TSCĐ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, là một bộ phận hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt công tấc hạch toán TSCĐ giúp cho Công ty với số tài sản hiện có vẫn có thể tang được khối lượng sản xuất sản phẩm, tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm, góp phần vào việc tăng lợi nhuận của Công ty.
Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty Thương Mại và Dịch Vụ Thái Bình đã chú trọng đến việc đầu tư, đổi mới TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh vầ tổ chức tương đối tốt công tác kế toán và công tác quản lý TSCĐ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được thì vẫn còn những hạn chế, tồn tại mà công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ .
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Hạch toán kế toán tài sản cố định tại công ty Thương Mại và Dịch Vụ Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Tổng công ty Dệt May Việt Nam, thuộc Bộ Công nghiệp.
Trụ sở chính: Phường Đề Thám – Thị Xã Thái Bình – Tỉnh Thái Bình
Công ty đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển hơn 20 năm, có thể sơ lược như sau:
- Tiền thân của Công ty ngày nay là Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam.
- Trong những năm đầu 1980, kinh tế đất nước còn non yếu kéo theo sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty và các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế do cơ sở vật chất kỹ thuật và công tác quản lý còn yếu kém và mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty trong thời gian này là quần áo phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Năm 1986 do yêu cầu phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch và nhiệm vụ của Bộ Công nghiệp là sản xuất hàng xuất khẩu thời kỳ này mặt hàng chủ yếu của công ty sản xuất là quần áo xuất khẩu.
- Năm 1990-1995 công ty chuyển sang một bước ngoặt mới đó là ngoài sản xuất quần áo Công ty còn sản xuất quần áo mưa, quần áo ngủ xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong những năm gần đây do phải chịu nhiều tác động của xã hội và nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường quen thuộc của Công ty mất đi hàng loạt, các đơn đặt hàng bị huỷ bỏ hoặc không thanh toán được khiến công ty cũng như một số doanh nghiệp khác vô cùng khốn đốn và có nguy cơ bị phá sản .xuất phát từ khố khăn về thị trường công ty công ty mạnh dạn chuyển sang thị trường mới công ty đổi mới 2/3 trang thiết bị cũ lạc hậu bằng thiết bị mới hiện đại. Các bạn hàng mới được thiết lập khó khăn từng bước được tháo gỡ, các sản phẩm của Công ty từng bước được chiểm lĩnh trên thị trường và vươn tới những thị trường khó tính như Đức, Nhật, Mỹ…
- Sau khi đổi mới trang thiết bị khả năng sản xuất của Công ty tăng lên nhanh chóng thể hiện ở cả số lượng sản phẩm tăng, số lao động tăng, số xí nghiệp liên doanh, liên kết tăng. Cho đến nay Công ty trực tiếp quản lý 3 doanh nghiệp thành viên và tham gia nhiều liên doanh, liên kết khác. Với dây chuyền sản xuất hiện đại, cơ sở vật chất khang trang kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, uy tín của Công ty trên thị trường ngày càng được củng cố.
2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh
Công ty tự tìm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm sản xuất ra và các loại hàng hoá liên quan đến hàng dệt may. Các sản phẩm công ty sản xuất là: áo sơ mi nam, áo jacket, quần áo trẻ em, quần âu. Các sản phẩm này sản xuất ra nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài với các phương thức sau:
- May gia công xuất khẩu: Công ty nhận các đơn đặt hàng cuả các hãng nước ngoài và tiến hành tổ chức sản xuất. Theo hình thức này,bên đặt hàng sẽ cung cấp hầu hết các nguyên vật liệu, phụ liệu. Công ty chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động sản xuất theo mẫu được giao và giao sản phẩm hoàn chỉnh cho bên đặt gia công.
-Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: Công ty tự tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng may sản phẩm. Theo hợp đồng công ty sẽ thực hiện tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ cung ứng nguyên vật liệu đến thiết kế, tổ chức sản xuất, bao gói,… và giao sản phẩm hoàn chỉnh cho khách hàng.
-Sản xuất hàng nội địa là thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm, sau đó xuất ra bán ở thị trường trong nước
3.Cơ cấu tổ chức của công ty (sơ đồ 6)
Phân xưởng thêu dệt nhãn
Phân xưởng bao bì xuất khẩu
Phân xưởng cơ điện
Ban bảo vệ quân sự
Ban y tế nhà trẻ
Ban quản trị đời sống
Ban tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh
Văn phòng công ty
Ban đầu tư và phát triển
Các C.ty liên doanh và các XN địa phương
Các xí nghiệp may thành viên
Phòng Kỹ thuật
Các phân xưởng phụ trợ
Trường CN-KT và May thời trang
Phòng đảm bảo chất lượng
Phòng kế hoạch
Phó tổng giám đốc ii
Phó tổng giám đốc i
tổng giám đốc
Sơ đồ 6: Bộ máy quản lý của Cty thương mại và Dịch vụ Thái Bình
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến- chức năng. Đứng đầu là Tổng giám đốc, là người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, giao dịch và ký các hợp đồng với bạn hàng, có nghĩa vụ thực hiện các chính sách chế độ với Nhà nước.
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
STT
Chỉ tiêu
ĐVAI TRò
2000
2001
2002
1
-Tổng doanh thu
-Xuất khẩu
-Nội địa
Triệu đồng
90.00
7000
2.000
11.125
8103
3022
13.216
10.141
3075
2
Lợi nhuận
Triệu đồng
500
676
943
3
Các khoản nộp ngân sách
Triệu đồng
214
323
386
4
-Đầu tư xây dựng cơ bản
-Thiết bị
-Xây lắp
Triệu đồng
337
205
172
486
261
225
350
215
135
5
Tổng quỹ lương
Triệu đồng
370
460
500
6
Tổng số lao động
Người
263
286
315
Nhìn vào những kết quả trên chúng ta có thể thấy trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, công ty đã không ngừng phấn đấu về mọi mặt, đến nay công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể.
-Tổng doanh thu năm 2002so với năm 2000 hơn 42% trong đó:
+ doanh thu xuất khẩu tăng 31,4%
+ doanh thu nội địa tăng 10,75%
- Lợi nhuận tăng 4,43%
- Nộp ngân sách tăng 50%
- Quỹ tiền lương tăng 38%
- Lao động phát triển tăng 24,5%
5. Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty
Quy trình công nghệ của công ty là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục được tổ chức như sau:
-Nguyên vật liệu chính, phụ mua về hoặc bạn hàng gửi đến được kiểm tra và nhập kho.
-Nguyên vật liệu chính, phụ đó cũng sẽ được phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật kiểm tra, lập kế hoạch sản xuất, thiết kế thiết lập hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của sản phẩm đó rồi đưa xuống các xí nghiệp thành viên để sản xuất.
- Các xí nghiệp thành viên tiến hành cắt, may, là, gấp và đóng kiện nhỏ sản phẩm hoàn thành.
