HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRONG PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH
(Khảo sát từ góc độ lịch sự - Trên ngữ liệu Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên)
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Ngữ dụng học - chuyên ngành mới của Ngôn ngữ học - nghiên cứu ngôn
ngữ trong sử dụng, trong quan hệ với ngữ cảnh. "Xương sống" của Ngữ dụng
học là lí thuyết về hành động ngôn ngữ. Việc nghiên cứu tiếng Việt dưới góc
độ sử dụng ngôn ngữ trong thực tế đã được quan tâm từ nhiều thập kỷ nay và
sớm trở thành một ngành nghiên cứu khoa học. Nó quan tâm đến việc vì sao
việc truyền đạt nghĩa không chỉ phụ thuộc vào chức năng ngữ học cũng như
ngữ pháp, từ vựng của người nói và người nghe mà còn phụ thuộc vào ngữ
cảnh của phát ngôn, hiểu biết về vị thế của các nhân vật hữu quan và ý đồ
giao tiếp của người nói. Chính vì vậy, trong những năm gần đây việc nghiên
cứu hành động ngôn ngữ đã thu hút được nhiều sự quan tâm, nhất là các hành
động ngôn ngữ riêng biệt như hành động cam kết, điều khiển, bộc lộ v.v .
Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về sự phối hợp các hành
động ngôn ngữ trong thực hiện một mục đích giao tiếp lớn hơn, trong đó có
các hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn.
1.2. Phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và trên
truyền hình nói riêng giữ một vị trí quan trọng, góp phần thực hiện tuyên
truyền, phổ biến, giới thiệu những tấm gương tiêu biểu, những phát minh,
những cách làm mới, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa,
quảng cáo và các dịch vụ khác .v.v . Cùng với các thể loại báo chí khác,
phỏng vấn là một bước quan trọng trong quá trình đưa tin, trong đó, hành
động ngôn ngữ là một mắt xích quan trọng trong phỏng vấn. Nếu phóng viên,
biên tập viên hay người dẫn chương trình không thể diễn đạt ý nghĩ của mình
một cách rõ ràng, rành mạch, thì hiệu quả đem lại từ cuộc phỏng vấn chắc
chắn sẽ không cao.
Phỏng vấn là một loại hình báo chí phổ biến, nó xuất hiện ngay từ khi
nghề báo mới ra đời. Trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, thể loại
phỏng vấn ngày càng có ý nghĩa quan trọng vì nó có khả năng khai thác thông
tin một cách khách quan và chân thực nhất. Cùng với đó, báo chí là loại hình
sử dụng ngôn ngữ để phục vụ đời sống xã hội, có tác dụng định hướng dư
luận và được coi là một trong những chuẩn mực về ngôn ngữ để mọi người
học và làm theo, qua đó góp phần quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt. Vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ, nhất là thực hiện các hành
động ngôn ngữ một cách linh hoạt để vừa đạt được mục đích thông tin tuyên
truyền vừa đảm bảo tính lịch sự trong phỏng vấn đối với người xem truyền
hình là cần thiết.
1.3. Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền, là diễn đàn
của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình
Thái Nguyên trong quá trình hình thành và phát triển cũng luôn đặc biệt quan
tâm đến việc đổi mới về nội dung và hình thức, trong đó có việc đổi mới về
các phương pháp và kỹ năng phỏng vấn. Trong hầu hết các chương trình phát
sóng hàng ngày, những chương trình liên quan đến phỏng vấn chiếm một thời
lượng đáng kể. Để thực hiện những chương trình như vậy, mỗi phóng viên,
biên tập viên, người dẫn chương trình luôn phải quan tâm, nghiên cứu đến các
lĩnh vực khác nhau, trong đó có việc tìm hiểu về chuẩn ngôn ngữ cũng như
các hành vi ngôn ngữ phi lời. Mặc dù các chương trình phỏng vấn luôn được
chuẩn bị hết sức công phu (đặc biệt là những cuộc phỏng vấn trong các
chương trình truyền hình trực tiếp), tuy nhiên nội dung mỗi cuộc phỏng vấn
cũng còn những hạn chế nhất định, trong đó có hạn chế về thực hiện hành
động ngôn ngữ trong phỏng vấn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến phép
lịch sự.
Từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn nghiên cứu về "Đặc điểm hành
động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình" làm đề tài của luận văn. Tuy
nhiên, trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi không khảo sát một cách
toàn diện tất cả những vấn đề liên quan đến các hành động ngôn ngữ trong
phỏng vấn truyền hình mà chỉ đề cập đến những khia cạnh liên quan đến tính
lịch sự của các hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Lịch sử vấn đề 6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .8
5. Phương pháp nghiên cứu .8
6. Ý nghĩa của đề tài 9
7. Bố cục của luận văn .9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .11
1.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ 11
1.1.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ, hành động phát
ngôn) 11
1.1.2. Phân loại hành động ngôn ngữ 11
1.1.2.1. Tiêu chí phân loại của J. Austin .11
1.1.2.2. Tiêu chí phân loại của T. Searle .12
1.1.2.3. Tiêu chí phân loại của D. Wunderlich, F. Recanati, K. Bach và R.M.
Harnish 14
1.1.3. Điều kiện thực hiện hành động ngôn ngữ .15
1.1.3.1. Điều kiện nội dung mệnh đề 15
1.1.3.2. Điều kiện chuẩn bị .15
1.1.3.3. Điều kiện chân thành .16
1.1.3.4. Điều kiện căn bản 16
1.2. Khái quát về lịch sự .16
1.2.1. Lịch sự quy ước 16
1.2.2. Lịch sự chiến lược 17
1.2.2.1. Quan điểm của R. Lakoff .20
1.2.2.2. Quan điểm của J. N. Leech .21
1.2.2.3. Quan điểm của P. Brown và S. C. Lenvinson 22
1.2.3. Lịch sự trong giao tiếp của người Việt 24
3. Hành động ngôn ngữ và lịch sự 30
3.1. Hành động ngôn ngữ thỏa mãn tính lịch sự .30
3.2. Hành động ngôn ngữ không thỏa mãn tính lịch sự 30
4. Phỏng vấn và phỏng vấn truyền hình .30
4.1. Khái niệm về phỏng vấn 31
4.2. Phỏng vấn truyền hình .32
4.3. Đặc điểm cơ bản của phỏng vấn truyền hình 35
4.4. Yếu tố lịch sự trong phỏng vấn truyền hình 35
Chương 2: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ THỎA MÃN TÍNH LỊCH SỰ
TRONG PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH 37
2.1 Hành động xưng hô .37
2.1.1 Hình thức xưng hô 42
2.1.2. Thành phần tham gia .42
2.2. Hành động chào, cảm ơn, chúc tụng 43
2.2.1. Hành động chào 43
2.2.2. Hành động cảm ơn, chúc tụng 46
2.3. Hành động khen .51
2.3.1. Vài nét về hành động khen .51
2.3.2. Một số đề tài khen trong phỏng vấn .51
Tiểu kết .55
Chương 3: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ KHÔNG THỎA MÃN TÍNH
LỊCH SỰ TRONG PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH 56
3.1 Hành động hỏi .56
3.1.1. Khái niệm hành động hỏi 56
3.1.2. Những yếu tố và mức độ đe dọa thể diện trong hành động hỏi 58
3.1.2.1. Những yếu tố trong hành động hỏi 58
3.1.2.2. Mức độ đe dọa thể diện của hành động hỏi .58
3.2. Hành động yêu cầu, đề nghị 64
3.2.1. Khái niệm hành động yêu cầu, đề nghị 64
3.2.2. Những yếu tố và mức độ đe dọa thể diện trong các hành động yêu cầu,
đề nghị .65
3.3. Hành động chê 66
3.3.1. Khái niệm hành động chê 66
3.3.2. Những yếu tố và mức độ đe dọa thể diện trong hành động chê 67
3.3.2.1. Những yếu tố trong hành động chê nhằm đe dọa thể diện 67
3.3.2.2. Mức độ đe dọa thể diện trong hành động chê 68
3.4. Hành động phi ngôn ngữ 71
3.4.1. Khái niệm hành động phi ngôn ngữ 71
3.4.2. Những yếu tố và mức độ đe dọa thể diện trong hành động phi
ngôn ngữ 72
3.5. Những biện pháp để giảm thiếu hiệu lực đe dọa thể diện khi
phỏng vấn 74
3.5.1. Sử dụng biểu thức rào đón 74
3.5.2. Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp .76
3.5.3. Các biện pháp khác 78
Tiểu kết 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .85
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu hỏi nào thì phóng viên cũng nên
tuân theo nguyên tắc mà Giôn Xanetxki đã nhận định: "Câu hỏi phải thật cởi
mở, trung lập và đơn giản. Những câu hỏi công khai (cởi mở, thẳng thắn) sẽ
bắt đối tượng phỏng vấn phải suy nghĩ về nội dung các câu trả lời. Các câu
hỏi trung lập tạo điều kiện lý tưởng để người được phỏng vấn bày tỏ quan
điểm" [17, 48].
