LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế chung của các nước đang phát triển, Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ trong thương mại quốc tế với sự kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11 năm 2006. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh những cơ hội còn là những thách thức không thể tránh khỏi. Thị trường ngày nay là thị trường toàn cầu, ranh giới biên giới chỉ còn mang tính chất chính trị, các hàng rào bảo hộ mậu dịch đang dần được xóa bỏ. Từ đó đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam là làm thế nào để phát triển và giữ vững được thị trường trong nước.
Trong bối cảnh xây dựng thương hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam – VIFON nói riêng, đặc biệt là khi công ty tách khỏi liên doanh với Vina Acecook và được cổ phần hóa 100% vốn tư nhân thì việc xây dựng thương hiệu Vifon còn mang tính cấp thiết hơn nữa. Chính vì vậy mà tác giả đã quyết định nhân cơ hội này chọn làm luận văn cao học để vận dụng những kiến thức đã được học, kinh nghiệm được tích lũy để vận dụng vào thực tiễn xây dựng thương hiệu cho Vifon.
Đề tài: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VIFON GIAI ĐOẠN 2008 – 2012
1. Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, đó là do đặc điểm lịch sử của thương hiệu Vifon. Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam, tên gọi tắt là Vifon, vốn trước đây là một doanh nghiệp Nhà nước với 45 năm hình thành và phát triển (1963 – 2008) và đây là một trong những doanh nghiệp có mặt trên thị trường rất lâu đời (lâu hơn cả công ty Vinamilk, Bia Sài Gòn, Vissan ). Giai đoạn từ 1980 – 2000, doanh nghiêp phát triển rất mạnh với thị phần kinh doanh sản phẩm thực phẩm ăn liền chiếm trên 50%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thị phần và vị thế vốn có của Vifon đã giảm sút trầm trọng, nhất là sau khi tách khỏi liên doanh Vifon – Acecok năm 2004, và trở thành doanh nghiệp 100% vốn cổ phần tư nhân, với thị phần năm 2006 là 6%, năm 2007 là 8% (nguồn AC Neilsen Report).
Sau khi gia nhập vào đội ngũ nhân viên của Vifon, tác giả đã tìm hiểu và phân tích các nguồn thông tin từ nội bộ công ty, từ thị trường, lợi thế hiện có của công ty và nhận thấy rằng cơ hội để lấy lại thị phần và niềm tin từ người tiêu dùng đối với thương hiệu Vifon là còn rất lớn.
Thứ hai, đặc điểm của sản phẩm và ngành hàng kinh doanh chế biến thực phẩm ăn liền tại Việt Nam, xu hướng phát triển của nó trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển. Thực phẩm ăn liền là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, doanh số đem lại hàng năm cho các nhà sản xuất rất lớn: năm 2007 ước tính khoảng 5.000 tỷ VND – 5.500 tỷ VNĐ (nguồn AC Neilsen và tính toán của tác giả), chính vì vậy mà áp lực canh tranh rất gay rắt. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, áp lực công việc ngày càng tăng, đời sống con người ngày càng bận rộn nhiều hơn vì vậy qũy thời gian của họ càng ít đi (kể cả thời gian dành cho ăn uống) và khi đó thực phẩm ăn liền là giải pháp tốt nhất cho họ, đặc biệt là người dân sống ở các đô thị lớn. Vấn đề còn lại là ở chỗ làm sao tăng tần suất sử dụng, lôi cuốn khách hàng mới hay lấy lại lượng khách hàng cũ của Vifon để từng bước lấy lại thị phần và vị thế của công ty đã bị mất.
Thứ ba, nguồn dữ liệu sẵn có và độ tin cậy khá cao của những dữ liệu này. Các dữ liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu này là sự kế thừa từ kết quả nghiên cứu của hai đơn vị nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp, và có uy tín bậc nhất hiện nay tại Việt Nam:
1) Dữ liệu nghiên cứu về người tiêu dùng do công ty nghiên cứu thị trường Taylor Neilsen Softres Việt Nam – TNS thực hiện cho Vifon năm 2007;
2) dữ liệu nghiên cứu về kết quả bán hàng tại các điểm bán lẻ (retail audit tracking) do công ty nghiên cứu thị trường AC Neilsen Việt Nam thực hiện cho Vifon, tác giả là người tham gia ngay từ đầu để thực hiện hai dự án nghiên cứu này. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả kết hợp giữa lý luận, đặc điểm thị trường của ngành hàng và thực tế hoạt động xây dựng thương hiệu tại công ty để đề ra các giải pháp phù hợp và có tính khả thi cao nhất.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm đạt các mục tiêu như sau:
- Tìm hiểu đặc điểm thị trường ngành hàng thực phẩm ăn liền dạng sợi và thực trạng hoạt động xây dựng thương hiệu Vifon trong môi trường ngành hàng này thời gian qua, để từ đó kết hợp với các cơ sở lý luận về thương hiệu – xây dựng thương hiệu, kinh nghiệm thực tiễn của tác giả đề xuất giải pháp xây dựng thương hiệu Vifon trong thời gian tới.
- Đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu Vifon giai đoạn 2008 – 2012 nhằm góp phần giúp Vifon từng bước lấy lại thị phần và vị thế vốn có trước đây.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu
a. Đối tượng chính để nghiên cứu trong đề tài này đó là thương hiệu Vifon bao gồm: Các thuộc tính cấu thành thương hiệu, tài sản thương hiệu, qui trình xây dựng thương hiệu, các công cụ xây dựng thương hiệu và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thương hiệu.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài này là tại môi trường nội bộ công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – Vifon, với các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng thực phẩm ăn liền từ các kết quả nghiên cứu thị trường đã có.
Đề tài nghiên cứu này cũng chỉ được giới hạn ở các hoạt động xây dựng thương hiệu trong ngành hàng chế biến thực phẩm ăn liền dưới dạng sợi bao gồm: mì, phở, hủ tiếu, bún, bánh đa ăn liền mà không bao gồm dạng hạt như cháo ăn liền, sản phẩm gia vị. Đặc biệt là các hoạt động xây dựng thương hiệu tại công ty Vifon giai đoạn 2008 – 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng dữ liệu từ các nghiên cứu có sẵn, có liên quan đến vấn đề thương hiệu nói riêng và các hoạt động marketing nói chung trong ngành hàng thực phẩm ăn liền
Thu thập thông tin từ các dự án nghiên cứu:
+ Dự án: Tìm hiểu thị trường và những nền tảng cơ bản của “ sức khỏe nhãn hiệu” thực phẩm ăn liền, do công ty nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam thực hiện cho Vifon năm 2007.
+ Dự án: Theo dõi kết quả bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ, do công ty nghiên cứu thị trường AC Neilsen Việt Nam thực hiện cho Vifon năm
2007. so sánh, dự báo, nghiên cứu định tính đồng thời kết hợp phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng bên cạnh sử dụng các lý thuyết về thương hiệu và xây dựng thương hiệu, lý thuyết về hành vi tiêu dùng trong marketing, lý thuyết quản trị marketing, lý thuyết quản trị chiến lược và chính sách kinh doanh.
Chọn lọc các thông tin có liên quan đến vấn đề thương hiệu, kết hợp với cơ sở lý thuyết, thực trạng hoạt động xây dựng thương hiệu tại đơn vị. Từ đó phân tích, so sánh để hiểu được thị trường và thực trạng hoạt động xây dựng thương hiệu trong ngành hàng này làm cơ sở đề xuất các giải pháp xây dựng thương hiệu Vifon.
5. Qui trình nghiên cứu của đề tài
6. Kết cấu nội dung nghiên cứu: gồm 03 chương
Chương I: Cơ sở lý luận về thương hiệu – Xây dựng thương hiệu
Tổng hợp và giới thiệu các cơ sở lý luận của các nhà nghiên cứu về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, tài sản thương hiệu, quy trình xây dựng thương hiệu, cũng như các công cụ xây dựng thương hiệu.
Chương II: Phân tích đặc điểm thị trường thực phẩm ăn liền tại Việt Nam và Thực trạng hoạt động xây dựng thương hiệu tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – VIFON.
Phân tích, so sánh các số liệu có sẵn về đặc điểm thị trường thực phẩm ăn liền tại Việt Nam theo từng tiêu chí phục vụ cho các giải pháp đề xuất; phân tích và nhận xét thực trạng hoạt động xây dựng thương hiệu công ty trong thời gian qua. Đây là chương làm cơ sở chính để tác giả đưa ra các giải pháp đề xuất cho hoạt động xây dựng thương hiệu Vifon giai đoạn 2008 – 2012.
