ ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3. Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu gỗ ở Việt Nam.

pdf140 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt là giá của một số mặt hàng quan trọng như ngoại tệ, giá gỗ nguyên liệu … qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các tạp chí chuyên ngành để các nhà đầu tư có cơ sở phân tích và đưa ra các quyết định kinh doanh hay phòng ngừa rủi ro. 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HỖ TRỢ CHO GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM. 3.4.1. Nhà nước cần điều hành hợp lý kinh tế vĩ mô, minh bạch hóa các chỉ số vĩ mô, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường chứng khoán phái sinh. Các rủi ro trong tài chính doanh nghiệp thường gắn liền với hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế. Lạm phát xảy ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là những nguyên nhân khách quan từ thị trường thế giới, từ việc điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp là những tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi tạo ra của cải vật chất, là lực lượng chủ yếu trong việc đóng góp vào ngân sách nhà nước. Do đó, khi lạm phát xảy ra, các doanh nghiệp phải đối mặt với tất cả các rủi ro về tài chính thì nhà nước không thể đứng ngoài cuộc.Chính phủ cần phải có giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp để ngăn chặn lạm phát, chống suy thoái kinh tế. Trước tình hình khó khăn của doanh nghiệp CBG ngay trong năm 2009 và năm 2010, cần có các giải pháp cấp bách trợ và hữu hiệu giúp DN chống đỡ được với những rủi ro về tài chính do lạm phát, 115 do suy thoái kinh tế đang diễn ra như: Thực hiện miễn, giảm, giãn các khoản thuế phải nộp, hỗ trợ vay vốn,... Minh bạch hóa các chỉ số vĩ mô về tài chính và ngân sách, tăng cường trao đổi giữa cơ quan chính phủ và giới đầu tư về các chính sách tiền tệ và tài khóa quốc gia. Thiếu trao đổi về các chính sách điều hành và minh bạch các chỉ số vĩ mô có thể tạo ra sự bất ổn định và để thị trường sống với những tin đồn. Việc công bố những chỉ số vĩ mô công khai và kịp thời tạo niềm tin cho giới đầu tư và công chúng. Điều này giúp tình hình biến động của thị trường sẽ biến động khách quan theo đúng hình ảnh chân thật sức khỏe kinh tế Việt Nam. Minh bạch các chỉ số vĩ mô sẽ giúp các công cụ tài chính phái sinh được giới đầu tư và doanh nghiệp hưởng ứng và sử dụng rộng rãi. Dựa trên cơ sở nghiên cứu luật về thị trường chứng khoán phái sinh tài chính của các nước trên thế giới kết hợp kinh nghiệm quản lý trong quá trình hình thành và phát triển các phái sinh trên thị trường ngoại hối, thị trường cà phê ở nước ta trong thời gian qua, để từng bước xây dựng khung pháp lý cho giao dịch tiến đến hình thành luật và quy chế giao dịch chứng khoán phái sinh chính thức. Bước đầu Nhà nước điều chỉnh Nghị định về chứng khoán và thị trường chứng khoán bổ sung những khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh và các giao dịch phái sinh. Trong tương lai, khi đã ban hành luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, thì những nội dung này nên được chuẩn hóa trong luật. Luật Thương mại thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, chế tài trong thương mại, giải quyết tranh chấp trong thương mại…), Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005. Triển khai thực hiện các luật: Luật thương mại, luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp, luật giao dịch điện tử và các pháp lệnh, nghị định, thông tư có liên quan tạo khung pháp lý cho hoạt động của thị trường giao sau được thuận lợi. Mới đây, Bộ Công Thương có Thông tư 03/2009/BCT hướng dẫn việc cấp phép thành lập và chế độ báo cáo của sở giao dịch hàng hóa, nhưng về tổ chức và hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa vẫn chưa có quy định cụ thể. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia giao dịch qua các sàn giao dịch quốc tế cần tuân theo những thủ tục nào cũng cũng chưa thấy đề cập trong khung pháp lý hiện hành. Chẳng hạn, doanh nghiệp cà phê băn khoăn khi tham gia giao dịch kỳ hạn thị trường giao dịch cà phê London có phải xin phép cơ quan chức năng, hay mua bán trên các sàn quốc tế có đồng 116 nghĩa với việc doanh nghiệp đầu tư vốn ra nước ngoài. Bởi muốn tham gia thị trường kỳ hạn phải có tiền đặt cọc, tiền mua chỗ. Cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quốc tế về tiêu chuẩn hàng hóa. Bởi vì, chỉ có những hàng hóa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế mới được các Sở giao dịch hợp đồng giao sau trên thế giới chấp thuận, mà thị trường Việt Nam không thể tách ra khỏi thị trường quốc tế trong thời đại hiện nay. 3.4.2. Nhà nước cần tạo điều kiện phát triển công nghiệp quản trị rủi ro nhằm phát triển thị trường phái sinh, đưa công cụ phái sinh tiếp cận đến doanh nghiệp. Nhà nước cần tạo điều kiện và có chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp quản trị rủi ro nhằm phổ biến và ứng dụng công cụ phòng ngừa hiệu quả này cho doanh nghiệp CBG Việt Nam và toàn bộ nền kinh tế. Sự tăng trưởng trong quản trị rủi ro sẽ tạo ra một ngành công nghiệp cung cấp các dịch vụ tư vấn và dịch vụ phần mềm tin học. Các dịch vụ tư vấn bao gồm tư vấn về quản trị rủi ro tổng quát, dịch vụ pháp lý, kế toán và kiểm toán, dịch vụ tìm kiếm nguồn nhân lực v.v... Công nghiệp quản trị rủi ro được thực hiện bởi những người sử dụng cuối cùng (end users, các nhà kinh doanh (dealer) và các công ty khác như các công ty tư vấn và các công ty chuyên về phần mềm tin học. - Người sử dụng cuối cùng là một công ty, một công ty đầu tư hoặc một tổ chức tư nhân tham gia giao dịch phái sinh với nhà kinh doanh công cụ phái sinh. Bao gồm các công ty phi tài chính, các công ty đầu tư, các định chế tài chính không kinh doanh công cụ phái sinh mà sử dụng chúng để quản trị rủi ro. Chính phủ nhiều nước cũng sử dụng công cụ phái sinh cho những mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô của mình. Một số các tổ chức tư nhân khác như các hội từ thiện, các tổ chức giáo dục và các trường đại học cũng đều có sử dụng các công cụ phái sinh. - Các nhà kinh doanh là một công ty mà hoạt động của công ty này là thực hiện một vị thế trái ngược với người sử dụng cuối cùng trong một giao dịch sản phẩm phái sinh. Các nhà