Như vậy trong phỏng vấn, hành động hỏi rất đa dạng. Có khi là các câu
hỏi trực tiếp nhằm thu thập thông tin trực tiếp nhưng cũng có khi câu hỏi thực
hiện hành vi gián tiếp nhằm để mỉa mai, châm biếm, nghi ngờ,... Ở nội dung
này, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát và làm rõ hành động hỏi không thỏa mãn
tính lịch sự trong truyền hình. Hay nói cách khác là hành động hỏi đe dọa thể
diện của đối tượng được hỏi.
3.1.2. Những yếu tố và mức độ đe dọa thể diện trong hành động hỏi
3.1.2.1. Những yếu tố trong hành động hỏi
Trong phỏng vấn, hành động hỏi được coi là "linh hồn". Các câu hỏi
thường nhằm thu thập thông tin và tạo ra sự liền mạch trong phỏng vấn. Có
rất nhiều các câu hỏi với hình thức khác nhau. Tuy nhiên mỗi một hình thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
hỏi được đưa ra đều phụ thuộc vào nội dung, đối tượng của cuộc phỏng vấn.
Đối với các vấn đề mang tính mô tả, dự định, cách thức thông thường như:
nội dung của một điều luật mới ban hành, công thức nấu ăn, ... thì người
phóng viên sử dụng những câu hỏi mang tính chất trung hòa. Đối với các vấn
đề có tính chất riêng tư, có tính áp đặt... như tình yêu, hôn nhân, gia đình, sai
phạm... thì người phỏng vấn hay sử dụng những câu hỏi mang tính chất
thường được coi là câu hỏi mang tính đe dọa và những câu hỏi này vi phạm
nguyên tắc lịch sự trong phỏng vấn.
Căn cứ theo quan điểm của Brow và Levinson cũng như chuẩn mực
văn hóa giao tiếp của người Việt và mức độ "nhạy cảm" của vấn đề, chúng tôi
nhận thấy có hai nhóm đề tài có mức độ đe dọa thể diện khác nhau trong hành
động hỏi. Đó là: nhóm đề tài có mức độ đe dọa thể diện cao và nhóm đề tài có
mức độ đe dọa thể diện thấp.
Do phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát xung quanh một số
loại phỏng vấn như: phỏng vấn điều tra, phỏng vấn chân dung và phỏng vấn
thông tin để thấy được mức độ đe dọa thể diện của hành động hỏi trong phỏng
vấn. Chúng tôi chọn ba loại phỏng vấn trên bởi theo chúng tôi đây là những
loại phỏng vấn dễ gây ra sự đe dọa thể diện của người được phỏng vấn. Qua
khảo sát và phân loại, chúng tôi có được kết quả như sau:
Bảng kết quả khảo sát các hành động hỏi không thỏa mãn tính lịch sự
Phỏng vấn điều tra Phỏng vấn chân dung Phỏng vấn thông tin
Số lƣợng 75 83 21
Tổng số hành
động hỏi
179 179 179
Tỉ lệ (%) 32.4 49.5 18.1
Qua bảng kết quả, chúng tôi thấy: phỏng vấn chân dung chứa nhiều
hành động hỏi đe dọa thể diện nhất 83/179 hành động hỏi chiếm 49.5 %,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
phỏng vấn thông tin ít đe dọa thể diện nhất 21/179 hành động hỏi, chiếm
18.1%.
Trong phỏng vấn chân dung do phải khai thác thông tin có tính chất
riêng tư, cá nhân nên phóng viên sử dụng nhiều câu hỏi đe dọa thể diện người
được phỏng vấn nhất. Hành động hỏi đe dọa thể diện này có thể là do người
phóng viên cố tình thực hiện hoặc cũng có thể do vô tình mà đe dọa thể diện.
Và vì thế hành động hỏi đe dọa thể diện xuất hiện hiện nhiều ở loại phỏng vấn
này. Đối với phỏng vấn điều tra không chỉ khai thác những vấn đề có tính
chất riêng tư mà còn phỏng vấn những vấn đề mang xã hội như: sai phạm,
tiêu cực... và người phóng viên đóng vai trò như một điều tra viên. Do vậy
hành động hỏi đe dọa thể diện ở loại phỏng vấn này ít hơn so với loại phỏng
vấn chân dung. Và trong phỏng vấn thông tin ít xảy ra hành động hỏi đe dọa
thể diện bởi vì đây là loại phỏng vấn không mang tính chất cá nhân đặc thù,
câu hỏi chỉ nhằm làm sáng tỏ một vấn đề có tính chất đơn thuần, không ảnh
hưởng trực tiếp, đương diện đến lợi ích, nhân phẩm... của người được phỏng
vấn.
3.1.2.2. Mức độ đe dọa thể diện của hành động hỏi
Như đã trình bày ở mục 3.1.2.1, hành động hỏi không thỏa mãn tính
lịch sự trong phỏng vấn truyền hình được chia thành hai mức độ và tương ứng
với nó là những đề tài riêng.
a. Hành động hỏi có mức độ đe dọa thể diện cao
Nhóm hành động hỏi này thường tương thích với những nhóm đề tài
"nhạy cảm", mang tính chất cá nhân, riêng tư rõ nét... Hay nói cách khác
nhóm đề tài này động chạm đến cái "tôi" cá nhân của người được phỏng vấn
theo chiều hướng xấu. Có thể nói với nhóm đề tài này trong các cuộc phỏng
vấn dễ gây những tác động ngược chiều nếu như phóng viên và người được
phỏng vấn chưa tìm được sự tương thích với nhau. Trong phỏng vấn truyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
hình thì những câu hỏi như vậy thường gây ra sự gián đoạn hoặc làm cho
chương trình rẽ sang một hướng khác. Và đôi khi người phóng viên lại là
"nạn nhân" của chính câu hỏi mà mình nêu ra.
Một số nội dung thường gặp mà câu hỏi có mức độ đe dọa thể diện cao
như:
- Đề tài tình yêu, gia đình, giới tính.
Đây là những đề tài có mức độ đe dọa thể diện cao nhất trong các hành
động hỏi không thỏa mãn tính lịch sự. Bởi lẽ những câu hỏi thuộc mảng đề tài
này thường xoáy sâu và các câu hỏi tập trung vào một vấn đề có tính chất
không vui như: những xung đột, rạn nứt về tình cảm trong đời sống gia đình
hay tình yêu; những thông tin về người yêu hay người tình (trong quá khứ,
hiện tại), những rào cản từ phía gia đình, bạn bè, những bất đồng của hai
bên..., những mâu thuẫn trong đời sống vật chất; những vấn đề về quan niệm
đồng tính... Có thể nói với nhóm đề tài này, người được phỏng vấn và người
được phỏng vấn đều không thoải mái. Đặc biệt đối với những người nổi tiếng
hoặc quan chức thì vấn đề này nhạy cảm nhất và mức độ bất hợp tác lớn nhất.
Hiện nay có thể nói nhóm đề tài này trở thành điểm hút của nhiều cuộc phỏng
vấn. Ví dụ:
Khi phỏng vấn một nữ doanh nhân thành đạt, phóng viên xoáy sâu vào
chuyện quá riêng tư trong tình cảm gia đình mặc dù nữ doanh nhân tỏ ra khó
chịu:
PV: Để có sự thành công hôm nay của công ty phải chăng có sự giúp
đỡ từ phía người chồng trước của chị?
PV: Chị có cho biết suy nghĩ của chị về việc anh giúp chị? Anh chị có
nghĩ hai người sẽ về lại với nhau?
Nữ doanh nhân: Quá khứ đã qua và chúng ta phải sống với hiện tại và
tương lai. Tôi nghĩ cái đáng nói trong chương trình này là sự thành công của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
công ty tôi với sự nỗ lực của toàn thể anh chị em cán bộ, công nhân.[Chƣơng
trình truyền hình trực tiếp: Giao lƣu khởi nghiệp dành cho thanh niên
sinh viên]
Hay khi phỏng vấn một nghệ sĩ về đề tài tình yêu. Sự đe dọa thể diện sẽ
là cao nhất nếu những câu hỏi xoáy sâu vào những góc khuất mà người được
phỏng vấn không muốn nói đến.
Hiện nay vấn đề giới tính rất được quan tâm. Với tốc độ phát triển, hội
nhập mạnh mẽ như hiện nay thì những luồng tư tưởng ngoại cũng theo dần
vào trong đời sống văn hóa người Việt. Tuy nhiên những luồng tư tưởng
phong kiến cũng như nền văn hóa Việt đã ăn sâu vào trong đời sống xã hội,
đời sống văn hóa cho nên khi phỏng vấn về vấn đề này các đối tác của cuộc
phỏng vấn sẽ chưa có sự thoải mái. Và đôi khi dù vô tình hay hữu ý thì những
câu hỏi xung quanh vấn đề này có mức độ đe dọa thể diện người được phỏng
vấn rất cao.
