Luận văn Giải pháp xây dựng cấu trúc vốn cho phát triển dài hạn của các công ty cổ phần thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản trị cấu trúc vốn năng động sẽ đạt được các lợi ích qua việc tối ưu hóa dòng tiền. Tối ưu hóa cấu trúc vốn góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi của công ty, qua đó làm gia tăng giá trị công ty bằng việc tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân. Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các công ty phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, trong đó vấn đề nâng cao năng lực tài chính và trình độ quản trị vốn trở nên đặc biệt quan trọng. Để thực hiện thành công sứ mệnh trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các công ty là phải quản trị vốn và cấu trúc vốn hiệu quả, tối ưu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, trong đó, việc hoạch định cấu trúc vốn đáp ứng nhu cầu phát triển và tiến tới tối đa hóa giá trị công ty đặc biệt quan trọng. Đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, các công ty nói chung và các công ty cổ phần thực phẩm trên TTCK TP.HCM nói riêng đã và đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên vấn đề tối ưu hóa cấu trúc vốn nhằm đạt được sự phát triển bền vững đối với các công ty cổ phần thực phẩm niêm yết trên TTCK TP.HCM ngày càng cấp thiết hơn. Vì những lý do trên tôi chọn “Giải pháp xây dựng cấu trúc vốn cho phát triển dài hạn của các công ty cổ phần thực phẩm niêm yết trên TTCK TP.HCM” làm đề tài nghiên cứu và tập trung đi sâu phân tích thực trạng cấu trúc vốn của các công ty cổ phần thực phẩm trên TTCK TP.HCM trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về cấu trúc vốn, từ đó đề xuất giải pháp hoạch định cấu trúc vốn nhằm phát triển dài hạn của các công ty cổ phần trên TTCK TP.HCM. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tối ưu hóa cấu trúc vốn và việc quyết định cấu trúc vốn mục tiêu, luận văn nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện về thực trạng cấu trúc vốn của các công ty cổ phần thực phẩm trên TTCK TP.HCM, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp để hoạch định cấu trúc vốn cho phát triển dài hạn của các công ty cổ phần thực phẩm trên TTCK TP.HCM. Cụ thể là: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cấu trúc vốn, cấu trúc vốn tối ưu và vấn đề hoạch định cấu trúc vốn trong điều kiện thông tin bất cân xứng; - Phân tích thực trạng cấu trúc vốn và các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần thực phẩm trên TTCK TP.HCM; - Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần thực phẩm niêm yết trên TTCK TP.HCM nhằm hoàn thiện cấu trúc vốn cho mục tiêu phát triển dài hạn của các công ty cổ phần thực phẩm trên TTCK TP.HCM trong thời gian tới. 3. Đối tựợng nghiện cứu Là tình hình thực hiện cấu trúc vốn của các công ty cổ phẩn thực phẩm niêm yết trên TTCK TP.HCM như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay nợ từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và tính tối ưu trong cấu trúc vốn của các công ty cổ phần trong thời gian qua. Cấu trúc vốn của các công ty cổ phần thực phẩm trên TTCK TP.HCM có đặc điểm khác biệt so với các công ty cổ phần khác là có vốn lưu động tương đối lớn so với các khoản mục khác trong bảng cân đối kế toán do việc sản xuất kinh doanh thay đổi theo thời vụ, do đó cấu trúc vốn cũng phải thay đổi theo tình hình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sự thay đổi này phải luôn nằm trong một cấu trúc vốn mục tiêu. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề hoạch định cấu trúc vốn cho các công ty cổ phần thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM tính đến ngày 31/12/2006. Trong đó, luận văn nhấn mạnh đến khía cạnh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu và vay nợ từ ngân hàng, những nghiên cứu về cấu trúc vốn được chọn mẫu từ 9 công ty cổ phần Thực phẩm Việt Nam được niêm yết trên TTCK TP.HCM với số liệu báo cáo tài chính tính đến ngày 31/12/2006. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những kiến thức về tài chính công ty và TTCK, bởi vậy: - Đặt vấn đề nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty cổ phần thực phẩm trên TTCK TP.HCM không tách rời khỏi TTCK, đặc biệt là khung pháp lý về tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường. - Từ phương pháp tiếp cận hệ thống, cách giải quyết vấn đề trong luận văn tuân theo một logic: Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng cấu trúc vốn của các công ty cổ phần thực phẩm trên TTCK TP.HCM, chỉ ra những rào cản trong việc hoạch định cấu trúc vốn cho mục tiêu phát triển dài hạn của các công ty cổ phần thực phẩm trên TTCK TP.HCM. - Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn là: Phương pháp hệ thống, phân tích thống kê, tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ các căn cứ, cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Lý luận về cấu trúc vốn. - Chương 2: Phân tích cấu trúc vốn của các công ty cổ phần Thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM - Chương 3: Giải pháp xây dựng cấu trúc vốn cho phát triển dài hạn của các công ty cổ phần Thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM.

pdf102 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp xây dựng cấu trúc vốn cho phát triển dài hạn của các công ty cổ phần thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty. ¾ Tận dụng các lợi thế huy động vốn vốn có của TTCK - 62 - Qua phân tích thực trạng cấu trúc vốn của các công ty cổ phần thực phẩm, luận văn thầy rằng, các công ty này chưa thực sự tận dụng được các lợi thế vốn có của TTCK, cụ thể như mới chỉ tập trung vào việc phát hành cổ phiếu mà chưa tính đến việc huy động vốn bằng trái phiếu. Các công ty mới chỉ dùng TTCK để quảng bá thương hiệu, khuyếch trương thương hiệu chứ chưa thật sự tính đến hiệu quả của nó. Các công ty cần phải thay đổi cách quản lý, tư duy về huy động vốn trên TTCK. Việc huy động vốn không nên chỉ tập trung vào cổ phiếu – một thứ hàng hóa được cho là “khá đắt” đối với các công ty, mà cần phải tập trung vào việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Việc huy động vốn bằng trái phiếu có những lợi thế và bất lợi nhất định. - Lợi thế lớn nhất của việc huy động vốn bằng trái phiếu là chi phí sử dụng vốn thấp hơn cổ phiếu, được khấu trừ lãi vay khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. - Bất lợi của việc huy động vốn bằng trái phiếu là lãi và vốn gốc phải trả một lần khi trái phiếu đáo hạn. Tuy nhiên, qua việc phân tích tình hình kinh doanh của các công ty thực phẩm cho thấy, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu khá cao (bình quân 19%) trong khi lãi suất huy động bằng trái phiếu hoặc vay ngân hàng chỉ vào khoảng 12%. Như vậy, việc huy động vốn bằng trái phiếu hay vay trung và dài hạn ngân hàng đối với các công ty cổ phần thực phẩm này là rất tốt. ¾ Thành lập các tập đoàn mang tính toàn cầu Hiện nay, quy mô vốn của các công ty cổ phần thực phẩm trên TTCK TP.HCM là tương đối lớn, nhưng đó mới chỉ là sự so sánh đối với các công ty Việt Nam với nhau. