MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
3.1. Đối tượng nghiên cứu 1
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 2
5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2
6. Đóng góp của đề tài 2
7. Bố cục luận văn 2
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4
1.1. Khái niệm văn hóa và quản lý văn hóa 4
1.1.1. Khái niệm văn hóa 4
1.1.2. Khái niệm quản lý văn hóa 5
1.1.3. Khái niệm về lễ hội 6
1.1.4. Khái niệm quản lý lễ hội 7
1.2. Các văn bản pháp quy về lễ hội và quản lý lễ hội 7
1.3. Vai trò của cán bộ văn hóa đối với công tác quản lý lễ hội 8
CHƯƠNG II 10
THỰC TRẠNG LỄ HỘI THẢ DIỀU LÀNG BÁ GIANG 10
2.1. Tổng quan về làng Bá Giang xã Hồng Hà - huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây 10
2.1.1. Vị trí địa lý 10
2.1.2. Lịch sử hình thành 11
2.1.3. Đặc điểm đời sống văn hóa - kinh tế - chính trị - xã hội 13
2.2. Diễn trình phát triển xây dựng và quá trình tồn tại miếu Châu Trần, Đình Bá Giang - Thành Hoàng Làng - xã Hồng Hà 15
2.2.1. Lịch sử xây dựng miếu Châu Trần và quá trình tồn tại 15
2.3. Những giá trị văn hóa nghệ thuật của di lích 17
2.3.1. Giá trị về kiến trúc 17
2.3.2. Giá trị về đời sống tín ngưỡng 17
2.4. Lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang xã Hồng Hà huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây 19
2.4.1. Lịch sử và truyền thuyết của lễ hội thả diều làng Bá Giang 19
2.4.2. Lễ hội thả diều xưa 23
a. Công tác chuẩn bị lễ hội 23
b. Trật tự nghi lễ 28
2.4.3. Lễ hội thả diều truyền thống ngày nay 36
2.5. Ý nghĩa, vai trò của lễ hội trong đời sống văn hóa đương đại 38
2.5.1. Ý nghĩa tâm linh trong đời sống văn hóa người dân làng Bá Giang - xã Hồng Hà - huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây 38
2.5.2. Vai trò giáo dục truyền thống lịch sử 38
2.5.3. Vai trò tập hợp đoàn kết 38
2.5.4. Góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh 39
CHƯƠNG III 40
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI THẢ DIỀU TRUYỀN THỐNG LÀNG BÁ GIANG 40
3.1. Thực trạng lễ hội thả diều làng Bá Giang 40
3.1.1. Những giá trị văn hóa nghệ thuật được bảo lưu, phát triển trong lễ hội thả diều làng Bá Giang 40
3.1.2. Những bất cập và tồn đọng của lễ hội 41
3.2. Những khó khăn và tồn đọng 41
3.3. Nguyên nhân của những khó khăn và tồn đọng 42
3.4. Các phương án bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội thả diều làng Bá Giang 42
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2410 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Gìn giữ nét đẹp lễ hội truyền thống thả diều làng Bá Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù mịt. Mọi người sợ hãi van lạy thần linh. Nhưng rồi chỉ trong chốc lát gió ngừng thổi, mây tan dần, bầu trời lại sáng sủa. Trước mắt mọi người, một ngôi miếu thờ thần bản thổ xinh xắn, đẹp hơn. Mọi người vui sướng cảm nhận rằng: Thần linh đã ứng nghiệm về ngự giá. Đó là một điểm tốt lành cho quê hương. Mọi người bắt tay mở hội, tế lễ cầu mong hạnh phúc, bình yên mưa gió thuận hòa, mùa màng tươi tốt. Buổi chiều dân làng mở hội thả diều thì xung quanh miếu thờ thần linh bản thổ, đặt tên là Miếu Châu Trần. Từ đó, hàng năm cứ đến rằm tháng 3 âm lịch là dân làng nghỉ ngơi, cúng giỗ thần linh và mở hội thi thả diều truyền thống. (Theo lời kể của các cụ Nguyễn Ngọc Hợi 80 tuổi, ông Hà Huy Tiệp, giáo viên trường THCS nguyễn Ngọc Vũ, đài truyền thanh xã Hồng Hà).
Hội diều ở Bá Giang diễn ra vào giữa tháng 3 Âm lịch, là thời kỳ cây lúa chiêm ngày xưa đang thì con gái, đua nhau đẻ nhánh; Câu ca dao cổ:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
Tháng ba âm lịch, cây lúa nước và hoa màu nông nghiệp rất cần nắng ấm để quang hợp. Gió nồm Nam làm cho không khí trong lành, xua đi những ảm đạm. Ca dao xưa có câu:
“Gió nam trong buổi thanh minh
Được mùa màng, thỏa tâm tình nhà nông”
Bởi vậy, ở hội diều làng Bá Giang bao giờ cũng có lẽ cầu phong (cầu gió), người được nổi trống cầu phong thường là ông chủ tế của lễ hội năm ấy đảm nhiệm. Người mà được dân làng tín nhiệm bình bầu theo những tiêu chí riêng của làng. Người được coi là “con trưởng” của Hoàng làng, được dân tin cậy, mến phục. Hơn nữa, thả diều là thú chơi thanh tao, cao thượng. Thể hiện tư chất của người nông dân quanh năm lao động cực nhọc “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thế nhưng, tâm hồn họ lại rất trong sáng giản dị, luôn mơ ước cao đẹp chiếm lĩnh tầm cao phúc thượng. Tính cách bản lĩnh không chịu thấp hèn. Diều cao, sáo hay là những phút thăng hoa của người lao động.
Nhìn lại các truyền thuyết minh chứng cho nguồn gốc của lễ hội thả diều ở đây vừa mang yếu tố tâm linh giao cảm giữa thiên nhiên và con người, giữa người có công với dân với nước, với quê hương. Vừa mang yếu tố khoa học tự nhiên có tính quy luật âm dương của vũ trụ. Vừa là mơ ước cao sang của người lao động là lý do khách quan và hợp với lòng dân, nhất là nông dân thuần túy. Do vậy hội diều tồn tại và phát triển bền lâu.
2.4.2. Lễ hội thả diều xưa
a. Công tác chuẩn bị lễ hội
Lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang diễn ra trong 3 ngày, công việc chuẩn bị rất công phu từ mấy tháng trước. Việc quan trọng là các nghệ nhân chơi diều trong làng tự nguyện làm diều, sắm dây diều, và làm sáo. Sao cho diều đẹp, sáo kêu vang, trước ngày thì thả thử nhiều lần để điều chỉnh, sửa sang cho được những con diều ưng ý. Ai cũng mong chiếm được giải cao hơn nam trước. Quá trình chuẩn bị cho hội diều rất hào hứng, say mê vì mọi người quan niệm trong tâm thức thả diều là công việc có ý nghĩa thờ thánh, hầu thánh, sẽ được bản phúc lộc cho mọi người, mọi nhà. Cho nên họ hoàn toàn tự nguyện với niềm đam mê chứ không tiếc công, tiếc của, không đòi hỏi quyền lợi vật chất… Mặt khác, cũng là một thú chơi tao nhã sau những giờ lao động cực nhọc của nhà nông. Mong sao có những giờ phút thư thái, thăng hoa, tâm hồn bay bổng, thơ mộng. Thể hiện bản chất văn hóa cao thượng của người Việt trước những khắc nghiệt của tự nhiên.
- Cách làm diều: Làm diều để thả chơi và dự thi là cả một quy trình được đầu tư kỹ lưỡng, công phu từ nguyên vật liệu đến kỹ thuật chế tạo có tính thẩm mỹ và có giá trị hiệu quả để chiếm được giải cao. Hơn nữa diều phải cõng sáo cùng bay cao, bay chuẩn và sáo kêu hay. Như vậy là cả một hoạt động kiên kết cần mẫn, điêu luyện và cảm hứng sáng tạo của người làm diều, chơi diều và thi thả sáo diều.
- Nguyên vật liệu để làm diều:
Một chiếc diều có cấu tạo bởi khung diều (lưng diều và bụng diều) và lớp áo diều cần có các vật liệu sau:
+ Tre: Cây tre đực già, mộc ở giữa bụi, là loại tre có gióng dài, dầy và có độ dẻo cao, không có vết xước, thân tra ấy sử dụng làm khung diều.
+ Dây gai: Xưa dây gai được chế tác từ vỏ cây gai để quấn với khung diều tạo thành lớp đỡ thuận lợi cho việc bồi giấy khi dá diều thêm bền chắc.
