Luận văn Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Lộc Trường Xuân

Trong cơ chế thị trường đòi hỏi công tác kế toán doanh nghiệp nói chung, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng phải ngày càng được củng cố và hoàn thiện thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế, tài chính góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp phải biết vận dụng một cách sáng tạo lý luận vào thực tế để tổ chức công tác kế toán tài chính doanh nghiệp một cách khoa học và hợp lý, phát huy hết vai trò của kế toán trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau hai tháng thực tập tại Công ty TNHH Lộc Trường Xuân vì thời gian và điều kiện nghiêm cứu và hiểu biết có hạn. Luận văn của em mới chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty.

doc60 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Lộc Trường Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên cơ quan chuyên trách dưới hình thức mua thẻ BHYT để phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên như: Khám chữa bệnh, viện phí khi ốm đau, sinh đẻ, bệnh tật 4.3. Quỹ KPCĐ. Quỹ KPCĐ là phần kinh phí nhằm tạo ra một khoản ngân quỹ cho hoạt động công đoàn. Quỹ này được hình thành do trích lập tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2% trên tổng tiền lương thực tế, trong đó 1% nộp lên cơ quan quản lý cấp trên, phần còn lại chi cho hoạt động công đoàn của doanh nghiệp. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ thực tế phải trả cho người lao động kể cả lao động tính vào chi phí kinh doanh mà còn cả việc đảm bảo quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp. II. Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1. Nhiệm vụ hạch toán lao động tiền lương trong doanh nghiệp. Để phục vụ điều hành và quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, tính lương và các khoản trích theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động, chính xác, kịp thời đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng và thanh toán kịp thời đây đủ tiền lương và các khoản trích khác có liên quan đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động lao động và sử dụng tiền lương trong doanh nghiệp việc chấp hành chính sách và chế độ lao động tiền lương. Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các phân xưởng, các bộ phận sản xuất – kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, mở sổ cần thiết và hạch toán nghiệp vụ lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp của các bộ phận trong doanh nghiệp theo đúng chế độ tài chính hiện hành. Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng sử dụng lao động về chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận của đơn vị sử dụng lao động. Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phục cấp, trợ cấp cho người lao động. Lập các báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp. Phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả, tiềm năng của lao động trong doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi, vi phạm chế độ chính sách về lao động tiền lương. 2. Chứng từ kế toán sử dụng. Bảng chấm Công. Bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán BHXH. Bảng thanh toán tiền thưởng. Một số chứng từ khác có liên quan. 3. Các Tài khoản kế toán sử dụng. TK 334: “Phải trả công nhân viên”: dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán cho cán bộ công nhân viên và tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản trợ cấp. Bên Nợ: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, trợ cấp bảo hiểm và các khoản khác đã chi trả ứng trước cho CBCNV. - Các khoản đã khấu trừ vào tiền lương của CBCNV. Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thực tế phải trả CBCNV. Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả công nhân viên. TK 334 có thể có số dư bên Nợ trong trường hợp cá biệt, số dư Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền thưởng và các khoản chi trả cho công nhân viên (Trả thừa, nộp thừa, vượt chi ) Tài khoản 334.1: “Thanh toán lương”: dùng để hạch toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lượng (tính vào quỹ lương). Tài khoản 334.2: “Các khoản khác”: dùng để hạch toán các khoản trợ cấp, tiền có nguồn bù đắp thêm như trợ cấp BHXH, trợ cấp khó khăn từ quỹ phúc lợi Phương pháp hạch toán Hàng tháng tính lương phải trả cho CBCNV và phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK: 622, 627, 641, 642, 241 Có TK 334: “Phải trả cho CBCNV” Tính tiền thưởng cho CNV lấy từ quỹ khen thưởng, kế toán ghi: Nợ TK 4311: “quỹ khen thưởng” Có TK 334: “Phải trả cho CBCNV” Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV. Nợ TK 334: “Tổng số các khoản khấu trừ” Có TK 141: “Tạm ứng” Có TK1388: “Các khoản phải thu khác” Có TK 3338: “Thuế thu nhập cá nhân phải nộp” Khấu trừ vào lương khoản đóng góp của người lao động về BHXH (5%) và BHYT (1%). Nợ TK 334: Có TK 338.3: “BHXH” (5% lương cơ bản) Có TK 338.4: “BHYT” (1% lương cơ bản) Trả lương cho CBCNV bằng tiền. Nợ TK 334 Có TK 111, 112 Các khoản trợ cấp, BHXH phải trả trực tiếp cho người lao động trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động Nợ TK 338.3 Có TK 334 - TK 338: “Phải trả, phải nộp khác” là tài khoản đùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp BHXH, BHYT, KPCĐ trị giá tài sản chở xử lý và các khoản vay mượn, gữi hộ Tài khoản này có các tài khoản cấp II liên quan đến các khoản trích theo lương như: TK 338.1: Tài sản thừa chờ xử lý TK 338.2: Kinh phí công đoàn TK 338.3: Bảo hiểm xã hội TK 338.4: Bảo hiểm y tế TK 338.8: Phải trả, phải nộp khác Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản như: TK 111, 112, 138, 333 Bên Nợ: Tình hình chi tiêu, sử dụng KPCĐ, tiền trợ cấp BHXH cho công nhân viên và nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý. Bên Có: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Dư Nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi trả được thanh toán. Dư Có: Số còn phải trả, phải nộp về BHXH, BHYT, KPCĐ. Phương pháp hạch toán. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK: 622, 627, 641, 642 Có TK 338.2: KPCĐ bằng 2% lương thực tế. Có TK 338.3: BHXH bằng 15% lương thực tế. Có TK 338.4: BHYT bằng 2% lương thực tế. Khấu trừ vào lương BHXH, BHYT Nợ TK 334: bằng 6% lương cơ bản của CNV Có TK 338.3: BHXH bằng 5% lương cơ bản của công nhân viên Có TK 338.4: BHYT bằng 1% lương cơ bản của công nhân viên Nộp BHXH, mua BHYT, nộp KPCĐ và chi tuêu KPCĐ tại đơn vị. Nợ TK 338.2 Nợ TK 338.3 Nợ TK 338.4 Có TK 111, 112 Tính số BHXH phải trả cho CBCNV trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động Nợ TK 338.3 Có TK 334 Thanh toán BHXH cho công nhân viên. Nợ TK 338.3 Có TK 111,112 - TK 335 “Chi phí trả trước”: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc trong kỳ sau. Tài khoản này sử dụng để trích trước chi phí tiền lương phải trả trong thời gian nghỉ phép, trích trước trợ cấp dự phòng mất việc làm và các khoản trích trước khác. Bên Nợ: - Các khoản chi phí thực tế phát sinh tính vào chi phí phải trả - Số chênh lệch chi phí phải trả lớn hơn so với chi phí thực tế được hoạch toán vào thu nhập bất thường. Bên Có: - Chi phí phải trả dự tính trước và chi phí ghi nhận vào chi phí sản xuất. - Số chênh lệch giữa chi phí thực tế lớn hơn số chi phí trích trước được tính vào số chi phí. Số dư Có: Chi phí trả đã tính vào chi phí hoạt động kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. Phương pháp hạch toán Trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất của người lao động trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả Khi trả tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả CN trực tiếp sản xuất: Nợ TK 335 Có TK 334 Khi thanh toán tiền lương nghỉ phép cho CVN ghi: Nợ TK 334 Có TK 111 Khi trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm ghi: Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 335.3: Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm Khi chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động ghi: Nợ TK 335.3: Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm Có TK 111,112 Chi chí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 111,112 Sơ đồ 1: Hạch toán tổng hợp thanh toán với người lao động. TK 111,112 TK 334 TK 622 Thanh toán thu nhập cho Tiền lương, tiền thưởng người lao động phải trả cho LĐTT TK 335 TK 138 TLNP thực tế Trích trước Khấu trừ khoản phải thu khác phải trả cho LĐTT TL củaLĐTT TK 627 Tiền lương, tiền thưởng phải trả TK 141 cho nhân viên phân xưởng Khấu trừ khoản tạm ứng thừa TK 641 Tiền lương, tiền thưởng phả trả cho nhân viên bán hàng TK 338 TK 642 Thu hộ cho cơ quan khác Tiền lương, tiền thưởng phải trả hoặc giữ hộ người lao động cho nhân viên QLDN TK 431 Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phải trả cho người lao động TK 338.3 BHXH phải trả cho NLĐ Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ TK111,112 TK 338.2, 338.3, 338.4 TK 622 Nộp cho cơ quan quản lý quỹ Trích theo TL của LĐTT tính vào chi phí TK 334 TK 627 Trích theo TL của NVPX BHXH phải trả cho NLĐ tính vào chi phí trong doanh nghiệp TK 641 TK 111,112,152 Trích theo TL của NV bán Chi tiêu KPCĐ hàng tính vào chi phí tại doanh nghiệp TK 642 Trích theo TL của nhân viên QLDN tính vào chi phí TK 334 Trích theo TL của NLĐ trừ vào thu nhập của họ TK 111,112 Nhận tiền cấp bù của quỹ BHXH Sơ đồ 3: Hạch toán tổng hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm TK111,112 TK335.3 TK 642 Trả tiền trợ cấp việc làm Trích quỹ dự phòng Cho người lao động trợ cấp mất việc làm Trả tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi không còn số dư quỹ dự phòng Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Lộc Trường Xuân. I. Giới thiệu chung về Công ty. 1. Quá trình hình thành và sự phát triển của Doanh nghiệp. Tên Công ty : Công ty TNHH Lộc Trường Xuân. Tên giao dịch : Loc Truong Xuan Company Limitied. Tên viết tắt : Loc Truong Xuan Co., LTD Trụ sở chính : 173 Đường Xuân thuỷ - Phường Quận Hoa Quận Cầu Giấy - Thành Phố Hà Nội. Công ty được thành lập theo quyết định số 1546/2000/QĐUB ngày 18/10/2000 và đăng ký kinh doanh số 0102001308 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 28/10/2000. Có đầy đủ tư cách pháp nhân của một Công ty TNHH, tự chịu về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn góp của mình. Tuy rằng Công ty mới thành lập nhưng với sự năng động, tự tìm kiến các nguồn cung ứng bên ngoài, làm sao tìm được bạn hàng thật đa dạng và ký kết được các hợp đồng dài hạn Ban đầu Công ty TNHH Lộc Trường Xuân đi từ một xưởng nhỏ nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty đã hoạt động tích cực không ngừng lớn mạnh về quy mô tổ chức các công trình đa dạng như: Xây dựng, thủy lợi, công trình, dân dụng Tiêu biểu như: Công trình của Bộ Quốc Phòng, Trường tiểu học Thị trấn Hưng Hà - Thái Bình; nhà ở cán bộ công nhân nhà máy ôtô 3 – 2, UBND Thái Bình; Trường TH Kinh tế Mỹ Văn – Hưng Yên. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Lộc Trường Xuân. 2.1. Chức năng. Công ty TNHH Lộc Trường Xuân là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với chức năng chủ yếu là xây dựng các công trình mới cải tạo hoàn thiện công trình dân dụng và các công trình công cộng. Chức năng chủ yếu của công ty là: Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, xây lắp các hệ thống chiếu sáng công cộng, dân dụng, công viên xanh. San lấp mặt bằng, xử lý nền móng các công trình xây dựng. Lắp đặt thường xuyên đường day 35 Kv trở xuống, các trạm biến áp có công suất nhỏ. Tư vấn về kỹ thuật xây dựng và trang trí nội thất. Kinh doanh bất động sản. 2.2. Nhiệm vụ Vận dụng khai thác hợp lý các nguồn lực làm tăng doanh số theo quy định của pháp luật. Được quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, được quyền đăng ký các hợp đồng kinh tế, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, được quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý, đầu tư và thay đổi công nghệ sản xuất cải thiện điều kiện làm việc nhằm tăng cường nhân lực cho sản xuất, khai thác mọi tiềm năng để làm ra của cải vật chất cho xã hội và cải thiện đời sống người lao động theo quy định của pháp luật. 3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 3.1. Đặc điểm. Công ty TNHH Lộc Trường Xuân thực hiện các ngành nghề kinh doanh sau: - Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, xây lắp hệ thống chiếu sáng công cộng, dân dụng, công viên xanh. - Trang trí nội ngoại thất. - Dịch vụ sơn tĩnh diện. - Sản xuất gia công các sản phẩm cơ khí Để thực hiện những nhiệm vụ trên Công ty luôn chủ động lập kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Bằng uy tín của mình Công ty đã xây dựng được mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp nguyên vật liệu như: Các đại lý cung cấp nguyên vật liệu tại Thành phố Hà Nội và một số tỉnh khác, nhà máy gạch Granite Thiên Thạch Nam Định, nhà máy Vôi ở Thái Bình. 