kinh doanh này thường phòng ngừa rủi ro của mình và kiếm lời trên chênh lệch của giá mua vào và giá bán ra. Bao gồm: các ngân hàng, các công đầu tư và các công ty môi giới. Các nhà kinh doanh thiết kế các sản phẩm phái sinh mới, hoạch định chiến lược phát triển quản trị rủi ro hiện đại, định giá các sản phẩm phái sinh. Để nâng cao chất lượng và doanh số kinh doanh dịch vụ phái sinh tài chính các công ty kinh doanh thuê các nhân viên tiếp thị, đó là những người có trách nhiệm gọi điện cho các doanh nghiệp, xác định nhu cầu quản trị rủi ro và cố gắng thuyết phục các doanh nghiệp tham gia vào 117 các giao dịch phái sinh. Bên cạnh đó các công ty kinh doanh này còn đầu tư dài hạn vào các phần cứng và phần mềm tin học để quản lý các vị thế công cụ phái sinh của mình. Các định chế tài chính chuyên nghiệp triển khai các giao dịch phái sinh như: ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, triển khai quảng bá các công cụ phái sinh, nhằm tạo ra sự nhận thức và hiểu biết cho khách hàng, nhà phát hành và nhà hoạch định chính sách về công dụng và cách thức sử dụng các công cụ tài chính phái sinh. Để thực hiện điều này, các ngân hàng cần rút kinh nghiệm và thay đổi cách tiếp thị chào bán các sản phẩm phái sinh, theo hướng là lựa chọn và huấn luyện kiến thức tiếp thị cho những nhân viên thật sự am hiểu về sản phẩm để trực tiếp giới thiệu và chào bán cho khách hàng. Ngoài ra, về lâu dài cần lập ra bộ phận chuyên tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng tìm kiếm thông tin, cách thức sử dụng các công cụ tài chính phái sinh cho cả hai mục tiêu kinh doanh và hạn chế rủi ro. 3.4.3. Từ phía Ngân hàng Nhà nước: nới lỏng vai trò điều hành của nhà nước vào thị trường. Hoạt động giao dịch phải thật sự có ý nghĩa trong điều kiện tình hình biến động của thị trường hoàn toàn khách quan. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp, những người kinh doanh ngoại tệ, … dựa vào những phán đoán về diễn biến của thị trường, họ sẽ lựa chọn các công cụ phái sinh thích hợp để thực hiện. Và để quá trình thực hiện giao dịch các công cụ này được thuận lợi thì cơ chế quản lý của ngân hàng Nhà Nước phải ngày càng được hoàn thiện, phải hoàn chỉnh khung pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, giao sau và quyền chọn. Đến thời điểm hiện nay, các văn bản pháp lý quy định cũng như hướng dẫn việc thực hiện các giao dịch phái sinh vẫn bị coi là chưa đầy đủ, trong khi thị trường phái sinh ở nước ta chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Điều đó đã khiến cho các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc thực hiện các giao dịch này. Cần có những quy định pháp lý cụ thể cho việc thực hiện các giao dịch phái sinh, đặc biệt là đối với giao dịch quyền chọn, một nghiệp vụ rất mới mà kỹ thuật giao dịch lại phức tạp. Đối với hợp đồng kỳ hạn, tuy là mang tính bắt buộc thực hiện nhưng lại tồn tại rủi ro là người mua có thể gặp phải tình trạng mất khả năng thanh toán, do đó cũng cần đến những quy định của pháp luật để đảm bảo tính thanh khoản cho những hợp đồng kỳ hạn. Trong bối cảnh hội nhập ở nước ta hiện nay, theo lộ trình hội nhập mà nước ta đã cam kết với tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nhà Nước cần nới lỏng dần chính sách can thiệp trực tiếp vào thị trường, hiện nay đã là +/-5% ( kể từ ngày 24/03/2009). Đến một thời điểm thích hợp, có thể xóa bỏ biên độ dao động tỉ giá hướng 118 đến tự do hóa chuyển đổi tiền đồng Việt Nam. Điều này sẽ đảm bảo tỷ giá phản ánh đúng cung cầu trên thị trường. Mặt khác, trên thị trường vốn chính sách tự do hóa bước đầu lãi suất tín dụng mang lại những hiệu quả tích cực, lãi suất ngày càng mang tính khách quan, phản ánh tương đối được thực trạng cung cầu vốn của thị trường. Với sự biến động của lãi suất tín dụng tác động đến thị trường ngoại hối mang tính khách quan hơn, đây sẽ là một tác nhân quan trọng kích thích các nhà đầu tư quan tâm đến giao dịch phái sinh. Ngân hàng Nhà nước cần có những dự báo về xu hướng biến động của tỷ giá, lãi suất càng chính xác càng tốt giúp cho các doanh nghiệp vận dụng các giao dịch phái sinh một cách hiệu quả. Ngân hàng Nhà Nước là cơ quan duy nhất hiện nay có khả năng dự báo được diễn biến của tỷ giá mà các doanh nghiệp có thể đặt niềm tin bởi vì ngoài vai trò điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà Nước còn là cơ quan phát đi những tín hiệu mà theo đó, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp có những phản ứng kịp thời để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hoặc hạn chế tổn thất do rủi ro tỷ giá mang lại. Do đó, nếu ngân hàng Nhà Nước có những dự báo càng chính xác về xu hướng biến động tỷ giá thì sẽ tạo được niềm tin rất lớn ở các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại, và khi đó các doanh nghiệp sẽ an tâm hơn trong việc sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đặc biệt là giao dịch kỳ hạn. Ngân hàng Nhà Nước cũng có thể cho phép thành lập một công ty hoặc một trung tâm thực hiện dịch vụ tư vấn về tỷ giá hối đoái. Cơ quan này có chức năng là kinh doanh môi giới, tư vấn về lĩnh vực tỷ giá hối đoái, dự báo về tỷ giá hối đoái và tư vấn sử dụng các công cụ hối đoái phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Thông tin do cơ quan này cung cấp có thể được truyền tải qua mạng (mở một trang web riêng) hoặc phát hành theo các tạp chí chuyên về tài chính hoặc kết hợp các phương tiện trên. Nếu có thể cơ quan này nên phát hành một tạp chí riêng để cung cấp những nhận định về tỷ giá và sự biến động tỷ giá. Các dự báo về tỷ giá là cơ sở để xác lập phí quyền chọn và là nhân tố quan trọng tạo nên kỳ vọng tỷ giá trong tương lai. Trong môi trường hội nhập đòi hỏi ngân hàng Nhà Nước phải uyển chuyển trong hoạt động, cũng như trong việc ban hành các quy định sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và những cam kết của Việt Nam đối với WTO. Để đáp ứng được những yêu cầu trong điều kiện hội nhập, thiết nghĩ ngân hàng Nhà Nước cần có những chuyển biến tích cực trong cách quản lý, và những thay đổi trong cách lập luận mà cụ thể là: - Cần phải nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành. 119 - Nâng cao vị thế và tính độc lập, tự chủ của Ngân hàng Nhà Nước trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, nhằm tăng cường hiệu lực của các công cụ quản lý. - Tăng cường phối hợp với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính quốc tế về chính sách tiền tệ, thông tin, và ngăn ngừa rủi ro, qua đó hạn chế được những biến động của thị trường. - Cải cách thể chế và hệ thống luật ngân hàng theo xu hướng quốc tế - Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính. Đồng thời, theo diễn biến phát triển của nền kinh tế, trong quá trình tự do hóa tài chính ngân hàng nhà nước đẩy mạnh điều chỉnh chính sách quản lý ngoại hối thông thoáng nhằm tạo ra sự hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Điều này, góp phần thúc đẩy sự đa dạng hóa các hình thức và quy mô các giao dịch phái sinh trên thị trường ngoại hối 3.4.4. Kiến nghị đối với Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam. Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ - Chế biến gỗ TPHCM, các Hội ở địa phương nên củng cố lại hệ thống quản lý thông tin một cách khoa học hơn và toàn diện hơn. Xây dựng kho dữ liệu để phân tích các biến động về giá cả sản phẩm bán ra, giá cả gỗ nguyên liệu, phụ liệu, đưa ra các dự báo biến động của giá gỗ nguyên liệu, các quy định về Luật pháp có ảnh hưởng đến sản phẩm đồ gỗ của từng thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU…. Hệ thống thông tin phải được cập nhật thường xuyên, liên tục những thay đổi từ môi trường sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm, thị trường thế giới và những đặc tính của từng thị trường về nhu cầu, tiêu chuẩn chất lượng, xu hướng tiêu dùng sản phẩm của ngành. Các doanh nghiệp cần thiết lập website cho riêng mình với đa ngôn ngữ của các nước là thị những trường lớn cho đồ gỗ xuất khẩu như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc để giới thiệu sản phẩm, thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam, đồng thời trang web này cần phải kết nối trực tiếp với trang web Bộ Công thương. Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam phải thể hiện tốt hơn nữa vai trò đầu mối liên kết các doanh nghiệp với nhau nhằm xây dựng thương hiệu “chất lượng đồ gỗ Việt Nam“, minh bạch và công khai trong hoạt động của các doanh nghiệp CBG, giúp doanh nghiệp nắm được tầm quan trọng của việc kiểm soát nội bộ và quản lý chặt chẽ những rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính phát sinh trong toàn ngành. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cần định hướng cho doanh nghiệp, tư vấn về việc t iếp cận và sử dụng vốn đầu tư, tránh lãnh phí đầu tư mà vẫn đạt được các mục tiêu đầu tư. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo giữa doanh nghiệp với nhau và các 120 chuyên gia tư vấn sử dụng công cụ phái sinh tài chính, công tác quản trị rủi ro tài chính tại doanh nghiệp nhằm giao thương, học hỏi kinh nghiệm. Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam nên kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính cho phép cùng với ngân hàng được thực hiện chức năng được trực tiếp đứng ra nhập khẩu nguyên liệu, phân phối lại cho doanh nghiệp, Hiệp hội cần phối hợp với ngân hàng và Bộ Công thương xây dựng và triển khai giao dịch hợp đồng giao sau quyền chọn gỗ xẻ trên sàn giao dịch Chicago. 3.4.5. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính. Kế toán phòng ngừa QTRR là những phương pháp kế toán các giao dịch phái sinh như các khoản lãi và lỗ trên các giao dịch phái sinh thay đổi theo các khoản lãi và lỗ trên các tài sản cơ sở. Bởi vì các đặc điểm không bình thường và tính chất mới mẻ của các sản phẩm phái sinh nên cho tới tận bây giờ các chuẩn mực kế toán vẫn chưa theo đuổi kịp hạch toán và quản lý các công cụ phái sinh. Các công cụ phái sinh được ghi chép vào các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, vì thế rất khó xác định từ báo cáo truyền thống các công cụ phái sinh nào được sử dụng và tác động của những giao dịch phái sinh lên thu nhập của công ty như thế nào. Hầu hết những khó khăn này bắt nguồn từ việc sử dụng rộng rãi và các ứng dụng của công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro, nên đã tạo ra những phức tạp đáng kể trong kế toán và thuế. Hiện nay, trong hạch toán kế toán dường như chỉ chú trọng tới phần lãi/ lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi/ lỗ dự kiến, chưa phát sinh thì dường như chưa được quan tâm. Cần sự hợp lực từ phía các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính (tháo gỡ vướng mắc về thuế và chế độ ghi sổ kế toán), cơ quan thuế và Ngân hàng Nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp lý, tổ chức hội thảo hay hướng dẫn các nghiệp vụ cụ thể. Một nhân tố khác cản trở đến sự phát triển của công cụ phái sinh là môi trường chính sách mà đầu tiên là việc tính thuế, chẳng hạn như quy định về mức thuế đánh trên lãi thu được từ việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi vừa kìm hãm vừa khó thực hiện vì lãi suất thả nổi biến động hàng ngày. 121 Kết luận chương 3: Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest), năm 2011, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam là rất lớn. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 của mặt hàng này có thể đạt tới 4,1- 4,2 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm 2010. Do đó vấn đề quản trị phòng ngừa rủi ro tài chính để phát triển bền vững là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích từ thực tiễn những nhân tố chủ yếu tác động đến rủi ro, mối quan tâm của DN về rủi ro và quản trị rủi ro tài chính; thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tài chính của các DN ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận với các công cụ tài chính phái sinh, sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính các doanh nghiệp CBG Việt Nam. Những giải pháp được đưa ra trên cơ sở xem xét các đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp CBG ở nước ta. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước về những vấn đề cần thiết phải được giải quyết để hỗ trợ DN tiếp cận công cụ phái sinh tài chính, sử dụng công cụ phái sinh tài chính để phòng ngừa rủi ro và nâng cao khả năng quản trị rủi ro tài chính. 