HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TRONG NGÔN NGỮ KỊCH CỦA
LưU QUANG VŨ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
1. Lý do chọn đề tài
Dụng học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu việc sử
dụng ngôn ngữ trong mối tương quan với người nói và với hiện thực, cũng tức
là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc nói năng. Trong các hành động
nói năng, nhóm cầu khiến là một nhóm thể hiện hành động tương tác rất rõ.
Hành động cầu khiến là hành động ngôn từ có chức năng quan trọng trong
hoạt động giao tiếp, được sử dụng phổ biến trong giao tiếp và cũng là một
trong những đối tượng được ngữ dụng học quan tâm.
Ngữ pháp truyền thống đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến
câu cầu khiến, chủ yếu xoay quanh vấn đề “ phân loại câu theo mục đích phát
ngôn”, đó là việc xác định được mục đích giao tiếp của từng kiểu câu và
những dấu hiệu hình thức điển hình tương ứng để khảo sát đặc điểm ngữ pháp
và ngữ nghĩa của câu. Gần đây, câu cầu khiến trong tiếng Việt đã được xem
xét từ nhiều góc độ hơn, thể hiện trong một số công trình: Gián tiếp và lịch sự
trong cầu khiến tiếng Việt của Vũ Thị Thanh Hương; Quan hệ “Quyền” và
hành động ngôn từ cầu khiến của Nguyễn Thị Thanh Bình, một số công trình
về câu cầu khiến tiếng Việt của Chu Thị Thuỷ An, Đào Thanh Lan; công trình
nghiên cứu về các yếu tố làm biến đổi lực ngôn trung thỉnh cầu của Nguyễn
Văn Độ; công trình nghiên cứu dưới góc độ ngữ dụng học của Vũ Thị Thanh
Hương, v.v. Ở luận văn này, chúng tôi đi vào tìm hiểu các phương tiện ngôn
ngữ thể hiện hành động cầu khiến trong thể loại kịch của một tác giả, đó là
nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ.
Là một cây bút sáng tác ở nhiều thể loại, nhưng thành công lớn nhất
của Lưu Quang Vũ vẫn là ở kịch. Tên tuổi của ông được nhắc đến như một
hiện tượng. Có thể nói Lưu Quang Vũ là một tác gia kịch xuất sắc nhất của
nền sân khấu Việt Nam cuối thế kỷ XX.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau đối
với các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ, tuy nhiên, bình diện ngôn ngữ
chưa được chú ý nhiều, trong đó, hành động cầu khiến trong kịch của ông vẫn
là đề tài chưa từng được nghiên cứu. Người viết đề tài này, từ sự khâm phục
tài năng của tác giả, từ sự yêu thích kịch của ông, nên đã mạnh dạn chọn vấn
đề “Hành động cầu khiến trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ” làm đề
tài cho luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về câu cầu khiến và hành động cầu khiến
Từ cuối những năm 80 trở lại đây, ở Việt Nam vấn đề hành vi ngôn ngữ
đã thu hút được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học. Các công trình
nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ nói chung và hành động cầu khiến nói riêng
đã được đưa vào giảng dạy trong các trường học. Cầu khiến trở thành vấn đề
ngữ dụng quen thuộc. Câu cầu khiến là một trong bốn kiểu câu phân theo
mục đích nói năng: Câu tường thuật, Câu nghi vấn, Câu cảm thán và Câu
cầu khiến. Việc phân chia như trên được đề cập nhiều trong các tác phẩm
nghiên cứu về ngữ pháp học và cả trong ngữ dụng học. Đó là các công
trình: Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân, Đại cương ngôn ngữ học, tập
2, phần viết về ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu, Dụng học Việt Ngữ của
Nguyễn Thiện Giáp .
Đến nay đã có nhiều công trình khoa học chọn câu cầu khiến làm đối
tượng nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình
như: Gián tiếp và lịch sự trong cầu khiến tiếng Việt (Vũ Thị Thanh Hương),
Quan hệ “quyền” và hành động cầu khiến (Nguyễn Thị Thanh Bình), Vai trò
của hai động từ mong muốn trong việc biểu thị ý nghĩa cầu khiến trong tiếng
Việt (Đào Thanh Lan), Cách biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp bằng
câu hỏi cầu khiến (Đào Thanh Lan), Đặc trưng ngữ nghĩa của nội dung mệnh
đề trong phát ngôn cầu khiến trực tiếp (Lê Đình Tường).
Cũng phải kể đến một số luận văn, luận án nghiên cứu về câu cầu
khiến như : Đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của phát ngôn hỏi, cầu khiến
trong tiếng Việt (Nguyễn Thị Thanh Hương), Câu cầu khiến tiếng Việt của
Đào Thanh Lan, Khảo sát hoạt động của các hư từ biểu thị tình thái cầu khiến
trong tiếng Việt (Nguyễn Thị Hoàng Chi), Câu cầu khiến tiếng Việt (Chu Thị
Thuỷ An).
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong giáo trình „Đại cương ngôn ngữ học‟ đã
dành trọn chương ba trong tổng số sáu chương cho hành động ngôn từ (hành
vi ngôn ngữ). Ông đã phân tích kỹ lưỡng các dấu hiệu ngôn hành, với động từ
ngữ vi như một dấu hiệu quan trọng và chia động từ nói năng thành ba loại:
động từ nói năng vừa có thể dùng với chức năng ngôn hành vừa có thể dùng
với chức năng miêu tả; động từ chỉ được dùng với chức năng miêu tả; và động
từ chỉ được dùng trong hiệu lực ngôn hành.
Tác Giả Đào Thanh Lan cũng có công trình nghiên cứu với đề tài câu cầu
khiến, việc nghiên cứu các vị từ tình thái (nên, cần, phải, mong, muốn) trong câu
cầu khiến và cách biểu hiện của hành động cầu khiến trực tiếp, gián tiếp .
Tác giả Vũ Thị Thanh Hương cho rằng hành động cầu khiến là „ loại
hành vi ngôn từ được người nói sử dụng nhằm điều khiển người nghe hành
động theo chủ ý của mình‟. Căn cứ vào mức lợi thiệt mà người nói (sp1) và
người nghe (sp2) nhận được, có thể chia thành cầu khiến cạnh tranh và cầu
khiến hòa đồng .
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Lịch sử vấn đề . 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 10
4. Đối tượng và phạm vi tư liệu nghiên cứu 10
5. Phương pháp nghiên cứu . 11
6. Đóng góp của luận văn . 11
7. Cấu trúc của luận văn 11
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỂ TÀI . 12
1.1. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ 12
1.1.1. Khái niệm về hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ) 12
1.1.1.1. Hành động tạo lời. 14
1.1.1.2. Hành động mượn lời. 14
1.1.1.3. Hành động ở lời 14
1.1.2. Điều kiện sử dụng các hành động ở lời 17
1.1.3. Hành động ở lời trực tiếp – gián tiếp . 18
1.1.3.1. Hành động ở lời trực tiếp 18
1.1.3.2. Hành động ở lời gián tiếp . 19
1.2. Hành động cầu khiến . 21
1.2.1. Khái niệm về hành động cầu khiến 21
1.2.2. Các thành tố của hành động cầu khiến. . 23
1.3. Hành động cầu khiến và câu cầu khiến 28
1.3.1. Khái niệm câu cầu khiến 28
1.3.2. Mối quan hệ giữa hành động cầu khiến và câu cầu khiến 31
TIỂU KẾT 32
Chương 2: PHưƠNG TIỆN NGÔN NGỮ THỂ HIỆN HÀNH
ĐỘNG CẦU KHIẾN TRỰC TIẾP TRONG KỊCH CỦA LưU
QUANG VŨ 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1. Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến trực tiếp . 34
2.1.1 Câu cầu khiến dạng đầy đủ. 34
2.1.2 Câu cầu khiến dạng khuyết thiếu 36
2.1.2.1 Khuyết chủ ngữ 36
2.1.2.2. Câu cầu khiến khuyết CN, khuyết ĐTNVCK 44
2.1.2.3. Khuyết BN1 . 56
2.1.2.4. Khuyết CN + BN1 57
2.1.2.5. Khuyết CN + ĐTNVCK + BN 1 58
2.2. Nhận xét về cách sử dụng câu cầu khiến được dùng đúng mục
đích trong kịch của Lưu Quang Vũ. 64
TIỂU KẾT 66
Chương 3: CÁC PHưƠNG TIỆN NGÔN NGỮ THỂ HIỆN HÀNH
ĐỘNG CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TRONG KỊCH CỦA LưU
QUANG VŨ 67
3.1. Các kiểu câu được Lưu Quang Vũ sử dụng để gián tiếp thực
hiện HĐCK . 68
3.1.1. Dùng kiểu câu hỏi để thể hiện HĐCK 69
3.1.1.1. Hỏi – Khuyên . 70
3.1.1.2. Hỏi – đề nghị, thúc giục, mời, yêu cầu . . 77
3.1.2. Dùng kiểu câu trần thuật để thể hiện HĐCK . 83
3.1.2.1. Trần thuật – nhắc nhở. 84
3.1.2.3. Trần thuật – đề nghị 85
3.1.2.3. Trần thuật - xin 85
3.1.2.4. Trần thuật – ước (điều gì xảy ra) 86
3.1.3. Dùng kiểu câu cảm thán để thể hiện HĐCK 88
3.2 Nhận xét về cách sử dụng hành động cầu khiến được dùng qua các
kiểu câu không phải là câu cầu khiến trong kịch của Lưu Quang Vũ. . 91
TIỂU KẾT 93
KẾT LUẬN . 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành động cầu khiến trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nữa.
