Luận văn Giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong luật Việt Nam

MỤC LỤC Chương I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG 3 1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG .3 1.1 Khái niệm về hợp đồng: .3 1.2 Phân loại hợp đồng 4 1.2.1 Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ .4 1.2.2 Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù 5 1.2.3 Hợp đồng ưng thuận, hợp đồng trọng thức và hợp đồng thực tại 5 1.2.4 Hợp đồng thương lượng, hợp đồng theo mẫu .5 1.2.5 Hợp đồng gắn liền với thân nhân của người giao kết .6 1.2.6 Hợp đồng với người tiêu dùng .7 1.3 Các điều kiện để hợp đồng có giá trị pháp lý 7 1.3.1 Điều kiện về nội dung .8 1.3.1.1 Năng lực giao kết. 8 1.3.1.2 Nguyên tắc tư do ý chí 9 1.3.1.3 Các yếu tố dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng .10 1.3.2 Đối tượng của hợp đồng 15 1.3.2.1 Chuyển giao một quyền 16 1.3.2.2 Làm hoặc không làm một việc 17 1.3.2.3 Chế tài 18 1.3.3 Hình thức của hợp đồng 19 1.3.3.1 Một số quy định đặc biệt về hình thức 19 1.3.3.2 Một số quy định đặc biệt về thủ tục 21 1.3.3.3 Các chế tài 21 Chương II : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH DOANH - THƯƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN THEO LUẬT VIỆT NAM .24 2.1 Khái quát chung về tranh chấp hợp đồng 24 2.1.1 Tranh chấp thương mại .24 2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong kinh doanh, thương mại 27 2.2 Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng con đường tòa án .29 2.2.1 Xác định thẩm quyền của tòa kinh tế .30 2.2.1.1 Thẩm quyền theo vụ việc 30 2.2.1.1.1 Những tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án .30 2.2.1.1.2 Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết củatòa án 34 2.2.1.2 Thẩm quyền theo cấp xét xử .36 2.2.1.2.1 Tòa án nhân cấp huyện 36 2.2.1.2.2 Tòa án nhân dân cấp tỉnh .36 2.2.1.2.3 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao .37 2.2.1.3 Thẩm quyền theo lãnh thổ 37 2.2.1.4 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn 38 2.3 Thủ tục xét xử sơ thẩm .40 2.3.1 khởi kiện và thụ lý vụ án .40 2.3.1.1 khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại .40 2.3.1.2 Thời hạn khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại, thời hạn yêu cầu giải quyết việc kinh doanh, thương mại 40 2.3.1.3 Đơn khởi kiện .41 2.3.1.4 Thụ lý vụ án .44 2.3.2 chuẩn bị xét xử 45 2.3.2.1 Thu thập chứng cứ 46 2.3.2.2 Tiến hành hòa giải 50 2.4 Phiên tòa sơ thẩm .52 2.4.1 Thủ tục bắt đầu phiên tòa 53 2.4.2 Thủ tục hỏi tại phiên tòa 54 2.4.2.1 Hỏi các đương sự về yêu cầu của họ .54 2.4.2.2 Nghe lời trình bày của các đương sự .55 2.4.2.3 Hỏi từng đương sự từng vấn đề .57 2.4.3 Tranh luận tại phiên tòa .57 2.4.4 Nghị án .59 2.4.5 Tuyên án .60 2.5 Thủ tục phiên tòa phúc thẩm 61 2.5.1 Khái niệm .61 2.5.2 Chủ thể của quyền kháng cáo và kháng nghị .61 2.5.3 Trình tự thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị .63 2.5.4 Phiên tòa phúc thẩm 65 2.5.5 Thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm .67 2.5.6 Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị 68 2.6 thủ tục giám đốc thẩm 69 2.6.1 khái niệm 69 2.6.2 Chủ thể khách thể của quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 70 2.6.3 Trình tự thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 71 2.6.4 Phiên tòa giám đốc thẩm .73 2.7 Thủ tục tái thẩm .75 2.7.1 khái niệm 75 2.7.2 Chủ thể và khách thể có quyền kháng nghị 76 2.7.3 Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh có yếu tố nước ngoài 77 Chương III : THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 79 3.1 Thực trạng việc giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại bằng Tòa án 79 3.2 Một số kiến nghị 82 KẾT LUẬN .84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .86

pdf90 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tụng Dân sự 2004: 1.Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Việc sửa chữa, bổ sung phải được thông báo ngay cho người có quyền Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 61 lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung; đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp. 2. Việc sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại khoản 1 Điều này phải do Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử vụ án đó thực hiện. Trong trường hợp Thẩm phán đó không còn đơn nhiệm chức vụ Thẩm phán thì Chánh án Toà án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung đó. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên toà, Tòa án cấp trích lục bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp. 2.5 Thủ tục phiên tòa phúc thẩm 2.5.1 Khái niệm Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Việc tiến hành phúc thẩm các bản án, quyết định chưa có hiệu lực của Tòa án cấp dưới nhằm mục đích sửa chữa, khắc phục những sai sót của tòa án trong các bản án, quyết định đó. Thủ tục phúc thẩm là một bảo đảm về mặt tố tụng, một thủ tục quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Thủ tục phúc thẩm còn tạo khả năng thuận lợi cho Tòa án cấp trên kiểm tra chất lượng xét xử của Tòa án cấp dưới và thông qua đó mà chỉ đạo hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới cho phù hợp với pháp luật và thực tiển khách quan, đảm bảo việc tăng cường pháp chế nói chung. 