PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tài chính quốc gia là một khâu trọng yếu trong việc Nhà nước thực hiện vai trò quản lý xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; trong đó, quản lý thu Ngân sách nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách tài chính quốc gia. Trong điều kiện cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý thay đổi thì hệ quả tất yếu là chính sách tài chính nói chung và công tác quản lý, điều hành hoạt động thu ngân sách nói riêng cũng phải đổi mới. Do vậy, cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương cũng cần được cải tiến trên một số mặt nhất định.
Huyện Bố Trạch, là một trong bảy huyện, thành phố của tỉnh Quảng Bình, có 28 xã và 2 thị trấn với diện tích gần 2.125 km2, dân số năm 2007 là 17,65 vạn người. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2002-2007 là 8.5%. Quản lý thu Ngân sách nhà nước trên điạ bàn, đặc biệt là nguồn thu trong cân đối đã được chú trọng cải tiến. Tuy nhiên, việc quản lý còn thiếu tập trung, thống nhất; nhiều nguồn lực tài chính không được động viên vào Ngân sách Nhà nước; chính quyền cấp xã và một số đơn vị có liên quan còn xem nhẹ công tác thu ngân sách và coi đó là nhiệm vụ của riêng ngành thuế; nguồn thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm chưa đảm bảo tự cân đối chi, chủ yếu là từ nguồn cấp quyền sử dụng đất. Việc phát hiện và nuôi dưỡng các nguồn thu, triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu trong cân đối ngân sách để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết.
Xuất phát từ đó, vấn đề “Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” đã được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Dựa trên cơ sở lý luận về thu Ngân sách nhà nước và kết quả phân tích đánh giá thực trạng thu ngân sách trên địa bàn, đề xuất các giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về NSNN, thu ngân sách và cân đối ngân sách làm cơ sở khoa học cho đề tài luận văn;
- Phân tích đánh giá thực trạng thu trong cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn nghiên cứu trong thời kỳ 2005 – 2008;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thu ngân sách và tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ mới đến năm 2015.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.1.1. Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ Phòng Tài chính – kế hoạch huyện, Chi cục thuế huyện, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên – Môi trường, văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện giai đoạn 2005 – 2008 nhằm đánh giá thực trạng các nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn và công tác quản lý thu ngân sách giai đoạn 2005 – 2008.
3.1.2. Số liệu sơ cấp
Được thu thập từ việc điều tra các cán bộ giữ chức vụ chủ chốt tại 28/30 xã, thị trấn và các đơn vị cấp huyện có liên quan đến công tác thu ngân sách để đánh giá thực trạng công tác quản lý và phát triển các nguồn thu. Ngoài ra, Luận văn còn tiến hành thu thập thông tin từ các chủ doanh nghiệp trực thuộc Chi cục thuế quản lý thu để so sánh sự khác biệt giữa đối tượng quản lý Nhà nước và đối tượng nộp ngân sách trong việc đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách. Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phiếu điều tra do người được phỏng vấn tự điền thông tin. Nhờ đó có thể đánh giá các vấn đề có tính chất định tính liên quan đến công tác thu ngân sách trên địa bàn.
3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Dùng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng thu ngân sách trên địa bàn nghiên cứu theo các tiêu thức (góc độ) khác nhau. Các số liệu được xử lý, tính toán trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng.
3.3. Phương pháp phân tích
- Dùng phương pháp thống kê mô tả để xác định xu hướng biến động của từng nguồn thu trong cân đối ngân sách nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá công tác thu ngân sách;
- Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế và thống kê toán để phân tích, đánh giá và kiểm định thực trạng thu trong cân đối ngân sách trên cơ sở các số liệu thứ cấp và sơ cấp đã được tổng hợp.
3.4. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo
Ngoài những phương pháp kể trên, Luận văn còn thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý có liên quan đến công tác thu ngân sách như: Các cán bộ lãnh đạo cấp huyện và cấp xã, các cán bộ làm công tác tài chính lâu năm, Giám đốc các doanh nghiệp và công ty TNHH trực thuộc Chi cục thuế quản lý thu để có căn cứ khoa học cho việc rút ra các kết luận một cách xác đáng và đề ra các giải pháp tăng nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các nguồn thu trong cân đối ngân sách.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2005 – 2008 và đề xuất giải pháp đến năm 2015.
149 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2662 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng cơ bản khu vực tư nhân.
3.3.2.2. Đối với các khoản thu từ đất đai
Tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 để có căn cứ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo đúng luật định, tránh tình trạng đầu cơ chờ quy hoạch để trục lợi.
Công bố công khai các thông tin liên quan đến các dự án đầu tư, quy hoạch và các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng.
Thay đổi phương thức đấu giá cấp quyền sử dụng đất, các cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá phải xác định rõ vị trí lô đất được đấu giá, có thể tham gia đấu giá nhiều lô nhưng phải nộp lệ phí và tiền cọc cho từng lô tham gia đấu giá. Việc đấu giá được tổ chức bằng cách hô giá trực tiếp bằng lời (không ghi phiếu).
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với những khu đất có khả năng sinh lợi cao để tổ chức đấu giá cấp quyền sử dụng đất.
3.3.2.3. Các khoản thu phí và lệ phí
Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Tập trung vào việc tiếp tục rà soát, khai thác các nguồn thu trên địa bàn, áp dụng đúng mức thu và tỷ lệ điều tiết các khoản thu phí và lệ phí theo Nghị quyết của HĐND tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thu nộp phí và lệ phí vào Ngân sách nhà nước của các đơn vị, địa phương và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm quy trình quản lý thu phí và lệ phí trong việc sử dụng chứng từ, mức thu và chế độ thu nộp không đúng quy định. Chi cục Thuế đôn đốc các đơn vị ủy nhiệm thu kê khai, thu nộp phí và lệ phí theo quy định hiện hành. Tập trung quản lý, khai thác những nguồn thu mới phát sinh như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt...Cùng với các biện pháp trên, các địa phương, đơn vị cần phối hợp chặt chẽ hơn với ngành chức năng, niêm yết công khai các loại phí và lệ phí, mức thu để người dân thực hiện và giám sát hoạt động này của chính quyền, ngành chức năng. Đối với các loại phí mới, nguồn thu lớn cần xây dựng đề án chống thất thu riêng. Cơ quan thuế kiểm tra việc sử dụng ấn chỉ, chứng từ thu tại các đơn vị từ đó có biện pháp chấn chỉnh những sai phạm kịp thời. Các tổ chức cá nhân tham gia thu phí và lệ phí thường xuyên cập nhật chính sách mới và thực hiện nghiêm quy trình thu, nộp phí và lệ phí theo quy định của Nhà nước.