Đồng thời căn cứ vào điều kiện sử dụng và nhận biết các hành vi ở lời
gián tiếp (như đã trình bày ở chương 1) do Searle đưa ra.
Giống với hành động cầu khiến trong thơ tình, phát ngôn trong hội
thoại cũng được bày tỏ gián tiếp thông qua hành động ngôn trung khác mà
có đích là cầu khiến. Tuy nhiên cách biểu hiện trong các tác phẩm trữ tình
phải tuân theo quy luật, các đơn vị hiển nhiên của thơ có thể phân tách, tính
đếm là dòng, liên, khổ…còn ngôn ngữ kịch (đối thoại trong kịch) được tạo
nên từ ngôn ngữ hội thoại hàng ngày, nên gần gũi với ngôn ngữ đời sống,
chính vì thế các kiểu câu sử dụng để gián tiếp thể hiện HĐCK trong kịch là
rất phong phú.
Chúng tôi sẽ lần lượt chọn lọc các câu có chứa HĐCK gián tiếp được
thể hiện dưới hình thức của hành động ngôn trung hỏi, trần thuật, cảm thán
để phân tích và miêu tả trong từng hoàn cảnh cụ thể, từ đó có thể thấy được
tài năng sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả.
3.1.1. Dùng kiểu câu hỏi để thể hiện HĐCK
Để nhận diện được HĐCK dưới dạng hình thức của một câu hỏi, khi
phân tích ví dụ chúng tôi chủ yếu dựa vào các yếu tố ngữ cảnh, các quy tắc
điều khiển ngôn ngữ…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Người ta nhận ra câu hỏi chủ yếu nhờ vào các đại từ nghi vấn. Trong
tiếng Việt, các đại từ này rất đa dạng, có thể tập hợp lại thành các nhóm như:
hỏi về nguyên nhân (sao…), hỏi về sự vật (ai, cái gì…), hỏi về đặc trưng của
sự vật (gì, làm gì…)…
Ví dụ:
- Kìa sao anh không nói?
- Sao ông nỡ bỏ tôi đi một mình vậy ông?
- Lại còn đứng đó làm gì?
- Ai bắt con phải vất vả như thế?
Bên cạnh đó, người ta còn có thể căn cứ vào các cấu trúc hỏi có chứa phụ
từ nghi vấn như: có… không, có…được không, đã…chưa…để nhận diện.
Ví dụ:
- Có thật là không còn cách nào khác ?
- Bà thấy thế có được không?
- Thế nào anh đã xong việc chưa? Đã chuẩn bị những thứ cần thiết
cho buổi họp ngày mai chưa?
Các tiểu từ nghi vấn à, ư, nhỉ, nhé… cũng là những cơ sở để nhận diện câu
hỏi. Ví dụ:
- Ta cùng đi nhé?
- Làm thế này mà được à ?
- Lại chuyện gì thế nữa. Đây là chỗ cãi nhau à ? anh bạn.
Dưới đây chúng tôi đi vào trình bầy, phân tích dấu hiệu nhận diện và ý
nghĩa của các loại câu hỏi thể hiện mục đích cầu khiến.
3.1.1.1. Hỏi – Khuyên
Đây là những hành động nghi vấn có chứa từ hỏi – phủ định làm chi,
làm gì, gì, chi nữa…đứng sau động từ tạo nghĩa phủ định khuyên không nên
làm điều gì. Theo tác giả Đào Thanh Lan thì lời hỏi – cầu khiến được xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dựng trên cơ sở dự kiến khả năng trả lời tiêu cực (không có mục đích gì) thì
người nghe phải thực hiện hành động ngược lại với hành động đã nêu trong
lời hỏi là không bịa chuyện lếu láo, muốn ngăn cản hành động đã nêu trong
lời hỏi. Phát ngôn trên là lời hỏi cầu khiến ngược hướng.
Ví dụ:
Trương: Ông bịa chuyện lếu láo như thế để làm gì? Chả có ý nghĩa gì
cả. (TVCT – tr 57)
Thấy nhân vật Quých đang ba hoa không nói đúng sự thật, nhân vật
Trương không vừa lòng nên hỏi ...làm gì? Khi nêu câu hỏi, Trương không bộc
lộ mong muốn được biết lí do ông Quých nói vậy để làm gì, bởi vì ngay mệnh
đề tiếp theo của lời thoại đã phủ định điều này. Đây là câu hỏi nhưng không
cần lời đáp, hỏi để khuyên ông Quých không nên nói sai sự thật tiếp. Phát
ngôn của nhân vật Trương là phát ngôn gián tiếp vì:
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn trên có hình thức là một câu hỏi sử
dụng từ nghi vấn làm gì. Nhưng không phải là câu hỏi tường minh.
- Điều kiện sử dụng hành động hỏi để cầu khiến:
+ Điều kiện mục đích: câu hỏi của Trương hướng tới nhân vật ông
Quých.
+ Điều kiện chuẩn bị: Trương Ba đã biết những điều ông Quých nói là
không đúng sự thật.
+ Điều kiện trả lời: Trương đưa ra câu hỏi nhưng không cần trả lời
+ Điều kiện cơ bản: Câu hỏi của Trương là câu hỏi không phải câu hỏi
chân thành vì không cần ông Quých giải thích. Đích ở lời đích thực của hành
động hỏi này là ý muốn khuyên ông Quých không nên tiếp tục bịa chuyện bởi
nó không có ý nghĩa gì cả. Tuy được đánh dấu bằng các từ ngữ chuyên dùng
để hỏi như " làm gì" nhưng thực chất đây là hành vi hỏi gián tiếp vì nó đã vi
phạm ba điều kiện còn lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Có thể khôi phục lại câu trên như sau: Trương: Ông (đừng) bịa chuyện
lếu láo như thế. Chả có ý nghĩa gì cả.
Hiệu quả ở lời có hành vi này là: nhân vật Quých hiểu được lời khuyên
của nhân vật Trương và không phát ngôn bừa.
Ví dụ:
Thanh: Không, các anh biết.Chính các anh bắt chị Ngà lên đây làm lao
công tạp dịch. Làm người bưng nước quét dọn hầu hạ các anh…Tôi đã ở
trong đội thanh niên xung phong do chị Ngà làm đội trưởng. Một tay chị ấy
đã phá bom Mỹ….
Ngà: Nói làm gì Thanh?...Tôi không kêu ca oán thán gì đâu.
(TVCT – tr 45)
Trong tình huống là Ngà trước đây là công nhân của xí nghiệp, vì vi
phạm nội quy nên đã bị bắt làm lao công tạp dịch, không đúng với chuyên
môn của mình. Thanh là em cùng tiểu đội xung phong thời chiến và bây giờ
làm cùng xí nghiệp với Ngà. Chứng kiến việc mọi người đang bình luận,
thanh minh cho mình, nhân vật Ngà không muốn nhắc lại chuyện đó vì như
thế chị sẽ đau lòng hơn và cuối cùng rồi việc này cũng không đi đến đâu. Chị
cam chịu những gì mà cấp trên sắp xếp. Khi nêu ra câu hỏi, Ngà không bộc lộ
mong muốn được biết lí do Thanh nói hộ, thanh minh hộ cho Ngà, vì bản thân
chị cam chịu sự sắp xếp đó và cũng chính chị hiểu sẽ chẳng thay đổi được gì
mà chỉ càng khoét sâu vào nỗi đau của chị. Cơ sở nhận diện hành vi cầu khiến
gián tiếp ở phát ngôn trên.
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn trên của Ngà có hình thức là một câu
hỏi, nhưng mục đích là hành động khuyên.
- Điều kiện sử dụng:
+ Điều kiện mục đích: Câu hỏi của Ngà hướng đến Thanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ Điều kiện chuẩn bị: Ngà đã biết vì một số lãnh đạo không ưa mình
nên nhân khi mắc lỗi họ đã đưa chị rời nhà máy lên làm tạp vụ.
+ Điều kiện trả lời: Ngà đưa ra câu hỏi nhưng không cần câu trả lời.
+ Điều kiện cơ bản: Câu hỏi của Ngà ông phải câu hỏi chân thành vì
không cần Thanh giải thích lí do cho mình.
Hiệu quả ở lời của hành vi này là: Thanh hiểu được nỗi lòng đang đau
đớn cũng như sự cam chịu của Ngà mà không nói nữa.
Ví dụ:
Ngà: Khó lắm, liệu tôi có theo nổi không? Từ bé tôi đã ao ước được
ngồi trên ghế đại học, bây giờ hơn 30 tuổi đầu rồi. Nghĩ mà buồn: tất cả đối
với tôi đều muộn mằn quá!
Lê Sơn: Sao lại muộn mằn? (TVCT – tr 89)
Xí nghiệp bắt đầu thay đổi phương thức sản xuất cũng như cách quản
lý đối với công nhân, và Ngà được Lê Sơn hướng dẫn về kỹ thuật, và được
khen ngợi là khéo tay, sang năm có thể thi vào lớp hàm thụ, tuy nhiên cô
không tự tin và cho rằng tất cả đối với mình đã quá muộn. Lúc này Lê Sơn
mới đặt câu hỏi sao lại muộn, chẳng có gì là muộn cả và anh còn nói rằng đến
tôi bây giờ còn thấy mới bắt đầu cuộc đời. Thật đấy, bây giờ tôi mới thấy ham
sống, biết sống…để giúp Ngà tự tin hơn, cố gắng hơn trong cuộc sống.