-Sau đó phòng KCS kiểm tra chất lượng các sản phẩm hoàn thành và nhập kho thành phẩm.
-Tại kho, thành phẩm sẽ tiến hành đóng kiện lớn và xuất bán.
sơ đồ quy trình công nghệ
NVL
Chính-phụ
Phòng Kế hoạch
Phòng Kỹ thuật
Các
XNTV
Xuất kho
Kho
Thành phẩm
Phòng
KCS
6. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung
(Sơ đồ 7) sơ đồ 7:
sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế Toán Trưởng
(Trưởng phòng)
Phó phòng kế toán tổng hợp
Phó phòng kế toán thuế và công nợ bán hàng
Kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nội địa
Kế toán tiêu thụ hàng xuất khẩu
Kế toán tiền lương và BHXH
Kế toán NVL
Kế toán thanh toán
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
Kế toán TSCĐ, vay tạm ứng
Thủ quỹ
-Kế toán trưởng (trưởng phòng): là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty, lập và báo cáo đầy đủ các báo cáo tài chính theo định kỳ.
-Phó phòng kế toán tổng hợp: là người giúp trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về mảng kế toán tổng hợp, vào sổ cái và lập bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, các báo cáo cần giải trình khác theo yêu cầu của trưởng phòng.
-Phó phòng kế toán thuế và công nợ bán hàng: là người chịu trách nhiệm trước trởng phòng về việc lập các bảng kê khai thuế, các báo cáo quyết toán thuế và thanh toán ngân sách, theo dõi công nợ và tình hình thanh toán hàng tuần, tháng gửi trưởng phòng và tổ trưởng tổ công nợ.
-Kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nội địa: hạch toán tiêu thụ hàng trong nước và tình hình xuất nhập của các kho thành phẩm nội địa và cửa hàng đại lý.
-Kế toán tiêu thụ hàng xuất khẩu: theo dõi tiêu thụ hàng xuất khẩu, doanh thu và tình hình lãi lỗ hàng xuất khẩu.
-Kế toán tiền lương và BHXH: Tập hợp số liệu, chứng từ về tiền lương, lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
-Kế toán NVL: theo dõi nhập, xuất, tồn NVL, công cụ, dụng cụ, thanh toán phân bổ chi phí NVL, lập bảng phân bổ NVL đang dùng.
-Kế toán thanh toán: kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ trước khi thanh toán, theo dõi nguồn thu, chi để cân đối nguồn thanh toán hàng ngày.
-Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất chính, sản xuất phụ, tính giá thành nguyên phụ liệu.
-Kế toán TSCĐ,vay tạm ứng: hạch toán TSCĐ,lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng, phụ trách về các khoản vay tạm ứng.
-Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, thu chi tiền mặt và các sổ quỹ hàng tháng.
7.Đặc điểm của công tác kế toán tại công ty
-Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại Công ty là Nhật ký chung
-Niên độ kế toán được tính như năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1-1 và kết thúc ngày 31-12)
-Kỳ báo cáo kế toán: áp dụng theo tháng
-Phương pháp kế toán hàng tồn kho cuối kỳ theo giá bình quân gia quyền.
-Tiền tệ trong ghi chép kế toán là: đồng Việt Nam
-Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên
-Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
II. Những vấn đề chung về quản lý và hạch toán TSCĐ tại công ty
1. Tình hình trang bị TSCĐ của công ty
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ của công ty bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
*TSCĐ hữu hình gồm có:
-Nhà cửa, vật kiến trúc: Nhà xưởng sản xuất, nhà điều hành sản xuất, nhà kho, nhà văn phòng, nhà hội trường, nhà kỹ thuật, nhà truyền thống, nhà thường trực, trạm biến thế, tường rào quanh công ty, đường cáp ngầm …
-Về máy móc, thiết bị: máy may, máy vắt sổ, máy đính cúc, máy ép mex, máy thùa, máy giặt, hệ thống là hơi, máy kiểm tra vải, thiết bị khử cặn điện tử công nghiệp, thiết bị làm mềm nước, hệ thống PCCC nhà sản xuất, máy lộn ép cổ…
-Về phương tiện vận tải: xe máy, các loại ôtô như xe Deawoo, Ifa, Toyota, ôtô tải Mitsubishi…
-Về dụng cụ quản lý: điện thoại, máy photocopy, máy vi tính, máy in, máy điều hoà nhiệt độ, máy bơm chữa cháy, hệ thống âm ly…
TSCĐ của Công ty hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và ở mỗi năm nguyên giá cũng khác nhau. Chúng ta có thể xem ở bảng dưới đây tình hình TSCĐ của Công ty trong năm 2000 và năm 2001:
STT
Nguồn vốn
Năm 2001
Năm 2002
1
Nguồn vốn ngân sách cấp
3.188.952.750
3.775.406.281
2
Nguồn vốn tự bổ sung
2.135.627.469
3.645.887.390
3
Nguồn vốn vay Ngân hàng và vay khác
4.132.467.289
3.580.549.073
Tổng
9.457.047.580
11.001.842.744
*TSCĐ vô hình gồm có:
-Quyền sử dụng đất
-Chi phí thành lập doanh nghiệp
-Chi phí về lợi thế thương mại
2.Phân loại TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình của Công ty đến ngày 31/12/2001 được phân loại như sau:
2.1. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
Để tăng cường quản lý TSCĐ theo nguồn hình thành, công ty tiến hành phân loại theo các nguồn chủ yếu sau:
-TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp chiếm 33,75%
-TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tự có chiếm 23,25%
-TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn vay Ngân hàng và vốn vay khác chiếm 43%
2.2.Phân loại TSCĐ theo mục đích
-Dùng cho sản xuất kinh doanh: máy may, máy làm mềm nước là, máy cắt tay, máy hút chỉ, máy vắt gấu, bàn gấp áo tự động, máy cắt vòng cơ khí Đức…
-Dùng cho hoạt động phúc lợi, công cộng: nhà y tế, nhà trẻ, đường bê tông khu sinh hoạt, nhà vệ sinh, máy bơm nước…
2.3. Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật
Theo cách phân loại này, TSCĐ của công ty gồm:
-Nhà cửa, vật kiến trúc : 3.042.565.631 đồng
-Máy móc thiết bị : 5.341.789.035 đồng
-Phương tiện vận tải : 2.150.467.348 đồng
-Dụng cụ quản lý : 1.752.236.039 đồng
3.Đánh giá TSCĐ
3.1.Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá
a.TSCĐ hữu hình
Để xác định giá trị ghi sổ TSCĐ, công ty tiến hành đánh giá TSCĐ hữu hình ngay khi đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng theo nguyên giá được xác định như sau:
Chi phí lắp đặt vận chuyển, chạy thử
+
_
Gía hoá đơn (chưa có thuế GTGT)
Số tiền giảm giá (nếu có)
NG TSCĐ =
VD 1: Ngày 21/1/2002, Công ty mua một máy vắt sổ, gía mua trên hoá đơn là 6.650.000 đồng, chi phí lắp đặt chạy thử là 100.000 đồng. Kế toán TSCĐ làm thủ tục cần thiết và xác định nguyên giá của máy vắt sổ:
NG TSCĐ = 6.650.000 +100.000 = 6.750.000 đồng
b.TSCĐ vô hình
Công ty xác định nguyên giá của TSCĐ vô hình như chi phí về đất sử dụng, chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về lợi thế thương mại … theo chuẩn mực kế toán ban hành ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đó là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa vào sử dụng theo dự tính.
