HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN KIỀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
MỞ ĐẦU
Trang
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Bố cục của luận văn 7
NỘI DUNG
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
8
1.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ 8
1.2. Hành vi cảm thán 20
1.3. Hành vi cảm thán và câu cảm thán 24
Tiểu kết
26
CHưƠNG 2: PHưƠNG TIỆN THỂ HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN
VÀ CÁC LOẠI HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN KIỀU 27
2.1. Phương tiện thể hiện hành vi cảm thán trong Truyện Kiều 27
2.2. Các loại hành vi cảm thán trong Truyện Kiều 60
Tiểu kết
77
CHưƠNG 3: VAI TRề CỦA HÀNH VI CẢM THÁN TRONG
TRUYỆN KIỀU
78
3.1. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng các nhân vật
trong Truyện Kiều
78
3.2. Hành vi cảm thán với vai trò thể hiện thái độ của tác giả
104
Tiểu kết 110
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngữ dụng học là một bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu việc sử
dụng ngôn ngữ trong mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp. Tuy ra đời chưa
lâu song bộ môn khoa học này đã phát triển mạnh mẽ cả về lí thuyết, cả về
những nghiên cứu cụ thể, khiến ngôn ngữ học không còn nằm trong hệ thống
khép kín của cấu trúc luận nội tại mà đã đi vào thực tế đa dạng của đời sống
ngôn ngữ. Nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ, đặc biệt là hành vi ở lời, là phần
việc quan trọng của ngữ dụng học.
Trong giao tiếp, để bày tỏ được ý định, mục đích của mình, người ta
thường dùng nhiều loại hành vi ngôn ngữ, mà mỗi loại hành vi đó lại được
thực hiện bằng một số kiểu câu có hình thức, mục đích nói năng nhất định.
Trong tiếng Việt, theo các nhà ngữ pháp học có bốn kiểu câu thể hiện mục
đích nói là: câu trần thuật (còn gọi là "câu kể, câu miêu tả"); câu cầu khiến
(còn gọi là "câu mệnh lệnh"); câu nghi vấn (còn gọi là "câu hỏi"); câu cảm
thán (còn gọi là "câu cảm"). Mỗi kiểu câu nêu trên đều có vai trò khác nhau
giúp người nói lựa chọn và sử dụng phương tiện giao tiếp hợp lí nhất. Trong
đó, câu cảm thán là loại câu biểu thị được tình cảm - cảm xúc rất đa dạng và
tinh tế của người Việt Nam.
Tuy vậy, các kiểu câu cảm thán được sử dụng khi sáng tác văn chương,
ở mỗi tác giả, mỗi tác phẩm (nhất là sáng tác thơ) lại có những điểm khác biệt
nhất định.
Chọn đề tài với nội dung nghiên cứu “Hành vi cảm thán trong Truyện
Kiều”, tác giả luận văn mong muốn sẽ tiếp cận được tác phẩm văn học nổi
tiếng này trên bình diện ngôn ngữ học, nhằm tìm hiểu được sự sáng tạo độc
đáo của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn từ để sáng tác nghệ thuật khi
viết về thân phận bi thương của nàng Kiều.
Hiện nay, trong các trường phổ thông, việc dạy và học Truyện Kiều
chủ yếu mới ở khía cạnh bình giảng văn chương dưới góc độ hình tượng nghệ
thuật, mà còn ít đi sâu vào hình thức ngôn từ. Chúng tôi hi vọng kết quả
nghiên cứu của đề tài có thể cung cấp thêm cơ sở cho các thầy cô giáo và các
em học sinh phân tích, cảm thụ tác phẩm nổi tiếng này.
120 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành vi cảm thán trong Truyện Kiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại các kiểu hành vi
cảm thán của Thuý Kiều (cách phân loại này cũng đƣợc chúng tôi tiến hành
cho các nhân vật khác trong tác phẩm). Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng
Thuý Kiều đã sử dụng rất nhiều kiểu hành vi cảm thán, nhƣng tiêu biểu nhất
là những hành vi sau:
- Hành vi cảm thán để than khóc:
Ví dụ 145:
Đau đớn thay, phận đàn bà ! (83)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự ngƣỡng mộ:
Ví dụ 146:
Chiếc thoa nào của mấy mƣơi,
Mà lòng trọng nghĩa khinh tài, xiết bao ! (309-310)
- Hành vi cảm thán để khuyên nhủ:
Ví dụ 147:
Ra tuồng trên Bộc trong dâu,
Thì con ngƣời ấy ai cầu làm chi? (507-508)
- Hành vi cảm thán để oán trách:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85
Ví dụ 148:
Ông tơ ghét bỏ chi nhau
Chƣa vui sum họp, đã sầu chia phôi. (549-550)
- Hành vi cảm thán để hứa hẹn, thề nguyền:
Ví dụ 149:
Cùng nhau đã trót nặng lời,
Dẫu thay mái tóc, dám dời lòng tơ? (551-552)
- Hành vi cảm thán bộc lộ sự phẫn uất:
Ví dụ 150:
Nàng rằng: "Trời thẳm đất dày !
Thân này đã bỏ những ngày ra đi.
Thôi thì thôi có tiếc gì ! (979-981)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự buông xuôi:
Ví dụ 151:
Cũng liều nhắm mắt đƣa chân,
Mà xem con tạo xoay vần đến đâu. (1115-1116)
- Hành vi cảm thán để bộc lộ nỗi đau đớn, xót xa:
Ví dụ 152:
Xót mình, cửa các buồng khuê,
Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay !
Khéo là mặt dạn mày dày,
Kiếp này đã đến thế này thì thôi! (1221-1224)
- Hành vi cảm thán bày tỏ thái độ trân trọng những ân tình đã qua:
Ví dụ 153:
Xót vì cầm đã bén dây,
Chẳng trăm năm cũng một ngày duyên ta ! (1963-1964)
- Hành vi cảm thán để tiếc nuối mối tình đầu lỡ dở:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86
Ví dụ 154:
Tiếc thay! Chút nghĩa cũ càng,
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng. (2241-2242)
- Hành vi cảm thán để mỉa mai, đay nghiến kẻ thù:
Ví dụ 155:
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xƣa mấy mặt, đời này mấy gan ! (2359-2360)
- Hành vi cảm thán bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ trong cuộc báo thù:
Ví dụ 156:
Lệnh quân truyền xuống nội đao,
Thề sao thì lại cứ sao gia hình. (2387-2388)
- Hành vi cảm thán thể hiện lòng biết ơn với Từ Hải:
Ví dụ 157:
Chạm xương chép dạ xiết chi,
Dễ đem gan óc đền nghì trời mây! (2425-2426)
- Hành vi cảm thán để ca ngợi tấm lòng bao dung, vị tha của Kim Trọng:
Ví dụ 158:
Thân tàn gạn đục khơi trong,
Là nhờ quân tử khác lòng ngƣời ta (3181-3182)
Bằng những hành vi cảm thán rất sinh động từ chính nhân vật, Nguyễn Du
đã thành công trong việc miêu tả diễn biến tính cách Thuý Kiều. Sau biết bao
thăng trầm của cuộc đời, con ngƣời trong trắng, dịu dàng, đoan trang, hiền thục
trong nhân vật đã nhƣờng chỗ cho một con ngƣời từng trải, biết yêu, biết ghét, biết
căm thù.
3.1.1.2.Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng nhân vật Kim Trọng
Từ ngữ cảm thán nhân vật thường sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87
Ở 65 câu thơ chứa hành vi cảm thán của Kim Trọng, có tới 46 câu sử
dụng các từ ngữ cảm thán nhƣ: chi, chăng, chẳng, mà, đã, cũng, đâu, lắm ru,
xót thay, thương ôi, ai ngờ, càng, sao,... Trong đó, nhân vật thƣờng xuyên sử
dụng một số từ nhƣ: mà: 7 lần; đã: 5 lần ; cũng: 5 lần; lại : 4 lần, ....để nhấn mạnh
điều cần cảm thán.
Ví dụ: Trong lời nhân vật, có lúc từ mà đƣợc dùng để nhấn mạnh một ý
kiến nhằm mục đích khuyên bảo:
Ví dụ 159:
Thiệt đây mà có ích gì đến ai ? (340)
có lúc lại giữ vai trò nối liền hai mệnh đề để nhấn mạnh lời thề:
Ví dụ 160:
Dám xa xôi mặt mà thƣa thớt lòng? (542)
Hành vi cảm thán nhân vật thường sử dụng
Kim Trọng là nhân vật có tính cách nho nhã, hào hoa, là ngƣời có tâm
hồn lãng mạn và giàu tình cảm. Ở đầu tác phẩm, chàng thƣờng sử dụng những
hành vi cảm thán nhƣ ca ngợi, hờn trách, thề thốt,... để thể hiện tình yêu say
đắm, nồng nàn. Sau khi Thuý Kiều lƣu lạc, chàng lại thƣờng xuyên sử dụng
những hành vi cảm thán thể hiện nỗi niềm đau đớn, xót xa và tâm trạng nhớ
nhung phiền não.
