MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội năng động, con người được tiếp cận với tiến
bộ của khoa học kỹ thuật. Khoa học công nghệ cũng vì nhu cầu vô hạn của con người mà ngày càng
phát triển nhanh chóng. Cuộc sống con người nhờ đó mà trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn, tiện
nghi hơn . Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ ấy, chúng ta phải đối diện với những vấn đề lớn có tầm
ảnh hưởng vô hạn đến cuộc sống con người: vấn đề tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, vấn đề rác thải
công nghiệp, vấn đề khí hậu toàn cầu Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ, việc đưa giáo dục
môi trường vào học đường là việc làm tối cần thiết. Phải dạy cho những lớp người trẻ trung, năng
động, là lực lượng đông đảo trong xã hội Việt Nam kiến thức về môi trường, từ đó hình thành ý
thức bảo vệ môi trường cho mọi người trong xã hội nói chung.
- Chúng ta đang sống trong một đất nước có nền kinh tế đang phát triển và ngày càng phát
triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, giáo dục cũng từng bước thay đổi để ngày càng hiện đại hơn, phù
hợp hơn và đáp ứng được nhu cầu của xã hội đề ra về vấn đề đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân
lực. Sự thích nghi của nền giáo dục Việt Nam thể hiện ở việc từng bước thay đổi nội dung chương
trình, phương thức đào tạo, dựa trên cơ sở là sự thay đổi mục tiêu và yêu cầu của nền giáo dục. Với
chương trình phổ thông nói chung và chương trình giáo khoa bậc trung học nói riêng, yêu cầu đặt
ra là phải gắn liền việc học tập trên ghế nhà trường với thực tiễn. Chỉ dạy những điều cần thiết
nhất để học sinh dễ dàng tiếp cận xã hội, và dạy những gì bức thiết nhất trong xã hội mà học sinh sẽ
sống, sẽ hòa nhập, hoạt động và phát triển. Vấn đề môi trường và những ảnh hưởng của môi trường
đến cuộc sống loài người hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của nhân loại. Đây là vấn đề đa dạng,
ngày càng trầm trọng và rất khó giải quyết, một phần cũng do ý thức của con người chưa cao và
hiểu biết của đa số người dân về vấn đề này còn hạn hẹp. Vì thế,việc đưa giáo dục môi trường vào
trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông là cần thiết và đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra cho
giáo dục ngày nay.
- Trong chương trình giáo khoa trung học phổ thông, có tất cả 11 môn, không kể môn năng
khiếu và môn tự chọn. Theo nghiên cứu tài liệu và rút ra nhận xét của bản thân thì tôi nhận thấy
môn Hóa là môn có rất nhiều cơ hội để lồng ghép nội dung giáo dục môi trường. Vì thế, sẽ rất
thuận lợi cho việc giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông khi kết hợp với môn hóa học.
Từ tất cả những lý do tôi đã phân tích như trên, tôi quyết định chọn đề tài GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 10, 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa nội dung giáo dục môi trường vào bải giảng hóa
học lớp 10, 11 Trung học phổ thông. Bằng cách này, bài giảng hóa học sẽ dễ dàng đạt được yêu cầu
là có liên hệ thực tiễn, vừa giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Bên cạnh đó, bài
giảng có kết hợp kiến thức giáo dục môi trường sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp tiết học
bớt căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục môi trường.
- Nghiên cứu kiến thức cơ bản về môi trường và ô nhiễm môi trường
- Điều tra thực trạng về việc giáo dục môi trường trong dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông.
- Nghiên cứu phương pháp và cách thức lồng nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học.
- Thiết kế giáo án hóa học lớp 10, 11 – chương trình nâng cao có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường.
- Thực nghiệm kiểm chứng việc giáo dục môi trường khi dạy học chương trình hóa học lớp 10, 11 – Nâng cao.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất và giải pháp.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10, 11ở trường trung học phổ thông.
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn Hóa ở trường trung học phổ thông.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, phân tích, khái quát và tổng hợp kiến thức.
Chọn lọc kiến thức về giáo dục môi trường có liên quan mật thiết đến hóa học làm cơ sở cho việc
thực hiện đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Trò chuyện, phỏng vấn
+ Phương pháp chuyên gia
+ Điều tra bằng phiếu câu hỏi
+ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Phương pháp xử lý thông tin
+ Tổng hợp – khái quát hóa + Xử lý số liệu điều tra
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: chương trình hóa học lớp 10, 11 – Nâng cao
- Đối tượng thực nghiệm: học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh
7. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Cung cấp những giáo án được thiết kế dựa trên cơ sở kết quả thăm dò ý kiến giáo viên.
- Cung cấp những thông tin gần nhất về hóa học môi trường để dạy môn hóa đồng thời giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của việc đưa giáo án lồng ghép giáo dục
môi trường vào thực tiễn giảng dạy hóa học lớp 10, 11 ở trường phổ thông.
127 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3015 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10, 11 ở trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p kiến thức môi
trường vào bài giảng cho kết quả đồng đều hơn việc để học sinh tự tìm hiểu qua các hình thức khác.
3.6.2. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm
Qua các thông số, chúng ta dễ dàng nhận thấy học sinh lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức
xung quanh việc giáo dục môi trường, điểm số luôn cao hơn lớp đối chứng và điểm trung bình luôn
đạt ở mức khá, giỏi. Điều này thể hiện các em đã hứng thú với môn học, có ý thức hơn với việc bảo
vệ môi trường, có niềm đam mê học hỏi và tự tìm hiểu thêm về kiến thức hóa học môi trường nói
riêng và kiến thức hóa học nói chung.
Song song đó, lớp đối chứng gặp nhiều khó khăn ở kiến thức hóa học môi trường thể hiện các
em ít được tiếp xúc hoặc tiếp xúc không hiệu quả những thông tin về hóa học môi trường qua các
kênh truyền thông tin khác.
Vậy, việc lồng ghép kiến thức giáo dục môi trường vào bải giảng hóa học ở trường phổ thông
là rất hiệu quả và là việc làm cần thiết.
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Tuy gặp không ít khó khăn trong thực nghiệm các giáo án lồng ghép nội dung giáo dục môi
trường, nhưng đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, đề tài đã thực hiện được các nhiệm vụ
sau:
1.1. Nghiên cứu các nội dung làm cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Tìm hiểu về môi trường và giáo dục môi trường, nghiên cứu kiến thức cơ sở về môi
trường và hóa học môi trường.
1.1.2. Tìm hiểu mô hình dạy học hóa học môi trường ở trường phổ thông, các hình thức triển
khai giáo dục môi trường và các phương pháp giáo dục môi trường ở trường phổ thông.
1.1.3. Điều tra thực trạng giáo dục môi trường thông qua môn hóa học ở trường phổ thông
để làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung lồng ghép giáo dục môi trường vào môn hóa học lớp 10,
11 ở trường THPT.
1.2. Tìm hiểu giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học ở trường trung học
phổ thông
2.1.1. Phương thức cụ thể đưa nội dung giáo dục môi trường vào môn hóa học ở trường
THPT.
Nghiên cứu được các cách thức và phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục môi trường để
áp dụng soạn giáo án cụ thể.
2.1.2. Các vấn đề môi trường cần đưa vào giảng dạy cho học sinh trung học phổ thông
Từ tư liệu nghiên cứu cũng như kết quả điều tra thực trạng, tác giả rút ra được những vấn đề
về môi trường cần lồng ghép, đó là các vấn đề mới, cấp bách và nghiêm trọng, đang được quan tâm
đặc biệt trên toàn thế giới.
2.1.3. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào một số bài giảng hóa học
Thông qua kết quả điều tra thực trạng, tác giả đã rút ra được những nội dung cần lồng ghép và
những phần cụ thể trong bài giảng hóa học có khả năng lồng ghép cao để tiến hành soạn thảo giáo
án cụ thể.
2.1.4. Một số giáo án lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào môn hóa học ở trường
phổ thông
- Lựa chọn được những bài học có khả năng lồng ghép và có tính khả thi cao nhất trong việc
thực hiện đưa vào giảng dạy trong thực tế.
- Xây dựng được một số giáo án lồng ghép sẵn nội dung giáo dục môi trường và đưa vào thực
nghiệm.
- Sưu tầm được nhiều tư liệu, hình ảnh lồng ghép trong các giáo án hóa học ở trường trung học
phổ thông.