+ Giấy dán diều: Ngày xưa diều được phất bằng giấy đó (còn gọi là giấy Nam), ngày nay diều được phất bằng loại giấy như: Giấy xi măng, ni lông…
+ Chất kết dính: Xưa kia họ dùng một nếp có pha nước vôi trong hoặc nhựa cây để dán diều. Sau khi diều khô người ta dùng quả cây cậy hoặc quả hồng non, cho vào cối giã nhuyễn tạo thành chất kết dính sền sệt như nước cháo để quét lên áo diều và phơi nắng khi khô lại tiếp tục quét từ 2 đến 3 lần áo diều sẽ ngả sang màu nâu, bền chắc và không bị ngấm nước. Ngày nay, có nhiều loại keo dán bằng chất hóa học hoặc khâu bằng chỉ bền chặt cánh diều.
+ Khung diều: Thân cây tre được chẻ ra theo kích cỡ của người có ý đồ làm diều to hoặc nhỏ. Những thanh tre được vót nhẵn, bỏ ruột lấy cật tre đem phơi từ 2 đến 3 năng, tre chuyển màu vàng ngà, họ cho vào thùng vôi đang tôi hoặc đem cuộn tròn luộc trong nước vôi trong hay nước muối. Luộc tre như vậy có tác dụng làm tre không bị mối mọt, dẻo dễ uốn cong và không bị ẩm khi mà độ ẩm thời tiết cao. Bộ khung diều gồm có khung cái là hai thanh tre ngang nối hai đầu diều và một thanh dọc ở giữa diều. Khung cái ngang tạo thành lưng diều và uốn theo các hình diều như: Cánh muỗm, cánh chanh, cánh tiên v.v… Ngoài ra, diều to uốn các thanh tre tạo thành khung con buộc ngang, dọc khuôn diều, tạo cho diều cân đối, tạo thành bụng diều để chứa gió. Tất cả các chi tiết khung cần chuẩn bị kỹ thuật cộng với kỹ thuật phất giấy theo kinh nghiệm và tài nghệ của mỗi người tạo cho cáh diều gặp gió bay lên cao, ít chao đảo và đạt hiệu quả cao.
+ Dây lèo diều: Khi buộc dây lèo diều, đo bề ngang của diều, gấp đôi lấy một phần tư trục xương chính tác ra hai bên để buộc lèo con. Đo chiều dài của diều, gấp đôi lấy một nửa buộc làm lèo cái. Có thể chơi diều là một nghệ thuật tính xảo với nhiều yếu tố tạo thành, mà việc làm diều là khâu quan trọng.
+ Phất mành diều: Khi có khung diều, việc phất mành diều là đan dây gai theo kiểu mắt cáo, làm cho khung diều chắc chắn thêm, cũng là đỡ cho áo diều khi phất giấy dễ dàng. Khi phất giấy hoặc ni lông để làm áo diều, yêu cầu không làm quá chức năng hoặc quá chùng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của con diều khi đem thả.
+ Sơn áo diều: Ngày xưa, kinh nghiệm dân gian họ lấy quả hồng non, hoặc quả cậy dập lấy nước quét lên áo diều 2, 3 lần cho diều có cánh màu gián rất đẹp mắt. Đó cũng là màu của đất (tượng trưng cho âm), diều bay lên bầu trời (tượng trưng cho dương). Âm dương gặp nhau hòa hợp càng làm cho ý nghĩa của tục thả diều mang giá trị văn hóa. Mặt khác khi diều được phủ lên lớp nhựa của quả cây, khi bay lên không trung có gặp hơi nước, độ ẩm cao vẫn khô ráo, diều vẫn bay cao. Khi chẳng may, diều bị đứt dây rơi xuống ao, hồ cũng không bị ngấm nước. Ngày nay, áo diều được dùng bằng nhiều loại vải, nilông đủ màu sắc, nhưng họ không dùng màu trắng để khi lên cao, hòa với màu mây trời, khó cho việc quan sát và chấm thi diều.
+ Dây diều: Muốn được thả diều, tất phải có dây, dây diều có nhiều loại, tùy theo diều lớn hay diều nhỏ. Diều lớn thì dây phải lớn, dài và bền chắc. Ngày trước, những người chơi diều sành điệu thường dùng loại dây tre. Loại tre dùng làm dây diều thường lấy vào tháng 4-5 âm lịch, chọn cây tre bánh tẻ, mỏng mình, thưa đốt. Những thanh tre được vót nắn nót thành sợi nguyên cật đều tăm tắp suốt từ gốc tới ngọn. Vót tre xong khoanh tròn lại rồi bỏ vào nồi luộc trong nước pha muối và hạt cây thầu dầu giã nhỏ. Đun sôi sùng sục như luộc bánh chưng độ 7 - 8 giờ đồng hồ. Vớt dây ra nối lại với nhau bằng kỹ thuật khéo léo đặc biệt sao cho các mối đều nhẵn. Sau đó vuốt một lớp sáp bóng rồi mới cuộn vào cái lồng. Cái lồng bằng tre đan có gờ rất nhẹ, lại bền đẹp, gặp mưa nắng cũng không bị ải mục. Có thể chơi 5 - 7 năm. Diều chơi bằng dây tre khi bay lên bay xuống không bị đảo, dây không bị co dãn. Ngày nay người chơi diều thường dùng bằng dây cước, dây dù.
Các loại diều: Từ xưa đến nay, hội thi thả diều ở làng Bá Giang đã có nhiều loại diều tham gia hội. Có 5 loại chính sau đây:
- Các loại diều:
Từ xưa đến nay, hội thi thả diều ở làng Bá Giang đã có nhiều loại diều tham gia vào hội. Có 5 loại chính sau đây:
+ Diều cánh mộc: Hình dáng diều giống như cây hoa mộc. Chiều dài của diều thường là 2m bề ngang 0,7m cánh diều cong vừa phải, hai đầu diều nhọn lại. Loại diều này lên thẳng, xuống thẳng, lên rất khỏe bay cao nhưng điều khiển khó hơn các loại diều khác. Khung diều làm bằng tre, dán giấy bản 2 lượt, hoặc giấy xi măng. Ngày nay làm bằng vải, nilông… loại này làm nhiều với các cỡ khác nhau.
+ Diều cánh nhanh: Hình dáng diều cũng giống như lá chanh, chiều dài thường là trên 2m rộng 0,7 - 0,8m loại diều này cánh cong, mũi nhọn nên dễ điều khiển hơn, diều lên xuống nhẹ nhàng, chỉnh cánh diều thuận tiện. Dán diều cũng bằng giấy bản, phất 2 lượt. Nay có thêm nilông diều dễ bay cao, nhẹ. Loại này thông dụng.
+ Diều cánh bầu: Hình dáng giống phần đuôi quả bầu, loại diều này không lên cao, diều đứng không cao đảo, dây dài đưa diều về phía xa. Giấy dán tương tự như diều khác.
+ Diều cánh muỗm: Hình dáng giống chiếc lá muỗm (xoài). Diều có thể làm dài 2m trở lên, cong hai đầu mũi diều, đeo được nhiều sáo (từ 1 đến 5 chiếc sáo). Loại này dễ sử dụng lên cao, khi xuống hay chao đảo, bay là là mặt đất.
+ Diều cánh tiên: Như một nàng tiên có hai cánh xòe hai bên, phần trên có đầu, dưới có đuôi xòe, trông đẹp mắt.
+ Diều nhỏ: Cùng với hàng chục chiếc diều lớn của các nghệ nhân trong làng, còn có hàng trăm chiếc diều loại nhỏ, hàng năm cũng tham gia vào hội thả diều. Diều nhỏ có nhiều loại hơn, nghệ nhân và nhiều người dựa vào các hình thù của các con giống như cánh tiên, cánh bướm, con chim, máy bay… mà sáng tạo ra đủ loại diều rất phong phú, màu sắc diều nhỏ rực rỡ theo sở thích của từng người chơi diều. Kích thước diều nhỏ từ 30 - 60 - 80 cách mạng một diều. Diều nhỏ cũng đeo sáo nhỏ hoặc vằng (kêu ve ve, o, o) nhưng diều nhỏ bé nhất dán thêm đuôi diều bay phấp phới.
- Sáo diều: Mỗi chiếc diều đều được gắn một bộ sáo, hai hoặc ba chiếc, có khi đến năm chiếc một bộ. Ở Bá Giang, diều thường chỉ đeo một bộ hai hoặc ba chiếc sáo. Một sáo ốc và một sáo chuông, tiếng kêu đu đu, vo vo vừa trầm, vừa bổng.
Hình ống sáo thì giống nhau, chỉ khác là độ to, nhỏ, dài, ngắn phù hợp với độ to nhỏ của diều. Tre làm ống sáo nhất thiết phải là tre chiết sóc (nghĩa là tre già chết đứng trong bụi tre), lá vàng úa, vỏ ngả màu cánh gián với những sọc trắng ngà, óng ánh, thịt tre đỏ au song không bị nứt nẻ, sẽ tạo cho sáo có tiếng kêu to và hay.