Chương III: Giải pháp xây dựng thương hiệu Vifon giai đoạn 2008 – 2012
Chương này sẽ trình bày quan điểm và cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp xây dựng thương hiệu. Phần chính là đ ề xuất các giải pháp xây dựng thương hiệu phù hợp với trình độ và nguồn nhân lực của công ty, đặc biệt là nhân lực của hai phòng ban: Phòng Marketing – mới thành lập và Phòng Tiêu Thụ
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp xây dựng thương hiệu Vifon giai đoạn 2008- 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức Đoàn – Hội của các trường. Vì học sinh – sinh viên cũng là đối
tượng tiêu dùng mục tiêu của thực phẩm ăn liền, hơn nữa theo kết
quả nghiên cứu thị trường năm 2007 của TNS thì thương hiệu Vifon
được biết đến chủ yếu là thuộc nhóm tuổi từ 30 tuổi trở lên còn
người tiêu dùng nhóm tuổi nhỏ hơn thì rất ít người biết vì vậy cần
khai thác và tăng cường cơ hội tiếp cận đối tượng này để tăng cường
mức độ nhận biết thương hiệu Vifon và gia tăng thị phần trong tương
lai. Hình thức tài trợ là tài trợ giải thưởng, tài trợ sản phẩm.
3.5.5.7 Các chương trình khuyến mãi
3.5.5.7.1 Chương trình khuyến mãi cho người bán
Mục đích là khuyến khích các cửa hàng bán lẻ tích cực giới thiệu và bán
hàng của Vifon, qua đó gia tăng lợi ích cho người bán. Từ trước đến nay Vifon chỉ
áp dụng hình thức chiết khấu trực tiếp trên hóa đơn và thưởng khi đạt doanh số năm,
vì vậy chính sách bán hàng không kích thích được người bán mua hàng với số
lượng nhiều và nhiệt tình để giới thiệu cho người tiêu dùng (vì giới thiệu của người
bán là yếu tố rất quan trọng góp phần tăng độ nhận biết về sản phẩm, thương hiệu
75
của công ty, đặc biệt là sản phẩm mới). Các hình thức khuyến mãi cho người bán
được đề nghị như sau:
Thưởng doanh số: mỗi tháng nếu các cửa hàng bán đạt doanh số qui định sẽ
thưởng tiền. Mục đích là nhằm khuyến khích người bán nhiệt tình bán sản phẩm của
Vifon cho người tiêu dùng (kỹ thuật hỗ trợ cửa hàng “đẩy” hàng ra khỏi quầy kệ -
Push marketing). Thưởng doanh số nên áp dụng cho tất cả sản phẩm của công ty.
Thưởng sản lượng: Mỗi cửa hàng khi đặt hàng đủ số lượng (tính theo
thùng) trên mỗi đơn đặt hàng sẽ được thưởng thêm sản lượng của cùng chủng loại
sản phẩm hoặc sản phẩm khác. Mục đích là khuyến khích người bán nhập hàng
nhiều hơn để đảm bảo lượng hàng luôn có tại cửa hàng (kỹ thuật duy trì lượng hàng
tồn kho tại cửa hàng đủ lớn và khi hàng nhiều thì cửa hàng sẽ phải đem hàng ra
trưng bày với diện tích lớn hơn, tăng mức độ nhận biết thương hiệu). Thưởng sản
lượng nên thực hiện cho từng chủng loại sản phẩm cụ thể (từng SKU – Smallest
Keeping Unit) và nên áp dụng cho sản phẩm mới, sản phẩm dùng để thưởng nên là
sản phẩm bán chạy nhất của công ty.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các chương trình khuyến
mãi cho người bán nên thực hiện thường xuyên hàng tháng (lâu nhất là 02 tháng) và
luân khuyên cho các dòng sản phẩm khác nhau của công ty.
3.5.5.7.2 Chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng:
Mục đích là thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đối với sản phẩm và
thương hiệu Vifon, qua đó gia tăng giá trị cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm.
Các chương trình khuyến mãi được đề nghị như sau:
Chương trình khuyến mãi mang tính chất may mắn:
· Sản phẩm khuyến mãi: phở Vifon và mì Phú Gia là hai sản phẩm được
người tiêu dùng cả nước tín nhiệm và được phân phối đều trên 64 tỉnh
thành, vì vậy rất thích hợp để xây dựng chương trình khuyến mãi cho
người tiêu dùng.
76
· Hình thức khuyến mãi: tem may mắn trúng thưởng ngay được bỏ trực
tiếp trong mỗi gói sản phẩm.
· Đối tượng, phạm vi áp dụng: người tiêu dùng trên phạm vi cả nước.
· Giải thưởng: là các vật dụng trang trí trong nhà, đồ dùng thiết thực, hỗ
trợ và giải phóng sức lao động, tiết kiệm thời gian cho người nội trợ
như: máy giặt thế hệ mới, bếp từ hoặc lò vi ba, tủ lạnh hoặc xe gắn máy
phục vụ cho việc đi chợ hàng ngày của người nội trợ…
· Ngân sách khuyến mãi: 10% - 12% doanh số dự báo tiêu thụ trong thời
gian thực hiện khuyến mãi (khoảng 03 tháng). Trong đó:
a) 30% ngân sách dùng cho giải thưởng.
b) 60% ngân sách dùng cho chi phí truyền thông.
c) 10% ngân sách dùng cho chi phí tổ chức (hành chánh, thủ tục
pháp lý, thuê dịch vụ…)
· Thời gian thực hiện khuyến mãi:
a) Sản phẩm phở: tổ chức vào quí I hàng năm (sau tết âm lịch).
b) Sản phẩm mì Phú Gia: tổ chức vào đầu quí III hàng năm
c) Độ dài mỗi chương trình khuyến mãi: từ 2,5 tháng – 03 tháng.
· Công cụ truyền thông hỗ trợ: khi thực hiện khuyến mãi nên xây dựng
một phim TVC riêng có thời lượng từ 10 giây – 15 giây với nội dung
và thông điệp chính là phục vụ cho chương trình khuyến mãi. Bên cạnh
đó cần sử dụng các vật dụng quảng cáo hỗ trợ tại điểm bán như băng
rôn, áp phích (poster), tờ rơi…
Chương trình khuyến mãi kết hợp kích hoạt thương hiệu:
Mục đích là tăng cường phối hợp với các siêu thị trong việc tổ chức các
chương trình phục vụ người tiêu dùng, qua đó tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa
nhà sản xuất với nhà phân phối, góp phần tăng doanh số cho cả hai. Mặt khác, siêu
77
thị là nơi thu hút và tập trung rất đông người tiêu dùng mà hầu hết họ là đối tượng
khách hàng mục tiêu của Vifon nên rất phù hợp để xây dựng các chương trình
khuyến mãi kết hợp quảng bá thương hiệu trực tiếp tại điểm bán thông qua các hoạt
động kích hoạt thương hiệu.
· Phạm vi áp dụng: chỉ nên tổ chức tại các hệ thống siêu thị gồm:
a) TP.HCM: hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.opmart, hệ thống
Big C, hệ thống Maxi Mark, hệ thống Citi Mart.
b) Hà Nội: hệ thống Big C, hệ thống Hapro, hệ thống Fivimart.
· Hình thức thực hiện: khách hàng mua hàng với hóa đơn trị giá từ
20.000đ – 30.000đ (tùy thuộc vào giá trị sản phẩm ở từng thời điểm)
sản phẩm của Vifon sẽ được tham gia các trò chơi trúng thưởng với
các phần quà hoặc được hoàn trả 100% giá trị tiền mua hàng.
· Quà tặng (giải thưởng): cũng là các vật dụng hỗ trợ công việc nội trợ,
sinh hoạt hàng ngày của người nội trợ hoặc phiếu mua hàng ưu đãi của
siêu thị hoặc sản phẩm của Vifon.
· Ngân sách khuyến mãi: 15% - 20% tổng doanh số trên mỗi hóa đơn
mua hàng của khách hàng (được dự báo khi xây dựng chương trình).
Trong đó:
a) 50% ngân sách dùng cho giải thưởng (quà tặng hoặc tiền
mua hàng).
b) 20% ngân sách dùng cho truyền thông hỗ trợ.
c) 30% ngân sách thuê dịch vụ thiết kế chương trình và tổ
chức thực hiện các hoạt động kích hoạt thương hiệu.
· Thời gian thực hiện: một năm tổ chức 03 đợt vào các thời điểm 30/04 –
02/9 và 01/01, độ dài mỗi đợt tổ chức là 15 ngày.
78
· Công cụ truyền thông hỗ trợ: đưa thông tin về các chương trình khuyến
mãi trên các báo phụ nữ, cẩm nang mua sắm của các siêu thị, cờ phướn
treo trong siêu thị, tờ rơi để tại các quầy tính tiền. Các hình thức truyền
thông này nên thực hiện trước khi chương trình khuyến mãi bắt đầu tối
đa là 10 ngày (tốt nhất là 07 ngày).
79
Tóm tắt chương III
Trước khi bắt tay vào triển khai các giải pháp xây dựng một thương hiệu,
điều đầu tiên và hết sức quan trong đó là doanh nghiệp phải xác định rõ ràng về
quan điểm, cơ sở, tầm nhìn và sứ mệnh của việc xây dựng thương hiệu.