1.3. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài
Tác giả đã tiến hành đưa những giáo án đã thiết kế vào sử dụng cho các lớp thực nghiệm và
chỉ phát tư liệu tự tham khảo cho lớp đối chứng. Sau khi giảng dạy bằng giáo án có lồng ghép nội
dung giáo dục môi trường, tiến hành kiểm tra với cùng một đề cho cả hai nhóm lớp. Kết quả thực
nghiệm đã cho thấy giáo án đạt được những yêu cầu sau:
- Về nội dung: bảo đảm tính chính xác, khoa học, nội dung phong phú và bám sát nội dung
sách giáo khoa.
- Về tính khả thi: giáo án thiết kế có chú ý thời lượng nên dễ áp dụng trong giảng dạy thực tế.
- Về tính hiệu quả: Học sinh ở các lớp thực nghiệm được học với giáo án có lồng ghép nội
dung giáo dục môi trường đều thể hiện sự hăng say, hứng thú trong giờ học, và sau đó là yêu thích
môn hóa hơn. Học sinh mong đợi được học với những tiết có liên hệ thực tế, đặc biệt là được hiểu
thêm về những vấn đề “nóng” của môi trường có liên quan đến môn hóa học. Qua điểm số thực
nghiệm, có thể thấy việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường có hiệu quả trong việc cung cấp
thông tin, cũng như hiệu quả trong giảng dạy hóa học nói chung vì việc lồng ghép cũng có tác động
đáng kể đến trí nhớ của các em so với việc giảng dạy bằng nội dung hóa học đơn thuần.
2. Kiến nghị và đề xuất
2.1. Với Bộ Giáo dục & Đào tạo
- Tổ chức đều đặn hơn các buổi tập huấn về giáo dục môi trường cho giáo viên THPT.
- Đầu tư cung cấp tư liệu giảng dạy về giáo dục môi trường cho giáo viên THPT.
2.2. Với các trường THPT
- Xây dựng hệ thống thư viện thật tốt và cung cấp nguồn tư liệu thật phong phú cho giáo viên.
- Trang bị thiết bị giảng dạy hiện đại.
- Có phương án để khuyến khích giáo viên mạnh dạn đầu tư cho bài giảng, trong đó có việc
lồng ghép nội dung giáo dục môi trường.
3. Hướng phát triển của đề tài
- Tiếp tục cập nhận thêm tài liệu để có tư liệu môi trường phong phú phục vụ cho việc lồng
ghép vào các bài giảng hóa học.
- Xây dựng hoàn chỉnh bộ giáo án lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho lớp 10, 11, 12.
- Tiến hành thực nghiệm rộng rãi hơn cho học sinh ngoài phạm vi thành phố Hồ Chí Minh để
giáo án lồng ghép nội dung giáo dục môi trường có tính khả thi hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Quý An (chủ biên), Việt Nam môi trường và cuộc sống, NXB Chính trị quốc gia.
2. Lê Huy Bá - chủ biên (2001), Môi trường khí hậu thay đổi, mối hiểm họa của toàn cầu, NXB
Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh .
3. Lê Huy Bá (2008), Độc chất môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
4. Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận dạy học hóa học, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.
5. Trịnh Văn Biều(2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP Tp Hồ
Chí Minh.
6. Trịnh Văn Biều (2002), Phương pháp dạy học hiệu quả, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.
7. Trịnh Văn Biều, ThS Nguyễn Văn Bỉnh (2006), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa
học ở trường THPT, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.
8. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.
9. Đặng Kim Chi (2001), Hóa học môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật.
10. Nguyễn Lân Dũng (2001), Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao – Bảo vệ môi trường, NXB Khoa
học và Kỹ thuật.
11. Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí, NXB Khoa học và kỹ thuật.
12. Vũ Đăng Độ (1999), Hóa học và sự ô nhiễm môi trường, NXB Giáo dục.
13. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2004), Giáo dục môi trường thông qua một số bài giảng hóa học cụ
thể ở trường phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp.HCM.
14. Nguyễn Kim Hồng - chủ biên (2001), Giáo dục môi trường, NXB Giáo dục.
15. Nguyễn Văn Khang (1999), Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường, NXB Giáo
dục.
16. PGS.TS.Nguyễn Đức Khiển (2001), Môi trường và phát triển, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
17. Lê Đăng Khoa (chủ biên), Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thế Truyền, Nông nghiệp và môi
trường, NXB Giáo dục.
18. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, NXB Giáo dục.
19. Trần Ngọc Mai (2006), Truyện kể 109 nguyên tố hoá học, NXB Giáo dục.
20. Nguyễn Đình Mạnh (2005), Đánh giá tác động của môi trường, Hà Nội.
21. Võ Văn Minh (2007), Môi trường và con người, Đà Nẵng.
22. Hà Thị Phương (2003), Giáo dục môi trường thông qua chương trình hóa học lớp 11, Khóa
luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp.HCM.
23. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học, NXB Giáo dục.
24. Nguyễn Trần Đông Quỳ (2007), Website giáo dục môi trường qua chương trình hóa học lớp
10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp.HCM.
25. Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lý (2000), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học trong sinh viên, NXB KHKT Hà Nội.
26. Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch (1999), Giáo trình cơ sở Hóa học môi trường, NXB
Khoa học và Kỹ thuật.
27. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy
– tự học, NXB Giáo dục.
28. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và
dạy cách học, NXB ĐHSP Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Trang (2007), Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua bộ môn Hóa lớp
12 – Ban khoa học tự nhiên, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp.HCM.
30. Lê Thị Mỹ Trang (2003), Tìm hiểu môi trường và giáo dục môi trường qua môn hóa học ở
lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp.HCM.
31. Cao Duy Chí Trung (2005), Websites hóa học và môi trường, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP
Tp.HCM.
32. PGS.TS Nguyễn Hoàng Trí (2006), Bài giảng Giáo dục môi trường, Bô giáo dục và đào tạo.
33. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đỉnh (Chủ biên), Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền
(2007), Sách giáo khoa hóa học 11 – chương trình nâng cao, NXB Giáo dục.
34. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Quang
Thái (2007), Sách giáo khoa hóa học 10 – chương trình nâng cao, NXB Giáo dục.
35. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn
Việt Nga (2006), Sách giáo viên hoá học 10 nâng cao, NXB Giáo dục.
36. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống, NXB Giáo dục.
37. Hoàng Dương Tùng (2004), Hiện trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam, Hà Nội.
38. Nguyễn Phước Tương (1999), Tiếng kêu cứu của trái đất, NXB Giáo dục.
39. Hà Tú Vân (2003), Giáo dục môi trường thông qua một số bài trong chương trình hóa học
lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp.HCM.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.
48.
49.
50.
51.
52.
53.
54. www.thuvienkhoahoc.com
55.
PHỤ LỤC
1. Phiếu điều tra thực trạng dành cho học sinh
2. Phiếu điều tra thực trạng dành cho giáo viên
3. Đề kiểm tra 1 tiết chương halogen
4. Đề kiểm tra 1 tiết chương oxi – lưu huỳnh
5. Đề kiểm tra 1 tiết chương nitơ – photpho
6. Đề kiểm tra 1 tiết phần hóa hữu cơ lớp 11
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Phòng KHCN – SĐH
Khoa hóa học
------ ------
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
Thân gửi các em học sinh!
Nhằm thu thập thông tin về quá trình dạy học môn Hóa học ở các trường THPT hiện nay và tạo cơ sở cho luận văn
thạc sỹ cũng như có cái nhìn khách quan về đề tài “GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN
HÓA HỌC LỚP 10, 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” mong các em trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Họ và tên: …………………………………......................................................................
- Lớp …………………………… Trường : ………………………Quận: .……………….