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. Giám Đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kế hoạch - kỹ thuật Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài chính - kế toán Phòng kế hoạch - kỹ thuật Đội dự án Đội sản xuất Đội xây dựng thuỷ lợi Đội xây dựng dân dụng Đội xây dựng nội ngoại thất Giám đốc: là người đại điện theo pháp luật của Công ty tham gia ký kết các hợp đồng xây dựng, phân phối thu nhập. Có trách nhiệm trực tiếp quản lý và tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Phó giám đốc: (gồm 01 phó giám đốc kỹ thuật, 01 phó giám đốc kinh doanh) các phó giám đốc này đều có nhiệm vụ thông tin cho Giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và tham mưu cho Giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng xây dựng, kinh tế và các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kỹ thuật, công nghệ và đầu tư của Công ty. Các phòng ban của Công ty gồm: Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tiếp nhận, tham mưu giúp giám đốc trong việc điều hành về mặt tổ chức quản lý của đơn vị truyền đạt thông tin và mệnh lệnh, tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý lao động, quản lý quỹ lương, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các công tác hành chính, kết hợp với các phòng ban nghiệp vụ để tổ chức hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. Phòng kế hoạch – kỹ thuật: Chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt kỹ thuật như vận chuyển máy móc thiết bị, tổ chức điều hành cơ cấu kỹ thuật – thiết kế và dự toán lắp đặt và có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện, triển khai kế hoạch sản xuất, nghiên cứu các công nghệ mới thích hợp để đổi mới sản xuất. Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty trong công tác huy động và phân phối vật tư, tiền vốn theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị, tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ công ty đến các đơn vị trực thuộc, đồng thời tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế. Hạch toán kế toán nhằm quản lý tốt tài chính của Công ty, ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác quá trình hình thành vận động và chu chuyển tiền vốn biểu hiện bằng số lượng và giá trị theo đúng pháp lệnh và những quy định cụ thể của Công ty về công tác quản lý kinh tế và tài chính. 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu thực hiện Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ % 1 Tổng doanh thu 70.396 99.475 29.079 41,30 2 Doanh thu thuần 70.396 99.475 29.079 41,30 3 Giá vốn hàng bán 46.299 68.167 21.868 47,23 4 Lãi gộp 3.196 4.328 1.132 35,41 5 Lợi nhuận sau thuế 663 778 115 17,34 6 Lợi nhuận từ HĐKD 765 987 222 29,01 Qua bảng trên ta thấy: Tổng doanh thu năm 2005 tăng 20.079 triệu đồng cao hơn so với năm 2004, tỷ lệ tăng tương ứng là 41.30 %. Doanh thu thuần tăng nhanh với tỷ lệ là 41,30 % đã kéo theo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 222 Triệu đồng với tỷ lệ tăng là 29,01%. Đó là do có sự đổi mới, công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật và các sản phẩm của Công ty có chất lượng cao và năng suất lao động nhanh đáp ứng được nhu cầu của thị trường ngày nay, đồng thời Công ty cũng có chính sách đào tạo bồi dưỡng trình độ kiến thức cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.Trong năm vừa qua Nhà nước đã điều chỉnh tỷ lệ thuế TNDN từ 32% xuống còn 28%, tạo ra sự ưu ái cho các Công ty, các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là dấu hiệu đáng mừng giúp Công ty tạo dựng được niềm tin đối với các thành viên góp vốn cũng như các chủ Nợ bên ngoài doanh nghiệp. Để đạt được kết quả kinh doanh như hiện nay, ngoài việc tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty phải luôn nỗ lực phấn đấu hết mình cho công việc và cho của Công ty. II. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Lộc Trường Xuân. 1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 1.1. Nhiệm vụ của phòng kế toán. Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có về tình hình luân chuyển và sử dụng vốn, quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động sử dụng kinh phí của Công ty để đáp ứng yêu cầu thông tin của cơ quan quản lý Nhà nước và lãnh đạo Công ty. Thực hiện lập báo cáo kế toán định kỳ gửi lên lãnh đạo Công ty, các cơ quan Nhà nước có liên quan. Tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định hiện hành của Nhà nước. Kiểm tra và phân tích các hoạt động kinh tế tài chính. Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán trưởng Kế toán tổng hợp. Thánh toán công nợ tiền lương BHXH. Kế toán vật tư TSCĐ CCDC NVL. Kế toán ngân hàng. Thủ quỹ. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán Trưởng: Phụ trách điều hành toàn bộ công tác phòng kế toán trong Công ty, luôn giám sát kiểm tra mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoàn thiện các sổ sách và lập báo cáo tài chính. Phó phòng kế toán: Giúp trưởng phòng trong việc quản lý tài chính của công ty, thay thế trưởng phòng giải quyết các công việc có liên quan khi trưởng phòng vắng mặt. Kế toán tín dụng và thông tin kinh tế toàn Công ty. Kế toán tổng hợp: Lập và nộp báo cáo quyết toán tài chính hàng tháng, quý, năm đảm bảo đầy đủ số lượng, chất lượng. Kiểm tra báo cáo của đơn vị trước khi tổng hợp báo cáo toàn công ty; Lập báo cáo kế toán định lỳ hàng tháng, quý, năm của công ty theo đúng thời hạn. Kế toán vật tư, TCSĐ, CCDC và NVL: Giúp kế toán trưởng theo dõi và phản ánh sự biến động của vật tư, tài sản của toàn công ty và tình hình tăng giảm trích khấu hao TSCĐ, CCDC, tinh hình nhập xuất tồn kho NVL. Kế toán ngân hàng: Giúp kế toán trưởng theo dõi tình hình thanh toán tiển gửi ngân hàng và tài khoản vay có liên quan đến công ty. Kế toán công nợ, tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ theo dõi đối chiếu quyết toán, thu hồi các khoản nợ của khách hàng, công nợ nội bộ, theo dõi doanh thu đồng thời hạch toán các khoản tiền lương, ghi chép, kịp thời phản ánh chính xác số ngày công dựa vào quỹ lương và các khoản trích nộp BHXH, BHYT, PKCĐ. Thủ quỹ: Hàng ngày làm thủ tục thu, chi tiền mặt, ghi vào sổ quỹ hàng ngày để kiểm kê tiền mặt đối chiếu giữ liệu trên sổ với thực tế. Tình hình tăng giảm lượng tiền mặt tồn quỹ, mở sổ theo dõi và lưu trữ công văn đến, đi và thứ tự thời gian số công văn và nội dung trích yếu, tập hợp chứng từ thu chi vào sổ quỹ cuối ngày. 1.3. Hình thức ghi sổ kế toán. Sơ đồ 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của công ty. Chứng từ gốc. Sổ quỹ tiền mặt. Bảng tổng hợp chứng từ. Chứng từ ghi sổ. Sổ thẻ kế toán chi tiết. Bảng tổng hợp chi tiết. Sổ cái. Bảng cân đối phát sinh. Báo cáo tài chính. Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi định kỳ hoặc cuối tháng. Ghi quan hệ kiểm tra đối chiếu. Hình thức kế toán của Công ty TNHH Lộc Trường Xuân đang áp dụng hiện nay là hình thức “ Chứng từ ghi sổ” Chế độ kế toán: Đơn vị áp dụng chế độ kế toán tại Việt Nam ban hành theo quyết định số 1141/TC/KT ngày 01 tháng 01 năm 1995 của Bộ Tài Chính và các quyết định, thông tư bổ xung chế độ kế toán của doanh nghiệp. 2. Hình thức trả lương. Hiện nay Công ty TNHH Lộc Trường Xuân đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với cán bộ công nhân viên hành chính và hình thức trả lương khoán đối với công nhân viên. Hình thức trả lương theo thời gian đối với cán bộ công nhân viên hành chính trả lương được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương theo mục tiêu chuẩn quy định. Bên canh đó, Công ty TNHH Lộc trường xuân còn quy định trả lương theo sản phẩm, thời hạn trả lương theo hàng tháng. 3. Phương pháp tính lương. Tại công ty TNHH Lộc trường Xuân toàn bộ cán bộ công nhân viên đều tính lương theo phương pháp thông nhất là trả lương theo thời gian kết hợp với trả lương theo sản phẩm. Lương phải trả CNV = Lương CB + (Lương CB x PC) – (Lương CB x BHXH) Trong đó: Lương CB = Hệ số cấp bậc x Lương tố thiểu. Phương pháp tính như sau: Thí dụ: Quỹ tiền lương tháng 12/2005. Họ & tên : Nguyễn Thị Thanh Hương Chức Vụ : Trưởng phòng kế toán Hệ số : 4,58 Phụ cấp : 20% Trợ cấp : 6% (5% BHXH, 1% BHYT) Cách tính: Lương cơ bản = 4,58 x 290.000 = 1.328.20đ Lương phải = 1.328.200 + (1.328.200 x 20%) – (1.328.200 x 6%) trả CBCVN = 1.328.200 + 265.640 - 79.692 = 1.514.148đ 4. Chứng từ sử dụng Bản chấm công (phụ lục 1) Bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ (Phụ lục 2) Bảng thanh toán lương (Phụ lục3) Bảng nghỉ hưởng BHXH (Phụ lục 4) Bảng thanh toán BHXH (Phụ lục 5) 5. Tài khoản kế toán sử dụng TK 334: Phải trả CNV TK 338: Phải trả, phải nộp khác TK 335: Chi phí phải trả TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp 6. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Trình tự kế toán tiền lương tai công ty. Đầu tháng kế toán tính bảng thanh toán lương và lập chứng từ ghi sổ số 15 và lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH các khoản trả công nhân viên trong tháng 12/05. Căn cứ vào bảng phân bổ trên kế toán phản ánh vào các tài khoản sau: Nợ TK 627: 224.599.719 Nợ TK 642: 96.257.002 Có TK 334: 320.856.741 Kế toán tính các khoản BHXH, BHYT khấu trừ vào lương của người lao động và lập chứng từ ghi sổ theo số 16. Nợ TK 334: 6.041.224 Có TK 338.2: 1.892.411 Có TK 338.3: 3.457.344 Có TK 338.4: 619.469 Trên cơ sở bảng thanh toán lương, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 18 trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong tháng 12/05. Nợ TK 334: 184.839.288 Có TK111: 184.839.288 Trên cơ sở bảng thanh toán lương, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 17 khấu trừ thuế thu nhập 12/05. Nợ TK 334: 2.509267 Có TK3388: 2.509267 7. Nội dung các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Trình tự hạch toán các khoản trích theo lương tại công ty. Dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán phản ánh các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh như sau: a. Phản ánh KPCĐ. Nợ TK 627 : 4.491.994 Nợ TK 642 : 1.925.140 Nợ TK 334.1 : 1.892.411 Có TK 338.2 : 8.309.545 b. Phản ánh BHXH. Nợ TK 627 : 6.915.224 Nợ TK 642 : 2.963.667 Nợ TK 334.1 : 3.357.334 Có TK 338.3 : 13.336.236 c. Phản ánh BHYT. Nợ TK 627 : 922.030 Nợ TK 642 : 395.156 Nợ TK 334.1 : 691.496 Có TK 338.4 : 2.008.654 Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán chứng từ ghi sổ số 16 khấu trừ BHXH, BHXH, KPCĐ vào lương của cán bộ công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 334 : 6.041.244 Có TK 338.2 : 1.892.411 Có TK 338.3 : 3.457.344 Có TK 338.4 : 691.496 Nộp KPCĐ bằng tiền gửi ngân hàng Nợ TK 338.2 : 1.428.292 Có TK 112 : 1.428.292 Nộp BHXH bằng tiền gửi ngân hàng Nợ TK 338.3 : 13.336.236 Có TK 112 : 13.336.236 Nộp BHYT bằng tiền gửi ngân hàng Nợ TK 338.4 : 2.008.635 Có TK 112 : 2.008.635 Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm gốp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Đánh giá chung. Những ưu điểm Thứ nhất: Công ty TNHH Lộc Trường Xuân đã xây dựng được mô hình hạch toán khoa học, hợp lý với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong việc sản xuất kinh doanh và tự tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh. Từ công tác nhân sự cho đến công tác quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty đều được chỉ đạo thông suốt và nhịp nhàng. Các cán bộ có chuyên môn cao được sắp xếp làm việc phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn của mình. Thứ hai: Bộ máy kế của công ty phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Các cán bộ kế toán của công ty đều có trình độ cao làm đúng với chuyên môn và không ngừng được trang bị