Luận văn Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học

MS: LVVH-PPDH002 SỐ TRANG: 135 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LL VÀ PPDH VĂN HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2007 CẤU TRÚC LUẬN VĂNLỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Xuất phát từ yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay 1.2. Từ thực trạng dạy học văn trong nhà trường hiện nay nói chung và vấn đề dạy học mảng văn học nước ngoài còn nhiều hạn chế 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG HIỆN NAY 1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1.1. Một cái nhìn tổng thể về những tinh hoa văn học và những trường phái văn học tiêu biểu của văn học nước ngoài 1.1.2. Đối sánh Văn học nước ngoài với Văn học Việt Nam 1.2. NỘI DUNG, CẤU TRÚC, THỜI LƯỢNG VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG SÁCH GIÁO KHOA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.2.1. Cấp trung học cơ sở 1.2.2. Cấp trung học phổ thông 1.2.3. Nhận xét cấu trúc, thời lượng của Văn học nước ngoài và thơ Đường trong sách giáo khoa văn ở trường phổ thông CHƯƠNG 2: THƠ ĐƯỜNG VÀ THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG 2.1. VỀ NÉT VỀ THƠ ĐƯỜNG 2.1.1. Thời đại hoàng kim của thơ ca 2.1.2. Sự phong phú đa dạng của thơ ca 2.2. THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG 2.2.1. Thi pháp và thi pháp học 2.2.2. Các phương diện trong thi pháp thơ Đường CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG THI PHÁP HỌC VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 3.1. VIỆC DẠY VÀ HỌC THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY 3.1.1. Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi tiếp cận thơ Đường 3.1.2. Đi tìm nguyên nhân 3.2. ỨNG DỤNG THI PHÁP HỌC VÀO GIẢNG DẠY NHỮNG BÀI THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 3.2.1. Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương) 3.2.2. Vọng Lư Sơn bộc bố, Tĩnh dạ tư, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lí Bạch) 3.2.3. Mao ốc vị thu phong sở phá ca, Thu hứng (Đỗ Phủ) 3.2.4. Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) 3.2.5. Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế) 3.2.6. Khuê oán (Vương Xương Linh) 3.2.7. Điểu minh giản (Vương Duy) 3.3. ỨNG DỤNG CỤ THỂ QUA THIẾT KẾ BÀI GIẢNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.3.1. Đối với các bài giảng chính thức 3.3.2. Đối với ba bài tự học có hướng dẫn (tiết 51) 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1. Hình ảnh một số nhà thơ nổi tiếng thời Đường Phụ lục 2. Một số địa danh liên quan đến các nhà thơ thời Đường Phụ lục 3. Nguyên văn chữ Hán các bài thơ Đường trong chương trình phổ thông Phụ lục 4: Tổng hợp các kết quả điều tra

pdf135 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3894 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là niềm đồng cảm với nhân dân trong khổ nạn, chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo.  Tác phẩm - Học sinh dựa vào chú thích (1) trong sách giáo khoa trang 145, nói lại hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? - Thể thơ và bố cục + Học sinh nhận xét thể thơ trong nguyên tác và bản dịch thơ. + Giáo viên nêu vấn đề và hỏi: Theo ý kiến của em, nên chia bài thơ theo cấu trúc chung – phổ biến của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật hay chia thành hai phần: 4 câu đầu (tiền giải) và 4 câu cuối (hậu - Giọng thơ của Đỗ Phủ trầm uất, nghẹn ngào. Ông sành tất cả các thể thơ nhưng đặc biệt thành công ở thể luật thi. Với nhân cách cao thượng, tài năng nghệ thuật trác việt, Đỗ Phủ được người Trung Quốc gọi là “Thi thánh”. - Đỗ Phủ có ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ Việt Nam trung đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...  Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ + Những điểm chính đã nêu ở chú thích (1) sách giáo khoa trang 145. + Bổ sung thêm: Loạn An Lộc Sơn làm cho đất nước Trung Hoa chìm đắm trong nội chiến, nhân dân vô cùng điêu đứng thì Đỗ Phủ cũng bị lưu lạc tới Ba Thục, ngụ ở Quỳ Châu (Tứ Xuyên). Năm 766, nơi núi non hùng vĩ, hiểm trở, xa cách quê hương, gia đình đã khơi nguồn cho nhà thơ viết chùm thơ mùa thu gồm tám bài mà Thu hứng là bài đầu tiên. - Thể thơ và bố cục Thu hứng là bài thơ thất ngôn bát cú. Cấu trúc của nó rất chặt chẽ, theo bốn phần giống như kết cấu của các bài thơ thất ngôn bát cú khác. Nhưng ở đây, phần đề và phần thực (bốn câu đầu) dường như biểu hiện trọn vẹn một ý. Còn phần luận và kết lại biểu hiện trọn vẹn một nội dung, một ý khác. Vậy nên không phân tích theo kết cấu truyền thống mà theo nội dung: + Bốn câu đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà hiu hắt, sôi động mà nhạt nhòa trong sương khói mùa thu, hiện diện của một tâm trạng buồn xót xa trước tình cảnh đất nước. + Bốn câu cuối thể hiện nỗi buồn thương nhớ quê hương. giải)? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu chi tiết  Bốn câu đầu - Học sinh đọc lại bốn câu đầu trong cả ba văn bản (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ). - Giáo viên hỏi: bốn câu thơ tả cảnh mùa thu ở đâu? Cảnh sắc ấy gợi cho ta liên tưởng gì? - Học sinh trả lời khái quát cảm nhận của mình. - Giáo viên hỏi: Vì sao có thể nhận xét như thế? Có bốn hình ảnh thiên nhiên mùa thu xuất hiện ở đoạn thơ, đó là những hình ảnh nào? Cách tả của tác giả có gì độc đáo? - Học sinh suy nghĩ, lần lượt trả lời từng ý. - Giáo viên hỏi:  Phong cảnh mùa thu thể hiện qua bốn câu đầu - Cảnh mùa thu ở Quỳ Châu (Tứ Xuyên – Ba Thục, miền núi phía tây Trung Quốc, thượng nguồn sông Trường Giang). - Cảnh thu trong thơ Việt Nam có nhiều bài rất đặc sắc như Vịnh mùa thu (Nguyễn Công Trứ), thu vịnh, thu điếu, thu ẩm (nguyễn Khuyến). Nhưng cảnh thu trong thơ Đỗ Phủ không phải là cảnh đẹp bình yên, mà mang màu sắc ảm đạm, điêu linh. - Bốn hình ảnh xuất hiện lần lượt trong bốn câu: Câu 1: Những hạt sương rơi lác đác đác trên rừng phong. Câu 2: Những dãy núi mờ mịt trong sương, càng thêm hiu quạnh. Câu 3: Những đợt sóng Trường Giang dữ dội cao tới lưng trời. Câu 4: Những đám mây đùn nơi cửa ải xa xôi. Cảnh thu thật khác hẳn cảnh thu dưới đồng bằng hoặc chốn thành thị, nơi bờ biển. Đúng là cảnh thu miền núi non biên viễn. - Mùa thu cũng là mùa trời trong xanh, nước trong Trong cảnh ấy vẫn ngầm ngụ tình của người viết. Đó là cảm xúc gì, tâm trạng gì? - Học sinh căn cứ vào các hình ảnh thơ, cách miêu tả để suy ngẫm, suy luận và phát biểu.  