PHẦN I. THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRƯỚC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Đánh dấu chéo (X) vào ô tương ứng mà các em cho là phù hợp sau đây:
1. Theo các em vấn đề nào sau đây đang được thế giới quan tâm giải quyết cấp bách?
Già hóa dân số
Bệnh ung thư
Bảo vệ tài nguyên và môi trường
Xóa mù chữ
2. Các em đánh giá hiểu biết của học sinh về môi trường hiện nay như thế nào?
Rất nhiều hiểu biết
Nhiều hiểu biết
Ít hiểu biết
Không hiểu biết gì
3. Theo các em, những hành động nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
(chọn 1 trong các ô KHÔNG BIẾT nếu em chưa từng nghe nói về hành động được nêu, ĐỒNG Ý, PHẢN ĐỐI,
hoặc PHÂN VÂN và giải thích ngắn gọi nếu có)
Các hành động đã diễn ra Em
không
biết
Đồng ý Phân
vân
Phản đối Giải thích
ngắn (nếu có)
1
“Ngày chủ nhật xanh” do Trung ương đoàn
thanh niên phát động
2 Xuyên Việt vì môi trường 2009 – Hành
trình theo dãy Trường Sơn
3 Co.opMart – Vì môi trường xanh (tặng
khách hàng 300.000 túi sử dụng nhiều lần)
4 Việc tự nguyện trồng rừng của thầy giáo Lê
Duy Nguyên (Nghệ An)
5 Chuyền tay “khối cầu tập thể” chứa các câu
chuyện, hành động, giọng nói thôi thúc hành
động chống biến đổi khí hậu
6 Giờ trái đất
MẪU 2
7 Ngày không túi nilon (9/9/2009) tại Hội An
4. Phỏng vấn ngắn: Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường sống quanh em
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………............................
PHẦN II. KIẾN THỨC HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
Dùng bút chì tô đen vào câu trả lời em chọn
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Câu 1: Thời gian phân hủy của túi nilon là:
A. 10 năm.
B. 100 năm.
C. 500 năm trở lên.
D. phân hủy sau vài ngày.
Câu 2: hiệu ứng nhà kính là
A. hiện tượng trái đất nóng dần lên do sự tích tụ các khí CO2, SO2…….
B. hiện tượng tăng cường độ tia cực tím ở trái đất.
C. hiện tượng tạo sương mù dày đặc trên bề mặt trái đất
D. hiện tượng ô nhiễm nguồn nước trên trái đất
Câu 3: Tầng ozon bị thủng chủ yếu do chất nào sau đây?
A. CFC
B. H2S
C. CH4
D. CO2
Câu 4: Axeton trong nước rửa móng tay và thuốc sơn móng tay gây tác hại nào cho da
A. Không có hại cho da.
B. Gây loét, nổi mẩn ngứa vùng da quanh móng tay
D
C
B
A
D
C
B
A
D
C
B
A
D
C
B
A
D
C
B
A
DDDDDD D D D D
CCCCCC C C C C
BBBBBB B B B B
AAAAAA A A A A
C. Gây bỏng da.
D. Tạo các khối u lành tính hoặc ác tính trên da bàn tay.
Câu 5: Nếu ăn phải thực phẩm có tẩm fooc – mon (fomandehit) dài ngày sẽ có những tác hại nào sau đây?:
A. Da đen sạm, rụng tóc, móng tay khô, giòn, dễ gãy.
B. Da đen sạm, rụng tóc, móng tay khô, giòn, dễ gãy.
C. Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét đại tràng.
D. Suy thận, rối loạn nhịp tim, huyết áp không ổn định
Câu 6: Những năm gần đây, báo đài lên tiếng về việc lạm dụng fomandehit lên sản phẩm nào sau đây?
A. Phở, bún.
B. Trái cây
C. Vải vóc
D. Nước giải khát
Câu 7: Khí thải xe máy gây ô nhiễm môi trường không khí gồm những chất nào sau đây?
A. Metan (CH4), axtilen (C2H2), CFC…….
B. Etilen, hidro sunfua, khí clo…….
C. Metan (CH4) , khí cacbonic (CO2), khí hidro sunfua……..
D. Cacbon monoxit (CO), oxit nitơ (NOx), lưu huỳnh đioxit (SO2) …..
Câu 8: nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước là:
A. Chất thải sinh hoạt
B. Chất thải trong sản xuất công nghiệp
C. Sự lạm dụng chất bảo vệ thực vật, phân bón
D. Tất cả các nguyên nhân trên
Câu 9: Vì sao sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng?
A. Do hoạt động nuôi tôm cá của người dân ven sông
B. Do nước thải của nhà máy Vedan
C. Do rác thải sinh hoạt của người dân
D. Do thuốc trừ sâu, phân bón dư thừa của nông dân đổ ra sông.
Câu 10: nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà là
A. Khói thuốc lá, mấm mốc (do ít quét dọn)
B. Hợp chất hữu cơ bay hơi (mỹ phẩm, nước hoa, xịt phòng, nước lau nhà…..)
C. Fomadehit (ván ép, tấm trải sàn, sản phẩm giấy và mỹ phẩm)
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 11: Cách làm không khí nhà ở trong lành nào sau đây không hợp lý?
A. Xịt nước thơm cho căn phòng
B. Quét dọn phòng thường xuyên
C. Tránh dùng tấm dán tường, dán sàn
D. Trồng cây quanh nhà.
Câu 12: Sử dụng hộp nhựa (hoặc hộp xốp), bao nilon cần lưu ý điều gì?
A. Quá trình sản xuất không đạt sẽ còn monome có vòng gây ung thư.
B. Kim loại nặng trong nguyên liệu còn đọng lại sẽ ảnh hưởng gan, thận
C. Cả B và C đúng
D. Cả B và C đều sai.
Câu 13. Sau cơn mưa không khí thường trong lành hơn vì
A. nước mưa rửa sạch bụi và 1 phần ozon được sinh ra.
B. nước mưa có khả năng tác dụng với các chất bẩn trong không khí.
C. nước mưa có khả năng ngăn chặn tia cực tím xâm nhập xuống vỏ trái đất.
D. nước mưa có khả năng đẩy các phân tử ozon từ trên tầng cao xuống mặt đất và ozon có tác dụng làm sạch môi
trường.
Câu 14: Kinh nghiệm khi sử dụng nước Javel là
A. đeo bao tay cao su, không pha Javel với nước nóng, giữ trong bình kín, tránh ánh nắng mặt trời và hơi nóng.
B. giữ trong bình kín, tránh ánh nắng mặt trời và hơi nóng, trộn chung với các thuốc tẩy khác để tăng hoạt tính.
C. không pha Javel với nước nóng, không nên ngâm quần áo trước để tránh mục vải.
D. không pha Javel với nước nóng, dùng càng nhiều càng tốt để tăng hiệu quả giặt tẩy.
Câu 15: Một trong những chất chính gây ra mưa axit là
A. O3
B. SO2
C. CH4
D. CO
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em học sinh!
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Phòng KHCN – SĐH
Khoa hóa học
------ ------
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Kính thưa quý thầy (cô)!
Nhằm thu thập thông tin về quá trình dạy học môn Hóa học ở các trường THPT hiện nay và tạo cơ sở cho luận văn
thạc sỹ cũng như có cái nhìn khách quan về đề tài “GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN
HÓA HỌC LỚP 10, 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” kính mong quý thầy (cô) vui lòng trả lời các
câu hỏi dưới đây:
- Trường THPT nơi thầy (cô) đang công tác: ………………………………Quận:………….Tỉnh(Tp)
………………
- Thâm niên giảng dạy:………………………………………………………………………
Đánh dấu chéo (X) vào ô tương ứng mà thầy (cô) cho là phù hợp sau đây:
5. Theo thầy (cô) vấn đề nào sau đây đang được thế giới quan tâm giải quyết cấp bách?
Già hóa dân số
Bệnh ung thư
Bảo vệ tài nguyên và môi trường
Xóa mù chữ
6. Thầy (cô) đánh giá hiểu biết của học sinh về môi trường hiện nay như thế nào?
Rất nhiều hiểu biết
Nhiều hiểu biết
Ít hiểu biết
Không hiểu biết gì
7. Đánh giá mức độ hiệu quả của việc thực hiện công tác giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông
như sau:
Không hiệu quả Hiệu quả ít Khá hiệu quả Rất hiệu quả
Gia đình
Khu phố
Trường học
Tổ chức tôn giáo
8. Phần tham khảo ý kiến quý thầy (cô) về việc giáo dục môi trường và hình thành ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh trung học phổ thông. (Chọn đồng ý, phân vân, phản đối)
Ý kiến tham khảo Đồng ý Phân vân Phản đối Giải thích ngắn
(nếu có)
1
Việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học
hóa học ở trường phổ thông là cần thiết.
2 Môn hóa học là môn học thuận lợi nhất cho việc
lồng ghép giáo dục môi trường
MẪU 1
3 Hình thành kiến thức môi trường và ý thức bảo vệ
môi trường từ nhà trường là hiệu quả nhất.
4 Lồng ghép giáo dục môi trường vào bài giảng hóa
học sẽ tăng hiệu quả dạy học bộ môn Hóa học (tăng
hứng thú học tập).