Ống tre làm sáo đem chẻ bỏ cật ngoài, nạo ruột mật, nạo cho bóng đẹp. Hai đầu ống bịt bởi 2 mặt sáo thường làm bằng gỗ vàng tâm mỏng tròn hình lòng chảo, úp vào ống sáo, đàng lõm ở mặt trong, đàng lồi ở mặt ngoài. Phía lồi gọi là mặt sáo. Mặt sáo được gắn chặt vào ống sáo bằng sơn ta. Miệng sáo khoét trên mặt sáo, khẩu độ rộng hẹp, dài ngắn bao nhiều là tùy theo kinh nghiệm của chủ diều. Tiếng sáo to nhỏ, đổ nhịp, đổ mau, thưa… là phụ thuộc vào vòm miệng và lợi sáo.
Ở giữa ống sáo khoét một lỗ vuông hoặc tròn để cắm ngạc sáo. Để bịt kín hơi khi gió lùa vào miệng sáo tạo nên âm thanh, người ta dùng 2 miếng gỗ mỏng tròn vừa vặn bằng lòng ống sáo, gắn kín bằng sơn ta. Sáo làm xong được gắn vào lưng diều. Sáo có nhiều loại nhưng người thả diều ở làng Bá Giang thường gắn 2 đến 3 loại tùy theo diều lớn hay nhỏ. Chiếc sáo to dưới cùng, chiếc nhỏ ở trên cùng. Sáo được sơn bằng các màu như: Đỏ, đen, gụ, cánh dán, vàng, xanh… tùy theo ý thích của từng người chơi diều.
- Có 4 loại sáo diều thường dùng:
+ Sáo tiếng chiêng: Tiếng kêu “bi bi”.
+ Sáo tiếng ốc: Tiếng kêu “đu đu” như tiếng tù và, dài khoảng 30cm.
+ Sáo tiếng chuông: Tiếng kêu “đô đô, vô vô” như tiếng chuông đồng, dung tích nhỏ hơn sáo tiếng ốc.
+ Sáo tiếng còi: Tiếng kêu “vo vo” đanh tiếng, sáo nhỏ và ngắn hơn.
Khi lắp sáo, người ta lắp một sáo tiếng ốc kèm một sáo tiếng chuông hoặc 1 tiếng còi tạo thành 2 âm thanh đi liền với nhau như tiếng của “mẹ gọi - con thưa”; Biểu tượng của tình mẫu tử. Hoặc cặp cả ba loại tiếng ốc, chuông, còi với nhau, nhưng tiếng sáo vẫn kêu rành mạch không bị lấn át tiếng nhau. Sáo cặp ba dân gian gọi là sáo “con khóc mẹ ru”. Thế mới là sáo hay. Diều to có thể cặp tới 5 ống sáo, với 5 âm thanh hòa quyện với nhau.
b. Trật tự nghi lễ
Chiều ngày 14-3 (âm lịch) dân làng làm lễ cáo yết thần linh tại Đình Bá Giang. Các thành viên ban tổ chức người nào việc nấy, không khí nhộn nhịp bày đặt đồ tế tự và một số công việc cần thiết cho ngày đại lễ hôm sau. Phía ngoài đường lớn treo một lá cờ đại bay phấp phới. Trong sân đình hai hàng cờ lọng dẫn từ nghi môn vào tới nhà tiền tế. Nhà tiền tế trải chiếu hoa, hai hàng binh khí và bát bửu đặt hai bên tả hữu. Cây quán tẩy để ngoài cùng nước trà thơm chuẩn bị sẵn. Ở giữa tiền tế là chiếu hoa dành riêng cho chủ tế, bồi tế, chủ văn. Hai bên là vị Đông xướng và Tây xướng. Phường bát âm ở phía bên trái (từ ngoài vào). Lễ cáo yết thần linh được mở đầu bằng việc dâng lễ vào trung cung và hậu cung. Lễ vật gồm xôi, gà, hoa quả. Bài văn tế cáo yết ở đình cho ông chủ văn đọc:
“Hách trạch thần uy
Thông minh thiên tích
Thức ngọc thức kim
Như khuê như bich
Loan gia thức nghinh
Xuân diên nhập tịch
Duyên cát vi hy
Duy thần chi tích
Thường kỳ cách ty
Vĩnh thùy lợi ích
Tích phúc vô cương
Thừa hưu vô địch”
Lễ cáo yết diễn ra trang nghiêm, thành kính ngắn gọn, ban tế hoàn tất mọi công việc chay ngày chính tiệc hôm sau.
Ngày 15 tháng 3. Ngay từ sáng sớm, đình làng đã tề tựu đông đủ các ban hành lễ và nhân dân. Mọi người sửa soạn và chỉnh trang các nghi trượng đồ lễ sẵn sàng vào nghi lễ chính tiệc.
Lễ vật cúng tế: Ngày xưa ban hành lễ dâng cả một con lợn đã luộc chín và xôi, oản, hoa quả vào trình lễ. Ngày nay, thay bằng mâm, xôi đặt thủ lợn cắp đôi, tượng trưng cho cả lợn chín và hương hoa, oản, quả. Khi dâng lễ vật vào đình, ông chủ tế quỳ giữa chiếu mọi người im lặng, trang nghiêm.
Quần áo tế: Ông chủ tế mặc áo xanh tím than, giữa có ô vuông màu đỏ, đội mũ đỏ và đi giày đỏ theo kiểu hài. Quan viên tế mặc áo xanh lam, đầu đội mũ tím than, chân đi giầy màu đen. Các đội viên bát âm và chấp kính, bát bửu mặc áo lậu màu da cam đậm, đầu chít khăn đỏ.
Thành phần tham gia vào ban tế gồm 24 người cùng với phường bát âm (8 người). Một vị chủ tế, 4 vị bồi tế, 1 Đông xướng, 1 Tây xướng, 10 vị dẫn tế, 1 vị thủ từ các miền trong làng với những qui định cẩn trọng. Là người có uy tín, đạo đức song toàn, không có bụi tang… Tuổi từ 60 trở lên có ngoại hình đẹp, có ý thức thanh sạch đối với nhà thánh. Là nhân vật chính để hành lễ, nên vị trí đứng ở giữa trước ban thờ.
Bồi tế: Có nhiệm vụ vái lạy phụ họa theo chủ tế.
Đông xướng và Tây xướng: Thường hai vị này đứng đối diện quay mặt vào nhau ở hai bên chếch về phía sau vị chủ tế. Mọi nghi thức trong buổi tế đều do 2 vị Đông xướng và Tây xướng hô lên theo bài bản đã qui định.
Dẫn tế: Là 2 vị cầm đài nến đi trước dẫn đường cho những tuần tế.
Đọc chúc và chuyển chúc làm việc lấy chúc văn trên bàn thờ trao cho ông chủ văn đọc văn tế và văn hóa tế sau buổi tế.
Chấp sự: Là các vị dâng tiến các lễ vật trong các bàn thờ, chuyển rượu từ dẫn tế và rót rượu trên các bàn thờ.
Chiêng đặt bên trái, trống đặt đối diện bên phải trong sân đình. Tiếng chiêng, trống vang lên đều nhịp điệu làm cho không khí của buổi lễ trang trọng và hào hứng.
Ở các cuộc tế còn phải kể đến 4 người chấp kích, mặc áo lậu tay cầm kiếm, chùy và đao mắc. Các vị đứng trang nghiêm ở 4 cột đình như đội quân danh dự đảm bảo sự nghiêm cẩn của cuộc tế lễ. Thể hiện oai phong thanh thế của nhà thánh trong đại lễ.
Điểm khác so với tế ở các địa phương là không có khởi chính cổ, nghĩa là không cử nhạc ban đầu, mà buổi tế bắt đầu theo trình tự.
Xướng: Củ soái tế vật.
- Lễ nhạc tựu vị: Phường bát âm cử lễ nhạc rộn ràng.
- Quán tẩy nghệ quán: Chủ tế và các quan viên tế lui ra ngoài nơi đặt cây quán tẩy nhúng tay vào nước thơm làm phép tẩy…
Thượng hương: Hai dẫn tế đi trước, theo sau là hai ông dẫn nến, một người cầm ống hạc (đựng trầm hương), một người cầm ống thìa (ống đũa gắp trầm hương), cùng tiến vào.
Chủ tế và hai ông dẫn hương quỳ xuống trước bàn thờ. Chủ tế nhận ống thìa vái một cái, cầm ống hạc vái một cái rồi đưa cho hai ông dẫn hương đặt lên bàn thờ, gắp trầm vào lư hương. Sau đó dẫn đến và dẫn hương quay ra.