VD 2: Ngày12 tháng 6 năm2000, Công ty đã chi ra một khoản tiền sau để có được quyền sử dụng 1 lô đất ở khu định cư mới Sài Đồng gồm:
-Chi phí để mua lô đất : 150.000.000 đồng
-Chi phí san lấp mặt bằng: 20.000.000 đồng
- Lệ phí trước bạ : 7.500.000 đồng
Vậy nguyên giá của TSCĐ vô hình này là:
150.000.000 + 20.000.000 + 7.500.000=177.500.000 đồng
3.2 Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại
Gía trị còn lại TSCĐ ở Công ty cũng được xác định theo công thức:
Gía trị còn lại của TSCĐ =NG TSCĐ - Khấu hao luỹ kế
VD 3: Công ty có một nhà kỹ thuật nguyên giá là 124.036.587 đồng, số khấu hao luỹ kế đến hết ngày 31/12/2002 là 25.843.965 đồng. Kế toán xác định giá trị còn lại của nhà kỹ thuật là:
124.036.587 – 25.843.965 = 98.192.622 đồng
4. Hạch toán biến động TSCĐ
4.1. Kế toán chi tiết tăng giảm TSCĐ hữu hình tại Công ty
a.Đối với TSCĐ tăng
Khi có TSCĐ tăng do bất kỳ nguyên nhân nào đều phải có đầy đủ các chứng từ gốc có liên quan, đảm bảo cho nghiệp vụ tăng là thực tế phát sinh và đảm bảo tính pháp lý đúng đắn như: Hoá đơn mua TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng mua bán, biên bản nghiệm thu và các chứng từ khác.
Căn cứ vào các chứng từ, kế toán ghi vào thẻ TSCĐ, thẻ này được lập để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của công ty, bao gồm các nội dung:
-Phần chung: Tên, ký hiệu, quy cách, nước sản xuất, năm sản xuất
-Nguyên giá khi đưa TSCĐ vào sử dụng, nguyên giá sau khi đánh giá lại
-Gía trị hao mòn luỹ kế qua các năm
-Phần ghi giảm TSCĐ
Bên cạnh việc mở thẻ TSCĐ, kế toán TSCĐ vào “Sổ theo dõi tăng TSCĐ” (nhập dữ liệu vào máy theo mẫu cài sẵn), sổ TSCĐ
Mã TS :
Nhóm :
Tên TSCĐ :
Năm sản xuất :
Nước sản xuất :
Tình trạng :
Nguồn vốn :
Nguyên giá :
b.Đối với TSCĐ giảm
Khi có TSCĐ giảm thì cần phải có các chứng từ liên quan đến việc giảm TSCĐ như: Đơn đề nghị thanh lý gửi lên cấp trên, biên bản xác minh hiện trạng TSCĐ xin thanh lý, biên bản thanh lý TSCĐ, quyết định chuyển TSCĐ không đủ tiêu chuẩn thành công cụ dụng cụ, hợp đồng liên doanh và một số các chứng từ khác có liên quan. Sau đó, kế toán TSCĐ ghi phần giảm TSCĐ để thôi tính khấu hao vào tháng sau đồng thời kế toán vào “Sổ theo dõi giảm TSCĐ” (nhập dữ liệu vào máy theo mẫu cài sẵn) và sổ TSCĐ.
Mã TS :
Nhóm :
Tên TSCĐ :
Giảm TSCĐ (C/K) :
Lý do giảm :
Ngày tháng giảm :
Nguyên giá :
Đã khấu hao :
Giá trị còn lại :
4.2. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình
4.2.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình
a. Tăng TSCĐ do mua sắm
Xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận trong công ty, căn cứ vào kế hoạch đầu tư, triển khai áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và yêu cầu đổi mới công nghệ tiên tiến vào sản xuất và công tác quản lý, Công ty đã quyết định mua sắm thêm TSCĐ cho một số bộ phận, phòng ban trong Công ty. Các chứng từ có liên quan đến việc mua sắm TSCĐ bao gồm:
-Hoá đơn mua TSCĐ
-Biên bản giao nhận TSCĐ (nếu có)
-Biên bản mở kiện phụ tùng và thiết bị
Các chứng từ này là căn cứ cho việc hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ, sau đó được lưu vào hồ sơ.
VD: Ngày 29/ 7/2002 do kế hoạch cần phải đầu tư đổi mới máy móc, Công ty tiến hành mua 40 máy may 1 kim tự động cắt chỉ và 1 máy may CN 2 kim bằng quỹ Đầu tư phát triển với tổng số tiền là 414.700.000 đồng. Khi công việc mua bán hoàn thành, kế toán tập hợp các chứng từ có liên quan: Hoá đơn hàng ngày 29/7/2002, Phụ lục 1
Series No:AA/2000
HĐ số : 001511
Hoá đơn GTGT
Liên 2:Khách hàng
Ngày 29 tháng 7 năm 2002
Đơn vị bán hàng : Công ty XNK Dệt May
Địa chỉ : 57b Phan Chu Trinh
Điện thoại : (04)8222567
Họ tên người mua hàng: CÔNG ty TM – DV Thái bình Mã số thuế :
Địa chỉ : Phường Đề Thám – TX Thái Bình
Hình thức thanh toán : Theo hợp đồng
Địa điểm giao hàng : Theo hợp đồng số
STT
Tên hàng
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Máy 1 kim tự động cắt chỉ
Bộ
40
9.000.000
360.000.000
2
Máy may công nghiệp hai kim
Bộ
1
17.000.000
17.000.000
Cộng tiền hàng 377.000.000
Thuế suất thuế GTGT 37.700.000
Tổng số tiền thanh toán 414.700.000
Số tiền viết bằng chữ : Bốn tăm mười bốn triệu bảy trăm nghìn đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Giám đốc
CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
Tổng CT dệt may VN
CT- TM và DV Thái Bình
Biên bản mở kiện phụ tùng và thiết bị Phụ lục 2
Biên bản mở kiện phụ tùng thiết bị
Hôm nay, ngày 14 tháng 5 năm 2002
Thành phần mở kiện gồm:
Phòng kinh doanh : Ông Nguyễn Văn Hải
Phòng kế hoạch : Bà Nguyễn Thị Loan
Phòng kế toán : Ông Nguyễn Trọng Hà
Phòng Kỹ thuật : Ông Vũ Trọng Phụng
Đã tiến hành nhận ………………………theo invoice no:AA/2000 số 001511
Số lượng kiện:……………………… Ngày hàng về Công ty:Ngày 8/5/2002
STT
Tên gọi
Ký hiệu chi tiết
ĐVT
Slg hóa đơn
Slg thực nhận
Ghi chú
1
Máy may 1 kim tự động cắt chỉ
600K
Bộ
40
40
Máy mới 100%
2
Máy may CN 2 kim
Bộ
1
1
Máy mới 100%
P.kế hoạch
P.kinh doanh
P. Kế toán
P.kỹ thuật
Kế toán TSCĐ tiến hành ghi thẻ TSCĐ Phụ lục 3
Thẻ TSCĐ
Số: 52…
Ngày 29 tháng 7 năm 2002
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 52 ngày 29 tháng 7 năm 2002