5 Giáo dục môi trường không phải là nhiệm vụ của
giáo viên.
6 Giáo dục môi trường là hình thức để giáo viên liên
hệ thực tế trong dạy học hóa học.
7 Giáo dục môi trường không thể thực hiện trên lớp
học vì không có thời gian.
9. Những bài giảng nào sau đây có khả năng lồng ghép nội dung giáo dục môi trường?
Từ việc xem xét phân phối chương trình, phân phối bài kiểm tra, đặc điểm kiểm tra của từng trường (trên lớp
hoặc tập trung), độ dài của bài…… Thầy (cô) lựa chọn theo các mức độ như sau:
(I) Không khả thi
(II) Có thể thực hiện nhưng hiệu quả thấp
(III) Thực hiện được
(IV) Thực hiện được và tính hiệu quả cao
Khối lớp Tên bài Nội dung lồng ghép (I) (II) (III) (IV)
10
Bài 26. Phân loại các phản
ứng trong hóa học vô cơ
Lựa chọn phản ứng để xử lý chất thải
hóa học
Bài 30. Clo Clo gây ô nhiễm môi trường khí (Ví
dụ: Đức sử dụng clo trong chiến
tranh)
Bài 31. Hidro clorua – axit
clohidric
Ô nhiễm môi trường khí ở các cơ sở
tái chế nhựa, giấy…..và hướng xử lý.
Bài 32. Hợp chất có oxi của
clo
Tác hại đối với sức khỏe, nguồn
nước khi sử dụng liều lượng không
phù hợp
Bài 41. Oxi Vai trò của oxi trong không khí và
đối với sức khỏe con người. Lợi ích
của việc trồng rừng……
Bài 42. Ozon và hidro peoxit Công dụng của tầng ozon. Sự suy
giảm tầng ozon. Sự lên tiếng của toàn
thế giới về lỗ thủng tầng ozon và giải
pháp
Bài 43. Lưu huỳnh Giới thiệu những sản phẩm chứa S và
tác hại của khí thải tạo thành khi sử
dụng.
Bài 44. Hidro sunfua Ô nhiễm không khí. Tác hại tới sức
khỏe. ô nhiễm nguồn nước sông, ao,
hồ. Ý thức vệ sinh môi trường.
Bài 45. Hợp chất có oxi của
S
Hiệu ứng nhà kính. Mưa axit
Bài 45 (tt) sản xuất axit
sunfuric
Chất thải công nghiệp. Sự ô nhiễm
không khí.
Bài 4. Sự điện ly của nước.
pH. Chất chỉ thị axit, bazơ
Giữ pH ổn định trong nông nghiệp để
ổn định sinh thái
Bài 6. Phản ứng trao đổi ion
trong dung dịch các chất điện
ly
Sự ô nhiễm nước. Cách xử lý nước
thải.
11
Bài 11. Amoniac và muối
amoni
Công dụng sản xuất phân bón và sự ô
nhiễm không khí trong quá trình sản
xuất.
Bài 12. Axit nitric. Muối
nitrat
Chú ý về dư lượng nitrat gây ô nhiễm
nước, gây ung thư cho người.
Bài 14. Photpho Độc tính. Kẽm photphua làm thuốc
chuột, cơ chế và tác hại với người.
Bài 21. Hợp chất của cacbon Khí thải động cơ. Hiệu ứng nhà kính.
Bài 35. Ankan: tính chất hóa
học, điều chế và ứng dụng
Phương pháp khí sinh học (biogas)
tận dụng khí từ rác thải để tạo năng
lượng.
Bài 40. Anken: tính chất hóa
học, điều chế và ứng dụng
Túi nilon: tiện lợi và tai hại?
Bài 48. Nguồn hidrocacbon
thiên nhiên
Là nhiên liệu trong công nghiệp và
để đun nấu trong gia đình. Ý thức sử
dụng tiết kiệm nhiên liệu.
Bài 54. Ancol: tính chất hóa
học, điều chế và ứng dụng
Tác hại đến sức khỏe con người.
Bài 55. Phenol Độc tính của phenol từ những sản
phẩm chứa phenol trên thị trường
Bài 58. Andehit và xeton Ô nhiễm môi trường khí trong nhà,
văn phòng, ảnh hưởng đến hô hấp,
da….. Tác hại của andehit trong vải,
áo quần. tác hại của xeton trong mỹ
phẩm
10. Phần tìm hiểu về vị trí có khả năng thực hiện lồng ghép giáo dục môi trường hiệu quả
Thầy (cô) đã từng dùng những phần nào trong tiến trình giảng dạy môn hóa để thực hiện giáo dục môi trường?
STT VỊ TRÍ Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn
1 Mở đầu bài giảng
2 Trạng thái tự nhiên
3 Tính chất vật lý
4 Tính chất hóa học
5 Điều chế
6 Ứng dụng
7 Củng cố
11. Giáo viên có thể chọn nhiều câu trả lời
Phương pháp hoặc hình thức dạy học có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường dễ thực hiện đối với thầy (cô)
là
Thuyết trình
Sử dụng phim, tranh ảnh được trang bị sẵn
Tổ chức hoạt động nhóm tìm hiểu môi trường
Đi ngoại khóa
Đưa vào tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp
Phương pháp seminar
Phương pháp đàm thoại
Thiết kế website giáo dục môi trường
Phương pháp khác:.
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
12. Lồng ghép giáo dục môi trường vào môn hóa học mang lại những thuận lợi gì cho giáo viên khi thực hiện giảng
dạy? (Giáo viên có thể chọn nhiều câu trả lời)
Bộ môn hóa học có liên quan mật thiết với kiến thức môi trường
Tư tiệu hóa học và môi trường phong phú
Học sinh yêu thích bộ môn hóa học
Học sinh có quan tâm nhiều đến tình hình môi trường và biện pháp bảo vệ
Đã được bồi dưỡng về giáo dục môi trường trong đợt bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ
Được nhà trường hỗ trợ để thực hiện giáo dục môi trường
Lồng ghép kiến thức môi trường là cách liên hệ thực tế hiệu quả nhất
Lồng ghép kiến thức môi trường giúp khắc sâu kiến thức hóa học cho học sinh
Đưa nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học giúp tăng hứng thú học tập của học sinh
Giáo dục môi trường trong môn hóa học giúp giờ học Hóa ít khô khan
Thuận lợi khác:
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
13. Thầy (cô) gặp phải những khó khăn gì khi thực hiện lồng ghép giáo dục môi trường vào môn hóa học cho học
sinh trung học phổ thông?
Chưa được tập huấn về dạy học hóa học có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường
Thời gian một tiết học không cho phép lồng ghép kiến thức môi trường
Việc lồng ghép kiến thức môi trường làm nặng thêm bài học môn hóa học
Thông tin, tư liệu về ảnh hường của hóa chất đến con người và môi trường khó tìm, lạc hậu.
Không được hỗ trợ từ phía nhà trường về kinh phí, tư liệu…
Học sinh không quan tâm đến vấn đề môi trường
Khó khăn khác:
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………
14. Thầy (cô) có những kiến nghị gì để việc thực hiện dạy học hóa học có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường
được thuận lợi?
Cần sự hỗ trợ của Ban giám hiệu về việc phân phối số tiết môn hóa
Cần có giáo án mẫu
Cần được dự giờ những tiết dạy hóa có lồng ghép kiến thức môi trường
Cần được cung cấp sách, tranh, ảnh, phim tư liệu liên quan đến hóa học môi trường
Cần có nguồn thông tin được cập nhật thường xuyên
Cần được hỗ trợ về kinh phí.
Cần có sự phối hợp của tổ chức Đoàn thanh niên trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Cần được sự phối hợp của các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài truyền thanh, truyền hình…..)
- Các kiến nghị khác:
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn sự trao đổi của quý thầy (cô)!