- Bình thân hành sơ hiếu lễ: Chủ tế cùng các bồi tế quỳ lạy 4 lạy, quay sang trái lui ra.
- Lễ nghênh thần các cùng bái: Chủ tế đi ra ngoài nơi đặt hai bàn đẳng.
- Chuốc tửu: Chấp sự rót rượu từ nậm ra các chén và đặt chén vào đài rượu.
- Hiến tước: Từ bên ngoài, hai dẫn tế đi theo sau là các chấp sự dâng đài rượu chia làm hai hàng đi hai bên. Chủ tế đi theo sau. Tiếp đến là ban nhạc công vừa đi vừa cử nhạc, múa sểnh tiền.
Khi tiến đến trước ban thờ ngoài, chủ tế bước lên sập thờ quỳ xuồng, hai ông dẫn rượu quỳ theo. Chủ tế cầm đài rượu bên đông vái một cái rồi trao lại cho hai ông dẫn tế tiếp tục quỳ.
- Tiến tước: Đoàn dẫn rượu tiếp tục đi vào hậu cung. Cụ thủ từ nhận từng đài rượu của các dẫn tế đổ vào chiếc bình lớn trên bàn thờ hậu cung. Hai hàng dẫn tế chui qua gầm khán thờ, Đông đi sang Tây (và ngược lại), lần lượt đi ra ngoài.
- Phủ phục bình thân, phục vị: Chủ tế phủ phục lạy và quay ra vị trí cũ.
- Quân hiến: Thủ từ rót rượu lên bàn thờ ngoài bái đường.
- Bình thân tiến chúc: Hai dẫn tế đi trước, theo sau là chuyển chúc và đọc chúc và đọc chúc vào bàn thờ.
- Nghệ đọc chúc vị: Chủ tế, các bồi tế đều quỳ xuống. Tiến chúc lấy trên bàn thờ một chiếc giá văn, lật tấm khăn nhiễu đỏ lên rồi chuyển cho chủ tế. Chủ tế hai tay nâng giá văn vái một vái rồi chuyển cho ông chủ văn đọc chúc. Chủ tế tay nâng giá văn đọc chúc. Tất cả chiêng trống ngừng bặt. Chỉ còn tiếng đọc văn chậm dãi ngân nga.
Sau khi đọc xong, chúc văn được chuyển lên bàn thờ. Hai ông dẫn chúc và đọc chúc lui ra theo sau dẫn tế. Chủ tế và bồi tế lạy hai lạy và lui về vị trí cũ. (Các tuần hiến tước sau lặp lại nghi thức như tuần tế trước).
- Hành chung hiến lễ: Chủ tế tiến lên trước bàn thờ và quỳ xuống.
- Ẩm phước: Một vị chấp sự tiến vào đại bái lấy uống một đài rượu mang đến ông chủ tế.
- Chủ tộ: Chủ tế nhận chén rượu từ tay vị chấp sự và uống một hơi, đưa chén cho chấp sự.
- Phủ phục: Chủ tế quỳ xuống lạy hai lạy tạ ơn thánh cho hưởng lộc rồi bình thân phục vị.
- Lễ tạ thần các cung bái: Chủ tế tiến lên trước bàn thờ, cùng các bồi tế quỳ lạy bốn lạy rồi trở lại vị trí cũ.
- Bình thân phụng chúc: Hai ông dẫn tế đi theo ông chủ van và hiến chức tiến vào ban thờ cùng ông chủ tế quỳ xuống. Ông hiến chúc giờ lấy văn tế từ giá văn xuống cuộn tròn đưa cho chủ tế. Chủ tế cầm văn tế vái lạy một vái rồi đưa cho ông chủ văn để hóa chúc văn, hai ông dẫn chúc vái và mang văn ra ngoài hóa văn.
- Lễ tất: Chủ tế và bồi tế lạy hai lạy rồi vào thượng điện vái lạy lần cuối. Các thành viên ban tế lần lượt vào vái tạ thần linh.
Lễ trình diều:
Chiều ngày 15 tháng 3 ở miếu Châu Trần bản thổ diễn ra lễ trình diều. Những người dự thi mặc quần áo trắng, đầu chít khăn đỏ. Lưng quấn khăn đỏ, chân thắt ống bằng vải đỏ. Người dự thi mang diều và lễ vật đến đặt trước bàn thờ thánh. Sau đó ban tổ chức tiến hành thủ tục khám diều. Những diều đủ tiêu chuẩn qui định thì được tiếp nhận và đánh số theo thứ tự 1, 2, 3… đến hết số diều đăng ký dự thi. Diều sai qui định bị loại bỏ. Một ban giám khảo gồm 3 - 5 người do làng cử ra cũng vào lễ thánh, nhận trách nhiệm chấm điểm công minh.
Địa điểm thi thả diều làng Bá Giang là khu vực trước cửa đình thờ ông Nguyễn Cả đến trước miếu Châu Trần. Đó là một khu đất thoáng rộng bên con đê sông Hồng, có dải hồ trong xanh in bóng nước ngay đầu làng.
Hội thi thả diều xưa.
Từ xa xưa, ngay từ khi miếu Châu Trần còn ở ngoài đê sông Hồng, làng Bá Giang đều mở lễ hội chính vào ngày 15 tháng 3 (âm lịch). Cõng là ngày tháng húy nhật của thành Hoàng làng Nguyễn Cả, người đã có công lập làng, giúp nước. “Thanh minh trong tiết tháng ba…” Tiết trời xuân mát mẻ, dương khí dâng đầy của tháng Thìn (Rồng) muôn hoa đua nở, cây lúa trong đồng đang xanh tốt. Đối với nông nghiệp thời gian này cây lúa rất cần ánh sáng mặt trời để quang hợp, thời tiết nắng ráo, độ ẩm ít thì cây lúa “phất cờ mà lên…”. Hơn nữa, công việc đồng áng nông nhàn.
Tháng ba thường bắt đầu có gió Nam. Địa chế làng Bá Giang là vùng sông nước nên lộng gió. Đó cũng là điều kiện để nâng bổng cánh diều trong ngày hội. Thi thả diều nằm trong trình tự của hội làng truyền thống nên được các bậc cao tuổi và dân làng có ý thức tôn trọng và linh thiêng. Thả diều cùng các nghi lễ truyền thống đã thành lệ tục cầu mong cho “dân khang vật thịnh”, “phong đăng hòa cốc”, đem lại hạnh phúc cho cả cộng đồng. Bởi thế, hàng năm thả diều đã thanh lệ làng, không thể thiếu được.
Lễ hội ở làng Bá Giang theo lệ cổ mở trong 3 ngày. Ngày 14 ở đình và miếu, đều được trang trí đẹp, cờ, lọng, kiệu… và tế nhập tịch.
Ngày 15 chính hội, buổi sáng tế lễ theo nghi lễ cổ truyền, buổi chiều diễn ra thi thả diều. Ngày 16 lễ tạ.
Lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang diễn ra trong 3 ngày, công việc chuẩn bị rất công phu từ mấy tháng trước. Việc quan trọng là các nghệ nhân chơi diều trong làng tự nguyện làm diều, sắm dây diều, và làm sáo. Sáo cho diều to, đẹp, sáo kêu vang, trước ngày thi thả thử nhiều lần để điều chỉnh, sửa sang cho được những con diều ưng ý. Ai cũng mong chiếm được giải cao hơn năm trước. Quá trình chuẩn bị cho hội diều rất hào hứng, say mê vì mọi người quan niệm trong tâm thức thả diều là công việc có ý nghĩa thờ thánh, hầu thánh sẽ được thánh ban phúc lộc cho mọi người, mọi nhà. Cho nên họ hoàn toàn tự nguyện với niềm đam mê chứ không tiếc công, tiếc của, không đòi hỏi quyền lợi vật chất. Mặt khác, cũng là một thú chơi tao nhã sau những giờ lao động cực nhọc của nhà nông. Mong sao có những giờ phút thư thái, thăng hoa, tâm hồn bay bổng, thơ mộng. Thể hiện bản chất văn hóa cao thượng của người Việt trước những khắc nghiệt của tự nhiên.
Vào khoảng 3h chiều, khi cơn gió nồm Nam lộng thổi, người tới hội thả diều đông nghịt, hội thi bắt đầu. Một cụ già râu tóc bạc phơ được dân làng cử ra làm chủ tế đánh trống cầu phong. Sau 3 hồi trống dõng dạc vang lên là cuộc thi bắt đầu. Mở đầu là cuộc diễu hành của những người dự thi, rước diều từ miếu Châu Trần sang đình thờ Nguyễn Cả rồi tỏa ra cánh đồng và bắt đầu cuộc thi. Mỗi cặp thả diều gồm một người giăng dây và một người cầm con diều phóng lên không trung. Người cầm dây phải chạy một đoạn để tạo đà, tạo gió cho cánh diều bay lên.