3.3.3. Giải pháp về hoàn thiện và cải tiến công tác tổ chức cán bộ và bộ máy quản lý thu thuế
3.3.3.1. Về công tác tổ chức, cán bộ
Trước hết phải quan tâm chú ý đến chất lượng công tác của cán bộ thuế. Trong các nguyên nhân còn để thất thu thuế thì nguyên nhân quan trọng là do cán bộ thuế chưa đủ năng lực, trình độ quản lý để hướng dẫn, giúp đỡ các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh tổ chức hạch toán kinh doanh, thực hiện chế độ kế toán trên cơ sở đó để thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước. Do đó vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải nâng cao trình độ quản lý của cán bộ thuế về mọi mặt, nắm vững luật pháp nhất là các Luật thuế, trình độ quản lý hành chính, trình độ về kế toán, vi tính trình độ về lý luận chính trị, đạo đức tác phong... bằng cách:
- Trên cơ sở đội ngũ cán bộ thuế hiện có tiến hành phân loại và có kế hoạch bồi dưỡng về từng mặt. Trước hết, chú trọng đến đội ngũ đội trưởng đội thuế các xã, thị trấn, cán bộ thanh tra và cán bộ thuế làm công tác tuyên truyền.
- Để nâng cao ý thức tự học tập, tự tu dưỡng rèn luyện thường xuyên phải kiểm tra đánh giá chất lượng công tác thông qua kết quả nhiệm vụ thu thuế được giao. Định kỳ 6 tháng (hoặc 1 năm) tổ chức kiểm tra trình độ về nghiệp vụ, kiến thức nội dung các chính sách thuế... nếu không đạt yêu cầu thì kéo dài thời gian nâng lương và cắt giảm tiền thưởng.
- Xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với cán bộ vi phạm 10 điều kỷ luật của ngành từ hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ lương, cách chức và buộc thôi việc.
- Qui hoạch cán bộ kế cận từ đội trưởng đội thuế đến lãnh đạo Cục và có kế hoạch đào tạo cơ bản. Những người không đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, không đủ tín nhiệm với tập thể cần phải được thay thế, tránh tình trạng trì trệ, ngại đổi mới.
3.3.3.2. Củng cố đội thuế xã, thị trấn
Đội thuế xã, thị trấn là cơ sở, chân rết của bộ máy thuế, là nơi trực tiếp quản lý đối tượng sản xuất kinh doanh, việc quản lý và thu thuế tốt hay không tốt, chặt chẽ hay không chặt chẽ đều xuất phát từ đây. Do đó việc cũng cố đội thuế xã, thị trấn mang một ý nghĩa hết sức trọng yếu.
Để củng cố lại đội thuế xã, thị trấn cần phải tiến hành thực hiện một số công việc sau đây:
- Soát xét lại mạng lưới đội thuế xã, thị trấn. Đối với những đội thuế liên xã nếu địa bàn quá rộng hoặc đối tượng quản lý lớn và phức tạp, cần cân đối lại phạm vi và số lượng cơ sở, hộ kinh doanh để thành lập thêm đội thuế mới sao cho phù hợp với những năng lực quản lý và khối lượng công việc tránh trường hợp quá sức, không thể quản lý tốt gây thất thu thuế.
- Kết quả thực hiện chính sách thuế phần lớn phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của đội thuế, do đó cần phải có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động .
+ Đội trưởng, đội phó đội thuế phải được bồi dưỡng để nắm vững chính sách, chế độ thuế, bồi dưỡng về kiến thức quản lý hành chính, phương pháp làm việc và cách thức tổ chức thực hiện công việc được giao, nâng cao khả năng điều hành công việc.
+ Có qui chế về chức năng, nhiệm vụ của đội thuế, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng cán bộ thuế trong đội. Hàng tuần, tháng phải có chương trình làm việc cụ thể của cả đội và từng cá nhân.
+ Cán bộ kiểm tra Chi cục thuế và lãnh đạo Chi cục thường xuyên kiểm tra hoạt động của đội thuế, bổ khuyết kịp thời những sai sót, tồn tại.
+ Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho các đội thuế như trụ sở làm việc, tài liệu sổ sách, điều kiện ăn ở, sinh hoạt. Mỗi đội phải được trang bị ít nhất 1 bộ loa, đài máy móc phục vụ cho việc tuyên truyền cổ động.
- Tranh thủ sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với Cấp uỷ và Chính quyền, với hội đồng tư vấn thuế xã, thị trấn. Mọi quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ đều phải được đội thuế báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Cấp uỷ và Chính quyền.
Tuy nhiên, sự phối hợp và tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo của Cấp uỷ, Chính quyền và hội đồng tư vấn xã, thị trấn, đội thuế cũng phải có tính độc lập tương đối trên cơ sở tuân thủ pháp luật, chính sách chế độ thuế để tránh trường hợp nể nang, vi phạm nguyên tắc, để các nguồn thu thuế cho xã, thị trấn thu phí và lệ phí vì ngân sách xã được hưởng 100% hay chiếu cố cho họ hàng thân thích...
3.3.4. Giải pháp về tăng cường vận động, giáo dục, tuyên truyền về thuế
Bản chất của thuế phản ánh quyền lực của Nhà nước, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, thuế là công cụ của Nhà nước đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách quốc gia, góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thực hiện công bằng xã hội. Tuy vậy trên thực tế không phải ai ai cũng hiểu đầy đủ vai trò, vị trí và tác dụng của thuế. Do đó việc làm cho mọi người hiểu về thuế là một việc làm hết sức khó khăn.
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền pháp luật thuế ở địa phương đã được chú trọng và đẩy mạnh, góp phần thiết thực vào công tác thu thuế của Nhà nước. Song hình thức tuyên truyền chưa được phong phú, đa dạng, sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các ban ngành đoàn thể, các cơ quan thông tin tuyên truyền ở địa phương chưa chặt chẽ đồng bộ, thiếu sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Do đó hiệu quả của công tác tuyên truyền mang lại chưa cao, chưa mang tính chất giáo dục làm cho mọi công dân và tổ chức kinh tế hiểu biết đầy đủ về pháp luật thuế, về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân đối với việc nộp thuế và giám sát thực hiện chính sách thuế.
Để tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, góp phần thiết thực, hiệu quả hơn vào công tác thu thuế, chúng tôi đề xuất thực hiện một số biện pháp sau:
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như Đài truyền thanh huyện và các trạm truyền thanh xã để phát và đăng tải các bài viết tuyên truyền về thuế. Biện pháp này trước đây đã thực hiện nhưng bây giờ phải tăng cường đảm bảo tính thường xuyên, liên tục. Cơ quan thuế cung cấp tài liệu, nội dung chính sách thuế nhất là những luật thuế mới và những sửa đổi, bổ sung cho các phóng viên để viết tin bài, đồng thời khuyến khích cán bộ thuế viết tin bài.
- Thành lập các câu lạc bộ pháp luật thuế từ tỉnh đến các xã, đây là một hình thức làm mới nhằm tuyên truyền, giáo dục, giải đáp những thắc mắc về thuế cho mọi công dân và tổ chức kinh tế. Ban chủ nhiệm câu lạc bộ các cấp gồm đại diện các ban ngành, đoàn thể như: Thuế, Tư pháp, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn... do ngành thuế làm chủ nhiệm, chủ trì, tư pháp làm phó chủ nhiệm.
