1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta kết thúc bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc tiêu biểu của nhân dân ta. Thắng lợi này "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc" [42, tr.271]. Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân, là thắng lợi của sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại này, giao thông vận tải, nhất là các tuyến đường bộ có một vị trí cực kì quan trọng. Có thể khẳng định đây là một trong những nhân tố có vai trò quyết định đưa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong thư gửi cán bộ, nhân dân Trung Bộ năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết:
"Giao thông là mạch máu của mọi việc. Giao thông tắc thì việc gì cũng tắc.
Giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng " [10. tr,4].
Giao thông vận tải được xem là mạch máu nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Suốt những năm chiến tranh, đây là một mặt trận nóng bỏng. Trên mặt trận này, cuộc chiến đấu giữa ta và địch
diễn ra rất quyết liệt. Đánh phá giao thông nhằm cắt đứt sự chi viện của hậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trung tâm Học liệu | Kết nối tri thức nhân loại
phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam luôn là mục tiêu chiến lược của đế quốc Mĩ. Vì thế, trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mĩ đã sử dụng một khối lượng lớn máy bay, tàu chiến dội xuống một khối lượng bom đạn khổng lồ nhằm vào những vùng giao thông trọng điểm của ta.
Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, quân và dân Việt Nam đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua muôn vàn gian khổ, thử thách, hi sinh, đánh thắng quân Mĩ. Dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, nhiều tuyến đường giao thông vẫn được xây dựng, đồng thời công tác phục hồi, sửa chữa các đường giao thông bị địch đánh phá vẫn được thực hiện. Với quyết tâm "Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến" ,"Sống bám trụ cầu đường, chết kiên cường dũng cảm", "Xe chưa qua, nhà không tiếc" , quân và dân ta đã trụ bám kiên cường ở những trọng điểm, quyết giữ vững mạch máu giao thông, đảm bảo sự chi viện toàn diện, liên tục, mạnh mẽ của hậu phương cho tiền tuyến, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. Tổ quốc Việt Nam đời đời ghi công những chiến sĩ trên mặt trận giao thông vận tải đã cống hiến tâm lực, xương máu và tuổi xuân của mình để giữ vững mạch máu giao thông thông suốt bảo đảm yêu cầu đánh Mĩ và thắng Mĩ.
Việc nghiên cứu về Giao thông vận tải đường bộ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975 không chỉ tái hiện bức tranh về những năm tháng chống Mĩ cứu nước hào hùng nói chung, về các tuyến đường giao thông chiến lược nói riêng, tiêu biểu là "con đường huyền thoại" - Đường Hồ Chí Minh trên bộ, mà còn góp phần làm sáng tỏ sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, việc nghiên cứu về Giao thông vận tải đường bộ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975 không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học
mà cả về thực tiễn. Đây là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học lịch sử.
Thông qua đề tài này, chúng tôi hi vọng góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử, phục vụ công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: "Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước
1954 - 1975" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
MỤC LỤC
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
5. Đóng góp của Luận văn.
6. Bố cục của Luận văn.
Chương 1: GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐưỜNG BỘ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ 1954 - 1960.
1.1. Tầm quan trọng của giao thông vận tải trong sản xuất và chiến đấu.
1.2. Giao thông đường bộ trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ. Sự
hình thành tuyến đường vận tải chiến lược Bắc - Nam.
Chương 2: GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐưỜNG BỘ TRONG NHỮNG NĂM 1961-
1965.
2.1. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chủ trương mở
rộng mạng lưới giao thông vận tải.
2.2. Chi viện chiến trường miền Nam chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ - ngụy.
Chương 3: GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐưỜNG BỘ TRONG NHỮNG NĂM 1965 - 1975.
3.1. Âm mưu và hành động mở rộng chiến tranh của đế quốc Mĩ. Chủ
trương của đảng ta.
3.2. Mặt trận giao thông vận tải đường bộ trong những năm 1965 - 1973.
3.3. Khôi phục, mở rộng và xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược
đáp ứng yêu cầu giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973 - 1975.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết mạch của cả miền Bắc. Theo con đường
này, hàng hoá được chuyển từ Lạng Sơn qua Thái Nguyên về Hà Nội, từ đó
chuyển vào chiến trường Khu V và Tây Nguyên. Đế quốc Mĩ đã liên tục đánh
phá Lạng Sơn bằng các loại máy bay F4, F105 rồi đến B52 ... Chúng đã phá
huỷ nhiều đoạn đường bộ ở Lạng Sơn. Các cầu Mẹt, cầu sông Hoá, cầu Kỳ
Lừa, cầu Bản Trại bị đánh sập. Các khu dân cư dọc theo các Quốc lộ 1A, 1B,
4A, 4B, thị trấn Đồng Mỏ, Na Dương, Đồng Đăng, thị xã Lạng Sơn đều bị
đánh phá rất ác liệt.
Để đối phó với địch, đảm bảo giao thông và vận tải thông suốt, ngành
Giao thông vận tải Lạng Sơn đã bố trí sắp xếp lại lực lượng và chuyển toàn bộ
hoạt động sang thời chiến. Cán bộ công nhân viên và thanh niên xung phong
Lạng Sơn không quản ngại gian khổ hi sinh, ngày đêm trực chiến, đảm bảo
giao thông trên nhiều tuyến đường tránh, đường ngầm, đường phụ đồng thời
xây dựng các kho trung chuyển hàng hoá, từ đó giải toả hàng hoá tiếp nhận
chuyển về Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc.
Khi cảng Hải Phòng bị máy bay Mĩ thả thuỷ lôi phong toả và các kho
trung chuyển hàng hoá trên tuyến giao thông từ Lạng Sơn về Hà Nội bị máy
bay địch đánh phá hết sức ác liệt nhằm ngăn cản ta tiếp nhận và vận chuyển
78
hàng viện trợ tiếp tế cho mặt trận, thành phố Thái Nguyên trở thành nơi trung
chuyển hàng hoá hết sức quan trọng. Trong đó, hai địa điểm ga Quan Triều và
ga Lưu Xá là hai "cảng nổi" tiếp nhận, vận chuyển hàng quân sự phục vụ tiền
tuyến.
Nhiệm vụ tiếp nhận và trung chuyển hàng hoá cần có đủ các kho chứa.
Uỷ ban hành chính tỉnh quyết định dùng trụ sở của các cơ quan, trường học và
tầng 1 của các nhà cao tầng ở khu vực thành phố Thái Nguyên làm kho chứa
14.000 tấn lương thực (gấp 5 lần sức chứa của các kho lương thực của tỉnh).
Ngoài ra, tỉnh còn cấp tiền và trên 20.000 cây tre, vầu, nứa, 100 cây gỗ để làm
kho chứa tạm 20.000 tấn lương thực ở các xã La Hiên, Lâu Thượng, Phú
Thượng (huyện Võ Nhai) và ở nhiều nơi khác. Ga Quan Triều và ga Lưu Xá
trở thành kho bãi lớn nhất. Uỷ ban hành chính tỉnh giao cho Ban đảm bảo
giao thông vận tải chịu trách nhiệm điều hành. Đội 91 Thanh niên xung phong
chống Mĩ cứu nước (tập trung) đã được giao đảm nhận việc xây dựng kho
tàng, bốc vác lương thực, sửa chữa các con đường vào kho để xe cộ đi lại
thuận lợi. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị tiếp nhận và trung chuyển lương
thực, nên đến cuối tháng 7 năm 1972, Bắc Thái đã kịp thời nhận 9.055 tấn
gạo, 1.563 tấn ngô, chuyển tiếp về Trung ương được 6.263 tấn gạo, 1.563 tấn
ngô. Trong tháng 8 năm 1972, các trạm tiếp nhận và trung chuyển lương thực
Bắc Thái đã đưa năng suất tiếp nhận trung bình lên 1.000 tấn lương thực một
ngày, đáp ứng kịp thời yêu cầu của Trung ương giao [35, tr.134].
Từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 12 năm 1972, đế quốc Mĩ đã huy động
hàng chục chiếc máy bay chiến lược B52 và hàng trăm máy bay chiến thuật
ném hàng nghìn quả bom có tính chất huỷ diệt vào thành phố Thái Nguyên.
Trong khi đó, hai chân hàng ở ga Lưu Xá và ga Quan Triều đang chờ được
bốc dỡ. Bất chấp nguy hiểm, các lực lượng thanh niên xung phong, dân quân,
tự vệ và lực lượng đảm bảo giao thông vận tải vẫn bình tĩnh, dũng cảm giải
79
toả lương thực, hàng hoá, bảo vệ tài sản của Nhà nước, phục vụ chiến đấu và
sản xuất. Đêm 20 rạng sáng ngày 21 tháng 12, máy bay chiến lược B52 ném
bom rải thảm xuống khu vực phía bắc thành phố Thái Nguyên, do đó việc giải
toả lương thực, hàng hóa ở hai chân hàng ga Lưu Xá và ga Quan Triều trở nên
cấp bách và gặp rất nhiều khó khăn.
Trước tình hình trên, lãnh đạo tỉnh quyết định: Tập trung lực lượng
thanh niên xung phong, dân quân, tự vệ khu vực thành phố Thái Nguyên và
toàn bộ phương tiện vận tải của Ty Giao thông vào việc giải toả 19.923 tấn
lương thực, hàng hoá tồn đọng ở hai chân hàng ga Lưu Xá và ga Quan Triều.
Mặc dù địch đánh phá rất ác liệt, nhưng các lực lượng thanh niên xung
phong và lực lượng đảm bảo giao thông, trong đó Đội 91 thanh niên xung
phong đóng vai trò chủ lực, vẫn kiên trì bám trụ, không quản ngại hi sinh,
gian khổ, kịp thời giải toả, vận chuyển hết số lương thực, hàng hóa tồn đọng
ra khỏi các vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch đến nơi an toàn.
Trong số 19.923 tấn lương thực, hàng hoá được giải toả trong những ngày
cuối tháng 12 năm 1972, chỉ có 40 tấn bị phá huỷ, gần 25 tấn bị kém phẩm
chất, tỉ lệ hư hao chỉ xấp xỉ 0,34%.
Thành tích giải toả, vận chuyển 19.923 tấn lương thực, hàng hoá ra
khỏi các vùng trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay địch trong những
ngày cuối tháng 12 năm 1972 đã nâng tổng số lương thực, hàng hóa mà quân
và dân Bắc Thái tiếp nhận và vận chuyển an toàn từ tháng 6 năm 1972 đến hết
tháng 12 năm 1972 lên tới 70.000 tấn [35, tr.141]. Thành tích này của quân và
dân Bắc Thái đã góp phần đánh bại âm mưu phong toả miền Bắc của đế quốc
Mĩ trên mặt trận giao thông vận tải.
Tận dụng và phát huy tính ưu việt của vận tải ô tô là cơ động, linh hoạt,
trong điều kiện địch đánh phá ác liệt đường biển, đường sông, đường sắt bị
khống chế, vận tải ô tô đã đóng vai trò mũi nhọn xung kích, hỗ trợ đắc lực và
80
thay thế cho các phương thức vận tải khác khi cần thiết, nhằm đảm đương
nhiệm vụ rút hàng nhập chủ yếu từ Hải Phòng, Lạng Sơn và tiếp tục vận
chuyển vượt qua các trọng điểm, các cung đường để đưa hàng ra tiền tuyến.
Cục Vận tải đường bộ đã bố trí 3 xí nghiệp 6, 10 và 18 với tổng số gần
1000 xe rút hàng từ "cảng cạn" phía Bắc. Xí nghiệp 10 chạy trên Đường 1B
từ Điềm He, Tu Đồn (Lạng Sơn) về Thái Nguyên. Xí nghiệp 6 và 18 chạy
trên Đường 1A từ Đồng Mỏ (Lạng Sơn) về Bắc Giang, Hà Nội. Về sau, "cảng
cạn" Lộc Bình và An Châu do đoàn xe của mỏ Quảng Ninh phụ trách rút
hàng, sử dụng 200 xe mới của Bộ Giao thông vận tải chuyển sang các xe
trọng tải lớn chuyên dùng của các mỏ than được niêm cất. Thời gian này,
trong chiến dịch thả các bao gạo từ tàu Hồng Kỳ (gần đảo Hòn Ngư và Hòn
La), các đơn vị vận tải ô tô địa phương Quảng Bình và Nghệ An được giao
nhiệm vụ gom hàng để vận chuyển tiếp vào chiến trường, mặc dù bị thiệt hại
nhiều về xe và người nhưng cả hai xí nghiệp đã hoàn thành kế hoạch.
Liên tục 285 ngày đêm trên mặt trận chống chiến tranh phá hoại miền
Bắc lần thứ hai cũng là những chiến dịch vận tải, những kế hoạch vận tải lớn
liên tiếp nhau.
Chiến dịch "25/3" được bắt đầu từ ngày 25/3/1972 qua ngày 6/4/1972
vẫn được tiếp tục với khối lượng không giảm. Đến giữa tháng 5/1972, tất cả
khối lượng hàng hoá theo yêu cầu ban đầu của chiến dịch đã vào đầy đủ các
kho ở Bắc Quảng Trị và Trường Sơn.
Trong 12 ngày đêm diễn ra trận "Điện Biên Phủ trên không" cuối tháng
12 năm 1972, ở thủ đô Hà Nội, tất cả xe ca, xe tải, xe con của Tung ương và
địa phương Hải Phòng, Hà Nội và nhiều tỉnh kế cận đã được huy động phục
vụ sơ tán đồng bào nội thành và chở vật tư trong kho Nhà nước ra khỏi thành
phố.
81
Cùng thời gian trên, Cục Vận tải đường bộ mở chiến dịch "Quyết thắng
II" với việc tập trung lực lượng người và xe ở mức độ cao nhất. Tất cả các
phương tiện vận tải có khả năng chạy đường đèo dốc đều vào chiến dịch, 10
xí nghiệp vận tải hàng hoá với tổng số hơn 1.600 xe tốt và hơn 5.000 cán bộ
công nhân viên đều đồng loạt tham gia chiến dịch ở khu vực chính từ Vinh -
Hà Tĩnh trở vào đến khu vực giới tuyến tạm thời và đi sâu hơn nữa. Chiến
dịch chia làm 2 đợt: đợt đầu từ ngày 27/1/1973 đến hết ngày 1/2/1973, vận
chuyển hàng từ phía ngoài vào tập kết tại 3 khu vực: bờ nam sông Long Đại,
bờ nam sông Gianh và bờ nam sông Lam. Tất cả các xe ôtô từ các "cảng cạn"
phía Bắc đưa hàng chạy thẳng vào các khu tập kết này.
Đợt 2 bắt đầu từ ngày 2/2/1973, vận chuyển hàng từ các điểm tập kết
vào bến Quan (Quảng Trị), qua các cửa khẩu vượt Trường Sơn tại đèo Mụ
Giạ (Đường 12) và theo Đường 20 qua Ta Lê, Lùm Bùm.
Các binh trạm quân đội phụ trách chỉ huy chung. Xe vào (có hàng) theo
Quốc lộ 1A từ nam sông Lam đến bắc sông Gianh, xe ra (không hàng) chạy
theo Đường 22 rồi sang Đường 21.
Chiến dịch vận tải "Quyết thắng II" do Cục Vận tải đường bộ chỉ đạo,
sử dụng chủ yếu bằng lực lượng vận tải ô tô nhằm đưa hàng hoá vào Khu IV
và Quảng Trị đã hoàn thành thắng lợi và kết thúc ngày 15/2/1973.