Tên, ký mã hiệu, quy cách, số hiệu TSCĐ : 40 máy may 1 kim tự động cắt chỉ và 1 máy may CN 2kim
Nước sản xuất : Nga
Bộ phận quản lý, sử dụng : Xí nghiệp may 2
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày …tháng …năm …
Lý do đình chỉ :
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Gía trị hao mòn TSCĐ
Ngày tháng
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Gía trị hao mòn
Cộng dồn
29/7
Máy may 1 kim tự động cắt chỉ
360.000.000
29/7
Máy may CN 2kim
17.000.000
Cộng
377.000.000
Kế TOáN TRƯởng
Rồi vào “Sổ theo dõi tăng TSCĐ”.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 2113 377.000.000
Nợ TK 1332 37.700.000
Có TK 112 414.700.00
Đồng thời, kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, giảm quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 414 377.000.000
Có TK 411 377.000.000
Cả năm 2002 tài sản cố định của đơn vị tăng theo hình thức này là 3.441.500.000
b.Tăng TSCĐ do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
Khi có công trình xây dựng, căn cứ vào kế hoạch đầu tư được duyệt, Công ty mở thầu và chọn đơn vị thi công. Sau khi công trình hoàn thành được đưa vào nghiệm thu, căn cứ vào quyết toán đã được duyệt, kế toán ghi tăng giá trị của TSCĐ đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theo định khoản:
Nợ TK 211(chi tiết)
Có TK 241 (2412)
VD: Trong quý II năm 2002, Công ty đã nhận bàn giao công trình xây nhà ăn tập thể và đưa vào sử dụng với quyết toán công trình là 83.158.390 đồng, công trình trên đã được duyệt quyết toán, trị giá công trình đúng bằng trị giá thực tế công trình. Căn cứ vào bảng tổng hợp kinh phí trả tiền cho các đơn vị thi công xây lắp theo chế độ và hợp đồng kinh tế, kế toán ghi thẻ TSCĐ
Phụ lục 4 :
Thẻ TSCĐ
Số :54
Ngày16 tháng 5 năm2002
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 54 ngày 16 tháng 5 năm 2002
Tên, ký mã hiệu, quy cách TSCĐ … Nhà ăn tập thể
Nước sản xuất : Việt Nam
Năm sản xuất: 2002
Bộ phận quản lý sử dụng : Công ty
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày… tháng năm
Lý do đình chỉ :
Số hiệu chứng từ
Nguyên gía TSCĐ
Gía trị hao mòn TSCĐ
Ngày tháng
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Gía trị hao mòn
Cộng dồn
16/5
Nhà ăn tập thể
83.158.390
Cộng
83.158.390
Kế toán trưởng
vào sổ theo dõi tăng TSCĐ và định khoản như sau:
Nợ TK 331 83.158.390
Có TK 1121 83.158.390
Căn cứ vào Hoá đơn thuế GTGT, biên bản nghiệm thu
Phụ lục 5
CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM
Độc lập-Tự do –Hạnh phúc
TCTY DệT MAY VN
CT TM-DV Thái Bình
Thái Bình, ngày 16 tháng 5 năm2002
Biên bản nghiệm thu công tác xây lắp
Chủ đầu tư công trình : Công ty Thương mại – Dịch Vụ Thái Bình
Tổ chức nhận thầu xây lắp: Công ty xây dựng số 2
Tên công trình : Nhà ăn tập thể
Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu : ngày 22 tháng 5 năm 2002
Kết thúc : ngày 25 tháng 5 năm 2002
Tại công trình: Công ty Thương Mại – Dịch Vụ Thái Bình
Các bên tham gia
Đại diện chủ đầu tư :
Ông : Lê Văn Huy Phó giám đốc
Ông : Nguyễn Văn Quân Cán bộ kỹ thuật
Đại diện đơn vị thiết kế :
Ông : Vũ Văn Vinh Chủ nhiệm đồ án
Đại diện nhà thầu xây lắp :
Ông :Phạm Gia Thắng Giám đốc
Các bên đã tiến hành :
- Xem xét các các hồ sơ tài liệu
- Nhận xét về chất lượng :Thi công đúng bản vẽ thiết kế
- Kiến nghị : Không
Đại diện nhà thầu
Đại diện thiết kế
Đại diện chủ đầu tư
- Kết luận : chấp nhận nghiệm thu
kế toán ghi:
Nợ TK 241 83.158.390
Nợ TK 1332 8.315.839
Có TK 331 91.474.229
Căn cứ hướng dẫn hạch toán của thông báo phê duyệt quyết toán đầu tư và xây dựng, kế toán ghi tăng TSCĐ
Nợ TK 2112 83.158.390
Có TK 2412 83.158.390
Cả năm tài sản cố định của doanh nghiệp tăng theo hình thức này là 103.158.250
Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB
Nợ TK 441 83.158.390
Có TK 411 83.158.390
Cả năm 2002 nguồn vốn kinh doanh của đơn vị tăng theo hình thức này là 2.350.000.000
4.2.2.Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình
a.Giảm TSCĐ do thanh lý
Trong quá trình sử dụng TSCĐ có một số TSCĐ đã cũ, hao mòn không thể tiếp tục sử dụng được hoặc lạc hậu về kỹ thuật không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh và không mang lại lợi ích kinh tế cho Công ty thì được phép thanh lý.
Để tiến hành thanh lý TSCĐ, Công ty cần phải tiến hành các bước sau:
- Làm đơn đề nghị thanh lý TSCĐ gửi lên Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (kèm theo bảng chi tiết)
-Tiếp đó,Tổng Công ty Dệt May Việt Nam sẽ cử người xuống Công ty và cùng với một số người đại diện của Công ty xem xét, đánh giá về TSCĐ xin thanh lý rồi lập “Biên bản xác minh hiện trạng TSCĐ xin thanh lý”
-Sau khi được sự đồng ý của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, Công ty sẽ thành lập hội đồng thanh lý bao gồm: Tổng giám đốc, Trưởng phòng TCKT, Trưởng phòng kinh doanh, Trưởng ban Đầu tư phát triển để tiến hành thanh lý TSCĐ và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ”
Khi tiến hành thanh lý TSCĐ, Công ty đã tìm được một số khách mua và thu được số tiền bán thanh lý, kế toán lập phiếu thu và ghi sổ kế toán.