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG HALOGEN
LỚP 10 NÂNG CAO
1. Trong các axit có oxi của clo đã học, axit có nhiều ứng dụng nhất trong đời sống là
A. HClO
B. HClO2
C. HClO3
D. HClO4
2. Giải pháp để tránh ảnh hưởng của các chất oxi hóa mạnh đến sức khỏe con người là
A. bổ sung thực phẩm có chứa vitamin A, E là chất chống oxi hóa
B. bổ sung thực phẩm có chứa vitamin A, B là chất chống oxi hóa
C. bổ sung thực phẩm có chứa vitamin B, C là chất chống oxi hóa
D. bổ sung thực phẩm có chứa vitamin D, C là chất chống oxi hóa
3. Trong dung dịch thuốc tẩy ( nước Javen) bán ngoài thị trường, ngoài thành phần chính là
nước Javen còn có thêm NaOH. Vai trò của NaOH là
A. làm chất độn để hạ giá thành sản phẩm
B. để bảo quản sản phẩm trong quá trình tiêu thụ
C. trung hòa HCl sinh ra sau khi HClO phân hủy thành HCl và oxi nguyên tử.
D. tất cả đều đúng
4. Quá trình gia công đồ trang sức có sử dụng “dung môi clo” để tẩy dầu và rửa kim loại, khi
dung môi bẩn thì bị loại thải ra môi trường, chúng sẽ gây tác hại nào sau đây?
A. Tạo mưa axit
B. Ô nhiễm nguồn nước và đất do chứa kim loại nặng và dầu hòa tan.
C. Ăn mòn các công trình xây dựng như móng, cột, đường ống dẫn nước sinh hoạt.
D. Làm tăng vi khuẩn trong nước.
5. Phương pháp phổ biến để xử lý ô nhiễm clo hiện nay là:
A. Sử dụng hóa chất để phản ứng với hidro clorua và hợp chất chứa oxi của clo.
B. Nuôi cấy khuẩn Dehalococcoides để chuyển clo thành etilen không độc.
C. Lắng cặn chất thải trước khi xả xuống cống rãnh
D. Không có cách xử lý.
6. Bệnh Fuorosis (bệnh chết răng) gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho dân cư Ninh Hòa là do
nguyên nhân nào sau đây?
A. Thực phẩm bị nhiễm độc thuốc trừ sâu.
B. Nguồn nước bị ô nhiễm Flo.
C. Nước thải có hợp chất chứa oxi của clo vượt mức cho phép.
D. Người dân không sử dụng kem đánh răng.
7. Kinh nghiệm khi sử dụng nước Javen là
A. đeo bao tay cao su, không pha Javen với nước nóng, giữ trong bình kín, tránh ánh nắng
mặt trời và hơi nóng
B. giữ trong bình kín, tránh ánh nắng mặt trời và hơi nóng, trộn chung với các thuốc tẩy
khác để tăng hoạt tính
C. không pha Javen với nước nóng, không nên ngâm quần áo trước để tránh mục vải
D. không pha Javen với nước nóng, dùng càng nhiều càng tốt để tăng hiệu quả giặt tẩy
8. Chọn đáp án sai: Ứng dụng của clorua vôi là để
A. tẩy trắng sợi, vải, giấy, tẩy uế các hố rác, cống rãnh
B. xử lý các chất độc
C. điều chế clo trong phòng thí nghiệm
D. tinh chế dầu mỏ
9. Hidro clorua là khí sinh ra trong quá trình nung nóng đất sét để sản xuất gốm, tác hại của khí
HCl là:
A. Gây ngột ngạt, khó thở, kích thích da, niêm mạc, phổi….
B. Ngăn cản sự quang hợp, thụ phấn và tăng trưởng của cây trồng.
C. A, B đều đúng.
D. A, B đều sai.
10. Không khí bị ô nhiễm clo gây ra những tác hại nào sau đây?
A. Cây lá úa vàng, gây thiệt hại cho năng suất cây trồng.
B. Động vật nuôi chết hàng loạt.
C. Phá hủy các công trình công cộng.
D. Hình thành mưa axit.
11. Những phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của clo là sai?
A. Là chất khí màu vàng lục, mùi xốc.
B. Khí clo rất độc, phá hoại niêm mạc đường hô hấp.
C. Nhẹ hơn không khí, tan rất nhiều trong nước.
D. Tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
12. Sử dụng nước Javen, clorua vôi để bảo vệ môi trường trong sạch nhờ tác dụng
A. Tẩy trắng
B. Tẩy uế, diệt khuẩn
C. Tinh chế dầu mỏ
D. Chế tạo diêm
13. Đầu que diêm chứa C, P, S, KClO3. Vai trò của KClO3 là
A. làm chất độn để hạ giá thành sản phẩm.
B. làm chất kết dính
C. chất oxi hóa, bốc cháy với C, P, S khi đập mạnh
D. làm tăng ma sát giữa đầu que diêm với vỏ bao diêm
14. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nước Javen, clorua vôi, chúng ta có thể sử dụng hóa
chất thay thế không gây độc hại như
A. NaOH
B. chanh, giấm
C. nước muối
D. không có hóa chất thay thế
15. Nhận định nào sau đây về clorua vôi là không đúng?
A. Clorua vôi là chất bột màu trắng, có mùi xốc của khí clo.
B. Clorua vôi dùng để tẩy trắng sợi, vải, giấy và tẩy uế.
C. Clorua vôi dùng làm thuốc trừ sâu.
D. Clorua vôi dùng trong việc tinh chế dầu mỏ.
16. Việc ngưng sử dụng Freon cho tủ lạnh và máy lạnh là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Freon phá hủy tầng ozon gây hại cho môi trường.
B. Freon gây nhiễm độc nước sông, biển, ao, hồ.
C. Freon gây ngộ độc cho người sử dụng máy lạnh, tủ lạnh.
D. Freon đắt tiền nên giá thành sản phẩm cao.
17. Phương pháp nào sau đây dùng để thu hồi khí clo dư khi điều chế trong phòng thí nghiệm?
A. Dùng lọ đựng NaOH đặc lắp vào bộ dụng cụ điều chế clo.
B. Dùng khí NH3 để khử clo sinh ra
C. A, B đúng.
D. A, B sai.
18. NaClO gây ô nhiễm môi trường nước thường gặp trong chất thải của các nhà máy nào sau
đây?
A. Nhà máy dệt, nhuộm.
B. Nhà máy giấy.
C. Nhà máy hóa chất.
D. A và B đúng.
19. Nếu tiếp xúc lâu dài,thường xuyên với nước Javen có thể gây ra
A. vàng da, hơi thở có mùi clo, mệt mỏi, bất tỉnh, hôn mê
B. chảy máu mũi, mù mắt, mất ngủ, mất khả năng tư duy
C. viêm da, rối loạn tiêu hóa, khuyết tật cho thai nhi khi người mẹ tiếp xúc nhiều
D. không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do nhà sản xuất đã tính toán nồng độ phù hợp
20. Clorua vôi được sử dụng rộng rãi hơn nước Javen vì
A. hàm lượng hipoclorit cao hơn
B. dễ bảo quản hơn
C. dễ chuyên chở hơn
D. tất cả đều đúng
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH
LỚP 10 NÂNG CAO
1. Tia cực tím (UV) gây
A. mù mắt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể sống
B. các bệnh về da (nguy hiểm nhất là ung thư da) và các cơ quan của cơ thể sống
C. các bệnh về da (nguy hiểm nhất là ung thư da) và mắt
D. các bệnh về da (nguy hiểm nhất là ung thư da) và tai mũi họng
2. Tia cực tím (UV) nguy hiểm nhất là tia
A. UV-A.
B. UV-B.
C. UV-C
D. các tia UV nguy hiểm như nhau
3. Số người chết mỗi năm trên thế giới vì tia cực tím từ ánh sáng mặt trời (chủ yếu là do bệnh
ung thư da) là
A. 30 000 người
B. 40 000 người
C. 50 000 người
D. 60 000 người
4. Tầng ozon có thể bảo vệ trái đất khỏi tia cực tím vì
A. ozon hấp thu tia tử ngoại theo phương trình 2O3 UV 3O2
B. oxi hấp thu tia tử ngoại theo phương trình 3O2 UV 2O3.
C. phân tử ozon tạo màn chắn dày không cho tia cực tím xuyên qua.
D. xảy ra 2 quá trình luân phiên 2O3 UV 3O2 và 3O2 UV 2O3 nên tia cực tím bị hấp thu.
5. Lỗ thủng tầng ozon lớn nhất ở vị trí
A. bắc cực
B. xích đạo
C. nam cực
D. các thành phố ô nhiễm
6. Sự hình thành lớp ôzon trên tầng bình lưu của khí quyển là do:
A. Tia tử ngoại của mặt trời chuyển hóa các phân tử O2
B. Sự phóng điện trong khí quyển
C. Sự oxi hóa một số chất hữu cơ trên mặt đất
D. Cả A và B đều đúng
7. Ưu điểm của việc dùng chất tẩy trắng vải, giấy là hidro peoxit so với hợp chất chứa clo:
A. H2O2 ít có chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.
B. Nguyên liệu rẻ tiền.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
8. Freon (CFC) phá hủy tầng ozon vì sinh ra gốc tự do clo. Cho biết một gốc clo tự do có thể
gây ra điều gì sau đây?