Trong lĩnh vực tiếp thị có rất nhiều công cụ và giải pháp để xây dựng một
thương hiệu. Các giải pháp mà tác giả đề xuất trong phạm vi đề tài này được dựa
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa 03 yếu tố: lý luận, thực tiển đặc điểm thị trường
ngành hàng thực phẩm ăn liền tại Việt Nam, thực trạng hoạt động thương hiệu và
nguồn lực nội bộ của công ty để đề ra các giải pháp có tính khả thi nhất với góc
nhìn của người làm công tác marketing trực tiếp tại công ty.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh
tế khu vực và thế giới dẫn đến áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, môi trường
cạnh tranh diễn biến ngày càng phức tạp hơn không chỉ là sự thay đổi của người
tiêu dùng (thị hiếu, hành vi, thói quen…) mà còn cả ở góc độ kinh tế vĩ mô, chính
trị - xã hội, khoa học – công nghệ - kỹ thuật tác động đến quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, công ty phải thường xuyên theo dõi diễn biến của
thị trường để vận dụng linh hoạt các giải pháp theo từng thời điểm phù hợp.
80
KIẾN NGHỊ
1. Đối với cơ quan Nhà nước
- Cần sớm phát động chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu Việt như hỗ trợ
chi phí, phương tiện truyền thông, các chương trình biểu dương thương hiệu
Việt.
- Bên cạnh bột mì, gạo là nguồn nguyên liệu chính thứ hai để chế biến sản phẩm
ăn liền. Vì vậy đề nghị các cơ quan Nhà nước cần có các chính sách và biện
pháp hữu hiệu để ổn định giá gạo, tránh để xảy ra tình trạng giá cả tăng đột biến
bất thường như tháng 05 năm 2008, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Có những biện pháp hữu hiệu để chống hàng giả, hàng nháy bằng cách xây dựng
chính sách hữu hiệu về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký, rút ngắn thời
gian và thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Hiện nay để biết được một nhãn
hiệu đã làm thủ tục đăng ký có được bảo hộ hay không thì doanh nghiệp phải
chờ từ 12 tháng – 18 tháng từ Cục sở hữu trí tuệ.
- Qui định về mức hạch toán chi phí quảng cáo, khuyến mãi mà doanh nghiệp
được tính không quá 10% là chưa hợp lý, qui định này gây khó khăn cho doanh
nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, nhất là trong giai đoạn đầu. Vì vậy, đề
nghị cơ quan quản lý nhà nước cần điều chỉnh lại mức hợp lý hơn về chi phí
quảng cáo, khuyến mãi, đề nghị cần tăng lên mức 15% - 20%.
2. Đối với công ty
- Xây dựng quan điểm kinh doanh định hướng thị trường: Trước khi triển khai
chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu, lãnh đạo công ty cần phải quán
triệt quan điểm kinh doanh định hướng thị trường theo các nội dung như:
· Người mua hàng chỉ mua cái mà họ cần chứ chưa chắc đã phải là cá mà
công ty có. Vì vậy, tất cả quá trình sản xuất, kinh doanh phải xuất phát từ
người mua hàng.
81
· Phải coi đầu tư vào thị trường là bắt buộc và cần thiết. Các khoản đầu tư
này không đem lại lợi nhuận ngay mà phải mất một vài năm sau mới thu
nhận lại được.
· Luôn luôn tìm thế mạnh của công ty trong việc cạnh tranh với các nhãn
hiệu mạnh khác trên thương trường. Cụ thể ở đây là nên tập trung đầu tư
chiến lược cho dòng sản phẩm gốc gạo.
- Tự khẳng định thương hiệu trong nội bộ công ty:
· Xây dựng chiến lược phát triển trên cơ sở thị trường và nguồn lực của
doanh nghiệp, điều này sẽ giúp cho công ty có định hướng phát triển rõ
ràng, giúp cho lãnh đạo công ty có những quyết định mang tính khả thi
cao.
· Tái cấu trúc lại bộ máy nhân sự: cơ cấu tổ chức phải hợp lý, gọn nhẹ
nhưng thực hiện đầy đủ các chức năng, linh hoạt. Thay đổi tên gọi của
một số phòng ban như Phòng Tiêu Thụ đổi thành Phòng Phát Triển Kinh
Doanh, Phòng Tổ Chức Lao Động đổi thành Phòng Quản Lý Nguồn
Nhân Lực.
· Xây dựng chính sách phân phối thu nhập, phúc lợi, chế độ khen thưởng –
động viên, kỷ luật…phù hợp và rõ ràng có đối chiếu với mặt bằng chung
của thị trường.
· Triển khai ngay phần mềm quản lý kế toán – tài chính và bán hàng.
· Tạo môi trường làm việc năng động, hài hòa và bình đẳng, tránh yếu tố
gia đình trong quản lý và điều hành.
· Hoàn thiện bộ máy kinh doanh tiếp thị, đầu tư nhân sự có chất lượng cao
cho Phòng Tiếp Thị và Phòng Phát Triển Kinh Doanh.
82
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, thương hiệu được xem như một loại
tài sản rất có giá trị của công ty. Vì vậy, việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương
hiệu là một trong những nhiệm vụ cấp thiết, mang tính sống còn đối với các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp còn non trẻ hay các doanh nghiệp Nhà nước
vừa mới được cổ phần hóa.
Một số kết luận được rút ra từ luận văn này như sau:
- Thương hiệu và xây dựng thương hiệu là một trong những lĩnh vực còn
mới mẽ ở Việt Nam, còn có nhiều quan điểm khác nhau ở góc độ lý luận.
Tuy nhiên thương hiệu là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp Việt
Nam ngày nay, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp
Nhà nước vừa mới cổ phần hóa trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập
toàn cầu. Vifon (cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nói chung) muốn
tồn tại và phát triển nhất thiết phải đầu tư cho công tác xây dựng và bảo
vệ thương hiệu.
- Muốn quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu đạt hiệu quả, cần đặc
biệt quan tâm đến công tác định hướng hoạt động xây dựng thương hiệu
từ khâu xây dựng tầm nhìn, xác định sứ mệnh cho đến việc xác định
khách hàng mục tiêu, thiết kế thương hiệu, định vị thương hiệu rồi mới
đến công tác quảng bá thương hiệu theo cách thức nào là phù hợp.
- Việc nghiên cứu và phân tích đặc điểm thị trường ngành hàng thực phẩm
ăn liền tại Việt Nam cũng như tình hình phát triển và thực trạng hoạt
động xây dựng thương hiệu của Vifon cũng cho thấy điểm yếu của công
tác xây dựng thương hiệu trong thời gian qua. Qua đó, giúp cho lãnh đạo
công ty Vifon thấy được sự cần thiết phải đầu tư một cách thích đáng và
khoa học cho thương hiệu nhằm xây dựng thương hiệu Vifon ngày càng
mạnh và bền vững hơn trong tâm trí khách hàng mục tiêu và đối tác kinh
doanh.
83
- Xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu phải là công việc đòi hỏi có
thời gian, tồn kém rất nhiều nguồn lực và cũng không phải là công việc
riêng của Phòng Marketing, Phòng Tiêu Thụ hay lãnh đạo công ty mà là
công việc đòi hỏi sự thấu hiểu và đồng lòng của tập thể cán bộ công nhân
viên trong toàn công ty, từ anh bảo vệ cho đến chủ tịch Hội đồng quản trị
và kể cả đối tác kinh doanh, đồng thời cần có sự quan tâm, tạo điều kiện
và sự hỗ trợ từ các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế và tổ chức hiệp
hội nghề.
- Xuất phát từ thực trạng và tâm quyết của lãnh đạo công ty mong muốn
phát triển công ty trở thành một tập đoàn sản xuất thực phẩm ăn liền hàng
đầu tại Việt Nam, kết hợp với những kiến thức trong lĩnh vực quản trị
thương hiệu cũng như kinh nghiệm thực tiễn, tác giả mạnh dạng đề xuất
các giải pháp xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa cho công ty
Vifon.
- Để thực hiện được Luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy
Cô trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức cho
chúng tôi, tôi xin chân thành cảm ơn TS.Hà Nam Khánh Giao đã tận tình
giúp đỡ, chỉnh sửa và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, tôi cũng chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Bên – TGĐ
Công Ty Vifon đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
- Mặc dù tác giả đề tài này là người trực tiếp làm công tác marketing tại
công ty Vifon cho nên có một số lợi thế để thực hiện luận văn này. Song
do còn nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức nên sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả xin sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến đóng góp của
Quý Thầy, Cô và các anh chị đồng nghiệp trong công ty.
Chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
.
1) PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp & Th.S Phạm Văn Nam. (2006),
Chiến lược và Chính sách kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội.
2) TS. Trần Kim Dung. (2006), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống
Kê, TP.HCM.
3) TS. Dương Ngọc Dũng & TS. Dương Phan Đình Quyền. (2004),
Định vị thương hiệu, NXB Thống Kê, TP.HCM.
4) Gerry Mc Cusker. (2007), Nguyên nhân & Bài học từ những thất
bại PR nổi tiếng thế giới, NXB Trẻ, TP.HCM.
5) MBA. Dương Hữu Hạnh. (2005), Quản trị tài sản thương hiệu,
NXB Thống Kê, TP.HCM.
6) GS.TS Hồ Đức Hùng. (2004), Tài liệu Quản trị marketing, Viện
nghiên cứu kinh tế phát triển, Trường Đại học kinh tế TP.HCM.
7) Joe Grimaldi Et Al. (2006), Nghệ thuật quảng cáo – Bí ẩn của sự
thành công, NXB Lao Động – Xã Hội.