Nhờ những biện pháp kiên quyết, tích cực, sáng tạo trên mặt trận Giao
thông vận tải, khối lượng hàng vận chuyển cho các chiến trường trong năm
1972 vẫn tăng 1,7 lần so với năm 1971, khối lượng này lên tới 274.495 tấn,
trong đó hàng vận tải vào chiến trường miền Nam nhiều gấp 6,1 lần, vận
chuyển phục vụ cách mạng Lào vượt 10% so với kế hoạch [72, tr.64].
Cuối tháng 8/1972, trong báo cáo gửi Níchxơn, cơ quan tình báo Mĩ đã
phải thú nhận: "Mặc dù ném bom rất ác liệt vẫn không giảm bớt đi một cách
có ý nghĩa việc đưa người và trang bị vào miền Nam Việt Nam" [42, tr.212].
82
Trong thời gian chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ở miền
Bắc đã xuất hiện rất nhiều tấm gương dũng cảm, thông minh, sáng tạo trên
mặt trận giao thông vận tải. Những gương dũng cảm không sợ hi sinh, xông
vào hiểm nguy cứu hàng, cứu xe tiếp tục đưa hàng lên phía trước xuất hiện
càng nhiều. Đội xe Trần Văn Huệ của Công ty vận tải ô tô số 1 Nghệ - Tĩnh
nhận nhiệm vụ chuyên chở gạo do tàu biển đưa vào rồi chở về Bến Thuỷ tạo
chân hàng đi B, C. Biết được kế hoạch tổ chức liên vận của ta, địch tập trung
máy bay, tàu chiến đánh phá rất ác liệt. Trong bom đạn của địch, đội xe của
Huệ đã hoàn thành thực hiện kế hoạch vận chuyển 180 ngày liền (từ tháng 5
đến tháng 11 năm 1972) dù bị địch đánh 39 lần, bị hỏng và bị phá huỷ 9 xe,
nhiều người bị thương và hi sinh nhưng những chiến sĩ trong đội xe không hề
lay chuyển quyết tâm, họ đã hoàn thành nhiệm vụ rút hơn 7.000 tấn gạo đưa
về vị trí tập kết an toàn.
Đoàn xe 8 chốt ở Quảng Bình luôn vững vàng bám trụ ở vùng dày đặc
bom đạn của giặc Mĩ là chặng cuối tuyến vận tải chi viện cho miền Nam, trực
tiếp giao những tấn hàng đầy tình nghĩa của hậu phương lớn tới tiền tuyến
lớn. Tiêu biểu cho Đoàn 8 là Đội xe 806 hoạt động trong hoàn cảnh vô cùng
khó khăn, địch đánh phá hết sức ác liệt nhưng toàn đội vẫn đảm bảo đầu xe
tốt, hoàn thành xuất sắc các kế hoạch vận chuyển cho mặt trận. Năm 1973,
Đội đã được phong tặng danh hiệu tập thể Anh hùng Lao động.
Qua các tuyến vận tải đường bộ, miền Bắc đã đảm bảo sự chi viện về
người và vật chất cho chiến trường miền Nam. Bên cạnh lực lượng công binh,
thanh niên xung phong, lực lượng bảo đảm giao thông, chúng ta đã phát huy
sức mạnh to lớn của nhân dân trên mặt trận giao thông vận tải, từng bước tiến
lên giành những thắng lợi to lớn hơn.
Một nét tiêu biểu của những năm tháng toàn dân tham gia chống Mĩ
trên mặt trận giao thông vận tải là phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" phát
83
triển ở khắp mọi nơi có tuyến đường đi qua. Nhiều nhạc sĩ bằng cảm xúc sâu
sắc đã sáng tác nhiều ca khúc về những cuộc chiến đấu vì những cây cầu,
những con đường, những chuyến hàng trong bom đạn ác liệt của kẻ thù. Các
ca khúc: Cô gái mở đường (Xuân Giao), Tôi người lái xe (An Chung), Xe ta
đi trong đêm Trường Sơn (Tân Huyền), Bài hát của người lái xe (Nguyễn Đức
Toàn),Yêu biết mấy những con đường (Phạm Tuyên), Chào em cô gái Lam
Hồng (Ánh Dương), Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây (Nhạc Hoàng Hiệp,
thơ Phạm Tiến Duật), Đường Trường Sơn xe anh qua (Văn Dung), Bài ca
giao thông vận tải (Hoàng Vân), Bài ca của đội nữ tiếp vận (Thuận Yến), Vui
mở đường (Đỗ Nhuận)... và nhiều ca khúc khác đã được các nghệ sĩ, các đội
văn nghệ nghiệp dư và nam nữ thanh niên xung phong, cán bộ công nhân giao
thông vận tải hát lên ngay bên hố bom, nơi trọng điểm vừa tan khói đạn và
trên những chuyến xe sắp băng vào tiền tuyến. Tiếng hát và những giai điệu
đó đã tiếp thêm niềm tin và sức sống mãnh liệt cho các chiến sĩ chiến thắng
kẻ thù trên mặt trận giao thông vận tải, mỗi ca khúc đã thực sự đi vào lịch sử,
đã góp phần quan trọng động viên và ca ngợi chính những con người làm nên
lịch sử.
Đầu tháng 10 năm 1972, phái đoàn Mĩ đến Pari để nối lại cuộc đàm
phán đã bị gián đoạn từ tháng 3/1972. Trong cuộc tiếp xúc riêng với đại diện
Mĩ ngày 8/10/1972 tại Pari, ta đưa ra dự thảo "Hiệp định về chấm dứt chiến
tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam" và đề nghị thảo luận để đi đến kí kết. Ngày
17/10/1972, Văn kiện Hiệp định được hoàn tất và hai bên đã thỏa thuận đến
ngày 31/10/1972 sẽ kí chính thức.
Trung ương Đảng và Chính phủ đã xác định: Mĩ nhất định sẽ phải
ngừng ném bom miền Bắc, phải rút quân về nước, nhưng chúng muốn rút
quân trên thế mạnh. Miền Bắc phải sẵn sàng đối phó trước "cơn giãy giụa"
điên cuồng của tên trùm hiếu chiến.
84
Quả vậy, đế quốc Mĩ đã tập trung một lực lượng không quân lớn, từ các
căn cứ quân sự của chúng ở Thái Bình Dương và ở khu vực Đông Nam Á.
Cuối năm 1972, chúng tiến hành cuộc tập kích chiến lược bằng pháo đài bay
B52 vào thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và nhiều khu vực ở miền Bắc nước ta
hòng giành thế mạnh tại bàn đàm phán ở Hội nghị Pari.
Nhưng đế quốc Mĩ và Tổng thống Níchxơn đã tính nhầm nước bài cuối
cùng trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Bằng sức mạnh
của lòng căm thù và trí tuệ của cả dân tộc, quân và dân thủ đô Hà Nội đã lập
nên một trận "Điện Biên Phủ trên không" trong 12 ngày đêm (18 đến
29/12/1972), bắn rơi hàng loạt pháo đài bay B52, đập tan cuộc tập kích chiến
lược bằng không quân của giặc Mĩ vào thủ đô Hà Nội. Chiến thắng oanh liệt
này đã buộc đế quốc Mĩ phải chính thức kí Hiệp định Pari lập lại hoà bình ở
Việt Nam.
Tóm lại, trong hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, từ
1964 đến 1968 và từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 1 năm 1973, mạng lưới giao
thông vận tải của miền Bắc nước ta phải đương đầu với khoảng 7 vạn trận
đánh phá của 50 loại máy bay hiện đại nhất và tối tân nhất của địch, trung
bình mỗi ngày, giặc Mĩ dùng 500 - 700 lần chiếc máy bay để oanh kích, ngày
cao điểm có 1.200 lần chiếc máy bay đánh phá. Riêng số bom đạn ném xuống
miền Bắc gấp 5 lần số bom đạn Mĩ ném xuống Châu Âu và khu vực Địa
Trung Hải trong thế chiến thứ II (trong khi diện tích miền Bắc Việt Nam nhỏ
hơn rất nhiều so với diện tích Châu Âu).