A. một phân tử ozon
B. ba phân tử ozon
C. hàng trăm phân tử ozon
D. hàng ngàn phân tử ozon
9. CFC là hợp chất được sử dụng nhiều trong.
A. chất làm lạnh, chất chữa cháy, dung môi trong mỹ phẩm
B. chất làm lạnh, chất bảo quản thực phẩm, chất tẩy rửa
C. chất làm lạnh, dung môi trong mỹ phẩm, xăng dầu
D. chất làm lạnh, chất nổ, chất tẩy trắng, tẩy uế
10. Ngoài ozon, những khí gây hiệu ứng nhà kính còn có CO2, CFC, NO2. Trong đó ảnh hưởng
nhiều nhất là
A. O3
B. CO2
C. CFC
D. NO2
11. Ozon góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính thể hiện bằng hiện tượng nào sau đây?
A. Trái đất nóng dần lên, băng tan, nước biển dâng cao.
B. Trái đất nóng dần lên, gây ra những cơn mưa axit nguy hại .
C. Trái đất nóng dần lên, tầng ozon bị giãn nở, làm tia UV xâm nhập xuống trái đất.
D. Trái đất nóng dần lên, cây cối héo khô, nước bị bốc hơi hết.
12. Giải pháp cho tầng ozon là
A. hạn chế sử dụng CFC, trồng thật nhiều cây xanh.
B. không sử dụng chất CFC, đưa ozon lên bù lỗ thủng
C. điều chế và sử dụng thật nhiều ozon trong đời sống.
D. không sử dụng các thiết bị làm lạnh như máy lạnh, tủ lạnh.
13. Để hạn chế khói mù quang hóa phải
A. sử dụng nguyên liệu ít ô nhiễm, nguyên liệu sinh học.
B. hạn chế thuốc lá, bớt lưu lượng xe cộ.
C. phân tán chất gây ô nhiễm.
D. tất cả đều đúng.
14. Nồng độ SO2 trong không khí ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cao hơn những
khu vực lân cận là do nguyên nhân chính nào sau đây?
A. Xe buýt sử dụng dầu chứa S là nguồn phát SO2.
B. Thành phố là nơi sản xuất axit H2SO4 làm tăng khí thải SO2.
C. Hai thành phố này có trữ lượng S lớn.
D. Không có đáp án nào đúng.
15. Chọn đáp án không đúng: Ở tầng thấp, nồng độ ozon > 10-6 % theo thể tích sẽ gây
A. độc hại với sức khỏe con người
B. khói mù quang hóa.
C. mưa axit
D. hiệu ứng nhà kính
16. Năm 1954, có hơn 4000 người dân Luân Đôn chết do khói mù quang hoá. Khói mù quang
hoá gồm những chất nào?
A. CO2, bụi, H2, O2, Cl2….
B. Cl2, HCl, H2S, CH4, NH3….
C. CO2, H2S, NH3, …..
D. NO2, CO, O3, SO2, bụi, ….
17. Nguyên nhân chính gây ra mưa axit là:
A. Khí SO2, NO2 trong không khí
B. Khí NH3, khí Cl2 trog không khí.
C. Khí CO, khí O3 trong không khí.
D. Khí CH4, C2H4 trong không khí.
18. Để hấp thụ SO2 trong phòng thí nghiệm, có thể dùng chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
19. Làng nghề sản xuất nước mắm ở Nghệ An bị ô nhiễm nặng là do chất thải nào?
A. H2S
B. NO2
C. Cl2
D. SO2
20. Chọn đáp án không đúng: Khói mù quang hóa là
A. loại khói mang tính oxi hóa cao
B. khói màu nâu, gây tác hại cho mắt và phổi
C. chất phá hoại đời sống thực vật, làm gẫy cao su
D. nguyên nhân làm trái đất nóng dần lên
21. Cho biết ảnh hưởng nào sau đây là do độc tính của H2S?
A. Kích thích mắt, khó thở, mất khứu giác.
B. Chóng mặt, hoa mắt, xuất huyết niêm mạc mũi.
C. Nôn mửa, hôn mê.
D. Tất cả các triệu chứng trên đều sai.
22. Giải quyết vấn đề sương mù quang hóa như thế nào?
A. Phân tán chất ô nhiễm từ các ống khói bằng ống khói cao hơn.
B. Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
C. Sử dụng nhiên liệu sạch để thay thế.
D. Tất cả các phương án trên.
23. Chọn phát biểu sai:
A. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng thủng tầng ozon.
B. Hiện tượng sương mù ở Luân Đôn là do khí SO2 và bụi gây ra.
C. Không thể giải quyết triệt để sương mù quang hóa.
D. Cải thiện tầng ozon là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
24. Chọn phát biểu đúng:
A. Hiện tượng thủng tầng ozon gây cản tầm nhìn.
B. Sương mù quang hóa làm kim loại bị ăn mòn nhanh chóng.
C. Thực vật không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng mù quang hóa.
D. Không tìm thấy SO2 trong khí thải nhà máy.
25. Tác hại của SO2
A. Gây mưa axit.
B. Ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp của con người.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
26. Tác hại của ozon
A. > 0,3 ppm gây kích thích cơ quan hô hấp.
B. 1 – 3 ppm gây mệt mỏi, đau đầu sau 2 giờ tiếp xúc.
C. > 8 ppm gây rối loạn chức năng phổi.
D. A, B, C đúng.
27. Ozon có khả năng làm gãy cao su là do:
A. O3 tấn công vào liên kết đôi của phân tử cao su.
B. O3 tác dụng với S trong cao su lưu hóa.
C. O3 làm phân hủy cao su theo phản ứng cháy.
D. O3 chuyển cao su thành cacbon.
28. Hiện tượng gãy cao su do ảnh hưởng của ozon gây ra tác hại nào quan trọng?
A. Lốp xe làm bằng cao su bị hư hại.
B. Chết cây cao su.
C. Không sản xuất được các vật phẩm bằng cao su.
D. Tăng độc tính của cao su.
29. Hiện tượng mù quang hóa xuất hiện khi có yếu tố nào sau đây?
A. Tia UV trong thành phần ánh sáng mặt trời
B. Các hydrocacbon, khí SO2, oxit nitơ, …..
C. Hơi nước.
D. Tất cả các yếu tố trên.
30. Để hạn chế khí thải oxit lưu huỳnh, các nhà máy sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Lắp đặt thiết bị khử sunfua.
B. Dẫn khí thải vào nước.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG NITƠ – PHOTHO VÀ CACBON – SILIC
LỚP 11 NÂNG CAO
1. Ô nhiễm NO2 trong không khí chủ yếu là do:
A. Khí thải động cơ ô tô, xe máy.
B. Khí thải do sinh hoạt con người.
C. Khí thải nhà máy chế biến thực phẩm.
D. Hiện tượng tự nhiên: núi lửa, cháy rừng.
2. Nguyên nhân chính gây ra mưa axit là:
A. Khí SO2, NO2 trong không khí
B. Khí NH3, khí Cl2 trog không khí.
C. Khí CO, khí O3 trong không khí.
D. Khí CH4, C2H4 trong không khí.
3. Tác hại của NO2
A. Làm cay mắt.
B. Dễ hấp thụ tia bức xạ gây nóng bầu khí quyển.
C. Dễ kết hợp với hơi nước trong không khí gây mưa axit.
D. Các tác hại trên đều đúng.
4. Tác hại của NO
A. Không có tác hại nào với môi trường.
B. Giảm khả năng vận chuyển oxi trong máu.
C. Chết thực vật.
D. Tăng phát sinh rong tảo trong nước.
5. Ứng dụng tích cực của NH3 với môi trường là:
A. Kiểm soát vệ sinh môi trường.
B. Hấp thụ khí clo dư trong phòng thí nghiệm.
C. Thay thế CFC trong công nghiệp lạnh.
D. Tất cả các ứng dụng trên.
6. Lạp xưởng có ướp muối diêm là chất tăng nguy cơ ung thư. Muối diêm là:
A. Muối nitrat.
B. Muối photphat
C. Muối cacbonat.
D. Muối sunfat.
7. Nguyên nhân gây ung thư của muối diêm là:
A. Dễ phân hủy ở nhiệt độ cao sinh ra muối nitrit tạo nitrosamin gây ung thư.
B. Làm tăng bạch cầu trong máu.
C. Muối nitrat gây nhiễm độc cho con người.
D. Các nguyên nhân trên đều sai.
8. Cách nhận dạng lạp xưởng ướp nhiều muối diêm:
A. Đỏ, cứng.
B. Trắng, cứng.
C. Thơm, mềm.
D. Dai, thơm.
9. Những tác nhân nào sau đây chuyển muối nitrat thành nitrit gây hại:
A. Nhiệt độ nấu cao.
B. Phơi khô và hun khói.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
10. Chọn phát biểu sai:
A. Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng làm tăng năng suất
mùa màng.