thêm kiến thức để đáp ứng kịp thời của phòng kế toán. Các cán bộ trong bộ máy kế toán được phối hợp với nhau có hiệu quả. Trong đó kế toán tiền lương luôn nhận thấy được tầm quan của mình, đã phân công trách nhiệm và hướng dẫn các tổ trưởng, phụ trách các tổ, đội sản xuất quản lý tốt các chứng từ hạch toán ban đầu về tiền lương như bảng chấm công, phiếu giao hàng và bảng xác định khối lượng sản phẩm được hoàn thành. Thứ ba: Công ty đã vận dụng hệ thống tài khoản đúng qui định của chế độ, kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành đảm bảo đúng nguyên tắc về hạch toán các nghiệp vụ phát sinh được ghi chép đầy đủ đảm bảo cho việc ghi sổ kế toán đúng tiến độ. Những vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp. Thứ nhất: Về hệ thống sổ kế toán Theo chế độ kế toán hiện hành thì các doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ” cần phải mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để quản lý chứng từ ghi sổ và kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối tài khoản trước khi lập Báo cáo tài chính nhưng tại công ty hiện nay lại không mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ gây khó khăn cho công tác kế toán. Thứ hai: Về chế độ trích nộp KPCĐ Theo Luật lao động về chế độ kế toán hiện hành thì tiền kinh phí công đoàn được trích toàn bộ vào chi phí SXKD (2% trên tổng quỹ lương). Nhưng tại công ty, người lao động phải nộp toàn bộ tiền KPCĐ, chế độ này là sai với Luật lao động, ảnh hưởng đến quyền lợi tài chính của người lao động. Thứ ba: Về phương pháp tính lương cảu CNV Hiện nay Tiền lương của CNV = Lương cơ bản + Lương sản phẩm. Theo em công thức tính lương như trên là không chính xác, vì nếu gọi là lương cơ bản thì không phân biệt được bộ phân tiền lương trả theo số ngày công việc thực tế tai doanh nghiệp (lương thời gian) và bộ phận lương phụ mà người lao động được hưởng do nghỉ phép, nghỉ lễ, tết Thứ tư: Về mẫu bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương mà công ty đang sử dụng hiện nay theo em là không phù hợp vì không phân biệt được lương thời gian, lương sản phẩm, số công hưởng lương thời gian, số công nghỉ phép hoặc bị ốm, đi hội họp Trên mẫu bảng thanh toán tiền lương chỉ có một cột lương cơ bản và lương sản phẩm, làm người sử dụng thông tin của bảng lương này không theo dõi chi tiết được tổng khoản thu nhập cuả người lao động. Thứ năm: Về chế độ chi phí trả trước. Doanh nghiệp chưa thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho người lao động và chưa trích quỹ dư phòng trợ cấp mất việc làm cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH lộc trường xuân. Trong thời gian thực tập tại công ty, em xin mạnh dạn nêu ra một số đề xuất để góp phần nhằm hoàn thiện công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương như sau: Đề xuất thứ nhất: Về hệ thống sổ kế toán. Để quản lý chứng từ ghi sổ và kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối kế toán, kế toán nên lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo mẫu sau: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tháng 12 năm 2005. Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng 15 30/12 320.856.741 16 30/12 6.041.224 17 30/12 2.509.267 18 30/12 184.839.288 19 30/12 13.336.236 20 30/12 2.008.654 21 30/12 4.148.813 Cộng 533.740.223 Cộng Đề xuất thứ hai: Về chế độ trích nộp KPCĐ. Để thực hiện đúng Luật lao động và theo chế độ kế toán hiện hành, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động Công ty trích KPCĐ và chi phí SXKD trong kỳ, cụ thể như sau: Khi trích KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 338.2: Kinh phí công đoàn. Đề xuất thứ ba: Về phương pháp tính lương CNV. Để đảm bảo hạch toán chính xác tiền lương theo chế độ kế toán hiện hành, công thức tính lương của người lao động tại công ty nên xác định: Lương phải trả CNV = Lương thời gian + Lương chính + Các khoản phụ cấp + Lương sản phẩm + Vượt mức khoán SP. Đề xuất thứ tư:.Về chế độ chi phí trả trước Để đảm bảo quyền lợi cho người lao dộng và việc hạch toán phân bổ vào chi phí giá thành đều đặn theo quy định. Doanh nghiệp cần thực hiện trích trước nghỉ phép cho người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 622,627,641,642 Có TK 335.3: Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm Khi chi trả trược tiếp cho người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 335.3: Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm Có TK 334 Khi thanh toán cho người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 111,112 Doanh nghiệp trích trước quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cho ngườ lao động, kế toán ghi: Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 335.3: Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm Khi chi trả trợ cấp thôi việc, mất việclàm cho người lao động, ghi: Nợ TK 335.3 Có TK 111,112 Đề xuất thứ năm: Về mẫu bảng thanh toán tiền lương. Để phục vụ tốt cho công tác quản lý doanh nghiệp và giúp người sử dụng thông tin kế toán nắm được chi tiết tình hình lao động và tổng khoản thu nhập của người lao động thì bảng thanh toán tiền lương nên lập theo mẫu sau Đơn vị. Bộ phận.. Bảng thanh toán tiền lương Tháng..năm.. Mẫu số: 02 - LĐTL Ban hành theo QĐ số: 1141 -TC/CĐKT Ngày 1/11/95 của BTC Số TT Họ và tên Bậc lương Lương sản phẩm Lương thời gian và nghỉ việc, ngừng việc hưởng lương 100% lương Nghỉ việc,, ngừng việc hưởng. % lương Nghỉ việc ngừng việc hưởng % lương Phụ cấp trách nhiệm Phụ cấp khác Tổng só Thuế thu nhâp phải nộp Tạm ứng kỳ I Các khoản phải khấu trừ Kỳ II được lĩnh Số SP Số tiền Số công Số tiền Số công số tiền Số công số tiền Số công số tiền Số tiền Ký nhận Số tiền Ký nhận Cộng Số tiền Ký nhận A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 1 Ng.Trung.Dũng 4,60 73 5.840.000 0,1 0,1 720.300 2.000.000 153.810 4.328.890 2 H.Phi.Hùng 3,73 53 4.240.000 0,1 0,1 535.070 2.000.000 120.149 2.695.481 3 T.Khánh.Linh 4,17 59 4.760.000 0,3 87.000 0,1 0,1 608.530 2.000.000 140.371 3.336.399 4 5 6 Kế toán thanh toán (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Phụ lục 1 Đơn vị: Công ty TNHH Lộc Trường Xuân Phòng:TC-LĐ-HC Bảng