VD: Ngày 10 tháng 4 năm 2002 vừa qua, Công ty đã tiến hành thanh lý 1 máy may 2 kim SINGER 212 vì nó không còn phù hợp với nhu cầu sản xuất nữa. Công ty làm đúng như trình tự ở trên gồm: Đơn xin thanh lý, Biên bản xác minh hiệntrạng của TSCĐ xin thanh lý
Phụ lục 6
TCTy Dệt May Việt Nam
Ct Tm- DV Thái Bình
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập-Tự do- Hạnh phúc
Thái Bình, ngày 31 tháng 2 năm 2002
Biên bản xác minh hiện trạng TSCĐ xin thanh lý
Hôm nay, ngày 31 tháng 2 năm 2002 Tại Công ty TM- DV Thái Bình
I. Đại diện TCTy Dệt May Việt Nam
1-Ông Nguyễn Danh Bảng : CV Ban đầu tư
2- Bà Nguyễn Thị Xuyến : CV Ban đầu tư
II. Đại diện Công ty
1. Bà Đặng Phương Dung : Tổng giám đốc
2. Bà Nguyễn Thị Choè : Trưởng phòng TCKT
3. Ông Nguyễn Quang Sơn : Phó phòng kỹ thuật
Đã xem xét và xác nhận hiện trạng của tài sản như sau: Máy may 2 kim SINGER 212 đã cũ, không còn phù hợp với nhu cầu sản xuất của công ty
Đề nghị TCTy Dệt May Việt Nam cho phép công ty được thanh lý TSCĐ này
ĐạI DIệN CÔNG TY thương mại và dịch vụ thái bình
ĐạI DIệN Tổng và dịch vụ thái CTY
Đơn của Tổng công ty gửi xuống đồng ý cho thanh lý, Biên bản thanh lý TSCĐ. Phụ lục 7
CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
TCTY DệT MAY VIệT NAM
CÔNG TY TM -DVTHáI BìNH
Biên bản thanh lý TSCĐ
Ngày 10 tháng 4 năm 2002
Ban thanh lý TSCĐ gồm
Bà : ĐặNG PHƯƠNG DUNG : Tổng giám đốc -Trưởng ban
Bà : NGUYễN THị CHOè : Trưởng phòng kttc -Uỷ viên
Bà : THáI MINH HƯƠNG :Trưởng phòng kinh doanh - Uỷ viên
Ông: cù bá hoà :Trưởng Ban ĐTPT -Uỷ viên
Tiến hành thanh lý TSCĐ
Tên, ký mã hiệu, quy cách TSCĐ : Máy may 2 kim SINGER 212
Nước sản xuất : Nhật
Năm đưa vào sử dụng: 30/6/1991
Nguồn vốn : Ngân sách
Nguyên giá TSCĐ : 11.000.000
Đã khấu hao : 6.000.000
Gía trị còn lại :5.000.000
Kết luận của ban thanh lý TSCĐ
TSCĐ hiện có đã quá cũ , công nghệ lạc hậu không đáp ứng được quy trình sản xuất và không cần thiết nữa
Kế toán trưởng Tổng giám đốc
Sau đó, Công ty đã bán lại cho khách hàng và viết phiếu thu
Phiếu thu
Số: 456
Ngày 16 tháng 4 năm 2002
Họ tên người nộp : Trần Văn Thành
Địa chỉ : Phân xưởng sản xuất
Về khoản : Bán máy may 2 kim SINGER 212
Số tiền : 5.500.000 (bao gồm cả thuế GTGT)
Người nộp
Giám đốc
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Kế toán định khoản
-Xoá tên TSCĐ thanh lý ghi:
Nợ TK 214(2141) 6.000.000
Nợ TK 821 5.000.000
Có TK 211 11.000.000
-Số thu hồi về thanh lý
Nợ TK 111 5.500.000
Có TK 721 5.000.000
Có TK 333 500.000
Đồng thời, kế toán xoá tên TSCĐ trên Bảng tính và phân bổ khấu hao
TSCĐ.( Phụ lục 10:)phản ánh vào sổ theo dõi giảm TSCĐ trên máy.
Cả năm tài sản cố định của đơn vị giảm theo hình thức này là 576.700.500
b.Giảm do góp vốn tham gia liên doanh với đơn vị khác
Đầu tư góp vốn liên doanh là hoạt động đầu tư tài chính để kiếm lời, vì thế Công ty đã đem một số TSCĐ của mình đi góp vốn liên doanh. Căn cứ vào hợp đồng liên doanh, biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ có liên quan khác, kế toán ghi giảm TSCĐ, tăng giá trị đầu tư góp vốn liên doanh theo giá trị Hội đồng liên doanh đánh giá,đồng thời phản ánh chênh lệch giữa giá trị vốn góp và giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán Công ty vào TK 412 “Chênh lệch đánh giá tài sản”
-Nếu giá trị vốn góp lớn hơn giá trị còn lại
Nợ TK 128,222 Gía trị vốn góp
Nợ TK 222 Gía trị vốn góp
Nợ TK 214 Gía trị hao mòn
Có TK 412 Chênh lệch tăng
Có TK 211 Nguyên giá
-Nếu giá trị vốn góp nhỏ hơn giá trị còn lại
Nợ TK 128,222 Gía trị vốn góp
Nợ TK 214 Gía trị hao mòn
Nợ TK 412 Chênh lệch giảm
Có TK 211 Nguyên giá
VD: Ngày 18 tháng 1 năm 2002, công ty đã đem 10 máy may Juki có nguyên giá là 105.000.000 đồng và giá trị còn lại là 61.000.000 đồng đi tham gia góp vốn liên doanh ở Công ty May Phù Đổng. Thông qua Hội đồng liên doanh đánh giá thì giá tri vốn góp của 10 chiếc máy may này là 58.000.000 đồng. Sau khi hoàn tất các thủ tục như hợp đồng liên doanh, biên bản giao nhận TSCĐ, các chứng từ liên quan …kế toán định khoản:
Nợ TK 222 58.000.000
Nợ TK 214 44.000.000
Nợ TK 412 3.000.000
Có TK 211 105.000.000
Cả năm đơn vị giảm tài sản cố định do góp vốn liên doanh 500.000.000
c. Giảm do chuyển thành công cụ dụng cụ
Theo quyết định 166 TC-QĐ / CSTC ngày 30/12/2000 của Bộ Tài chính thì TSCĐ phải có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên. Do đó, Công ty đã quyết định chuyển những TSCĐ dưới mức trên thành công cụ dụng cụ.