Nhưng chính bom đạn ác liệt của địch càng làm nổi bật sức mạnh đoàn
kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,
tình đồng bào, đồng chí của cán bộ công nhân viên chức ngành Giao thông
vận tải và toàn quân, toàn dân ta.
85
Chính từ trong bom đạn ác liệt của địch đã nảy sinh trí thông minh, lòng
dũng cảm thể hiện ở muôn vàn hành động cách mạng, luôn luôn tiến công,
sẵn sàng hi sinh xương máu, chịu đựng gian khổ, vượt lên khó khăn với khẩu
hiệu: "Địch phá ta cứ đi". Trên những tuyến đường ra chiến trường, các đoàn
vận tải, các đội viên thanh niên xung phong đã kiên cường bám trụ, bảo đảm
an toàn cho các đoàn quân ra mặt trận và các xe chở hàng vượt qua các "trọng
điểm" chi viện cho chiến trường. Cuộc chiến đấu trên mặt trận giao thông vận
tải đường bộ của quân và dân ta trước vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện
đại, trước âm mưu thâm độc và tàn bạo của Mĩ là cắt đứt sự chi viện của miền
Bắc cho miền Nam cuối cùng đã giành thắng lợi to lớn. Thắng lợi này đã góp
phần tạo nên cơ sở vững chắc cho quân và dân ta tiếp tục tiến lên giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.
3.3. Khôi phục, mở rộng và xây dựng các tuyến đƣờng giao thông
chiến lƣợc đáp ứng yêu cầu giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973 - 1975.
Sau khi Hiệp định Pari được ký kết 27/1/1973, trong điều kiện hoà bình,
nhân dân miền Bắc ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, trong đó có giao
thông vận tải, nhằm tăng cường tiềm lực mọi mặt, dồn sức giải phóng miền
Nam. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 đã xác định phải
"Tích cực xây dựng, phát triển và hoàn thiện các tuyến giao thông vận tải,
bảo đảm vật chất cho các lực lượng vũ trang trên các chiến trường" [11,
tr.418].
Trải qua hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, hệ thống giao
thông đường bộ trên miền Bắc, nhất là những tuyến đường chiến lược đã bị
tàn phá nặng nề. Sau khi hoà bình được lập lại, trên các tuyến đường 1A, 1B
lực lượng đảm bảo giao thông cùng lực lượng công binh và nhân dân địa
phương đã nhanh chóng khôi phục, sửa chữa làm mới những đoạn cần thiết.
86
Nhìn chung, đến 1975, cả hai tuyến đường đã được khôi phục, sửa chữa, nâng
cấp, đảm bảo xe cộ qua lại thông suốt.
Ngoài Đường số 1, các tuyến Đường số 2, 3, 5, 6, 15 cũng được nhanh
chóng khôi phục, sửa chữa. Đặc biệt, Đường số 15 bắt đầu từ Bãi Sang (Hoà
Bình) đến Cam Lộ (Quảng Trị) chạy qua phần giữa các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là một đường giao thông chiến lược quan trọng,
đảm bảo cho việc vận tải người và hàng hoá từ các tỉnh miền Bắc qua vùng
"cán xoong" - Khu IV vào đến chiến trường, phục vụ cho cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy Xuân 1975.
Ngoài những tuyến đường trên, tuyến giao thông đường bộ quan trọng
nhất mà chúng ta đã khẩn trương khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới trong
những năm 1973 - 1975 là tuyến vận tải chiến lược 559 - Đường Hồ Chí
Minh.
Việc kí kết Hiệp định Pari đầu năm 1973 là một thuận lợi mới, một thời
cơ mới đối với tuyến chi viện chiến lược Đường Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh
đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ
Giao thông vận tải, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã sớm nắm bắt được thời cơ,
phát huy mọi kinh nghiệm và sáng tạo, chuyển hướng mọi mặt hoạt động trên
tuyến sát với tình hình, nhiệm vụ mới, tạo ra cơ sở vật chất cụ thể, góp phần
cho Bộ Chính trị sử dụng đúng thời cơ. Những sự chuyển hướng mới trên
tuyến đường Hồ Chí Minh đã diễn ra sâu rộng, mau lẹ với quy mô lớn.
Trong suốt 14 năm, "Con đường mòn Hồ Chí Minh" luôn mở rộng và
dài thêm theo chiều dài cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đến đầu năm 1973,
mạng đường chiến lược đã được xây dựng, mở rộng trên địa bàn Tây Trường
Sơn về cơ bản vẫn là tuyến đường đất, chỉ đảm bảo vận chuyển được trong
mùa khô, còn trên địa bàn Đông Trường Sơn, ta cũng sớm có ý định xây dựng
tuyến đường chiến lược, nhưng chỉ mới thực hiện được đoạn ở phía bắc từ
87
Đường số 9 phát triển đến địa đầu Khu V, chưa có điều kiện thực hiện mở
đường qua Tây Nguyên.
Để đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng vận chuyển và mật độ phương tiện
sử dụng trên đường nhằm tổ chức được vận chuyển lớn, chi viện nhiều vật
chất cho chiến trường cần nhanh chóng xây dựng, phát triển mạnh mẽ mạng
đường giao thông vận tải chiến lược ra phía trước. Một mặt, cần tiếp tục củng
cố vững chắc tuyến đường dọc Tây Trường Sơn, mặt khác tiếp tục đẩy mạnh
xây dựng tuyến đường Đông Trường Sơn một cách cơ bản từ Đường 9 vào
đến miền Đông Nam Bộ, trước mắt xây dựng gấp rút đoạn từ Đường 9 vào
đến Tây Nguyên, Khu V, kết hợp cải tạo và xây dựng đường tiêu chuẩn quốc
gia cấp 4 miền núi, xuyên Bắc Nam, điểm đầu ở Tân Kỳ - Nghệ An, điểm
cuối ở Chơn Thành - Tỉnh Bình Phước, dài trên 1.300 km.
Kế hoạch xây dựng cơ bản 1.920 km đường Trường Sơn, gồm tuyến
phía đông dài 1.200km từ Khe Gát (Quảng Bình) đến Bù Gia Mập (Lộc Ninh)
và tuyến phía tây dài 720 km từ Phong Nha đi Plây Khốc được Hội đồng
Chính phủ phê duyệt tháng 11 năm 1973.
Trong kế hoạch 3 năm xây dựng hậu phương (1973 - 1975), Tổng cục
Hậu cần xác định mức độ xây dựng cơ bản đường Trường Sơn: Đối với tuyến
phía Đông, mở trục đường từ Chà Lỳ đi Hướng Hoá, La Đụt, Khâm Đức, Đắc
Tô, Bù Gia Mập, Lộc Ninh thi công từ tháng 4/1973 đến 1975 xong mặt
đường, rải nhựa từ Chà Lỳ đến Khâm Đức, từ Khâm Đức đến Đắc Tô rải đá,
từ Đắc Tô đến Lộc Ninh là đường đất. Tuyến phía Tây: tiếp tục duy trì, củng
cố, kiến thiết cơ bản có trọng điểm, củng cố lại hệ thống cầu bảo đảm sử dụng
trong cả 2 mùa (khô và mưa).
Một thuận lợi lớn là trong việc làm đường ta nhận được sự giúp đỡ chí
tình của nước Cộng hoà CuBa anh em. Sau khi sang thăm Việt Nam, Thủ
tướng Phiđen Castrô đã quyết định giúp đỡ một số xe máy làm đường trị giá 6
88
triệu đôla mua ở Nhật, cùng một số kĩ sư và công nhân làm đường lành nghề
sang tham gia việc mở đường Đông Trường Sơn.