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tính cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt hơn với việc đầu tư lớn từ các tập đoàn nước ngoài với quy mô vốn lớn hơn nhiều lần so với các công ty Việt Nam. Do đó, việc đảm bảo tỷ suất sinh lợi là rất khó khăn trong cuộc cạnh ngày càng khốc liệt hơn. Trong xu thế đó, giải pháp hợp tác đoàn kết tạo nên các tập đoàn kinh tế, trở thành các công ty toàn cầu là rất quan trọng vì đó là - 63 - quy luật tất yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh qua việc chia sẻ thị trường, nâng cao gía trị thương hiệu, đặc biệt là khả năng tài chính. Tạo ra vị thế mới trong việc tiếp nhận các nguồn vốn mới. ¾ Học cách quản lý công ty một cách chuyên nghiệp hơn Trong xu thế hội nhập kinh tế, các công ty cần phải thay đổi tư duy quản lý, thay đổi tập quán kinh doanh theo kiểu gia đình, học cách làm ăn quốc tế trong quá trình hội nhập qua việc tham gia các hội chợ thương mại, học cách tiếp thị, tiếp thu hệ thống kế toán, luật pháp, tài chính ngân hàng của quốc tế mới có thể hợp tác tốt trong kinh doanh. Trong tình hình mới, các công ty cổ phần đang chịu sức ép phải cấu trúc lại, phải thu hút thêm những nguồn lực mới, năng lực chuyên môn mới vào hệ thống mình. Quan hệ giữa hội đồng quản trị với các cổ đông và các bên liên quan chỉ thành công khi hệ thống quản trị công ty được lành mạnh và minh bạch. Việc áp dụng các quy tắc và thông lệ quốc tế về quản trị công ty là yêu cầu cần phải tính đến nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường ra quốc tế. Tóm lại: Trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập chúng ta thấy có nhiều phương cách để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên điều khó khăn, phức tạp đối với các công ty là họ không hội đủ các điều kiện để vay vốn hay không nhận được sự tin tưởng từ phía các nhà tài trợ. Do đó, các công ty cần nâng cao năng lực quản trị kinh doanh và đẩy mạnh uy tín của công ty trong xã hội và trong con mắt của các nhà tài trợ để từ đó có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn. Vậy để tối ưu hóa năng lực huy động vốn, các công ty cần đề ra cho mình các nguyên tắc nhất định để làm “sáng giá” chính bản thần mình, đồng thời, nếu muốn sớm nhận được quyết định tài trợ vốn, công ty cần hình thành một hồ sơ để chứng minh độ tin cậy thật rõ ràng và trung thực. Càng rõ ràng, trung thực thì càng lôi kéo sự tin tưởng của ngân hàng và các nhà tài trợ. - 64 - 3.3. Các giải pháp hỗ trợ khác Ngoài các giải pháp do chính sự tồn tại từ các công ty thực phẩm trên TTCK TP.HCM, không thể không kể đến sự tác động của Nhà nước, những yếu tố của thị trường… 3.3.1. Thành lập tổ chức định giá tài sản thống nhất để đánh giá đúng giá trị tài sản của công ty Thành lập một tổ chức định giá tài sản công ty thống nhất, có đầy đủ năng lực định giá tài sản, đặc biệt là tài sản cố định vô hình. Qua đó, nâng cao giá trị tài sản thế chấp của các công ty, vì theo thông lệ hiện nay các ngân hàng khi định giá tài sản thường lấy giá trị tài sản khai báo khi đóng thuế, phí, lệ phí là giá rất lạc hậu, gây khó khăn trong việc gia tăng quy mô tài trợ. Hiên nay, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa cho phép ghi nhận giá trị tài sản thương hiệu trong tài sản của công ty. Việc công ty Kinh Đô có tài sản thương hiệu là 50 tỷ đồng (theo báo cáo kiểm toán năm 2006) nhưng lại không được ghi nhận vào giá trị tài sản của công ty, dẫn đến tài sản chưa được đánh giá đúng trên bảng cân đối kế toán. Điều này cũng hạn chế quy mô nợ vay của các công ty. 3.3.2. Cho phép xây dựng hệ số tính đổi giữa thị giá và mệnh giá trong báo cáo tài chính Hệ thống kế toán cần cho phép xây dựng hệ số tính đổi trong báo cáo tài chính nhất là bảng cân đối kế toán. Hệ số tính đổi giữa thị gía và mệnh giá cổ phiếu nhằm đánh giá đúng giá trị tài sản công ty qua đó có thể nâng cao khả năng duy trì một quy mô nợ cao hơn gấp nhiều lần như hiện nay. Vì thực tế tỷ số nợ hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ là tổng nợ/ tổng giá trị sổ sách của tổng tài sản, thế nhưng tổng giá trị sổ sách của tổng tài sản thì nhỏ hơn rất nhiều lần so với tổng giá trị tài sản theo giá trị thị trường. Qua đó, giá trị tài sản của công ty được gia tăng do sự chuyển đổi giữa thị giá và mệnh giá, các công ty sẽ tiếp cận được các nguồn vốn vay dài hạn dễ dàng hơn và chịu đựng được rủi ro cao hơn. - 65 - 3.3.3. Xây dựng hệ thống công bố thông tin trên TTCK Việt Nam Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam cần phải áp dụng công nghệ thông tin một cách nhanh chóng và chủ động nhằm đưa vào áp dụng hệ thống công bố thông tin đại chúng và cho nhà đầu tư. Như chúng ta đều biết, công bố thông tin là một yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo lòng tin và sự công bằng cho các nhà đầu tư trên TTCK. Đây chính là nguyên tắc công khai, được coi là một nguyên tắc quan trọng nhất của TTCK. Có thể nói, nếu không có một hệ thống công bố thông tin hoạt động theo đúng yêu cầu thì TTCK không thể vận hành được. Xét về hình thức và chất lượng công bố thông tin, dòng thông tin đầu vào từ các tổ chức niêm yết và kinh doanh chứng khoán hiện nay, chủ yếu nhất vẫn là dạng văn bản do chưa có một hệ thống phần mềm thống nhất nối mạng giữa các tổ chức này. Trong khi đó, dòng thông tin đầu ra còn thiếu tính đa dạng và chất lượng thấp. Quy trình xử lý và công bố thông tin trên thị trường còn mất nhiều thời gian. Xét trên tổng thể thị trường, chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất và phần mềm công bố thông tin thông suốt từ các tổ chức phát hành, niêm yết và kinh doanh chứng khoán đến Trung tâm giao dịch chứng khoán và các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong tương lai không xa, khi quy mô thị trường lớn mạnh, hệ thống công bố thông tin hiện tại khó có thể đảm đương được tốt nhiệm vụ của mình do tốn nhiều thời gian công sức để xử lý. Hiện nay, các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam phải nộp thông tin công bố (ví dụ các báo cáo tài chính cuối năm) cho Sở giao dịch chứng khoán dưới dạng văn bản. Đó là do mỗi công ty có cách xử lý thông tin số hóa riêng của mình, sử dụng các công cụ biên tập khác nhau, và chỉ duy nhất dưới dạng văn bản là hình thức chung nhất cho mọi công ty. Tại Sở giao dịch chứng khoán, thông tin công bố sau đó sẽ được nhập thủ công vào hệ thống trước khi thực hiện các công việc xử lý - 66 - dữ liệu khác (ví dụ lưu trữ, xử lý và phân phối). Đồng thời những dữ liệu này sau đó cũng phải được kiểm tra, phát hiện lỗi một cách thủ công, phương pháp này có những nhược điểm là: kiểm soát lỗi và nhập dữ liệu tốn nhiều nhân lực và công sức, mất nhiều thời giờ mới có thể công bố ra các phương tiện thông tin đại chúng và cho nhà đầu tư. Hơn thế nữa, do việc nhập dữ liệu bằng thủ công nên mức độ chính xác