Từng cánh diều nối tiếp bay lên bầu trời xanh, vi vu tiếng sáo. Xem hội diều rất thoải mái, có thể đứng trên bờ đe, trong làng, ngoài đồng, ở đâu cũng xem được diều bay. Thỉnh thoảng lại có diều đứt dây bay ra phía đồng ruộng. Có những diều đan cháo dây cuốn vào nhau, cả hai đều rơi… gây thành những cuộc reo hò huyên náo và những chuỗi cười sảng khoái của người xem.
Cuộc thi thả diều diễn ra từ 1 - 2 giờ cho ban tổ chức qui định, vì còn phải phụ thuộc vào sức gió của thiên nhiên. Có những năm ngày rằm tháng ba không có gió, cuộc thi không tổ chức được, phải lui vào ngày khác. Quá trình thi thả diều, một số diều kém tự loại ra khỏi cuộc thi, do đứt dây hoặc đảo không lên được. Số lượng diều giảm dần theo thời gian của cuộc thi. Thường khi vào chung kết để chấm giải chỉ còn lại trên hoặc dưới 10 diều. Ban tổ chức thường trực ở sân miếu Châu Trần. Một hồi trống báo hiệu thời gian cuộc thi thả diều đã đến hồi chung kết, những diều được ban trọng tài chấm giải dong diều về buộc vào hàng cột trước sân miếu. Sao cho diều bay ở trên cao ứng với nóc đình thờ ông Nguyễn Cả.
Ban tổ chức chấm diều bay cao nhất, nhì, ba, đứng im và có tiếng sáo kêu hai, rồi lần lượt kéo cuống từng cái một. Căn cứ vào số đánh trên diều nhận ra chủ nhân của chiếc diều đạt giải theo thứ tự. Ban tổ chức tặng giải nhất, nhì, ba và khuyến khích. Giải thưởng ngày xưa là một tấm khăn đỏ bằng nhiễu điều, kèm theo một hiện vật của Ban tổ chức tặng. Ngày nay, giải thưởng được tặng cờ, hiện vật hoặc tiền.
Cùng với thi thả diều, lễ hội làng Bá Giang hàng năm có thêm các trò chơi khác được tổ chức đồng thời với lễ hội theo nghi thức “Trong lễ, ngoài hội”. Các trò chơi diễn ra ở sân đình, sân miếu, đường cái làng… tạo thành một tổng thể lễ hội truyền thống đáp ứng nhu cầu sở thích của dân làng và khách đến lễ hội.
Thi đấu vật: Đấu vật là trò chơi thượng võ đã có từ lâu đời ở làng Bá Giang. Một sới vật ở chân đê rất thuận lợi cho người thi đấu vật và người xem hội vật. Ở làng Bá Giang đã có những lò vật nổi tiếng từ xưa, các đô vật giật giải cao ở sới của làng và nhiều nơi khác.
Đấu vật ở đây theo lối vật cổ truyền, đôi nào bị lấm lưng, trắng bụng là thua. Khi thi đấu có một người cầm chịch chỉ huy bằng trống, một người giám sát và một ban giám khảo. Cuộc đấu vật bắt đầu từ các giải lèo (giải khuyến khích) cho đông đảo mọi người cùng vào dự thi. Người thắng giải được vào đấu, tranh giải ba, thắng giải ba được đấu tiếp tranh giải nhì. Người thắng giải nhì mới được tranh giải nhất. Ngày xưa giải nhất là một vuông nhiễu điều, hai chiếc mâm đồng… hoặc mấy chục bát đĩa. Chủ yếu là được tiếng thơm đồn khắp thiên hạ. Ngày nay giải thưởng là xe đạp, ti vi và giấy khen.
Chọi gà: Hội làng Bá Giang phong phú, trên trời thì diều bay, dưới đất có chọi gà, đánh cờ và nhiều trò chơi khác cũng diễn ra. Thi chọi gà được nhiều người hưởng ứng, say mê. Người chơi rất công phu từ việc chọn gà giống đến việc luyện tập những “thủ thuật” nhất định. Ví như luyện cho gà có miếng đá hiểm hóc là đá cánh, đã luồn cẳng… dân gian đã đúc kết việc chọn giống gà bằng câu ca; “Cổ công, mình cốc cánh ốp trai, quản ngắn, đùi dài, đã chẳng sai” (cánh ốp trai là cánh gà gọn, thon).
Chọi gà cũng có giải thưởng cho chủ gà thắng cuộc. Có ban giám khảo và luật lệ giữa những người chơi. Thông thường, quá trình giao đấu quyết liệt, con gà nào bỏ chạy trước hoặc bị những miếng đánh nguy hiểm chết ngay tại chỗ là thua. Cuộc đấu giữa hai con gà thắng và thua, nhưng cuộc chơi ấy lại do con người (chủ gà) điều khiển. Cho nên chiến thắng ấy bắt nguồn từ các ông chủ gà đã tổ chức luyện tập và xử lý các tình huống khi con vật nuôi thi đấu trên sân. Thi chọi gà hấp dẫn người xem vòng trong vòng ngoài trong sự cổ vũ hào hững, vui nhộn. Người chủ gà chọi cũng quan niệm, nếu gà của mình thắng thì việc làm ăn sẽ gặp nhiều may mắn. Giải thưởng cho chủ ga thắng cuộc bằng cờ lưu niệm hiện vật hoặc bằng tiền mặt.
Thi đấu cờ: Ngày xưa, thi đấu cờ tướng ở đây bằng người thật đóng vai các quân cờ nên còn gọi là “cờ người”. 32 quân cờ di động do 16 nam thanh đóng quân đỏ, 16 nữ tú đóng quân xanh. Tướng ông, tướng Bà, là những người khôi ngô, tuấn tú và có đạo đức, gia đình có uy tín được dân làng cử ra.
Các vai tướng, sĩ đều có lọng che. Các “quân cờ” cũng tự may mặc, khăn áo chỉnh tề, trang phục thống nhất theo từng phía, từng vai. Trong khi thi đấu có người đánh trống bỏi, vận thơ phù hợp với những thế của người đánh cờ và “đường đi nước bước” của đối phương.
Ngày nay, chỉ còn lại cách đánh cờ trên các bàn cờ bằng gỗ nhỏ. Tuy vậy, những cuộc đấu trí vẫn quyết liệt giữa những người chơi. Người thắng cuộc đạt giải cao nhất phải vượt qua ba “cửa ải” nhất thắng, nhị thắng, tam thắng mới được vào vùng trung kết. Đánh cờ thực sự là những cuộc đấu trí, đọ tài cuốn hút nhiều người tham gia, góp phần làm cho lễ hội làng Bá Giang thêm phong phú. Thỏa mãn sở thích của người đến dự hội. Giải thưởng đánh cờ cũng là những vật có tính chất lưu niệm, hoặc bằng tiền do ban tổ chức lễ hội đặt ra.
2.4.3. Lễ hội thả diều truyền thống ngày nay
Hàng chục thế kỷ đã qua đi, đất nước cũng trải qua các bước thăng trầm của lịch sử. Tạo hóa cũng biến đổi không ngừng. Cảnh vật, con người trên mảnh đất làng Bá Giang - xã Hồng Hà cũng theo dòng của qui luật biến thiên ấy. Song, những chứng tích của lịch sử còn tồn tại mãi với thời gian, năm tháng. Truyền thuyết về nhân vật lịch sử được nhân dân tôn thờ ở đình Bá Giang, thần châu thổ ở miếu Châu Trần cùng những sự tích lý giải nguồn gốc của hội thả diều ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm đã đi vào lòng người thành ấn tượng, thành kỷ niệm sâu sắc không bao giờ phai mờ được. Ngày nay với thuật ngữ “văn hóa phi vật thể” thì lễ hội thả diều truyền thống laị càng có ý nghĩa sâu sắc. Mang đậm tính nhân bản của văn hóa vùng cư dân nông nghiệp cấy trồng cây lúa nước. Những giá trị văn hóa vật thể kiến trúc nghệ thuật của ngôi đình, chùa, miếu… cùng các di vật văn hóa cổ còn lại đến ngày nay càng nâng cao giá trị thẩm mỹ tạo thành dấu ấn văn hóa đặc sắc và độc đáo. Góp phần quan trọng vào kho tàng văn hóa dân gian bản địa. Làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là di sản văn hóa quí hiếm do ông cha ta truyền lại, là cơ sở khoa học để con cháu kế thừa và phát triển đời sống văn hóa đương đại. Khẳng định sức sống mãnh liệt của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
Diều ở làng là những con diều nguyên bản do nhân dân lao động làm ra. Chất liệu làm diều cũng từ cây tre quen thuộc của quê nhà. Quá trình làm diều, sáo diều, dây diều đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu và kỹ càng cùng với sự sáng tạo của người nông dân. Thả diều còn là một nghệ thuật điêu luyện mà không phải ai cũng có thể giỏi được.