Bốn câu sau - Học sinh đọc câu 5 và 6. - Giáo viên hỏi: + Hai câu 5 – 6 trong thơ thất ngôn bát cú đường luật phải sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? + Em hiểu ý hai câu thơ này như thế nào? xanh. Trời thu và nước thu được các thi nhân Việt Nam thể hiện nói chung rất đẹp. Nhưng ở trong bài thu hứng của Đỗ Phủ, không gian mùa thu dồn nén, dữ dội, rừng thu điêu thương, khí thu hiu hắt, nước thu nổi sóng lên tận trời, chứ không phải “hơi gợn tí” (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), mây không lơ lửng mà sà xuống tận đất nơi miền biên ải. “Sóng vỗ lên trời, mây sa tận đất” đó là những biểu tượng mạnh mẽ, dữ dằn, nói lên suy tư trăn trở mạnh mẽ của nhà thơ. Đồng thời trong cảnh thu ấy nhà thơ cảm nhận được nỗi đau khổ của mọi người, mọi cảnh ngộ, trong đó có cả nỗi xót xa của riêng mình. Ở đây, tuy tả cảnh mà vẫn thấy tình, tình nằm ẩn sâu trong cảnh.  Tâm trạng của nhà thơ ở bốn câu sau - Phép đối: đối ý, đối từ, đối thanh... - “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” là câu thơ thứ nhất của phần luận, bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả. Hoa đáng lẽ tăng thêm vẻ đẹp, làm cho người ta vui. Ở đây thì không, hoa làm cho người ta càng buồn, thậm chí những đau khổ của quá khứ (dòng lệ cũ) trở về với hiện tại và đọng lại trên những nhành hoa. Đã hai lần mùa thu đến (năm ngoái ở Vân An, năm nay ở Quỳ Châu), Đỗ phủ không chỉ khóc trong hiện tại mà nước mắt đã rơi từ lâu rồi, giọt lệ buồn đến nay vẫn chưa khô. - “Cô chu nhất hệ cố viên tâm” Nguyễn Công Trứ dịch là “con thuyền buộc chặt mối tình nhà”. Trong bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Lí Bạch có câu thơ nói về “cô phàm” (cánh buồm đơn chiếc) chỉ con thuyền xa, li biệt. Ở bài này Đỗ Phủ nói “cô chu” (con thuyền đơn độc) cũng có thể là con thuyền thật, cũng có thể là con - Giáo viên hỏi: Tại sao tác giả lại chọn hai hình ảnh hoa cúc và con thuyền? - Học sinh giải thích. - Giáo viên hỏi: Hãy tìm những động từ nhiều hàm ý trong hai câu thơ trên. Đặc sắc trong cách kết hợp ngữ pháp thơ của Đỗ Phủ ở đây như thế nào? - Học sinh có thể phân tích, suy luận dựa trên bản dịch tiếng Việt, nhưng tốt hơn là đối chiếu, so sánh với nguyên tác qua bản phiên âm. - Học sinh đọc tiếp hai câu cuối. - Giáo viên hỏi: Nêu thuyền tưởng tượng để chỉ thân phận đơn chiếc và trôi dạt của mình. Đây là nỗi niềm tâm sự của kẻ tha phương. Mảnh vườn xưa chính là mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn của nhà thơ. Vì đó là những hình ảnh không chỉ tiêu biểu cho mùa thu mà còn hàm chứa ý nghĩa ẩn dụ - tượng trưng sâu sắc. + Cúc là hoa mùa thu cũng như sen, phượng là hoa của mùa hè. + Con thuyền – tượng trưng cho cuộc đời, con người nổi trôi, luân lạc. Con thuyền mang chở tâm tình con người. Các động từ khai (nở), hệ (buộc) kết hợp với các bổ ngữ (tha nhật lệ, cố viên tâm). Chú ý thêm từ lưỡng: hai (hoa cúc nở hai lần và đều ra nước mắt). Nhất: một, duy nhất chỉ có con thuyền buộc mãi vào trái tim trĩu nặng nhớ thương vò võ cô quạnh của người ở xa quê. Như vậy, trong hai câu này tình đã lấn cảnh. Cảnh mở là phương tiện bên ngoài để nói tâm trạng, cảm xúc, nỗi lòng. - Ở câu thơ thứ bảy “Hàn y xứ xứ thôi đao xích”, sách nhận xét hai câu cuối ở bản dịch với nguyên tác có gì khác biệt? - Học sinh liên tưởng, suy luận, phát biểu. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh củng cố bài - Thực chất Thu hứng là gì? Mùa thu, cảnh thu, tình thu được thể hiện như thế nào? giáo khoa Văn 10 dịch là chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét, còn Nguyễn Công Trứ dịch câu trên là Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước. Phần dịch nghĩa thêm chữ rộn ràng (thường dùng chỉ sự vui tươi) đã làm thay đổi âm hưởng của bài thơ, Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước thì càng không rõ nghĩa, chưa nói là đã làm mất ý nghĩa may áo rét. Như vậy, cả phần dịch nghĩa lẫn dịch thơ đều thoát khỏi nguyên bản quá xa. Nghĩa đủ của câu này là Khắp nơi dao thước may áo rét. - Trời dần về tối (mộ), tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập nhấn mạnh thêm hoàn cảnh lo rét, chống rét của người dân khi thu qua, đông tới. Thơ thời Đường, tiếng chày đập áo có sức gợi cảm lớn. Thơ Lí Bạch: “tiếng đập áo của muôn nhà” có thể làm cho người chinh phụ xao xuyến nghĩ tới người thân nơi “quan ải”, “nghe tiếng chày đêm” có thể “sáng mai đầu bạc phau” vì “mỗi tiếng chày lên xuống là thêm một sợi tóc trắng như tơ” (Bạch Cư Dị). Cảnh chiều thu thành Bạch Đế, tiếng chày đập áo nghe dồn dập càng khơi dậy trong lòng nỗi thương nhớ khôn nguôi. Đây là nỗi thổn thức riêng của Đỗ Phủ, cũng là tâm trạng chung của biết bao kẻ xa quê trong thời loạn lạc hay vì lí do nào đó phải xa nhà. ► Củng cố bài - Mùa thu cây cối điêu linh, núi non hiu hắt, sóng rợn, mây đùn, khí lạnh nơi thành cao, ải xa, với người xa quê thì mùa thu lại càng buồn. Chiều thu buồn ở thành Bạch Đế xứ Quỳ Châu đã làm cho nhà thơ tuôn thêm dòng lệ cũ bởi ông đang trong cảnh xa quê, lận đận gian truân giữa tuổi 53 – 54. Đó là nội dung chủ yếu của bài Thu hứng. - Giáo viên cho học sinh đọc thêm một số bài thơ thu khác của Đỗ Phủ: (Thu hứng: bài 2, bài 4). - Mùa thu ở đây không được mĩ lệ, thi vị hóa mà là vẽ lên bằng cả nỗi lòng của người tha phương phiêu bạt. Thu hiện lên với vẻ dữ dằn, khổ ải của con người và xã hội thời loạn lạc, li tán. Đây là bức tranh cảnh, tình hài hoà, có phần hùng tráng sóng vọt tận mây, mây sà tận đất nhưng đượm buồn. 3.3.2. Đối với ba bài tự học có hướng dẫn (tiết 51) Yêu cầu: - Kiến thức – tư tưởng: + Hiểu được chủ đề - cảm hứng chủ đạo và nét đặc sắc về hình thức thể hiện tiêu biểu trong từng bài. + Qua ba bài thơ, hiểu thêm giá trị thơ Đường. - Tích hợp với các bài thơ Đường đã học. - Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu giá trị của tác phẩm thơ trữ tình qua hệ thống sách giáo khoa. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Các cuốn sách: Thơ Đường tập 1, 2. - Phóng to tranh ảnh Hoàng Hạc lâu. - Chân Dung, tranh ảnh, những tư liệu về: Vương Duy, Thôi Hiệu, Vương Xương Linh. Thiết kế dạy – học: Hoạt động 1: Hướng dẫn tự đọc – hiểu từng bài thơ ● Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) - Giáo viên hỏi: Cho biết tên tác giả, tên những người dịch, nhận xét thể thơ trong nguyên tác và trong các bản dịch? Định hướng trả lời: - Tác giả Thôi Hiệu (704 – 754) – nhà thơ Đường nổi tiếng, cùng thời với Lí Bạch. - Những người dịch: Tản Đà dịch thành thơ lục bát, một trong những bản dịch được hâm mộ nhất. Khương Hữu Dụng dịch theo thể thơ nguyên tác: thất ngôn bát cú Đường luật. - Giáo viên hỏi tiếp: Em hiểu gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Có thể kể lại truyền thuyết Phí Văn Vi, chỉ rõ vị trí lầu Hoàng Hạc? Định hướng trả lời: Lầu Hoàng Hạc là một di tích văn hóa nổi tiếng nằm ở bờ bắc Trường Giang, thuộc phía Tây Nam huyện vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Truyền thuyết kể rằng, xưa có chàng Phí Văn Vi buồn vì thi hỏng, lang thang trên bãi Anh Vũ, bên bờ Trường Giang. Bỗng có con hạc vàng đáp xuống, Phí Văn Vi cưỡi hạc bay lên trời. Người đời sau xây ngôi lầu làm kỷ niệm, gọi là lầu Hoàng Hạc. Thôi Hiệu và nhiều nhà thơ khác đến thăm, cảm hứng đề thơ. Người đương thời và đời sau đều xem bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là đệ nhất (Nghiêm Vũ). Hay đến mức, thi tiên Lí Bạch phải viết: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc Thôi Hiệu đề thi tại thượng lầu” (Trước mắt có cảnh không nói được Vì thơ Thôi Hiệu ở trên đầu) - Giáo viên hỏi: Nên chia bố cục bài thơ làm mấy phần và nhận xét? Định hướng trả lời: Có thể chia bài thơ làm hai phần. Bốn câu thơ đầu đề cập trực tiếp đến nguồn gốc, tên gọi và định vị lầu Hoàng Hạc ở phương diện thời gian. Phần này chủ yếu nói chuyện xưa - nay; còn – mất. Bốn câu sau định vị lầu trong không gian, miêu tả thiên nhiên và trực tiếp biểu hiện tâm trạng. - Giáo viên hỏi: Theo em, chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Định hướng trả lời: Xác định điều này không dễ. - Đó là cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước cảnh đẹp nơi lầu Hoàng Hạc. - Kết đọng nỗi sầu hoài cổ, nhớ quê xa. Gợi trong lòng người đọc sự ngỡ ngàng, bâng khuâng, nỗi nhớ, nỗi buồn trong trẻo, sâu thẳm. - Học sinh tự đọc lại bài thơ nguyên tác và bản dịch, tự lắng nghe và ngẫm nghĩ. - Giáo viên hỏi: Theo em, tác giả có tả kĩ lầu Hoàng Hạc hay không? Có sự đối lập nào xuất hiện trong bài thơ? Định hướng trả lời: - Viết về lầu Hoàng Hạc mà không tả cụ thể ngôi lầu ra sao, chủ yếu tả khung cảnh chung quanh, đám mây trắng, bãi cỏ Anh Vũ, hàng cây Hán Dương, dòng Trường Giang. Đó là nét riêng và dụng ý của tác giả. - Có sự đối lập: quá khứ – hiện tại; mất – còn; cõi tiên – cõi trần; vô hạn của vũ trụ – hữu hạn của đời người; không gian thực và không gian tâm tưởng. - Cảnh đẹp nhưng lòng buồn. - Giáo viên hỏi: Có ý kiến cho rằng, chữ sầu ở cuối bài đã kết đọng cảm hứng của bài thơ. Ý kiến em? - Học sinh thảo luận. Định hướng trả lời: - Đúng vậy, cả bài thơ chữ nào, câu nào cũng bâng khuâng, man mác một niềm buồn thương, nhung nhớ. Nhớ người xưa đi mất hút không bao giờ trở về, đám mây trắng chơi vơi, ngọn khói sóng buổi chiều trên dòng sông rộng gợi nỗi sầu nhớ quê hương. - Huy Cận, khi viết bài thơ nổi tiếng Tràng Giang cũng chịu ảnh hưởng của hai câu kết trong bài Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu, mặc dù cảm xúc hai người không hoàn toàn giống nhau: “Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” - Giáo viên chốt lại toàn bài: Với khả năng vận dụng linh hoạt luật thơ, sáng tạo hình ảnh và ngôn ngữ, Thôi Hiệu đã tạo nên giá trị hàm súc cho bài thơ. Chỉ tám câu thơ bảy chữ, tác giả không chỉ nhắc đến truyền thuyết, nguồn gốc, vị trí lầu Hoàng Hạc trong không gian – thời gian thực và không gian – thời gian ảo mà còn thể hiện được những vấn đề triết lí nhân sinh có ý nghĩa, gợi nhiều liên tưởng cho người đọc. Tâm trạng nuối tiếc, sự suy tư của tác giả trước sự mất còn, giữa hiện tại và quá khứ, giữa cái vô hạn của vũ trụ mênh mông với sự hữu hạn của đời người đã gợi lên những liên tưởng về hiện thực xã hội. Đó vừa là những trăn trở về cuộc đời, vừa là tấm lòng tha thiết đối với quê hương. Và vượt lên tất cả là tấm lòng trân trọng những giá trị tốt đẹp của quá khứ, từ đó trân trọng những điều tốt đẹp của cuộc sống hiện tại. Những ý nghĩa nhân văn tốt đẹp ấy, bài thơ thể hiện khao khát và ước mơ về một cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp bởi đó là giá trị thực của cuộc sống. ● Khuê oán (Vương Xương Linh) - Giáo viên hỏi: Cho biết tên tác giả, đề tài của văn bản? - Học sinh dựa vào tiểu dẫn sách giáo khoa 10 trang 161 trả lời tiểu sử tác giả. Đề tài biên tái (Chiến tranh biên giới trong thơ Đường khá phổ biến: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị) - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bản phiên âm và hai bản dịch; nhận xét, so sánh về thể loại giữa nguyên tác với hai bản dịch. Định hướng trả lời: - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bản dịch thơ lục bát (Tản Đà), theo thể loại nguyên tác (Nguyễn Khắc Phi). - Giáo viên hỏi: Diễn biến tâm trạng của người vợ trẻ trong bài thơ như thế nào? Phân tích rõ tâm trạng và chuyển đổi tâm trạng của nàng trong từng câu thơ. Vì sao có sự chuyển đổi đó? - Học sinh phân tích, phát biểu. Định hướng trả lời + Câu 1: Bất tri sầu: không biết buồn, rất vô tư. Vì sao? Vì tuổi trẻ, vì chung giấc mộng công danh với chồng, hi vọng chồng sẽ được phong hầu ban tước sau này. + Câu 2: Ngày xuân trang điểm đẹp đẽ, bước lên lầu ngắm cảnh. Đó là công việc hàng ngày của người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ. Tuy nhiên lên lầu (đăng cao) là để nhìn xa, để giải bày, bộc bạch tâm sự. Đến đây, hình như trong tâm hồn của thiếu phụ không còn hoàn toàn vô tư nữa. + Câu 3: Hốt kiến – dương liễu sắc Nàng chợt nhìn sắc liễu bên đường – màu xanh của thiên nhiên, mùa xuân, tuổi trẻ, cũng là màu của li biệt. Câu thứ ba có tác dụng là cái cầu, cái cớ, cái bản lề khép mở bất ngờ mà tự nhiên để chuyển đổi tâm trạng của con người. + Câu 4: - Từ hốt kiến chuyển sang hối giao một cách hợp lý. Tâm trạng bộn bề, nỗi lòng đau đớn, người thiếu phụ hối hận đã để chồng đi tòng quân mong lập công danh để tuổi xanh trôi đi trong cô đơn, nàng hốt hoảng khi nghĩ về số phận chông chênh của chồng nơi chiến trận xa xôi, lập được công danh thì ít mà tính mạng bị nguy hiểm lại nhiều. - Sau hối là oán. Oán gì? Oán cái ấn phong hầu, chiến tranh phi nghĩa khiến vợ chồng nàng phải chia lìa không biết đến bao giờ. Rõ ràng, diễn biến tâm trạng của thiếu phụ trong bài thơ là: bất tri sầu – hốt – hối – oán mà nguyên nhân – nguyên cớ trước mắt là màu dương liễu; nguyên nhân sâu xa là ấn phong hầu, chiến tranh phi nghĩa. - Giáo viên hỏi: Em có liên hệ đến đoạn thơ nào cũng viết về đề tài này trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở? - Học sinh nhớ lại, trình bày. Định hướng trả lời: Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn (người dịch Đoàn Thị điểm). Đoạn trích Sau phút chia li: (...Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu; Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong chính là bắt nguồn từ bài thơ Khuê oán này). ● Điểu minh giản (Vương Duy) - Giáo viên hỏi: Nêu những nét chính về tác giả Vương Duy? - Học sinh dựa vào tiểu dẫn sách giáo khoa 10 trang 163 trả lời tiểu sử tác giả. Chú ý những nét chính sau: + Phái Sơn thủy điền viên trong lịch sử thơ Đường (giai đoạn thịnh Đường) mà Vương Duy là một đại diện xuất sắc. + Thơ ông trang nhã, bình đạm, trong thơ có họa. - Học sinh đọc văn bản: phần phiên âm , các bản dịch. - Giáo viên hỏi: Bài thơ tả cảnh gì? Nét đặc sắc của bức tranh phong cảnh trong bài thơ như thế nào? Trạng thái tâm hồn nhà thơ khi ấy ra sao? - Học sinh lắng nghe, suy nghĩ, lần lượt trả lời. Định hướng trả lời: Bài thơ tả cảnh đêm xuân trong khe núi. + Câu 1: Hoa quế nhỏ li ti, rụng khe khẽ mà mà người cũng nghe được chứng tỏ đêm phải rất yên tĩnh, lòng người cũng rất yên tĩnh, tập trung mới nghe được âm thanh cực nhỏ như vậy. Cảnh và người thật hòa hợp. + Câu 2: Trực tiếp tả cảnh đêm xuân trong núi vắng vẻ. Đêm đã yên tĩnh, đêm trên núi vắng mùa xuân lại càng tĩnh mịch hơn. + Câu 3: Trăng lên làm gì có tiếng động thế mà lại làm cho chim núi giật mình. Cũng là vì đêm quá yên lặng. + Câu 4: Những tiếng kêu khe khẽ của chim núi vì sợ hãi vào lúc trăng lên lại càng chứng tỏ đêm tĩnh lặng đến vô cùng. Không gian ở hai câu sau đã có sự thay đổi, có sự xuất hiện của âm thanh (tiếng chim núi) và ánh sáng (ánh trăng). Nhưng ánh sáng và âm thanh càng làm nổi bật hơn sự tĩnh lặng của đêm. Sự tĩnh lặng của đêm xuân và sự bình yên thanh thản của tâm hồn con người. Đó là tiếng đêm xao động tâm hồn bình yên. Nét đặc sắc là lấy cái động để tả cái tĩnh. Bức tranh bằng âm thanh độc đáo. - Giáo viên hỏi: So sánh cách lấy cái động để tả cái tĩnh trong các bài thơ đã học? - Học sinh gợi nhớ, phát biểu. Định hướng trả lời: Bài Tĩnh dạ tư (Lí Bạch) – đêm trăng sáng yên lặng lại nhớ cố hương, lấy cái cử đầu, đê đầu, tả cái đêm yên tĩnh của trăng và nỗi buồn xa quê của tác giả. Bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến) lấy cái sóng gợn tí, lá đưa vèo, cá đâu đớp động để tả cái yên tĩnh của mùa thu và lòng người ngắm cảnh. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự rút ra bài học chung cho cả ba bài - Giáo viên hướng dẫn học sinh phải tự nhận ra được những điều sau: + Những điểm giống và khác nhau về nội dung và hình thức biểu đạt. + Kết luận rút ra nhận xét về giá trị phong phú của thơ Đường. Hoạt động 3: Bài tập nâng cao - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm bài tập sau: “Thơ Đường lấy cái có (hữu) để nói cái không có (vô) hoặc ngược lại. Qua các bài thơ Đường vừa học, các em hãy phân tích điều đó”. Định hướng trả lời: Trong thơ Đường, chúng ta bắt gặp nhiều mối quan hệ thật sinh động. Đó là quan hệ giữa “tiên” và “tục”, giữa quá khứ và hiện tại trong “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu. Đó là quan hệ giữa động và tĩnh, giữa sáng và tối trong “Khe chim kêu” của Vương Duy. Ngoài những mối quan hệ này, ta còn bắt gặp sự đối lập giữa cái “chẳng biết sầu” để nhấn mạnh cái sầu trong “Nỗi oán của người phòng khuê” của Vương Xương Linh. “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch đã tạo ra mối quan hệ đối lập giữa cái có và cái không. - Cái có được gợi ra từ không gian, thời điểm, địa điểm. Có tháng ba tiết xuân hoa nở, có dòng sông sương khói bàng bạc, có nơi đến gợi bao vẻ đẹp của phồn hoa đô hội, có bầu trời xanh biết ngút tầm mắt. Tất cả để làm rõ cái không có. Đó là cánh buồm mất hút. Người bạn đã đi xa, để lại trong lòng cả hai một nổi cô đơn. - Cánh buồm cô lẻ mất hút, hòa nhập vào nền trời xanh biếc trong hút tầm mắt là cái không có để nhấn mạnh cái có. Đó là người đưa tiễn. Nhờ thơ đang đứng trên lầu cao dõi theo cánh buồm đưa bạn tới chân trời. - Cái mênh mông vô tận của không gian là cái có để diễn tả cái không có (không nói ra). Đó là sự lẻ loi, cô đơn, nhỏ bé của kiếp người. 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ Xuất phát từ yêu cầu giáo dục và thực trạng dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay, chúng tôi mạnh dạn nêu lên một số giải pháp và kiến nghị như sau: Việc dạy học thơ Đường trong nhà trường phổ thông cần phải xác định một quan điểm giáo dục toàn diện. Xuất phát từ yêu cầu của giáo dục phổ thông để chúng ta cần xác định một quan niệm đúng đắn trong việc giảng dạy thơ Đường. Trước hết giáo viên dạy Văn cần phải ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa văn hóa và giáo dục của thơ Đường để tránh quan niệm cho rằng thơ Đường không ảnh hưởng gì đến nền văn học trong nước cũng như không có tác dụng gì đối với cuộc sống hiện tại, cũng không nên có tư tưởng bi quan, ngán ngại khi cho rằng “Thơ Đường khó”. Cũng như các chuyên mục khác trong chương trình môn Văn ở trường phổ thông, việc giảng dạy thơ Đường tất nhiên phải chú ý đến trình độ của học sinh, từ đó tìm ra phương pháp dạy học phù hợp, để làm sao các em có thể xóa đi được những khoảng cách quá xa giữa bản thân với không gian, thời gian lịch sử, với văn hoá, ngôn ngữ của một dân tộc. Các bài thơ Đường đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông hiện nay là những bài thơ hay, tiêu biểu cho nội dung và thi pháp nhưng chưa thực sự phù hợp với trình độ học sinh. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất nên đưa thơ Đường vào chương trình giảng dạy ở trường phổ thông phù hợp với khối lớp, chọn lọc những bài tiêu biểu phù hợp với lứa tuổi học sinh bậc trung học cơ sở, cụ thể là cho khối học sinh lớp 9. Mỗi nhà thơ, nhà văn có một vai trò quan trọng, góp phần vào quá trình phát triển một giai đoạn văn học. Vì vậy muốn có một cái nhìn tổng thể về tiến trình văn học của một dân tộc, cần tìm hiểu về tác giả văn học. Việc tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ sẽ giúp học sinh hiểu được những đóng góp to lớn của họ đối với nền văn học cũng như rút ra được bài học về nhân cách làm người. Về phần này chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau: - Sách giáo khoa nên có thời gian dành cho phần học về tiểu sử tác giả, không nên gói gọn tất cả trong một tiết học. - Để tránh tình trạng giáo viên phải mất thời gian dạy lại những kiến thức học sinh đã học ở lớp 7 (ví dụ: tiểu sử tác giả Lí Bạch và Đỗ Phủ), giáo viên chỉ cần nhắc lại một cách sơ lược là đủ. Mặc dù nhắc lại sơ lược nhưng cần thiết vì vừa củng cố kiến thức học sinh đã học ở lớp dưới vừa có liên quan trực tiếp đến bài học của các em ở lớp 10, đồng thời giáo viên cần kết hợp với nội dung khái quát giai