Phụ lục 8
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập-Tự do -Hạnh phúc
TCTy dệt may việt nam
Công ty tm- dv thái bình
Quyết định chuyển TSCĐ không đủ tiêu chuẩn thành CCDC
Kính gửi :Tổng công ty Dệt May Việt Nam
Căn cứ quyết định 166/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ ban hành chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao TSCĐ
Theo công văn ngày 07/12/2002 của công ty đề nghị thực hiện chuyển những TSCĐ không đủ tiêu chuẩn về giá trị (dưới 5.000.000) thành CCDC
Căn cứ báo cáo kiểm kê tài sảnngày 15/01/2003 của Công ty sau khi đã kiểm tra đối chiếu . Tổng công ty đồng ý cho công ty được chuyển những TSCĐ không đủ giá trị tiêu chuẩn giá trị xuống CCDC
1. Nguyên giá TSCĐ :13.540.000
2.Đã khấu hao :11.761.300
3.Gía trị còn lại : 1.785.700
STT
Tên tài sản cố định
N.Giá
Đã K.Hao
G.Trị còn lại
1
2
3
Máy cắt vải
Máy kiểm tra vải
Bàn gấp tự động
4.560.000
4.100.000
4.880.000
3.810.000
3.800.000
4.150.600
750.000
306.300
729.400
Sau khi làm các thủ tục cần thiết, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 1421 11.540.000
Nợ TK 214 1.785.700
Có TK 211 13.540.000
Cả năm tài sản cố định chuyển thành công cụ dụng cụ 150.450.000
4.3. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ vô hình
Các trường hợp tăng giảm TSCĐ vô hình diễn ra cũng được hạch toán giống như tăng giảm TSCĐ hữu hình.
Tất cả các biến động tăng giảm TSCĐ, sau khi đã vào các sổ theo dõi tăng giảm TSCĐ; sổ TSCĐ Phụ lục 9
Ghi giảm TSCĐ
Lý do giảm TSCĐ
Thanh lý
Chứng từ
N
10/4
Kế toán trưởng
S
Khấu hao tài sản cố định
Khâú hao khi giảm
6.000.000
38.693.746
Khấu hao
Mứ KH
TL KH
Ghi tăng tài sản cố định
NG
TSCĐ
360.000.000
17.000.000
83.158.390
Số hiệu
TSCĐ
5
3
4
Tháng năm sử dụng
2002
2002
2002
Nước sản xuất
Nga
Nga
Việt Nam
Tên , đặc điểm ký hiệu TSCĐ
Máy may một kim tự động cắt chỉ
Máy may công nghiêp 2 kim
Nhà ăn tập thể
Máy may SINGER212
Cộng
Chứng từ
N
29/7
29/7
16/5
S
STT
1
2
3
4
Phụ lục9 : Trích sổ tài sản cố định năm 2002.
Kế toán ghi sổ
Công ty nhập tiếp số liệu vào sổ tổng hợp trên máy (sổ Nhật ký chung)
5.Hạch toán khấu hao TSCĐ
Công ty tiến hành công tác hạch toán khấu hao TSCĐ dựa vào chế độ quản lý "Khấu hao TSCĐ" ban hành kèm theo Quyết định 166/1999/ QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Công ty sử dụng số vốn khấu hao của các TSCĐ hình thành từ nguồn ngân sách cấp, nguồn vốn tự có được trích hàng năm và một số vốn bổ sung của mình để dùng vào tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ.
*Phương pháp trích khấu hao
Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, theo phương pháp này Công ty xác định mức trích khấu hao căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng
=
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm
Căn cứ vào quy định quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước, Công ty xác định và đăng ký mức trích khấu hao chi tiết cho từng loại TSCĐ trình lên Tổng công ty phê duyệt, hàng tháng Công ty lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng làm căn cứ hạch toán khấu hao TSCĐ.(ở đây em chỉ đưa ra một số trường hợp điển hình)
-Đốivới TSCĐ hữu hình là máy móc thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty tính khấu hao cho loại TSCĐ này như sau:
VD: Công ty có một máy kiểm tra vải nguyên giá là: 9.500.000 đồng, thời gian sử dụng TSCĐ dự kiến là 5 năm (theo đúng quy định của Bộ tài chính)
Mức trích khấu hao hàng năm = 9.500.000: 5 = 1.900.000 đồng
Mức trích khấu hao hàng tháng = 1.900.000: 12 = 158.333 đồng
Như vậy, Công ty hàng năm phải trích 1.900.000 đồng chi phí trích khấu hao cho TSCĐ này.
Dựa vào cách tính khấu hao trên ghi sổ theo định khoản như sau:
Nợ TK 627(6274) 158.333
Có TK 214(2141) 158.333
Đồng thời ghi Nợ TK 009: 158.333
- Đối với TSCĐ hữu hình là các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, Công ty dự kiến thời gian sử dụng TSCĐ là 10 năm.
VD: Nhà ăn tập thể đưa vào sử dụng năm 2002 có nguyên giá là 83.158.390 đồng thì mức trích khấu hao sẽ là:
Mức trích khấu hao năm = 83.158.390 : 10 = 8.315.839 đồng
Mức trích khấu hao tháng = 8.315.839 : 12= 692.987 đồng
Qua đó, kế toán định khoản
Nợ TK 642 (6424) 692.987
Có TK 214(2141) 692.987
Đồng thời ghi Nợ TK 009 692.987
-Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất, Công ty dự kiến thời gian sử dụng là 20 năm
VD: Quyền sử dụng đất ở khu định cư mới Sài Đồng có nguyên giá là 177.500.000 đồng thì mức trích khấu hao là:
Mức trích khấu hao năm =177.500.000 : 20 =8.875.000 đồng
Mức trích khấu hao tháng = 875.000 : 12 =739.583 đồng
Qua đó, kế toán định khoản
Nợ TK 642 (6424) 8.875.000
Có TK 214 (2143) 8.875.000
Đồng thời ghi Nợ TK 009 8.875.000
Căn cứ vào các định khoản trên kế toán ghi vào “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ”(Phụ lục 10)
642
49.404.291
24.336.612
692.987
74.433.889
641
32.197.284
32.197.284
627
Cộng
68.852.095
1.531.810.840
XN2
22.865.095
22.865.095
XN1
45.987.000
89.029.817
130.315.745
Nơi sử dụng toàn doanh nghiệp
K.Hao
150.453.670
89.029.817
24.336.612
692.987.
338.986
4.701.071
259.473.028
N.Giá
5.341.798.035
1.752.236.039
83.158.390
320.542.621
564.128.625
Thời gian sử dụng
5
6
10
5
8
10
Chỉ tiêu
Số khấu hao tháng trước
-Số KH tăng trong tháng
-Máy móc TB
-Dụng cụ quản lý
-Nhà ăn tập thể
-Số KH giảm trong tháng
-Máy móc TB
-Ôtô TôyÔTA
-Nhà xưởng
Số KH trong tháng
Phụ lục10 : Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ qúy 4 năm 2002
và vào sổ TSCĐ, sổ tổng hợp trên máy.