B. Phân lân chỉ thích hợp với loại đất chua
C. Độ dinh dưỡng của phân đạm tùy thuộc vào %N trong phân
D. Tro thực vật có chứa phân Kali
11. Chọn phát biểu đúng:
A. Nên bón dư phân đạm vì lượng dư phân đạm có lợi cho sức khỏe con người
B. Cây trồng được bón dư phân đạm sẽ phát triển nhanh, rút ngắn thời gian gieo trồng
C. Phân đạm dư thì rong tảo phát triển mạnh làm ô nhiễm môi trường nước.
D. Phân đạm dư thì rong tảo phát triển mạnh làm môi trường nước tốt hơn.
12. Công thức của urê:
A. NH3
B. (NH2)2CO
C. 4 2 3(NH ) CO
D. cả B và C
13. Lượng dư loại phân nào sau đây góp phần gián tiếp làm tích tụ kim loại nặng (Pb, Mn, Cu…)
trong cơ thể người?
A. Phân đạm
B. Phân lân
C. Phân kali
D. Phân phức hợp
14. Loại phân và thành phần tương ứng nào sau đây đúng:
A. Phâm đạm nitrat chứa NH4NO2
B. Phân supephotphat đơn chứa CaHPO4, supephotphat kép chứa Ca(H2PO4)2
C. Phân vi lượng là phân chứa hợp chất của B, Zn, Mn, Mo…..
D. Phân kali chứa kim loại kali nguyên chất
15. Cây trồng có hiện tượng xoắn lá, thân ngắn,…là hiện tượng do lỗi bón phân nào sau đây?
A. Bón thiếu phân đạm
B. Bón thiếu phân kali
C. Bón dư phân đạm
D. Bón dư phân kali
16. Hiện tượng các đường ống dẫn nước của một thành phố bị nghẽn do rong rêu bám đầy cho
thấy:
A. đất tai khu vực đó bị dư phân lân
B. đất tại khu vực đó bị dư phân kali
C. đất tại khu vực đó bị dư phân vi lượng
D. đất tại khu vực đó bị dư phân đạm
17. Các ion khoáng trong đất sẽ khó chuyển vào cây nếu loại đất đó bị dư:
A. phân lân
B. đạm nitrat
C. phân kali
D. phân vi lượng
18. Hiện tượng trẻ da xanh (hội chứng methalmoglobinaemia – blue baby) tại các nước phát triển
là do :
A. Con người hít phải không khí có NH3 do bón dư phân đạm amoni
B. Con người ăn phải rau có dư lượng phân đạm
C. Con người ăn phải rau có nhiễm đồng sunfat
D. Con người uống phải nước có dư lượng phân lân
19. Dựa vào thành phần của phân, dự đoán loại phân nào có thể gây ô nhiễm không khí, hiệu ứng
nhà kính….
A. Phân vi lượng
B. Phân kali
C. Phân đạm amoni
D. Phân lân nung chảy
20. Sự mất cân bằng nguyên tố photpho gây hiện tượng nào sau đây
A. Không khí có mùi tỏi.
B. Hiện tượng phát quang trong bóng tối.
C. Bùng nổ tảo ở ao hồ.
D. Đất trở nên cứng, mất dinh dưỡng.
21. Liều 50mg photpho có thể gây chết người (dù muối photphat là dinh dưỡng thiết yếu). Triệu
chứng nhiễm độc photpho là:
A. Chết hoại xương hàm.
B. Hội chứng tiêu chảy khói.
C. Gây bỏng nếu tiếp xúc với da.
D. Tất cả các triệu chứng trên.
22. Cho biết nguồn phát sinh khí CO
A. Phân hủy xác bã động, thực vật.
B. Đốt cháy than đá, vật liệu hữu cơ như xăng, dầu…..
C. Giao thông vận tải.
D. B và C đúng.
23. Sự phát sinh CO trong giao thông vận tải là do:
A. sự đốt cháy bên trong động cơ.
B. sự phân hủy nhiên liệu trước khi cháy.
C. CO2 phân hủy khi gặp nhiệt độ cao.
D. sự đốt cháy bụi xảy ra bên trong động cơ.
24. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của CO với sức khỏe con người.
A. Gây ung thư da.
B. Gây tổn hại mắt.
C. Ngăn cản sự vận chuyển oxi của hemoglobin đến tế bào
D. Rối loạn tiêu hóa.
25. Có thể làm sạch CO trước khi thải vào không khí là do
A. CO dễ chuyển thành hợp chất khác không gây hại.
B. CO dễ tan trong nước.
C. CO dễ tạo muối.
D. CO dễ bị vi sinh vật hấp thụ.
26. Người lưu thông trên đường dễ bị mệt mỏi, hay ngáp, chóng mặt, nhức đầu khi kẹt xe là do
ảnh hưởng của khí nào?
A. Cl2
B. H2S
C. NH3
D. CO
27. Vai trò gây hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự nào đúng?
A. CO2 > CFC > CH4 > O3 >NO2
B. CO2 > CH4 > O3 >NO2 >CFC
C. O3 > CO2 > CH4 > NO2 >CFC
D. O3 > CH4 > NO2 >CFC> CO2
28. Hiệu ứng nhà kính còn được gọi là:
A. Sự thủng tầng ozon.
B. Hiên tượng mù quang hóa.
C. Hiện tượng trái đất nóng dần lên.
D. Hiện tượng thủy triều đỏ.
29. Băng tan, nước biển dân, giảm diện tích đất liền, bệnh hô hấp tăng, năng suất cây trồng giảm
là ảnh hưởng của
A. Ô nhiễm nguồn nước.
B. Hiệu ứng nhà kính.
C. Tăng cường độ tia tử ngoại.
D. Dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
30. Có thể khắc phục ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính bằng cách:
A. Trồng nhiều cây xanh.
B. Cấm hút thuốc lá, kiểm soát khí thải nhà máy.
C. Hạn chế phương tiện lưu thông cá nhân.
D. Tất cả các biện pháp trên.
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – HÓA HỌC HỮU CƠ
LỚP 11 NÂNG CAO
1. Ancol có thể gây ô nhiễm bầu không khí trong nhà. Nguồn phát ra lượng ancol này là:
A. Gia vị, đồ đạc bằng gỗ, mỹ phẩm.
B. Chất lau kính cửa sổ, sơn dung môi, chất kết dính.
C. Nguyên liệu nấu nướng và sưởi ấm.
D. Thuốc thẩy quần áo
2. Người nghiện rượu lâu năm dễ mắc bệnh nào sau đây
A. Lao phổi
B. Xơ gan
C. Viêm da
D. Cảm cúm
3. Người ta phát hiện ra bệnh nhân “u mỡ “ đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2000, bệnh nhân này có
đặc điểm nào sau đây?