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn trên của Ngà có hình thức là một
câu hỏi với từ nghi vấn "sao", nhưng mục đích là hành động khuyên.
Dạng câu hỏi sử dụng đại từ nghi vấn “sao” thường có ngữ cảnh cho phép
xác định ý nghĩa khẳng định của nó với hàm ý khuyên hành động. Trong
hội thoại, ý nghĩa nghi vấn này là tiền đề tạo hàm ý cầu khiến khuyên
ngăn hành động mang sắc thái “khiến” ứng với hành động khuyên nhủ
(sao chú ăn nhiều thế)…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Điều kiện sử dụng:
+ Điều kiện mục đích: Đại từ nghi vấn “sao” hướng tới SP2 nhưng
không mong lời hồi đáp của SP2, bởi mục đích của lời hỏi “sao” là lời khuyên
nhủ, có thể thấy khi dùng “sao” vị thế giao tiếp của chủ ngôn ngang bằng với
tiếp ngôn.
+ Điều kiện chuẩn bị: Lê Sơn tỏ ra cảm thông sâu sắc với những suy
nghĩ tiêu cực của Ngà trong cuộc sống, nhưng cũng vừa muốn quan tâm,
nhắc nhở cô phải biết quý trọng cuộc sống của mình, bởi cuộc sống chỉ có ý
nghĩa nếu nó có ích cho tình yêu thương, cho đời sống của những người
xung quanh mình.
+ Điều kiện trả lời: Phát ngôn trên có hình thức là một câu hỏi, nhưng
mục đích hướng tới lời khuyên nhủ của Lê Sơn đối với Ngà.
+ Điều kiện cơ bản: Câu hỏi của Sơn không phải là câu hỏi chân thành vì
không cần Ngà trả lời lí do.
Hiệu quả ở lời của hành vi hỏi này là: Ngà hiểu được lời khuyên của
Sơn. Không có gì là muộn cả. Số phận nằm trong tay mình và mình hãy phấn
đấu để sống cho thật tốt.
Ví dụ:
Hồn trương ba: Khuya quá rồi, không tiện, chị Hợi ạ!
Vợ người hàng thịt: Nhưng không tiện nỗi gì kia chứ? Ông không có
quyền nán lại một lát nữa hay sao? Chẳng lẽ ông cứ mãi coi mình như đứa ở
làm công hết giờ lại về? Đây là nhà của ông cơ mà! Và em, em là … sao ông
cứ khăng khăng lạnh nhạt với em, bỏ mặc em vò võ một thân?...
(HTBDHT – tr 319)
Cuộc đối thoại trên là của Hồn Trương Ba và vợ người hàng thịt, lúc
này Trương Ba đang sống trong xác anh hàng thịt, chính vì sự hoán đổi chớ
trêu này mà hàng ngày hồn Trương Ba phải sang nhà hàng thịt để làm thay
công việc của nhà hàng thịt và đến tối lại trở về nhà mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn của Vợ hàng thịt có hình thức hỏi sử
dụng đại từ nghi vấn “hay sao, sao” nhưng mục đích hướng tới là hành vi
gián tiếp.
- Điều kiện sử dụng:
+ Điều kiện mục đích: Sử dụng “hay sao” khi đặt câu hỏi Vợ hàng thịt
không muốn nhận được thông tin hồi đáp, do vậy đây không phải là câu hỏi
trực tiếp mà nhằm mục đích khuyên Hồn Trương Ba ở lại với mình. Với
“sao” bà trách Hồn Trương Ba lạnh nhạt, không quan tâm tới mình, tới sự
khát khao tình cảm của người đàn bà góa bụa, khuyên hồn Trương ba đừng
coi bản thân mình như đứa ở làm công hết giờ lại về nữa.
+ Điều kiện chuẩn bị: Vợ hàng thịt muốn nói đây là nhà của ông, sao
ông không coi em là vợ ông, mà lại đối xử lạnh nhạt với em.
+ Điều kiện trả lời: Vợ người hàng thịt đưa ra câu hỏi nhưng không cần
sự đáp lại của hồn Truong Ba.
+ Điều kiện cơ bản: Câu hỏi của vợ ông hàng thịt không phải là câu hỏi
chân thành vì không cần hồn Trương Ba trả lời lí do của mình.
Hiệu quả ở lời của hành vi này là: mong hồn Trương Ba hiểu được nỗi
lòng của người vợ hàng thịt.
Ví dụ:
Đế Thích: Xưa nay tôi là tiên trên trời, trần gian của bác thì ghê gớm,
bí hiểm, tôi lo không sống nổi. Hay là…bác Trương Ba ạ…hay là…tôi nhập
hồn bác vào thân xác tôi.. (HTBDHT – tr 347)
Khi hồn Trương Ba đã quá mệt mỏi với thân xác không phải của mình,
ông đã đấu tranh tư tưởng, đấu tranh giữa sự lựa chọn sống và chết, sự giằng
xé trong nội tâm. Ông mong muốn được sống nhưng phải sống cho đúng
nghĩa, đúng với bản chất con người vốn có của ông, “ không thể bên trong
một đằng, bên ngoài một nẻo”, và điều đó không thể tiếp tục xảy ra. Bằng
những lý lẽ của mình ông đã thuyết phục được Đế Thích rằng sự lựa chọn của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ông là đúng. Từ khi Đế Thích giả dạng ăn mày xuống hạ giới và gặp Trương
Ba, Đế Thích bộc lộ rằng Bác Trương Ba, bác đã dậy tôi những điều mà trên
thiên đình tôi chưa được học bao giờ, chính vì vậy trong giờ khắc quyết định
biến mất khỏi cuộc sống của Trương Ba, Đế Thích đã rủ Trương Ba Hay
là…bác Trương Ba ạ…hay là…tôi nhập hồn bác vào thân xác tôi. Để cả hai
người cùng được sống. Nhưng hồn Trương Ba đã từ chối mọi cách mà Đế
Thích đã nghĩ để ông được sống, qua đó bộc lộ sự mong muốn thoát khỏi thân
xác người khác, hướng tới sự thanh thản trong tâm hồn, để được là chính
mình dù phải chết.
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn của Đế Thích có chứa từ để hỏi lựa
chọn "hay là" nhưng thực chất không phải là câu hỏi chân chính.
- Điều kiện sử dụng:
+ Điều kiện mục đích: phát ngôn của chủ ngôn (Đế Thích) thể hiện ý
định cầu khiến tiếp ngôn (hồn Trương Ba) thực hiện hành động nhập hồn.
Đây là kiểu lời hỏi chứa sẵn định hướng trả lời nhằm mục đích cầu khiến,
biểu hiện hành động rủ, mang tính cầu.
+ Điều kiện chuẩn bị: Đế Thích nhận thấy Trương Ba đang rất chán
nản, thất vọng trong hình hài của anh hàng thịt.
+ Điều kiện trả lời: Đế Thích mặc dù đưa ra câu hỏi lựa chọn cho
Trương Ba nhưng không cần trả lời.
+ Điều kiện cơ bản: Câu hỏi của Đế Thích không phải là câu hỏi
chân thành.
Ví dụ:
Lâm: Anh sẽ sống, anh phải sống…
Toàn: Lâm, sao lại thế? Nào, ta về đi…Đúng rồi, anh tin chứ, tin rằng
ca mổ sẽ thành công và anh sẽ sống…Còn phải sống chứ, chúng ta còn phải
về quê ngoại em xem những khu vườn…
(NSTĐ – tr 231)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Toàn, một kỹ sư xây dựng đang tiếp tục đấu tranh với căn bệnh hiểm
nghèo, dù biết khó có thể qua khỏi, anh vẫn tự tin, điềm tĩnh đón nhận cái
chết, sử dụng quỹ thời gian ngắn ngủi còn lại một cách có ích, không những
thế anh còn động viên vợ, nói với vợ rằng anh tin chứ , Còn phải sống chứ
tin vào ca phẫu thuật sẽ thành công, sau đó hai người còn phải về quê ngoại
em xem những khu vườn…sẽ làm những việc mà trước đây chưa từng làm.
Phát ngôn trên mang hành động ngôn trung khuyên mặc dù hình thức biểu
hiện của nó có chứa từ hỏi.
3.1.1.2. Hỏi – đề nghị, thúc giục, mời, yêu cầu…
Trong dạng câu này chủ yếu dùng các từ để hỏi như chứ, có…không,
có…được không.
Từ điển tiếng Việt giải thích chứ là trợ từ, với nghĩa: “biểu thị ý ít
nhiều đã khẳng định điều nêu ra để hỏi, tựa như chỉ là để xác định thêm. Ví
dụ: Anh vẫn khỏe đấy chứ? Hoặc Anh quen ông ấy chứ?” [28, 190 ].
Ví dụ:
Ông già: Ai cũng thành đất, thành tro bụi cả thôi…
Hoàng Việt: Thành đất thành tro bụi…
Nhưng cũng phải còn lại cái gì chứ? Có những điều không thể chết!
Những con người từng sống tốt đẹp, hữu ích; phải còn lại một chút của họ
trong cuộc sống này, trong tôi, trong bác, trong mỗi việc ta làm…Phải như
thế chứ?