122 KẾT LUẬN Chỉ từ khi nước ta gia nhập WTO, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, các bất cập của điều hành kinh tế vĩ mô bộc lộ, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, lãi suất và tỷ giá biến động thất thường, cạnh tranh ngày càng gay gắt, các vụ kiện bán phá giá xảy ra,… vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp mới được đề cập đến ngày một nhiều hơn, nhưng cũng mới chỉ là trên các báo chí, diễn đàn, các đề tài nghiên cứu, các hội nghị thảo luận. Theo các cam kết WTO, rồi đây doanh nghiệp nước ngoài sẽ có mặt ở thị trường nước ta nhiều hơn và tham gia sâu rộng hơn vào các ngành nghề, lĩnh vực địa bàn vốn trước đây là thị trường độc tôn của doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu gỗ Việt Nam nói riêng sẽ phải đối diện với nhiều loại rủi ro đến từ mọi biến động trên thị trường quốc tế cũng như trong nước và chịu sự cạnh tranh mạnh hơn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng đến quản trị rủi ro như là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược kinh doanh, chứ không thể tiếp tục theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”. Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày một phức tạp, doanh “Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro tài chính như thế nào” – Tạp chí Phát triển Kinh tế số 212, tháng 6 năm 2008 nghiệp cần phải có chiến lược phòng ngừa rủi ro bài bản, với sự tham gia của nhiều người, của toàn thể doanh nghiệp; nhất là khi quy mô hoạt động và các thay đổi của điều kiện thị trường vượt quá khả năng kiểm soát của mỗi cá nhân. Sau đây là một số kết quả chính của luận văn: 1. Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về quản trị rủi ro tài chính chuyên về đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở Việt Nam 2. Luận văn nêu được các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính, nguyên nhân và tác động của rủi ro tài chính. Sự cần thiết phải sử dụng sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính. Nghiên cứu điển hình Millar Western Forest Product giao dịch hợp đồng giao sau và quyền chọn sản phẩm gỗ xẻ trên sàn giao dịch Chicago (CME) và rút ra 5 bài học kinh nghiệm thiết thực cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam và rút bài học phát triển sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. 123 3. Tiến hành khảo sát 141 doanh nghiệp để đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu (trong đó có 120 bảng câu hỏi đủ tiêu chuẩn xử lý). Kết quả nghiên cứu rủi ro giá gỗ nguyên liệu là lớn nhất, đến rủi ro về lãi suất, kế là rủi ro về tỷ giá (những rủi ro này có mức độ quan trọng lớn nhất, lớn hơn 2 rủi ro còn lại là rủi ro năng lực kinh doanh và rủi ro tín dụng). Đồng thời cho thấy mức độ am hiểu đối với sản phẩm phái sinh tài chính của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. 4. Dựa trên số liệu khảo sát 120 doanh nghiệp. Tác giả đề xuất các giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. Giải pháp về phía doanh nghiệp, về phía Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại, những đề xuất liên quan đến Chính phủ, Bộ Công Thương và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Song do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế, nên những giải pháp trình bày trong luận văn này chắc chắn còn có nhiều thiếu sót và hạn chế. Kính mong Quý thầy, cô, các doanh nghiệp, các ngân hàng quan tâm đến vấn đề “Sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở Việt Nam” có ý kiến đóng góp thêm./. 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), “Quản trị rủi ro tài chính”, NXB Thống kê. 2. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa, PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, NXB Thống kê. 3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Định (2005), "Tài chính quốc tế", NXB Thống kê. 4. PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt (2006), “Đầu tư tài chính”, NXB Thống kê. 5. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV. 6. Nguyễn Thị Ngọc Trang, "Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro như thế nào", Tạp chí Phát triển kinh tế số 212, tháng 6 năm 2008. 7. Nguyễn Thị Ngọc Trang, “Biến động giá hậu WTO & chương trình hành động của doanh nghiệp: Quản trị rủi ro”, Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 13/01/2007. 8. Hồ Quốc Tuấn, "Xã hội cần tâm lý quản trị rủi ro", VnEconomy ngày 10/3/2008. 9. Trang tin điện tử công nghiệp Việt Nam (ngày 01/12/2006), "Những sai lầm trong quản trị tài chính", (ngày 21/12/2006) "Quy trình quản trị rủi ro tài chính", Mục Diễn đàn doanh nghiệp. Tiếng Anh 10. Agricultural products: An Introductory Guide to Random Length Lumber Futures and Options. CME group. 11. Wharton survey of derivatives usage by US non-financial firms, 1995. 12. Wharton survey of financial risk management by US non-financial firms,1998. 13. Graham, J.R, Harvey C.R, (2001). ‘The Theory and Practice of Corporate Finance: Evidence from the field’, Journal of Financial Economics, 60, 187-243. 14. Christine Helliar (2005), Financial Risk Management, University of Dundee, UK. 125 15. Hayne E.Leland (1998), Agency Costs, Risk Management, and Capital Structure. 16. The Institute of Chartered Accountants in England and Wales (2005), Risk Management in SMEs, The Faculty of Finance and Management, London. 17. UN-ECE (1998), Risk Management for Small and Medium - sized Enterprises in countries in transition. Thông tin tham khảo trên các Website: 18. www.chinhphu.vn; 19. www.cmegroup.com 20. www.gso.gov.vn; 21. www.mof.gov.vn, 22. www.mpi.gov.vn; 23. www.saigontimes.com.vn/tbktsg; 24. www.tuoitre online.com.vn; 25. www.tcptkt.ueh.edu.vn; 26. www.thanhnien.com.vn; 27. www.vnn.vn; 28. www.vnEconomy.vn. 126 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA. (Phục vụ công tác nghiên cứu KH) Xin chào Ông/Bà! Tôi là Cao Hữu Lộc. Hiện nay, tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài "Quản trị rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở Việt Nam". Bảng câu hỏi này là một phần của cuộc nghiên cứu nói trên. Sự trả lời khách quan của Ông/Bà là vô cùng cần thiết đối với chúng tôi. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác quí báu của Ông/Bà. Chúng tôi chỉ công bố các số liệu tổng hợp. Thông tin cá nhân của Ông/Bà và của doanh nghiệp được hoàn toàn tôn trọng. I. CÁC THÔNG TIN CHUNG Họ và tên người trả lời:……………………………................................ Chức danh trong doanh nghiệp………….……………………………… Tên doanh nghiệp:. . . . . . . . . . . . . . . . ….. . . . . . . . . . . ………………. Ngày ĐKKD lần đầu……………………….…………………………… Vốn điều lệ:……………….(triệu đồng); Số lao động sử dụng:…………..(người) Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp.. . .. . . . . . . . . . . . . . . ……………………………………………………….………………… II. PHẦN CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI Xin Ông/Bà vui lòng khoanh tròn vào một con số thể hiện mức độ đồng ý của Ông/Bà về vấn đề được nêu ra. 1.Doanh nghiệp của ông (bà) đã bao giờ chịu rủi ro (xin vui lòng nêu rõ loại rủi ro – nếu có). Chọn 1 trong các câu trả lời sau: a. Chưa bao giờ b. Đã gặp rủi ro, nhưng thiệt hại không lớn c. Đã gặp rủi ro và chịu thiệt hại lớn d.Nếu là (c) xin vui lòng nêu tóm tắt tình huống rủi ro:………….. …………………………………………………………………….. 2.Loại rủi ro nào doanh nghiệp của ông (bà) thường gặp nhất trong các rủi ro sau (ghi vào ô dưới đây, cho điểm ít gặp nhất điểm 1, tiếp theo điểm 2, 3, 4 và thường gặp nhất là điểm 5. Chọn 1 trong các câu trả lời sau: Rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5 Rủi ro thay đổi tỷ giá 1 2 3 4 5 Rủi ro biến động giá cả hàng hóa 1 2 3 4 5 127 Rủi ro tín dụng 1 2 3 4 5 Rủi ro năng lực cạnh tranh 1 2 3 4 5 Rủi ro khác (vui lòng ghi rõ loại rủi ro và cho điểm)…..……………… ……………………………………… 1 2 3 4 5 3.Trong điều hành hoạt động của doanh nghiệp, ông (bà) có cảm thấy quan ngại về khả năng rủi ro gây tổn thất cho doanh nghiệp? Chọn 1 trong 3 câu trả lời sau: a. Không quan ngại b. Bình thường c. Rất quan ngại 4.Loại rủi ro nào doanh nghiệp của ông (bà) quan ngại nhất trong các rủi ro sau đây (ghi vào ô dưới đây cho điểm ít quan ngại nhất là 1, tiếp theo điểm 2, 3, 4 và quan ngại nhất là điểm 5) Chọn 1 trong các câu trả lời sau và cho điểm đánh giá: Rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5 Rủi ro thay đổi tỷ giá 1 2 3 4 5 Rủi ro biến động giá cả hàng hóa 1 2 3 4 5 Rủi ro tín dụng 1 2 3 4 5 Rủi ro năng lực cạnh tranh 1 2 3 4 5 Rủi ro khác (vui lòng ghi rõ loại rủi ro và cho điểm)……………….…… ……………………………………… 1 2 3 4 5 5. Ông bà có cho rằng rủi ro có thể nhận diện, dự báo và nếu có quản trị rủi ro tốt có thể hạn chế được rủi ro? Chọn 1 trong các câu trả lời sau: a) Có thể quản lý, giảm thiểu được b) Có thể, nhưng khó thực hiện c) Không có tác dụng 6. Doanh nghiệp của ông (bà) có tiến hành biện pháp phòng ngừa rủi ro? Chọn 1 trong các câu trả lời sau: a. Chưa bao giờ b. Có nhưng không thường xuyên c. Rất thường xuyên 7. Cá nhân ông (bà) có am hiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro? Chọn 1 trong các câu trả lời sau: a. Không hiểu rõ b. Có hiểu, nhưng không nhiều c. Hiểu rõ 8. Doanh nghiệp của ông (bà) có sử dụng các sản phẩm phái sinh như là một công cụ phòng ngừa rủi ro? Chọn 1 trong các câu trả lời sau: a. Chưa bao giờ nghe đến b. Có biết, nhưng ít sử dụng 128 c. Thường xuyên sử dụng. 9. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, cá nhân ông (bà) có cho rằng quản trị rủi ro là một vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp? Chọn 1 trong các câu trả lời sau: a. Không cần thiết b. Bình thường c. Rất quan trọng 10. Nguồn nguyên liệu gỗ chế biến thành hàng xuất khẩu hiện nay của quý công ty là: a. Khai thác trong nước. b. Mua trong nước. c. Nhập khẩu. 11. Công ty bạn có bị áp lực thiếu vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh? Và thiếu khoản bao nhiêu trên vốn tự có của công ty? a. Có Tỷ lệ phần trăm trên vốn tự có: ……..% b. Không Tỷ lệ phần trăm trên vốn tự có: 0,00% 1.2. Để đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ, quý công ty sự hỗ trợ ở những mặt nào? a. Nguồn nguyên liệu đầu vào. 1 2 3 4 5 b.Vốn. 1 2 3 4 5 c. Thông tin về thị trường. 1 2 3 4 5 d. Công nghệ, máy móc hỗ trợ sản xuất. 1 2 3 4 5 e. Nhân lực. 1 2 3 4 5 f. Khác ……………………… 1 2 3 4 5 13. Trong danh nghiệp Ông (bà) có chức danh CFO (giám đốc tài chính) hay không? Chọn 1 trong 2: Có Không 14. Ông (bà) có hiểu biết các công cụ phái sinh nào sau đây và cho biết mức độ am hiểu(ghi vào ô dưới đây cho điểm ít am hiểu nhất là 1, tiếp theo điểm 2, 3, 4 và am hiểu nhất là điểm 5). Cho điểm số từng loại: Hoán đổi 1 2 3 4 5 Quyền chọn 1 2 3 4 5 Giao sau 1 2 3 4 5 Kỳ hạn 1 2 3 4 5 15. Mức độ sử dụng các công cụ phái sinh (ghi vào ô dưới đây cho điểm ít sử dụng nhất là 1, tiếp theo điểm 2, 3, 4 và sử dụng nhiều nhất là điểm 5). Cho điểm số từng loại: Hoán đổi 1 2 3 4 5 Quyền chọn 1 2 3 4 5 Giao sau 1 2 3 4 5 129 Kỳ hạn 1 2 3 4 5 16. Theo các ông (bà) các nguyên nhân nào sau đây ngăn trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh: - Doanh nghiệp chưa am hiểu: 1 2 3 4 5 - Biến động lãi suất và tỷ giá chưa đủ lớn 1 2 3 4 5 - Tâm lý ngại trách nhiệm 1 2 3 4 5 - DN chưa nhận thức đầy đủ về SPPS 1 2 3 4 5 - Sản phẩm không đáp ứng nhu cầu 1 2 3 4 5 - Qui định về hạch toán thuế bất lợi 1 2 3 4 5 - Pháp lý chưa rõ ràng 1 2 3 4 5 - Lý do khác 1 2 3 4 5 17. Theo các Ông bà 4 giải pháp nào sau đây, giải pháp nào là quan trọng nhất (ghi vào ô dưới đây cho điểm ít quan trọng nhất là 1, tiếp theo điểm 2, 3, 4 và quan trọng nhiều nhất là điểm 5): - Vấn đề về khuôn khổ pháp lý 1 2 3 4 5 - Giải pháp về kế toán và thuế (Qui định về hạch toán có lợi): 1 2 3 4 5 - Nâng cao nhận thức và trình độ của DN trong việc sử dụng sản phẩm phái sinh 1 2 3 4 5 - Nâng cao năng lực tư vấn của hệ thống ngân hàng trong KD sản phẩm phái sinh 1 2 3 4 5 18. Ông (bà) có kiến nghị gì với Chính phủ về trợ giúp cho DN nâng cao khả năng phòng chống rủi ro: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………................................................ .................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và những thông tin quý báo của quý công ty. Kính chúc quý công ty thành công tốt đẹp trong công việc kinh doanh. 