đoạn văn học thời Đường mà sách giáo khoa không giới thiệu giúp các em hiểu được mối quan hệ giữa các nhà thơ với thời đại mà họ đang sống. Với thời lượng (7 tiết) như hiện nay, việc dạy thơ Đường gặp nhiều khó khăn nên cần tăng thêm số tiết dạy cho phần này khoảng 3 đến 4 tiết. Mặt khác, khi học sinh tiếp cận với Văn học nước ngoài tất nhiên sẽ gặp những khó khăn hơn so với Văn học Việt Nam. Để tạo tâm thế học tập, củng cố thêm những tri thức về bộ phận Văn học nước ngoài cho học sinh, nhà trường và giáo viên cùng phối hợp tăng cường các dụng cụ trực quan trong giờ học (ví dụ: băng, hình, tranh ảnh...); tổ chức các giờ ngoại khóa bằng những hình thức như tổ chức cho các em sưu tầm và đọc tác phẩm, thảo luận nhóm tại lớp, đố vui về tác giả, tác phẩm… Hiện nay, khi dạy những bài thơ Đường, giáo viên đã chú ý đến việc phân tích nội dung. Tuy nhiên, việc giảng dạy những bài thơ Đường phải chú ý đến những đặc trưng thi pháp của thơ Đường. Dạy thơ Đường là phải hiểu và dịch thật chính xác từ ngữ trong phần nguyên tác bài thơ. Làm được điều này giáo viên giúp học sinh hiểu được nguyên tác đồng thời cung cấp một số kiến thức về ngôn ngữ, làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ của các em bởi vì trong vốn từ mượn của dân tộc thì tiếng Việt mượn từ tiếng Hán nhiều nhất. Thực tế cho thấy, có nhiều giáo viên biết rất ít về chữ Hán làm cản trở đáng kể đến việc dạy thơ Đường cũng như dạy những tác phẩm văn học trung đại Việt Nam viết bằng chữ Hán. Nên mở các lớp dạy chữ Hán vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Do tính chất thơ Đường là bình dị, súc tích ngắn gọn nên khi tiếp nhận thơ cần phát hiện ra nhãn tự của bài thơ (tức là câu thơ mấu chốt mang ý nghĩa quan trong nhất). Ví dụ bài “Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” hồn thơ là hai câu cuối: “Cô phàm viễn ảnh bích không tận; Duy kiến Trường giang thiên tế lưu”, hay bài “Thu Hứng” thì nhãn tự của bài thơ ở hai câu: “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ; Cô chu nhất hệ cố viên tâm”. Đối với những bài thơ dài, giáo viên nên chọn một đoạn ngắn để giảng sâu, kĩ chứ giảng dàn trải hết bài thơ. Chẳng hạn bài “Mao ốc vị thu phong sở phá ca”, để thấy được tinh thần nhân đạo cao cả của Đỗ Phủ, giáo viên nên chọn giảng sâu ở mười ba câu cuối của bài thơ. Riêng văn học, việc đọc tác phẩm là sự phản ánh những tình cảm, ý chí, ước vọng, động lực của tâm hồn và cùng với tiếng lòng của nhà văn thể hiện trong tác phẩm, đọc là tiếng đồng vọng của con người trước thời đại và lịch sử. Trong quá trình dạy học, đọc tác phẩm văn học như là một hoạt động sáng tạo mang tính thẩm mĩ. Tình trạng học sinh đọc sai, đọc yếu hiện nay rất phổ biến, giáo viên nên hướng dẫn phương pháp, rèn luyện năng lực đọc cho các em. Cuối cùng, thiết nghĩ ngành giáo dục cần có sự thay đổi cách thức ra đề trong kiểm tra, thi cử; nội dung thi không nên chỉ có phần Văn học Việt Nam mà phải bổ sung các tác phẩm Văn học nước ngoài (đặc biệt là thơ Đường - một bộ văn học ảnh hưởng rất lớn đến văn học trung đại Việt Nam) để tránh tình trạng xem nhẹ mảng văn học này, đồng thời kiểm tra đánh giá được kiến thức văn học toàn diện ở học sinh. Phương pháp dạy học truyền thống hay hiện đại cũng đều có những đặc điểm, ưu thế và nhược điểm riêng. Không có phương thuốc nào có thể chữa được bách bệnh, không có phương pháp dạy học nào là chìa khóa vạn năng. Việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy, từng đặc điểm bộ môn và đối tượng người học để có sự phối hợp đa dạng các phương pháp dạy học là việc cần làm ngay của mỗi giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. ____________________ KẾT LUẬN Tác giả Kiều Văn nhận xét: “Thơ Đường chan chứa tính nhân văn, đầy ắp tính người, tình đời, nỗi đau, nỗi hận… Thơ Đường phản ánh số phận “thập loại chúng sinh” trên khắp đất nước Trung Hoa thời phong kiến nhà Đường” [69, tr. 6]. Đúng vậy, thời đại nhà Đường đã thuộc về quá khứ theo dòng chảy của thời gian, thế nhưng những giá trị tinh thần mà nó để lại cho đất nước Trung Hoa và nhân loại sẽ trường tồn mãi mãi. Trong nền văn hoá nhân loại, thơ Đường đã trở thành một hiện tượng độc đáo, mỗi bài thơ là một viên ngọc quý mà khi nhìn, dù ở góc độ nào cũng thấy nó tỏa sáng lung linh. Chính vì sự tuyệt tác của thơ Đường mà các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu từ trước đến nay không ngừng tìm hiểu, nó trở thành mối quan tâm của bao nhiêu thế hệ. Càng tìm hiểu, thơ Đường lại toát lên một sắc thái, một nội dung độc đáo hơn, sâu sắc hơn tựa như chân trời mới cần khám phá. Thơ Đường từ lâu được đưa vào chương trình môn Văn ở nhiều bậc học đã phản ánh vị trí quan trong của nó. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi vấn đề giao thoa hội nhập, toàn cầu hoá đang là mối quan tâm của toàn xã hội thì việc giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông lại trở nên có ý nghĩa. Nó không chỉ giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, tính nhân văn về một thành tựu văn học xưa mà còn giúp các thế hệ tương lai có một định hướng đúng đắn trên con đường tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, sáng tạo ra những cái mới tốt đẹp hơn, tự tin hơn để hoà nhập với xu thế phát triển của thời đại. Thế nhưng việc giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông hiện nay đang có những thuận lợi và khó khăn chi phối. Như đã trình bày, xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên việc dạy học không đạt kết quả như mong đợi. Trong các môn học, Văn học là một môn rất khó dạy. Bởi tuy người thầy giáo dạy môn Văn học không phải là nhà văn, nhà thơ sáng tạo văn chương, nhưng họ là những người truyền thụ văn chương, do vậy họ phải là một người có tâm hồn nghệ sĩ. Bởi dạy Văn học không chỉ truyền đạt kiến thức mà chủ yếu là truyền sự rung động trước tác phẩm. Tức là người dạy Văn là người phải có cảm xúc về tác phẩm và truyền cảm xúc đó đến với học sinh. Muốn được như thế thì người dạy phải có sự rung cảm sâu sắc và bằng ngôn ngữ và kĩ thuật diễn đạt làm cho học trò rung động theo. Một giờ dạy và học Văn tốt là một giờ dạy mà qua đó, những tần số cảm thụ cùng rung lên và tự động tác phẩm đó thấm sâu vào tâm hồn của người học và trở thành hành trang đi suốt cuộc đời của các em. Với quan niệm: Người thầy như là người nhóm lửa, thổi lên ngọn lửa văn chương trong mỗi tâm hồn của những học trò, luận văn “Giảng dạy thơ Đường dưới góc nhìn của thi pháp học” mặc dù đã có sự nổ lực trong quá trình tìm hiểu hệ thống thi pháp thơ Đường nhằm tìm ra hướng tiếp