8) W.Chan Kim – Renee Mauborgae. (2007), Chiến lược đại dương
xanh, NXB Tri Thức, TP.HCM.
9) Kotler Philip. (2007), Kotler bàn về tiếp thị, NXB Trẻ, TP.HCM.
10) Kotler Philip. (2007), Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z, NXB Trẻ, Thời
báo kinh tế Sài Gòn,TP.HCM.
11) Kotler Philip & Fernando Trias De Bes. (2007), Tiếp thị phá cách,
NXB Trẻ, Thời báo kinh tế Sài Gòn, TP.HCM.
12) Koch Richard. (2008), Nguyên lý 80/20, NXB Trẻ, TP.HCM.
13) Al & Laura Ries. (2007), Nguồn gốc nhãn hiệu, NXB Tri Thức,
TP.HCM.
14) Al & Laura Ries. (2007), Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi, NXB
Trẻ, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương, TP.HCM.
15) Al Ries – Jack Trout. (2006), 22 Quy luật bất biến trong
marketing, NXB Trẻ, TP.HCM.
16) GS.TS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm. (2005), Dấu ấn thương hiệu: Tài
sản & Giá trị, NXB Trẻ, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Trung tâm kinh
tế Châu Á – Thái Bình Dương, TP.HCM.
17) TS. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2007), Nghiên
cứu thị trường, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, TP.HCM
18) TS. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2007), Nguyên
lý marketing, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, TP.HCM.
19) TS. Lý Quý Trung. (2007), Xây dựng thương hiệu dành cho doanh
nghiệp Việt Nam đương đại, NXB Trẻ, TP.HCM.
20) Tạp Chí Marketing (Số 35/2007, Số 38/2007, Số 39/2007, Số
40/2008, Số 41/2008, Số 42/2008, Số 43/2008).
21) Một số Luận văn Thạc sĩ kinh tế của các khóa trước.
Tiếng Anh
1) Kotler, Philip. (1994), Marketing Management, 8th edition,
Prenticehall.
2) Aaker, David. (1996), Building strong brands, The Free Press, New
York.
Các Website
1) www.thuonghieuviet.com.vn
2) www.sgtt.com.vn
3) www.hvnclc.com.vn
4) www.quantri.com.vn
5) www.lantabrand.com
6) www.thongtinmarketing.com
7) www.vietnambranding.com
8) www.wikipedia.org
PHỤ LỤC
Page 1 of 1
Phụ lục 1: Sơ đồ tổ chức Phòng Marketing
CTY CPKNTP VIỆT NAM
Phòng Marketing SƠ ĐỒ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ
VIFON, Ngày……Tháng…..Năm….
Ban Tổng Giám Đốc Giám Đốc Marketing
Phê Duyệt
Quản Lý
Ngành Hàng SP Mì
Trợ Lý
Phòng Marketing
GÑ.MARKETING
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phuï Traùch
Truyền Thông & PR
Quản Lý
Ngành Hàng SP Gạo
Quản Lý
Ngành Hàng Gia Vị
Phuï Traùch
NCTT
1
Phụ lục 2: Bảng mô tả công việc chức danh Giám đốc marketing
C.TY CPKNTP VIỆT NAM
Phòng Marketing
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC
C.Ty CPKNTP VIỆT NAM Bộ Phận Phòng Marketing
Chức danh công việc GĐ. Marketing
Mã số công việc M.001
TÓM TẮT CÔNG VIệC (vì sao có công việc này, mục đích gì)
- Tham mưu cho BGĐ, điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề thuộc lĩnh vực tiếp thị.
- Trực tiếp điều hành hoạt động của Phòng Marketing.
- Xây dựng, duy trì và nâng cao hình ảnh thương hiệu sản phẩm, thương hiệu công ty.
QUAN HỆ CÔNG VIỆC
Báo cáo trực tiếp cho Tổng Giám Đốc
Báo cáo gián tiếp cho
Bên Ngoài Nội Bộ Bên Ngoài
Khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Chính quyền
Công chúng
Khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Chính quyền
Công chúng
CÁC CÔNG VIỆC, TRÁCH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN BÊN NGOÀI
Khách hàng Tổ chưc theo dõi để thu thập thông tin, phân tích và tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu,
hành vi của người tiêu dùng để xây dựng các chiến lược, kế hoạch tiếp thị phù
hợp.
Chính quyền, công
chúng
Tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm gia tăng uy tín, hình ảnh thương hiệu
công ty.
Đối thủ cạnh tranh Phân tích, so sánh lợi thế cạnh tranh để có chiến lược kinh doanh – tiếp thị phù
hợp.
CÁC CÔNG VIỆC, TRÁCH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐƠN VỊ BÊN TRONG
Ban Giám Đốc Báo cáo công việc hàng tháng, chịu trách nhiệm về hoạt động tiếp thị của
công ty
Phòng Marketing Chỉ đạo, điều hành công tác của phòng
Các Phòng Ban Khác Phối hợp trong việc xây dựng định hướng và triển khai các hoạt động tác
nghiệp liên quan đến tiếp thị.
GĐ.Marketing
Ban Giám Đốc
Phòng Marketing
2
CÁC TRÁCH NHIÊM CHÍNH
Nội Dung Tiêu Chí Đo Lường – Đánh Giá
I. CÁC NHIỆM VỤ CÓ TÍNH CHIÊN LƯỢC:
- Đề xuất chiến lược tiếp thị và cùng Ban Giám Đốc xây
dựng chiến lược tiếp thị thích hợp và hiệu quả.
- Tổ chức, phân công nhiệm vụ cho nhân viên trong bộ
phận marketing.
- Đề xuất với Ban Giám Đốc về giá bán, khuyến mãi,
quảng cáo, tiếp thị.
- Đề xuất các chính sách nâng cao sự thỏa mãn khách
hàng.
- Dự báo và phân tích tình hình kinh doanh và xu hướng
thị trường.
- Khi cấp quản lý trực tiếp (Tổng Giám Đốc) vắng mặt,
được thực hiện ký duyệt các chứng từ, biểu mẫu của
Phòng Marketing theo sự ủy quyền.
II. CÔNG VIỆC TÁC NGHIỆP:
- Lập các mục tiêu phấn đấu và kế hoạch hành động của
bộ phận.
- Quản lý các chương trình và đánh giá hiệu quả của các
hoạt động tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, NCTT.
- Duy trì đều đặn việc đánh giá tiềm năng thị trường và
đánh giá đối thủ cạnh tranh theo từng thời điểm.
- Ký duyệt các chi phí trong bộ phận theo định mức.
1. Tác Nghiệp Với Các đồng Nghiệp, Bộ Phận Khác:
- Kết hợp với trưởng bộ phận nghiên cứu (R&D) để đánh
giá và phát triển sản phẩm mới.
- Phối hợp các Trưởng bộ phận khác trong công ty để đưa
ra các giải pháp phối hợp các hoạt động liên quan đến
việc tiếp thị, kế hoạch quảng cáo và trao đổi thông tin về
đặc điểm khách hàng và sản phẩm.
- Phối hợp cùng với bộ phận nhân sự tiến hành định hướng
xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo cho
CBNV Phòng Marketing.
2. Tác Nghiệp Với Bên Ngoài:
- Trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm công việc của
mình, là đại diện công ty trong các hoạt động truyền
thông công chúng nhằm nâng cao hình ảnh, uy tín của
công ty.
- Đàm phán về hình thức, nội dụng thực hiện các điều
khoản các hợp đồng dịch vụ tiếp thị với các đơn vị cung
ứng để tư vấn cho Ban Giám Đốc trong việc ký kết hợp
đồng.
- Phối hợp giải quyết hoặc chỉ đạo giải quyết khiếu nại của
khách hàng về các chương trình tiếp thị, quảng cáo,
khuyến mãi, sản phẩm và dịch vụ.
- Phối hợp giải quyết hoặc chỉ đạo giải quyết vấn đề hành
chánh pháp lý: các thủ tục giấy phép, đăng ký sở hữu trí
tuệ có liên quan đến các hoạt động tiếp thị, quảng cáo,
khuyến mãi, sản phẩm và dịch vụ.
- Quyết định lựa chọn các sản phẩm/nhãn hiệu trưng bày
tại các chương trình hội chợ hay giới thiệu sản phẩm.
I. CHỈ TIÊU TÀI
CHÍNH:
- Chi phí Tiếp thị/Doanh thu
thực hiện so với kế hoạch.
- Doanh số thực hiện/Kế
hoạch.
-
II. CHỈ TIÊU THỊ
PHẦN VÀ PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM
MỚI:
- % tăng trưởng của thị
phần.
- Doanh số sản phẩm mới và
tỷ trọng đóng góp trong
tổng doanh số công ty.
III. KHÁCH HÀNG:
- Tỷ lệ % số lượng khách
hàng mới (điểm bán và
người tiêu dùng cuối cùng).
- Tỷ lệ % mức độ hài lòng
của khách hàng.
- Nhận thức của khách hàng
về hình ảnh của công ty
trong cộng đồng.
IV. ĐỐI NGOẠI:
- Sự đánh giá của phía đối
tác với công ty, bao gồm
kênh phân phối.