130 PHU LỤC 2: Danh sách các công được chọn lọc phân tích, đánh giá. STT Tên công ty Địa chỉ Quốc gia đầu tư 01 Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Trường Thành Xã Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương Việt Nam 02 Công ty đồ gỗ Hiệp Long Áp 1B, P. An Phú, huyện Thuận An, Bình Dương Việt Nam 03 Công ty CP tổng hợp gỗ Tân Mai P. Thống Nhất, Biên Hoà, Đồng Nai Việt Nam 04 Công ty TNHH XNK Tài Anh Lô C3, KCN Gián Khẩu, Ninh Bình Việt Nam 05 Công ty CP công nghệ Đại Thành 90 Tây Sơn, Quy Nhơn, Bình Định Việt Nam 06 Công ty TNHH TM Ánh Việt KCN Phú Tài, Bình Định Việt Nam 07 Công ty CP XNK Việt Trang 278, Võ Thị Sáu, Q3 Việt Nam 08 Công ty TNHH gỗ Âu Châu Ấp Tân Lợi, xã Đất Cuốc, huyện Tân Uyên, BD Việt Nam 09 Công ty CP gỗ Minh Dương Ấp 1B, An Phú, Thuận An, Bình Dương Việt Nam 10 Công ty XNK Bình Định 01 Đống Đa, Quy Nhơn, Bình Định Việt Nam 11 Công ty SXĐTDV XNK Bình Định 198 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn, Bình Định Việt Nam 12 Công ty TNHH Mỹ nghệ Bông Mai Xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Việt Nam 13 Tổng công TNHH Khải Vy Số 4, Đào Trí, P.Phú Nhuận, Q7 Việt Nam 14 Công ty CP Lâm Nghiệp và XD An Khê Xã Song An, An Khê, Gia Lai Việt Nam 15 Công ty CP lâm đặc sản XK Quảng Nam Xã Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam Việt Nam 16 Công ty TNHH Trường Lâm KCN Phú Tài, Quy Nhơn, Bình Định Việt Nam 17 Công ty Sadaco 200 Bis, Lý Chính Thắng, Q3 Việt Nam 18 Công ty CP Phú Tài 278 Nguyễn Thị Định, Quy Nhơn, Bình Định Việt Nam 19 Công ty TMSX Tân Hoàng Mỹ 2/2400, Tân Phú, Q9 Việt Nam 20 Công ty CP chế biến gỗ Đức Thành 21/6D Phan Huy Ích, P14, Gò Vấp Việt Nam 21 Công ty CP Savimex 194 Nguyễn Công Trứ, Q1 Việt Nam 22 Công ty CP Nội thất Phan Ngọc 719 La Thành, Giảng Võ, Hà Nội Việt Nam 23 Công ty TNHH SX TM Dũng Kiệt Ấp Cây Dầu, P. Tân Phú, Q9 Việt Nam 24 Công ty TNHH TM DV SX Gia Mẫn Đạt 14 Trương Vĩnh Ký, P. Tân Thành, Quận Tân Phú Việt Nam 25 Công ty TNHH Lâm sản Hào Kiệt 455, QL 13, P. Hiệp BÌnh Phước, Thủ Đức Việt Nam 26 Công ty TNHH Hiếu Thành 78/4B, Bà Hôm, P.13, Q 6 Việt Nam 27 Công ty TNHH TM DV Huỳnh Gia 202B Sư Vạn Hạnh, P.9, Q5 Việt Nam 28 Công ty TNHH Mai Quốc Điện Biên Phủ, P. 25, Q BT Việt Nam 29 Công ty CP lâm nghiệp Miền Đông 235 Lý thường Kiệt, P6, Q Tân Bình Việt Nam 30 Công ty TNHH XD TM XNK Minh Quang 253 An Dương Vương, P3, Q5 Việt Nam 31 Công ty TNHH Niềm Bội Thu 491/273 Huỳnh Văn Bánh, P13, Q. Phú Nhuận Việt Nam 32 Công ty TNHH Gỗ Nhân Hòa 42/27 Hồ Đắc Di, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú Việt Nam 33 Công ty TNHH SX TM DV Phong Mỹ 70/1C1, KP 4, P. Đông Hưng Thuận, Q. 12 Việt Nam 34 Công ty CP Phú An Imexco 52/1 đường số 400, ấp Cây Dầu, P. Tân phú, Q.9 Việt Nam 35 Công ty TNHH Phúc Vượng 210 lô C, Cư xá Thanh Đa, P.27, Q. Bình Thạnh Việt Nam 36 Công ty TNHH SX TMDV Phùng Khánh 79/29E , Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 26, Bình Thạnh Việt Nam 37 Công ty TNHH TM Quốc Tế Vina 750/1/13 Nguyễn Kiệm, P4, Phú Nhuận Việt Nam 38 Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai Xã Chưhđrông, Pleiku, Tỉnh Gia Lai Việt Nam 131 39 Công ty CP SXKD lâm sản Gia Lai 17 Trường Chinh, Pleiku, Tỉnh Gia Lai Việt Nam 40 Công ty liên doanh SCANSIA PACIFIC KCN Tân Tạo, Quận Bình Tân, VN-Đài Loan 41 Công ty TNHH Đức Duy Bình ĐỊnh KCN Phú Tài, Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định Việt Nam 42 CTY TNHH TM Tân Đại Việt (TADACO) 308/1 KP7 P. Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức Việt Nam 43 CTY TNHH TM Tấn Đạt S12-13 Bàu Cát, P.14, Q.Tân Bình Việt Nam 44 CTY TNHH TMDV - SX Quốc duy 11/19 Nguyễn Oanh, P.10, Q.GV Việt Nam 45 CTY TNHH Trí Thạnh 37 LÔ A CC Lạc Long Quân P.5, Q.11 Việt Nam 46 CTY TNHH TM An Cường 702/1K Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10 Việt Nam 47 CTY TNHH GỖ 1911 288 Nguyễn Thị Tú, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân Việt Nam 48 CTY TNHH Thanh Hoa 466 Cao Thắng, P.12, Q.10 Việt Nam 49 CTY TNHH chế biến gỗ Tân Thành 17/9 QL13, P.Hiệp Bình Phước, Q.TĐ Việt Nam 50 CTY TNHH SX TM Trang trí nội thất Đông Gia 53 Ngô Gia Tự, P.2, Q.10 Việt Nam 51 Công ty TNHH TM và CB gỗ Tân Sài Gòn KCN Tam Phước Việt Nam 52 DNTN SX TM T & T E3-E4 Nguyễn Oanh, P.17, Q.GV Việt Nam 53 CTY TNHH SX TM đồ gỗ Sơn Sang 95/2/24 Bình lợi, P.13, Q.B Việt Nam 54 CTY TNHH gỗ XK Thái Bình (SAPSIMEX) X.An Phú, H.Thuận An, BD Việt Nam 55 Đại Thịnh FUNITURE 470 Ngô Gia Tự, P.4, Q.10 Việt Nam 56 CTY TNHH Đồ gỗ Lạc Viên P.Phước Long B, Q.9 Việt Nam 57 CTY TNHH Kỹ nghệ gỗ Trường Sơn 22 LÔ A Trường Sơn, P.15, Q.10 Việt Nam 58 CTY TNHH SX TM Thanh Dũng 386 Nơ Trang Long, P.13, Q.BT Việt Nam 59 CTY TNHH K.C.T 60/30A Phan Chu Trinh, P.24, Q.BT Việt Nam 60 CTY Lâm nghiệp Sài Gòn (FORIMEX) 8 Hoàng Hoa Thám, P.7, Q.BT Việt Nam 61 CTY TNHH SX Đồ gỗ Tân Mỹ Trân 360 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3 Việt Nam 62 CTY TNHH Mỹ Lai 31 ĐƯỜNG 11, P.11, Q.GV Việt Nam 63 Công ty Cổ phần Lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng Hoà Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng Việt Nam 64 Công ty Cổ phần Tân Tiến 49 Trần Cao Vân, Q. Thanh Khê, TP.Đà Nẵng Việt Nam 65 Công ty Cổ phần Vinafor Đà Nẵng 815 Ngô Quyền, Q. Sơn Trà, TP.Đà Nẵng. Việt Nam 66 Công ty Liên doanh Lâm sản Việt Lang KCN Hòa Khánh, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng Việt Nam 67 Công ty TNHH Khánh Phong 27 Phan Đăng Lưu,Q. Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Việt Nam 68 Công ty TNHH Minh Hưng 214 Đường 2/9, TP.Đà Nẵng Việt Nam 69 Công ty TNHH Mây tre đan Triệu Phú 261 Ngô Quyền, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng Việt Nam 70 Công ty TNHH Thanh Hòa Lô C1-21 Phạm Văn Đồng, TP.Đà Nẵng. Việt Nam 71 Công ty TNHH Thái Vân 268 Nguyễn Văn Linh, TP.Đà Nẵng Việt Nam 72 Công ty TNHH Đông Huy 38 Phó Đức Chính, Q. Sơn Trà, TP.Đà Nẵng. Việt Nam 73 Công ty Xây dựng và trang bị nội thất nhà trường Đà Nẵng 524 Cách Mạng Tháng Tám, Q. Khuê Trung, TP.Đà Nẵng Việt Nam 74 HTX Chế biến lâm sản Thanh Lộc 317 Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP.Đà Nẵng. Việt Nam 75 Lâm trường Sông Nam 173 Nguyễn Lương Bằng, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Việt Nam 132 76 Xí nghiệp 991 69 - 71 đường Duy Tân, TP. Đà Nẵng Việt Nam 77 Xí nghiệp chế biến Lâm nông sản xuất khẩu Đường số 11, KCN Hoà Khánh, TP.Đà Nẵng Việt Nam 78 Xí nghiệp chế biến lâm sản Hoà Nhơn Xã Hoà Nhơn, Hoà Vang, TP. Đà Nẵng Việt Nam 79 Xí nghiệp chế biến gỗ Hoàng Gia Hoà Cầm - Hoà Vang, TP.Đà Nẵng. Việt Nam 80 Xí nghiệp chế biến lâm sản Phước Tường 546B Tôn Đản, Phước Tường - Hoà Phát, TP.