Cũng từ đấy, tục làm diều sáo và hội diều được tổ chức đều đặn qua các năm. Ngày 15 tháng 3 âm lịch , cùng với kỷ niệm Thành Hoàng làng, năm nào cũng diễn ra những cuộc thi thả diều của địa phương. Hình thức tổ chức to nhỏ khác nhau nhưng tục lệ năm nào cũng duy trì được thi thả diều. Các nghệ nhân cao tuổi đã hướng dẫn con cháu trong làng biết cách làm diều, làm sáo và kỹ thuật thả diều. Lớp trẻ đã hào hứng tiếp thu nên hàng năm có thêm hàng loạt diều loại nhỏ bay trời bầu trời quê hương. Có người gọi làng Bá Giang là “làng diều truyền thống. Các thế hệ kế tiếp nhau giữ gìn và phát huy tục lệ, thú chơi diều.
2.5. Ý nghĩa, vai trò của lễ hội trong đời sống văn hóa đương đại
2.5.1. Ý nghĩa tâm linh trong đời sống văn hóa người dân làng Bá Giang - xã Hồng Hà - huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây
Làng Bá Giang nằm trong không gian của một làng quê ở Đồng bằng sông Hồng, nên mang đậm nét văn hóa cổ truyền Việt Nam: “Nông nghiệp - nông thôn - nông dân”. Lễ hội diễn ra gắn với hệ thống đình - miếu của làng. Khu vực chính diễn ra lễ hội nằm trong không gian địa lý sinh thái của cư dân nông nghiệp vên sông. Bởi vậy chịu ảnh hưởng của văn minh nông nghiệp khá rõ nét. Hội thả diều mang nặng ý thức cầu phong (gió) mong cho nắng ráo để sản xuất được cây trồng nông nghiệp được thuận hòa. Lễ vật dâng cúng thần linh là những sản phẩm được làm ra từ cây lúa nước như bánh dày, bánh gio. Cùng với lễ vật là các vật nuôi của nông dân như lợn, gà. Những đặc thù ấy rất cần phải bảo tồn và tiếp tục phát huy những giá trị trong đời sống xã hội hiện đại.
2.5.2. Vai trò giáo dục truyền thống lịch sử
Lễ hội ở đây cũng như địa phương khác thể hiện ý thức nhớ về cội nguồn. Đó là một đạo lý rất quí giá của người Việt Nam qua bao đời nay. Các nhân vật được tôn thờ được ngưỡng mộ gắn với lễ hội thả diều là những “ Thiên thần - phúc thần - nhân thần”, đã được dân gian huyền thoại hóa, sống trong tâm thức của mọi người dân lao động ở đây. Đặc biệt Đức Thánh cả là nhân vật lịch sử có công trạng to lớn và ảnh hưởng nhất định tới lịch sử của đất nước, của địa phương. Có vị là những áng mây lành, là tia sáng chiếu rọi, là mảnh đất màu mỡ của quê hương được nhân cách hóa, thần thoại hóa mà thành những vị thần linh cứu thế, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, ý và đạo lý kính trọng tiền nhân, quí trọng truyền thống của người Việt càng cần được gìn giữ và phát huy trong đời sống hiện đại.
2.5.3. Vai trò tập hợp đoàn kết
Lễ hội làng Bá Giang mở ra là nơi để tập hợp, gắn kết tình cảm cộng đồng. Là cái cớ để con em trở về quê hương trong tình thương ấm áp. Bạn bè thân hữu gặp gỡ, giao lưu tình cảm, giao lưu văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết thân ái tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi mặt của cuộc sống. Qua đó thể hiện những nét sinh hoạt của cộng đồng luôn gắn chặt với nhau, làm cho trí tuệ của con người luôn vươn đến, hướng tới “ Chân – thiện – mỹ”. Cũng là thể hiện tính giáo dục cao ở ngoài nhà trường thông qua các hoạt động văn hóa xã hội.
2.5.4. Góp phần xõy dựng môi trường văn hóa lành mạnh
Lễ hội thả diều truyền thống ở làng Bá Giang thể hiện một loại hình văn hóa phi vật thể đặc sắc, độc đáo, có tính riêng biệt, ít nơi có được. Đó là cả một quá trình, một nghệ thuật khéo léo, tinh tế của con người từ việc làm diều, làm sáo đến việc điều khiển con diều, sáo diều cho diều bay cao, bay đứng, sáo kêu hay…
Đó là kết quả của trí tuệ và tài nghệ của người nghệ nhân vừa sáng tạo ra giá trị văn hóa lại vừa hưởng thụ văn hóa đó, ý nghĩa sâu xa của thả diều là biểu hiện tâm hồn trong sáng, bay bổng cao sang chứ không chịu hèn kém. Mặc dù đời sống nông nghiệp nông dân (nhất là nông nghiệp cổ truyền), còn rất vất vả và gian nan trước thiên tai dịch họa.
Những giá trị, kỹ nghệ của các nghệ nhân tham gia hội thả diều cần được tôn trọng phát huy trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Nhất là trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là hết sức cần thiết.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI THẢ DIỀU TRUYỀN THỐNG LÀNG BÁ GIANG
3.1. Thực trạng lễ hội thả diều làng Bá Giang
3.1.1. Những giá trị văn hóa nghệ thuật được bảo lưu, phát triển trong lễ hội thả diều làng Bá Giang
Xác định những giá trị và đặc trưng của lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang gán với tâm thức tôn thờ Thành Hoàng và Thần Bản thổ ở địa phương. Loại hình văn hóa do trí tuệ sáng tạo của con người, hình thành các sản phẩm mang tính kỹ thuật, mỹ thuật và khoa học. Quy trình tổ chức lễ hội đậm đà tính dân tộc được đông đảo quần chúng tham gia. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, việc giữ gìn và bảo tồn đúng dáng vẻ làng quê Việt Nam. Phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống rất cần thiết. Nếu không, các mặt trái của nền kinh tế thị trường sẽ làm mất đi những đặc thù văn hóa dân tộc quý hiếm mà chúng ta không bao giờ lấy lại được.
Tục làm diều sáo và hội thả diều được tổ chức đều đặn qua các năm. Ngày 15 tháng 3 âm lịch, cùng với kỷ niệm Thành Hoàng làng, hình thức to nhỏ khác nhau nhưng tục lệ năm nào cũng duy trì được thả diều, các nghệ nhân cao tuổi đã hướng dẫn con cháu trong làng biết cách làm diều, làm sáo và kỹ thuật thả diều. Lớp trẻ đã hào hứng tiếp thu nên hàng năm có thêm hàng loạt diều loại nhỏ bay lên bầu trời quê hương. Các thế hệ kế tiếp nhau giữ gìn và phát huy tục lệ, thú chơi diều.
Những cánh diều quen thuộc của quê hương vẫn được gìn giữ như cách làm diều các loại diều như diều cánh muỗm, cánh chanh, màu nâu, màu xanh, màu da cam, diều nào cũng đem theo mình những cặp sáo 3 chiếc và có viết những bài thơ trên lưng diều.
Cảnh quan di tích lịch sử - văn hóa ở làng Bá Giang liên quan đến không gian của lễ hội thả diều rất cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự tự giác giữ gìn của nhân dân địa phương. Đồng thời cũng cần sự quan tâm hơn nữa tới hoạt động của câu lạc bộ thả diều truyền thống cả vật chất và tinh thần để câu lạc bộ là một địa chỉ văn hóa dân gian sáng giá. Làm cơ sở cho việc tiến tới tổ thành điểm văn hóa - du lịch - lễ hội thả diều ở Bá Giang.
3.1.2. Những bất cập và tồn đọng của lễ hội
Bên cạnh những thành công lớn của lễ hội thả diều làng Bá Giang năm 2004, cũng phải nhận thấy một số những tồn tại cần được khắc phục.
Không gian thả diều ngày nay chật hẹp. Một số gia đình làm nhà ở, nhà cao tầng mới xây dựng, đường dây điện chằng chịt trước cửa đình và miếu… Những vật cản ấy đã làm khó khăn cho việc thả diều.
Mấy năm gần đây, làng qui định thi diều người lớn riêng một ngày (15 tháng 3), diều trẻ em thi vào ngày (16 tháng 3), vì ngày hôm sau ít người xem nên các em không hào hứng. Do vậy thiếu vắng những con diều nhỏ của các em trong ngày chính hội.