Cùng với việc sử dụng rất nhiều hành vi ngôn ngữ trực tiếp, nhân vật
này còn gián tiếp bộc lộ tính cách thông qua 19 câu thơ sử dụng thành ngữ,
quán ngữ, điển cố và các câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến.
Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán
Trong các hành vi cảm thán của Kim Trọng, tiêu biểu nhất là hai kiểu
hành vi: cảm thán để bày tỏ tình yêu và cảm thán để bộc lộ thái độ thƣơng
cảm, xót xa.
- Hành vi cảm thán để giãi bày tình cảm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88
Ví dụ 161:
Rằng: "Từ ngẫu nhĩ gặp nhau,
Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn ! (323-324)
- Hành vi cảm thán thể hiện thái độ khiêm tốn, nhã nhặn:
Ví dụ 162:
Tiện đây, xin một hai điều,
Đài gƣơng soi đến dấu bèo cho chăng ? (329-330)
- Hành vi cảm thán để khuyên nhủ, thuyết phục:
Ví dụ 163:
Dầu chăng xét tấm tình si,
Thiệt đây mà có ích gì đến ai ? (339-340)
- Hành vi cảm thán để hờn trách ngƣời yêu:
Ví dụ 164:
Trách lòng hờ hững với lòng,
Lửa hƣơng chốc để lạnh lùng bấy lâu.
Những là đắp nhớ đổi sầu,
Tuyết sƣơng nhuốm nửa mái đầu hoa râm (380-383)
- Hành vi cảm thán để ca ngợi:
Ví dụ 165:
Khen: "Tài nhả ngọc phun châu,
Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này. (405-406)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự thƣơng cảm:
Ví dụ 166:
Thương ôi ! Không hợp mà tan,
Một nhà vinh hiển, riêng oan một nàng ! (2965-2966)
và xót xa:
Ví dụ 167:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89
Xót thay! Chiếc lá bơ vơ,
Kiếp trần biết giũ bao giờ cho xong ? (2929-2930)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự chung tình:
Ví dụ 168:
Chƣa chăn gối, cũng vợ chồng,
Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang! (3175-3176)
- Hành vi cảm thán thể hiện lòng bao dung, độ lƣợng:
Ví dụ 169:
Nhƣ nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục đƣợc mình ấy vay ? (3119-3120)
Thông qua những hành vi cảm thán của nhân vật, tác giả đã đƣa
Kim Trọng trở thành một hình mẫu lí tƣởng trong lòng ngƣời đọc bởi sự nhã
nhặn, tinh tế, tình yêu sâu sắc, thuỷ chung và tấm lòng bao dung, độ lƣợng,
nhƣ lời ngợi ca của Thuý Kiều:
Thân tàn gạn đục khơi trong,
Là nhờ quân tử khác lòng ngƣời ta.
3.1.1.3. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải
Từ ngữ cảm thán nhân vật thường sử dụng
Từ Hải là ngƣời anh hùng có cốt cách ngang tàng, phóng khoáng với khí
phách hiên ngang của kẻ anh hào. Ngôn ngữ đối thoại cũng nhƣ cách thể hiện
tình cảm khác thƣờng của chàng đã khiến độc giả say mê, yêu thích.
Khác với tất cả các nhân vật trong tác phẩm, Từ Hải luôn luôn đứng ở thế
chủ động, chàng thƣờng xuyên đƣa ra các phát ngôn có tính chất khẳng định. Điều
đó thể hiện rõ ở cách sử dụng những từ ngữ cảm thán, nhƣ: bõ chi, vội gì, huống
chi, sao bằng, hẹp gì, mà chi,... và các từ mang ý hỏi, nhƣ: sao, sao cho, chăng,...
để bày tỏ thái độ, tình cảm. Tuy vậy, nhân vật không dùng lặp lại một từ ngữ cảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90
thán nào ở trên mà thƣờng xuyên sử dụng những cụm từ biểu cảm trong thành
ngữ, điển cố, điển tích để gián tiếp bộc lộ tính cách của mình.
Ví dụ:Cảm thán để khen ngợi sự nhìn nhận con ngƣời tinh tế của Thuý Kiều:
Ví dụ 170:
Khen cho con mắt tinh đời, (2201)
Hành vi cảm thán nhân vật thường sử dụng
Trong tác phẩm, Từ Hải thƣờng thực hiện một số hành vi cảm thán nhƣ
cảm thán để bày tỏ tình cảm, cảm thán để khẳng định quan điểm sống và cảm
thán để thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với cảnh ngộ của Thuý Kiều.
Nhƣng xuất hiện nhiều nhất vẫn là các hành vi cảm thán để thể hiện khí phách
hiên ngang và bản lĩnh khác ngƣời của nhân vật:
Ví dụ 171:
Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa đƣờng dầu thấy bất bằng mà tha ! (2429-2430)
Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán
- Hành vi cảm thán để bày tỏ tình yêu với Thuý Kiều:
Ví dụ 172:
Một đời đƣợc mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi ! (2183-2184)
- Hành vi cảm thán để khen ngợi:
Ví dụ 173:
Từ rằng: "Lời nói hữu tình,
Khiến ngƣời lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. (2191-2192)
- Hành vi cảm thán để bộc lộ tính cách:
Ví dụ 174:
Áo xiêm buộc trói lấy nhau,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi! (2467-2468)
- Hành vi cảm thán trách với mục đích khuyên:
Ví dụ 175:
Sao chƣa thoát khỏi nữ nhi thường tình ? (2220)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự cảm thông sâu sắc:
Ví dụ 176:
Sao cho muôn dặm một nhà,
Cho ngƣời thấy mặt là ta cam lòng. (2435-2436)
Đối với Từ Hải, Nguyễn Du đã huy động một vốn từ vô cùng phong phú để
khắc hoạ chân dung nhân vật thân yêu của mình, sáng tạo ra phƣơng thức nghệ
thuật rất riêng để biểu đạt khát vọng chung của thời đại.
3.1.2. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tƣợng nhân vật phản diện
Trong Truyện Kiều xuất hiện 7 nhân vật phản diện có ngôn ngữ đối thoại.
Nhƣng do bản chất tiêu cực của chúng khác nhau, nên chúng tôi chia các nhân vật
phản diện này thành 3 nhóm nhỏ theo tiêu chí sau:
- Mã Giám sinh, Tú Bà và Sở Khanh đƣợc xếp vào nhóm phản diện 1 vì
đây là ba nhân vật có cùng bản chất gian xảo, tráo trở, lừa lọc, cùng chung một
động cơ hành động là "khát tiền".
- Hoạn Thƣ và Thúc sinh là hai nhân vật có tính cách rất phức tạp,
không tích cực cũng không hoàn toàn tiêu cực. Vì sự nhu nhƣợc mà Thúc
Sinh gián tiếp gây ra nỗi đau khổ cho Thuý Kiều. Vì sự ghen tuông thái
quá mà Hoạn Thƣ trở thành một tác nhân đẩy Kiều dấn sâu thêm vào kiếp
phong trần. Hai nhân vật này đƣợc xếp vào nhóm phản diện 2.
- Hoạn bà và Hồ Tôn Hiến không cùng bản chất với hai nhóm nhân vật
trên nên chúng tôi tạm xếp họ vào nhóm phản diện 3.
3.1.2.1.Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng nhóm nhân vật phản
diện 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92
Mã Giám sinh, Tú Bà và Sở Khanh là ba con ngƣời có cùng tâm địa
nhƣng mỗi ngƣời lại có sự thể hiện hết sức khác nhau, không ai giống ai.
Vì Mã Giám sinh và Sở Khanh có sự khác biệt so với Tú Bà về cách thức
nói năng, hành động, nên chúng tôi gộp Mã Giám Sinh và Sở Khanh vào một tiểu
nhóm để xem xét.
a. Hành vi cảm thán của Mã Giám Sinh và Sở Khanh
Từ ngữ cảm thán nhân vật sử dụng.
Mã Giám sinh có tính cách nổi bật là sự keo kiệt, bủn xỉn đến mức bỉ
ổi. Ngôn từ sử dụng cũng góp phần lột tả sự đê tiện trong con ngƣời này. Để
tính toán, cân nhắc trƣớc mọi hành động, hắn thƣờng dùng những từ ngữ cảm
thán nhƣ: mất chi, chẳng ngoa, kém đâu, hẳn, ắt,...