- Sự ủng hộ của chính
quyền, cơ quan ngôn luận.
- Sự phát triển của hình ảnh,
thương hiệu của công ty.
V. QUẢN LÝ VÀ ĐÀO
TẠO:
- Hoàn thiện quy trình quản
lý trong đơn vị.
- Trình độ, kỹ năng của nhân
viên trong đơn vị.
- Mức độ tín nhiệm, hài lòng
của CB-CNV trong đơn vị.
- Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc.
3
III. CÔNG VIỆC QUẢN LÝ BỘ PHẬN:
1. Hoàn Thiện các Qui Trình Chuẩn:
- Hoàn tất các qui trình, biểu mẫu sử dụng trong bộ phận.
2. Tạo Môi Trường làm Việc Tốt, Phân Công Bố Trí
Nhân Sự:
- Tổ chức điều hành công việc của nhân viên dưới quyền,
kiểm tra tra chất lượng và đánh giá hiệu quả công việc.
- Quản lý việc tuyển dụng, đào tạo và thực hiện đánh giá
nhân viên khách quan,công bằng.
- Hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên cấp dưới, tạo môi trường
làm việc đoàn kết, thân thiện và thoải mái giữa các nhân
viên.
3. Huấn Luyện, Đào Tạo Cấp Dưới:
- Kết hợp Trưởng bộ phận nhân sự trong việc đào tạo nhân
viên.
- Hướng dẫn nhân viên lập kế hoạch hành động cá nhân để
thực hiện mục tiêu đề ra.
4. Tham Gia Các Chương Trình Đào Tạo Nâng Cao
Trình Độ Cá Nhân:
- Tích cực và chủ động tham gia các chương trình đào tạo
bên trong và bên ngoài công ty để hoàn thiện và nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn và kỷ năng quản lý.
IV. CÔNG VIỆC BÁO CÁO
- Định kỳ báo cáo hoạt động tiếp thị của phòng.
QUYỀN HẠN
Tài Chính:
- Xây dựng và đề xuất các khoản mục ngân sách tiếp thị và ngân sách quản lý trong bộ phận.
- Duyệt các khoản chi phí phục vụ cho công tác của phòng từ 500.000 đồng trở xuống.
Phi Tài Chính:
- Quyết định trực tiếp các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tiếp thị trong phạm vi quyền hạn hoặc
theo sự ủy quyền của cấp quản lý trực tiếp..
- Tham gia vào quá trình ra quyết định có liên quan đến hoạt động kinh doanh – tiếp thị.chung
của công ty.
- Đề nghị tuyển dụng, đề bạt cán bộ, đề nghị đào tạo, đề nghị khen thưởng – kỷ luật, nâng lương
trước thời hạn, đề nghị cho thôi việc hoặc trả về Phòng Tổ Chức Lao Động đối với các thành
viên trong đơn vị theo qui định của công ty.
- Đề nghị được cung cấp các thông tin cần thiết, các điều kiện làm việc cần thiết để đảm bảo an
toàn lao động, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Ký các giấy tờ, công văn, hướng dẫn công việc của Phòng Marketing theo qui định của công ty.
- Ký duyệt các mẫu mã thiết kế vật dụng quảng cáo và/hoặc bao bì sản phẩm (theo sự ủy quyền
của Ban Giám Đốc).
- Bảo lưu ý kiến chuyên môn được thể hiện trên các báo cáo, giấy đề nghị, văn bản… khi có ý
kiến khác với ý kiến người có thẩm quyền ra quyết định sau cùng.
- Yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hoặc từ chối thực hiện các công việc được yêu cầu từ các phòng
ban khác nếu khi xét thấy nó không đúng, không phù hợp hoặc không liên quan đến chức năng
của Phòng Marketing.
- Có quyền và lợi ích khác theo Luật Lao Động và chính sách chung của công ty.
4
ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC:
- Thường xuyên đi công tác xa.
PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC:
- Máy tính xách tay, máy tính cá nhân, điện thoại bàn và các văn phòng phẩm khác.
BAN GIÁM ĐỐC GĐ. MARKETING
1
Phụ lục 3: Bảng mô tả công việc chức danh Quản lý ngành hàng
C.TY CPKNTP VIỆT NAM
`Phòng Marketing
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC
C.Ty CPKNTP VIỆT NAM Bộ Phận Phòng Marketing
Chức danh công việc Quản Lý Ngành Hàng
Mã số công việc M.002
TÓM TẮT CÔNG VIệC (vì sao có công việc này, mục đích gì)
- Hỗ trợ GĐ. Marketing xây dựng kế hoạch, triển khai và kiểm soát các chương trình tiếp thị
cho các sản phẩm/Nhãn hiệu được phân công.
- Duy trì và đảm bảo các chỉ số về sức khỏe thương hiệu và hiệu quả kinh doanh của các dòng
sản phẩm/Nhãn hiệu được phân công.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
QUAN HỆ CÔNG VIỆC
Báo cáo trực tiếp cho GĐ. Marketing
Báo cáo gián tiếp cho
Bên Ngoài Nội Bộ Bên Ngoài
Khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Công chúng
Khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Công chúng
CÁC CÔNG VIỆC, TRÁCH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN BÊN NGOÀI
Khách hàng Tổ chưc theo dõi để thu thập thông tin, phân tích và tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu,
hành vi của người tiêu dùng để xây dựng các kế hoạch hành động phù hợp.
Công chúng Đề xuất tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm gia tăng uy tín, hình ảnh
thương hiệu sản phẩm/Nhãn hiệu phụ trách.
Đối thủ cạnh tranh Tìm kiếm, thu thập và phân tích thông tin về đối thủ nhằm chủ động đề xuất các
kế hoạch hành động kịp thời, phù hợp.
CÁC CÔNG VIỆC, TRÁCH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐƠN VỊ BÊN TRONG
GĐ. Marketing Báo cáo công việc hàng tháng, chịu trách nhiệm về hoạt động tiếp thị đối với
sản phẩm/Nhãn hiệu được phân công.
Phòng Marketing Hỗ trợ và phối hợp tác nghiệp với các thành viên khác trong phòng để thực
hiện công việc
Các Phòng Ban Khác Hỗ trợ và phối hợp triển khai các hoạt động tác nghiệp liên quan đến tiếp thị
Quản Lý
Ngành Hàng
GĐ.Marketing
Phòng Ban Khác
2
và trao đổi thông tin cần thiết.
CÁC TRÁCH NHIÊM CHÍNH
Nội Dung Tiêu Chí Đo Lường – Đánh Giá
- Chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch tiếp
thị, triển khai thực hiện, theo dõi và đánh giá
kết quả thực hiện đối với các sản phẩm/nhãn
hiệu được phân công.
- Đề xuất và quản lý ngân sách, chi phí hoạt
động tiếp thị được duyệt cho dòng sản
phẩm/nhãn hiệu được phân công.
- Nghiên cứu và phân tích các chỉ số sức khỏe
thương hiệu/ sản phẩm, thông tin thị trường,
đối thủ cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng và thị
hiếu tiêu dùng.
- Nghiên cứu, đề xuất và phối hợp với các
phòng ban có liên quan triển khai và theo dõi
các chiến lược phát triển sản phẩm mới.
- Phối hợp và kiểm soát các nguồn lực thuê bên
ngoài (nếu có) như các đơn vị dịch vụ tiếp thị,
thiết kế, in ấn… để đảm bảo hiệu quả hoạt
động và đạt mục tiêu.
- Phối hợp và hỗ trợ bộ phận bán hàng về thông
tin và hình ảnh thương hiệu/sản phẩm, các
chính sách chiêu thị của dòng sản phẩm/nhãn
hiệu phụ trách.
- Phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong
Phòng Marketing để hoàn thành tốt nhất các
nhiệm vụ và mục tiêu chung của Phòng đã
cam kết với Ban Giám Đốc.
- Quản lý và hỗ trợ công việc, nhiệm vụ của
nhân viên dưới quyền (nếu có).
- Tổ chức đánh giá, báo cáo theo định kỳ toàn
bộ công tác quản lý sản phẩm/nhãn hiệu, công
tác phối hợp và triển khai công việc và đưa ra
những giải pháp, đề xuất nếu có.
- Mọi hoạt động phối hợp công việc và trao đổi
thông tin với các phòng ban khác cũng như
các đơn vị bên ngoài công ty đều phải tham
khảo ý kiến và được sự ý kiến chỉ đạo của
GĐ.Marketing. Khi phối hợp công việc và
trao đổi thông tin có tính chất quan trọng đều
phải xác lập bằng văn bản có chử ký xác nhận
của các bên.
I. CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH:
- Chi phí Tiếp thị/Doanh thu của thực
hiện so với kế hoạch đối với sản
phẩm, nhãn hiệu phụ trách.
- Doanh số thực hiện/Kế hoạch của sản
phẩm, nhãn hiệu phụ trách.
-
II. CHỈ TIÊU THỊ PHẦN VÀ
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
MỚI:
- % tăng trưởng của thị phần của sản
phẩm, nhãn hiệu phụ trách.
- Doanh số sản phẩm mới và tỷ trọng
đóng góp trong tổng doanh số công ty.