không cao, điển hình cho sự kiện này là việc công bố kết quả hoạt động của SAM nhầm với kết quả hoạt động của VTC trong Bản tin chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM, điều này đã khiến cho không ít nhà đầu tư đã đổ vốn vào đầu tư VTC, thế nhưng ngày hôm sau, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM đã cải biên thông tin trên. Có nhiều nhà đầu tư đã mua ở mức giá trần nhưng ngay sau đó giá của VTC đã giảm xuống mức sàn và giảm liên tục. 3.3.4. Có sự thống nhất, đồng bộ giữa các bộ, ngành trong việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường tài chính Gia tăng sự phối hợp và điều chỉnh chiến lược phát triển thị trường tài chính. Cần phải có sự thống nhất giữa các bộ ngành trong việc xây dựng chiến lươc phát triển thị trường tài chính với những cam kết và lộ trình cụ thể nhằm tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho các công ty huy động vốn. Không nên thu hẹp thị trường tự do như những gì ghi trong quyết định 898/QĐ – BTC ngày 20/02/2006 – “ Mở rộng TTCK có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do; phấn đấu đến năm 2010 tổng giá trị vốn hoá TTCK có tổ chức đạt 10 – 15%GDP” mà cần phải phát triển song song thị trường tự do OTC và TTCK trong khuôn khổ của một hệ thống pháp lý được hoàn thiện, nhằm đa dạng hóa kênh huy động vốn cho các công ty. Vì hầu hết các công ty cổ phần Việt Nam đều có quy mô vừa và nhỏ không hội đủ những điều kiện niêm yết trên thị trường tập trung, vì vậy nếu thu hẹp thị trường OTC sẽ không phát huy được nội lực của nền kinh tế. Mặt khác, khi tạo điều kiện cho thị trường OTC phát triển cần đề ra quy chế tạo bước đệm - 67 - để chuyển các doanh nghiệp phát triển từ thị trường OTC lên thị trường tập trung. Và coi đây là nguồn quan trọng tạo hàng cho thị trường chứng khoán tập trung. Hơn nữa, việc thống nhất quản lý các hoạt động phát hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc gia tăng hàng hóa có chất lượng cho TTCK, thông qua việc khuyến khích và thậm chí bắt buộc các DN phát hành chứng khoán ra công chúng phải tham gia niêm yết trên TTCK. Việc bắt buộc này có thể được thực hiện gián tiếp thông qua việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần DN trong việc tiếp cận nguồn vốn, cũng như trong các quy định về công bố thông tin… 3.3.5. Rà soát lại các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) Hiên nay, mặc dù hệ thống các chuẩn mực VAS được xây dựng trên IAS nhưng vẫn có sự khác biệt quan trọng. Khác biệt lớn nhất là theo IAS thì giá trị tài sản được ghi nhận theo giá thị trường, còn theo VAS giá trị tài sản lại được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc; do đó, các doanh nghiệp Việt Nam - đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh - thường được định giá thấp hơn giá thị trường khi tiến hành cổ phần hóa liên quan đến vấn đề sở hữu và phạm vi quyền sử dụng đất tập thể, đất của Nhà nước... Vấn đề này cần được giải quyết thông qua việc dần dần xây dựng một chuẩn mực kế toán phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, kết hợp với việc lựa chọn các tổ chức kiểm toán và tư vấn chuyên nghiệp. 3.3.6. Đưa ra các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn niêm yết trên TTCK nước ngoài Hiên nay, Việt Nam gần như vẫn chưa có các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn niêm yết trên TTCK nước ngoài. Không kể đến những hạn chế khi công ty phải làm quen và tuân thủ luật pháp của nước sở tại - vốn có nhiều điểm khác biệt với pháp luật Việt Nam, công ty còn gặp rất nhiều khó khăn về các loại giấy phép, chính sách kiểm - 68 - soát ngoại hối - chuyển ngoại tệ ra vào khi phát hành cổ phiếu hoặc chi trả cổ tức, quy định về tỉ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, hiện có một số công ty Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu để niêm yết trên TTCK như FPT, KDC, VNM, STB... thì lại vướng quy định về "room" của nhà đầu tư nước ngoài, do đây là những cổ phiếu được các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích nên gần như đã hết "room" - muốn đưa cổ phiếu niêm yết ra nước ngoài (tối thiểu 20% số cổ phiếu - theo quy định của Singapore) cũng rất khó, đòi hỏi phải có những điều chỉnh lớn. 3.3.7. Điều chỉnh lại quyết định khống chế tỷ lệ hạn chế cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài Luật doanh nghiệp và luật đầu tư đã xoá bỏ tỷ lệ hạn chế cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty Việt Nam, chỉ trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện là hạn chế tỷ lệ góp vốn. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào quy định những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và tỷ lệ sở hữu cổ phần áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài, chưa có danh mục thì chưa thể xác định những ngành nghề còn lại là không hạn chế tỷ lệ cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, quy chế bán cổ phần và xác lập tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được thành lập theo Luật doanh nghiệp thì nên là một văn bản do Thủ tướng chính phủ ban hành. Điều này hoàn toàn phù hợp với Luật doanh nghiệp và Luât đầu tư, phù hợp với cam kết quốc tế về mở cửa thị trường và hội nhập. Trong khi chờ đợi quy chế mới thì cần sửa đổi lại Điều 1, Quyết định 238/2005/QĐ – TTG của thủ tướng chính phủ “ Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chúng khoán trên TTCK Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTDGCK”. Cần được sửa đổi lại là “Tối đa 100%......trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện” nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, mở rộng cơ hội huy động vốn cho các công ty cổ phần. - 69 - Đối với các công ty niêm yết mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối thì ngoài việc tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài lên cao hơn để thúc đẩy thị trường hoạt động tích cực, cũng nên cho phép bán bớt hoặc bán hết số cổ phần Nhà nước để công ty niêm yết ngày càng đại chúng hóa và thực sự hoạt động hiệu quả. Hiện nay, nhiều công ty cổ phần hóa rồi nhưng do tỷ lệ phần vốn Nhà nước nắm giữ từ 30% trở lên nên vẫn hoạt động theo cơ chế như một công ty nhà nước, làm hạn chế tính chủ động trong điều hành và chậm cải tiến cơ chế quản lý DN. Tuy nhiên, việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty cổ phần và tăng thời gian miễn giảm thuế cho các công ty tham gia niêm yết chưa phải là những giải pháp căn cơ giải quyết được bài toán khó về sự phát triển của TTCK, bởi lẽ để phát triển TTCK, không thể chỉ dựa vào ngoại lực từ bên ngoài và sự hỗ trợ của Nhà nước mãi. Dù vậy, Chính phủ cũng phải quan tâm nghiên cứu và sớm ban hành các giải pháp tích cực trước mắt để giúp nuôi dưỡng, khuyến khích, duy trì sự nhiệt huyết của các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường, đồng thời thông qua đó có thể duy trì nhịp độ phát triển của TTCK Việt Nam trước khi thực hiện các giải pháp đồng bộ hơn. Đã không ít lần Chính