Ví dụ 177 :
Một cƣời này, hẳn nghìn vàng, chẳng ngoa. (826)
Với Sở Khanh, vì là một tên lƣu manh, là kẻ lừa tình tráo trở nên ngôn
từ của gã vừa sáo rỗng, vừa gian manh. Khi thực hiện hành vi lừa đảo, gã đã
sử dụng những từ ngữ cảm thán nhƣ: than ôi, tiếc cho, bỗng, sao, khéo, bấy,
hỡi lòng, đà, chăng, mới thôi, chẳng cơn cớ gì,...nhằm đƣa "con mồi" vào
bẫy:
Ví dụ 178 :
Nổi cơn riêng giận trời già,
Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng ? (1069-1070)
Hành vi cảm thán nhân vật thường sử dụng
Để thực hiện những hành vi xấu xa đối với Thuý Kiều, Mã Giám Sinh
thƣờng sử dụng những hành vi cảm thán thể hiện sự soi xét giá trị "món
hàng", những tính toán lời lãi trong việc buôn ngƣời và hành vi cảm thán để
tính bài lừa đảo.
Ví dụ 179:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93
Mập mờ đánh lận con đen,
Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi ? (839-840)
Với mục đích đƣa Thuý Kiều vào tròng, Sở Khanh chỉ chú trọng thực hiện
những hành vi cảm thán khiến đối tƣợng tin tƣởng mà mắc lừa. Đó là hành vi than
oán tỏ vẻ xót xa, hay hành vi hứa hẹn để thuyết phục Kiều đi trốn:
Ví dụ 180 :
Nàng đà biết đến ta chăng,
Bể trầm luân lấp cho bằng mới thôi. (1103-1104)
Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán
Dựa vào mục đích cảm thán, Mã Giám Sinh đã đƣa ra một số hành vi
cảm thán sau:
- Hành vi cảm thán để khen "hàng":
Ví dụ 181:
Đã nên quốc sắc thiên hương, (825)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự tính toán lời lãi:
Ví dụ 182:
Hẳn ba trăm lạng kém đâu,
Cũng đà vừa vốn, còn sau thì lời. (829-830)
- Hành vi cảm thán thể hiện khao khát nhục dục:
Ví dụ 183:
Đào tiên đã bén tay phàm,
Thì vin cành quýt cho cam sự đời (833-834)
- Hành vi cảm thán để toan tính lừa đảo:
Ví dụ 184:
Nƣớc vỏ lựu, máu mào gà,
Mƣợn màu chiêu tập lại là còn nguyên. (837-838)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự hèn hạ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94
Ví dụ 185:
Mụ già hoặc có điều gì,
Liều công mất một buổi quỳ mà thôi. (841-842)
Là một kẻ lừa tình siêu hạng, Sở Khanh đã thực hiện các hành vi cảm
thán để đƣa đối tƣợng vào bẫy:
- Hành vi cảm thán để than tiếc:
Ví dụ 186:
Than ôi! Sắc nước hương trời,
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây ?
- Hành vi cảm thán để oán trách:
Ví dụ 187:
Hoa sao hoa khéo giã giày bấy hoa ? (1068)
- Hành vi cảm thán để hứa hẹn:
Ví dụ 188:
Thuyền quyên ví biết anh hùng,
Ra tay tháo cũi sổ lồng nhƣ chơi ! (1071-1072)
- Hành vi cảm thán để thuyết phục:
Ví dụ 189:
Thừa cơ, lẻn bƣớc ra đi,
Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn ?
Thông qua những hành vi cảm thán của Mã Giám Sinh và Sở
Khanh, tác giả đã vạch trần tâm địa xấu xa của cả hai nhân vật: một kẻ
vừa keo kiệt, vừa đê tiện, một kẻ vừa đốn mạt vừa tráo trở.
b. Hành vi cảm thán của Tú Bà
Từ ngữ cảm thán nhân vật thường sử dụng
Xây dựng hình ảnh một mụ chủ lầu xanh gớm ghiếc, thô lỗ và chỉ
biết đến tiền, tác giả đã đặt vào ngôn ngữ đối thoại của Tú bà những từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95
ngữ cảm thán: cũng, này này, này, thôi đà, đã, thôi thôi, cứ, chẳng, cớ sao,
sao, sao nỡ, làm chi, hay gì, hãy, cho,...trong đó từ đã xuất hiện 7 lần, cũng 4
lần và cho 3 lần.
Lặp lại nhiều lần từ đã để cảm thán về những sự việc xảy ra ngoài ý muốn,
lúc thì Tú Bà bộc lộ sự tiếc nuối:
Ví dụ 190:
Màu hồ đã mất đi rồi, (969)
lúc lại dùng đã để khẳng định :
Ví dụ 191:
Con kia đã bán cho ta,
Nhập gia, phải cứ phép nhà tao đây. (971-972)
..........
Hành vi cảm thán nhân vật thường sử dụng
Tú bà thƣờng sử dụng hành vi cảm thán trực tiếp thông qua 23/26 phát
ngôn cảm thán có các từ cảm thán đi kèm. Bên cạnh đó, mụ cũng phối hợp sử
dụng 11 thành ngữ nhằm nhấn mạnh nội dung của phát ngôn.
Với một kẻ chỉ biết đến tiền và ghê gớm nhƣ Tú Bà thì hầu hết các
hành vi cảm thán của mụ đều là hành vi chửi mắng, hành vi than vì tiếc tiền
hoặc hành vi khuyên nhủ, thuyết phục chỉ vì lợi nhuận.
Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán
Khắc hoạ tính cách ghê gớm, xảo quyệt của Tú Bà, nhà thơ đã để nhân
vật này thực hiện một số hành vi cảm thán tiêu biểu sau:
- Hành vi cảm thán vì mục đích cầu xin:
Ví dụ 192:
Muôn nghìn ngƣời thấy cũng yêu,
Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai (943-944)
- Hành vi cảm thán để chửi rủa:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96
Ví dụ 193:
Tuồng vô nghĩa, ở bất nhân,
Buồn mình trƣớc đã tần mần thử chơi. (967-968)
- Hành vi cảm thán để than vì tiếc tiền:
Ví dụ 194:
Thôi thôi, vốn liếng đi đời nhà ma ! (970)
- Hành vi cảm thán thể hiện uy quyền:
Ví dụ 195:
Phải làm cho biết phép tao ! (977)
- Hành vi cảm thán để khuyên nhủ:
Ví dụ 196:
Làm chi tội báo oan gia,
Thiệt mình, mà hại đến ta, hay gì?
- Hành vi cảm thán để hứa hẹn, thề thốt:
Ví dụ 197:
Mai sau ở chẳng nhƣ lời,
Trên đầu có bóng mặt trời rạng soi. (1029-1030)
- Hành vi cảm thán để ra lệnh:
Ví dụ 198:
Chơi cho liễu chán hoa chê,
Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời. (1211-1212)
- Hành vi cảm thán để mỉa mai, đay nghiến:
Ví dụ 199:
Cớ sao, chịu tốt một bề,
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao ! (975-976)
Ngôn từ lỗ mãng mà Tú bà sử dụng khi chửi rủa, mắng nhiếc đối tƣợng
mang tính chất cá thể hoá cao độ, có tác dụng tô đậm bản chất con buôn của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97
mụ: "gái tơ" là cách gọi xách mé những cô gái trẻ thiếu đứng đắn, "ngứa nghề" là
từ thô tục,... Đoạn Tú bà chửi mắng Thuý Kiều chính là một dẫn chứng xuất
sắc về việc cá thể hoá bằng ngôn ngữ nhân vật. Bản thân ngôn ngữ ấy đã tố cáo
tính chất con ngƣời Tú Bà rất cụ thể và sinh động.
3.1.2.2. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng nhóm nhân vật phản
diện 2
a. Hành vi cảm thán của Thúc sinh
Từ ngữ cảm thán nhân vật sử dụng.
Để bộc lộ thái độ, tình cảm của bản thân trƣớc mọi hoàn cảnh, Thúc
Sinh đã sử dụng các từ ngữ cảm thán: thay, sao, chớ, hãy cứ, chi, đã, cũng,
nỡ, chẳng, thôi, vì ai, lại, hỡi ơi, thương ôi, thôi thôi, biết bao giờ,...
Có một số từ ngữ đƣợc nhân vật này ƣa dùng, đó là các từ: sao: xuất
hiện 5 lần, chi: 4 lần, thôi: 4 lần, cũng: 4 lần...
Với 5 lần xuất hiện trong các phát ngôn cảm thán, sao có tác dụng biểu
thị một số cảm xúc, thái độ của nhân vật, nhƣ:
Thái độ ngạc nhiên:
Ví dụ 200:
Rằng: "Sao nói lạ lùng thay ! (1321)
Thái độ nhún nhƣờng, biết lỗi:
Ví dụ 201:
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây! (1398)
Cũng có khi sao đƣợc dùng để nhấn mạnh lời than vãn của nhân vật:
Ví dụ 202:
Nhân làm sao đến thế này ? (1825)
Hành vi cảm thán nhân vật thường sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98
Thúc Sinh đa tình, phóng túng, thích hƣởng lạc, lại là ngƣời có tính
cách bốc đồng, khoác lác. Cách sống thiếu lành mạnh đã góp phần tạo nên
tính cách bạc nhƣợc, yếu hèn của anh ta.