III. KHÁCH HÀNG:
- Tỷ lệ % khách hàng sử dụng sản phẩm
đã có hoặc sản phẩm mới.
- Tỷ lệ % điểm bán có bán sản phẩm
mới
- Tỷ lệ % mức độ hài lòng của khách
hàng (người tiêu dùng) về sản phẩm
và các chương trình tiếp thị.
IV. ĐỐI NGOẠI:
- Mức độ hài lòng của kênh phân phối
về sản phẩm, nhãn hiệu (bao gồm sản
phẩm mới) và các chương trình hỗ trợ
bán hàng.
- Sự ủng hộ của chính quyền, cơ quan
ngôn luận.
V. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
- Sự tiến bộ trong các kỷ năng chuyên
môn và khả năng giải quyết vấn đề
một cách độc lập.
- Tính sáng tạo có hiệu quả trong triển
khai công việc.
- Mức độ tín nhiệm, hài lòng của đồng
nghiệp trong đơn vị.
- Mức độ đóng góp vào công tác quản
lý chung của phòng.
3
QUYỀN HẠN
Tài Chính:
- Xây dựng và đề xuất các khoản mục ngân sách tiếp thị cho sản phẩm/nhãn hiệu phụ trách.
Phi Tài Chính:
- Đề nghị được cung cấp các thông tin cần thiết, các điều kiện làm việc cần thiết để hoàn thành
các nhiệm vụ được giao.
- Bảo lưu ý kiến chuyên môn được thể hiện trên các báo cáo, giấy đề nghị, văn bản… khi có ý
kiến khác với ý kiến người có thẩm quyền ra quyết định sau cùng.
- Từ chối công việc theo yêu cầu của các phòng ban khác khi nó không thuộc trách nhiệm, thẩm
quyền hoặc chưa được thông qua cấp quản lý trực tiếp.
- Tư vấn và đề xuất việc lựa chọn các đơn vị dịch vụ tiếp thị để phối hợp triển khai các kế hoạch,
chương trình cho các sản phẩm/nhãn hiệu mình phụ trách.
- Tham gia vào quá trình và có quyền tư vấn, yêu cầu thay đổi các thông số, chỉ tiêu định mức
chất lượng sản phẩm, kiểu dáng bao bì, các công cụ hỗ trợ quảng bá dựa trên thông tin thu thập
được từ thị trường, đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng.
- Đề xuất tuyển dụng nhân viên để hỗ trợ khi khối lượng công việc và mức độ hoạt động ngày
càng cao, có khả năng vượt quá tầm kiểm soát.
- Đề xuất tham gia các khóa huấn luyện – đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn ở
trong và ngoài công ty theo chính sách công ty.
- Các quyền và lợi ích khác theo Luật Lao Động và chính sách chung của công ty.
ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC:
- Thường xuyên đi công tác.
PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC:
- Máy tính để bàn, máy tính cá nhân và các văn phòng phẩm khác.
BAN GIÁM ĐỐC GĐ.MARKETING QUẢN LÝ NGÀNH HÀNG
1
Phụ lục 4: Bảng mô tả công việc chức danh Phụ trách truyền thông quảng cáo & PR
C.TY CPKNTP VIỆT NAM
Phòng Marketing
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC
C.Ty CPKNTP VIỆT NAM Bộ Phận Phòng Marketing
Chức danh công việc Phụ Trách Truyền Thông Quảng Cáo & PR
Mã số công việc M.003
TÓM TẮT CÔNG VIệC (vì sao có công việc này, mục đích gì)
- Hỗ trợ GĐ. Marketing và các Quản Lý Ngành Hàng trong việc lập kế hoạch, triển khai, kiểm
soát và đánh giá hiệu quả các hoạt động quan hệ công chúng (PR) và các sự kiện tiếp thị
(event).
- Tìm kiếm và khai thác hiệu quả các kênh truyền thông, đối tác thực hiện.
- Tạo lập và duy trì các mối quan hệ đối nội và đối ngoại để xây dựng hình ảnh tích cực về
thương hiệu công ty.
QUAN HỆ CÔNG VIỆC
Báo cáo trực tiếp cho GĐ. Marketing
Báo cáo gián tiếp cho
Bên Ngoài Nội Bộ Bên Ngoài
Khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Chính quyền
Công chúng
Khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Chính quyền
Công chúng
CÁC CÔNG VIỆC, TRÁCH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN BÊN NGOÀI
Khách hàng Tạo ra sự hiểu biết chính xác, kịp thời và đồng bộ các kế hoạch tiếp thị của
công ty đến khách hàng và đối tác.
Công chúng Tạo dựng và duy trì hình ảnh tốt đẹp, các mối quan hệ gần gũi với các nhóm
cộng đồng, với các cơ quan truyền thông đại chúng để hỗ trợ thực thi các mục
tiêu PR sản phẩm/nhãn hiệu đã đề ra.
Đối thủ cạnh tranh Đảm bảo tính chính xác, trung thực và minh bạch trong các nguồn thông tin,
hình ảnh cung cấp ra bên ngoài.
CÁC CÔNG VIỆC, TRÁCH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐƠN VỊ BÊN TRONG
GĐ. Marketing Báo cáo công việc hàng tháng, chịu trách nhiệm về tính chính xác trong
thông tin và hiệu quả của các hoạt động PR và tổ chức sự kiện cho sản
phẩm/nhãn hiệu.
Phụ Trách
Truyền Thông
Quảng Cáo & PR
GĐ.Marketing
Phòng Ban Khác
2
Phòng Marketing Hỗ trợ và phối hợp tác nghiệp với các thành viên khác trong phòng để thực
hiện công việc.
Các Phòng Ban Khác Hỗ trợ và phối hợp triển khai các hoạt động tác nghiệp liên quan đến truyền
thông và đối thoại nội bộ.
CÁC TRÁCH NHIÊM CHÍNH
Nội Dung Tiêu Chí Đo Lường – Đánh Giá
- Chủ động phối hợp với các Quản Lý Ngành
Hàng, GĐ. Marketing để xây dựng các kế
hoạch truyền thông, PR phù hợp với đối
tượng khách hàng mục tiêu và ngân sách.
- Tạo ra sự hiểu biết chính xác, kịp thời và
đồng bộ với kế hoạch tiếp thị của các Quản
Lý Ngành Hàng đến các cơ quan truyền thông
đại chúng, khách hàng nội bộ, người tiêu
dùng mục tiêu.
- Sáng tạo và cung cấp những bài viết đặc biệt
(Feature Articles), những mẫu chuyện
(Advertorial) , các thông cáo báo chí (Press
Releases) trung thực, có liên quan chặt chẽ
đến kế hoạch và mục tiêu nhưng hấp dẫn, lôi
cuốn và gây sự chú ý của các cơ quan truyền
thông đại chúng.
- Tạo dựng và duy trì các mối quan hệ gần gũi,
tốt đẹp với các đại diện của các cơ quan
truyền thông đại chúng như các phóng viên
chuyên trách, thư ký tòa soạn, các phó/tổng
biên tạp… để hỗ trợ thực thi các mục tiêu PR
sản phẩm/nhãn hiệu đã đề ra.
- Luôn tìm kiếm các cơ hội truyền thông cho
các kế hoạch PR sản phẩm/nhãn hiệu trước
khi đề nghị nó cho khách hàng, người tiêu
dùng thông qua kênh bán hàng.
- Phối hợp với các bộ phận, phòng ban (nội bộ)
có liên quan tổ chức các buổi hợp báo giới
thiệu sản phẩm, sự kiện tiếp thị sản
phẩm/nhãn hiệu.
- Phối hợp với các bộ phận, phòng ban có liên
quan tổ chức các buổi hội nghị khách hàng,
hội nghị thường niên theo yêu cầu của Ban
Giám Đốc.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý
Nhà nước để trao đổi thông tin và đáp ứng
các yêu cầu về mặt pháp lý có liên quan đến
hoạt động tiếp thị của công ty.
- Chủ động kiểm soát các thông tin nội bộ và
thông tin bên ngoài mà nó có thể tác động đến
hoạt động tiếp thị của Phòng nói riêng và của
công ty nói chung (tác động tích cực và tiêu
cực).
- Quản lý và trách nhiệm chính về thông tin và
1. CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH:
- Hiệu quả sử dụng ngân sách truyền
thông so với mục tiêu của từng chiến
dịch.
- Hiệu quả sử dụng chi phí tiếp khách so
với mục tiêu đạt được.
- Mức độ tăng trưởng doanh số nhờ vào
chiến dịch truyền thông và PR sản
phẩm/nhãn hiệu cụ thể.
2. HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG
- Tỷ lệ % khách hàng nhận biết được
thông điệp của sản phẩm/Nhãn hiệu
qua các chiến dịch truyền thông PR,
trang web của công ty.
- Mức độ ủng hộ của các cơ quan truyền
thông thể hiện qua khối lượng thông
tin về sản phẩm/nhãn hiệu xuất hiện.
- Số lượng bài viết xuất hiện trên các
phương tiện truyền thông.
- Tính chính xác trong thông tin và hình
ảnh.
3. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
- Tính sáng tạo, hấp dẫn trong các bài
viết.