phủ khẳng định mong muốn phát triển TTCK thành một kênh huy động vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế thay thế cho nhiệm vụ nặng nề mà các ngân hàng đang phải đảm nhận. Song, dường như mong muốn đó chậm được cụ thể hóa bằng những hành động quyết liệt và thiết thực. 3.3.8. Thu hút các nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp Cần thu hút các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư chuyên nghiệp đặc biệt là các qũy đầu tư vì sự hiện diện của các nhà đầu tư này sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của cả thị trường. Sự góp mặt của các nhà đầu tư có tổ chức không chỉ góp phần làm tính thanh khoản cho thị trường, mà quan trọng hơn, các tổ chức này sẽ định hướng và xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp. - 70 - Bằng cách này sẽ giảm thiểu những dao động “phi thị trường” tạo ra bởi những giao dịch mang tính đầu cơ, tăng tính ổn định cho thị trường. Với vai trò là các cổ đông có kinh nghiệm, các nhà đầu tư có tổ chức còn góp phần cải thiện thực tiễn quản trị công ty tại các công ty niêm yết, ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận kinh doanh. Để có thể thu hút được các nhà đầu tư có tổ chức trong thời gian tới cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trường, phát triển quy mô thị trường, xây dựng và triển khai các chuẩn mực quốc tế về quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản lý nhà nước. Tăng tính minh bạch của thị trường chứng khoán và tại các doanh nghiệp cổ phần tư nhân; ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động lâu dài của các qũy đầu tư nước ngoài…. 3.3.9. Xây dựng hạ tầng cho thị trường vốn thông qua việc tạo lập mô hình định mức tín nhiệm, tiến đến minh bạch hoá thị trường Cần phải tạo dựng độ tin cậy của công ty vì trước mỗi quyết định tài trợ vốn, các nhà tài trợ thường chú ý đến độ tin cậy và uy tín của công ty. Bên cạnh viêc nâng cao hiệu qủa của công tác kế toán, kiểm toán thì việc xây dựng hạ tầng cho thị trường vốn thông qua việc tạo lập mô hình định mức tín nhiệm là rất cần thiết. Thời gian tới cần có sự hiện diện của các công ty định mức tín nhiệm nhằm dỡ bỏ rào cản về thông tin giữa các nhà đầu tư và nhà phát hành chứng khoán. Định mức tín nhiệm đóng vai trò là con dấu chứng nhận cho tính minh bạch của thông tin, là việc đánh giá rủi ro tín dụng hiện diện trong một chứng khoán cá thể, bao hàm cả rủi ro ở tầm quốc gia, ngành hàng đến rủi ro của từng doanh nghiệp. Bên cạnh việc thu hút các tổ chức định mức tín nhiệm như Moodys và Fitch Ratings hay Standards & Poor vào Việt Nam thì cũng cần phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm nội địa. Định mức tín nhiệm không chỉ sử dụng cho các nhà phát hành ra thị trường quốc tế, mà còn nhiều ý nghĩa khác như sử dụng trong các hợp đồng ký kết dài hạn với nước ngoài, sử dụng như một chuẩn mực so sánh với đối thủ, là dấu chứng nhận cho một tổ chức có tính minh bạch tốt… - 71 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở phân tích thực trạng ở chương trước, trong chương này luận văn tập trung vào việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa huy động vốn và xây dựng cấu trúc vốn cho phát triển dài hạn cho các công ty cổ phần Việt Nam. Để việc huy động vốn đạt hiệu quả tốt, bản thân các doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa trình độ quản trị cấu trúc vốn, làm mới hình ảnh của công ty trên trường quốc tế, thực hiện sáp nhập doanh nghiệp tạo sự chắc chắn trong tỷ suất sinh lợi… Từ đó, các doanh nghiệp tạo được lòng tin của các nhà đầu tư trên TTCK và sự an tâm của ngân hàng khi cho vay nợ. Nâng cao hiệu quả huy động vốn cho các công ty không thể phủ nhận vai trò của các chính sách, luật pháp trong việc tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi và tạo nhiều cơ hội cho việc huy động vốn. Từ khâu tự động hoá quy trình xét duyệt văn bản hành chính, cho đến tính khả thi của các văn bản, các chế độ ưu đãi và tạo lập ra các tiêu chuẩn và quy trình kiểm soát… tất cả cần phải được hoàn thiện. Bên cạnh đó, một thị trường tài chính phát triển một cách đồng bộ sẽ tạo cơ hội huy động vốn tốt hơn, với mục tiêu đó, Viêt Nam cần phát triển thị trường chứng khoán trong đó chú trọng đến việc minh bạch hoá thị trường, hiệu qủa tác động giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Tạo tính thanh khoản cho thị trường, phát triển các tổ chức dịch vụ chứng khoán, phát triển thị trường vốn ASEAN…Để huy động vốn tốt đòi mỗi công ty phải phát huy nội lực nhằm nâng cao năng lực huy động vốn. Bên cạnh việc nâng cao trình độ quản trị theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế cần phải tập trung nhiều vào các chiến lược kinh doanh dài hạn. Để xây dựng cấu trúc vốn cho phát triển dài hạn, các doanh nghiệp cần phải nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn năng động, chuyển đổi cơ cấu tài trợ. Các nhà quản trị cần phải nhận thức được tầm quan trọng của cấu trúc vốn và việc xác định cấu trúc vốn mục tiêu năng động, có thể thay đổi theo từng thời ký phát triển của doanh nghiệp, các chính sách của nền kinh tế và sự thay đổi của thị trường. - 72 - KẾT LUẬN Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam đều đang trong thời kỳ tăng trưởng và đang cần một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển cũng như việc đưa ra một cấu trúc vốn mục tiêu. Tuy nhiên, chính các doanh nghiệp vẫn còn đang tồn tại những thiếu sót, những hạn chế trong việc huy động vốn, quản trị cấu trúc vốn làm cho việc huy động vốn càng thêm khó khăn, mất cân đối trong cấu trúc vốn, chưa tối ưu được cấu trúc vốn… Bên cạnh đó, chúng ta không thể phủ nhận những hạn chế trong các chính sách của nhà nước và thị trường góp phần hạn chế các doanh nghiệp trong việc huy động vốn và xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho phát triển dài hạn. Qua thực trạng phân tích cấu trúc vốn của các công ty cổ phần thực phầm Việt Nam, luận văn đã chỉ ra những thiếu sót, những hạn chế đang tồn tại trong doanh nghiệp, trong các chính sách và thị trường. Đồng thời, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm tăng khả năng huy động vốn và xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho sự phát triển dài hạn của các công ty cổ phần Việt Nam. - 73 - TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Đại học Kinh tế TP.HCM, Khoa Tài chính Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. 2. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2005), Tài chính quốc tế, Đại học Kinh tế TP.HCM, Khoa Tài chính Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. 3. Phan Thị Bích Nguyệt, Dương Kha, Lê Đạt Chí, Trần Thị Hải Lý (2006), Đầu tư tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM, Khoa Tài chinh Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. 4. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế TP.HCM, Nhà xuất bản Thống kê. 5. Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Đăng Dờn, Bùi Kim Yến, Thân Thị Thu Thuỷ, Vũ Thị Minh Hằng (2005) Thị trường chứng khoán, Đại học Kinh tế TP.HCM, Nhà xuất bản Thống kê. 6. Sử Đình Thành (2007), Cấu trúc tài chính, Bải giảng chương trình cao học. 7. Josette Peyrard, dịch Đỗ Văn Thận (2005), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM. 8. Nguyễn Thị Uyên Uyên, Tái cấu trúc tài chính ở các doanh nghiệp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư Tiếng Anh 1. Eugene Nivorozhkin, The Dynamic of Capital Structure in Transition Economies, Department of Economics, Gothernburg University. 2. Peter Atrill (2003), Financial Management, Prentice Hall. 3. Gler Arnold (1998), Corporate Financial Management. 4. Hans Loof, Dynamic Optimal Capital Structure and Technological Change, Institute for studier, Stockhom. - 74 - PHỤ LỤC 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA 9 CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK. TP.HCM NĂM 2006 (Gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Năm 2006) Tên công ty: Công ty cổ phần Bibica Địa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, dịch vụ) Stt Chỉ tiêu Kỳ báo cáo Lũy kế 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 343,061,150,267 343,061,150,267 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 1,730,500,189 1,730,500,189 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 341,330,650,078 341,330,650,078 4 Giá vốn hàng bán 254,908,885,176 254,908,885,176 5 LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 86,421,764,902 86,421,764,902 6 Doanh thu hoạt động tài chính 9,011,374,278 9,011,374,278 7 Chi phí tài chính 3,323,504,266 3,323,504,266 8 Chi phí bán hàng 51,307,969,400 51,307,969,400 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 16,092,048,926 16,092,048,926 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 24,709,616,588 24,709,616,588 11 Thu nhập khác 1,160,267,499 1,160,267,499 12 Chi phí khác 538,102,347 538,102,347 13 Lợi nhuận khác 622,165,152 622,165,152 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 25,331,781,740 25,331,781,740 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 6,149,268,168 6,149,268,168 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 19,182,513,572 19,182,513,572 17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2,593 2,593 18 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu Ngày 05 tháng 02 năm 2007 GIÁM ĐỐC CÔNG TY (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) - 75 - BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (Năm 2006) Tên công ty: Công ty cổ phần Bibica Địa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Stt Nội dung Số dư đầu năm Số dư cuối kỳ I Tài sản ngắn hạn 100,830,486,720 156,306,589,247 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 11,158,972,479 22,569,254,239 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 35,000,000,000 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 27,896,506,491 33,166,654,300 4 Hàng tồn kho 61,414,409,410 63,822,664,865 5 Tài sản ngắn hạn khác 360,598,340 1,748,015,843 II Tài sản dài hạn 77,821,142,178 86,670,014,998 1 Các khoản phải thu dài hạn - 2 Tài sản cố định 65,831,998,937 64,626,860,632 - Tài sản cố định hữu hình 63,905,528,141 58,548,317,000 - Tài sản cố định vô hình 538,934,796 1,098,989,728 - Tài sản cố định thuê tài chính - - - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1,387,536,000 4,979,553,904 3 Bất động sản đầu tư 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3,719,805,000 9,753,219,388 5 Tài sản dài hạn khác 8,269,338,241 12,289,934,978 III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 178,651,628,898 242,976,604,245 IV Nợ phải trả 86,886,793,280 59,617,754,851 1 Nợ ngắn hạn 83,286,318,749 56,438,880,320 2 Nợ dài hạn 3,600,474,531 3,178,874,531 V Vốn chủ sở hữu 91,764,835,618 183,358,849,394 1 Vốn chủ sở hữu 90,184,590,235 182,493,104,011 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 56,000,000,000 89,900,000,000 - Thặng dư vốn cổ phần 27,382,833,351 70,258,833,351 - Cổ phiếu quỹ - 76 - - Chênh lệch đánh giá lại tài sản - Chênh lệch tỷ giá hối đối - Các quỹ 6,650,040,658 6,650,040,658 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 151,716,226 15,684,230,002 - Nguồn vốn đầu tư XDCB 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 1,580,245,383 865,745,383 - Quỹ khen thưởng phúc lợi 1,580,245,383 865,745,383 - Nguồn kinh phí - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 178,651,628,898 242,976,604,245 Ngày 05 tháng 02 năm 2007 GIÁM ĐỐC CÔNG TY (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) - 0 - CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA Báo cáo tài chính Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1 - TP. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2006 Mẫu CBTT-03 BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT NĂM 2006 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: ĐVT: VNĐ STT CHỈ TIÊU NĂM NAY NĂM TRƯỚC 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 767,947,391,616 543,334,890,619 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 1,823,644,124 2,678,606,541 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 766,123,747,491 540,656,284,078 4 Giá vốn hàng bán 667,687,246,927 461,841,455,950 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 98,436,500,564 78,814,828,128 6 Doanh thu hoạt động tài chính 9,995,736,690 4,605,909,724 7 Chi phí tài chính 26,868,494,576 22,000,954,082 8 Chi phí bán hàng 15,230,082,539 13,066,280,493 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 13,777,246,262 12,457,272,632 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 52,556,413,877 35,896,230,645 11 Thu nhập khác 237,196,011 3,756,562,274 12 Chi phí khác 1,265,832,195 2,367,089,575 13 Lợi nhuận khác (1,028,636,184) 1,389,472,699 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 51,527,777,693 37,285,703,344 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3,272,298,893 - 1 - 4,106,340,376 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 47,421,437,317 34,013,404,450 17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 4,305 4,199 18 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu 2,000 Lập ngày 18 tháng 01 năm 2007 Lập biểu Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Ngô Thị Thanh Hằng Nguyễn Hoàng Tuấn Nguyễn Xuân Trình - 2 - CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA Báo cáo tài chính Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1 - TP. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2006 Mẫu CBTT-03 BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT NĂM 2006 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN: ĐVT: VNĐ STT NỘI DUNG SỐ CUỐI NĂM SỐ ĐẦU NĂM I Tài sản ngắn hạn 329,832,132,341 224,451,910,004 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 31,648,710,866 40,467,531,580 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 147,000,000,000 - 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 85,551,183,931 119,877,385,564 4 Hàng tồn kho 64,512,500,257 63,315,704,667 5 Tài sản ngắn hạn khác 1,119,737,288 791,288,193 II Tài sản dài hạn 259,948,841,701 275,591,032,619 1 Các khoản phải thu dài hạn 26,703,502,395 - 2 Tài sản cố định 231,238,635,669 273,546,410,801 - Tài sản cố định hữu hình 227,310,576,597 264,639,286,595 - Tài sản cố định vô hình 3,233,695,273 3,643,746,822 - Tài sản cố định thuê tài chính - - - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 694,363,800 5,263,377,383 - 3 - 3 Bất động sản đầu tư - - 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,370,340,000 1,226,440,000 5 Tài sản dài hạn khác 636,363,636 818,181,818 III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 589,780,974,042 500,042,942,623 IV Nợ phải trả 235,902,963,784 389,003,486,273 1 Nợ ngắn hạn 74,510,648,041 218,867,141,469 2 Nợ dài hạn 161,392,315,743 170,136,344,804 V Vốn chủ sở hữu 353,878,010,258 111,039,456,349 1 Vốn chủ sở hữu 353,310,617,483 108,628,165,045 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 162,000,000,000 81,000,000,000 - Thặng dư vốn cổ phần 154,476,840,000 - - Cổ phiếu quỹ - - - Chênh lệnh đánh giá lại tài sản - - - Chênh lệnh tỷ giá hối đoái - - - Các quỹ 3,158,165,045 16,159,234,164 - Lợi nhuận chưa phân phối 33,675,612,439 11,468,930,881 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - - II Nguồn kinh phí và quỹ khác 567,392,775 2,411,291,304 1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 567,392,775 2,411,291,304 2 Nguồn kinh phí - - 4 - - 3 Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định - - VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 589,780,974,042 500,042,942,623 Lập ngày 18 tháng 01 năm 2007 Lập biểu Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Ngô Thị Thanh Hằng Nguyễn Hoàng Tuấn Nguyễn Xuân Trình - 5 - CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ HỘP HẠ LONG Địa chỉ: 43 Lê Lai, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị: VND STT TÀI SẢN Mã số 31/12/2006 31/12/2005 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 65,227,044,789 61,563,339,784 I. Tiền và tương đương tiền 110 9,245,986,567 12,861,374,139 1. Tiền 111 9,245,986,567 12,861,374,139 2. Các khoản tương đương tiền 112 - - II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - - 1. Đầu tư ngắn hạn 121 - - 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 17,533,634,648 14,954,902,356 1. Phải thu khách hàng 131 13,598,766,600 13,494,612,468 2. Trả trước cho người bán 132 1,698,531,169 115,419,440 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - - 4. Phải thu theo tiến độ KH hợp đồng XD 134 - - 5. Các khoản phải thu khác 135 4,940,896,470 3,747,883,619 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 (2,704,559,591) (2,403,013,171) IV. Hàng tồn kho 140 37,600,255,321 32,956,624,089 - 6 - 1. Hàng tồn kho 141 37,724,361,886 33,074,079,233 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (124,106,565) (117,455,144) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 847,168,253 790,439,200 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 309,307,355 230,647,858 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 32,341,036 114,499,167 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 - 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 505,519,862 445,292,175 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 20,366,776,959 20,498,827,755 II Tài sản cố định 220 17,296,488,113 17,069,705,454 1. Tài sản cố định hữu hình 221 14,070,071,548 16,865,242,462 - Nguyên giá 222 60,548,238,890 62,039,579,249 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 (46,478,167,342) (45,174,336,787) 3. Tài sản cố định vô hình 227 1,273,500,000 - - Nguyên giá 228 1,273,500,000 - Giá trị hao mòn luỹ (*) 229 - 4. Chi phí XDCB dở dang 230 1,952,916,565 204,462,992 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 - 498,064,923 1. Đầu tư vào công ty con 251 - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 - 498,064,923 3. Đầu tư dài hạn khác - 7 - 258 - - 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 259 - - V. Tài sản dài hạn khác 260 3,070,288,846 2,931,057,378 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 3,010,288,846 2,931,057,378 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - - 3. Tài sản dài hạn khác 268 60,000,000 - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 85,593,821,748 82,062,167,539 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Tiếp theo) Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị: VND STT NGUỒN VỐN Mã số 31/12/2006 31/12/2005 A. NỢ PHẢI TRẢ 300 33,495,179,318 32,851,409,267 I. Nợ ngắn hạn 310 23,007,746,426 23,163,843,859 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 9,127,684,260 2,820,817,356 Tài khoản 311 8,616,352,553 2,582,701,757 Tài khoản 315 511,331,707 238,115,599 2. Phải trả người bán 312 6,938,830,183 12,056,358,983 3. Người mua trả tiền trước 313 148,162,725 661,773,443 4. Thuế và khoản phải nộp Nhà nước 314 2,836,799,981 2,777,112,257 5. Phải trả người lao động 315 2,974,450,542 2,933,690,735 - 8 - 6. Chi phí phải trả 316 318,853,756 262,885,400 7. Phải trả nội bộ 317 - 142,765,052 8. Phải trả theo tiến độ KH hợp đồng XD 318 - - 9. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 319 662,964,979 1,508,440,633 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - - II. Nợ dài hạn 330 10,487,432,892 9,687,565,408 1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 - - 3. Phải trả dài hạn khác 333 - - 4. Vay và nợ dài hạn 334 10,487,432,892 9,687,565,408 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 52,098,642,430 49,210,758,272 I. Vốn chủ sở hữu 410 52,033,837,371 49,473,928,975 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 35,000,000,000 35,000,000,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 5,853,387,350 5,853,387,350 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 431,250,000 - 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 (1,200,000) (1,200,000) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - - 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 (1,039,812,820) (1,029,195,070) 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 1,749,876,390 1,085,536,743 8. Quỹ dự phòng tài chính - 9 - 418 2,209,450,454 1,285,400,052 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 - - 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 7,830,885,997 7,279,999,900 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 - II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 64,805,059 (263,170,703) 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 64,805,059 (263,170,703) 2. Nguồn kinh phí 432 - - 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 85,593,821,748 82,062,167,539 Lập ngày 19 tháng 03 năm 2007 KẾ TOÁN TRƯỞNG TỔNG GIÁM ĐỐC Trần Thị Thu Hương Trần Xuân