Trong 47 phát ngôn cảm thán, nhân vật này thƣờng xuyên thực hiện ba
loại hành vi cảm thán là: hành vi cảm thán thể hiện sự ba hoa, khoác lác, hành
vi than khóc thể hiện thái độ xót thƣơng và hành vi cảm thán thể hiện thái độ
sợ sệt, yếu hèn.
Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán
- Hành vi cảm thán với mục đích thể hiện mình:
Ví dụ 203:
Đƣờng xa chớ ngại Ngô Lào,
Trăm điều, hãy cứ trông vào một ta. (1363-1364)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự ăn năn, hối lỗi:
Ví dụ 204:
Rằng: "Con biết tội đã nhiều,
Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam. (1395-1396)
- Hành vi than thể hiện sự buông xuôi:
Ví dụ 205:
Lƣợng trên quyết chẳng thƣơng tình,
Bạc đen, thôi có tiếc mình làm chi ! (1401-1402)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự ân hận, tự xỉ vả bản thân:
Ví dụ 206:
Khóc rằng: "Oan khuất vì ta,
Có nghe lời trƣớc, chẳng đà luỵ sau !
Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu,
Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai ? (1433-1436)
- Hành vi cảm thán bộc lộ thái độ xót xa:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99
Ví dụ 207:
Con ngƣời thế ấy, thác oan thế này ! (1678)
- Hành vi than thể hiện sự sợ hãi:
Ví dụ 208:
Nhân làm sao đến thế này ?
Thôi thôi, ta đã mắc tay ai rồi !
- Hành vi cảm thán thể hiện thái độ thông cảm:
Ví dụ 209:
Hồng nhan bạc mệnh một ngƣời nào vay ! (1906)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự tủi hổ, cay đắng:
Ví dụ 210:
Thấp cơ thua chí đàn bà,
Trông vào đau ruột, nói ra ngại lời. (1947-1948)
- Hành vi cảm thán để khuyên nhủ:
Ví dụ 211:
Liệu mà xa chạy cao bay,
Ái ân ta có ngần này mà thôi ! (1971-1972)
- Hành vi cảm thán thể hiện tình cảm vấn vƣơng:
Ví dụ 212:
Dẫu rằng sông cạn đá mòn,
Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ. (1975-1976)
- Hành vi cảm thán để ngợi ca:
Ví dụ 213:
Lạ gì quốc sắc thiên tài phải duyên. (2922)
Qua các kiểu hành vi cảm thán nêu trên, có thể thấy: ở Thúc Sinh có
sự mâu thuẫn giữa động cơ của hành động với kết quả của hành động: Vì
yêu Kiều mà cứu Kiều ra khỏi lầu xanh nhƣng do bản tính nhu ngƣợc, yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100
hèn nên lại không thể trở thành chỗ dựa cho Kiều. Trƣớc sự phẫn nộ của
cha, trong cảnh Thuý Kiều bị hành hạ nơi công đƣờng và bị Hoạn Thƣ trả
thù, Thúc Sinh thƣờng chỉ biết khóc than hay thƣơng xót, sợ hãi mà chẳng
làm đƣợc gì để bảo vệ cho ngƣời yêu.
b. Hành vi cảm thán của Hoạn Thƣ
Từ ngữ cảm thán nhân vật sử dụng
Hoạn Thƣ là nhân vật có tính cách phức tạp và bản lĩnh khác thƣờng.
Điều đó thể hiện ở những hành vi cảm thán của nhân vật có chứa các từ ngữ
cảm thán, nhƣ: chi, chẳng, mà, lại còn, làm chi, cũng, lo gì, cho, nào phải,
chăng, lạ đời, thôi thì thôi, tiếc thay... Một số từ ngữ cảm thán đƣợc Hoạn
Thƣ sử dụng nhiều lần, nhƣ: cho: 10 lần; chẳng: 5 lần; chi(gì): 6 lần; cũng: 4
lần,... có tác dụng khắc họa đậm nét bản chất thâm hiểm trong con ngƣời này.
Khi dùng lặp đi lặp lại từ cho trong những toan tính trả thù, Hoạn Thƣ
khiến ngƣời đọc phải rùng mình vì sự thâm trầm độc địa của thị:
Ví dụ 214:
Làm cho cho mệt cho mê,
Làm cho đau đớn ê chề cho coi.
Trƣớc cho bõ ghét những ngƣời,
Sau cho để một trò cƣời về sau.
Hành vi cảm thán nhân vật thường sử dụng
Hoạn Thƣ thƣờng sử dụng hành vi cảm thán trực tiếp để bộc lộ các
trạng thái tâm lí của mình.
Bên cạnh việc sử dụng rất nhiều hành vi cảm thán để thể hiện sự oán
trách, căm giận và những mƣu đồ trả thù, Hoạn Thƣ còn sử dụng khá nhiều
hành vi cảm thán để thể hiện thái độ cảm thông với Thuý Kiều. Điều đó tạo ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101
mâu thuẫn trong nội tâm của nhân vật, cũng cho thấy sự phức tạp trong tính
cách của ngƣời đàn bà này.
Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán
- Hành vi cảm thán thể hiện sự chê trách:
Ví dụ 215:
Lại còn bƣng bít dấu quanh,
Làm chi những thói trẻ ranh nực cƣời ! (1543-1544)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự ghê gớm:
Ví dụ 216:
Làm cho nhìn chẳng đƣợc nhau,
Làm cho đày đoạ cất đầu chẳng lên.
Làm cho trông thấy nhãn tiền,
Cho ngƣời thăm ván bán thuyền biết tay ! (1549-1552)
- Hành vi cảm thán để mắng chửi:
Ví dụ 217:
Cuộc vui gảy khúc đoạn trƣờng ấy chi !
Sao chẳng biết ý tứ gì ? (1860-1861)
- Hành vi cảm thán thể hiện tâm lí thoả mãn:
Ví dụ 218:
Vui này đã bõ đau ngầm xƣa nay ! (1868)
- Hành vi cảm thán để khen ngợi:
Ví dụ 219:
Khen rằng: "Bút pháp đã tinh,
So vào với thiếp Lan Đình nào thua ! (1987-1988)
- Hành vi cảm thán thể hiện thái độ cảm thông:
Ví dụ 220:
Rằng: "Tài nên trọng mà tình nên thƣơng. (1900)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102
...Hữu tài thƣơng nỗi vô duyên lạ đời ! (1904)
- Hành vi cảm thán thể hiện thái độ tiếc nuối:
Ví dụ 221:
Tiếc thay ! Lƣu lạc giang hồ,
Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài. (1989-1990)
- Hành vi cảm thán để cầu xin tha mạng:
Ví dụ 222:
Lòng riêng, riêng những kính yêu,
Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lƣợng bể thƣơng bài nào chăng (2369-2372)
Qua bút pháp miêu tả của nhà thơ, có thể thấy Hoạn Thƣ là ngƣời đàn
bà vừa quỷ quyệt, tinh quái, vừa khôn ngoan, biết điều. Trong mọi hoàn cảnh,
thị luôn chứng tỏ mình là ngƣời có bản lĩnh khác ngƣời. Nhờ việc sử dụng
các kiểu hành vi cảm thán để nhân vật tự bộc lộ, tác giả đã làm cho hình
tƣợng nhân vật trở nên sống động hơn, tính cách nhân vật cũng đa dạng
và có chiều sâu hơn.
3.1.2.3. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng nhóm nhân vật phản
diện 3
a. Hành vi cảm thán của Hoạn Bà
Từ ngữ cảm thán nhân vật sử dụng.
Là phu nhân của quan Lại bộ, đứng ở vị trí "kẻ trên", Hoạn bà thích ra oai
và chửi mắng ngƣời dƣới. Trong các phát ngôn cảm thán, bà ta đã sử dụng các
từ ngữ cảm thán: chẳng, thì, ra tuồng, đã, lại, nào, hãy và các cụm từ biểu
cảm của thành ngữ để chửi rủa, lăng nhục Thuý Kiều.
Các hành vi cảm thán nhân vật sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103
Khác với những động cơ xấu xa của nhóm nhân vật Mã Giám sinh, Tú
bà, Sở Khanh và sự ghen tuông thái quá của Hoạn Thƣ, động cơ hành động
của Hoạn Bà chỉ đơn giản là trả thù cho con, nên trong tác phẩm, Hoạn Bà chỉ
sử dụng hành vi cảm thán với mục đích chửi mắng, nhiếc móc và hành vi ra
lệnh đánh đập Thuý Kiều.
Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán
Với mục đích trả thù cho con gái, Hoạn bà đã thực hiện các hành vi
cảm thán sau:
- Hành vi cảm thán để chửi rủa:
Ví dụ 223:
Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng,
Ra tuồng mèo mả gà đồng. (1730-1731)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự tức giận:
Ví dụ 224:
Đã đem mình bán cửa tao,
Lại còn khủng khỉnh làm cao thế này! (1732-1733)
- Hành vi cảm thán để ra lệnh:
Ví dụ 225:
Nào là gia pháp nọ bay !
Hãy cho ba chục biết tay một lần. (1735-1736)
Thông qua những hành vi cảm thán, Hoạn Bà đã tự bộc lộ bản chất
ghê gớm, đáo để của một mệnh phụ phu nhân đầy uy quyền.
b. Hành vi cảm thán của Hồ Tôn Hiến
Từ ngữ cảm thán nhân vật sử dụng.
Trong 4 câu thơ chứa hành vi cảm thán của Hồ Tôn Hiến, nhân vật đã sử
dụng các từ ngữ cũng, mới, lắm thay, hay sao, thế nào để thể hiện các trạng
thái tâm lí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104
Các hành vi cảm thán nhân vật sử dụng
Là tên quan "mặt sắt đen sì" nên Hồ Tôn Hiến ít biểu lộ tình cảm. Tuy
vậy, nhan sắc và tiếng đàn sầu thảm của ngƣời đẹp đã khiến hắn phải thốt lên
vài lời cảm thán, đó là hành vi than và hành vi cảm thán thể hiện sự thƣơng
hại, sự lo lắng.
Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán
- Hành vi than khi nghe tiếng đàn sầu thảm của Thuý Kiều:
Ví dụ 226:
Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay ! (2574)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự thƣơng hại:
Ví dụ 227:
Rằng: "Nàng chút phận hồng nhan,
Gặp cơn binh cách nhiều nàn cũng thƣơng. (2541-2542)
- Hành vi cảm thán để bộc lộ sự lo lắng:
Ví dụ 228:
Phải tuồng trăng gió hay sao,
Sự này biết tính thế nào đƣợc đây ? (2593-2594)
Hồ Tôn Hiến là nhân vật phản diện cuối cùng của tác phẩm. Hắn
không chỉ hám danh lợi mà còn khát khao lạc thú. Đằng sau sự miêu tả long
trọng về Hồ Tôn Híến là thái độ chê cƣời kín đáo của Nguyễn Du giành
cho sự dâm đãng của ông ta:
Ví dụ 229:
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình !
Sử dụng từ ngữ biểu cảm trong những câu thơ trào phúng đã giúp
Nguyễn Du thể hiện thành công dụng ý nghệ thuật của mình là lật tẩy đƣợc
bộ mặt giả tạo, tàn nhẫn của tầng lớp quan lại phong kiến xấu xa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105
3.1.3. Nhận xét chung
Trong Truyện Kiều, thế giới nội tâm của từng kiểu nhân vật đƣợc
Nguyễn Du miêu tả hoàn toàn khác nhau, mỗi ngƣời mang một tính cách
riêng, không gây cảm giác nhàm chán cho độc giả. Để có đƣợc thành công
này phải kể đến nghệ thuật sử dụng ngôn từ vô cùng độc đáo của nhà thơ.
Có thể thấy, trong tác phẩm, mỗi loại nhân vật đều có cách sử dụng từ
ngữ cảm thán khác nhau. Nếu nhƣ nhân vật Thúy Kiều thƣờng sử dụng các từ
ngữ cảm thán nhƣ: thôi thôi, thôi đã, cũng, này, đã, chẳng, làm chi, hay gì ,... để
bộc lộ những đau buồn, chua xót, đắng cay, tiếc nuối cho những mất mát về
tinh thần, thì Tú bà lại sử dụng thôi thôi, thôi đà, cũng, này, mà, đã, sao,
chẳng,làm chi, hay gì,... để kêu than, chửi bới, nguyền rủa, tiếc nuối cho
những mất mát về vật chất.
Nếu Thúy Kiều sử dụng các từ ngữ thôi thôi, ôi, hỡi ,... để bộc lộ nỗi niềm
chua xót, đắng cay thì Thúc Sinh lại dùng các từ ngữ: hỡi ơi, thương ôi, thôi
thôi,... để bộc lộ sự sợ hãi, yếu hèn và để khóc than thƣơng xót.
Nếu Kim Trọng sử dụng các từ ngữ chi, chăng, chẳng, mà, đã, cũng,
đâu, lắm ru, xót thay, thương ôi, ai ngờ, càng, sao,... để ca ngợi, hờn trách, thề
thốt, đắm say thuở ban đầu và đau đớn, thƣơng cảm, xót xa trong sự nhớ nhung
phiền não, thì Thúy Kiều lại sử dụng các từ ngữ chi, chăng, chẳng, mà, đã,
cũng, đâu, lắm ru, xót thay, ai ngờ, càng, sao,... để giãi bày nỗi nhớ ngƣời
yêu, nỗi thƣơng cha, xót mẹ, để sầu tủi, ngậm ngùi cho bản thân.
Từ Hải sử dụng bõ chi, sá gì để bày tỏ tình cảm và thể hiện khí phách hiên
ngang của kẻ "đầu đội trời, chân đạp đất", còn Thúy Kiều sử dụng sá gì, sá chi
để bộc lộ thái độ buông xuôi, chán ngán.
Hoạn Thƣ và Tú bà đều là hai ngƣời đàn bà ghê gớm, nhƣng những từ
ngữ cảm thán chi, chẳng, mà, lại còn, làm chi, cũng, lo gì, cho, nào phải,
chăng, lạ đời, thôi thì thôi, tiếc thay... mà Hoạn Thƣ sử dụng cho ngƣời ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106
thấy cả sự tinh quái, quỉ quyệt lẫn "cái biết điều" của thị, còn những từ ngữ
cũng, này này, này, thôi đà, đã, thôi thôi, cứ, chẳng, cớ sao, sao, sao nỡ, làm
chi, hay gì, hãy, cho,... mà Tú bà sử dụng để cảm thán thì chỉ cho ngƣời ta
thấy sự gớm ghiếc, thô lỗ và chỉ biết đến tiền của mụ chủ lầu xanh. Điều
đó làm nên sự khác biệt về bản chất của hai nhân vật.
Một Mã Giám sinh vô học, hợm của, đê tiện hiện ra qua các từ cảm thán
chẳng ngoa, kém đâu, mất chi, hẳn, ắt.... bên cạnh gã Sở Khanh gian manh, lọc
lừa, tráo trở bị vạch mặt bởi các từ: than ôi, tiếc cho, hỡi lòng, đà, chăng, mới
thôi, chẳng cơn cớ gì, bỗng, sao, khéo, bấy...cũng tạo nên những nét khác biệt
giữa chúng.
Hoạn bà ghê gớm, đáo để, luôn đứng ở vị trí "kẻ trên" để xăm soi, nhiếc
móc, ra oai "kẻ dƣới" thì Nguyễn Du chọn dùng những từ ngữ chẳng, thì, ra
tuồng, đã, lại còn, thế này, nào, hãy. Còn Hồ Tôn Hiến vừa hám danh lợi, vừa
khát khao lạc thú thì bị Nguyễn Du vạch mặt bằng các từ ngữ cảm thán: lắm
thay, cũng, hay sao, lạ cho...
Mỗi con ngƣời một tính cách, đại diện cho những hạng ngƣời khác
nhau trong xã hội. Nhờ sự góp mặt của các từ ngữ cảm thán mà Nguyễn Du
đã vẽ nên bức tranh đa sắc màu của xã hội - nơi Thúy Kiều sống, giúp ngƣời
đọc có thể liên tƣởng chân thực nhất hoản cảnh xã hội qua những con ngƣời
cụ thể trong tác phẩm.
3.2. HÀNH VI CẢM THÁN VỚI VAI TRÒ THỂ HIỆN THÁI ĐỘ CỦA TÁC GIẢ
3.2.1.Hành vi cảm thán thể hiện thái độ của tác giả đối với thân phận Thúy Kiều
3.2.1.1.Từ ngữ cảm thán tác giả thường sử dụng để nói về nhân vật Thuý Kiều
a. Khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tài năng thơ ca, nhạc họa của nhân vật
Nhà thơ không sử dụng nhiều từ ngữ cảm thán khi miêu tả dung mạo xinh
đẹp của Thuý Kiều, mà thƣờng gián tiếp thông qua các thành ngữ, điển cố để ca
ngợi vẻ đẹp cũng nhƣ tài năng thơ phú của nàng. Ví dụ, chỉ nhan sắc của ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107
đẹp thì nói mai cốt cách, tuyết tinh thần, miêu tả đôi mắt tình tứ thì nói làn thu
thuỷ, khen lời hay ý đẹp thì nói nhả ngọc phun châu,...