Công trình xây dựng đường Đông Trường Sơn được khởi công từ cuối
năm 1973. Nhà nước đã huy động lớn vốn đầu tư cùng các phương tiện cơ
giới hiện đại và 3 vạn bộ đội, thanh niên xung phong cho công trình lao động
xây dựng tuyến đường quan trọng này. Điểm thuận lợi của tuyến đường này
là đi trên đất nước ta sát với các chiến trường nên rút ngắn được thời gian
giao hàng, giao quân. Với tinh thần hết sức tích cực, khẩn trương, đến đầu
1975, tuyến đường phía Đông Trường Sơn đã được xây dựng thông suốt đến
Bù Gia Mập, tuyến đường phía Tây Trường Sơn được củng cố, nâng cấp, bảo
đảm được 2 làn xe chạy với đội hình lớn trong mùa khô. Trong 2 năm 1973 -
1974, công binh Trường Sơn cùng lực lượng thanh niên xung phong trên
tuyến đường xây dựng thêm được 5.500 km đường bộ, bằng gần 50% khối
lượng đường xây dựng được trong 8 năm trước đó (1965 - 1972), đưa chiều
dài mạng đường giao thông chiến lược Trường Sơn lên 16.790 km, trong đó
có 6.810 km đường trục dọc, 4.980 km đường trục ngang, 5.000 km đường
vòng tránh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau khi trực tiếp kiểm tra đường Đông
Trường Sơn đã đánh giá: "Đây là một năng lực mới để thực hiện rút ngắn thời
gian vận chuyển và hành quân" [15, tr.489]. Đây cũng là cơ sở để cuối tháng
3/ 1975, Đại tướng phát lệnh: "Thần tốc, đại thần tốc cho chiến dịch Hồ Chí
Minh". Đại tướng Văn Tiến Dũng đã đánh giá: "Đường Hồ Chí Minh, Đông,
Tây Trường Sơn đã thỏa mãn kịp thời, đầy đủ mọi nhu cầu về vật chất và binh
lực trong chiến dịch, góp phần quyết định thắng lợi chiến dịch Buôn Mê
Thuột - một chiến dịch có ý nghĩa chiến lược để Bộ Chính trị lượng định đúng
thời gian giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước" [15, tr.489].
89
Từ khi hình thành 1959 đến 1975, hệ thống giao thông Đông, Tây
Trường Sơn (đường mòn Hồ Chí Minh) đã trở thành một mạng lưới giao
thông liên hoàn vững chắc bao gồm các trục nối Đông - Tây, nối ngang dọc,
các trục đường chiến dịch nối các trục đường chiến lược trên phạm vi cả 3
nước Đông Dương. Trên đất Việt Nam, tuyến đường xuyên qua 10 tỉnh từ
Nghệ An đến Lộc Ninh - Bình Phước. Trên đất Lào tuyến đường xuyên qua 7
tỉnh từ Bô Li Khăm Xai đến Attôpơ. Trên đất Campuchia xuyên qua 4 tỉnh.
Tổng cộng gồm 6 đường trục dọc theo sườn Đông và Tây Trường Sơn, 25
đường trục ngang vắt qua núi, một hệ thống đường nhánh tỏa ra các chiến
trường.
Với một mạng lưới rộng lớn, liên hoàn vững chắc như vậy, đường mòn
Hồ Chí Minh "không phải là một con đường làm cho máy bay có thể hoạt
động được mà còn là một trận đồ bát quái gồm những mạng lưới đường
xuyên qua rừng rậm" [26, tr.50]. Đó chính là nhận xét của nhà nghiên cứu
chiến lược Schelesinger khi viết về sự thất bại của Mĩ trong cuốn "Một di sản
cay đắng".
Hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh thực sự là một kì tích, một huyền
thoại trong cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta trên mặt trận
giao thông vận tải.
Với việc khôi phục, nâng cấp và xây dựng các tuyến đường giao thông
chiến lược, miền Bắc đã chuyển vào chiến trường một khối lượng lớn lực
lượng chiến đấu và vật chất chiến tranh, góp phần quyết định vào thắng lợi
vinh quang ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Tóm lại, trong những năm Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc
Việt Nam, cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận giao thông vận tải
đã diễn ra vô cùng quyết liệt. Suốt những năm tháng bom đạn ác liệt, quân và
dân ta đã phát huy cao độ trí thông minh và lòng dũng cảm, trụ bám kiên
90
cường những nơi địch đánh phá ác liệt, có mặt ở khắp các đầu mối giao thông,
quyết giữ vững mạch máu giao thông, giữ vững nhịp độ vận chuyển chi viện
chiến trường. Trong gian khổ ác liệt, từ các phong trào đảm bảo giao thông
với tinh thần "Xe chưa qua, nhà không tiếc", "Nhường nhà để hàng, nhường
làng để xe" đã xuất hiện những tập thể và cá nhân mà chiến công của họ đã đi
vào lịch sử kháng chiến chống Mĩ như những tấm gương tiêu biểu cho ý chí
giải phóng miền Nam của quân dân hậu phương miền Bắc. Có thể nói ý chí
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là động lực thôi thúc mọi lực
lượng chiến đấu, công tác trên mặt trận giao thông vận tải. Vượt lên mưa bom
bão đạn của kẻ thù, họ đã sáng tạo nhiều phương thức vận chuyển, nhiều cách
đánh địch, nhiều cách đối phó rất độc đáo và hữu hiệu với những thủ đoạn
ngăn chặn của máy bay, tàu chiến Mĩ. Đó là việc vận chuyển bằng xe đạp thồ,
xe trâu, xe cút kít; việc mở đường vòng tránh và tận dụng đường liên xã, liên
thôn, là việc gùi cõng từng bao gạo, can xăng vượt qua trọng điểm. Những
thành tích trên mặt trận bảo đảm giao thông chứng tỏ chúng ta thắng địch
không chỉ bằng ý chí, quyết tâm và lòng dũng cảm mà bằng cả trí tuệ Việt
Nam. Mặc dù kẻ địch dùng trăm phương ngàn kế với đủ các loại vũ khí và
phương tiện chiến tranh hiện đại nhất, nhưng chúng vẫn không ngăn cản nổi
sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Trong hai lần chiến tranh phá hoại
miền Bắc, đế quốc Mĩ đã hoàn toàn thất bại trước sức mạnh và ý chí quyết
thắng của quân và dân ta. Từ sau khi Hiệp định Pari được kí kết, chúng ta đã
khẩn trương xây dựng và mở rộng Đường Hồ Chí Minh, làm cho con đường
này trở thành một mạng lưới đường liên hoàn, vững chắc, góp phần quan
trọng vào thắng lợi của quân và dân ta ở miền Nam năm 1975.
Chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng, nhưng thời gian trôi qua không thể làm
phai mờ chiến công bất hủ của những thanh niên xung phong, bộ đội vận tải,
công binh đã chiến đấu, hi sinh vì sự sống của con đường cũng là sự sống của
91
toàn dân tộc. Những chiến công đó của một thời máu lửa phải được ghi đậm
nét trong pho sử vàng của dân tộc.
92
KẾT LUẬN
1. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975, giao thông
vận tải nói chung và giao thông vận tải đường bộ nói riêng có một vai trò cực
kì quan trọng, là một trong những nhân tố góp phần quyết định đưa cuộc
kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn. Lịch sử giao thông
vận tải Việt Nam những năm tháng chống Mĩ cứu nước là một trong những
trang sử vẻ vang nhất của dân tộc, là bằng chứng hùng hồn khẳng định trí tuệ
và ý chí Việt Nam đã chiến thắng sức mạnh bom đạn và sự tàn bạo của kẻ thù.
Kitsingơ, cố vấn an ninh hàng đầu của Tổng thống Mĩ trong thời kì chiến
tranh xâm lược Việt Nam, khi trở lại Việt Nam đã thừa nhận: "Nếu Việt Nam
chỉ anh hùng không thôi thì chúng tôi sẽ bẻ gãy, nhưng Việt Nam vừa anh
hùng, vừa thông minh, sáng tạo nên nước Mĩ đã thất bại " [10, tr.51].