- Mở các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật thuế do ngành thuế phối hợp với ngành tư pháp tổ chức cùng với các tổ chức đoàn thể như Thanh niên, Phụ nữ, Công đoàn, trường học... cơ quan thuế các cấp soạn thảo chương trình, các câu hỏi, đáp án cho các cuộc thi này. Phối hợp với ngành giáo dục đào tạo nghiên cứu đưa công tác phổ biến giáo dục pháp luật thuế vào các trường học phổ thông, các trường đào tạo ngành nghề, các lớp học bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ... tạo điều kiện cho công tác tổ chức giáo dục tuyên truyền pháp luật thuế đối với mọi tầng lớp nhân dân và học sinh.
- Tổ chức văn nghệ cổ động tuyên truyền kết hợp phổ biến các nội dung văn bản pháp luật thuế. Để thực hiện hình thức tuyên truyền này, ngành thuế cần phối hợp với ngành văn hoá thông tin tổ chức cho các đội thông tin phổ biến các văn bản bằng xe lưu động. Thu băng cát sét nội dung tuyên truyền đưa về các tổ thông tin tuyên truyền xã, thị trấn để phát cho nhân dân nghe và thông hiểu nội dung các văn bản pháp luật thuế. Đồng thời biên soạn các chương trình văn nghệ với chủ đề chấp hành pháp luật thuế, nêu gương người tốt việc tốt, phê phán hành vi trốn thuế, không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế và tổ chức biểu diễn cổ động tại khu văn hoá xã, phường. Treo panô, áp phích, khẩu hiệu... tuyên truyền về pháp luật thuế.
- Soạn thảo tài liệu hỏi, đáp pháp luật thuế nhất là các chính sách chế độ mới ban hành, tổ chức in ấn dưới dạng sách, báo, tờ rơi... phát hành miễn phí cho các cấp chính quyền và các đối tượng sản xuất kinh doanh để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuế.
3.3.5. Giải pháp về sự phối hợp giữa cơ quan thuế với chính quyền, đoàn thể các cấp và các cơ quan đơn vị liên quan trên địa bàn về công tác quản lý thu
Xuất phát từ đặc điểm thuế là biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính quyền lực, tính cưỡng chế và tính pháp lý cao, thu thuế là nhiệm vụ kinh tế - chính trị tổng hợp. Do đó công tác thuế một mình ngành thuế không thể đảm đương được tốt mà cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên với chính quyền, đoàn thể các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước.
Thực tế đã chứng minh nếu không có sự chỉ đạo sát sao và sự hổ trợ tích cực của các ngành, các cấp thì cơ quan thuế khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ giao. Trong những năm qua cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm chỉ đạo đến công tác thuế, cơ quan thuế các cấp đã có sự phối kết hợp với các cơ quan ban ngành liên quan, hỗ trợ cho việc quản lý và thu thuế trên địa bàn, đưa đến kết quả thu thuế ngày càng cao và có hiệu quả. Song mối quan hệ phối hợp đó chưa được thường xuyên và chặt chẽ, thậm chí có nơi, có lúc, có địa phương gần như khoán trắng việc tổ chức thực hiện các chính sách thuế cho cơ quan thuế, coi đó không phải là một trong những nhiệm vụ của mình, làm cho cơ quan thuế ở đó gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Để tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa cơ quan thuế với cấp uỷ, chính quyền các cấp, với các ban ngành, đoàn thể... cần phải thực hiện như sau:
- Cơ quan thuế cần phải hết sức tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp uỷ và chính quyền các cấp. Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý... cơ quan thuế có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ công tác quản lý và thu thuế trên địa bàn cho Cấp uỷ, chính quyền sở tại nhằm cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ cho việc điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo. Những khó khăn, vướng mắc, những ý kiến đề xuất, kiến nghị của cơ quan thuế trong việc tổ chức thực hiện các Luật, chính sách thuế phải được thỉnh thị với Cấp uỷ và chính quyền để được xem xét, có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Cơ quan thuế chủ động trong việc tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền các cấp điều hành công tác thuế nói riêng gắn với hoạt động kinh tế - xã hội nói chung, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở nhằm ổn định và phát triển kinh tế, trên cơ sở đó thực hiện tốt các luật và chính sách thuế qui định.
- Cơ quan thuế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong khối nội chính như: Công an, Viện kiểm sát, Toà án...vv xử lý kịp thời và nghiêm khắc các đối tượng có hành vi vi phạm về thuế: Cố tình dây dưa, chây lỳ nộp thuế, chống đối, cản trở, hành hung cán bộ thuế khi đang thi hành công vụ, tích cực đấu tranh chống buôn lậu, trốn thuế... Tất cả các trường hợp vi phạm về thuế, vượt quá thẩm quyền xử lý của cơ quan thuế và các cấp chính quyền, phải xử lý ở mức cao hơn như tịch thu, kê biên tài sản, truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan thuế phải lập ngay hồ sơ gửi qua cơ quan Công an, Viện kiểm sát để thụ lý, giải quyết theo luật định.
- Tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành và Phòng Thống kê để nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực, việc kê khai đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép kinh doanh. Cùng nhau xử lý hoặc đề nghị chính quyền can thiệp tháo gỡ những khó khăn, ách tắc trong quá trình sản xuất, lưu thông hành hoá của các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý thu thuế trong từng ngành, từng lĩnh vực.
- Cơ quan thuế thường xuyên phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt nam, với các đoàn thể (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Công đoàn...) với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, vận động về chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các thành viên trong các tổ chức đó cũng như toàn thể nhân dân trong việc tham gia thực hiện nghiêm chỉnh Luật, chính sách thuế.
- Phối hợp với các cơ quan như Thanh tra Nhà nước, Thanh tra tài chính, Viện kiểm sát... Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các đối tượng nộp thuế, chống thất thu về thuế, thiết lập lại trật tự, kỷ cương trong việc chấp hành chính sách thuế.
3.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thực hiện chế độ khen thưởng
Công việc thanh tra phải tiến hành theo phương thức có hiệu quả nhất, tuỳ từng đối tượng cụ thể mà có phương pháp thanh tra khác nhau cho phù hợp: thanh tra theo kế hoach, thanh tra theo điểm, thanh tra từng vụ việc, thanh tra thường xuyên hay thanh tra đột xuất. . . Lực lượng thanh tra phải đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, có tinh thần trách nhiệm cao, kiên quyết đấu tranh với những trường hợp sai phạm.
Khi phát hiện sai phạm tuỳ vào mức độ để có biện pháp xử lý đúng đắn, kiên quyết.
Bên cạnh đó, cần có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách và những cán bộ thuế có những sáng tạo trong công tác thu thuế.
Ngoài ra, hàng năm tiếp tục bố trí trong dự toán một khoản kinh phí chiếm khoảng 0,5% số thu trong cân đối ngân sách (khoảng từ 400 – 500 triệu đồng) để sử dụng làm nguồn kinh phí thưởng cho các địa phương, đơn vị thu hoàn thành và vượt dự toán giao trong 6 tháng đầu năm.