Nguyễn Du lựa chọn những cụm từ bóng bẩy để miêu tả tài sắc của nhân
vật chính trong tác phẩm là vì chỉ có bút pháp ƣớc lệ cổ điển trong thành ngữ, điển
cố mới làm nổi bật đƣợc hình ảnh lí tƣởng của Thuý Kiều:
Ví dụ 230:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
...Đã nên quốc sắc thiên hương,
Một cƣời này, hẳn nghìn vàng, chẳng ngoa.
...Than ôi! Sắc nước hương trời
Sự nổi trội của Thuý Kiều không chỉ thể hiện ở vẻ bề ngoài mà còn ở sự
"thông minh vốn sẵn" đƣợc đánh dấu bởi tài năng thơ ca, nhạc họa "sắc đành đòi
một, tài đành hoạ hai" của nhân vật. Tác giả đã dùng những thành ngữ gió táp
mưa sa, trong như tiếng hạc, tiếng nhặt tiếng khoan,... để miêu tả Thuý Kiều làm
thơ và đánh đàn.
b. Khi nói về thân phận khổ đau của nhân vật
Cuộc đời Vƣơng Thuý Kiều là một chuỗi dài những ngày tháng đắng cay,
tủi nhục khiến Nguyễn Du đem lòng trắc ẩn. Thể hiện thái độ đồng cảm, xót
thƣơng cho thân phận khổ đau của nàng, tác giả đã sử dụng hàng loạt từ ngữ cảm
thán để sáng tạo ra những dòng thơ chứa đầy cảm xúc. Đó là các từ ngữ: thôi,
thay, thương ôi, xiết bao, thương gì, tiếc gì, quản gì, còn gì, dẫu sao, biết bao, biết
sao, càng, đâu, chăng, chẳng, ...
Khi sử dụng những từ ngữ cảm thán đó, tác giả đã cực tả đƣợc hầu hết các
trạng thái tâm lí, những xúc cảm cũng nhƣ thái độ của mình trƣớc cuộc đời đầy
khổ ải của nhân vật.
Ví dụ: cảm từ thay xuất hiện qua nhiều dạng kết hợp nhƣ xót thay, tiếc thay,
đoạn trường thay, thương thay, khéo thay đã biểu đạt đƣợc những cảm xúc sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108
- Biểu thị sự xót xa cho một kiếp ngƣời bất hạnh:
Ví dụ 231:
Xót thay, chiếc lá bơ vơ,
Kiếp trần biết rũ bao giờ cho xong !
- Biểu thị sự tiếc nuối trong tiếng than nghẹn ngào, đau đớn:
Ví dụ 232:
Tiếc thay! Một đoá trà mi,
Con ong đã mở đƣờng đi lối về !
- Biểu thị sự thƣơng cảm trong lời than thống thiết:
Ví dụ 233:
Thương thay ! Cũng một kiếp ngƣời,
Khéo thay ! Mang lấy sắc tài làm chi !
- Biểu thị sự mãn nguyện khi thấy cái ác, cái xấu bị tiêu diệt:
Ví dụ 234:
Đạo trời báo phục chỉn ghê,
Khéo thay, một mẻ tóm về đầy nơi !
Mỗi lần những ngôn từ cảm thán tiếc thay, thương thay, xót thay, đoạn
trường thay,.... vang lên là thêm một lần nhà thơ nhấn sâu vào lòng độc giả sự day
dứt, xót xa, tiếc nuối cho một cuộc đời bất hạnh.
3.2.1.2. Các loại hành vi cảm thán tác giả thường sử dụng
Nguyễn Du thƣờng trực tiếp bày tỏ thái độ của mình trƣớc cuộc đời
khổ đau của nhân vật qua những hành vi cảm thán tiêu biểu sau:
- Hành vi cảm thán để than:
Ví dụ 235:
Đoạn trƣờng thay ! Lúc phân kỳ (869)
- Hành vi cảm thán bộc lộ sự oán trách:
Ví dụ 236:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109
Rủi may âu cũng sự trời,
Đoạn trƣờng lại chọn mặt ngƣời vô duyên !
Xót nàng, chút phận thuyền quyên,
Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn ! (817-820)
- Hành vi cảm thán bộc lộ sự xót xa:
Ví dụ 237:
Xót thay ! Đào lí một cành,
Một phen mƣa gió, tan tành một phen. (1741-1742)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự thƣơng cảm cao độ:
Ví dụ 238:
Thương ôi ! Tài sắc bực này,
Một dao oan nghiệt, đứt dây phong trần. (985-986)
- Hành vi cảm thán thể hiện thái độ đồng cảm với nỗi đau của nhân vật:
Ví dụ 239:
Đau lòng tử biệt sinh ly,
Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên ! (617-618)
- Hành vi cảm thán thể hiện sự ngậm ngùi than tiếc:
Ví dụ 240:
Nghĩ đời mà ngán cho đời,
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen !
Tiếc thay ! Nƣớc đã đánh phèn,
Mà cho bùn lại vẩn lên mấy lần ! (2153-2156)
- Hành vi cảm thán bộc lộ thái độ trân trọng, ngợi ca nhân vật:
Ví dụ 241:
Cho hay thục nữ chí cao,
Phải ngƣời sớm mận tối đào nhƣ ai ?
- Hành vi cảm thán thể hiện thái độ bao dung, độ lƣợng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110
Ví dụ 242:
Nhƣ nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục đƣợc mình ấy vay !
Dựa vào vai trò biểu cảm của từ ngữ với sự sáng tạo tuyệt vời của bản thân,
nhà thơ không chỉ bày tỏ tình cảm đặc biệt với Thuý Kiều, mà còn bộc lộ cả thái độ
bất bình đối với sự bất công của xã hội. Những vần thơ đanh thép của ông thể hiện sự
phản kháng mạnh mẽ đối với các thế lực đen tối tồn tại trong xã hội phong kiến.
3.2.2. Hành vi cảm thán để thể hiện thái độ của tác giả đối với sự bất công
của xã hội.
3.2.2.1.Từ ngữ cảm thán tác giả thường sử dụng
Vì có mối đồng cảm sâu sắc với nỗi thống khổ của con ngƣời mà Nguyễn
Du luôn tỏ thái độ bất bình với những biểu hiện xấu xa của xã hội cũ. Nhà thơ đã
sử dụng những lời lẽ đanh thép để vạch trần bộ mặt đen tối của xã hội phong
kiến một cách không thƣơng tiếc:
Ví dụ 243:
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền !
Ông đã thông qua các từ ngữ cảm thán khéo là, lạ gì, điều đâu, bỗng, làm
sao, sao khéo, khó gì, cho, nỡ, làm chi, lắm nao, mà, chẳng qua,...để bộc lộ thái
độ phản ứng mạnh mẽ của mình đối với xã hội mà đồng tiền đứng trên, đứng
trƣớc và lãnh đạo tất cả:
Ví dụ 244:
Trong tay đã sẵn đồng tiền,
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì !
Đồng thời nhà thơ cũng cho độc giả thấy đƣợc tác dụng của những từ ngữ
cảm thán đó khi chúng đƣợc lựa chọn sử dụng trong các hoàn cảnh cụ thể của tác
phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111
Ví dụ: từ cho đƣợc dùng lặp lại liên tiếp 6 lần có tác dụng nhấn mạnh lời
bình luận, khiến ngƣời ta càng thêm ghê sợ sự cay nghiệt của tạo hoá:
Ví dụ 245:
Đã cho lấy chữ hồng nhan,
Làm cho cho hại, cho tàn, cho cân.
Đã đầy vào kiếp phong trần,
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi.
Từ ngữ cảm thán còn giúp tác giả mỉa mai sự bất công đã và đang tồn
tại từ bao đời nay:
Ví dụ 246:
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Sự chà đạp những con ngƣời lƣơng thiện là một tội ác của chế độ phong
kiến. Khi nào xã hội còn bất công thì khi đó tài năng, nhan sắc chỉ làm ngƣời ta
sớm gặp tai ƣơng, bởi vì"Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen". Đó là cảm
hứng chủ đạo nhất, sâu xa nhất, bi thiết nhất của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
3.2.2.2.Các loại hành vi cảm thán tác giả thường sử dụng
Đứng ở vị trí ngƣời kể chuyện để chứng kiến những thăng trầm trong
cuộc đời nhân vật, nhà thơ đã thực hiện những hành vi cảm thán để bộc lộ
thái độ căm giận tạo hoá bằng những lời chì chiết, đay nghiến, mỉa mai số
phận. Đó là những hành vi nổi bật nhƣ:
- Hành vi cảm thán để lên án những tiêu cực của xã hội:
Ví dụ 247:
....Tiền lƣng đã có việc gì chẳng xong !