Lớp trẻ mới lớn lên chưa hiểu được những giá trị văn hóa tiêu biểu của hội diều.
Ban tổ chức chưa có hình thức giới thiệu để người tham dự hiểu biết về giá trị văn hóa lịch sử của lễ hội. Nghi lễ còn rườm rà gây tốn kém lãng phí. Hiện tượng đốt vàng mã, lên đồng bói toán, xóc thẻ, đặt hòm công đức tràn lan, hàng quán lấn chiếm khuôn viên của di tích, làm giảm nét đẹp văn hóa của lễ hội. Công tác quản lý thanh tra, kiểm tra lễ hội còn buông lỏng. Chưa khai thác hết tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân và vốn văn hóa dân gian truyền thống ở địa phương.
Trong hội còn có một số trò chơi “cua, cá” mang tính chất ăn tiền làm cho không gian chung của lễ hội kém đi vẻ lành mạnh và phi văn hóa.
3.2. Những khó khăn và tồn đọng
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác tổ chức quản lý lễ hội còn để xảy ra những khó khăn và tồn đọng sau:
Thực tế công tác quản lý và tổ chức lễ hội còn nhiều tồn tại yếu kém cần được khắc phục chấn chỉnh. Lễ hội tổ chức chưa được khoa học, quản lý còn lỏng lẻo. Hiện tượng hành nghề mê tín và lưu hành văn hóa phẩm trái phép còn tồn tại, còn đốt nhiều vàng mã gây lãng phí, ảnh hưởng đến di tích, cảnh quan môi trường. Vệ sinh trong lễ hội chưa được đảm bảo. Hoạt động dịch vụ còn lộn xộn, quảng cáo các trò chơi, giải trí, kêu gọi đóng góp công đức của khách thập phương qua loa điện tử còn gây ồn ào, làm giảm không khí linh thiêng của làng.
- Cũng như bất cứ lễ hội cổ truyền nào ở Việt Nam, lễ hội thả diều cũng không tránh khỏi hiện tượng có những người lợi dụng tín ngưỡng của nhân dân để buôn thần bán thánh, như các hoạt động làm vàng mã, bói toán dạo gây ra ảnh hưởng xấu.
- Chiếm dụng đất đai từ nhiều năm qua quanh khu di tích, cũng như do sự phát triển đô thị mà không gian lễ hội ngày càng bị thu hẹp, vừa xâm hại cảnh quan vừa làm cho các hoạt động của lễ hội trở nên khó khăn ảnh hưởng xấu đến tâm lý người đi dự hội.
Các hàng quán bán hàng trong khu vực diễn ra lễ hội gây nên tình trạng lộn xộn, mất trật tự, mất mỹ quan trong thời gian diễn ra lễ hội.
3.3. Nguyên nhân của những khó khăn và tồn đọng
Tín ngưỡng dân gian là một phần không thể thiếu trong đời sống của mọi người dân, chính vì vậy việc một số người quá tin vào sự thiêng liêng của những vị thần là không thể tránh khỏi. Hơn nữa do trình độ văn hóa của nhân dân là không đồng đều nên có những người khi gặp khó khăn trong cuộc sống thường tìm đến sự che chở của thần linh. Đó chính là kẽ hở để những người lợi dụng tín ngưỡng để buôn thần bán thánh hoạt động.
3.4. Các phương án bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội thả diều làng Bá Giang
Khẳng định đặc trưng và giá trị đặc sắc của lễ hội thả diều, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân địa phương. Tuy nhiên yêu cầu về đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng cao, qui mô, hình thức lễ hội đòi hỏi ngày càng lớn, để xứng đáng với giá trị độc đáo của hội thả diều, cần phải có những giải pháp chính sau đây:
- Nâng cao hơn nữa nhận thức của nhân dân địa phương về giá trị đặc biệt của hội thả diều. Làm cho ý nghĩa, tinh thần của lễ hội thực sự có trong tâm thức của cộng đồng và trong từng cá nhân trong làng, xã. Nhất là đối với lớp trẻ mới lớn lên hiểu được những giá trị văn hóa tiêu biểu của hội diều, để họ tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của cha ông để lại.
- Lễ hội thả diều gắn với các di tích của làng như Đình Bá Giang, miếu Châu Trần và không gian cần thiết như đường làng, đồng lúa, bờ mương… Do vậy việc thường xuyên giữ gìn, tôn tạo cảnh quan các di tích theo tinh thần của “Luật di sản văn hóa” là rất cần thiết. Để đảm bảo không gian thiêng liêng, không gian thoáng đãng, thuận tiện cho việc thả diều của nhiều người. Hiện nay không gian để thả diều dần dần bị thu hẹp, do cấp đất xây dựng dãn dân cư, do đường dây điện chằng chịt, do cây cối lớn dần… rất khó khăn cho người thả diều khi thả diều lên và khi kéo diều xuống. Vấn đề này cần có sự quan tâm của cấp lãnh đạo xã, thôn và ý thức tự giác của người dân địa phương.
- Xã Hồng Hà đã thành lập Câu lạc bộ thả diều truyền thống. Câu lạc bộ có nhiều nghệ nhân làm diều, làm sáo và chơi diều. Đây là những hạt nhân nòng cốt để có thể duy trì lâu dài và phát triển thành phong trào quần chúng nhiều người cùng chơi diều đạt ở trình độ cao hơn. Vì vậy việc truyền dạy kỹ thuật cho lớp trẻ là cực kỳ quan trọng, tránh tư tương bảo thủ hoặc giữ bí quyết, không phổ biến cho người khác để giữ độc quyền, tài nghệ của riêng mỗi người, tránh tư tương sợ người khác hơn mình. Đây là việc tế nhị cần có sự linh hoạt và hòa nhã, không gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
- Câu lạc bộ cần thường xuyên sinh hoạt, bổ ích cầu tiến. Có thể kết hợp thêm hình thức như thơ, ca, sinh vật cảnh… để câu lạc bộ càng phong phú và lôi cuốn nhiều người tham gia.
Chủ nhiệm câu lạc bộ cần phải năng động sáng tạo để có nguồn kinh phí tự nguyện và hảo tâm của các tổ chức xã hội, cá nhân tài trợ, trang bị những yêu cầu tối thiểu cho hoạt động của câu lạc bộ.
- Đối với sự phát triển toàn diện của lễ hội thả diều cần có sự quan tâm thích đáng của chính quyền, đoàn thể ở địa phương cả về đâu tư về vật chất cũng như khích lệ tinh thần. Từ những công việc tổ chức lễ hội thả diều, quảng vá giá trị của hội diều… đến việc mua sắm những vật liệu cần thiết cho việc làm diều, sáo diều có giá trị cao đều phải cần đến kinh phí. Mặt khác thực hiện “Xã hội hóa” trong mọi hoạt động của lễ hội thả diều, như ông cha ta đã làm bằng cách tự nguyện, ủng hộ, công đức, tài trợ… mục đích làm cho hội diều ngày càng phát triển phong phú và hấp dẫn.
- Những nghệ nhân chơi diều có chung một ý nguyện là được “Phúc - lộc”, của Thánh, được niềm vui khi hoạt động và được giải thưởng khi dự thi có thành tích cao. Cũng là sự vui chơi, giải trí lành mạnh sau những giờ lao động mệt nhọc. Cho nên sự động viên, khen thưởng, khích lệ của các cấp lãnh đạo là rất cần thiết. Đề nghị Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam xem xét để phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”, cho nghệ nhân có nhiều thành tích trong quá trình giàn giữ, truyền dạy nghệ thuật thả diều ở làng Bá Giang, nhất là động viên nghệ nhân cao tuổi. Đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin thành lập câu lạc bộ diều truyền thống Việt Nam. Tổ chức các cuộc thi thả diều lớn ở các khu vực và mở rộng giao lưu với các nước, nhất là vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Ngành Văn hóa thông tin, huyện có thể giúp đỡ để mở rộng lớp dạy cách làm diều, làm sáo cho hiệu quả. Để thú chơi diều không bị mai một, không bị lãng quên. Cơ quan văn hóa là tủng gian liên kết, kết nghĩa giữa các câu lạc bộ diều ở các địa phương. Hàng năm tổ chức các cuộc liên hoan, giao lưu phục vụ trực tiếp các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của địa phương, cũng là hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh, bổ ích góp phần xây dựng đời sống văn hóa của nhân dân ở cơ sở làng xã.