chấm công Tháng 12/2005 Mẫu số: 01-LĐ tiền lương Ban hành theo QĐ số: 1141 -TC/CĐKT Ngày 1/11/95 của BTC Số TT Họ và tên Loại lao động Ngày trong thág Quy ra công Ký hiệu chấm công 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Số công hưởng lương sản phẩm số công hưởng lương thời gian (Lễ) Số công nghỉ việc ngừng việc hưởng 100% lương Số công nghỉ việc ngừng việc hưởng % lương Số công hưởng BHXH (phép) A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 1 Nguyễn Trung Dũng A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Lương sản phẩm: K 2 Hoàng Phi Hùng A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Lương thời gian: + 3 Tống Khánh Linh A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + ốm điều dưỡng: Ô 4 Phạm Thị huyền A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Con ốm : Cố 5 Vũ Thanh Dương A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Thai sản: TS 6 Lê Thị Liên A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Nghỉ phép: P 7 Giang Thanh Trầm A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Hội nghị học tập: H 8 Phạm Thị Hạnh A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Nghỉ bù: NB 9 Nguyễn Thị Nga A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Nghỉ không lương: Ro 10 Lưu việt Anh A1 + H + + + + P P P P P P + + + + + + + + + + + + + + Ngừng việc: N 11 Nguyễn Văn Trung A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Tai nạn: T 12 Hoàng Thanh Hải A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 13 Phạm Thị Hường A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 14 Lê VănTùng A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 15 Trần Đức Hồng A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 16 Nguyền Thanh Sơn A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 17 Hoàng Hải Anh A1 + H + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) phụ lục 2: Công ty TNHH lộc trường xuân bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Tháng 12 năm 2005 STT Ghi có TK Chi tiết đối tượng Lương 334 TK 338 - Phải trả phải nộp khác Cộng KPCĐ (338.2) BHXH (338.3) BHYT (338.4) 1 2 3 4 5 6 1 Chi phí sản xuất (TK 627) 224.599.719 4.491.994 6.915.224 922.030 12.329.248 2 Chi phí QLDN (TK642) 96.257.022 1.925.140 2.963.667 395.156 5.283.963 3 Phần người lao động đóng góp (334.1) 1.892.411 3.457.344 691.469 6.041.224 Cộng 8.309.545 13.336.236 2.008.655 23.654.435 Ngày ngày 30 tháng 12 năm 2005 Lập biểu Kế toán trưởng (Họ, ký tên) (Họ, ký tên) Phục lục 3: Công ty TNHH Lộc Trường Xuân bảng thanh toán lương tháng 12 năm 2005 Đơn giá tính lương: 80 STT Họ và tên Số công Hệ só Lương cơ bản Lương SP Tổng thu nhập Các khoảnkkhấu trừ Còn lĩnh Lương quá mức SP P L TĐ LCB PCTN HQ Tạm ứng KPCĐ BHXH BHYT Thuế TN 417 0 1 A1 48,86 0,50 571,00 14.807.400 44.937.600 59.745.000 21.500.000 597.450 740.370 148.074 1.863.900 32.915.782 0 1 Nguyễn Trung Dũng 25 1 A1 4,60 73,00 1.363.000 5.840.000 7.203.000 2.000.000 72.030 68.150 13.630 720.300 4.328.890 0 2 Hoàng Phi Hùng 25 1 A1 3,73 53,00 1.110.700 4.240.000 5.350.700 2.000.000 53.507 55.535 11.107 535.070 2.695.481 0 3 Tống Khánh Linh 25 1 A1 4,17 0,30 59,00 1.325.300 4.760.000 6.085.300 2.000.000 60.853 66.265 13.253 608.530 3.36.399 0 4 Phạm Thị huyền 25 1 A1 2,92 0,20 40,50 933.800 3.240.000 4.173.800 1.500.000 41.738 46.690 9.338 0 2.576.034 0 5 Vũ Thanh Dương 25 1 A1 2,92 35,50 875.800 2.840.000 3.175.800 1.500.000 37.158 43.790 8.758 0 1.586.094 0 6 Lê Thị Liên 25 1 A1 2,92 35,50 875.800 2.840.000 3.175.800 1.500.000 37.158 43.790 8.758 0 1.586.094 0 7 Giang Thanh Trầm 25 1 A1 2,92 35,50 875.800 2.840.000 3.175.800 1.500.000 37.158 43.790 8.758 0 1.586.094 0 8 Phạm Thị Hạnh 25 1 A1 2,92 35,50 875.800 2.840.000 3.175.800 1.500.000 37.158 43.790 8.758 0 1.586.094 0 9 Nguyễn Thị Nga 25 1 A1 2,56 29,00 771.400 2.320.000 3.091.400 1.000.000 30.914 38.570 7.714 0 2.014.202 0 10 Lưu việt Anh 25 1 A1 2,56 22,00 771.400 1.760.000 2.531.400 1.000.000 25.314 38.570 7.714 0 1.459.802 0 11 Nguyễn Văn Trung 25 1 A1 2,56 29,00 771.400 2.320.000 3.091.400 1.000.000 30.914 38.570 7.714 0 2.014.202 0 12 Hoàng Thanh Hải 25 1 A1 2,56 22,00 771.400 2.320.000 3.091.400 1.000.000 30.914 38.570 7.714 0 2.014.202 0 13 Phạm Thị Hường 25 1 A1 2,56 29,00 771.400 1.760.000 2.531.400 1.000.000 25.314 38.570 7.714 0 1.459.802 0 14 Lê VănTùng 25 1 A1 2,56 29,00 771.400 2.320.000 3.091.400 1.000.000 30.914 38.570 7.714 0 2.014.202 0 15 Trần Đức Hồng 25 1 A1 2,56 22,00 771.400 1.760.000 2.531.400 1.000.000 25.314 38.570 7.714 0 1.459.802 0 16 Nguyền Thanh Sơn 25 1 A1 1,92 7,00 585.800 560.000 1.145.800 500.000 11.458 29.290 5.858 0 559.194 0 17 Hoàng Hải Anh 25 1 A1 1,92 7,00 585.800 560.000 1.145.800 500.000 11.458 29.290 5.858 0 559.194 0 Công ty TNHH Lộc Trường Xuân Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH STT Họ và tên Số sổ BHXH Tiền lương tháng đóng BHXH Thời gian đóng BHXH Đơn đề nghị Cơ quan BHXH duyệt Ghi chú Số ngày nghỉ trong tháng Tiền trợ cấp Số ngày nghỉ Tiền trợ cấp Trong kỳ Lũy kế tà đầu năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bản thân bị ốm 1 Lê Văn Hòa 2.096.006.758 145.406 20 5 107.761 2 Đào văn Trọng 2.096.097.546 134.734 12 7 3 4 5 Sơ đồ hạch toán tiền lương tại công ty TNHH Lộc Trường Xuân. (Trích số liệu T12/2005) TK 111 TK 334 TK 627, 642 (3) 184.839.288 (1) 320.856.741 Thanh toán lương cho CNV Tiền lương phải trả cho CNV TK 338.2, 338.3,338.4 (2) 6.041.224 Khấu trừ vào lương BHXH, BHYT, KPCĐ. TK 3338 (4) 2.509.267 Khấu trừ vào lương thuế TNCN phải nộp. Sơ đồ hạch toán phải nộp tai công ty TNHH Lộc Trường Xuân. (Tríh số liệu T12/2005) TK112 TK 338.3 TK 627 BHXH phải nộp tính vào chi phí SXC (1)6.915.224 TK642 BHXH phải nộp tính vào chi phí QLDN Nộp BHXH (2) 2.963.667 (3) 13.336.236 TK 334 Khoản đóng góp BHXH của người LĐ (4) 3.357.334 Sơ đồ hạch toán BHYT phải nộp tại công ty TNHH Lộc Trường Xuân (Trích số tài liệu T12/2005) TK112 TK 338.4 TK 627 BHYT phải nộp tính vào chi phí SXC (1) 922.030 Nộp BHYT TK642 (2) 2.008.654 BHYT phải nộp tính vào chi phí QLDN (3) 395.156 TK 334 Khoản đóng góp BHXH của người LĐ (4) 691.469 Sơ đồ hạch toán KPCĐ phải nộp tài công ty tnhh lộc trường xuân (Trích số liệu T12/2005) TK112 TK 338.2 TK 627 KPCĐ phải nộp tính vào chi phí SXC (1) 4.491.994 TK642 KPCĐ hải nộp tính vào chi phí QLDN (2) 1.925.140 Nộp KPCĐ TK 334 (3) 8.309.545 Khoản đóng góp KPCĐ của người LĐ (4) 1.892.411 Công ty tnhh cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam lộc trường xuân Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. -----o0o----- Sổ cái TK 334.1 Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 30/12/2005. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Ghi chú Số Ngày tháng Nợ Có Số đầu tháng  48.740.929  30/12 15 30/12  Trích lương tháng 12/05  627  224.599.719  642 96.257.022  30/12 16  30/12  Khấu trừ qua lương tháng 12/05  338 6.041.224  30/12 17  30/12 Khấu trừ thuế TNCN T12  338.3 2.509.267  30/12 18  30/12  Xuất TM chi lương T12  111 184.839.288 Cộng phát sinh 193.389.779 320.856.741 Số dư cuối tháng 176.207.891 Ngày 30 tháng 12 năm 2005 Người lập Kế toán trưởng (Ký tên) (Ký tên) Công ty tnhh cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam lộc trường xuân Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. -----o0o----- Sổ cái TK 338.2 Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 30/12/2005. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Ghi chú Số Ngày tháng Nợ Có Số đầu tháng  65.591.934  30/12 16 30/12  Người lao động đóng góp 334.1 1.892.411  30/12  30/12 Chi phí sản xuất chung 627 4.491.994 30/12  30/12 Chi phí QLDN 642 1.925.140  30/12 20  30/12 Nộp KPCĐ 112.1 1.428.292 Cộng phát sinh 1.428.292 8.309.545 Số dư cuối tháng 13.833.196 Ngày 30 tháng 12 năm 2005 Người lập Kế toán trưởng (Ký tên) (Ký tên) Công ty tnhh cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam lộc trường xuân Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. -----o0o----- Sổ cái TK 338.3 Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 30/12/2005. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Ghi chú Số Ngày tháng Nợ Có Số đầu tháng  4.496.140 30/12 16 30/12 Người lao động đóng góp 334.1 3.475.344  30/12 30/12 Chi phí sản xuất chung 627 6.915.224 30/12  30/12 Chi phí QLDN  642  2.963.667  30/12 19  30/12  Nộp BHXH 112.1 13.336.236 Cộng phát sinh 13.336.236 13.336.236 Số dư cuối tháng 4.496.140 Ngày 30 tháng 12 năm 2005 Người lập Kế toán trưởng (Ký tên) (Ký tên) Công ty tnhh cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam lộc trường xuân Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. -----o0o----- Sổ cái TK 338.4 Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 30/12/2005. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Ghi chú Số Ngày tháng Nợ Có Số đầu tháng  834.642 30/12 16 30/12 Người lao động đóng góp 334.1 691.469  30/12 17  30/12 Chi phí sản xuất chung 627 922.030 30/12 18  30/12 Chi phí QLDN  642  395.156  30/12 19  30/12  Nộp KPCĐ 112.1 2.008.655 Cộng phát sinh 2.008.655 2.008.655 Số dư cuối tháng 834.642 Ngày 30 tháng 12 năm 2005 Người lập Kế toán trưởng (Ký tên) (Ký tên) Công ty TNHH Số 15 Lộc Trường Xuân Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 12 năm 2005 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ có Trích lương tháng 12/05 627 224.599.719 642 96.257.022 334 320.856.741 Kèm theo ...chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (ký tên) (ký tên) Công ty TNHH Số 16 Lộc Trường Xuân Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 12 năm 2005 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ có Khấu trừ qua lương T12/05 334.1 6.041.224 338 6.041.224 Trong đó: - 338.2: 1892.411 - 338.3: 3.475.334 - 338.4: 691.469 Kèm theo ...chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (ký tên) (ký tên) Công ty TNHH Số 17 Lộc Trường Xuân Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 12 năm 2005 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ có Khấu trừ thuế TNCN T12/05 334 2.509.267 338.3 2.509.267 Kèm theo ...chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (ký tên) (ký tên) Công ty TNHH Số 18 Lộc Trường Xuân Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 12 năm 2005 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ có Xuất tiền mặt chi lương T12/05 334 184.839.288 1111 184.839.288 Kèm theo ...chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (ký tên) (ký tên) Công ty TNHH Số 19 Lộc Trường Xuân Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 12 năm 2005 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ có Nộp BHXH 338.3 13.336.236 1121 13.336.236 Kèm theo ...chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (ký tên) (ký tên) Công ty TNHH Số 20 Lộc Trường Xuân Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 12 năm 2005 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ có Nộp BHYT 338.4 2.008.654 1121 2.008.654 Kèm theo ...chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (ký tên) (ký tên) Công ty TNHH Số 21 Lộc Trường Xuân Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 12 năm 2005 Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ có Thanh toán các khoản BHXH, BHYT cho CBCNV T12/05 334 4.148.813 111 4.148.813 Kèm theo ...chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (Ký tên) (Ký tên) Phụ lục 4: Công ty tnhh cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam lộc trường xuân Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. -----o0o----- phiếu nghỉ hưởng BHXH Họ và tên: Hoàng Phi Hùng Tên cơ quan Ngày tháng năm Lý do Số ngày cho nghỉ Y Bác sỹ, ký tên đóng dấu Số ngày thực nghỉ Xác nhận của bộ phận phụ trách T.số Từ ngày Đến ngày Công ty TNHH Lộc Trường Xuân 15/10/05 Nằm viện do mổ ruột thừa 10 15/10/05 27/10/05 10 Phụ lục 5: Phần thanh toán Số ngày tính BHXH Lương bình quân Tỷ lệ % BHXH Số tiền hưởng BHXH 2,56 Phụ cấp khu vực: 01 75% 222.517,5 29.669 Ngày 30 tháng 10 năm 2005 Kế toán đơn vị Tổ chức LĐTL Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Công ty tnhh cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam lộc trường xuân Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. -----o0o----- Bảng lương tạm ứng tháng 12 năm 2004 STT Họ và tên Số tiền Ký tên