2.5.2 Chủ thể của quyền kháng cáo và kháng nghị Chủ thể của quyền kháng cáo và kháng nghị là Đưng sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Nếu đương sự có kháng cáo thì phải làm đơn và gửi cho Tòa án trong thời hạn kháng cáo, đơn kháng cáo phải có các nội dung sau: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 62 a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; b) Tên, địa chỉ của người kháng cáo; c) Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.” Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. 1. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị; b) Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị; c) Kháng nghị phần nào của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; d) Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát; đ) Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị. Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Toà án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm. Kèm theo quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp. Khách thể của quyền kháng cáo, kháng nghị là bản án, quyết định chưa có hiệu lực của tòa án cấp sơ thẩm. Tuy nhiên không phải tất cả các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đều là khách thể của quyền kháng cáo và kháng nghị. Chẳng hạn quyết định đình chỉ vụ án vì lý do người khởi kiện rút đơn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 63 2.5.3 Trình tự thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị - Về thời hạn kháng cáo được quy định như sau: Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Tòa án phải kiểm tra đơn kháng cáo theo quy định như sau: Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Toà án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định về nội dung của đơn kháng cáo đã được trình bày ở phần trên. Trong trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Toà án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ, nếu có để chứng minh cho lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng. Trường hợp đơn kháng cáo chưa làm đúng quy định về thủ tục của pháp luật thì Toà án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo sửa đổi, bổ sung. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là họ từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, nếu người kháng cáo không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm hoặc người kháng cáo nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấp phúc thẩm. Về hậu quả pháp lý của việc kháng cáo, kháng nghị Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: Những phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 64 Vì vậy, bản án, quyết định hoặc những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, hậu quả pháp lý của kháng cáo, kháng nghị hợp lệ là tạm thời đình chỉ việc chấp hành bản án, quyết định sơ thẩm. Tùy thuộc vào khách thể của quyền kháng cáo mà toàn bộ hay một phần bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật. Nếu toàn bộ bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì toàn bộ bản án quyết định chưa có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp bản án, quyết định chỉ bị kháng cáo, kháng nghị một phần thì chỉ có phần bị kháng cáo, kháng nghị là chưa có hiệu lực pháp luật, phần còn lại (không bị kháng cáo, kháng nghị) vẫn có hiệu lực pháp luật. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị: Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị. Toà án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên toà phi được làm thành văn bản và gửi cho Toà án cấp phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên tòa. - Thông báo việc kháng cáo, kháng nghị Sau khi nhận đơn kháng cáo và xét thấy hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bắng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo. Nếu Viện kiểm sát ra quyết định Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 65 kháng nghị thì phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị. Người được thông báo về việc kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Toà án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án. Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tuỳ từng trường hợp, Toà án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây: a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì xử Chánh án Toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá một tháng. 2.5.4 Phiên tòa phúc thẩm Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà phúc thẩm; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Chánh án Toà án cấp phúc thẩm hoặc Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 thẩm phán. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời theo yêu cầu của các đương sự hoặc chủ động ra quyết định khẩn cấp tạm thời nếu xét thấy cần thiết. Tòa án cũng có thể tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ….đảm bảo cho việc giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan. Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Phiên toà phúc thẩm được khai mạc và bắt đầu như phiên toà sơ thẩm. Tại phiên toà phúc thẩm, Hội đồng xét xử chỉ xem xét phần bản án, quyết định sơ Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 66 thẩm bị kháng cáo, kháng nghị; Hội đồng xét xử phải xem xét ra một trong các quyết định tố tụng sau:  Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm;  Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm;  Quyết định hoãn hoặc vẫn tiếp tục phiên tòa phúc thẩm;  Ra bản án và các quyết định phúc thẩm. Trước khi bắt đầu thủ tục hỏi tại phiên toà phúc thẩm, một thành viên Hội đồng xét xử (thông thường là chủ toạ phiên toà) tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị. Hỏi nguyên đơn có rút đơn khởi kiện không; những người kháng cáo, kháng nghị có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị không; các đương sự có thoả thuận được với nhau hay không. Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì xử lý theo quy định tại Điều 269 Bộ luật tố tụng dân sự: 1. Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau: a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn ; b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn . Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật. 2. Trong trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Bộ luật này quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.” Trường hợp các bên thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì Hội đồng xét xử ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận thoả thuận của các đương sự, Điều 270 Bộ luật Tố tụng Dân sự : 1. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 67 hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự. 2. Các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm; nếu không thoả thuận được với nhau thì Toà án quyết định theo quy định của pháp luật.” Khi các bên đương sự cũng như Viện kiểm sát vẫn giữ kháng cáo, kháng nghị, thì tiếp tục phiên tòa theo quy định tại các điều 271; 272; 273 và 274 Bộ luật Tố tụng Dân sự. 2.5.5 Thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm Kết thúc phiên tòa phúc thẩm, tòa án cấp phúc thẩm có quyền ra một trong các quyết định sau: 1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm; 2. Sửa bản án sơ thẩm; 3. Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án; 4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Bản án của phiên tòa phúc thẩm phải có những nọi dung sau: 1. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Bản án phúc thẩm gồm có: a) Phần mở đầu; b) Phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị, nhận định; c) Phần quyết định. 3. Trong phần mở đầu phi ghi rõ tên của Toà án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn , bị đơn , người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 68 4. Trong phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị, nhận định phi tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm; điểm, khoản và điều của văn bản quy phạm pháp luật mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án. Trong nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm phi phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị. 5. Trong phần quyết định phi ghi rõ các quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về việc phải chịu án phí sơ thẩm, phúc thẩm. 6. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 2.5.6 Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị Hội đồng phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm để xét quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Trong mọi trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên Tòa án cấp phúc thẩm phải thành lập Hội đồng phúc thẩm gồm ba Thẩm phán để xem xét, giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Sau khi có quyết định phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho những người được quy định tại Điều 281 Bộ luật Tố tụng Dân sự . 1. Khi phúc thẩm đối với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên toà, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định. 2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. 3. Một thành viên của Hội đồng phúc thẩm xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 69 nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có. 4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra quyết định. 5. Khi xem xét quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm có quyền: a) Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; b) Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; c) Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án. 2.6 thủ tục giám đốc thẩm 2.6.1 khái niệm Thủ tục giám đốc thẩm là một giai đoạn đặc biệt của tố tụng vụ án kinh doanh, thương mại, trong đó Tòa án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp,tính coa căn cứ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền. Bộ luật Tố tụng Dân sự tại điều 282 quy định: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: 1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; 3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật Giám đốc thẩm là thủ tục đặc biệt, chỉ được tiến hành khi có kháng nghị giám đốc thẩm. Đó là đặc điểm khác biệt so với các thủ tục xét xử thông thường như sơ thẩm (đương nhiên được thực hiện khi có khởi kiện hợp pháp của đương sự), phúc thẩm (đương nhiên được thực hiện khi có kháng cáo hợp pháp của đương sự hoặc các kháng nghị của Viện kiểm sát). Các Thẩm phán không tham gia trực tiếp giám đốc thẩm cũng có thể tham gia vào trình tự giám đốc công tác xét xử bằng việc phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 70 thông báo cho những người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Đối tượng của việc kháng nghị giám đốc thẩm chỉ là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Kháng nghị và giám