- Khả năng kiểm soát và xử lý thông tin.
- Mức độ tín nhiệm và hài lòng của
đồng nghiệp, các phòng ban có liên
quan.
3
hình ảnh trên website của công ty phải được
thường xuyên, kịp thời và chính xác.
- Phối hợp với bộ phận IT để thường xuyên và
kịp thời đánh giá về mặt giao diện và vị trí
của các bản tin, hình ảnh sao cho luôn mới lạ
và hấp dẫn, lôi cuốn được người truy cập.
- Tổ chức các buổi đối thoại và gặp gỡ nội bộ,
các hoạt động nội bộ nhằm tăng cường sự
thấu hiểu và tính đoàn kết trong toàn công ty.
- Phối hợp với Phòng Hành Chánh Quản Trị,
Phòng Tổ Chức Lao Động và Các Phân
Xưởng Sản Xuất đề xuất và tổ chức cho các
cơ quan, đoàn thể, hiệp hội, học sinh – sinh
viên tham quan nhà máy, văn phòng để tăng
cường sự hiểu biết của công chúng về công ty
và các sản phẩm của công ty.
- Tổ chức đánh giá, báo cáo theo định kỳ toàn
bộ các hoạt động truyền thông, công tác PR,
công tác phối hợp và triển khai công việc và
đưa ra những giải pháp, đề xuất nếu có.
- Mọi hoạt động phối hợp công việc và trao đổi
thông tin với các phòng ban khác cũng như
các đơn vị bên ngoài công ty đều phải tham
khảo ý kiến và được sự ý kiến chỉ đạo của
GĐ.Marketing. Khi phối hợp công việc và
trao đổi thông tin có tính chất quan trọng đều
phải xác lập bằng văn bản có chử ký xác nhận
của các bên.
QUYỀN HẠN
Tài Chính:
- Xây dựng và đề xuất các khoản ngân sách truyền thông, quan hệ công chúng.
- Sử dụng chi phí tiếp khách không quá 500.000đồng/tháng và phải được sự đồng ý của GĐ.
Marketing trước khi thực hiện.
Phi Tài Chính:
- Chủ động trong việc thực hiện các hoạt động quan hệ đối ngoại trong phạm vi quyền hạn và
năng lực chuyên môn nhằm đảm bảo được mục tiêu nhiệm vụ đề ra.
- Tư vấn và đề xuất cho các Quản Lý Ngành Hàng, GĐ. Marketing các kế hoạch truyền thông –
quan hệ công chúng khôn ngoan.
- Từ chối cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông đại chúng nếu những yêu cầu này
không thuộc quyền hạn và nhiệm vụ hoặc thông tin này chưa được kiểm duyệt bởi GĐ.
Marketing hoặc chưa đúng thời điểm để công bố hoặc những thông tin này có thể ảnh hưởng
tiêu cực đến kế hoạch tiếp thị chung của Phòng Marketing và của toàn công ty.
- Từ chối cung cấp thông tin theo yêu cầu của các Quản Lý Ngành Hàng hoặc từ các phòng ban
khác trong công ty nếu những yêu cầu này không thuộc thẩm quyền và trách nhiệm hoặc chưa
được sự kiểm duyệt và đồng ý của GĐ. Marketing, Ban Giám Đốc.
- Tư vấn và đề xuất việc chọn các đơn vị thực hiện dịch vụ truyền thông PR- quảng cáo sản
4
phẩm/thương hiệu.
- Đề xuất tuyển dụng nhân sự để hỗ trợ khi khối lượng công việc và mức độ hoạt động ngày
càng cao và có khả năng vượt quá tầm kiểm soát.
- Đề xuất tham gia các khóa huấn luyện – đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn ở
bên trong và bên ngoài theo chính sách chung của công ty.
- Các quyền và lợi ích khác theo Luật Lao Động và chính sách chung của công ty.
ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC:
- Thường xuyên đi công tác.
PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC:
- Máy tính để bàn, máy tính cá nhân và các văn phòng phẩm khác.
BAN GIÁM ĐỐC GĐ.MARKETING PHỤ TRÁCH TRUYỀN THÔNG
QUẢNG CÁO & PR
1
Phụ lục 5: Bảng mô tả công việc chức danh Phụ trách nghiên cứu thị trường
C.TY CPKNTP VIỆT NAM
Phòng Marketing
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC
C.Ty CPKNTP VIỆT NAM Bộ Phận Phòng Marketing
Chức danh công việc Phụ Trách Nghiên Cứu Thị Trường
Mã số công việc M.004
TÓM TẮT CÔNG VIệC (vì sao có công việc này, mục đích gì)
- Lập kế hoạch và triển khai các dự án nghiên cứu thị trường nhằm đảm bảo nguồn thông tin cho
các kế hoạch tiếp thị.
- Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin marketing phục vụ cho công tác tiếp thị và ra quyết định..
QUAN HỆ CÔNG VIỆC
Báo cáo trực tiếp cho GĐ. Marketing
Báo cáo gián tiếp cho
Bên Ngoài Nội Bộ Bên Ngoài
Khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Công chúng
Khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Công chúng
CÁC CÔNG VIỆC, TRÁCH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN BÊN NGOÀI
Khách hàng Tổ chức thu thập thông tin và ý kiến từ khách hàng về sản phẩm và các hoạt
động tiếp thị của công ty có liên quan đến khách hàng.
Công chúng Đảm bảo độ tin cậy của thông tin khi sử dụng vào các kế hoạch truyền thông,
quan hệ công chúng
Đối thủ cạnh tranh Đảm bảo tính chính xác, trung thực và minh bạch trong các nguồn thông tin,
hình ảnh có liên quan đến đối thủ.
CÁC CÔNG VIỆC, TRÁCH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐƠN VỊ BÊN TRONG
GĐ. Marketing Báo cáo công việc hàng tháng, chịu trách nhiệm về độ tin cậy trong thông tin
và tính hiệu quả của các dự án NCTT cho sản phẩm/nhãn hiệu.
Phòng Marketing Hỗ trợ và phối hợp tác nghiệp với các thành viên khác trong phòng để thực
hiện công việc.
Đảm bảo đủ thông tin (trong khả năng cho phép) phục vụ cho các kế hoạch
tiếp thị.
Các Phòng Ban Khác Hỗ trợ và phối hợp triển khai, cung cấp thông tin từ các kết quả NCT cho các
Phụ Trách
Nghiên Cứu Tiếp Thị
GĐ.Marketing
Phòng Ban Khác
2
phòng ban có liên quan (nếu cần).
CÁC TRÁCH NHIÊM CHÍNH
Nội Dung Tiêu Chí Đo Lường – Đánh Giá
- Phối hợp với các Quản Lý Ngành Hàng, Phụ
Trách Truyền Thông Quảng Cáo & PR để
hoạch định, phân bổ và quản lý ngân sách
nghiên cứu thị trường đã được duyệt.
- Lập kế hoạch và tổ chức triển khai các dự án
nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm
mới theo đề nghị được duyệt từ các Quản Lý
Ngành Hàng, Phụ Trách Truyền Thông
Quảng Cáo & PR
- Phối hợp chặt chẽ với các Quản Lý Ngành
Hàng, Phụ Trách Truyền Thông Quảng Cáo
& PR để đo lường đánh giá tác động và hiệu
quả của mỗi chiến dịch/chương trình truyền
thông,quảng cáo.
- Tổ chức thu thập thông tin thị trường để phân
tích hành vi – thị hiếu – sở thích và xu hướng
tiêu dùng… của người tiêu dùng để tư vấn, đề
xuất cho các Quản Lý Ngành Hàng, GĐ.
Marketing trong việc hoạch định chiến lược
và xây dựng các kế hoạch hành động
marketing chính xác, kịp thời, nắm bắt được
các cơ hội kinh doanh và phát triển thương
hiệu.
- Tổ chức xử lý dữ liệu, phân tích, tổng hợp và
báo cáo các dự án nghiên cứu cho các đối
tượng có liên quan.
- Tìm kiếm, cập nhật và tư vấn, đề xuất GĐ.
Marketing, Ban Giám Đốc về việc đầu tư các
phần mềm chuyên dụng cho công tác nghiên
cứu thị trường.
- Hỗ trợ xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai
nghiên cứu thị trường theo đề xuất từ các
phòng ban khác sau khi đã được sự đồng ý
của GĐ. Marketing và sự phê duyệt của Ban
Giám Đốc.
- Tổ chức lưu giữ, cập nhật dữ liệu được
nghiên cứu và xây dựng hệ thống thông tin
tiếp thị (MIS) phục vụ cho hoạt động
marketing và cho toàn bộ hoạt động của công
ty.
- Tổ chức đánh giá, báo cáo theo định kỳ và
theo từng dự án các hoạt động nghiên cứu thị
trường, công tác phối hợp và triển khai công
việc và đưa ra những giải pháp, đề xuất nếu
có.
- Mọi hoạt động phối hợp công việc và trao đổi
thông tin với các phòng ban khác cũng như
1. CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH:
- Hiệu quả sử dụng ngân sách NCTT so
với thông tin thu thập được
2. HIỆU QUẢ THÔNG TIN
- Mức độ sử dụng thông tin từ mỗi dự
án của các Quản Lý Ngành Hàng, Phụ
Trách Truyền Thông Quảng Cáo &
PR.