3.3.7. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
Luật ngân sách Nhà nước đã quy định cụ thể các khoản thu từng cấp ngân sách được hưởng 100%, các khoản được phân chia giữa các cấp ngân sách. Tuy nhiên, các khoản thu phân chia giữa ngân sách địa phương như hiện nay chưa khuyến khích các địa phương có nguồn thu phát sinh từ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Vì vậy, tác giả luận văn xin đề xuất phương án phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách như sau:
Giảm dần phạm vi các khoản thu thuộc diện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách; đồng thời tăng số lượng các khoản thu 100% cho ngân sách địa phương. Cụ thể:
Nên phân địa phương ra thành 2 nhóm:
Nhóm thuộc diện bổ sung cân đối thì phân cấp toàn bộ nguồn thu trên địa bàn và để lại 100% cho ngân sách địa phương. Nhóm thuộc diện tự cân đối ngân sách thì các khoản thu phải phân chia theo một tỷ lệ phần trăm nhất định cho mỗi cấp và do HĐND tỉnh quyết định .
Tiếp tục thực hiện phân quyền cho Hội đồng nhân dân các cấp quy định một số mức thu phí và lệ phí theo đặc điểm của địa phương.
3.3.8. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán thu ngân sách
Phải đặc biệt coi trọng công tác phân tích, dự báo thu, coi công tác phân tích, dự báo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của ngành thuế. Triển khai ứng dụng công nghệ phân tích, dự báo hiện đại bằng các mô hình kinh tế lượng; xây dựng và phát triển các phần mềm ứng dụng chuyên dùng cho công tác thống kê nhằm tự động hoá các khâu xử lý, tính toán, phân tích thống kê. Xây dựng và củng cố hệ thống Trung tâm CSDL tại cơ quan thuế theo hướng hiện đại hoá, đảm bảo thuận tiện cho việc truy cập, khai thác cơ sở dữ liệu thống kê nhưng vẫn thực hiện đúng nguyên tắc bảo mật… Kiện toàn tổ chức công tác tin học thống kê tại cơ quan thuế đảm bảo đủ năng lực và cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ thu thập, xử lý, tổng hợp, lưu giữ và cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý thuế nói chung và công tác phân tích dự báo thu nói riêng. Xây dựng mạng lưới đội ngũ cộng tác viên cung cấp dữ liệu và thông tin, có chế độ đãi ngộ thích hợp để từng bước nâng cao chất lượng công tác lập dự toán.
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1. Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về Ngân sách nhà nước và quản lý thu Ngân sách trên địa bàn huyện làm cơ sở khoa học cho đề tài.
2. Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện so với dự toán được giao kết luận được số thu trong cân đối ngân sách đạt được hàng năm đều vượt cao so dự toán, tỷ lệ thực hiện có xu hướng tăng dần qua từng năm, bình quân thực hiện vượt dự toán trên 20%. Qua đó để có những điều chỉnh hợp lý, chính xác trong việc lập và giao dự toán cho thời kỳ tiếp theo.
3. Đánh giá thực trạng từng khoản thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn, xác định nguồn thu chủ yếu là từ cấp quyền sử dụng đất, nguồn thu tiềm năng là thu CTN – NQD. Trên cơ sở xu hướng biến động qua từng năm để đánh giá những kết quả đạt được, rút ra những tồn tại và chỉ rõ nguyên nhân để có cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
4. Tiến hành điều tra khảo sát một lượng mẫu theo các nội dung của bảng câu hỏi soạn sẳn; kết quả phân tích thống kê (với phần mềm SPSS for Window) cho thấy chất lượng công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn trong thời gian qua chỉ mới đạt trên mức trung bình và một số vấn đề chưa tốt như: công tác tuyền truyền, sự phối hợp của các đơn vị trong công tác quản lý thu; có sự khác biệt trong đánh giá chất lượng công tác quản lý thu giữa đối tượng quản lý và đối tượng nộp ngân sách.
5. Qua phân tích và đánh giá biến động của nguồn thu trong cân đối ngân sách, luận văn làm rõ tác động của việc tăng thu trong cân đối ngân sách đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo 3 nội dung chính, đó là: góp phần cân đối thu-chi ngân sách địa phương; thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo các nguồn lực cho việc giải quyết những yêu cầu về an sinh xã hội trên địa bàn.
6. Trên cơ sở lý luận chung về NS và thu NSNN, thực trạng công tác quản lý thu trong cân đối ngân sách, luận văn đã đề xuất 8 nhóm giải pháp cơ bản; trong mỗi nhóm đưa ra những giải pháp cụ thể để tăng nguồn thu trong cân đối ngân sách. Đây là những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiển tại địa bàn huyện Bố Trạch.
7. Để thực thi các giải pháp trên, tác giả luận văn đề xuất một số ý kiến với Nhà nước như: Nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý tài chính cấp huyện, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với quản lý Ngân sách Nhà nước của cấp mình theo quy định.
2. KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi kiến nghị:
2.1. Các kiến nghị với Trung ương
Cần sớm tiếp tục cải tiến hệ thống chính sách thuế, xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân của Đảng và Nhà nước, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội.
2.2. Đối với các đơn vị cấp tỉnh
2.2.1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Kiến nghị Chính phủ sớm giao dự toán thu chi NSNN cho địa phương trước ngày 10 tháng 11 hàng năm. Đồng thời, giao cho các cơ quan có liên quan nghiên cứu cải tiến qui trình lập dự toán phù hợp với qui định của Luật NSNN và tình hình thực tế của địa phương theo hướng HĐND tỉnh quyết định phân bổ NSNN trước ngày 20 tháng 11 hàng năm (sớm hơn 20 ngày) để tạo điều kiện cho HĐND, UBND các huyện, xã, các đơn vị dự toán cấp 1 có nhiều thời gian hơn nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự toán NSNN.
- Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách cho cấp huyện, trong đó tăng số lượng các khoản thu huyện hưởng 100% để huyện có điều kiện điều tiết cho ngân sách cấp xã.
- UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các ban, ngành có liên quan như sở Kế hoạch đầu tư, Cục thống kê, Sở Công Thương, Công an…phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc xây dựng kế hoạch thu thuế, quản lý thuế và xử lý những vi phạm về thuế.
- Trong việc quản lý chỉ đạo thực hiện các dự án để phát triển sản xuất trên địa bàn, đề nghị UBND tỉnh xem xét cải tiến cơ chế quản lý tạo điều kiện cho huyện được quyền chủ động hơn, rộng rãi hơn trong quản lý sử dụng ngân sách cũng như trong quản lý khai thác, sử dụng các nguồn lực (trước hết là đất đai) trên địa bàn nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
2.2.2. Đối với Cục thuế Quảng Bình
- Tổ chức công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến chính sách thuế khi có thay đổi nhằm giúp cho các chi cục tiếp cận được các chủ trương, chính sách mới để thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, cung cấp dịch vụ thuế cho DN một cách tốt nhất, bố trí đủ kinh phí hàng năm để cấp cho các Chi cục thực hiên công tác tuyên truyền.
2.3. Kiến nghị với chính quyền cấp huyện
- HĐND huyện cần nâng cao hơn nữa chức năng giám sát công tác ngân sách, đặc biệt phải chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát thu ngân sách.
- HĐND, UBND Huyện và chính quyền các cấp phải thực sự quan tâm đến sự chỉ đạo, điều hành công tác thuế trên địa bàn, cần phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý và thu thuế trên địa bàn./.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
.