Ví dụ (3): MC: Được biết chị hiện nay đang làm phó Tổng Giám độc
Công ty cổ phần tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình, rồi tham gia công tác xã
hội. Vậy chị sắp xếp công việc như thế nào để chăm lo đến gia đình, con
cái?[Chƣơng trình tọa đàm "Doanh nhân Thái Nguyên thời ký hội nhập]
- Những đề tài mang tính thời sự, chính trị
Những câu hỏi thuộc mảng đề tài này thường xuất hiện trong phỏng
vấn điều tra. Đặc biệt với những vấn đề về quản lí, những vấn đề vi phạm đạo
đức cũng như trách nhiệm của cán bộ, công chức hoặc những hành vi vi phạm
pháp luật nghiêm trọng của người dân thì những câu hỏi có mức độ đe dọa thể
diện cao. Qua các cuộc phỏng vấn, phóng viên có thể hỏi trực tiếp vấn đề mà
không bị chi phối bởi các tác nhân khác dù câu hỏi đó có động chạm đến
người có chức vụ cao. Những câu hỏi thuộc mảng đề tài này thường đe dọa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
thể diện trực diện và ở mức độ rất cao. Thể diện dương tính của người được
phỏng vấn lúc này bị tổn hại sâu sắc.
Ví dụ: Kính thưa các bác lãnh đạo, hiện nay hầu hết khí thải, chất thải
của các nhà máy, xí nghiệp đang được thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà
chưa được qua xử lý nên ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và
môi trường sống. Vậy các bác nghĩ sao về thực trạng này và có những biện
pháp gì không để cứu lấy môi trường sống của chúng ta? [Chƣơng trình
truyền hình diễn đàn "Trẻ em với các mục tiêu vì trẻ em" năm 2009]
Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng, trong những mảng đề tài này cũng
rất cần sử dụng những câu hỏi mang tính chất đe dọa thể diện cao. Bởi lẽ một
trong những yêu càu trong nghề làm bào là đưa tin đúng sự thật và nêu vấn đề
kịp thời.
b. Những đề tài có mức độ đe dọa thể diện thấp
Bên cạnh những mảng đề tài có mức độ đe dọa thể diện cao thì có cả
những đề tài có mức độ đe dọa thể diện thấp. Những câu hỏi này thường
không mang tính gay gắt, quyết liệt và đi sâu vào đời sống riêng tư của cá
nhân nào đó. Chẳng hạn cũng trong phỏng vấn về đề tài tình yêu, người được
phỏng vấn tỏ ra khá vui vẻ với câu hỏi mang tính chất cá nhân như: hỏi về sở
thích, về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ,... Hay trong phỏng vấn điều tra, khi
hỏi quan chức về vấn đề mang tính chức vụ quyền hạn trong quản lí thì
thường hành động hỏi này ít gây ra đe dọa thể diện cao....
Ví dụ: Thưa bác, học sinh bỏ học đang là vấn đề nhức nhối hiện nay.
Tuy trong 2 năm học gần đây tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm những vẫn để lại
hậu quả nặng nề cho bản thân các em và cho tương lai của đất nước. Cháu
rất muốn biết trong thời gian tới ngành giáo dục có những định hướng kế
hoạch và giải pháp gì để ngăn chặn việc học sinh bỏ học và giúp trẻ em bỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
học quay lại trường? [Chƣơng trình truyền hình diễn đàn " Trẻ em với
các mục tiêu vì trẻ em" năm 2009]
Như vậy, qua việc tìm hiểu về hành động hỏi không thỏa mãn tính lịch
sự chúng tôi thấy: hành động hỏi đe dọa thể diện cao là những hành động gây
tổn hại đến thể diện của người được phỏng vấn. Hành động hỏi đe dọa thể
diện thường tập trung ở một số mảng đề tài khai thác về đời sống cá nhân, về
những vấn đề mang tính chất tiêu cực... Và trong hành động hỏi này chia ra
làm hai mức độ đe dọa thể diện khác nhau là: hành động hỏi đe dọa thể diện
cao và hành động hỏi đe dọa thể diện thấp. Sự phân biệt hai mức độ này chỉ
mang tính chất tương đối và nó phụ thuộc vào cách nhìn nhận vào các đối tác
trong cuộc phỏng vấn và theo dõi phỏng vấn. Chúng tôi phân biệt hai mức độ
trên nhằm chỉ ra cái gốc tận cùng và ý đồ của người phóng viên trong khi
phỏng vấn. Điều này thể hiện thái độ, trách nhiệm cũng như bản lĩnh của
người phóng viên. Đồng thời nó góp phần giúp phóng viên tránh được những
ảnh hưởng không có lợi trong phỏng vấn. Những đề tài khó khai thác mới là
lãnh địa thể hiện bản lĩnh, tài năng của người phóng viên
3.2. Hành động yêu cầu, đề nghị
3.2.1. Khái niệm hành động yêu cầu, đề nghị
Theo lí thuyết ngôn ngữ thì hành động yêu cầu thuộc nhóm các kiểu
hành động cầu khiến. Trong Dụng học Việt ngữ, tác giả Nguyễn Thiện Giáp
đã nhận định: "Cầu khiến là hành động mà người nói sử dụng để khiến người
nghe làm cái gì đó" [10, 48]. Theo đó hành động này thể hiện ở những câu mà
nhờ chúng mà người nói khiến cho người nghe làm một việc gì đó. Thuộc
nhóm các hành động này là các hành động như: đề nghị, yêu cầu, cho phép, ra
lệnh, mời mọc, rủ rê, thỉnh cầu, khuyên, cấm đoán,.....
Trong phỏng vấn truyền hình, phóng viên cũng sử dụng rất nhiều
những hành động yêu cầu, đề nghị. Trong mối quan hệ với lịch sự thì nhóm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
hành vi này được xếp vào nhóm có mức độ đe dọa thể diện. Khảo sát hành
động yêu cầu, đề nghị có trong tư liệu chúng tôi đã thu được một số lượng
khá lớn những phát ngôn có hình thức yêu cầu, đề nghị có hình thức ngắn và
sắc thái gay gắt, mỉa mai...
Ví dụ: Trên dải đất hình chữ S này, ở đâu cũng có những người mẹ,
người vợ đã và đang âm thầm gánh chịu đỗi đau của chiến tranh, song không
phải ai cũng có được sự chia sẻ gánh đỡ như cô Hảo. Xin được cảm ơn câu
chuyện của Cô, và trong câu chuyện của mình, một việc làm tri ân với người
đã khuất được Cô Hảo hé mở , một người bạn được cô nhắc đến với việc làm
rất đáng trân trọng. Và bây giờ QV và CB cùng gặp gỡ với người đã được
nhắc đến trong câu chuyện. Thưa Chú, trong câu chuyện vừa rồi Cô Hảo
nhắc tới Chú với một việc làm hết sức cảm động và đáng trân trọng. Xin được
hỏi Chú, tâm trạng cũng như suy nghĩ của Chú khi quyết định mang hạnh
phúc đến với Cô Hảo? [Chƣơng trình truyền hình "Âm vang Trƣờng
Sơn"]
3.2.2. Những yếu tố và mức độ đe dọa thể diện trong các hành động yêu
cầu, đề nghị
Trong giao tiếp nói chung và trong phỏng vấn nói riêng rất hay sử dụng
những câu yêu cầu, đề nghị. Tuy nhiên do phạm vi đề tài chúng tôi chỉ khảo
sát những hành động yêu cầu, đề nghị có tính chất đe dọa thể diện người được
phỏng vấn. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy số lượng phát ngôn có hành
động yêu cầu, đề nghị đe dọa thể diện thường tập trung ở nhóm đối tượng
nghệ sĩ và quan chức. Số liệu cụ thể như sau:
F1 F2 F3
Số lượng 12 30 66
Tổng số 102 102 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Bảng thống kê trên cho thấy, hành động yêu cầu, đề nghị xuất hiện
nhiều nhất ở nhóm đối tượng phỏng vấn là nghệ sĩ và quan chức. Tuy nhiên
xét về nội dung của những hành động yêu cầu, đề nghị trên phương diện đe
dọa thể diện thì ở nhóm F1 và F3 thì mức độ đe dọa thể diện cao hơn.
Ví dụ: + NL: T.. Bàn thắng của Hải Hòa là bàn thắng đầu tiên của đội
tuyển nữ Thái Nguyên góp phần động viên tinh thần của toàn đội thi đấu khởi
sắc hơn. Bạn Hải Hòa có thể cho biết quyết tâm của bạn và đồng đội trong
những trận đấu tới không? [Chƣơng trình giao lƣu Tuổi trẻ Thái Nguyên
với bóng đá nữ Việt Nam]
+ Thưa chú Thi, trong những năm tháng mở đường Trường Sơn, bộ đội
công binh được ví như Tường đồng, vách sắt, là những người trực tiếp mở
hàng nghìn km đường lớn nhỏ để vận tải hàng hoá cũng như phục vụ hành
quân chiến đấu trên toàn tuyến . Tuy nhiên, đối với chú Thi – một người lính
công binh, lại là 1 trường hợp khá đặc biệt, chú đã 2 lần được phong tặng
danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, đặc biệt đã có lần trực tiếp tiêu diệt phi công Mỹ.