cận, khai thác tác phẩm phục vụ cho nhu cầu giảng dạy thể loại thơ nói chung và thơ Đường nói riêng đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, luận văn không thể không tránh khỏi những sai sót đang mong được sự đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp. ____________________ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trương Chính, Lương Duy Thứ, Bùi Văn Ba (1971), Lịch sử văn học Trung Quốc , tập (2), Nxb Giáo dục Hà Nội. 2. Nguyễn Hữu Dũng (1988), Một số vấn đề cơ bản về giáo dục trung học phổ thông, Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 – 2000 cho giáo viên. 3. Nguyễn Sĩ Đại (1996), Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ truyệt đời Đường, Nxb Văn học Hà Nội. 4. Trần Thanh Đạm (1995), Dẫn luận văn học so sánh, Tủ sách Đại học Tổng hợp Tp.HCM. 5. Trần Xuân Đề (1976), Thơ Đỗ Phủ, Nxb Giáo dục Hà Nội. 6. Trần Xuân Đề (2002), Lịch sử văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục. 7. Trần Xuân Đề, Hồ Sĩ Hiệp (1997), Tinh hoa văn học Trung Quốc, Đại học Sư phạm Tp.HCM. 8. Phạm Văn Đồng (1973), Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 11. 9. Nguyễn Văn Đường, Hoàng Dân (2003), Thiết kế bài giảng Ngữ văn THCS 7, tập (1), Nxb Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Đường, Hoàng Dân (2006), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, tập (1), Nxb Hà Nội. 11. Lê Giảng (1998), Đến với thơ Lí Bạch, Nxb Thanh niên. 12. Nguyễn Thị Bích Hải (1997), Thi pháp thơ Đường, Nxb Giáo dục. 13. Nguyễn Thị Bích Hải (2006), Thi pháp thơ Đường, Nxb Thuận Hóa – Huế. 14. Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội. 15. Hồ Sĩ Hiệp (1992), Bình luận văn học, Nxb Tổng hợp Khánh Hòa. 16. Hồ Sĩ Hiệp (1995), Thơ Đường ở trường phổ thông, Nxb Văn Nghệ Tp.HCM. 17. Hồ Sĩ Hiệp (2002), Lí Bạch, Tủ sách Văn học trong nhà trường. 18. Hồ Sĩ Hiệp, Trần Xuân Đề (1978), Thơ Đường, Đại học Sư phạm Tp.HCM. 19. Nguyễn Văn Hòa (2002), Tác phẩm văn học trong nhà trường, những vấn đề trao đổi, tập (1), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Nguyễn Trọng Hoàn, Nguyễn Đức Khuông, Lê Hồng Mai (2007), Tư liệu dạy và học môn Ngữ văn 10, Nxb Hà Nội. 21. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, Nxb Giáo dục. 22. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy văn ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 23. Trần Kiều (1997), Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS, Tài liệu tham khảo cho giáo viên, Viện Khoa học Giáo dục. 24. Trần Trọng Kim (1978), thơ Đường, tập (2), Nxb Văn học Hà Nội. 25. Mai Quốc Liên (2002), Những vấn đề của phương pháp giảng dạy thơ trong nhà trường, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, tập (29), số 1. 26. Phan Trọng Luận (1983), Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học, Nxb Giáo dục. 27. Phan Trọng Luận (1998), Xã hội – văn học – nhà trường, Nxb Đại học Quốc gia. 28. Phan Trọng Luận (1999), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, tập (1), Nxb Giáo dục. 29. Phan Trọng Luận (1999), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, tập (2), Nxb Giáo dục. 30. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (1998), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 31. Phan Trọng Luận, Lã Nhâm Thìn, Bùi Minh Toán, Lê A, Lê Nguyên cẩn, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Thị Bích Hải, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thái Hòa, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Lạc, Đặng Ngọc Lệ, Trần Đức Ngôn, Lê Trường Phát, Vũ Dương Quỹ, Trần Nho Thìn (2007), Ngữ văn 10, tập (1), Nxb Giáo dục. 32. Phan Trọng Luận, Lã Nhâm Thìn, Bùi Minh Toán, Lê A, Nguyễn Thái Hòa, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Nam, Vũ Dương Quỹ, Đặng Đức Siêu, Trần Nho Thìn, Lương Duy Thứ, Đoàn Thị Thu Vân (2007), Ngữ văn 10, tập (2), Nxb Giáo dục. 33. Lê Nguyễn Lưu (2007), Đường thi tuyển dịch, quyển (1), Nxb Thuận Hóa. 34. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục. 35. Trần Đồng Minh (2000), Học tốt văn học 10, Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM. 36. Nguyễn Xuân Nam (1992), Làm quen với thơ Đường, Nxb Văn học, Hà Nội. 37. Lê Đức Niệm (1995), Diện mạo thơ Đường, Nxb Văn hóa Thông tin. 38. Lê Đức Niệm (1993), Thơ Đường, Nxb Khoa học Xã hội – Nxb Cà Mau. 39. Phan Ngọc (1990), Đỗ Phủ, nhà thơ dân đen, Nxb Đà Nẵng. 40. Nguyễn Thế Nữu (1999), Thơ Đường bình chú, Nxb Hội Nhà Văn. 41. Nguyễn Khắc Phi (1987), Văn học Trung Quốc, tập 2, Nxb Giáo dục. 42. Nguyễn Khắc Phi (1999), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 10, Nxb Giáo dục. 43. Nguyễn Khắc Phi (2001), Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc qua cái nhìn so sánh, Nxb Giáo dục. 44. Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (1996), Về thi pháp thơ Đường, Nxb Đà Nẵng. 45. Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử, Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Quang Ninh, Đỗ Ngọc Thống (2003), Ngữ văn 6, tập (1), Nxb Giáo dục. 46. Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Quang Ninh, Đỗ Ngọc Thống (2003), Ngữ văn 6, tập (2), Nxb Giáo dục. 47. Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Văn Long, Bùi Mạnh Nhị, Lê Xuân Thại, Đỗ Ngọc Thống (2007), Ngữ văn 7, tập (1), Nxb Giáo dục. 48. Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Văn Long, Bùi Mạnh Nhị, Đỗ Ngọc Thống (2004), Ngữ văn 7, tập (2), Nxb Giáo dục. 49. Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử, Lê A, Diệp Quang Ban, Hồng Dân, Bùi Mạnh Hùng, Lê Quang Hưng, Lê Xuân Thại, Đỗ Ngọc Thống, Trịnh Thị Thu Tiết, Phùng Văn Tửu (2005), Ngữ văn 8, tập (1), Nxb Giáo dục. 50. Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử, Lê A, Diệp Quang Ban, Hồng Dân, Đỗ Kim Hồi, Bùi Mạnh Hùng, Lê Quang Hưng, Lê Xuân Thại, Lã Nhâm Thìn, Đỗ Ngọc Thống, Phùng Văn Tửu (2005), Ngữ văn 8, tập (2), Nxb Giáo dục. 51. Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử, Diệp Quang Ban, Hồng Dân, Bùi Mạnh Hùng, Lê Quang Hưng, Lã Nhâm Thìn, Đỗ Ngọc Thống, Trịnh Thị Thu Tiết, Phùng Văn Tửu (2006), Ngữ văn 9, tập (1), Nxb Giáo dục. 52. Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử, Lê A, Diệp Quang Ban, Lê Quang Hưng, Lê Xuân Thại, Đỗ Ngọc Thống, Phùng Văn Tửu (2006), Ngữ văn 9, tập (2), Nxb Giáo dục. 53. Ngô Văn Phú (2001), Thơ Đường ở Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn. 54. Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo (2002), Tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông, những con đường khám phá, tập (1), Nxb Giáo dục. 55. Vũ Tiến Quỳnh (1990), Lí Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị, Nxb Khánh Hòa. 56. Vũ Tiến Quỳnh (1995), Phê bình, bình luận văn học, Nxb Văn nghệ Tp.HCM. 57. Trần Trọng San (1990), Kim Thánh Thán phê bình thơ Đường, Trường Đại học Tổng Hợp Tp.HCM. 58. Trần Trọng San (1990), Thơ Đường, Trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM. 59. Nguyễn Quốc Siêu (1998), Thơ Đường bình giảng, Nxb Giáo dục. 60. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, Tài liệu giảng dạy cao học, Đại học Sư phạm Tp.HCM. 61. Trần Đình Sử (1998), Môn văn, thực trạng và giải pháp, Báo Văn nghệ, số 7, tr.5 – 7. 62. Trần Đình Sử, Hồng Dân, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Chu Xuân Diên, Nguyễn Bích Hà, Đỗ Việt Hùng, Phạm Luận, Nguyễn Đăng Na, Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Hoàng Tuyên, Lưu Đức Trung (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập (1), Nxb Giáo dục. 63. Hoàng Trung Thông, Trương Chính (1962), Thơ Đỗ Phủ, Nxb Văn Học Hà Nội 64. Trương Đình Tín (2003), Đường thi tuyển dịch, Nxb Thuận Hóa. 65. Duy Tính (năm 2007), Những sáng tác chết người, Báo Pháp Luật Tp. HCM, Số 114. 66. Lê Ngọc Trà (2002), Văn chương và vấn đề dạy văn trong trường phổ thông, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Tp.HCM, tập (29), số 1. 67. Lê Ngọc Trà (2005), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ. 68. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nxb Chính trị Quốc gia, tr.41. 69. Kiều Văn (2004), Thơ Đường, Nxb Thanh Niên. 70. Trịnh Xuân Vũ (2002), Phương pháp dạy học văn ở bậc phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Hình ảnh một số nhà thơ nổi tiếng thời Đường Tượng Hạ Tri Chương Chân dung Đỗ Phủ Chân dung Thôi Hiệu Chân dung Lí Bạch Chân dung Vương Duy Phụ lục 2. Một số địa danh liên quan đến các nhà thơ thời Đường Nhà của Lí Bạch ở Miên Châu Nhà của Lí Bạch ở Thành Đô Mộ của Lí Bạch ở Thanh Sơn Cố hương của Lí Bạch ở thị trấn Giang Dầu Thảo đường Đỗ Phủ tại Thành Đô Viện bảo tàng thảo đường Đỗ Phủ Đằng Vương các Hoàng Hạc lâu Nhạc Dương lâu Cảnh đẹp Dương Châu Bức tranh thơ “Nhuận oán” của Vương Xương Linh Bức tranh Vọng nguyệt của Vương Duy Phụ lục 3. Nguyên văn chữ Hán các bài thơ Đường trong chương trình phổ thông ĐIỂU MINH GIẢN 鸟鸣涧 (Vương Duy 王 维) 人闲桂花落 夜静春山空 月出惊山鸟 时鸣在涧中 ____________________ HOÀNG HẠC LÂU 黄 鹤 楼 (Thôi Hiệu 崔 灏) 昔 人 已 乘 黄 鹤 去 此 地 空 悠 黄 鹤 楼 黄 鹤 一 去 不 复 返 白 云 千 载 空 悠 悠 晴 川 历 历 汉 阳 树 芳 草 妾 妾 鹦 鹉 州 日 暮 乡 关 何 处 是 烟 波 江 上 使 人 愁 HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG 黄 鹤 楼 送 孟 浩 然 之 广陵 (Lí Bạch 李白) 故人西 辞黄鹤楼 烟花三 月下杨州 孤帆远影碧空尽 惟见长江天际流 HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ 回 乡偶 书 (Hạ Tri Chương 夏 知章) 少小离家老大回 乡音无改纂毛推 儿童相见不相识 笑问客从何处来 KHUÊ OÁN 闺 怨 (Vương Xương Linh 王唱龄) 闺中少妇不知愁 春日凝妆上翠楼 忽见陌头杨柳色 悔教夫婿觅封候 ____________________ MAO ỐC VI THU PHONG SỞ PHÁ CA 茅屋为秋风所破歌 (Đỗ Phủ 杜甫) 八月秋高风怒号 卷我屋上三重茅 茅飞度江酒江郊 高者挂挂长林消 下者飘转沉塘幼 南村群童欺我老无力 忍能对面为盗贼 公然抱茅入竹去 唇焦口燥呼不得 归来依仗自叹息 俄顷风定云墨色 秋天漠漠向昏黑 布衾多年冷似铁 骄儿恶卧踏里裂 床床屋漏无干处 雨脚如麻未断约 自经丧乱少睡眠 长夜沾湿何由沏 安得广度千万间 大屁天下寒士俱欢颜 风雨不动安如山 呜呼!何时眼前突兀见此屋 吾庐独破受冻死亦足。 PHONG KIỀU DẠ BẠC 枫 桥 夜 泊 (Trương Kế 张 继) 月 落 乌 啼 霜 满 天 江 枫 鱼 火 对 愁 眠 姑 苏 城 外 寒 山 寺 夜半 钟声 到 客 船 ____________________ THU HỨNG 秋兴 (Đỗ Phủ 杜 甫) 玉 露 凋 伤 枫 树 林 巫 山 巫 夹 气 萧 森 江 间 波 浪 兼 天 涌 塞 上 风 云 接 地 荫 丛 菊 两 开 他 日 泪 孤 舟 一 系 姑 园 心 寒 依 处 处 崔 刀 尺 白 帝 城 高 急 幕 砧 TĨNH DẠ TƯ 静 夜 思 (Lí Bạch 李白) 床 前 明 月 光 疑 是 地 上 爽 举 头 望 明 月 低 头 思 故 乡 ____________________ VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ 望 垆山 瀑布 (Lí Bạch 李白) 日照香炉生紫烟 遥看瀑布挂前川 飞流直下三千尺 疑是银河落九 天 Phụ lục 4: Tổng hợp các kết quả điều tra Tổng hợp kết quả điều tra giáo viên cấp trung học cơ sở Nội dung câu hỏi Nội dung trả lời Số lượng Tỉ lệ Theo anh (chị), việc phân phối thơ Đường trong chương trình đã hợp lý chưa? Hợp lý Chưa hợp lý 32/77 45/77 41,6% 58,4% Thơ Đường có nằm trong chương trình thi học kỳ, thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐHCĐ không? Có thi HKI Không thi Phiếu trống 31/77 33/77 13/77 40,2% 42,9% 16,9% Khi giảng dạy tác phẩm thơ Đường, anh (chị) có tư tưởng xem nhẹ hơn so với giảng dạy thi pháp văn học trong nước không? Có Không 6/77 71/77 7,8% 92,2% Nêu tên và tác giả của các bài thơ Đường mà anh (chị) giảng dạy theo chương trình. Hiểu sai Không 13/77 64/77 16,9% 83,1% Theo anh (chị), có bài thơ Đường nào không phù hợp với chương trình học của học sinh không? Phù hợp Không phù hợp Không có ý kiến 40/77 30/77 7/77 51,9% 39% 9,1% Theo anh (chị), thơ Đường có nên đưa vào giảng dạy ở trường THCS không? Nên Không nên 66/77 11/77 85,7% 14,3% Thông thường, anh (chị) dạy thơ Đường theo: Bản phiên âm Bản dịch thơ Phiên âm và dịch thơ 19/77 28/77 30/77 24,7% 36,4% 38,9% Trong giảng dạy thơ Đường, anh (chị) thường đặt trọng tâm khai thác: Nội dung Nghệ thuật Nội dung và nghệ thuật 29/77 20/77 28/77 37,7% 25,9% 36,4% Qua quan sát, anh (chị) cho biết tâm lý của học sinh khi tiếp cận Thích thú Bình thường 24/77 49/77 31,2% 63,6% thơ Đường. Không thích 4/77 5,2% Để chuẩn bị cho một tiết dạy thơ Đường, thông thường anh (chị) quan tâm theo thứ tự ưu tiên nào trong các nội dung sau đây? Nội dung chung Điển tích Nghệ thuật Lời bình Hình ảnh minh họa 301/998 điểm 226/998 điểm 224/998 điểm 130/998 điểm 117/998 điểm 30,2% 22,7% 22,4% 13,0% 11,7% Theo anh (chị), việc học thơ Đường có giúp ích gì cho học sinh trong việc cảm thụ văn học trong nước không? Có ích Không có ý kiến 70/77 7/77 90,9% 9,1% Theo anh (chị), thơ Đường có ảnh hưởng đến văn học Việt Nam không? Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng Không có ý kiến 74/77 0/77 3/77 96,1% 0% 3,7% Việc giảng dạy thơ Đường trước 1975 và hiện nay có gì khác? Giống nhau Khác nhau 21/77 56/77 27,3% 72,7% Những bài thơ Đường nào trong chương trình giảng dạy mà anh (chị) thích? Tĩnh dạ tứ (Lí Bạch) Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương) Vọng lư sơn bộc bố (Lí Bạch) Mao ốc vị thu phong (Đỗ Phủ) 32/83 23/83 18/83 10/83 38,6% 27,7% 21,6% 12,1% Những bài thơ Đường nào ngoài chương trình giảng dạy mà anh (chị) thích? Thạch hào lại (Đỗ Phủ) Hoàng hạc lâu (Thôi Hiệu) Tuyệt cú (Đỗ Phủ) Hành lộ nan (Lí Bạch) Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng (Lí Bạch), Phong kiều dạ bạc (Lí Bạch), Tương tiến tửu (Lí Bạch), Đăng u châu đài ca (Triều Tử Ngang). 