Phòng NV Lộc Trường Xuân 21.500.000 1 Nguyễn Trung Dũng 2.000.000 2 Hoàng Phi Hùng 2.000.000 3 Tống Khánh Linh 2.000.000 4 Phạm Thị huyền 1.500.000 5 Vũ Thanh Dương 1.500.000 6 Lê Thị Liên 1.500.000 7 Giang Thanh Trầm 1.500.000 8 Phạm Thị Hạnh 1.500.000 9 Nguyễn Thị Nga 1.000.000 10 Lưu việt Anh 1.000.000 11 Nguyễn Văn Trung 1.000.000 12 Hoàng Thanh Hải 1.000.000 13 Phạm Thị Hường 1.000.000 14 Lê VănTùng 1.000.000 15 Trần Đức Hồng 1.000.000 16 Nguyền Thanh Sơn 500.000 17 Hoàng Hải Anh 500.000 Biểu: Danh sách lao động và quỹ trích nộp BHXH Phòng Kế toán - Công ty TNHH Lộc Trường Xuân Tháng 12/2005 Đơn vị tính: VNĐ STT Họ và tên Hệ số lương và phụ cấp Số tiên BHXH (30%) Số tiền BHYT (3%) Lương NĐ 26 Phụ cấp Cộng 1 Nguyễn Trung Dũng 4,60 0,1 4,70 272.600 40.890 2 Hoàng Phi Hùng 3,73 0,1 3,83 222.140 33.321 3 Tống Khánh Linh 4,17 0,1 4,57 265.060 39.759 4 Phạm Thị huyền 2,92 0,1 3,22 186.760 28.014 5 Vũ Thanh Dương 2,92 0,1 3,02 175.160 26.274 6 Lê Thị Liên 2,92 0,1 3,02 175.160 26.274 7 Giang Thanh Trầm 2,92 0,1 3,02 175.160 26.274 8 Phạm Thị Hạnh 2,92 0,1 3,02 175.160 26.274 9 Nguyễn Thị Nga 2,56 0,1 2,66 154.280 23.142 10 Lưu việt Anh 2,56 0,1 2,66 154.280 23.142 11 Nguyễn Văn Trung 2,56 0,1 2,66 154.280 23.142 12 Hoàng Thanh Hải 2,56 0,1 2,66 154.280 23.142 13 Phạm Thị Hường 2,56 0,1 2,66 154.280 23.142 14 Lê VănTùng 2,56 0,1 2,66 154.280 23.142 15 Trần Đức Hồng 2,56 0,1 2,66 154.280 23.142 16 Nguyền Thanh Sơn 1,92 0,1 2,02 117.160 17.574 17 Hoàng Hải Anh 1,92 0,1 2,02 117.160 17.574 Cộng 48,86 2,20 51,06 2.961.480 444.222 Kết luận Trong cơ chế thị trường đòi hỏi công tác kế toán doanh nghiệp nói chung, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng phải ngày càng được củng cố và hoàn thiện thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế, tài chính góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp phải biết vận dụng một cách sáng tạo lý luận vào thực tế để tổ chức công tác kế toán tài chính doanh nghiệp một cách khoa học và hợp lý, phát huy hết vai trò của kế toán trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau hai tháng thực tập tại Công ty TNHH Lộc Trường Xuân vì thời gian và điều kiện nghiêm cứu và hiểu biết có hạn. Luận văn của em mới chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty. Vì thời gian có hạn do vậy bài luận văn của em không trách khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của thầy cô trong khoa kế toán để bài luận văn này của em được hoàn thiện hơn, với nỗ lực của bản thân, em đã trình bày những kiến thức và quan điểm với mong muốn được học hỏi hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân mình nhằm góp phần phục vụ cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong Phòng Kế Toán của Công ty TNHH Lộc Trường Xuân và đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Hà Đức Trụ đã giúp em hoàn thành Mục lục Lời nói đầu Chương I: Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Doan nghiệp. 1 Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương 1 1. Khái niệm và vai trò của tiền lương. 1 1.1. Khái niệm về tiền lương. 1 1.2. Vai trò của tiền lương. 1 2. Quỹ tiền lương. 2 3. Hình thức trả lương. 3 3.1. Trả lương theo thời gian. 3 3.2. Trả lương theo sản phẩm. 4 3.3 Trả lương theo chế độ khoán 5 4. Các khoản trích theo lương. 6 4.1. Quỹ BHXH. 6 4.2. Quỹ BHYT. 6 4.3. Quỹ KPCĐ. 7 II. Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 7 1. Nhiệm vụ hạch toán lao động tiền lương trong doanh nghiệp. 7 2. Chứng từ sử dụng. 8 3. Các tài khoản kế toán sử dụng 8 Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Lộc Trường Xuân. 15 I Giới thiệu chung về Công ty. 15 1. Quá trình hình thành và phát triển tại Công ty. 15 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Lộc Trường Xuân. 15 2.1. Chức năng 15 2.2. Nhiệm vụ 16 3.Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 16 3.1. Đặc điểm 16 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 17 4. Kết quả hoạt động kinh doanh. 19 II Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Lộc Trường Xuân. 20 1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. 20 Nhiệm vụ của phòng kế toán 20 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 21 Hình thức ghi sổ kế toán 22 Hình thức trả lương. 23 Phương pháp tính lương. 23 Tài khoản kế toán sử dụng 24 Chứng từ sử dụng 24 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 24 7. Nội dung các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp...25 Chương III: Một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Doanh nghiệp. 27 I. Đánh giá chung. 27 1. Những ưu điểm 27 2. Những vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp 27 II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. 29 Kết luận Kết luận Trong cơ chế thị trường đòi hỏi công tác kế toán doanh nghiệp nói chung, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng phải ngày càng được củng cố và hoàn thiện thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế, tài chính góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp phải biết vận dụng một cách sáng tạo lý luận vào thực tế để tổ chức công tác kế toán tài chính doanh nghiệp một cách khoa học và hợp lý, phát huy hết vai trò của kế toán trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau hai tháng thực tập tại Công ty TNHH Lộc Trường Xuân vì thời gian và điều kiện nghiêm cứu và hiểu biết có hạn. Luận văn của em mới chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty. Vì thời gian có hạn do vậy bài luận văn của em không trách khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của thầy cô trong khoa kế toán để bài luận văn này của em được hoàn thiện hơn, với nỗ lực của bản thân, em đã trình bày những kiến thức và quan điểm với mong muốn được học hỏi hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân mình nhằm góp phần phục vụ cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong Phòng Kế Toán của Công ty TNHH Lộc Trường Xuân và đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Hà Đức Trụ đã giúp em hoàn thành bài luận văn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT668.doc
Tài liệu liên quan