Chú có thể nói rõ hơn về trường hợp đặc biệt này? [Chƣơng trình giao lƣu
Tuổi trẻ Thái Nguyên với bóng đá nữ Việt Nam]
Đối với nhóm đối tượng là phỏng vấn là quan chức thì mức độ đe dọa
thể diện là thấp hơn. Bởi lẽ cũng giống như hành động chê sẽ nói ở sau, hành
động yêu cầu, đề nghị đe dọa thể diện được khuyến cáo là ít dùng.
3.3. Hành động chê
3.3.1. Khái niệm hành động chê
Trên phương diện hành vi ngôn ngữ, Austin (1962) xếp hành vi chê
thuộc nhóm ứng xử, còn Searle (1975) lại xếp vào nhóm hành vi Biểu cảm.
Còn trên phương diện lịch sự, Brown và Levinson quan niệm hành vi chê
thuộc nhóm hành vi đe dọa thể diện cao. Tác giả Hoàng Thị Hải Yến khẳng
định: "Hành vi chê được SP1 thực hiện khi SP1 nhận xét đánh giá về X. X có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
thể là vật, việc, đặc điểm thuộc SP1 (người nói) hoặc SP2 (ngươi tiếp nhận)
hoặc của ngôi thứ 3 nào đó đã tồn tại trước khi xảy ra hành vi chê. Theo SP1
nghĩ thì X xấu hoặc chưa đạt tiêu chuẩn. SP1 tỏ thái độ không hài lòng về X
và nói cho SP2 biết ý kiến của mình về X". [31, 25]
Trong hoạt động giao tiếp, hành động chê nhằm nhiều mục đích khá
nhau như: chê để răn dạy, chê để từ chối, chê để kết tội, chê để hạ thấp người
khác,... Theo đó hành động chê là một hành vi đe dọa thể diện rất cao nên
người nói cần có sự thận trọng cần thiết khi thực hiện hành vi này.
Trong phỏng vấn truyền hình, hành động chê cũng là một hành động có
ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra cuộc phỏng vấn thành công, tránh sự tẻ
nhạt, xáo rỗng. Hành động này chủ yếu được dùng để giúp người phóng viên
phát hiện, khám phá những mảng tối, góc khuất ẩn hiện sau sự vật, sự việc
hoặc của nhân vật và đưa ra trước công chúng. Như vậy hành động chê góp
phần lật đi lật lại vấn đề và làm cho cuộc phỏng vấn có chiều sâu hơn. Và trên
khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy hành động chê xuất hiện với tần số cao
với đối tượng là văn nghệ sĩ. Các đối tượng khác hành động chê được sử dụng
nhưng mức độ không cao.
3.3.2. Những yếu tố và mức độ đe dọa thể diện trong hành động chê
3.3.2.1. Những yếu tố trong hành động chê nhằm đe dọa thể diện
Hành động chê được thực hiện thông qua các vận động của người
phóng viên và nó có một số yếu tố chi phối như: người phỏng vấn, nội dung
phỏng vấn, cách thức phỏng vấn, .... Qua khảo sát, thống kê và phân loại hành
động chê trong ngữ liệu, chúng tôi có được bảng kết quả sau:
Bảng 2: Bảng kết quả khảo sát hành động chê trong ba nhóm tư liệu
khảo sát (đối tượng nghệ sĩ, quan chức và đối tượng khác)
F1 F2 F3
Số lượng 43 25 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Tổng lượt lời 138 138 138
Tỷ lệ (%) 29.1 17.3 54.6
Qua bảng số liệu, chúng ta có thể khẳng định hành động chê xuất hiện
nhiều nhất trong phỏng vấn các đối tượng khác nhau 71/ 138, chiếm 54,6% ;
trong các cuộc phỏng vấn mà đối tượng là người nghệ sĩ 25/138 lượt,
chiếm17,3%;Và hành động này xuất hiện trung bình trong các cuộc phỏng
vấn với những đối tượng là quan chức.
Lí giải điều này là vì: các đối tượng được phỏng vấn trong các chương
trình truyền hình ở cấp địa phương như Đài Truyền hình Thái Nguyên thì
thường tập trung phỏng vấn các đối tượng khác nhau trong đời sống xã hội.
Các mảng đề tài thuộc về phỏng vấn đối tượng là nghệ sĩ và quan chức phần
lớn ít sử dụng hành động chê.
Một số biểu thức của hành động chê trong phỏng vấn truyền hình. Theo
khảo sát các hành động chê trong ngữ liệu, chúng tôi thấy: chủ ngữ của phát
ngôn không ở ngôi thứ nhất và thường là số ít; biểu thức ở lời không sử dụng
động từ ngữ vi và đây là biểu thức chê nguyên cấp. Biểu thức có dạng: X - V,
trong đó X là cái bị chê, V là vị từ biểu thị nội dung chê.
Ví dụ: Thưa Bác... học sinh bỏ học đang là vấn đề nhức nhối hiện nay.
Tuy trong 2 năm học gần đây tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm nhưng vẫn để lại
hậu quả nặng nề cho bản thân các em và cho tương lai của đất nước. Cháu
rất muốn biết trong thời gian tới ngành giáo dục có những định hướng kế
hoạch và giải pháp gì để ngăn chặn việc học sinh bỏ học và giúp trẻ em bỏ
học quay lại trường.[Trẻ em Thái Nguyên với các bác lãnh đạo tại diễn
đàn "Trẻ em với các mục tiêu vì trẻ em" tỉnh Thái Nguyên năm 2009]
Trên cơ sở xác định các yếu tố của hành động chê như đối tượng, đề
tài, cách thức.. chúng tôi xác định các mức độ đe dọa trong hành động chê.
3.3.2.1. Mức độ đe dọa thể diện trong hành động chê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
a. Mức độ đe dọa thể diện trong hành động chê đối với cái bị chê
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy cái bị chê trong hành động chê rất đa
dạng. Đó có thể là người, là vật, là việc... Đối tượng thường bị chê nhiều nhất
trong các đối tượng khảo sát là nghệ sĩ.
Bên cạnh đó đối tượng bị chê là quan chức cũng khá nhiều. Những nội
dung chê thường là: trách nhiệm quản lí chưa tốt, giải quyết vấn đề chưa hợp
lí.... Quan chức trong cuộc phỏng vấn gặp phải câu chê thường im lặng hoặc
trả lời sau khi suy xét cẩn thận.
Ví dụ: Trạm y tế ở các xã, phường chưa có được sự tin tưởng của nhiều
người dân trong việc khám và điều trị các bệnh thông thường. Còn ở một số
bệnh viện tuyến huyện thậm chí cả tuyến tỉnh, thái độ phục vụ của các y bác sĩ
hoặc hách dịch với người bệnh nhất là đối với người nghèo khổ. Thưa ông,
trong thời gian tới, vấn đề này được giải quyết như thế nào, để người bệnh tin
tưởng hơn vào các cơ sở y tế của địa phương? [Chƣơng trình đối thoại của
trẻ em Thái Nguyên với các Bác lãnh đạo tại diễn đàn "Trẻ em với các
mục tiêu vì trẻ em" tỉnh Thái Nguyễn năm 2009]
Ngoài ra trong các cuộc phỏng vấn đối với những người thuộc nhiều
đối tượng khác, người phóng viên cũng rất hay dùng những câu chê nhằm
kích thích và khai thác sâu nội dung. Tuy nhiên, nhiều khi người được phỏng
vấn coi đây là sự đe dọa và bất hợp tác.
Trong các cuộc phỏng vấn thì hành động chê được sử dụng khá nhiều
nhằm hướng vào đối tượng là vật hoặc là việc đang được đề cập đến. Theo đó
thì vật bị chê thường là những sản phẩm mang tính chất hàng hóa như: băng
đĩa nhạc, bộ phim, trang phục, vật sở hữu, .... Tuy nhiên có thể nói đây hành
động chê hướng đến đối tượng là vật trên mà đặc băng đĩa nhạc, bộ phim... thì
chính là chê chủ thể người được phỏng vấn. Bởi lẽ đây là sản phẩm mang bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
sắc, tài năng của nghệ sĩ. Chính vì thế hành động chê này là sự đánh giá tiêu
cực đối với tài năng, trình độ của người nghệ sĩ...