Lê Văn Ái (2000), Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế trong nền kinh tế. NXB Tài chính, Hà Nội.
Vũ Đình Bách (1998), Những vấn đề cơ bản về kinh tế học vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2002), Định hướng phát triển tài chính - NSNN đến năm 2010, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2000), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức kinh tế - tài chính Tập 1 và 2, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội.
Bộ Tài chính, Thông tư số 56/2006/TT - BTC ngày 23 tháng 06 năm 2006 về việc hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2007, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2002), Tổng kết công tác thuế năm 2002, nhiệm vụ và biện pháp quản lý thuế năm 2003, Hà Nội.
Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Dương Đăng Chính, Phạm Văn Khoan (2005), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.
Chính phủ, Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Hà Nội.
Cục thống kê Quảng Bình (2007), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2006.
Cục thống kê Quảng Bình (2008), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2007.
Cục thống kê Quảng Bình (2009), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2008.
Nguyễn Đẩu. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế. Tạp chí Thuế Nhà nước số 12 (130) kỳ 4.3/2007.
Hoàng Hữu Hòa, Tập bài giảng về phương pháp nghiên cứu khoa học, trường Đại học Kinh tế Huế.
Học viện Tài chính (2002), Chính sách thuế của Nhà nước trong quá trình hội nhập, Nhà xuất bản Tài chính.
Học viện Tài chính (1997), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước Tập 1, 2, 3, Nhà xuất bản Lao động.
Học viện Tài chính (2007), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức về quản lý tài chính công dành cho lãnh đạo tài chính địa phương, Hà Nội.
Khoa quản lý Kinh tế - Học viên chính trị quốc gia HCM (2003), Giáo trình quản lý kinh tế.
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật thuế Gíá trị gia tăng, Hà Nội.
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội.
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Quản lý thuế, Hà Nội.
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, Hà Nội.
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật thuế Xuất nhập khẩu, Hà Nội.
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật NSNN, Hà Nội.
Tổng cục thuế (2005), Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp và cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, Hà Nội.
UBND huyện Bố Trạch (2008), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
UBND huyện Bố Trạch (2008), Báo cáo nhiệm phát triển kinh tế - xã hội năm 2008.
UBND huyện Bố Trạch (2007), Báo cáo nhiệm phát triển kinh tế - xã hội năm 2007.
UBND huyện Bố Trạch (2006), Báo cáo nhiệm phát triển kinh tế - xã hội năm 2006.
UBND huyện Bố Trạch (2005), Báo cáo nhiệm phát triển kinh tế - xã hội năm 2005.
UBND tỉnh Quảng Bình (2006), Quyết định số 36/2006/QĐ-UBND ngày 22/8/2006 của UBND tỉnh Quảng Bình về tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách.
Uỷ ban thường vụ Quốc Hội (1998), Pháp lệnh thuế Tài nguyên (sửa đổi), Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I
PHIẾU ĐIỀU TRA
Đầu tiên cho phép tôi được gởi lời chào trân trọng đến Ông (Bà)!
Tôi tên là: Nguyễn Ngọc Tuấn, hiện đang công tác tại UBND huyện Bố Trạch, bản thân tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn cao học: "Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình". Với tư cách là người giàu kinh nghiệm, có nhiều hiểu biết về công tác quản lý thu ngân sách, xin quí Ông (Bà) dành chút thời gian suy nghĩ để điền vào phiếu điều tra này. Tất cả những thông tin ghi trên phiếu điều tra được cung cấp, chúng tôi cam kết giữ bí mật tuyệt đối.
Câu hỏi 1: Họ và tên người được điều tra:………………………………
Tuổi: …………………….. Giới tính Nam Nữ
Câu hỏi 2: Trình độ chuyên môn:
o Trên đại học o Đại học o Cao đẳng
o Trung cấp o Loại khác (xin nêu rõ) ………………………
Câu hỏi 3: Đơn vị công tác: …………………………………………………
Câu hỏi 4: Chức vụ: …………………………………………………………
Câu hỏi 5: Thời gian công tác của quý vị:
o 5 năm o 10 năm o 15 năm o trên 20 năm
Câu hỏi 6: Thời gian công tác trên cương vị hiện tại của quý vị:
o 5 năm o 10 năm o 15 năm o trên 20 năm
Câu hỏi 7: Quý vị đánh giá như thế nào về một số căn cứ trong quá trình thảo luận và phương thức lập dự toán hiện nay ở cấp huyện.
1. Tính đến sự biến động của yếu tố giá cả
Có Không
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Có Không
Câu hỏi 8: Từ nhận định của mình về thực trạng giao dự toán thu NSNN đối với ngân sách ở cấp huyện hiện nay, quý vị vui lòng đánh dấu X đúng với sự lựa chọn của quý vị.
1. Về sự phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương
Có Không
2. Về tính khoa học và hợp lý
Có Không
Câu hỏi 9: Quý vị đánh giá như thế nào về chức năng giám sát của HĐND huyện đối với công tác thu ngân sách trên địa bàn?
Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Không xác định
Câu hỏi 10: Quý vị đánh giá như thế nào về việc thực hiện một số biện pháp trong thời gian qua để tăng nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn.
CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU
Xin hãy khoanh tròn vào con số mà ông/bà cho là thích hợp nhất theo đánh giá của mình
1 = Rất kém; 2 = Kém; 3 = Bình thường;
4 = Tốt; 5 = Rất tốt.
1. Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn
1 2 3 4 5
2. Công tác quản lý đối tượng nộp
1 2 3 4 5
3. Công tác giáo dục tuyên truyền
1 2 3 4 5
4. Chế độ khen thưởng
1 2 3 4 5
5. Công tác thanh tra, kiểm tra
1 2 3 4 5
6. Tổ chức bộ máy thu nộp
1 2 3 4 5
7. Sự phối hợp trong công tác quản lý
1 2 3 4 5
8. Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã
1 2 3 4 5
9. Công khai số nộp của các đối tượng sản xuất kinh doanh
1 2 3 4 5
10. Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch
1 2 3 4 5
11. Xử lý vi phạm các quy định về thuế
1 2 3 4 5
12. Ứng dụng tin học trong quản lý thu
1 2 3 4 5
13. Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp
1 2 3 4 5
14. Năng lực và ứng xử của cán bộ thu
1 2 3 4 5
15. Đánh giá chung công tác thu ngân sách
1 2 3 4 5
Câu hỏi 11: Quý vị đánh giá như thế nào về tỷ lệ phân chia một số nguồn thu trong cân đối ngân sách giữa cấp huyện và xã (Đánh dấu X vào mức độ lựa chọn theo ý kiến của quý vị):
KHOẢN THU
Tỷ lệ tỉnh hưởng (%)
Tỷ lệ huyện hưởng (%)
Tỷ lệ xã, thị trấn hưởng (%)
MỨC ĐỘ LỰA CHỌN
Hợp lý
Chưa hợp lý
1. Thuế thu nhập DN của hộ KD cá thể
-
50
50
2. Thuế tài nguyên thu từ DN và HTX
-
70
30
3. Thuế tài nguyên thu từ hộ KD cá thể
-
50
50
4. Thuế GTGT hộ KD cá thể
-
50
50
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt hộ KD cá thể
-
50
50
6. Thuế môn bài
-
30
70
7. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
-
30
70
8. Thuế nhà đất
-
30
70
9. Thuế chuyển quyền
-
30
70
10. Lệ phí trước bạ
-
30
70
11. Thuế cấp quyền sử dụng đất ở xã
20
40
40
12. Thuế cấp quyền SD đất ở thị trấn
30
50
20
Câu hỏi 12: Theo Quý vị hiện nay đang có những khó khăn, vướng mắc gì trong việc thu ngân sách trên địa bàn huyện.