2. Thấu suốt được vai trò vô cùng quan trọng của giao thông đường bộ
đối với cuộc kháng chiến, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
nêu cao quan điểm: " Giao thông là mạch máu của một nước", có tác động chi
phối trực tiếp đến cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Bởi vậy, suốt những năm
tháng kháng chiến chống Mĩ, dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, nhiều tuyến
đường giao thông vẫn được xây dựng, bảo đảm vai trò của hậu phương lớn
miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Có thể nói rằng, quyết định xây dựng
tuyến chi viện chiến lược - Đường Hồ Chí Minh - "Con đường huyền thoại"
và thực hiện thắng lợi quyết định này là một thành công kiệt xuất trong lãnh
đạo chiến tranh của Đảng cộng sản Việt Nam, là biểu hiện ý chí sắt đá, quyết
tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn dân, toàn quân ta,
biểu hiện tình đoàn kết quốc tế đặc biệt Việt Nam, Lào, Campuchia.
93
Suốt 16 năm bền bỉ và anh dũng chiến đấu, Bộ đội Trường Sơn- Đường
Hồ Chí Minh đã hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh lịch sử mà Đảng, quân đội,
nhân dân giao phó, thực hiện thắng lợi sự chi viện của hậu phương lớn miền
Bắc xã hội chủ nghĩa cho tiền tuyến lớn miền Nam, đánh bại cuộc chiến tranh
xâm lược của đế quốc Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước.
Từ những ngày đầu soi đường mở lối, tổ chức gùi thồ, giao liên, len lỏi
qua rừng rậm, cheo leo bên sườn núi đá cao, địa hình phức tạp, khí hậu nghiệt
ngã cho đến giai đoạn địch đánh phá huỷ diệt, ngăn chặn ác liệt, lớp lớp cán
bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong nam và nữ đã "xẻ dọc" Trường Sơn, xây
dựng nên hệ thống đường vận tải và hành quân cơ giới với tổng chiều dài gần
17.000 km gồm nhiều trục dọc, trục ngang nối từ miền Bắc vào tới các chiến
trường miền Nam, Trung - Hạ Lào, đông bắc Campuchia. Quá trình mở
đường cũng là quá trình chiến đấu vô cùng quả cảm và mưu trí của tất cả các
lực lượng trên tuyến, làm thất bại và vô hiệu hóa cuộc chiến tranh huỷ diệt
bằng vũ khí công nghệ cao của đế quốc Mĩ, làm giảm bớt và khắc phục sự
phá hoại của thiên nhiên để giữ vững các con đường, bảo đảm thông suốt liên
tục, tạo thế trận liên hoàn vững chắc của hệ thống đường chi viện chiến lược
từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn.
Thực tiễn lịch sử cho thấy, hệ thống đường chi viện chiến lược trên dãy
Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ không chỉ là con đường nối liền
giữa hai miền của đất nước, giữa hậu phương lớn với các chiến trường ba
nước Đông Dương, mà còn mang tính chất chức năng như một chiến trường
hoàn chỉnh, một căn cứ chiến lược của ba nước Đông Dương. Nhà báo
phương Tây Van Geirt trong cuốn sách "Đường mòn Hồ Chí Minh" đã nhận
xét: "Đường mòn Hồ chí Minh không chỉ là một con đường tiếp tế. Nó là biểu
94
tượng của cả cuộc chiến tranh Việt Nam. Nó không chỉ là một con đường cụ
thể mà là một luồng tư tưởng" [52, tr.660].
3. Từ khi Mĩ leo thang đánh phá miền Bắc và suốt những năm sau đó,
giao thông vận tải trở thành một mặt trận nóng bỏng, là nơi diễn ra cuộc đọ ý
chí và trí tuệ, đọ sức, đọ lực giữa quân và dân ta với sắt thép, vũ khí hiện đại
và bộ máy điều hành chiến tranh khổng lồ của Mĩ. Để đánh thắng chiến tranh
phá hoại của đối phương, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, toàn bộ lực
lượng chiến đấu, công tác trên mặt trận giao thông vận tải đã phát huy cao độ
chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân,
sáng tạo nhiều cách đánh địch, mở đường cùng nhiều phương thức đảm bảo
và vận chuyển có hiệu quả, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Trong 8 năm mở rộng chiến tranh dùng không quân và hải quân đánh
phá miền Bắc 1964 - 1972, đế quốc Mĩ thực hiện âm mưu hạn chế và cắt đứt
sự chi viện của miền Bắc với miền Nam. Chúng đã không từ một thủ đoạn
đánh phá nào và không từ một loại bom đạn nào ở miền Bắc. Mặc dù vậy, cán
bộ, công nhân, thanh niên xung phong ngành giao thông vận tải cùng quân và
dân ta trên các tuyến đường vẫn anh dũng, sáng tạo, giữ vững mạch máu giao
thông với ý chí "Sống bám cầu đường, chết kiên cường dũng cảm"; "Địch
phá, ta cứ đi". Nhân dân ta dọc các tuyến đường chiến lược, đặc biệt là vùng
trọng điểm Quân khu IV đã chịu đựng hi sinh to lớn, góp bao công sức bảo
đảm giao thông với tinh thần "Xe chưa qua, nhà không tiếc", tạo nên thế trận
và sức mạnh giao thông vận tải nhân dân.
Từ trong bom đạn ác liệt của địch đã xuất hiện ngày càng nhiều những
đơn vị, cá nhân anh hùng mà những chiến công, thành tích của họ ngời sáng
phẩm chất cao đẹp của danh hiệu "Chiến sĩ giao thông vận tải". Biết bao chiến
sĩ đã hi sinh dọc các tuyến đường, họ thuộc các đoàn vận tải, các đội viên
thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến ở các công trường, công trình,
95
trọng điểm. Họ là những chiến sĩ hữu danh và vô danh đã từng lao động,
chiến đấu, hi sinh quên mình mà không hề đắn đo, lo sợ. Đó là những tấm
gương sáng ngời mãi mãi góp vào truyền thống "Dũng cảm, thông minh, sáng
tạo" của dân tộc Việt Nam.
4. Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, bảo đảm
giao thông vận tải chi viện chiến trường của quân và dân miền Bắc đã kết
thúc thắng lợi hơn 30 năm, nhưng, chính từ trong thực tiễn của cuộc chiến đấu
ấy đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá có ý nghĩa thiết thực trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển giao thông vận tải Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Những bài học đó là:
- Quán triệt sâu sắc đường lối kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của
Đảng, vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự - nghệ thuật chiến tranh nhân
dân, tư tưởng tiến công cách mạng vào mặt trận chống chiến tranh phá hoại,
bảo đảm giao thông vận tải.
Để đối phó có hiệu quả và chiến thắng kẻ thù trên mặt trận giao thông
vận tải, điểm đầu tiên đòi hỏi chúng ta phải đánh giá đúng địch - ta, để từ đó
tránh chỗ mạnh tạm thời của địch, khoét sâu mặt yếu của chúng, đồng thời
phát huy mặt mạnh cơ bản, khắc phục những hạn chế của ta. Trên cơ sở đó,
xác định lấy tư tưởng tiến công làm chủ đạo.
Chủ động tiến công của công binh, thanh niên xung phong bảo đảm
giao thông là: phá thế độc tuyến, phải có đường cầu chính, đường vòng tránh,
cầu dự bị, đường và cầu nghi binh, đồng thời, tư tưởng tiến công của lực
lượng này còn là phòng tránh tích cực: chủ động xây dựng công sự vững chắc
ngay trọng điểm địch đánh phá, ngay cạnh trục giao thông, trụ bám trọng
điểm, mặt đường, để khi địch đánh xong, kịp thời khắc phục hậu quả, thông
đường giải phóng xe nhanh.