Đà Nẵng. Việt Nam 81 Công ty Đăng Long Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai Việt Nam 82 Công ty CP Lâm sản XK Quảng Nam Xã Điện Ngọc, Điện Biên, Quảng Nam Việt Nam 83 Công ty CPXD Kiến trúc AA 15 Nguyễn Huy Diệu, P. Thảo Điền Q2 Việt Nam 84 Công ty Đồng Nai KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai Việt Nam 85 Công ty Đồ gỗ Bảo Hưng Tân Uyên, Bình Dương Việt Nam 86 Công ty đồ gỗ Hiệp Long Ấ 1B, An Phú, Thuận An, Bình Dương Việt Nam 87 DNTN Toàn Tâm KCN Tam Phước Việt Nam 88 Công ty TNHH mộc Hưng Thịnh KCN Tam Phước Việt Nam 89 Công ty CP chế biến gỗ Pisico Tam Phước KCN Tam Phước Việt Nam 90 Công ty TNHH gỗ Hạnh Phúc KCN Tam Phước Việt Nam 91 Công ty TNHH Việt Hoằng KCN Hố Nai, Đồng Nai Đài Loan 92 Công ty TNHH Việt Tín (Việt Nam) KCN Nhơn Trạch I, Đồng Nai Đài Loan 93 Công ty TNHH chế biến đồ gỗ Sen He KCN Nhơn Trạch I, Đồng Nai Đài Loan 94 Công ty TNHH Livart Vina KCN Amata, Đồng Nai Hàn Quốc 95 Công ty TNHH Shirai Việt Nam KCN Amata, Đồng Nai Nhật Bản 96 Công ty TNHH Whittier Wood Products (Việt Nam) KCN Amata, Đồng Nai Mỹ 97 Công ty CP Nhất Nam KCN Biên Hòa I Việt Nam 98 Công ty TNHH San Lim Furniture Việt Nam KCN Bào Xéo Anh 99 Công ty TNHH Shing Mark Vina KCN Bào Xéo Đài Loan 100 Công ty TNHH công nghiệp Diing Jyuo Việt Nam KCN Tam Phước Đài Loan 101 Công ty TNHH Johnson Wood KCN Tam Phước Đài Loan- Malaysia 102 Công ty TNHH Tân Dương KCN Tam Phước Đài Loan 103 Công ty TNHH Shen Bao Furniture KCN Tam Phước Đài Loan 104 Công ty TNHH Mộc nghệ thuật KCN Tam Phước Đài Loan 105 Công ty TNHH Yuan Chang KCN Tam Phước Đài Loan 106 Công ty TNHH mộc Tai Fan KCN Tam Phước Đài Loan 107 Công ty TNHH Đại Nam Hoa KCN Tam Phước Trung Quốc 108 Công ty TNHH Pro-Concepts Việt Nam KCN Tam Phước Đài Loan 109 Công ty LD gỗ Vương Ngọc KCN Tam Phước Việt – Pháp 110 Công ty cổ phần Thế kỉ mới Lô 24B KĐTM Ngô Thì Nhậm, Hà Đông Việt Nam 111 Công ty TNHH công nghiệp King Jade Việt Nam KCN Tam Phước Đài Loan 112 Công ty TNHH sản xuất đồ mộc Chien Việt Nam KCN Tam Phước Đài Loan 133 113 Công ty TNHH Thịnh Nguyên Phát Việt Nam KCN Tam Phước Việt Nam 114 Chi nhánh Công ty Great Veca Việt Nam KCN Tam Phước Đài Loan 115 Công ty CP gỗ Hải Ngọc KCN Tam Phước Việt Nam 116 Chi nhánh Công ty TNHH gỗ Poh Huat Việt Nam KCN Tam Phước Malaysia 117 Công ty TNHH SXTM Tân Đông Dương KCN Tam Phước Việt Nam 118 Nhà máy Sấy Thăng hoa KCN Biên Hòa I Việt Nam 119 Chi nhánh Công ty TNHH SX Chế biến gỗ xuất khẩu Danh Nguyên KCN Biên Hòa I Việt Nam 120 Công ty TNHH Timber Industries KCN Tam Phước Đài Loan 121 Công ty TNHH SX hàng mây gỗ Đồng Nai- Bochang KCN Biên Hòa I Đài Loan 122 Công ty TNHH PPG Việt Nam KCN Biên Hòa I Mỹ 123 Công ty Kỹ nghệ gỗ Asy Việt Nam TNHH KCN Biên Hòa II Đài Loan 124 Công ty CPHH Homer (Việt Nam) KCN Biên Hòa II Đài Loan 125 Công ty Sản xuất thương mại Dịch vụ Đồng Nai KCN Biên Hòa II Viêt Nam 126 Công ty TNHH Công nghiệp Kiến Đạt KCN Loteco Đài Loan 127 Công ty TNHH SXTM và DV An Phúc KCN THẠNH PHÚ Viêt Nam 128 Công ty Công nghệ Chang Shin Việt Nam KCN THẠNH PHÚ Hàn Quốc 129 Công ty TNHH Vĩnh Hoàng KCN THẠNH PHÚ Viêt Nam 130 Xưởng chế biến và xuất nhập khẩu gỗ - Công ty TNHH Đồng Quốc Hưng KCN THẠNH PHÚ Viêt Nam 131 Công ty TNHH gỗ Lee Fu Việt Nam KCN Tam Phước Đài Loan 132 Công ty TNHH Huada Furniture Việt Nam KCN Tam Phước Đài Loan 133 Công ty TNHH TM quốc tế Gia Mỹ KCN Tam Phước Trung Quốc 134 Công ty TNHH Cariyan Wooden (Việt Nam) KCN Tam Phước Đài Loan 135 Công ty TNHH đồ mộc Woodcraft(Việt Nam) KCN Tam Phước Mỹ 136 Công ty TNHH Segis (Việt Nam) KCN Tam Phước Viêt Nam, Ý 137 Công ty TNHH Vinapoly KCN Biên Hoà II Trung Quốc 138 Công ty Cheer Hope Việt Nam KCN Biên Hoà I VN-Đài Loan 139 Công ty TNHH Fine Decor KCN Loteco Hàn Quốc 140 Công ty TNHH E & C KCN Bào Xéo Úc 141 CTY TNHH TM & SX POLYTECH KCN Tân Thới Hiệp Trần Quốc Hoàn, P.Hiệp Thành, Q.12 Đài Loan 134 PHỤ LỤC 3: ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG GỖ Ở THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA MỸ VÀ ĐẶC ĐIỂM GIAO DỊCH GỖ XẺ TRÊN CME. Những nguyên tắc về phân hạng gỗ xẻ được ngành công nghiệp gỗ cứng ở Mỹ chấp nhận và dựa trên hệ thống đo lường của Anh với hệ đơn vị inch và feet. Ngược lại, đa số thị trường xuất khẩu quen thuộc hơn với chuẩn hệ mét. Ngoài ra, qui định phân hạng được phát triển dựa trên chiều dài và rộng ngẫu nhiên của bản gỗ xẻ. Bất kỳ việc lựa chọn tiêu chí kỹ thuật đặc biệt nào cũng cần phải được thảo luận trước khi đặt hàng. Đơn vị đo lường “board foot” (Board Foot) Một board foot (BF) là đơn vị để đo gỗ xẻ từ loài cây gỗ cứng. Một BF có nghĩa là: 1 foot dài x 1 foot rộng x 1 inch dày. (1 foot = 0.305 mét, 1 inch = 25.4 mm) Công thức xác định board feet của một tấm ván là: (số inch bề rộng x số feet bề dài x số inch bề dày) chia cho 12. Tỉ lệ phần trăm gỗ tốt cần có đối với mỗi cấp hạng được tính dựa trên đơn vị đo lường 12’ này Diện tích bề mặt (Surface measure) Diện tích bề mặt (SM) của một tấm gỗ được tính bằng feet vuông. Để xác định diện tích bề mặt, ta nhân bề rộng của tấm gỗ (đơn vị inch) với chiều dài của tấm gỗ (đơn vị feet) rồi chia tổng số cho 12. Kết quả được làm tròn số lên hoặc xuống đến số chẵn gần nhất. Tỉ lệ phần trăm gỗ tốt cần có ở mỗi hạng được tính dựa trên diện tích bề mặt chứ không phải BF, do đó tất cả các tấm gỗ với độ dày dù là bao nhiêu cũng đều được xếp hạng như nhau. Sau đây là một số ví dụ về cách tính diện tích bề mặt: 61⁄2" x 8' ÷ 12 = 41⁄3 = 4' SM 8" x 12' ÷ 12 = 8' SM 10" x 13' ÷ 12 = 1010⁄12 = 11' SM Ví dụ về SM và BF: Tấm gỗ ở trên dày 2”, rộng 6 ¼” và dài 8 feet. 6 ¼” x 8’ ÷ 12 = 4 ¼ . Do đó SM là 4’. Nhân SM với độ dày 2” và BF sẽ là 8’. Khi chuẩn bị nhãn cho kiện hàng xuất khẩu, tấm gỗ được đo bề rộng và bề dài. Bề rộng ngẫu nhiên nhiều hay ít hơn nửa (1/2) inch đều được làm tròn số đến số inch chẵn gần nhất. Nếu bề rộng bằng đúng nửa inch thì có thể chọn cách làm tròn lên hoặc xuống. Bề dài có số dư hơn một foot luôn luôn được làm tròn xuống đến số foot chẵn gần nhất. Chẳng hạn như một tấm ván rộng 5 ¼” và dài 8 ½ feet được tính lại là rộng 5” và dài 8 feet. Độ dày chuẩn với gỗ xẻ thô (Standard thickness for rough sawn lumber) 135 Độ dày chuẩn đối với gỗ xẻ thô được tính bằng đơn vị một phần tư của một inch. Thí dụ: 1 inch = 4/4 . Đa số sản lượng gỗ xẻ của loại cây gỗ cứng của Hoa Kỳ được xẻ với độ dày dao động từ 1 đến 2 inch, mặc dù cũng có những quy