đốc thẩm là cơ chế nhằm khắc phục sai lầm nghiêm trọng của Tòa án trong việc giải quyết vụ án mà bản án, quyết định đó đã có hiệu lực. Vì vậy, cấp giám đốc thẩm không phải là cấp xét xử thứ ba sau sơ thẩm và phúc thẩm. 2.6.2 Chủ thể khách thể của quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Theo quy định tại điều 285 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì những người sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: - Chánh án Toà án nhân dân tối cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cáo. - Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện. Khách thể của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu thấy có vi phạm pháp luật, bao gồm: - Những bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; - Những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phiên Tòa đã có hiệu lực pháp luật, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; - Những bản án, quyết định đã giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: 1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 71 2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; 3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. 2.6.3 Trình tự thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 285 Bộ luật Tố tụng Dân sự): - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ bị hạn chế không được kháng nghị đối với quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; - Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chỉ có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc địa hạt tỉnh ấy. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 288 Bộ luật Tố tụng Dân sự): - Thời hạn kháng nghị là ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; - Đối với bản án, quyết định dân sự có hiệu lực trước ngày Bộ luật Tố tụng Dân sự có hiệu lực (01-01-2005) thì áp dụng quy định về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định của các văn bản pháp luật tố tụng trước khi có Bộ luật Tố tụng Dân sự có hiệu lực; cụ thể là: + Đối với bản án, quyết định dân sự và hôn nhân và gia đình thì thời hạn kháng nghị là ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; việc kháng nghị theo hướng không gây thiệt hại cho bất cứ đương sự nào thì không bị hạn chế về thời gian; + Đối với bản án, quyết định kinh doanh, thương mại, bản án, quyết định kinh tế thì thời hạn kháng nghị chỉ là chín tháng, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; + Đối với bản án, quyết định lao động thì thời hạn kháng nghị chỉ là sáu tháng, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; việc kháng nghị có lợi cho người lao động thì thời hạn đó là một năm. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 283 Bộ luật Tố tụng Dân sự ) - Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 283 Bộ luật Tố tụng Dân sự: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 72 “ Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: 1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; 3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”. - Cần chú ý là có loại đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm bị hạn chế về căn cứ kháng nghị như quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự quy định chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội (khoản 2 Điều 188 Bộ luật Tố tụng Dân sự) nhưng nếu có vi phạm nghiêm trọng khác (như vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng) vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (tham khảo Công văn số 218/2005/KHXX ngày 29-9-2005 của Tòa án nhân dân tối cao) - Cũng cần chú ý là quy định về nghĩa vụ chứng minh và thu thập chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng Dân sự đã có đổi mới căn bản so với quy định của pháp luật tố tụng trước đó nên quy định về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm hiện nay không còn căn cứ "Việc điều tra không đầy đủ" như trước đây. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm: - Việc phát hiện những vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không phải chỉ là quyền của các đương sự trong vụ án đó, mà cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cũng có quyền phát hiện và thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị (khoản 1 Điều 284 Bộ luật Tố tụng Dân sự); - Đối với Tòa án và Viện kiểm sát thì việc thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật còn là nghĩa vụ (khoản 2 Điều 284 Bộ luật Tố tụng Dân sự); - Theo tinh thần quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, Điều 296 về phạm vi giám đốc thẩm thì tuy nhiều người có quyền phát hiện vi phạm nhưng sẽ chỉ có kháng nghị nếu có khiếu nại, yêu cầu của đương sự trừ trường hợp đương sự không có khả năng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 73 thực hiện việc khiếu nại hoặc có xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án; - Đơn vị chức năng giúp việc cho người có quyền kháng nghị có thể có cả Thẩm phán (giúp cho Chánh án) nhưng không nên để Thẩm phán đã tham gia vào việc kháng nghị lại tham gia Hội đồng xét xử giám đốc thẩm để đảm bảo việc xét xử khách quan, chính xác. Phạm vi của kháng nghị quyết định phạm vi xét xử giám đốc thẩm ; do đó, kháng nghị không chỉ nêu ra một hay một số vi phạm, sai lầm mà phải là tất cả những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị; người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị trong thời hạn kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị trước hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm. 2.6.4 Phiên tòa giám đốc thẩm Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm không những phải gửi ngay cho các đương sự và cơ quan thi hành án mà còn cho Tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị và đặc biệt là phải gửi cho cả những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Hồ sơ vụ án bị kháng nghị phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp cùng với kháng nghị của Chánh án. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Thẩm quyền giám đốc thẩm: - Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị; - Các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao (Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động) giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị; - Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định của các Tòa Phúc thẩm và các Tòa chuyên trách khác của Tòa án nhân dân tối cao; - Trường hợp những bản án, quyết định về cùng một vụ án nhưng thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp Tòa án khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 74  Phiên tòa giám đốc thẩm phải được mở trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm nhận được kháng nghị.  Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tòa. Đối với các Tòa chuyên trách thì Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nên Thẩm phán được phân công làm bản thuyết trình thường đồng thời là chủ tọa phiên tòa. Bản thuyết trình chỉ tóm tắt nội dung vụ án, các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị (không đòi hỏi phải có ý kiến của người làm bản thuyết trình) và phải được gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là bảy ngày, trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm. Phiên tòa giám đốc thẩm không phải triệu tập đương sự, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị, trừ trường hợp Tòa án xét thấy cần phải nghe ý kiến của họ trước khi quyết định. Tuy nhiên, khi xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên Tòa giám đốc thẩm. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp. Về phạm vi giám đốc thẩm, được quy định tại Điều 296 Bộ luật Tố tụng Dân sự: 1. Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. 2. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án. Tại phiên tòa, sau khi chủ toạ khai mạc phiên tòa, một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị. Trong trường hợp có người tham gia tố tụng hoặc người khác được Toà án triệu tập tham gia phiên toà giám đốc thẩm thì họ được trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 75 sát về quyết định kháng nghị.Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm thoả luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Khi quyết định các vấn đề trong phiên Tòa thì Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án. Quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành. Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết theo trình tự tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác; nếu không có trường hợp nào được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành thì phải hoãn phiên toà. Trong thời hạn ba mười ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà, Ủy ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có các quyền sau đây: 1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; 2. Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa; 3. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại; 4. Huỷ bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án. 2.7 Thủ tục tái thẩm 2.7.1 khái niệm Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi c bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 76 Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau: 1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án; 2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có gi mạo chứng cứ; 3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; 4. bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thưng mại, lao động của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Toà án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ. Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan tổ chức khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo bằng văn bản cho những người có thẩm quyền kháng nghị. Trong trường hợp phát hiện tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Tòa án phải hông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị. 2.7.2 Chủ thể và khách thể có quyền kháng nghị Theo điều 307 Bộ luật tố tụng dân sự thì người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bao gồm: 1.Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. 2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện. Cũng giống như thủ tục giám đốc thẩm, người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm. Thời hạn là một năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ kháng nghị. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 77 Khách thể của quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Cụ thể là: - Những bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; - Những bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; - Những bản án, quyết định đã giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Hội đồng tái thẩm có các quyền sau đây: 1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; 2. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định; 3. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án. Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định về thủ tục giám đốc thẩm. 2.7.3 Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh có yếu tố nước ngoài Những quy định của Bộ luật Tố tung Dân sự cũng được áp dụng đối với việcgiải quyết các tranh chấp kinh doanh tại Việt Nam, nếu một hoăc các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, trừ trường hợp mà điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác. Khi thi hành quy định về việc giải quyết các tranh chấp kinh tế có nhân tố nước ngoài, có một số vấn đề cần lưu ý: - Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các vụ án kinh doanh, thương mại khi có một hoặc các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài. - Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác khi có một hoặc các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài thì việc giải quyết các tranh chấp kinh tế trong trường hợp Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 78 này được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 79 Chương III THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1 Thực trạng việc giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại bằng Tòa án Trong các năm qua tình hình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án đã có nhiều tiến bộ và đã đạt được những thành công nhất định cụ thể như sau: Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Số vụ án thụ lý mới 859 575 657 748 1159 Số vụ án được giải quyết 859 575 557 638 1034 (Nguồn các Báo cáo tổng kết ngành của Toà án nhân dân tối cao) Thông qua các số liệu báo cáo trên ta thấy rằng tình hình các vụ việc kinh doanh thương mại ngày càng tăng. Tuy nhiên bằng sự cố gắn của mình ngành Tòa án đã giải quyết các vụ việc ngày càng hiệu qủa hơn, từ đó, có thể nói rằng giải quyết tranh chấp kinh tế bằng tòa án cũng có những mặt tích cực: Ưu điểm của Tòa án trong cách giải quyết tranh chấp. - Giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án đảm bảo nguyên tắc tự định đoạt của đương sự. Đây được xem là nguyên tắc cơ bản nhất trong tố tụng vụ án thương mại. Trên cơ sở đảm bảo quyền tự do kinh doanh, Nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các nhà kinh doanh trừ khi họ kinh doanh những ngành nghề trái với pháp luật đã quy định. Khi có tranh chấp xảy ra và có yêu cầu thì Tòa án mới giải quyết. Ngoài ra quyền tự định đoạt đó còn thể hiện quyền tự hòa giải trước Tòa, quyền rút đơn kiện, thay đổi nội dung đơn kiện… - Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn chặng khả năng lẫn tránh của đương sự, đồng thời đảm bảo tài sản nhằm thi hành án khi các bên có yêu cầu.Trong trương hợp không có yêu cầu nhưng tòa án xét thấy cần thiết phải áp dụng thì Tòa ra quyết định cho áp dụng ngay. - Nếu như ở phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có ưu điểm xét xử không công khai để giữ bí mật, uy tín trong kinh doanh thì Tòa án có ngoại lệ như thế nếu có yêu cầu của đương sự mà xét thấy là chính đáng, để họ Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 80 đảm bảo được bí mật trong kinh doanh, phát minh, sáng chế….Nếu đưa vụ án ra xét xử công khai sẽ làm khó khăn thêm cho đương sự thì Tòa án là người có quyền quyết định cho phép đưa vụ án ra xét xử kín. - Để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và giải quyết tranh chấp thì tính nhanh chóng khi chọn phương thức Tòa án cũng là ưu điểm nổi bật: như thời hiệu, thời hạn, thủ tục rút gọn và hạn chế giao việc cho cấp dưới xét xử lại. Công nhận sự thỏa thuận của đương sự và có hiệu lực ngay. Nếu như chọn trọng tài làm cách giải quyết tranh chấp thì khi trọng tài ra quyết định nếu ai có nghĩa vụ thì phải thực hiện không có tính bắt buộc. Không có ai kiểm tra quyết định đó có tính khách quan hay không? Ngược lại, Tòa án có trình tự tái thẩm, giám đốc thẩm xem lại bản án và có quyền sửa đổi hoặc ra quyết định mới chứ không trả lại bản án cho cấp dưới xét xử nữa, tránh đi được một khoản thời gian đáng kể cho nhà kinh doanh. - Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án cũng được xem là một thể thức hết sức mềm dẽo, linh hoạt phù hợp với thể thức kinh doanh.Trên nguyên tắc thì Tòa án xét xử công khai nhưng một số trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng có thể được xét xử kín. Thêm vào đó thủ tục tố tụng rút ngắn lại cho phù hợp với vụ án kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc đúng với những gì mà pháp luật quy định. - Tòa án là một cơ quan nhà nước chịu sự quản lý của cấp trên, có nhiệm vụ xét xử. Vì thế, nó mang tính chuyên môn rất cao, hiểu biết pháp luật rất rõ nên đảm bảo tính công bằng khi xét xử. Hơn nữa, phán quyết của Tòa án mang tính bắt buộc thực hiện. Vì thế các bên tranh chấp rất an tâm khi chọn cách giải quyết tranh chấp bằng Tòa án do quyền lợi luôn được bảo đảm. Tuy nhiên ngoài nhưng thành tích trong việc xét xử thì cũng còn những mặt han chế thiếu sót cần khắc phục. Ngoài những ưu điểm trên thì Tòa án cũng có nhưng khuyết điểm như sau: - Tòa án xét xử theo thủ tục đã được ban hành và phải qua nhiều cấp xét xử khi có kháng cáo, kháng nghị nên vấn đề thời gian không thể đảm bảo nhanh như mong muốn của người kinh doanh. - Tòa