(TVCT – tr 29)
Cuộc đối thoại trên giữa Hoàng Việt - giám đốc xí nghiệp Thắng lợi và
ông già trông coi nghĩa trang với những triết lý, sự chiêm nghiệm về sự sống,
cái chết, cái vô hạn và hữu hạn trong cuộc sống. Trong phát ngôn của Hoàng
Việt, trợ từ chứ xuất hiện hai lần như gián tiếp nhắc nhở rằng chết không phải
là đã hết, những con người sống có ích, cho dù thân thể của họ bị tan biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
trong đất bụi nhưng những gì họ đã để lại cho đời vẫn sẽ còn mãi trong trái
tim những người đang sống, trong tôi, trong anh, trong mỗi chúng ta.
Phát ngôn của Hoàng Việt là hành vi hỏi gián tiếp vì nó đã vi phạm các
điều kiện sử dụng:
+ Điều kiện chuẩn bị: Hoàng Việt nhận ra sự chán nản và có phần
buông xuôi trong ông già.
+ Điều kiện trả lời: chứ đánh dấu hành động hỏi gián tiếp có định
hướng, tuy nhiên trong trường hợp này phát ngôn của Hoàng Việt có hình
thức hỏi.
+ Điều kiện cơ bản: Câu hỏi của Hoàng Việt không phải câu hỏi chân
thành vì không nhất thiết bắt buộc nhân vật ông già phải trả lời.
Hiệu quả ở lời của hành vi hỏi này là: Ông lão lấy lại niềm tin vào tình
đời và tình người.
Ví dụ:
Hoàng Việt: Chúng ta sẽ tạo ra ở đây, xí nghiệp này, lý do tồn tại của
chúng ta. Tôi và cậu. Cả con nữa Hạnh ạ, được con sẽ ở đây với bố. Tôi gửi
nó vào tổ của Thanh nhé, Thanh đồng ý chứ?
(TVCT – tr 80)
Hạnh, cô con gái duy nhất của Hoàng Việt đã lên xí nghiệp của bố sau
khi không đỗ đại học, cô muốn được ở lại, muốn giúp bố. Hoàng Việt muốn
đề nghị Thanh, tổ kíp trưởng phân xưởng I nhận Hạnh vào làm, câu Thanh
đồng ý chứ? mang hình thức của dạng câu hỏi nhưng lại biểu hiện của hành
động đề nghị. Ta khẳng định đây là HĐCK gián tiếp. Phát ngôn này sử dụng
trợ từ chứ, câu mang mục đích đề nghị chứ không phải là hỏi.
Dựa vào ngữ cảnh phát ngôn, Ví dụ:
Hồn trương ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông phải quy phục! Đâu
phải lỗi tại tôi…(Buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng
đáng được quý trọng chứ!
(HTBDHT – tr 331)
Phát ngôn trên có dấu hiệu hình thức là một câu hỏi, sử dụng các từ
nghi vấn “sao, nhỉ, chứ” có mục đích yêu cầu.
Theo ngữ cảnh phát ngôn, do sự nhầm lẫn của các vị quan trên thiên
đình nên Trương Ba phải chết oan uổng. Để sửa sai, họ đã cho hồn Trương Ba
nhập vào thân xác anh hàng thịt, tuy nhiên hai con người đó không có sự đồng
nhất về tâm hồn cũng như cách sống. Hội thoại trên là của Trương Ba và anh
hàng thịt trong sự mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác. Lời thoại của anh hàng
thịt bao gồm nhiều HĐCK gián tiếp khẳng định rằng “Tôi là cái bình để chứa
linh hồn”, với lời yêu cầu Trương Ba phải quy phục bởi trong hoàn cảnh này
thì “Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng cuốc, xới”, “ Nhờ có đôi mắt của tôi,
ông cảm nhận thế giới này qua giác quan của tôi. Vì vậy xác thịt không phải
là không có giá trị, xác thịt là nơi trú ngụ cho linh hồn.
Một số các trường hợp khác.
+ Thể hiện hành động thúc giục:
Ví dụ:
Lái lợn 2: Sao bà còn đứng ì ra đấy, để người ta lôi chồng mình đi!
Giữ ông nhà lại chứ!
Lái lợn 1: Ông ấy muốn đi cứ để ông ấy đi! Ông ấy có nhắc gì có cần
gì tới những chuyện nợ nần tiền nong đâu nào?
Lái lợn 2: Phải đuổi theo ông ấy chứ! (HTBDHT – tr 296)
+ Thể hiện hành động nhắc nhở
Ví dụ:
Hoàng Việt: Tổ sửa chữa các cậu đã cùng anh Sơn thống kê tất cả các
vật tư thiết bị để tu sửa các máy móc hỏng rồi chứ? (TVCT – tr 66)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ví dụ:
Thành: Tôi không hiểu gì về hội họa.
Lê Chí: Nhưng anh cũng phải có nhận xét gì chứ (NSTĐ – tr 176)
Ví dụ:
Thanh: …Mà chúng tôi có đụng gì tới vật tư thiết bị của xí nghiệp đâu,
chẳng hại gì tới xí nghiệp cả!
Hoàng Việt: Nhưng xí nhiệp phải có kỷ luật, không phải ai muốn làm gì
thì làm! Từ mai việc sai trái đó phải chấm dứt. Đó là mệnh lệnh. Có chấp
hành không?
Thanh: Vâng. Chúng tôi sẽ chấp hành.
(TVCT – tr 43)
Ví dụ trên có kết cấu theo biểu thức có…không là kết cấu dùng để hỏi
nhưng mục đích chỉ hành động ngôn trung là ra lệnh. Trong phát ngôn trên ta
có thể thấy vị trí giao tiếp của chủ ngôn cao hơn của tiếp ngôn.
Dựa theo ngữ cảnh phát ngôn, ta thấy công nhân trong xí nghiệp không
có đủ việc làm và với mức lương rất thấp, vì muốn cải thiện cuộc sống cho
công nhân, Thanh đã cho phép họ mỗi ngày ba tiếng làm ngoài, điều này làm
Hoàng Việt rất tức giận, anh nói xí nhiệp phải có kỷ luật, với câu hỏi này
Hoàn Việt không trông đợi câu trả lời của Thanh, mà đó là lời ra lệnh chấm
dứt tất cả những việc làm đó, yêu cầu mọi người phải chấp hành.
Ví dụ:
Thành: (Ngập ngừng) Với anh…chị Oanh đã đưa tôi đọc những bài
báo viết về anh…
Lê Chí: Vợ tôi đã đưa?...khi dẫn tôi đến chố các anh, cô ấy nói rằng,
các anh sẽ chữa cho đôi mắt tôi nhìn lại được. Cô ấy luôn sống bằng niềm tin
và luôn hy vọng. Nhưng liệu có được không anh? Mắt tôi liệu có thể nhìn lại
được không?
(NSTĐ – tr 177)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Theo tác giả Đào Thanh Lan thì câu cầu khiến có cấu trúc dạng:
D1 + muốn/có thể + V + được không là câu hỏi – cầu khiến nêu nguyện
vọng của chủ ngôn. Với đặc trưng của dạng cấu trúc này là biểu thị tính cầu
tương ứng với hành động đề nghị, yêu cầu đối ngôn thực hiện hành động đã
nêu ra trong lời hỏi một cách lịch sự.
Và theo như phân tích cấu trúc trên thì phát ngôn ở ví dụ trên mang dấu
hiệu câu hỏi nhưng biểu hiện hành động đề nghị.
Dựa trên ngữ cảnh phát ngôn, đó là cuộc viếng thăm của Thành bác sĩ
khoa mắt đến Lê Chí, một nhà điêu khắc mù luôn khao khát làm được một cái
gì thật hoàn thiện. Lê Chí hiểu rằng, Oanh vợ anh luôn tìm cách chữa bệnh
cho anh và nói với Thành Cô ấy luôn sống bằng niềm tin và luôn hy vọng.
Phát ngôn của Lê Chí là lời đề nghị với cấu trúc hỏi xuất hiện hai lần, Nhưng
liệu có được không anh? Mắt tôi liệu có thể nhìn lại được không? vừa mang
tính lịch sự nhưng cũng là sự khẩn cầu, khao khát được chữa khỏi mắt.
Ví dụ:
Hồn trương ba: Đến bác Trưởng Hoạt mà cũng không tin tôi? Ngày
nào bác chả sang đánh cờ với tôi!
Trưởng Hoạt: Thế ván cờ cuối cùng ông đánh với tôi như thế nào, ông
có nhớ không? (HTBDHT – tr 295)
Phát ngôn trên sử dụng từ hỏi có…không nhưng không mang ý nghĩa
hỏi mà là hành động nhắc nhở.
Theo ngữ cảnh phát ngôn, sau cái chết oan Trương Ba trở về mang thân
xác của người khác, không ai nhận ra ông, ngay cả bà vợ người gần gũi ông
suốt bao năm qua, và cả ông hàng xóm thân thiết ngày nào cũng sang đánh cờ
cùng Trương Ba cũng không nhận ra nổi. Lúc đó Trương Ba hỏi Trưởng Hoạt
về ván cờ cuối cùng hai người đã đánh với nhau như thế nào? Ông vẫn còn
nhớ chứ? câu hỏi này thực chất là một HĐCK nhắc nhở Trưởng Hoạt nhớ lại
ván cờ cuối cùng đó thì sẽ nhận ra Trương Ba.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ví dụ:
Hồn Trương Ba: (một mình) Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác
không phải của ta ạ, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta…(Sau một lát) –
Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?