Khó khăn 1
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Khó khăn 2
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Khó khăn 3
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu hỏi 13: Theo Quý vị cần phải đề ra và thực hiện các giải pháp gì trong thời gian tới để tăng số thu ngân sách trên địa bàn huyện.
Giải pháp 1
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Giải pháp 2
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Giải pháp 3
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Giải pháp 4
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Sau khi hoàn thành việc điền vào phiếu điều tra, xin vui lòng gửi về theo địa chỉ sau đây:
Nguyễn Ngọc Tuấn - Văn phòng HĐND – UBND huyện Bố Trạch.
Địa chỉ: Tiểu khu 3 thị trấn Hoàn Lão – Bố Trạch – Quảng Bình.
Trân trọng cám ơn các ý kiến đóng góp của Quý Ông/Bà !
Xin trân trọng kính chào !
PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP
Đầu tiên cho phép tôi được gởi lời chào trân trọng đến Ông (Bà)!
Tôi tên là: Nguyễn Ngọc Tuấn, hiện đang công tác tại UBND huyện Bố Trạch, bản thân tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn cao học: "Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình". Với tư cách là người giàu kinh nghiệm, có nhiều hiểu biết về công tác thu nộp ngân sách, xin quí Ông (Bà) dành chút thời gian suy nghĩ để điền vào phiếu điều tra này. Tất cả những thông tin ghi trên phiếu điều tra được cung cấp, chúng tôi cam kết giữ bí mật tuyệt đối.
Câu hỏi 1: Họ và tên người được điều tra:……………………………………
Giới tính Nam Nữ
Câu hỏi 2: Tên đơn vị: ……………………………………………………..
Địa chỉ:...........................................................................................................
Câu hỏi 3: Ngành nghề SXKD:…………………………………………….
Câu hỏi 4: Chức vụ của quý vị: ……………………………………………
Câu hỏi 5: Quý vị đánh giá như thế nào về việc thực hiện một số vấn đề liên quan đến công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện trong thời gian qua.
CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU
Xin hãy khoanh tròn vào con số mà ông/bà cho là thích hợp nhất theo đánh giá của mình
1 = Rất kém; 2 = Kém; 3 = Bình thường;
4 = Tốt; 5 = Rất tốt.
1. Chính sách về phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn
1 2 3 4 5
2. Quản lý đối tượng nộp
1 2 3 4 5
3. Công tác giáo dục tuyên truyền
1 2 3 4 5
4. Chế độ khen thưởng
1 2 3 4 5
5. Công tác thanh tra, kiểm tra
1 2 3 4 5
6. Tổ chức bộ máy thu nộp
1 2 3 4 5
7. Sự phối hợp trong công tác quản lý
1 2 3 4 5
8. Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã
1 2 3 4 5
9. Công khai số nộp của các đối tượng sản xuất kinh doanh
1 2 3 4 5
10. Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch
1 2 3 4 5
11. Xử lý vi phạm các quy định về thuế
1 2 3 4 5
12. Ứng dụng tin học trong quản lý thu
1 2 3 4 5
13. Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp
1 2 3 4 5
14. Năng lực và ứng xử của cán bộ thu
1 2 3 4 5
15. Đánh giá chung công tác thu ngân sách
1 2 3 4 5
Câu hỏi 6: Theo Quý vị hiện nay đang có những khó khăn, vướng mắc gì trong việc thu ngân sách trên địa bàn huyện.
Khó khăn 1
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Khó khăn 2
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu hỏi 7: Theo Quý vị cần phải đề ra và thực hiện các giải pháp gì trong thời gian tới để tăng số thu ngân sách trên địa bàn huyện.
Giải pháp 1
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Giải pháp 2
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Phụ lục II
MỘT SỐ CHỈ TIÊU TỔNG HỢP VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BỐ TRẠCH GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Bình quân
1-Tốc độ tăng trưởng kinh tế
%
111,15
111,92
112,15
111,74
-Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
%
105,27
105,46
105,13
105,29
+ Nông nghiệp
%
104,86
105,39
104,80
105,02
+ Lâm nghiệp
%
101,65
101,08
101,60
101,44
+ Thuỷ sản
%
107,26
106,93
106,79
106,99
-Công nghiệp, Xây dựng
%
115,38
115,13
115,31
115,27
+ Công nghiệp
%
115,48
115,63
114,70
115,27
+ Xây dựng
%
115,12
113,89
116,85
115,28
-Dịch vụ
%
115,77
117,52
117,65
116,98
2-Cơ cấu kinh tế
-Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
%
43,70
41,14
38,63
-
+ Nông nghiệp
%
57,11
57,01
56,16
-
+ Lâm nghiệp
%
5,25
5,27
5,25
-
+ Thuỷ sản
%
37,64
37,72
38,59
-
-Công nghiệp, Xây dựng
%
24,50
24,81
25,71
-
+ Công nghiệp
%
48,94
48,68
48,24
-
+ Xây dựng
%
51,06
51,32
51,76
-
-Dịch vụ
%
31,80
34,05
35,66
-
3. Giải quyết việc làm mới
Người
3.786
3.820
4.018
3.875
Trong đó: xuất khẩu lao động
Người
426
670
667
588
4. Giảm tỷ lệ hộ nghèo
%
4,6
3,8
3,7
4,03
Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm
%
19,4
15,6
11,9
-
PHỤ LỤC III
MỘT SỐ KẾT QUẢ XỬ LÝ SÔ LIỆU QUA PHẦN MỀM SPSS
Independent Samples Test
Levene's Test for Equality of Variances
t-test for Equality of Means
F
Sig.