Như vậy có thể nói thông qua việc chê vật, việc thì đồng thời hướng
đến đối tượng là chủ thể sáng tạo ra chúng. Và như thế mức độ đe dọa thể
diện người được phỏng vấn rõ nét. Theo đó thì những người của công chúng,
những người “làm dâu trăm họ” như nghệ sĩ và quan chức dễ bị đe dọa thể
diện nhất.
b. Mức độ đe dọa thể diện trong hành động chê đối với nội dung chê
Theo lí thuyết ngôn ngữ thì những vị từ trong biểu thức chê nguyên cấp
thường thể hiện ý nghĩa tiêu cực. Trong phỏng vấn, những dấu hiệu thể hiện
tiêu cực này được hiện thực bằng những cấu trúc mang tính phủ định, cấu trúc
mang sắc thái tiêu cực như:
Sử dụng các từ phủ định (không, chưa, chẳng...) trong câu. Sử dụng
các động từ tính từ mang sắc thái tiêu cực kết hợp với từ chỉ mức độ cao (rất,
quá, lắm...) như:
Ví dụ: Theo NL nghĩ thì những sáng tác mang tính chất để đời khiến
cho người đọc, người nghe cảm thấy nhớ lâu như bài thơ “ Thái Nguyên-
thành phố tháng 10” chắc chắn không nhiều. Vậy ông sau bài thơ này, ông đã
có thêm sáng tác mới nào về TPTN không? [Diễn đàn VHNT tháng 10]
Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy đối tượng văn nghệ sĩ thường là
những người bị chê theo những cấu trúc trên. Riêng đối với đối tượng là quan
chức thì hành động chê không thực hiện trực tiếp mà nó được biểu hiện gián
tiếp thông qua hành động khác.
Ví dụ: Hiện nay ở Võ Nhai vẫn còn nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng đặc
biệt là TE của các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa do các bà mẹ ít được tiếp
cận thông tin, không có kiến thức nuôi dưỡng trẻ. Chúng cháu rất muốn biết
ngành y tế có những biện pháp gì để giúp cho TE vùng sâu, vùng xa của Võ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Nhai không còn bị suy dinh dưỡng?[ Chƣơng trình đối thoại của trẻ em
Thái Nguyên với các Bác lãnh đạo tại diễn đàn "Trẻ em với các mục tiêu
vì trẻ em" tỉnh Thái Nguyễn năm 2009]
Đây là một nguyên tắc mà người phỏng vấn nên tránh trong các cuộc
phỏng vấn quan chức.
Như vậy, hành động chê nhằm nhiều mục đích khác nhau. Hành vi này
chủ yếu để thăm dò thái độ, phản ứng hoặc làm rõ vấn đề nào đó gây xôn xao
dư luận chứ không vì mục đích cá nhân. Và hành động chê đe dọa thể diện
biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau và tùy theo những yếu tố quy định
trong mỗi cuộc phỏng vấn mà các mức độ đe dọa khác nhau. Đối với người
được phỏng vấn là giới văn nghệ sĩ thì mức độ đe dọa thể diện của hành vi
chê cao. Đối với những đối tượng khác thì mức độ đe dọa thể diện được đánh
gia ở mức độ trung tính. Và đối với đối tượng là quan chức thì hành vi chê đe
dọa thể diện được khuyến cáo đối với phóng viên là nên tránh.
3.4. Hành động phi ngôn ngữ
3.4.1. Khái niệm hành động phi ngôn ngữ
Theo lý thuyết Ngôn ngữ học, thì giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với
nhau. Hoạt động giao tiếp đòi hỏi phải có những nhân tố sau: người phát
(người nói người viết) và người nhận (người nghe, người đọc), bối cảnh giao
tiếp, nội dung giao tiếp, nội dung thông tin, kênh thông tin và sự phản hổi.
Theo đó có nhiều loại phương tiện truyền tin như: thông tin được giao tiếp
trên trang in (viết), buổi phát thanh, truyền hình... Trong giao tiếp hội thoại,
phương tiện truyền tải thông tin không chỉ là ngôn từ mà còn là những
phương tiện khác. Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp thì "bên cạnh những
phương tiện bằng lời còn có những yếu tố phi lời" [10, 91] và như vậy "ngoài
phương tiện bẳng lời để chuyển tải thông tin, người ta dùng điệu bộ, cử chỉ
làm phương tiện bổ sung: vỗ tay, nheo mắt, cúi đầu, nhếch mép, lắc đầu, gật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
đầu, vỗ vai, ôm ấp..." [10, 92]. Có thể gọi các phương tiện thể hiện đó là hành
vi ngôn ngữ phi lời. Và để việc truyền tải thông tin có sức tác động mạnh mẽ,
chúng ta nên dùng hành vi phi ngôn ngữ.
Trong lĩnh vực báo chí nói chung và phỏng vấn truyền hình nói riêng,
việc giao tiếp giữa phóng viên và người được phỏng vấn phần lớn là đương
diện. Cho nên trong giao tiếp người phóng viên không chỉ nói bằng giọng của
mình mà còn bằng toàn bộ cơ thể. Những hành động phi ngôn ngữ của người
phóng viên như: gật đầu, nheo mắt, cười tươi... đều có những tác động đến
người được phỏng vấn. Đôi khi những hành động phi ngôn ngữ của phóng
viên lại có ý nghĩa lớn trong sự thành công của cuộc phỏng vấn. Và hành
động phi ngôn ngữ cũng được xếp vào những hành động không thỏa mãn tính
lịch sự. Hay nói cách khác hành động này cũng gây ra sự đe dọa thể diện cho
người được phỏng vấn. Trong hành động này các cử chỉ như: mắt, gương mặt,
cử chỉ, đầu, tư thế... đều có khả năng đe dọa thể diện của người được phỏng
vấn.
3.4.2. Những yếu tố và mức độ đe dọa thể diện trong hành động phi ngôn
ngữ
Trong phỏng vấn truyền hình, bên các hành vi ngôn ngữ mang tính chất
đe dọa thể diện cao thì các hành vi phi ngôn ngữ cũng được xếp vào nhóm các
hành vi đe dọa thể diện. Bởi lẽ phỏng vấn truyền hình phóng viên và người
được phỏng vấn giao tiếp đương diện với nhau. Những hành động của các đối
tác đều gây ra những tác động đến người đối diện. Có thể nói các hành động
phi ngôn ngữ này tương thích với những nhóm đề tài mang tính chất cá nhân,
nhạy cảm. Có thể đưa ra một số biểu hiện thuộc hành động phi ngôn ngữ đe
dọa thể diện như: ánh mắt, gương mặt, cử chỉ, tư thế, điệu bộ, phát âm... Đặc
biệt đối với đối tượng phỏng vấn là nghệ sĩ và quan chức thì bất kể những
hành động "lạ" nào của phóng viên cũng sẽ gây ra phản ứng mang tính chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
"tự vệ" ở họ. Trong một chương trình truyền hình, người phóng viên không
nhất thiết chỉ đứng ở vị trí sân khấu mà có thể đi xuống chỗ khán giả và
phỏng vấn. Điều này có thể làm tăng hiệu lực lịch sự nhưng đôi khi vô hình
chung đe dọa thể diện của người được phỏng vấn vì đối tượng phỏng vấn
chưa được chuẩn bị.
Ví dụ: (Quay khán giả, MC2 rời sân khấu xuống khu vực khán giả)
MC 1: Thưa quý vị và các bạn, trong hội trường của chúng ta ngày
hôm nay có rất nhiều cổ động viên đến từ ba trường đại học. Xin hỏi cổ động
viên của trường ĐH Khoa học, các bạn đang ở đâu? Xin hay giơ cao những
băng rôn, khẩu hiệu của các bạn cho chúng tôi được nhìn rõ hơn? [Chƣơng
trình cuộc thi tìm hiểu kiến thức "Sinh viên với môi trƣờng"]
Tóm lại, những hành động phi ngôn ngữ có mức độ đe dọa thể diện âm
tính. Có thể nói những hành động này có tính chất kéo theo sau các hành động
ngôn ngữ không thỏa mãn tính lịch sự. Và nó góp phần tạo nên toàn cảnh
cuộc phỏng vấn trong đó có sự tương liên giữa hành động nói năng và hành
động vận động.
3.4.2.1. Những yếu tố đe dọa thể diện trong hành vi phi ngôn ngữ
Khảo sát tư liệu chúng tôi nhận thấy: những yếu tố đe dọa thể diện
trong hành động ngôn ngữ trong các cuộc phỏng vấn khá cao. Và trong ba
nhóm đối tượng chúng tôi khảo sát là: nhóm đối tượng nghệ sĩ, nhóm đối
tượng quan chức và nhóm đối tượng khác thì các hành vi phi lời xuất hiện
không đồng đều đối với từng nhóm đối tượng. Sau khi khảo sát và phân loại
chúng tôi có được kết quả như sau:
Bảng 4: Bảng kết quả khảo sát hành vi phi ngôn ngữ đe dọa thể diện
F1 F2 F3
Số lượng 55 74 60
Tổng lượt lời 189 189 189
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Tỷ lệ (%) 29 39 31
Từ bảng số liệu trên, có thể rút ra nhận xét như sau: Tỷ lệ hành động
phi ngôn ngữ trên tổng số lượt lời ở ba nhóm tư liệu lớn: Ở nhóm 1 là 29%,
nhóm 2 là 39%, nhóm 3 là 31%. Giống như hành động trên ở nhóm 1 nhiều
hơn so với hai nhóm còn lại.