“Chẳng còn cách nào khác”! mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không
còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái
đời sống do mày mang lại! Không cần! (HTBDHT – tr 337)
Phát ngôn trên sử dụng kết cấu hỏi có…không nhưng không mang ý nghĩa
hỏi mà là hành động khẳng định. Hỏi để khẳng định điều còn băn khoăn.
Dựa vào ngữ cảnh phát ngôn, ta thấy sự bất nhất giữa hồn và xác của
nhân vật Trương Ba đã gây ra nhiều rắc rối không chỉ riêng Trương Ba mà
còn cả đến những người thân của ông. Trước sự lấn át của thể xác cùng với
nguy cơ tan vỡ trong gia đình, Trương Ba thấy mình cô độc ngay giữa những
người thân. Chính vì điều đó mà bi kịch về sự đấu tranh giữa sống và chết của
một con người như Trương Ba, câu hỏi nên chết để được coi là “toàn vẹn”
hay dù thế nào thì vẫn phải tiếp tục sống nhưng không còn được coi là mình.
Phát ngôn trên có tính chất độc thoại của Trương Ba thể hiện tư tưởng
và thái độ của ông đối với tất cả các sự việc đã xảy ra. Hành động hỏi “Chẳng
còn cách nào khác”! mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách
nào khác? Có thật không còn cách nào khác?” Là sự khẳng định dứt khoát
của Trương Ba “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”.
Sẽ tách khỏi xác anh hàng thịt để được là chính mình, chấp nhận cái chết để
giữ gìn phẩm giá.
Qua các ví dụ được dẫn ra để phân tích, ta thấy hành động hỏi- cầu
khiến được sử dụng trong tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ là rất phong phú.
Mỗi ngữ cảnh lại ứng với từng hành động khác nhau thể hiện cụ thể hành
động cầu khiến trong mỗi lời thoại kịch. Điều đó cũng chứng tỏ sự linh hoạt
trong phong cách sáng tác của tác giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.1.2. Dùng kiểu câu trần thuật để thể hiện HĐCK
Câu trần thuật là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong
giao tiếp, tuy nhiên câu trần thuật không có các đặc điểm và hình thức của các
kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, thường được dùng để kể, thông báo,
nhận định, miêu tả…
Ví dụ:
- Hợp tác xã này làm ăn giỏi.
- Tuyên Quang là mảnh đất có nhiều địa danh lịch sử.
- Mưa to quá! Ai nấy đều ra về.
Vì không có phương tiện nhận biết chuyên dụng, nên khi nói người ta
có thể thêm các tiểu từ tình thái vào cuối câu làm cho câu đầy đủ hơn về nội
dung cũng như bộc lộ thái độ của người nói đối với người đối thoại hoặc đối
với hiện thực.
Tuy không có những phương tiện đánh dấu chuyên dụng như câu hỏi
nhưng đôi khi câu kể vẫn ẩn chứa bên trong những hành vi cảm thán của người
nói. Qua tư liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy để nhận diện câu trần thuật dùng
với mục đích cầu khiến là rất khó khăn. Việc nhận diện chủ yếu là dựa vào
những câu có chứa các động từ trạng thái mong, muốn. Tuy nhiên xét theo quan
điểm của các nhà nghiên cứu ngữ pháp trước đây khi đưa ra các dấu hiệu nhận
biết lực ngôn trung cầu khiến thì vai trò của hai động từ này rất mờ nhạt.
Ngược lại với những đánh giá đó, theo quan điểm của Đào Thanh Lan
khẳng định trong một số trường hợp thì hai động từ mong, muốn có thể biểu
thị ý nghĩa cầu khiến Đây là hai động từ cầu khiến đặc biệt có được do sự tác
động đồng thời của hai nhân tố: ý nghĩa tự thân của từ ( nhân tố từ vựng) và
ý nghĩa của cấu trúc cú pháp.[ 22 ], và khẳng định Lời trần thuật chứa động
từ mong, muốn dùng để bày tỏ nguyện vọng của chủ ngôn với tiếp ngôn …
Trong mục khảo sát hành động cầu khiến gián tiếp qua câu trần thuật
chúng tôi sẽ phân tích câu theo cấu trúc dạng:
D1/D3 + mong/muốn + V
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.1.2.1. Trần thuật – nhắc nhở.
Ví dụ:
Hoàng Việt: Một đoàn tàu hỏa vừa chạy ngang qua đây, đất nghĩa
trang rung chuyển…Các bạn trẻ họ mang xuống rất nhiều hoa…Hoa hồng
trắng, hoa cúc vàng trên nấm mộ của Thanh…
(Ông già gác nghĩa trang xuất hiện, chăm chú nhìn Việt).
Ông già: Sắp đến giờ đóng cửa nghĩa trang rồi đấy đồng chí ạ…Trời sắp
tối… (TVCT – tr 27)
Ngữ cảnh phát ngôn: ta thấy sau hai năm kể từ ngày đầu gặp Thanh cho
đến khi cô mắc bệnh hiểm nghèo và ra đi, Hoàng Việt cùng mọi người trong
xí nghiệp đến nghĩa trang thăm cô. Trước ngôi mộ của Thanh, Hoàng Việt
nhớ lại tất cả những gì đã trải qua với vẻ trầm lặng, đăm chiêu, không còn để
ý gì đến trời sắp tối. Trong hoàn cảnh đó hành vi ngôn ngữ của ông già trông
coi nghĩa trang muốn nhắc nhở Hoàng Việt nên chuẩn bị về vì trời sắp tối. Do
vậy bên cạnh việc xác định câu theo cấu trúc ta có thể dựa vào phân tích ngữ
cảnh của câu trần thuật để nhận biết đâu là câu chứa HĐCK.
Ví dụ:
Hoàng Việt: Biết tại sao lại còn làm? Chính kíp trưởng lại đứng ra tổ
chức việc đó? Tại sao?
Thanh: Tại vì tôi không muốn chị em trong kíp của tôi từ bỏ xí nghiệp,
không muốn họ đi làm những việc không hay ngoài đường.
(TVCT – tr 43)
Phát ngôn của Thanh là một câu kể, sử dụng động từ trạng thái nhưng
với mục đích phủ định của động từ muốn (không muốn). Trong giao tiếp, có
những trường hợp từ mang ý nghĩa phủ định của sự việc này lại là sự khẳng
định của điều ngược lại; điều này cũng tương tự đối với ví dụ trên. Thanh bầy
tỏ nguyện vọng của cô đối với Hoàng Việt rằng cô không muốn chị em trong
kíp của tôi từ bỏ xí nghiệp, và mong muốn được tạo điều kiện cho chị em
công nhân làm việc ngoài giờ để có thêm thu nhập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.1.2.3. Trần thuật – đề nghị
Ví dụ:
Lâm : ...Xin mọi người,...Tôi muốn được nói chuyện riêng với chị ấy.
Oanh: Chị là ai?
Lâm : Cũng như chị. Chúng ta là những người vợ. Tôi muốn mọi
người lui ra, chỉ có hai ta, để mọi người không phải chứng kiến...nỗi đau khổ
của chúng ta. (NSTĐ - tr 234)
Đây là câu tường thuật – cầu khiến sử dụng động từ trạng thái muốn
mang mục đích đề nghị.
Lâm và Oanh là hai người vợ, họ đang đứng trước những nỗi đau rất
lớn, một người biết được cái chết sẽ đến với chồng mình, một người luôn
mong muốn chữa khỏi mắt cho người chồng mù thì giờ đây cơ hội gần như
tuyệt vọng.
Dựa vào ngữ cảnh phát ngôn, ta thấy Lâm đề nghị những người xung
quanh ra ngoài, cô muốn nói chuyện riêng với Oanh với tư cách là hai người
vợ yêu thương chồng hết mực, nói chuyện để hiểu nhau và đều không muốn
sự hy sinh của chồng là vô nghĩa, mong muốn rằng khi cô thực hiện ước
nguyện cuối cùng của chồng mình là hiến đôi mắt cho người khác Lâm cảm
thấy lòng được thanh thản.
3.1.2.3. Trần thuật - xin
Ví dụ :
Chiến sĩ công an : Đây không phải nhiệm vụ của cậu dịch ra cho chúng
tôi làm nhiệm vụ !
Anh công nhân râu quai nón : (năn nỉ) Đồng chí, mong đồng chí hiểu
cho, đồng chí giám đốc của chúng tôi. (TVCT – tr 140)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phát ngôn trên có dấu hiệu hình thức là câu trần thuật, sử dụng động từ
trạng thái nhưng mục đích là HĐCK xin.
Dựa vào ngữ cảnh phát ngôn, ta thấy đứng trước tình trạng lạc hậu và
chậm phát triển vì hoạt động theo cơ chế bao cấp của xí nghiệp Thắng Lợi,
Hoàng Việt, với cương vị giám đốc mới đã đem đến cho xí nghiệp những tư
tưởng mới, anh muốn thay đổi, muốn được quyền chủ động công việc, muốn
thay đổi những điều quá ư bất hợp lý trong cơ chế quản lý... Để thay đổi anh
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn bị áp lực của chế độ cũ cản trở, nhưng
anh cũng nhận được sự ủng hộ của phần lớn anh em công nhân. Phát ngôn
của anh thanh niên râu quai nón có chứa từ mong, nhưng mục đích lại là cầu
xin chiến sĩ công an đừng bắt Hoàng Việt. Ta khẳng định đây là phát ngôn
chứa HĐCK gián tiếp.