96
- Phát huy cao độ sức mạnh chiến tranh nhân dân trên mặt trận bảo đảm
giao thông vận tải, chi viện chiến trường. Trong suốt 8 năm, cho dù kẻ địch
dùng trăm phương ngàn kế, huy động mọi khả năng vật chất hòng ngăn chặn sự
chi viện của miền Bắc cho miền Nam nhưng thế trận giao thông vận tải ở miền
Bắc vẫn không ngừng phát triển. Thắng lợi đó là biểu hiện sống động về sức
mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngoài lực
lượng công binh, vận tải quân sự, vận tải nhà nước …, mỗi người dân là một
chiến sĩ bắn máy bay địch, một chiến sĩ công binh mở đường, rà phá bom mìn,
giải toả giao thông.
- Xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng, xây dựng thế
trận cầu đường đi trước một bước là vấn đề sống còn của tuyến chi viện chiến
lược - Đường Hồ Chí Minh, đồng thời là khâu đột phá đầu tiên bảo đảm cho
vận tải cơ giới lớn và chiến đấu chống chiến tranh ngăn chặn ác liệt của địch.
Trong chiến tranh, việc xây dựng cầu đường đi trước một bước không
những là yêu cầu của nhiệm vụ thực hiện chi viện chiến lược mà còn là một
trong những biện pháp quan trọng bậc nhất để cản phá sự ngăn chặn, chia cắt
của không quân kể cả bộ binh địch.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là xây dựng mạng đường giao thông
với phương châm cầu đường đi trước một bước là một bài học vừa mang tính
chiến lược, vừa mang tính chiến thuật, đảm bảo thắng lợi cho nhiệm vụ thực
hiện chi viện chiến lược và phục vụ chiến dịch trong kháng chiến chống Mĩ.
- Phát huy nhân tố con người. Trên mặt trận giao thông vận tải chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, nhân tố con người nổi lên hàng đầu với
vai trò lãnh đạo, tổ chức chỉ huy của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quân uỷ
Trung ương, Bộ Quốc phòng, các cấp, các ngành từ Trung ương tới các Đảng
bộ, chính quyền địa phương. Tất cả cùng chung quan điểm: Bảo đảm giao
thông vận tải, chi viện chiến trường là nhiệm vụ hàng đầu, từ đó tập trung trí
tuệ lãnh đạo, chỉ huy, phát huy tối đa năng lực của từng tổ chức, từng con
97
người tạo lên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trên mặt trận
chống chiến tranh phá hoại, bảo đảm giao thông vận tải.
Mặt trận xây dựng và bảo đảm giao thông vận tải trong những năm
chống Mĩ cứu nước là một thiên anh hùng ca về lòng quả cảm, đức hi sinh và
trí tuệ của con người Việt Nam chiến thắng thế lực bạo tàn, chiến thắng đạn
bom, phương tiện chiến tranh hiện đại của đế quốc Mĩ.
Gương chiến đấu, hi sinh và những chiến công của quân và dân ta trên
mặt trận này sẽ được các thế hệ người Việt Nam hôm nay, mai sau, cùng nhân
loại yêu chuộng hoà bình khâm phục, tự hào.
Những bài học quý báu gạn lọc được từ thực tiễn của cuộc chiến đấu
hào hùng của quân và dân ta thuở ấy là hành trang không thể thiếu của các thế
hệ cháu con trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa ngày nay.
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1960), Văn kiện
Đại hội, Tập 1, Hà Nội.
2. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến
tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975): Thắng lợi và bài học,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng
kết cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Thắng lợi và bài học, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng (1979), 50 năm hoạt động của Đảng
cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
5. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1981), Lịch sử Đảng cộng
sản Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
6. Ban Tổng kết lịch sử Bộ Tổng tham mưu (1997), Tổng kết Bộ Tổng
tham mưu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975,
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
7. Võ Bẩm (2002), Những nẻo đường kháng chiến, Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
8. Võ Bẩm - Đồng Sĩ Nguyên - Nguyễn Việt Phương (2005), Đường về
thành phố mang tên Bác, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
9. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1996), Lịch sử kháng
chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975, Tập II, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
99
10. Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Quân khu IV - Viện Lịch sử quân sự
Việt Nam (2001), Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu IV
trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
11. Bộ Quốc phòng - Tổng cục Hậu cần (2001), Tổng kết hậu cần trong
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước 1954 - 1975, Nhà xuất bản Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
12. Bộ Quốc phòng - Tổng cục Hậu cần (2001), Công tác hậu cần trong
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ trên miền Bắc 2/1965 -
1/1973, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
13. Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh công binh (2006), Lịch sử công binh Việt
Nam 1945 - 2005, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
14. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử
Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập 1, 2, Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
15. Bộ Giao thông vận tải (2002), Lịch sử Giao thông vận tải Việt Nam,
Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
16. Bộ Giao thông vận tải, Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển
Giao thông vận tải 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Hồ sơ số 231,
Kho lưu trữ Trung ương III.
17. Bộ Giao thông vận tải, Đề cương báo cáo tổng kết 10 năm của ngành
Giao thông vận tải, Hồ sơ số 288, Kho lưu trữ Trung ương III.
18. Bộ Giao thông vận tải, Báo cáo tổng kết công tác giao thông vận tải
năm 1973, phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của
kế hoạch giao thông vận tải năm 1974, Hồ sơ số 119, Kho lưu trữ
Trung ương III.
100
19. Bộ Giao thông vận tải, Đặc điểm, tính chất và quy luật của chiến tranh
nhân dân chống Mĩ cứu nước trên mặt trận giao thông vận tải, Hồ
sơ số 94, Kho lưu trữ Trung ương III.
20. Bộ Tư lệnh công binh (1999), Lịch sử công binh 559 Đường Trường
Sơn, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân , Hà Nội.
21. Các Mác (1961), Tư bản, Quyển II, Tập I, Nhà xuất bản Sự thật, Hà
Nội.
22. Các Mác - Ăngnhen (1963), Bàn về giao thông vận tải, Nhà xuất bản
Sự thật, Hà Nội.
23. Trường Chinh (1952), Bàn về cách mạng Việt Nam, Ban chấp hành
Trung ương xuất bản.
24. Nguyễn Chương (1994), Chiến tranh phá hoại và chống chiến tranh
phá hoại qua tư liệu phương Tây, Tạp chí Lịch sử quân sự.
25. Gabrien Côncô (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Tập 2, Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
26. Cục Chính chị - Tổng cục Xây dựng kinh tế (1979), Trận đồ bát quái
xuyên rừng rậm.
27. Văn Tiến Dũng (1989), Cuộc kháng chiến chống Mĩ - Bước ngoặt lớn,
Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
28. Văn Tiến Dũng (1991), Cuộc kháng chiến chống Mĩ - Toàn thắng, Nhà
xuất bản Sự thật, Hà Nội.
29. Lê Duẩn (1976), Về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Tập I, II, Nhà xuất
bản Sự thật, Hà Nội.
30. Lê Duẩn, Về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Tập III, IV, Nhà xuất bản
Sự thật, Hà Nội.
31. Lê Duẩn (1993), Về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
101
32. Lê Duẩn (1968), Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa,
tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh, Nhà xuất bản Sự
thật, Hà Nội
33. Đảng cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị Ban chấp hành
Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nhà
xuất bản Sự thật, Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Đệ (1996), Thanh niên xung phong phục vụ giao thông
vận tải thời chống Mĩ, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
35. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Hội Cựu thanh niên xung
phong tỉnh Thái Nguyên (2006), Lịch sử thanh niên xung phong tỉnh
Thái Nguyên, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
36. Võ Nguyên Giáp (1975), Những chặng đường lịch sử, Nhà xuất bản
Văn học, Hà Nội.
37. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách
mạng Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Võ Nguyên Giáp (1979), Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
39. Võ Nguyên Giáp (1970), Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng ta,
Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
40. Giônxơn (1972), Về cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam và cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, Việt Nam Thông tấn xã
phát hành, Hà Nội.
41. Giônxơn (1972), Cuộc đời làm tổng thống của tôi, Nhà xuất bản
Buysét Saxten, Pari.