- Những khám phá mới, đột phá trong
thông tin từ các dự án NCTT.
- Tính hiệu quả của hệ thống thông tin
tiếp thị (MIS).
3. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
- Kỷ năng xây dựng thang đo cho từng
dự án NCTT.
- Kỷ năng xử lý, phân tích thông tin à
viết báo cáo.
- Mức độ tín nhiệm và hài lòng của
đồng nghiệp, các phòng ban có liên
quan.
3
các đơn vị bên ngoài công ty đều phải tham
khảo ý kiến và được sự ý kiến chỉ đạo của
GĐ.Marketing. Khi phối hợp công việc và
trao đổi thông tin có tính chất quan trọng đều
phải xác lập bằng văn bản có chử ký xác nhận
của các bên.
QUYỀN HẠN
Tài Chính:
- Xây dựng và đề xuất các khoản ngân sách phục vụ cho mỗi dự án NCTT.
Phi Tài Chính:
- Chỉnh sửa, bổ sung hoặc từ chối thực hiện các yêu cầu nghiên cứu khi mục tiêu nghiên cứu
không rỏ ràng hoặc không phù hợp dưới góc độ chuyên môn nghiên cứu thị trường.
- Tư vấn, đề xuất chọn các đối tác bên ngoài để phối hợp hoặc khoán thực hiện các dự án nghiên
cứu thị trường trong phạm vi ngân sách cho phép.
- Đề xuất tuyển dụng nhân sự để hỗ trợ khi khối lượng công việc và mức độ hoạt động ngày
càng cao và có khả năng vượt quá tầm kiểm soát.
- Đề xuất tham gia các khóa huấn luyện – đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn ở
bên trong và bên ngoài công ty theo chính sách chung của công ty.
- Các quyền và lợi ích khác theo Luật Lao Động và chính sách của công ty.
ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC:
- Thường xuyên đi công tác.
PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC:
- Máy tính để bàn, máy tính cá nhân và các văn phòng phẩm khác.
BAN GIÁM ĐỐC GĐ..MARKETING NV NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
1
Phụ lục 6: Bảng mô tả công việc chức danh Trợ lý Phòng Marketing
C.TY CPKNTP VIỆT NAM
Phòng Marketing
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC
C.Ty CPKNTP VIỆT NAM Bộ Phận Phòng Marketing
Chức danh công việc Trợ lý Phòng Marketing
Mã số công việc M.005
TÓM TẮT CÔNG VIệC (vì sao có công việc này, mục đích gì)
- Phụ trách các công việc hành chính văn phòng của Phòng Marketing.
- Hỗ trợ GĐ.Marketing và trực tiếp phụ trách các công việc liên quan đến xem xét thủ tục, qui
trình đăng ký Sở Hữu Trí Tuệ (SHTT) & Kiểu Dáng Công Nghiệp (KDCN) và các công việc
bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói chung trong phạm vi trong nước và quốc tế.
QUAN HỆ CÔNG VIỆC
Báo cáo trực tiếp cho GĐ. Marketing
Báo cáo gián tiếp cho
Bên Ngoài Nội Bộ Bên Ngoài
Khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Công chúng
Khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Công chúng
CÁC CÔNG VIỆC, TRÁCH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN BÊN NGOÀI
Khách hàng Đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của khách hàng về các thông tin liên quan
đến nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp và thông tin trên bao bì.
Công chúng Đề xuất tham gia các hoạt động hội chợ - triển lãm, sự kiện mang tính chất
tuyên truyền quyền và lợi ích của cộng đồng đến vấn đề Nhãn Hiệu Hàng Hóa
và SHTT
Đối thủ cạnh tranh Kiểm soát, duy trì và đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong các hoạt động
liên quan đến vấn đề Bảo Hộ Nhãn Hiệu Hàng Hóa & SHTT của các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường.
CÁC CÔNG VIỆC, TRÁCH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐƠN VỊ BÊN TRONG
GĐ. Marketing Báo cáo công việc hàng tháng, chịu trách nhiệm về các hoạt động kiểm tra,
duy trì và đăng ký SHTT.
Phòng Marketing Hỗ trợ và phối hợp tác nghiệp với các thành viên khác trong phòng để thực
hiện công việc. Đảm bảo tốt các hoạt động hành chánh văn phòng của phòng.
Các Phòng Ban Khác Hỗ trợ và phối hợp triển khai các hoạt động tác nghiệp liên quan đến SHTT,
phân phối và tiếp nhận thông tin hành chánh có liên quan đến hoạt động của
Trợ Lý Phòng
Marketing
GĐ.Marketing
Phòng Ban Khác
2
phòng marketing.
CÁC TRÁCH NHIÊM CHÍNH
Nội Dung Tiêu Chí Đo Lường – Đánh Giá
- Kiểm tra và đề xuất việc gia hạn, đăng ký mới
các văn bằng có liên quan đến SHTT và
KDCN cho thương hiệu công ty và nhãn hiệu
hàng hóa.
- Chủ động liên hệ và hối hợp với Văn Phòng
Luật Sư trong các qui trình và thủ tục có liên
quan đến công việc.
- Duy trì các yêu cầu công việc hành chính
hàng ngày của Phòng Marketing và làm cầu
nối thông tin chính thức trao đổi các công
việc giữa Phòng Marketing và các phòng ban
khác trong công ty, kể cả với Ban Giám Đốc,
HĐQT.
- Tổ chức quản lý và kiểm soát toàn bộ các văn
thư, chứng từ, tài liệu của nội bộ phòng
marketing và tài liệ từ các phòng ban khác gởi
đến.
- Chịu trách nhiệm chính công tác ISO của
Phòng Marketing.
- Mọi hoạt động phối hợp công việc và trao đổi
thông tin với các phòng ban khác cũng như
các đơn vị bên ngoài công ty đều phải tham
khảo ý kiến và được sự ý kiến chỉ đạo của
GĐ. Marketing. Khi phối hợp công việc và
trao đổi thông tin có tính chất quan trọng đều
phải xác lập bằng văn bản có chử ký xác nhận
của các bên.
1. CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH:
- Khả năng quản lý và kiểm soát các
khoản chi phí liên quan đến đăng ký
SHTT, VPP.
2. KHÁCH HÀNG & ĐỐI NGOẠI
- Tính kịp thời và chính xác trong các
thông tinh và hình ảnh, bằng chứng
giải đáp các thắc mắc của khách hàng
và đối tác.
- Tính hiệu quả trong công tác phối hợp
với văn phòng luật sư đối với các qui
trình và thủ tuc giải quyết khiếu nại,
đăng ký văn bằng.
3. NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU
PHỐI DỰ ÁN
- Đảm bảo thông tin kịp thời và chính
xác về các hoạt động vi phạm quyền
SHTT của đối thủ cạnh tranh.
- Tính kịp thời, chính xác đối với các
luồng thông tin giữa Phòng Marketing
và các Phòng ban khác.
- Tính sáng tạo có hiệu quả trong triển
khai công việc.
- Mức độ tín nhiệm và hài lòng của
đồng nghiệp, các phòng ban có liên
quan đến từng dự án.
QUYỀN HẠN
Tài Chính:
- Xây dựng và đề xuất ngân sách tiếp thị dành cho hoạt động đăng ký SHTT.
- Đề xuất và kiểm soát các chi phí văn phòng phẩm mua ngoài (nếu có)..
Phi Tài Chính:
- Tư vấn, đề xuất cho GĐ. Marketing và Ban Giám Đốc về các qui trình và thủ tục liên quan đến
SHTT.
- Từ chối hỗ trợ và phối hợp triển khai kế hoạch theo yêu cầu của các bộ phận nghiệp vụ trong
Phòng Marketing khi các yêu cầu này chưa có sự phệ duyệt của GĐ. Marketing.
- Từ chối các yêu cầu của các phòng ban khác (nội bộ) trong quá trình tác nghiệp khi những yêu
cầu này không thuộc quyền hạn, trách nhiệm để thực thi của mình hoặc những yêu cầu này
không đúng chức năng công việc, trách nhiệm, quyền hạn của người yêu cầu mà chưa được sự
đồng ý của GĐ. Marketing hoặc của Ban Giám Đốc công ty.
- Đề xuất tuyển dụng nhân sự để hỗ trợ khi khối lượng công việc và mức độ hoạt động ngày
càng cao và có khả năng vượt quá tầm kiểm soát.
- Đề xuất tham gia các khóa huấn luyện – đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn ở
bên trong và bên ngoài công ty theo chính sách chung của công ty.
3
- Các quyền và lợi ích khác theo Luật Lao Động và chính sách của công ty.
ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC:
- Đi công tác tỉnh khi có yêu cầu.
PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC:
- Máy tính để bàn, máy tính cá nhân và các văn phòng phẩm khác.
BAN GIÁM ĐỐC GĐ.MARKETING TRỢ LÝ PHÒNG MARKETING
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN VAN UT LUAN VAN THAC SY KINH TE KHOA K15 GIAI PHAP XAY DUNG THUONG HIEU VIFON GIAI .pdf