A. Nghiện ma túy
B. Nghiện thuốc
C. Nghiện rượu
D. Nghiện trầu
4. Cảm giác say sau khi uống rượu là do
A. Rượu là chất chính gây biến đổi thần kinh.
B. Nhiệt độ cơ thể tăng cao nên loạng choạng (say)
C. Rượu tách nước thành hỗn hợp nhiều ete gây say.
D. Rượu bị oxi hóa không hoàn toàn tạo metanal gây say.
5. Metanol là chất độc nếu lẫn vào rượu, metanol xuất hiện trong giai đoạn:
A. Điều chế rượu (nấu rượu)
B. Bắt đầu uống rượu do thức ăn mang vào.
C. Sau khi uống rượu do dịch dạ dày tự sinh ra.
D. Trong lúc uống rượu do nhiệt độ cơ thể tạo điều kiện chuyển etanol thành metanol
6. Làm thế nào để hạn chế lượng ancol gây ô nhiễm không khí nhà ở? Chọn đáp án hợp lý:
A. Tăng độ ẩm của phòng để ancol tan hết vào hơi nước.
B. Tăng nhiệt độ phòng để ancol bay ra ngoài.
C. Làm thông thoáng phòng, tăng điều kiện lưu thông khí.
D. Sử dụng máy lạnh.
7. Trà xanh có khả năng chống tác nhân oxi hóa gây bệnh là do sự có mặt của chất nào sau đây?
A. Axit citric
B. Phenol
C. Anđehit axetic
D. Axeton
8. Chất độc chính làm chết cá tại hồ Xuân Hòa A – Đà Nẵng (báo SGGP 29/08/2008) là
A. Kim loại nặng
B. Hidro sunfua
C. Phenol
D. Axit axetic
9. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Uống trà xanh liên tục sẽ không bao giờ mắc bệnh ung thư.
B. Phenol có trong quả oliu là chất chính thức ngừa ung thư và các bệnh tim mạch.
C. Phenol với khả năng chống tác nhân oxi hóa giúp loại bỏ cholesterol xấu trong máu.
D. Lạm dụng phenol sẽ gây ngộ độc.
10. Anđehit (phổ biến nhất là fomandehit) gây ô nhiễm không khí trong nhà ở được phát ra từ nguồn
nào sau đây?
A. Các sản phẩm từ gỗ ép, xốp cách
nhiệt.
B. Hoa giả, vải, nước lau sàn, mỹ phẩm
C. Chất xông hơi, thuốc tẩy quần áo.
D. Nhiên liệu nấu nướng và sưởi ấm.
11. Fomandehit trong không khí nhà ở gây ra những tác hại đến sức khỏe như:
A. Viêm da, nhiễm trùng máu, thay đổi màu tóc
B. Tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, ung ở người.
C. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.
D. Giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung.
12. Các triệu chứng để nhận biết bị nhiễm fomandehit cấp tính trong nhà là:
A. Đau bụng, buồn nôn khi ở tong nhà.
B. Đau bụng buồn nôn liên tục trong vài ngày.
C. Khó thở, đau đầu, mệt mỏi dai dẳng khi ở trong nhà cũng như khi ra ngoài trời
D. Khó thở, đau đầu, mệt mỏi khi ở trong nhà; thuyên giảm khi ra ngoài trời.
13. Đối tượng tiếp xúc lâu ngày với fomandehit (nhân viên nhà xác bệnh viện, nhà giải phẫu học) dễ
mắc bệnh nào?
A. Sâu răng
B. Ung thư vòm họng
C. Rụng tóc
D. Xơ gan
14. Biện pháp ngăn ngừa và giảm độc hại fomandehit nào sau đây không hợp lý?
A. Tăng sự trao đổi khí trong nhà và ngoài trời.
B. Bịt kín các sản phẩm có thải ra fomandehit
C. Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 để hấp thu fomandehit.
D. Thay thảm, grap không nhăn bằng vật liệu cotton.
15. Những năm gần đây, báo đài lên tiếng về việc lạm dụng fomandehit lên sản phẩm nào sau đây?
A. Phở, bún.
B. Trái cây.
C. Vải vóc
D. Nước giải khát
16. Nếu ăn phải thực phẩm có tẩm fooc – mon (fomandehit) dài ngày sẽ có những tác hại nào sau
đây?:
A. Da đen sạm, rụng tóc, móng tay khô, giòn, dễ gãy.
B. Viêm họng mãn, giảm trí nhớ.
C. Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét đại tràng.
D. Suy thận, rối loạn nhịp tim, huyết áp không ổn định.
17. Bệnh ung thư miệng, vòm họng do fomandehit xuất hiện ở các đối tượng nào sau đây?
A. Giáo viên
B. Nhà nghiên cứu giải phẫu học
C. Nhân viên văn phòng.
D. Ca sỹ
18. Khi bắt buộc dùng những tấm xốp cách âm, cách nhiệt được sản xuất từ fomandehit thì hạn chế
ô nhiễm trong nhà bằng cách:
A. Sơn phủ lên tấm xốp để ngăn khí thoát ra.
B. Lấy vải bọc tấm xốp lại.
C. Thổi NH3 vào để xử lý HCHO thoát ra.
D. Thông gió liên tục đến khi mất mùi sản phẩm ban đầu.
19. Chất nào sau đây dùng trong máylàm thoáng khí có khả năng xử lý HCHO?
A. AgNO3/NH3
B. Oxit nhôm hoạt tính tẩm KMnO4
C. Cu(OH)2
D. Khí hidro
20. Người ta vận dụng tính chất nào của HCHO để đưa oxit nhôm hoạt tính tẩm KMnO4 vào máy
lọc không khí?
A. Tính axit
B. Tính bazơ
C. Tính oxi
hóa
D. Tính khử
21. Người ta dùng fomanđehit để bảo quản thực phẩm và bệnh phẩm là dựa trên khả năng
A. hút ẩm, tạo môi trường khô ráo, vi khuẩn khó phát triển.
B. kết hợp với protein tạo hợp chất bền, khó phân hủy.
C. oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn.
D. làm đông cứng sản phẩm.
22. Triệu chứng “rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, đại tràng” là do:
A. Sử dụng thức ăn tẩm fomanđehit dài
ngày.
B. Ngộ độc fomandehit hàm lượng cao
C. Uống nhầm nước có axeton
D. Ngủ trên sàn gỗ có fomandehit.
23. Triệu chứng nặng khi nhiễm độc fomandehit trong thức ăn là:
A. Xuất huyết tiêu hóa.
B. Rối loạn thị giác, cao huyết áp.
C. Kích thích hô hấp trên, ung thư vòm
hầu.
D. Co giất, liệt, rối loạn thần kinh
24. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Người tiếp xúc fomanđehit hàm lượng cao có nguy cơ tử vong.
B. Người tiếp xúc fomandehit lâu dài tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
C. Người tiếp xúc fomanđehit trong phòng sẽ đau đầu, mệt mỏi.
D. Người mới tiếp xúc fomanđehit sẽ cười nói huyên thuyên vô thức.
25. Vì sao khi sơn móng tay phải che vùng da quanh móng?
A. Vì axeton trong nước sơn gây loét da.
B. Vì màu sơn dính lên da rất khó rửa.
C. Vì axeton dính lên da gây bỏng nặng.
D. Vì axeton làm da hóa đen.
26. Vì sao các mỹ viện cao cấp thường trang bị bộ phận lọc khí axeton.
A. Vì muốn tạo sự nổi tiếng.
B. Vì muốn bảo vệ sức khỏe nhân viên lẫn khách hàng.
C. Vì nhà nước bắt buộc.
D. Vì tính thẩm mỹ của trang trí nội thất.
27. Hiện tượng loét, nổi mẫn ngứa vùng da quanh móng tay là do chất nào sau đây?
A. Thuốc sát trùng trước khi sơn móng.
B. Do dụng cụ không được tiệt trùng.
C. Do axeton trong nước sơn và nước rửa móng tay.
D. Do dị ứng với màu sơn móng tay
28. Sự cố xăng pha axeton đã gây ra tác hại gì?
A. Xăng dễ bay hơi nên hao hụt nhiều khi sử dụng.
B. Axeton phá hủy thiết bị plastic nên làm hỏng một số bộ phận bên trong.
C. Xe chạy bằng xăng này bị thải khỏi đen.
D. Xăng nhiễm axeton gây tắt máy xe liên tục.
29. Vì sao nhà nước ngưng lập tức việc nhập khẩu xăng khi phát hiện có axeton trong xăng? Ý
kiến nào sau đây sai:
A. Vì không có đủ nguồn hàng cung cấp.
B. Vì axeton thoát ra gây ô nhiễm môi trường khí.
C. Vì axeton gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong nước.
D. Vì axeton trong xăng đã được pha với nồng độ quá mức cho phép
30. Chọn phát biểu đúng nhất:
A. Với những công ty mỹ phẩm danh tiếng thì sản phẩm sơn móng tay không có axeton
B. Tất cả những lại ván ép nhập khẩu đều không có andehit nên mới đáng tin cậy.
C. Bất cứ chất nào cũng có ưu và nhược điểm, vấn đề là phải sử dụng với liều lượng hợp lý.
D. Không có cách khắc phục những ảnh hưởng của hóa chất đến môi trường cũng như con
người.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90279LVHHPPDH039.pdf