t
df
Sig. (2-tailed)
Chinh sach cua huyen ve phat trien SXKD
Equal variances assumed
.004
.952
.027
99
.979
Equal variances not assumed
.027
95.877
.979
Quan ly doi tuong nop thue
Equal variances assumed
1.551
.216
.379
99
.705
Equal variances not assumed
.371
83.904
.712
Cong tac giao duc tuyen truyen
Equal variances assumed
.106
.745
.690
99
.492
Equal variances not assumed
.692
95.450
.491
Che do khen thuong
Equal variances assumed
.998
.320
2.368
99
.020
Equal variances not assumed
2.398
97.887
.018
Cong tac thanh tra kiem tra
Equal variances assumed
.644
.424
.563
99
.575
Equal variances not assumed
.569
97.486
.571
To chu bo may thu nop
Equal variances assumed
.374
.542
-.016
99
.987
Equal variances not assumed
-.016
93.195
.987
Su phoi hop giua cac cap chinh quyen
Equal variances assumed
2.220
.139
1.726
99
.088
Equal variances not assumed
1.706
89.483
.092
Cong tac uy nhiem thu o cap xa
Equal variances assumed
.253
.616
.762
99
.448
Equal variances not assumed
.763
94.719
.447
Cong khai so nop cua cac doi tuong SXKD
Equal variances assumed
.156
.693
.200
99
.842
Equal variances not assumed
.199
92.597
.843
Chat luong cong tac lap va giao ke hoach
Equal variances assumed
.900
.345
2.530
99
.013
Equal variances not assumed
2.556
97.457
.012
Xu ly vi pham cac quy dinh ve thue
Equal variances assumed
.200
.656
.570
99
.570
Equal variances not assumed
.577
97.908
.565
Ung dung tin hoc trong Quan ly t.hu
Equal variances assumed
.211
.647
.266
99
.791
Equal variances not assumed
.266
94.986
.791
Dich vu tu van ho tro doi tuong nop
Equal variances assumed
.010
.922
.268
99
.790
Equal variances not assumed
.268
95.163
.789
Nang luc va ung xu cua can bo thu
Equal variances assumed
.425
.516
2.308
99
.023
Equal variances not assumed
2.340
98.084
.021
Rotated Component Matrix
Component
1
2
3
Chinh sach cua huyen ve phat trien SXKD
.121
.158
.812
Quan ly doi tuong nop thue
.679
.137
.473
Cong tac giao duc tuyen truyen
.779
7.790E-02
.102
Che do khen thuong
.164
.185
.731
Cong tac thanh tra kiem tra
.237
.580
.311
To chu bo may thu nop
.399
.511
.404
Su phoi hop giua cac cap chinh quyen
.313
.624
-2,946E-02
Cong tac uy nhiem thu o cap xa
4.153E-02
.885
-7,511E-04
Cong khai so nop cua cac doi tuong SXKD
.819
.184
-.174
Chat luong cong tac lap va giao ke hoach
-2,149E-02
.719
.217
Xu ly vi pham cac quy dinh ve thue
.883
.279
.228
Ung dung tin hoc trong Quan ly thu
.186
.870
.240
Dich vu tu van ho tro doi tuong nop
.898
.184
.221
Nang luc va ung xu cua can bo thu
.873
6.457E-02
.288
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a Rotation converged in 5 iterations.
Model Summary
R
R Square
Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
Change Statistics
Durbin-Watson
Model
R Square Change
F Change
df1
df2
Sig. F Change
1
.614
.377
.366
.60
.377
32.711
1
54
.000
2
.861
.741
.732
.39
.364
74.669
1
53
.000
3
.932
.869
.861
.28
.127
50.248
1
52
.000
2.278
a Predictors: (Constant), Doi tuong nop thue
b Predictors: (Constant), Doi tuong nop thue, Quan ly nha nuoc ve cong tac thu
c Predictors: (Constant), Doi tuong nop thue, Quan ly nha nuoc ve cong tac thu, Chinh sach cua huyen
d Dependent Variable: Danh gia chung ve thu ngan sach
Coefficients
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
Correlations
Collinearity Statistics
Model
B
Std. Error
Beta
Zero-order
Partial
Part
Tolerance
VIF
1
(Constant)
3.143
.080
39.425
.000
Doi tuong nop thue
.460
.080
.614
5.719
.000
.614
.614
.614
1.000
1.000
2
(Constant)
3.143
.052
60.621
.000
Doi tuong nop thue
.460
.052
.614
8.794
.000
.614
.770
.614
1.000
1.000
Quan ly nha nuoc ve cong tac thu
.452
.052
.604
8.641
.000
.604
.765
.604
1.000
1.000
3
(Constant)
3.143
.037
84.200
.000
Doi tuong nop thue
.460
.038
.614
12.215
.000
.614
.861
.614
1.000
1.000
Quan ly nha nuoc ve cong tac thu
.452
.038
.604
12.002
.000
.604
.857
.604
1.000
1.000
Chinh sach cua huyen
.267
.038
.356
7.089
.000
.356
.701
.356
1.000
1.000
a Dependent Variable: Danh gia chung ve thu ngan sach
Model Summary
R
R Square
Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
Change Statistics
Durbin-Watson
Model
R Square Change
F Change
df1
df2
Sig. F Change
1
.614
.377
.366
.60
.377
32.711
1
54
.000
2
.861
.741
.732
.39
.364
74.669
1
53
.000
3
.932
.869
.861
.28
.127
50.248
1
52
.000
2.278
a Predictors: (Constant), Doi tuong nop thue
b Predictors: (Constant), Doi tuong nop thue, Quan ly nha nuoc ve cong tac thu
c Predictors: (Constant), Doi tuong nop thue, Quan ly nha nuoc ve cong tac thu, Chinh sach cua huyen
d Dependent Variable: Danh gia chung ve thu ngan sach
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, tất cả các nguồn số liệu được sử dụng trong phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị khoa học nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được cám ơn đầy đủ.
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Tuấn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất tới các đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt xin cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo và các cán bộ công chức của Trường Đại học Kinh tế Huế đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn các đồng chí Thường trực UBND huyện Bố Trạch, Ban lãnh đạo Chi cục thuế, Phòng Thống kê, Phòng Tài chính – Kế hoạch đã tạo điều kiện giúp đỡ trong công tác, trong nghiên cứu để tôi có đủ thời gian tham gia và hoàn thành khoá học, thực hiện thành công luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẽ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Huế, ngày tháng 5 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Ngọc Tuấn
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Tăng thu ngân sách Nhà nước là yêu cầu cơ bản và thực tế hiện nay, nhằm tạo cơ sở cho Nhà nước thực hiện đầy đủ các chức năng của mình, đảm bảo nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó việc tăng nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn cấp huyện có ý nghĩa thời sự về mặt kinh tế lẫn chính trị, vì vậy vấn đề “Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” đã được chọn làm đề tài.
Để giải quyết được những vấn đề đặt ra, Luận văn đã thực hiện khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về Ngân sách nhà nước và quản lý thu Ngân sách trên địa bàn huyện làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng tổng thể nguồn thu trong cân đối ngân sách và chi tiết 13 khoản thu chủ yếu. Trên cơ sở đánh giá thực trạng các nguồn thu so với dự toán được giao, biến động tình hình thực hiện qua từng năm để chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý nguồn thu trong cân đối ngân sách và làm rõ các nguyên nhân.
Ngoài ra đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách trên cơ sở số liệu điều tra khảo sát tại các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác thu, nộp ngân sách.