Hầu hết các hành động phi ngôn ngữ trong phạm vi tư liệu khảo sát đều
tập trung ở hành động hỏi ở bề mặt nhưng hiệu lực lại ở các hành động khác.
Và trong số các nhóm đối tượng được khảo sát thì đối với nhóm đối tượng
nghệ sĩ phóng viên sử dụng nhiều hành vi phi ngôn ngữ hơn cả. Các hành vi
phi ngôn ngữ như:
3.5. Những biện pháp để giảm thiếu hiệu lực đe dọa thể diện khi phỏng
vấn
Trong quá trình các đối tác tham gia phỏng vấn không thể không tránh
khỏi những đụng độ dễ dẫn đến những đựng độ có khả năng làm tổn hại đến
thể diện của người được phỏng vấn. Do vậy để giảm thiểu những khả năng
làm tổn hại đối tượng giao tiếp thì người phỏng vấn cần phải dùng một số
biện pháp giảm thiểu hiệu lực đe dọa thể diện. Có thể kể đến một số biện pháp
dùng để giảm thiểu hiệu lực đe dọa sau: dùng biểu thức rào đón, dùng hành
động ngôn ngữ gián tiếp và dùng các biện pháp khác.
3.5.1. Sử dụng biểu thức rào đón
Biểu thức rào đón là một trong số những yếu tố có tác dụng gia tăng
tính lịch sự của phát ngôn và được xếp vào nhóm thỏa mãn tính lịch sự. Rào
đón là mộ hiện tượng khá phức tạp và tinh tế. Trong phát ngôn có một số yếu
tố từ ngữ có tính chất chuyên dụng thực hiện chức năng rào đón được gọi là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
biểu thức rào đón. Từ góc độ ngữ dụng học, Brown và Levinson (1990) cho
rằng: các dấu hiệu rào đón được xem xét theo lực ngôn trung và theo nguyên
tắc hội thoại của Grice. Theo đó, các dấu hiệu rào đón được chia thành: các
dấu hiệu rào đón được mã hóa trong tiểu từ và các dấu hiệu rào đón trạng ngữ
mệnh đề. Theo nguyên tắc hội thoại của Grice thì các dấu hiệu rào đón được
phân chia theo bốn tiêu chí: Phương châm về chất, phương châm về lượng,
phương châm về cách thức và phương châm về quan hệ. Và mối quan hệ giữa
các dấu hiệu rào đón với phép lịch sự có sự tương liên khác nhau. Ở đây
chúng tôi chỉ xét những dấu hiệu rào đón có tính tính lịch sự thường gặp trong
phỏng vấn.
Ví dụ: Là một giám đốc trẻ. Thưa Anh Nguyễn Ngô Quyết – Anh đánh
giá như thế nào về yếu tố người chủ Doanh nghiệp trong kinh doanh?[Tọa
đàm "Doanh nhân Thái Nguyên thời kỳ hội nhập"].
Ví dụ: Văn Đồng: Thưa nhà báo Hồng Hà, trong cuộc đời làm báo của
mình ông đã viết rất nhiều. Vậy có tác phẩm nào trong thời gian làm báo
kháng chiến ở Việt Bắc mà ông còn nhớ?[Chƣơng trình truyền hình trực
tiếp "Hội ngộ nơi cội nguồn"]
Trên cơ sở trên chúng tôi khảo sát và nhận thấy trong cư liệu thống kê
có hai loại biểu thức rào đón chính là những biểu thức rào đón nhấn mạnh độ
tin cây và biểu thức rào đón giảm nhẹ độ tin cậy của thông tin.
Các biểu thức rào đón nhấn mạnh độ tin cậy thường được sử dụng như
một phương tiện đảm bảo mức độ tin cậy của thông tin được đưa ra. Bởi lẽ
khi một phát ngôn thiếu trung thực được công bố trên phương tiện thông tin
đại chúng thì ảnh hưởng đến thể diện của người phỏng vấn. Vì thế, những dấu
hiệu rào đón sẽ làm tăng chắc chắn, tin cậy cho nội dung phát ngôn. Và trong
những biểu thức rào đón có sự phân tầng. Có những biểu thức mang tính chắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
chắn cao như: chắc chắn, rõ rằng, căn cứ vào...; có những biểu thức mang tính
không chắc chắn cao nhưng được số đông chấp nhận.
Ví dụ: Lệ Hằng : Xin cảm ơn chú Sắt với những câu chuyện thật cảm
động và sự tri ân đối với đồng đội năm xưa. Còn bây giờ QV và CB cùng
chúng tôi trò chuyện với Cô Vũ Thị Hảo là vợ của LS Phạm Văn Thái. Thưa
Cô, thời gian trôi qua đã lâu, thế nhưng với cô chắc chắn sẽ không bao giờ
quên ngày chú Thái lên đường nhập ngũ, khi đó hoàn cảnh của gia đình cô
chú như thế nào? [Chƣơng trình truyền hình "Âm vang Trƣờng Sơn]
Có thể nói trong phỏng vấn truyền hình nhờ có biểu thức rào đón này
mà các hành động có khả năng đe dọa thể diện cao giảm thiểu được mức độ
đe dọa thể diện của đối tượng được phỏng vấn. Từ đó giúp cho cuộc phỏng
vấn diễn ra thuận lợi bớt tính căng thẳng, khó chịu...
3.5.2. Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp
GS. Đỗ Hữu Châu nói về hành vi ngôn ngữ gián tiếp như sau: "Một
hành vi được sử dụng gián tiếp là hành vi trong đó người nói thực hiện một
hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu
biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở
lời của một hành vi khác" [3, 146]. Như vậy, trong giao tiếp, khi người giao
tiếp trực tiếp sử dụng một hành động (hành vi) ở lời A để nhằm chính vào
hiệu quả ở lời A thì đó là hành động ngôn ngữ được dùng theo lối trực tiếp
còn khi hành động ở lời A được sử dụng những lại nhằm hiệu quả ở một hành
động ở lời B thì đó là hiện tượng sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp.
Trong phỏng vấn truyền hình, bên cạnh những câu hỏi mang tính chất
trực tiếp thì còn có những hành động ngôn từ được thực hiện với hành vi ngôn
ngữ gián tiếp. Những hành động gián tiếp này làm giảm thiểu mức độ gay gắt
mà những hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm đe dọa thể diện gây ra. Đó là những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
hành động hỏi có hiệu lực gián tiếp là thỉnh cầu hoặc hành động cầu khiến có
hiệu lực gián tiếp là chê....
Ví dụ: Hiện nay việc phát triển kinh tế của Võ Nhai còn gặp nhiều khó
khăn do điều kiện tự nhiên, trình độ khoa học kỹ thuật mà đời sống nhân Võ
Nhai vẫn đang bước đi những bước chậm chạp. Từ kinh tế chậm phát triển
kéo theo nhiều vấn đề xã hội đặc biệt là vấn đề các bạn không có điều kiện
đến trường còn cao như các xã: Sảng Mộc, Nghinh Tường, Thần Sa… Thưa
các Bác lãnh đạo vấn đề chúng cháu quan tâm là chúng ta có những biện
pháp gì để giúp các bạn đó có điều kiện đến trường mà không phải nghỉ học
giữa chừng? [Chƣơng trình truyền hình diễn đàn "Trẻ em với các mục
tiêu về trẻ em 2009]
Qua khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy có 189 hành động ngôn ngữ
xuất hiện. Và cấu trúc gián tiếp ước lệ: "có thể... (không)" xuất hiện 24 lần.
Cấu trúc này làm cho hành vi hỏi có hiệu lực gián tiếp là hành vi thỉnh cầu,
cầu khiến.
Ngoài ra còn có một số cấu trúc khác không điển hình như: hỏi để
khẳng định, hỏi để chê, cầu khiến để hỏi...
Ví dụ: Trẻ em hôm nay được sống trong gia đình, được yêu thương,
chăm sóc, được sự đùm bọc của cha mẹ, thầy cô. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn
có một số trẻ em phải sống trong sự sao nhãng, thiếu quan tâm của cha mẹ.
Nguyên nhân chủ yếu mà chúng cháu biết là do cha mẹ vô tâm, thờ ơ với con
cái, có thể do cha mẹ bận làm ăn hoặc điều kiện kinh tế gia đình khó khăn...
Trẻ em bị sao nhãng quan tâm thường tự ti, mặc cảm, sống khép mình trước
tập thể và rất dễ dẫn đến việc sa sút trong học tập, thậm chí bỏ đi lang thang,
bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.