- Ở xã Hồng Hà có 3 hệ thống trường học: Phổ thông trung học, Trung học cơ sở và trường Tiểu học, vậy nhà trường nên kết hợp với câu lạc bộ diều của xã tổ chức các buổi ngoại khóa, nhất là dịp nghỉ hè bồi dưỡng kiến thức thả diều cho đông đảo học sinh. Đây là lực lượng mạnh mẽ để kế thừa, phát triển lễ hội thả diều truyền thống ở địa phương. Đồng thời là một trong những hoạt động hè tích cực và bổ ích cho các em.
KẾT LUẬN
Lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang - xã Hồng Hà huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây là một di sản văn phòng phi vật thể có giá trị trong kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam. Nghiên cứu nguồn gốc và sự phát triển của vùng đất đã sản sinh ra lễ hội, cả những bước thăng trầm của một thú chơi tao nhã, đặc sắc, càng thấy chân giá trị của phong tục thả diều.
Trên mảnh đất làng Bá Giang, bắt nguồn từ một vùng châu thổ sông Hồng, làng Bá Giang có vị thế tuyệt đẹp, nơi hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển: “Nhất cận thị, nhị cận giang”, (thị được hiểu là chợ). Từ lâu đời, nhân dân ở đây đã khai thác triệt để các lợi thế đó để phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình giao lưu xuôi ngược ấy đã hình thành những nét văn hóa cội nguồn làm phong phú đời sống của cộng đồng, nhưng lại có tính đặc thù riêng biệt của một cư dân gắn bó ngàn đời với cây lúa nước theo phương thức tiểu nông. Do tiếp giáp với kinh đô xưa nên con người ở làng Bá Giang và xã Hồng Hà đã được ảnh hưởng của nền văn hiến, đời sống tâm linh, tín ngưỡng cộng đồng.
Làng bảo lưu một số di tích lịch sử - văn hóa quý giá, một số phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Làng Bá Giang còn là nơi cung cấp một số món ăn ẩm thực nổi tiếng như: Rượu, đậu phụ, bánh gio…
Giá trị nổi bật của văn hóa phi vật thể ở Bá Giang là lễ hội thả diều truyền thống. Xung quanh diễn trình lễ hội còn nguyên một kho tàng truyền thống về nguồn gốc của hội thả diều. Từ công lao to lớn của nhân vật lịch sử giúp nhà Đinh thu giang sơn về một mối, giúp dân khai mở thái ấp, dạy dân chơi diều… trở thành biểu tượng của vị công thần: “hộ quốc an dân”. Nhân dân tôn thờ là Thành Hoàng của làng, bảo trợ cho dân về mặt tâm linh, được nhân dân ngưỡng vọng qua bao đời nay. Nhà nước quân chủ phong kiến xưa lần lượt ban sắc phong. Nhà nước dân chủ ngày nay cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Vị thần Châu thổ cũng là sự tưởng tượng tài tình của nhân dân để giải thích và nguồn gốc lễ hội thả diều, cũng như nhân dân tôn thờ ở miếu Châu Trần.
Một lý do khác không thể phủ nhận là tình yêu quê hương, yêu cuộc sống của con người được gửi gắm qua cánh diều bay bổng và tiếng sáo vi vu. Đó là những phút thăng hoa của người dân lao động, là ý chí vượt lên mọi gian nan thử thách để mưu cầu hạnh phúc. Cũng là niềm kiêu hãnh và khát khao một cuộc sống bình yên của con người trong vũ trụ. Hơn nữa, thả diều là biểu hiện của sự: “Cầu tạnh”, của cư dân nông nghiệp. Là sự giao hòa giữa con người và trời đất, tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là: “thiên hạ thái bình”.
Lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang được tổ chức cố định về thời gian gắn với ngày truyền thống của làng, “rằm tháng ba” âm lịch là nét văn hóa tô điểm thêm cho phần lễ và phần hội chung của làng như rước nước, rước kiệu, rước bánh, tế lễ… nhờ có không gian riêng ở khu vực miếu Châu Trần nên Ban tổ chức có thể chủ động được mọi công việc liên quan đến hội thả diều. Lực lượng nòng cốt của hội diều là các nghệ nhân trong làng, từ việc làm diều, làm sáo, làm dây… đòi hỏi tài nghệ và kinh nghiệm. Gia đình cụ Nguyễn Hữu Ngọ là một điển hình về sự say mê với thú chơi diều của quê hương. Họ chơi diều vì nhớ ơn nhà thánh, nhớ ơn tiền nhân, mong được thành hoàng phù trợ cho mọi nhu cầu về đời sống của dân làng. Họ chơi diều cũng là sự: “tu nhân tích đức” hướng tới “Chân - Thiện - Mỹ”, giữ gìn gia phong, mỹ tục của làng. Nói cách khác là rèn luyện nhân cách, phẩm chất tốt, giữ gìn thanh danh.
Chơi diều còn mang tính khoa học tâm lý, giải tỏa ưu phiền, nâng sự hưng phấn là “liều thuốc” dưỡng sinh nhằm tài tạo sức lao động của con người. Khiến con người người trẻ lâu, sống vui, khỏe và có ích. Người chơi diều còn rèn luyện được tính cần cù, kiên nhẫn và sáng tạo trong quá trình làm diều và chơi diều.
Ngày xưa, hội diều làng Bá Giang chỉ bó hẹp trong phạm vị một làng theo kiểu lệ làng nên ít người biết đến. Ngày nay, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước bàng những chủ trương chính sách cụ thể. Lễ hội thả diều ở làng Bá Giang được nhân dân tham gia đông hơn. Những nghệ nhân thả diều rất phấn khởi tham gia thi thả diều.
Năm 1999, cuộc “gặp gỡ - giao lưu truyền thống”, được tổ chức với quy mô lớn, lần đầu tiên có 5 đơn vị tỉnh thành tham gia. Đặc biệt là sự có mặt động viên của Bộ trưởng Nguyễn Khoa Điêm là niềm vinh dự lớn đối với hội diều và xã Hồng Hà. Năm 2003, cuộc liên hoan diều toàn quốc tổ chức tại cố đô Huế nhân kỷ niệm 10 năm di sản văn hóa Huế được UNESCO công nhận, những cánh diều dân giã của Bá Giang lại được bay cao trên quảng trưởng Ngọ Môn và bãi biển Thuận An. Sự kiện đó đánh dấu một sự phát triển, một bước trưởng thành của diều Bá Giang.
Năm 2004, câu lạc bộ thả diều truyền thống xã Hồng Hà được chính thức thành lập là sự ghi nhận về pháp lý của các cấp chính quyền và ngành văn hóa đối với câu lạc bộ, chính là đối với di sản văn hóa quý báu của cha ông truyền lại. Tiếp đó, Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam ra quyết định công nhận địa chỉ văn hóa dân gian, lễ trao quyết định diễn ra trước giờ khai mạc. Hội thả diều năm 2004, hòa cùng khí thế âm vang như một sự hòa hợp âm - dương, hội thả diều năm 2004 thuận gió nhất, thành công nhất trong khoảng 15 năm trở lại đây. Chúng tôi tin tưởng rằng những giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội thả diều sẽ còn được phát huy hơn nữa trong tương lai.
Với tiềm năng du lịch lễ hội, du lịch văn hóa lớn thì lễ hội thả diều Bá Giang cùng với các hoạt động văn hóa khác ở miền sông nước Hồng Hà, lễ hội thả diều Bá Giang hoàn toàn có thể trở thành một diểm du lịch văn hóa hấp dẫn, lý thú thu hút du khách trong nước và nước người. Tuy nhiên hiện nay còn đang dừng lại ở dạng tiềm năng chưa khai thác. Hy vọng, ngành du lịch Hà Tây và những người từng yêu mến thú chơi diều truyền thống quan tâm hơn nữa để trong tương lai không xa, những ý tưởng về du lịch văn hóa du lịch làng nghề… sẽ trở thành hiện thực ở làng Bá Giang. Khi đó những cánh diều làng Bá Giang có thể có mặt ở mọi miền đất nước và cả Quốc tế.
Những giá trị của lễ hội thả diều truyền thống làng được giữ gìn và phát huy là những đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của nhân dân cả hôm nay và mai sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan ánh (1991), Hội hè đình đám (Quyển thượng, quyển hạ) (tái bản), NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Hồng Châu (2002). “Ngân nga sáo diều”, Báo Giáo dục và Thời đại số 60 (Hà Nội).
3. Nguyễn Từ Chi (2000). Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NXB Văn hóa thông tin và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội.
4. Phan Đại Doãn (1992), Làng Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế - xã hội , NXB Khoa học xã hội và NXB Mũi Cà Mau- Hà Nội..
5. Nguyễn Đăng Duy (2001), các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội.
5. Phạm Văn Dũng (1992), Tâm lý con người trong lễ hội. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật 6/1992.
6. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội.
7. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
8. Trần Quốc Vương (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội- Hà Nội.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHOA (38).doc