3.1.2.4. Trần thuật – ước (điều gì xảy ra)
Ví dụ :
Lâm : Trời, anh làm em sợ quá ! Anh đi đâu ?
Toàn : (mỉm cười) Anh hơi mệt...đêm qua, anh thức...Sớm nay anh
mong em vào biết bao...Sớm nay...Lâm, em lại đây...nhìn xem này: bản đồ án
làm lại, đã xong ! (NSTĐ – tr 221)
Đối với các câu xuất hiện động từ mong, muốn trong tác phẩm kịch,
trong các hành động chứa chúng thì một số câu có ý nghĩa cầu mong (ước)
chuyện gì xảy ra, tức là yếu tố cầu lấn át hẳn yếu tố khiến.
Dựa vào ngữ cảnh phát ngôn, ta thấy Toàn mắc bệnh hiểm nghèo và
đang điều trị cách biệt với người thân. Phát ngôn trên là lời kể của Toàn mang
hành động cầu khiến mong ước. Hôm nay không giống như hàng ngày anh
mong vợ anh vào thăm anh biết mấy, thứ nhất là để anh cho xem bản đồ án
làm lại đã xong, và cái quan trọng hơn anh muốn nói với vợ anh rằng thực ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
bệnh tình của anh rất nghiêm trọng, chỉ sống được hai tháng nữa. Bây giờ
công việc của anh đã xong. Anh có thể nói được.
Một số ví dụ về câu trần thuật – cầu khiến thể hiện qua ngữ cảnh.
Ví dụ :
Sĩ quan công an : Chúng tôi không có trách nhiệm phải trả lời cô, mà
cũng không phải nhiệm vụ của cô. Yêu cầu đứng dịch ra. (Với chiến sĩ công
an) Đồng chí Thái !
Chiến sĩ công an : Có.
Sĩ quan công an : Làm nhiệm vụ ! (TVCT – tr 139)
Ví dụ:
Lan Anh, Tuyết: (nhao nhao) Vâng, báo cáo anh là…
Sĩ quan công an: Các cô làm chúng tôi mất nhiều thời gian quá! Một
lần nữa tôi nhắc lại: yêu cầu mọi người lui ra để chúng tôi vào gặp giám đốc
Hoàng Việt! nếu không nghe, chúng tôi sẽ điều thêm lực lượng ở ngoài kia
vào! Tất cả giải tán! (TVCT – tr 141)
Ví dụ:
Lý trưởng (với Trương tuần) - Được rồi, giở sổ sách ra! (Trương tuần
giở tráp sổ sách): Trong này có đầy đủ…(Đọc) Tạ Văn Hợi, làm nghề bán thịt
lợn ở chợ Hạ, cao hai thước mười ba tấc (với Trương tuần) - Đo!
(HTBDHT – tr 310)
Với các ví dụ trên, dựa vào ngữ cảnh phát ngôn ta thấy các câu đều có
hàm ý ra lệnh bởi chủ yếu ta nhận diện qua ngữ điệu của nhân vật ( giọng nói
to khỏe, dứt khoát)
Tóm lại, để thể hiện hành động cầu khiến gián tiếp qua việc nhận diện,
phân tích và đánh giá kiểu dùng câu trần thuật theo động từ trạng thái mong,
muốn là điều không đơn giản bởi xét về nghĩa và nguyên tắc kết hợp từ vựng,
nó không mang nghĩa cầu khiến. Tuy nhiên xét về ngữ cảnh phát ngôn, thì
nhiều tác giả cho rằng phát ngôn có chứa các động từ trạng thái mong, muốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
là phát ngôn cầu mong. Chính vì vậy mà mặc dù các động từ ngôn hành cầu
khiến như cầu, van, xin...không xuất hiện ta vẫn có thể nhận ra các ví dụ trên
là mang đặc điểm của HĐCK gián tiếp.
3.1.3. Dùng kiểu câu cảm thán để thể hiện HĐCK
Theo tác giả Diệp Quang Ban thì "câu cảm thán được dùng khi cần thể
hiện đến một mức độ nhất định những tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá,
những trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối với sự vật hay sự
kiện mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ" [ 3, 236].
Trong tiếng Việt câu cảm thán được nhận biết bằng những phương tiện
cảm thán : ôi, ơi, nhỉ..., các phó từ lạ, thật, quá...
Vai trò của ngữ điệu trong nhận diện câu cảm thán cũng là một điểm rất
quan trọng. Không giống như trong các tác phẩm tự sự, ngữ điệu không có vai
trò cụ thể, rõ ràng trong việc nhận diện HĐCK, bởi nó không thể thay đổi lực
ngôn trung của nội dung ý muốn, còn ngữ điệu để nhận diện câu cầu khiến
trong các tác phẩm kịch thì ngược lại. Qua khảo sát, chúng tôi thấy Lưu
Quang Vũ có sử dụng câu cảm thán để biểu thị hành vi cầu khiến
Ví dụ :
- Ôi trời ơi là trời.
- Đẹp mặt nhỉ !
- Khiếp, làm gì mà gào to thế !
- Ôi, cái áo này đẹp quá!
Tác giả Đào Thanh Lan cũng nhận định ngữ nghĩa biểu hiện trong lời
cảm thán dễ dàng giúp người nghe thực hiện thao tác suy ý đồng hướng để
hiểu ra hàm ý cầu khiến hành động cần thiết của người nói mà giúp họ, chính
vì vậy mà câu cảm thán cũng được dùng làm phương tiện thể hiện hành động
cầu khiến gián tiếp.
- Cấu trúc câu cảm thán thể hiện HĐCK có dạng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
D1/D3 + Vt + Tct
Trong đó, D1/D3 là đại từ (ngôi 1,3), Vt là vị từ tính chất/trạng thái,
Vct là từ cảm thán, tiểu từ tình thái.
Kiểu câu cảm thán trong kịch của Lưu Quang Vũ xuất hiện chủ yếu là
dựa vào ngữ cảnh phát ngôn, ngữ điệu, trạng thái, cảm xúc của người phát
ngôn, chính vì thế nó cũng có hiệu lực cầu khiến. Điều đó cũng làm nên sự
phong phú trong cách vận dụng ngôn ngữ của tác giả.
Ví dụ:
Hoàng Việt: Đồng chí là phó giám đốc, tức là chức vụ giúp việc cho
giám đốc. Nếu không đồng ý với chức vụ ấy, đồng chí có thể xin từ chức…
Nguyễn Chính: (bậm môi) – Được rồi…đồng chí quá tự tin đấy! Được,
để rồi xem …(Ra nhanh)
Lê Sơn: (đến bên Việt) Anh vội vã quá! Anh đã đánh giá thấp đồng chí
phó giám đốc của chúng ta! Con người ấy đã từng đánh đổ bốn đời giám
đốc… (TVCT – tr 73)
Dựa vào ngữ cảnh phát ngôn, ta thấy khi Hoàng Việt muốn thay đổi cải
cách xí nghiệp theo phương thức mới, anh đã gặp phải rất nhiều rào cản trong đó
có Nguyễn Chính là phó giám đốc xí nghiệp. Đây là kẻ được đánh giá là làm ăn
vô trách nhiệm, ích kỉ, cơ hội, người theo Lê Sơn nói đã tổ chức lật đổ bốn đời
giám đốc trước đây, nghĩa là vô cùng nguy hiểm và có thể Hoàng Việt không
phải là ngoại lệ. Phát ngôn của Lê Sơn thể hiện hàm ý nhắc nhở Hoàng Việt hãy
thận trọng với con người này nếu như không muốn gặp nhiều rắc rối.
Phát ngôn trên có dấu hiệu hình thức là câu cảm thán, sử dụng phó từ
quá, nhưng mục đích của nó là HĐCK nhắc nhở.
Ví dụ:
Oanh (cười) – Da bánh gai. Bẩy năm ở chiến trường mà?
Lê Chí: (Đưa hai bàn tay nâng mặt vợ) Độ này em gầy. Em vất vả vì
anh nhiều quá! Sống bên người chồng mù lòa đã khổ em lại còn phải giúp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
anh làm việc, để anh khỏi phải cam tâm làm một kẻ tàn phế vô dụng… Giá
hồi đó …anh không vào làm ở cái trạm quân y mà em làm hộ lý, thì đã không
gặp em, em không phải gặp anh, đời em đỡ khổ….
Lê Chí: …Em không nên tiếp tục gắn bó cuộc đời em với cuộc đời của
anh nữa. (TVCT – tr 159)
Dựa vào ngữ cảnh phát ngôn và cơ sở nhận diện cho thấy cuộc đối
thoại giữa nhà điêu khắc mù Lê Chí và vợ, cảm nhận cuộc sống qua lời kể của
vợ mỗi lần cô ra phố về, luôn khao khát nhìn thấy khuôn mặt vợ dù chỉ một
lần. Đưa hai bàn tay nâng mặt vợ anh đau xót thấy cuộc sống của mình thật
vô nghĩa vì không giúp gì được vợ Em vất vả vì anh nhiều quá, Lê Chí
khuyên vợ không nên tiếp tục sống với mình nữa.
Phát ngôn chứa phó từ quá là dấu hiệu hình thức câu cảm thán, nhưng
mục đích của nó là HĐCK khuyên nhủ (có chứa động từ tình thái có tính chất
phủ định không nên)
Một số ví dụ về câu cảm thán – cầu khiến khác.