Bảng tổng hợp TSCĐ cuối qúy 4 năm2002
STT
Chỉ tiêu
Nguyên giá
1
2
Nguyên giá đầu
Tài sản cố định tăng trong năm
Mua sắm máy móc T. Bị
Nhận và sử dụng nhà ăn tập thể
Nguồn vốn kinh doanh
6.334.334.990
5.894.658.250
3.441.500.000
103.158.250
2.350.000.000
3
Tài sản cố định giảm trong năm Góp vốn liên doanh
Thanh lý TSCĐ
Chuyển TSCĐ thành CC-DC
1.227.150.500
500.000.000
576.700.500
150.450.000
4
Tổng cộng
11.001.842.744
6. Kế toán sửa chữa TSCĐ
6.1.Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ
Công việc sửa chữa lớn TSCĐ ở Công ty đều có kế hoạch dự tính trước khi sửa chữa. Các phòng ban, phân xưởng lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa, dự toán sửa chữa gửi lên phòng Tổ chức Hành chính và phòng Tài chính kế toán của Công ty. Toàn bộ chi phí trích trước được hạch toán vào bên Có TK 335 “ chi phí phải trả”
Căn cứ vào kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 627, 641,642
Có TK 335
Khi tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 2413 (toàn bộ chi phí thực tế sửa chữa)
Có TK 111,112,152,153,…
Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán ghi:
Nợ TK 335 (chi tiết trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ)
Có TK 2413
Cuối niên độ, tiến hành xử lý số chênh lệch giữa số trích trước và số chi phí thực tế theo đúng chế độ hiện hành.
6.2.Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Sửa chữa nhỏ thường xuyên TSCĐ thường phát sinh ít và chủ yếu diễn ra đối với các máy vi tính, máy điều hoà, các công việc bảo dưỡng thay thế phụ tùng nhỏ…Vì thế toàn bộ chi phí của việc sửa chữa nhỏ thường xuyên ở Công ty được tập hợp trực tiếp vào các TK chi phí của bộ phận có TSCĐ sửa chữa:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 111,112
CHƯƠNG III
Một số nhận xét, ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty
1.Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán TSCĐ
1. 1 Về bộ máy kế toán của Công ty
Phòng kế toán của Công ty gồm có 11 người, một trưởng phòng, hai phó phòng kế toán và 8 kế toán viên. Mỗi người đảm nhiệm một phần hành kế toán do đó phát huy cao tính hiệu quả trong công việc. Hơn nữa, đội ngũ kế toán của Công ty đã tích cực áp dụng các quy định kế toán mới do Bộ Tài chính ban hành.
1.2. Về hệ thống sổ sách kế toán
Đa phần sổ sách kế toán của Công ty được cài đặt trên máy vi tính vì thế giúp cho việc cập nhật, xử lý thông tin một cách nhanh chóng. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức chứng từ luân chuyển hợp lý, hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo thống kê nội bộ tương đối đầy đủ, kịp thời giúp lãnh đạo nắm bắt tình hình tài chính Công ty nhanh chóng, chính xác.
1.3. Về công tác hạch toán TSCĐ
- Công ty đã sử dụng cách phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành, theo tình hình sử dụng và theo đặc trưng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính của Công ty, đáp ứng yêu cầu của kế toán.
- Đối với các nghiệp vụ phát sinh tăng, giảm TSCĐ Công ty phản ánh trực tiếp luôn trên máy vi tính, nhân viên kế toán TSCĐ dựa vào số liệu hiện có nhập vào mẫu cài sẵn có trong máy các khoản mục chi tiết, đầy đủ, do đó công tác kế toán của Công ty trở nên gọn nhẹ hơn và khoa học hơn.
- Đối với các TSCĐ tăng do mua sắm hay XDCB hoàn thành bàn giao đều có các chứng từ hợp lý hợp lệ cần thiết trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Còn nếu giảm TSCĐ do thanh lý, góp vốn tham gia liên doanh, chuyển thành công cụ dụng cụ cũng đều có các thủ tục đầy đủ đúng với các quy định chung đề ra.
2. Những tồn tại và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Thương Mại và Dịch Vụ Thái Bình
Bên cạnh những ưu điểm, Công ty còn một số tồn tại cần phải khắc phục trong việc quản lý nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ. Công ty nên nghiên cứu một số giải pháp sau đây:
2.1. Về hệ thống sổ sách kế toán
Hình thức ghi sổ của Công ty là Nhật ký chung, nhưng thực tế Công ty sử dụng sổ tổng hợp trên máy thay cho sổ Nhật ký chung. Ngoài ra, các sổ cái 211,213, 214 của Công ty không lập thường xuyên theo định kỳ báo cáo kế toán. Qua đây, Công ty cần phải xem xét, cân nhắc để có thể ghi sổ Nhật ký chung theo đúng quy định của Bộ tài chính (theo mẫu dưới đây) và lập các sổ cái một cách đầy đủ, đúng hạn.
Trình tự ghi sổ Nhật ký chung như sau:
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Sổ và thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp số liệu chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi đối chiếu
Mẫu sổ Nhật ký chung
Tháng… năm
Chứng từ
Nội dung nghiệp vụ
Đã ghi sổ cái
Số hiệu TK
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
2.2Về bộ máy kế toán
Trong phòng kế toán, mỗi người đảm nhiệm một phần hành kế toán nên phát huy cao được hiệu quả công việc mình làm. Tuy nhiên, nó cũng có mặt hạn chế là mỗi người chỉ làm tốt công việc của mình, còn những mảng kế toán khác làm không thành thạo. Khi có một người nào đó nghỉ việc dài ngày thì phần công việc của họ được tiến hành chậm trễ, làm ảnh hưởng tới các báo cáo trong Công ty. Từ đó có thể thấy rằng Công ty cần phải đào tạo tốt hơn đội ngũ kế toán, ngoài việc làm tốt phần hành của mình thì mỗi người phải làm thành thạo cả những mảng kế toán khác.
2.3 Về phương pháp hạch toán tăng TSCĐ do mua sắm
Đối với nghiệp vụ ở trường hợp tăng TSCĐ do mua sắm (trong chương II) là máy may một kim tự động cắt chỉ và máy may CN tại Công ty định khoản như sau:
-Khi nhập máy may cho phân xưởng sản xuát, kế toán Công ty đã định khoản
Nợ TK 211 (2113) 377.000.000
Nợ TK 133 (1332) 37.700.000
Có TK 112 414.700.000
- Đồng thời kết chuyển tăng ngồn vốn kinh doanh, giảm quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 414 377.000.000
Có TK 411 377.000.000
Cách định khoản trên chỉ đúng với trường hợp khi mua TSCĐ về không qua lắp đặt, chạy thử. Kế toán định khoản như này là không đúng theo quy định của Bộ Tài chính. Do vậy, để công tác kế toán hoàn thiện hơn, kế toán Công ty cần phải tập hợp các chi phí mua sắm, lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác trước khi đi vào vận hành.