- Hành vi cảm thán để biểu thị tiếng than đầy thƣơng xót:
Ví dụ 248:
Hoá nhi thật có nỡ lòng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112
Làm chi giày tía vò hồng lắm nao !
- Hành vi cảm thán là tiếng chửi đời mỉa mai, chua chát:
Ví dụ 249:
Chém cha cái số hoa đào,
Gỡ ra rồi lại buộc vào nhƣ chơi ! (2151-2152)
- Hành vi cảm thán để đay nghiến tạo hoá:
Ví dụ 250:
Hồng quân với khách hồng quần,
Đã xoay đến thế còn vần chƣa tha ! (2157-2158)
...Đầu xanh đã tội tình gì ?
Má hồng đến quá nửa thì chƣa thôi. (2161-2162)
- Hành vi cảm thán để khuyên răn hậu thế:
Ví dụ 251:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Trƣớc sự chà đạp thô bạo của chế độ phong kiến lên thân phận con ngƣời,
Nguyễn Du đã viết lên những vần thơ đau xót. Đó là tiếng khóc nhân văn, nhân
đạo của nhà thơ đối với tất cả những số phận bi thƣơng bị đọa đày trong xã hội.
Nỗi "đau đớn lòng" của nhà thơ trƣớc "những điều trông thấy" trong "cuộc bể
dâu" đã làm nên cái nòng cốt tinh thần trong toàn Truyện Kiều.
TIỂU KẾT
- Kết qủa khảo sát trong chƣơng 3 của luận văn cho thấy: mỗi loại
nhân vật đều có cách sử dụng từ ngữ cảm thán khác nhau. Nếu nhƣ nhân vật
Thúy Kiều thƣờng sử dụng các từ ngữ cảm thán đã, thôi, sao, chi, đâu để bộc
lộ những đau buồn, chua xót, đắng cay, tiếc nuối cho những mất mát về tinh
thần, thì Tú bà lại sử dụng từ ngữ cảm thán cũng, cho, đã, sao để chửi bới,
nguyền rủa, kêu than, tiếc nuối cho những mất mát về vật chất. Những từ ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113
cảm thán mà Hoạn Thƣ sử dụng: cho, chẳng, chi, cũng, lạ đời, thôi thì thôi ...
đã góp phần làm cho ngƣời ta thấy cả sự tinh quái, quỉ quyệt lẫn "cái biết
điều" của thị.
- Các kiểu loại hành vi cảm thán đƣợc các nhân vật thể hiện cũng đã
đƣợc xem xét. Chẳng hạn, với nhân vật Thúy Kiều: Về mặt phƣơng tiện thể
hiện: bên cạnh việc sử dụng từ ngữ cảm thán để tạo lập các hành vi cảm thán
trực tiếp, Thuý Kiều còn thực hiện những hành vi cảm thán gián tiếp thông
qua 31câu hỏi, 15 câu kể, 4 câu cầu khiến, 86 câu sử dụng thành ngữ, ...
Về mặt mục đích, các hành vi cảm thán đƣợc Thúy Kiều sử dụng để
kêu than, oán trách, tiếc nuối,... để bộc lộ tâm trạng buồn khổ, xót xa, đau
đớn, phẫn uất, tuyệt vọng,... của bản thân.
- Bên cạnh hành vi cảm thán gắn với việc xây dựng hình tƣợng các nhân
vật, luận văn cũng phân tích hành vi cảm thán với việc thể hiện thái độ của tác
giả, cho thấy rõ vai trò của hành vi cảm thán trong việc thể hiện thái độ của
tác giả đối với Thúy Kiều cũng nhƣ thái độ của tác giả đối với sự bất công của
xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114
KẾT LUẬN
1. Luận văn đã đi vào khảo sát Hành vi cảm thán trong Truyện Kiều.
Các nội dung đƣợc xem xét là: các phƣơng tiện thể hiện hành vi cảm thán, các
loại hành vi cảm thán và vai trò của chúng trong tác phẩm.Trong chƣơng 1,
luận văn đã trình bày cơ sở lí thuyết gồm các vấn đề sau:
- Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ: đi vào trình bày ba loại hành vi: hành vi
tạo lời, hành vi ở lời và hành vi mƣợn lời; các điều kiện sử dụng hành vi ở lời;
hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp.
- Hành vi cảm thán: nêu lên khái niệm về hành vi cảm thán; các thành tố
của hành vi cảm thán gồm đối tƣợng cảm thán và nội dung cảm thán.
- Hành vi cảm thán và câu cảm thán: Trình bày khái niệm về câu cảm
thán; mối quan hệ giữa câu cảm thán và hành vi cảm thán. Luận văn cũng cho
thấy tuy hành vi cảm thán là khái niệm thuộc ngữ dụng học còn câu cảm thán
là khái niệm thuộc cú pháp học nhƣng về mặt cấu trúc, hành vi cảm thán có
sự tƣơng đƣơng với mô hình của câu cảm thán.
2. Luận văn đã tập hợp và phân tích các phƣơng tiện đƣợc Nguyễn Du sử
dụng để thể hiện hành vi cảm thán, đó là:
- Dùng từ ngữ cảm thán: gồm 187 đơn vị từ ngữ với 841 lƣợt xuất hiện
trong tác phẩm. Những từ ngữ đƣợc sử dụng với tần số cao là: đã xuất hiện 72
lần, chiếm 8,56%; cũng xuất hiện 67 lần, chiếm 7,97%; chẳng xuất hiện 46
lần, chiếm 5,47%; càng xuất hiện 35 lần, chiếm 4,16%; mà xuất hiện 33 lần,
chiếm 3,92%. Đây không phải là các từ cảm thán chuyên dụng, nhƣng trong
những văn cảnh cụ thể, chúng có khả năng thể hiện tình cảm, cảm xúc, tạo
nên sắc thái cảm thán cho câu.
Các từ, ngữ mang nghĩa nghi vấn (hay than) cũng đƣợc nhà thơ sử dụng
nhiều, nhƣ: sao xuất hiện 28 lần, chiếm 3,33%; chi (gì) xuất hiện 26 lần,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115
chiếm 3,09 %; đâu xuất hiện 22 lần, chiếm 2,61%; làm chi (làm gì) xuất hiện
18 lần, chiếm 2,14%; chăng xuất hiện 14 lần, chiếm 1,66%; làm sao xuất
hiện 11 lần, chiếm 1,30%,... đã bộc lộ hầu hết các trạng thái cảm xúc nhƣ: đau
đớn, xót xa, oán hận, buồn rầu, tiếc nuối, trách cứ, giận dữ, ngờ vực, khẳng
định,.....
- Dùng thành ngữ, tục ngữ: 409 lƣợt thành ngữ, trong đó 193 thành ngữ
đƣợc sử dụng nguyên mẫu và 216 thành ngữ đƣợc vận dụng sáng tạo theo
dạng biến thể. Số tục ngữ đƣợc sử dụng là 11 câu.
- Dùng điển cố, điển tích: Nhiều điển cố, điển tích đã đƣợc tác giả sử
dụng trong tác phẩm, trở thành một phƣơng tiện hữu hiệu để thể hiện hành vi
cảm thán, bởi chúng đã góp phần diễn tả thành công các trạng thái tâm lí, cảm
xúc của nhân vật trữ tình.
- Dùng quán ngữ: Mặc dù xuất hiện không nhiều nhƣng các quán ngữ
(cho hay, thôi thì, hoặc là, vả đây, ngoài ra,...) cũng đã góp phần vào việc thể
hiện hành vi cảm thán trong tác phẩm.
- Dùng biện pháp đảo ngữ: Một số trƣờng hợp đảo vị ngữ, đảo bổ ngữ,
đảo tân ngữ, đảo định ngữ trong tác phẩm đƣợc phân tích trong luận văn đã
cho thấy vai trò tạo hành vi cảm thán của biện pháp này.
Đồng thời luận văn cũng đi vào khảo sát các loại hành vi cảm thán trong
Truyện Kiều, đó là:
- Hành vi cảm thán trực tiếp: nhận biết thông qua từ cảm thán và dấu chấm than.
- Hành vi cảm thán gián tiếp: thông qua các hành vi kể, hỏi, cầu khiến nhằm
mục đích cảm thán.
3.Về vai trò của hành vi cảm thán trong tác phẩm, luận văn đã cho thấy:
- Trong tác phẩm, mỗi loại nhân vật đều có cách sử dụng từ ngữ cảm
thán khác nhau. Nếu nhƣ nhân vật Thúy Kiều thƣờng sử dụng các từ ngữ cảm
thán đã, thôi, sao, chi, đâu để bộc lộ những đau buồn, chua xót, đắng cay,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116
tiếc nuối cho những mất mát về tinh thần, thì Tú bà lại sử dụng từ ngữ cảm
thán cũng, cho, đã, sao để chửi bới, nguyền rủa, kêu than, tiếc nuối cho
những mất mát về vật chất.