án xét xử theo nguyên tắc công khai, minh bạch nên các bí mật kinh doanh của các đương sự khó đảm bảo, Tòa án chỉ xử kín khi có yêu cầu và xét thấy cần thiết nên ít tiện lợi hơn cho việc kinh doanh so với các hình thức khác. - Hội đồng xét xử đã được thành lập theo quy định của pháp luật tuy các bên liên quan có quyền yêu cầu thay đổi nhưng rất hạn chế. Các Thẩm phán là những người rất am hiểu về pháp luật tuy nhiên trong vụ việc kinh doanh đòi hỏi người xét xử phải am hiểu sâu về chuyên môn (kinh doanh) hơn vì vậy biện pháp Trọng tài có nhiều ưu điểm hơn vì các trọng tài viên do các bên lựa chọn nên nghiệp vụ chuyên môn cao hơn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 81 Ngoài những khó khăn về biện pháp thì cũng có những khó khăn về xác định thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc Đối với tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại phải hội đủ ba điều kiện sau: - Tranh chấp đó phải phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại. - Chủ thể của các tranh chấp đó phải có đăng ký kinh doanh, thương mại. - Các bên tham gia quan hệ đều có mục đích lợi nhuận. Trên thực tế khi áp dụng các quy định này đã phát sinh một số vấn đề như sau: + Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại thường rất đa dạng và phức tạp. Bên cạnh hợp đồng còn có những tranh chấp khác như tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các vấn đề khác, vấn đề đặt ra là các tranh chấp vừa nêu có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa kinh tế không? + Ngoài ra tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 liệt kê các hoạt động đó là hoạt động kinh doanh thương mại( 14 lĩnh vực). Như vậy các tranh chấp khác không được liệt kê như: đấu thầu, đấu giá, ủy thác….có được xem là tranh chấp kinh doanh thương mại hay không? + Các tranh chấp phát sinh không vì mục đích lợi nhuận hoặc một trong các bên tranh chấp không có đăng ký kinh doanh, thương mại thì có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa kinh tế không và tranh chấp này thuộc tranh chấp kinh doanh hay dân sự? Ví dụ: Một pháp nhân hành chính ký hợp đồng bằng văn bản với một công ty xây dựng để xây trụ sở cho mình. Theo khoản 1 điều 12 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì tranh chấp phát sinh được giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế. Nhưng theo khoản 1 Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 thì đây không phải là tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại vì pháp nhân hành chính này không có đăng ký kinh doanh. Mặt khác có thể xem đây là tranh chấp về dân sự vì theo khoản 3 điều 25 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 quy định tranh chấp dân sự là các tranh chấp về hợp đồng dân sự, trong khi theo quy định của pháp luật hiện hành thi hợp đồng xây dựng nói trên là hợp đồng kinh tế. + Việc xác định mục đích lợi nhuận cũng không phải là vấn đề đơn giản. Ví dụ: Các tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm hoặc các tranh chấp về hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả. Giữa A và C tranh chấp với nhau về quyền tác giả một tác phẩm văn học nào đó. Các ví dụ trên cho ta thấy sự khó khăn khi xác định mục đích lợi nhuận mà tác giả đã trình bày ở phần Chương II. Qua những tồn tại trên người viết có một số ý kiến đề xuất. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 82 3.2 Một số kiến nghị - Cần phân biệt rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại và tranh chấp dân sự. Vì Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định một thủ tục chung để giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động thì việc xác định tranh chấp phát sinh từ kinh doanh, thương mại hay dân sự chỉ nhằm điều phối công việc của các tòa án hoặc của các thẩm phán chuyên trách. Việc xác định đó phải thuộc quyền động của các tòa án. Vì vậy việc sai sót về thẩm quyền không làm căn cứ cho việc kháng cáo kháng nghị và không được coi là căn cứ để sửa án hoặc hủy án ở thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm. - Cần phải hiểu rằng tranh chấp kinh doanh, thương mại là một dạng đặc biệt của tranh chấp dân sự và sử dụng phương pháp loại trừ để phân biệt. nghĩa là những tranh chấp nào không thuộc tranh chấp dân sự là tranh chấp kinh doanh thương mại. Như vậy sẽ tránh được một sớ vướn mắc. - Cần xây dựng một tiêu chí cụ thể, thế nào là tranh chấp kinh doanh, thương mại, thế nào là mục đích lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận cần phải hiểu theo nghĩa rộng để tránh có những tranh chấp kinh doanh, thương mại mà không được giải quyết theo tranh chấp kinh doanh thương mại. - Cần quy định tiêu chí cụ thể để xác định tính phức tạp của tranh chấp kinh doanh, thuơng mại và nhu cầu phải ủy thác cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cho tòa án nước ngoài nhằm phân định chính xác thẩm quyền Tòa án cấp huyện với Tòa cấp tỉnh - Quyền lựa chọn của nguyên đơn cần được mở rộng, để cho các bên tranh chấp tự do lựa chọn tòa án khi có tranh chấp xảy ra và chỉ có Tòa án đó mới có thẩm quyền giải quyết. Hiện nay, ở nước ta chính vì quan niệm hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế có bản chất pháp lý khác nhau, do đó, pháp luật điều chỉnh của chúng ta không có khả năng hỗ trợ bổ sung cho nhau đã dẫn đến tình trạng các cơ quan tài phán Việt Nam thường lúng túng trong việc áp dụng