Ví dụ:
Vợ Trương Ba: (quát to) – Tôi không biết! Các ngươi phải làm cho
chồng tôi sống lại! Tôi không để cho các ông yên đâu! Giời gì mà bác ác đến
thế! (Hất tung cái đôn, cầm lọ mực của Bắc Đẩu ném xuống bậc thềm) – Bà
sẽ phá tan cõi giời của chúng mày, bà băm vằm mặt chúng mày ra!
Nam Tào, Bắc Đẩu – (kinh hoàng) Ối cha mẹ ơi! (chạy nấp sau cột, líu
cả lưỡi) – Cứu chúng tôi với! Ối ông Đế Thích ơi! (HTBDHT – tr 283)
Ví dụ:
Hồn Trương Ba: - Bức quá! Ngột quá! (HTBDHT – tr 288)
Ví dụ:
Hồn Trương Ba: Như vậy là suýt nữa thì tôi chết hẳn, bà nhỉ?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Vợ Trương Ba: May mà có ông Đế Thích…
Hồn Trương Ba: Kinh thật! Chết hẳn, không được sống nữa…
(HTBDHT – tr 297)
Ví dụ:
Oanh: Em đi lâu quá làm anh đợi…Anh mệt phải không?Hôm nay anh
hơi sốt. Ngồi xuống đây anh. (Đỡ Chí ngồi lên ghế) – Ôi, anh làm sao em sợ
quá! (NSTĐ – tr 156)
Xét các ví dụ trên ta thấy, để nhận biết được câu cảm thán có mục đích
cầu khiến cần phải dựa vào dấu hiệu nhận diện chủ yếu là ngữ điệu trong phát
ngôn của nhân vật, ( giọng khỏe, dứt khoát ) điều mà ta khó có thể tìm thấy
trong các tác phẩm tự sự, trữ tình…
3.2 Nhận xét về cách sử dụng hành động cầu khiến đƣợc dùng qua các
kiểu câu không phải là câu cầu khiến trong kịch của Lƣu Quang Vũ.
Không giống như cách sử dụng hành động cầu khiến được dùng đúng
mục đích phát ngôn, hành động cầu khiến gián tiếp là phát ngôn có mục đích
cầu khiến được tạo ra bằng các biểu thức của hành động ngôn trung khác với
cầu khiến như: hỏi, trần thuật, cảm thán. Dựa trên ngữ cảnh, người nghe có
thể nhận ra được nội dung mang mục đích cầu khiến của người nói thông qua
thao tác suy ý.
Việc phân tích kịch qua bình diện ngôn ngữ là điều không hề đơn giản,
bởi tuy ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ hội thoại, đối thoại gần với cuộc sống giao
tiếp hàng ngày nhưng tác phẩm kịch loại bỏ hoàn toàn những lời lẽ thô tục,
ngẫu hứng trong lời nói, thay vào đó là những ngôn từ được chọn lọc, trau
chuốt. Bên cạnh đó ngôn ngữ kịch không chỉ là dấu hiệu hình thức mà nó còn
chứa đựng nội dung thể hiện tư tưởng, sự cảm nhận thẩm mỹ của tác giả…
Ngôn ngữ mà Lưu Quang Vũ sử dụng trong kịch giản dị, tự nhiên
nhưng không đối nghịch với cách nói năng nhiều ẩn ý, triết lý sâu xa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Qua phân tích một số cấu trúc của các dạng câu không phải là câu cầu
khiến nhưng được sử dụng với mục đích cầu khiến trong tác phẩm kịch của
Lưu Quang Vũ, chúng tôi có một số nhận xét như sau.
Đối với ba kiểu câu phân chia theo mục đích nói hỏi, cảm thán, trần
thuật được chọn làm dấu hiệu nhận biết hành động cầu khiến gián tiếp theo
ngữ liệu khảo sát thì tần số xuất hiện không đồng đều, trong đó loại câu được
sử dụng nhiều hơn cả là loại câu hỏi với các từ để hỏi nhưng mục đích lại là
cầu khiến. Loại câu này không chỉ cung cấp thông tin, bộc lộ cảm xúc mà còn
thể hiện được tính lịch sự, diễn tả được nhiều hơn ý đồ của tác giả thể hiện
trong câu chữ.
Dựa vào ngữ cảnh phát ngôn và ngữ điệu để nhận biết tính cách nhân
vật, sự thay đổi tâm lý, thể hiện cảm xúc trong mỗi cuộc đối thoại cũng là
điều tác giả vận dụng trong tác phẩm của mình.
Cách nói gián tiếp là cách nói vòng vo, ý nhị, người nói khi sử dụng hành
động nói này nhưng lại đạt đến đích ngôn trung của hành vi ngôn ngữ khác làm
nên sức cuốn hút trong kịch, từ đó ngầm thể hiện tư tưởng của tác giả.
Hai loại câu cảm thán, trần thuật cũng được tác giả sử dụng để thể hiện
hành vi cầu khiến nhưng tần số xuất hiện không cao, chủ yếu được thể hiện
trong vở Hồn Trương Ba da hàng thịt - một tác phẩm lấy cốt truyện dân gian,
ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, thể hiện qua cuộc đối thoại mở đầu của Nam Tào,
Bắc Đẩu (hai vị quan trên thiên đình) nhưng cũng có cách nói năng gần gũi
với con người cõi trần.
Lưu Quang Vũ đã có đóng góp rất lớn trên phương diện ngôn ngữ khi
ông sử dụng các kiểu câu như một phương tiện thể hiện hành động cầu khiến
trong ý đồ nghệ thuật của mình. Và nhờ đó, các nhận vật trong tác phẩm của
ông không hề mờ nhạt mà được khắc họa đậm nét qua tính cách, qua hành
động, qua những diễn biến tâm lí phức tạp, tinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Thể hiện các kiểu câu cầu khiến như một phương diện tu từ đặc sắc làm
cho phát ngôn phong phú về giọng điệu và làm cho tác phẩm kịch trở nên hấp
dẫn. Lưu Quang Vũ đã xây dựng các phát ngôn sử dụng hành động nói này
nhưng lại nhằm đạt đến hiệu lực ở lời của hành động khác tạo nên sức biểu
cảm mạnh mẽ trong kịch của ông.
Như vậy, cùng với các phương tiện ngôn ngữ trực tiếp thể hiện hành
động cầu khiến trong kịch Lưu Quang Vũ, các phương tiện ngôn ngữ gián
tiếp thể hiện hành động cầu khiến đã tạo nên khả năng biểu đạt cao. Điều này
không chỉ đem đến cho ngôn từ trong kịch của Lưu Quang Vũ trở nên đa
nghĩa, đa thanh mà còn tạo nên cá tính, tính cách cho từng nhân vật trong thế
giới đa diện, phức tạp.
TIỂU KẾT
Trong quá trình tìm hiểu các phương tiện ngôn ngữ thể hiện hành động
cầu khiến gián tiếp trong kịch của Lưu Quang Vũ, chúng tôi đã phân tích,
miêu tả các kiểu câu được tác giả sử dụng gián tiếp thể hiện hành động cầu
khiến; đồng thời tìm hiểu các lập luận có kết luận hàm ẩn là hành động cầu
khiến. Dấu hiệu hình thức nhận diện các kiểu câu không phải là câu cầu khiến
nhưng được sử dụng mang mục đích cầu khiến, đó là các kiểu câu: câu hỏi,
câu cảm thán, câu trần thuật.
Với mỗi loại câu, luận văn chỉ ra từng phương tiện mang ý nghĩa cầu
khiến khác nhau. Hỏi – cầu khiến dựa vào các phạm trù như: nguyên nhân
(sao…), sự vật (ai, cái gì…), đặc trưng của sự vật (gì, làm gì…)… căn cứ vào
các phụ từ nghi vấn có… không, có…được không, đã…chưa…để nhận diện.
Đồng thời khảo sát hiện tượng cầu khiến gián tiếp thông qua biểu hiện của
hành động hỏi – khuyên, thúc giục, yêu cầu…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chính vì vậy, mặc dù không xuất hiện những động từ ngôn hành
chuyên dụng và đặc trưng cho hành động cầu khiến trong hội thoại như ra
lệnh, cho phép, yêu cầu, xin, van… nhưng khi xác định ngữ nghĩa biểu hiện
của lời tường minh ta có thể dựa vào dấu hiệu hình thức như ngữ cảnh, phụ từ
chuyên dụng đi kèm… Các hành vi ngôn ngữ được xác định là hành vi ngôn
ngữ gián tiếp đều không thỏa mãn được bốn điều kiện đưa ra. Các điều kiện
này là dấu hiệu nhận diện và cũng là yêu cầu đòi hỏi sự thỏa mãn.
Ngữ điệu trong kịch của lưu Quang Vũ cũng đã góp phần thể hiện
HĐCK gián tiếp thông qua hành vi cảm thán.
Với các kiểu câu đã nêu ở trên, Lưu Quang Vũ không sử dụng ngẫu
nhiên, tùy tiện mà là theo ý đồ nghệ thuật của mình để khắc họa tình cách,
bản chất nhân vật và những biến thái phức tạp, tinh tế trong nội tâm nhân vật.