Hoạn Thƣ và Tú bà đều là hai ngƣời đàn bà ghê gớm, nhƣng những từ
ngữ cảm thán mà Hoạn Thƣ sử dụng: cho, chẳng, chi, cũng, lạ đời, thôi thì
thôi ... đã góp phần làm cho ngƣời ta thấy cả sự tinh quái, quỉ quyệt lẫn "cái
biết điều" của thị, còn những từ ngữ mà Tú bà sử dụng để cảm thán thì lại cho
ngƣời ta thấy sự gớm ghiếc, thô lỗ, chỉ biết đến tiền của mụ chủ lầu xanh.
Điều đó phần nào làm nên sự khác biệt về bản chất của các nhân vật trong
cùng một tác phẩm.
Việc để cho mỗi loại nhân vật sử dụng những từ ngữ cảm thán khác
nhau cũng đã góp phần tạo nên tính cách nhân vật, phản ánh đƣợc tâm trạng,
tình cảm của từng loại ngƣời trong xã hội.
- Ngoài từ ngữ cảm thán của nhân vật, luận văn còn đi vào phân tích
các kiểu hành vi cảm thán thƣờng đƣợc các nhân vật trong tác phẩm sử dụng.
Kết quả phân tích đã cho thấy các kiểu loại hành vi cảm thán đƣợc các
nhân vật thể hiện ở cả góc độ phƣơng tiện cảm thán đƣợc sử dụng và mục
đích cảm thán đƣợc thể hiện.
Chẳng hạn, với nhân vật Thúy Kiều: Về mặt phƣơng tiện thể hiện: bên
cạnh việc sử dụng từ ngữ cảm thán để tạo lập các hành vi cảm thán trực tiếp,
Thuý Kiều còn thực hiện những hành vi cảm thán gián tiếp thông qua 31câu
hỏi, 15 câu kể, 4 câu cầu khiến, 86 câu sử dụng thành ngữ, 7 câu sử dụng
quán ngữ, 5 câu dùng biện pháp đảo ngữ, 7 câu sử dụng điển cố và 5 câu sử
dụng tục ngữ để bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình.
Về mặt mục đích, các hành vi cảm thán đƣợc Thúy Kiều sử dụng để
kêu than, oán trách, tiếc nuối,... để bộc lộ tâm trạng buồn khổ, xót xa, đau
đớn, phẫn uất, tuyệt vọng,... của bản thân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117
- Bên cạnh hành vi cảm thán gắn với việc xây dựng hình tƣợng các nhân
vật, luận văn cũng phân tích hành vi cảm thán với việc thể hiện thái độ của tác
giả, cho thấy rõ vai trò của hành vi cảm thán trong việc thể hiện thái độ của
tác giả đối với Thúy Kiều cũng nhƣ thái độ của tác giả đối với sự bất công của
xã hội.
4. Với những kết quả khảo sát về hành vi cảm thán trong truyện Kiều,
luận văn đã góp phần vào việc tìm hiểu một khía cạnh trong nghệ thuật sử
dụng ngôn từ của Nguyễn Du, đồng thời bƣớc đầu cho thấy vai trò của từ ngữ
cảm thán và hành vi cảm thán trong việc biểu thị thái độ, tình cảm của tác giả
cũng nhƣ góp phần khắc họa rõ hơn tính cách của các nhân vật trong tác
phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đào Duy Anh(1998), Từ điển Truyện Kiều, Nxb KHXH, Hà Nội.
2.Đào Duy Anh(2007), Khảo luận về Truyện Thuý Kiều, Nxb VH thông tin,
HN.
3.Diệp Quang Ban(2007), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, HN.
4.Đỗ Hữu Châu(2006), Đại cương ngôn ngữ học- Ngữ dụng học, Nxb GD,
HN.
5.Nguyễn Đức Dân(1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, HN.
6. Nguyễn Đức Dân(1996), Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7.Cao Huy Đỉnh(2007), Triết lý đạo Phật trong Truyện Kiều - Tác giả trong
nhà trường, Nxb Văn học, Hà Nội.
8.Đinh Văn Đức(2001), Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb ĐH Quốc gia HN.
9.Nguyễn Thiện Giáp(2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb ĐH Quốc gia
HN.
10.Hoàng Văn Hành (chủ biên)(1988), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Nxb
KHXH, HN.
11. Hoàng Văn Hành(2008), Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.
12.Cao Xuân Hạo (chủ biên)(1998), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1,
Câu trong tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.
13.Đỗ Đức Hiểu (chủ biên)(2004), Từ điển Văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
14.Đỗ Đức Hiểu(2007), Truyện Kiều của Nguyễn Du - Tác giả trong nhà
trường, Nxb Văn học, Hà Nội.
15.Đặng Thị Thu Hƣơng(2006), Tìm hiểu các phương tiện ngôn ngữ thể hiện
hành động cầu khiến trong Truyện Kiều,Luận văn Thạc sĩ KH Ngữ văn,
HN.
16.Đinh Trọng Lạc-Bùi Minh Toán(2001), Tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục,
HN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119
17.Phạm Thị Hƣơng Lan(2003), Cảm từ trong tiếng Việt hiện đại và một số
dạng thức tương đương trong tiếng Anh, Luận văn Thạc sĩ, ĐHQGHN.
18.Cao Thị Phƣơng Lan(2005), Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành
ngữ trong Truyện Kiều, Luận văn Thạc sĩ KH Ngữ văn, Hà Nội.
19.Nguyễn Lân (2003), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb
20.Đặng Thanh Lê(1998), Giảng văn Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21.Đặng Thanh Lê(2007), Truyện Kiều và thể loại truyện nôm -Tác giả trong
nhà trường, Nxb Văn học, Hà Nội.
22.Lê Xuân Lít(2003), Tìm hiểu từ ngữ Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23.Nguyễn Lộc(2007), Nghệ thuật điển hình hoá và ngôn ngữ trong "Truyện
Kiều" - Tác giả trong nhà trường, Nxb Văn học, Hà Nội.
24.Nguyễn Lực và Lƣơng Văn Đang(1978), Thành ngữ tiếng Việt
25.Nguyễn Thị Hồng Ngọc(2004), Câu cảm thán trong tiếng Việt, Luận án
Tiến sĩ, ĐH Quốc gia Hà Nội.
26.N.I.Niculin(2007), Nhân vật Từ Hải - Tác giả trong nhà trường, Nxb Văn
học, Hà Nội.
27.Nguyễn Thị Ninh Ngọc(2006), Tìm hiểu hư từ trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du, Luận văn Thạc sĩ KH Ngữ văn, Hà Nội.
28.Phan Ngọc(2001), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truỵện Kiều,
Nxb Thanh niên, Hà Nội.
29. Phan Ngọc(2007), Phương pháp tự sự của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
- Tác giả trong nhà trường, Nxb Văn học, Hà Nội.
30.Hoàng Trọng Phiến(1980), Ngữ pháp tiếng Việt -Câu, Nxb ĐH và THCN.
31.Trần Đình Sử(2002), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Nguyễn Tƣờng Tam(2007), Mấy lời bình luận về văn chương Truyện Kiều
- Tác giả trong nhà trường, Nxb Văn học, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120
33.Đào Thản(1967), Một vài đặc điểm của ngôn ngữ Truyện Kiều,Bài trong
sách "Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du", Nxb KHXH, Hà Nội.
34.Nguyễn Hằng Thanh(2003), Nghệ thuật tái tạo nhân vật Kiều trong "Đoạn
trường Tân Thanh" của Nguyễn Du, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
35.Trịnh Minh Thành(2006), Câu hỏi trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và
việc sử dụng câu hỏi để biểu thị mục đích nói, Luận văn Thạc sĩ KH Ngữ
văn, HN
36.Phạm Kim Thoa(2009), Cách sử dụng từ ngữ cảm thán trong Truyện Kiều,
Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số tháng 8.
37.Trƣơng Xuân Tiếu(2007), Bình giảng 10 đoạn trích trong Truyện Kiều,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
38.Hoàng Tiến Tựu(1990), Văn học dân gian Việt Nam", tập 2, Nxb GD, HN.
39. Viện ngôn ngữ học(2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội.
40. Phạm Hùng Việt(2003), Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH,
HN.
41.Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên)(1995), Từ điển giải thích thành ngữ Tiếng Việt
42. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên)(1999), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
43. Hà Thị Hải Yến(2000), Hành vi cảm thán, các biểu thức cảm thán và tiếp
nhận cảm thán, Luận văn Thạc sĩ.
44. Hà Thị Hải Yến(2006), Hành vi cảm thán và sự kiện lời nói cảm thán
trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ.
45. George Yule(1997), Dụng học - Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ,
Đại học Tổng hợp Oxford, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc553.pdf