cách khác về độ dày trong một số đợt đặt hàng với số lượng giới hạn hơn. Độ dày chuẩn và số đo tương ứng trong hệ mét của chúng được trình bày dưới đây: Độ dày chuẩn đối với gỗ xẻ đã được bào nhẵn bề mặt (Standard thickness for surface (planed) lumber) Khi gỗ xẻ thô được bào nhẵn bề mặt để đạt bề dày cuối cùng, những khuyết điểm như nứt, loang màu, cong vênh không được tính đến vào lúc phân cấp hạng gỗ nếu chúng có thể được loại bỏ trong quy trình bào nhẵn bề mặt. Độ dày cuối cùng đối với gỗ xẻ từ 1 ½” trở xuống có thể xác định bằng cách trừ đi 3/16” từ bề dày danh nghĩa. Đối với gỗ xẻ có độ dày từ 1 ¾” trở lên thì trừ đi ¼”. Cách đo gỗ xẻ sấy trong lò (measurement of kiln dried lumber) - Số lượng tịnh: là số board feet đo được trong thực tế của gỗ xẻ sau khi đã sấy trong lò. - Số lượng thô hay còn tươi: là số board feet đo được trước khi gỗ xẻ được sấy trong lò. Khi gỗ xẻ đã qua lò sấy được bán theo cách tính này thì người mua có thể ước tính số lượng gỗ nhận được trong thực tế thấp hơn khoảng 7% board feet vì hiện tựợng co rút trong quy trình sấy. Ước tính board feet của một kiện gỗ xẻ (estimating board feet in a bundle of lumber) Để xác định board feet của một tấm gỗ, ta nhân diện tích bề mặt với độ dày. Một kiện gỗ cũng có thể được tính tương tự như thế. Đầu tiên, tính diện tích bề mặt của một lớp gỗ. Diện tích này được tính bằng cách nhân bề rộng của kiện gỗ, đã trừ đi các khe hở, với bề dài của kiện gỗ và chia kết quả cho 12. Nếu kiện gỗ không đồng nhất về bề dài thì sử dụng bề dài trung bình. Một khi đã ước tính xong một lớp, nhân kết quả lớp này với tổng số lớp. Ví dụ: Bề rộng trung bình của khối là 40” (chỉ tính gỗ xẻ, sau kh đã loại trừ các khoảng trống giữa các tấm gỗ). Bề dài của khối là 10’. 40” x 10’ = 400 ÷ 12 = 33.33 Bề dày của gỗ: 8/4 x 2 = 66.66 Số lớp x 10 = 666.67 Như vậy số board feet ước tính của khối gỗ là 667 BF. Cách quy đổi 136 1": 25.4 millimetres (mm) 1m3: 424 board feet (BF) 1m: 3.281 feet 1m3: 35.315 cubic feet (cu.ft) 1,000BF: (1MBF) 2.36 m3 Các đặc điểm của hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch Chicago: Hợp đồng giao sau chiều dài và rộng ngẫu nhiên của bản gỗ xẻ : Sản phẩm Gỗ xẻ 2x4, độ dày 8-20 foot Nơi giao dịch Sàn mua bán trực tiếp, sàn giao dịch hệ thống CME Quy mô hợp đồng 110.000 BF(board feet) Mức tăng giá tối thiểu $0,10 cho mỗi 1.000 BF (MBF) Mức giá giới hạn trong ngày $10 cho mỗi MBF, có thể tới $15 cho mỗi MBF Tháng hợp đồng giao sau 6 tháng trong năm (Tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng chín, tháng 11) Ngày cuối giao dịch kinh doanh vào các ngày trước ngày 16 tháng hợp đồng giao sau Vị trí giới hạn 1.000 hợp đồng trong tháng hợp đồng giao sau Hợp đồng quyền chọn chiều dài và rộng ngẫu nhiên của bản gỗ xẻ: Sản phẩm Hợp đồng giao sau chiều dài và rộng ngẫu nhiên của bản gỗ xẻ Nơi giao dịch Sàn mua bán trực tiếp, sàn giao dịch hệ thống CME Quy mô hợp đồng 01 hợp đồng giao sau chiều dài và rộng ngẫu nhiên của bản gỗ xẻ Mức tăng giá tối thiểu $0,10 cho mỗi 1.000 BF (MBF) Giá thực hiện (strike price) $5 cho mỗi MBF Mức giá giới hạn trong ngày Không Tháng hợp đồng giao sau tất cả các tháng trong năm Ngày cuối giao dịch kinh doanh vào các ngày trước tháng hợp đồng giao sau Vị trí giới hạn 1.000 hợp đồng trong tháng hợp đồng giao sau 137 PHỤ LỤC 4: Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Trường Thành. Giải thích các chữ viết tắt trong sơ đồ bộ máy tổ chức. Bảng cân đối kế toán hợp nhất TÀI SẢN Năm 2010 Năm 2009 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.814.445.587.572 1.482.306.045.897 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 12.301.866.348 6.930.111.951 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 36.071.755.400 11.688.443.950 3. Các khoản phải thu 479.057.890.577 600.496.805.404 4. Hàng tồn kho 1.221.704.796.293 984.136.017.703 5. Tài sản ngắn hạn khác 65.309.278.954 58.038.899.481 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 774.450.684.254 515.012.949.181 1. Các khoản phải thu dài hạn 2. Tài sản cố định 487.919.444.529 151.486.896.004 3. Bất động sản đầu tư 4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 278.330.336.657 360.057.214.095 5. Tài sản dài hạn khác 8.200.903.069 3.468.839.082 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2.588.896.271.826 1.997.318.995.078 NGUỒN VỐN Năm 2010 Năm 2009 A. NỢ PHẢI TRẢ 1.761.635.788.802 1.482.306.045.897 1. Nợ ngắn hạn 1.658.903.717.637 1.470.924.959.125 2. Nợ dài hạn 102.732.071.166 11.381.086.772 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 734.310.172.549 672.601.946.940 1. Vốn chủ sở hữu 734.310.172.549 672.601.946.940 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 92.950.310.475 21.395.234.833 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2.588.896.271.826 2.176.303.227.670 138 Bảng kết quả sản xuất kinh doanh công ty Trường Thành CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2009 Tổng doanh thu 2.211.763.182.184 1.903.485.815.567 Các khoản giảm trừ doanh thu 19.903.207.987 1.832.960.407 Doanh thu thuần 2.191.859.974.197 1.901.652.855.160 Giá vốn hàng bán 1.829.035.434.506 1.734.784.376.516 Lợi nhuận gộp 362.824.539.691 166.868.478.644 Doanh thu hoạt động tài chính 15.708.215.683 15.742.749.855 Chi phí hoạt động tài chính 182.635.024.749 87.756.744.963 Trong đó: Chi phí lãi vay 169.175.711.623 83.028.630.953 Chi phí bán hàng 28.597.435.988 21.584.590.899 Chi phí QL doanh nghiệp 85.938.767.614 55.353.827.516 Lợi nhuận từ hoạt động KD 81.361.527.023 17.916.065.121 Thu nhập khác 4.003.095.245 12.644.704.449 Chi phí khác 765.190.473 1.622.043.858 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 84.599.431.795 28.938.725.712 Chi phí thuế TNDN hiện hành 5.092.996.869 4.579.637.393 Lợi nhuận sau thuế TNDN 79.506.434.926 24.359.088.319 Giải thích các chữ viết tắt trong sơ đồ bộ máy tổ chức: QLCL: Quản lý chất lượng. TK-KT: Kỹ thuật - Thiết kế. QLNLT: Quản lý nguyên liệu thô. KH-NVL: Kế hoạch nguyên vật liệu. KDTT: Kinh doanh tiếp thị. TC-KT: Tài chính kế toán. XNK: Xuất nhập khẩu. HC-NS: Hành chính- Nhân sự. CNTT: Công nghệ thông tin.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_su_dung_cong_cu_phai_sinh_de_phong_ngua_rui_ro_tai_chinh_cua_cac_doanh_nghiep_san_xuat.pdf
Tài liệu liên quan