42. Lê Mậu Hãn (2001), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III (1945 -
2000), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
102
43. Lê Mậu Hãn (1995), Đảng cộng sản Việt Nam - Các đại hội và hội
nghị Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Nguyễn Công Hoà, Tất cả để chiến thắng giặc Mĩ xâm lược trên mặt
trận giao thông vận tải, Nhà xuất bản Lao động.
45. Giócgiơ C. Hiarinh (1998), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước
Mĩ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Hồ Khang (1998), Vài nét về mặt trận giao thông vận tải thời kì đầu
chống chiến tranh phá hoại 1964 - 1967, Tạp chí Lịch sử quân sự.
47. Hoàng Linh - Đỗ Mậu (1991), Việt Nam máu lửa quê hương tôi, Nhà
xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
48. Maicơn Maclia (1990), Việt Nam - cuộc chiến tranh mười nghìn ngày,
Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
49. Lênin (1952), Toàn tập, Tập 4, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcơva.
50. Phan Văn Liên (1994), Giao thông vận tải Việt Nam 1955 - 1965, Nhà
xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
51. Phan Ngọc Liên (2000), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
52. Lê Mã Lương (1998), Rà phá thủy lôi trên vùng biển Hải Phòng,
Quảng Ninh năm 1973, Tạp chí Lịch sử quân sự.
53. Mác Namara (1995), Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài
học về Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
54. Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, Tập 1, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội
55. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, Tập 4, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
56. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
57. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 7, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội,
103
58. Hồ Chí Minh (1976), Toàn tập, Tập 8, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
59. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, Tập 9, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
60. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, Tập 10, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
61. Hồ Chí Minh (1995), Biên niên tiểu sử, Tập 5, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
62. Hồ Chí Minh (1970), Vì độc lập, vì tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nhà
xuất bản Sự thật, Hà Nội.
63. Hồ Chí Minh (1994), Về giao thông vận tải Việt Nam, Nhà xuất bản
Giao thông vận tải, Hà Nội.
64. Đồng Sĩ Nguyên (1999), Đường xuyên Trường Sơn, Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
65. Đồng Sĩ Nguyên, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12, Viện Lịch sử quân sự Việt
Nam (1999), Lịch sử Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ
Chí Minh, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
66. Quân khu IV (1994), Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 -
1975, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
67. Trương Hữu Quýnh (2005), Sổ tay kiến thức lịch sử, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
68. Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh binh đoàn 12, Viện Lịch sử
quân sự (1999), Đường Hồ Chí Minh - một sáng tạo chiến lược của
Đảng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
69. Tổng cục Hậu cần (1984), Công tác vận tải quân sự trong cuộc chiến
tranh chống Mĩ cứu nước trên đường Hồ Chí Minh 1959 - 1975,
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
70. Tổng cục Hậu cần (1988), Vận tải quân sự chiến lược trên đường Hồ
Chí Minh trong kháng chiến chống Mĩ, Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
104
71. Tổng cục Hậu cần (1998), Hậu cần chiến dịch trong kháng chiến
chống Mĩ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
72. Tổng cục Hậu cần (1979), Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt
Nam, Tập 2 (1954-1975), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
73. Nguyễn Duy Trinh (1970), Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong quá trình
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
74. Nguyễn Đình Thuận (1997), Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giao thông
vận tải, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
75. Trường Đại học Giao thông vận tải (1995), Nghiên cứu - Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về giao thông vận tải, Nhà xuất bản Giao thông
vận tải, Hà Nội.
76. Văn Tùng - Nguyễn Hồng Thanh (2002), Lịch sử Thanh niên xung
phong Việt Nam (1950 - 2001), Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
77. Trung tâm từ điển bách khoa quân sự Bộ Quốc phòng (1996) , Từ điển
bách khoa quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
78. Viện Lịch sử quân sự (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt
Nam (1945 - 1975), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
79. Viện Lịch sử quân sự (1982), Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, Tập 1, Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
80. Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng (1988), Cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước 1945-1975, Những sự kiện quân sự, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
81. Viện Lịch sử quân sự - Bộ quốc phòng (1988), Lịch sử Quân đội nhân
dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
105
82. Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng (1996), Lịch sử kháng chiến
chống Mĩ cứu nước 1954 -1975, Tập II, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
83. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, tập II (1945 - 1975), Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
84. Viện Sử học (1995), Lịch sử Việt Nam 1945 - 1965, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội.
85. Viện Sử học (1985), Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
86. Việt Nam- Con số và sự kiện 1945 - 1989, Nhà xuất bản Sự thật, Hà
Nội.
87. Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái (1992), Truyền thống giao thông
vận tải Bắc Thái (1945-1992), Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà
Nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hồ Chủ tịch nói chuyện tại Đại hội thi đua
đảm bảo giao thông vận tải quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược
từ ngày 21 đến 25/3/1966.
Hồ Chủ tịch khen ngợi các đại biểu có nhiều thành tích xuất sắc
tại Đại hội thi đua đảm bảo giao thông vận tải quyết tâm đánh thắng
giặc Mĩ xâm lược ngày 21 đến 25/3/ 1966.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nữ anh hùng thanh niên xung phong giao thông vận tải
Nguyễn Thị Kim Huế tặng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội thanh niên
xung phong chống Mĩ cứu nước 1967.
Hồ Chủ tịch gặp mặt 10 cô gái xuất sắc nhất
của C9 tập thể nữ anh hùng 7/7/1968 tại Phủ Chủ tịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lễ thông xe đường Chiêm Hoá - Na Hang ngày 19/5/1961.
Với tinh thần " Xe chưa qua, nhà không tiếc"
nhân dân xã Võ Ninh, Lệ Ninh - Quảng Bình tháo dỡ nhà để sửa cầu
làm đường cho xe ta đưa hàng ra tiền tuyến 1965.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phải chịu đựng hàng trăm trận đánh phá vô cùng ác liệt
của máy bay giặc Mĩ, cầu Hàm Rồng trên trục đường 1A vẫn hiên ngang
đứng vững trên dòng sông Mã.
Mẹ Thiết ở Hương Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình tháo dầm nhà của mình
để lót đường kịp thời thông xe đưa hàng ra tiền tuyến 1967.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tiểu đội A6 - C759 của Anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế
đang san lấp hố bom sau khi giặc Mĩ bắn phá 1967.
Cạp lại hố bom, mở một đoạn đường tránh để thông xe - sáng kiến của
Anh hùng giao thông vận tải Nguyễn Thị Kim Huế 1966.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tổ phá bom thanh niên xung phong
mang tên Cù Chính Lan trên đường ra tuyến đảm bảo giao thông.
Đường 20/7 - cửa khẩu thứ 3 vượt qua Tây Trường Sơn,
do Cục Công trình I thi công 1967.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nữ anh hùng La Thị Tám quan sát để cắm cọc báo hiệu bom nổ chậm
trên đỉnh đèo ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh 1967.
Đội văn nghệ "Tiếng hát át tiếng bom" của ngành Giao thông vận tải
đang biểu diễn phục vụ tại chiến trường 1966.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) địa danh nổi tiếng
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Từng đoàn xe vận tải đang vượt qua ngầm Ta Lê, một trong
những trọng điểm bị giặc Mỹ bắn phá ác liệt nhất tại cửa khẩu tiền tiêu
quan trọng nhất của tuyến đường Hồ Chí Minh 1967.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nhân dân Thanh Hoá dùng xe đạp thồ đưa hàng ra tiền tuyến góp phần
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược 1965.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
§¹i héi thi ®ua ngµnh Giao th«ng vËn t¶i 21 ®Õn 25/3/1966.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
§•êng Tr•êng S¬n - §•êng mßn Hå ChÝ Minh, m¹ch m¸u nèi liÒn
hËu ph•¬ng lín miÒn B¾c víi tiÒn tuyÕn lín miÒn Nam
trong kh¸ng chiÕn chèng MÜ 1959 - 1975.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_07_SP_LS_KNTT.pdf