Trong đó Lưu Quang Vũ sử dụng nhiều nhất là câu hỏi thể hiện hành động
cầu khiến. Điều này làm cho tác phẩm giàu sức gợi, nhiều phát ngôn có tính
đa nghĩa và các nhân vật của Lưu Quang Vũ có sức sống mạnh mẽ như chính
con người ở ngoài đời thực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
KẾT LUẬN
Nghiên cứu hành động cầu khiến trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang
Vũ nhằm thấy được các phương tiện ngôn ngữ thể hiện hành động cầu
khiến, để có một đóng góp nhỏ bé vào việc nghiên cứu câu theo hướng ngữ
dụng - một vấn đề đang được quan tâm trong ngành Việt ngữ học - là mong
muốn của tác giả luận văn. Quá trình xử lý đề tài cũng cho chúng tôi thấy
được sự phong phú và thế mạnh trong việc thực hiện các hành vi ngôn ngữ
của tiếng Việt.
Để thực hiện đề tài này, người viết dựa vào kiến thức lí luận ngôn ngữ
thuộc các lĩnh vực: Lý thuyết về hành động ngôn ngữ, lý thuyết về hành động
cầu khiến và mối quan hệ giữa hành động cầu khiến và câu cầu khiến.
Kết quả khảo sát của đề tài đã đưa đến một số kết luận sau đây:
1. Các dạng câu cầu khiến được sử dụng để biểu thị hành động cầu khiến
trong kịch của Lưu Quang Vũ về cơ bản có cấu trúc và hình thức giống như
câu cầu khiến trong giao tiếp tiếng Việt, ra lệnh (mệnh lệnh, cấm đoán), sai
khiến, yêu cầu (ngăn cản), đề nghị, khuyên bảo (khuyên răn, khuyên can), cho
phép, nhờ vả, mời mọc, thỉnh cầu (xin, xin phép, vay mượn), van.
Trong Tiếng Việt, phương tiện thể hiện ý nghĩa cầu khiến là các phụ từ
cầu khiến: hãy, đừng, chớ, các từ tình thái đi, lên, thôi, nào, đã, nhé…, các
động từ tình thái nên, cần, phải…Vì kịch chủ yếu là ngôn ngữ hội thoại cho
nên khi sử dụng các dạng câu cầu khiến với các dấu hiệu nhận diện này, phát
ngôn của các nhân vật đã được khắc họa một cách rõ ràng và thể hiện được
đúng mục đích cầu khiến.
Luận văn đã chỉ ra những đặc trưng về hình thức biểu hiện của hành
động cầu khiến trong kịch Lưu Quang Vũ, góp phần làm rõ hơn những đặc
sắc về nội dung của hành động cầu khiến trong kịch của nhà văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 2. Về cách biểu hiện cấu trúc ngữ pháp, dạng đầy đủ của câu cầu khiến
trong kịch của Lưu Quang Vũ xuất hiện hạn chế, chỉ có một dạng là CN +
VNNHCK + BN1 + BN2. Các cấu trúc còn lại chủ yếu là các dạng khuyết thiếu,
thể hiện ở 5 loại: Khuyết CN: VNnhck + BN1 + BN2; Khuyết CN + VNnhck :
BN1 + BN2; Khuyết BN1: CN + VN nhck + BN2; Khuyết CN + BN1: VNnhck +
BN2; Khuyết CN + VNnhck +BN1: BN2. . Các cấu trúc ngữ pháp ở dạng khuyết
thiếu này đã mang đến cho người đọc cảm nhận về sự linh hoạt trong cách sử
dụng ngôn ngữ của tác giả, cũng như khắc họa được tính cách nhân vật cụ thể
hơn theo diễn biến trong kịch.
3. Các loại câu phân theo mục đích nói trong tiếng Việt: hỏi, cảm thán,
trần thuật đã được nhà văn vận dụng để thực hiện hành động cầu khiến một
cách gián tiếp. Các phương tiện tu từ, phó từ, đặc biệt là ngữ điệu khi phát
ngôn của nhân vật cũng được coi là những dấu hiệu để nhận diện hành động
cầu khiến trong kịch của Lưu Quang Vũ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Thị Thuỷ An, 2002), Câu cầu khiến tiếng Việt, Luận án TSNV, Viện
NNH.
2. Nguyễn Ánh (1998), Lưu Quang Vũ như tôi đã biết, Tuổi trẻ thủ đô.
3. Diệp Quang Ban, (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, t2, NXB GD, Hà Nội.
4. Diệp Quang Ban, (2007), Ngữ pháp tiếng Việt, t2, NXB GD .
5. Diệp Quang Ban, (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, t2, Nxb ĐH &
THCN.
6. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, (2007), Ngữ pháp tiếng Việt, t1,
NXB GD
7. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, (2007), Đại cương ngôn ngữ học, t1, NXB GD
8. Đỗ Hữu Châu, (2009), Đại cương ngôn ngữ học, t2 ngữ dụng học NXB GD.
9. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, (2008), Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt, NXB GD.
10. Phạm Thị Chiên (2005), Xung đột trong kịch Lưu Quang Vũ, Luận văn
thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường đại học Vinh.
11. Nguyễn Đức Dân (1998), Lôgíc và tiếng Việt, NXB GD, HN.
12. Nguyễn Thị Hồng Diễm, (2008), “ Thơ Lưu Quang Vũ từ mạch nguồn đến
sáng tạo” Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP thái Nguyên.
13. Nguyễn Thị Hồng Diễm, (2007), “ Cảm hứng nghệ thuật và hình tượng
nhân vật trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ‟ đề tài nghiên cứu khoa học,
ĐHSP Thái Nguyên.
14. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn và quốc gia, (2002), Ngữ pháp
tiếng Việt, NXB KHXH.
15. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, (2007),
Dẫn Luận ngôn ngữ học , NXB GD .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16. Nguyễn Thiện Giáp, (2000), Dụng học việt ngữ, NXB ĐHQG Hà Nội.
17. Vũ Thị Thanh Hương, (2000), Chiến lược thay đổi mức lợi - thiệt trong
lời cầu khiến tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 2000.
18. Đào Thanh Lan, (2002), Câu cầu khiến tiếng Việt, Đề tài NCKH cấp quốc gia
19. Đào Thanh Lan, (2004), Phân tích sắc thái ý nghĩa cầu khiến của các
động từ ra lệnh, cấm, cho phép, yêu cầu, đề nghị, khuyên, mời, chúc, xin
trong câu tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ (11), NXb ĐHQG Hà Nội.
20. Đào Thanh Lan, (2004), Ý nghĩa cầu khiến của các động từ, nên, cần,
phải trong câu tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ (11).
21. Đào Thanh Lan, (2007), Nhận diện hành động ngôn ngữ từ gián tiếp trên
tư liệu lời hỏi, cầu khiến tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ (11).
22. Đào Thanh Lan, (2010), Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời cầu khiến Tiếng
Việt, NXB KH XH, Hà Nội.
23. Đào Thanh Lan, (2005), Cách biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp
bằng câu hỏi – cầu khiến, Ngôn ngữ số 11, 2005)
24. Hồ Lê, (1991), Cú pháp tiếng Việt, t1, NXB KHXH, Hà Nội.
25. Hồ Lê, (1993), Cú pháp tiếng Việt, t2,3, NXB KHXH, Hà Nội.
26. Đỗ Thị Kim Liên, (1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại, NXB GD, Hà Nội.
27. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc
Hoà, Thành Thế Thái Bình, Lý luận văn học, NXB GD.
28. Hoàng Phê, (chủ biên), (2000), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học,
NXB Đà Nẵng.
29. Hoàng Trọng Phiến, (1980), Ngữ pháp tiếng Việt – câu, NXB
ĐH&THCN.
30. Trần Thị Quế, (2009), “ Bước đầu tìm hiểu một số động từ ngữ vi thuộc
lớp hành vi cầu khiến trong tiếng việt” đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP
Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31. Trần Đình Sử, (2000), Lý luận và phê bình văn học, NXB GD.
32. Đặng Thị Hảo Tâm, (2003), Cơ sở lý giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi
ngôn ngữ giao tiếp trong hội thoại, Luận án Tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.
33. Lưu Khánh Thơ (Tuyển chọn) (2001), Lưu Quang Vũ tài năng và lao
động nghệ thuật, NXB Văn hóa thông tin.
34. Hoài Thanh, Hoài Chân, (2003), Thi nhân Việt Nam, (1932 – 1941), NXB
Văn học.
35. Lê Thị Thảo, (2006), “Kịch Lưu Quang Vũ những vấn đề của thời kì đổi
mới” luận văn, ĐHSP Thái Nguyên.
36. Lê Quang Thiêm, (2008), Ngữ nghĩa học (tập bài giảng), NXB GD.
37. Cao Thị Lệ Thuỷ, (2007), “ Cái tôi trữ tình trong thơ tình yêu Lưu Quang
Vũ” đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP Thái Nguyên.
38. Trần Anh Thư, (2006), “Hành động cầu khiến trong thơ tình”, luận văn,
39. Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật, 12/2000, NXB Văn
Hoá Hà Nội.
40. Lưu Quang Vũ, (1994), Tuyển tập kịch, NXB Sân Khấu Hà Nội.
41. Lưu Quang Vũ, (2007), Về tác giả và tác phẩm, NXB GD.
42. Nguyễn Như Ý (1998), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB GD, HN.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI, SÁCH DỊCH.
43. Austin J.L.1962, How to do things with words, Cambridge, Havard
University Press.
44. Austin J.L , 1969, Constatives and performativies, Ploblems in the
Philosophy of Language, New YorkHolt, Rinehart and Winston.
45. F.D. Sausure, (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (bản dịch),
NXB KHXH.
46. Yule.G, 1966, Pramatics.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_ChuThiThuyPhuong.pdf