Trên cơ sở lý luận chung về NS và thu NSNN, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thu trong cân đối ngân sách, rút ra những định hướng và giải pháp để tăng nguồn thu trong cân đối ngân sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Bố Trạch, giúp cho lãnh đạo chính quyền và các nhà quản lý cấp huyện có cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc chỉ đạo ngành tài chính hoạt động theo đúng định hướng của Nhà nước. Đồng thời đề xuất một sô kiến nghị để thực hiện các giải pháp một cách có hiệu quả.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CTN-NQD Công thương nghiệp – ngoài quốc doanh
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐT Đầu tư
ĐTPT Đầu tư phát triển
ĐVDTNS Đơn vị dự toán ngân sách
ĐVT Đơn vị tính
GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội
HCSN Hành chính sự nghiệp
HĐND Hội đồng nhân dân
Huyện Huyện Bố Trạch
KH Kế hoạch
KTXH Kinh tế - xã hội
NN Nhà nước
NS Ngân sách
NSĐP Ngân sách địa phương
NSNN Ngân sách nhà nước
NSTW Ngân sách trung ương
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
Tr.đ Triệu đồng
TW Trung ương
UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc
UBND Uỷ ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Mục lục vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của luận văn 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
Chương 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ NGÂN SÁCH VÀ THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5
1.1.1. Khái niệm về ngân sách Nhà nước 5
1.1.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước 7
1.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước 10
1.1.3.1. Khái niệm 10
1.1.3.2. Các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN: Có 4 nguyên tắc chính 11
1.2. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 12
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thu ngân sách Nhà nước 12
1.2.1.1. Khái niệm 12
1.2.1.2. Đặc điểm 12
1.2.2. Cơ chế phân chia nguồn thu NSNN 13
1.2.3. Nội dung và hình thức các khoản thu NSNN 14
1.2.3.1. Nguồn thu và thu nhập của ngân sách 14
1.2.3.2. Các hình thức thu NSNN 16
1.2.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN 19
1.2.4. Phân định nguồn thu giữa ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương 21
1.2.4.1. Nguồn thu từ các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% 21
1.2.4.2. Nguồn thu từ các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% 21
1.2.4.3. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương 22
1.2.5. Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách cấp huyện, quận 25
1.2.6. Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách cấp xã 26
1.3. LẬP VÀ CHẤP HÀNH DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 26
1.3.1. Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước 26
1.3.2. Chấp hành ngân sách Nhà nước 27
1.3.2.1. Mục tiêu của chấp hành ngân sách Nhà nước 27
1.3.2.2. Nội dung tổ chức chấp hành thu ngân sách Nhà nước 28
1.4. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH CỦA MỘT
SỐ NƯỚC 29
1.4.1 Thái Lan 29
1.4.2. Malaysia 30
1.4.3. Trung Quốc 31
1.4.4. Những bài học kinh nghiệm 32
Chương 2: THỰC TRẠNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
GIAI ĐOẠN 2005 - 2008 34
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 34
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 34
2.1.1.1. Vị trí địa lý 34
2.1.1.2. Địa hình và khí hậu 34
2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội 35
2.1.2.1. Dân số và lao động 35
2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản 36
2.2. THỰC TRẠNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
GIAI ĐOẠN 2005 – 2008 39
2.2.1. Tình hình thực hiện dự toán thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn 39
2.2.1.1. Thuế CTN – NQD 41
2.2.1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ ngân sách huyện hưởng 30%, ngân sách xã hưởng 70% 42
2.2.1.3. Thu phí và lệ phí 43
2.2.1.4. Thu tiền cấp quyền sử dụng đất 44
2.2.1.5. Thu khác ngân sách 45
2.2.2. Thực trạng các nguồn thu trong cân đối ngân sách 46
2.2.2.1. Thu từ thuế CTN – NQD 46
2.2.2.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ ngân sách huyện hưởng 30%, ngân sách xã hưởng 70% 53
2.2.2.3. Thu phí và lệ phí 56
2.2.2.4. Thu tiền cấp quyền sử dụng đất 57
2.2.2.5. Thu khác ngân sách 61
2.2.3. Đánh giá chung 61
2.2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 61
2.2.3.2. Tồn tại và những nguyên nhân chính 64
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
QUA SỐ LIỆU PHỎNG VẤN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA 68
2.3.1. Thông tin chung về người phỏng vấn và các đơn vị phỏng vấn 68
2.3.2. Phân tích kết quả điều tra các đối tượng quản lý công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch 70
2.3.2.1. Đánh giá về công tác lập, giao dự toán và chức năng giám sát của HĐND huyện đối với việc thu ngân sách 70
2.3.2.2. Kiểm định số lượng mẩu thích hợp KMO 72
2.3.2.3. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phản ánh chất lượng công tác thu trong cân đối ngân sách 73
2.3.2.4. Phân tích giá trị trung bình 74
2.3.2.5. Phân tích nhân tố 75
2.3.2.6. Phân tích các vấn đề có ảnh hưởng tới chất lượng công tác
thu ngân sách 78
2.3.2.7. Đánh giá về tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa ngân sách các cấp 79
2.3.3. Các ý kiến về những tồn tại và vướng mắc trong công tác quản lý thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện 81
2.3.4. Sự khác biệt giữa đối tượng quàn lý thu ngân sách và đối tượng
nộp ngân sách trong đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách 82
2.4 TÁC ĐỘNG TĂNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BỐ TRẠCH 87
2.4.1. Góp phần cân đối thu chi ngân sách địa phương 87
2.4.2. Tăng trưởng kinh tế 89
2.4.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 90
2.4.4. Đánh giá chung 92
Chương 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH HUYỆN BỐ TRẠCH 93
3.1. MỤC TIÊU CỦA CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ ĐẾN NĂM 2010
CỦA CHÍNH PHỦ 93
3.1.1. Mục tiêu tổng quát 93
3.1.2. Mục tiêu cụ thể 93
3.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN
ĐẾN NĂM 2015 94
3.2.1 Mục tiêu tổng quát 94
3.2.2 Mục tiêu cụ thể 95
3.3. GIẢI PHÁP TĂNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 96
3.3.1. Kiên trì thực hiện giải pháp cơ bản và lâu dài là đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để phát triển kinh tế bền vững nhằm tăng nguồn thu từ nội tại bản thân nền kinh tế, giải pháp thực hiện cụ thể cho từng ngành 97
3.3.1.1. Nông – Lâm – Thủy sản 97
3.3.1.2. Công nghiệp – xây dựng 98
3.3.1.3. Thương mại - du lịch - dịch vụ 99
3.3.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời, đặc biệt tập trung cho các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn 100
3.3.2.1. Đối với nguồn thu từ thuế CTN- NQD 100
3.3.2.2. Đối với các khoản thu từ đất đai 106
3.3.2.3. Các khoản thu phí và lệ phí 107
3.3.3. Giải pháp về hoàn thiện và cải tiến công tác tổ chức cán bộ và bộ máy quản lý thu thuế 108
3.3.3.1. Về công tác tổ chức, cán bộ 108
3.3.3.2. Củng cố đội thuế xã, thị trấn 109
3.3.4. Giải pháp về tăng cường vận động, giáo dục, tuyên truyền về thuế 110
3.3.5. Giải pháp về sự phối hợp giữa cơ quan thuế với chính quyền,
đoàn thể các cấp và các cơ quan đơn vị liên quan trên địa bàn về công tác
quản lý thu 112
3.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thực hiện chế độ
khen thưởng 114
3.3.7. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách 115
3.3.8. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán thu ngân sách 116
PHẦN THỨ BA 117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117
1. KẾT LUẬN 117
2. KIẾN NGHỊ 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 04 Gi7843i php t259ng thu trong cn 2737889i ngn sch tr.doc