Mỹ - 10 - BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2006 Đơn vị : VND STT CHỈ TIÊU MÃ SỐ 2006 2005 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 204,611,921,239 191,543,529,167 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 406,166,406 289,007,062 - Chiết khấu TM 03 44,902,594 - Giảm giá hàng bán 04 - 1,300,000 - Hàng bán bị trả lại 05 361,263,812 287,707,062 - Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt 06 - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung câp dịch vụ 10 204,205,754,833 191,254,522,105 4. Giá vốn hàng bán 11 161,416,095,210 154,266,739,805 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 42,789,659,623 36,987,782,300 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 230,782,625 963,369,051 7. Chi phí tài chính 22 1,803,707,963 1,462,616,869 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 929,139,868 497,554,280 8. Chi phí bán hàng 24 20,540,628,012 17,534,184,468 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10,959,635,109 8,806,102,312 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 9,716,471,164 10,148,247,702 11 Thu nhập khác 31 4,408,109,204 1,969,351,607 - 11 - 12. Chi phí khác 32 3,828,355,805 2,324,065,038 13. Lợi nhuận khác 40 579,753,399 (354,713,431) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 10,296,224,563 9,793,534,271 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 1,965,338,566 2,448,383,568 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 8,330,885,997 7,345,150,703 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 2,380 2,099 Lập ngày 19 tháng 03 năm 2007 KẾ TOÁN TRƯỞNG TỔNG GIÁM ĐỐC Trần Thị Thu Hương Trần Xuân Mỹ - 12 - CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA Báo cáo tài chính Km 2132 Quốc lộ 1A, phường 2, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm NGUỒN VỐN A . NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) 300 104,445,535,241 120,809,537,562 I. Nợ ngắn hạn 310 104,445,535,241 111,849,537,562 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 VI.8 83,173,029,495 91,958,092,000 2. Phải trả cho người bán 312 7,292,226,712 7,213,461,029 3. Người mua trả tiền trước 313 - 42,765,660 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 VI.18 387,170,284 5. Phải trả công nhân viên 315 VI.9 8,772,620,146 11,181,718,347 6. Chi phí phải trả 316 VI.10 452,133,405 16,428,300 7. Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 VI.11 4,368,355,199 1,437,072,226 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 - 8,960,000,000 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 VI.12 - 8,960,000,000 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B . VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 +420) 400 113,399,110,185 102,521,799,980 - 13 - I. Vốn chủ sở hữu 410 VI.13 106,909,656,978 96,899,718,709 1. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu 411 60,000,000,000 60,000,000,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ 413 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 414 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 7. Quỹ đầu tư phát triển 416 26,352,738,163 17,873,320,445 8. Quỹ dự phòng tài chính 417 5,556,918,815 4,026,398,264 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 418 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 419 15,000,000,000 15,000,000,000 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 6,489,453,207 5,622,081,271 1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 421 6,489,453,207 5,622,081,271 2. Nguồn kinh phí 422 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 423 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430 = 300 + 400) 217,844,645,426 223,331,337,542 - 14 - CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA Báo cáo tài chính Km 2132 Quốc lộ 1A, phường 2, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2006 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Mã số Thu yết min h Năm nay Năm trước Năm 2005 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 925,197,008,975 970,806,617,777 2. Các khoản giảm trừ 03 - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 VI.1 4 925,197,008,975 970,806,617,777 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.1 5 846,115,984,827 888,365,766,482 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 79,081,024,148 82,440,851,295 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.1 4 1,069,485,657 1,012,172,003 7. Chi phí tài chính 22 6,532,595,242 9,363,017,466 Trong đó: chi phí lãi vay 23 5,279,523,296 9,173,644,410 8. Chi phí bán hàng 24 35,613,590,103 35,972,029,223 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 9,685,006,711 8,887,615,284 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 28,319,317,749 29,230,361,325 - 11. Thu nhập khác 31 VI.1 7 3,799,815,458 702,953,151 12. Chi phí khác 32 224,747,718 157,965,184 13. Lợi nhuận khác 40 3,575,067,740 544,987,967 - 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 31,894,385,489 29,775,349,292 - 15 - 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.1 8 313,744,605 - 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 31,580,640,884 29,775,349,292 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Sóc Trăng, ngày 20 tháng 01 năm 2007 Người lập biểu Kế Toán Trưởng Tổng Giám đốc Lưu Nguyễn Trúc Dung Tô Minh Chẳng Hồ Quốc Lực - 16 - COÂNG TY COÅ PHAÀN NÖÔÙC GIAÛI KHAÙT SAØI GOØN Ñ/c: 12 Kyø Ñoàng, Quaän 3, Tp. Hoà Chí Minh BAÛNG CAÂN ÑOÁI KEÁ TOAÙN Taïi ngaøy 31 thaùng 12 naêm 2006 Ñôn vò tính: VND Chæ tieâu Maõ soá Thuyeát minh Soá cuoái naêm Soá ñaàu naêm TAØI SAÛN A . TAØI SAÛN NGAÉN HAÏN 100 148,818,476,850 118,887,367,710 I. Tieàn vaø caùc khoaûn töông ñöông tieàn 110 7,595,525,394 9,298,587,233 1. Tieàn 111 V.01 7,595,525,394 9,298,587,233 2. Caùc khoaûn töông ñöông tieàn 112 - - II. Caùc khoaûn ñaàu tö taøi chính ngaén haïn 120 V.02 - - 1. Ñaàu tö chöùng khoaùn ngaén haïn 121 - - 2. Döï phoøng giaûm giaù chöùng khoaùn ñaàu tö ngaén haïn (*) 129 - - III. Caùc khoaûn phaûi thu ngaén haïn 130 108,982,341,091 78,983,923,786 1. Phaûi thu cuûa khaùch haøng 131 107,920,710,214 77,999,666,674 2. Traû tröôùc cho ngöôøi baùn 132 980,715,018 121,810,395 3. Phaûi thu noäi boä 133 - - 4. Phaûi thu theo tieán ñoä keá hoaïch hôïp ñoàng xaây döïng 134 - 17 - - - 5. Caùc khoaûn phaûi thu khaùc 135 V.03 986,683,134 1,583,193,606 6. Döï phoøng caùc khoaûn phaûi thu khoù ñoøi (*) 139 (905,767,275) (720,746,889) IV. Haøng toàn kho 140 29,909,890,859 28,255,170,415 1. Haøng toàn kho 141 V.04 29,909,890,859 28,255,170,415 2. Döï phoøng giaûm giaù haøng toàn kho (*) 149 - - V. Taøi saûn ngaén haïn khaùc 150 2,330,719,506 2,349,686,276 1. Chi phí traû tröôùc ngaén haïn 151 605,434,195 151,891,584 2. Thueá GTGT ñöôïc khaáu tröø 152 - - 3. Thueá vaø caùc khoaûn khaùc phaûi thu nhaø nöôùc 154 V.05 - 1,099,463,769 3. Taøi saûn ngaén haïn khaùc 158 1,725,285,311 