14/37 11/37 5/37 3/37 4/37 37,8% 29,7% 13,5% 8,1% 10,8% - Tổng số phiếu: 77 phiếu. - Số đơn vị khảo sát: 12 trường (quận 6: 10 trường, quận 3: 2 trường) và 1 Phòng Giáo dục. Trong đó: + Quận 3: Trường THCS Hai Bà Trưng (2 phiếu), Lê Quí Đôn (1 phiếu) + Quận 6: Trường THCS Phú Định (10 phiếu), Nguyễn Văn Luông (5 phiếu), Đoàn Kết (13 phiếu), Phan Bội Châu (1 phiếu), Nguyễn Đình Chiểu (1 phiếu), BT (8 phiếu), Hậu Giang (6 phiếu), Lam Sơn (13 phiếu), Phạm Đình Hổ (9 phiếu), Văn Thân (7 phiếu); Phòng Giáo dục quận 6 (1). _____________________ Tổng hợp kết quả điều tra giáo viên cấp trung học phổ thông Nội dung câu hỏi Nội dung trả lời Số lượng Tỉ lệ Theo anh (chị), việc phân phối thơ Đường trong chương trình đã hợp lý chưa? Hợp lý Chưa hợp lý 18/38 20/38 47,4% 52,9% Thơ Đường có nằm trong chương trình thi học kỳ, thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐHCĐ không? Có thi HKI Không thi 11/38 27/38 29% 71% Khi giảng dạy tác phẩm thơ Đường, anh (chị) có tư tưởng xem nhẹ hơn so với giảng dạy thi pháp văn học trong nước không? Có Không 20/38 18/38 52,6% 26,4% Nêu tên và tác giả của các bài thơ Đường mà anh (chị) giảng dạy theo chương trình. Nêu sai Nêu đúng 0/38 38/38 0% 100% Theo anh (chị), có bài thơ Đường nào không phù hợp với chương trình học của học sinh không? Phù hợp Không phù hợp 15/38 23/38 39,5% 60,5% Theo anh (chị), thơ Đường có nên đưa vào giảng dạy ở trường Nên Không nên 33/38 5/38 86,8% 13,2% THPT không? Thông thường, anh (chị) dạy thơ Đường theo: Bản phiên âm Bản dịch thơ Phiên âm và dịch thơ 15/38 7/38 16/38 39,5% 18,4% 42,1% Trong giảng dạy thơ Đường, anh (chị) thường đặt trọng tâm khai thác: Nội dung Nghệ thuật Nội dung và nghệ thuật 14/38 10/38 14/38 36,8% 26,3% 36,8% Qua quan sát, anh (chị) cho biết tâm lý của học sinh khi tiếp cận thơ Đường. Thích thú Bình thường Không thích 3/38 24/38 11/38 7,9% 63,2% 28,9% Để chuẩn bị cho một tiết dạy thơ Đường, thông thường anh (chị) quan tâm theo thứ tự ưu tiên nào trong các nội dung sau đây? Nội dung chung Nghệ thuật Điển tích Lời bình Hình ảnh minh họa 137/453 điểm 121/453 điểm 95/453 điểm 57/453 điểm 43/453 điểm 30,2% 26,7% 21% 12,6% 9,5% Theo anh (chị), việc học thơ Đường có giúp ích gì cho học sinh trong việc cảm thụ văn học trong nước không? Có ích Không có ích Không có ý kiến 33/38 2/38 3/38 86,8% 5,3% 7,9% Theo anh (chị), thơ Đường có ảnh hưởng đến văn học Việt Nam không? Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng Không có ý kiến 35/38 1/38 2/38 92,1% 2,6% 5,3% Việc giảng dạy thơ Đường trước 1975 và hiện nay có gì khác? Giống nhau Khác nhau Không có ý kiến 25/38 6/38 7/38 65,8% 15,8% 18,4% Những bài thơ Đường nào trong chương trình giảng dạy mà anh (chị) thích? Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi QL (LB) Hoàng hạc lâu (Thôi Hiệu) Thu hứng (Đỗ Phủ) Tì bà hành (Bạch Cư Dị) 30/60 15/60 7/60 5/60 50% 25% 11,67% 8,33% Xuân Vọng (Đỗ Phủ), Khuê oán (Vương Xương Linh), Điều minh giản (Vương Duy) 3/60 5% Những bài thơ Đường nào ngoài chương trình giảng dạy mà anh (chị) thích: Đăng cao (Đỗ Phủ) Xuân oán (Kim Xuân Tự) Tĩnh dạ tư (Lí Bạch) Vọng lư sơn bộc bố (Lí Bạch), Tương tiến tửu (Lí Bạch), Hạc hành ca (Bạch Cư Dị), Tiết phụ ngâm (Trương Tịch), Đăng u châu đài ca (Triều Tử Ngang), Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương), Đề tích số kiến xứ (Thôi Hộ), Lương châu (Tư Vương Hàn). 14/33 5/33 3/33 11/33 42,42% 15,15% 9,09% 33,33% - Số phiếu: 38 phiếu. - Số đơn vị khảo sát: 5 trường gồm: quận 3 (2 trường), quận 1 (1 trường), quận 10 (1 trường) và quận 4 (1 trường). Trong đó: + Quận 3: Trường THPT Lê Quí Đôn (5 phiếu), Nguyễn Thị Minh Khai (14 phiếu) + Quận 1: Trường THPT Lê Thánh Tôn (8 phiếu). + Quận 10: Trường THPT Hùng Vương (6 phiếu). + Quận 4: Trường THPT Nguyễn Trãi (5 phiếu). _____________________ Tổng hợp kết quả điều tra học sinh cấp trung học cơ sở Nội dung câu hỏi Nội dung trả lời Số lượng Tỉ lệ Em có thích học thơ Đường không? Có Không 212/246 34/246 86,2% 13,8% Nêu tên và tác giả của các bài thơ Đường trong chương trình học mà em thích Hiểu sai Đúng 51/246 195/246 20,7% 79,3% Khi đọc một bài thơ Đường, em có hiểu nội dung và nghệ thuật qua văn bản không? Có Không Không đầy đủ 152/246 12/246 82/246 61,8% 4,9% 33,3% Phiên âm 127/246 51,6% Em thích học thơ Đường qua bản: Dịch thơ Dịch nghĩa 99/246 20/246 40,2% 8,1% So sánh thơ Đường và thơ Việt Nam, em thấy thơ Đường: Dễ hơn. Khó hơn. Như nhau. 33/246 122/246 91/246 13,4% 49,6% 37% Em hãy nêu việc chuẩn bị bài ở nhà của một bài thơ Đường Có chuẩn bị Không chuẩn bị 223/246 23/246 90,7% 9,3% Em có thuộc bài thơ Đường nào không? Thuộc thơ Không thuộc 186/246 60/246 75,6% 24,4% Tên và tác giả các bài thơ Đường mà em thuộc lòng: Vọng lư sơn bộc bố (Lí Bạch) Tỉnh dạ tư (Lí Bạch) Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương) Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Đỗ Phủ) 182/630 175/630 158/630 115/630 28,9% 27,8% 25,1% 18,2% Tổng số phiếu điều tra: 246 phiếu Trong đó: Quận 3: Trường THCS Hai Bà Trưng (101 phiếu) Quận 6: Trường THCSBC Lam Sơn (145 phiếu) _____________________ Tổng hợp kết quả điều tra học sinh cấp trung học phổ thông Nội dung câu hỏi Nội dung trả lời Số lượng Tỉ lệ Em có thích học thơ Đường không? Có Không 113/196 83/196 57,7% 42,3% Nêu tên và tác giả của các bài thơ Đường trong chương trình học mà em thích Hiểu sai Đúng 5/165 160/165 3% 97% Khi đọc một bài thơ Đường, em có hiểu nội dung và nghệ thuật qua văn bản không? Có Không Không đầy đủ 26/196 21/196 149/196 13,3% 10,7% 76% Em thích học thơ Đường qua bản: Phiên âm Dịch thơ Dịch nghĩa 84/196 91/196 21/196 42,9% 46,4% 10,7% So sánh thơ Đường và thơ Việt Nam, em thấy thơ Đường: Dễ hơn. Khó hơn. Như nhau. 8/196 160/196 28/196 4,1% 81,6% 14,3% Em hãy nêu việc chuẩn bị bài ở nhà của một bài thơ Đường Có chuẩn bị Không chuẩn bị 179/196 17/196 91,3% 8,7% Em có thuộc bài thơ Đường nào không? Thuộc thơ Không thuộc 175/196 21/196 89,3% 10,7% Tên và tác giả các bài thơ Đường mà em thuộc lòng: Hoàng hạc lâu (Thôi Hiệu) Thu hứng (Đỗ Phủ) Hoàng hạc lâu tống tiển Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng Tĩnh dạ tư (Lí Bạch) Khuê oán (Vương Xương Linh) Vọng lư sơn bộc bố (Lí Bạch) Xuân hiểu (Mạnh Hạo Nhiên) Thạch hào lại (Đỗ Phủ), Đăng cao (Đỗ Phủ), Tảo phát bạch đế hành (Lí Bạch), Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Đỗ Phủ), Hành lộ nan (Đỗ Phủ), Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương), Tuyệt cú (Đỗ Phủ), Thái liên khúc (Lí Bạch) 130/381 84/381 69/381 26/381 26/381 19/381 8/381 19/381 34,1% 22% 18,1% 6,8% 6,8% 5% 2,1% 5% Tổng số phiếu điều tra : 196 phiếu Trong đó: Quận 5: Trường THPT Hùng Vương (101 phiếu) Quận 3: Trường THPT Lê Quí Đôn (95 phiếu) _____________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH002.pdf
Tài liệu liên quan