Kế toán Công ty nên định khoản như sau:
Nợ TK 241 (2411) 377.000.000
Nợ TK 133 (1332) 37.700.000
Có TK 112 414.700.000
Khi kết thúc quá trình lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu đưa vào sử dụng, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211 (2113) 377.000.000
Có TK 241 (2411) 377.000.000
Đồng thời kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh, giảm quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 414 377.000.000
Có TK 411 377.000.000
2.4Về kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Theo điều lệ 19 của NĐ 59/CP ngày 03/10/1996 của chính phủ quy định "Khi doanh nghiệp thanh lý TSCĐ để thu hồi vốn thì hạch toán khoản chênh lệch này như một khoản lãi lỗ ". Thực tế, tại Công ty khi có hoạt động về thanh lý không được hạch toán như một khoản lỗ lãi. Để xác định kết quả thanh lý TSCĐ, kế toán Công ty cần phải hạch toán theo đúng chế độ quy định cụ thể như sau:
-Xoá sổ TSCĐ ghi:
Nợ TK 2141 6.000.000
Có TK 211 6.000.000
-Phản ánh số thu về thanh lý:
Nợ TK 111 5.500.000
Có TK 721 5.000.000
Có TK 333 500.000
-Phản ánh số chi về thanh lý:
Nợ TK 821 165.000
Có TK 111 165.000
-Kết chuyển khoản thu về thanh lý:
Nợ TK 721 5.000.000
Có TK 911 5.000.000
-Kết chuyển khoản chi về thanh lý:
Nợ TK 821 150.000
Có TK 911 150.000
-Xác định kết quả thanh lý
Nợ TK 911 4.835.000
Có TK 421 4.835.000
2.5.Về kế toán khấu hao TSCĐ
Hiện nay ở Công ty tình hình thu hồi vốn của TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn vay Ngân hàng diễn ra chậm, do đó đảm bảo thanh toán không kịp thời cho Ngân hàng. Để có biện pháp đánh giá đúng TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn vay, kế toán TSCĐ nên thường xuyên quan tâm đến việc theo dõi những TSCĐ này, đặc biệt là tình hình khấu hao để nắm được quy trình thu hồi vốn, đảm bảo thanh toán đúng hạn cho Ngân hàng. Công ty cần phải dùng nguồn vốn khấu hao để trả nợ Ngân hàng.
Trong trường hợp vay vốn để đầu tư TSCĐ, Công ty cần xin phép Nhà nước được trích khấu hao nhanh trên cơ sở đảm bảo chi phí sản xuất ổn định và trả nợ đúng hạn.
Hơn nữa muốn có những TSCĐ tiên tiến, hiện đại, không bị lạc hậu, Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, thu hồi vốn sớm để có thể tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ hoặc hoàn trả nợ vay Ngân hàng.
Kết luận
TSCĐ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, là một bộ phận hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt công tấc hạch toán TSCĐ giúp cho Công ty với số tài sản hiện có vẫn có thể tang được khối lượng sản xuất sản phẩm, tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm, góp phần vào việc tăng lợi nhuận của Công ty.
Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty Thương Mại và Dịch Vụ Thái Bình đã chú trọng đến việc đầu tư, đổi mới TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh vầ tổ chức tương đối tốt công tác kế toán và công tác quản lý TSCĐ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được thì vẫn còn những hạn chế, tồn tại mà công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ .
Vì thời gian thực tập và trình độ có hạn nên luận văn cuả em không tránh khỏi nhiều sai sót, kính mong được các thầy cô giáo chỉ bảo để ầi luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Đỗ Mạnh Toàn và các bác, các anh, các chị trong phòng tài chính – kế toán của Công ty thương mại và dịch vụ Thái Bình đã hướng dẫn em trong thời gian thực tập để hoàn thành chuyên đề này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2003
Sinh viên
Trần Xuân Ban
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về kế toán TSCĐ 2
I.Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc hạch toán và nhiệm vụ kế toán TSCĐ 2
1.Khái niện TSCĐ 2
2. Đặc điểm của TSCĐ 2
3. Nguyên tắc hạch toán TSCĐ 2
4.Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ 3
II.Phân loại và đấnh giá TSCĐ 3 1. Phân loại TSCĐ 3
1.1 Phân loaị TSCĐ theo hình thái biểu hiện 3
1.2. Phân loại theo nguồn hình thành 4
1.3. Phân loại theo quyền sở hữu 4
1.4. Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng 5
2.Đánh giá TSCĐ 5
III.Nôi dung công tác kế toán TSCĐ 8
1. Kế toán chi tiết TSCĐ 8
2. Kế toán tổng hợp TSCĐ 9
3. Kế toán khấu hao TSCĐ 14
4. Kế toán sửa chữa TSCĐ 18
Chương II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại công ty Thương mại và Dịch vụ Thái Bình 20
I. Khái quát chung về công ty Thương mại và Dịch vụ Thái Bình 20
1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Thương mại và Dịch vụ Thái Bình 20
2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh 21
3. Cơ cấu tổ chức của công ty 21
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 23
5. Đặc điểm quy trình công nghệ 24
6. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 25
7. Đặc điểm của công tác kế toán tại công ty 27
II. Những vấn đề chung về quản lý và hạch toán TSCĐ tại công ty Thương mại và Dịch vụ Thái Bình 27
1. Tình hình trang bị TSCĐ 27
2. Phân loại TSCĐ 28 3. Đánh giá TSCĐ 29
4. Hạch toán biến động TSCĐ 30
5. Hạch toán khấu hao TSCĐ 46
6. Kế toán sửa chữa TSCĐ 49
Chương III: Một số nhận xét ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Thương mại và Dịch vụ Thái Bình 51
1. Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán TSCĐ 51
2. Những tồn tại và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty 51
Kết luận 56
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kế toán doanh nghiệp - Trường đại học Quản lý và
Kinh doanh Hà nội
Hệ thống kế toán doanh nghiệp –Nhà xuất bản tài chính 2000
Kế toán tài chính –NXB Thành phố Hồ Chí Minh 2001
Tài liệu công ty Thương mại và Dịch vụ Thái Bình
Các bài giảng của các thầy cô giáo - Trường Trung học Kinh tế
Hà nội
Những từ viết tắt
Tscđ :Tài sản cố định
GTGT : Gía trị gia tăng
CCDC : Công cụ dụng cụ
TK : Tài khoản
XDCB : Xây dựng cơ bản
Nhận xét của công ty Thương mại và Dịch vụ Thái Bình
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn
Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Mạnh Toàn
Chức vụ:………………………………………………………………………………………
Nhận xét chuyên đề thực tập của sinh viên Trần Xuân Ban – Lớp KT2 Khoá 1
Đề tài: “ Tổ chức công tác Kế toán tài sản cố định và việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Thương mại và Dịch vụ Thái Bình ”.
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
Giáo viên nhận xét
(Ký và ghi rõ họ tên)
Điểm - Bằng số: ……………
- Bằng chữ:……………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33567.doc