1,098,330,923 B. TAØI SAÛN DAØI HAÏN 200 62,522,457,375 31,785,375,195 I. Caùc khoaûn phaûi thu daøi haïn 210 - - 1. Phaûi thu daøi haïn cuûa khaùch haøng 211 - - 2. Voán kinh doanh ôû ñôn vò tröïc thuoäc 212 - - 3. Phaûi thu daøi haïn noäi boä 213 V.06 - - 4. Phaûi thu daøi haïn khaùc 218 V.07 - - 5. Döï phoøng phaûi thu daøi haïn khoù ñoøi (*) 219 - - II. Taøi saûn coá ñònh 220 24,472,457,375 21,353,989,454 1. Taøi saûn coá ñònh höõu hình 221 V.08 - 18 - 21,419,061,466 18,131,639,440 - Nguyeân giaù 222 85,350,955,339 79,551,685,908 - Giaù trò hao moøn luyõ keá (*) 223 (63,931,893,873) (61,420,046,468) 2. Taøi saûn coá ñònh thueâ taøi chính 224 V.09 2,974,476,934 3,222,350,014 - Nguyeân giaù 225 3,470,223,094 3,470,223,094 - Giaù trò hao moøn luyõ keá (*) 226 (495,746,160) (247,873,080) 3. Taøi saûn coá ñònh voâ hình 227 V.10 78,918,975 - - Nguyeân giaù 228 87,687,747 - - Giaù trò hao moøn luyõ keá (*) 229 (8,768,772) - 4. Chi phí xaây döïng cô baûn dôû dang 230 V.11 III. Baát ñoäng saûn ñaàu tö 240 V.12 - - - Nguyeân giaù 241 - - - Giaù trò hao moøn luyõ keá (*) 242 - - IV. Caùc khoaûn ñaàu tö taøi chính daøi haïn 250 38,050,000,000 10,250,000,000 1. Ñaàu tö vaøo coâng ty con 251 38,050,000,000 10,250,000,000 2. Ñaàu tö vaøo coâng ty lieân keát, lieân doanh 252 - - 3. Ñaàu tö daøi haïn khaùc 258 V.13 - - 4. Döï phoøng giaûm giaù ñaàu tö taøi chính daøi haïn (*) 259 - - V. Taøi saûn daøi haïn khaùc 260 - 181,385,741 1. Chi phí traû tröôùc daøi haïn 261 V.14 - 181,385,741 - 19 - 2. Taøi saûn thueá thu nhaäp hoaõn laïi 262 V.21 - - 3. Taøi saûn daøi haïn khaùc 268 - - TOÅNG COÄNG TAØI SAÛN 270 211,340,934,225 150,672,742,905 - 20 - COÂNG TY COÅ PHAÀN NÖÔÙC GIAÛI KHAÙT SAØI GOØN Ñ/c: 12 Kyø Ñoàng, Quaän 3, Tp. Hoà Chí Minh BAÙO CAÙO KEÁT QUAÛ HOAÏT ÑOÄNG KINH DOANH Naêm 2006 Ñôn vò tính: VND Chæ tieâu Maõ soá Thuyeát minh Naêm nay Naêm tröôùc 1. Doanh thu baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï 01 VI.25 302,177,480,843 315,416,326,950 2. Caùc khoaûn giaûm tröø doanh thu 03 VI.26 8,398,623,875 8,965,642,213 3. Doanh thu thuaàn veà baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï 10 VI.27 293,778,856,968 306,450,684,737 4. Giaù voán haøng baùn 11 VI.28 200,226,941,493 227,482,934,446 5. Lôïi nhuaän goäp veà baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï 20 93,551,915,475 78,967,750,291 6. Doanh thu hoaït ñoäng taøi chính 21 VI.29 391,792,997 843,540,394 7. Chi phí taøi chính 22 VI.30 4,581,619,918 1,353,372,957 - Trong ñoù: chi phí laõi vay 23 4,364,494,690 1,194,355,212 8. Chi phí baùn haøng 24 63,616,053,976 58,585,972,044 9. Chi phí quaûn lyù doanh nghieäp 25 13,840,534,349 13,286,494,510 10. Lôïi nhuaän thuaàn töø hoaït ñoäng kinh doanh 30 - 21 - 11,905,500,228 6,585,451,174 11. Thu nhaäp khaùc 31 730,452,964 1,547,529,072 12. Chi phí khaùc 32 623,215,926 374,636,562 13. Lôïi nhuaän khaùc 40 107,237,038 1,172,892,510 14. Toång lôïi nhuaän keá toaùn tröôùc thueá (50 = 30 + 40) 50 12,012,737,266 7,758,343,684 15. Chi phí thueá TNDN hieän haønh 51 VI.31 3,324,985,246 2,050,536,231 16. Chi phí thueá TNDN hoaõn laïi 51 VI.32 - - 17. Lôïi nhuaän sau thueá thu nhaäp doanh nghieäp 60 8,687,752,020 5,707,807,453 18. Laõi cô baûn treân coå phieáu (*) 70 1,910 1,255 Laäp, ngaøy 15 thaùng 01 naêm 2007 Ngöôøi Laäp bieåu Keá toaùn tröôûng Toång Giaùm ñoác Ñoã Ngoïc Lan Haøng Thò Dieäu Phan Minh Coù - 0 - PHỤ LỤC 2 Danh sách các công ty dùng trong phân tích chi phí sử dụng vốn (Số liệu phân tích được lấy từ báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006) Tên công ty Mã CK 2004 2005 2006 Công ty cổ phần Bibica BBC X X Công ty cổ phần đường Biện Hoà BHS X X Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long CAN X X Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta FMC X X Công ty cổ phần Thực phẩm quốc tế IFS IFS X X Công ty cổ phần Kinh Đô KDC X X X Công ty cổ phần Thực phầm Safoco SAF X X X Công ty cổ phần nước giải khát Tribeco TRI X X X Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk VNM X X X Ghi chú: 1/ x: Là có lấy số liệu 2/ Báo cáo tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh. - 1 - PHỤ LỤC 3 Danh sách các công ty dùng trong các phân tích khác (Số liệu phân tích được lấy từ báo cáo tài chính năm 2006) STT Tên công ty Mã CK 1 Công ty cổ phần Bibica BBC 2 Công ty cổ phần đường Biện Hoà BHS 3 Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long CAN 4 Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta FMC 5 Công ty cổ phần Thực phẩm quốc tế IFS IFS 6 Công ty cổ phần Kinh Đô KDC 7 Công ty cổ phần Thực phầm Safoco SAF 8 Công ty cổ phần nước giải khát Tribeco TRI 9 Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk VNM Ghi chú: Báo cáo tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh. - 2 - PHỤ LỤC 4 Bảng phân phối chuẩn Z* ,00 ,01 ,02 ,03 ,04 ,05 ,06 ,07 ,08 ,09 0,00 ,5000 ,4960 ,4920 ,4880 ,4840 ,4801 ,4761 ,4721 ,4681 ,4641 0,10 ,4602 ,4562 ,4522 ,4483 ,4443 ,4404 ,4364 ,4325 ,4286 ,4247 0,20 ,4207 ,4168 ,4129 ,4090 ,4052 ,4013 ,3974 ,3936 ,3897 ,3859 0,30 ,3821 ,3783 ,3745 ,3707 ,3669 ,3632 ,3594 ,3557 ,3520 ,3483 0,40 ,3446 ,3409 ,3372 ,3336 ,3300 ,3264 ,3228 ,3192 ,3156 ,3121 0,50 ,3085 ,3050 ,3015 ,2981 ,2946 ,2912 ,2877 ,2843 ,2810 ,2776 0,60 ,2743 ,2709 ,2676 ,2643 ,2611 ,2578 ,2546 ,2514 ,2483 ,2451 0,70 ,2420 ,2389 ,2358 ,2327 ,2296 ,2266 ,2236 ,2206 ,2177 ,2148 0,80 ,2119 ,2090 ,2061 ,2033 ,2005 ,1977 ,1949 ,1922 ,1894 ,1867 0,90 ,1841 ,1814 ,1788 ,1762 ,1736 ,1711 ,1685 ,1660 ,1635 ,1611 1,00 ,1587 ,1562 ,1539 ,1515 ,1492 ,1469 ,1446 ,1423 ,1401 ,1379 1,10 ,1357 ,1335 ,1314 ,1292 ,1271 ,1251 ,1230 ,1210 ,1190 ,1170 1,20 ,1151 ,1131 ,1112 ,1093 ,1075 ,1056 ,1038 ,1020 ,1003 ,0985 1,30 ,0968 ,0951 ,0934 ,0918 ,0901 ,0885 ,0869 ,0853 ,0838 ,0823 1,40 ,0808 ,0793 ,0778 ,0764 ,0749 ,0735 ,0721 ,0708 ,0694 ,0681 1,50 ,0668 ,0655 ,0643 ,0630 ,0618 ,0606 ,0594 ,0582 ,0571 ,0559 1,60 ,0548 ,0537 ,0526 ,0516 ,0505 ,0495 ,0485 ,0475 ,0465 ,0455 1,70 ,0446 ,0436 ,0427 ,0418 ,0409 ,0401 ,0392 ,0384 ,0375 ,0367 1,80 ,0359 ,0351 ,0344 ,0336 ,0329 ,0322 ,0314 ,0307 ,0301 ,0294 1,90 ,0287 ,0281 ,0274 ,0268 ,0262 ,0256 ,0250 ,0244 ,0239 ,0233 2,00 ,0228 ,0222 ,0217 ,0212 ,0207 ,0202 ,0197 ,0192 ,0188 ,0183 2,20 ,0139 ,0136 ,0132 ,0129 ,0125 ,0122 ,0119 ,0116 ,0113 ,0110 2,40 ,0082 ,0080 ,0078 ,0075 ,0073 ,0071 ,0069 ,0068 ,0066 ,0064 2,60 ,0047 ,0045 ,0044 ,0043 ,0041 ,0040 ,0039 ,0038 ,0037 ,0036 2,80 ,0026 ,0025 ,0024 ,0023 ,0023 ,0022 ,0021 ,0021 ,0020 ,0019 3,00 ,0013 ,0013 ,0013 ,0012 ,0012 ,0011 ,0011 ,0011 ,0010 ,0010 3,50 ,0002 ,0002 ,0002 ,0002 ,0002 ,0002 ,0002 ,0002 ,0002 ,0002 4,00 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 4,50 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 5,00 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 ,0000 Ghi chú: Z*: Là giá trị tuyệt đối của z

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf47531.pdf
Tài liệu liên quan