Chúng cháu mong các cơ quan liên quan cần có những biện pháp để giảm bớt
tình trạng trẻ em bị sao nhãng, thiếu quan tâm để trẻ em có thể phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
toàn diện và để cha mẹ quan tâm đến con cái nhiều hơn.[ Chƣơng trình
truyền hình diễn đàn "Trẻ em với các mục tiêu về trẻ em 2009]
Có thể nói các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trên đã giảm thiểu mức độ đe
dọa thể diện đối với những đối tượng được phỏng vấn. Hay nói cách với các
hành vi ngôn ngữ gián tiếp này phóng viên làm "dịu hóa" hay "mềm hóa" các
hành vi ngôn ngữ trực tiếp đe dọa thể diện cao.
3.5.3. Các biện pháp khác
Ngoài hai biện pháp điển hình dùng để giảm thiểu hiệu lực đe dọa khi
phỏng vấn thì còn có rất nhiều các biện pháp khác. Tuy không điển hình như
hai biện pháp trên nhưng những biện pháp này cũng có những đóng góp đắc
lực cho việc giảm thiểu mức độ đe dọa thể diện của người được phỏng vấn.
Có thể kể đến một số biện pháp như: dùng tiểu từ tình thái; dùng biệt ngữ,
tiếng lóng; dùng phép lặng....
Tiểu từ tình thái là những từ không có chức năng ngữ pháp nhưng lại
có giá trị biểu cảm cao. Do vậy đối với phép lịch sự thì tiểu từ tình thái xác
định ranh giới lịch sự khá rõ nét. Tuy nhiên để xác định việc sử dụng tiểu từ
tình thái nào là lịch sự thì cần dựa vào hoàn cảnh giao tiếp, người tham gian
giao tiếp. Trong phỏng vấn truyền hình, do giao tiếp đương diện trực tiếp nên
các từ khẩu ngữ rất dễ xen vào lời của các đối tác. Khảo sát tư liệu chúng tôi
nhận thấy tiểu từ tình thái xuất hiện với số lượng khá nhiều những không
đồng đều nhau. Và các tiểu từ tình thái tập trung nhiều trong các bài phỏng
vấn với giới văn nghệ sĩ và các đối tượng khác. Do phạm vi luận văn chúng
tôi chỉ trình bày một số tiểu từ tình thái điển hình.
Tiểu từ tình thái "nhỉ" làm giảm thiểu mức độ gay gắt và làm tăng mức
độ thân mật trong các câu hỏi. Tiểu từ "chứ" đừng cuối câu thường được dùng
cho loại câu hỏi mang tính chất chất vấn. Tuy nhiên mức độ đe dọa thể diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
của hành vi hỏi này được giảm thiểu nhờ tiểu từ "chứ" bởi vì kéo gần khoảng
cách giữa các đối tác tham gia phỏng vấn.
Ví dụ: MC 2: Vâng, những điểm số đầu tiên của trường bạn, xin hỏi
các bạn trường ĐH Nông Lâm, các bạn có hài lòng với điểm số như vậy chứ?
Xin mời điểm số dành cho phần thi hùng biện của đội tuyển trường ĐH Nông
lâm…. [Hội thi sinh viên với môi trƣờng].
Dùng biệt ngữ, tiếng lóng cũng là một biện pháp giản thiểu mức độ đe
dọa thể diện trong phỏng vấn truyền hình. Bởi vì một trong những chiến lược
quan trọng của là xác định cái chung giữa người nói và người nghe bằng
những hình thức ngôn ngữ cho là "cùng hội cùng thuyền". Và biệt ngữ, tiếng
lóng thỏa mãn điều đó. Nhờ đó mà những đối tác tham gia phỏng vấn có được
tiếng nói chung. Đây là một yêu cầu khá nhạy cảm bởi không phải người
phóng viên nào cùng nắm được những "cái gu" của từng đối tượng mình
phỏng vấn. Tuy nhiên nhóm biệt ngữ, tiếng lóng đã góp phần làm cho các
cuộc thoại diễn ra được thuận lợi hơn khi phóng viên tạo ra được sự tương
đồng giữa mình và người được phỏng vấn. Qua tìm hiểu tư liệu, chúng tôi đưa
ra một số nhóm biệt ngữ, tiếng lóng được sử dụng phổ biến như:
Trong đề tài tình yêu - gia đình có rất nhiều cách nói khác nhau. Những
từ ngữ này có thiên hướng nghiêng về tính khẩu ngữ cao và tạo nên sự thân
mật trong quá trình phỏng vấn.
Ví dụ: Xin chào 2 chị - những vị khách đầu tiên trong chương trình
hôm nay. Trước hết xin được trò chuyện với chị Trần Thị Bích đến từ huyện
Phú Bình . Và cho phép chúng tôi được gọi chị bằng cái tên mà bà con nơi
đây dành cho chị - Hai giỏi. Có lẽ đối với 1 người phụ nữ ở nông thôn hiện
nay đang phải gánh vác rất nhiều công việc từ việc đồng áng đến chăm lo gia
đình, nuôi dạy con cái và rất bận rộn. Vậy tại sao chị lại tự nguyện làm cộng
tác viên dân số - 1 công việc mà chắc chắn không phải bao giờ cũng dễ dàng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
suôn sẻ? [ Chƣơng trình "Tuyên dƣơng cán bộ dân số tiêu biểu tỉnh Thái
Nguyên 2009]
Có thể nói đề tài tình yêu - gia đình có nhiều biệt ngữ, tiếng lóng nhất.
Điều này sẽ làm giảm hiệu lực đe dọa thể diện bởi lẽ đây là nhóm đề tài có
mức độ đe dọa thể diện cao nhất. Dùng biệt ngữ, tiếng lóng người phóng viên
đã tạo ra được "niềm tin" cho người được phỏng vấn trong quá trinh cuộc
phỏng vấn. Bởi lẽ người được phỏng vấn rất cần và rất muốn có được một chỗ
dựa tự tin để tham gia cuộc phỏng vấn - nhất là đối với vấn đề mang tính nhạy
cảm dễ gây bực bội, khó chịu như đã nói.
Dùng phép lặng.
Trong ngôn ngữ nói, phép lặng chính là hiện tượng đột nhiên ngừng lời
trong khi nói năng. Trong từng phạm vi thì phép lặng có thể hiểu theo nhiều
chiều. Tuy nhiên ở luận văn này, chúng tôi tập trung vào phép lặng trong mối
quan hệ với lịch sự trong giao tiếp đương diện mà cụ thể là trong phỏng vấn
truyền hình. Trong quá trình phỏng vấn, phép lặng có thể được phóng viên sử
dụng linh hoạt. Có thể là lời báo hiệu một lời nói tiếp sau có nguy có đe dọa
thể diện cao, cũng có thể cách tạo khoảng trống và để gợi ý cho người được
phỏng vấn.
Ví dụ: Văn Đồng : Trong phóng sự vừa rồi tôi có nhớ 1 chi tiết là mức
phụ cấp của 1 CTV Dân số như chị là 50.000 đồng . Chị nghĩ thế nào về mức
phụ cấp này đối với công tác dân số? [Chƣơng trình "Tuyên dƣơng cán bộ
dân số tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên 2009]
Xét từ góc độ lịch sự thì phép lặng có vài trò làm giảm nhẹ mức độ đe
dọa thể diện. Đó chính là những tính hiệu có tính chất thông báo để người
được phỏng vấn suy nghĩ và suy ý.
Tóm lại, có rất nhiều những biện pháp được sử dụng để bù đắp hay
giảm hiệu lực đe dọa thể diện khi phỏng vấn. Mỗi một biện pháp có những ưu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
thế vượt trội trong việc giúp cho phóng viên có sự mềm mại trong quá trình
phỏng vấn những vấn đề "nhạy cảm", có tính chất gay gắt và ảnh hưởng lớn
đối với thể diện người được phỏng vấn.
* Tiểu kết:
Trên đây là những hành động ngôn ngữ không thỏa mãn tính lịch sự
trong phỏng vấn truyền hình. Trong đó, ở lượt lời trao, hành động hỏi thường
đóng vai trò là hành động chủ hướng, đi kèm theo nó là một loạt các hành
động phụ thuộc và thành phần mở rộng có tác dụng tăng cường hay giảm
thiểu mức độ đe dọa thể diện của hành động hỏi. Hành động phụ thuộc đi kèm
hành động hỏi có tác dụng làm giảm mức độ lịch sự của phát ngôn là hành vi
chê. Chê kết hợp với hỏi tạo thành nhóm hành động vi phạm tính lịch sự trong
phỏng vấn. Thực chất hành động hỏi trong phỏng vấn rất đa dạng, bao gồm
hỏi trực tiếp và hỏi gián tiếp, không chỉ để lấy thông tin mà còn có hỏi - mỉa,
hỏi - chế giễu. Việc xác định mức độ lịch sự của một phát ngôn không hề đơn
giản lại dễ chịu ảnh hưởng bởi cách nhìn chủ quan của người nghiên cứu nên
trong phạm vi luận văn chúng tôi chỉ khảo sát mối quan hệ giữa đề tài hỏi và
mức độ lịch sự. Hành động chê, yêu cầu đề nghị, xuất hiện trong phỏng vấn là
không nhiều và hình thức chủ yếu thường là gián tiếp. Các hành động ngôn
ngữ gián tiếp xuất hiện khá nhiều trong những trường hợp giảm tính lịch sự.