pháp luật. Việc xem xét hợp đồng vô hiệu nên quy định thành các trường hợp khác nhau (tương tự như hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối) theo như pháp luật các nước trên thế giới. Trong trường hợp hợp đồng kinh tế vi phạm điều kiện chủ thể, thiếu sự tự nguyện mà các bên vẫn chấp nhận thực hiện chỉ có tranh chấp quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng thì giải quyết theo yêu cầu không cần tuyên bố vô hiệu. Hợp đồng có thể sai quy định về hình thức, giao kết sai thẩm quyền, nhầm lẫn, song các bên tự nguyện chấp nhận thì Tòa án không can thiệp. Ngoài ra việc cần sửa đổi tên gọi hợp đồng kinh tế thành hợp đồng kinh doanh, hợp đồng thương mại có tính chất là các hợp đồng chuyên biệt đúng với tính chất và mục đích và thống nhất với pháp luật trong nước (Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003...) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 83 Tóm lại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ra đời tạo tiền đề pháp lý cho hoạt động giải quyết các vụ việc dân sự, kinh tế, lao động của Tòa án. Bên cạnh nhiều quy định mới, tiến bộ về thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại thì Bộ luật tố tụng dân sự còn một số quy định chưa rõ ràng hoặc chưa phù hợp với thực tiễn kinh doanh rất phong phú và không ngừng biến động của nước ta hiện nay. Vì vậy, cần phải hoàn thiện pháp luật đặc biệt là pháp luật về tố tụng dân sự nói chung và tố tụng kinh tế nói riêng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 84 KẾT LUẬN Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang phát triển rất mạnh, và trong thời gian tới được dự báo là sẽ phát triển mạnh hơn hiện nay. Vì lẽ đó mà các mối quan hệ về kinh doanh thương mại cũng ngày càng nhiều hơn, phức tạp hơn. Vì vậy chúng ta càng phải tuyên truyền, phổ biến pháp luật ngày càng sâu rộng hơn nhằm nâng cao sự am hiểu pháp luật của các nhà đầu tư, nhà kinh doanh. Trong đó vấn đề nâng cao nghiệp vụ và biên chế cho các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải được quan tâm đặc biệt, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về tố tụng tránh sự nhằm lẫn, chồng chéo của pháp luật. Từng bước hòa nhập với hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới trong điều kiện nước ta đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu. Riêng về công tác giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại cần phải nâng cao hiệu quả công tác hòa giải, giảm thiểu tối đa việc phải đưa vụ án ra xét xử nhằm tiết kiệm thời gian và công sức của nhà kinh doanh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu biện pháp giải quyết tranh chấp về hợp đông kinh doanh thương mại bằng Tòa án đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu được đầu tư đúng mức, nghiêm túc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tranh chấp phát sinh trong quá trình kinh doanh cũng như việc xét xử thông qua Tòa án. Giúp làm tròn trách nhiệm nhà nước đối với việc tạo ra một môi trương kinh doanh trong sáng, an toàn, đồng thời giúp nhà đầu tư tránh được những khó khăn do quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh mang lại. Muốn đạt được những việc đó công việc trước tiên cần phải làm là: + Xây dựng một hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, hạn chế nhiều kẽ hở của pháp luật, có khả năng kiểm soát được hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư một cách hiệu quả. + Cần phải có một cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại có hiệu quả, nhanh chóng tránh tình trang thẩm quyền chồng lấn nhau giữa các cơ quan. Cần phải loại bỏ những quy định không phù hơp của pháp luật. + Cần tách các chế định về giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại thành một phần riêng nhằm tránh sự nhằm lẫn giữa tranh chấp về dân sự và kinh doanh, thương mại. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 85 Tuy nhiên, pháp luật chỉ là yếu tố cần, điều quan trong là nhà đầu tư phải kinh doanh bằng cái tâm của mình, phải biết cách tự bảo vệ mình, phải có phương án đầu tư khoa học an toàn phải không ngừng nghiên cứu, học hỏi để tích luỹ kiến thức về pháp luật, bảo đảm đạt được mục tiêu lợi nhuận và tránh được những cạm bẫy trong kinh doanh. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Phan Minh Giới Trang 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. 2/ Bộ luật Dân sự 2005. 3/ Luật Doanh nghiệp 2005. 4/ Luật thương mại 2005 5/ Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 6/ Giáo trình luật tố tụng dân sự, trường đại học cần thơ. 7/ Giáo trình luật thương mại, trường đại học cần thơ. 8/ Giáo trình luật dân sự trương đại học cần thơ. 9/ Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/09/2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “chứng minh chứng cứ” 10/ Nghị định 25/2004/NQ- HĐTP ngày 15/01/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trong tài thương mại. 11/ Nghị quyết 01/2005/ NQ- HĐTP ngày 31/03/2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung của bộ luật tố tụng dân sự 2004” 12/ Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/04/2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự 13/ TS. Lê Thị Bích Thọ - Hợp đồng kinh tế vô hiệu nhà xuất bản Hà Nội 2004. 14/ 15/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGI7842I QUY7870T TRANH CH7844P V7872 H7906P 2727890NG TRONG PHamp193P LUamp7.PDF