Và để khắc phục những hành động ngôn ngữ không thỏa mãn tính lịch sự này
thì người phóng viên có thể sử dụng những biện pháp làm giảm sự đe dọa thể
diện như: dùng biểu thức rào đón, dùng phép lặng...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
KẾT LUẬN
So với phỏng vấn báo chí thông thường, phỏng vấn truyền hình có
được ưu thế vượt trội vì thông tin đến với khán giả sống động, sắc nét hơn với
hình ảnh và âm thanh thật. Tác động của thông tin là trực diện và có tính
thuyết phục cao hơn nhiều. Ví như, người ta phải mất tới cả vài trăm chữ để
miêu tả giây phút xúc động của một nhân vật, thì chỉ cần một ánh mắt, nét
biểu cảm trên mặt hay giọt nước mắt lăn dài trên má cũng đủ để cho khán giả
cảm nhận hết được tâm trạng của nhân vật.
Đấy là ở phương diện cách thức truyền tải thông tin, còn cách thức xử
lý thông tin, phỏng vấn truyền hình cũng có những khác biệt rất căn bản. Với
thời lượng phát sóng có hạn và hàng triệu khán giả đang xem chương trình,
không thể cứ để “tự do” cho người nói “phiêu” mãi với những cảm xúc của
mình, xa với chủ đề đang bàn tới. Mặt khác, thông tin được tiếp nhận ngay và
trực tiếp nên không thể có thời gian chỉnh sửa nội dung lẫn câu chữ. Bởi vậy
nên những câu hỏi đặt ra trong khi phỏng vấn phải được gọt rũa rất cẩn thận
và phải sát với nội dung. Trừ khi dụng ý của đạo diễn để buối phỏng vấn ngẫu
hứng còn thông thường phải được phát triển theo cấu trúc định sẵn. Người
phỏng vấn phải đặt mình vào vị trí khán giả xem khán giả cần gì ở nhân vật,
để từ đó có những câu hỏi hay, trúng đích.
Việc tìm hiểu kỹ nhân vật và nội dung phỏng vấn là căn cứ để có những
câu hỏi hay, thú vị, sát với chủ đề. Điều này cũng để đảm bảo cho chương
trình không bị “cháy” khi có bất cứ sự cố gì xảy ra. Đặc biệt là những chương
trình trực tiếp, sự cố là chuyện xảy ra thường xuyên và gần như không thể
tránh khỏi dù có chuẩn bị kỹ đến mấy. Chính vì vậy, mỗi phóng viên, biên tập
viên cần phải trang bị được cho mình một vốn hiểu biết rộng rãi trên rất nhiều
lĩnh vực. Điều này sẽ giúp các phóng viên khi thực hiện phỏng vấn sẽ tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
được cho người được phỏng vấn tâm lý thoải mái nhất như là một cuộc
chuyện trò tâm sự bình thường… Đối với những chủ đề "nóng", phóng viên
giỏi phải biết dùng thủ thuật để giải hay là “gài” đối tượng, hỏi những thông
tin có vẻ chẳng ăn nhập đến chủ đề tế nhị. Dần dần, khi “đối tượng” đã say
sưa và nói ra những điều cần biết, đến lúc phát hiện ra thì đã muộn rồi. Làm
được điều này rất khó, ngoài sự thông minh, hiểu biết nhiều khi cũng cần có
cả yếu tố may mắn nữa. Bản lĩnh của phóng viên còn được thể hiện rất rõ khi
phỏng vấn những đối tượng VIP, đó là các nguyên thủ quốc gia hay các ngôi
sao nổi tiếng … Phần lớn họ không có nhiều thời gian nên các câu hỏi đưa ra
phải thực sự sắc sảo và chính xác. Nếu phóng viên non tay rất dễ bị các nhân
vật dẫn dụ theo câu chuyện của họ. Phải luôn luôn xác định rõ xem mình cần
gì và không được để cho nhân vật quá phiêu với những câu chuyện của mình
nếu câu chuyện đó không thực sự hấp dẫn và không phục vụ cho nội dung cần
hỏi. Cuộc phỏng vấn được đánh giá là thành công khi phóng viên làm chủ
được tình hình từ đầu đến cuối và đem lại cho khán giả những thông tin hấp
dẫn, thú vị, độc đáo.
Phỏng vấn truyền hình là một nghệ thuật mà ở đó có sự kết hợp nhuần
nhuyễn các yếu tố khách quan âm thanh, ánh sáng, địa điểm… (trang thiết bị
được chuẩn bị tốt thì cuộc phỏng vấn sẽ tốt hơn) và yếu tố chủ quan: sự nhanh
nhạy, bản lĩnh, tố chất và cả ngoại hình của người phỏng vấn. Khi nhìn vào
một chương trình, sự duyên dáng, thanh lịch của người dẫn sẽ ngay lập tức
bắt mắt người xem mặc dù có thể họ chưa biết nội dung cuộc phỏng vấn đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.
2. Bộ Văn hóa - Thông tin: Quy chế phỏng vấn trên báo chí ( thực hiện
từ 10 - 10 -2002).
3. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học - Tập 2, Nxb Giáo dục, H.
2006.
4. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 2001
5. Nguyễn Đức Dân, Ngôn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo
dục. 2007
6. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học - tập 1, Nxb Giáo dục, H. 2001.
7. Nguyễn Văn Dững ( Chủ biên), Hữu Thọ, Nguyễn Thị Thoa, Lê Thị
Thanh Xuân, Tác phẩm báo chí - tập 2, Nxb Lý luận chính trị, H, 2006.
8. Nguyễn Văn Dững, Đối tượng tác động của báo chí, tạp chí Xã hội
học, số 4 năm 2004.
9. Nguyễn Thị Đan, Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại, cuộc thoại,
đoạn thoại, Luận văn thạc sỹ, ĐH Sư phạm Hà Nội, 1994.
10. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐH Quốc gia, H.
2000.
11. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh
Thuyết, Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H 2007.
12. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia, H. 2001.
13. Dương Thị Tuyết Hạnh, Cấu trúc của tham thoại ( trong truyện
ngắn Việt Nam hiện đại, Luận văn thạc sỹ, ĐH Sư phạm Hà Nội, 1999.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
14. Đỗ Doãn Hoàng, 27 phóng sự xã hội, Nxb Lao động, H. 2004.
15. Nguyễn Đức Hoạt, Dấu chỉ phép lịch sự trong câu cầu khiến tiếng
Việt. (Politeness markers in Vietnamese requests), Bản tóm tắt luận án tiến sĩ,
ĐH Monash, Melbuorne, Australia, 1995.
16. Vũ Thị Thanh Hương, Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việc
nghiên cứu ứng xử ngôn ngữ, Tạp chí ngôn ngữ, số 1, 2002.
17. Đinh Văn Hường, Các thể loại báo chí thông tấn, nxb ĐHQG, H,
2006.
18.Lương Văn Hy (chủ biên), Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn
tiếng Việt, NXB GD,H.
19. Sally Adams và Wynford Hicks, Kỹ năng phỏng vấn dành cho các
nhà báo, Nxb Thông tấn, H. 2007, Nguyễn Xuân Hồng dịch.
20. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học
tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 2002.
21. Phạm Thị Tuyết Minh, Lịch sự và vi phạm nguyên tắc lịch sự trong
phỏng vấn báo chí, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội, 2007.
22. Trần Quang: Nghệ thuật làm phỏng vấn, tạp chí Người làm báo, số
tháng 3 - 2002.
23. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận
báo chí truyền thông, Nxb ĐH Quốc gia, H.2005.
24. Tạ Ngọc Tấn ( Chủ biên), Tác phẩm báo chí, Nxb, Giáo dục, H.
1995.
25. Dương Tú Thanh, Cặp thoại trong giao tiếp mua bán hiện nay,
Luận văn thạc sỹ, ĐH Sư phạm Hà Nội, 1994
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
26. Phạm Thị Thành, Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát
ngôn chào, cảm ơn, xin lỗi, Luận án Phó tiến sỹ, ĐH Sư phạm Hà Nội, 1995
27. Vũ Thị Bảo Thơ, Bước đầu tìm hiểu tham thoại, cặp thoại trong
phỏng vấn báo chí, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội, 2009.
28. Hoàng Thị Hải Yến, Hành vi chê với biểu thức phát ngôn và tham
thoại tiếp nhận chê, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, ĐHSP HN, 2000.
29. Nguyễn Như Ý - Chủ biên, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ
học, Nxb GD, HN, 1998.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_NguyenAnhTuan.pdf